Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 100

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC MỞ – BÁN CÔNG TP. HCM


KHOA XÃ HỘI HỌC

TÀI LIỆU

GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN

Biên soạn : THÁI THỊ NGỌC DƯ

NĂM 2004

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ PHỤ NỮ HỌC VÀ KHOA HỌC VỀ GIỚI: QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN, ĐẶC ĐIỂM,
MỤC TIÊU

I. Giới thiệu khái quát chương I


Chương I giới thiệu quá trình phát triển của ngành phụ nữ học và khoa học về
giới ở các đại học và trung tâm nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, sự thừa
nhận tính chất khoa học của ngành này, mục tiêu và đặc điểm của ngành học.

1
II. Những điều sinh viên cần đạt được sau khi học chương này
1. PNH là một ngành học mới mẻ nhưng phát triển nhanh
2. PNH đã có điều kiện phát triển tại các đại học ở Việt Nam
3. Mục tiêu của PNH và của khoa học về giới là tìm hiểu tình trạng bất bình đẳng
giới, những thiệt thòi của phụ nữ, những phương hướng thực hiện bình đẳng giới
tại các nước, các vùng khác nhau trên thế giới.
III. Tài liệu tham khảo
Phụ lục 2: Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam tới năm
2000.
Nhà xuất bản Phụ nữ, Hồ Chủ Tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ, 1976

IV. Nội dung cơ bản

1. Từ phụ nữ học đến giới và phát triển

Ngày nay, trong nghiên cứu và giảng dạy về các mối quan hệ xã hội giữa nam giới và nữ
giới, về các vấn đề bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, thuật ngữ giới, bình đẳng giới,
giới, giới và phát triển ngày càng được dùng thay cho các thuật ngữ phụ nữ học, giải
phóng phụ nữ, bình đẳng nam -nữ. Có thể nói nghiên cứu về giới là một giai đoạn phát
triển mới của phụ nữ học, do đó giới không tách rời phụ nữ học. Nội dung nghiên cứu
vẫn chú trọng đến tình trạng thiệt thòi của phụ nữ và các chiến lược tiến đến xóa bỏ phân
biệt đối xử đối với phụ nữ, nhưng cách tiếp cận có thay đổi. Thay vì chỉ chú trọng đến
phụ nữ, khoa học về giới chú trọng đến phụ nữ trong mối quan hệ giữa nữ giới và nam
giới. Có nghĩa là các vấn đề bình đẳng nam-nữ, phát triển, xóa bỏ phân biệt đối xử đối với
phụ nữ liên quan đến cả nữ giới lẫn nam giới. Cải tiến mối quan hệ nữ giới – nam giới là
trọng tâm của khoa học về giới.

Như vậy, ngày nay, hai thuật ngữ phụ nữ học và giới đều đang được giới nghiên cứu và
giảng dạy sử dụng để nói về những nội dung nghiên cứu tương tự liên quan đến tình trạng
thiết thòi của phụ nữ và các vấn đề bình đẳng giới. Một điều cần lưu ý là không nên xem
các các vấn đề giới là những vấn đề riêng của phụ nữ.
Cách nhìn và cách hiểu này vẫn còn tồn tại ở nhiều người. Theo nhãn quan của họ, phụ nữ
hay giới cũng đều là những vấn đề riêng của phụ nữ, không liên quan đến nam giới. Cần
nêu rõ đây là một cách nhìn không đúng với quan điểm của khoa học về giơi.

Lịch sử phát triển của khoa học về giới khởi đi từ phụ nữ học, do đó, các phần
tiếp theo sẽ trình bày về sự phát triển của phụ nữ học.

2. Sự phát triển của ngành phụ nữ học như là một khoa học

Từ nửa sau thập niên 1960, bắt đầu xuất hiện những bài giảng về nữ quyền ở các
trường đại học. Năm 1970, thuật ngữ phụ nữ học (PNH) được dùng lần đầu tiên cho
những giáo trình để chỉ những giáo trình này. Ở Mỹ, dù bị chống đối mạnh mẽ, phụ

2
nữ học đã phát triển nhanh chóng :

Số giáo trình tăng lên nhiều. Phụ nữ học trở thành chương trình đào tạo ở bậc
cử nhân và sau đại học. Số người tham gia nghiên cứu về nữ quyền gia tăng mạnh
mẽ.

Ở Pháp, trước thập niên 1990, các chương trình và các cấp bằng về phụ nữ học thường
không được đa số giảng viên/ giáo sư đại học chấp nhận. Gần đây, người ta nhận thấy
ngày càng có nhiều môn học trong một số ngành có kết hợp/lồng ghép yếu tố giới . Trong
lúc các trung tâm nghiên cứu phụ nữ hiện hữu ở các đại học Lyon 11, Paris 7, Paris 8,
Rennes, Toulouse 2 tiếp tục thu hút sinh viên theo học các môn phụ nữ học, thì các nhóm/
trung tâm nghiên cứu mới về PNH ở Nantes, Lille, đã trở nên rất tích cự trong giảng dạy
và giảng dạy về phụ nữ học. Các trung tâm này tổ chức thường xuyên các cuộc hội thảo,
phối hợp các chương trình đào tạo, hướng dẫn luận án tiến sĩ và cao học, cung cấp tư liệu
cho sinh viên.
Các trung tâm PNH này mở rộng phạm vi hoạt động, hợp tác với các tổ chức ngoài đại
học, tìm nguồn kinh phí hỗ trợ ở các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Các chương
trình cao học về PNH dần dần được thừa nhận ở các đại học Pháp trong thập niên 1990.

Như vậy, phụ nữ học là một khoa học mới mẽ nhưng phát triển rất nhanh chóng tại hầu
hết các ác đại học trên thế giới.

Điểm khác biệt với các ngành khoa học xã hội truyền thống khác là những nghiên
cứu về phụ nữ xuất phát trước tiên từ những phong trào chính trị, xã hội ở ngoài
các trường đại học.

Điểm phân biệt những người nghiên cứu về phụ nữ với các chuyên gia trong các
khoa học truyền thống là họ hướng tới một phong trào góp phần cải tiến xã hội.

Các hội nghị quốc tế về phụ nữ đã có ảnh hưởng sâu rộng đến các nghiên cứu về
phụ nữ. Đã có các hội nghị quốc tế về phụ nữ vào các năm :

• 1975 : Mexico (Mexico)


• 1980 : Copenhagen (Đan Mạch)
• 1985 : Nairobi (Kenya)
• 1995 : Bắc Kinh (Trung Quốc)
• 2000 : Bắc Kinh +5 tại New York (Mỹ) tại phiên họp đặc biệt thứ 23 của Đại
hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ).
• 2005: Bắc Kinh + 10 tại New York (Mỹ) tại phiên họp đặc biệt thứ 49 của Đại
hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Sau hội nghị Mexico, Liên Hiệp Quốc đã đề ra thập kỷ phụ nữ từ 1976 đến 1985.

3
Sau hội nghị ở Copenhagen, một mạng lưới các nhà nghiên cứu về PNH được thiết
lập, mạng lưới này hoạt động hữu hiệu trong năm năm từ 1980 đến 1985. Hội nghị
Nairobi năm 1985 có số người tham dự đông gấp bốn lần hội nghị Copenhagen, có
nhiều đoàn từ các nước đang phát triển. Hội nghị Nairobi đánh giá những kết quả
đạt được trong thập kỷ phụ nữ, và đề ra chiến lược “BÌNH ĐẲNG, PHÁT TRIỂN, HÒA
BÌNH”. Tại diễn đàn của các tổ chức phi chính phủ tại hội nghị quốc tế về phụ nữ
ở Bắc Kinh, đã có khoảng 30.000 người tham dự. Hội nghị đánh giá việc thực hiện
chiến lược đã đề ra ở Nairobi. Dưới khẩu hiệu “Nhìn thế giới qua mắt người phụ
nữ”, nhiều chủ đề của hội nghị cho thấy sự gắn kết của phụ nữ vào những vấn đề
chung của thế giới như toàn cầu hóa, chiến tranh và hòa bình, phát triển, môi
trường.

Hội nghị Bắc Kinh +5 về phụ nữ diễn ra từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 6 năm 2000
trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York (Mỹ).

Khóa họp đặc biệt lần thứ 23 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc có chủ đề : “Phụ
nữ năm 2000 : Bình đẳng giới, Phát triển và Hòa bình cho thế kỷ 21” (gọi tắt là
Bắc Kinh +5).

Năm 1995, Hội nghị Thế giới lần thứ 4 về Phụ nữ diễn ra tại Bắc Kinh (Trung
Quốc) đã thông qua Tuyên bố Bắc Kinh và Cương lĩnh Hành động toàn cầu vì sự tiến
bộ của phụ nữ (CLHĐ). Sau 5 năm triển khai thực hiện, LHQ quyết định triệu tập
Khóa họp đặc biệt này nhằm mục đích đánh giá tình hình thực hiện CLHĐ và xác
định các sáng kiến và hành động tiếp theo để đạt được bình đẳng giới cho Thế kỷ
21.

Đây là lần đầu tiên có Khóa họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ về phụ nữ. Hội
nghị được triệu tập để tạo cơ hội cho các Chính phủ một lần nữa khẳng định cam
kết thực hiện đầy đủ các mục tiêu của CLHĐ.

Tham gia Hội nghị có đại biểu của 189 quốc gia thành viên, đại diện các cơ quan
LHQ và các cơ chế quốc tế, khu vực, các tổ chức phi chính phủ. Tổng cộng có
khoảng 1 vạn đại biểu, trong đó có 6 Phó Tổng thống, 1 Thủ tướng, 6 Phó Thủ
tướng, 99 Bộ trưởng hoặc tương đương, 64 Thứ trưởng hoặc tương đương.

2. Một số đặc điểm của phụ nữ học.

Từ hàng bao thế kỷ, phụ nữ đã là một đối tượng nghiên cứu, vậy phụ nữ học ngày
nay có gì khác? Theo Sheila Ruth, những công trình nghiên cứu phụ nữ trước đây
thường có quan điểm :

• phụ nữ thường được nhìn vào, ít khi phụ nữ có được cái nhìn riêng về mình.
• phụ nữ được nghiên cứu trong một phần nào đó của công trình như là một phần
phụ thuộc.

4
• có những quan điểm “ghét phụ nữ”. Thành kiến đối với phụ nữ dần dần trở thành
một lý thuyết khoa học và được chấp nhận.

Theo một số nhà khoa học, nếu các nghiên cứu về phụ nữ không xuất phát từ quan
điểm xem phụ nữ là một tầng lớp bị áp bức thì không thuộc phạm vi nghiên cứu phụ
nữ học hiện đại. Một số khác đề nghị cách tiếp cận trung dung hơn, không nhất
thiết phải có thiên kiến về tình trạng bị lệ thuộc của phụ nữ.

Tính chất liên ngành của phụ nữ học.

Tiếp cận liên ngành là điều không thể thiếu trong khi nghiên cứu phụ nữ học.
PNH có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành khoa học xã hội khác như xã hội học,
tâm lý học, dân tộc học, luật, lịch sử, y học, môi trường. Trong khi nghiên cứu,
PNH chú ý các điểm tương đồng và dị biệt giữa nam và nữ giới.

Nghiên cứu các vấn đề xã hội với quan điểm tiếp cận giới sẽ làm thay đổi cách
nhìn nhận vấn đề cũng như các đề nghị về giải pháp.

Xuất phát từ các phong trào giải phóng phụ nữ, đấu tranh cho nữ quyền nên PNH có
tính mục đích, tính ứng dụng rất cao. Đây là một lãnh vực nghiên cứu liên kết
chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, giữa nhà nghiên cứu và những người tham
gia phong trào, xây dựng dự án.

3. Nội dung và mục tiêu của phụ nữ học.

Phụ nữ học là một khoa học mới lại phát triển nhanh, nên chưa có một định nghĩa
được đại đa số chấp nhận.

Theo Bách khoa Tự điển Wikipedia, PNH là một khoa học liên ngành nghiên cứu
những vấn đề liên quan đến phụ nữ, nữ quyền, giới và chính trị. PNH thường bao
gồm lý thuyết về nữ quyền, lịch sử phụ nữ, lịch sử xã hội, văn học phụ nữ, sức
khỏe phụ nữ, nghiên cứu về giới.
Vào cuối thập niên 1960, PNH được thiết lập như là một ngành học riêng biệt, đó
là lúc làn sóng thứ hai của nữ quyền đã đạt được những thắng lợi trong giới
khoa học nhờ những họat động tích cực của giảng viên và sinh viên.

Ruth quan niệm rằng PNH là một tiến trình, một mảnh đất mới được khai phá. Một
số nhà nghiên cứu Úc cho rằng lúc đầu PNH gắn với phong trào giải phóng phụ nữ,
tiến đến xóa bỏ những bất bình đẳng về giới và giải phóng phụ nữ. Gần đây, những
người sáng lập Hội Quốc gia nghiên cứu về phụ nữ ở Úc cho rằng PNH là một chiến
lược giáo dục nhằm tiến đến những đổi mới trong xã hội. Lý do là vì xã hội mà ta
đang sống còn phân biệt giới tính, người phụ nữ còn bị hạ thấp phẩm giá, bị lệ
thuộc và bị ngược đãi.

5
Các mục tiêu của phụ nữ học :

• Phân tích tính thống trị của các quan điểm của nam giới trong kiến thức lịch
sử, tạo ra những kiến thức mới và những giá trị mới thông qua việc nghiên cứu
tích cực kinh nghiệm của phụ nữ.
• PNH nhằm đạt đến sự thay đổi ý thức của phụ nữ về chính người phụ nữ : hình
ảnh, tư cách, quyền lợi, vị trí, sự tham gia của người phụ nữ trong thế giới.
• Thay đổi những ước vọng của phụ nữ dựa trên cơ sở ý thức đã được thay đổi,
lòng tự tin đã được củng cố, từ đó người phụ nữ có những lựa chọn mới cho mình
và cho xã hội.
• Cải thiện những quan hệ giữa nam và nữ giới, tiến tới quan hệ hợp tác, tôn
trọng lẫn nhau.
• Gây ý thức ở mọi tầng lớp, nam cũng như nữ, về những giá trị của cuộc sống :
lòng nhân ái, công bằng xã hội, chất lượng cuộc sống.
• Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.
• Chấm dứt cuộc chạy đua đến sự phá hủy hành tinh, tăng cường bảo vệ môi trường.
• Đấu tranh cho hòa bình của thế giới.

Về tình trạng lệ thuộc của phụ nữ :

Một thực tế kéo dài trong lịch sử và ở khắp nơi trên thế giới là phụ nữ có địa
vị thấp kém hơn nam giới trong gia đình cũng như ngoài xã hội, phụ nữ bị áp bức,
bị đối xử không bình đẳng.

Mặc dù phụ nữ tham gia vào các hoạt động sản xuất, vào công cuộc đấu tranh bảo
vệ tổ quốc, nhưng rất ít tài liệu viết về lịch sử của phụ nữ, cho nên ngay chính
người phụ nữ cũng không hiểu rõ bản sắc của chính mình. Điểm qua lịch sử, ta
thấy phụ nữ bị tước mất các phương tiện để tự nhận thức về mình. Vì vậy, phụ nữ
thường có xu hướng tin vào những hình ảnh huyền thoại về mình, hình ảnh do nam
giới vẽ ra, ngay cả khi hình ảnh đó xung đột với thực tại. Phụ nữ bị ngăn cản
nên không thể nhận biết về mình. Phụ nữ được dạy rằng chỉ cần biết người khác
nhìn về mình như thế nào là đủ cho sự tồn tại của phụ nữ rồi.

4. Nghiên cứu và đào tạo về giới ở Việt Nam và ở TP. HCM

4.1. Từ nghiên cứu phụ nữ đến nghiên cứu về giới, mối quan tâm ngày càng gia
tăng trong thập niên 1990.

Tại Việt Nam, những nghiên cứu về phụ nữ đã được tiến hành tương đối sớm. GS.
Lê thị Nhâm Tuyết đã cho xuất bản quyển sách “ Truyền thống phụ nữ Việt Nam”
ngay từ những năm 1960, và sách này đã được dịch ra tiếng Pháp và tiếng Anh. Tuy
nhiên, phải đợi đến thập niên 1980 nghiên cứu PNH mới thật sự có vị trí trong
giới khoa học với việc thành lập Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ do Giáo
sư Lê Thi làm giám đốc. Cũng trong thời gian này, Trung tâm nghiên cứu về Giới,

6
Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED) được thành lập do Giáo sư Lê thị
Nhâm Tuyết làm giám đốc. Điểm đáng lưu ý là CGFED là một cơ quan nghiên cứu mang
tính chất phi chính phủ, tự hạch tóan, không có kinh phí của nhà nước.

Có thể nói rằng tại Việt Nam cũng như tại TP.HCM, cho đến thập niên 80, nghiên
cứu phụ nữ học như là một hoạt động khoa học hãy còn xa lạ đối với nhiều người.
Lúc ấy, nói đến phụ nữ, người ta dễ dàng liên tưởng đến Hội Liên Hiệp Phụ Nữ như
là một phong trào chính trị xã hội, hoạt động dưới khẩu hiệu giải phóng phụ nữ,
nam nữ bình quyền.

4.1.1. Đầu thập niên 90, các cơ quan nghiên cứu về phụ nữ và các tổ chức hoạt
động của phụ nữ và vì phụ nữ tại TP.HCM còn rất hiếm hoi. Chỉ có :

• Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Phụ Nữ thuộc Viện Khoa học Xã hội TP.HCM, sau
đó đổi tên là Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Phụ nữ và Gia đình và nay là
Trung tâm Nghiên cứu về Giới và Phát triển. Các chủ đề nghiên cứu của Trung tâm
chú trọng đến việc phân tích địa vị, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và
trong xã hội, phụ nữ và hạnh phúc gia đình, tình trạng học vấn của phụ nữ…
• Hội Liên Hiệp Phụ Nữ chú trọng đến các hoạt động xã hội, nhằm vận động phụ nữ
tham gia thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước. Các hoạt động vì phụ
nữ của hội thường ở mức độ đem lại phúc lợi cho phụ nữ, đặc biệt là trong lãnh
vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Kế hoạch hóa gia đình là công việc của ngành y tế, phụ nữ là đối tượng vận động
chủ yếu, các phương thức còn nặng về mệnh lệnh và nhẹ về nâng cao nhận thức,
hiểu biết và tính tự nguyện.

• Một ít nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội có đề cập đến vai trò của phụ nữ như
là một tác nhân phát triển nhưng những kiến thức ấy rất hạn chế trong một số ít
người, chưa đủ sâu rộng để tạo thành một trào lưu nhận thức trong giới nghiên
cứu.

4.1.2. Tuy đã có hội nghị Nairobi về phụ nữ năm 1985 với chiến lược bình đẳng,
phát triển, hòa bình, nhưng những thông tin về các xu hướng mới này còn ít và
gián đoạn. Cho đến những năm cuối của thập kỷ 80, Việt Nam mới mở cửa chưa lâu,
do đó các nguồn thông tin, trao đổi với giới nghiên cứu và với các nhà hoạt động
nữ quyền trên thế giới còn rất thưa thớt.

Có thể nói rằng tại TP.HCM, cho đến đầu thập niên 90, các khái niệm về giới,
tiếp cận các vấn đề theo quan điểm giới chưa được những người nghiên cứu về phụ
nữ biết đến. Điều thuận lợi là Nhà nước Việt Nam có chính sách giải phóng phụ
nữ, chủ trương bình đẳng nam nữ, nhờ vậy những nghiên cứu về phụ nữ cũng được
phát triển theo hướng “tăng quyền lực cho phụ nữ”, như ngôn ngữ chúng ta dùng
ngày nay. Các chủ đề phụ nữ trong khoa học kỹ thuật, phụ nữ tham gia sản xuất,

7
đề xuất các chính sách hỗ trợ lao động nữ… thường được đề cập đến. Tuy nhiên, xu
hướng nghiên cứu là chú ý khai thác những ưu thế, nêu gương phụ nữ vượt khó khăn
để thành công, hơn là chú ý nghiên cứu những vấn đề, những cản trở đối với người
phụ nữ trên con đường tiến đến bình đẳng giới.

4.2. Tác động của các phong trào, hội nghị thế giới và của bối cảnh kinh tế xã
hội mới đối với phát triển nghiên cứu về giới trong thập niên 90.

4.2.1. Các hội nghị thế giới có tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển nghiên
cứu về giới là hội nghị thế giới về dân số và phát triển Cairo năm 1994 và nhất
là hội nghị thế giới về phụ nữ lần thứ tư ở Bắc Kinh năm 1995. Lần đầu tiên phụ
nữ Việt Nam có được một đoàn đại biểu đông đảo đến gần 150 người, với thành phần
rất đa dạng, bao gồm nhiều người trong các lãnh vực hoạt động khác nhau. Phụ nữ
TP.HCM cũng có dịp tham gia đông đảo vào sự kiện này.

Từ sau hai hội nghị ấy, những khái niệm, thuật ngữ liên quan đến khoa học về
giới đã trở nên quen thuộc hơn. Truyền thông, báo chí đã đóng một vai trò quan
trọng trong việc quảng bá những kiến thức này.

• Cách tiếp cận nghiên cứu sức khỏe từ góc độ khoa học xã hội, sức khỏe cộng
đồng đã được hiểu và được chú ý phát triển.
• Các khái niệm sức khỏe sinh sản, quyền của phụ nữ trong việc lựa chọn số con
và khoảng cách giữa các lần sinh được phổ biến rộng rãi hơn nhờ các chương trình
huấn luyện và truyền thông về dân số.

4.2.2. Sự tham gia của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ vào các
chương trình phát triển đã góp phần phổ biến những cách tiếp cận mới các vấn đề
phát triển, trong đó vai trò của phụ nữ như là chủ thể phát triển luôn được nhấn
mạnh. Nhiều lớp huấn luyện được tổ chức tại các địa phương, nhiều kinh nghiệm
tăng cường sự tự chủ về kinh tế và quyền lực của phụ nữ đã được chuyển giao.

4.2.3. Sau một thời gian mở cửa, sự giao lưu, trao đổi giữa những nhà nghiên
cứu Việt Nam và cộng đồng khoa học vùng Đông Nam Á và thế giới được tăng cường.
Các nhà nghiên cứu trẻ tuổi bắt đầu có điều kiện theo học các chương trình chính
quy về phụ nữ học và về giới ở nước ngoài.

4.2.4. Trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi, nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe
phụ nữ bộc lộ rõ hơn, và có những vấn đề vừa nghiêm trọng vừa cấp bách như tình
trạng phá thai của lứa tuổi vị thành niên, nhiễm HIV/AIDS, nạn mãi dâm, buôn bán
phụ nữ và trẻ em. Tình trạng này đòi hỏi những người hữu quan, các nhà nghiên
cứu và hoạt động xã hội chú trọng tìm hiểu hơn nữa sức khỏe sinh sản, những tập
tục xã hội có hại cho sức khỏe phụ nữ, các mối quan hệ giới hầu tìm những giải
pháp lâu dài cho việc cải thiện sức khỏe phụ nữ. Chính trong khi đi tìm nguyên
nhân, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng bạo hành phụ nữ tồn tại trong xã hội dưới

8
nhiều hình thức và đã có tác động nguy hại đến sức khỏe sinh sản, và sâu xa hơn
nữa là xâm phạm đến quyền con người của phụ nữ và trẻ em gái.

4.3. Sự phát triển của các quan tâm về giới.

Số lượng các cơ sở, tổ chức nghiên cứu, đào tạo hay hoạt động về giới gia tăng,
nhiều lớp tập huấn, hội thảo về giới, về phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế, về sức
khỏe phụ nữ và sức khỏe sinh sản đã được tổ chức.

• Khoa Phụ Nữ Học được thành lập năm 1992. Đây là chương trình đào tạo cử nhân
về phụ nữ học đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1996, 22 sinh viên đầu tiên tốt nghiệp
khoa Phụ nữ học, đa số đều có việc làm ngay. Đến năm 2003, tổng số sinh viên tốt
nghiệp khoa Phụ nữ học lên đến 418 sinh viên. Sinh viên được trang bị các kiến
thức về giới và phương pháp tiếp cận theo quan điểm giới. Các môn học về sức
khỏe phụ nữ, dân số, xã hội học gia đình, tham vấn, đã đề cập đến sức khỏe sinh
sản và vấn đề ngược đãi, bạo hành đối với phụ nữ. Khoa Phụ nữ học đã tham gia
nhiều lớp đào tạo ngắn hạn về giới cho các ngành và địa phương.

Khoa Phụ nữ học đã thực hiện các đề tài nghiên cứu về phụ nữ và về giới, có thể
kể :

- Quá trình xã hội hóa về giới ở trẻ em


- Phụ nữ nhập cư trong khu vực kinh tế phi chính qui tại TP.HCM
- Dự án hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành
- Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, nghiên cứu và đào tạo về giới vẫn còn gặp khá nhiều trở ngại xuất
phát từ những định kiến của xã hội đối với các vấn đề của phụ nữ và bìnhg đẳng
giới. Nhằm mở rộng nội dung đào tạo, Đại học mở bán công TPHCM đã chuyển khoa
Phụ nữ học thành khoa Xã hội học từ năm 2003. Khối kiến thức về giới trở thành
một chuyên ngành phụ của ngành xã hội học. Môn nhập môn về giới và phát triển
vẫn là môn học chung của tòanh khoa Xã hội học.

• Các môn học về giới đã được giảng dạy trong chương trình xã hội học của nhiều
trường đại học. Giáo trình xã hội học về giới đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa
vào chương trình khung của ngành Xã hội học.
• Chương trình hợp tác Việt Nam – Hà Lan đã hỗ trợ nhiều đề tài nghiên cứu về
vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp, trong phát triển cộng đồng.
• Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Phụ nữ và Gia đình đã tổ chức các lớp học đầu
tiên về phụ nữ do GS. Miriam Darce Frenier giảng. Trung tâm đã tiến hành nghiên
cứu các đề tài về nữ công nhân trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế như lao động nữ
nhập cư, nữ công nhân trong các xí nghiệp liên doanh.
• Các trung tâm công tác xã hội của thanh niên, Hội Bảo trợ Trẻ em, một số tổ
chức phi chính phủ nước ngoài triển khai những dự án liên quan đến sức khỏe sinh

9
sản, phòng chống AIDS.
• Phòng Nghiên cứu Công tác xã hội thuộc Hội Tâm lý Giáo dục TP.HCM là một đơn
vị triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu và huấn luyện về giới trong các dự án
phát triển cộng đồng.
• Các tổ chức xã hội, y tế đã có những chuyển hướng rõ rệt trong cách tiếp cận
và triển khai các dự án, trong đó các khía cạnh xã hội được tăng cường, các vấn
đề xã hội được chú ý nghiên cứu, Hội Liên Hiệp Phụ nữ TP.HCM đã tiến hành đề án
nghiên cứu tình hình di cư và buôn bán phụ nữ qua biên giới. Dự án do Đại sứ
quán Hà Lan tài trợ.
• Một số mạng lưới kết hợp các tổ chức nghiên cứu về phụ nữ đã hình thành :
FRAPNET liên kết các nhà nghiên cứu phụ nữ học Đại học British Columbia – Canada
và các cơ quan nghiên cứu phụ nữ học ở Việt Nam và ở các nước khác trong vùng
Đông Nam Á và Nam Á. WONET liên kết các giáo sư phụ nữ học của đại học
California-Berkeley với các nhà nghiên cứu phụ nữ học của Việt Nam, Lào,
Cam-pu-chia, Trung Quốc. Các cơ quan có nghiên cứu và đào tạo về phụ nữ học, về
giới ở TP.HCM, Cần Thơ và Hội Liên Hiệp Phụ nữ cũng đã xây dựng mối liên kết.
• Thành phố hiện có nhiều trung tâm tư vấn về tâm lý, tình yêu, hôn nhân, gia
đình hoạt động, thể hiện đậm nét một xu hướng hành động và ứng dụng.

Trên đây chỉ là một vài trường hợp tiêu biểu, chưa phản ánh hết sự phong phú của
các hoạt động liên quan đến khoa học về giới đã phát triển trong mười năm trở
lại đây.

V. Một số điểm cần lưu ý khi học chương này

1. Đây là chương mở đầu, có tính chất thông tin. Tài liệu liên quan đến chương
này không nhiều.
2. Sinh viên có thể tìm hiểu và suy nghĩ về tính khoa học và sự cần thiết của
ngành
học.

VI. Tóm lược những vấn đề cần ghi nhớ

Cần chú ý đến đặc điểm và mục tiêu của PNH. PNH là một ngành khoa học nghiên cứu
mối quan hệ xã hội giữa nam giới và nữ giới .Một nhận xét chung là phụ nữ còn
chịu nhiều thiệt thòi và phân biệt đối xử.

VII. Câu hỏi để sinh viên tự trả lời hoặc thảo luận nhóm

1. Sinh viên có thật sự được thuyết phục rằng PNH/khoa học về giới là một ngành
khoa học và cần được đưa vào chương trình xã hội học? Nêu những lập luận cho
quan điểm của sinh viên.
2. Sinh viên hiểu thế nào về tình trạng bị thiệt thòi của phụ nữ?

10
CHƯƠNG II

GIỚI TÍNH VÀ GIỚI

I. Giới thiệu khái quát chương II

Chương II trình bày và phân tích hai khái niệm rất căn bản trong nghiên cứu về
giới, đó là khái niệm giới tính và giới. Khi nghiên cứu giới, cần phân biệt giới
tính (dịch từ tiếng Anh sex) chỉ những đặc điểm sinh học của nam giới và nữ
giới, có tính phổ quát và không thay đổi, với giới (dịch từ tiếng Anh gender)
chỉ những đặc điểm mà xã hội hoặc các nền văn hóa gán cho nam giới và nữ giới.
Khác với giới tính, những đặc điểm giới có tính đặc thù của từng xã hội và có
thể thay đổi.

II. Những điều sinh viên cần đạt được sau khi học chương này:
1. Hiểu và phân biệt được những đặc điểm thuộc về giới tính và giới.
2. Ảnh hưởng của văn hóa và giáo dục của môi trường xã hội và gia đình đối với
những quan niệm về vị trí, vai trò và quyền của nam giới và nữ giới.
3. Sự phổ biến của mô hình xã hội trong đó nam giới đóng vai trò thống trị.

III. Tài liệu tham khảo:


HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ, UNICEF, UNDP, Tài liệu tập huấn về giới, Hà Nội, 1996.
(Chương trình bày về giới tính và giới).
IV. Nội dung cơ bản:

1. Giới tính

Một thuật ngữ được các nhà khoa học xã hội và các nhà sinh học dùng để chỉ một
phạm trù sinh học. Trong ý nghĩa đó, nam và nữ khác nhau về mặt sinh học, tạo
nên hai giới tính : nam và nữ.

Những khác biệt căn bản về giới tính :

- Hình dạng bên ngoài của cơ thể : nam giới cao hơn, nặng hơn, thể lực mạnh hơn
phụ nữ.
- Khác nhau về cấu tạo nhiễm sắc thể, hormone, về cơ thể học.
- Khác nhau về chức năng sinh học, tạo nên vai trò của giới tính : phụ nữ mang
thai, sinh con và cho con bú.

Những sự khác nhau về cơ thể đã là cơ sở cho một số lý thuyết về sự khác biệt


giới tính về mặt tâm lý. Tuy nhiên, chúng ta không thể đơn giản kết luận rằng sự
khác biệt về sinh học sẽ tất yếu dẫn đến những khác biệt về tâm lý, và đặc biệt
là về năng lực và vai trò trong xã hội của hai giới.

11
2. Giới

Thuật ngữ giới được dùng trong nghiên cứu về phụ nữ mang một ý nghĩa khác,
không phải để miêu tả các đặc điểm của giới tính sinh học. Giới là một phạm trù
khoa học xã hội, được sử dụng để nói về các vai trò, thái độ và giá trị của giới
tính do các cộng đồng xã hội gán cho. Như vậy, giới được xác định trong mối quan
hệ giữa nam và nữ về quyền lực, vị trí xã hội và phân công lao động.

Những tính chất của quan hệ giới được tạo dựng qua quá trình lịch sử, có tính
xã hội, không cố định mà có thể thay đổi qua thời gian, có thể khác nhau trong
những bối cảnh văn hóa, xã hội khác nhau.

Ví dụ : cũng là những phụ nữ Việt Nam với những đặc trưng sinh học không thay
đổi, nhưng phụ nữ Việt Nam dưới thời phong kiến bị lệ thuộc nhiều vào nam giới,
còn phụ nữ ngày nay đã đạt nhiều tiến bộ, được bình đẳng với nam giới trên nhiều
phương diện.

Có nhiều quan điểm trong dòng tư tưởng cho rằng giới là một phạm trù xã hội và
các lý thuyết thường rất phức tạp. Nhưng các lý thuyết căn cứ vào điều kiện xã
hội để định nghĩa nam giới, nữ giới là được chấp nhận nhiều nhất. Các lý thuyết
này cho rằng những đặc điểm của giới nam hay giới nữ là do cha mẹ và những người
khác tác động đến và lặp đi lặp lại nhiều lần mà tạo nên.

Viện Nghiên cứu phát triển của đại học Sussex ở Anh đã đi đầu trong việc nghiên
cứu hình thành khái niệm về giới. Một trong những nhà nghiên cứu là Ann
Whitehead đã đưa ra một định nghĩa về khái niệm giới trong một cuộc hội thảo vào
năm 1978 với chủ đề “Sự lệ thuộc kéo dài của phụ nữ trong quá trình phát triển”.
Sau đây là một số cơ sở của khái niệm giới nêu trên :

• Không có một nghiên cứu nào về phụ nữ và phát triển mà không phải là vấn đề
của cả nam lẫn nữ, nghĩa là phải đặt nó trong mối quan hệ giữa nam và nữ.
• Những mối quan hệ giữa nam và nữ là do xã hội tạo nên chứ không phải do sinh
học.
• Các quan hệ giới ngày nay thường được thể hiện thông qua sự thống trị của nam
giới và sự phụ thuộc của nữ giới. Chúng ta có thể thấy những hình thức phụ thuộc
khác nhau :
- công việc nội trợ của phụ nữ không được đánh giá đúng mức.
- phụ nữ làm những việc có lương thấp.
- phụ nữ ít được tham gia quản lý các nguồn tài nguyên, do đó kém hơn nam giới
trong lãnh vực ra quyết định.
• Đặc trưng của giới là do giáo dục mà có. Đứa trẻ được dạy dỗ và phải học để
làm con trai hoặc con gái. Ví dụ : con trai không được khóc, không chơi búp bê,
lớn lên phải được học hành cao, có sự nghiệp; con gái phải dịu dàng, phải giúp

12
mẹ làm việc nhà, khi lớn lên thì việc lấy chồng, có con được xem là quan trọng
hơn sự nghiệp… Các quan niệm vốn có này của cha mẹ, gia đình đối với đứa trẻ
khiến nó phải điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với sự chờ đợi và dần dần trở
thành khuôn mẫu cụ thể đối với mỗi giới.

Walter Mischel đã quan sát hai đặc tính là tính tấn công và tính lệ thuộc thường
được xem là rất gắn bó với giới tính thì thấy trẻ con khi còn nhỏ không phân
biệt. Sau này, có sự phân biệt vì trẻ học qua xã hội, chứ không phải bẩm sinh.

Nếu phụ nữ bẩm sinh là thụ động và lệ thuộc, và nam giới có tính chủ động và
độc lập thì điều đó phải thể hiện ở mọi nơi và mọi thời kỳ. Trong thực tế, các
nhà dân tộc học cho thấy có sự khác nhau giữa các xã hội. Một nghiên cứu ở
Papua New Guinea cho thấy tình trạng các bộ lạc ở đây hoàn toàn khác với những
giả định thông thường về tâm lý nam và nữ. Ở một bộ lạc thứ nhất, người ta thấy
có sự khác biệt về hành vi giữa nam và nữ, nhưng cả hai giới đều được huấn luyện
để sống hòa thuận, hợp tác với nhau, đáp ứng những yêu cầu của nhau. Ở một bộ
lạc thứ hai, ngược lại cả hai giới đều rất hung dữ. Ở một bộ lạc thứ ba, mối
quan hệ giữa hai giới lại khác : phụ nữ là người điều khiển, quản lý, nam giới
ít có trách nhiệm hơn và lệ thuộc hơn. Như vậy, dưới nhãn quan của chúng ta,
những người đàn ông của bộ lạc này là đàn bà và đàn bà lại là đàn ông.

• Các quan niệm, khuôn mẫu được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, con gái
thì phỏng theo mẹ, con trai phỏng theo cha. Vì vậy quá trình biến đổi vai trò
của giới thường diễn ra một cách chậm chạp và khó khăn.
• Để thay đổi quan hệ giới và các đặc trưng giới, cần vượt qua những định kiến
và quan niệm cũ, tức là bắt đầu từ sự thay đổi nhận thức của từng người về vị
trí, vai trò của mỗi giới và đặc biệt là các quan hệ giới giữa nam và nữ để tiến
tới thiết lập những quan hệ mới trên cơ sở bình đẳng và hợp tác giữa hai giới.
Bình đẳng giới không có nghĩa là nam giới và nữ giới giống nhau mà có nghĩa là
nam và nữ giới đều có những quyền và cơ hội như nhau, không bị phân biệt đối xử
vì họ là nữ giới hoặc nam giới.

V. Một số điểm cần lưu ý khi học chương này


1. Phân biệt hai khái niệm cơ bản giới tính sinh học và giới xã hội là nền
tảng cho những quan điểm về giới và phát triển. Hiểu định nghĩa của hai khái
niệm này không khó, nhưng sinh viên cần chú ý phân biệt được những đặc điểm
thuộc về giới hay giới tính trong thực tế, vì những định kiến về giới đã ăn sâu
vào suy nghĩ của nhiều người.
2. Cần suy nghĩ để ngày càng được thuyết phục rằng những đặc điểm về giới là
có thể thay đổi được, và trong thực tế những thay đổi này đang tiếp diễn và tạo
cơ sở cho những nỗ lực hướng đến bình đẳng giới.

VI. Tóm lược những vấn đề cần ghi nhớ


Giới tính chỉ sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới về mặt sinh học, có tính phổ

13
biến và không thay đổi. Trong sự khác biệt này, nữ giới phải đảm nhiệm chức năng
sinh học là mang thai, sinh con và cho con bú.
Giới là một phạm trù khoa học xã hội, được sử dụng để nói về các vai trò, thái
độ và giá trị của giới tính do các cộng đồng xã hội gán cho.
Những tính chất của quan hệ giới được tạo dựng qua quá trình lịch sử, có tính
xã hội, không cố định mà có thể thay đổi qua thời gian, có thể khác nhau trong
những bối cảnh văn hóa, xã hội khác nhau. Giáo dục đóng vai trò quan trọng
trong quá trình hình thành nhận thức về đặc điểm , vai trò và quan hệ của giới
nam và giới nữ.
Để thay đổi quan hệ giới và các đặc trưng giới, cần vượt qua những định kiến và
quan niệm cũ, tức là bắt đầu từ sự thay đổi nhận thức của từng người về vị trí,
vai trò của mỗi giới và đặc biệt là các quan hệ giới giữa nam và nữ để tiến tới
thiết lập những quan hệ mới trên cơ sở bình đẳng và hợp tác giữa hai giới.

VII. Câu hỏi để sinh viên tự trả lời hoặc thảo luận nhóm

1. Thảo luận nhóm: Sinh viên thảo luận về giáo dục đối với con trai và
con gái trong các mẫu gia đình khác nhau và tác động của các kiểu mẫu giáo dục
này đối với sụ hình thành nhận thức về giới, về vai trò giới nơi con cái. Có
thể chọn mẫu gia đình còn nậng ảnh hưởng tư tưởng phong kiến, gia đình có tư
tưởng bình đẳng, dân chủ hơn. Cuối cùng, sinh viên có thể phân tích giáo dục
bình đẳng đối với nam và nữ đem lại lợi ích gì cho cả nữ giới, nữ giới và cho sự
phát triển hài hòa của gia đình và xã hội.

2. Bài tập nhóm này có mục đích giúp sinh viên phân biệt được hai khái niệm
giới và giới tính và thấy sự ích lợi của sự phân biệt này . Phương pháp thực
hiện:
a/ Sinh viên điền vào hai cột dưới đây những nhận định của mình hoặc của đa số
về những đẵc điểm về tính tình, công việc, vai trò, hòai bão... của nam giới và
nữ giới. Ghi ngay những suy nghĩ đến với mình, không đắn đo, suy luận nhiều.

Nữ giới Nam giới

14
b/ Sau khi điền xong, nhóm xem xét từng đặc điểm trong cột “nữ giởi” và xem
có những đặc điểm nào có thể đặt được trong cột “nam giới”. Làm tương tự với cột
“nam giới”. Nói cách khác, xem nam giới có thể làm những gì mà nữ giới làm, và
ngược lại. Sinh viên sẽ thấy những chức năng sinh học không thể hóan vị được,
còn những đặc điểm khác đều có thể hóan vị được, cho dù trong thực tế không diễn
ra như vậy. Đó là những đặc điểm thuộc về giới. Bài tập này cũng cho ta nhận
thức về vai trò rập khuôn của nam giới và nữ giới.

CHƯƠNG III

SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI

I. Giới thiệu khái quát chương III

Chương III trình bày cách phân lọai công việc trong nghiên cứu về giới, với
mục đích phân tích sự khác biệt về gánh nặng công việc đối với nam và nữ giới.
Trong khuôn khổ đó, các hoạt động được phân ra lam ba lọai chính: sản xuất/kinh
tế; tái sản xuất / chăm sóc, nuôi dưỡng; cộng đồng. Công cụ để khảo sát các họat
động sẽ được trình bày trong phần bài tập.

II. Những điều sinh viên cần đạt được sau khi học chương này:
1. Hiểu được nội dung và tính chất của ba lọai công việc sản xuất, tái sản xuất
và cộng đồng.
2. Sự phân công lao động có thể khác nhau tùy theo bối cảnh văn hóa, xã hội, tùy
theo tầng lớp xã hội và nhận thức của từng gia đình.
3. Phân biệt được hai khái niệm điều kiện sống và địa vị của phụ nữ; hiểu được
các họat động tác động đến điều kiện sống hoặc đến địa vị của phụ nữ.
4. Hiểu và sử dụng được công cụ phân tích họat động của nam giới và nữ giới.

III. Tài liệu tham khảo:


HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ, UNICEF, UNDP, Tài liệu tập huấn về giới, Hà Nội, 1996.
(Chương trình bày phân công lao động theo giới).
1. TRẦN THỊ VÂN ANH, LÊ NGỌC HÙNG, Phụ nữ, giới và phát triển, NXB Phụ nữ,
1996.
IV. Nội dung cơ bản:

1. Sự phân công lao động theo giới.

15
Sự khác biệt giữa nam và nữ giới trong công việc là yếu tố quan trọng trong
quan hệ giới, góp phần tạo ra sự chia rẽ và đôi khi nảy sinh đối kháng giữa nam
và nữ giới. Nhưng sự khác biệt này cũng góp phần tạo ra sự trao đổi, lệ thuộc
lẫn nhau, hợp tác với nhau trong việc duy trì cuộc sống và mưu sinh cho gia
đình. Phụ nữ là người đóng góp chính cho kinh tế và đời sống của gia đình, nhưng
thường thường công việc của họ đem lại ít thu nhập hơn nam giới.

Phần lớn phụ nữ ở các nước đang phát triển, nhất là ở nông thôn thực hiện những
công việc trong một nền kinh tế tự túc. Công việc của họ không được tính bằng
tiền, họ không được trả lương, do đó những thành quả kinh tế của họ cũng không
được tính toán đầy đủ vào các chỉ tiêu kinh tế quốc gia – Có thể nói phần lớn
các công việc mà phụ nữ đảm trách là những công việc âm thầm, vô hình, không
được thấy rõ và không được thừa nhận.

Sự phân công lao động theo giới có thể khác nhau trong các nền văn hóa hoặc
thời đại khác nhau. Điều này chứng tỏ các công việc của nam và nữ giới không do
giới tính quy định mà là do bối cảnh xã hội, phong tục tập quán, giáo dục và gia
đình.

Ví dụ : Ở Việt Nam, đa số tiểu thương buôn bán ở chợ là phụ nữ, nhưng ở Ấn Độ,
Thổ Nhĩ Kỳ rất ít phụ nữ buôn bán ở chợ mà lại do nam giới đảm trách.

Khi khảo sát một vùng, một cộng đồng theo quan điểm phân tích giới, ta phải đặt
câu hỏi ở đó có những hoạt động kinh tế, xã hội gì, và trong các hoạt động ấy,
nam làm gì, nữ làm gì.

2. Phân loại công việc

Có thể phân ra 3 loại công việc :

- Hoạt động sản xuất : một cách tổng quát đó là các hoạt động kinh tế đem lại
thu nhập bao gồm các hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, dịch
vụ. Về hình thức tổ chức, đó có thể là những hoạt động sản xuất nhỏ, tiểu thương
tiểu chủ, hay là làm nhân viên ăn lương, làm chủ các doanh nghiệp sản xuất và
dịch vụ. Cả nam lẫn nữ đều tham gia hoạt động sản xuất, nhưng thường vai trò và
trách nhiệm của nữ giới thấp hơn và ít thấy rõ hơn nam giới.

- Hoạt động tái sản xuất : bao gồm việc chăm sóc nhà cửa, lo nấu ăn cho tất cả
gia đình, lấy nước và chất đốt, mua sắm, chăm sóc sức khỏe cho mọi thành viên
trong gia đình, nuôi nấng và dạy dỗ con cái.

Ví dụ : Đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc người bệnh trong gia đình… - Ta
thường gọi là “việc nhà”. Những hoạt động ấy rất quan trọng vì chúng giúp cho

16
mọi người trong gia đình tái tạo sức lao động, giúp nuôi dưỡng và đào tạo nguồn
nhân lực cho tương lai. Tuy nhiên, các hoạt động tái sản xuất này lại không được
xem là công việc thực sự. Thường là phụ nữ (mẹ và con gái) chịu trách nhiệm
chính về những việc này trong gia đình. Ở những xã hội mà mức sống còn thấp, các
công việc nhà chiếm rất nhiều thì giờ. Chẳng hạn, việc đi chợ, nấu ăn, lấy nước
và củi ở những gia đình nghèo, không có bếp ga hoặc bếp điện, không có tủ lạnh,
không có nước máy… làm mất nhiều thì giờ hơn một bà nội trợ ở các nước phát
triển, có đầy đủ tiện nghi trong nhà.

Một đặc điểm cần lưu ý là người phụ nữ làm các công việc tái tạo sức lao động
này không chỉ riêng cho họ mà cho tất cả thành viên trong gia đình.

- Hoạt động cộng đồng : bao gồm những hoạt động, dịch vụ phục vụ cho tập thể
: gia đình, họ hàng, cộng đồng ở địa phương. Đó là các lễ hội, kỵ giỗ, các hoạt
động văn hóa, xã hội, tôn giáo… Các hoạt động này thường mang tính tự nguyện,
không đem lại thu nhập và không được phân tích, tính toán trong các phân tích có
ý nghĩa kinh tế. Tuy nhiên, đây là những hoạt động quan trọng cho sự phát triển
của các cộng đồng.

Cả nam lẫn nữ đều tham gia vào hoạt động cộng đồng. Có khi nam giới vì bận rộn
với công việc sản xuất nên nữ giới lại trở thành người chăm lo nhiều hơn các
hoạt động cộng đồng của họ hàng, khu phố.

Nhìn chung, cả nam lẫn nữ đều có tham gia ba mảng hoạt động nêu trên. Loại công
việc rất phân tán, tủn mủn mà lại ít được đánh giá cao về mặt kinh tế là các
hoạt động tái sản xuất thì lại do nữ giới đảm nhận. Như vậy, cần chú ý đến điều
kiện làm việc của nữ giới vất vả và đa dạng, phân tán hơn nam giới nhiều, phải
đảm nhiệm nhiều việc cùng một lúc, vừa lo kinh tế, vừa lo việc nhà,và cả việc
cộng đồng. Trong lúc đó nam giới có thể chỉ tập trung vào một công việc chính là
hoạt động kinh tế.

Với điều kiện làm việc như vậy, dễ hiểu tại sao phụ nữ khó tập trung tâm trí
chi cho một việc, hoặc tại sao phụ nữ lại chỉ làm được những việc nhỏ, không có
tầm nhìn lâu dài, ít hướng đến những việc có quy mô lớn.

Với quan điểm tiếp cận giới, những người xây dựng dự án phát triển cần chú ý
đến điều kiện làm việc phân tán, đa dạng của phụ nữ để xây dựng những hoạt động
thích hợp, tạo điều kiện cho phụ nữ có thể tham gia được.

Việc phân tích công việc do nam giới và nữ giới làm giúp thấy rõ hơn :

- Tất cả các loại công việc được thực hiện trong gia đình, trong cộng đồng, xã
hội và giá trị đích thực của các việc này.

17
- Đánh giá được ảnh hưởng khác nhau của các dự án đối với nam giới và nữ giới,
tiến đến việc xây dựng các kế hoạch phát triển đem lại lợi ích cho cả 2 giới.
- Các hoạt động có thể giúp phụ nữ bớt gánh nặng của công việc.
- Các biện pháp bảo đảm cho phụ nữ có điều kiện tham gia vào các dự án.

3. Vị trí và điều kiện sống của phụ nữ

Các dự án phát triển thường có mục đích cải thiện điều kiện sống của người dân
theo quan điểm tiếp cận giới và phát triển, cần làm rõ điều kiện sống hàng ngày
của phụ nữ và vị trí của họ trong xã hội.

- Điều kiện sống liên quan chủ yếu đến các điều kiện vật chất, sức khỏe, học
vấn… của bản thân người phụ nữ, không so sánh với nam giới. Ví dụ : họ làm việc
gì, họ và con họ có những nhu cầu gì.

- Vị trí kinh tế – xã hội của phụ nữ được xét trong viễn cảnh so sánh với nam
giới.

Ví dụ : So sánh trình độ học vấn, cơ hội có việc làm, lương giữa nữ và nam giới
– Sự tham gia của phụ nữ vào các cấp lãnh đạo sovới nam giới.

Trong một gia đình hoặc trong một cộng đồng nghèo, nam giới, nữ giới và trẻ em
đều cùng chịu nghèo khổ và thiệt thòi, và cùng có những nhu cầu như nhau : nước
sạch, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên nam và nữ sống và cảm nhận những
nhu cầu đó một cách khác nhau.

Ví dụ : Về nhu cầu nước và chất đốt. Người phụ nữ vì phải đảm nhiệm các công
việc nội trợ hàng ngày (nấu ăn, giặt giũ…) nên thấy có nhu cầu rất bức thiết về
cấp nước, chất đốt, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thu nhập.

Nam giới với trách nhiệm truyền thống là trụ cột kinh tế của gia đình có thể
dành ưu tiên cho việc tiếp cận các nguồn lực : đất đai, kỹ thuật, nguyên vật
liệu.

Các dự án phát triển có thể tác động đến điều kiện sống và vị trí của phụ nữ và
nam giới một cách khác nhau.

Một dự án cấp nước ở nông thôn có thể cải thiện điều kiện sống của phụ nữ rất
nhiều nhưng không ảnh hưởng mấy đến nam giới.

Ngược lại, một dự án đưa giống mới hoặc kỹ thuật mới vào nông nghiệp có thể làm
cho điều kiện làm việc của phụ nữ trở nên vất vả hơn vì họ phải tăng cường việc
nhổ cỏ, vệ sinh đồng ruộng, vốn là một hoạt động mà phụ nữ phải đảm nhiệm.

18
Một dự án có thể ảnh hưởng không tốt hoặc ảnh hưởng tích cực đến vị trí của
người phụ nữ : ảnh hưởng xấu nếu các hoạt động hạ thấp vai trò hoặc loại trừ phụ
nữ ra khỏi các hoạt động hay làm cho phụ nữ mất quyền kiểm soát. Tác động tích
cực nếu người phụ nữ được tham gia như là một tác nhân tích cực cải thiện tình
hình.

Ví du : Một dự án cấp nước nông thôn có thể thay đổi vị trí của phụ nữ nếu dự
án chú ý đến việc huấn luyện kỹ thuật, huấn luyện kỹ năng quản lý, kiến thức về
sức khỏe cho phụ nữ, nếu người phụ nữ được tham gia vào ban quản lý dự án.

Cần lưu ý rằng nếu không có quan điểm phân tích giới các chương trình nhắm đối
tượng là phụ nữ không đương nhiên cải thiện điều kiện sống hay địa vị của người
phụ nữ. Nhìn chung nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ thường nhắm đến việc cải thiện
điều kiện sống của họ, tăng cường khả năng của phụ nữ để họ có thể thực hiện tốt
hơn vai trò và những trách nhiệm truyền thống của họ. Các hoạt động này thường
tìm cách giúp phụ nữ thụ hưởng các lợi ích và tiếp cận được với các nguồn tài
nguyên (học tập, thu nhập…), nhưng ít chú ý đến tăng cường sự kiểm soát của phụ
nữ đối với các nguồn tài nguyên này. Các hoạt động này cũng ít chú ý đến việc
tăng cường vị trí, vai trò của phụ nữ so với nam giới và phát huy vai trò của
phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ cùng nam giới tham gia vào các hoạt động xã hội
như một tác nhân của phát triển và biến đổi xã hội.

Các chỉ báo của sự cải thiện địa vị phụ nữ thường không rõ ràng như sự cải
thiện điều kiện sống của phụ nữ, vì chúng có tính chất định tính hơn là định
lượng. Chúng ta có thể xem xét các chỉ báo sau :

- Làm cho nam và nữ giới ngày càng chấp nhận phụ nữ là những người có quyền
quyết định ở cộng đồng.
- Làm cho phụ nữ tự tin hơn và tự lập về kinh tế.
- Có thêm nhiều tổ chức của phụ nữ và các tổ chức này được nhiều người biết đến.
- Có thêm nhiều phụ nữ trong các chương trình học tập và đào tạo.
- Sức khỏe của phụ nữ và trẻ em được cải thiện.
- Cải thiện địa vị của phụ nữ về mặt pháp lý.
- Giảm được những hành vi ngược đãi phụ nữ.
- Phụ nữ được tăng quyền tự chủ đối với việc sinh con.
- Giảm sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ.
- Gia tăng các mối quan tâm và nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề
phụ nữ.

V. Một số điểm cần lưu ý khi học chương này


1. Sinh viên cần nắm vững công cụ phấn tích một ngày làm việc của nam giới và nữ
giới để áp dụng khi tiến hành nghiên cứu về giới.
2. Cần khách quan khi tìm hiểu các họat động của nam giới và nữ giới. Sự phân
công lao động có thể khác nhau tùy theo tầng lớp xã hội.

19
VI. Tóm lược những vấn đề cần ghi nhớ

Trong ba lọai công việc, chỉ có các họat động kinh tế đem lại thu nhập cho các
gia đình thường được chú trọng và có ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của cá nhân
trong xã hội. Cả nam lẫn nữ giới đều tham gia vào họat động này, nhưng vị trí
của phụ nữ thường thấp hơn. Các họat động chăm sóc, nuôi dưỡng thường do phụ nữ
đảm nhiệm lại không đem lại thu nhập bằng tiền, lại phân tán, tủn mủn, chiểm
nhiều thời gian, điều này gây trở ngại cho sự thăng tiến của phụ nữ. Cần tìm
những giải pháp hài hòa hai gánh nặng công việc. San sẻ việc nhà giữa nam và nữ
là một hướng đi hợp lý.

VII. Câu hỏi để sinh viên tự trả lời hoặc thảo luận nhóm
Bài tập nhóm: một ngày làm việc của nam giới và nữ giới
Có thể phân sinh viên thành 4,5 hoặc 6 nhóm, tùy theo số lượng sinh viên. Mỗi
nhóm có ít nhất 4 người, nhiều nhất 8 người. Không nên lập nhóm quá đông vì như
vậy sinh viên sẽ khó thảo luận.
Mỗi nhóm chọn khảo sát một lọai gia đình. Gợi ý những lọai gia đình như sau:
- nông dân nghèo
- nông dân bậc trung
- dân nghèo thành thị
- cán bộ – nhân viên bậc trung
- gia đình doanh nhân
- bà mẹ nông dân đơn thân.
- Để thuận tiện cho thảo luận, sinh viên sẽ chỉ khảo sát công việc của người
chồng và nguời vợ . Với trường hợp bà mẹ đơn thân thì chỉ kháo sát công việc của
bà mẹ.
- Nên chọn các cặp vợ chồng trung niên, trong độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi, con cái
chưa trưởng thành để thấy khối lượng công việc ở giai đọan bận rộn nhất của các
gia đình.
- Đối với mỗi gia đình, sinh viên nên nêu vài đặc điểm kinh tế, xã hội, nhân
khẩu: tuối, nghề nghiệp, số con, trình độ văn hóa.
- Sinh viên ghi càng chi tiết càng tốt các công việc của người chồng, người vộ
trong ngày, từ khi thức dậy đến khi đi ngủ.
- Sau khi ghi các công việc, sinh viên thống kê cho nam riêng, cho nữ riêng tổng
số giờ làm việc hoặc nghỉ ngơi cho từng lọai công việc theo bảng sau:
Công việc Số giờ thực hiện
Sản xuất / kinh tế
Tái sản xuất, chăm socù, nuôi dưỡng
Nghỉ ngơi trong ngày
Ngủ
________________
Tổng số giờ: 24 giờ
- Tùy theo kết quả khảo sát, sinh viên cho nhận xét và bình luận về công

20
việc của nam giới và nữ giới, những thuận lợi và trở ngại của hai giới trong
phân công lao động.

Thời gian Phụ nữ làm Nam giới làm

BÀI ĐỌC THÊM

BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ GIỚI GIỮA CÁC NHÀ KHOA HỌC

Theo kết quả một cuộc điều travề lương của những người làm trong lĩnhvực y tế
và sinh học, phái nữ chỉ được trả thù lao bằng 2/3 so với các đồng nghiệp nam.
Tại Mỹ, lương trung bình của nhà khoa học nữ là 72.000 USD, so với mức 94.000
USD của nam giới.

Công bố trên đây được Hiệp hộiTiến bộ Khoa học Mỹ đưa ra sau khi điều tra gần
20.000 người làm công tác nghiên cứu, quản lý, giáo sư, giảng viên… trong lĩnh
vực khoa học đời sống và chăm sóc sức khỏe. Lý giải về hiện tượng này, Hiệp hội
cho hay : “Đàn ông tiến xa hơn trong sự nghiệp. Họ làm việc nhiều hơn và thuộc
nhóm các lĩnh vực y tế có thu nhập cao hơn”.

Tuy nhiên, Catherine Didion, Giám đốc Hiệp hội Phụ nữ làm công tác khoa học,
nhận định lời giải thích này “là lập luận được đưa ra từ 2 thập kỷ trước, chứ
không phải là ngày nay”. Bà nhấn mạnh phụ nữ giờ đây đã đóng vai trò không nhỏ
trong đội ngũ khoa học, chiếm tới 50% trong nhiều lĩnh vực, và rằng không có lý
do nào cho việc tồn tại những bất bình đẳng về lương theo giới. “Nhiều phụ nữ có
chất lượng công việc và kinh nghiệm tốt. Lương của họ xứng đáng ngang với các
đồng nghiệp nam giới”, Didion nói.

Theo cuộc điều tra, sự phân biệt về lương theo giới tính thể hiện rõ nhất trong
lĩnh vực vật lý, các tổ chức và các công ty khoa học. Chẳng hạn, lương trung
bình của các nhà quản lý nam là 160.000 USD, trong khi lương cho phái nữ ở vị
trí tương tự là 125.000 USD. Đối với các nhà vật lý, lương của nam giới trung
bình là 125.000 USD, so với 90.000 USD của nữ giới.

21
2/3 số nhà khoa học nữ được hỏi cho biết công việc của họ bị hạn chế phần nào
do sự nghiệp của chồng. Khoảng 1/3 cho biết công việc của họ bị ảnh hưởng “rất
nhiều” bởi hôn nhân. Ngược lại, chỉ có 7% nhà nghiên cứu nam cho biết nghề
nghiệp của người vợ có ảnh hưởng đáng kể đến công việc của họ.

B.H. (Theo CNN)


17/10/2001

CHƯƠNG IV

NHU CẦU GIỚI

I. Giới thiệu khái quát chương III


Chương III giới thiệu một cách tiếp cận được sử dụng khá rộng rãi trong các
khảo sát các nhóm dân cư , đó là khảo sát nhu cầu. Chương này giới thiệu những
đặc điểm và cách xác định nhu cầu thiết thực và nhu cầu chiến lược trong những
khảo sát về giới.

II. Những điều sinh viên cần đạt được sau khi học chương này
1. Định nghĩa và cách xác định nhu cầu thiết thực và nhu cầu chiến lược, mối
liên hệ giữa hai lọai nhu cầu này.
2. Tầm quan trọng của nhu cầu chiến lược trong quá trình tiến đến bình đẳng
giới.

III. Tài liệu tham khảo


HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ, UNICEF, UNDP, Tài liệu tập huấn về giới, Hà Nội, 1996.
(Chương trình bày nhu cầu giới).

Muốn xây dựng các hoạt độnghay dự án hỗ trợ một nhóm dân cư, 1 nhóm phụ nữ hay
một cộng đồng thì việc tìm hiểu và xác định nhu cầu của họ là cần thiết.

I. Nhu cầu thiết thực và nhu cầu chiến lược

Trong các loại nhu cầu của phụ nữ (hay của dân cư nói chung) người ta thường
phân ra 2 loại : nhu cầu thiết thực và nhu cầu chiến lược.

1. Nhu cầu thiết thực : thường liên quan đến điều kiện sống và làm việc của phụ
nữ. Các nhu cầu này xuất phát từ điều kiện sống và làm việc khó khăn, thiếu thốn
nguồn lực hoặc tài nguyên. Do đó, phụ nữ nghèo ở các nước đang phát triển thường
dễ xác định các nhu cầu thiết thực, liên quan đến dinh dưỡng, thực phẩm, nguồn

22
cung cấp nước, sức khỏe và việc học tập của con cái, gia tăng thu nhập. Đây là
những nhu cầu trước mắt mà cái dự án phát triển có thể đáp ứng trong một thời
gian ngắn, ví dụ trang bị thêm phương tiện, máy móc, huấn luyện kỹ thuật, trang
bị máy bơm, xây trường, bệnh viện, cung cấp bác sĩ, y tá, giáo viên… lập nhóm
tín dụng – tiết kiệm. Thường thường, các dự án nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu
thiết thực và cải thiện điều kiện sống của phụ nữ tiếp tục duy trì mối quan hệ
truyền thống giữa nam và nữ giới, ít chú trọng thay đổi địa vị của phụ nữ.

2. Nhu cầu chiến lược : của phụ nữ xuất phát từ vị trí lệ thuộc, thiệt thòi của
họ trong gia đình và ngoài xã hội – Nhu cầu chiến lược là lâu dài và liên quan
đến việc cải thiện địa vị của người phụ nữ so với nam giới. Ví dụ : đối với
người nghèo, được tham gia vào quá trình dân chủ, bàn bạc và ra quyết định là
một nhu cầu chiến lược.

Đối với phụ nữ, đạt đến bình đẳng giới là một nhu cầu chiến lược. Tăng quyền
lực cho phụ nữ để họ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận các nguồn nhân lực,
tham gia bình đẳng với nam giới trong tiến trình ra quyết định là nhu cầu chiến
lược, lâu dài không những của phụ nữ mà cả của nam giới.

Nhu cầu chiến lược khó được xác định hơn nhu cầu thiết thực. Bản thân người phụ
nữ cảm nhận được vị trí lệ thuộc của họ nhưng không biết làm thế nào để thay
đổi, và họ thường dành ưu tiên cho nhu cầu thiết thực và sự sống còn của gia
đình họ.

Có thể xác định một số nhu cầu chiến lược của phụ nữ như sau :

- Giảm ngược đãi, bạo hành đối với phụ nữ.


- Tăng cường sự tự chủ về kinh tế.
- Tăng sự tham gia chính trị của phụ nữ.
- Cải thiện điều kiện học tập và tương lai của con cái.
- Tiến đến một sự phát triển công bằng về nhân ái.
- Nam giới cùng tham gia thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

II. Các phương thức đưa nhu cầu chiến lược vào các hoạt động hoặc dự án

1. Tiến hành phân tích giới trước khi bắt đầu dự án.

Ở cộng đồng, có thể dùng phương pháp tham gia, bao gồm cả nam lẫn nữ để thu
thập thông tin. Phân tích giới bao gồm sự phân công lao động theo giới tính,
loại công việc, tiếp cận và kiểm soát tài nguyên và lợi ích, các yếu tố ảnh
hưởng, một vài chỉ báo về sự thay đổi theo thời gian.

- Tham khảo ý kiến phụ nữ : để tìm hiểu các tổ chức phụ nữ, những người đại diện

23
và các phương thức tiếp tục tham khảo ý kiến và làm việc với phụ nữ.
- Vận động sự hợp tác của nam giới – Cần tìm cơ hội để nam và nữ giới cùng thảo
luận để nam giới và cộng đồng hiểu rằng sự tham gia của phụ nữ cũng đem lại lợi
ích cho nam giới.
- Mở rộng cơ hội tham gia cho phụ nữ vào các hoạt động của cộng đồng, vào các tổ
chức của phụ nữ, và vào tiến trình ra quyết định.
- Hỗ trợcác tổ chức phụ nữ.

2. Tóm tắt các đặc điểm của nhu cầu thiết thực và nhu cầu chiến lược.

Nhu cầu thiết thực Nhu cầu chiến lược


- Cần đáp ứng tức thì, ngắn hạn - Dài hạn
- Đáp ứng cho một thành phần phụ nữ đặc thù. - Chung cho hầu hết thành phần phụ
nữ
- Liên quan đến những nhu cầu hàng ngày: ăn, ở, thu nhập, sức khỏe con cái. -
Liên quan đến địa vị thiệt thòi của phụ nữ : lệ thuộc, thiếu học vấn, thiếu
nguồn lực, bị ngược đãi, nghèo đói.
- Có thể được đáp ứng bằng cách cung ứng các vật chất, máy móc… - Có thể đáp ứng
bằng nâng cao nhận thức, tăng sự tự tin, phát triển giáo dục, tăng cường các tổ
chức phụ nữ, phụ nữ tham gia chính trị.
- Đáp ứng nhu cầu :
• Kết hợp phụ nữ vào các dự án phát triển như là người thụ hưởng lợi ích hoặc là
người tham gia.
• Có thể cải thiện điều kiện sống của phụ nữ.
• Thường không thay đổi mối quan hệ giữa nam và nữ giới. - Đáp ứng nhu cầu :
• Phụ nữ tham gia như một tác nhân của phát triển.
• Có thể cải thiện vị trí, địa vị người phụ nữ.
• Tăng quyền lực chophụ nữ, cải thiện mối quan hệ giữa 2 giới.

V. Một số điểm cần lưu ý khi học chương này


VI. Tóm lược những vấn đề cần ghi nhớ
VII. Câu hỏi để sinh viên tự trả lời hoặc thảo luận nhóm

CHƯƠNG V

PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN, PHỤ NỮ VÀ


PHÁT TRIỂN, GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN

Từ thập niên 1970 đến nay, thuật ngữ “phụ nữ trong phát triển” (women in
development –WID) ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Phụ nữ trong phát triển được hiểu là sự hòa nhập người phụ nữ vào quá trình

24
phát triển kinh tế, xã hội, chính trị.

Nguồn gốc của khái niệm phụ nữ trong phát triển :

Khái niệm này bắt đầu được sử dụng từ thập niên 1970, sau khi quyển sách “Vai
trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế” của Elster Boserup được xuất bản.
Boserup là người đầu tiên phân tích sự phân công lao động theo giới tính trong
nền kinh tế nông nghiệp. Boserup đã phân tích tác động của những cải tiến kỹ
thuật đối với nam giới và nữ giới và đưa ra những kết luận sau :

- Ở những vùng mật độ dân cư thưa thớt, còn áp dụng lề lối du canh, phụ nữ đảm
nhận hầu hết công việc đồng áng.
- Ở những vùng mật độ dân số cao hơn, có công cụ như cày, bừa… nam giới làm
nhiều công việc đồng áng hơn.
- Ở những vùng thâm canh, có tưới nước, cả nam và nữ cùng tham gia lao động.

Trước đó Boserup đã có những nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp rất có giá trị
được các nhà nghiên cứu xã hội và quy hoạch sử dụng từ lâu. Trong tác phẩm này,
Boserup dùng giới như là một cơ sở để phân tích, đặt trọng tâm vào sự phân công
lao động và những tác động khác nhau đối với giới của các chiến lược phát triển
và hiện đại hóa.

Thuật ngữ phụ nữ trong phát triển (WID)được Ủy ban phụ nữ của Washington D.C. sử
dụng nhằm để kêu gọi sự chú ý của các nhà làm chính sách Mỹ đối với khái niệm
này. Các nhà phụ nữ học Mỹ luôn luôn bênh vực cho sự hội nhập chính thức của phụ
nữ, dựa trên cơ sở pháp lý vào trong các hệ thống kinh tế. Họ đặt ưu tiên vào
các chiến lược phát triển và chương trình hành động nhằm giảm xuống mức thấp
nhất những thiệt thòi của phụ nữ trong hoạt động sản xuất và chấm dứt sự phân
biệt đối xử đối với họ.

Như vậy, cách tiếp cận của phụ nữ trong phát triển gắn liền với những tiêu
chuẩn của hiện đại hóa vốn là luồng tư tưởng chiếm ưu thế trong sự phát triển
của thế giới từ thập niên 1950 đến 1970. Trong thời gian này, người ta cho rằng
hiện đại hóa, công nghiệp hóa sẽ cải thiện điều kiện sống của dân cư các nước
đang phát triển. Người ta lập luận rằng với sự phát triển giáo dục sẽ có một
tầng lớp những người lao động và những nhà quản lý giỏi; điều này đến lượt nó sẽ
làm thay đổi các xã hội nông nghiệp thành những xã hội công nghiệp hiện đại. Với
sự phát triển kinh tế của các nước này thì những thành quả của hiện đại hóa (sức
khỏe, điều kiện sống… được cải thiện) sẽ lan tỏa ra khắp mọi thành phần của xã
hội. Sau này, quan điểm này còn được các kinh tế gia Mỹ theo cách tiếp cận
“nguồn vốn con người” ủng hộ. Họ chủ trương đầu tư mạnh vào các hệ thống giáo
dục và xây dựng một đội ngũ nòng cốt những người lao động và quản lý giỏi. Trong
các dự án này, rất hiếm khi người phụ nữ được xem xét như là một yếu tố riêng để
phân tích trong những nghiên cứu về hiện đại hóa của thời kỳ này. Những kinh

25
nghiệm của nam giới được phổ quát hóa chung cho cả nữ giới. Người ta cho rằng
mọi người đều hưởng thụ như nhau một khi xã hội ngày càng được hiện đại hóa.

Đến thập niên 1970, quan điểm về hiện đại hóa nêu trên bị nhiều nhà nghiên cứu
phê phán. Họ cho rằng địa vị của người phụ nữ được cải thiện rất ít, thậm chí có
nơi hoàn cảnh người phụ nữ có phần xấu đi. Ví dụ : trong các ngành công nghiệp,
phụ nữ bị đẩy xuống những công việc có thu nhập thấp, có hại cho sức khỏe, vì
phụ nữ có trình độ học vấn thấp, và một phần vì họ được xem như không phải là
người làm ra thu nhập chính. Trong nông nghiệp, những nghiên cứu của thập niên
1970 xác nhận lại những phát hiện của Boserup, đó là những cải tiến kỹ thuật
thường hướng đến nam giới hơn là phụ nữ. Phụ nữ cũng ít được thừa hưởng những
lợi ích của học vấn.

Nhu vậy, trong phạm vi khái niệm phụ nữ trong phát triển, người ta thừa nhận
rằng những kinh nghiệm về phát triển của phụ nữ khác với nam giới, từ đó củng cố
hướng nghiên cứu chú trọng đến những kinh nghiệm và cách nhìn nhận của phụ nữ
trong các vấn đề liên quan đến phát triển. Tuy nhiên, cách tiếp cận này đã dựa
trên những giả thuyết về phát triển đã bắt đầu bị phê phán trong thập niên 1970.

Các thống kê bắt đầu cho thấy là phụ nữ ít được hưởng những thành quả của sự
tiến bộ mà nhiều nước đã cố gắng thực hiện từ thập niên 1960, do đó người ta cần
có một chiến lược mới. Cho đến giữa thập niên 1970, các tổ chức tài trợ bắt đầu
thiết lập các chương trình can thiệp để điều chỉnh những bất cân xứng trong
phát triển. Trong nhiều trường hợp, các giải pháp được chấp nhận là chuyển giao
kỹ thuật, cung ứng các dịch vụ kỹ thuật, vốn hoặc phát triển các kỹ thuật thích
nghi nhằm làm giảm bớt gánh nặng công việc của phụ nữ.

Cách tiếp cận phụ nữ trong phát triển khởi đầu từ chỗ chấp nhận cơ cấu xã hội
hiện hữu. Thay vì tìm hiểu lý do tại sao phụ nữ được hưởng ít thành quả của các
chiến lược phát triển trong quá khứ, cách tiếp cận phụ nữ trong phát triển chỉ
đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để người phụ nữ có thể hòa nhập tốt hơn vào
các tiến trình phát triển.

Cách tiếp cận tránh được việc tìm hiểu nguồn gốc cũng như tính chất của sự lệ
thuộc và áp bức phụ nữ, mà chỉ bênh vực cho việc tham gia bình đẳng hơn vào giáo
dục, việc làm và các lãnh vực khác của xã hội. Hơn nữa, vì WID gắn sâu vào lý
thuyết hiện đại hóa nên nó không thừa nhận sự đóng góp của những quan điểm triệt
để hơn như lý thuyết về sự lệ thuộc của Marx, cũng như những phân tích tân
mác-xít. WID cũng có xu hướng bỏ qua tác động của giai cấp, chủng tộc, văn hóa,
và có xu hướng phi lịch sử. WID xem giới là một đơn vị để phân tích nhưng không
thừa nhận có những sự phân chia và các mối quan hệ bóc lột giữa phụ nữ với nhau,
cũng không thừa nhận là sự bóc lột là một thành tố của hệ thống tích lũy tư bản.???

• Cách tiếp cận WID có xu hướng chỉ đặt trọng tâm vào các khía cạnh sản xuất của

26
LĐ phụ nữ, không chú ý, hoặc rất ít, đến khía cạnh tái sản xuất : nấu ăn, giặt
giũ, chăm sóc con, việc nhà… nghĩa là những hoạt động giúp tái sản xuất sức lao
động của cuộc sống người phụ nữ. Do đó, những dự án kiểu WID thường nhắm đến các
hoạt động tăng thu nhập trong đó người phụ nữ được huấn luyện các kỹ năng nghề
nghiệp, đôi khi được tập hợp lại thành những hợp tác xã để làm tiếp thị. Một vài
khía cạnh về an sinh xã hội được thêm vào các dự án : giáo dục, vệ sinh, chăm
sóc sức khỏe… Thông thường, những người làm dự án ít khi điều nghiên thị trường
sản phẩm, và nhất là không chú ý đến tình trạng phụ nữ đã bị quá tải vì công
việc và trách nhiệm. Giả thuyết thông thường là hoạt động phát sinh lợi tức đã
đủ hấp dẫn để thúc đẩy người phụ nữ sắp đặt thời gian để tham gia dự án. Nhưng
khi các dự án nâng cao thu nhập thành công và có nguồn thu nhập quan trọng thì
thường bị đàn ông chiếm lấy. Cách tiếp cận WID không thể tự vệ trước thực tại
này vì nó không đấu tranh với những mối quan hệ xã hội về giới để tiến tới bình
đẳng giới. Nó dựa trên giả thuyết rằng các mối quan hệ về giới sẽ tự nó thay đổi
khi phụ nữ có vai trò đầy đủ trong phát triển.

Phụ nữ và phát triển (Women and Development – WAD) : WAD hay là cách tiếp cận
tân mác-xít về nữ quyền mới xuất hiện vào nửa sau của thập niên 1970. Theo cách
nhìn này thì phụ nữ luôn luôn là một phần của các quá trình phát triển. Một tác
giả (Achola Okello) cho rằng khái niệm “hòa nhập phụ nữ vào trong phát triển”
gắn rất mật thiết với việc duy trì sự lệ thuộc về kinh tế của các nước đang phát
triển đối với các nước phát triển.

Như vậy, cách tiếp cận WAD đặt trọng tâm vào các mối quan hệ giữa phụ nữ và các
quá trình phát triển hơn là các chiến lược hòa nhập phụ nữ vào phát triển. Xuất
phát điểm của cách tiếp cận này là phụ nữ đã luôn luôn là một tác nhân kinh tế
quan trọng trong xã hội của họ, công việc mà phụ nữ thực hiện cả trong gia đình
và ngoài gia đình đóng vai trò trung tâm trong việc duy trì xã hội, nhưng sự hòa
nhập này chỉ góp phần duy trì cơ cấu của sự bất bình đẳng hiện nay trên bình
diện quốc tế. Cách tiếp cận WAD cho rằng nam giới các tầng lớp nghèo ở các nước
đang phát triển cũng là nạn nhân của cơ cấu bất bình đẳng trên bình diện quốc
tế, nhưng WAD lại không phân tích các mối quan hệ giới trong nội bộ từng giai
cấp. Dù sao ở mức độ lý thuyết, WAD đặt trọng tâm vào tác động của giai cấp,
nhưng ở mức độ xây dựng dự án, WAD cũng có xu hướng như WID : tập hợp phụ nữ
lại, không chú trọng phân tách sự phân chia thành giai cấp, chủng tộc v.v… để
đấu tranh cho địa vị của người phụ nữ.

WAD có một quan điểm có tính chất phê phán hơn WID về địa vị của người phụ nữ,
nhưng đã không phân tích được một cách đầy đủ các mối quan hệ giữa chế độ gia
trưởng, các phương thức sản xuất và sự lệ thuộc, áp bức phụ nữ. Tóm tắt lại, WAD
xem xét hoàn cảnh người phụ nữ trước hết trong bối cảnh một cơ cấu bất bình đẳng
giai cấp trên bình diện quốc tế. Như vậy, vấn đề của người phụ nữ sẽ dần được
giải quyết nếu cơ cấu xã hội bình đẳng hơn. Quan điểm này không khuyến khích
việc nghiên cứu các vấn đề riêng của phụ nữ, vì cho rằng cả nam và nữ đều chịu

27
nhiều bất công về giai cấp.

WID và WAD đều có nhược điểm là chỉ chú trọng đến khía cạnh sản xuất. Họ xem
các hoạt động của phụ nữ trong gia đình (chăm sóc con cái…) là không có giá trị
kinh tế; do đó, họ chỉ thường chú trọng đến các hoạt động phát sinh nâng cao lợi
tức.

Giới và phát triển (Gender and Development : GAD) xuất hiện trong thập niên
1980 thay thế cho những trọng tâm nghiên cứu của WID trước đây. Nguồn gốc lý
thuyết của nó được tìm thấy trong thuyết nữ quyền theo khuynh hướng xã hội và đã
lấp trống được khoảng cách các lý thuyết về hiện đại hóa để lại bằng cách gắn
kết những mối quan hệ về sản xuất với các quan hệ về tái sản xuất bằng cách xem
xét tất cả các khía cạnh của đời sống người phụ nữ. Các nhà nữ quyền theo khuynh
hướng xã hội đã cho rằng cấu trúc xã hội về sản xuất và tái sản xuất là cơ sở
của sự áp bức phụ nữ và đặt trọng tâm phân tích các mối quan hệ xã hội về giới,
tìm hiểu tính chất của vai trò của phụ nữ và nam giới trong các xã hội khác
nhau. Tìm hiểu tại sao phụ nữ lại luôn luôn có vai trò thứ yếu? Các nhà nghiên
cứu nữ quyền theo khuynh hướng xã hội cũng chú ý nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ
gia trưởng đối với vấn đề này.

Kate Young đã xác định một số điểm mấu chốt trong cách tiếp cận GAD. Có lẽ điều
có ý nghĩa nhất là GAD khởi đi từ một quan điểm toàn diện, xem xét toàn bộ tổ
chức xã hội, đời sống kinh tế – chính trị để hiểu được sự hình thành của những
khía cạnh khác nhau trong xã hội.

Như vậy, GAD quan tâm đến cấu trúc xã hội về giới và các vai trò, trách nhiệm,
mong ước của nam giới và phụ nữ, chứ không tách rời đối tượng phụ nữ ra như là
một đối tượng riêng biệt. Nói cách khác, những phân tích GAD tìm hiểu xa hơn các
vai trò của phụ nữ và nam giới trong xã hội, GAD còn nghiên cứu các mối quan hệ
giữa nam và nữ, tác động của các mối quan hệ này đối với sự phát triển, và các
lực có thể duy trì hay là thay đổi các mối quan hệ này.

Như vậy, cách tiếp cận GAD không chỉ nhằm hòa nhập phụ nữ vào trong phát triển
mà còn nhằm tìm kiếm những tiềm năng về sáng kiến phát triển nhằm biến đổi các
mối quan hệ bất bình đẳng về giới và tăng quyền lực cho phụ nữ. Mục tiêu dài hạn
của GAD là sự tham gia, hợp tác bình đẳng của cả nam và nữ trong việc xác định
và xây dựng tương lai chung cho họ.

Thay vì chỉ nhấn mạnh đến sự đoàn kết giữa phụ nữ với nhau, GAD ủng hộ sự tham
gia của nam giới để họ chia sẻ mối quan tâm của họ về các vấn đề công bằng và
công bằng xã hội.

Các nhà nghiên cứu nữ quyền xu hướng xã hội cũng như cách tiếp cận GAD rất quan
tâm đến sự áp bức phụ nữ trong gia đình và đi vào “lãnh vực riêng tư” để phân

28
tích các mối quan hệ vợ chồng. GAD cũng nhấn mạnh đến sự tham gia nhiều hơn của
nhà nước vào việc tăng cường giải phóng phụ nữ, Nhà nước phải có nhiệm vụ cung
cấp các dịch vụ xã hội cho phụ nữ. Vấn đề này ngày càng trở nên có tính chính
trị trong thập niên 1980, vì có nhiều quốc gia đã giảm trợ cấp hoặc tư nhân hóa
các dịch vụ chăm sóc trẻ em và chăm sóc sức khỏe.

- GAD xem phụ nữ là tác nhân của những thay đổi, của phát triển, chứ không đơn
thuần là người thụ hưởng những hỗ trợ cho phát triển, và họ nhấn mạnh rằng phụ
nữ phải tự tổ chức lại và phải có tiếng nói chính trị mạnh hơn.

GAD thừa nhận tầm quan trọng của sự đoàn kết giai cấp cũng như những sự phân
biệt giai cấp, nhưng nhấn mạnh rằng ý thức hệ gia trưởng tác động cả trong nội
bộ giai cấp và xuyên qua tất cả các giai cấp để áp bức phụ nữ.

- Một điểm mấu chốt mà GAD nhắm tới là tăng cường các quyền hợp pháp của phụ
nữ, kể cả những quyền thừa kế và đất đai.

Vấn đề khó : cách tiếp cận GAD đi xa hơn WID, đòi hỏi phải có sự thay đổi cơ
cấu xã hội và thuyên chuyển quyền lực : xem ra đây là một điều khó thực hiện ở
mức độ quốc gia và quốc tế.

Giữa WID và GAD có mối quan hệ liên thông, nhưng cũng có những khác biệt – Sau
đây là sơ đồ so sánh :

Women in Development
(WID) Gender and Development
(GAD)
1. Cách tiếp cận
• Xem phụ nữ là một vấn đề • Tiếp cận phát triển
2. Trọng tậm
• Phụ nữ • Quan hệ giữa nam và nữ
3. Vấn đề
• Phụ nữ bị loại trừ ra khỏi quá trình phát triển • Những mối quan hệ bất bình
đẳng về quyền lực (giàu và nghèo, phụ nữ và nam giới) ngăn cản một sự phát triển
bình đẳng và sự tham gia đầy đủ của phụ nữ.
4. Mục tiêu
• Một sự phát triển hiệu quả hơn • Phát triển bình đẳng, bền vững trong đó phụ
nữ và nam giới đều là những người quyết định.
5. Giải pháp
• Hòa nhập phụ nữ vào trong quá trình phát triển hiện hữu. • Tăng quyền lực cho
những người bị thiệt thòi và cho phụ nữ.
• Thay đổi những mối quan hệ bất bình đẳng.
6. Các chiến lược
• Các dự án của phụ nữ

29
• Phải đưa thành phần phụ nữ vào các dự án
• Các dự án tổng hợp
• Tăng năng suất của phụ nữ
• Tăng thu nhập của phụ nữ
• Tăng khả năng chăm lo gia đình của phụ nữ • Xác định những nhu cầu thực tế (do
nam và nữ xác định) để cải thiện hoàn cảnh của họ.
• Đồng thời, nêu ra những nhu cầu, lợi ích lâu dài của phụ nữ.
• Nêu ra lợi ích của người nghèo thông qua sự phát triển cho dân.

CHƯƠNG VI

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ SỰ XÓA BỎ MỌI


HÌNH THỨC PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
VÀ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ

(The convention on the elimination of all forms of discrimination


against women – CEDAW - )
(xem toàn văn của Công ước ở phần phụ lục)

Công ước được ký năm 1979. Cần đề cập đến một số diễn tiến dẫn đến việc soạn
thảo và ký công ước, đó là vấn đề phụ nữ trong các chương trình của Liên Hiệp
Quốc (LHQ).

1995 : Kỷ niệm 50 năm thành lập LHQ (1945-1995) là một dịp để kiểm điểm lại là
phong trào phụ nữ đã làm như thế nào để đưa vấn đề phụ nữ vào chương trình nghị
sự của LHQ, và các cơ chế của LHQ đã được sử dụng như thế nào để phụ nữ đấu
tranh cho bình đẳng.

Từ năm 1975 là năm quốc tế về phụ nữ, các phong trào phụ nữ đã hoạt động tích
cực hơn qua các hội nghị quốc tế của LHQ và các tổ chức phi chính phủ.

Thật ra sự tham gia của phụ nữ vào các tổ chức quốc tế có từ trước khi LHQ ra
đời :

- Thời kỳ Hội Quốc Liên (HQL) :

Ngay từ Hội Nghị Hòa Bình Paris 1919, các tổ chức phụ nữ quốc tế đã làm việc để
có một điều khoản trong bản tuyên bố của HQL bảo đảm rằng phụ nữ cũng như nam
giới được tham gia vào các vị trí trong HQL. Sau đó, các tổ chức phụ nữ đã liên
tục vận động để tác động đến HQL về các hoạt động liên quan đến phụ nữ, kể cả
các cải cách xã hội, quyền của phụ nữ và hòa bình.

30
Kêu gọi sự chú ý của HQL đến quyền công dân và quyền chính trị của phụ nữ là
một trong những lãnh vực làm việc chính của các tổ chức phụ nữ quốc tế.

Năm 1935, các tổ chức phụ nữ quốc tế đã trình bày cho đại hội của HQL về tình
trạng của phụ nữ, nhấn mạnh sự cách biệt giữa những bảo đảm bình đẳng về pháp lý
và tình trạng bất bình đẳng trong thực tế, bao gồm cả sự phân biệt đối xử trong
việc làm, và họ đề nghị có những hành động để cải thiện địa vị người phụ nữ,
công việc sẽ được LHQ tiếp tục sau này.

- Phụ nữ trong chương trình nghị sự của LHQ

LHQ được thành lập năm 1945, và các tổ chức phụ nữ quốc tế đã tích cực làm việc
để đưa nguyên tắc nam nữ bình đẳng vào Hiến chương LHQ :

Các dân tộc của LHQ khẳng định sự tin tưởng vào những quyền cơ bản của con
người, vào nhân phẩm, vào quyền bình đẳng nam – nữ.

Tuyên Ngôn Nhân Quyền năm 1948 của LHQ đã nêu : “Mọi người đều được hưởng
những
quyền nêu trong tuyên ngôn, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính…”

+ Một cơ cấu nhằm phát huy phụ nữ được thành lập năm 1946, đó là Ủy Ban địa vị
phụ nữ (Commission on the Status of Women – CSW). Ủy Ban này bao gồm 45 chính
phủ thành viên, được thay đổi 1/3 thành viên mỗi năm, Ủy Ban đã đóng một vai trò
quan trọng trong quá trình vận động cho sự bình đẳng của phụ nữ.

Ngoài ra còn có một bộ phận khác của LHQ : bộ phận vì sự tiến bộ của phụ nữ
(the Branch for the Advancement of Women) sau đó được đổi thành Ủy Ban vì sự
tiến bộ của phụ nữ (the Division for the Advancement of Women – DAW) năm 1988.

Trong những thập niên đầu của LHQ, Ủy Ban địa vị phụ nữ đặt trọng tâm vào các
vấn đề sau :

- Các quyền hợp pháp và quyền chính trị của phụ nữ.
- Giáo dục và đào tạo cho phụ nữ
- Việc làm
- Chống buôn bán phụ nữ

Vào giai đoạn này, phụ nữ ở phần lớn các nước đều đã có quyền bầu cử và họ mong
muốn tham gia vào đời sống chính trị. Sự tham gia của phụ nữ còn bị hạn chế ở
nhiều nước vì thiếu luật hôn nhân – gia đình và không có điều kiện thuận lợi để
học tập. Hơn nữa, lúc này phụ nữ bắt đầu đi làm ngày càng nhiều và phải đối phó
với vấn đề phân biệt đối xử trong việc làm và trong hưởng lương.

31
Tổ chức Lao động quốc tế (International Labor Organization –ILO-) nghiên cứu
vấn đề lao động nữ, còn UNESCO thì lo về vấn đề chống phân biệt đối xử trong
giáo dục. Kết quả của những cố gắng này là một loạt các công ước quốc tế đã được
thông qua.

Những cơ quan LHQ có liên quan đến những hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ có
nhiều : FAO, ILO, HCR, UNICEF, UNESCO, UNDP, UNEP (United Nations
Environment
Programme), UNFPA, UNIFEM (UN Fund for Women), UNIDO (UN Industrial
Development
Organization), Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Sức khỏe Thế giới v.v…

* Một số công ước liên quan đến địa vị phụ nữ :

Năm thông qua :

1. Xóa bỏ buôn bán người và mại dâm 1949


2. Trả lương bình đẳng cho nam, nữ LĐ 1951
3. Quyền chính trị của phụ nữ 1952
4. Chống phân biệt đối xử trong việc làm 1958
5. Chống phân biệt đối xử trong giáo dục 1962
6. Hôn nhân tự nguyện, tuổi kết hôn tối thiểu, và đăng ký kết hôn 1964

* Vai trò của các tổ chức phi chính phủ (NGO) cũng được LHQ thừa nhận : Các hội
nghị quốc tế của các tổ chức phi chính phủ giúp tăng cường quan hệ giữa NGO và
LHQ.

Những tiến bộ về quyền phụ nữ diễn ra chậm chạp cho đến thập niên 1970 thì có
một sự tiến bộ nhảy vọt. Có thể kể đến những cố gắng phối hợp của các NGO của
phụ nữ trên bình diện quốc tế, sự ủng hộ của các nữ chuyên gia trong LHQ, trong
các chính phủ, những nghiên cứu về tình hình phụ nữ bị bỏ quên trong các chính
sách và chương trình phát triển, cũng như sự tích cực một phong trào mới của phụ
nữ.

* Năm Quốc tế phụ nữ (International Women’s Year –IWY-) 1975 và thập kỷ phụ nữ
của LHQ : 1976-1985

Đây là những mốc quan trọng trong phong trào phụ nữ thế giới, những biến cố dẫn
đến tuyên bố năm quốc tế phụ nữ được mô tả như sau :

Sáng kiến đó xuất phát từ Phần Lan. Trước tiên, một tổ chức phi chính phủ là
liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới đã đề nghị làm năm quốc tế phụ nữ, và chủ tịch
của Liên đoàn là một nữ đại biểu quốc hội Phần Lan, bà Hertta Kuusinen. Bà đã

32
cùng một số NGO thảo đề nghị và nhờ một đại biểu Rumani trình bày ở Ủy ban địa
vị phụ nữ. Lúc đó, đại biểu của chính phủ Phần Lan là bà Helvi Sipila đã ủng hộ
đề nghị, và sau đó UB đã quyết định đề nghị đại hội đồng LHQ chọn năm 1975 làm
năm quốc tế phụ nữ – Như vậy, IWY là một ví dụ về một sáng kiến của NGO được LHQ
chấp nhận, và kết quả, cũng như các tác động của sáng kiến này vượt xa niềm mong
ước của những người đề xuất.

Một vài tác động của IWY, ngay cả trước khi nó bắt đầu : những chuẩn bị cho Hội
nghị thế giới về dân số 1974 đã tiến triển khá xa khi có quyết định năm quốc tế
phụ nữ, và điều đáng ngạc nhiên là không có sự thừa nhận vai trò của phụ nữ
trong các vấn đề dân số. Điều này đã báo động một số NGO, và họ đã lưu ý với bà
Helvi Sipila, lúc đó là trợ lý tổng thư ký, sau đó các tổ chức phụ nữ đã tổ chức
một hội nghị không chính thức : Diễn đàn quốc tế về vai trò của phụ nữ trong dân
số và phát triển (The International Forum of the Role of Women in Population and
Development).

Kết quả là Hội nghị Dân số 1974 đã đề cập đến mối liên hệ giữa phụ nữ và dân
số.

Tương tự : Hội nghị thế giới về lương thực (World Food Conference) cùng năm ở
Rome đã thừa nhận phụ nữ là những người đóng vai trò chính trong sản xuất lương
thực – thực phẩm.

* Hội nghị phụ nữ thế giới lần thứ nhất và thập kỷ phụ nữ.

Quyết định tổ chức Hội nghị phụ nữ thế giới ở Mexico trong năm 1975 chỉ diễn ra
một năm trước đó, nhưng cũng có chương trình hành động, có đại biểu của 133 nước
dự.

Chương trình hành động đề nghị đặt mục tiêu cho 10 năm tới trong nhiều lãnh
vực, kể cả các lãnh vực tham gia chính trị giáo dục, sức khỏe và việc làm.

Sau đây là các lãnh vực tác động chính dành cho phụ nữ của chương trình hành
động thế giới để thực hiện các mục tiêu của năm quốc tế phụ nữ được thông qua
năm 1975 :

• hợp tác quốc tế và tăng cường hòa bình thế giới;


• tham gia chính trị;
• giáo dục và đào tạo;
• việc làm và các vai trò kinh tế;
• sức khỏe và dinh dưỡng;
• gia đình trong xã hội hiện đại;
• dân số;
• nhà ở và tiện nghi;

33
• các dịch vụ xã hội;
• nghiên cứu, thu thập dữ liệu và phân tích tình trạng phụ nữ;
• truyền thông đại chúng về các vấn đề phụ nữ;
• phụ nữ tham gia vào các cơ quan của LHQ;
• trao đổi thông tin trên bình diện quốc tế.

Đại hội đồng LHQ đã chấp thuận chương trình hành động và tuyên bố thập kỷ
1976-1985 là thập kỷ phụ nữ, (UN Decade for Women) với các chủ đề : bình đẳng,
phát triển và hòa bình. Thập kỷ đã tạo thêm sinh khí mới cho các chính phủ, NGO
và LHQ thực hiện chương trình hành động của IWY.

Song song với hội nghị phụ nữ thế giới thì một hội nghị các tổ chức phi chính
phủ cũng được tổ chức ở Mexico City vào năm 1975, gọi là “Diễn đàn Năm Quốc tế
Phụ nữ”, có 4000 đại biểu dự, có hàng trăm cuộc hội thảo về các vấn đề tác động
đến đời sống của phụ nữ, thúc đẩy hợp tác Bắc – Nam của phụ nữ.

Tuy nhiên, hội nghị này có một số thiếu sót :

- Không quy tụ được nhiều tầng lớp phụ nữ từ nhiều nước


- Chỉ có những NGO đã được thành lập lâu đời
- Phần lớn đến từ Bắc và Nam Mỹ (vì ở gần Mexico)

Mặc dù hội nghị được xem là thành công, nhưng tác động của nó chậm, những năm
sau đó, những vấn đề về phụ nữ vẫn tiếp tục bị bỏ quên ở các cấp ra quyết định,
ở tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

Mãi đến cuối thập niên 1970, hội nghị thế giới về cải cách ruộng đất và phát
triển nông thôn ở Rome mới thừa nhận vai trò của phụ nữ. Hội nghị tuyên bố rằng
: “Phát triển nông thôn dựa trên sự phát triển công bằng cần có sự hòa nhập toàn
diện của phụ nữ”. Hội nghị các tổ chức phi chính phủ song song với hội nghị này
không những thừa nhận vai trò sản xuất chính của phụ nữ, mà họ còn là người nắm
giữ những hiểu biết về các giống cổ truyền, phụ nữ được xem là tác nhân chính
của việc bảo tồn đa dạng cây trồng.

Thập kỷ phụ nữ cũng chứng kiến sự ra đời của các tổ chức LHQ về phụ nữ :

- Unifem (1976)
- UN International Research and Training Institute for the Advancement of Women
(Instraw) (1982)

Và văn kiện chính xuất hiện trong thập kỷ là :

* Công ước quốc tế về sự xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ –
1979 còn gọi là Công ước về phụ nữ (Women’s Convention)

34
Nguồn gốc : Tuyên bố xóa bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ do UB Địa vị phụ nữ
soạn 1963, và được đại hội đồng LHQ thông qua 1967.

Các khái niệm sau đây sẽ giúp ích cho việc tìm hiểu Công ước :

+ Tính công bằng về giới : Cách tiếp cận dựa trên sự công bằng về giới là hướng
vào việc bảo đảm rằng là các chính sách hoặc chương trình phát triển sẽ không
làm cho phụ nữ bị sa sút về kinh tế hay về mặt trách nhiệm xã hội như trước đây
nữa.

Cách tiếp cận này cố gắng bảo đảm cho phụ nữ được phân chia công bằng các lợi
ích cũng như các trách nhiệm của xã hội, được đối xử công bằng trước pháp luật,
được tiếp cận một cách bình đẳng với các địa vị xã hội và giáo dục, được trả
lương bình đẳng cho cùng một công việc.

Mục tiêu của tính công bằng về giới đòi hỏi các tính toán cụ thể và việc giám
sát các chương trình để bảo đảm rằng ít nhất các chương trình, chính sách, dự án
đã được thực hiện không làm cho phụ nữ rơi vào cảnh tồi tệ hơn các thành phần
dân cư khác, nhất là nam giới có cùng địa vị xã hội trong nhóm và gia đình của
họ.

Sự bình đẳng về cơ hội : mọi người đều có cơ hội như nhau, không có sự phân
biệt đối xử mang tính chất cơ cấu làm cản trở bất kỳ cá nhân hay nhóm xã hội
nào.

Sự nhạy cảm về giới : là khả năng nhìn nhận các vấn đề về giới và đặc biệt là
khả năng thừa nhận các quan niệm và lợi ích khác nhau của phụ nữ nảy sinh từ
những vị trí xã hội khác nhau và các vai trò khác nhau của giới.

Sự nhạy cảm về giới cũng được xem như là một sự nhận thức về giới mang tính
phân tích và tính phê phán cao hơn trước những bất bình đẳng về giới.

Tăng quyền lực của phụ nữ : (Empowerment) – Khi tham gia chính trị, hiểu theo
nghĩa rộng bao gồm tham gia bộ máy chính trị, bầu cử, ứng cử, các hoạt động
chính quyền, đoàn thể hoặc các tổ chức phi chính phủ, các phong trào… người phụ
nữ đã tăng quyền lực cho mình.

Từ “Empowerment” được dùng ngày càng rộng rãi nhưng ít khi được định nghĩa.
Ngay trước khi dùng từ này, phụ nữ đã nói nhiều đến việc tăng sự kiểm soát (làm
chủ) đối với đời sống của họ, và tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến họ
ở trong gia đình và trong cộng đồng, trong các chính sách quốc gia và quốc tế.

Như vậy, empowerment là đạt thêm sự kiểm soát, tham gia và quyết định.

35
CEDAW được ký năm 1979, có hiệu lực 3/9/1981, nhưng đến 9/1991 mới có 104 nước
phê chuẩn với nhiều điều bảo lưu.

• Quyền bình đẳng hợp pháp : Từ khi có CEDAW, nhiều quốc gia đã sửa đổi hiến
pháp (do áp lực của các tổ chức phụ nữ đưa nguyên tắc nam nữ bình đẳng vào)

Có quyền bình đẳng hợp pháp là rất quan trọng vì có cơ sở pháp lý để đấu tranh,
và trở thành một vấn đề công khai.

Tất nhiên có khoảng cách giữa pháp lý và thực tế. Tốc độ chuyển biến từ lý
thuyết đến thực tế nhanh hay chậm là tùy thuộc vào quyết tâm của chính phủ :
định hướng lại những ưu tiên nhằm chấm dứt mọi kỳ thị và tạo ra một xã hội công
bằng, bình đẳng hơn.

Ví dụ: Có thể nêu những khó khăn về ngân sách để không thực hiện những ưu tiên
cho sự xóa phân biệt đối xử.

+ Có thể có khoảng cách giữa hiến pháp (thừa nhận bình đẳng) và những bộ luật
khác : việc làm, hôn nhân thừa kế… còn phân biệt.

Ví dụ: Péru : Hiến pháp 1979 và bộ dân luật 1984 thừa nhận bình đẳng, nhưng
các luật khác như : tuổi kết hôn tối thiểu, quản lý tài sản trong hôn nhân… thì
còn phân biệt đối xử.

Thái Lan : Hiến pháp 1974 thừa nhận quyền bình đẳng, nhưng Luật gia đình 1976
lại phân biệt đối xử đối với phụ nữ.

Đàn ông Thái có thể cho gia đình phụ nữ của cải để được gia đình gả con gái.

Đàn ông có thể xin ly dị vợ vì lý do vợ ngoại tình, nhưng người phụ nữ thì
không, trừ phi người chồng cấp dưỡng và xem một người phụ nữ khác như vợ mình.

Ngay cả khi luật pháp tiến bộ thì vẫn còn có những yếu tố khác ngăn cản phụ nữ
thực hiện quyền của mình. Kelkar đã viết rằng luật pháp Ấn Độ đã công bố bình
đẳng giới, nhưng trong thực tế, tình trạng nữ lệ thuộc nam, người trẻ lệ thuộc
người lớn là phổ biến, điển hình là trong lãnh vực thừa kế : chị em gái nhường
quyền thừa kế cho anh em trai, người phụ nữ góa nhường cho con trai để khỏi mang
tiếng ích kỷ hoặc đem tài sản về cho gia đình mình.

Nhiều nước đã công bố tuổi kết hôn tối thiểu với mục đích là tăng cường vị trí,
vai trò của phụ nữ, để cho tuổi sinh đẻ chậm hơn (nhưng trong thực tế cũng còn
tảo hôn).

36
Nhưng cũng có một ví dụ về liên hệ giữa học vấn và tuổi kết hôn : trường hợp
Sri Lanka : tuổi được kết hôn theo pháp luật là 12 tuổi, nhưng Sri Lanka đã đầu
tư cho giáo dục : 70% nữ biết chữ – và 80% phụ nữ < 20 tuổi còn độc thân (nhờ
tác dụng của giáo dục).

Cần có chương trình hành động để thay đổi não trạng coi thường phụ nữ, nhà
nước, các đoàn thể phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự thay
đổi này.

Lấy lại bản sắc và lòng tự tin là điều tối quan trọng đối với phụ nữ để thay
đổi mối quan hệ về giới trong gia đình và ngoài xã hội, điều này rất khó vì phụ
nữ đã chịu hàng ngàn năm lệ thuộc.

* Người ta thừa nhận rằng việc tham gia các hoạt động tập thể có tổ chức bên
ngoài gia đình là một giai đoạn quan trọng để người phụ nữ đạt đến bình đẳng
giới, nhưng vị trí hiện tại của người phụ nữ cũng như sự phân chia vai trò về
giới đã có phần hạn chế những hình thức hoạt động xã hội của phụ nữ.

Trong nhiều xã hội, phụ nữ thường chịu trách nhiệm về các mối quan hệ họ hàng,
nam giới : quan hệ cộng đồng.

Nhiều phụ nữ đã có kinh nghiệm sống qua 3 hạn chế về giới : nhiều gánh nặng và
trách nhiệm, phân chia công việc theo giới tính, sợ hoặc đã có kinh nghiệm về
bạo lực (tình dục, thể chất).

Bảo vệ quyền con người của phụ nữ : chống bạo lực đối với phụ nữ

Phụ nữ là nạn nhân của nhiều hình thức bạo lực, từ trong gia đình (lạm dụng)
đến ngoài xã hội. Các phong trào phụ nữ lên án bạo hành đối với phụ nữ vì đó là
sự xâm phạm thô bạo nhất một quyền căn bản của con người là quyền bảo toàn thân
thể. Sau đây, ta xem xét 4 loại:

- Bạo hành trong gia đình


- Hiếp dâm
- Mại dâm
- Chiến tranh, xung đột vũ trang

Trước đây, phụ nữ cam chịu vì bạo lực quá phổ biến. Nay họ đã biết nói :
“Không, chúng tôi không chấp nhận bạo lực chống lại chúng tôi. Chúng ta có thể
thay đổi tình hình”.

1. Bạo hành trong gia đình :

Hình thức này tồn tại khắp nơi, ở mọi giai tầng xã hội, nạn nhân phần lớn là

37
phụ nữ và trẻ em.
Bạo hành giữa vợ và chồng : hết 98% là vợ bị bạo hành.

• Thái độ của các xã hội khác nhau đối với bạo hành : nếu địa vị người phụ nữ
thấp kém, người phụ nữ bị xem như là vật sở hữu của người đàn ông, thì người ta
chấp nhận “quyền” của người đàn ông được khép vợ vào “kỷ luật” – Đó là việc
riêng của anh ta, hoặc của gia đình họ hàng anh ta.
• Có nơi bạo hành trong gia đình bị trừng trị bởi pháp luật, nhưng luật có thể
được áp dụng hoặc không.

Dường như chưa có xã hội nào có cách phòng ngừa có hiệu quả bạo hành trong gia
đình. Thống kê sau đây cho thấy điều đó :

- Péru : 70% tội phạm được tố cáo cho cảnh sát : vợ bị chồng đánh.
- Một nghiên cứu ở trong một khu nhà ổ chuột ở Bangkok cho thấy 50% người vợ bị
chồng đánh thường xuyên.
- Mỹ : cứ 15 giây có 1 người phụ nữ bị đánh, và mỗi ngày có 4 phụ nữ bị đánh
chết.
- Ở Bang New South Wales, Úc, 1 trên 4 trường hợp giết người xảy ra giữa vợ và
chồng.
• Xu hướng thích con trai dẫn đến giết bào thai gái.
• Tệ cắt bỏ một phần bộ phận sinh dục nữ. Ước lượng trên toàn thế giới có 85
triệu phụ nữ, phần lớn ở các nước châu Phi, là nạn nhân của tệ nạn này.

Hậu quả của bạo hành đối với phụ nữ rất nặng nề :

Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe (thể chất và tâm thần) của phụ nữ rất lớn.

Ảnh hưởng đến con cái : những trẻ bị lạm dụng tình dục khi lớn lên thường gặp
nhiều khó khăn về tâm lý.

* Bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình là một vi phạm nghiêm trọng quyền phụ
nữ (1986 : Hội đồng kinh tế và xã hội của LHQ nhận định), do đó, bảo vệ phụ nữ
chống lại bạo lực là 1 quyền.

* Phụ nữ không biết những quyền của mình, những quyền có thể giúp họ tự vệ,
chống lại những tập tục đàn áp phụ nữ của xã hội.

Các NGO là những tổ chức tiên phong phổ biến cho phụ nữ biết quyền của họ, và
yểm trợ họ khiếu nại trước Tòa án.

Ví dụ : Hội LHPN ở Bắc Kinh đã rất quan tâm đến bạo hành trong các gia đình 2-3
thế hệ (2/3 gia đình ở Trung Quốc thuộc dạng này). Hội đã tổ chức nhiều lớp tập
huấn về luật.

38
2. Hiếp dâm :

Hiếp dâm là một loại bạo hành đặc biệt đối với phụ nữ. Mặc dù hành động hiếp
dâm đã tồn tại từ lâu và không thay đổi, nhưng những cách nhìn nhận vấn đề đã
thay đổi.

Trong quá khứ, trong nhiều xã hội, hiếp dâm là một hành động tấn công vào danh
dự gia đình và vào “vật sở hữu” của người đàn ông. Người cha và người chồng là
những đối tượng bị (xúc phạm) hại, còn người phụ nữ có thể bị trừng phạt vì đã
làm ô nhục gia đình.

Sau đó, hiếp dâm được giải thích như một hành động không kiểm soát được. Đó là
một hành động cần được trừng phạt, nhưng vẫn còn được lý giải trên quan điểm của
nam giới.

Gần đây (vài thập niên), đã có sự thay đổi : hiếp dâm được xem như là một hành
động thực hiện quyền lực của mình, một hành động bạo lực vi phạm sự toàn vẹn
thân thể, một sự vi phạm vào 1 quyền căn bản của con người, đó là “sự an toàn
của thân thể”. Như vậy, đã có sự thay đổi : hiếp dâm được xem xét từ quan điểm
của người bị hại.

Có thể đó là lý do khiến người ta tố cáo các trường hợp hiếp dâm nhiều hơn
trước, nhưng cũng chỉ được 1/10 số trường hợp (9/10 không được tố cáo)

Các nghiên cứu ở một số nước Châu Á cho thấy số trường hợp hiếp dâm phát triển.

3. Mại dâm :

Một dạng bạo lực gắn với mại dâm (hoạt động chỉ liên quan đến phụ nữ), đó là sự
bóc lột kẻ yếu thế bởi những kẻ mạnh hơn : ma cô, tú bà, du khách đến từ nướ
giàu, người giàu.

Hậu quả về sức khỏe : đã được phân tích nhiều trong các tài liệu về an sinh xã
hội.

4. Xung đột vũ trang :

Bạo lực trên quy mô lớn : có ít nhất 200 cuộc xung đột từ sau chiến tranh II.

- Phụ nữ bị chế, hãm hiếp (một cách trả thù của nam giới phe đối phương), tra
tấn, đàn áp chính trị.

Chiến lược xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ :

39
• Phát triển địa vị của phụ nữ, công nhận quyền con người của phụ nữ.
• Tìm hiểu và nêu đầy đủ hơn tình trạng bạo lực đối với phụ nữ.
• Giáo dục trẻ em nam và nữ về bình đẳng nam nữ, tôn trọng nhân quyền của mọi
người, và có những phương cách không bạo động để giải quyết các xung đột.
• Thay đổi luật : tăng cường trừng phạt đối với bạo lực.
• Làm cho các giới hữu trách, luật gia, nhà giáo, công nhân… hiểu tầm quan trọng
của vấn đề.
• Đấu tranh với những hủ tục : chôn vợ, hồi môn, cắt bỏ bộ phận sinh dục của phụ
nữ…
• Làm cho công chúng thay đổi thái độ, không dễ dãi với những hình thức bạo
hành.

CHƯƠNG VII

TĂNG QUYỀN LỰC CHO PHỤ NỮ

I. Khái niệm tăng quyền lực

Từ “Tăng quyền lực” được dùng ngày càng rộng rãi nhưng ít khi được định nghĩa –
Ngay trước khi dùng từ này, phụ nữ đã nói nhiều đến việc tăng sự kiểm soát (làm
chủ) đối với đời sống của họ, và tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến họ
ở trong gia đình và trong cộng đồng, trong các chính sách quốc gia và quốc tế.

Như vậy, tăng quyền lực là đạt thêm sự kiểm soát, tham gia và quyết định. Gần
đây, từ này đã đi vào trong từ vựng của các tổ chức phát triển.

Tăng quyền lực là một quá trình cả ở bình diện cá nhân lẫn tập thể. Tăng quyền
lực cho phụ nữ cần được xem xét qua các yếu tố sau (có mối liên hệ hỗ tương) :

• Xây dựng ý thức về tình trạng của phụ nữ, sự phân biệt đối xử, quyền lợi và cơ
hội để tiến tới bình đẳng giới. Nhận thức tập thể của cả nhóm sẽ giúp có ý thức
về bản sắc của nhóm và khả năng làm việc như một nhóm.
• Phát triển khả năng và kỹ năng, đặc biệt là khả năng hoạch định, ra quyết
định, tổ chức và quản lý các hoạt động, giao tiếp với dân chúng và các tổ chức.
• Tham gia và kiểm soát nhiều hơn, có quyền quyết định cao hơn trong gia đình,
cộng đồng và xã hội.
• Hành động để đem lại bình đẳng nhiều hơn giữa nam và nữ.

Tóm tắt lại, tăng quyền lực là một quá trình xây dựng nhận thức và khả năng để
đi đến một sự tham gia lớn hơn, quyền quyết định và kiểm soát lớn hơn và đi đến
những hành động để thay đổi tình hình.

40
Phát triển là sự tiếp cận ngày càng tăng với các nguồn lực và phúc lợi ngày
càng được cải thiện. Quá trình phát triển lôi cuốn các thành viên trong nhóm đối
tượng trở thành những người tham gia trong quá trình này, không chỉ thụ động
hưởng những thành quả của dự án mà còn tăng cường khả năng của họ để giải quyết
những vấn đề của chính họ. Để đạt được một định nghĩa thực sự hữu ích về vấn đề
phát triển phụ nữ, cần kết hợp khái niệm về bình đẳng giới với khái niệm nâng
cao quyền lực cho phụ nữ để họ tham gia vào quá trình phát triển.

Tăng quyền lực cho phụ nữ sẽ là những phương tiện để khắc phục những trở ngại
đối với sự bình đẳng của phụ nữ.

II. Chiến lược tăng quyền lực cho phụ nữ :

5 cấp độ tăng quyền lực cho phụ nữ :

Trọng tâm của sơ đồ các bước tăng quyền lực cho phụ nữ dựa tên lập luận cho
rằng sự phát triển của phụ nữ có thể được xem xét theo 5 cấp độ bình đẳng từ
thấp đến cao mà ở mỗi cấp độ thì tăng quyền lực là yếu tố chính – 5 cấp độ đó là
: phúc lợi, tiếp cận, nhận thức, tham gia và kiểm soát.

1. Phúc lợi là cấp độ đầu tiên, chỉ nêu ra những nhu cầu cơ bản của phụ nữ mà
không đặt vấn đề cải tiến cơ cấu hiện hữu, giải quyết những nguyên nhân đưa đến
nhu cầu các dịch vụ an sinh, phúc lợi. Ở cấp độ này, phụ nữ chỉ là người thụ
hưởng các phúc lợi một cách thụ động.
2. Tiếp cận là cấp độ thứ hai, có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho phụ nữ đạt
được nhiều tiến bộ. Phụ nữ có quyền bình đẳng trong các cơ hội tiếp cận, sử dụng
các nguồn tài nguyên như đất đai, vốn, giáo dục, đào tạo. Con đường dẫn đến tăng
quyền lực được bắt đầu khi nào phụ nữ nhận ra rằng họ còn thiếu điều kiện tiếp
cận và sử dụng các nguồn tài nguyên, và sự thiệt thòi này là một trở ngại ngăn
cản phụ nữ phát triển hoặc tham gia vào tiến trình tăng quyền lực.
3. Nhận thức là một giai đoạn có tầm quan trọng đặc biệt trong sơ đồ các bước
tăng quyền lực cho phụ nữ. Để phụ nữ tham gia tích cực vào các hoạt động tiến
đến bình đẳng giới, thu hẹp khoảng cách giữa nam và nữ giới, cần nhận rõ rằng
tình trạng bất bình đẳng này có nguồn gốc từ sự phân biệt đối xử trong cơ cấu xã
hội và trong các thiết chế xã hội. Phụ nữ cũng cần nhận thức rằng vai trò mà họ
thường đảm nhiệm đôi lúc lại tăng cường hệ thống hiện hữu, nghĩa là duy trì tình
trạng bất bình đẳng giới và hạn chế sự phát triển của phụ nữ.
4. Tham gia là giai đoạn mà phụ nữ cùng tham gia quyết định bình đẳng với nam
giới. Tuy nhiên, để đạt đến giai đoạn này thì phụ nữ cần huy động lực lượng.
Bằng cách tự tổ chức và cùng nhau hợp tác trong các hoạt động, phụ nữ sẽ được
tăng quyền lực nhờ tăng cường sự tham gia của mình vào các tổ chức, điều này sẽ
dẫn đến sự gia tăng quyền kiểm soát của phụ nữ.
5. Kiểm soát là giai đoạn cao nhất trong các cấp độ bình đẳng và tăng quyền lực.

41
Mối tương quan về quyền lực giữa nam và nữ giới là bình đẳng, không có tình
trạng giới này thống trị giới kia. Đến giai đoạn này, người phụ nữ có quyền
quyết định về bản thân mình, về cuộc sống của con cái và đóng một vai trò tích
cực trong tiến trình phát triển. Ở một mức độ cao hơn nữa là những đóng góp của
phụ nữ được hoàn toàn thừa nhận.

Sử dụng sơ đồ tăng quyền lực cho phụ nữ, những người xây dựng dự án phát triển
có thể xác định các hoạt động của dự án hay chương trình của mình bao gồm các
giai đoạn nào trong sơ đồ tăng quyền lực, từ đó có biện pháp can thiệp để giúp
cho phụ nữ tiến đến giai đoạn cao hơn trong tiến trình bình đẳng và tăng quyền
lực.

III. Tiếp cận, sử dụng và kiểm soát các nguồn tài nguyên và phúc lợi.

Các hoạt động sản xuất, tái sản xuất và cộng đồng đều cần sử dụng tài nguyên.
Thực hiện các hoạt động và sử dụng tài nguyên sẽ đem lại phúc lợi cho cá nhân,
gia đình và cộng đồng. Các dự án phát triển theo quan điểm giới đòi hỏi phải chú
ý đến sự tiếp cận của phụ nữ đối với các nguồn lực cần thiết cho công việc của
họ, chú ý đến quyền kiểm soát của phụ nữ đối với các nguồn tài nguyên, cũng như
đối với các phúc lợi được sản sinh ra từ các hoạt động.

Các nguồn tài nguyên bao gồm :

• Tài nguyên kinh tế phục vụ cho sản xuất như : đất đai, máy móc trang thiết bị,
lao động, vốn, chuyên môn tay nghề, cơ hội có việc làm và thu nhập.
• Tài nguyên chính trị : các tổ chức đại diện cho giới, lãnh đạo, giáo dục,
thông tin, uy tín, lòng tự tin.
• Thời gian là một tài nguyên quý báu và thường thiếu hụt đối với phụ nữ
• Phúc lợi có thể bao gồm : đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho phụ nữ như ăn, mặc,
ở, thu nhập, sở hữu tài sản, học tập và đào tạo.

Tình trạng lệ thuộc của phụ nữ có thể hạn chế sự tiếp cận và kiểm soát của họ
đối với phúc lợi và các nguồn tài nguyên. Trong một số trường hợp, phụ nữ có
quyền tiếp cận có cơ hội sử dụng nhưng không có quyền kiểm soát (khả năng quyết
định việc sử dụng tài nguyên, phúc lợi và làm cho người khác thực hiện quyết
định đó) – Ví dụ : Ở một số nước, phụ nữ có thể sử dụng đất đai nhưng không có
quyền sở hữu đất đai, do đó không có quyền kiểm soát lâu dài.

Bị hạn chế trong tiếp cận và sử dụng, hạn chế về thời gian có thể làm cho phụ
nữ bị giảm hạn chế khả năng tham gia và thụ hưởng những thành quả của phát
triển, đặc biệt là ở cấp độ ra quyết định.

IV. Tham gia :

42
1. Tại sao sự tham gia của phụ nữ lại quan trọng?

• Không có dân chủ thật sự, không có sự tham gia thật sự của người dân vào sự
phát triển nếu không có sự tham gia bình đẳng của nam và nữ vào mọi lãnh vực của
cuộc sống và vào tất cả các cấp ra quyết định.
• Mục tiêu của phát triển không thể đạt được nếu không có sự tham gia của phụ nữ
vào :
- Xác định mục tiêu.
- Tiến trình phát triển.
• Sự tham gia của phụ nữ sẽ góp phần thay đổi thế giới chúng ta đang sống vì
hướng trọng tâm đến những thành phần bị thiệt thòi nhất như phụ nữ, trẻ gái, làm
cho xã hội đáp ứng đúng hơn nhu cầu của tất cả mọi thành phần dân cư.

2. Sự tham gia của phụ nữ được xem xét trên 2 bình diện :

- Định tính
- Định lượng

• Trong quá khứ, thường có xu hướng đo lường định lượng : chú ý đến số người
tham gia, mà không chú ý xem chất lượng, xem họ có tham gia vào tiến trình ra
quyết định không.

Ví dụ : Trong các phong trào công nhân, phụ nữ tham gia rất nhiều, nhưng rất ít
ở cấp lãnh đạo.

Ngày nay, trọng tâm đã chuyển từ định lượng sang định tính, sự tham gia được
định nghĩa trên một nền tảng rộng hơn. Theo Phúc trình về Phát triển con người
1993 do UNDP soạn :

Tham gia có nghĩa là người dân được hội nhập vào các tiến trình kinh tế, xã
hội, văn hóa, chính trị có ảnh hưởng đến đời sống của họ. Người dân có thể trực
tiếp, hoặc gián tiếp kiểm soát các quá trình này, điều quan trọng là người dân
luôn luôn được tiếp cận với quyền lực và với sự ra quyết định. Trong nghĩa đó,
tham gia là một yếu tố trọng yếu của sự phát triển con người.

3. Các hình thức của tham gia

Báo cáo của UNDP xác định 4 hình thức tham gia :

- Trong gia đình


- Kinh tế
- Văn hóa – xã hội
- Chính trị
Liên quan lẫn nhau ở nhiều mức độ

43
Mỗi người có thể tham gia bằng nhiều cách, ở nhiều mức độ :
Ví dụ : - Trong đời sống kinh tế, với tư cách là người sản xuất
người tiêu dùng
người chủ, nhà quản lý
hoặc người lao động
- Trong đời sống xã hội :
+ một thành viên của gia đình
+ một thành viên của cộng đồng
+ một thành viên của một thành phần dân tộc, nghề nghiệp
- Trong đời sống chính trị :
+ cử tri
+ thành viên của 1 chính đảng

3.1. Sự tham gia trong gia đình : có khi là nơi duy nhất mà phụ nữ tham gia.

Phụ nữ : chịu trách nhiệm về an sinh của gia đình, nhưng không phải lúc nào
cũng bình đẳng trong quyết định và quản lý thu nhập, chỉ tiêu, nhất là khi tiền
do chồng làm ra.

Địa vị phụ nữ trong gia đình có tác động đến vai trò, địa vị của họ trong xã
hội : vị trí thứ yếu trong gia đình thường ngăn trở họ trực tiếp tham gia ngoài
xã hội. Do đó, giảm bất bình đẳng trong gia đình là hết sức quan trọng cho sự
tham gia của phụ nữ ngoài xã hội :

- Phụ nữ có quyền kiểm soát trong gia đình nhiều hơn.


- Chồng và vợ chia sẻ công việc và trách nhiệm.

3.2. Sự tham gia trong kinh tế :

Sự tham gia của phụ nữ trong kinh tế đã tăng lên, nhưng vần còn nhiều bất bình
đẳng trong quyền và cơ hội làm việc, thù lao, và sự thừa nhận vai trò của phụ nữ
trong lãnh đạo kinh tế : ít phụ nữ trong cương vị quản lý.

Trở ngại : - 2 gánh nặng


- Việc nhà không được trả lương, không được xem là có đóng góp vào nền kinh
tế

Những trở ngại đó tác động đến lòng tự tin và sự tự đánh giá mình. Sự tham gia
vào đời sống kinh tế là cơ sở cho lòng tự trọng và phẩm giá của mỗi người, là
những thuộc tính cần có để con người tham gia vào mọi mặt của đời sống.

3.3. Sự tham gia vào đời sống văn hóa, xã hội:

44
Phụ nữ tham gia vào đời sống thông qua :

- Các hội đoàn


- Nhóm tôn giáo
- Các tổ chức xã hội khác

Trong các xã hội kỳ thị phụ nữ, sự tham gia này rất hạn chế.

Trong nhiều xã hội, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động văn hóa
của cộng đồng : ca múa, lễ nghi…

3.4. Tham gia chính trị: có nhiều hình thức :

- Cử tri
- Quản lý chính quyền
- Tham gia các tổ chức, hội đoàn như một tập thể
- Dù đã tranh đấu rất nhiều cho quyền ứng cử, phụ nữ ngày nay chỉ chiếm 10% số
đại biểu quốc hội trung bình cho toàn thế giới, một tỷ lệ ít hơn trong hàng
nguyên thủ quốc gia.
- Phụ nữ tham gia hội đoàn đã có từ lâu, và đã phát triển mạnh trong 2 thập niên
vừa qua, đã có tầm ảnh hưởng thông qua các phong trào làm thay đổi xã hội.

4. Các mức độ của tham gia

Có thể đặt các câu hỏi sau để khảo sát sự tham gia :

- Tính chất của sự tham gia của nữ giới và của nam giới trong các hoạt động hay
dự án phát triển.
- Tính chất của phúc lợi mà nam hay nữ giới được nhận ?
- Phụ nữ là tác nhân phát triển đến mức độ nào ở mỗi giai đoạn của sự tham gia
vào dự án, vào việc lập chính sách và thi hành chính sách?

Một mục tiêu quan trọng của chiến lược phụ nữ trong phát triển (WID) là tăng
cường sự tham gia của phụ nữ với tư cách là người tham gia thực hiện, người thụ
hưởng và tác nhân tích cực. Tuy nhiên, cần có những mục tiêu rõ ràng hơn cho sự
tham gia và thụ hưởng phúc lợi, cũng như về tính chất của vai trò của tác nhân
phát triển. Cho đến nay, kinh nghiệm cho thấy phụ nữ đã tham gia vào nhiều dự án
phát triển ở mức độ người thụ hưởng và người tham gia thực hiện, nhưng điều kiện
sống của họ không được cải thiện mấy, và vị trí của họ hầu như không thay đổi
gì. Nếu chỉ là tác nhân tích cực trong một dự án nhỏ dành riêng cho phụ nữ chưa
thể là điều kiện đủ để giúp cho phụ nữ trở thành tác nhân có đầy đủ khả năng
tham gia vào tiến trình phát triển ở quy mô lớn hơn, chính quy hơn.

Mức độ tham gia : có thể có 4 mức độ chính :

45
Người tiếp nhận một cách thụ động sự giúp đỡ, dịch vụ, hay vật chất từ bên
ngoài, mà không có điều kiện tác động vào việc hoạch định hay tiếp tục các hoạt
động này.

Thực hiện các hoạt động do người khác đề ra, ví dụ : cung ứng ngày công, đi
khám bệnh ở bệnh viện.

Được hỏi ý kiến về các khó khăn hay nhu cầu, nhưng không nhất thiết được hỏi ý
kiến về bối cảnh chung, về các giải pháp.

Được tăng quyền lực để người dân tự tổ chức, nêu nhu cầu, kế hoạch, giải pháp
và lấy trách nhiệm thực hiện các dự án phát triển.

Cách tiếp cận giới và phát triển nhắm đến giai đoạn cao nhất của sự tham gia
của cả nam và nữ vào các hoạt động phát triển.

Người thụ hưởng phúc lợi : Một số nhu cầu thiết thực của phụ nữ có thể được đáp
ứng trong ngắn hạn, nhưng những lợi ích lâu dài thì quan trọng hơn, nếu phụ nữ
tăng được khả năng ra quyết định và nâng cao địa vị của mình.

Tác nhân tích cực của phát triển : mục tiêu của cách tiếp cận giới và phát
triển là phát huy năng lực của phụ nữ để họ trở thành tác nhân của phát triển :
phụ nữ là người lập kế hoạch, nhà quản lý, nhà tổ chức, tư vấn, tham gia lãnh
đạo, nhà giáo dục… ở mọi cấp độ của các chương trình, dự án – Chuyển biến từ
hoàn cảnh bị lệ thuộc, thành tác nhân của phát triển là một quá trình dài, khó
khăn, phải qua nhiều giai đoạn chuyển tiếp từ thấp đến cao, và cần được triển
khai đồng thời.

* Sơ đồ các giai đoạn của quá trình tham gia

Xây dựng, thực hiện và đánh giá các giải pháp


Được hỏi ý kiến
Thực hiện những hoạt động do người khác đề ra
Nhận phúc lợi

CHƯƠNG VIII

PHÂN TÍCH GIỚI

I. Phân tích giới

46
1. Phân tích giới là gì?

Phân tích giới là phương pháp thu thập và xử lý thông tin về các hoạt động của
nam giới và nữ giới trong một dự án hay một cộng đồng, một vùng.

2. Tại sao chúng ta cần phân tích giới?

Phân tích giới giúp xác định sự phân công lao động theo giới, những tác động
tích cực cũng như tiêu cực của các dự án phát triển đối với nam giới và nữ giới.
Những thông tin về tác động khác nhau của dự án đối với nam và nữ giúp cho những
người lập dự án có thể điều chỉnh mục tiêu, sử dụng những phương pháp thích hợp
để dự án có thể đem lại những hiệu quả tốt nhất cho cả nam lẫn nữ giới.

3. Ai tiến hành phân tích giới?

Dùng phương pháp tham gia, những người lập dự án cùng tiến hành với dân trong
vùng dự án.

4. Khi nào thì tiến hành phân tích giới?

Ở tất cả các giai đoạn của chu trình dự án, đặc biệt là ở các giai đoạn sau :

• Phân tích hiện trạng : mục đích là nhằm đạt được thông tin cập nhật về sự phân
công lao động theo giới, để đo lường tác động của dự án và xác định các vấn đề
cần nêu ra.
• Thiết kế dự án : mục đích là đưa các vấn đề giới vào mọi hoạt động của dự án
và bảo đảm rằng phụ nữ không bị thiệt thòi.
• Giám sát và đánh giá dự án : mục đích là để theo dõi việc sử dụng các nguồn
tài nguyên, kết quả và tác động của dự án đối với nam và nữ giới, bảo đảm không
có những tác động tiêu cực bất ngờ.

II. Các khái niệm sử dụng trong phân tích giới :

Để phân tích một dự án, theo quan điểm giới, ta cần xem xét 2 khái niệm chính :

• Ai là đối tượng của dự án


• Những tài nguyên của dự án là gì?

1. Đối tượng của dự án là những người hoặc nhóm người mà các hoạt động của dự án
tác động đến. Những người này có thể chịu tác động trực tiếp của dự án, hay là
gián tiếp (dân ở ngoài dự án nhưng chịu tác động của dự án).

Ta cần phân tích các đặc điểm kinh tế – xã hội của nhóm đối tượng :

47
• Giới tính : nam, nữ
• Tuổi : 3 nhóm : trẻ, trong tuổi lao động, trên tuổi lao động.
• Dân tộc
• Địa vị xã hội : lãnh đạo, cán bộ, dân thường
• Mức sống : nghèo, trung bình, giàu

2. Sử dụng và kiểm soát các nguồn tài nguyên. (Như đã nêu trước đây)

III. Sơ đồ phân tích giới Havard

Sơ đồ này bao gồm ba thành phần chính :

- Các hoạt động của dự án : trả lời câu hỏi : “ai làm gì?”
- Sử dụng và kiểm soát tài nguyên và lợi ích.
- Các nhân tố tác động một cách khác nhau đến giới nam và giới nữ.

1. HOẠT ĐỘNG CỦA GIỚI

Hoạt động sản xuất Phụ nữ / trẻ gái Nam giới / trẻ nam
A. Hoạt động sản xuất
- Nông nghiệp
Hoạt động 1 (vd : cày bừa)
Hoạt động 2 (vd : gieo mạ)
- Hoạt động tăng thu nhập
Hoạt động 1 (đan mây tre)
Hoạt động 2 (bán chè)
- Việc làm
Việc làm 1 (công nhân dệt)
Việc làm 2 (vd : thợ máy)
- Các hoạt động khác
B. Hoạt động tái sản xuất
Lấy nước
Kiếm chất đốt
Nấu cơm
Chăm sóc con
Giặt áo quần
Đi chợ…

2. TIẾP CẬN VÀ KIỂM SOÁT

Tiếp cận Kiểm soát


Nữ Nam Nữ Nam
A. Tài nguyên
- Đất đai

48
- Thiết bị
- Lao động
- Tiền, vốn
- Đào tạo, huấn luyện…
B. Phúc lợi
- Thu nhập
- Quyền sở hữu tài sản, đất
- Các nhu cầu cơ bản
- Học tập
- Quyền chính trị…

3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

Ảnh hưởng Cơ hội Trở ngại


Chính trị
Kinh tế
Văn hóa
Giáo dục
Môi trường
Luật pháp
Quốc tế…

BẢNG PHÂN TÍCH PHÂN CÔNG


LAO ĐỘNG THEO GIỚI

Khi tìm hiểu một cộng đồng hoặc một địa bàn, ta có thể dùng bảng sau đây để
liệt kê và phân tích các hoạt động của nam giới và nữ giới. Có thể ước lượng
theo tỷ lệ % khối lượng công việc của nam giới và của nữ giới trong từng hoạt
động. Trong cột cuối cùng, cho biết đó là việc thường xuyên hàng ngày hay theo
mùa.

Địa bàn :
Nhóm đối tượng :

Hoạt động Phụ nữ làm Nam giới làm Lúc nào/Bao lâu
1. Hoạt động sản xuất (kinh tế)

2. Hoạt động tái sản xuất

49
3. Ra quyết định

4. Hoạt động cộng đồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2. ROSEMARY AGONITO, History of Ideas on Woman, Nxb G.P. Putnam’s Sons, New
York, 1977.
3. TRẦN THỊ VÂN ANH, LÊ NGỌC HÙNG, Phụ nữ, giới và phát triển, NXB Phụ nữ,
1996.
4. GLORIA BOWLES, RENATE DUELLI KLEIN, Nghiên cứu phụ nữ, lý thuyết và
phương
pháp, NXB Phụ nữ, 1996.
5. CANADIAN COUNCIL FOR INTERNATIONAL COOPERATION, Two Halves
Make a Whole,
Ottawa 1991.
6. SIMONE DE BEAUBVOIR, Giới nữ, bản dịch, 1996.
7. DESAI JAIKISHAN, Việt Nam qua lăng kính giới, báo cáo tóm tắt, UNDP, Hà Nội
1995.
8. HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ, UNICEF, UNDP, Tài liệu tập huấn về giới, Hà Nội, 1996.
9. MARILEE KARL, Women and Empowerment, Zed Books Ltd, UN Non
Gouvernmental
Liaison Service, 1995.
10. CAROLINE O.N. MOSER, Kế hoạch hóa về giới và phát triển, Nhà xuất bản Phụ
nữ, 1996.
11. NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ, Hồ Chủ Tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ, 1976.
12. KATARINA TOMASEVSKI, Women and Human Rights, Zed Books Ltd, UN Non
Gouvernmental Liaison Service, 1993.

PHỤ LỤC 1

CÔNG ƯỚC VỀ XÓA BỎ


MỌI HÌNH THỨC PHÂN BIỆT
ĐỐI XỬ VỚI PHỤ NỮ

50
CONVENTION ON THE ELIMINATION
OF ALL FORMS OF
DISCRIMINATION AGAINST WOMEN

(CEDAW)

Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của


Phụ nữ Việt Nam dịch và xuất bản

LỜI GIỚI THIỆU


***

Ngày 18/12/1979, Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
đã được Đại Hội Đồng Liên hợp quốc phê chuẩn. Ngày 3/9/1981, sau khi nước thứ 20
thông qua, Công ước này bắt đầu có hiệu lực như một Hiệp ước quốc tế. Vào dịp kỷ
niệm 10 năm ngày ra đời của Công ước – năm 1989, gần 100 quốc gia đã cam kết
thực hiện các điều khoản của Công ước này.

Chính phủ Việt Nam ký Công ước ngày 29/7/1980 và Quốc Hội phê chuẩn ngày
19/3/1982.

Công ước là đỉnh cao của hơn 30 năm đấu tranh của Ủy ban về Địa vị phụ nữ của
Liên hợp quốc. Ủy ban được thành lập năm 1946 nhằm giám sát địa vị và nâng cao
quyền lợi của phụ nữ. Hoạt động của Ủy ban chính là công cụ đem lại ánh sáng cho
các Châu lục, ở những nơi mà phụ nữ không được bình quyền như nam giới. Những nỗ
lực này vì sự tiến bộ của phụ nữ đã đưa ra một số tuyên bố và quy ước trong đó

51
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ là một vấn đề trung
tâm và là văn kiện toàn diện nhất.

Trong số các Công ước quốc tế về nhân quyền, thì Công ước này chiếm một vị trí
quan trọng trong việc đưa một nửa phần nhân loại là phụ nữ tới mục tiêu đấu
tranh vì quyền con người. Linh hồn của Công ước được xây dựng trong các mục tiêu
của Liên Hợp Quốc : Khẳng định lại sự tin tưởng vào các quyền cơ bản, vào nhân
cách và trị giá của con người, vào quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Văn kiện này
giải thích rõ ý nghĩa của sự bình đẳng và chỉ ra phương cách giành được quyền
bình đẳng ra sao. Bằng cách đó, Công ước không chỉ thiết lập dự luật quốc tế về
quyền phụ nữ, mà còn đưa ra kế hoạch hành động phù hợp với các nước để đạt được
những quyền lợi đó.

Trong lời nói đầu, Bản Công ước thừa nhận một cách rõ ràng là “Sự phân biệt đối
xử với phụ nữ ở khắp nơi vẫn còn tồn tại” và nhấn mạnh rằng sự phân biệt đối xử
này “vi phạm các nguyên tắc về quyền bình đẳng, xúc phạm tới phẩm giá con
người”. Như đã nêu ở Điều I, sự phân biệt đối xử được hiểu là “bất kỳ sự phân
biệt, loại trừ, hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính… trong chính trị, kinh tế,
xã hội, văn hóa, dân sự và các lĩnh vực khác”. Bản Công ước khẳng định rõ một
nguyên tắc bình đẳng phù hợp với nhu cầu tham gia của các quốc gia để có được
tất cả các biện pháp thích hợp, bao gồm cả pháp luật, bảo đảm sự tiến bộ và phát
triển toàn diện của phụ nữ, với mục đích bảo đảm cho phụ nữ được thực hiện và
thụ hưởng quyền con người và tự do cơ bản trên cơ sở được bình đẳng với nam giới
(Điều 3).

Trình tự các vấn đề về sự bình đẳng được ghi rõ ở 14 điều tương ứng. Trong cách
tiếp cận này, Bản Công ước cũng đề cập tới mọi khía cạnh về tình hình của phụ
nữ. Quyền công dân và địa vị hợp pháp của phụ nữ được đưa ra một cách chi tiết.
Hơn nữa, không giống như các Hiệp ước khác về nhân quyền, Bản Công ước cũng đề
cập tới khía cạnh sinh con cũng như sự tác động của các nhân tố văn hóa lên quan
hệ giới…

Vấn đề quyền lợi hợp pháp của phụ nữ được quan tâm rộng rãi nhất. Các quyền lợi
cơ bản nói trên về tham chính không hề giảm đi kể từ khi Công ước về quyền tham
chính của phụ nữ được thông qua vào năm 1952. Bởi vậy, các điều khoản này được
tuyên bố lại một cách rõ ràng hơn trong điều 7 của văn kiện này, nhờ đó phụ nữ
được đảm bảo quyền bầu cử, tham gia lãnh đạo cơ quan Nhà nước và quyền thực thi
các trách nhiệm xã hội của mình. Điều này bao gồm cả quyền bình đẳng của phụ nữ
được đại diện đất nước mình ở cấp quốc tế. (Điều 8). Bản Công ước về quyền hôn
nhân với người nước ngoài – đã thông qua năm 1957 – được tổng hợp trong Điều 9
nhằm nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ, không tính đến tình trạng hôn nhân. Do
vậy, Bản Công ước này chỉ ra một thực tế là địa vị hợp pháp của người phụ nữ đã
bị gắn chặt vào hôn nhân làm cho họ bị phụ thuộc vào quốc tịch của người chồng
hơn là quyền lợi cá nhân của chính mình. Các Điều 10, 11 và 13 tuần tự từng mục,

52
khẳng định quyền lợi của phụ nữ được bình đẳng trong giáo dục, việc làm, trong
kinh tế và trong các hoạt động xã hội. Những đòi hỏi nêu trên được đặt biệt nhấn
mạnh đối với hoàn cảnh phụ nữ nông thôn, mà sự đấu tranh và đóng góp kinh tế vì
sự sống còn một cách đáng kể của họ được đề cập trong Điều 14, được khẳng định
rõ hơn trong việc hoạch định chính sách. Điều 15 yêu cầu sự bình đẳng toàn diện
cho phụ nữ trong lĩnh vực dân sự và kinh doanh, đòi hỏi mọi phương thức trực
tiếp làm hạn chế khả năng hợp pháp của phụ nữ “sẽ bị coi là vô giá trị và không
có hiệu lực thi hành”. Cuối cùng, trong Điều 16, Bản Công ước trở lại vấn đề
quan hệ hôn nhân và gia đình, đòi quyền bình đẳng và nghĩa vụ của phụ nữ và nam
giới trong việc lựa chọn vợ hoặc chồng, làm cha mẹ, quyền cá nhân và làm chủ mọi
tài sản của mình.

Ngoài vấn đề quyền công dân, Bản Công ước cũng dành mối quan tâm lớn tới vấn đề
sống còn của phụ nữ, đó là quyền sinh con của họ. Lời mở đầu Công ước tuyên bố
rằng vai trò của phụ nữ trong việc sinh con không thể là nền tảng của sự phân
biệt đối xử. Mối ràng buộc giữa phân biệt đối xử và vai trò sinh con của phụ nữ
là một vấn đề thường xuyên được lặp đi lặp lại trong Bản Công ước này. Ví dụ,
trong Điều 5, Công ước thừa nhận sự hiểu biết đúng đắn nghĩa vụ làm mẹ như một
chức năng xã hội và đòi hỏi cả 2 giới phải chia sẻ trách nhiệm một cách đầy đủ
trong việc nuôi con. Bởi vậy, các dự luật về bảo vệ bà mẹ và chăm sóc trẻ em
được tuyên bố như những quyền cốt yếu và được hợp nhất trong mọi vấn đề của Công
ước, kể cả những vấn đề liên quan đến công ăn việc làm, luật hôn nhân gia đình,
chăm sóc sức khỏe hay giáo dục. Nghĩa vụ xã hội cũng thúc đẩy các loại hình dịch
vụ xã hội, đặc biệt là điều kiện chăm sóc trẻ em, điều này cho phép mỗi người có
thể kết hợp trách nhiệm gia đình với công việc cơ quan và với việc tham gia công
tác xã hội. Các biện pháp đặc biệt về bảo vệ bà mẹ được đưa ra và “sẽ không bị
coi là sự phân biệt đối xử” (Điều 4). Bản Công ước cũng khẳng định quyền quyết
định sinh con. Đặc biệt, đó cũng là hiệp ước về quyền con người duy nhất đề cập
đến vấn đề kế hoạch hóa gia đình. Nghĩa vụ tham gia của các quốc gia bao gồm cả
tư vấn về kế hoạch hóa gia đình trong quá trình giáo dục (Điều 10.h) và gồm cả
việc cũng cố luật hôn nhân gia đình nhằm bảo vệ quyền phụ nữ được quyết định một
cách có trách nhiệm và tự nguyện về số lượng con và khoảng cách giữa 2 lần sinh,
có quyền tiếp cận với thông tin, giáo dục, nghĩa là tạo điều kiện cho họ có thể
thực hiện những quyền này (Điều 16.e).

Sức mạnh tổng hợp thứ ba của Bản Công ước này là nhằm tăng cường sự hiểu biết
của chúng ta về việc thừa nhận các quyền con người, cũng như đem lại sự nhận
thức đúng đắn về ảnh hưởng của văn hóa và truyền thống đến sự hưởng thụ bị hạn
chế của phụ nữ về những quyền cơ bản của chính mình. Điều này được định hướng
theo các khuôn mẫu, tập quán và các tiêu chuẩn dẫn tới sự đa dạng ngày càng tăng
của luật pháp, chính trị và kinh tế làm kìm hãm sự tiến bộ của phụ nữ. Nhận thức
được mối quan hệ tương hỗ này, lời mở đầu của Bản Công ước nhấn mạnh rằng : Sự
thay đổi vai trò truyền thống của nam giới cũng như của nữ giới trong gia đình
và ngoài xã hội là cần thiết để đạt được sự bình đẳng đầy đủ giữa nam và nữ. Cho

53
nên, việc tham gia Công ước của các quốc gia tựu trung ở nghĩa vụ và hành động
để hướng tới sự đổi mới các chuẩn mực văn hóa, xã hội, đạo đức cá nhân nhằm xóa
bỏ những thiên kiến, tục lệ và mọi thói quen khác bị lệ thuộc bởi tư tưởng hạ
đẳng hoặc thượng đẳng của giới này hay giới khác hay vai trò truyền thống của
nam giới và phụ nữ (Điều 5). Và Điều 10.c yêu cầu sửa đổi lại sách giáo khoa,
chương trình học tập và phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông với mục đích
loại trừ những khái niệm xưa cũ trong lĩnh vực giáo dục. Cuối cùng, mô hình văn
hóa mà trong đó định nghĩa quan hệ cộng đồng là quan hệ xã hội và gia đình của
nữ giới, là mục tiêu mạnh mẽ của toàn bộ dự luật của Công ước để khẳng định
trách nhiệm bình đẳng của cả hai giới và quyền bình đẳng của họ đối với vấn đề
giáo dục và việc làm. Nhìn chung, bản Công ước đã cung cấp một nguyên lý toàn
diện đối phó với những đòi hỏi đa dạng, đầy thử thách mà bản Công ước đã nêu ra
nhằm và chống lại sự phân biệt giới tính.

Ủy ban về loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) giám sát
việc thực hiện Công ước này. Các điểm hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động của Ủy
ban được nêu ra từ Điều 17 đến Điều 30 của Công ước. Ủy ban gồm có 23 chuyên gia
của các quốc gia khác nhau, được Chính phủ của họ đề cử và được các nước tham
gia bầu lên, là những người có uy tín cao về phẩm hạnh và thông thạo về lĩnh vực
được nêu trong Công ước.

Ít nhất 4 năm 1 lần, các nước tham gia Công ước này cần phải đệ trình Báo cáo
quốc gia cho Ủy ban, đưa ra các biện pháp mà họ đã thực hiện có hiệu quả các
điều khoản của Công ước. Trong các phiên họp thường kỳ của mình, các thành viên
của Ủy ban thảo luận về những Bản Báo cáo này với đại diện của các chính phủ và
cùng với họ xem xét tỷ mỉ mọi vấn đề cho chương trình hành động tiếp theo phù
hợp với hoàn cảnh của từng nước. Ủy ban cũng đưa ra những đề nghị cho các nước
tham gia Công ước về những vấn đề có liên quan tới việc xóa bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ.

Toàn văn của Công ước này được trình bày ở những trang sau.

CÔNG ƯỚC VỀ XÓA BỎ MỌI HÌNH THỨC


PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI PHỤ NỮ
*****

* Những Quốc gia tham gia Công ước này :

- Lưu ý rằng Hiến chương Liên Hợp Quốc khẳng định lại niềm tin vào các quyền cơ
bản của con người, nhân phẩm và giá trị của mỗi con người và các quyền bình đẳng
giữa nam và nữ.
- Lưu ý rằng Tuyên bố chung về Nhân quyền khẳng định nguyên tắc không thể chấp

54
nhận sự phân biệt đối xử và tuyên bố rằng mọi người sinh ra đều tự do và bình
đẳng về nhân phẩm và quyền lợi, và mọi người đều được hưởng mọi quyền lợi và tự
do ghi trong văn kiện ấy mà không có sự phân biệt nào, kể cả phân biệt về giới
tính.
- Lưu ý rằng các nước tham gia Công ước quốc tế về nhân quyền có nghĩa vụ bảo
đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong việc được hưởng các quyền về kinh tế,
xã hội, văn hóa, chính trị và dân sự.
- Xem xét các Công ước quốc tế đã được ký kết dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc
và các cơ quan chuyên môn nhằm đẩy mạnh việc thực hiện các quyền bình đẳng giữa
nam và nữ.
- Lưu ý đến các nghị quyết, tuyên bố, kiến nghị do Liên Hợp Quốc và các cơ quan
chuyên môn thông qua nhằm thúc đẩy sự bình đẳng về quyền lợi giữa nam và nữ.
- Tuy nhiên lo ngại rằng bất chấp những công cụ kể trên sự phân biệt đối xử với
phụ nữ vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi.
- Nhắc lại rằng, sự phân biệt đối xử với phụ nữ vi phạm các nguyên tắc về quyền
bình đẳng và sự tôn trọng phẩm giá con người, là một trở ngại đối với việc phụ
nữ tham gia bình đẳng với nam giới vào đời sống chính trị, xã hội và gia đình,
và gây khó khăn cho sự phát triển đầy đủ các khả năng tiềm tàng của phụ nữ trong
việc phục vụ đất nước và loài người.
- Lo ngại rằng trong tình trạng nghèo khổ, phụ nữ là những người bị thiệt thòi
nhiều nhất về ăn uống, sức khỏe, giáo dục, đào tạo, cơ hội có việc làm và các
nhu cầu khác.
- Tin tưởng rằng việc thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế mới dựa trên sự công
bằng và công lý sẽ góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy thực hiện quyền bình đẳng
nam nữ.
- Nhấn mạnh rằng việc thủ tiêu chủ nghĩa A-pác-thai, mọi hình thức của chủ nghĩa
phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, sự xâm lược, chiếm đóng,
thống trị của người nước ngoài, việc thủ tiêu sự can thiệp của nước ngoài vào
công việc nội bộ của các nước là hết sức cần thiết để nam cũng như nữ đều có thể
hưởng một cách đầy đủ các quyền của họ.
- Khẳng định rằng việc củng cố hòa bình và an ninh quốc tế, giảm căng thẳng
quốc tế, sự hợp tác giữa các quốc gia với nhau không phân biệt chế độ kinh tế,
xã hội, việc giải trừ quân bị toàn diện và triệt để, đặc biệt đối với vũ khí hạt
nhân dưới sự kiểm soát quốc tế chặt chẽ và có hiệu quả, việc khẳng định các
nguyên tắc công bằng, bình đẳng và cùng có lợi trong quan hệ giữa các nước, việc
thực hiện quyền tự quyết và độc lập của các dân tộc còn phải sống dưới ách đô hộ
của chủ nghĩa thực dân và dưới sự chiếm đóng của nước ngoài cũng như việc tôn
trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, sẽ thúc đẩy tiến bộ xã
hội và sự phát triển và do đó sẽ đóng góp vào việc đạt được sự bình đẳng hoàn
toàn giữa nam và nữ.
- Tin tưởng rằng sự phát triển đầy đủ và toàn diện của một đất nước, sự giàu
mạnh của thế giới và sự nghiệp hòa bình đòi hỏi sự tham gia tối đa của phụ nữ
trong mọi lĩnh vực một cách bình đẳng với nam giới.
- Ghi nhớ sự đóng góp rất lớn của phụ nữ vào phúc lợi của gia đình và sự phát

55
triển của xã hội, sự đóng góp lâu nay chưa được công nhận đầy đủ, ý nghĩa xã hội
của việc sinh đẻ, và vai trò của cả bố lẫn mẹ trong gia đình và trong việc nuôi
dạy con cái, và nhận thức rằng vai trò của phụ nữ trong việc sinh đẻ không thể
được viện ra làm cơ sở cho sự phân biệt đối xử, và rằng việc nuôi dạy con cái
đòi hỏi có sự chia sẻ trách nhiệm giữa cha, mẹ và xã hội nói chung.
- Nhận thức rằng một sự thay đổi trong vai trò truyền thống của nam giới cũng
như của phụ nữ trong xã hội và trong gia đình là cần thiết để đạt được sự bình
đẳng đầy đủ giữa nam và nữ.
- Quyết tâm thực hiện các nguyên tắc đề ra trong Tuyên bố về thủ tiêu sự phân
biệt đối xử với phụ nữ và nhằm mục đích đó, áp dụng các biện pháp cần thiết để
thủ tiêu sự phân biệt đối xử đó dưới mọi hình thức biểu hiện.

* Nhất trí như sau :

PHẦN I

ĐIỀU 1:

Trong phạm vi Công ước này, thuật ngữ “Phân biệt đối xử với phụ nữ” sẽ bao hàm
bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính có tác
dụng hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ nữ được công nhận,
hưởng thụ, hay thực hiện các quyền con người và những tự do cơ bản trong các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và các lĩnh vực khác, bất
kể tình trạng hôn nhân của họ như thế nào, và trên cơ sở bình đẳng giữa nam và
nữ.

ĐIỀU 2:

Các nước tham gia Công ước lên án sự phân biệt đối xử với phụ nữ thể hiện dưới
mọi hình thức, đồng ý áp dụng mọi biện pháp thích hợp và không chậm trễ thực
hiện một chính sách loại trừ phân biệt đối xử với phụ nữ và nhằm mục đích đó cam
kết :

a. Đưa nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ vào Hiến pháp nước họ hoặc vào các
văn bản pháp lý thích hợp khác nếu chưa được đưa vào, và bảo đảm việc thực hiện
các nguyên tắc này trong thực tế bằng pháp luật và các biện pháp thích hợp khác.
b. Thông qua biện pháp pháp luật và các biện pháp thích hợp khác kể cả việc
trừng phạt trong những trường hợp cần thiết nhằm ngăn cấm mọi sự phân biệt đối
xử với phụ nữ.
c. Tổ chức bảo vệ về mặt luật pháp các quyền của phụ nữ trên cơ sở bình đẳng với
nam giới và thông qua các tòa án quốc gia có thẩm quyền và các cơ quan Nhà nước

56
khác đảm bảo việc bảo vệ phụ nữ một cách có hiệu quả chống lại mọi hành động
phân biệt đối xử.
d. Không tiến hành bất kỳ hành động hoặc hoạt động nào có tính chất phân biệt
đối xử với phụ nữ và bảo đảm rằng các cấp chính quyền và cơ quan Nhà nước sẽ
hành động phù hợp với nghĩa vụ này.
e. Áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm loại trừ sự phân biệt đối xử với phụ nữ
do bất kỳ người nào, tổ chức hoặc xí nghiệp nào tiến hành.
f. Áp dụng mọi biện pháp thích hợp, kể cả những biện pháp luật, nhằm sửa đổi
hoặc xóa bỏ mọi điều khoản hình sự mang tính chất phân biệt đối xử với phụ nữ.
g. Hủy bỏ mọi điều khoản hình sự mang tính chất phân biệt đối xử với phụ nữ.

ĐIỀU 3:

Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp kể cả biện pháp
pháp luật, trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là chính trị, xã hội, kinh tế và
văn hóa, để bảo đảm sự phát triển và tiến bộ đầy đủ của phụ nữ, bảo đảm cho họ
có thể thực hiện và được hưởng các quyền con người và tự do cơ bản trên cơ sở
bình đẳng với nam giới.

ĐIỀU 4:

1. Việc các nước tham gia Công ước thông qua những biện pháp đặc biệt tạm thời
nhằm thúc đẩy nhanh sự bình đẳng trong thực tế giữa nam và nữ sẽ không bị coi là
phân biệt đối xử theo định nghĩa đề ra trong Công ước này, nhưng sẽ hoàn toàn
không vì thế mà đưa đến việc duy trì những tiêu chuẩn không bình đẳng hoặc khác
nhau. Những biện pháp này sẽ chấm dứt khi các mục tiêu bình đẳng về cơ hội và
đối xử đã đạt được.
2. Việc các nước tham gia Công ước thông qua những biện pháp đặc biệt, kể cả các
biện pháp nêu trong Công ước này, nhằm bảo vệ người mẹ sẽ không bị coi là phân
biệt đối xử.

ĐIỀU 5:

Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm :

a. Sửa đổi kiểu mẫu văn hóa xã hội về hành vi của nam giới và nữ giới nhằm đạt
được việc loại trừ các thành kiến và những phong tục tập quán dựa trên tư tưởng
cho giới này là hơn, cho giới kia là kém, hoặc dựa trên những kiểu mẫu rập khuôn
về vai trò của đàn ông và đàn bà.
b. Bảo đảm rằng giáo dục về gia đình bao gồm một sự hiểu biết thích đáng về tính
chất xã hội của chức năng làm mẹ và công nhận trách nhiệm chung của cả vợ và
chồng đối với việc nuôi dạy và sự phát triển của con cái với nhận thức rõ ràng
lợi ích của con cái là điều cần đặt lên hàng đầu trong mọi trường hợp.

57
ĐIỀU 6:

Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp kể cả biện pháp
pháp luật để loại bỏ mọi hình thức buôn bán phụ nữ và bóc lột phụ nữ làm nghề
mãi dâm.

PHẦN II

ĐIỀU 7:

Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm xóa bỏ sự
phân biệt đối xử với phụ nữ trong đời sống chính trị và công cộng của đất nước
và đặc biệt là phải đảm bảo cho phụ nữ, trên cơ sở bình đẳng với nam giới, được
các quyền sau :

a. Tham gia bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân và được quyền ứng
cử vào tất cả các cơ quan dân cư.
b. Được tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách của chính phủ, tham gia
các chức vụ Nhà nước và thực hiện mọi chức năng công cộng ở mọi cấp của chính
phủ.
c. Tham gia các tổ chức và hiệp hội phi chính phủ liên quan đến đời sống công
cộng và chính trị của đất nước.

ĐIỀU 8:

Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo
cho phụ nữ trên cơ sở bình đẳng với nam giới và không có bất cứ sự phân biệt
nào, có cơ hội đại diện chính phủ của họ trên diễn đàn quốc tế và tham gia công
việc của các tổ chức quốc tế.

ĐIỀU 9:

1. Các nước tham gia Công ước phải cho phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới
trong việc nhập, thay đổi hay giữ nguyên quốc tịch của mình. Các nước phải đặc
biệt bảo đảm là việc kết hôn với người nước ngoài, hay sự thay đổi quốc tịch của
người chồng trong thời gian hôn nhân sẽ không mặc nhiên làm thay đổi quốc tịch
của người vợ, biến người vợ thành người không có quốc tịch hay ép buộc người vợ
phải lấy quốc tịch của chồng.
2. Các nước tham gia Công ước phải cho phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới
trong vấn đề quốc tịch của con họ.

PHẦN III

58
ĐIỀU 10:

Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để loại trừ sự
phân biệt đối xử với phụ nữ nhằm đảm bảo cho họ được quyền bình đẳng với nam
giới trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt nhằm bảo đảm trên cơ sở bình đẳng nam nữ.

a. Những điều kiện như nhau đối với việc hướng nghiệp, tham gia học tập và đạt
được bằng cấp ở các cơ sở giáo dục thuộc các loại khác nhau ở vùng nông thôn
cũng như thành thị; sự bình đẳng này phải được bảo đảm trong các trường mẫu
giáo, trường phổ thông, trường kỹ thuật kể cả trường kỹ thuật cao cấp, trường
dạy nghề, cũng như tất cả các trường đào tạo nghiệp vụ.
b. Những chương trình giảng dạy và kiểm tra thi cử như nhau, các giáo viên với
trình độ chuyên môn như nhau, cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường học có
chất lượng như nhau.
c. Loại bỏ mọi quan niệm rập khuôn về vai trò của nam giới và nữ giới ở mọi cấp
và trong mọi hình thức giáo dục bằng cách khuyến khích việc học sinh nam và nữ
cùng học trong một lớp và bằng các hình thức giáo dục khác, đặc biệt là bằng
cách sửa lại các sách giáo khoa và chương trình giảng dạy và điều chỉnh một cách
thích hợp các phương pháp giảng dạy.
d. Nam nữ được tạo những cơ hội như nhau để được hưởng học bổng và các trợ cấp
học tập khác.
e. Phụ nữ được tạo những cơ hội như nam giới trong việc tham gia các chương
trình bổ túc văn hóa, kể cả các chương trình bổ túc cho người lớn và dạy chữ,
đặc biệt là những chương trình nhằm thu hẹp trong thời gian ngắn nhất có thể
thực hiện được mọi khoảng cách tồn tại giữa trình độ văn hóa của nam giới và nữ
giới.
f. Giảm bớt tỷ lệ nữ sinh bỏ học và tổ chức các chương trình dành cho những phụ
nữ đã phải rời trường sớm.
g. Nam nữ được tạo cơ hội như nhau để tham gia tích cực các hoạt động thể dục
thể thao.
h. Phụ nữ được phổ biến những thông tin giáo dục cụ thể giúp cho việc đảm bảo
sức khỏe và hạnh phúc của các gia đình, kể cả thông tin và hướng dẫn về kế hoạch
hóa gia đình.

ĐIỀU 11:

1. Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ sự
phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực việc làm nhằm đảm bảo những quyền như
nhau trên cơ sở bình đẳng nam nữ, đặc biệt là :

a) Quyền được làm việc, một quyền không thể chối bỏ của mọi con người.
b) Quyền hưởng các cơ hội có việc làm như nhau, kể cả việc áp dụng những tiêu
chuẩn như nhau khi chọn người làm việc.

59
c) Quyền tự do lựa chọn ngành nghề và việc làm, quyền được thăng chức, bảo đảm
việc làm và mọi phúc lợi và điều kiện làm việc và quyền được theo học những
chương trình đào tạo và bổ túc nghiệp vụ, kể cả các lớp dạy nghề, các lớp nghiệu
vụ cao cấp và lớp đào tạo định kỳ.
d) Quyền được thù lao như nhau, kể cả hưởng các phúc lợi, và được đối xử như
nhau khi làm những việc có giá trị ngang nhau, cũng như được đối xử như nhau
trong việc đánh giá chất lượng công việc.
e) Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội, đặc biệt trong các trường hợp về hưu, thất
nghiệp, đau ốm, tàn tật, tuổi già và các tình trạng mất khả năng lao động khác,
cũng như quyền được nghỉ phép có hưởng lương.
f) Quyền được bảo vệ sức khỏe và bảo đảm an toàn lao động, kể cả bảo vệ chức
năng sinh đẻ.

2. Nhằm ngăn chặn sự phân biệt đối xử với phụ nữ vì lý do hôn nhân hay sinh đẻ,
để bảo đảm thực sự cho phụ nữ có quyền làm việc, các nước tham gia Công ước phải
áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm :

a) Ngăn chặn và trừng phạt trong trường hợp xảy ra việc sa thải phụ nữ với lý do
có thai hay nghỉ đẻ và sa thải phụ nữ vì lý do hôn nhân.
b) Áp dụng chế độ nghỉ đẻ vẫn hưởng lương hoặc được hưởng các phúc lợi xã hội
tương đương mà không bị mất việc làm cũ, mất thâm niên, hay các phụ cấp xã hội.
c) Khuyến khích việc cung cấp những dịch vụ xã hội cần thiết hỗ trợ cho các bậc
cha mẹ để họ có thể kết hợp các nghĩa vụ gia đình với trách nhiệm công tác và
tham gia sinh hoạt xã hội, đặc biệt bằng cách đẩy mạnh việc thiết lập và phát
triển hệ thống nhà trẻ và trường mẫu giáo.
d) Đảm bảo một sự bảo vệ đặc biệt đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai trong
những loại công việc có hại cho họ.

3. Các quy định pháp lý về việc bảo vệ liên quan đến những vấn đề được đề cập
trong điều này phải được xem xét lại theo định kỳ dưới ánh sáng của các kiến
thức khoa học và kỹ thuật và phải được sửa đổi, hủy bỏ hoặc mở rộng nếu cần
thiết.

ĐIỀU 12:

1. Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ sự
phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhằm bảo đảm cho
họ, trên cơ sở bình đẳng nam nữ, được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kể
cả các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
2. Ngoài những quy định ghi trong phần I của điều khoản này, các nước tham gia
Công ước phải đảm bảo cho phụ nữ các dịch vụ thích hợp liên quan đến việc thai
nghén, sinh đẻ và thời gian sau khi đẻ, cung cấp các dịch vụ không phải trả tiền
nếu cần thiết, đảm bảo cho phụ nữ sự dinh dưỡng thích hợp trong thời gian mang
thai và cho con bú.

60
ĐIỀU 13:

Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ sự
phân biệt đối xử với phụ nữ trong các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội,
nhằm đảm bảo trên cơ sở bình đẳng nam nữ những quyền như nhau, đặc biệt là :

a) Quyền được hưởng phụ cấp gia đình.


b) Quyền vay tiền của ngân hàng, cầm cố tài sản và tham gia các hình thức tín
dụng khác.
c) Quyền được tham gia các hoạt động giải trí, thể thao và mọi mặt của đời sống
văn hóa.

ĐIỀU 14:

1. Các nước tham gia Công ước phải quan tâm đến các vấn đề đặc biệt đặt ra đối
với phụ nữ nông thôn và vai trò quan trọng của phụ nữ nông thôn trong đời sống
kinh tế của gia đình họ, kể cả công việc của họ trong khu vực kinh tế không tính
thành tiền và phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để đảm bảo việc thực hiện các
điều khoản của Công ước này đối với phụ nữ ở các vùng nông thôn.
2. Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ sự
phân biệt đối xử với phụ nữ các vùng nông thôn, để đảm bảo, trên cơ sở bình đẳng
nam nữ, việc họ tham gia phát triển nông thôn và được hưởng lợi cho sự phát
triển đó, đặc biệt các nước tham gia Công ước phải đảm bảo cho phụ nữ nông thôn
các quyền :

a) Tham gia xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển ở các cấp.
b) Được hưởng sự chăm sóc sức khỏe thích hợp kể cả thông tin, tư vấn và dịch vụ
kế hoạch hóa gia đình.
c) Được hưởng trực tiếp các chương trình bảo hiểm xã hội.
d) Tham gia bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân và được quyền ứng
cử vào tất cả các cơ quan dân cử.
e) Được tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách của chính phủ, tham gia
các chức vụ Nhà nước và thực hiện mọi chức năng công cộng ở mọi cấp của chính
phủ.
f) Tham gia các tổ chức và hiệp hội phi chính phủ liên quan đến đời sống cộng
đồng và chính trị của đất nước.

PHẦN IV

ĐIỀU 15:

1. Các nước tham gia Công ước phải bảo đảm cho phụ nữ quyền bình đẳng với nam

61
giới trước pháp luật.
2. Các nước tham gia Công ước phải dành cho phụ nữ, trong các vấn đề dân sự, một
tư cách pháp nhân giống như nam giới và những cơ hội như nhau để thực hiện tư
cách đó. Đặc biệt các nước phải cho phụ nữ quyền bình đẳng trong việc ký kết các
hợp đồng và quản lý tài sản, và phải đối xử với họ một cách bình đẳng trong mọi
giai đoạn thủ tục luật pháp trước tòa án.
3. Các nước tham gia Công ước nhất trí rằng mọi hợp đồng và công cụ tư nhân khác
dù thuộc loại nào có tác dụng pháp lý dẫn đến việc hạn chế tư cách pháp nhân của
phụ nữ sẽ bị coi là vô giá trị và không có hiệu lực thi hành.
4. Các nước tham gia Công ước phải cho nam và nữ những quyền như nhau về mặt
pháp luật liên quan đến việc đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú và chỗ ở của
họ.

ĐIỀU 16:

1. Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ sự
phân biệt đối xử với phụ nữ trong tất cả các vấn đề liên quan đến hôn nhân và
quan hệ gia đình và đặc biệt, phải bảo đảm trên cơ sở bình đẳng nam nữ.

a) Quyền của mọi người bước vào hôn nhân như nhau.
b) Quyền tự do như nhau được lựa chọn người để kết hôn và chỉ kết hôn khi mình
được tự do quyết định và hoàn toàn tự nguyện.
c) Quyền và trách nhiệm như nhau giữa vợ và chồng trong thời gian hôn nhân cũng
như khi hôn nhân bị thủ tiêu.
d) Quyền và trách nhiệm như nhau trong vai trò làm cha mẹ, bất kể tình trạng hôn
nhân của họ ra sao, về các vấn đề liên quan đến con cái họ. Trong mọi trường hợp
lợi ích của con cái họ là điều quan trọng nhất.
e) Quyền như nhau đối với việc quyết định một cách tự do và có trách nhiệm về số
con của mình và khoảng cách giữa các con, quyền được cung cấp thông tin, giáo
dục và các phương tiện cho phép họ thực hiện các quyền ấy.
f) Quyền và trách nhiệm như nhau đối với việc trông nom, giám hộ, bảo trợ, nhận
sự ủy thác và nhận con nuôi, hoặc những luật lệ tương tự ở những nơi mà các khái
niệm này có trong luật lệ quốc gia. Trong mọi trường hợp lợi ích của con cái
phải là điều quan trọng nhất.
g) Quyền cá nhân như nhau đối với vợ cũng như đối với chồng bao gồm quyền được
lựa chọn tên họ của mình, chọn nghề nghiệp, việc làm của bản thân mình.
h) Quyền như nhau của cả vợ và chồng đối với việc sở hữu, thu nhận, kiểm soát,
quản lý, hưởng thụ và sử dụng tài sản, dù đó là tài sản không phải trả tiền, hay
đó là tài sản có giá trị lớn.

2. Việc hứa hôn và kết hôn của trẻ em phải bị coi là không có hiệu lực pháp lý
và mọi hành động cần thiết, kể cả xây dựng luật lệ phải được tiến hành nhằm quy
định tuổi tối thiểu có thể kết hôn và nhằm bắt buộc phải đăng ký kết hôn trong
hồ sơ chính thức của Nhà nước.

62
PHẦN V

ĐIỀU 17:

1. Để xem xét những tiến bộ trong công việc thực hiện Công ước này. Ủy ban về
xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (tên dưới đây sẽ gọi tắt là Ủy ban) phải được
thành lập, gồm những chuyên gia có uy tín đạo đức và thông thạo về lĩnh vực mà
Công ước đề cập đến. Ủy ban gồm 18 ủy viên, khi công ước bắt đầu có hiệu lực, và
sau khi quốc gia thứ 35 phê chuẩn hoặc tham gia Công ước, số Ủy viên của Ủy ban
sẽ tăng lên 23. Các chuyên gia tham gia Ủy ban sẽ do các quốc gia lựa chọn trong
số các công dân của nước mình và các chuyên gia này đảm đương chức vụ với danh
nghĩa cá nhân. Cần chú ý đến sự phân bố cân bằng về địa lý và đảm bảo có đại
diện của nhiều hình thái văn minh cũng như của các hệ thống pháp lý chủ yếu.
2. Các ủy viên của Ủy ban được bầu bằng phiếu kín. Các ứng cử viên do các quốc
gia tham gia Công ước chỉ định. Mỗi quốc gia tham gia Công ước có quyền chỉ định
một ứng cử viên trong số các công dân của nước mình.
3. Lần bầu cử đầu tiên sẽ được tiến hành 6 tháng sau khi Công ước này bắt đầu có
hiệu lực. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phải gửi thư cho các quốc gia tham gia Công
ước trước mỗi lần bầu cử ít nhất là 3 tháng, đề nghị họ trong vòng 2 tháng phải
giới thiệu ứng cử viên. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuẩn bị một danh sách các
ứng cử viên do các quốc gia giới thiệu theo thứ tự chữ cái, có ghi rõ do quốc
gia nào chỉ định, và danh sách này được gửi cho các quốc gia tham gia Công ước.
4. Các Ủy viên của Ủy ban sẽ được bầu trong một cuộc họp các quốc gia tham gia
Công ước do Tổng thư ký triệu tập tại trụ sở của Liên Hợp Quốc. Cuộc họp này
phải có ít nhất 2/3 tổng số các nước tham gia Công ước có mặt thì mới có quyền
quyết định. Các ứng cử viên được nhiều phiếu nhất và được đa số tuyệt đối phiếu
bầu của các nước tham gia bầu cử sẽ trúng cử vào Ủy ban.
5. Nhiệm kỳ của các ủy viên của Ủy ban là 4 năm. Tuy nhiên nhiệm kỳ của 9 trong
số các ủy viên trúng cử trong lần bầu đầu tiên sẽ kết thúc sau 2 năm. Ngay sau
khi bầu cử lần đầu, chủ tịch Ủy ban sẽ rút thăm tên 9 ủy viên này.
6. Năm ủy viên bổ sung sẽ được bầu theo quy định ở phần 2, 3 và 4 của điều 17,
sau khi quốc gia thứ 35 đã phê chuẩn hoặc tham gia Công ước. Nhiệm kỳ của 2
trong số 5 ủy viên được bầu bổ sung là 2 năm. Chủ tịch Ủy ban sẽ rút thăm tên
của 2 ủy viên này.
7. Trong trường hợp đột xuất, khi một quốc gia tham gia Công ước có ủy viên thôi
không làm chức năng Ủy viên của Ủy ban nữaa, quốc gia này cần chỉ định người
thay trong số các công dân của mình, với điều kiện được Ủy ban thông qua.
8. Liên Hợp Quốc sẽ trích quỹ để trả thù lao cho các ủy viên của Ủy ban với điều
kiện được Đại hội đồng thông qua. Hình thức và điều kiện trả thù lao do Đại hội
đồng quy định căn cứ vào mức độ quan trọng của các trách nhiệm trong Ủy ban.
9. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ cung cấp số nhân viên và phương tiện cần thiết
để Ủy ban có thể hoàn thành một cách hữu hiệu các chức năng của mình theo quy

63
định của Công ước này.

ĐIỀU 18:

1. Các quốc gia tham gia Công ước cam kết sẽ gửi cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc,
để Ủy ban xem xét, bản báo cáo về các luật lệ, biện pháp tư pháp, hành chính
hoặc các biện pháp khác mà quốc gia đã tiến hành nhằm thực hiện các điều khoản
của Công ước này và thông báo về những tiến bộ đạt được về vấn đề này.

a) Trong thời gian 1 năm kể từ khi Công ước có hiệu lực đối với quốc gia nói
trên.
b) Sau đó ít nhất 4 năm một lần, và ngoài ra mỗi khi Ủy ban yêu cầu.

2. Các báo cáo trên có thể nêu rõ những yếu tố và những khó khăn làm ảnh hưởng
đến mức độ hoàn thành những nghĩa vụ do Công ước đặt ra.

ĐIỀU 19:

1. Quy chế của Ủy ban do chính Ủy ban thông qua.


2. Ủy ban sẽ bầu ra các quan chức của mình làm việc trong nhiệm kỳ 2 năm.

ĐIỀU 20:

1. Ủy ban họp thường kỳ mỗi năm một lần trong thời gian không quá 2 tuần để xem
xét các báo cáo do các quốc gia tham gia Công ước gửi đến theo điều 18 của Công
ước này.
2. Các cuộc họp của Ủy ban thông thường được tổ chức ở trụ sở của Liên Hiệp
Quốc, hoặc ở bất kỳ địa điểm thuận tiện nào do Ủy ban quyết định.

ĐIỀU 21:

1. Hàng năm, qua Hội đồng kinh tế và xã hội, Ủy ban sẽ báo cáo về các hoạt động
của mình với Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, và có thể nêu những gợi ý hoặc kiến
nghị có tính chất tổng quát trên cơ sở xem xét các báo cáo và thông tin nhận
được từ các nước tham gia Công ước. Những gợi ý và kiến nghị ấy cần được nêu kèm
theo báo cáo của Ủy ban, cùng với ý kiến (nếu có) của các quốc gia tham gia Công
ước.
2. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển các báo cáo của Ủy ban cho Ủy ban về địa
vị của phụ nữ để nghiên cứu.

ĐIỀU 22:

Các cơ quan chuyên môn trình bày báo cáo về việc thực hiện Công ước trong lĩnh
vực liên quan đến phạm vi hoạt động của những cơ quan này.

64
PHẦN VI

ĐIỀU 23:

Những điểm đã trình bày trong Công ước này không ảnh hưởng đến bất kỳ quy định
nào có lợi hơn cho việc thực hiện bình đẳng nam nữ có thể có trong :

a) Luật pháp của một quốc gia tham gia Công ước, hoặc
b) Trong bất kỳ Công ước quốc tế, hiệp ước hoặc thỏa thuận nào khác hiện hành ở
nước ta.

ĐIỀU 24:

Các quốc gia tham gia Công ước cam kết sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong
nước mình nhằm thực hiện đầy đủ các quyền đã được công nhận trong Công ước này.

ĐIỀU 25:

1. Tất cả các quốc gia đều có thể ký Công ước này.


2. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc được giao nhiệm vụ giữ bản Công ước này.
3. Công ước này phải được các quốc gia phê chuẩn. Các văn bản phê chuẩn phải
được gửi cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
4. Tất cả các quốc gia đều có thể tham gia Công ước này. Việc tham gia được thực
hiện bằng cách nộp văn bản tham gia Công ước cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

ĐIỀU 26:

1. Bất kỳ lúc nào các quốc gia tham gia Công ước đều có thể đề nghị xét lại Công
ước này bằng văn bản gửi cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
2. Nếu cần Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ quyết định các biện pháp phải tiến hành
trong trường hợp có đề nghị như trên.

ĐIỀU 27:

1. Công ước này sẽ có hiệu lực kể từ ngày thứ 30 sau khi văn bản phê chuẩn hoặc
xin tham gia Công ước của quốc gia thứ 20 được giao cho Tổng thư ký Liên Hợp
Quốc.
2. Đối với mỗi quốc gia phê chuẩn hoặc tham gia Công ước, sau khi văn bản phê
chuẩn hoặc xin tham gia Công ước của quốc gia thứ 20 đã được giao cho Tổng thư
ký Liên Hợp Quốc thì Công ước sẽ có hiệu lực từ ngày thứ 30 sau khi quốc gia nói
trên giao văn bản phê chuẩn hoặc xin tham gia.

65
ĐIỀU 28:

1. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ nhận văn bản các ý kiến bảo lưu do các quốc gia
đưa ra khi phê chuẩn hoặc xin tham gia Công ước và thông báo cho tất cả các quốc
gia biết.
2. Ý kiến bảo lưu không phù hợp với mục đích của Công ước này không được chấp
nhận.
3. Có thể xin rút lui ý kiến bảo lưu bất kỳ lúc nào bằng thông báo gửi cho Tổng
thư ký Liên Hợp Quốc, và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo cho tất cả các
quốc gia biết. Thông báo xin rút lui ý kiến bảo lưu sẽ có giá trị từ ngày nhận
được.

ĐIỀU 29:

1. Mọi tranh luận giữa hai hoặc nhiều quốc gia tham gia Công ước xung quanh việc
giải thích hoặc thực hiện Công ước này, nếu không giải quyết được bằng thương
lượng thì một số các quốc gia tranh chấp có thể yêu cầu đưa ra phân giải. Nếu
trong vòng 6 tháng kể từ khi yêu cầu phân giải được đưa ra mà các bên vẫn không
đi đến thống nhất được về cách tổ chức phân giải thì một bên bất kỳ có thể đệ
trình vấn đề tranh chấp với Tòa án quốc tế bằng cách đưa đơn trình bày theo đúng
quy chế của Tòa án.
2. Mọi quốc gia ký hoặc phê chuẩn Công ước hoặc khi tham gia Công ước có thể
tuyên bố không bị mục 1 điều 29 của Công ước này ràng buộc. Các quốc gia khác
tham gia Công ước sẽ không bị ràng buộc gì về phần này trong quan hệ với quốc
gia đã tuyên bố như trên.
3. Bất kỳ quốc gia nào đã nêu ý kiến bảo lưu như trong phần 2 của điều khoản này
đều có thể rút lui ý kiến bất kỳ lúc nào bằng cách thông báo cho Tổng thư ký
Liên Hợp Quốc.

ĐIỀU 30:

Công ước này được ủy thác cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Các bản tiếng A-Rập,
tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha của Công
ước đều có giá trị như nhau.

PHỤ LỤC 2

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÌ SỰ TIẾN BỘ


CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM TỚI NĂM 2000

A. Quan điểm và mục tiêu tổng quát.

- Giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt

66
Nam, có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển của đất nước. Vì thế,
bồi dưỡng cán bộ phụ nữ là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp chính quyền và đoàn
thể.
- Phụ nữ Việt Nam có truyền thống lịch sử vẻ vang và có tiềm năng to lớn, là
động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển. Một trong những mục
tiêu quan trọng của công cuộc đổi mới ở Việt Nam là thiết thực cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần, nâng cao vị trí của phụ nữ trong xã hội, thực hiện
nam nữ bình đẳng, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Tạo
điều kiện giúp người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, có kiến thức, năng động, sáng
tạo, biết làm giàu chính đáng, có lòng nhân hậu, quan tâm đến lợi ích xã hội và
cộng đồng.
- Sự tiến bộ của phụ nữ không chỉ là lợi ích riêng của phụ nữ, của gia đình mà
còn là lợi ích chung của toàn xã hội. Vì thế, chính phủ Việt Nam quan tâm đến
tăng trưởng kinh tế tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho phát triển xã hội,
trong đó chú trọng đặc biệt đến lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe, tạo cơ
hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động phát triển giúp phụ nữ phấn đấu vươn
lên phát huy vai trò và vị trí của mình trong giai đoạn đổi mới của đất nước.
- Chính phủ Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện Công ước Loại trừ
Mọi hình thức Phân biệt đối xử đối với Phụ nữ (CEDAW) và chiến lược Nai-rô-bi.
Nhà nước sẽ tiếp tục đầu tư ngân sách cần thiết, với hỗ trợ của các tổ chức quốc
tế nhằm đạt được mục tiêu của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 : Tạo điều kiện phát
huy mọi tiềm năng, nâng cao vai trò, vị trí và tăng cường sự tham gia của phụ nữ
trong các lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội, thực hiện có hiệu quả mục tiêu
của Hội nghị Bắc Kinh : “Hành động vì Bình đẳng – Phát triển – Hòa bình” và mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh; nâng cao chất lượng cuộc
sống cho phụ nữ.

B. Mục tiêu cụ thể và các giải pháp đến năm 2000

Từ tình hình thực tế của đất nước, trên cơ sở những vấn đề trọng tâm sẽ được đề
cập tại Hội nghị Thế giới lần thứ IV về Phụ nữ, chính phủ Việt Nam xây dựng
chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 tập trung
vào một số lĩnh vực chủ yếu sau :

Mục tiêu 1: Tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ, góp phần xóa đói, giảm
nghèo.

• Mục tiêu tới năm 2000

Tạo việc làm, tăng thu nhập và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia một cách bình
đẳng, ngày càng đông đảo hơn vào các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội. Đặc
biệt ưu tiên đối với phụ nữ có nhiều khó khăn, phụ nữ các dân tộc thiểu số.

• Các biện pháp hành động :

67
- Phát huy tiềm năng của phụ nữ trong các hoạt động kinh tế trên cơ sở đó đưa ra
các mối quan tâm của phụ nữ vào các chương trình phát triển quốc gia; bảo đảm sự
bình đẳng trong tuyển dụng, có cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện cho phụ
nữ có việc làm. Ưu tiên giải quyết việc làm cho các đối tượng học sinh mới tốt
nghiệp nhằm giúp họ ổn định cuộc sống tránh lâm vào con đường lầm lỗi.
- Phát triển chương trình tín dụng, quay vòng vốn. Nhà nước tạo điều kiện cho nữ
nông dân được tiếp cận một cách bình đẳng với nguồn vốn, vật tư, dịch vụ khuyến
nông, thông qua các trung tâm chuyển giao công nghệ.
- Tạo cơ hội cho phụ nữ nghèo nâng cao trình độ, nhận thức. Củng cố và xây dựng
thêm các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ.
- Có sự ưu tiên cần thiết đối với các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ. Xây dựng
các dự án và chương trình tạo điều kiện cho phụ nữ nghèo, phụ nữ bị thiệt thòi
đặc biệt là phụ nữ tàn tật, phụ nữ là người dân tộc thiểu số có việc làm nhằm
cải thiện điều kiện và mức sống.
- Quán triệt quan điểm về giới trong xây dựng chính sách và lập kế hoạch, tổ
chức các lớp đào tạo nâng cao nhận thức về giới cho các nhà lập kế hoạch và
hoạch định chính sách.
- Tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận với tin học và quá trình đổi mới công nghệ.
- Khuyến khích phụ nữ tham gia vào các khóa đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tạo cơ hội cho họ có việc làm.

Mục tiêu 2: Tạo điều kiện bình đẳng cho phụ nữ trong giáo dục xóa mù chữ. Nâng
cao trình độ của phụ nữ về mọi mặt.

• Mục tiêu tới năm 2000

Phấn đấu xóa mù chữ cho phụ nữ ở độ tuổi 15-35. Nâng tỷ lệ học sinh nữ ở phổ
thông trung học cơ sở từ 47,3% lên 50%, ở phổ thông trung học từ 41,3% lên 45%
và đảm bảo từ 35-40% cán bộ nữ được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác
phụ nữ cũng như các kiến thức về quản lý kinh tế – xã hội.

• Các biện pháp hành động :

- Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, trước hết đối với trẻ em trong độ tuổi 6
đến 14. Có biện pháp khắc phục tình trạng trẻ em gái bỏ học, đặc biệt là đối với
trẻ em nghèo, trẻ em là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Đưa quan điểm giới
vào chương trình giáo dục ở các cấp học phổ thông.
- Đầu tư thỏa đáng cho chương trình xóa mù và các hoạt động tiếp theo để hạn chế
việc tái mù. Định kỳ kiểm tra các chương trình xóa mù. Có chương trình xóa mù
đặc biệt phù hợp với nhu cầu của các đối tượng phụ nữ.
- Thành lập Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ, khuyến khích chị em phấn đấu vươn lên trong
mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực học tập và nghiên cứu khoa học kỹ thuật ứng
dụng các công nghệ mới, khuyến khích phát triển hoạt động dịch vụ chế biến lương

68
thực thực phẩm nhằm giảm bớt khó khăn cho phụ nữ trong công việc nội trợ gia
đình.
- Có chế độ ưu tiên cần thiết đối với phụ nữ trong tuyển sinh, đào tạo và đào
tạo lại, đặc biệt đối với cán bộ nữ ở cơ sở ở những vùng miền, địa phương đặc
biệt có khó khăn. Phấn đấu đạt chỉ tiêu về số lượng cán bộ nữ được đào tạo, bồi
dưỡng là 20%. Một số ngành nghề phù hợp với lao động nữ, có quy định tỷ lệ tuyển
sinh, đào tạo thỏa đáng.

Mục tiêu 3: Cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe của phụ nữ và trẻ em.

• Mục tiêu tới năm 2000

Nhằm nâng cao tình trạng sức khỏe của phụ nữ và trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong của
người mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi.

 Giảm tỷ lệ chết mẹ từ 90/100.000 trẻ em sinh ra sống xuống 70/100.000.


 Loại trừ thiếu máu ở bà mẹ có thai.
 Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi từ 38/1000 xuống 30/1000 trẻ đẻ ra sống.
 Giảm trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng từ 422% xuống 30% và thanh toán suy
dinh dưỡng rất nặng.
 Góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số, phấn đấu mỗi cặp vợ chồng đạt 2,9 con, tạo
điều kiện để phụ nữ có cuộc sống ấm no hạnh phúc và nuôi con khỏe dạy con ngoan.

• Các biện pháp hành động

- Nhà nước tăng ngân sách cho y tế, phúc lợi xã hội. Xây dựng chương trình vì
sức khỏe phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 trên cơ sở điều tra, nghiên cứu thực trạng
sức khỏe phụ nữ.
- Tạo phong trào toàn dân chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em thông qua sự chỉ
đạo của chính quyền các cấp, phối hợp hoạt động giữa các đoàn thể và tổ chức xã
hội.
- Tích cực triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, chương trình tiêm
chủng mở rộng, chương trình chống suy dinh dưỡng, trong đó dành sự ưu tiên đặc
biệt đối với phụ nữ và trẻ em.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phòng chống bệnh lây lan qua đường sinh
dục, đặc biệt là hiểm họa AIDS.
- Cải thiện điều kiện lao động nữ, giảm nhẹ cường độ lao động tạo điều kiện cho
phụ nữ nghỉ ngơi, giải trí.
- Tăng cường công tác thông tin về dân số đến tận các vùng xa xôi, hẻo lánh, đến
tận gia đình và từng người dân. Đưa nội dung giáo dục dân số vào các trường phổ
thông và trường chuyên nghiệp phù hợp với từng đối tượng, trong đó có chương
trình riêng cho trẻ em gái và nữ thanh niên.
- Củng cố và nâng cấp mạng lưới kế hoạch hóa gia đình đến làng xã, phục vụ mọi
người dân, đảm bảo an toàn, thuận tiện và thiết thực. Từng bước đa dạng hóa các

69
biện pháp tránh thai theo yêu cầu người sử dụng.

Mục tiêu 4: Nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ tham gia vào bộ máy lãnh đạo, tư
vấn và ra quyết định.

• Mục tiêu tới năm 2000

Nhằm phát huy quyền bình đẳng của phụ nữ trong tham gia quản lý nhà nước và nâng
cao địa vị của phụ nữ trong xã hội. Tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào bộ máy lãnh
đạo, phấn đấu đạt chỉ tiêu :

 20 – 30% trong các cơ quan dân cử của các cấp.


 15 – 20% trở lên ở các cấp chính quyền, tư vấn.
 Đối với các Bộ, ngành đông nữ phải có phụ nữ tham gia lãnh đạo chủ chốt.
 Cơ quan xí nghiệp có từ 30% nữ trở lên phải có giám đốc hoặc phó giám đốc là
nữ.

• Các biện pháp hành động :

- Quy hoạch và xây dựng chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo nữ, đặc biệt chú ý
đào tạo cán bộ nữ là người các dân tộc thiểu số và chú ý bồi dưỡng tài năng nữ
trẻ.
- Nâng cao nhận thức về quyền phụ nữ và tầm quan trọng của việc tham gia một
cách đầy đủ và bình đẳng trong quá trình ra quyết định ở mọi lĩnh vực hoạt động
kinh tế – xã hội cũng như ở gia đình.
- Mạnh dạn đưa phụ nữ tham gia lãnh đạo các cấp theo quy hoạch cụ thể của từng
cấp, từng ngành.

Mục tiêu 5: Bảo vệ, phát huy quyền của phụ nữ và tạo điều kiện cho phụ nữ tham
gia các hoạt động xã hội.

• Mục tiêu tới năm 2000

- Bảo vệ quyền, lợi ích và nhân phẩm của phụ nữ. Loại trừ mọi hình thức vi phạm
quyền con người của phụ nữ và sự phân biệt đối xử với phụ nữ.
- Thu hút phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội.

• Các biện pháp hành động :

- Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về quyền phụ nữ. Tiếp tục tuyên truyền
và triển khai thực hiện Công ước Loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với
phụ nữ (CEDAW).
- Nâng cao nhận thức về nguyên nhân sâu xa của bạo lực chống phụ nữ, đặc biệt
đối với trẻ em gái.

70
- Nhà nước đảm bảo cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi, thuộc mọi đối tượng hưởng quyền
bình đẳng pháp lý và được bảo vệ như tất cả mọi công dân trong xã hội. Xử phạt
nặng đối với kẻ tổ chức mua dâm. Nghiêm trị những kẻ phạm tội loạn luân, cưỡng
hiếp nhất là tội lạm dụng tình dục đối với trẻ em.
- Các chính quyền, đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội cùng phối hợp vận động
tích cực tham gia các chương trình xã hội và các chương trình phát triển bền
vững, phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn thích hợp giải quyết các tệ nạn xã hội.
Nâng cấp, mở rộng và xây dựng các trung tâm giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội.
Tổ chức dạy nghề, giới thiệu và tạo việc làm cho phụ nữ, đặc biệt là nữ thanh
niên.
- Định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách có liên quan
đến phụ nữ và trẻ em.

Mục tiêu 6: Tăng cường vai trò của gia đình.

Chính sách mở cửa, nền văn minh công nghiệp đang tác động đến cuộc sống hàng
ngày của các gia đình Việt Nam. Chính phủ Việt Nam coi gia đình là tế bào của xã
hội. Phát triển gia đình được coi là một chiến lược và được đặt trong chiến lược
phát triển chung về kinh tế – xã hội của đất nước.

• Mục tiêu đến năm 2000

Xây dựng gia đình hiện đại mang bản sắc Việt Nam với các chuẩn mực gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, và hạnh phúc giữ gìn thuần phong mỹ tục.

• Các biện pháp hành động :

- Thực hiện tốt hệ thống pháp luật có liên quan đến gia đình : Luật hôn nhân gia
đình, Luật đất đai, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Lao động,
Luật phổ cập giáo dục tiểu học v.v…
- Thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, phòng chống các tệ nạn xã hội từ gia đình.
- Nhà nước tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học về gia đình, có chương trình
phổ biến kiến thức về gia đình, hướng dẫn dư luận quan tâm đến đời sống gia
đình. Các ngành, đoàn thể quần chúng phối hợp xây dựng chương trình về công tác
gia đình. Đưa nội dung giáo dục và giáo dục nâng cao nhận thức về Giới vào
trường học.
- Trang bị những kiến thức cơ bản về tổ chức cuộc sống gia đình (chăm sóc sức
khỏe, giáo dục con cái…), nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong gia
đình. Hỗ trợ về mọi mặt cho các gia đình đặc biệt khó khăn như phụ nữ độc thân,
góa bụa…
- Lên án bạo lực gia đình, xử phạt nghiêm bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Chính quyền và các đoàn thể có biện pháp giúp đỡ phụ nữ là nạn nhân của bạo lực
gia đình và xã hội.

71
- Thực hiện các chính sách liên quan đến nuôi dưỡng giáo dục trẻ em, khuyến
khích những gia đình có công nuôi dưỡng con cái trở thành các tài năng trẻ của
đất nước.

Mục tiêu 7: Phát huy vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường và nguồn tự
nhiên, đóng góp vào sự phát triển bền vững và cải thiện điều kiện sống.

• Mục tiêu tới năm 2000

Triển khai thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường. Tạo cơ hội bình đẳng cho phụ nữ
tham gia quản lý, bảo vệ môi trường và nguồn tự nhiên, đặc biệt trong việc hoạch
định chính sách vì sự phát triển bền vững. Cải thiện điều kiện sống cho phụ nữ.

• Các biện pháp hành động :

- Nhà nước tổ chức tuyên truyền, giáo dục, đào tạo cán bộ quản lý chuyên môn về
môi trường (có tỷ lệ phụ nữ thích hợp)
- Trang bị cho phụ nữ những kiến thức cần thiết trong việc quản lý các hệ sinh
thái giúp phụ nữ có điều kiện tham gia bình đẳng vào các dự án phát triển.
- Phát triển chương trình quốc gia về cung cấp nguồn nước sạch, cung cấp đủ
nguồn chất đốt, vận động phụ nữ tham gia quản lý và ngăn chặn nạn phá rừng.
- Ngân sách Nhà nước dành cho khoản mục cân đối cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Nhà nước có chính sách cho dân vay vốn để cải thiện điều kiện sống (nhà ở,
phương tiện sinh hoạt) đặc biệt ưu tiên phụ nữ thuộc các đối tượng bị thiệt
thòi, phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân…

Mục tiêu 8: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về
quyền bình đẳng nam nữ.

• Mục tiêu tới năm 2000

Phát huy phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, nhằm nâng cao vai
trò, vị trí của phụ nữ trong mọi lĩnh vực hoạt động.

• Các biện pháp hành động :

- Tiếp tục tuyên truyền Công ước Loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ (CEDAW); Cương lĩnh Hành động toàn cầu vì sự tiến bộ của phụ nữ và Chiến lược
phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000.
- Khuyến khích sử dụng rộng rãi các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục
quan điểm bình đẳng giới nhằm đề cao nhân phẩm và lòng tự tin của phụ nữ, tạo
điều kiện cho phụ nữ nói lên những vấn đề và mối quan tâm của họ.
- Các phương tiện thông tin đại chúng, các Bộ, ngành và đoàn thể xã hội có trách
nhiệm phản ánh đúng đắn và đầy đủ vai trò và vị trí của phụ nữ trong xã hội.

72
Nghiêm cấm việc thương mại hóa hình ảnh người phụ nữ trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
- Tăng cường trao đổi thông tin trong nước, với các nước trong khu vực và trên
phạm vi quốc tế nhằm có thêm thông tin về các vấn đề có liên quan đến phụ nữ.

Mục tiêu 9: Góp phần củng cố, xây dựng hòa bình.

• Mục tiêu đến năm 2000

Nhằm đảm bảo sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào quá trình củng cố và xây dựng
nền hòa bình ở Việt Nam, góp phần xây dựng nền hòa bình bền vững trong khu vực
và trên thế giới.

• Các biện pháp hành động :

- Tăng cường giáo dục về hòa bình và ý thức bảo vệ an ninh tổ quốc. Thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng và các chương trình giáo dục nhằm nâng cao
nhận thức của phụ nữ và toàn xã hội về ý thức bảo vệ hòa bình, hạn chế xung đột,
ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em.
- Tạo điều kiện cho phụ nữ ở từng vị trí và lĩnh vực hoạt động khác nhau tham
gia vào các hoạt động vì hòa bình. Động viên phụ nữ phát biểu quan điểm, chính
kiến, tham gia hòa giải và giải quyết xung đột, bàn bạc và ra quyết định các
chính sách về an ninh, quốc phòng.
- Nhà nước và các địa phương có biện pháp kịp thời giúp phụ nữ, trẻ em là nạn
nhân của các cuộc xung đột.
- Kết hợp giữa chính quyền với các đoàn thể quần chúng, gia đình và nhà trường
trong giáo dục phụ nữ, trẻ em tích cực tham gia hoạt động bảo vệ an ninh tổ
quốc, góp phần giảm và ngăn ngừa nguyên nhân dẫn đến bạo lực và xung đột.

Mục tiêu 10: Nâng cao năng lực của bộ máy hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ
Việt Nam.

• Mục tiêu tới năm 2000

Nhằm triển khai có hiệu quả hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, tạo
điều kiện cho phụ nữ tham gia một cách bình đẳng vào các hoạt động phát triển.

• Các biện pháp hành động :

- Nâng cao năng lực của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Hội
liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các tổ chức phụ nữ và các cơ quan nghiên cứu về phụ
nữ.

Bộ máy hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam cần :

73
- Duy trì, mở rộng và phát triển mối quan hệ hữu nghị hợp tác, phấn đấu đạt mục
tiêu : Hành động vì Bình đẳng – Phát triển – Hòa bình, trên cơ sở đó thu hút sự
quan tâm và hỗ trợ của quốc tế cho các hoạt động của phụ nữ Việt Nam trong phát
triển.
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực
hiện luật pháp, chính sách có liên quan đến phụ nữ, trẻ em để kịp thời có biện
pháp cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ.
- Thông qua nhiều hình thức đào tạo, huấn luyện nhằm nâng cao năng lực của Ủy
ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Đổi mới
nội dung, phương thức hoạt động để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và
nguyện vọng của quần chúng phụ nữ và nữ lao động.
- Củng cố về bộ máy tổ chức của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt
Nam và các Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các Bộ, ngành và địa phương để tham
mưu cho các cấp chính quyền thực hiện có hiệu quả Công ước Quốc tế về Quyền phụ
nữ.
- Nhà nước khuyến khích sự ra đời và hoạt động của các cơ quan, tổ chức phụ nữ.
Đầu tư cụ thể cho các chương trình nghiên cứu, hỗ trợ phụ nữ trong các hoạt động
phát triển.

C. Tổ chức thực hiện

I. Trách nhiệm :

1. Chính phủ tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện và tiến hành tổng kết chiến
lược này trên quy mô toàn quốc.
2. Chính phủ giao trách nhiệm cho các Bộ, ngành, các cấp chính quyền cụ thể hóa
chương trình hành động, đồng thời khuyến khích các tổ chức quốc tế, các tổ chức
phi chính phủ, các tổ chức xã hội, nhân đạo… hỗ trợ các hoạt động của phụ nữ
Việt Nam trong phát triển nhằm triển khai có hiệu quả các mục tiêu chiến lược.
3. Bộ máy hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (Ủy ban Quốc gia vì sự
tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ban nữ công các
cấp…) cùng phối hợp xây dựng các chương trình phát triển, các hoạt động lồng
ghép nhằm nâng cao vai trò và địa vị của phụ nữ Việt Nam.

II. Tài chính

1. Chính phủ sẽ dành khoản ngân sách thích hợp và nguồn lực cần thiết đảm bảo
thực hiện chiến lược này.
2. Huy động các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trợ giúp về tài chính
và kỹ thuật hỗ trợ việc triển khai Chiến lược hành động này.

III. Kiểm tra, đánh giá

74
1. Chính phủ sẽ định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lược
hành động.
2. Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm định kỳ báo cáo kết quả và tiến độ
thực hiện.
3. Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm theo dõi quá
trình thực hiện và thay mặt chính phủ báo cáo với Liên hợp quốc tình hình thực
hiện chiến lược.

PHỤ LỤC 3
***

Hội nghị Thế giới lần thứ IV về Phụ nữ


4-15/09/1995
Bắc Kinh – Trung Quốc

CƯƠNG LĨNH HÀNH ĐỘNG


CÁC LĨNH VỰC QUAN TÂM CHÍNH

Cương lĩnh hành động (PFA), một kế hoạch vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các nước
trên thế giới, là văn kiện chính sẽ được thông qua tại Hội nghị quốc tế về phụ
nữ lần thứ 4. Bản dự thảo văn kiện này gồm 362 đoạn đã được thông qua tại kỳ họp
thứ 39 của Ủy ban Địa vị Phụ nữ của LHQ, 4/1995, để trình bày tại Bắc Kinh. Nó
phản ánh sự nhìn nhận và đánh giá những tiến bộ mà phụ nữ đã đạt được từ năm
1998 theo tinh thần các chiến lược vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000, đã
được thông qua tại Hội nghị LHQ về phụ nữ lần thứ 3 ở Nairobi.

Bản dự thảo đưa ra 12 “Lĩnh vực quan tâm chính”. Các lĩnh vực này được xác định
như là những cản trở đối với sự tiến bộ của phụ nữ. Bản dự thảo đồng thời đưa ra
những mục tiêu và hành động chiến lược tương ứng mà các chính phủ, cộng đồng
quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và khu vực cá thể cần thực hiện để vượt qua
những cản trở hiện tại.

Bản Cương lĩnh hành động chỉ dẫn cách thức hành động cho các chính phủ, người
chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra
trong bản cương lĩnh này.

CÁC LĨNH VỰC QUAN TÂM CHÍNH


NHỮNG HÀNH ĐỘNG ĐỀ NGHỊ

1. SỰ ĐÓI NGHÈO

Phụ nữ ngày nay phải chịu một phần bất cân đối về sự nghèo đói đang phát triển
trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và ở Đông Âu. Đó là hậu
quả của tình hình kinh tế thế giới bất ổn định, của vấn đề nợ nước ngoài dai

75
dẳng, của các chương trình điều chỉnh cơ cấu và nội chiến xảy ra nhiều nơi trên
thế giới. Gánh nặng quá sức đè lên vai người phụ nữ có ở mọi nơi từ việc thiếu
các cơ hội kinh tế và quyền tự quyết, quyền sở hữu và thừa kế về ruộng đất,
trong giáo dục và các dịch vụ hỗ trợ cho đến sự tham gia quá hạn chế của phụ nữ
vào việc ra quyết định.

• Phụ nữ chiếm gần 70% trong số 1,2 – 1,3 tỷ người nghèo trên thế giới.
• Tổng số phụ nữ nông thôn sống trong cảnh nghèo đói là 564 triệu (năm 1988).
Tăng 47% so với thời kỳ 1965-1970.
• ¼ số hộ gia đình do phụ nữ đứng đầu. Theo 44 trong số 66 cuộc nghiên cứu của
Trung tâm nghiên cứu Phụ nữ Quốc tế từ 1979-1989, thì các hộ gia đình do phụ nữ
làm chủ nghèo hơn các hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ.
• Ở Mỹ, gần ½ số gia đình nghèo là của phụ nữ sống thiếu chồng; thu nhập bình
quân của họ thấp hơn mức nghèo đói chính thức là 23%.

Những hành động do PFA đề nghị bao gồm

Do Chính phủ thực hiện :

• Phân tích, từ góc độ giới, về ảnh hưởng của các chương trình chính sách quốc
gia.
• Xây dựng các chương trình, chính sách nhằm tạo ra sự phân chia bình đẳng các
nguồn lực đối với các hộ gia đình.
• Xây dựng lại cơ cấu và có kế hoạch phân chia các nguồn chi xã hội nhằm tạo nên
sự tiếp cận bình đẳng và tương xứng hơn cho phụ nữ đến các nguồn sản xuất.
• Sửa đổi luật pháp và các thông lệ hành chính nhằm giúp phụ nữ tiếp cận đầy đủ
và bình đẳng đến các nguồn kinh tế.
• Tăng cường mối quan hệ giữa hệ thống ngân hàng chính thống và các tổ chức tín
dụng không chính thống để đảm bảo cho phụ nữ được tiếp cận với các nguồn tín
dụng.

Do các tổ chức tài chính đa phương và các nhà tài trợ song phương thực hiện.

• Xem xét lại tác động của các chương trình điều chỉnh cơ cấu nhằm làm giảm tác
hại của nó đối với phụ nữ.

Do các tổ chức phi chính phủ thực hiện

• Vận động để nâng cao hiệu quả của các chương trình chống đói nghèo và giám sát
việc thực hiện.
• Xây dựng các chiến lược quốc gia nhằm nâng cao sức khỏe, văn hóa và các dịch
vụ xã hội cho phụ nữ.

2. GIÁO DỤC

76
Mặc dù nhìn chung có sự cân đối trong việc tuyển sinh vào các trường phổ thông
cơ sở giữa các em nam và nữ song các em gái vẫn tiếp tục bị từ chối ở các lĩnh
vực giáo dục có chất lượng nhất là ở khoa học và kỹ thuật. Tỷ lệ bỏ học của các
em gái cũng cao hơn nhiều so với các em trai. Gần 2/3 số dân mù chữ trên thế
giới là phụ nữ. Phần lớn trong số đó là phụ nữ lớn tuổi ở nông thôn.

• Trên thế giới có gần 1 tỷ người mù chữ. 2/3 trong số đó là phụ nữ.
• Ở các nước đang phát triển, phụ nữ từ 45 tuổi trở lên thường có khoảng 50% là
mù chữ, con số này đạt đến mức 70% ở Châu Phi và Châu Á.
• Có khoảng 500 triệu trẻ em bắt đầu đến trường, nhưng có hơn 100 triệu em trong
đó có 2/3 là em gái, bỏ học trước khi học xong lớp 4.
• Ngày càng có nhiều phụ nữ theo học ở các trường đại học và cao đẳng. Năm 1990,
tỷ lệ trung bình phụ nữ so với 100 nam giới có trình độ văn hóa cấp 3 ở Châu Phi
là 32, Châu Á và Thái Bình Dương là 84, ở Tây Âu và các nước khác là 94, ở Đông
Âu là 104 và ở Châu Mỹ la tinh và Caribê là 106.

Các hành động do PFA đề nghị bao gồm

Do chính phủ thực hiện :

• Đến năm 2000, tạo điều kiện tiếp cận chung đến giáo dục cơ sở và phổ cập phổ
thông cơ sở cho ít nhất là 80% số em gái trong độ tuổi đến trường phổ thông cơ
sở.
• Đến năm 2005 chấm dứt tình trạng có sự khác biệt về giới trong giáo dục cơ sở
và trung học và trước năm 2015 phải phổ cập phổ thông cơ sở chung ở tất cả các
nước.
• Giảm tỷ lệ phụ nữ mù chữ, đặc biệt phụ nữ nông thôn, di tản, tái hồi cư, phụ
nữ không nơi ở và tàn tật đến mức ít nhất là bằng ½ tỷ lệ mù chữ của năm 1990.
• Phát triển dạng giáo dục và đào tạo không phân biệt đối xử, kể cả dạy nghề,
đặc biệt trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật

HÌNH

Do các tổ chức và các nhà tài trợ quốc tế thực hiện

• Duy trì hoặc tăng các mức tài trợ cho ngành giáo dục trong các chương trình
điều chỉnh cơ cấu và tái thiết nền kinh tế.

Do Chính phủ, các tổ chức giáo dục và các cộng đồng thực hiện :

77
• Hỗ trợ cho việc chăm sóc trẻ em và các dịch vụ khác đối với các bà mẹ;
• Tạo nên các chương trình đào tạo giáo dục linh hoạt để phụ nữ có thể học suốt
đời.

3. SỨC KHỎE

Sức khỏe của phụ nữ chịu ảnh hưởng rất nhiều các yếu tố bao gồm sự khác biệt về
sinh hoạt và các điều kiện xã hội. Sự phân biệt đối xử và thiếu tiếp cận hoặc
thiếu chăm sóc đầy đủ về sức khỏe và các dịch vụ khác. Việc thiếu ăn, thiếu nhà
ở và việc tiếp cận không đầy đủ đối với nguồn nước uống đảm bảo đã tạo nên một
mối hiểm họa đối với sức khỏe của phụ nữ nông thôn và các tầng lớp phụ nữ khác.
Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và của phụ nữ, do không chú ý đầy đủ đến sức khỏe
lúc sinh đẻ vẫn còn cao.

• Hiện nay phụ nữ chiếm 40% các trường hợp nhiễm HIV của người lớn. Đến năm
2000, hơn 15 triệu phụ nữ có thể nhiễm HIV, trong số đó khoảng 4 triệu người có
thể chết.
• Hàng năm có ít nhất 1 triệu phụ nữ chết do có vấn đề phức tạp lúc mang thai và
100.000 người khác chết do nạo thai thiếu an toàn.

Những hành động do PFA đề nghị bao gồm

Do các chính phủ thực hiện (có sự phối hợp với hệ thống LHQ, cộng đồng quốc tế,
các tổ chức nghiên cứu, các NGO, phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức
khác) :

• Xây dựng và thực hiện các chương trình sức khỏe mang tính chất giới.
• Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu với khả năng có thể.
• Quan tâm đặc biệt đến các nhu cầu của các em gái.

HÌNH

• Đảm bảo có sự tham gia của phụ nữ vào việc ra quyết định liên quan đến
HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác. Tạo điều kiện cho việc
hình thành các chiến lược bảo vệ phụ nữ khỏi bị nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm
tình dục khác và bảo đảm có các dịch vụ phòng ngừa có thể đối với các bệnh lây
nhiễm tình dục và HIV/AIDS.
• Khuyến khích việc nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ, tăng số lượng chị em có vai
trò ra quyết định trong lĩnh vực y tế, phát triển và khuyến khích sự tuyên
truyền các số liệu là những phát hiện rút ra từ các cuộc nghiên cứu về sức khỏe

78
phụ nữ.
• Tăng cường tài trợ cho việc chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ xã hội.

4. BẠO LỰC

Bạo lực chống phụ nữ là một vấn đề có tính toàn cầu. Về lịch sử, đàn ông đã
thống trị phụ nữ và phân biệt đối xử đối với họ. Trong một số trường hợp việc
phụ nữ thiếu tiếp cận đến các thông tin về luật pháp, thiếu giúp đỡ hoặc bảo vệ
thiếu các điều luật và thiếu sự cố gắng đúng mức của các tổ chức nhà nước nhằm
tăng cường hiệu lực của các Bộ luật hiện hành, thường làm tăng bạo lực chống phụ
nữ. Những tập tục văn hóa, duy trì địa vị thấp kém hơn của phụ nữ, cũng góp phần
làm tăng bạo lực chống phụ nữ. Việc tuyên truyền bình luận trên các phương tiện
thông tin về người phụ nữ là một yếu tố góp phần thúc đẩy bạo lực.

• Ở Mỹ cứ 8 giây có 1 phụ nữ bị ngược đãi về thể xác và cứ 6 phút có 1 người bị


hãm hiếp.
• Ở Ấn Độ, hàng ngày có 5 phụ nữ bị thiêu vì những mối bất hòa về của hồi môn.
• Trong một báo cáo của Papua New Guinea, có 67% số phụ nữ là nạn nhân của bạo
lực trong gia đình.

Những hành động do PFA đề nghị bao gồm

Do chính phủ thực hiện :

• Lên án bạo lực chống phụ nữ và không dùng bất cứ một lý do nào có tính chất
thông lệ, truyền thống hoặc tôn giáo để thoái thác trách nhiệm xóa bỏ bạo lực
của các chính phủ.
• Thông qua các biện pháp nhằm sửa đổi những tập tục xã hội và văn hóa của nam
giới và phụ nữ.
• Cung cấp nơi nương tựa tốt và sự hỗ trợ tin tưởng cho những nạn nhân của hành
động bạo lực.
• Giúp đỡ những nữ nạn nhân của nạn mại dâm và buôn bán phụ nữ.

Xem xét sự phê chuẩn và tăng cường các hiệp ước quốc tế về buôn bán và chiếm hữu
nô lệ đối với phụ nữ.

Do các chính phủ, những tổ chức thuê mướn nhân công, các tổ chức phi chính phủ
v.v…

• Xây dựng các chương trình và thủ tục nhằm loại bỏ sự ngược đãi về tình dục và
các hình thức bạo lực khác ở mọi tổ chức giáo dục, nơi làm việc và ở các nơi
khác.
• Tăng cường nghiên cứu về bạo lực chống phụ nữ, khuyến khích các phương tiện
truyền thông điều tra những quan niệm rập khuôn về giới và tìm các biện pháp

79
nhằm loại bỏ những quan niệm đó.

Một số số liệu về bạo lực chống phụ nữ ở một số nước – năm 1990
USA Cứ 5 phụ nữ lớn tuổi có một người bị hãm hiếp
PERU 70% trong toàn bộ số nạn nhân theo báo cáo của cảnh sát là phụ nữ bị chính
chồng mình hành hạ
NAUY 25% bệnh nhân nữ bị bệnh phụ khoa là do bị ngược đãi tình dục bởi người bạn
tình của chính họ
THÁI LAN Tại một khu ổ chuột lớn nhất ở thủ đô Bangkok, 50% phụ nữ có chồng
thường xuyên bị hành hạ
Nguồn : Lori Heise, Tổ chức Thái BÌnh Dương về sức khỏe phụ nữ, năm 1992

5. CÁC CUỘC XUNG ĐỘT CHIẾN TRANH VÀ CÁC HÌNH THỨC XUNG ĐỘT
KHÁC

Bằng nhiều cách, phụ nữ chịu ảnh hưởng bởi các vụ xung đột chiến tranh và các
hình thức xung đột khác. Mặc dù họ có thể không có vai trò gì trong các quyết
định dẫn tới các cuộc xung đột như thế và rất hiếm thấy họ là những người cầm
súng, nhưng phụ nữ thường phải ở lại hậu phương gánh vác gia đình trong khi đời
sống xã hội và kinh tế bị xấu đi. Phụ nữ cũng thường là nạn nhân của sự hành
hạ, thủ tiêu và sự đàn áp có hệ thống như là một vũ khí của chiến tranh.

• Phụ nữ và những người lệ thuộc họ chiếm 75% trong số 23 triệu người di tản
trên thế giới.
• Theo báo cáo hơn 20.000 phụ nữ bị ngược đãi, hành hạ ở Bosnia và Herzegovina
trong những tháng đầu của chiến tranh.

Những hành động do PFA đề nghị.

Do các chính phủ thực hiện :

• Đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong các hoạt động hòa bình và an ninh.
• Thúc đẩy việc chuyển các căn cứ quân sự và các ngành công nghiệp liên quan
sang hoạt động với mục đích phát triển.
• Chịu trách nhiệm tìm ra những biện pháp mới tạo nguồn tài chính thông qua việc
giảm chi phí quân sự nhằm cung cấp nhiều ngân sách cho phát triển kinh tế và xã
hội.
• Xem xét việc phê chuẩn các Hiệp ước quốc tế về việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em
trong các xung đột quân sự.

Do các chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ thực hiện.

• Ủng hộ các giải pháp giải quyết xung đột bằng thương lượng hòa bình thông qua
giáo dục và đào tạo.

80
• Khuyến khích việc nghiên cứu hòa bình lôi kéo phụ nữ tham gia.
• Từng bước thu hút phụ nữ tham gia vào việc lập kế hoạch hỗ trợ những người di
tản.
• Từng bước đảm bảo an toàn và toàn vẹn thân thể cho phụ nữ di tản.
• Có hệ thống lên án việc hãm hiếp hành hạ và những hành động làm giảm danh dự
khác như là một công cụ cố ý của chiến tranh và của việc thanh lọc sắc tộc.

6. SỰ THAM GIA KINH TẾ

Mặc dù phụ nữ là người sản xuất chính ra lương thực và đóng góp đáng kể vào đời
sống kinh tế ở mọi nơi, phần đông trong số họ bị loại khỏi việc ra quyết định về
mặt kinh tế. Ở hầu hết các xã hội, họ thiếu sự tiếp cận, thiếu kiểm tra các
phương tiện sản xuất khác nhau, bao gồm : ruộng đất, tài chính và công nghệ và
công việc của họ không được trả lương đúng mức và bị đánh giá thấp.

• Khoảng 854 triệu phụ nữ chiếm khoảng 32% của toàn bộ lực lượng lao động thế
giới được xác định là tham gia kinh tế tích cực (năm 1990)
• Tỷ lệ phụ nữ ở các vị trí cao nhất của chính phủ có quyền ra quyết định (cấp
bộ trưởng hoặc cao hơn) là tương đối thấp : 6,2% tính chung cho mọi chức vụ hành
chính; ở các bộ kinh tế chỉ 3,6%.
• Theo một cuộc nghiên cứu mới đây, ở cấp lãnh đạo các tập đoàn, công ty, các
công ty của Mỹ có 8 phụ nữ so với 100 nam giới. Phần lớn các giám đốc nữ tập
trung ở các cấp thấp hơn. Ở 1000 tập đoàn lớn nhất (trừ nước Mỹ) chỉ có một
trong số 100 giám đốc điều hành là nữ.

Các hành động do PFA đề nghị

Do các chính phủ thực hiện :

• Ban hành và tăng cường luật pháp nhằm bảo đảm các quyền của phụ nữ và nam giới
được trả lương bình đẳng cho các công việc giống nhau hoặc công việc có giá trị
như nhau.
• Phê chuẩn và thực hiện các đạo luật chống sự phân biệt đối xử về giới trong
việc tuyển dụng lao động.
• Tạo nên các cơ cấu và áp dụng hành động tích cực để tạo điều kiện cho phụ nữ
có sự tham gia đầy đủ và bình đẳng vào việc ra quyết định kinh tế.
• Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động kinh doanh do phụ nữ thực hiện, tăng
cường sự tiếp cận của họ đến các nguồn tín dụng và tài chính.

Do các chính phủ và các cơ quan tài chính thực hiện

• Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các Ủy ban tư vấn và các diễn đàn khác.
• Vận động khu vực ngân hàng tăng cường cho phụ nữ vay vốn.

81
Do các tổ chức tài trợ và phát triển quốc gia và quốc tế thực hiện

• Thực hiện các chính sách nhằm cung cấp nhiều nguồn lực hơn cho phụ nữ nông
thôn.
• Ủng hộ các sáng kiến nhằm tạo ra các nguồn cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ của
phụ nữ.

7. CHIA SẺ QUYỀN LỰC VÀ RA QUYẾT ĐỊNH

Mặc dù ngày nay phụ nữ xuất hiện nhiều hơn trên chính trường, họ vẫn thiếu sự
tiếp cận đến các cơ cấu quyền lực đang thống trị xã hội. Không có đủ phụ nữ tham
gia đầy đủ như là các nhà ngoại giao cao cấp hoặc trong các tổ chức quốc tế. Do
có những quy định và thông lệ hiện tại mà phụ nữ không được cùng nam giới tham
gia bình đẳng các vị trí lãnh đạo. Những quan niệm rập khuôn tiêu cực đã góp
phần tạo nên sự phân biệt đối xử như thế. Thiếu sự tham gia tích cực của phụ nữ
vào việc ra quyết định thì mục tiêu công bằng, phát triển và hòa bình không thể
đạt được.

• Năm 1993, chỉ có 6 phụ nữ giữ vị trí đứng đầu chính phủ trên toàn thế giới.
Cuối năm 1994, có 10 phụ nữ lãnh đạo chính phủ, một con số kỷ lục trong lịch sử.
• Ở LHQ, chỉ có 6 trong số 185 nước thành viên là có các đại diện thường trực
nữ.
• Hơn 100 nước không có 1 phụ nữ nào tham gia quốc hội.

Các hành động do PFA đề nghị

Do các chính phủ thực hiện :

• Cam kết tạo nên sự cân bằng về giới trong các tổ chức và Ủy ban của chính phủ.

Do các Đảng phái chính trị thực hiện :

• Xem xét việc điều tra các cơ cấu và điều lệ đảng nhằm loại bỏ sự phân biệt đối
xử với sự tham gia của phụ nữ.

Do Liên hợp quốc thực hiện :

• Xây dựng cơ chế để tiến cử phụ nữ vào các chức vụ cao trong các tổ chức của
Liên hợp quốc.
• Tiếp tục thu thập và phổ biến những số liệu về việc ra quyết định.

Do các tổ chức phi chính phủ thực hiện :

• Xây dựng và đẩy mạnh mối đoàn kết giữa chị em phụ nữ thông qua thông tin tuyên

82
truyền và giáo dục.
• Vận động để các vị đại diện nhà nước được bầu ra thấy rõ trách nhiệm phải cam
kết có sự quan tâm về giới.

8. BỘ MÁY QUỐC GIA, QUỐC TẾ

Mặc dù các tổ chức bộ máy quốc gia (cụ thể là các bộ, các cơ quan thống kê,
nghiên cứu v.v…) vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được thành lập ở hầu hết các nước,
chúng vẫn thường xuyên thiếu nguồn tài chính và nguồn lực để hoạt động đúng chức
năng. Cũng có những khó khăn tương tự ở cấp quốc tế. Các thông tin, thiếu các số
liệu thống kê phân tích theo giới.

• Ủy ban Địa vị phụ nữ của LHQ, được thành lập năm 1946, bởi UNESCO, giám sát
tình hình của phụ nữ và tăng cương các quyền lợi của họ mở mọi xã hội trên thế
giới.
• Qũy phát triển của LHQ cho phụ nữ (UNIFEM) hỗ trợ trực tiếp về mặt kỹ thuật và
tài chính để giúp việc nâng cao mức sống của phụ nữ ở các nước đang phát triển.
Việc nghiên cứu và đào tạo quốc tế của LHQ vì sự tiến bộ của phụ nữ (INSTRAW) đã
thực hiện các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và thông tin nhằm biến phụ nữ trở
thành những nhân tố chính vì sự phát triển bền vững.

Những hành động do PFA đề nghị :

Do Chính phủ thực hiện :

• Hình thành Bộ máy quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ ở cấp cao nhất có thể.
• Thực hiện các cuộc phân tích giới trước khi ra các quyết định về chính sách.
• Thiết lập các mối liên hệ trực tiếp với các tổ chức quốc gia, khu vực, quốc tế
hoạt động vì tiến bộ của phụ nữ.
• Bảo đảm có những xuất bản thống kê về giới thường kỳ.

Do các cơ quan dịch vụ thống kê quốc gia và quốc tế thực hiện

• Thu thập, tổng hợp, phân tích và trình bày các số liệu phân loại theo giới
• Cải thiện việc thu thập số liệu đánh giá về sự đói nghèo của nam và nữ.

Do Liên hợp quốc thực hiện :

• Thu thập và phân tích tốt hơn các số liệu liên quan đến nhân quyền của phụ nữ.

9. NHÂN QUYỀN

Phụ nữ có thể có những quyền lợi được luật pháp bảo đảm, song họ thường không
thể thực hiện nó một cách đầy đủ. Đó là do chính phủ không khuyến khích và bảo

83
vệ các quyền lợi đó. Hiện tại cũng đang thiếu các cơ cấu thật tin tưởng để nhờ
cậy ở các cấp quốc gia và quốc tế. Các quyền lợi của phụ nữ không được đảm bảo ở
các nước không chấp thuận “Công ước về loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử
đối với phụ nữ”

• Cho đến nay, chỉ có 139 nước phê chuẩn công ước nói trên.

Những hành động do PFA đề nghị :

Do chính phủ thực hiện :

• Phê chuẩn hoặc tán thành các hiệp ước về nhân quyền, kể cả “Công ước về loại
bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ”.
• Cho công bố những thông tin về cơ cấu hiện có để xử lý các vụ vi phạm nhân
quyền.
• Xây dựng hoặc tăng cường cho các tổ chức quốc gia bảo vệ quyền con người của
phụ nữ.
• Phê chuẩn hoặc tán thành và thực hiện công ước về quyền của trẻ em.
• Hiệu chỉnh các bộ luật quốc gia, hủy bỏ những điều luật có phân biệt đối xử
đối với phụ nữ.
• Tổ chức đào tạo và giáo dục về nhân quyền nhạy cảm về giới cho các quan chức
nhà nước.
• Bảo đảm các quyền lợi bình đẳng cho phụ nữ để vận dụng khi xử án và để các
quan chức cảnh sát và trại giam thực hiện.

10. PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

Ngày nay, có nhiều phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, nhưng có quá ít
chị em có quyền ra các quyết định về chính sách. Ở đa số các nước, các phương
tiện truyền thông đại chúng vẫn đưa ra những bức tranh méo mó về người phụ nữ,
về vai trò và sự đóng góp của họ đối với cộng đồng và các nước. Dựa trên những
hình ảnh rập khuôn về giới, các phương tiện truyền thông có xu hướng tô đậm lại
những quan điểm đã lỗi thời. Nhìn chung các phương tiện truyền thông do nam giới
kiểm soát và do vậy có thể phản ảnh các quan điểm và ưu việt của nam giới.

• Sự chia sẻ công việc chung của phụ nữ trong toàn bộ các phương tiện truyền
thông là ít. Ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ la tinh, bình quân có dưới 25% phụ nữ
làm việc tại các cơ quan truyền thanh, truyền hình và báo chí. Ở châu Âu, con số
này là 30% tại các cơ quan báo chí và 36% cho các cơ quan truyền thanh truyền
hình.
• Phụ nữ hiện ít được xếp vào những công việc có vị trí quan trọng trong truyền
thông. Các cuộc nghiên cứu do UNESCO thực hiện tại 200 cơ quan truyền thông ở 30
nước trên thế giới, cho thấy rằng chỉ có 7 cơ quan là do phụ nữ làm giám đốc
(lãnh đạo)

84
• Cuộc nghiên cứu tại 10 nước do LHQ thực hiện cho thấy rằng chỉ có 1,4% trong
các buổi thời sự trên truyền hình nói về vấn đề phụ nữ và ¾ các chương trình đó
là do nam giới trình bày.

Các hành động do PFA đề nghị :

Do các chính phủ thực hiện :

• Phát huy sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các phương tiện truyền thông.
• Khuyến khích và công nhận mạng lưới truyền thông của phụ nữ.
• Tăng cường các cuộc nghiên cứu và thực hiện một chiến lược thông tin nhằm bảo
đảm có một bức tranh hài hòa về phụ nữ.

Do hệ thống truyền thông quốc gia, quốc tế và các tổ chức phi chính phủ thực
hiện

• Tạo nên những bức tranh hài hòa và đa dạng của phụ nữ trên các phương tiện
truyền thông.
• Khích lệ việc thành lập các nhóm khán thính giả để kiểm tra các phương tiện
truyền thông
• Đào tạo phụ nữ để họ sử dụng tốt hơn kỹ thuật thông tin.

11. MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN

Ở đa số các nước đang phát triển phụ nữ thường có trách nhiệm chăm lo nguồn
nước, chất đốt và quản lý việc chi tiêu trong gia đình. Kết quả là họ đặc biệt
quan tâm tới chất lượng và sự bền vững của môi trường. Đúng thế, bởi vì phụ nữ
phần lớn là không được tham gia vào việc ra quyết định, các chính sách về môi
trường thường không coi trọng mối liên hệ mật thiết giữa cuộc sống hàng ngày của
họ với môi trường.

• Phụ nữ chiếm một nửa số lao động sản xuất lương thực ở các nước đang phát
triển. Ở một số nước châu Phi, họ phải đi bộ 10km hoặc xa hơn để lấy nước và
chất đốt.
• Một vài thập kỷ trở lại đây, phần lớn đất đai ở Đông Phi do phụ nữ chăm lo gìn
giữ.
• Ở Ấn Độ, phụ nữ chiếm 75% lực lượng lao động làm nghề gieo trồng và chăm bón
lúa, 60% phục vụ thu hoạch và 33% tuốt lúa.

Một số số liệu khác về lực lượng lao động nữ ở châu Phi


- Phụ nữ châu Phi phải làm ¾ công việc nông nghiệp, ngoài ra họ còn phải làm
tròn trách nhiệm của họ trong gia đình.
- Trong đó làm việc cày bừa, phụ nữ thực hiện 30% công việc
- Gieo trồng : 50%

85
- Chăn nuôi : 50%
- Thu hoạch : 60%
- Làm cỏ, chăm bón : 70%
- Chế biến và cất giữ thóc lúa : 85%
- Công việc gia đình : 95%
Nguồn : Ủy ban kinh tế châu Phi của LHQ

Những hành động do PFA đề nghị :

Do các chính phủ thực hiện :

• Bảo đảm có nhiều cơ hội để phụ nữ tham gia vào việc ra quyết định về môi
trường ở các cấp.
• Giảm những rủi ro cho phụ nữ trước những hiểm họa biết trước về môi trường.
• Tạo điều kiện và tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ đến các nguồn thông tin và
giáo dục.
• Tăng cường nghiên cứu về phụ nữ với môi trường

Do các chính phủ, các tổ chức quốc tế và khu vực cá thể thực hiện.

• Xem xét tác động về giới trong công tác của các cơ quan LHQ và khuyến khích
xây dựng các dự án cho phụ nữ thụ hưởng.
• Xây dựng các cơ sở dữ liệu nhạy bén giới và hỗ trợ nghiên cứu về phụ nữ và
phát triển bền vững.

12. EM GÁI

Ở nhiều nước, các em gái bị phân biệt đối xử qua thời niên thiếu cho đến lúc
trưởng thành. Các em thường bị coi là người thấp hèn hơn. Các em gái ít được
khuyến khích hơn các em trai trong việc học hành và tham gia các hoạt động xã
hội. Kết quả là, các em gái không được cung cấp những cơ hội giống như các em
trai để tham gia vào các vấn đề chung.

• Năm 1993, 130 triệu trẻ em không có điều kiện đến trường phổ thông cơ sở trong
đó có 81 triệu em gái.
• Ước tính có 450 triệu phụ nữ ở các nước đang phát triển mất cân đối về thể lực
do bị suy dinh dưỡng trong thời thơ ấu.
• Hàng năm hơn 2 triệu em gái bị cắt bỏ một phần bộ phận sinh dục.

Những hành động do PFA đề nghị :

Do các chính phủ thực hiện :

• Đảm bảo cho các em gái được bình đẳng tiếp cận và hoàn thành chương trình phổ

86
thông cơ sở (tiểu học)
• Thông qua và thực hiện nghiêm chỉnh các đạo luật về tuổi xây dựng gia đình tối
thiểu; tăng tuổi tối thiểu ở những nơi thấy cần thiết.
• Xây dựng và thực hiện các chính sách bảo vệ các quyền lợi của em gái và bảo
đảm các cơ hội bình đẳng cho các em.
• Khích lệ những nỗ lực nhằm tạo nên những thay đổi trong những thái độ và thông
lệ xấu đối với các em gái.
• Soạn thảo và phê chuẩn các chương trình giảng dạy nhằm cảai thiện các cơ hội
cho các em gái trong các lĩnh vực như : toán học, khoa học và kỹ thuật.
• Bảo vệ các em gái khỏi bị bóc lột về kinh tế, xác định độ vệ các em gái khi
tham gia lực lượng lao động chính thức.

Do các chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ thực hiện

• Tăng cường việc tổ chức giáo dục không có sự phân biệt, ngăn cách nào.
• Xây dựng chính sách và các chương trình ưu tiên giáo dục chính quy và bán
chính quy cho các em gái.
• Tăng cường thông tin rộng rãi về việc loại bỏ các thông lệ phân biệt đối xử
với các em gái về phân phối thức ăn, dinh dưỡng và tiếp cận đến các dịch vụ y
tế.
• Bảo đảm sự an toàn và an ninh cho các em gái trước mọi hình thức bạo lực kể cả
ở những nơi làm việc.
• Cần có những biện pháp thích hợp, kể cả biện pháp pháp lý và hành chính để bảo
vệ em gái trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

PHỤ LỤC 4
***

ỦY BAN QUỐC GIA VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM


NATIONAL COMMITTEE FOR THE ADVANCEMENT OF WOMEN IN VIETNAM

BỘ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM


ĐƯỢC TÁCH BIỆT THEO GIỚI TÍNH

87
DEVELOPMENT DATA SET
DISAGGREGATED BY SEX IN VIETNAM

Hà Nội, tháng 6/2000


Hanoi, June 2000

LỜI GIỚI THIỆU


---o0o---

Bộ chỉ số phát triển là tập hợp các chỉ số do Liên Hợp Quốc xác định dùng để
đánh giá mức độ phát triển về kinh tế – văn hóa – xã hội của mọi quốc gia. Các
số liệu thống kê được thu thập và xử lý theo bộ chỉ số này có thể được sử dụng
vào công tác hoạch định chính sách phát triển cũng như giám sát các thành tựu
phát triển trong từng giai đoạn. Để thực sự hữu dụng, các số liệu này cần được
bóc tách theo giới tính và lứa tuổi nhằm thể hiện rõ bất kỳ sự khác biệt nào
giữa phụ nữ và nam giới.

Hướng tới khóa họp đặc biệt của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc với chủ đề “Phụ nữ
năm 2000: Bình đẳng giới Phát triển và Hòa bình cho thế kỷ 21” (New York,
5-9/6/2000), Văn phòng Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đã tiến
hành thu thập các số liệu theo bộ chỉ số trên căn cứ vào các nguồn liệu có.
Những năm gần đây yếu tố giới đã từng bước được đưa vào quá trình thống kê và xử
lý số liệu. Tuy nhiên, chúng ta chưa có đầy đủ các số liệu được tách biệt theo
giới tính và lứa tuổi như mong muốn. Sự bất cập còn ở chỗ một số cuộc điều tra
có thu thập số liệu tách biệt theo giới tính nhưng lại chưa được quan tâm để xử

88
lý và công bố rộng rãi.

Bộ chỉ số phát triển tách biệt theo giới tính là cố gắng bước đầu của chúng tôi.
Nhân dịp này chúng tôi trân trọng cảm ơn Đại sứ quán Hà Lan đã cổ vũ và hỗ trợ
các hoạt động vì bình đẳng giới của Ủy ban quốc giavì sự tiến bộ của phụ nữ Việt
Nam, đặc biệt là hoạt động này.

Ban Biên tập xin trân trọng giới thiệu cùng quý vị và các bạn và mong nhận được
ý kiến đóng góp để Bộ số liệu được hoàn chỉnh tiếp tục.

Văn phòng UBQG


Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam

FOREWORD

Development date set is a consolidated list of indicators, which have been


identified by the United Nations for evaluation of the economical, cultural and
social development achievements of all countries. These statistics can be used
in making the policy as well as monitoring the achievements in different periods
of development. To be useful, all data should be disaggregated by sex and age
in order to show any gaps between women and men.

Forward to the Special Section of United Nations with the theme of “Women in
2000: Gender Equality-Development and Peace for the 21st Century” (New York, 5-9
June, 2000), the Office of the National Committee for the Advancement of Women
in Vietnam (NCFAW) has gathered the indictors in compliance with the above date
set based on the available resources. In recent years, gender factor has been
gradually put into the data processing and analysis. However, we have not had
sufficient data disaggregated by sex and age as required yet. It has also
remained a problem that some disaggregated data have been collected but not been
processed and published widely.

The development data set disaggregated by sex is considered as our first


efforts. In this occasion, we would like to convey our sincere thank to the
Royal Nertherlands Ambassy for its encourage and support for NCFAW’s activities
for gender equality, especially in this activity. It is gread honor for the
editorial board to introduce to readers and hope to receive your comments for
the perfect data set.

NCFAW Office

89
NHỮNG SỐ LIỆU / CHỈ SỐ CHUNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
COMMON DATA SETS / INDICATORS FOR MEASURING
DEVELOPMENT PROGRESS

Dân số và sinh sản / Population and fertility : 1

• Dân số năm 1999 / Population in 1999 : 76.327.919


Trong đó nữ / Of which female : 38.809.372

• Dân số năm 1999 theo độ tuổi / Population 1999 aged :

Độ tuổi / Aged Tổng số / Total Nữ / Female Tỷ lệ % / Percentage


0-4 7.269.372 3.484.280 48
0-14 25.562.288 15.164.921 59,3
15-49 40.624.960 20.694.597 51
60+ 6.199.579 3.624.366 58,5

• Dân số phân bổ theo vùng / Distribution of population by :

Vùng / Area Tổng số / Total Nữ / Female Tỷ lệ % / Percentage


Nông thôn / Rural 58.409.702 29.672.659 51
Thành thị / Urban 17.918.217 9.136.713 5

• Tỷ lệ tăng dân số 1999 / Population growth rate 1999 : 1,7%


• Tổng tỷ suất sinh 1999 / Total fertility rate 1999 : 2,33‰
• Tỷ suất sinh của phụ nữ tuổi từ 15-19 tuổi /
Fertility rate of women aged 15-19 : 1 0,0289%

Tử vong / Mortality :

• Tuổi thọ trung bình kể từ khi sinh năm 1998 /


Life expectancy at birth 1998 : 2
- Phụ nữ / Female : 69,6
- Nam / Male : 64,9

• Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh 1999 / Infant mortality rate 1999 : 1 36,7‰

90
• Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi năm 1999 /
Under five mortality rate in 1999 : 2 55,5‰

• Tỷ lệ tử vong mẹ năm 1998 /


Maternal mortality rate in 1998 : 3 100/100.000

Sức khỏe / Health :


• Tỷ lệ người mắc bệnh hoặc chấn thương trong 4 tuần qua
đi khám chữa bệnh năm 1998 /
Percentage of illness in the pass 4 weeks go to health
clinic in 1998 :
- Trong đó nữ chiếm / Of which female : 4

28,36%
29,01%

Sức khỏe sinh ản / Reproductive health :

• Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai năm 1998 /


Contraceptive prevalence rate in 1998 : 5 71,9%

• Tỷ lệ phụ nữ có gia đình sử dụng các biện pháp


tránh thai năm 1997 /
Percentage of married women currently
used contraceptive methods in 1997 : 6 75,3%

• Tỷ lệ ca sinh có bà đỡ được đào tạo năm 1999 /


Percentage of birth attended by trained health person in 1999 : 7 79%

• Số người từ 13-49 tuổi nhiễm HIV tính đến 7.4.2000 /


Number of Adult injected HIV to 7.4.2000 : 18.246
- Trong đó nữ chiếm / Of which female : 8 13%

Bình đẳng giới trong giáo dục / Gender equality in education :

• Tỷ lệ năm học sinh năm học 1997 – 1998 /


Ratio of boys in 1997 – 1998 : 9
- Tiểu học / In primary education combined : 52,27%
- Phổ thông cơ sở / In secondary education combined : 52,98%

• Tỷ lệ phụ nữ biết đọc biết viết so với nam giới


lứa tuổi từ 15 đến 29 năm 1999 /
Ratio of literate females to males at ages 15-29 in 1999 : 1 1,01

91
Hoạt động kinh tế / Economic activity :

• Tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên trong


7 ngày qua năm 1997 – 1998 /
Share of population from 15 years old and over
unemployed in last 7 days of 1997 – 1998 : 4 1,47%
- Trong đó nữ / Of which female : 1,21%

• Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế của những người


trong độ tuổi lao động năm 1997 – 1998 /
Share of working-age population
Economically active in 1997-1998 : 4 86,40%
- Trong đó nữ / Of which female : 86,02%
- Nam / Of which male : 86,80%

• Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên
trong 12 tháng qua năm 1998 /
Share of ussually employed people aged 15 and over in the
Last 12 months 1998 by industrial groups :
- Nông nghiệp / Agriculture : 10 63,48%
- Công nghiệp và xây dựng / Industry and construction : 11,93%
- Dịch vụ / Services : 24,59%

• Dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế theo tình trạng việc làm năm 1998
/
Number of people aged 15 years and over economically active by employment status
in 1998 : 10

Tình trạng việc làm / Employment status Tổng số / Total Nữ / Female


Có việc làm thường xuyên / Usually employed : 36.018.346 18.079.950
Không có việc làm thường xuyên / Unussually employed : 1.388.849 640.435

Kinh tế / Economy :

• GNP năm 1997 / GNP in 1997 : 11 24.000.000.000 USD


• GNP theo đầu người năm 1998 / GNP per capita in 1998 : 12
330 USD
• GDP theo đầu người năm 1997 / GDP per capita in 1997 : 11 1.630 USD

Thu nhập và nghèo đói / Income and poverty :

• Thu nhập bình quân theo hộ gia đình trong một năm
theo giá hiện hành năm 1997 – 1998 /

92
Nominal income per household per year
by expenditure quintile in 1997 – 1998 : 4 18.092.000 đ

• Thu nhập bình quân đầu người 1 năm, năm 1998 /


Nominal income per capita per year in 1998 : 4 3.465.000 đ

• Tỷ lệ dân số nghèo lương thực thực phẩm năm 1998 /


Percentage of food poverty in 1998 : 12 15%

• Tỷ lệ nghèo chung / Overall poverty rate : 12 37,4%

• Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi không đủ cân nặng năm 1997 – 1998 /


Ratio of underfive children under weight in 1997 – 1998 : 4 35%

Giáo dục / Education :

• Tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết đọc biết viết theo nhóm tuổi năm 1999 /
Literacy rate of population aged 10 years old and over by age groups in 1999 : 1

Nhóm tuổi / Age group Tổng số / Total Nữ / Female Tỷ lệ % / Percentage


10-14 8.761.755 4.221.458 48,2
15-17 5.033.101 2.460.031 48,9
18-19 2.754.476 1.419.546 51,5
20-29 12.393.542 6.292.514 50,8
30-39 10.939.260 5.501.941 50,3
40-49 7.127.463 3.655.460 51,3
50+ 7.575.162 3.703.226 48,9
Chung / All 54.584.759 27.254.176 49,9

• Tỷ lệ nhập học tiểu học trong độ tuổi chia theo giới tính
năm học 1999-2000 /
Net primary enrolment ratio in 1999-2000 : 13
- Nữ / Female : 89,3%
- Nam / Male : 98,8%

• Tỷ lệ nhập học phổ thông cơ sở trong độ tuổi theo giới tính


năm học 1999-2000 /
Net secondary enrolment rate in 1999-2000 : 13
- Nữ / Female : 63,1%
- Nam / Male : 72,2%

• Tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên đã học hết lớp 4 năm 1999 /


Percentage of population aged 5 years old and over
completed grade 4 in 1999 : 12 8,4%

93
• Số năm đi học bình quân năm 1998 /
Average years of schooling in 1998 : 12 6,2
- Nữ / Of which female : 5,6
- Nam / Of which male : 6,8

An sinh con người và công bằng xã hội / Human security and social justice : 14

• Cơ cấu phạm tội năm 1990-1993 / Distribution of crime in 1990-1993 :

Tội phạm / Type of crime Tỷ lệ % / Percentage


Tội giết người / Murdering 1,63
Cưỡng hiếp dâm / Rape 0,73
Cố ý gây thương tích / Intentionally making injury 4,17
Tham ô / Curruption 0,94
Lừa đảo / Cheating 0,46
Hối lộ / Bribery 0,04
Buôn lậu / Smuggling 35
Cướp / Robery 3,52
Trộm cắp / Stealing 41,83
Cướp tài sản công dân / Robbing private properties 2,67
Chống người thi hành công vụ / Fighting with government officer in charge 1,13
Khác / Others 6,60

• Cơ cấu tội phạm do phụ nữ gây ra năm 1990-1993 /


Distribution of crime committed by women :

Tội phạm / Type of crime Tỷ lệ % / Percentage


Giết người / Murdering 9,09
Trộm cắp tài sản công dân / Robbing private properties 37,02
Cướp / Robery 3,76
Lừa đảo / Cheating 15,84
Buôn lậu / Smuggling 3,70
Tham ô / Bribery 8,54
Cố ý gây thương tích / Intentionally making injury 1,97
Khác / Others 15,31

• Tỷ lệ phụ nữ bị đưa ra xét xử năm 1990 /


Rate of women procurated in 1990 : 18,8%

• Số vụ phạm tội trên 1000 dân năm 1991 /


Number of crimes per 1000 people in 1991 : 148

Nhà ở và môi trường / Housing and environment :

94
• Diện tích ở bình quân đầu người năm 1997-1998 /
Living area per capita in 1997-1998 : 4 8,3m2

• Diện tích sử dụng bình quân đầu người năm 1997-1998 /


Area in use per capita in 1997-1998 : 4 12,24m2

• Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí tự hoại, bán tự hoại năm 1999 /


Percentage of households using flush toilet with septic tank
and sewage pipes in 1999 : 1 18%

• Tỷ lệ dân số được sử dụng nước uống sạch năm 1999 /


Percentage of population with access to safe drinking
water in 1999 : 7 47%

• Tỷ lệ hộ sử dụng điện năm 1999 /


Percentage of households with access to electricity in 1999 : 1 78%

• Nguồn chất đốt của hộ năm 1997-1998 / Source of cooking fuel in 1997-1998 : 1

Loại nhiên liệu / Type of fuel Tỷ lệ % / Percentage


Củi / Wood 56,32
Lá cây, cỏ, rơm rạ / Leaves, Grass, Stubble 22,58
Than / Coal 8,79
Bình ga / gas 5,59
Điện / Electricity 1,13
Dầu hỏa / Kerosene 4,99
Khác / Others 0,05

• Đất nông lâm nghiệp bình quân theo đầu người năm 1997-1998 /
Agricultural and forestry land per capita in 1997-1998 : 4 1621m2

NGUỒN SỬ DỤNG / REFERENCES

1. Báo cáo kết quả suy rộng mẫu 3% của điều tra dân số và nhà ở năm 1999. NXB
Tổng cục Thống kê / Report on analisys of 3% samples of cencus in 1999.
2. Thông tin của UNFPA 1999 / UNFPA 1999.
3. Niên giám thống kê Bộ Y tế 1999 / Yearbook 1999 of Ministry of Helth.
4. Điều tra mức sống dân cư năm 1997-1998, Tổng cục Thống kê xuất bản 8.1999/
Vietnam living Standards Survey 1997-1998, General statistical Office’s publishe
in 8.1999
5. Giải thưởng dân số năm 1999, UBQGDSKHHGĐ / The 1999 United Nations
Population

95
award, National Committee for Population and Family Planning (NCPFP).
6. Điều tra nhân khẩu học và sức khỏe 1997, UBQG DSKHHGĐ / Demographic and
Health Survey 1997, NCPFP.
7. Thông tin dân số số 5/1999, UBQGDSKHHGĐ / Population information, No 5/1999,
NCPFP.
8. Ủy ban quốc gia phòng chống HIV/AIDS / HIV/AIDS National Committee.
9. Báo cáo quốc gia lần thứ 2 về tình hình thực hiện Công ước xóa bỏ mọi hình
thức phân biệt đối xử với phụ nữ, UBQG vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 1999 /
Second National Report on emplementation of CEDAW Convention, NCFAW, 1999.
10. Điều tra lao động việc làm năm 1998, Bộ LĐ-TB-XH / Labour and employment
servey in 1998, Ministry of Labour, War invalids and Social affairs MOLISA.
11. Báo cáo phát triển nhân lực, UNDP xuất bản năm 1999 / Human development
Report, UNDP 1999.
12. Việt Nam tấn công nghèo đói, Nhà xuất bản Bộ Văn hóa – Thông tin năm 1999 /
Vietnam attacking poverty, Publishing Department of Ministry of Culture &
Information in 1999.
13. Số liệu phụ nữ và nam giới thập kỷ 90, Tổng cục Thống kê 2000 / Data on
women and men in 90 decade, General Statistical Office.
14. Tội phạm Việt Nam – thực trạng và giải pháp. NXB CAND, 1994 / Crime in
Vietnam – Situation and resolution, 1994, Ministry of Police.

PHỤ LỤC 5
***

TÓM LƯỢC VĂN KIỆN HỘI NGHỊ BẮC KINH + 5

“Các sáng kiến và hành động tiếp theo nhằm thực hiện
Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh”

Văn kiện gồm 4 phần và 138 đoạn :

PHẦN I : GIỚI THIỆU

Đề cập tới việc các Chính phủ tái khẳng định sự cam kết của mình với các mục
tiêu của Tuyên bố Bắc Kinh và Cương lĩnh hành động toàn cầu vì sự tiến bộ của
phụ nữ tại Khóa họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Tuyên bố và Cương lĩnh Bắc Kinh đã đề ra mục tiêu bình đẳng giới, phát triển và
hòa bình đồng thời cũng xác lập chương trình nghị sự để tăng cường quyền năng
cho phụ nữ. Vì các mục tiêu và cam kết này chưa được thực hiện đầy đủ, các Chính
phủ đã thống nhất cùng hành động để thực hiện hóa các mục tiêu này trong thế kỷ
21.

96
PHẦN II :
Những thành tựu và trở ngại trong việc thực hiện 12 lĩnh vực quan tâm trong
cương lĩnh hành động bắc kinh

Căn cứ Báo cáo của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và tình hình thực hiện Cương lĩnh
Bắc Kinh, văn kiện đã đề cập các thành tựu và trở ngại trong việc thực hiện 12
lĩnh vực quan tâm :

- Phụ nữ và nạn đói nghèo


- Giáo dục và đào tạo phụ nữ
- Phụ nữ và sức khỏe
- Bạo lực chống lại phụ nữ
- Phụ nữ và xung đột vũ trang
- Phụ nữ và kinh tế
- Phụ nữ với quyền lực và quá trình ra quyết định
- Bộ máy quốc gia về phụ nữ
- Quyền con người của phụ nữ
- Phụ nữ và truyền thông
- Phụ nữ và môi trường
- Trẻ em gái

Đánh giá kết quả thực hiện Cương lĩnh Bắc Kinh là cơ sở cho việc xác định biện
pháp triển khai tiếp tục.

PHẦN III :
Những thách thức hiện tại tác động tới việc thực hiện đầy đủ tuyên bố và cương
lĩnh hành động bắc kinh

Việc tổng kết và đánh giá thực hiện Cương lĩnh Bắc Kinh diễn ra trong bối cảnh
thế giới đổi thay nhanh chóng và đang nổi lên những thách thức sau :

1. Toàn cầu hóa là một thách thức mới, một mặt mang lại nhiều cơ hội, mặt khác
cũng tác động tới đời sống của phụ nữ một cách tích cực, làm tăng sự bất bình
đẳng đặc biệt ở các nước đang phát triển.
2. Sự khác biệt và bối cảnh kinh tế trong một quốc gia và giữa các quốc gia ngày
càng tăng và sự bất ổn định về kinh tế đến tác động lớn tới đời sống phụ nữ.
3. Sự phát triển của khoa học và công nghệ – phụ nữ ít được tiếp cận và hưởng
lợi.
4. Làn sóng di cư lao động đã lôi cuốn phụ nữ cùng với những rủi ro về đời sống,
sức khỏe, và các tệ nạn xã hội khác trong đó có tệ buôn bán phụ nữ, bóc lột tình
dục…
5. Sự hợp tác giữa Chính phủ và các lực lượng xã hội vì mục tiêu bình đẳng giới.
6. Đối tượng phụ nữ vị thành niên, phụ nữ cao tuổi và các vấn đề liên quan.
7. Đại dịch HIV/AIDS và nạn nghiện hút

97
8. Hậu quả của thiên tai đối với phụ nữ và gia đình họ.
9. Sự nhìn nhận chưa đầy đủ về đóng góp của phụ nữ, đặc biệt là đối với công
việc không được trả lương.

PHẦN IV :
Các sáng kiến và hành động tiếp theo để khắc phục các trở ngại và nhằm đạt tới
sự triển khai thực hiện đầy đủ cương lĩnh hành động bắc kinh

Phần này nêu rõ các khuyến nghị đối với các Chính phủ, cấp quốc gia và quốc tế
theo 12 mục tiêu của Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.

Các giải pháp chính :

- Xác lập mục tiêu có thời hạn cho việc thu hút sự tham gia bình đẳng của phụ nữ
trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là quản lý lãnh đạo.
- Có chính sách khắc phục sự khác biệt giới trong giáo dục, đào tạo và khoa học
công nghệ.
- Bảo đảm cho phụ nữ được hưởng đầy đủ các quyền con người và quyền tự do cơ
bản.
- Bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái trước mọi hành vi bạo lực về thể xác, tinh thần và
tình dục.
- Có các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả tiến tới xóa bỏ tệ buôn bán phụ nữ, trẻ em
gái và tệ mại dâm.
- Thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong đó có sức khỏe sinh
sản, phòng chống HIV/AIDS, kế hoạch hóa gia đình, bệnh nghề nghiệp.
- Kết hợp yếu tố giới vào các chính sách phát triển kinh tế – xã hội và các
chương trình phát triển quốc gia.
- Thực hiện mọi biện pháp nhằm xóa đói giảm nghèo cho các đối tượng phụ nữ.
- Hỗ trợ và tạo việc làm cho phụ nữ.
- Củng cố và phát triển bộ máy hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ thông qua việc
cung cấp nguồn nhân lực, ngân sách và tạo cơ chế để lồng ghép vấn đề giới vào
mọi chính sách, chương trình, dự án.
- Cải tiến hệ thống thông tin, tuyên truyền, nghiên cứu và thu thập số liệu
thống kê theo hướng nhạy cảm giới.

Một số chỉ tiêu và sáng kiến cụ thể :

- Xóa bỏ khoảng cách giới trong giáo dục tiểu học, trung học đến năm 2005. Thực
hiện phổ cập miễn phí giáo dục tiểu học cho trẻ em trai và gái đến 2015.
- Giảm 50% người mù chữ trước 2015.
- Loại bỏ các điều khoản pháp luật mang tính phân biệt giới tính càng sớm càng
tốt, tốt nhất là trước 2005.
- Phê chuẩn Công ước CEDAW, loại bỏ các điều khoản bảo lưu, xem xét việc phê
chuẩn Nghị định thư bổ sung.

98
- Bảo đảm điều kiện tiếp cận các mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu, kể cả chăm
sóc sức khỏe tình dục và sinh sản trước 2015.
- Xem xét việc phát động chiến dịch quốc tế mang tên “Không khoan dung” để chống
lại tệ bạo lực đối với phụ nữ.

MỤC LỤC
***
Trang
CHƯƠNG I : Nhập môn phụ nữ học ………………………………………………
CHƯƠNG II : Giới tính và giới ……………………………………………………..
CHƯƠNG III : Sự phân công lao động theo giới …………………………………...
CHƯƠNG IV : Nhu cầu giới …………………………………………………………
CHƯƠNG V : Phụ nữ trong phát triển, phụ nữ và phát triển, giới và phát triển

CHƯƠNG VI : Công ước Quốc tế về sự xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với
phụ nữ và quyền của phụ nữ …………………………………...
CHƯƠNG VII : Tăng quyền lực cho phụ nữ …………………………………………
CHƯƠNG VIII : Phân tích giới ………………………………………………………..
• Bảng phân tích phân công lao động theo giới ……………………………………….
• Tài liệu tham khảo …………………………………………………………………...
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
Phụ lục 2 : Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam tới năm
2000
Phụ lục 3 : Cương lĩnh hành động về các lãnh vực quan tâm chính của hội nghị thế
giới lần thứ tư về phụ nữ 1995 tại Bắc Kinh
Phụ lục 4 : Bộ chỉ số phát triển của Việt Nam được tách biệt theo giới tính
Phụ lục 5 : Tóm lược văn kiện hội nghị Bắc Kinh + 5

I. Giới thiệu khái quát chương III

99
II. Những điều sinh viên cần đạt được sau khi học chương này
III. Tài liệu tham khảo
V. Một số điểm cần lưu ý khi học chương này
VI. Tóm lược những vấn đề cần ghi nhớ
VIII. Câu hỏi để sinh viên tự trả lời hoặc thảo luận nhóm

100

You might also like