Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TÌNH HÌNH VIỆT NAM ĐẾN HẾT NĂM 2022 ĐÃ THỰC HIỆN

NHỮNG MỤC TIÊU THIÊN NIÊN KỈ CỦA LIÊN HỢP QUỐC


1. Các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam
- Xóa nghèo
- Không còn nạn đói
- Sức khỏe và có cuộc sống tốt
- Giáo dục có chất lượng
- Bình đẳng giới
- Nước sạch và vệ sinh
- Năng lượng sạch với giá thành hợp lí
- Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế
- Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng
- Giảm bất bình đẳng giới
- Các thành phố và cộng đồng bền vững
- Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm
- Hành động về khí hậu
- Tài nguyên và môi trường biển
- Tài nguyên và môi trường trên đất liền
- Hòa bình, công lí và các thể chế mạnh mẽ
- Quan hệ đối tác vì các mục tiêu
2. Những thành tựu của Việt Nam khi thực hiện các mục tiêu phát triển bền
vững tại Việt Nam đến hết năm 2022
- Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong
việc tăng mức độ bao phủ của các dịch vụ xã hội nhằm đạt được các Mục tiêu
Phát triển Bền vững (SDG). Tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm mạnh từ 21%
năm 2010 xuống còn 5% năm 2020 (Ngân hàng Thế giới, 2022). Tuy nhiên, có
sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng, các dân tộc, giữa khu vực nông thôn và
thành thị. Việt Nam vẫn cần tiếp tục nỗ lực để đảm bảo kịp thời đạt được các
Mục tiêu Phát triển Bền vững của quốc gia vào năm 2030. Tuy nhiên, trong khi
tỷ lệ nghèo liên tục giảm, đại dịch Covid-19 bùng phát từ năm 2020 đã làm
chậm lại công cuộc giảm nghèo và gia tăng bất bình đẳng trên cả phương diện
kinh tế và phi kinh tế, với những tác động bất lợi đối với phúc lợi của trẻ em và
ảnh hưởng đến tiến độ đạt được các mục tiêu SDG liên quan đến trẻ em. Theo
ông Johnathan Pincus, chuyên gia kinh tế cao cấp Chương trình Phát triển của
Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam: ''Tôi nghĩ Việt Nam vẫn là nước đi đầu
trong khu vực về xóa đói giảm nghèo. Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ việc chuyển
đổi thước đo nghèo dựa trên thu nhập sang một thước đo nghèo đa chiều''. Sau
8 năm thực thi 17 mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam đã đạt được nhiều
tiến bộ trong đảm bảo an sinh xã hội. Ấn tượng nhất là giai đoạn 2016 – 2022,
tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 9,2% xuống còn 4,3%; Số hộ gia đình sử dụng
nước hợp vệ sinh tăng từ 93,4% lên 98,3%; tỷ lệ hộ gia đình tiếp cận điện lưới
quốc gia, tỷ lệ tiếp cận năng lượng, phủ sóng điện thoại di động; độ che phủ
rừng được duy trì và tăng dần qua các năm; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội trong
nhiệm kỳ 2016-2021, 2021-2026 đạt tương ứng là 27,31% và 30,26%, cao hơn
mức trung bình toàn cầu và của châu Á.

-
- Về mục tiêu SDG3 - Sức khỏe và có cuộc sống tốt hơn có kết quả như sau: tỷ
lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi (22,3/1000 trẻ đẻ sống ); tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi
(13,9/1000 trẻ đẻ sống); tỷ lệ ca sinh có hỗ trợ của nhân viên y tế có kỹ năng
(96,1%); sử dụng biện pháp tránh thai (72,8%).
- Theo đánh giá của SDG Index (chỉ số thuộc Báo cáo phát triển bền vững được
xây dựng năm 2015 và công bố hằng năm bởi một nhóm chuyên gia độc lập
thuộc Mạng lưới phát triển bền vững của Liên hợp quốc), Việt Nam đã có
những bước phát triển khá tốt kể từ năm 2015. Cụ thể, Năm 2017, Việt Nam
đứng thứ 68, năm 2020 tăng lên hạng 49. Tuy nhiên, trong hai năm qua, Việt
Nam đã tụt xuống và đứng ở vị trí 55 vào năm 2022. Nguyên nhân chính của
việc giảm thứ hạng là do thay đổi về mặt phương pháp tính, các chỉ số thêm
vào làm giảm điểm của Việt Nam nhưng tăng điểm của các nước khác.

- Trong khu vực châu Á, Việt Nam được đánh giá khá tốt về tiến độ chung trong
việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nhưng việc duy trì mức độ tiến
bộ gặp nhiều thách thức trong bối cảnh dịch Covid-19 và những thách thức
toàn cầu. “Nhiều mục tiêu phát triển bền vững khó có khả năng đạt được vào
năm 2030, trong bối cảnh thế giới diễn biến khó lường, xung đột địa chính trị
diễn ra gay gắt, dịch Covid-19 để lại những hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ về
biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường còn lớn, phát triển kinh tế-xã hội trong
nước còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế”, TS Nguyễn Việt Anh nói.

- Về mục tiêu SDG4 - Giáo dục có chất lượng có kết quả đã đạt được đúng
hướng Nghị quyết để ra như sau: Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học
(98,3%); Tỷ lệ hoàn thành chương trình trung học cơ sở (86,8%); Tỷ lệ đi học
mẫu giáo (80,5%. Bên cạnh đó, chỉ số phát triển trẻ thơ (78,2%).
- Về mục tiêu SDG5 - Bình đẳng giới có kết quả được đánh giá là còn nhiều
thách thức cụ thể với tỷ lệ tảo hôn trước 18 tuổi (14,6%).
- Về mục tiêu SDG 6 - Nước sạch và vệ sinh có kết quả đạt tỷ lệ nước uống
được quản lý an toàn (57.9%); Công trình vệ sinh được quản lý an toàn
(43.9%). Mục tiêu này còn nhiều thách thức đáng kể.
- Về mục tiêu SDG 7 - Năng lượng sạch với giá thành hợp lý đạt được mục tiêu
đề ra với tỷ lệ chủ yếu dựa vào nhiên liệu sạch (86%).
- Về mục tiêu SDG 8 - Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế vẫn còn nhiều thách
thức với tỷ lệ trẻ bị người chăm sóc xử phạt bằng bạo lực (72,4%).
- Hình 2 cho thấy có một khoảng cách lớn giữa tiến độ hiện tại trong việc giảm
tỷ lệ trẻ em bị người chăm sóc xử phạt bằng bạo lực và đạt được mục tiêu SDG
16. Ngay cả với những nỗ lực đáng kể từ Chính phủ, vẫn khó có thể giảm tỷ lệ
này từ 72,4% vào năm 2020 xuống gần bằng 0% trong vòng chưa đầy 10 năm.
- Việt Nam tiếp tục thực hiện mạnh mẽ cam kết về biến đổi khí hậu thông qua
xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch hành động quốc gia về
tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng là một trong
những quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội
nghị COP 26.

- Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 30 đối tác quan trọng, trong đó có 17 đối tác
chiến lược và 13 đối tác toàn diện. Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu tăng bình quân 10,5%/năm. Quy mô nền kinh tế Việt Nam lần đầu
tiên vượt mốc 400 tỷ USD với mức tăng trưởng năm 2022 là 8,02%, cao nhất
từ năm 1997 đến nay; là điểm đến đầu tư, an toàn và lần đầu tiên được Hội
nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển đưa vào danh sách nhóm 20
quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới với hơn 34.000 dự án, tổng vốn đăng ký
đạt hơn 430 tỷ USD.

- Về chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, những năm vừa qua, Việt Nam đã có
những bước tiến đáng kể trong việc nâng cao các chỉ số đổi mới sáng tạo toàn
cầu, đứng vị trí 48/132 quốc gia, nền kinh tế về đổi mới sáng tạo và thuộc
nhóm quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua (tăng hơn 20
bậc), là một trong 5 quốc gia có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phát triển nhất
khu vực và xếp hạng 54 về Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu.
- Theo đánh giá của SDG Index (chỉ số thuộc Báo cáo phát triển bền vững được
xây dựng năm 2015 và công bố hằng năm bởi một nhóm chuyên gia độc lập
thuộc Mạng lưới phát triển bền vững của Liên hợp quốc), Việt Nam đã có
những bước phát triển khá tốt kể từ năm 2015. Cụ thể, Năm 2017, Việt Nam
đứng thứ 68, năm 2020 tăng lên hạng 49. Tuy nhiên, trong hai năm qua, Việt
Nam đã tụt xuống và đứng ở vị trí 55 vào năm 2022. Nguyên nhân chính của
việc giảm thứ hạng là do thay đổi về mặt phương pháp tính, các chỉ số thêm
vào làm giảm điểm của Việt Nam nhưng tăng điểm của các nước khác.
- Trong khu vực châu Á, Việt Nam được đánh giá khá tốt về tiến độ chung trong
việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nhưng việc duy trì mức độ tiến
bộ gặp nhiều thách thức trong bối cảnh dịch Covid-19 và những thách thức
toàn cầu. “Nhiều mục tiêu phát triển bền vững khó có khả năng đạt được vào
năm 2030, trong bối cảnh thế giới diễn biến khó lường, xung đột địa chính trị
diễn ra gay gắt, dịch Covid-19 để lại những hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ về
biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường còn lớn, phát triển kinh tế-xã hội trong
nước còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế”, TS Nguyễn Việt Anh nói.
- Từ năm 2021, Học viện Chính sách và Phát triển đã xây dựng Chỉ số phát triển
bền vững cấp tỉnh (PSDI) nhằm đánh giá mức độ phát triển bền vững của từng
địa phương theo các chỉ tiêu thành phần, từ đó chỉ ra mức độ phát triển bền
vững, những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của từng địa phương
trong năm đánh giá.
- Việc xây dựng chỉ số PSDI có ý nghĩa đối với Việt Nam trong tiến trình thực
hiện các mục tiêu phát triển bền vững trên nhiều khía cạnh, bao gồm cụ thể hóa
cam kết quốc tế của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền
vững, thể hiện rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện
các mục tiêu trên. Chỉ số PSDI cũng cung cấp thông tin, dữ liệu cho chính
quyền các tỉnh/thành phố về hiện trạng thực hiện cam kết phát triển bền vững
tại các địa phương, từ đó xác định được những điểm mạnh cần phát huy, những
điểm yếu cần khắc phục. Nếu được công bố định kỳ, chỉ số PSDI sẽ hỗ trợ
đáng kể cho việc nâng cao hiệu quả xây dựng và thực thi chính sách tại các địa
phương.
- Theo Bảng xếp hạng PSDI 2021, có 13 địa phương được đánh giá thực hiện tốt
các mục tiêu phát triển bền vững, đứng đầu là Đà Nẵng với 65,28 điểm, tiếp
theo là Hải Phòng với 64,09 điểm và Quảng Ninh với 63,1 điểm.
- Nhóm cuối của Bảng xếp hạng là 3 địa phương Điện Biên, Cao Bằng và Hà
Giang tương ứng với số điểm lần lượt là 38,55 điểm, 37,73 điểm và 37,28
điểm.
3. Những tồn tại, khó khăn và thách thức
Mặc dù, Việt Nam được đánh giá đứng thứ 49 trên tổng số 166 quốc gia về chỉ số
PTBV năm 2020, tăng 5 bậc so với xếp hạng năm 2019 và đạt điểm đánh giá cao
hơn mức trung bình của Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Ngoài ra, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội còn bộc lộ nhiều vấn đề chưa bền
vững. Tăng trưởng kinh tế chưa dẫn đến thu hẹp được khoảng cách và bắt kịp các
nước trong khu vực. Năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa
cao, chưa thực sự dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Mô
hình tăng trưởng vẫn còn phụ thuộc lớn vào bên ngoài, chưa quan tâm đúng mức
đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước. Quản lý, phát triển xã hội còn nhiều hạn
chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Một số biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống,
văn hóa ứng xử và những vụ việc bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em gây bức xúc
xã hội. Chênh lệch giàu - nghèo có xu hướng gia tăng, đời sống của một bộ phận
người dân còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, vùng bị thiên tai; khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng, miền còn
khá lớn.
Hai là, hệ thống chính sách còn tồn tại một số bất cập trong quá trình xây dựng và
triển khai thực hiện, hiệu lực thực thi của chính sách chưa cao.
Hệ thống văn bản chính sách còn cồng kềnh, phức tạp; cơ chế chính sách còn thiếu
đồng bộ, thậm chí còn chồng chéo; năng lực quản trị của các cơ quan nhà nước
còn yếu, nhất là ở cấp cơ sở; công tác quản lý, điều hành của Nhà nước và quản trị
doanh nghiệp tuy đã có sự cải thiện nhưng chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu
của tình hình mới. Một số chính sách chưa đi vào thực tiễn do mục tiêu chính sách
thiếu cụ thể, thiếu tính khả thi, mục tiêu chính sách quá cao trong khi nguồn lực để
thực hiện chính sách là hạn chế. Quá trình xây dựng và thực hiện chính sách hiện
tại vẫn chủ yếu là từ trên xuống. Việc tham gia của các bên liên quan, những người
trực tiếp chịu tác động của chính sách trong quá trình xây dựng và thực
hiện chính sách vẫn còn hạn chế. Một số phương án chính sách chưa xuất phát từ
quyền và lợi ích của đối tượng chính sách; công tác tuyên truyền chính sách còn
một số bất cập, chưa coi trọng đúng mức sự tham gia của đối tượng chính sách
trong quá trình thực thi cũng như xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện... Sự
tham gia của các tổ chức ngoài nhà nước và xã hội vào quá trình xây dựng, tổ chức
thực hiện chính sách và giám sát thực hiện chính sách chưa được khơi dậy và phát
huy.
TS. Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2022 là năm đánh dấu đi được nửa chặng
đường trong thực hiện SDGs, còn đối với Việt Nam, là năm đánh dấu tròn 5 năm
ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự
phát triển bền vững.
Trong khi đó, đây là năm thế giới tiếp tục phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng,
xung đột có tính leo thang và liên kết chặt chẽ với nhau, phục hồi kinh tế toàn cầu
sau Covid-19 đang rất mong manh, với lo ngại liên quan đến lạm phát gia tăng,
gián đoạn các chuỗi cung ứng chính và nợ không bền vững ở các nước đang phát
triển. Bên cạnh đó, hạn hán, lũ lụt đi kèm với nhiệt độ tăng đang ảnh hưởng đến
hàng tỷ người trên toàn thế giới, làm gia tăng nghèo đói, bất ổn. Có thể nói, bối
cảnh hiện nay đang đặt ra những khó khăn, thách thức chưa từng có đối với kỳ
vọng hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.
Mặc dù vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đều tái khẳng
định cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu SDGs,
xem đây là cách thức duy nhất để hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn và có khả
năng chống chịu với các cú sốc từ bên ngoài.
17 mục tiêu phát triển bền vững SDGs của toàn cầu đã được Việt Nam quốc gia
hóa trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện CTNS 2030 (NAP) với 115 mục
tiêu cụ thể để phù hợp với điều kiện và ưu tiên phát triển của quốc gia. Sau đó,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị về phát triển
bền vững, nhằm thúc đẩy và đưa việc thực hiện các mục tiêu SDGs là một công
việc thường xuyên và định kỳ báo cáo.
Đánh giá những thành tựu trong phát triển bền vững ở Việt Nam qua chỉ số SDG
Index, TS. Lê Việt Anh cho biết, nhìn chung, Việt Nam đã có những bước phát
triển khá tốt kể từ năm 2015. Năm 2017, Việt Nam đứng thứ 68, tăng lên hạng 49
vào năm 2020. Tuy nhiên, trong 2 năm qua, Việt Nam đã tụt xuống và đứng ở vị
trí 55 vào năm 2022.
Nguyên nhân chính của việc giảm thứ hạng là do thay đổi về mặt phương pháp
tính. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã bổ sung thêm một số chỉ tiêu và điểm số đối
với chỉ tiêu này của Việt Nam thấp so với mức trung bình chung của năm trước đó,
dẫn đến kéo điểm số của mục tiêu xuống.
Xét trong khu vực châu Á, Việt Nam được đánh giá khá tốt về tiến độ chung trong
việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nhưng việc duy trì mức độ tiến bộ
gặp nhiều thách thức trong bối cảnh dịch Covid và những thách thức toàn cầu.
Về tiến độ thực hiện các mục tiêu SDGs tại Việt Nam theo góc nhìn của xếp hạng
chỉ số SDGs toàn cầu (SDI), Việt Nam đạt được điểm số tốt nhất cho SDG 4 (với
97,83 điểm), theo sau lần lượt là SDG 1 (95,62 điểm) và SDG 12 (93,88 điểm). 3
mục tiêu có kết quả kém nhất lần lượt là SDG 9 (51,31 điểm), SDG 14 (48,79
điểm) và SDG 15 (46,49 điểm).
Chỉ số SDI chỉ ra rằng, Việt Nam về cơ bản đã đạt được SDG 4, còn một số thách
thức trong việc thực hiện SDG 1, SDG 7, SDG 12 và SDG 13, trong khi các mục
tiêu còn lại còn thách thức đáng kể hoặc thách thức rất lớn.

TS. Lê Việt Anh cũng nhận định rằng, nhiều mục tiêu phát triển bền vững khó có
khả năng đạt được vào năm 2030, trong bối cảnh thế giới diễn biến khó lường,
xung đột địa chính trị diễn ra gay gắt, dịch Covid-19 để lại những hậu quả nghiêm
trọng, nguy cơ về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường còn lớn, phát triển kinh
tế - xã hội trong nước còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế.
Thực trạng tăng trưởng kinh tế vẫn phải đối mặt với các thách thức như: Năng
suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao; chất lượng nguồn
nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu; phát triển khoa học công nghệ còn hạn chế, chưa
tạo thành động lực tăng trưởng; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình
tăng trưởng còn chậm, mô hình tăng trưởng chưa dựa trên nền tảng khoa học, công
nghệ; đổi mới sáng tạo, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào sự gia tăng đầu tư, trong
khi nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội rất lớn, nguồn vốn nhà nước, vốn
ưu đãi và viện trợ đều có xu hướng giảm.
Quản lý, phát triển xã hội còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Một
số biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử và những vụ việc bạo lực
gia đình, bạo hành trẻ em gây bức xúc xã hội. Chênh lệch giàu - nghèo có xu
hướng gia tăng, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là ở vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bị thiên tai; khoảng cách phát
triển giữa các địa phương, vùng, miền còn khá lớn.
Tình trạng phá rừng, khai thác cát, đá, sỏi trái phép còn diễn ra ở nhiều địa
phương. Chất lượng môi trường ở nhiều nơi xuống cấp, nhất là tại các đô thị, khu
công nghiệp, làng nghề, lưu vực một số sông. Hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
kinh tế, xã hội, một số mặt còn hạn chế, bất cập. Năng lực, phẩm chất, ý thức kỷ
luật của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa cao; còn tình trạng nhũng
nhiễu, tham nhũng, gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp. Chưa tận dụng,
khai thác tốt những cơ hội và điều kiện thuận lợi trong hội nhập quốc tế.
Đặc biệt, quá trình xây dựng và thực thi khung khổ chính sách phát triển bền vững
còn gặp nhiều vướng mắc, hiệu lực thực thi chính sách chưa cao, sự tham gia của
một số bên liên quan còn hạn chế.
Hệ thống văn bản chính sách còn cồng kềnh, phức tạp; cơ chế, chính sách còn
thiếu đồng bộ, thậm chí còn chồng chéo; năng lực quản trị của các cơ quan nhà
nước còn yếu, nhất là ở cấp cơ sở; công tác quản lý, điều hành của Nhà nước và
quản trị doanh nghiệp tuy đã có sự cải thiện nhưng chưa hoàn toàn đáp ứng được
yêu cầu của tình hình mới. Một số chính sách chưa đi vào thực tiễn do mục tiêu
chính sách thiếu cụ thể, thiếu tính khả thi, mục tiêu chính sách quá cao trong khi
nguồn lực để thực hiện chính sách là hạn chế.
4. Giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam
- Một là, nâng cao nhận thức và hành động của toàn xã hội về phát triển bền
vững và các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
- Hai là, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa
phương, các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội, cộng
đồng dân cư, các đối tác phát triển trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền
vững. Phát huy vai trò của Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Năng
lực cạnh tranh và các cơ chế liên ngành khác trong việc kết nối và thúc đẩy sự
phối hợp trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu; Đảm bảo sự nhất quán,
thống nhất trong hành động giữa trung ương và địa phương trong thực hiện các
chương trình, chính sách phát triển kinh tế-xã hội; Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, xây dựng và thực
hiện chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số.
- Ba là, tăng cường và huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước để
triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia, đó là:
+ Tăng cường nguồn lực tài chính công thông qua việc nâng cao hiệu quả hệ
thống thuế, chính sách thuế; tiết kiệm chi tiêu công; đổi mới quản lý tài chính
công theo hướng công khai, minh bạch.
+ Huy động các nguồn lực xã hội cho thực hiện các mục tiêu phát triển bền
vững. Trong xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của các
cấp, bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, chú ý huy động các nguồn lực
xã hội khác, đặc biệt từ khu vực doanh nghiệp, khu vực tư nhân cho thực hiện
các mục tiêu phát triển bền vững.
+ Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể để huy động các nguồn
tài chính, đặc biệt là nguồn tài chính từ khu vực tư nhân để thực hiện các mục
tiêu phát triển bền vững.

- Bốn là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự phối hợp giữa
các cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp, các tổ chức chính trị, xã hội, các hiệp
hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và sự phối
hợp giữa cơ quan trung ương và cơ quan địa phương trong triển khai thực hiện
các mục tiêu phát triển bền vững để bảo đảm tính tích hợp và lồng ghép của
các mục tiêu.
- Năm là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách và nâng cao hiệu quả
thực thi chính sách. Rà soát, nghiên cứu các khoảng trống về chính sách hiện
hành và hoàn thiện hệ thống chính sách theo hướng đảm bảo hành lang pháp lý
để thực hiện các mục tiêu, trong đó cần nghiên cứu, ban hành các chính sách
đảm bảo sự đóng góp và hưởng lợi công bằng cho tất cả mọi người, đặc biệt là
những đối tượng dễ bị tổn thương.
- Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách theo hướng:
+ Tăng cường năng lực của cơ quan hoạch định chính sách và tăng cường sự
tham gia của các đối tượng bị tác động bởi chính sách trong quá trình hoạch
định chính sách
+ Thực hiện sự ưu tiên trong phân bổ nguồn lực để thực thi một số chính sách
liên quan đến lợi ích và cuộc sống của nhiều người dân và có tác động lan tỏa
hoặc là động lực cho sự phát triển bền vững
+ Tăng cường sự tương tác và phối hợp giữa các cơ quan liên quan và giữa cơ
quan thực thi chính sách và đối tượng chính sách.

You might also like