Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

I)KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG NƯỚC

ÉP TRÁI CÂY TRƯỚC DỊCH COVID-19:


1) Tình hình chung về thị trường nước ép trái cây của cả nước:
Nước ép trái cây không còn là thức uống quá xa lạ trong đời sống. Thị trường này
phổ biến vì sự tiện lợi, mùi vị hấp dẫn và đầy đủ chất dinh dưỡng. Chúng ta có thể
gặp thị trường này ở khắp mọi nơi nên rất dễ dàng tiếp cận với mọi lứa tuổi, dễ
dàng mua ở các sạp vỉa hè hoặc ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các hàng quán
nước giải khát…
Theo thống kê của Bộ Công Thương năm 2019, cả nước hiện có 1,18 triệu ha vườn
trồng cây ăn quả. Trong đó, một số loại cây có sản lượng cao như: xoài 940.000
tấn, thanh long gần 1,4 triệu tấn, bưởi 992.000 tấn, vải 374.000 tấn, sầu riêng
664.000 tấn, dứa 733.000 tấn… để phục vụ cho việc tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu. https://vneconomy.vn/nganh-trai-cay-cham-co-gioi-hoa-van-hai-qua-bang-
tay-nen-ton-that-sau-thu-hoach-con-cao.htm?
fbclid=IwAR2MXBTu9af347PYDjUZsTIoye5qYCkBfgw7aFJJrLzIIp6i10OzjLC
UzCA .
Vào thời điểm trước dịch, nhu cầu của người tiêu dùng đồng bộ với nguồn cung
nên lượng nước ép bán ra thị trường tăng giảm đều và số lượng hàng tồn kho sẽ
không nhiều. Chính vì thế, theo bảng khảo sát thu thập được vào ngày 31/10/2022
của chúng tôi tại thành phố Thủ Đức trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh, phần lớn
các tiểu buôn bán được trung bình ở mức 90-100 ly, có nơi bán được trên 200 ly
trong một ngày. Đây là tín hiệu tốt cho thấy: Trong xã hội hiện nay, người tiêu
dùng ngày càng chú trọng đến sức khoẻ nhiều hơn, không chỉ cho bản thân mà còn
cho tất cả mọi người trong gia đình.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ LƯỢNG LY NƯỚC ÉP TRÁI CÂY BÁN ĐƯỢC TRUNG BÌNH
TRONG MỘT NGÀY TRƯỚC DỊCH COVID-19

II)TÌNH HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG NƯỚC ÉP TRÁI CÂY


TRONG DỊCH COVID-19:
1) Tình hình chung:
Sự tác động của đại dịch Covid-19 từ cuối tháng 12-2019 đã ảnh hưởng nghiêm
trọng không chỉ đến y tế, sức khoẻ con người mà còn gây tổn thất chi phí lớn trong
việc cách ly và ngăn chặn sự lây lan. Khi phải đối mặt với đại dịch, chính phủ các
nước đã đề ra những chỉ thị phong toả toàn diện rộng, đóng cửa các trường học,
công sở, các địa diểm kinh doanh không thiết yếu, hạn chế và kiểm soát chặt chẽ
việc di chuyển của con người, phương tiện và hàng hoá. Việc này đã gây gián
đoạn chuỗi cung ứng khu vực dẫn đến sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bị trì trệ,
bao gồm chuỗi cung ứng thị trường và đặc biệt là thị trường nước ép trái cây.
2) Giá cả thị trường:
Trong tình hình Covid-19 chuyển biến phức tạp, chính phủ đã đưa ra các chỉ thị
nhằm ngăn chặn đẩy lùi dịch bệnh nên thị trường nước ép trái cây gặp rất nhiều
khó khăn, đặc biệt là trong quá trình vận chuyển trái cây và nguyên vật liệu được
cung ứng cho thị trường.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUY MÔ THAY ĐỔI CỦA NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA THỊ
TRƯỜNG CUNG ỨNG NƯỚC ÉP TRÁI CÂY TRONG DỊCH COVID-19
Chính vì thế, theo khảo sát của nhà buôn bán thị trường này, hơn 50% nhà buôn
phải trả chi phí trái cây và nguyên vật liệu sẽ tăng từ 5-15%, còn lại có 10% giảm
5-10%, số còn lại có tình trạng không buôn bán được vì công tác phòng chống dịch
gắt gao không cho phép kinh doanh.

III)TÌNH HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG NƯỚC ÉP TRÁI


CÂY SAU DỊCH COVID-19:
1) Tình hình chung:
So với các nước trong khu vực, Việt Nam đã thực hiện tốt việc ngăn chặn đại dịch
và mở của lại nền kinh tế. Hiện nay, đất nước đang dần chuyển giao từ giai đoạn
ứng phó khủng hoảng sang giai đoạn phục hồi. Chính vì vậy, thị trường nước ép ở
Việt Nam đã và đang có nhiều biến động. Chuỗi cung ứng nguồn hàng chưa ổn
định vì sự tác động của Covid-19 khiến kinh tế Việt Nam bị tê liệt, sự vận hành
của các nhà máy, xí nghiệp, nhà vườn tạm thời đóng cửa để thực hiện công tác
phòng chống dịch. Chính vì thế, sau khi tình hình đại dịch ổn định hơn, các chuỗi
cung ứng đã gặp rất nhiều trở ngại trong việc thu thập, tìm kiếm, vận chuyển vì sự
khan hiếm của nguồn cung cấp và đang trên đà cải thiện. Theo tin tức của Bộ Công
Thương (2019), những nhà nghiên cứu và phân tích công nghiệp toàn thế giới
(CAGR) dự báo thị trường nước ép trái cây và rau quả sẽ đạt 186 tỷ USD tính đến
năm 2022 với mứa tăng trưởng trung bình 5-6 % / năm. Sự tăng trưởng trong
ngành này nhờ vào hầu hết vào việc người tiêu dùng ngày càng chăm sóc đến đồ
uống có lợi cho sức khỏe thể chất. Đây là tín hiệu đáng mừng dành cho những nhà
phân phối nước ép trái cây tự nhiên và nước trái cây chứa sữa.
https://laodongdongnai.vn/thi-truong-nuoc-ep-trai-cay-tai-viet-nam-1649188261/
2) Giá cả thị trường:
Chính sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, không chỉ riêng thị trường
nước ép trái cây mà các thị trường khác đã và đang có những chuyển biến đầy biến
động phức tạp về nguồn cung ứng.

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GIÁ BÁN MỘT LY NƯỚC ÉP TRÁI CÂY HIỆN NAY
Việt Nam đang đối mặt với tình hình chiến tranh giữa Ukraine và Nga làm nguồn
cung xăng dầu bị thiếu hụt. Kèm theo đó, chiến tranh tại Ukraine là một trong
những lí do khiến giá nhiên liệu diesel tăng 56% lên 5,60 USD/gallon từ 3,60
USD/gallon hồi tháng 1 và đang tăng nhanh hơn do tồn kho dầu diesep – nhiên liệu
chính cho tất cả các hình thức vận chuyên – đã giảm mạnh.
https://thuysanvietnam.com.vn/chien-tranh-nga-ukraine-tac-dong-manh-len-gia-
dau-diesel/. Thế nên, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu cung chiết khấu các
nguyên vật liệu đã tăng khoảng 5-10% so với trước dịch. Vì sự biến động này cùng
việc tổn thất nặng nề trong ba tháng phong toả, hầu hết các tiểu buôn phải tăng giá
khoảng 5-10 ngàn/ly so với bán ban đầu khiến nhu cầu của người dân giảm, lượng
khách hàng giảm khoảng 50-60% so với trước dịch, chủ yếu vẫn còn tiếp cận được
lượng khách quen. Để thu hút lượng khách mới, các tiểu buôn phải có những biện
pháp lôi kéo khách nhiều hơn.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NHỮNG BIỆN PHÁP LÔI KÉO KHÁCH HÀNG
SAU DỊCH COVID-19
Theo cuộc khảo sát thị trường của chúng tôi, 70% tiểu buôn đã chọn cách mua 2
tặng 1 ly ( các cửa hàng mở lại sau đợt dịch đều có chương trình khuyến mãi mua 2
tặng 1 trong khoảng từ 5-6 ngày), 30% còn lại chọn khuyến mãi 5-10% hoặc trên
10% để thu hút khách.Ngày 31/10/2022, chúng tôi đã có cuộc khảo sát tại một số
quán nước ép: Chị Hạnh (đường Lê Văn Việt) và chị Thanh (đường Thống Nhất)
cho biết giá bán sau dịch không thay đổi so với thời điểm trước đây; Chị Hằng
(đường Thống Nhất) cho biết giá bán sau dịch tăng khoảng 5k/1ly.
III) TỔNG KẾT:
Như vậy, ta thấy được cả ba giai đoạn: trước dịch, trong dịch và sau dịch đã có
những biến động lớn và phức tạp. Nhìn chung, thị trường nước ép trái cây vẫn còn
khó khăn trong việc cân bằng giá cả sao cho phù hợp với kinh tế đang không ổn
định, vẫn còn phải đối mặt với ảnh hưởng của chiến tranh, tình hình căng thẳng
chính trị giữa các nước, lạm phát…

You might also like