Agile 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

4 tuyên ngôn Agile

- Cá nhân và sự tương tác hơn là quy trình và công cụ.


- Phần mềm chạy tốt hơn là tài liệu đầy đủ.
- Cộng tác với khách hàng hơn là đàm phán hợp đồng.
- Phản hồi với các thay đổi hơn là bám sát kế hoạch.
1.Quy trình của một dự án là gì? Agile software development hay Agile Methodology được
gọi là phương phát triển phần mềm như nào

- Quy trình phát triển dự án là một chuỗi các bước được thực hiện để tạo ra sản phẩm
- Agile software development hay Agile programming là phương pháp phát triển linh hoạt tập
trung vào sự cộng tác và đáp ứng thay đổi.

2.Extreme programming (XP) is a software development methodology (Microsoft), Lean


software development (Japan) có phải là phương pháp phát triển phần mềm Agile không?
Tại sao?


- Vì nó tập trung vào việc cải thiện chất lượng phần mềm thông qua làm việc nhóm , tương tác
thường xuyên giữa khách hàng và sự kiểm soát chặt chẽ.
- 3.Sự khác nhau giữa mô hình WaterFall và mô hình Scrum? Nếu phát triển một dự án
phần mềm của riêng em thì em sẽ lựa chọn phương pháp nào? Vì sao?

- Waterfall tập trung vào tính tuần tự và định rõ yêu cầu từ đầu, trong khi mô hình Scrum tập
trung vào linh hoạt, tính lặp lại và tạo giá trị liên tục cho khách hàng
- Em sẽ chọn phương pháp Waterfall vì dự án của em sẽ hoàn thiện nhanh chóng
4.Phương pháp phát triển phần mềm Scrum là gì? Nêu ra các thành phần cần có trong
Scrum?

Phương pháp phát triển phần mềm Scrum

Scrum là một phương pháp phát triển phần mềm dựa trên việc tổ chức công việc thành các đợt
ngắn gọi là "Sprint". Mỗi Sprint kéo dài từ 1 đến 4 tuần, tập trung vào việc tạo ra một phần của
sản phẩm hoàn chỉnh.

Các thành phần cần có trong Scrum

+product owner
+ scrum master
+ development team
+product backlog
+ sprint planning
+ daily scrum
+ sprint review
5.Loại Dự án nào thì không phù hợp với Scrum? Loại dự án phù hợp với Scrum?

-Loại dự án không phù hợp với scrum là dự án có những nguyên tắc cố định và có những luật
định rõ ràng
-Loại dự án phù hợp với scrum là những dự án có khách hàng tham gia vào quá trình của dự án
về mặt thời gian và phê duyệt yêu cầu thường xuyên và liên tục .yêu cầu của dự án chưa có
những chuẩn và những quy định rõ ràng cần nghiên cứu sáng tạo thêm

6.Product backlog là gì? Sprint backlog là gì? Sprint là gì? User Story là gì?

- Product backlog là một danh sách tất cả các yêu cầu, tính năng, chức năng và các công việc
khác liên quan đến sản phẩm hoặc dự án.
-sprint backlog là tập hợp các user story sẽ làm trong 1 sprint .
-sprint là khoảng thời gian từ 2 đến 4 tuần để đội phát triển hoàn thành ra các user story đã chọn
-user story là phương pháp mô tả yêu cầu từ góc độ người dùng hoặc khách hàng .

7.Liệt kê các vai trò trong Scrum? 1 Sprint thì thường kéo dài trong bao lâu?

-Product owner là người đại diện của khách hàng có vai trò và tiếng nói quyết định trong các tính
năng cũng như yêu cầu thực hiện của dự án
-Scrum master là người thực hiện các quy trình của scrum trong dự án
- Development Team : Nhóm phát triển chịu trách nhiệm thực hiện công việc và sản xuất sản
phẩm.
-1 sprint thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần

8.Liệt kê các sự kiện có trong Scrum? Giải thích các sự kiện đó?

-Sprint Planning là buổi lập kế hoạch trong 1 sprint


-Daily meeting là buổi họp hằng ngày cho các thành viên trong đội dự án theo dõi và báo cáo kết
quả tiến độ dự án
-Sprint review hay là sprint meeting là buổi chúng ta demo giới thiệu kết quả của 1 sprint và lấy
yêu cầu và mong muốn thay đổi của khách hàng
-Sprint retrosspective là buổi họp rút kinh nghiệm của toàn bộ dự án cho các sprint tiếp theo và
đẩy các sprint tiếp theo lên nhanh hơn

9.Sprint Review là buổi gì? Sprint Retrospective? Burn Down Chart là fcrtuiiiugì? Kanban
Board là gì?
-Sprint Review: là buổi demo giới thiệu kết quả của 1 sprint và lấy yêu cầu và mong muốn thay
đổi của khách hàng trong buổi Sprint Review.

-Sprint Retrospective:là buổi họp rút kinh nghiệm của toàn đội dự án cho các Sprint tiếp theo và
đẩy các sprint tiếp theo lên nhanh hơn.

-Burn down chat là biểu đồ quản lý tiến độ công việc của dự án agile scrum và quản lý theo tiến
độ giảm dần

-Kanban Board là :một công cụ quản lý công việc dưới dạng bảng, thường gồm các cột thể hiện
trạng thái khác nhau của công việc và thẻ công việc được di chuyển qua các cột để theo dõi quá
trình làm việc.

10.Daily meetings là gì? Daily meetings diễn ra trong bao lâu? Release Plan là gì?

-Daily meeting là buổi họp hằng ngày cho các thành viên trong đội dự án theo dõi và báo cáo
kết quả tiến độ dự án

-Daily meeting chỉ được diễn ra trong vòng 15 phút

-Release plan là do product owner lập ra để bàn giao sản phẩm chúng ta sẽ có những chặng bàn
giao để kịp tiến độ với khách hàng

11.Product Owner là ai? Scrum Master là ai? Teams bao gồm những ai?

-Product owner là người đại diện của khách hàng có vai trò và tiếng nói quyết định về các tính
năng cũng như yêu cầu của dự án

-Scrum master là người thực hiện các quy trình scrum trong dự án

-Team bao gồm product owner scrum master và team phát triển

12.Definition of done là gì? Trello dùng để làm gì?

-Definition of done là định nghĩa tiêu chí thế nào là độ hoàn thành . chúng ta thống nhất với
nhau về các tiêu chí hoàn thành cho 1 dự án sprint ,một sản phẩm một task

-Trello là công cụ quản lý công việc và dự án dựa trên hệ thống các thẻ

13.Nêu 5 giá trị của Scrum khi tham gia dự án?

-Commitment : tính cam kết cao trong công việc


-Focus tập trung vào đúng mục tiêu
-Openness: mọi thông tin đều minh mạch cả trong và ngoài dự án
-Respect: giá trị gắn kết giữa các thành viên
-Courrage :giá trị sự can đảm dám nhận và cam kết với công việc

14.Enough to Start có nghĩa là gì? Làm việc trong phương pháp có cần phải đa năng
không? Có phân cấp thức bậc không? Những ai phải chịu trách nhiệm với sản phẩm bàn
giao cho khách hàng?

-"Enough to Start" có nghĩa là có đủ thông tin hoặc tài nguyên cơ bản để bắt đầu một dự án hoặc
công việc, mặc dù có thể không hoàn thiện hoặc chi tiết đầy đủ

-Phương pháp có thể yêu cầu tính đa năng, nhưng không nhất thiết. Có thể phân cấp thức bậc,
nhưng phụ thuộc vào cấu trúc dự án.

-Người chịu trách nhiệm với sản phẩm bàn giao cho khách hàng thường là người điều hành dự án
hoặc nhóm phụ trách, tùy theo tổ chức và quy trình làm việc.

* Báo cáo tình hình làm việc của mình cho những ai và khi nào?

-báo cáo tình hình làm việc của mình cho người quản lý hoặc nhóm điều hành dự án, thường
theo lịch trình hoặc yêu cầu cụ thể. Thời điểm cụ thể có thể thường xuyên như hàng tuần, hàng
tháng, hoặc khi có sự thay đổi quan trọng trong dự án.

15.Kỹ thuật cây và rừng trong phát triển phần mềm là như nào? Nêu các thành phần của
Rừng là gì? Các cây là gì? Các cành là gì? Các lá là gì?

-kỹ thuật cây và rừng (Tree and Forest Technique) là một phương pháp trong phát triển phần
mềm dựa trên hình ảnh một cây và rừng cây để tổ chức và quản lý dự án phức tạp.

-Rừng (Forest): Là toàn bộ dự án phần mềm hoặc hệ thống, bao gồm nhiều cây con. Mỗi cây
tượng trưng cho một biểu đồ phân cấp.

-Cây (Tree): Một biểu đồ phân cấp thể hiện các thành phần chức năng và phụ thuộc trong dự án.
Gốc cây đại diện cho mục tiêu chính, các cành là các chức năng phụ thuộc và chi tiết hơn, còn lá
biểu thị cho các công việc cụ thể.

-Cành (Branches): Là các phần chức năng phụ thuộc vào nút gốc hoặc các nút cha khác trong
cây, tạo thành cấu trúc phân cấp.

-Lá (Leaves): Đại diện cho các công việc cụ thể, nhiệm vụ, hoặc chức năng chi tiết của dự án.

16.Timeboxing là gì? Nếu Sprint làm xong sớm hết các Task công việc thì sẽ kết thúc luôn
Sprint đó là đúng hay sai?
- Timeboxing là một khái niệm trong Agile, giữ cho các hoạt động diễn ra trong khoảng thời gian
xác định, giúp duy trì tập trung và đạt hiệu quả.

-Sai. Nếu một Sprint hoàn thành sớm hết các Task công việc, thì thường sẽ không kết thúc Sprint
ngay lập tức. Thời gian còn lại trong Sprint có thể được dùng để thực hiện các công việc bổ sung
hoặc kiểm tra chất lượng trước khi kết thúc Sprint.

17.Learning from mistakes and self managing là gì? Shippable Code là gì? Nếu dự án
không hoàn thành đúng tiến độ do DEV hoặc TEST gây ra thì người đó sẽ phải chịu trách
nhiệm với khách hàng là đúng hay sai?

-Learning from mistakes and self-managing (Học từ sai lầm và tự quản lý): Kết hợp việc học từ
các sai lầm trong quá trình làm việc để cải thiện và khả năng tự quản lý để đảm bảo tiến bộ và
hiệu suất cá nhân hoặc nhóm tốt hơn.

-Shippable Code (Mã có thể triển khai): Đây là mã nguồn hoặc phiên bản phần mềm đã đạt đến
mức độ hoàn thiện và kiểm tra đủ để có thể triển khai lên môi trường sản phẩm một cách an toàn.

-Sai: Nếu dự án không hoàn thành đúng tiến độ do DEV hoặc TEST gây ra, người đó thường sẽ
không chịu trách nhiệm trực tiếp với khách hàng. Trách nhiệm nằm ở cả nhóm và người quản lý
dự án sẽ chịu trách nghiệm.

18.Dùng gì để ước lượng độ khó của công việc? Tại sao? Bạn là 1 thành viên trong nhóm
dự án bạn sẽ phải báo cáo tình hình công việc cho những ai?

-Để ước lượng độ khó của công việc, người ta thường sử dụng các phương pháp như "điểm
story" trong Agile, "điểm chức năng" hoặc "thời gian ước tính". Lý do là để có cái nhìn chung về
mức độ phức tạp, thời gian cần và tài nguyên để hoàn thành công việc đó.

-Trong nhóm dự án, bạn sẽ phải báo cáo tình hình công việc cho người quản lý dự án hoặc nhóm
điều hành dự án

19.Test Design và Test Case là gì? Test Plan và Test Report là gì?

-Test design là quy trình cách thức thực hiện kiểm thử cho một phần mềm hệ thống
-Test case là một tài liệu mô tả chi tiết về một loạt các bước cần thực hiện để kiểm thử cho 1
chức năng cụ thể
-Test plan là một tài liệu chi tiết mô tả kế hoạch tổng quan cho việc kiểm thử
-Test report là một tài liệu tóm tắt kết quả quá trình kiểm thử

20.Liệt kê 4 loại kiểm thử? Giải thích khái niệm làm việc đa năng trong dự án là như thế
nào?
-Kiểm thử đơn vị (Unit Testing): Kiểm tra từng phần riêng lẻ của mã nguồn để đảm bảo tính
đúng đắn và hoạt động độc lập.

-Kiểm thử tích hợp (Integration Testing): Kiểm tra tích hợp giữa các thành phần, module hoặc hệ
thống con để đảm bảo chúng hoạt động cùng nhau một cách đúng đắn.

-Kiểm thử hệ thống (System Testing): Kiểm tra toàn bộ hệ thống hoạt động như dự kiến trong
môi trường thực tế để đảm bảo tính đúng đắn và đáp ứng nhu cầu.

-Kiểm thử chấp nhận (Acceptance Testing): Kiểm tra bởi người dùng hoặc khách hàng để xác
nhận rằng hệ thống đáp ứng các yêu cầu và đã sẵn sàng để được triển khai.

You might also like