Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 89

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------------------

LÊ HỒNG VÂN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIM NGẠCH


XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2003-2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, 10/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------------------

LÊ HỒNG VÂN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIM NGẠCH


XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2003-2013

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

MÃ SỐ:60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. TRẦN TIẾN KHAI

Tp. Hồ Chí Minh, 10/2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu
cà phê ở Việt Nam giai đoạn 2003-2013” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng
tôi. Các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê trong Luận văn là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng. Kết quả của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015

LÊ HỒNG VÂN
MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA


LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1Vấn đề nghiên cứu..................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
1.4 Dữ liệu và phương pháp ........................................................................................3
1.5 Cấu trúc luận văn ..................................................................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ..5
2.1 Tổng quan lý thuyết ..............................................................................................5
2.1.1 Khái niệm xuất khẩu...........................................................................................5
2.1.2 Lý thuyết thương mại quốc tế - trường phái trọng thương ................................6
2.1.3 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith........................................................7
2.1.4 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo .....................................................8
2.1.5 Mô hình Hecksher-Ohlin ....................................................................................9
2.1.6 Mô hình hấp dẫn trong thương mại .................................................................10
2.2 Các nghiên cứu liên quan ....................................................................................13
CHƯƠNG 3: MÔ TẢ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ......................................25
3.1 Khung phân tích ..................................................................................................25
3.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu ............................................................................25
3.3 Xác định và mô tả các biến số .............................................................................26
3.3.1 Biến phụ thuộc..................................................................................................26
3.3.2 Biến độc lập......................................................................................................26
3.4. Xử lý số liệu ....................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.1 Mô hình hồi quy dữ liệu bảng .......................... Error! Bookmark not defined.
3.4.2 Phương pháp chọn mẫu Heckman ...................................................................35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............. Error! Bookmark not defined.
4.1 Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai đoạn 2003-2013 .... Error!
Bookmark not defined.
4.1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng ......................... Error! Bookmark not defined.
4.1.2 Chủng loại cà phê ở Việt Nam .........................................................................43
4.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu ............................ Error! Bookmark not defined.
4.2 Vai trò của xuất khẩu cà phê đối vớisự phát triển kinh tế ởViệt Nam ........ Error!
Bookmark not defined.
4.3 Khái quát yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu ............................ Error! Bookmark not defined.
4.3.2 Các yếu tố hấp dẫn/cản trở ..............................................................................51
4.4 Thống kê mô tả....................................................................................................52
4.5 Giải thích kết quả hồi quy ...................................................................................57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................66
5.1 Kết luận ...............................................................................................................66
5.2 Hàm ý chính sách ................................................................................................67
5.3 Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ


ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of South East Asia Nations)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
Bộ NN&PTNN Việt Nam
thôn Việt Nam
Giá tại cửa khẩu của bên Nhập khẩu (
Giá đã bao gồm chi phí bảo hiểm, vận
Giá CIF (Cost, Insurance, Freight)
chuyển hàng hoá tới cửa khẩu của bên
Nhập khẩu)
EGM (Extended Gravity Model) Mô hình hấp dẫn mở rộng
EU (European Union) Liên minh châu Âu

FEM(Fixed Effect Model) Mô hình hiệu ứng cố định

GDP(Gross Domestic Product) Tổng thu nhập nội địa

ICO (International Coffee Organization) Tổ chức cà phê quốc tế


Hiệp định thương mại tự do (được
thành lập vào năm 1991 giữa các nước
MERCOSUR (Mercado Común del Sur) Brasil, Argentina, Uruguay, Paraguay,
Venezuela. Bolivia, Chile, Colombia,
Ecuador và Peru)
Mô hình HO Mô hình Hecksher - Ohlin
NAFTA
Hiệp định mậu dịchTự do Bắc Mỹ
(North America Free Trade Agreement)
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
Pool OLS Mô hình hồi quy gộp
REM(Random Effect Model) Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên
RTAs (regional trade agreements) Hiệp định thương mại tự do cấp vùng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Vicofa Hiệp hội Cà phê Cao cao Việt Nam
WB (World Bank) Ngân hàng thế giới
WTO(World Trade Organization) Tổ chức thương mại quốc tế
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH

Hình 3.1 Khung phân tích của nghiên cứu……………………………………......25

Hình 4.1 Sản lượng cà phê qua các năm ………………………………………….40

Hình 4.2 Kim ngạch và sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn
2003-2013…………………………………………………………........................42

Hình 4.3 Các thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam………………………..44

Hình 4.4 Sản lượng cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam trong giai đoạn
2003-2013………………………………………………………………………….52

Hình 4.5 Giá cả và sản lượng cà phê trung bình ở các khu vực……………........53

Hình 4.6 Biểu đồ tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc…………......54
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm……………………………………19

Bảng 3.1 Tóm tắt biến và nguồn dữ liệu………………………………………......29

Bảng 4.1 Diện tích đất trồng cà phê qua các năm…………………………………39

Bảng 4.2 Sản lượng cà phê Việt Nam từ 2003-2013………………………………40

Bảng 4.3 Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chia theo sản phẩm và năm………..41

Bảng 4.4GDP Việt Nam chia theo khu vưc kinh tế giai đoạn 2003-2013…….…..48

Bảng 4.6 Kết quả thống kê mô tả của các biến chính trong mô hình phân tích….54

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy theo OLS, FEM và REM……………………………...57

Bảng 4.7 Kết quả hồi quy theo mô hình Heckman 2 bước……………………….64
TÓM TẮT

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam, đóng vai
trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo số liệu của Hiệp hội cà phê ca
cao Việt Nam, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2007 đã đạt gần 2 tỷ USD/năm
và tới niên vụ 2012-2013 Việt Nam xuất khẩu được hơn 1,4 triệu tấn cà phê trị giá
hơn 3 tỷ USD. Tuy nhiên, sản lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm lên xuống thất
thường. Nghiên cứu nhằm mục đích chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch
xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2013. Nghiên
cứu được tiến hành dựa trên việc thu thập dữ liệu thứ cấp được công bố trên các
phương tiện thong tin đại chúng và sau đó được tổng hợp, phân tích và xử lý.
Nghiên cứu áp dụng mô hình hấp dẫn trong thương mại được đưa ra bởi Krugman
và Maurice (2005). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng GDP nước nhập khẩu, dân số
nước nhập khẩu, giá xuất khẩu, độ mở của nền kinh tế và việc gia nhập vào các hiệp
định thương mại tự do có một mối tương quan tích cực đến kim ngạch xuất khẩu cà
phê của Việt Nam, ngược lại, khoảng cách địa lý và khoảng cách kinh tế, việc gia
nhập vào WTO không mang lại ý nghĩa thống kê.
1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Vấn đề nghiên cứu

Việt Nam là một nước có nên nông nghiệp lâu đời, có tiềm năng khá lớn trong
việc sản xuất hàng nông sản. Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam và là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch sau gạo.
Chính vì thế ngành cà phê đã có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Theo mô hình cơ bản trong lý thuyết thương mại quốc tế của Heckscher-Ohlin (Mai
Ngọc Cường, 2006) một quốc gia sẽ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất và do đó
sẽ xuất khẩu sản phẩm thâm dụng các yếu tố sản xuất mà nó dồi dào một cách
tương đối. Với lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo (Mai Ngọc Cường, 2006), các
mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam vẫn còn sức cạnh tranh cao trên thị trường
thế giới. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đang được đẩy mạnh, mỗi nước đều
có những lợi thế so sánh của riêng mình thì cà phê đư ợc coi là một thế mạnh của
Việt Nam. Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao của Việt Nam xuất khẩu cà phê của Việt
Nam ngày càng tăng trưởng trong 4 năm (từ năm 2009 đến năm 2012) với tốc độ
tăng trưởng bình quân khoảng 17,7%/năm. Điều này cho thấy các thị trường chính
nhập khẩu mặt hàng này ngày càng ưa chuộng cà phê Việt Nam và số lượng thị
trường xuất khẩu của mặt hàng cà phê ngày càng được mở rộng. Thực tế , trị giá
xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2007 là l,9 tỷ USD nhưng đến năm 2012
tăng lên thành 2,7 tỷ USD và năm 2013 là 3,6 tỷ USD và xuất khẩu nông sản hiện là
nguồn thu ngoại tệ lớn của đất nước. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê không
những đảm bảo được nhu cầu trong nước, giải quyết việc làm cho người lao động
mà còn giúp nâng cao đời sống cho người nông dân, là động lực thúc đẩy quá trình
sản xuất trong nước. Hoạt động này sẽ giúp cho Việt Nam có thể khai thác tối đa lợi
thế về điều kiện khí hậu, tài nguyên, nguồn nhân lực.Với vai trò to lớn như vậy,
xuất khẩu cà phê được coi là một mũi nhọn chủ lực ở Việt Nam trong phát triển
kinh tế. Đặc biệt là ở các mặt hàng như gạo, cà phê, cao su đã đóng góp một phần
không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước nói riêng và tổng sản
2

phẩm GDP nói chung. Bên cạnh đó, ngành cà phê còn góp phần làm chuyển dịch cơ
cấu kinh tế: ngành cà phê gắn với cả một quá trình khép kín từ sản xuất đến tiêu
dùng. Điều này kéo theo theo một loạt các ngành kinh tế phát triển như ngành xây
dựng các cơ sở để nghiên cứu giống, ngành thuỷ lợi, ngành giao thông, ngành chế
tạo máy móc,... Vì thế đẩy mạnh qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng
nơi có cây cà phê phát triển. Điều này góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp
hoá hiện đại hoá trong nông nghiệp nông thôn.Tuy nhiên, trong những năm trở lại
đây, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản có tộc độ phát triển không ổn định. Sau khi
Việt Nam gia nhập vào WTO năm 2007 và khủng hoảng kinh tế vào năm 2008, đã
có những ảnh hưởng đáng kể đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam . Tuy
có nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, mở rộng thị trường, nhưng cũng đang
gặp nhiều khó khăn và thách thức trước sự cạnh tranh quốc tế gay gắt do Việt Nam
chưa có nhiề u lợi thế về trình độ sản xuất, về chủng loại hàng hoá, về kinh
nghiệm trong thương mại quốc tế do giá cà phê xuất khẩu còn phụ thuộc khá nhiều
vào thị trường thế giới, chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta và chất lượng cà phê
chưa cao.Vậy vấn đề cấp thiết hiện nay là làm thế nào để thúc đẩy xuất khẩu tăng
trong thời gian tới, đặc biệt là xuất khẩu nh ững mặt hàng chủ lực như cà phê. Để có
được những định hướng đúng đắn, nhanh chóng kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng
thế mạnh để thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong nước thì cần phải nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê ở
Việt Nam. Trước yêu cầu đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài : Các nhân tố ảnh
hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2003-2013.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà
phê ở Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu
cà phê ở Việt Nam theo mô hình đã chọn.

Mục tiêu nghiên cứu : Dựa vào cách tiếp cận theo mô hình hấp dẫn trong thương
mại xem xét sự tác động của các yếu tố cung, cầu, các yếu tố hấp dẫn/cản trở đến
3

kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam với 115 quốc gia có quan hệ thương mại
trong giai đoạn 2003-2013.

Câu hỏi nghiên cứu : Yếu tố nào tác động đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt
Nam trong giai đoạn 2003-2013?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt
Nam với các đối tác chính và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này trong thời
gian nghiên cứu . Mặt hàng cà phê được nghiên cứu trong luận văn là mặt hàng
mang mã HS 2 chữ số bao gồm : cà phê chưa rang, chưa tách cafein; cà phê chưa
rang, đã tách cafein; cà phê đã rang, chưa tách cafein; cà phê đã rang chưa tách
cafein.

Phạm vi nghiên cứu

+ Về mặt không gian : Luận văn nghiên cứu cho 115 nước bạn hàng lớn nhất nhập
khẩu cà phê của Việt Nam , phân tích các yếu tố cung cầu, các yếu tố hấp dẫn hoặc
cản trở đến hoạt động thương mại cà phê giữa Việt Nam và 115 quốc gia này.

+Về mặt thời gian : Nghiên cứu trong giai đoạn 11 năm, từ 2003 đến 2013.

1.4Dữ liệu và phương pháp

Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích định
lượng với thông tin và số liệu thứ cấp được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau.

- Phương pháp thống kê: Số liệu sử dụng trong luận văn được tổng hợp từ các
nguồn như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn , Tổng cục thống kê , số
liệu của WorldBank, Tổ chức tiền tệ quốc tế …
- Phương pháp phân tích định lượng: Luận văn sử dụng kỹ thuật phân tích dữ
liệu bảng từ năm 2003 đến năm 2013.

1.5Cấu trúc luận văn

Cấu trúc luận văn gồm 5 chương:


4

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan

Chương 3: Trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng

Chương 4: Tổng quan thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê trong th ời gian qua
tại Việt Nam và kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

Kết luận chương 1 : Chương 1 đã giới thiệu sơ lược về vấn đề nghiên cứu của đề
tài bao gồm mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề
tài và phương pháp nghiên cứu được áp dụng. Bố cục của nghiên cứu bao gồm 5
chương.
5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN


2.1Tổng quan lý thuyết
2.1.1Khái niệm xuất khẩu
Theo điều 28, mục 1, chương 2, Luật Thương mại Việt Nam 2005: “Xuất khẩu
hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật”.

Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, xuất hiện từ
lâu đời, ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức cơ
bản ban đầu của nó là hoạt động trao đổi hàng hóa của các quốc gia, cho đến nay đã
phát triển và thể hiện thong qua nhiều hình thức. Như vậy, có thể hiểu xuất khẩu là
bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài nhằm mục đích thu ngoại tệ, tăng tích lũy
cho ngân sách nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh, khai thác ưu thế tiềm năng
đất nước và nâng cao đời sống dân cư.

Xuất khẩu là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội và có
những chức năng chủ yếu như:

+ Tạo vốn cho quá trình đầu tư trong nước, chuyển hóa giá trị sử dụng, làm thay đổi
cơ cấu giá trị sử dụng của tổng sản phẩm xã hội. Góp phần nâng cao hiệu quả của
nền kinh tế. Xuất khẩu là nguồn thu chính tạo ra nguồn vốn ngoại tệ tạo tiền đề cho
nhập khẩu thông qua yếu tố vốn và kỹ thuật nâng cao khả năng sản xuất, năng lực
cạnh tranh của quốc gia.

+Thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa từ trong nước sang các nước khác. Hoạt
động xuất khẩu giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài biên giới của
một quốc gia. Xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dung thiết
yếu phục vụ trực tiếp và đáp ứng phong phú them nhu cầu tiêu dùng của dân cư.
Nhờ vậy có thể nâng cao đời sống cho toàn xã hội.

+Nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
6

+Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế-xã hội của đất nước: vốn, việc làm, sử
dụng tài nguyên có hiệu quả

+Đảm bảo sự thống nhất giữa nền kinh tế và chính trị trong hoạt động xuất khẩu

2.1.2Lý thuyết thương mại quốc tế - trường phái trọng thương

Trong giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế (Trần Văn Hiếu, 2006), lý
thuyết của trường phái trọng thương được quảng bá và vận dụng ở châu Âu từ giữa
thế kỉ XV, phát triển cực thịnh vào thế kỉ XVI-XVII. Đây được coi là lý thuyết
thương mại đầu tiên của thời kỳ tiền tư bản và nhanh chóng trở thành cơ sở lý luận
cho việc định hình cách chính sách thương mại nhiều nước châu Âu thời bấy giờ
như: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan... trong suốt hơn 3 thế kỷ. Những nhà kinh tế tiêu
biểu đại diện cho trường phái này khá đông đảo nổi bật nhất là Thomas Mun (1571-
1641) người Anh, Antoine Montecheretien (1575-1629), Jean Bastiste Colbert
(1618 – 1683) người Pháp đều cho rằng sứ mệnh của bất cứ quốc gia nào là phải
làm giàu, phải tích lũy tiền tệ vì vậy các nhà kinh tế này đều tập trung vào xây dựng
các chính sách kinh tế nhằm hướng tới mục tiêu làm tăng khối lượng tiền tệ tích lũy
qua đó làm tăng mức độ giàu có cho quốc gia của mình. Theo tư tưởng đó, để có
nhiều vàng bạc, tiền tệ ngoài việc gia tăng khai thác mỏ cách tốt nhất là đẩy mạnh
tối đa ngoại thương. Chính vì vậy, nhà nước phải can thiệp sâu vào thương mại
quốc tế, vươn tới xuất siêu. Phần giá trị thặng dư thương mại này được tính theo
vàng hay tiền tệ sẽ làm gia tăng mức độ giàu có cho quốc gia của họ. Để làm được
điều đó, nhà nước cần hạn chế nhập khẩu bằng hàng rào thuế quan cao, áp dụng hạn
ngạch. Ngược lại về phía xuất khẩu được hưởng những chính sách ưu đãi. Chủ
nghĩa trọng thương ủng hộ sự can thiệp của chính phủ nhằm đạt được thặng dư
trong cán cân thương mại. Các nhà trọng thương không cho rằng kim ngạch thương
mại lớn là một ưu điểm mà họ đề xuất các chính sách nhằm tối đa hóa xuất khẩu và
tổi thiểu hóa nhập khẩu. Để đạt được điều này, nhập khẩu phải được hạn chế bởi các
biện pháp như thuế quan và hạn ngạch, trong khi xuất khẩu sẽ được trợ cấp.Thuyết
trọng thương có ảnh hưởng sâu sắc đến dự phát triển kinh tế và quan hệ kinh tế
7

quốc tế giữa các nước trong nhiều thế kỷ, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển
thương mại quốc tế. Tuy nhiên sau đó, lý thuyết trọng thương bị chỉ trích nặng nề.
Năm 1752 nhà kinh tế học Hun (người Anh) đã chỉ ra rằng chính sách thương mại
theo lý thuyết trọng thương tất yếu sẽ dẫn tới lạm phát, làm xấu đi quan hệ cạnh
tranh trên thị trường quốc tế và mục tiêu thặng dư thương mại không thể thực hiện
được trong một thời kỳ dài và là ảo tưởng khi tất cả các nước đều theo đuổi mục
tiêu này. Nhược điểm của chủ nghĩa trọng thương là đã nhìn nhận thương mại như
một trò chơi có tổng bằng không (zero-sum game – nghĩa là lợi ích mà một nước
thu được chính bằng thiệt hại mà nước khác mất đi.) Hạn chế này đã được các lý
thuyết của Adam Smith và David Ricardo ra đời sau đó chỉ rõ và khẳng định thương
mại là một trò chơi có tổng lợi ích là số dương (positive-sum game –tất cả các nước
đều thu được lợi ích). Năm 1776, Adam Smith lại tiếp tục chỉ ra sai lầm của chủ
nghĩa trọng thương một khi coi thương mại quốc tế theo quan hệ “được mất”. Theo
chủ nghĩa trọng thương sự giàu có của một quốc gia từ thương mại thực hiện trên cơ
sở của sự mất mát của quốc gia khác, trong khi đó theo Adam Smith thương mại là
một kiểu quan hệ đặc biêt, có mang lại lợi ích cho cả hai bên. Chính từ những hạn
chế từ lý thuyết của chủ nghĩa trọng thương từ giữa thế kỷ VIII, chủ nghĩa này
không còn giữ được vị trí thống trị trong thực tiễn hoạt động thương mại thế giới
nữa. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, học thuyết này không bị mất hoàn toàn giá trị.

2.1.3Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith


Đến giữa thế kỷ XVIII, Adam Smith đã đưa ra quan điểm mới về thương
mại quốc tế tích cực hơn so với phái Trọng Thương trước đó(Trần Văn Hiếu,
2006). Khẳng định vai trò của cá nhân và hệ thống kinh tế tư doanh, ông cho
rằng chỉ có cá nhân mới thẩm định những hành vi của mình và tư lợi không
tương tranh nhau mà hoà nhập vào nhau theo một trật tự tự nhiên. Hệ quả của tư
tưởng này là chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào cá nhân và các
doanh nghiệp, cứ để họ tự do hoạt động. Dựa vào một số giả định, A.Smith cho
rằng hoạt động ngoại thương sẽ mang lại lợi ích cho quốc gia xuất khẩu sản phẩm
có lợi thế tuyệt đối. A.Smith cho rằng khi sử dụng cùng một nguồn lực vật chất,
8

nước nào sản xuất được nhiều hơn thì nước đó có lợi thế tuyệt đối trong việc sản
xuất hàng hóa đó. Theo Smith, các nước nên chuyên môn hóa vào sản xuất những
sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh và sau đó trao đổi những hàng hóa đó lấy
những hàng hóa sản xuất bởi những nước khác.Lập luận cơ bản của Adam Smith là
một quốc gia không bao giờ nên tự sản xuất những hàng hóa mà thực tế có thể mua
được từ các nước khác với chi phí thấp hơn. Và bằng cách chuyên môn hóa sản xuất
những hàng hóa mà một nước có lợi thế tuyệt đối, cả hai nước sẽ thu được lợi ích
khi tham gia vào thương mại quốc tế.Trong trường hợp lợi thế tuyệt đối đổi chiều,
cả hai quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế đều thu được lợi ích lớn
hơn là khi họ tự sản xuất – cung ứng cho quốc gia mình tất cả các loại hàng hóa. Lý
thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith được xem như là lý thuyết có cơ sở khoa
học đầu tiên về thương mại quốc tế, giải thích vì sao các nước lại quan hệ thương
mại với nhau, dựa trên cơ sở nào. Tuy nhiên, lý thuyết này lại không trả lời được
câu hỏi là nếu một quốc gia có lợi thế tuyệt đối ở hầu hết các sản phẩm, và quốc gia
khác (hay phần còn lại của thế giới) thì lại không có lợi thế tuyệt đối ở bất kỳ sản
phẩm nào thì mậu dịch quốc tế có xảy ra không và dựa trên cơ sở nào?

2.1.4 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo


David Ricardo đã đưa lý thuyết của Adam Smith tiến xa thêm một bước nữa
bằng cách khám phá ra xem điều gì sẽ xảy ra khi một quốc gia có lợi thế tuyệt đối
trong sản xuất tất cả các mặt hàng(Trần Văn Hiếu, 2006). Lý thuyết của Adam
Smith về lợi thế tuyệt đối gợi ý rằng một nước như vậy sẽ không thu được lợi ích gì
từ thương mại quốc tế. Năm 1817, Ricardo đã cho ra đời tác phẩm Nguyên lý
của Kinh tế chính trị và thuế khoá, trong đó ông đã đề cập tới lợi thế so sánh
(Comparative advantage). Khái niệm này chỉ khả năng sản xuất của một sản phẩm
với chi phí thấp hơn so với sản xuất các sản phẩm khác.

Quy luật lợi thế so sánh mà Ricardo rút ra là: mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá
vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và nhập
khẩu sản phẩm mà quốc gia đó không có lợi thế so sánh. Kế thừa và phát triển lý
thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, Ricardo đã nhấn mạnh: Những nước có lợi
9

thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với
các nước khác trong sản xuấtmọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham
gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế
so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về
sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản
phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ
tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy lợi thế so sánh
là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở đểthực hiện phân công lao động
quốc tế.Mọi nước đều có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc tế; bởi vì
phát triển ngoại thương cho phép mởrộng khảnăng tiêu dùng của một nước. Nguyên
nhân chính là do chuyên môn hóa sản xuất một sốsản phẩm nhất định của mình để
đổi lấy hàng nhập khẩu từcác nước khác thông qua con đường thương mại quốc tế.
Lợi thế so sánh là điều kiện cần và đủ đối với lợi ích thương mại quốc tế. Thông
điệp cơ bản của lý thuyết về lợi thế so sánh là sản lượng tiềm năng của thế giới sẽ
lớn hơn nhiều trong điều kiện thương mại tự do không bị hạn chế (so với trong điều
kiện hạn chế về thương mại). Lý thuyết của Ricardo gợi ý rằng người tiêu dùng ở
tất cả các quốc gia sẽ được tiêu dùng nhiều hơn nếu như không có hạn chế trong
thương mại giữa các nước. Điều này diễn ra ngay cả khi các quốc gia không có lợi
thế tuyệt đối trong sản xuất bất kỳ hàng hóa nào. Nói một cách khác, so với lý
thuyết về lợi thế tuyệt đối lý thuyết về lợi thế so sánh khẳng định một cách chắc
chắn hơn nhiều rằng thương mại là một trò chơi có tổng lợi ích là một số dương
trong đó tất cả các nước tham gia đều thu được lợi ích kinh tế. Như vậy, lý thuyết
này đã cung cấp một cơ sở hợp lý cho việc khuyến khích tự do hóa thương mại và
cho đến nay, lý thuyết của Ricardo vẫn chứng tỏ sức thuyết phục khi thường được
xem là vũ khí lập luận chủ yếu cho những ai ủng hộ cho thương mại tự do.

2.1.5 Mô hình Hecksher-Ohin


Để khắc phục những hạn chế trong mô hình Ricardo hai nhà kinh tế học người
Thụy Điển Heckcher-Ohlin đã đưa ra một mô hình giải thích nguồn gốc của thương
mại thông qua sự khác biệt về tỷ lệ các yếu tố(Trần Văn Hiếu, 2006).
10

TheoHeckcher và Ohlin thì thương mại quốc tế không chỉ giải thích bằng sự khác
biệt về năng suất lao động mà còn được giải thích bằng sự khác biệt về nguồn lực
giữa các quốc gia. Các ông đã chỉ ra rằng, việc Canada xuất khẩu sản phẩm lâm
nghiệp sang Mỹ không phải vì những người công nhân lâm nghiệp của họ có năng
suất lao động tương đối (so với đồng nghiệp Mỹ của họ) cao hơn những người
Canada khác mà vì đất nước Canada thưa dân có nhiều đất rừng theo đầu người hơn
Mỹ. Môt cách nhìn hiện thực về thương mại quốc tế phải tính đến tầm quan trọng
không chỉ của lao động mà cả các yếu tố sản xuất khác như đất đai, vốn và tài
nguyên khoáng sản. Mô hình Heckcher-Ohlin được xây dưng thay thế cho mô hình
cơ bản về lợi thế so sánh của David Ricardo. Mô hình Heckcher-Ohlin lập luận rằng
cơ cấu thương mại quốc tế được quyết định bởi sự khác biệt giữa các yếu tố nguồn
lực. Nó dự đoán rằng một nước sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu hàng hoá
thâm dụng yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dồi dào một cách tương đối.

2.1.6 Mô hình hấp dẫn trong thương mại


Mô hình hấp dẫn đã được sử dụng mạnh mẽ để giải thích các luồng thương mại
song phương giữa hai nước mà không thể được giải quyết bởi các lý thuyết kinh tế
khác. Trong vật lý, theo định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, lực hút hấp dẫn giữa
hai đối tượng là tỷ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình
phương khoảng cách.

Mô hình lực hấp dẫn được thể hiện như sau:

𝑀𝑀𝑖𝑖 𝑀𝑀𝑗𝑗
𝐹𝐹𝑖𝑖𝑖𝑖 = 𝐺𝐺
𝐷𝐷𝑖𝑖𝑖𝑖2

Trong đó:

Fij : lực hút hấp dẫn

G là hằng số hấp dẫn

Mi, Mj là khối lượng của hai đối tượng

Dij là khoảng cách giữa hai đối tượng


11

Vận dụng mô hình hấp dẫn trong thương mại dựa trên cơ sở mô hình trọng lực
hấp dẫn của Newton lần đầu tiên được đưa ra áp dụng trong phân tích kinh tế bởi
Tinbergen (1962).Trong mô hình này bi ến phụ thuộc là các dòng chảy thương mại
giữa các quốc gia A và B, GDP và khoảng cách địa lý là các biến độc lập. Kết quả
ước lượng cuối cùng cho thấy rằng trái ngược với khoảng cách, biến GDP có tác
động tích cực trên các dòng chảy thương mại giữa hai nước, có nghĩa là các quốc
gia có quy mô kinh tế lớn hơn và khoảng cách gần hơn xu hướng thương mại với
nhau nhiều hơn. Sau đó mô hình hấp dẫn trong thương mại được Krugman và
Maurice đưa ra vào năm 2005 như sau:

𝑌𝑌𝑖𝑖 𝑌𝑌𝑗𝑗
𝑇𝑇𝑖𝑖𝑖𝑖 = 𝐴𝐴
𝐷𝐷𝑖𝑖𝑖𝑖2

Trong đó :

A là hệ số hấp dẫn/cản trở

Tij là kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai quốc gia i và j

Yi là quy mô nền kinh tế của nước i

Yj là quy mô nền kinh tế của nước j

Dij là khoảng cách kinh tế và một số khác biệt về kinh tế xã hội giữa hai
nước i và j

Nghiên cứu của Linneman (1966) chứng minh cho mô hình trên cơ sở cân bằng
tổng giá trị xuất nhập khẩu của toàn nền kinh tế . Thương mại giữa hai nước chịu tác
động của nhóm các yếu tố cung của nước xuất khẩu , các yếu tố cầu của nước nhập
khẩu và một số yếu tố khác . Sau đó nền kinh tế cân bằng tại điểm cung xuất khẩu
bằng cầu nhập khẩu và thu được mô hình hấp dẫn trong thương mại . Trong nghiên
cứu của Bergstra nd (1985) lại sử dụng những lý thuyết kinh tế vi mô cho từng
ngành: cung hàng một ngành của một quốc gia được cho là tạo nên bởi hoạt động
tối đa hóa độ hữu dụng với giới hạn về ngân sách . Khi nền kinh tế ở trạng thái câ n
bằng thì cung bằng cầu . Có những nghiên cứu khác dựa vào nền tảng là các lý
12

thuyết cơ bản về thương mại quốc tế như James E .Anderson (1979), Markusen và
Wigle (1990), Deardorff (1998). Tất cả những nghiên cứu này cho rằng mô hình hấp
dẫn có thể giải thích các luồng thương mại dựa trên sự khác biệt về công nghệ trong
mô hình của Ricardo , khác biệt về sự sẵn có của các yếu tố đầu vào sản xuất trong
mô hình Heckscher -Ohlin, và dựa trên sự gia tăn g hiệu quả ở mức độ sản xuất
doanh nghiệp trong mô hình tính kinh tế theo quy mô , cạnh tranh độc quyền và sự
khác biệt về sản phẩm của Helpman và Krugman (1985). Mô hình hấp dẫn được
giải thích rõ ràng để có thể vận dụng vào phân tích các luồng thương mại quốc tế .
Deardorff đã cung cấp nền tảng lý thuyết cho phương trình hấp dẫn, một phương
trình đơn giản giải thích khối lượng thương mại song phương như là một hàm của
mức thu nhập của hai đối tác thương mại và khoảng cách giữa chúng. Trong nghiên
cứu này tác giả đã rút ra được phương trình cho các giá trị của thương mại song
phương từ hai trường hợp đối lập của mô hình Heckcher-Ohlin. Trường hợp đầu
tiên là thương mại không rào cản, trong đó sự vắng mặt của tất cả các rào cản
thương mại trong các sản phẩm đồng nhất khiến cho các nhà sản xuất và tiêu dùng
trở nên bàng quan với tất cả các đối tác thương mại, bao gồm cả ở đất nước của họ.
Trường hợp thứ hai là những quốc gia sản xuất hàng hóa khác nhau. Đây cũng là
một trạng thái cân bằng có thể có của mô hình HO, mặc dù các mô hình khác nhau
sử dụng nó trong các tài liệu để rút ra được phương trình hấp dẫn, chẳng hạn như
các mô hình với sở thích Armington và các mô hình với sự cạnh tranh độc quyền.

Sau khi nghiên cứu đầu tiên của Timbergen, đã có nhiều nhà kinh tế khác áp
dụng mô hình hấp dẫn với mục đích tương tự. Ví dụ, Martínez-Zarzoso và Nowak
Lehmann (2004) sử dụng mô hình để đánh giá thương mại Liên minh châu Âu và
Mercosur, và tiềm năng thương m ại sau các thỏa thuận đạt được gần đây giữa hai
khối thương mại. Kết quả ước lượng cho thấy một số biến, cụ thể là, cơ sở hạ tầng,
chênh lệch thu nhập, tỷ giá hối đoái được thêm vào mô hình hấp dẫn , là những yếu
tố quyết định quan trọng của dòng chảy thương mại song phương.

Rahman (2009) nghiên cứu tiềm năng thương mại của Úc bằng cách sử dụng
mô hình lực hấp dẫn và xử lý dữ liệu chéo cho 50 quốc gia. Kết quả của nghiên cứu
13

là thương mại song phương của Úc bị ảnh hưởng tích cực của quy mô kinh tế, GDP
bình quân đầu người, sự mở cửa , ngôn ngữ chung và ảnh hưởng tiêu c ực bởi
khoảng cách giữa các đối tác thương mại. Các kết quả ước lượng cũng cho thấy
rằng Úc có tiềm năng thương mại to lớn với Singapore, Argentina, Liên bang Nga,
Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Chile, Philippines, Na Uy, Brazil và Bangladesh. Hơn nữa,
bằng cách áp dụng mô hình lực hấp dẫn, Chan-Hyun Sohn (2005) phân tích dòng
chảy thương mại giữa Hàn Qu ốc và Ranajoy và Tathagata (2006) giải thích xu
hướng của thương mại ở Ấn Độ, Alberto (2009) xem xét mô hình hấp dẫn có thể
giải thích các hoạt động xuất khẩu của các nước trong Châu Phi không.

Có một số lượng lớn các nghiên cứu sử dụng mô hình lực hấp dẫn để chỉ ra
rằng tổng sản phẩm trong nước (GDP), số lượng dân số, khoảng cách địa lý và vă n
hóa có ảnh hưởng quan trọng đến dòng thương m ại giữa các quốc gia như nghiên
cứu của Blomqvist (2004) ở Singapore và Montanari (2005) ở Balkans.

2.2 Các nghiên cứu liên quan


Nghiên cứu của Thai Tri Do (2006) phân tích và xem xét mối quan hệ thương
mại song phương giữa Việt Nam và 23 quốc gia châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn
trong thương mại và dữ liệu bảng từ năm 1993 đến 2004. Biến phụ thuộc của tác giả
là tổng kim ngạch xuất khẩu và các biến độc lập là GDP (Y), dân số (N), tỷ giá hối
đoái thực (Er), khoảng cách (D), biến giả lịch sử (His). Mô hình đươc sử dụng trong
nghiên cứu này dựa trên mô hình hấp dẫn trong thương mại được đưa ra bởi
Krugman và Maurice (2005). Kết quả ước lượng cho thấy các y ếu tố quyết định
thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước châu Âu là quy mô nền kinh
tế (GDP), quy mô thị trường (dân số) và sự biến động tỷ giá hối đoái thực. Tuy
nhiên, khoảng cách và lịch sử dư ờng như không có ảnh hưởng đáng kể . Tác giả
cũng chỉ ra rằng Việt Nam không khai thác hết tiềm năng trong kinh doanh với một
số nước Châu Âu như Áo, Phần Lan, Luxembourg. Ngoài ra, đối với trường hợp
của Việt Nam còn có nghiên cứu của Bac Xuan Nguyen (2010), tác giả sử dụng mô
hình lực hấp dẫn đ ể phân tích hoạt động xuất khẩu của Việt Nam với 15 đối tác
thương mại lớn nhất của Việt Nam bao gồm Úc, Canada, Trung Quốc, công nghiệp
14

Châu Âu, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand,
Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Hoa Kỳ (Mỹ). Mục đích của nghiên
cứu là xem xét các yếu tố tác động đến xuất khẩu của Việt Nam trong khung phân
tích dựa trên các mô hình trọng lực hấp dẫn tĩnh và động. Biến phụ thuộc là giá trị
xuất khẩu (EXPO) từ Việt Nam đến khác nước trong thời gian 20 năm từ năm 1995
cho đến năm 2006; biến độc lập là GDP (INC, PINC), khoảng cách (REMOT), tỷ
giá hối đoái thực trung bình (EXCH) và biến giả ASEAN (ASEAN). Tác giả cho
rằng cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam cho thấy tầm quan trọng ngày càng
tăng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), là những điểm đến cho
hàng xuất khẩu Việt Nam. Sự thay đổi được mang về bởi các cam kết mạnh mẽ để
thúc đẩy hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực. Ngoài ra, vẫn còn những
thị trường ngoài ASEAN là các điểm đến chính cho xuất khẩu của Việt Nam.
Nghiên cứu này trả lời những câu hỏi : tại sao lại có một sự thay đổi nhanh chóng
trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam? Tại sao thương mại Việt Nam
nhiều hơn với một nước và ít hơn với những nước khác? Mối quan hệ giữa các
thành viên ASEAN có tác động tích cực đến thương mại quốc tế của Việt Nam
không? Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam là gì?. Mô
hình kinh tế lượng của tác giả dựa trên mô hình trọng lực hấp dẫn của McCallum
(1995) với một vài điều chỉnh dựa trên Harris và Mátyas (1998) để có được một vài
đặc điểm phù hợp hơn. Sau khi thực hiện hồi quy 2 mô hình hấp dẫn tĩnh và động,
các tác giả thấy rằng có một sự tương quan mạnh mẽ giữa dòng chảy thương mại
của Việt Nam với các năm trước đó, và các mô hình động phù hợp với dữ liệu hơn
mô hình tĩnh. Sau khi hồi quy, các kết quả cho thấy rằng giá trị xuất khẩu từ Việt
Nam đến nước khác tăng cùng với sự tăng GDP, tỷ giá hối đoái và các đối tác trong
ASEAN. Ngược lại, chi phí vận chuyển có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất
khẩu của Việt Nam, khoảng cách địa lý ảnh hưởng tiêu cực đến kim ngạch xu ất
khẩu. Việt Nam có xu Trong các nghiên cứu của Ranajoy và Tathagata (2006) và
Peter Egger (2002) các tác giả cũng phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch
xuất khẩu dựa vào mô hình hấp dẫn trong thương mại. Cụ thể, trong nghiên cứu của
15

Ranajoy và Tathagata (2006) các tác giả muốn xem xét những yếu tố tác động đến
thương mại song phương của Ấn Độ với các đối tác chính. Nghiên cứu sử dụng các
biến số là tổng giá trị thương mại giữa Ấn độ và các đối tác song phương khác
(TV), GDP của Ấn Độ và đối tác (Y), dân số của Ấn Độ và các nước đối tác (N),
khoảng cách (D). Các biến giả là văn hóa, ngôn ngữ, liên kết thuộc địa... Các kết
luận trong nghiên cứu này là: (1) Mô hình trọng lực cốt lõi có thể giải thích khoảng
43%-50% các biến động thương mại của Ấn Độ trong nửa sau của thế kỷ XX (2)
Thương mại của Ấn Độ phản ứng ít hơn với quy mô và nhiều hơn với khoảng cách
(3) di sản thuộc địa vẫn là một yếu tố quan trọng trong việc xác định hướng thương
mại của Ấn Độ trong nửa sau của thế kỷ XX (4) Ấn Độ giao dịch nhiều hơn với các
nước phát triển chứ không phải là các nước kém phát triển, tuy nhiên (5) quy mô có
nhiều ảnh hưởng đến quyết định thương mại của Ấn Độ hơn so với trình độ phát
triển của các đối tác thương mại. Các tác giả cũng cho rằng hiệu quả của chính sách
thương mại, mối quan hệ giữa các thành viên trong các khối thương mại và WTO,
tự do hóa kinh tế của những năm 1990 và việc phân tích các biến khoảng cách là
một số trong những vấn đề cần được quan tâm khẩn cấp. Ngoài việc phân tích dữ
liệu bảng cần phải được bổ sung bằng một phân tích dữ liệu chéo, một phân tích
trong thời kì hội nhập để làm sắc nét các kết luận.

Trong nghiên cứu Peter Egger (2002), tác giả ước lượng một mô hình dữ liệu
bảng giá trị xuất khẩu của các quốc gia OECD tới những nước OECD thành vên và
các quốc gia ở phía Đông Châu Âu trong khoảng thời gian từ 1986-1997. Tác giả
lập luận có 3 vấn đề cần lưu ý khi ước lượng mô hình trọng lực hấp dẫn và tính toán
tiềm năng thương mại. Đầu tiên đó là việc ước lượng truyền thống mô hình hấp dẫn
theo dữ liệu chéo thì dường như không xác định được khi những mô hình này bỏ
qua sự xuất hiện của hiệu ứng nhà xuất khẩu và nhập khẩu khi không kiểm tra mối
liên quan giữa chúng. Ngược lại với những nghiên cứu trước đó tác giả không tìm
ra cách để lấy được thong tin từ những quan sát bị bỏ qua trong mô hình.

Nghiên cứu của Martínez-Zarzoso, I. và Nowak-Lehmann, D.F. (2004) về


tiềm năng thương mại của MERCOSUR xuất khẩu sang EU trong giai đoạn 1988-
16

1996 áp dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại thì tác giả cho rằng thu nhập
của quốc gia xuất khẩu, thu nhập của quốc gia nhập khẩu, dân số của quốc gia xuất
khẩu và quốc gia nhập khẩu, cơ sở hạ tầng và tỷ giá hối đoái thực cho thấy là những
yếu tố quyết định quan trọng và có ý nghĩa thống kê trong tổng kim ngạch xuất
khẩu song phương ở mô hình trọng lực hấp dẫn trong dòng thương mại song
phương giữa EU và các nước MERCOSUR.

Mô hình lực hấp dẫn cũng được sử dụng trong nghiên cứu của Céline Carrere
(2003) để đánh giá hậu các hiệp định thương mại ở khu vực. Vai trò của các thỏa
thuận thương mại tự do cấp vùng (RTAs - regional trade agreements) xem xét trong
nghiên cứu là: EU, NAFTA, MERCOSUR, ASEAN... Tác giả sử dụng biến độc lập
là giá trị CIF của tổng các hàng hóa xuất khẩu (M). Các biến độc lập được tác giả sử
dụng là GDP (Y) của nước nhập khẩu và nước xuất khẩu, dân số của nước nhập
khẩu(N), khoảng cách địa lý giữa các quốc gia (D), mức độ cơ sở hạ tầng của nước i
(j), tính theo trung bình của mật độ đường bộ, đường sắt và số lượng các đường dây
điện thoại bình quân đầu người (IN), tỷ giá hối đoái (RER), 2 biến giả là biến L
(nhận giá trị 1 nếu có chung đường biên giới đất liền), biến E (nhận giá trị 1 nếu
nước đó được bao quanh bởi đất liền). Ước lượng dữ liệu bảng với mô hình
Random effect cho thấy điều hợp lý về mặt thống kê sau khi khắc phục các vấn đề
nội sinh của thu nhập, quy mô, cơ sở hạ tầng…

Nói chung, những phát hiện của nghiên cứu này, bao gồm bảy RTAs, cho thấy
rằng hầu hết các RTAs đều dẫn đến gia tăng thương mại nội vùng và giảm nhập
khẩu từ các quốc gia khác. Nghiên cứu của Tiiu Paas (2000) phân tích các trường
hợp sử dụng cách tiếp cận mô hình trọng lực hấp dẫn để mô hình hóa luồng thương
mại quốc tế và phân tích các mô hình thương mại quốc tế của Estonia. Kết quả của
việc sử dụng mô hình hấp dẫn để khám phá mô hình thương mại quốc tế của
Estonia cũng chỉ ra rằng khu vực Biển Baltic đóng một vai trò quan trọng trong việc
phát triển quan hệ thương mại nước ngoài của Estonia, đặc biệt là cho phát triển
xuất khẩu của Estonia. Phát triển xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu mới là
những ưu tiên chính trong thương mại nước ngoài của Estonia nhằm ngăn chặn sự
17

tăng chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.

Trường hợp của Việt Nam cũng có các nghiên cứu sử dụng mô hình lực hấp
dẫn để phân tích dòng chảy thương mại giữa Việt Nam và các đối tác chính như
nghiên cứu của Thanh Thuy Nguyen và Jean-Louis Arcand (2009) và Nguyen K.
Doanh và Yoon Heo (2009). Hai nghiên cứu này chỉ ra các quốc gia có một mối
liên hệ xã hội như có chung một ngôn ngữ, hay có một mối quan hệ thuộc địa sẽ
giúp những nhà nhập khẩu sản phẩm đồng nhất hiểu rõ về chất lượng và danh tiếng
của các nhãn hiệu sản phẩm khác nhau. Các nước cũng có xu hướng thương mại
nhiều hơn với những nước có quan hệ thuộc địa vì quen thuộc hơn với các hình thức
và văn hóa kinh doanh. Khoảng cách thương mại vẫn còn là một trở ngại đối với
thương mại và hội nhập và toàn cầu hóa đã tăng cường thông tin liên lạc, phá vỡ
những rào cản văn hóa, và tạo điều kiện giao dịch. Tuy nhiên, chúng đã không làm
giảm tầm quan trọng của khoảng cách vật lý. Khoảng cách vẫn còn là một rào cản
đối với thương mại mặc dù đổi mới công nghệ tiếp tục châm ngòi cho giảm chi phí
vận chuyển. Các nước nói ngôn ngữ phổ biến có xu hướng giao dịch thương mại
nhiều hơn vì tạo thuận lợi cho các giao dịch dễ dàng hơn và giảm chi phí kinh
doanh.

Cuối cùng, sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa các đối tác kinh
doanh tiếp tục có tác động tiêu cực đến thương mại song phương. Tương tự như
vậy, các nhà xuất khẩu cũng xuất khẩu nhiều hơn tới những quốc gia có mối liên kết
xã hội. Các tác giả cũng kết luận rằng tổng giá trị xuất khẩu của các loại hàng hóa bị
cản trở bởi khoảng cách địa lý giữa các quốc gia. Trong nghiên cứu của Jacob
Bikker (2009) cho rằng các mô hình lực hấp dẫn truyền thống đã được áp dụng
nhiều lần để phân tích các luồng thương mại quốc tế. Tuy nhiên, có nó thiếu một
nền tảng lý thuyết có sức thuyết phục. Một mô hình mới được phát triển, mô hình
trọng lực mở rộng (EGM). Mô hình này chia sẻ đặc điểm của các mô hình của
Bergstrand (1985), Andersen và Van Wincoop (2003), Redding và Scott (2003).
Nghiên cứu này trình bày một thay thế cho các mô hình lực hấp dẫn, hay đúng hơn
là một phần mở rộng của nó, với thay thế giữa các luồng thương mại. Mô hình này
18

có thể được rút ra được từ phương trình cung cầu, trong đó cung cấp cho mô hình
một cơ sở lý thuyết.

Mô hình hấp dẫn mở rộng (EGM) được chứng minh là một phần mở rộng hữu
ích của mô hình lực hấp dẫn truyền thống. Một thử nghiệm năm 2005 trên những
con số của luồng thương mại quốc tế khá thuyết phục. Ngoài ra, EGM cung cấp các
giá trị chỉ số của vị trí địa kinh tế-thương mại cho tất cả các nước có liên quan, cả
sự hấp dẫn của thị trường bán hàng của một quốc gia, khoảng cách đến các nước
nhập khẩu tương ứng, và sự hấp dẫn đến hàng hoá từng nước được cung cấp bởi các
nước xuất khẩu tương ứng.

Nghiên cứu của H. Mikael Sandberg (2004) ước lượng tác động của liên kết
khu vực (ví dụ các thỏa thuận thương mại khu vực) và các mối liên kết lịch sử (tức
là quan hệ thuộc địa) trên mô hình thương mại ở phương Tây bằng cách sử dụng mô
hình trọng lực hấp dẫn của thương mại quốc tế. Việc ước lượng được thực hiện ở
cấp độ thương mại tổng hợp cũng như vào mức độ phân tách bằng cách sử dụng dữ
liệu thương mại tương ứng với sản phẩm thực phẩm và hàng hóa sản xuất. Tác giả
sử dụng các biến số X (giá trị xuất khẩu được tính bằng đồng đô la Mỹ), Y( tổng
sản phẩm quốc nội tại thời điểm t), N( dân số của một nước tại thời điểm t), D
(khoảng cách được tính bằng số kilomet giữa thủ đô 2 nước), Remoteness là khoảng
cách tương đối của một quốc gia với các đối tác kinh doanh của mình ( được đo
lường bằng trọng số tương ứng trong GDP của thế giới tại thời điểm t), Border
(nhận giá trị 1 nếu 2 quốc gia có chung đường biên giới), Language (nhận giá trị 1
nếu nói chung ngôn ngữ), UK Colony (nhận giá trị 1 nếu như nước đó là đối tác
thương mại của Mỹ, những nước là thuộc địa của Anh), Spain Colony ( nhận giá trị
1 nếu một trong những đối ác thương mại là Tây Ban Nha và những nước là thuộc
địa của Tây Ban Nha), Portugal Colony ( nhận giá trị 1 nếu những một trong các đối
tác thương mại là Bồ Đào Nha hoặc những quốc gia là thuộc địa của Bồ Đào Nha),
NAFTA, Caricom, Mercosur, Andean Pact, và Cacm đo lường những ảnh hưởng
của bất kỳ mối liên hệ do tham gia vào một hiệp định thương mại khu vực ( nhận
giá trị 1 nếu cả hai cùng là thành viên của một hiệp hội, EU Importer ( nhận giá trị 1
19

nếu nước nhập khẩu là thành viên của EU). Kết quả của nghiên cứu cho thấy cả mối
liên kết khu vực và lịch sử đều có ảnh hưởng đáng kể đến mô hình thương mại của
các nền kinh tế phương Tây. Các bằng chứng cho thấy mô hình thương mại của các
nền kinh tế nhỏ thì bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các mối liên kết so với các nền kinh
tế lơn hơn. Liên kết khu vực có ý nghĩa giữa các nước trong cộng đồng NAFTA,
Mercosur. Các bằng chứng cho thấy những biến dạng đáng kể của mô hình thương
mại do liên kết khu vực và lịch sử là có tồn tại. Dường như các nền kinh tế nhỏ dễ
tiếp nhận những ảnh hưởng của chủ nghĩa khu vực hơn những nước lớn hơn và các
lĩnh vực thực phẩm bị ảnh hưởng nhiều bởi biến dạng hơn so với các ngành sản
xuất hàng hoá.

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm

Phương pháp
STT Tác giả Dữ liệu Kết quả
nghiên cứu

1 Thai Tri Hồi quy dữ Dữ liệu bảng Các yếu tố quyết định thương mại
Do (2006) liệu bảng từ năm 1993 song phương giữa Việt Nam và
bằng mô đến 2004 các nước châu Âu là quy mô nền
hình FE và giữa Việt kinh tế (GDP), quy mô thị trường
RE. Nam và 23 (dân số) và sự biến động tỷ giá
quốc gia hối đoái thực. Tuy nhiên, khoảng
châu Âu. cách và lịch sử dường như không
có ảnh hưởng đáng kể.

2 Bac Xuan Hồi quy 2 Giá trị xuất Các kết quả cho thấy rằng giá trị
Nguyen mô hình khẩu từ Việt xuất khẩu từ Việt Nam đến nước
(2010) thương mại Nam đến khác tăng cùng với sự tăng GDP,
tĩnh và động khác nước tỷ giá hối đoái và các đối tác
bằng mô trong thời trong ASEAN. Khoảng cách địa
hình FE va gian 20 năm lý ảnh hưởng tiêu cực đến kim
RE từ năm 1995 ngạch xuất khẩu. Việt Nam có xu
20

cho đến năm hướng xuất khẩu nhiều hơn với


2006 nước gần Việt Nam hơn về mặt
địa lý.

3 Ranajoy Hồi quy dữ Tổng số 177 (1) Mô hình trọng lực cốt lõi có
và liệu bảng nước mà Ấn thể giải thích khoảng 43%-50%
Tathagata cho 177 Độ đã có các biến động thương mại của Ấn
(2006) nước mà Ấn quan hệ Độ (2) Thương mại của Ấn Độ
Độ có quan thương mại ít phản ứng ít hơn với quy mô và
hệ thương nhất một lần nhiều hơn với khoảng cách (3) di
mại ít nhất 1 từ năm 1950 sản thuộc địa vẫn là một yếu tố
lần từ 1950- đến năm quan trọng trong việc xác định
2000 2000. Tổng hướng thương mại của Ấn Độ
số quan sát trong nửa sau của thế kỷ XX (4)
được sử dụng Ấn Độ giao dịch nhiều hơn với
trong hồi quy các nước phát triển (5) quy mô có
là 3990 nhiều ảnh hưởng đến quyết định
thương mại của Ấn Độ hơn so với
trình độ phát triển của các đối tác
thương mại.

4 Peter Hồi quy dữ Dữ liệu bảng Việc ước lượng truyền thống mô
Egger liệu bảng của giá trị xuất hình hấp dẫn theo dữ liệu chéo thì
(2002) các nước khẩu của các dường như không xác định được
OECD từ quốc gia khi những mô hình này bỏ qua sự
1986-1997 OECD tới xuất hiện của hiệu ứng nhà xuất
những nước khẩu và nhập khẩu khi không
OECD thành kiểm tra mối liên quan giữa
viên và các chúng. Ngược lại với những
quốc gia ở nghiên cứu trước đó tác giả
21

phía Đông không nhận thấy có cách gì để lấy


Châu Âu được thông tin về những dòng
trong khoảng chảy thương mại tiềm năng trong
thời gian từ mẫu được tiếp cận
1986-1997.

5 Martínez- Mô hình Xuất khẩu Thu nhập của quốc gia xuất khẩu,
Zarzoso, được ước của thu nhập của quốc gia nhập khẩu,
I. & lượng tuyến MERCOSUR dân số của quốc gia xuất khẩu và
Nowak- tính bằng sang EU quốc gia nhập khẩu, cơ sở hạ tầng
Lehmann, cách lấy trong giai và tỷ giá hối đoái thực cho thấy là
D.F. logarit mô đoạn 1988- những yếu tố quyết định quan
(2004) hình hấp dẫn 1996. trọng và có ý nghĩa thống kê
trong thương trong tổng kim ngạch xuất khẩu
mại sau đó song phương. Bảo hộ của EU đã
xây dựng có những ảnh hưởng tiêu cực
những phản trong tăng trưởng kim ngạch xuất
ứng có độ khẩu của MERCOSUR.
trễ.

6 Céline Ước lượng Dữ liệu gồm Những phát hiện của nghiên cứu
Carrere GLS cùng 130 quốc gia này, bao gồm bảy RTAs, cho thấy
(2003) với sử dụng trong giai rằng hầu hết các RTAs đều dẫn
FEM đoạn 1962- đến gia tăng thương mại nội vùng
1996 vượt quá mức dự đoán của mô
hình lực hấp dẫn, thường đi kèm
với việc giảm nhập khẩu từ các
phần còn lại của thế giới cùng với
việc giảm xuất khẩu sang các
phần còn lại của thế giới, cho
22

thấy bằng chứng về sự chệch


hướng thương mại.

7 Tiiu Paas Hồi quy dữ Dữ liệu của Kết quả của nghiên cứu chỉ ra
(2000) liệu bảng 46 đối tác rằng khu vực Biển Baltic đóng
cho 46 đối thương mại một vai trò quan trọng trong việc
tác thương chính của phát triển quan hệ thương mại
mại của Estonia nước ngoài của Estonia, đặc biệt
Estonia là cho phát triển xuất khẩu của
Estonia. Phát triển xuất khẩu và
mở rộng thị trường xuất khẩu mới
là những ưu tiên chính trong
thương mại nước ngoài của
Estonia nhằm ngăn chặn sự tăng
chênh lệch giữa xuất khẩu và
nhập khẩu.

8 Thanh Hồi quy dữ Dữ liệu bao Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc
Thuy liệu của 66 gồm 66 quốc có một mối liên hệ xã hội như có
Nguyen quốc gia gia giao dịch chung một ngôn ngữ, hay có một
và Jean- giao dịch trong năm mối quan hệ thuộc địa sẽ giúp
Louis hơn 745 mặt 2000. những nhà nhập khẩu sản phẩm
Arcand hàng trong đồng nhất hiểu rõ về chất lượng
(2009) năm 2000 và danh tiếng của các nhãn hiệu
bằng FEM sản phẩm khác nhau. Vì vậy, nhà
nhập khẩu có khuynh hướng nhập
khẩu nhiều hơn từ những quốc
gia mà họ hiểu rõ. Tương tự như
vậy, các nhà xuất khẩu cũng xuất
khẩu nhiều hơn tới những quốc
23

gia có mối liên kết xã hội.

9 Jacob Nghiên cứu Nghiên cứu Mô hình hấp dẫn mở rộng (EGM)
Bikker sử dụng mô sử dụng kim cung cấp các giá trị chỉ số của vị
(2009) hình hấp dẫn ngạch xuất trí địa kinh tế-thương mại cho tất
truyền thống khẩu của 178 cả các nước có liên quan, cả sự
và mở rộng quốc gia hấp dẫn của thị trường bán hàng
(EGM) trong năm của một quốc gia, khoảng cách
2005 đến các nước nhập khẩu tương
ứng, và sự hấp dẫn đến hàng hoá
từng nước được cung cấp bởi các
nước xuất khẩu tương ứng.

10 Nguyen Nghiên cứu Dữ liệu hàng Thương mại đã không tăng lên
K. Doanh sử dụng năm bao gồm ngay lập tức vì sự khác biệt về
và Yoon FEM và 22 quốc gia mức thu nhập, cơ sở hạ tầng và
Heo REM Việt Nam và chính sách thương mại (ví dụ như
(2009) Singapore có thuế quan). Khoảng cách thương
quan hệ mại vẫn còn là một trở ngại đối
thương mại với thương mại dòng. Khoảng
từ 1990-2005 cách vẫn còn là một rào cản đối
với thương mại mặc dù đổi mới
công nghệ tiếp tục châm ngòi cho
giảm chi phí vận chuyển. Các
nước nói ngôn ngữ phổ biến có
xu hướng giao dịch thương mại
nhiều hơn. Các nước cũng có xu
hướng thương mại nhiều hơn với
những nước có quan hệ thuộc địa
vì quen thuộc hơn với các hình
24

thức và văn hóa kinh doanh. Sự


khác biệt về thu nhập bình quân
đầu người giữa các đối tác kinh
doanh tiếp tục có tác động tiêu
cực đến thương mại song phương.

11 H. Mikael Hồi quy dữ Dữ liệu bao Kết quả của nghiên cứu cho thấy
Sandberg liệu của 64 gồm khoảng cả mối liên kết khu vực và lịch sử
(2004) quốc gia từ thời gian đều có ảnh hưởng đáng kể đến
1992-2000 chín năm mô hình thương mại của các nền
1992-2000. kinh tế phương Tây. Các bằng
Có tổng cộng chứng cho thấy mô hình thương
64 quốc gia mại của các nền kinh tế nhỏ thì bị
trong mẫu. ảnh hưởng nhiều hơn bởi các mối
liên kết so với các nền kinh tế lơn
hơn. Liên kết khu vực có ý nghĩa
giữa các nước trong cộng đồng
Caribbean, NAFTA, Mercosur.
Các bằng chứng cho thấy những
biến dạng đáng kể của mô hình
thương mại do liên kết khu vực
và lịch sử là có tồn tại

Kết luận chương 2 : Dựa vào lý thuyết của các trường phái kinh tế học trong phân
tích luồng thương mại quốc tế và các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng mô hình hấp
dẫn trong thương mại, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều sử dụng các yếu tố
cung, cầu lựa chọn các biến đại diện như dân số, GDP…, các yếu tố hấp dẫn/cản trở
sử dụng các biến đại diện như độ mở của nền kinh tế, khoảng cách địa lý, khoảng
cách kinh tế, các biến giả của hoạt động cùng là thành viên của các hiệp hội, các
khu vực mậu dịch tự do. Nghiên cứu này cũng sẽ dựa trên nền tảng lý thuyết và các
nghiên cứu trên để làm tiền đề cho mô hình kinh tế lượng được sử dụng.
25

CHƯƠNG 3: MÔ TẢ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1 Khung phân tích

Nhóm yếu tố Năng lực sản


ảnh hưởng xuất của nước
đến cung xuất khẩu

Chính sách
khuyến khích,
quản lý xuất
khẩu

Các yếu tố ảnh Khoảng cách Kim


hưởng đến Nhóm yếu tố giữa hai quốc ngạch
luồng thương hấp dẫn/ cản gia xuất
mại quốc tế trở khẩu

Chính sách
khuyến khích,
quản lý nhập
khẩu

Nhóm yếu tố ảnh Sức mua của thị


hưởng đến cầu trường nước nhập
khẩu

Hình 3.1 Khung phân tích của nghiên cứu

3.2Xây dựng mô hình nghiên cứu


Trong hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng mô hình hấp dẫn trong thương mại được
đưa ra bởi Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) như sau :
26

𝛼𝛼 ∗ 𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝑖𝑖 ∗ 𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝑗𝑗
𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑖𝑖𝑖𝑖 =
𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝑖𝑖𝑖𝑖

Trong mô hình này, mối quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia được đo lường bằng
GDP của mỗi quốc gia và khoảng cách giữa chúng. Sau đó Frankel (1997) đã phát
triển mô hình này bằng cách thêm các biến giả như có chung đường biên giới, hay
biến có chung ngôn ngữ. Do đó, dựa vào những lý thuyết ở chương II, nghiên cứu
này lựa chọn mô hình hấp dẫn trong thương mại để định lượng thương mại của Việt
Nam với các quốc gia trong giai đoạn 2003-2013. Mô hình áp dụng trong nghiên
cứu này dựa trên mô hình hấp dẫn trong thương mại được đưa ra bởi Krugman và
Maurice (2005).

Mô hình kinh tế lượng đề xuất:

𝑙𝑙𝑙𝑙𝑄𝑄𝑄𝑄𝑄𝑄𝑄𝑄𝑄𝑄𝑄𝑄𝑄𝑄𝑄𝑄𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣
= 𝛽𝛽𝑜𝑜 + 𝛽𝛽1 𝑙𝑙𝑙𝑙𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑖𝑖𝑖𝑖 + 𝛽𝛽2 𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃 ∗ 𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷 + 𝛽𝛽3 ln⁡
(𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝑖𝑖𝑖𝑖 )
+ 𝛽𝛽4 𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑖𝑖𝑖𝑖 + 𝛽𝛽5 ln⁡
(𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸) + 𝛽𝛽6 𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑖𝑖𝑖𝑖 ∗ 𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑣𝑣𝑣𝑣 + 𝛽𝛽7 𝑊𝑊𝑊𝑊𝑊𝑊
+ 𝛽𝛽8 𝐹𝐹𝐹𝐹𝐹𝐹 + 𝜇𝜇𝑖𝑖𝑖𝑖

Trong đó 𝛽𝛽𝑜𝑜 = lnA,𝜇𝜇𝑖𝑖𝑖𝑖 là số hạng sai số, thể hiện tác động của các biến bị bỏ qua
(uit thay đổi theo thời gian và không gian).

3.3Xác định và mô tả các biến số


3.3.1Biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc của mô hình là sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang quốc gia
i vào năm t (𝑄𝑄𝑄𝑄𝑎𝑎𝑎𝑎𝑎𝑎𝑎𝑎𝑎𝑎𝑎𝑎𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣 ). Đơn vị tính là nghìn tấn.

3.3.2 Biến độc lập


a. Thu nhập(𝑮𝑮𝑮𝑮𝑮𝑮𝒊𝒊𝒊𝒊 )

Nghiên cứu của Céline Carrere (2003), H.Mikael Sandberg (2004), Tiiu Paas (2000)
chỉ ra tác động cùng chiều của hai yếu tố thu nhập của nước xuất khẩu tới kim
ngạch xuất khẩu. Trong trường hợp của Việt Nam có những nghiên cứu củ a Thai Tri
27

Do (2006), Đào Ngọc Tiến (2009) cũng chỉ ra tác động cùng chiều của GDP đến
kim ngạch xuất khẩu. Nghiên cứu kỳ vọng dấu cho biến thu nhập là cùng chiều.

b. Dân số của nước nhập khẩu (𝑷𝑷𝑷𝑷𝑷𝑷𝒊𝒊𝒊𝒊 ): ảnh hưởng đến lư ợng cầu nhập khẩu của
quốc gia . Quốc gia có đông dân số thì lượng cầu hàng hóa tương đối lớn . Các
nghiên cứu của Đào Ngọc Tiến (2009), Thai Tri Do (2006) chỉ ra rằng dân số nước
nhập khẩu có tác động tích cực lên xuất khẩu . Trong nghiên cứu của Céline
Carrere(2003) và Jacob A .Bikker(2009) khi kết quả cho thấy tác động ngược chiều
của dân số nước nhập khẩu lên giá trị xuất khẩu . Trong nghiên cứu của Martínez -
Zarzoso và Felicitas Nowak -Lehmann D .(2003) chỉ ra tác động ngược chiều của
dân số đến xuất khẩu . Tuy nhiên trong nghiên cứu của K .Doanh Nguyen và Yoon
Heo(2009) , H.Mkael Sandberg(2004) thì dân số và xuất khẩu có mối quan hệ cùng
chiều

c. Biến giả (WTO và FTA)

Khi các quốc gia tham g ia vào khu vực mậu dịch tự do , ký kết các hiệp định
thương mại sẽ tạo điều kiện cho luồng thương mại quốc tế , tăng kim ngạch xuất
khẩu. Các nghiên cứu của Céline Carrer (2003) cho rằng giá trị trao đổi thương mại
song phương sẽ chịu tác động có cả tích cực và tiêu cực khi tham gia vào một khối
kinh tế . Trường hợp Việt Nam thì nghiên cứu của K .Doanh Nguyen và Yoon
Heo(2009) chỉ ra tác động của việc tham gia AFTA trong ASEAN tới xuất khẩu của
Việt Nam tới các nước trong khối là tích cực . Trong nghiên cứu biến giả WTO nhận
giá trị 1 nếu Việt Nam và quốc gia i đề là thành viên của Tổ chức thương mại thế
giới vào năm t, nhận giá trị 0 nếu Việt Nam hoặc quốc gia đó không phải là thành
viên của WTO trong năm t, biến giả FTA nhận giá trị 0 nếu nước j chưa tham gia
hiệp định thương mại tự do với Việt Nam tính đến năm t, nhận giá trị 1 nếu có hiệp
định thương mại tự do trước hoặc từ năm t.

d. Khoảng cách giữa các quốc gia

- Biến tương tác giữa giá và khoảng cách địa lý (PriceDistance)

+ Cách đo lường giá cà phê xuất khẩu:


28

𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇 𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣
𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣 =
𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁 𝑤𝑤𝑤𝑤𝑤𝑤𝑤𝑤ℎ𝑡𝑡𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣

Trong đó : Trade value là trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang nước i trong
năm t, và net weight là khối lượng cà phê được xuất khẩu.

Trong rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả như Blomqvist (2004) ở
Singapore và Montanari (2005) ở Balkans , Céline Carrer (2003), Đào Ngọc
Tiến(2009) cho rằng yếu tố khoảng cách địa lý thự c sự có ảnh hưởng đáng kể đến
luồng thương mại giữa các quốc gia . Yếu tố này ảnh hưởng đến cước phí vận
chuyển, rủi ro trong quá trình vận chuyển , phương thức vận chuyển . Trong nghiên
cứu của Nguyễn Thanh Thủy và Jean-Louis Arcand(2009) chỉ ra yếu tố khoảng cách
có tác động tiêu cực đến xuất khẩu nhóm hàng đồng nhất . Trong mô hình lực hấp
dẫn mở rộng được đưa ra bởi Jacob Bikker (2009), mô hình này có thể được rút ra
được từ phương trình cung cầu, từ đó, giá cả có thể ảnh hưởng đến lượng cung từ
đó ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của nước xuất khẩu.

- Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế (EDistance)

+Cách đo lường khoảng cách kinh tế trong nghiên cứu :

𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸 = |𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝑖𝑖𝑡𝑡 − 𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝑣𝑣𝑣𝑣 |

Trong đó : GDPPC là GDP bình quân đầu người của một quốc gia.

Trong nghiên cứu của Egger (2000), Matínez-Zarzoso và Felicitas Nowak-Lehmann
D. ( 2003) chỉ ra rằng yếu tố khoảng cách kinh tế có cả tác động cùng chiều và
ngược chiều đến giá trị thương mại của các quốc gia . Sự tương đồng về trình độ
phát triển kinh tế có thể gây cản trở hoặc hấp dẫn đối với luồng thương mại giữa hai
nước.

e. Độ mở của nền kinh tế (𝑶𝑶𝑶𝑶𝑶𝑶𝑶𝑶𝒊𝒊𝒊𝒊 𝑶𝑶𝑶𝑶𝑶𝑶𝑶𝑶𝒗𝒗𝒗𝒗 )

Ðộ mở nền kinh tế được sử dụng làm biến đại diện cho chính sách ngoại thương,
được tính bằng tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP. Mối quan hệ giữa
độ mở của nền kinh tế và giá trị thương mại được thể hiện trong lý thuyết lợi thế
29

tuyệt đối của Adam Smith (1776), lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
(1815), Lý thuyết Heckscher – Ohlin (1919), lý thuyết thương mại mới của Paul
Krugman (1979), Lancaster (1980), Helpman (1981). Chính sách ngoại thương càng
theo hướng tự do hóa, thì độ mở của nền kinh tế càng lớn. Trong nghiên cứu, độ mở
của nền kinh tế được tính bằng công thức:

∑𝑖𝑖𝑡𝑡 𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇
𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑖𝑖𝑖𝑖 =
𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝑖𝑖𝑖𝑖

Bảng 3.1Tóm tắt biến và nguồn dữ liệu

Biến Mô tả biến Nguồn dữ liệu Kỳ vọng dấu

Kim ngạch xuất khẩu cà phê


Quantity tới nước i nhập khẩu cà phê UN COMTRADE
của Việt Nam trong năm t.

Số liệu thống kê của Cùng chiều


GDP, POP GDP, dân số nước i tại năm t
WorldBank (+)

Khoảng cách đại diện cho chi


phí vận chuyển khi tham gia
vào thương mại quốc tế . Dữ liệu từ website:
Ngược chiều
Price*Distance Trong đó khoảng cách địa lý www.chemical-
(-)
được tính bằng số kilomet từ ecology.net
Thủ đô Hà Nội đến thủ đô của
quốc gia i.

Tính toán từ trị giá xuất


Giá cà phê xuất khẩu của Việt Ngược chiều
Price khẩu và khối lượng xuất
Nam tới quốc gia i ở năm t. (-)
khẩu

Khoảng cách kinh tế giữa Việt Số liệu thống kê của Ngược chiều
EDistance
Nam và nước i trong năm t WorldBank (-)
30

được đo bằng chênh lệch


GDP bình quân đầu người.

Biến giả (những quốc gia đã Số liệu từ Phòng Thương


Cùng chiều
FTA từng ký hiệp định thương mại mại và Công nghiệp Việt
(+)
tự do với Việt Nam) Nam

Biến giả (thành viên của tổ Cùng chiều


WTO Dữ liệu từ WTO
chức Thương mại thế giới) (+)

Số liệu thống kê của Ngược chiều


Openi*Openvn Độ mở của nền kinh tế
WorldBank (-)

3.4. Xử lý số liệu

3.4.1 Mô hình hồi quy dữ liệu bảng


Ưu điểm của dữ liệu bảng

Dữ liệu bảng là sự kết hợp của dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian. Sử dụng dữ
liệu bảng có hai ưu điểm lớn như:

Dữ liệu bảng cho các kết quả ước lượng các của tham số trong mô hình tin cậy hơn;
Theo Li và cộng sự (1998), hồi quy dữ liệu chéo đòi hỏi một giả thiết rất hạn chế
liên quan đến mối quan hệ giữa những thay đổi riêng của từng quốc gia (từng tỉnh,
thành phố) với các biến giải thích trong mô hình

Dữ liệu bảng cho phép xác định và đo lường tác động mà những tác động này
không thể được xác định và đo lường khi sử dụng sử dụng chéo hoặc dữ liệu thời
gian. Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động không thể
quan sát được trong dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo thuần túy. Đồng thời
dữ liệu bảng cũng cung cấp một bộ dữ liệu chứa nhiều thông tin hữu ích hơn, tính
biến thiên nhiều hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hơn, nhiều bậc tự do
hơn và hiệu quả cao hơn.

Các mô hình ước lượng hồi quy dữ liệu bảng


31

Theo Yaffee (2003), có ba loại mô hình phổ biến trong các phân tích hồi quy dữ
liệu bảng là: (1) Mô hình hồi quy thuần túy (pooled OLS), (2) Mô hình các hiệu ứng
cố định (FEM) và (3) Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM).

Mô hình hồi quy gộp (pooled OLS):

Mô hình hồi quy thuần túy là mô hình hồi quy trong đó tất cả các hệ số đều
không thay đổi theo thời gian và giữa các cá nhân, không xét đến sự tồn tại của
những hiệu ứng đặc thù theo không gian và thời gian của dữ liệu và chạy mô hình
hồi quy theo phương pháp bình thường nhỏ nhất thông thường (OLS).

𝑌𝑌𝑖𝑖𝑖𝑖 = 𝛽𝛽1 + 𝛽𝛽2 𝑋𝑋1𝑖𝑖𝑖𝑖 + 𝛽𝛽3 𝑋𝑋2𝑖𝑖𝑖𝑖 + 𝑢𝑢𝑖𝑖𝑖𝑖

Tuy nhiên, ràng buộc các hệ số không thay đổi theo thời gian và giữa các cá nhân
rất khó xảy ra trong thực tế. Đồng thời nhược điểm lớn nhất của mô hình này là hệ
số Durbin – Watson thường khá nhỏ (bé hơn 1) nên rất dễ xảy ra hiện tượng tự
tương quan trong dữ liệu.

Mô hình các hiệu ứng cố định (FEM)

Mô hình các hiệu ứng cố định (FEM) khác mô hình hồi quy gộp (pooled OLS) ở
chỗ các hệ số độ dốc không đổi nhưng tung độ gốc thay đổi giữa các cá nhân:

𝑌𝑌𝑖𝑖𝑖𝑖 = 𝛽𝛽1𝑖𝑖 + 𝛽𝛽2 𝑋𝑋1𝑖𝑖𝑖𝑖 + 𝛽𝛽3 𝑋𝑋2𝑖𝑖𝑖𝑖 + 𝑢𝑢𝑖𝑖𝑖𝑖

Giả thiết có sự tương quan giữa phần dư với các biến giải thích.

Hiệu ứng cố định ở đây có nghĩa là mặc dù tung độ gốc có thể khác nhau giữa
các cá nhân, nhưng mỗi tung độ gốc của các cá nhân không thay đổi theo thời gian.
Điều này có thể được khắc phục bằng cách sử dụng các biến giả tung độ gốc chênh
lệch để thay thế các biến bị bỏ qua, nhằm nắm bắt được những đặc điểm riêng biệt
theo không gian của các quan sát. Mô hình này còn được gọi là mô hình hồi quy
biến giả bình phương nhỏ nhất. FEM có thể kiểm soát và tách ảnh hưởng của các
đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) này ra khỏi các biến giải thích để có
thể ước lượng những ảnh hưởng thực của các biến giải thích lên biến phụ thuộc.
32

Tuy nhiên, việc đưa quá nhiều biến giả vào mô hình có khả năng làm giảm bậc tự
do và làm tăng khả năng đa cộng tuyến của mô hình.

Xét một mối quan hệ kinh tế, với biến phụ thuộc, Y, và hai biến giải thích quan sát
được, 𝑋𝑋1 và 𝑋𝑋2 , và một hoặc nhiều biến không quan sát được. Từ đó có dữ liệu bảng
cho Y, 𝑋𝑋1 và 𝑋𝑋2 Dữ liệu bảng bao gồm N-đối tượng và T-thời điểm, và vì vậy có
NxT quan sát. Mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển không có hệ số cắt được xác định
bởi:

𝑌𝑌𝑖𝑖𝑖𝑖 = 𝛽𝛽1 𝑋𝑋𝑖𝑖𝑖𝑖1 + 𝛽𝛽2 𝑋𝑋𝑖𝑖𝑖𝑖2 + 𝜇𝜇𝑖𝑖𝑖𝑖 với i = 1, 2, …, N và t = 1, 2, …, T

trong đó 𝑌𝑌𝑖𝑖𝑖𝑖 là giá trị của Y cho đối tượng i ở thời điểm t; 𝑋𝑋𝑖𝑖𝑖𝑖1 là giá trị của 𝑋𝑋1 cho
đối tượng i ở thời điểm t, 𝑋𝑋𝑖𝑖𝑖𝑖2 là giá trị của 𝑋𝑋2 , cho đối tượng i ở thời điểm t, và
μit là sai số của đối tượng i ở thời điểm t.

Mô hình hồi quy tác động cố định, là một dạng mở rộng của mô hình hồi quy tuyến
tính cổ điển, được cho bởi:

𝑌𝑌𝑖𝑖𝑖𝑖 = 𝛽𝛽1 𝑋𝑋𝑖𝑖𝑖𝑖1 + 𝛽𝛽2 𝑋𝑋𝑖𝑖𝑖𝑖2 + 𝑣𝑣𝑖𝑖 + 𝜀𝜀𝑖𝑖𝑖𝑖

trong đó 𝜇𝜇𝑖𝑖𝑖𝑖 = 𝑣𝑣𝑖𝑖 + 𝜀𝜀𝑖𝑖𝑖𝑖 . Sai số của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển được tách làm
hai thành phần. Thành phần νi đại diện cho các yếu tố không quan sát được khác
nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian. Thành phần𝜀𝜀𝑖𝑖𝑖𝑖 đại
diện cho những yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay
đổi theo thời gian.

Mô hình các hiệu ứng ngẫu nhiên (REM)

Mô hình các hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) về cơ bản giống với mô hình các hiệu
ứng cố định (FEM), chỉ khác ở chỗ nó có sự ràng buộc trong phần dư: không có sự
tương quan giữa phần dư và các biến giải thích trong mô hình. REM xem phần dư
(không tương quan với biến giải thích) là một biến giải thích mới.

𝑌𝑌𝑖𝑖𝑖𝑖 = 𝛽𝛽1𝑖𝑖 + 𝛽𝛽2 𝑋𝑋1𝑖𝑖𝑖𝑖 + 𝛽𝛽3 𝑋𝑋2𝑖𝑖𝑖𝑖 + 𝑢𝑢𝑖𝑖𝑖𝑖 với 𝛽𝛽1𝑖𝑖 = 𝛽𝛽1 + 𝜀𝜀𝑖𝑖

𝑌𝑌𝑖𝑖𝑖𝑖 = 𝛽𝛽1 + 𝛽𝛽2 𝑋𝑋1𝑖𝑖𝑖𝑖 + 𝛽𝛽3 𝑋𝑋2𝑖𝑖𝑖𝑖 + 𝜀𝜀𝑖𝑖 + 𝑢𝑢𝑖𝑖𝑖𝑖 = 𝛽𝛽1 + 𝛽𝛽2 𝑋𝑋1𝑖𝑖𝑖𝑖 + 𝛽𝛽3 𝑋𝑋2𝑖𝑖𝑖𝑖 + 𝑤𝑤𝑖𝑖𝑖𝑖
33

Trong đó 𝑤𝑤𝑖𝑖𝑖𝑖 = 𝜀𝜀𝑖𝑖 + 𝑢𝑢𝑖𝑖𝑖𝑖

Các giả định của REM có thể được khái quát như sau:

𝜀𝜀𝑖𝑖 ~ 𝑁𝑁(0, 𝜎𝜎𝜀𝜀2 )

𝑢𝑢𝑖𝑖𝑖𝑖 ~ 𝑁𝑁(0, 𝜎𝜎𝑢𝑢2 )

Việc lựa chọn mô hình, mô hình các hiệu ứng cố định (FEM) hay mô hình các
hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) phụ thuộc vào giả định đưa ra về tương quan có thể có
giữa phần dư và các biến giải thích.Nếu giả định phần dư và các biến giải thích
không tương quan, REM là thích hợp.

Nếu giả định phần dư và các biến giải thích tương quan với nhau, FEM là thích hợp.

Xét một mối quan hệ kinh tế bao gồm một biến phụ thuộc, Y, và hai biến giải
thích quan sát được, X1 và X2. Dữ liệu bảng gồm có N đối tượng và T thời điểm,
và vì vậy có NxT quan sát.

Mô hình tác động ngẫu nhiên được viết dưới dạng:


𝑌𝑌𝑖𝑖𝑖𝑖 = 𝛽𝛽1 𝑋𝑋𝑖𝑖𝑖𝑖1 + 𝛽𝛽2 𝑋𝑋𝑖𝑖𝑖𝑖2 + 𝑣𝑣𝑖𝑖 + 𝜀𝜀𝑖𝑖𝑖𝑖 với i = 1, 2, …, N và t = 1, 2, …, T

Trong đó, sai số cổ điển được chia làm 2 thành phần. Thành phần νi đại diện cho
tất các các yếu tố không quan sát được mà thay đổi giữa các đối tượng nhưng không
thay đổi theo thời gian. Thành phần 𝜀𝜀𝑖𝑖𝑖𝑖 đại diện cho tất cả các yếu tố không quan sát
được mà thay đổi giữa các đối tượng và thời gian. Giả sử rằng vi được cho bởi:

𝑣𝑣𝑖𝑖 = 𝛼𝛼0 + 𝜔𝜔𝑖𝑖 với i = 1, 2, …, N

Trong đó, 𝑣𝑣𝑖𝑖 lại được phân chia làm hai thành phần: i) thành phần bất định 𝛼𝛼0 , ii)
thành phần ngẫu nhiên 𝜔𝜔𝑖𝑖 .

Giả định rằng, 𝜔𝜔𝑖𝑖 cho mỗi đối tượng được rút ra từ một phân phối xác suất độc
lập với giá trị trung bình bằng 0 và phương sai không đổi, đó là, E(𝜔𝜔𝑖𝑖 ) = 0,
Var(𝜔𝜔𝑖𝑖 ) = 𝜔𝜔2 , Cov(𝜔𝜔𝑖𝑖 ,𝜔𝜔𝑠𝑠 ) = 0. N biến ngẫu nhiên 𝜔𝜔𝑖𝑖 được gọi là tác động ngẫu
nhiên (random effects). Mô hình tác động ngẫu nhiên có thể được viết lại:

𝑌𝑌𝑖𝑖𝑖𝑖 = 𝛽𝛽1 𝑋𝑋𝑖𝑖𝑖𝑖1 + 𝛽𝛽2 𝑋𝑋𝑖𝑖𝑖𝑖2 + 𝜇𝜇𝑖𝑖𝑖𝑖


34

Trong đó 𝜇𝜇𝑖𝑖𝑖𝑖 = 𝜔𝜔𝑖𝑖 + 𝜀𝜀𝑖𝑖𝑖𝑖 . Một giả định quan trọng trong mô hình tác động ngẫu
nhiên là thành phần sai số μit không tương quan với bất kì biến giải thích nào trong
mô hình.

Sự lựa chọn giữa mô hình OLS thuần túy, mô hình yếu tố cố định và mô hình
yếu tố ngẫu nhiên:

Ước lượng tác động cố định được kiểm chứng bằng kiểm định F với giả thuyết
Ho cho rằng tất cả các hệ số 𝑣𝑣𝑖𝑖 đều bằng 0 (nghĩa là không có sự khác biệt giữa các
đối tượng hoặc các thời điểm khác nhau). Bác bỏ giả thuyết Ho với mức ý nghĩa
cho trước (sẽ cho thấy ước lượng tác động cố định là phù hợp. Đối với ước lượng
tác động ngẫu nhiên, phương pháp nhân tử Lagrange (LM) với kiểm định Breusch-
Pagan được sử dụng để kiểm chứng tính phù hợp của ước lượng (Baltagi, 2008
trang 319). Theo đó, giả thuyết Ho cho rằng sai số của ước lượng OLS thuần túy
không bao gồm các sai lệch giữa các đối tượng var(𝑣𝑣𝑖𝑖 ) = 0 (hay phương sai giữa các
đối tượng hoặc các thời điểm là không đổi). Bác bỏ giả thuyết Ho, cho thấy sai số
trong ước lượng có bao gồm cả sự sai lệch giữa các nhóm, và phù hợp với ước
lượng tác động ngẫu nhiên.

Kiểm định Hausman sẽ được sử dụng để lựa chọn phương pháp ước lượng phù
hợp giữa hai phương pháp ước lượng tác động cố định và tác động ngẫu nhiên
(Baltagi, 2008 trang 320; Gujarati, 2004 trang 652). Giả thuyết Ho cho rằng không
có sự tương quan giữa sai số đặc trưng giữa các đối tượng (𝑣𝑣𝑖𝑖 ) với các biến giải
thích 𝑋𝑋𝑖𝑖𝑖𝑖 trong mô hình. Ước lượng yếu tố ngẫu nhiên là hợp lý theo giả thuyết Ho
nhưng lại không phù hợp ở giả thuyết thay thế. Ước lượng yếu tố ngẫu nhiên là hợp
lý cho cả giả thuyết Ho và giả thuyết thay thế. Tuy nhiên, trong trường hợp giả
thuyết H0 bị bác bỏ thì ước lượng tác động cố định là phù hợp hơn so với ước lượng
tác động ngẫu nhiên. Ngược lại, chưa có đủ bằng chứng để bác bỏ Ho nghĩa là
không bác bỏ được sự tương quan giữa sai số và các biến giải thích thì ước lượng
tác động cố định không còn phù hợp và ước lượng ngẫu nhiên sẽ ưu tiên được sử
dụng.
35

3.4.2Phương pháp chọn mẫu Heckman


Nếu chỉ thu thập dữ liệu ở những nước Việt Nam có quan hệ ngoại thương thì mô
hình hồi quy không phản ánh đúng những nhân tố tác động đến lý do tại sao có
những nước khác không nhập khẩu cà phê của Việt Nam. Việc bỏ qua nhóm những
nước không tham gia vào giao dịch ngoại thương với Việt Nam sẽ làm ước lượng
tham số hồi quy thu được từ mẫu bị chệch và phản ánh sai mức độ tác động các yếu
tố đến khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Heckman (1979) xem sự xuất
hiện của các giá trị không quan sát được của biến trong mô hình gây ra tình trạng
ước lượng chệch và không vững giống như nội sinh do bỏ sót biến trong mô hình.
Các giá trị của biến không quan sát được xem như một biến tốt bị bỏ sót. Để khắc
phục trường hợp này, Heckman (1979) đề xuất khắc phục bằng cách lượng hóa yếu
tố bị bỏ sót và đưa các biến này vào mô hình.

Giả sử xét hàm hồi quy : 𝐸𝐸 ∗ = 𝑍𝑍𝑖𝑖 𝛾𝛾 + 𝜇𝜇𝑖𝑖 chỉ bao gồm những quan sát có giá trị
𝑊𝑊𝑖𝑖 = 1

Mô hình selection : 𝑤𝑤 ∗ = 𝑥𝑥𝑖𝑖 𝛾𝛾 + 𝜀𝜀𝑖𝑖

1 𝑘𝑘ℎ𝑖𝑖 𝑤𝑤𝑖𝑖∗ ≥ 0
Đặt 𝐸𝐸 = � với 𝜀𝜀 ~ 𝑁𝑁(0, 𝜎𝜎𝜀𝜀2 ) và 𝜇𝜇 ~ 𝑁𝑁�0, 𝜎𝜎𝜇𝜇2 � 𝑣𝑣ớ𝑖𝑖 𝜎𝜎𝜇𝜇2 = 1
0 𝑘𝑘ℎ𝑖𝑖 𝑤𝑤𝑖𝑖∗ < 0

Hệ số tương quan giữa 𝜀𝜀 𝑣𝑣à 𝜇𝜇 là 𝜌𝜌𝜇𝜇𝜇𝜇 . Nếu µ và 𝜀𝜀 không tương quan thì ước lượng
thu đươc từ mô hình OLS là ước lượng chệch. Tuy nhiên µ và 𝜀𝜀 có thể tương quan
với nhau (𝜌𝜌𝜇𝜇𝜇𝜇 ≠ 0) khi đó ước lượng sẽ bi chệch. Sự chệch này do mẫu gây ra, và
là hiện tượng ước lượng chệch do chọn mẫu.

Trong nghiên cứu mẫu thường được chọn ứng với 𝐸𝐸𝑖𝑖∗ ≥ 0 tức E = 1

Theo Green (2003), các biến này có thể được ước lượng thông qua tỷ lệ Mill nghịch
đảo. Tỷ lệ Mill nghịch đảo, được đặt theo tên của John P. Mills, cho biết tỷ lệ giữa
hàm mật độ xác suất so với hàm phân phối tích lũy của một phân phối. Tỷ lệ này
được xây dựng dựa trên tính chất sau đây của hàm phân phối chuẩn:
36

(𝛼𝛼 −𝜇𝜇 )

2
Nếu 𝑋𝑋 ~ 𝑁𝑁(𝜇𝜇, 𝜎𝜎 ) thì 𝐸𝐸 (𝑋𝑋|𝑋𝑋 > 𝛼𝛼 ) = 𝜇𝜇 + 𝜎𝜎 𝜎𝜎
𝛼𝛼 −𝜇𝜇
1− ∅� �
𝜎𝜎

Áp dụng công thức trên để tính 𝐸𝐸 (𝜀𝜀𝑖𝑖 |𝜇𝜇𝑖𝑖 > −𝑍𝑍𝑖𝑖 𝛾𝛾) với 𝜀𝜀 ~ 𝑁𝑁(0, 𝜎𝜎𝜀𝜀2 ). Ta có:

∅(−𝑊𝑊𝑖𝑖 𝛾𝛾) ∅(𝑊𝑊𝑖𝑖 𝛾𝛾)


𝐸𝐸 (𝜇𝜇𝑖𝑖 |𝜇𝜇𝑖𝑖 > −𝑍𝑍𝑖𝑖 𝛾𝛾) = 𝜗𝜗𝑖𝑖 (−𝑍𝑍𝑖𝑖 𝛾𝛾 ) = =
1 − 𝜃𝜃(−𝑊𝑊𝑖𝑖 𝛾𝛾) 𝜃𝜃(𝑊𝑊𝑖𝑖 𝛾𝛾)
𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶 (𝜀𝜀,𝜇𝜇 )
Ta lại có : 𝜌𝜌𝜇𝜇𝜇𝜇 = =>𝜎𝜎𝜀𝜀 𝜎𝜎𝜇𝜇 𝜌𝜌𝜇𝜇𝜇𝜇 = 𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶(𝜀𝜀, 𝜇𝜇)
𝜎𝜎𝜀𝜀 𝜎𝜎𝜇𝜇

∅(−𝑊𝑊 𝑖𝑖 𝛾𝛾)
Khi đó 𝐸𝐸 (𝜀𝜀𝑖𝑖 |𝜇𝜇𝑖𝑖 > −𝑍𝑍𝑖𝑖 𝛾𝛾) = 𝜎𝜎𝜀𝜀 𝜌𝜌𝜇𝜇𝜇𝜇 𝜗𝜗𝑖𝑖 (−𝑍𝑍𝑖𝑖 𝛾𝛾 ) = 𝛽𝛽𝜗𝜗 𝜗𝜗𝑖𝑖 (−𝑍𝑍𝑖𝑖 𝛾𝛾 ) = 𝛽𝛽𝜗𝜗
1− 𝜃𝜃(−𝑊𝑊 𝑖𝑖 𝛾𝛾)

Phương trình hồi quy sẽ trở thành : 𝐸𝐸 (𝑊𝑊𝑖𝑖 |𝐸𝐸𝑖𝑖 = 1) = 𝑋𝑋𝑖𝑖 𝛽𝛽 + 𝛽𝛽𝜗𝜗 𝜗𝜗(−𝑍𝑍𝑖𝑖 𝛾𝛾 )

Hay : 𝑊𝑊𝑖𝑖 = 𝑋𝑋𝑖𝑖 𝛽𝛽 + 𝛽𝛽𝜗𝜗 𝜗𝜗(−𝑍𝑍𝑖𝑖 𝛾𝛾 ) + 𝑣𝑣𝑖𝑖 với 𝑣𝑣𝑖𝑖 thỏa mãn các giả thiết hồi quy cổ điển.
Từ đó, để tìm ra 𝜗𝜗(−𝑍𝑍𝑖𝑖 𝛾𝛾 ) và ước lượng không chệch cho 𝛽𝛽 tiến hành hồi quy hiệu
chỉnh chệch do chọn mẫu theo 2 bước đề xuất của Heckman :

Bước 1: Ước lượng hồi quy Probit với biến phụ thuộc E để thu được ước lượng của
𝛾𝛾. Với mỗi quan sát trong mẫu tính tỉ lệ :

∅(𝑊𝑊𝑖𝑖 𝛾𝛾�)
𝜗𝜗�𝑖𝑖 =
𝜃𝜃(𝑊𝑊𝑖𝑖 𝛾𝛾�)

Bước 2 : Hồi quy 𝑊𝑊𝑖𝑖 theo X và 𝜗𝜗�𝑖𝑖 bằng OLS để thu được ước lượng 𝛽𝛽 cần tìm.

Như vậy, nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình Heckman hai bước để ước lượng với dạng
sau :

Mô hình Heckman hai bước:

Mô hình hồi quy :

𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙 = 𝛽𝛽1 + 𝛽𝛽2 𝑙𝑙𝑙𝑙𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑖𝑖𝑖𝑖 + 𝛽𝛽3 𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃 ∗ 𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷 + 𝛽𝛽4 ln⁡


(𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝑖𝑖𝑖𝑖 )
+ 𝛽𝛽5 𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑖𝑖𝑖𝑖 + 𝛽𝛽6 ln⁡
(𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸) + 𝛽𝛽7 𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑖𝑖𝑖𝑖 ∗ 𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑂𝑣𝑣𝑣𝑣 + 𝛽𝛽8 𝑊𝑊𝑊𝑊𝑊𝑊
+ 9𝐹𝐹𝐹𝐹𝐹𝐹 + 𝜇𝜇1
37

Mô hình selection:

γ0 + 𝛾𝛾1 ln⁡
(𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑣𝑣𝑣𝑣 ) + 𝛾𝛾2 ln⁡
(𝐿𝐿𝐿𝐿𝐿𝐿𝑣𝑣𝑣𝑣 ) + 𝛾𝛾3 𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷 + 𝜀𝜀1 > 0

Dựa trên lý thuyết của Heckman, mô hình ước lượng chệch sẽ bao gồm các biến
ngoại sinh. Trong nghiên cứu sử dụng ba biến ngoại sinh : dân số của Việt Nam ở
năm t, diện tích đất trồng cà phê của Việt Nam ở năm t, và khoảng cách địa lý từ thủ
đô Hà Nội của Việt Nam đến thủ đô quốc gia i. Trong mô hình hồi quy các biến dân
số của Việt Nam, diện tích đất trồng cà phê không đổi cho các quốc gia ở mỗi năm,
còn biến khoảng cách địa lý không đổi qua thời gian. Trong nghiên cứu này, lựa
chọn ba biến trên để làm biến ngoại sinh cho mô hình Heckman.

- Dân số của Việt Nam ở năm t (POPvn): đại diện cho khả năng sản xuất hàng
hóa của một quốc gia . Trong nghiên cứu của Martínez -Zarzoso và Felicitas
Nowak-Lehmann D.(2003) chỉ ra tác động ngược chiều của dân số đến xuất
khẩu. Tuy nhiên trong nghiên cứu của K .Doanh Nguyen và Yoon Heo (2009)
, H.Mkael Sandberg (2004) thì dân số và xuất khẩu có mối quan hệ cùng
chiều. Yếu tố dân số của một nước với quy mô dân số , tỷ lệ phân chia dân số
theo độ tuổi, giới tính, tỷ lệ lao động, trình độ văn hóa cũng tạo nên cung lao
động khác nhau cho mỗi ngành.
- Khoảng cách địa lý từ Việt Nam đến quốc gia i (Distance) : Trong rất nhiều
nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả như Blomqvist (2004) ở Singapore
và Montanari (2005) ở Balkans, Céline Carrer (2003), Đào Ngọc Tiến (2009)
cho rằng yếu tố khoảng cách địa lý thực sự có ảnh hưởng đáng kể đến luồng
thương mại giữa các quốc gia . Yếu tố này ảnh hưởng đến cước phí vận
chuyển, rủi ro trong quá trình vận chuyển , phương thức vận chuyển . Trong
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thủy và Jean -Louis Arcand (2009) chỉ ra yếu
tố khoảng cách có tác động tiêu cực đến xuất khẩu nhóm hàng đồng nhất.
- Diện tích đất trồng cà phê của Việt Nam (LANvn) : đại diện cho khả năng
cung ứng hàng hóa của Việt Nam, diện tích đất trồng cà phê càng lớn, sản
38

lượng cà phê càng nhiều, khả năng cung ứng cà phê lớn hơn để đầy mạnh
xuất khẩu.

Kết luận chương 3 : chương 3 đã khái quát toàn bô kỹ thuật phân tích kinh tế
lượng được áp dụng trong nghiên cứu. Chương 3 cũng đồng thời đưa ra mô hình
kinh tế lượng phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được từ các nguồn. Các biến chính
trong mô hình bao gồm : GDP nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu, độ mở
của nền kinh tế, khoảng cách kinh tế và giá cà phê xuất khẩu.
39

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai đoạn 2003-2013
4.1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng

Bảng 4.1Diện tích đất trồng cà phê qua các năm

Đơn vị tính : 1000 ha

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Cả nước 509.9 496.8 497.4 462.2 478.5 495.0 501.1 508.5 586 623 635

Trung du
và miền
3.7 3.5 3.4 2.8 7.3 4.4 5.1 6.7 8.95 11 14.8
núi phía
Bắc

Bắc
Trung Bộ
và duyên 15.4 14.4 11 10 10.1 9.8 10.4 10.3 10.28 10.1 10.1
hải miền
Trung

Tây
440.4 434.3 445.8 449.4 461.1 480.8 485.6 491.5 526.7 559.3 566
Nguyên

Đông
50.4 44.6 37.2 34.8 34.2 35.9 38.9 41.3 40.05 42.6 44.5
Nam Bộ

Nguồn : Tổng cục Thống kê

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, diện tích đất trồng cà phê của Việt Nam tăng
mạnh tại các khu vực chính qua các năm, diện tích đất trồng cà phê đến năm 2013 là
635 nghìn ha, tăng 2,7% so với 2012 và tăng 12,3% so với năm 2003. Nhìn chung,
diện tích đất trồng cà phê giảm trong giai đoạn từ 2003-2007, sau đó tăng trở lại,
trung bình mỗi năm tăng 6%. Chiếm khoảng 79% diện tích đất trồng cà phê của cả
nước là khu vực Tây Nguyên (bao gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng).
Với lợi thế đất đỏ bazan thích hợp cho việc trồng cà phê, tỉnh Đắk Lắk đang sở hữu
một điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp khu vực này phát triển ngành cà phê.
40

Bảng 4.2 Sản lượng cà phê Việt Nam từ 2003-2013

Đơn vị tính : Ngàn tấn

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Sản
755 834 767 648 915 1055 1057 1105 1276 1260 1,289.83
lượng

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Giai đoạn 2003-2007 diện tích đất trồng cà phê giảm đi, tuy nhiên sản lượng cà
phê của Việt Nam lại lên xuống thất thường, cụ thể năm 2004 tăng 10,5% nhưng
đến 2005 thì lại giảm xuống 8,03% sản lượng so với năm trước. Sau khi Việt Nam
gia nhập vào WTO (11/01/2007) sản lượng cà phê có xu hướng tăng lên, đến 2013
sản lượng cà phê tăng 2,3% so với 2012, và 40,87% so với 2007. Bình quân trong
giai đoạn 2007-2013 sản lượng cà phê của Việt Nam tăng 6,08% sản lượng so với
năm trước.

1400

1200

1000 Sản lượng cà phê (ngàn tấn)

800

600

400

200

0
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn : Tác giả tự tổng hợp từ bộ NN&PT Nông thôn

Hình 4.1Sản lượng cà phê qua các năm


Nhìn chung trong giai đoạn 2007-2013, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê
có xu hướng tăng. Tuy nhiên xét riêng giai đoạn 2007-2008 thì xuất khẩu cà phê
41

giảm đi 18,6% về sản lượng, nhưng tăng 7,2% về giá trị. Đến năm 2009 xuất khẩu
cà phê có diễn biến trái chiều so với 2008, tăng 11,78% về lượng xuất khẩu giảm
17,03% về kim ngạch. Nguyên nhân có thể do cà phê xuất khẩu của Việt Nam dựa
nhiều vào thị trường thế giới, yếu tố thời tiết… Ngày 21/08/2012 Bộ NN&PTNN
Việt Nam đã thông qua Quy hoạch phát triển ngành cà phê Viêt Nam đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2020: Tổng diện tích trồng cà phê cả
nước đạt 500.000,0 ha, sản lượng cà phê nhân đạt 1.112.910,0 tấn, mở rộng công
suất chế biến lên 125.000,0 tấn, trong đó sản phẩm cà phê hòa tan và cà phê 3 trong
1 khoảng 50.000,0 tấn, kim ngạch xuất khẩu từ 2,1 - 2,2 tỷ USD. Định hướng đến
năm 2030: Tổng diện tích trồng cà phê cả nước: 479.000,0 ha, sản lượng cà phê
nhân đạt 1.122.675,0 tấn, tiếp tục mở rộng công suất chế biến lên: 135.000,0 tấn,
trong đó sản phẩm cà phê hòa tan và cà phê hòa tan 3 trong 1 khoảng 60.000,0 tấn,
kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,2 tỷ USD.

Bảng 4.3Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chia theo sản phẩm và năm

Đơn vị tính : Nghìn tấn

Hàng hóa 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Hạt tiêu 73,9 110,5 109,9 114,8 83,0 90,3 134,0 117,0 124,0 116,8 132,6

Cà phê 749,4 976,2 912,7 980,9 1.232 1.060 1.183 1.218 1.260 1.735 1.300

Cao su 432,3 513,4 554,1 703,6 715,6 658,7 731,0 779,0 817,5 1.023 1.074

Gạo 3810 4.063,1 5.254 4.642 4.580 4.744 5.969 6.893 7.116 8.017 6.587

Hạt điều
82,2 104,6 109,0 127,7 154,7 160,8 176,0 190,0 178,0 221,8 260,7
nhân

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong giai đoạn 10 năm từ 2003-2013, giá cả, sản lượng cà phê xuất khẩu biến
động khá mạnh, có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2003-2007 và biến động
mạnh trong giai đoạn 2007-2013. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản
của Việt Nam đạt 4,3 tỷ USD, trong đó cà phê đóng góp 590 triệu USD, giá cà phê
Robusta xuất khẩu của Việt Nam tháng 12/2004 tăng lên 704USD/tấn. Trong năm
42

2003, khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam là 749 ngàn tấn nhưng đến 2013
đã đạt 1300 ngàn tấn. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2013 đạt 1,3 triệu tấn
với mức kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỷ USD, giảm 24,8% về lượng và 25,9% về
kim ngạch. Nếu so với các năm trước đây, năm 2013 là năm mà ngành hàng cà phê
đã bị sụt giảm đáng kể về lượng xuất khẩu cũng như kim ngạch xuất khẩu.

2000.00 5,000.00
1800.00 Quantity (1000 kg) 4,500.00
1600.00 4,000.00
Export Value (1,000,000 $)
1400.00 3,500.00
1200.00 3,000.00
1000.00 2,500.00
800.00 2,000.00
600.00 1,500.00
400.00 1,000.00
200.00 500.00
0.00 -
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Tổng cục thống kê

Hình 4.2Kim ngạch và sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong giai
đoạn 2003-2013

Năm 2007 là năm đặc biệt thành công đối với ngành cà phê của Việt Nam với
lượng cà phê xuất khẩu đạt 1.209 nghìn tấn và kim ngạch đạt 1,88 tỷ USD, tăng
23,32% về lượng và tăng 54,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006 (mức kỷ lục về
lượng và trị giá). Tuy nhiên, sản xuất cà phê của Việt Nam vẫn ở trong quy mô nhỏ
lẻ, các doanh nghiệp chưa chú trọng đến kỹ thuật mà chỉ quan tâm tới khâu chế biến
và tiêu thụ. Hiện nay, Việt Nam có gần 490 nghìn hécta đất trồng cà phê (trong đó
Tây Nguyên chiếm tới 90% diện tích đất trồng với 439 nghìn hécta) với năng suất
gần 1,7 tấn/ha, sản lượng bình quân mỗi năm gần 1 triệu tấn. Sản phẩm chủ yếu là
cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay và cà phê hoà tan. Cà phê xuất khẩu chiếm
tới 90% cà phê của cả của nước. Với lợi thế về khí hậu, chất lượng giống và chi phí
43

vận chuyển, song có đến 95% sản lượng cà phê là sản xuất ở quy mô nhỏ, trên 80%
số nông trại có diện tích dưới 2 hécta, hộ lớn nhất cũng chỉ đạt 5 hécta và hộ thấp
nhất chỉ là 2 -3 sào/hộ, đó là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trang chất lượng cà
phê không đồng đều khiến cho giá xuất khẩu cà phê nước ta thấp hơn 10% so với
giá các sản phẩm cùng loại trên thế giới.

Sản xuất cà phê của Việt Nam hiện nay với hai chủng loại cà phê Robusta (cà
phê vối) chiếm tới 90% sản lương (65% diện tích) cà phê của cả nước và cà phê
Arabica (cà phê chè), năng suất thấp hơn nhưng chất lượng thơm ngon. Cà phê của
Việt Nam được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên (chiêm tới 90% diện tích
trồng cà phê của cả nước) và một số ít được trồng ở các tỉnh phía Bắc.

4.1.2 Chủng loại cà phê ở Việt Nam

Theo Hiệp hội Cà phê và ca cao của Việt Nam thống kê trên thế giới có hơn 70
loại cà phê khác nhau nhưng người ta chủ yếu gieo trồng 2 nhóm cà phê chính là cà
phê vối (Robusta), cà phê chè (Arabica) nhờ vào ưu điểm về năng xuất và chất
lượng ngoài ra còn dựa vào đặc điểm thích nghi của từng loại cây. Cà phê vối thích
hợp với khí hậu khô ráo, nắng ấm, nhiệt độ thích hợp nhất là 24-26 0 C, độ cao
khoảng 600-2000m, mật độ từ 1200 -1500 cây/ha. Cà phê Robusta có hình quả
trứng hoặc hình tròn, quả chín có màu thẫm, vỏ cứng và thường chín từ tháng 2.
Đặc biệt cây cà phê này không ra hoa kết quả tại các mắt của cành. Nhân hơi tròn,
to ngang, vỏ lụa màu ánh lâu bạc. Loại cà phê này được trồng nhiều nhất ở Châu
Phi và Châu á trong đó Việt Nam và Indonecia là hai nước sản xuất cà phê lớn nhất
thế giới. Cà phê Arabica ưa khí hậu mát mẻ có khả năng chịu rét, thường được trồng
ở độ cao trên dưới 200m. Arabica có nhiều tàn lá, hình trứng hoặc hình lưỡi mác.
Quả của loại cà phê chè có hình quả trứng hoặc hình tròn, có màu đỏ tươi, một số
giống khi chín có màu vàng. Loai cà phê này chủ yếu trồng ở Brazin và Colombia
với mùi thơm được nhiều nước ưa chuộng. ở Việt Nam cà phê vối được trồng tuyệt
đại đa số ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là hai vùng chủ lực sản xuất cà phê
của cả nước. Cà phê chè lại thích hợp với các vùng núi trung du phía bắc, tập trung
44

ở Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Diện tích
cà phê chè cả nước năm 2003 là 30.000 ha. Cà phê chè có chất lượng hơn nhưng
hay bị sâu bệnh và khả năng thích nghi kém hơn vì vậy năng suất cũng thấp hơn
khoảng 0,9-1,2tấn/ha.

4.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Ngành xuất khẩu cà phê ở Việt Nam có hơn 140 doanh nghiệp xuất khẩu. Có thể
kể đến những công ty : Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex, Công ty TNHH Tín
Nghĩa, Tổng công ty cà phê Việt Nam… Trong vòng 5 năm trở lại đây, xuất khẩu
cà phê của Việt Nam ngày càng tăng trưởng trong 4 năm đầu (từ năm 2009 đến năm
2012) với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 17,7%/năm. Điều này cho thấy các
thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này ngày càng ưa chuộng cà phê Việt Nam và
số lượng thị trường xuất khẩu của mặt hàng cà phê ngày càng được mở rộng (theo
thống kê của Bộ NN & PTNT năm 2008 cà phê Việt Nam xuất khẩu được sang 74
thị trường, đến hết năm 2013 đã lên tới 86 thị trường). Thị trường Mỹ là thị trường
nhập khẩu lớn nhất, theo sau đó là Đức, Tây Ban Nha, Nga, Pháp… Thị trường
nhập khẩu cà phê của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Trong khối ASEAN có
thể kể đến các bạn hàng lớn như Philipines, Malaysia, Singapore và Indonesia.

Nguồn : Bộ NN&PTNT Việt Nam


45

Hình 4.3 Các thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam

Thống kê chính thức trong năm 2013 xuất khẩu cà phê sang châu Âu này đạt
568,0 nghìn tấn với kim ngạch là 1,2 tỷ USD (giảm 13,7% về lượng, giảm 15,6% về
kim ngạch so với năm 2012). Có 13 thị trường tại châu Âu nhập khẩu cà phê của
Việt Nam thì có tới 11 thị trường đã giảm nhập khẩu so với các năm trước, chỉ có
nhập khẩu cà phê từ 2 thị trường là Anh tăng 13,1% về lượng, tăng 6,9% về kim
ngạch và Nga tăng 11,2% về lượng, tăng 13,0% về kim ngạch.

Châu Á là khu vực nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam trong năm 2013, đạt
269,0 nghìn tấn với kim ngạch đạt 598,9 triệu USD, giảm 21,8% về lượng và giảm
20,6% về kim ngạch so với năm 2012. Có 11 thị trường thuộc khu vực châu Á nhập
khẩu cà phê từ Việt Nam, trong đó xuất khẩu sang Nhật Bản và Trung Quốc dẫn
đầu, cụ thể xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 78,1 nghìn tấn với kim ngạch 167,6 triệu
USD, sang Trung Quốc đạt 37,1 nghìn tấn với kim ngạch 96,2 triệu USD. Hầu hết
các thị trường trong khu vực Trung Đông đã nhập mặt hàng cà phê của Việt nam.
Trong đó, Irarel là hai thị trường nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
9 tháng đầu năm 2013 Ixraen nhập khẩu 17,4 triệu USD (tăng 5,9% so với cùng kỳ
2012). Ngoài ra, một số thị trường có mức tăng trưởng khá đối với mặt hàng cà phê
của Việt Nam như Iran đạt 2,5 triệu USD (tăng 943,2% so với cùng kỳ), Cô-oét đạt
0,5 triệu USD (tăng 285,2%). Đặc biệt, một số thị trường quan trọng tại Trung
Đông bắt đầu nhập khẩu mặt hàng này như Xyri đạt 5,8 triệu USD, UAE đạt 1,6
triệu USD, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,3 triệu USD.Châu Phi được đánh giá là khu vực tiềm
năng về tiêu thụ cà phê, nhưng theo thống kê năm 2013, xuất khẩu cà phê của Việt
Nam sang khu vực này chỉ đạt 38,1 nghìn tấn với kim ngạch 74,5 triệu USD (giảm
15,9% về lượng và 17,1% về kim ngạch so với năm 2012) trong đó 3 thị trường
nhập khẩu chính của Việt Nam tại khu vực này là Angeri, Nam Phi và Ai Cập đều
giảm so với năm 2012 cả về lượng, cả về kim ngạch.

4.2 Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam

Việt Nam hội tụ đầy đủ những yếu tố để phát triển ngành cà phê. Với điều kiện
46

khí hậu nằm trong vành đai nhiệt đới, nhiều ánh sang và lượng mưa phong phú.
Lượng mưa phân bố tương đối đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà
phê sinh trưởng. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía
nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu
phía bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica. Bên cạnh
đó, đất đỏ bazan ở khu vực Tây Nguyên cũng thích hợp với cây cà phê. Ngoài điều
kiện về tự nhiên đất đai, khí hậu, với dân số khoảng 80 triệu người Việt Nam còn có
đội ngũ lao động khá dồi dào, cung cấp cho các mọi hoạt động trong nền kinh tế
quốc dân. Do sự biến động thất thường của giá cả thị trường đã ảnh hưởng đến
những nước sản xuất và tiêu thụ cà phê nên những nước này đứng đầu là Braxin đã
họp lại lần đầu tiên vào năm 1962 dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc tại NewYork
để thành lập ICO ( International Coffee Organization). Việt Nam tham gia vào Tổ
chức cà phê thế giới vào ngày 21 tháng 8 năm 2011. Ngay sau đó, Việt Nam còn ký
hiệp định cà phê quốc tế, tham gia vào hiệp định, vị thế cà phê của Việt Nam còn
được nâng lên trên thị trường thế giới, được hưởng các quyền lợi như cung cấp
thông tin về thị trường cà phê các nước, khuyến cáo các khả năng tiêu thụ cà phê và
mục tiêu của ICO trên thị trường cà phê theo từng giai đoạn. ICO đưa ra khái niệm
kinh tế cà phê dùng để nhấn mạnh vai trò của hoạt động trồng, sản xuất, chế biến và
xuất khẩu cà phê.

Hoạt động xuất khẩu hàng cà phê đóng góp phần đáng kể vào việc tích luỹ vốn
cho quá trình công nghiệp hoá đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động, giảm bớt nhập siêu, giảm bớt căng thẳng trong cán cân thanh toán cũng như
nhu cầu ngoại tệ. Xuất khẩu cà phê mỗi năm đem về cho nền kinh tế Việt Nam một
lượng ngoại tệ lớn. Xuất khẩu cà phê góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục
tiêu của chiến lược xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu phát triển chiến lược kinh
tế xã hội nói chung của đất nước. Mặt khác xuất khẩu cà phê còn góp phần giúp tạo
vốn cho đầu tư máy móc trang thiết bị cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nền kinh tế.
47

Là một ngành sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu cà phê góp phần tạo ra
nhiều công ăn việc làm, giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nền kinh tế. Theo
Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) thì mỗi năm ngành cà phê thu hút khoảng
600.000 – 700.000 lao động, thậm chí trong ba tháng thu hoạch số lao động có thể
lên tới 800.000 lao động. Cũng theo thống kê của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam
lao động làm việc trong ngành cà phê chiếm khoảng 2,93% tổng số lao động trong
ngành nông nghiệp và chiếm 1,83% tổng số lao động trên toàn nền kinh tế quốc
dân. Hoạt động xuất khẩu hàng cà phê đã tác động trực tiếp đến đời sống của người
nông dân trên nhiều phương diện. Khi thực hiện xuất khẩu, một lượng hàng nông
sản dư thừa trên thị trường nội địa sẽ được giải quyết, lập lại quan hệ cung cầu ở
mức giá cao hơn, nông dân không những bán được nông sản mà còn bán được giá.
Hoạt động này làm cho nông dân có thu nhập cao hơn từ đó làm tăng sức mua của
dân cư trong thị trường nông thôn. Đây chính là một động lực thúc đẩy quá trình
sản xuất trong nước. Xuất khẩu còn thúc đầy nâng cao sản xuất chung của toàn nền
kinh tế.

Hoạt động xuất khẩu hàng cà phê sẽ khai thác tối đa lợi thế của quốc gia có
điều kiện về khí hậu, tài nguyên đất nước, nguồn nhân lực...

4.3 Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt
Nam

4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung/cầu

GDP của Việt Nam : Yếu tố GDP đại diện cho năng lực sản xuất trong nước, khả
năng cung ứng hàng hóa xuất khẩu. Trong giai đoạn 2003-2006 nền kinh tế Việt
Nam đã vượt qua giai đoạn suy giảm vào những năm 1993-2000 và tăng trưởng trở
lại với tốc độ khá cao, trung bình cả giai đoạn này có mức độ tăng trưởng 7,5%. Từ
2008 cho tới nay do khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế có dấu hiệu chững lại.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam vẫn còn khá nhỏ, các cân đối vĩ mô trong nền kinh tế
chưa vững chắc và còn chịu khá nhiều tác đông từ bên ngoài.

Bảng 4.4GDP Việt Nam chia theo khu vưc kinh tế giai đoạn 2003-2013
48

Nông, lâm nghiệp và Công nghiệp và

thuỷ sản xây dựng Dịch vụ


Năm
Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu

(Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%)

2003 138.285 22,54 242.126 39,47 233.032 37,99

2004 155.992 21,81 287.616 40,21 271.699 37,98

2005 176.402 19,30 348.519 38,13 389.080 42,57

2006 198.797 18,73 409.602 38,58 453.166 42,69

2007 232.586 18,66 480.151 38,51 534.032 42,83

2008 329.886 20,41 599.193 37,08 686.968 42,51

2009 346.786 19,17 676.408 37,39 785.955 43,44

2010 407.647 18,89 824.904 38,23 925.277 42,88

2011 558.185 20,08 1.053.546 37,90 1.168.149 42,02

2012 638.368 19,67 1.253.572 38,63 1.353.479 41,70

2013 658.779 18,38 1.373.000 38,31 1.552.483 43,31

Nguồn : Tổng cục Thống kê

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8,46% năm 2007, với tốc độ này Việt Nam đứng
thứ 3 về tốc độ tăng GDP năm 2007 của các nước châu Á sau Trung Quốc. Khi
khủng hoảng kinh tế diễn ra sau đó vào năm 2008, nền kinh tế đã có dấu hiệu lạm
phát cao, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, dòng vốn nước ngoài giảm sút. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế đã chậm lại từ năm 2011 (năm 2010 tăng 6,42%, năm 2011 tăng
6,24%, năm 2012 tăng 5,25%, năm 2013 tăng 4,9% ). Tốc độ tăng trưởng của tất cả
các ngành hàng đều sụt giảm, ảnh hưởng đến cung hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam.
49

GDP của nước nhập khẩu: Xét đến GDP của nước nhập khẩu (chính xác hơn là
GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu) của một nước lớn thì dân số nước
đó có khả năng chi trả nhiều hơn cho hàng hóa của các nước khác, khiến cho giá trị
xuất khẩu vào nước đó tăng lên. Tuy nhiên, tác động của thu nhập nước nhập khẩu
tới cầu nhập khẩu còn bị ảnh hưởng bởi từng loại hàng hóa. Các nhóm hàng khác
nhau sẽ có độ co dãn theo thu nhập không giống nhau. Trong giai đoạn 2003-2013,
115 nước bạn hàng nhập khẩu cà phê của Việt Nam có thu nhâp không đồng đều, có
sự cách biệt khá lớn giữa các nhóm nước có thu nhập khác nhau. Khủng hoảng kinh
tế vào năm 2008 đã tác động mạnh làm cho tăng trưởng kinh tế sụt giảm đáng kể ở
các quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Đan Mạch… Thực tế xuất khẩu cà phê tới các
quốc gia có tốc độ tăng trưởng khác nhau, và quy mô khác nhau, có những nước
tăng trưởng rất cao như Trung Quốc, nhưng lại có nước tăng trưởng thấp như Nhật
Bản. Dựa vào các lý thuyết được nêu ra ở chương 2 kỳ vọng GDP của nước nhâp
khẩu có ảnh hưởng tích cực đến kim ngạch xuất khẩu cà phê ở Việt Nam.

Dân số của Việt Nam :Yếu tố dân số đại diện cho lực lượng lao động của Việt
Nam. Theo số liệu ước tính từ cuộc Điều tra Biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia
đình ngày 1 tháng 4 năm 2013, tổng dân số Việt Nam là 89,5 triệu người, theo xếp
hạng dân số Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới, đứng thứ 8 trong khu vực Châu Á
và thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines). Ngành cà phê có nguồn lao
động đặc thù, phụ thuộc vào vùng có diện tích đất trồng cà phê lớn. Trong giai đoạn
2003-2004, dân số Việt Nam tăng mạnh 1,47%. Dân số gia tăng làm tăng số lao
động cho nền kinh tế, tăng khả năng sản xuất và lượng cung ứng hàng hóa. Tuy
nhiên, khi xét đến chất lượng nguồn lao động thì chất lượng lao động của Việt Nam
còn thấp do tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao. Ngoài ra, dân số đông còn đồng
nghĩa với thị trường tiêu thụ hàng hóa cao. Như vậy, ảnh hưởng của dân số Việt
Nam đến xuất khẩu là không đáng kể. Nếu xét chung toàn bộ nền kinh tế, khi dân số
tăng lên, đồng nghĩ với lực lượng lao động tăng lên, sẽ cung ứng thêm sản phẩm để
xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với mặt hàng cà phê, dân số tăng lên hằng năm không ảnh
hưởng đến lượng cung cà phê xuất khẩu và một phần mức độ tiêu dùng cà phê của
50

người Việt Nam chưa cao, và phần lớn sản lượng dành cho xuất khẩu. Theo Hiệp
hội Cà phê thế giới (ICO), tiêu dùng nội địa của cà phê Việt Nam hiện nay chỉ đạt
gần 3,6%, thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê. Trong khi đó mức tiêu dùng
của các thành viên trong ICO trung bình là 25,16%. Hiện nay hầu hết cà phê nhân
được sản xuất ra là để phục vụ xuất khẩu.

Diện tích đất trồng cà phê của Việt Nam qua các năm: diện tích đất trồng cà phê
ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung cà phê và ảnh hưởng đến lượng xuất khẩu cà
phê của Việt Nam. Tuy nhiên, diện tích đất trồng cà phê hầu như không thay đổi
nhiều qua các năm. Trong giai đoạn 2003-2005, theo số liệu của tổng cục thống kê
giá cà phê thế giới giảm và đứng ở mức rất thấp (dưới 1.000 USD/tấn), diện tích cà
phê có chiều hướng giảm nhẹ, diện tích dưới 500 nghìn ha, sản lượng cà phê xuất
khẩu cũng giảm nhẹ. Sau đó, trong giai đoạn 2006 – 2013, sản lượng cà phê cũng
lên xuống thất thường, kim ngạch xuất khẩu cũng không ổn định. Năm 2011 cả
nước đạt 570,9 nghìn ha, tăng 82,2 ngàn ha so với năm 2006 (bình quân tăng 13,7
ngàn ha/năm khoảng 2,8% /năm ). Giai đoạn 2012-2013 diện tích đất vẫn có xu
hướng tăng lên, kéo theo kim ngạch xuất khẩu cà phê cũng tăng theo.

Dân số nước nhập khẩu: Trong giai đoạn 2003-2013, tốc độ gia tăng dân số ở các
nước bạn hàng có thu nhập cao đều ở mức thấp, nhiều nước có tốc độ gia tăng dân
số trung bình -0,5% (trừ trường hợp của Singapore). Bên cạnh đó, những nước có
thu nhập thấp như Ukraina lại có tốc độ tăng dân số cao. Quy mô và tốc độ tăng dân
số ở những nước có thu nhập thấp có thể là điều kiện để xuất khẩu những mặt hàng
có giá thấp và là những mặt hàng thiết yếu. Dân số nước nhập khẩu đại diện cho cầu
hàng hóa của một quốc gia, tuy nhiên, còn rất nhiều yếu tố tác động đến cầu hàng
hóa như dân số trong độ tuổi lao động của quốc gia đó, diện tích đất nông nghiệp và
trình độ của dân cư, các yếu tố về điều kiện tự nhiên có thế ảnh hưởng đến năng lực
sản xuất hàng hóa của quốc gia. Hầu hết những nước nhập khẩu cà phê của Việt
Nam đều không có đủ điều kiện để trồng cà phê (do nguyên nhân điều kiện về khí
hậu, đất đai…), giả thiết được đặt ra là dân số nước nhập khẩu sẽ có ảnh hưởng
đáng kể đến xuất khẩu cà phê ở Việt Nam, do cầu hàng hóa tăng khi dân số tăng.
51

4.3.2 Các yếu tố hấp dẫn/cản trở

Các chính sách liên quan đến điều chỉnh những rào cản về thương mại

Việt Nam gia nhập vào tổ chức cà phê thế giới vào năm 2001, tổ chức thương mại
thế giới vào năm 2007, năm 2009 hiệp định kinh tế đối tác toàn diện Việt Nhật có
hiệu lực cùng vơi đó là các hiệp định thương mại tự do. Việt Nam tăng cường hơp
tác trong khói ASEAN thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cả Việt Nam. Giai đoạn 2003-
2013 cho thấy tự do hóa thương mại trở nên mạnh mẽ hơn. Những thỏa thuận về tự
do hóa thương mại mở ra cho Việt Nam cơ hội tiếp cận tới nhiều thị trường xuất
khẩu hơn, đặc biệt là với hàng hóa nông sản được giảm thuế quan và loại trừ trợ xấp
xuất khẩu nhằm thúc đẩy thương mại nông sản thế giới. Tuy vậy bên cạnh lộ trình
cắt giảm thuế, Việt Nam còn phải đối mặt với các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm khác một cách chặt chẽ hơn gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Từ năm
2008 khi khủng hoảng kinh tế diễn ra, các nước còn gia tăng mức bảo hộ trong
nước, điều này gây ra khá nhiều cản trở đối với hoạt động xuất khẩu. Giả thiết được
đặt ra là các hiệp định thương mại có ảnh hưởng tích cực đến kim ngạch xuất khẩu
cà phê của Việt Nam.

Yếu tố khoảng cách

Khoảng cách địa lý: Khoảng cách địa lý là biến số không đổi và cố định giữa các
quốc gia, khoảng cách địa lý đại diện cho chi phí vận chuyển hàng hóa giữa các
quốc gia. Khoảng cách càng xa thì chi phí vận chuyển càng lớn và ngươc lại, điều
này còn ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển, chất lượng hàng hóa trong quá trình
vận chuyển và độ an toàn. Tuy nhiên, qua mỗi năm, trình độ khoa học công nghệ
của các nước phát triển mạnh, chi phí vận tải giữa các quốc gia đã giảm đáng kể.

Khoảng cách kinh tế : Sự phân hóa về giàu nghèo giữa các nền kinh tế ngoài thể
hiện ở mức chênh lệch giữa thu nhập bình quân đầu người còn thể hiện ở trình độ
phát triển kinh tế, chất lượng cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ lao
động. Trình độ khoa học kỹ thuật còn chưa cao nên sản xuất hàng hóa của Việt
Nam chưa thể hiện rõ tính kinh tế theo quy mô. Đặc biệt là ngành cà phê chủ yếu
52

dựa trên các lợi thế về đặc điểm khí hậu, đất đai, giống cây trồng. Nếu xét chung
cho xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế, khoảng cách kinh tế sẽ phản ánh rõ nét nhất
về trình độ phát triển có ảnh hưởng thế nào đến kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên,
nếu chỉ xét riêng về ngành cà phê, thì yếu tố khoảng cách kinh tế không có ảnh
hưởng đáng kể đếm kim ngạch xuất khẩu cà phê.

4.4 Thống kê mô tả

Để có một cái nhìn khái quát về kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam, 115
nước bạn hàng nhập khẩu cà phê trong nghiên cứu sẽ được chia làm 5 châu lục. Thị
trường cà phê của Việt Nam trong giai đoạn 11 năm (từ 2003-2013) được thể hiện ở
biểu đồ sau:

60000000

50000000

40000000

30000000
Quantity (1000kg)
20000000

10000000

0
EU ASIA AMERICA AFRICAAUSTRALIA and OCEANIA

Nguồn : Tác giả tự tổng hợp từ UNCOMTRADE

Hình 4.4Sản lượng cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam trong giai đoạn

2003-2013

Dựa vào biểu đồ trên có thể thấy thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ
yếu là ở châu Á, tiếp theo đó là châu Âu, châu Mỹ, châu đại dương và châu Phi. Sản
lượng cà phê trung bình Việt Nam xuất khẩu qua các quốc gia châu Á trong giai
đoạn 11 năm từ 2003-2013 là 540 ngàn tấn, châu Âu là 71 ngàn tân, tiếp theo là
châu Mỹ với 30 ngàn tấn, châu Phi khoảng 2 ngàn tấn và châu đại dương khoảng
53

900 tấn. Biểu đồ dưới đây thể hiện sản lượng cà phê xuất khẩu trung bình và giá cà
phê của các châu lục:

Gia ca phe xuat khau (USD/kg) 6

Asia
4
Africa
3
Europe
2
America

1 Australia and
Oceania
0
0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60
San luong caphe xuat khau trung binh (trieu tan)

Nguồn : Tác giả tự tổng hợp từ UNCOMTRADE

Hình 4.5 Giá cả và sản lượng cà phê xuất khẩu trung bình ở các khu vực

Trong giai đoạn 2003-2013, sản lượng cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam là
0.943 triệu tấn, trong đó khối lượng xuất khẩu nhiều nhất là 1,3 triệu tấn. Tuy nhiên
sản lượng xuất khẩu không đồng đều qua các năm. Trong đó năm 2012, 2013 có sản
lượng xuất khẩu cao nhất trong giai đoạn 2003-2013. Giá cà phê xuất khẩu của Việt
Nam trong giai đoạn này cũng tăng giảm không đồng đều, giá cao nhất là 5,8
USD/kg và thấp nhất là 0,5 USD/kg. Trong đó, thị trường cà phê có giá cao nhất lại
thuộc về Châu đại dương khi châu lục này có lượng nhập khẩu cà phê của Việt Nam
ít nhất, có thể do dân số trên châu đại dương không đông, và vì không có nguồn
cung cà phê nội địa nên giá cà phê ở khu vực này cao nhất (trung bình 4,98 USD/kg
trong giai đoạn 2003-2013). Tiếp đến châu Âu và châu Mỹ (trung bình 2,2 USD/kg)
và thấp nhất là châu Phi (1,8USD/kg).Trong STATA, tiến hành thống kê mô tả các
biến số trong nghiên cứu để thấy được mối tương quan giữa biến độc lập và biến
phụ thuộc. Ta có bảng tổng hợp sau:
54

Bảng 4.5Kết quả thống kê mô tả cơ bản của các biến chính trong mô hình phân
tích

Số Giá trị Độ Giá trị Giá trị


Biến số
quan sát trung bình lệch chuẩn nhỏ nhất lớn nhất

Quantity 756 943579 45000 1000 1300000

Price 756 2.233976 0.9886074 0.5 5.875

Distance 1166 9293.749 4683.626 478.553 18993.92

GDPi 1199 4460 1440 14400

POPi 1188 54600000 173000000 80904 1360000000

EDistance 1235 13890.21 17622.54 1.800822 94810.69

Openi 1188 87.74494 59.26662 455.2767

Openvn 1254 144.4019 16.01696 115.1175 165.0942

WTO 1254 0.496810 0.5001893 0 1

FTA 1254 0.135566 0.3424639 0 1

Trong khi khoảng cách địa lý trung bình giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu cà
phê của Việt Nam là 9293 km thì khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người cao
nhất là 94814 USD, khoảng cách kinh tế cao nhất là khoảng cách giữa Việt Nam và
Quatar. Khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia có GDP bình quân đầu
người cao trên thế giới như Mỹ, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Úc,
Brunei, Singapore có khoảng cách khá lớn khi hầu như các quốc gia này đều có
GDP bình quân đầu người trên 40.000 USD/người. Tuy khoảng cách kinh tế khá
lớn nhưng các quốc gia này đều nhập khẩu cà phê của Việt Nam. Dân số trung bình
của các quốc gia nhập khẩu cà phê của Việt Nam là 50 triệu người, và nước có dân
số đông nhất là Trung Quốc, sau đó là Ấn Độ, Đức, Philipines, Iran… Về độ mở
của nền kinh tế (Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP) thì Việt Nam năm 2005 mới
đạt 130% thì năm 2010 đã đạt 152% và năm 2013 đã đạt 165%. Năm 2000, sau khi
ký Hiệp định Thương mại song phương Việt-Mỹ đã đạt 103% và năm 2008, sau khi
55

gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đạt 158%, năm 2013 đã đạt 165% ,
cao hơn nhiều trước đổi mới, trước mở cửa hội nhập. Còn độ mở nền kinh tế của
các quốc gia nhập khẩu cà phê của Việt Nam có mức trung bình là 87%, trong đó
nước có độ mở nền kinh tế lớn nhất là Hong Kong. Việt Nam tham gia vào tổ chức
thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, kể từ năm 2007 Việt Nam xuất khẩu qua
89 quốc gia là thành viên của tổ chức WTO. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia
vào 15 hiệp định thương mại tự do, từ năm 2003 Việt Nam chỉ xuất khẩu cà phê qua
8 quốc gia cùng tham gia vào hiệp định thương mại tự do thì đến 2013 con số này
tăng lên là 41 quốc gia. Việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do này đã
mở ra cho Việt Nam một thị trường xuất khẩu hàng hóa tiềm năng, có điều kiện để
nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của ngành cà phê.

Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Quantity) và các biến độc lập (thể hiện qua các
biểu đồ tương quan sau:
20

20
15
15

10
10

5
5

-1 0 1 2 20 22 24 26 28 30
gia ca phe xuat khau GDP nuoc nhap khau

san luong ca phe xuat khau Fitted values san luong ca phe xuat khau Fitted values
56

20
20

15
15

10
10

5
5

12 14 16 18 20 22 0 5 10 15
dan so nuoc nhap khau khoang cach kinh te

san luong ca phe xuat khau Fitted values san luong ca phe xuat khau Fitted values
20

20
15

15
10

10
5

6 7 8 9 10 3 4 5 6
khoang cach dia ly do mo kinh te nuoc nhap khau

san luong ca phe xuat khau Fitted values san luong ca phe xuat khau Fitted values

Hình 4.6 Biểu đồ tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập

Sản lượng cà phê xuất khẩu hằng năm của Việt Nam có một mối tương quan âm
mạnh với độ mở của nền kinh tế nước nhập khẩu trong giai đoạn nghiên cứu từ
2003-2013. Trong khi đó, dân số nước nhập khẩu có một mối tương quan dương
mạnh với sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Các biến giá xuất khẩu,
khoảng cách kinh tế dường như không phản ảnh một cách rõ nét về mối tương quan
với sản lượng cà phê xuất khấu. Đặc biệt là biến khoảng cách địa lý dường như có
một mối tương quan dương nhẹ với sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam, điều
này đi ngược lại với lý thuyết cho rằng khoảng cách càng xa, chi phí vận chuyển
càng lớn và càng nhiều rủi ro thì xuất khẩu sẽ càng hạn chế. Vì những mối tương
57

quan này không rõ ràng nên không thể vội rút ra kết luận từ biểu đồ phân tán, kết
luận dựa trên kết quả phân tích hồ quy sẽ chính xác hơn.

4.5 Giải thích kết quả hồi quy

Tiến hành hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất, mô hình hiệu ứng ngẫu
nhiên và mô hình hiệu ứng cố định ta được kết quả hồi quy như sau:

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy theo OLS, FEM và REM

Pool OLS FEM REM


Biến số
Coef. t Coef. t Coef. z

Constant -13.17791*** -13.84 -13.1417*** -13.05 -13.17*** -13.84

lnPRICE -0.625556*** -3.06 -0.6218995 -1.49 -0.62555*** -3.06

Price*Distance 0.00000934** 1.80 9.19e-06 1.74 0.00000934** 1.80

lnGDPi 0.6234368*** 4.67 0.6241151 4.49*** 0.6234368*** 4.67

lnPOPi 0.5470808*** 3.79 0.5452128 3.63*** 0.5470808*** 3.79

lnEDistance 0.0823164 0.76 0.0854344 0.77 0.0823164 0.76

OPENiOPENvn 0.0000417*** 6.09 0.0000415 5.97*** 0.0000417*** 6.09

WTO -0.0404361 -0.26 -0.1411856 -0.60 -0.040436 -0.26

FTA 0.3083464** 1.95 0.3611654 2.13** 0.3083464** 1.95

(***), (**), (*) có ý nghĩa thống kê tại mức α = 1%, 5% và 10%

Theo kết quả hồi quy mô hình OLS, các biến giá xuất khẩu cà phê, GDP của nước
nhập khẩu, dân số của nước nhập khẩu, độ mở của nền kinh tế có ý nghĩa ở mức α
= 1%, trong khi đó, biến giả FTA và biến tương tác giữa khoảng cách địa lý có ý
như không có ý nghĩa thống kê. Sau khi hồi quy bằng phương pháp bình phương
nhỏ nhất, tiếp tục hồi quy theo mô hình hiệu ứng cố định, kết quả hồi quy cho thấy
chỉ có GDP của nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu, biến tương tác độ mở của
nền kinh tế, biến giả FTA có ý nghĩa trong mô hình. Kiểm định F-test với p-value =
58

0.9906 cho thấy mô hình OLS phù hợp hơn so với mô hình hiệu ứng cố định. Hồi
quy tiếp dữ liệu bảng với mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên, biến giá cà phê xuất khẩu
có mối tương quan âm so với sản lượng cà phê xuất khẩu ở mức ý nghĩa 1%, dân số
nước nhập khẩu có mối tương quan dương với lượng xuất khẩu ở mức ý nghĩa
1%,GDP của nước nhập khẩu có mối tương quan dương với kim ngạch xuất khẩu cà
phê của Việt Nam ở mức ý nghĩa 1%. Ngoài ra độ mở của nền kinh tế cũng có mối
tương quan dương với lượng cà phê xuất khẩu, các nước là thành viên của hiệp định
thương mại tự do có xu hướng giao dịch nhiều hơn. Ở mức ý nghĩa 1%, kiểm định
Hausman với p-value = 0.9833cho thấy mô hình yếu tỗ ngẫu nhiên là phù hợp hơn.
Trong khi đó các hệ số ước lượng của mô hình bình phương nhỏ nhất và hiệu ứng
ngẫu nghiên có kết quả tương tự nhau. Như vậy, kết quả của mô hình hiệu ứng ngẫu
nhiên và bình phương nhỏ nhất được lựa chọn để giải thích các biến trong mô hình.

Biến Price: Trong khi dân số nước nhập khẩu và độ mở của cả 2 nền kinh tế đều
tương quan cùng chiều đối với sản lượng cà phê xuất khẩu thì biến giá lại có tương
quan nghịch chiều ở mức ý nghĩa 1%. Giá tăng thì lượng xuất giảm. Kết quả ước
lương phù hợp với kỳ vọng dấu. Tuy nhiên, nếu xét về phía cầu, khi thiếu cung thì
giá tăng, và thúc đẩy lượng xuất khẩu từ Việt Nam nhưng tăng đến ngưỡng giá nào
đó thì cầu giảm, hoặc khách hàng tìm nguồn thay thế và giảm nhập khẩu cà phê từ
Việt Nam, làm cho quan hệ trở nên nghịch biến (-). Nếu biến giá giảm 1% trong khi
các yếu tố khác không đổi sẽ làm gia tăng 0,62% sản lượng cà phê xuất khẩu. Đứng
về phía cầu, khi thiếu cung thì giá sẽ tăng, và thúc đẩy lượng xuất từ Việt Nam (+);
nhưng tăng đến ngưỡng giá nào đó thì cầu sẽ giảm bởi vì nước nhập khẩu tìm nguồn
thay thế và giảm nhập khẩu cà phê của Việt Nam, làm cho quan hệ trở nên nghịch
biến (-). Một cách lý giải khác là bất kể giá tăng hay giảm lượng cung của VN
không tùy thuộc vào giá vì giá biến động liên tục theo thời gian, nhưng lượng cung
của Việt Nam là khá ổn định (vì diện tích, năng suất quyết định lượng cung, mà hai
yếu tố này hầu như rất chậm thay đổi). Theo tương quan nghịch chiều đối với lượng
cà phê xuất khẩu có thể nhận thấy giá cả cà phê ảnh hưởng đến diện tích đất trồng
cà phê của Việt Nam và trực tiếp ảnh hưởng đến lượng cung cà phê.
59

Biến tương tác Price*Distance xét xem tác động của khoảng cách có ảnh hưởng
đến giá cà phê xuất khẩu không, kết quả hồi quy cho thấy có tương tác giữa biến
này với sản lượng cà phê xuất khẩu ở mức ý nghĩa 5%. Do giá cả không ổn định
qua các năm, nên nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu cà phê cũng biến động khá lớn.
Từ 2003-2007, khối lượng xuất khẩu đạt 1.299.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đã đạt
gần 2 tỷ USD/năm (năm 2007), tăng gần 5 lần so với năm 2002. Lý do làm cho giá
trị xuất khẩu cà phê tăng cao trong giai đoạn 2003-2007 là do năng suất và sản
lượng thu hoạch một số nước sản xuất cà phê lớn như Brazil, Indonesia, Mexico
giảm mạnh, đặc biệt là Brazil, sản lượng giảm từ 5-7 triệu tấn/năm trong giai đoạn
này. Nguồn cung thiếu hụt nên giá cà phê trên thị trường thế giới tăng mạnh. Mặt
khác trong khi đó Việt Nam vẫn duy trì được diện tích thu hoạch, năng suất/ha ổn
định, sản lượng xuất khẩu tăng. Những yếu tố đó đã làm cho giá trị xuất khẩu cà
phê Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn này. Giá tăng đã giúp cà phê là
một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Theo số liệu
của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà phê hiện tại chiếm khoảng 13% tổng giá trị
xuất khẩu nông sản Việt Nam. Chính bởi vì giá cả lên xuống thất thường và hầu
như không phụ thuộc hoàn toàn vào khoảng cách mà giá cà phê Việt Nam vẫn còn
ảnh hưởng khá nhiều từ giá cà phê thế giới.

GDP nước nhập khẩu: tác động cùng chiều đến lượng xuất khẩu của VN. Có thể
do cà phê chiếm tỷ lệ quan trọng trong cơ cấu chi tiêu của người dân. Một cách giải
thích khác có thể do nguồn cung cà phê từ nội địa không đủ cho nhu cầu của người
dân, các nước này vẫn phải nhập khẩu cà phê của Việt Nam. Hơn nữa, có thể các
nhà nhập khẩu cà phê của Việt Nam mua cà phê vì giá thấp hơn so với mặt bằng
chung của thế giới, sau đó các nước này tự phân loại chế biến lại với công nghệ cao
hơn để bán giá cao hơn và hưởng chênh lệch. Một sự gia tăng 1% GDP của nước
nhập khẩu sẽ làm gia tăng 0,62% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong khi
các yếu tố khác không đổi.

Độ mở của nền kinh tế : Trên thực tế, khi một quốc gia có độ mở càng cao cũng có
nghĩa là cơ hội để trao đổi hàng hóa với quốc gia đó càng lớn. Theo kết quả mô
60

hình hiệu ứng ngẫu nhiên, khi tích số giữa độ mở của nền kinh tế Việt Nam và nước
nhập khẩu tăng lên 1% sẽ làm cho lượng xuất khẩu tăng lên 0,0041% trong khi các
yếu tố khác không đổi. Bằng chứng thực tế trong giai đoạn 2003-2013, Việt Nam đã
có quan hệ thương mại với hơn 175 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký hơn 60 hiệp định
kinh tế và thương mại song phương và thiết lập quan hệ đầu tư với trên 84 quốc gia
và vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng đã triển khai các cam kết trong Hiệp định đối tác
kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (EPA); xúc tiến đàm phán Hiệp định khung về đối tác
và hợp tác toàn diện với EU (PCA); đàm phán Hiệp định đầu tư song phương với
Hoa Kỳ (BIT) và Canada; đàm phán Hiệp định tự do thương mại song phương
(FTA) với Chi-lê… Quan hệ đối ngoại nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng với
các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước bạn bè truyền thống, các
nước công nghiệp phát triển và các đối tác tiềm năng tiếp tục được triển khai mạnh
mẽ và sâu sắc thêm. Bên cạnh đó còn mở rộng quan hệ hợp tác phát triển với Châu
Phi, Trung Đông và Mỹ La Tinh, trong đó có các hoạt động tham gia Chương trình
đối tác mới vì sự phát triển Châu Phi… Trong khi đó, Việt Nam cũng đã thực hiện
đầy đủ các cam kết tự do hóa thương mại trong khuôn khổ khu vực thương mại tự
do ASEAN (AFTA); tham gia tích cực trong Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái
Bình Dương (APEC); có một mối quan hệ thường xuyên và chặt chẽ với các tổ
chức kinh tế, tài chính quốc tế như UNDP, UNFPA, FAO, UNIDO, ILO, WHO,
UNESCO,WB, IMF, ADB…, đặc biệt là đã chủ động và tích cực đàm phán để sớm
gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). Ngày 01/11/2007 Việt Nam trở thành
thành viên thứ 150 của WTO. Kết quả thực tế thể hiện trước hết ở hoạt động xuất
nhập khẩu, tổng mức lưu chuyển hàng hóa ngoại thương năm 2010 ước tính đạt gần
157 tỷ USD, gấp trên 5,2 lần năm 2000, trong đó xuất khẩu đạt 72,2 tỷ USD, gấp
trên 5 lần; nhập khẩu 84,8 tỷ USD, gấp gần 5,4 lần. Toàn bộ chỉ số xuất khẩu tăng
lên kéo theo những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như cà phê tăng lên theo. Kết quả
ước lượng là hoàn toàn phù hợp với bằng chứng thực tế, cho thấy khi độ mở của
nền kinh tế càng lớn, đã đưa nền kinh tế hội nhập ngày càng đầy đủ với nền kinh tế
61

khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế,
đồng thời tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnh hợp tác kinh tế.

Dân số nước nhập khẩu (POPi): Biến dân số nước nhập khẩu có tương quan
dương đối với sản lượng cà phê xuất khẩu từ Việt Nam, điều này là phù hợp với lý
thuyết và kỳ vọng dấu của đề tài. Trong mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên, một sự gia
tăng 1% dân số nước nhập khẩu sẽ làm lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng
lên 0.547%. Dân số đông, nhu cầu tăng lên dẫn đến lượng xuất khẩu cà phê của Việt
Nam cũng tăng lên theo. Giải thích cho vấn đề này, những quốc gia có dân số đông
như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Đức có lượng tiêu thụ cà phê hằng năm ở mức cao.
Theo tổ chức cà phê quốc tế (ICO) tiêu thụ cà phê đầu người ở Mỹ có xu hướng
tăng nhẹ trong năm 2003, đạt 4,24kg/người/năm so với mức 3,94 kg/người/năm
trong năm 2002. Hàng năm, nhu cầu cà phê của Mỹ tăng khoảng 3,5-4%. Năm
2013, Mỹ đã mua 797.000 tấn cà phê, tiếp theo là Brazil đạt gần 676.000 tấn và
375.000 tấn tại Đức, Hàn Quốc là 11.905 tấn và Philippines 110.041 tấn và Nhật
108.050 tấn. Đối với trường hợp của Việt Nam, Cà Phê Việt Nam đã có mặt ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới. Các nước nhập khẩu chính Cà phê của Việt Nam:
Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Nhật Bản, Bỉ, Hàn Quốc, Pháp, Vương quốc Anh và
Liên bang Nga. Các thị trường nhập khẩu Cà phê của Việt Nam có xu hướng ngày
càng phát triển về sản lượng.

FTA : Ngược lại với tác động ngược chiều và không có ý nghĩa của biến WTO,
biến giả FTA có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Giải thích cho điều này, hầu hết các
hiệp định thương mại tự do của Việt Nam, cà phê là mặt hàng nằm trong danh mục
cắt giảm thuế quan. Ví dụ, Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
(ATIGA/AFTA) các mặt hàng ưu đãi trong hội nhập kinh tế bao gồm: gỗ và sản
phẩm gỗ, cao su, thủy sản nuôi trồng. Thậm chí Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN - Ấn Độ trước yêu cầu của Việt Nam, Ấn Độ đồng ý giảm thuế xuống còn
45% cho mặt hàng cà phê và trà đen, và 50% cho sản phẩm tiêu vào ngày 31 tháng
12 năm 2018. Trong mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên, biến giả có ý nghĩa ở mức 5%,
nếu Việt Nam và quốc gia i cùng tham gia vào một hiệp định thương mại tự do
62

trong khi các yếu tố khác không đổi, sẽ làm gia tăng lượng cà phê xuất khẩu của
Việt Nam thêm 0,3%. Hoặc ví dụ như Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Úc-
New Zealand (AANZFTA) sẽ giúp hàng hoá của Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị
trường Australia và New Zealand. Phần lớn những sản phẩm xuất khẩu của Việt
Nam như: nông sản, thuỷ hải sản, dệt may, các sản phẩm chế biến từ gỗ… được
Australia và New Zealand giảm thuế xuống 0% vào năm 2010.

WTO: biến giả WTO không có ý nghĩa thống kê khi Việt Nam và quốc gia i cùng
là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế. Có thể hiểu rằng, khi Việt Nam tham
gia vào tổ chức thương mại thế giới đồng nghĩa với rào cản về các tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về chất lượng, độ ẩm… .

Mặc dù cà phê là mặt hàng trên lộ trình giảm thuế quan của Việt Nam, tuy nhiên
mức thuế giảm chậm và hơn nữa, từ năm 2007 đến nay vẫn chưa có nhiều biến động
đối với mặt hàng cà phê do khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008, và thời gian
Việt Nam tham gia vào WTO còn chưa đủ dài để thể hiện sự biến chuyển trong kim
ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế.
Bằng chứng là cà phê là một trong những mặt hàng trên lộ trình giảm thuế của Việt
Nam nhưng kể từ sau năm 2007 khi gia nhập vào WTO, kim ngạch xuất khẩu cà
phê của Việt Nam có tốc độ phát triển không đồng đều mỗi năm. Bên cạnh đó, để
có thể đạt tới các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, quy
trình, kỹ thuật… Việt Nam vẫn còn phải mất một khoảng thời gian để nâng cao
công nghệ, quy trình cho người dân trồng cà phê và đầu tư vào công nghệ chế biến.

Khoảng cách kinh tế (EDistance) không tác động đến lượng xuất cà phê từ Việt
Nam. Như đã đề cập từ chương 2, mặt hàng cà phê của Việt Nam xuất khẩu đến
quốc gia i còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như độ co dãn theo giá, mặt hàng
đó có phải là mặt hàng thiếu yếu đối với đại đa số dân cư của quốc gia nhập khẩu
không, khả năng tự cung ứng cà phê của quốc gia nhập khẩu cà phê của Việt Nam,
nếu như không thể trồng cà phê do các điều kiện tự nhiên đất đai và khí hậu, các
quốc gia đó vẫn phải nhập khẩu cà phê từ quốc gia khác. Sự chênh lệch này không
63

phản ánh được quan hệ cung-cầu cà phê đối với Việt Nam.

Biến khoảng cách cũng không thể hiện ý nghĩa về mặt thống kê trong mô hình
selection. Khoảng cách địa lý thực sự không ảnh hưởng đến sản lượng cà phê xuất
khẩu của Việt Nam. Nếu xét chung cả nền kinh tế, kim ngạch xuất khẩu của toàn
nền kinh tế có thể ảnh hưởng bởi khoảng cách, tuy nhiên, cà phê là mặt hàng mang
tính chất đặc thù riêng, những quốc gia nhập khẩu cà phê trên thế giới hầu như
không cung ứng đủ nguồn nhu cầu trong nước, hoặc không có đủ điều kiện tự
nhiên về đất đai, khí hậu, nguồn nhân lực để sản xuất cà phê như giải thích ở trên.
Lý do có thể kể đến như những quốc gia là bạn hàng lớn của Việt Nam có GDP cao
gấp hàng chục lần GDP của Việt Nam vẫn nhập khẩu cà phê của Việt Nam như Mỹ,
Anh, Đức, Úc, Quatar… cà phê Việt Nam đã có thương hiệu trên thế giới, chất
lượng sản phẩm có thể chưa cao do sau khi tham gia vào tổ chức thương mại, các
tiêu chuẩn cà phê của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được. Nhưng do đã là bạn hàng
quen thuộc, hoặc các nước này mua cà phê Việt Nam do giá rẻ hơn so với thị trường
thế giới để chế biến lại và bán ra thị trường khác với giá cao hơn gấp nhiều lần để
kiếm lợi nhuận.

Như đã trình bày ở chương 3 ước lượng của mô hình có thể bị chệch do quá trình
chọn mẫu vì cà phê luôn có các thị trường và bạn hàng truyền thống, ổn định mà
các quan sát trong quá trình chọn mẫu bị bỏ qua do thiếu dữ liệu. Để khắc phục vấn
đề này, nghiên cứu sử dụng mô hình Heckman 2 bước để ước lượng với 3 biến
ngoại sinh được sử dụng là dân số của Việt Nam vào năm t, diện tích đất trồng cà
phê vào năm t và khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu cà phê.
Việc lựa chọn 3 biến này là do các biến này đều có ảnh hưởng đến lương cà phê
xuất khẩu của Việt Nam.

Tỷ lệ mill ở hàm hồi quy Heckman 2 bước không có ý nghĩa thống kê cho thấy vấn
đề chênh lệch do chọn mẫu không thực sự xảy ra và việc hiêu chỉnh ước lượng
chệch do chọn mẫu là không cần thiết. Như vậy, quay về với mô hình OLS truyền
thống để giải thích cho các biến của mô hình chính.
64

Sau khi hồi quy theo mô hình Heckman 2 bước thu được kết quả sau:

Bảng 4.7Kết quả hồi quy theo mô hình Heckman 2 bước

Mô hình regression Mô hình selection


Biến số
Coef. z Biến số Coef. t

Constant -13.77966 -5.32 AGRI_LAND 3.083487 0.81

lnPRICE -0.5870178** -1.75 POPvn -2.882714 -0.58

Price*Distance 0.00000731 1.01 Distance -0.00000569 -0.68

lnGDPi 0.6254084*** 4.52 mills lambda 1.941126 0.51

lnPOPi 0.5133689*** 3.41 P>|z| 0.611

lnEDistance 0.0768662 0.70

OPENi*OPENvn 0.0000426*** 5.86

WTO -0.0265585 -0.15

FTA 0.4581863 2.62

(***), (**), (*) có ý nghĩa thống kê tại mức α = 1%, 5% và 10%

Một cách tổng quát các biến độc lập trong mô hình OLS đã giải thích phần nào thực
trạng hiện nay của ngành cà phê ở Việt Nam trong giai đoạn 2003-2013. Mặc dù có
chiều hướng tích cực và có ý nghĩa đối với một số biến quan trọng trong mô hình,
nhưng nếu chỉ xét riêng về ngành cà phê, biến khoảng cách kinh tế và khoảng cách
địa lý thực sự không có ý nghĩa. Cùng với vấn đề đó, vì chỉ xét riêng đối với ngành
cà phê, việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế của Việt Nam (WTO) thực sự
không mang đến cho ngành cà phê nhiều lợi ích một phần vì thời gian gia nhập của
Việt Nam là chưa đủ dài nên Việt Nam chưa thể đáp ứng được các tiêu chuẩn về
chất lượng, quy trình, kỹ thuật sản xuất, và một phần vì lộ trình cắt giảm thuế chậm
dẫn đến tác động tới kim ngạch xuất khẩu cà phê là chưa cao.
65

Kết luận chương 4 : Bằng kỹ thuật phân tích kinh tế lượng đã được đề cập ở
chương 3, chương 4 đã ước lượng được mô hình hồi quy từ bộ dữ liệu thu thập
được. Kết quả nghiên cứu là phù hợp với thực tế. Các biến GDP nước nhập khẩu,
dân số nước nhập khẩu, độ mở của nền kinh tế và biến giả FTA có ý nghĩa thống kê.
Ngược lại, biến khoảng cách kinh tế và biến giả WTO không mang ý nghĩa thống
kê. Mô hình Heckman 2 bước được thực hiện để kiểm định mô hình có ước lượng
chệch, kết quả cho thấy mô hình không bị chệch và mô hình bình phương nhỏ nhất
thuần túy là phù hợp nhất để giải thích các biến trong mô hình.
66

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1 Kết luận


Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng giúp
Việt Nam tận dụng được tối đa lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực.
Trong giai đoạn 2003-2013, thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam có nhiều biến
động bất thường, đặc biệt là năm 2008 khi trải qua khủng hoảng kinh tế tòan cầu
làm giá cả lên xuống thất thường. Chính vì vậy, sự sụt giảm giá cà phê ngay lập tức
ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, tỷ lệ nghèo đói, bất bình đẳng và các chỉ số
kinh tế vĩ mô khác. Việt Nam đã thực hiện nhiều nỗ lực khác nhau nhằm mang lại
sự ổn định lâu dài cho thị trường cà phê thông qua một số hình thức hợp tác, ban
hành các nghị định nhằm làm cân bằng thị trường cà phê, nâng cao được năng lực
cạnh tranh và vị thế trên thị trường cà phê quốc tế để góp phần tăng kim ngạch xuất
khẩu và ổn định thu nhập cho người trồng cà phê. Cụ thể, Quyết định Quy hoạch
phát triển phát triển cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã được
Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành với các mục tiêu chủ yếu như diện tích trồng cà
phê đến năm 2020 là 500.000 ha và tầm nhìn đến năm 2030 là 479.000 ha để nhằm
đáp ứng đủ nguồn cung cà phê xuất khẩu. Bên cạnh đó, quyết định này còn bao gồm
nội dung chi tiết về phát triển cà phê của từng vùng trọng điểm.

Trên quan điểm tìm hiểu những tác nhân ảnh hưởng đến kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam từ 2003-2013, nghiên cứu vận dụng mô hình hấp dẫn trong
thương mại kết hợp với mô hình Heckman 2 bước để đo lường tác động của các
biến dân số, GDP, khoảng cách kinh tế, độ mở của nền kinh tế, diện tích đất trồng
cà phê, giá cà phê xuất khẩu đến sản lượng cà phê xuất khẩu với 115 bạn hàng trên
thế giới. Kết quả ước lượng cho thấy, biến giá có mối tương quan nghịch chiều với
sản lượng cà phê xuất khẩu ở mức ý nghĩa 5%. Trong khi đó, ở mức ý nghĩa 1%,
các biến dân số nước nhập khẩu và độ mở của nền kinh tế thực sự có ảnh hưởng đến
kim ngạch xuất khẩu cà phê ở Việt Nam trong giai đoạn 2003-2013. Điều này hoàn
67

toàn phù hợp với lý thuyết khi dân số nước nhập khẩu tăng, nhu cầu tăng lên. Độ
mở nền kinh tế càng lớn, cơ hội giao thương với nước khác càng nhiều, thúc đẩy
xuất khẩu. Biến giả FTA cũng cho thấy một sự tương quan tích cực và có ý nghĩa ở
mức 5% đối với sản lượng xuất khẩu cà phê hằng năm của Việt Nam, tham gia vào
các hiệp định thương mại tự do, trên lộ trình cắt giảm thuế quan, cà phê thực sự là
mặt hàng phát huy được tối đa tiềm năng của mình. Tuy nhiên dân số Việt Nam và
GDP của Việt Nam không có ý nghĩa thống kê do cà phê là một ngành hàng xuất
khẩu của Viêt Nam, trong khi yếu tố dân số và GDP đại diện cho cả một nền kinh
tế. Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 115 nước nhập khẩu cà phê và trong số đó
có rất nhiều bạn hàng lớn có GDP cao gấp hàng chục lần Việt Nam như Mỹ, Úc,
Đức, Anh… Chính vì điều này, khoảng cách kinh tế không thực sự có ý nghĩa giải
thích đối với lượng cà phê xuất khẩu hằng năm, một phần nữa là do các nước này
không hội tụ đủ những yếu tố khác để có thể cung ứng cà phê cho nội địa bắt buộc
phải nhập khẩu từ nước khác. Và Việt Nam, là một trong những nước cung ứng cà
phê nhiều trên thế giới.

5.2 Hàm ý chính sách


Khủng hoảng kinh tế vào năm 2008 và giá cả cà phê trên thị trường thế giới lên
xuống thất thường làm ảnh hưởng đến diện tích đất trồng cà phê của Việt Nam, dẫn
tới ảnh hưởng đến lượng cung cà phê của Việt Nam hằng năm. Mặc dù Việt Nam là
nước có nguồn cung cà phê dồi dào, nhưng thực tế giá cả cà phê của Việt Nam bị
ảnh hưởng bởi thị trường thế giới. Một trong những giải pháp để điều tiết giá cả đó
là tăng cường tiêu thụ cà phê trong nước. Tăng tiêu thụ cà phê sẽ giúp điều chỉnh lại
cân bằng cung cầu thị trường, giúp tăng giá cà phê trả cho người sản xuất, tạo cơ
hội tăng giá trị gia tăng, tạo công ăn việc làm, tăng thuế và phát triển kinh tế nói
chung. Ngoài ra, sau khi gia nhập vào WTO và các hiệp định thương mại tự do, cà
phê xuất khẩu của Việt Nam còn gặp thêm nhiều rào cản về các tiêu chuẩn chất
lượng, để có thể phát huy tối đa lợi ích khi tham gia vào các tổ chức này, Việt Nam
nên nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê, các tiêu chuẩn về độ ẩm, nồng độ thuốc
bảo vệ thực vật… Vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm phải được đặt lên
68

vị trí quan trọng trong việc chuẩn bị hàng xuất khẩu, đảm bảo không có những lô
hàng có chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép. Chỉ khi chất lượng
được nâng lên, các doanh nghiệp Việt Nam mới có điều kiện để cạnh tranh với các
nước khác, không bị phụ thuộc quá nhiều vào giá cả thế giới, thêm nữa các quốc gia
khác sẽ giao thương nhiều hơn. Việt Nam là một trong những thành viên của tổ
chức cà phê thế giới (ICO) và các thành viên xuất khẩu của tổ chức cà phê quốc tế
phải thực hiện cam kết cải tiến chất lượng thông qua chương trình chất lượng cà
phê theo nghị quyết 420 của Hội đồng cà phê quốc tế đã được thông qua trong kỳ
họp tháng 5/2004. Diện tích đất trồng cà phê cũng là một trong những yếu tố quan
trọng đến kim ngạch xuất khẩu hằng năm, Việt Nam cũng đã đề ra mục tiêu cụ thể
trong quyết định Quy hoạch phát triển phát triển cà phê Việt Nam đến năm 2020 và
tầm nhìn đến 2030 của Bộ NN&PT NT. Thị trường xuất khẩu cà phê cũng là một
trong những yếu tố quan trọng để Việt Nam có thể giao thương thường xuyên và
với khối lượng lớn. Để có thể lựa chọn được những đối tác tiềm năng với dân số
đông, nhu cầu cà phê tiêu dùng hằng ngày lớn, chủng loại cà phê được đại đa số dân
cư ưa chuộng, Việt Nam cần xây dựng kế hoạch và chương trình xúc tiến thương
mại hiệu quả, giới thiệu với thế giới những sản phẩm cà phê đặc biệt và đa dạng
chủng loại, chứ không chỉ là cà phê nhân và cà phê hòa tan.

5.3 Hạn chế của nghiên cứu


Đề tài đã áp dụng mô hình hấp dẫn trong thương mại để xác định các yếu tố tác
động đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam qua các năm. Tuy nhiên biến
khoảng cách kinh tế và khoảng cách địa lý không mang ý nghĩa thống kê cho đề tài
vì chỉ nghiên cứu ở Việt Nam nên khoảng cách là cố định giữa các quốc gia qua
từng năm. Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý được đo lường giữa thủ đô các quốc gia,
trong khi vùng trọng điểm trồng cà phê của Việt Nam nằm ở khi vực Tây Nguyên.
Vì thế, khoảng cách địa lý không thực sự phản ảnh đúng theo lý thuyết của mô hình
hấp dẫn trong thương mại. Bên cạnh đó, do hạn chế về mặt số liệu, đề tài vẫn còn
chưa đo lường hết được những yếu tố khác cản trở đến thương mại cà phê của Việt
Nam như thuế, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nghiên cứu chỉ dừng lại ở
69

việc xem xét mặt hàng cà phê, trong khi các biến số GDP của Việt Nam, dân số của
Việt Nam đại diện cho cả nền kinh tế, chính vì vậy, khoảng cách kinh tế giữa các
quốc gia, dân số Việt Nam không mang ý nghĩa thống kê. Để khắc phục những vấn
đề này có thể mở rộng mô hình ra nhiều nước trồng cà phê để thấy rõ hơn tác động
của các biến đến lượng nhập khẩu, xuất khẩu.

Kết luận chương 5 : Chương 5 đã khái quát lại toàn bộ quá trình nghiên cứu của đề
tài, bên cạnh đó rút ra kết luận và đưa ra hàm ý chính sách từ thực tế nghiên cứu.
Hạn chế của nghiên cứu cũng được nêu ra vì lý do hạn chế về mặt thời gian và
nguồn dữ liệu nên đề tài còn chưa đi sâu vào nghiên cứu các biến quan trọng khác.
Từ đó đề xuất nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực thương mại nông sản cho Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2013. Diện tích đất trồng cà phê
phân theo từng vùng lãnh thổ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2012. Quyết định số 1987/QĐ-
BNN-TT ngày 21/08/2012 về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành cà phê
Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Luật Thương mại Việt Nam (2005). Truy cập ngày 20/08/2015 từ

http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemI
D=18140

Tổng Cục Thống Kê (2003-2013). Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam

Trần Văn Hiếu, 2006. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế. Cần Thơ : Nhà xuất
bản Đại học Cần Thơ

Tài liệu tham khảo Tiếng Anh

Baltagi, B. H. (2008). Econometric Analysis of Panel Data (Fourth Edition). John


Wiley & Sons, Chichester, United Kingdom.

Bac Xuan Nguyen (2010). “The Determinants of Vietnamese Export Flows: Static and
Dynamic Panel Gravity Approaches”. International Journal of Economics and
FinanceVol. 2

Bergstrand, J.H. (1985). The gravity equation in international trade: some


microeconomic foundations and empirical evidence, The Review of
Economic and Statistics, vol.67, pp.474-481.
Blomqvist, H.C. (2004). Explaining trade flows in Singapore. ASEAN Economic
Journal, vol.18, no.1, pp.25-46.

Céline Carrere (2003). “Revisiting the Effect of Regional Trading Agreements on


Trade Flows with Proper Specification of the Gravity Model . CERDI
Université d’Auvergne.

Chan-Hyun Sohn (2005). “Does Gravity Model Fit Korea’s Trade Patterns?”.Korea :
Yokohama National University.

Đào Ngọc Tiến (2009). “Determinants to Viet Nam’s export flows and government
implications under the global crisis” . Nghiên cứu về chính sách thương mại .
Đại học Ngoại thương.

Đỗ Thái Trí (2006), A gravity model for trade between Vietnam and twenty-three
European countries. Department of Economics and Society, Dalarna University,
Sweden.

Deardorff, A.V. (1998), Determinant of bilateral trade: does gravity mode work
in a neoclassical world?. In Frankel J.A. (eds.), The Regionalization of the
World Economy(pp.1-27). Chicago IL: University of Chicago.

Egger, P. (2002). An econometric view on the estimation of gravity models and


the calculation of trade potentials, World Economy, vol.25, iss.2, pp.297-312.

Heckman, J. J. (1979). Sample selection bias as a specification error. Econometrica:


Journal of

the Econometric Society, 153-161.

H.Mikael Sandberg (2004). “The Impact of Historical and Regional Linkages on Free
Trade in the America : A Gravity Model Analysis Across Sectors”. American
Agricultural Economics Association Annual Meeting. Denver, Colorado.
Jacob A. Bikker (2009). "An extended gravity model with substitution applied to
international trade". Tjalling C. Koopmans Research Institute, Utrecht School of
Economics, Utrecht University.

James E. Anderson (1979). "A Theoretical Foundation for the Gravity Equation".
American Economic Review., 69, 106-16

K. Doanh Nguyen và Yoon Heo (2009). “ AFTA and Trade Diversion:An Empirical
Study for Viet Nam and Singapore”. International Area Review.

Krugman, P.,R., và Maurice, O (2005), International Economics: theory and policy,


7.ed, Boston, Addison Wesley.

Martínez-Zarzoso, I. & Nowak-Lehmann, D.F. (2004). MERCOSUR-European


Union Trade: How important is EU Trade Liberalisation for MERCOSUR's
Exports?. In Center for European, Governance and Economic
Development Research Discussion Papers. (pp.30). Göttingen , Germany:
University of Göttingen, Department of Economics.

Markusen, J. R., and R. M. Wigle (1990). “Explaining the Volume of North–South


Trade”.The Economic Journal, 100, 1206–1215.

Montanari, M. (2005), EU trade with Balkans, large room for growth?, Eastern
European Economics, vol.43, iss.1, pp.59-81.

Nguyễn Thanh Thủy và Jean-Louis Arcand (2009). "Gravity Equation for Different
Product Groups: A study at product level". Hanoi: Development and Policy
Research Center DEPOCEN.

Poyhonen, P. (1963), A Tentative Model for the Volume of Trade between Countries",
Weltwirtschaftliches Archiv., 90, 93-99.

Rahman, M.M. (2003). A panel data analysis of Bangladesh’s trade: the gravity
model approach. University of Sydney.
Ranajoy và Tathagata. (2006).” Does the Gravity Model Explain India’s Direction of
Trade?”. India : University of Calcutta, India.

Rose A.K. (2004). “Do We Really Know That the WTO Increases Trade?”. American
Economic Review, 94, 1,98-114.

<http://www.etsg.org/ETSG2003/papers/rahman.pdf>

Tiiu Paas (2000). “ A Gravity Approach for Modeling Trade Flows Between Estonia
and The main trading partners”. University of Taru, Estonia.

Tinbergen, Jan. 1962. “An Analysis of World Trade Flows,” in Shaping the World
Economy.New York, NY: Twentieth Century Fund.

Yaffee, R. (2003) A Primer for Panel Data Analysis. Social Sciences, Statistics and
Mapping, New York University, 10.
PHỤ LỤC

1. Mô hình hồi quy dữ liệu bảng theo mô hình OLS thuần túy
. reg lnQuantity lnPRICE PRICE_Distance OPENi_OPENvn lnPOPi lnGDPi lnEDistance wto fta

Source SS df MS Number of obs = 707


F( 8, 698) = 110.73
Model 2174.17474 8 271.771842 Prob > F = 0.0000
Residual 1713.14456 698 2.45436183 R-squared = 0.5593
Adj R-squared = 0.5542
Total 3887.3193 706 5.50611799 Root MSE = 1.5666

lnQuantity Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

lnPRICE -.6255564 .2041896 -3.06 0.002 -1.026456 -.224657


PRICE_Distance 9.34e-06 5.18e-06 1.80 0.072 -8.26e-07 .0000195
OPENi_OPENvn .0000417 6.85e-06 6.09 0.000 .0000283 .0000552
lnPOPi .5470808 .1441753 3.79 0.000 .2640115 .8301501
lnGDPi .6234368 .1335709 4.67 0.000 .3611879 .8856857
lnEDistance .0823164 .1078573 0.76 0.446 -.1294473 .2940801
wto -.0404361 .1562608 -0.26 0.796 -.3472337 .2663615
fta .3083464 .1579953 1.95 0.051 -.0018566 .6185493
_cons -13.17791 .9518937 -13.84 0.000 -15.04683 -11.309

2. Hồi quy dữ liệu bảng theo mô hình hiệu ứng cố định (FEM)
. xtreg lnQuantity lnPRICE PRICE_Distance OPENi_OPENvn lnPOPi lnGDPi lnEDistance wto fta,fe

Fixed-effects (within) regression Number of obs = 707


Group vari able: Year Number of groups = 11

R-sq: within = 0.5588 Obs per group: min = 59


between = 0.5919 avg = 64.3
overall = 0.5589 max = 70

F(8,688) = 108.93
corr(u_i, Xb) = -0.0302 Prob > F = 0.0000

lnQuantity Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

lnPRICE -.6218995 .417719 -1.49 0.137 -1.442057 .1982576


PRICE_Distance 9.19e-06 5.28e-06 1.74 0.082 -1.18e-06 .0000196
OPENi_OPENvn .0000415 6.94e-06 5.97 0.000 .0000278 .0000551
lnPOPi .5452128 .1502986 3.63 0.000 .2501139 .8403118
lnGDPi .6241151 .138957 4.49 0.000 .3512844 .8969458
lnEDistance .0854344 .1112172 0.77 0.443 -.1329314 .3038003
wto -.1411856 .2367996 -0.60 0.551 -.6061222 .323751
fta .3611654 .169698 2.13 0.034 .0279773 .6943535
_cons -13.14171 1.00685 -13.05 0.000 -15.11858 -11.16485

sigma_u .11263122
sigma_e 1.5751149
rho .00508719 (fraction of variance due to u_i)

F test that all u_i=0: F(10, 688) = 0.25 Prob > F = 0.9906

Kiểm định F có p-value = 0,9906 cho thấy mô hình OLS thuần túy là phù hợp hơn.
3. Hồi quy dữ liệu bảng theo mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM)

. xtreg lnQuantity lnPRICE PRICE_Distance OPENi_OPENvn lnPOPi lnGDPi lnEDistance wto fta,re

Random-effects GLS regression Number of obs = 707


Group vari able: Year Number of groups = 11

R-sq: within = 0.5587 Obs per group: min = 59


between = 0.7208 avg = 64.3
overall = 0.5593 max = 70

Wald chi2(8) = 885.84


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

lnQuantity Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

lnPRICE -.6255564 .2041896 -3.06 0.002 -1.025761 -.2253522


PRICE_Distance 9.34e-06 5.18e-06 1.80 0.071 -8.08e-07 .0000195
OPENi_OPENvn .0000417 6.85e-06 6.09 0.000 .0000283 .0000552
lnPOPi .5470808 .1441753 3.79 0.000 .2645023 .8296593
lnGDPi .6234368 .1335709 4.67 0.000 .3616427 .885231
lnEDistance .0823164 .1078573 0.76 0.445 -.1290801 .2937129
wto -.0404361 .1562608 -0.26 0.796 -.3467017 .2658295
fta .3083464 .1579953 1.95 0.051 -.0013187 .6180114
_cons -13.17791 .9518937 -13.84 0.000 -15.04359 -11.31224

sigma_u 0
sigma_e 1.5751149
rho 0 (fraction of variance due to u_i)

4. Kiểm định Breusch – Pagan


. xttest0

Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects

lnQuantity[Year,t] = Xb + u[Year] + e[Year,t]

Estimated results:
Var sd = sqrt(Var)

lnQuant~y 5.506118 2.346512


e 2.480987 1.575115
u 0 0

Test: Var(u) = 0
chibar2(01) = 0.00
Prob > chibar2 = 1.0000

5. Kiểm định Hausman


Coefficients
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
a b Difference S.E.

lnPRICE -.6218995 -.6255564 .0036568 .3644116


PRICE_Dist~e 9.19e-06 9.34e-06 -1.51e-07 1.03e-06
OPENi_OPENvn .0000415 .0000417 -2.70e-07 1.11e-06
lnPOPi .5452128 .5470808 -.001868 .0424633
lnGDPi .6241151 .6234368 .0006782 .0383127
lnEDistance .0854344 .0823164 .003118 .0271305
wto -.1411856 -.0404361 -.1007495 .177923
fta .3611654 .3083464 .052819 .0619266

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg


B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(6) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 1.06
Prob>chi2 = 0.9833

6. Kiểm định đa cộng tuyến


. vif

Variable VIF 1/VIF

lnGDPi 16.40 0.060963


lnPOPi 14.31 0.069859
lnEDistance 11.22 0.089098
lnPRICE 2.37 0.421169
wto 1.73 0.577438
PRICE_Dist~e 1.66 0.603630
OPENi_OPENvn 1.41 0.711083
fta 1.20 0.832000

Mean VIF 6.29

7. Kiểm định phương sai thay đổi

. xttest3

Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity


in fixed effect regression model

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i

chi2 (11) = 16.82


Prob>chi2 = 0.1132

8. Mô hình Heckman 2 bước


Heckman selection model -- two-step estimates Number of obs = 1053
(regression model with sample selection) Censored obs = 411
Uncensored obs = 642

Wald chi2(8) = 838.75


Prob > chi2 = 0.0000

lnQuantity Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

lnQuantity
lnPRICE -.5870178 .3349674 -1.75 0.080 -1.243542 .0695061
PRICE_Distance 7.31e-06 7.25e-06 1.01 0.313 -6.89e-06 .0000215
OPENi_OPENvn .0000426 7.27e-06 5.86 0.000 .0000284 .0000569
lnPOPi .5133689 .1506134 3.41 0.001 .2181722 .8085657
lnGDPi .6254084 .1385104 4.52 0.000 .3539331 .8968838
lnEDistance .0768662 .1105627 0.70 0.487 -.1398327 .2935651
wto -.0265585 .1730927 -0.15 0.878 -.3658139 .3126969
fta .4581863 .1745676 2.62 0.009 .1160401 .8003324
_cons -13.77966 2.588519 -5.32 0.000 -18.85306 -8.706257

select
POPvn -3.50e-08 5.83e-08 -0.60 0.548 -1.49e-07 7.92e-08
LANvn .0952685 .1143895 0.83 0.405 -.1289308 .3194678
Dis -5.69e-06 8.35e-06 -0.68 0.496 -.0000221 .0000107
_cons .1484073 1.603726 0.09 0.926 -2.994838 3.291652

mills
lambda 1.834443 3.698378 0.50 0.620 -5.414244 9.08313

rho 0.88960
sigma 2.0621016

You might also like