Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CHUYÊN ĐỀ 1

QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

C. MỘT SỐ CÂU HỎI NÂNG CAO

Câu 1. (Vận dụng) Sự khác biệt về số lượng các quốc gia tham dự Hội nghị Ianta (1945) so
với Hội nghị Véc-xai, Oasinhtơn (1919-1922) chứng tỏ điều gì?
A. Sự thay đổi của bản đồ chính trị thế giới.
B. Sự quan tâm của các quốc gia tới vấn đề chính trị quốc tế.
C. Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước.
D. Sự thay đổi về sức mạnh kinh tế giữa các nước.
Câu 2. (Vận dụng) Nội dung nào sau đây không phải là điểm khác nhau giữa trật tự Véc-
xai - Oasinhtơn so với trật tự Ianta?
A. Không phân cực rõ ràng.
B. Các nước chi phối trật tự đều là đế quốc.
C. Quá khắt khe với các nước bại trận, chà đạp quyền lợi của dân tộc nhược tiểu.
D. Không có cơ quan để duy trì, bảo vệ trật tự.
Câu 3. (Vận dụng) Quyết định nào của Hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tiêu cực đến
phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á?
A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
B. Bán đảo Triều Tiên tạm thời bị chia cắt làm 2 miền lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.
C. Quân đội Anh và Trung Hoa Dân Quốc sẽ làm nhiệm vụ giải giáp ở khu vực Nam và Bắc
Đông Dương.
D. Các vùng châu Á còn lại (trừ Trung Quốc) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây.
Câu 4. (Vận dụng) Có đúng hay không khi cho rằng: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở
Việt Nam thành công một phần là nhờ quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945)?
A. Không. Vì phát xít Nhật là do nhân dân Việt Nam tiêu diệt.
B. Đúng. Vì tổ chức Liên hợp quốc được thành lập đã hỗ trợ Việt Nam giành chính quyền.
C. Không. Vì Hội nghị Ianta đã tạo điều kiện để thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
D. Đúng. Vì Hội nghị đã quyết định tiêu diệt tận gốc phát xít Nhật- kẻ thù chính của nhân dân
Việt Nam.
Câu 5. (Vận dụng) Nhận xét nào sau đây đúng khi đánh giá về sự phân chia phạm vi ảnh
hưởng giữa các cường quốc ở khu vực châu Âu?
A. Sự phân chia diễn ra chủ yếu giữa Mĩ và Liên Xô.
B. Sự phân chia diễn ra không đồng đều giữa Liên Xô và Mĩ.
C. Đức là nơi tập trung nhiều nước thực hiện nhiệm vụ giải giáp nhất.
D. Sự phân chia diễn ra ở toàn bộ châu Âu.
Câu 6. (Vận dụng) Vì sao trật tự Ianta lại mang tính tích cực và tiến bộ hơn so với trật tự
Véc-xai - Oasinhtơn?
A. Do tham dự hội nghị đều là những nước tư bản dân chủ tiến bộ.
B. Do ảnh hưởng của chương trình 14 điểm.
C. Do sức ép của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. Do những bài học rút ra từ trước và có sự tham dự của Liên Xô.
Câu 7. (Vận dụng) Nguyên nhân chính dẫn đến yêu cầu cần phải thành lập tổ chức Liên
hợp quốc là gì?
A. Do yêu cầu của Liên Xô.
B. Do ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.
C. Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại.
D. Do ảnh hưởng của chương trình 14 điểm.
Câu 8. (Vận dụng) Quyết định nào của Liên hợp quốc đã có tác động trực tiếp đến phong
trào giải phóng dân tộc ở châu Phi năm 1960?
A. Nghị quyết phi thực dân hóa.
B. Nghị quyết xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
C. Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
D. Hiến chương Liên hợp quốc.
Câu 9. (Vận dụng) Sự tham gia của Liên Xô với tư cách là ủy viên thường trực có ý nghĩa
như thế nào đối với tổ chức Liên hợp quốc?
A. Hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc, đặc biệt là Mĩ.
B. Thể hiện sự đối lập về ý thức hệ trên thế giới.
C. Tạo điều kiện cho sự lớn mạnh của phong trào cách mạng thế giới.
D. Giúp quan hệ quốc tế phát triển đa dạng hơn.
Câu 10. (Vận dụng) Văn bản nào của Liên hợp quốc là cơ sở pháp lý quốc tế mà Việt Nam
có thể vận dụng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo?
A. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
B. Công ước Luật biển 1982.
C. Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông (COC).
D. Đối thoại Shangri-La.
Câu 11. (Vận dụng) Đâu không phải là lý do để Đảng và Chính phủ Việt Nam chủ trương
giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông?
A. Do xu thế phát triển chung của thế giới là giải quyết hòa bình các tranh chấp.
B. Do thiện chí hòa bình của dân tộc Việt Nam.
C. Do Việt Nam đã phải trải qua một thời kì chiến tranh kéo dài, tổn thất nặng nề.
D. Do sự chi phối, ảnh hưởng từ phía Trung Quốc.

You might also like