KTCT 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Đề: Xuất phát từ vai trò của người lao động, hãy thảo luận và đề xuất
phương thức thực hiện lợi ích của mình trong quan hệ lợi ích với người
sử dụng lao động, với cộng đồng và xã hội?

BÀI LÀM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Bộ Luật lao động đã quy định rất rõ về khái niệm chuẩn của người lao động và
người sử dụng lao động. Nhìn chung, khái niệm chỉ hai lực lượng sản xuất này như
sau:
1. Lao động là gì?
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các
vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con
người.
 Lao động là yếu tố đầu tiên cần thiết cho sự phát triển của xã hội.
 Là yếu tố cơ bản quyết định trong quá trình sản xuất.
 Là yếu tố quyết định sự giàu có của một xã hội.
 Là yếu tố giúp con người trở nên hoàn thiện hơn.
Bất cứ một chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là một trong những
yếu tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói: "Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ người lao động. Xây dựng giàu có, tự

Page 1
https://ketoanducminh.edu.vn/tin-tuc/77/2960/Lao-dong-la-gi-Co-cau-lao-dong-trong-
doanh-nghiep-xay-dung.html#:~:text=1.,Kh%C3%A1i%20ni%E1%BB%87m%20lao
%20%C4%91%E1%BB%99ng&text=%2D%20Lao%20%C4%91%E1%BB%99ng%20l
%C3%A0%20ho%E1%BA%A1t%20%C4%91%E1%BB%99ng,sinh%20t%E1%BB
%93n%20c%E1%BB%A7a%20con%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di.
do dân chủ cũng là nhờ người lao động. Tri thức mở mang, cũng nhờ lao động. Vì
vậy lao động là sức chính của sự tiến bộ xã hội loài người"
2. Người lao động và quyền lợi của người lao động.

Người lao động là danh từ chỉ những người bỏ sức lao động của mình ra để thu
lại một nguồn lợi tức nhất định từ chính sức lao động đó. Họ là những người làm
công ăn lương, đóng góp sức lao động của mình, bán sức lao động của mình cho
người sử dụng lao động bằng cách thực hiện những nhiệm vụ, công việc cụ thể mà
người sử dụng lao động đề ra và hoàn thành nó.

Người lao động là một bên chủ thể của quan hệ pháp luật lao động, có năng lực
pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật lao động.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động trong các quan hệ pháp
luật lao động thường là công dân Việt Nam, những người nước ngoài (bao gồm cả
người không có quốc tịch) cũng có thể là người lao động khi họ đáp ứng được
một số điều kiện pháp lí nhất định.

Điều 6 Bộ luật lao động quy định: “Người lao động là người ít nhất đủ 15
tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động".
Người lao động được trả lương trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao
động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và theo
năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; được bảo hộ lao động, làm việc trong
những điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ,
nghỉ hàng năm có lương và được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Nhà
nước quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ và
các loại lao động có đặc điểm riêng. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập,

Page 2
https://timviec365.vn/blog/quyen-va-nghia-vu-cua-nguoi-lao-dong-va-nguoi-su-dung-lao-
dong-new3267.html
hoạt động công đoàn theo Luật công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình; được hưởng phúc lợi tập thể, tham gia quản lí doanh nghiệp theo nội quy của
doanh nghiệp và quy định của pháp luật.
Người lao động có quyền đình công theo quy định của pháp luật.
Đồng thời người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước
lao động tập thể, chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động và tuân theo sự điều
hành hợp pháp của người sử dụng (Điều 7 Bộ luật lao động).
3. Người sử dụng lao động là gì? Quy định của pháp luật về người sử dụng
lao động?
Người sử dụng lao động là một bên chủ thể của quan hệ pháp luật lao động,
gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế, các cơ quan tổ chức nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, các cá nhân
và hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng người lao động
Người sử dụng lao động thường là chủ doanh nghiệp, người thuê người lao
động làm việc và thực hiện công tác trả lương cho người lao động. Người lao động
và người sử dụng lao động đều là nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất hàng
hóa và các sản phẩm dịch vụ.
Tại điều 164 Bộ luật lao động 2012 có quy định: Người sử dụng lao động chỉ
được sử dụng người đủ 13 tuổi đến 15 tuổi làm các công việc nhẹ và phải đảm bảo
những quy định sau đây:
 Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp
luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;
 Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em;
 Bảo đảm điều kiện làm việc, việc làm an toàn lao động, vệ sinh lao động phù
hợp với lứa tuổi.

Page 3
https://timviec365.vn/blog/quyen-va-nghia-vu-cua-nguoi-lao-dong-va-nguoi-su-dung-lao-
dong-new3267.html
Người sử dụng lao động có quyền:
 Tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh
doanh; có quyền khen thưởng và xử lí các vi phạm kỉ luật lao động theo quy
định của pháp luật lao động;
 Cử đại diện để thương lượng, kí kết thoả ước lao động tập thể trong doanh
nghiệp hoặc thoả ước lao động tập thể ngành; có trách nhiệm cộng tác với
công đoàn bàn bạc các vấn đề về quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần của người lao động.
 Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước
lao động tập thể và những thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng
danh dự, nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động (Điều 8 Bộ luật
lao động).
4. Mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động và người lao động có mối quan hệ gắn bó chặt
chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu không có người lao động sẽ không có
người sử dụng lao động và ngược lại, không có người sử dụng lao động sẽ
không có người lao động. Sản phẩm mà người lao động tạo ra phục vụ cho
nhu cầu của người sử dụng lao động, đồng thời người sử dụng lao động
chính là người tạo công ăn việc làm cho người lao động.

 Khái niệm quan hệ lao động


Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012 thì quan
hệ lao động được hiểu: “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong
việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người
sử dụng lao động”.
Page 4
https://vnresource.vn/hrmblog/quan-he-lao-dong-la-gi-va-cong-viec-nguoi-lam-quan-ly-lao-
dong/
Theo nghĩa rộng, các quan hệ lao động bao gồm: quan hệ lao động của
cán bộ, công chức nhà nước, quan hệ lao động của người làm công ăn lương
và quan hệ lao động mang tính tự nguyện của các xã viên hợp tác xã...

Trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, luật lao động điều
chỉnh cả quan hệ lao động của công nhân và quan hệ lao động của công
chức, viên chức nhà nước. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, các quan
hệ lao động trên mang các đặc điểm khác nhau nên do nhiều ngành luật khác
nhau điều chỉnh (luật lao động, luật hành chính, luật hợp tác xã...). Đó cũng
là thông lệ chung trên thế giới.
Quan hệ xã hội hình thành giữa người lao động làm công và người sử
dụng lao động phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động.
Đây là quan hệ lao động đặc trưng của nền kinh tế thị trường, phát triển
đồng bộ với sự phát triển của nền kinh tế; còn được gọi là quan hệ lao động
làm công ăn lương để phân biệt với quan hệ lao động của công chức nhà
nước và một số quan hệ lao động khác. Trong nền kinh tế thị trường, luật lao
động chủ yếu điều chỉnh quan hệ lao động này.
Trong mối quan hệ pháp luật giữa người sử dụng và người sử dụng lao
động, người lao động phải tự mình thực hiện công việc.
Điều đó có nghĩa là người lao động phải tự mình thực hiện công việc
bằng cách hành vi lao động để thực hiện công việc mà không được chuyển
giao nghĩa vụ đó cho người khác, đặc biệt là người không có quan hệ lao
động với người sử dụng lao động đó. Quan hệ pháp luật giữa người lao động
và người sử dụng lao động khác hẳn với quan hệ lao động ở dạng khoán việc
dân sự do Luật dân sự điều chỉnh hay quan hệ lao động giữa người lao động

Page 5
https://vnresource.vn/hrmblog/quan-he-lao-dong-la-gi-va-cong-viec-nguoi-lam-quan-ly-lao-
dong/
và người sử dụng lao động là thành viên của gia đình tiến hành thực hiện
công việc duy trì sinh hoạt gia đình do Luật Hôn nhân và gia đình điều
chỉnh.

 Về hình thức
Người lao động đã cam kết với người sử dụng lao động về việc thực hiện
công việc. Sự cam kết của người lao động là điều được xác định và không
thể thay đổi trừ trường hợp họ không thực hiện được hoặc quan hệ lao động
đó bị chấm dứt.

 Về mặt nội dung


Người lao động tham gia quan hệ lao động là với mục đích bán sức lao
động của mình cho người sử dụng lao động. Sức lao động đó chỉ có và tồn
tại trong bản thân người lao động đó mà không thể tồn tại bất kỳ người lao
động nào khác. Quan hệ pháp luật lao động được thiết lập chủ yếu dựa trên
cơ sở giao kết hợp đồng lao động. Các bên tham gia phải là người trực tiếp
giao kết và thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thảo luận.
Trong quan hệ pháp luật lao động, người lao động tự mình hoàn thành
công việc được giao dựa trên trình độ chuyên môn sức khỏe của mình. Nếu
không có sức khỏe và trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công
việc thì người lao động không thể giao kết hợp đồng lao động được.

 Về khía cạnh pháp lý


Bộ luật lao động đã quy định về nghĩa vụ bắt buộc của người lao động.
Do đó, thực hiện công việc theo Hợp đồng lao động đã cam kết chính là tuân
thủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong nghĩa vụ của
Hợp đồng lao động.

Page 6
https://vnresource.vn/hrmblog/quan-he-lao-dong-la-gi-va-cong-viec-nguoi-lam-quan-ly-lao-
dong/
Công việc theo Hợp đồng lao động phải do người giao kết thực hiện,
không giao cho người khác nếu không có sự đồng ý của người sử dụng lao
động. Quy định này dựa trên cơ sở thực hiện công việc không chỉ liên quan
đến tiền lương, mà còn liên quan đến rất nhiều yếu tố khác: các quan hệ
nhân thân, trách nhiệm nghề nghiệp.
Để có thể tham gia trực tiếp vào quan hệ lao động, người lao động phải
có khả năng lao động. Khả năng lao động của mỗi người là khác nhau và
yêu cầu của mỗi công việc cũng có một mức độ khác nhau khiến cho cách
thức làm việc, quá trình thực hiện công việc và hiệu quả công việc đạt được
do đích danh người lao động đó thực hiện là ở mức hợp lý nhất.
Vấn đề sức lao động là nguyên nhân mà trong quan hệ luật pháp về sử
dụng lao động, người lao động phải tự mình thực hiện theo Hợp đồng lao
động.

 Người sử dụng lao động có quyền quản lý với người lao động
Nói lên quyền kiểm soát người sử dụng lao động đối với quá trình thực
hiện công việc của người lao động, bao hàm nhiều khía cạnh, có tính chất
toàn diện của người sử dụng lao động. Nội dung của quyền quản lý lao động
gồm quyền tuyển chọn, phân công, sắp xếp, điều động, giám sát, xử phạt,…
đối với người lao động. Tuy nhiên, mọi hoạt động thuộc hành vi quản lý của
người sử dụng lao động phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật,
đồng thời người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
hành vi quản lý của mình.

* Họ được thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản
* Họ thực hiện quyền kiểm soát với tư cách là người mua sức lao động

Page 7
https://vnresource.vn/hrmblog/quan-he-lao-dong-la-gi-va-cong-viec-nguoi-lam-quan-ly-lao-
dong/
* Họ thực hiện quyền năng pháp lý do pháp luật trao cho
* Xét ở góc độ chung nhất là có tính chất tự nhiên là họ phải thực hiện hành
vi quản lý, sản xuất, cái không thể thiếu trong quá trình sản xuất – kinh
doanh. Điều này không chỉ đúng với nguyên lý điều khiển mà còn liên quan
đến mục tiêu và quá trình sản xuất kinh doanh.
5. Nghĩa vụ và quyền của người lao động và người sử dụng lao động
Để duy trì sự bình ổn trong quá trình sản xuất, làm việc trên tinh thền hòa
hợp và quan hệ hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động cần
có sự điều chỉnh và duy trì các quyền và nghĩa vụ bởi pháp luật. Những
quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động cần được tôn trọng bởi người
sử dụng lao động và ngược lại. Chúng ta có thể tóm lược các quyền và nghĩa
vụ cơ bản của người sử dụng lao động như sau:
 Nghĩa vụ và quyền được hưởng của người lao động
Các quyền cơ bản của người lao động
* Làm việc phải phù hợp với các điều khoản của hợp đồng làm việc mà các
điều khoản đó không thể kém hơn so với quy định của luật lao động mới
nhất. Người lao động có quyền được nghỉ phép hàng năm, được trả lương
trong thời gian nghỉ phép năm.
* Không tự ý chấm dứt hợp đồng lao động dưới bất kỳ hình thức nào.
* Thực hiện trực tiếp các công việc được quy định trong hợp đồng lao động
của mình.
* Thực hiện theo hướng dẫn của người lao động các điều khoản, quy tắc làm
việc và chịu trách nhiệm bảo quản các công cụ, tài liệu được phó.
* Thông báo cho người sử dụng lao động ngay lập tức về bất kỳ hành động
nào gây nguy hiểm cho chính mình hoặc đồng nghiệp của hoặc có thể làm
Page 8
https://vnresource.vn/hrmblog/quan-he-lao-dong-la-gi-va-cong-viec-nguoi-lam-quan-ly-lao-
dong/
phương hại đến lợi ích của các đối tượng bên ngoài khác. Thực hiện công
việc trong tình trạng sức khỏe, tinh thần thực sự đảm bảo.
* Đối với phụ nữ, người lao động sẽ được hưởng các chế độ nghỉ và những
phụ cấp cần thiết trong quá trình thai sản, ...
 Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
Về phía người sử dụng lao động phải có những nghĩa vụ sau:
* Cung cấp cho người lao động công công theo hợp đồng lao động, các tài liệu
và dụ cụ thiết phục vụ cho quá trình lao động.
* Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.
* Thông báo cho nhân viên mới biết được các nhiệm vụ, công việc phải làm.
* Người sử dụng lao động có nghĩa vụ bảo đảm môi trường làm việc lành
mạnh, an toàn; đối với những công việc mang tính chất dễ gây ra thương
tích thì phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động và đảm bảo mức độ an toàn cho
người lao động. Người sử dụng lao động phải trả tiền lương đúng thời hạn
và đầy đủ như những gì đã ký trong hợp đồng lao động.
* Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ một cách khách quan và đánh giá
công bằng về kết quả công việc người lao động.
* Thực hiện các biện pháp an toàn về sức khỏe trong quá trình làm việc, tuân
thủ các tiêu chuẩn và chỉ thị, điều luật quy định được đưa ra bởi cơ quan có
thẩm quyền.
* Trang trải chi phí kiểm tra sức khỏe của người lao động trong trường hợp
người lao động chịu tổn hại về sức khỏe trong quá trình làm việc của mình. -
Đồng ý cho người lao động có ngày nghỉ hàng tuần hoặc nghỉ phép, nghỉ
theo quy định chung của nhà nước. Khi hợp đồng lao động được chấm dứt

Page 9
https://vnresource.vn/hrmblog/quan-he-lao-dong-la-gi-va-cong-viec-nguoi-lam-quan-ly-lao-
dong/
cần thực hiện những quy định của pháp luật trong việc giải quyết hợp đồng
lao động, hỗ trợ thất nghiệp, ...

Page 10
https://vnresource.vn/hrmblog/quan-he-lao-dong-la-gi-va-cong-viec-nguoi-lam-quan-ly-lao-
dong/
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động:
- Lợi ích kinh tế của người lao động thể hiện tập trung ở thu nhập trước hết là
tiền lương tiền thưởng lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động thể hiện tập trung
ở lợi nhuận mà họ thu được trong quá trình kinh doanh.
- Lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động vừa thống
nhất vừa mâu thuẫn với nhau.
- Sự thống nhất được thể hiện nếu người lao động người sử dụng lao động thu
được lợi nhuận Họ sẽ tiếp tục sử dụng lao động khi đó người lao động có việc làm
nhận tiền lương.
- Sự mâu thuẫn được thể hiện ở trong những điều kiện nhất định lợi nhuận của
người sử dụng lao động và tiền lương của người lao động vận động ngược chiều
nhau.
- Khi mâu thuẫn xảy ra công đoàn là tổ chức quan trọng nhất bảo vệ quyền lợi
của người lao động Nghiệp Đoàn Hội nghề nghiệp văn văn là tổ chức của người sử
dụng lao động việc giải quyết mâu thuẫn giữa các bên cần tuân thủ quy định pháp
luật
2. Phương thức thực hiện lợi ích của người lao động trong quan hệ lợi ích
với người sử dụng lao động:
- Người lao động phải phấn đấu, nỗ lực học tập cũng như trau dồi kỹ
năng nhằm tăng năng suất lao động: bởi vì chỉ có thế mới giúp NSDLĐ tức chủ
doanh nghiệp có thêm lợi nhuận từ đó có tiền để trả lương cho NLĐ. Tuy nhiên,
với xu thế HĐH-CNH hiện nay, các doanh nghiệp lại chủ trương sử dụng máy móc
thay thế cho nhân công. Qua đó, có thể thấy, ngoài việc nỗ lực làm việc thì NLĐ
còn phải học tập để biết cách vận hành máy móc để giữ lại lợi ích của mình đối với

Page 11
Hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động
NSDLĐ. Theo thảo sát, thời gian làm việc của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế
giới, nhất là ở các ngành như sản xuất da giày, may mặc hiện nay đã rất khổ, nhất

Page 12
Hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động
là phụ nữ không còn thời gian để chăm sóc gia đình, con cái. “Giờ về đến nhà chỉ
lăn ra ngủ thôi, còn không làm được việc gì nữa đâu, nên đề nghị quan tâm đến
NLĐ”, Tổng thư ký Quốc hội nói. Có thể thế, qua dẫn chứng trên thì chỉ có cố
gắng học tập, tiếp nhận xu thế mới mới là phương thức giúp NLĐ giữ lại cho mình
lợi ích đối với NSDLĐ chứ không phải là tăng giờ làm.
- Đề ra các yêu sách nhằm đảm bảo quyền lợi của NLĐ từ đó cũng sẽ
mang tới lợi ích cho NSDLĐ: người lao động cũng như bao con người khác, khi
có được sự đảm bảo về quyền lợi và lợi ích của bản thân rồi, họ sẽ miệt mài làm
việc mà không phải lo nghĩ gì cả. Cứ thế, tiền lời hay lợi nhuận sẽ chảy vào túi
NSDLĐ hay doanh nghiệp 1 cách vẹn toàn. Với phương án này, vừa đảm bảo
quyền lợi cho NLĐ vừa mang lại lợi ích cho NSDLĐ, 1 mũi tên trúng 2 đích, vẹn
trọn cho cả đôi bên. Nhờ vậy, sự cộng tác cũng như quan hệ của 2 bên cũng sẽ tốt
đẹp hơn. Vì vậy, NLĐ luôn được khuyến khích tham gia vào các tổ chức Công
đoàn nhằm đảm bảo quyền lợi cho bản thân, từ đó mối bận tâm trong họ cũng
không còn nữa, toàn tâm toàn ý làm việc mang đến hiệu ứng tích cực cho cả đôi
bên. Lấy ví dụ như đã nói ở ý trên khi Việt Nam nằm trong top các nước có thời
gian làm việc cao nhất thế giới, khi ký giao kèo hay hợp đồng làm việc, NLĐ cần
được đảm bảo về thời gian lao động thực tế phù hợp vì sức khỏe và động lực chính
là 2 thứ quan trọng nhất của NLĐ, thiếu đi 2 thứ kể trên, không nói cũng biết nó sẽ
kéo giảm năng suất lao động chạm đáy, và khi đó NSDLĐ cũng không có đủ tiền
để trả lương đồng thời người NLĐ cũng không có động lực để làm việc khi lúc nào
cũng mang ở trạng thái mệt mỏi và uể oải. Ngoài ra, tạo ra các khoản phúc lợi, tổ
chức các hoạt động thể thao, văn hóa sẽ góp phần thu hút và đảm bảo người lao
động yên tâm làm việc, xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Đây là những yếu tố căn
cốt làm nên giá trị, thương hiệu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện
đại, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Page 13
GT học phần kinh tế chính trị MLN (C)
Phúc lợi đối với người lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Như vậy, đây là con đường gián tiếp nhằm thể hiện lợi ích của NLĐ trong quan
hệ với NSDLĐ và con đường này cần có tập thể lên tiếng (công đoàn) đồng thời
NSDLĐ cũng như chủ doanh nghiệp phải chủ động tiếp nhận và đổi mới thì mới
có thể thực hiện. Tuy nhiên, nó vẫn có thể được coi là 1 phương án thể hiện lên lợi
ích của NLĐ trong quan hệ lợi ích kinh tế với NSDLĐ
- Giữ cho mỗi quan hệ lợi ích giữa NLD và NSDLD thống nhất:
+ Tại một thời điểm nhất định, thu nhập từ các hoạt động kinh tế là xác
định nên lợi nhuận của người sử dụng lao động tăng lên thì tiền lương của
người lao động phải tăng lên và ngược lại. Tuy nhiên, người sử dụng lao
động vì lợi ích của mình, luôn tìm cách cắt giảm tới mức thấp nhất các
khoản chi phi trong đó có tiền lương của người lao động để tăng lợi nhuận.
Mà tiền lương là điều kiện để tài sản xuất sức lao động nên mức lương thấp
nhất người sử dụng lao động trả cho người lao động phải đủ để người lao
động sống ở mức tối thiểu.
+ Những nội dung phúc lợi cụ thể của mỗi doanh nghiệp được ghi nhận
trong thỏa ước lao động tập thể, do đại diện cho tập thể người lao động trong
doanh nghiệp ký kết với người sử dụng lao động và cả hai bên có trách
nhiệm chấp hành. Pháp luật lao động nước ta quy định,thỏa ước lao động tập
thể là sự thoả thuận bằng văn bản giữa đại diện tập thể người lao động và
người sử dụng lao động về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên
trong quan hệ lao động. Thỏa ước đạt được thông qua thương lượng, thỏa
thuận của đại diện tập thể người lao động với người sử dụng lao động về
phân phối phúc lợi doanh nghiệp, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động
hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp; giảm mâu thuẫn, bất bình đẳng; hạn
chế tình trạng đình công tự phát.

Page 14
GT học phần kinh tế chính trị MLN (C)
Phúc lợi đối với người lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
+ Đối thoại định kỳ và đối thoại thường xuyên giữa NLĐ và NSDLĐ là
1 kênh đặc biệt quan trọng và hiệu quả nhằm giải quyết các mẫu thuẫn,
những bất đồng giữa các bên trong QHLĐ. Để đảm bảo QHLĐ hài hòa,
trước hết NLĐ (Thông qua vai trò tổ chức đại diện cho họ là công đoàn cơ
sở) phải nâng cao nhận thức và nhận thức đầy đủ, toàn diện về quyền và
nghĩa vụ của mình. Điều này đã được quy định rõ trong bộ Luật lao động,
Luật Công đoàn và nội quy, quy chế của DN. Muốn làm được điều này công
đoàn cần tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật vừa nói trên, đến từng
người lao động bằng các hình thức linh hoạt và hiệu quả nhất, bằng các biện
pháp đơn giản nhất, tránh cầu kỳ, chú ý thiết thực, làm cho công nhân, người
lao động đạt được mục tiêu mà công đoàn đặt ra. Đồng thời công đoàn cần
tăng cường, sâu sát, giám sát việc thực thi các quy định nhằm củng cố, tăng
cường tính hài hòa, ổn định, tiến bộ của QHLĐ, ngăn ngừa, hạn chế những
mâu thuẫn trong quan hệ giữa NSDLĐ với NLĐ, giảm thiểu mọi nguy cơ có
thể dẫn đến đình công thông qua đàm phán, thương lượng, tuyên truyền, vận
động với cả giới làm công và giới quản lý DN. Trong điều kiện hiện tại,
bằng các khảo sát thực tế, nếu DN nào, KCN nào làm tốt, có hiệu quả và
thường xuyên, hoạt động đối thoại, thương lượng giữa NSDLĐ với NLĐ, sẽ
có nhiều khả năng hạn chế, đi đến chấm dứt những tranh chấp lao động gay
gắt và các cuộc đình công, nhất là đình công không theo trình tự luật pháp.

3. Phương thức thực hiện lợi ích của người lao động trong quan hệ lợi ích
với cộng đồng và xã hội:
Trong cơ chế thị trường, cá nhân tồn tại dưới nhiều hình thức. Người lao
động, người sử dụng lao động đều là thành viên của xã hội nên mỗi người
đều có lợi ích cá nhân và có quan hệ chặt chẽ với lợi ích xã hội. Nếu người
lao động và người sử dụng lao động làm việc theo đúng các quy định của
Page 15
GT học phần kinh tế chính trị MLN (C)
Phúc lợi đối với người lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
pháp luật và thực hiện được các lợi ích kinh tế của mình thì họ đã góp phân
phát triển nền kinh tế, thực hiện lợi

Page 16
GT học phần kinh tế chính trị MLN (C)
Phúc lợi đối với người lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
ích kinh tế của xã hội. Khi lợi ích kinh tế của xã hội được thực hiện, xã hội phát
triển sẽ tạo lập môi trường thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động
thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế của mình.
Ngược lại, nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động nảy sinh mâu
thuẫn không giải quyết được; hoặc người lao động và người sử dụng lao động cộng
tác với nhau là hàng giả, hàng nhái, trốn thuế... thì lợi ích kinh tế của xã hội sẽ bị
tổn hại, Biểu hiện là nền kinh tế chậm phát triển, chất lượng cuộc sống của người
dân chậm được cải thiện... Từ đó ảnh hưởng xấu đến lợi ích kinh tế của các chủ
thể, trong đó có lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động.
Sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, xã hội quyết định sự tồn tại, phát triển
của cá nhân nên lợi ích xã hội đóng vai trò định hướng cho lợi ích cá nhân và các
hoạt động thực hiện lợi ích cá nhân. Lợi ích xã hội là cơ sở của sự thống nhất giữa
các lợi ích cá nhân, tạo ra sự thống nhất trong hoạt động của các chủ thể khác nhau
trong xã hội. Ph. Ăngghen đã từng khẳng định: “Ở đâu không có lợi ích chung thì
ở đó không thể có sự thống nhất về mục đích và cũng không thể có sự thống nhất
về hành động được”. Quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trên cho thấy, lợi ích cá nhân
và lợi ích xã hội có quan hệ nhiều chiều.
Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực, liên kết với
nhau trong hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng (lợi ích cá nhân, tổ chức)
của họ hình thành nên các hiệp hội ngành nghề (Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt
Nam,... các tổ chức chính trị - xã hội (Hội nông dân Việt Nam), các nhóm dân cư
chung một số lợi ích theo vùng, theo Sở thích (Hội nuôi chim cảnh, cá cảnh)... Các
cá nhân, tổ chức hoạt động trong các ngành, lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên
hệ với nhau, liên kết với nhau trong hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng
mình hình thành nên “nhóm lợi ích”. Đó là mô hình liên kết giữa 4 nhà trong nông
nghiệp: nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà nước; mô hình liên kết

Page 17
GT học phần kinh tế chính trị MLN (C)
trên thị trường nhà ở: nhà doanh nghiệp kinh doanh bất động sản - ngân hàng
thương mại - người mua nhà...
Vì vậy cần đảm bảo hài hòa trong quan hệ giữa lợi ích người lao động, lợi ích
người sử dụng lao động và lợi ích xã hội.
Lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động được các chủ thể
trực tiếp chăm lo, thực hiện. Trong cơ chế thị trường, lợi ích xã hội không có chủ
thể trực tiếp chăm lo, nhưng - theo nhà kinh tế học cổ điển A. Smith (1723 - 1790)
- khi các chủ thể chăm lo cho lợi ích của mình thì nền kinh tế thị trường xuất hiện
“bàn tay vô hình” chăm lo lợi ích xã hội. Nếu người lao động tích cực, say mê,
sáng tạo trong lao động, người sử dụng lao động chăm lo cho các hoạt động kinh
doanh, không làm tổn hại lợi ích của bất cứ chủ thể nào thì khi lợi ích kinh tế của
họ được thực hiện thì lợi ích xã hội cũng đồng thời, được thực hiện.
“Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” nếu phù hợp với lợi ích quốc gia, không gây
tổn hại đến các lợi ích khác cần được tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện
vì đất nước có thêm động lực phát triển; ngược lại, khi chúng mâu thuẫn với lợi ích
quốc gia, làm tổn hại các lợi ích khác thì cần phải ngăn chặn.
Trong thực tế, “lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” có sự tham gia của công chức,
viên chức hoặc các cơ quan công quyền sẽ tác động tiêu cực đến lợi ích xã hội và
các lợi ích kinh tế khác vì quyền lực nhà nước sẽ bị lạm dụng và phục vụ cho lợi
ích của các cá nhân. Tuy nhiên, “lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích tiêu cực thường
không lộ diện. Vì vậy, việc chống lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích tiêu cực vô cùng
khó khăn. Tuy nhiên, bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội
đòi hỏi việc chống lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” tiêu cực phải được thực hiện
quyết liệt, thường xuyên.
Lợi ích lớn nhất của xã hội (hay đất nước) là phát triển. Khi lợi ích xã hội (hay
lợi ích quốc gia) được thực hiện có nghĩa là đất nước phát triển, Đó là cơ sở, tiền

Page 18
GT học phần kinh tế chính trị MLN (C)
đề để thực hiện các lợi ích khác. Vì vậy, chăm lo và bảo vệ lợi ích quốc gia là
nghĩa vụ của mọi công dân, của mọi chủ thể kinh tế và của nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, nhà nước là một chủ thể kinh tế, có lợi ích
riêng. Lợi ích kinh tế của nhà nước được thực hiện bằng việc thu thuế với các tổ
chức và cá nhân. Nguồn thu từ thuế càng tăng, lợi ích nhà nước càng được bảo
đảm. Như thế, nhà nước cũng có quan hệ lợi ích, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn
với các chủ thể khác. Sự thống nhất thể hiện: các doanh nghiệp càng phát triển, thu
nhập của người dân càng tăng thì nguồn thu của nhà nước cũng càng tăng và
ngược lại. Sự mâu thuẫn thế hiện: nếu mức thuế tăng, lợi ích kinh tế nhà nước
được thực hiện nhưng lợi ích của các chủ thể khác có thể bị tổn hại và ngược lại.
Tuy nhiên, là người đại diện cho lợi ích xã hội, nhà nước chủ yếu phải hành động
vì lợi ích của xã hội. Chẳng hạn, để kích thích tăng trưởng kinh tế, nhà nước có thể
giảm thuế, miễn thuế cho doanh nghiệp...
Trên thị trường lao động, người lao động và người sử dụng lao động không phải
khi nào cũng gặp được nhau. Ở các nước đang phát triển, cung lao động thường
vượt cầu lao động nên người lao động thường ở vào thế yếu trong quan hệ với
người sử dụng lao động và phải chấp nhận mức tiền lương rất thấp. Mâu thuẫn,
xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động là điều khó tránh khỏi...
Trong cơ chế thị trường, những hiện tượng lừa đảo, gian lận, buôn lậu... diễn ra
khá phổ biến và làm tổn hại không chỉ lợi ích người tiêu dùng, mà cả lợi ích của
các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đến sự phát triển của
nền kinh tế. Như vậy, cơ chế thị trường là phương thức thực hiện các quan hệ lợi
ích kinh tế thông qua hợp tác và cạnh tranh giữa các chủ thể, dưới sự tác động của

Page 19
GT học phần kinh tế chính trị MLN (C)
các quy luật thị trường. Tuy nhiên, kinh tế thị trường chỉ là điều kiện cần vì nó
không có khả năng giải quyết tối ưu mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế, thường dẫn
đến va chạm, xung đột giữa các chủ thể trên thị trường.
III. Liên hệ, giải pháp:
1. Phương thức thực hiện trách nhiệm của người sử dụng sức lao
động, cộng đồng và xã hội trong quan hệ lợi ích với người lao động:
* Đối với Chính phủ:
- Thường xuyên đối thoại, lắng nghe nguyện vọng và tháo gỡ khó khăn
cho người lao động, cũng góp phần chăm lo và bảo vệ lợi ích của họ. Đi kèm
theo luật lệ là hình phạt răn đe đối với những cá nhân vi phạm luật lệ đề ra
nhằm bảo đảm quyền lợi người lao động.
- Đưa nội dung giáo dục về pháp luật lao động, tác phong lao động và
quan hệ lao động vào các chương trình giáo dục, đào tạo nghề để người lao
động nhận thức và hành xử đúng pháp luật, đồng thời tăng cường năng lực
giám sát đối với người sử dụng lao động trong việc chấp hành đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức, biên chế của đội ngũ công chức làm
công tác quản lý nhà nước về lao động, quan hệ lao động ở các cấp; thực
hiện có hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao
động, quan hệ lao động.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý
nhà nước về lao động, quan hệ lao động, đồng thời đáp ứng nhu cầu thông
tin thuộc lĩnh vực này đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thiết lập các kênh thông tin kết nối giữa người lao động, công đoàn
cơ sở, người sử dụng lao động với cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời xử
lý những vụ việc vi phạm pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn

Page 20
https://luatminhkhue.vn/phan-tich-dac-trung-cua-quan-he-lao-dong-o-viet-nam--.aspx
trong doanh nghiệp; hỗ trợ các bên trong doanh nghiệp đối thoại, thương
lượng, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh
nghiệp.
- Có chính sách huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở và các
công trình phúc lợi, xã hội (trường học, nhà mẫu giáo, các thiết chế văn hóa)
phục vụ công nhân lao động ở các khu công nghiệp tập trung.
- Đối với người thất nghiệp: Đề ra bảo hiểm thất nghiệp, tạo công ăn
việc làm cho người lao động tự do và người lao động mới, người thất
nghiệp,...
* Với tổ chức đại diện người lao động
a) Đối với Công đoàn Việt Nam:
- Đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức của công đoàn các cấp, nâng
cao năng lực, hỗ trợ, tham vấn cho công đoàn cơ sở hoạt động
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở, có năng
lực, trình độ và là lực lượng nòng cốt tham gia đối thoại, thương lượng tập
thể, tập hợp và phát triển đoàn viên, triển khai các hoạt động đáp ứng nhu
cầu chính đáng của đoàn viên, người lao động.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện các thiết chế nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho người lao động.
b) Đối với tổ chức của người lao động không thuộc hệ thống công
đoàn Việt Nam, cần tuân thủ nghiêm túc tôn chỉ mục đích đề ra, hoạt động
trên cơ sở các quy định của pháp luật, cạnh tranh bình đẳng với các tổ chức
khác trong một doanh nghiệp để thể hiện được vai trò đại diện và bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho thành viên của mình.
* Với tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động.

Page 21
https://luatminhkhue.vn/phan-tich-dac-trung-cua-quan-he-lao-dong-o-viet-nam--.aspx
- Kịp thời nắm bắt và phổ biến đầy đủ các chính sách pháp
luật lao động cho các doanh nghiệp là thành viên. Hướng dẫn, hỗ trợ người
sử dụng lao động thực

Page 22
https://luatminhkhue.vn/phan-tich-dac-trung-cua-quan-he-lao-dong-o-viet-nam--.aspx
hiện trách nhiệm xã hội của mình, mà trước hết là đối với người lao động trong
doanh nghiệp mình.
- Triển khai chương trình hợp tác nhằm tăng cường năng lực người
sử dụng lao động trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa tại
nơi làm việc, trong đó đặc biệt chú trọng đến hoạt động đối thoại tại nơi
làm việc, thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập
thể.
- Về phía người sử dụng lao động phải coi lực lượng lao động của
mình là tài sản vô giá, và có trách nhiệm, phối hợp và tạo điều kiện để
người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Những điểm đổi mới đối với người lao động trong Bộ Luật
Lao động:
Nhà nước cùng các cơ quan địa phương đề ra ngày càng nhiều
chính sách để bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động.
Sáng 20-11, với 90,06% đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã
thông qua Bộ Luật Lao động (sửa đổi) năm 2019 với nhiều nội dung liên
quan mật thiết đến người lao động. Bộ Luật Lao động (sửa đổi) gồm 17
chương, 220 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021.
Có 10 điểm mới đối với người lao động gồm:
- Thứ nhất: Lần đầu tiên mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
của Bộ Luật Lao động đối với người làm việc không có quan hệ lao động về
một số tiêu chuẩn lao động.
- Thứ hai: Quy định về nguyên tắc nhằm bảo đảm quyền của các tổ chức
đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong đối
thoại, thương lượng, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
- Thứ ba: Chế định về hợp đồng lao động quy định theo hướng bảo vệ tốt
hơn đối với người lao động như: Quy định hợp đồng lao động là sự thỏa thuận
về việc làm có trả công, tiền lương... […]

Page 23
http://congdoanthainguyen.org.vn/cac-chuyen-de/-/asset_publisher/mLHPz9VbmFm3/
content/16-iem-moi-trong-bo-luat-lao-ong-sua-oi-vua-uoc-thong-qua-nguoi-lao-ong-can-
biet?inheritRedirect=true
- Thứ tư: Quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên
200 giờ đến 300 giờ trong 1 năm nhằm bảo đảm quyền lợi lâu dài cho người lao
động; bổ sung một ngày nghỉ hưởng nguyên lương đối với người lao động liền
kề với Ngày Quốc khánh 2-9; bổ sung thêm trường hợp người lao động được
nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương.
- Thứ năm: Quy định điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình nhằm
chuẩn bị, ứng phó với quá trình già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu của thị trường
lao động.
- Thứ sáu: Quy định mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập
thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp nhằm khuyến
khích áp dụng các thỏa thuận có lợi hơn đối với người lao động.
- Thứ bảy: Quy định cụ thể hơn về cơ chế nhằm bảo vệ tốt hơn cho lao
động chưa thành niên.
- Thứ tám: Về những quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình
đẳng giới đã được thay đổi về quan điểm tiếp cận bảo đảm quyền việc làm,
quyền lao động của lao động nữ thay vì quy định hạn chế như Bộ Luật Lao
động hiện hành nhằm vừa tạo điều kiện mở rộng cơ hội việc làm cho lao động
nữ mà vẫn bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn về lao động [...]
- Thứ chín, Quy định thành lập tổ chức của người lao động tại doanh
nghiệp không thuộc tổ chức Công đoàn Việt Nam nhằm thúc đẩy và nâng cao
hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động trong quan hệ lao
động, phù hợp với các Công ước của ILO, các cam kết quốc tế khác và tạo
thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Thứ mười, Quy định linh hoạt hơn quyền lựa chọn cơ chế giải quyết tranh
chấp lao động sau khi tiến hành thủ tục hòa giải, không quy định sự can thiệp,
giải quyết hành chính của nhà nước đối với giải quyết tranh chấp lao động. […]
Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào tiền lương doanh nghiệp…”

Page 24
http://congdoanthainguyen.org.vn/cac-chuyen-de/-/asset_publisher/mLHPz9VbmFm3/
content/16-iem-moi-trong-bo-luat-lao-ong-sua-oi-vua-uoc-thong-qua-nguoi-lao-ong-can-
biet?inheritRedirect=true
3. Chế độ tai nạn lao động:
Dù công việc đơn giản hay phức tạp thì rủi ro cũng luôn rình rập, đe
dọa cuộc sống của người lao động. Nhằm chia sẻ gánh nặng này, chế độ tai
nạn lao động đang dần trở thành chính sách an sinh xã hội hữu ích nhất hiện
nay.
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm
2020 trên toàn quốc đã xảy ra 8.380 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 8.610
người bị nạn. Trường hợp đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động,
người lao động sẽ được nhận những khoản tiền và quyền lợi sau:
* Do người sử dụng lao động chi trả:
Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã quy định cụ thể
trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao
động như sau:

- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn
định.
- Tiền lương: Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động
phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
- Bồi thường cho người bị tai nạn lao động không do lỗi của họ gây
ra:
+ Ít nhất 1,5 tháng lương nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% đến
10%; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương nếu suy giảm
KNLĐ từ 11% đến 80%;
+ Ít nhất 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm KNLĐ từ 81%
trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết.

Page 25
https://luatvietnam.vn/bao-hiem/tai-nan-lao-dong-563-19710-article.html
http://huanluyenantoan.gov.vn/tinh-hinh-tai-nan-lao-dong-nam-2020.html
- Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính mình
gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% các mức nêu trên ứng với mức
suy giảm KNLĐ.

Page 26
https://luatvietnam.vn/bao-hiem/tai-nan-lao-dong-563-19710-article.html
http://huanluyenantoan.gov.vn/tinh-hinh-tai-nan-lao-dong-nam-2020.html
- Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi
chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.
* Do Qũy tai nạn lao động chi trả
Tùy thuộc vào mức độ suy giảm KNLĐ mà người lao động được
hưởng các chế độ do Qũy tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc Qũy bảo
hiểm xã hội (BHXH) chi trả như sau:
- Trợ cấp một lần (suy giảm từ 05% - 30%.
- Trợ cấp hằng tháng (suy giảm từ 31% trở lên).
- Tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:
Người lao động bị tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng
hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh
hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
Căn cứ: Điều 51 Luật An toàn, vệ sinh lao động
- Trợ cấp phục vụ (suy giảm từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù
hai mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị tâm thần):
Mức trợ cấp/tháng = Mức lương cơ sở = 1,49 triệu đồng/tháng.
(Mức lương cơ sở áp dụng năm 2021: 1,49 triệu đồng)
Căn cứ: Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động
- Trợ cấp một lần khi chết:
Mức trợ cấp một lần = 36 x Mức lương cơ sở = 53.640.000 đồng.
Căn cứ: Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động
- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị:
Mức trơ cấp mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động khi
trở lại làm việc:

Page 27
http://huanluyenantoan.gov.vn/tinh-hinh-tai-nan-lao-dong-nam-2020.html
+ Mức hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, nhưng không quá 15 lần mức
lương cơ sở;
+ Số lần hỗ trợ tối đa là hai lần và chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần/năm.
 HẾT 

DANH SÁCH TỔ VIÊN DCQ2020 – TỔ 04


HỌ VÀ TÊN MSSV
1. Vũ Phương Anh Đào 511206073
2. Vương Thị Anh Đào 511206074
3. Phạm Quang Đạt 511206076
4. Nguyễn Trần Hoàng Diễm 511206078
5. Võ Lê Hoài Diễm 511206079
6. Ngô Thiên Định 511206080
7. Nguyễn Lâm Đồng 511206081
8. Trần Đặng Minh Đức 511206083
9. Đặng Thị Thùy Dung 511206084
10.Phạm Hùng Dũng 511206086
11.Phạm Thanh Dũng 511206087
12.Lê Nguyễn Thùy Dương 511206088
13.Nguyễn Ngọc Ánh Dương 511206089
14.Nguyễn Thị Thùy Dương 511206090
15.Phạm Ngọc Bằng Dương 511206091
16.Đỗ Đức Duy 511206092
17.Hồ Nguyễn Duy 511206093
18.Nguyễn Hoàng Duy 511206094

Page 28

You might also like