Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG THCS TỐ HỮU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022

TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN- CN MÔN: HÓA HỌC 8


A. LÝ THUYẾT:
Chương I: Chất- Nguyên tử- Phân tử.
1. Học thuộc các kí hiệu hóa học- Hóa trị ( nguyên tố kim loại, phi kim); hóa trị các nhóm nguyên tử.
2. Rèn kĩ năng viết công thức hoá học.
Chương II: Phản ứng hóa học
1. Phân biệt hiện tượng vật lí và hóa học
2. Phản ứng hóa học (Định nghĩa, điều kiện xảy ra phản ứng hóa học và các dấu hiệu nhận biết ).
3. Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng. Giải thích.
Vận dụng: Viết biểu thức về khối lượng cho các phản ứng sau: Nhôm + Khí oxi→ Nhôm oxit
4. Rèn kĩ năng cân bằng phương trình hóa học. Xác định được tỉ lệ số nguyên tử số phân tử giữa các chất
hoặc cặp chất trong phản ứng.
Chương III: Mol và các tính toán hóa học.
1. Hiểu được khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí là gì.; tỉ khối chất khí.
2. Nêu ý nghĩa 1 mol nguyên tử Magie và 1 mol phân tử Oxi?
3. Phân biệt khái nhiệm nguyên tử khối và khối lượng mol nguyên tử?
4. Vận dụng các công thức chuyển đổi:
(1) Khối lượng chất : m= n.M (g). (2) Thể tích chất khí (đktc): Vkhí= n.22,4 (lít).
Tính số mol(n) khi biết:
m V N'
Khối lượng m: n = Thể tích V ở đktc: n = Số phân tử( nguyên tử ) N': n =
M 22,4 6.1023
(3) Khối lượng hỗn hợp ( A,B): mhỗn hợp= mA+mB .
(4) Thể tích hỗn hợp chất khí ( ở đktc): Vhỗn hợp= nhỗn hợpx22,4 (lít)
Dạng tìm tên nguyên tố X chưa biết hoặc CTHH hợp chất tạo bởi nguyên tố X
Nguyên tắc: muốn tìm X ta tìm NTKX hoặc MX, dựa theo dữ kiện đề cho :
+ Tính được phân tử khối hoặc khối lượng mol của hợp chất, từ đó tìm được NTK hoặc MX.
+ Nếu đề cho tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố →NTKX hoặc MX.
B. LUYỆN TẬP
Dạng 1: Vận dụng quy tắc hóa trị
Bài 1: Viết nhanh CTHH và tính phân tử khối của các hợp chất sau:
a) Nhôm oxit( Al(III) và O) ……………..Lưu huỳnh dioxit( S(IV) và O) …………
b) Canxi Photphat ( Ca(II) và PO4(III) ) …………………………………
c) Sắt(III) hiđrôxit (Fe(III) và (OH)(I)……………………………………
d) Nhôm sunfat ( Al và nhóm (SO4))……………………………………
Dạng 2: Bài tập liên quan đến phản ứng hóa học
Bài 1: Hòa tan chất rắn Natri Sunfat vào cốc nước thu được dd Natrisunfat trong suốt, không màu. Thêm tiếp vài
giọt dung dịch Bari Clorua( trong suốt, không màu) vào dung dịch trên thấy xuất hiện chất rắn không tan màu
trắng ( BariSunfat). Cho biết trong thí nghiệm trên:
a. Giai đoạn xảy ra hiện tượng vật lí( nếu có)
b. Giai đoạn xảy ra hiện tượng hóa học ( nếu có). Nêu dấu hiệu nhận biết.

1
Bài 2: Khi đun nóng thuốc tím( Kali permaganat) , ta đưa que đóm đang cháy vào miệng ống nghiệm thấy que
đóm bùng cháy sáng mạnh hơn.
a) Dấu hiệu nào giúp em nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra? Em hãy giải thích hiện tượng trên?
b) Hãy cho biết điều kiện để phản ứng đun nóng thuốc tím xảy ra?
c) Ghi lại phương trình chữ phản ứng đun nóng thuốc tím. Biết sản phẩm sau khi nung gồm Kalimanganat,
Mangan dioxit và khí Oxi.
Dạng 3: cân bằng phương trình phản ứng hóa học
Bài 1: Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
(1) Fe + O2 → Fe3O4 (10) Na2SO4 + Ba(NO3)2→ NaNO3 + BaSO4
(2) Na + O2→ Na2O (11) AlCl3 + Ba(OH)2→ Al(OH)3 + BaCl2
(3) SO2 + O2 → SO3 (12) Al + Cu(NO3)2→ Al(NO3)3 + Cu
(4) Al2O3 → Al + O2 (13) Fe2(SO4)3 + KOH→ Fe(OH)3 + K2SO4
(5) Cu + O2→ CuO (14) Al(OH)3 + HCl→ FCl3 + H2O
(6) KClO3 → KCl + O2 (15) C2H4 + O2 → CO2 + H2O
(7) KMnO4→ K2MnO4 + MnO2 + O2 (16) FexOy + H2→ Fe + H2O
(8) FeS2 + O2→ Fe2O3 + SO2 (17) FexOy + CO→ Fe+ CO2
(9) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O (18) Al + FexOy → Fe + Al2O3
(19) FexOy + C→ Fe + CO2 (20) CnH2n + O2→ CO2 + H2O
(21) C3H8 + O2→ CO2+ H2O (22) C2H6O+ O2→ CO2+ H2O
Bài 2 Chọn hệ số và CTHH thích hợp điền vào các dấu hỏi để hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a) 2Fe(OH)3→? + 3H2O
b) CO2 + Ca(OH)2→CaCO3 + ?
c) ? + ?HCl→2AlCl3 + ?H2O
d) Cu +?AgNO3→? + 2Ag
Dạng 4: Bài toán Vận dụng định luật bảo toàn khối lượng.
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam kim loại sắt trong bình kín chứa V lít khí oxi ( ở đtkc). Kết thúc phản ứng
thu được 23,2 gam oxit sắt từ Fe3O4.
a) Viết phương trình phản ứng. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của cặp đơn chất của phản ứng
b) Viết công thức về khối lượng của phản ứng
c) Tính thể tích khí oxi đã tham gia phản ứng.
d) Hãy cho biết cần phải dùng bao nhiêu phân tử oxi để đốt cháy hết 0.9. 1023 nguyên tử Sắt?
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn a gam kim loại nhôm có lẫn 10% tạp chất trong bình kín chứa 3,36 lít khí oxi ( ở
đtkc), vừa đủ. Kết thúc phản ứng thu được 10,2 gam nhôm oxit Al2O3.
a) Viết phương trình phản ứng. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của cặp đơn chất của phản ứng
b) Viết công thức về khối lượng của phản ứng . Tính khối lượng nhôm đã tham gia phản ứng.
c) Tính a. Biết tạp chất không tham gia phản ứng.
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam Magie người ta dùng V lít khí Clo ( ở đktc). Phản ứng xong thu được 19 gam
Magie Clorua MgCl2.
a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của cặp chất phản ứng.

2
b) Tính thể tích khí Clo đã tham gia phản ứng ( ở đktc).
c) Để thu được 3.1023 phân tử Magie Clorua cần dùng bao nhiêu nguyên tử Magie và phân tử Clo?
Dạng 5: Vận dụng các công thức chuyển đổi.
Bài 1:
a) Tính khối lượng của : 0,5mol nguyên tử Al ; 6,72 lít khí CO2(đktc); 5,6 lít khí N2 ( ở đktc); 0,25 mol phân tử
CaCO3.
b) Tính khối lượng của hỗn hợp gồm: 3,36 lít khí H2( đktc) và 5,6 lít khí N2(đktc); 0,2 mol CO2.
Bài 2:
a)Tính thể tích(đktc) của: 0,75 mol khí H2S; 12,8g khí SO2; 3,2 g khí oxi.
b) Tính số mol và thể tích hỗn hợp khí ( đktc) gồm: 22g CO2; 3,55 g Cl2; 0,14g N2
Dạng 6: Tìm nguyên tố chưa biết X - CTHH của hợp chất
Bài 1: Hợp chất A có CT tổng quát sau R2CO3. Biết 0,25 mol chất A có khối lượng bằng 34,5gam.
Bài 2: Một hợp chất tạo bởi nguyên tố sắt và lưu huỳnh.Tìm CTHH đơn giản của hợp chất biết sắt kết hợp với
lưu huỳnh theo tỉ lệ khối lượng 7: 8.
Bài 3: Hợp chất tạo bởi kim loại R hoá trị III với oxi. Tìm tên kim loại R và công thức hóa học của hợp chất
Biết trong hợp chất đó nguyên tố R kết hợp với oxi theo tỉ lệ khối lượng là 7:3.

3
4

You might also like