Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỒ ÁN QUY HOẠCH – GIAI ĐOẠN 3

ÁP DỤNG MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ VÀO


ĐẤT Ở CHO VÙNG GIAO THOA I-II.5 – VÙNG ĐÔ
THỊ PHÍA TÂY NAM NÚI BÀ ĐEN, TP. TÂY NINH

GVHD: TS. KTS ĐỖ PHÚ HƯNG

HVTH: KTS. NGUYỄN PHẠM LY NA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9 NĂM 2019


TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TIẾNG VIỆT
1. TS. Lê Văn Trưởng, Nhận dạng nông nghiệp đô thị Việt Nam, Kỷ yếu
Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ III. Hà Nội, Tháng 12/2008.
2. Nhóm ngân hàng thế giới, Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: tăng giá
trị giảm đầu vào, Báo cáo phát triển Việt Nam 2016, NXB Hồng Đức,
Hà Nội, tháng 4 năm 2016.
3. Võ Kim Cương, Chiến lược phát triển đô thị - Phương pháp và quy
trình, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011.
4. Võ Kim Cương, Chính sách đô thị, NXB Xây dựng Hà Nội, 2013.
5. Báo cáo rà soát nông nghiệp và lương thực của OECD, Chính sách nông
nghiệp Việt Nam, 2015
6. Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thị Paddy, Đô thị bền vững – Từ lý
thuyết đến thực hành, tháng 12/2015.
7. Văn phòng UBND TP. Tây Ninh, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền
năm 2108 và phương hướng thực hiện năm 2019.
8. Trương Quốc Sử, Tổ chức không gian nông nghiệp đô thị hướng đến
quy hoạch xây dựng đô thị phát triển bền vững mang bản sắc địa
phương ở đồng bằng sông Cửu Long, Luận án Tiến sĩ Quy hoạch vùng
và đô thị trường ĐH Kiến trúc Tp. HCM, năm 2019.
9. Nguyễn Thành Hồng, Giá trị khai thác đất nông nghiệp trong tổ
chức không gian TP. Hội An, Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch vùng
và đô thị trường ĐH Kiến trúc Tp. HCM, năm 2016.
B. TIẾNG ANH
1. Christa Anderson, City Sustainability indicators, Work Bank & Urban
Development and Local Government
2. Maria caridad cruze & Roberto Sanchez Medina, A key to sustainability in
Havana, Cuba, International Development Research Centre 2003.
MỤC LỤC

PHẦN 1 ...................................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề: .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................ 2
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài:......................................... 4
PHẦN 2 ...................................................................................................................... 5
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................................... 5
Chương 1: .............................................................................................................. 5
Phân tích và đánh giá bối cảnh vùng giao thoa (I-II.5), TP. Tây Ninh .............. 5
1.1. Phân tích các giai đoạn phát triển Vùng đô thị phía Tây Nam núi Bà
Đen (vùng giao thoa I-II.5): .............................................................................. 5
1.2. Phân tích vị trí: ...................................................................................... 6
1.2.1. Xác định ranh giới Vùng giao thoa I-II.5:.......................................... 6
1.2.2. Phân tích đặc điểm vị trí Vùng giao thoa I-II.5: ................................. 8
1.3. Phân tích kinh tế - xã hội – môi trường – không gian đô thị ............... 9
1.3.1. Phân tích kinh tế - xã hội: .................................................................. 9
1.3.2. Phân tích môi trường:....................................................................... 10
1.3.4. Phân tích không gian đô thị: ............................................................ 12
Chương 2 : Cơ sở Khoa học ............................................................................... 13
3.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 13
3.1.1. TS.Lê Văn Trưởng, Nhận dạng Nông nghiệp đô thị Việt Nam ............. 13
3.1.2. Peter Calthorpe .................................................................................. 15
3.1.3. Trương Quốc Sử, Tổ chức không gian nông nghiệp đô thị hướng đến
quy hoạch xây dựng đô thị phát triển bền vững mang bản sắc địa phương ở
đồng bằng sông Cửu Long, Luận án Tiến sĩ Quy hoạch vùng và đô thị trường
ĐH Kiến trúc Tp. HCM, năm 2019. .............................................................. 15
3.2. Cơ sở pháp lý: .......................................................................................... 16
3.2.1. Quyết định phê duyệt Ðồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị
xã Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2050 ................................................... 16
3.3. Cơ sở thực tiễn: ........................................................................................ 16
3.3.1. Thành phố Havana, Cuba, Chìa khóa nông nghiệp đô thị: .................. 16
3.3.3. Làng Regen, Amsterdam,Hà Lan......................................................... 18
Chương 3 : Kết quả nghiên cứu : ....................................................................... 20
3.1. Tính chất Vùng giao thoa (I-II.5): ............................................................... 20
3.2. Bảng phân loại các mô hình NNĐT áp dụng cho Vùng giao thoa (I-II.5) . 22
3.3. Đề xuất áp dụng các mô hình NNĐT vào đất ở tại Vùng giao thoa (I-II.5)24
PHẦN 3 .................................................................................................................... 26
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 26
1

PHẦN 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề:


Bài nghiên cứu của học viên là bài nghiên cứu cá nhân nằm trong bài nghiên
cứu lớn của nhóm học viên cao học với mục tiêu xây dựng chiến lược phát triển
bền vững theo hướng đô thị sinh thái cho Thành phố Tây Ninh.
Để đạt được mục đích đó bài nghiên cứu thực hiện các bước cơ bản từ việc
xác định vấn đề và đối tượng nghiên cứu đến việc phân tích, đánh giá bối cảnh
Tp. Tây Ninh, từ đó xây dựng tầm nhìn phát triển và xác định chiến lược phù hợp
với tầm nhìn bằng các chỉ số đánh giá. Giai đoạn 1: Quy hoạch chiến lược thành
phố Tây Ninh phát triển bền vững theo hướng sinh thái. Kết quả giai đoạn 1 có 02
chiến lược: (i) Áp dụng hình thức Nông nghiệp đô thị vào Tp. Tây Ninh; (ii) Sử
dụng năng lượng thay thế vào đô thị.
Ở giai đoạn 2, nhóm 1 đã tiến hành nghiên cứu Chiến lược 1 và cụ thể hóa
chiến lược bằng “Chiến lược sử dụng hiệu quả đất ở tại TP. Tây Ninh để góp phần
phát triển đô thị bền vững theo hướng sinh thái”. Giai đoạn 2 có 02 kết quả: (i)
Áp dụng nông nghiệp đô thị vào đất ở là giải pháp hợp lý đối với đô thị Tây Ninh,
để sử dụng hiệu quả đất ở nhằm góp phần phát triển đô thị bền vững theo hướng
sinh thái; (ii) Đưa ra sơ đồ phân vùng áp dụng các mô hình nông nghiệp đô thị
vào đất ở tại Tp. Tây Ninh.
Cuối cùng, học viên nhận thấy, việc áp dụng các mô hình Nông nghiệp đô
thị cần được hệ thống hóa thành bảng biểu và cụ thể hóa bằng bản đồ để góp phần
thực thi chiến lược hiệu quả, nhất là ở những Vùng giao thoa. Bởi vì, các đặc
trưng tính chất của vùng này, chưa được nghiên cứu trong giai đoạn 2. Do đó, học
viên đã chọn một trong các vùng giao thoa để tiến hành nghiên cứu giai đoạn 3:
Áp dụng các mô hình Nông nghiệp đô thị vào đất ở trong Vùng giao thoa (I-II.5)
– Vùng đô thị phía Tây Nam núi Bà Đen. Với tính chất từng vùng, Vùng I là Vùng
lõi đô thị và Vùng II.5 là Vùng phía Nam núi Bà Đen đã được xác định trong giai
đoạn 2.
2

2. Mục tiêu nghiên cứu:


- Mục tiêu 1: xác định tính chất đất ở trong Vùng giao thoa (I-II.5)
- Mục tiêu 2: Lập bảng mô hình NNĐT áp dụng vào đất ở trong Vùng
giao thoa trên.
- Mục tiêu 3: Đưa ra bản đồ áp dụng các mô hình NNĐT hợp lý cho đất
ở trong Vùng giao thoa (I-II.5).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: đất ở vùng giao thoa (I-II.5), Thành phố Tây Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: Đồ án nghiên cứu bối cảnh đất ở vùng giao thoa
(I-II.5), Thành phố Tây Ninh trên các phương diện nhằm hướng tới phát
triển bền vững bao gồm Kinh tế, Xã hội, Môi trường và Không gian đô
thị; không đi sâu vào lĩnh vực Quản lý đô thị.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Giai đoạn 3 - bài tiểu luận cá nhân, học viên sử dụng kết quả nghiên cứu từ
giai đoạn 1 và giai đoạn 2, từ đó tiến hành kế hoạch thực hiện nghiên cứu cho
Vùng giao thoa (I – II.5) bao gồm: tìm kiếm thông tin sơ bộ và thiết kế sơ đồ
nghiên cứu; sau đó tìm các tư liệu liên quan trực tiếp đến các mục tiêu mà học
viên đã xác định; kết hợp với bản đồ; cuối cùng, học viên thực hiện bài nghiên
cứu bằng việc đan xen các phương pháp sau:
- Phương pháp sơ đồ hóa: Hệ thống hóa tất cả các dữ liệu, lý luận thành sơ
đồ để dễ trong việc lưu trữ thông tin. Xây dựng hướng nghiên cứu, phân bố tiến
trình làm việc, kết quả công việc dưới dạng sơ đồ.
- Phương pháp bản đồ: Dựa trên phân tích, chồng lấp các bản đồ cơ cấu sử
dụng đất, bản đồ giao thông để xác định hướng phát triển và tính chất vùng giao
thoa.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Kết hợp phân tích thông tin số liệu về
kinh tế - xã hội – môi trường ở các Niên giám thống kê, Báo cáo kinh tế xã hội,
trang báo điện tử của Tỉnh Tây Ninh, để tổng hợp tính chất vùng giao thoa. Phân
tích đối tác và vai trò các đối tác trong bối cảnh góp phần tạo nên thành công cho
việc áp dụng mô hình NNĐT vào Vùng giao thoa I-II.5 ở Tp. Tây Ninh.
3

- Phương pháp so sánh: Tiến hành soi chiếu tính chất vùng giao thoa tìm
được vào bối cảnh tp. Tây Ninh với các tiêu chí về đô thị bền vững và đô thị sinh
thái, kết hợp với bài học kinh nghiệm, từ đó xác lập đề xuất phù hợp và các chỉ số
đánh giá thích hợp.
- Phương pháp khảo sát, điền dã: Quan sát, phỏng vấn, ghi chép, chụp hình
các khu vực liên quan để nghiên cứu bối cảnh.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các bài nghiên cứu của các chuyên
gia về NNĐT, quy hoạch, kinh tế nông nghiệp, để học tập cách thức giải quyết
vấn đề.

Hình 1 – Sơ đồ áp dụng kết hợp Phương pháp nghiên cứu để thực hiện mục
tiêu nghiên cứu ( Nguồn : học viên)
4

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài:


- Ý nghĩa khoa học: (i) Xác định tính chất đất ở Vùng giao thoa I-II.5; (ii)
Đưa ra bảng mô hình nông nghiệp đô thị áp dụng cho Vùng giao thoa I-II.5
- Giá trị thực tiễn: Đưa ra đề xuất áp dụng mô hình NNĐT vào đất ở tại Tp.
Tây Ninh.
6. Cấu trúc nghiên cứu của bài tiểu luận Giai đoạn 3:
Sau khi tham gia các buổi học lý thuyết và các buổi học thực hành với giáo
viên hướng dẫn, học viên xác lập bài nghiên cứu cho Giai đoạn 3 - Đồ án Quy
hoạch theo cấu trúc gồm 03 phần chính: Mở đầu, nội dung nghiên cứu và kết luận
và cụ thể hóa cấu trúc bài nghiên cứu bằng sơ đồ sau:

Hình 2 – Cấu trúc nghiên cứu Đồ án Quy hoạch ( Nguồn : học viên)
5

PHẦN 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1:
Phân tích và đánh giá bối cảnh vùng giao thoa (I-II.5), TP. Tây Ninh
1.1. Phân tích các giai đoạn phát triển Vùng đô thị phía Tây Nam núi
Bà Đen (vùng giao thoa I-II.5):
Vùng đô thị phía Tây Nam núi Bà Đen (vùng giao thoa I-II.5) hình thành và
phát triển qua 4 giai đoạn chính được sơ đồ hóa bằng hình ảnh như sau:

Hình 3 – Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển Thành phố Tây Ninh
( Nguồn : học viên)

Sơ đồ trên cho thấy Vùng giao thoa I - II.5 đã được hình thành từ những
năm 1954 theo tính chất “thị” từ khi Tây Ninh còn là một thị xã. Sau đó, đến khi
xác nhập ranh hành chính, vùng giao thoa này mới chính thức được định hướng
phát triển cộng hưởng với núi Bà Đen. Như vậy, trong vùng giao thoa này, tính
chất đất ở lõi đô thị mạnh hơn tính chất đất ở là khu vực phía Tây Nam núi Bà
Đen.
6

1.2. Phân tích vị trí:


Trong giai đoạn 2, nhóm nghiên cứu đã đi đến kết quả với đề xuất sơ đồ
phân vùng áp dụng mô hình NNĐT vào đất ở tại TP. Tây Ninh. Ý nghĩa của sơ
đồ này cho thấy, áp dụng NNĐT góp phần liên kết các khu vực ở TP. Tây Ninh
và các xã lân cận trong tỉnh Tây Ninh, tác động qua lại này, góp phần sử dụng đất
ở hiệu quả, khi lợi ích được cân bằng trên quan điểm vùng. Điều này đồng nghĩa
với việc cộng sinh để tạo nên những giá trị mới.

Hình 4 – Sơ đồ phân vùng áp dụng mô hình NNĐT vào đất ở tại Thành phố Tây
Ninh
( Nguồn : học viên)
1.2.1. Xác định ranh giới Vùng giao thoa I-II.5:
Tuy nhiên, để xác định ranh giới Vùng giao thoa I-II.5 trên bản đồ nhằm
thực thi việc áp dụng mô hình NNĐT, học viên đã kết hợp nghiên cứu sơ đồ phân
vùng nói trên, sơ đồ cấu trúc giao thông, sơ đồ cấu trúc mảng xanh của Tp. Tây
Ninh để đưa ra Bản đồ Phân Khu áp dụng mô hình NNĐT vào đất ở tại TP. Tây
Ninh. Từ đó, làm cơ sở nghiên cứu vị trí và tính chất Vùng giao thoa này.
7

Hình 5 – Cấu trúc đô thị Tây Ninh (Nguồn: Quy hoạch chung Tp. Tây Ninh đến
2020) Cấu trúc mảng xanh đô thị Tây Ninh ( Nguồn : học viên)

Hình 6 – Sơ đồ phân khu áp dụng mô hình NNĐT vào đất ở tại Thành phố Tây
Ninh ( Nguồn : Học viên)
8

Vùng giao thoa (I-II.5) nằm trong ranh đô thị, thuộc 3 phường: Phường 3, P.
Hiệp Ninh và P. Ninh Thạnh.

Hình 7 – Ranh giới Vùng giao thoa I-II.5 – Vùng đô thị phía Tây Nam núi Bà Đen
( Nguồn : học viên)
1.2.2. Phân tích đặc điểm vị trí Vùng giao thoa I-II.5:

Hình 8 – Vị trí Vùng giao thoa I-II.5 – Vùng đô thị phía Tây Nam núi Bà Đen
( Nguồn : Học viên)
9

Vị trí vùng giao thoa I-II.5 giáp:


- Phía Bắc: giáp rạch Tây Ninh và mảng xanh
- Phía Nam: giáp rạch Tây Ninh và mảng xanh
- Phía Đông: giáp đường vành đai – ranh đô thị
- Phía Tây: giáp rạch Tây Ninh và mảng xanh

Vị trí Vùng giao thoa I-II.5 có điểm đặc biệt là 3 mặt giáp mảng xanh và rạch
Tây Ninh, chỉ có một mặt giáp Đường đô thị. Vị trí này phù hợp với việc áp dụng
các mô hình nông nghiệp nhằm duy trì và phát huy giá trị không gian cảnh quan
vốn có.

1.3. Phân tích kinh tế - xã hội – môi trường – không gian đô thị
1.3.1. Phân tích kinh tế - xã hội:

Theo Niên giám thống kê của Thành phố Tây Ninh năm 2017, cho thấy sản
lượng nông nghiệp chính của 3 phường trong Vùng giao thoa I-II.5 là Phường 3,
P. Hiệp Ninh và P. Ninh Thạnh như sau:

Sản lượng lương thực có hạt phân theo xã, phường, thị trấn
Đơn vị tính: Tấn
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

TỔNG SỐ 13069 12844 13005 12905 12692


Phường I 2540 2560 2522 2438 2081
Phường II
Phường III
156 200 198 196 198
Phường IV
Phường Hiệp Ninh
95 32 35 40 32
Xã Bình Minh 266 98 100 75 106
Xã Thạnh Tân 3681 3762 3810 3936 3958
Xã Tân Bình 1561 1591 1640 1653 1638
Phường Ninh Sơn
2581 2468 2494 2480 2519
Phường Ninh Thạnh 2189 2133 2206 2087 2160
Bảng 1 – Sản lượng lương thực có hạt phân theo xã, phường, thị trấn( Nguồn : Niên
giám thống kê Tp. Tây Ninh 2017)
10

Ngày nay, liên kết mạng lưới xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình cũng
đặt ra nhiều khía cạnh liên quan đến khó khăn và thách thức trong liên kết, hợp
tác phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng chuyên nghiệp hóa, tính bền vững
của các mối liên kết trong bối cảnh hội nhập, liên kết để tạo sự chuyển biến từ mô
hình sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của hộ gia đình sang mô hình sản xuất lớn mang
tính hàng hóa để trao đổi ra thị trường.
1.3.2. Phân tích môi trường:
Vùng giao thoa (I-II.5) – Vùng đô thị phía Tây Nam núi Bà Đen, mang đặc
điểm đặc trưng khí hậu, thổ nhưỡng của vùng lõi đô thị Tây Ninh như:

• Khí hậu:

Chế độ nhiệt: Vùng giao thoa này có độ nhiệt khá ổn định vì hệ thống gió
mùa luân phiên ảnh hưởng tới lãnh thô điều là những khó không khí nhiệt đới hay
cận xích đạo với những đặc trưng nhiệt đặc xấp xĩ nhau. Vì thể nền lãnh thô có
nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ trung bìng các tháng ít xuống 26°C và hiểm khí
vượt quá 29°C. Lượng ánh sáng quanh năm đôi dào. Mỗi ngày trung bình có tới
6h nắng, tối đa có thể lên tới 12h nắng. Gió Tây Ninh phản ánh được chế độ hoàn
lưu gió mùa của các khu vực, của vùng.

Bảng 2 –Nhiệt độ trung bình hàng tháng Tp. Tây Ninh các năm từ 2015 đến 2019
(Nguồn : Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn tỉnh Tây Ninh)
Gió mùa mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Từ tháng 11 đến tháng
2 do ảnh hưởng của khối không khí lạnh cực đưới phía Bắc hướng gió thịnh hành
các tháng này chủ yếu: Hướng Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc.
Từ tháng 2 đến tháng 4 khối không khí lạnh yếu dần và tiếp chịu ảnh hưởng
của không khí Tây Thái Bình Dương và biển tạo thời tiết nóng ẩm, hướng gió:
Đông Nam và Tây Nam
11

• Địa hình:
Cao độ nền vùng này có dạng địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung
bình từ 20 - 40 m so với mặt nước biển, hướng dốc chung từ Đông Bắc xuống Tây
Nam.

Hình 9 – Vùng giao thoa trong Bản đồ cao độ Tp. Tây Ninh (Nguồn : Trung tâm
dự báo khí tượng Thủy văn tỉnh Tây Ninh)
Từ các phân tích trên về khí hậu và địa hình Tp.Tây Ninh như vậy đều cho
thấy điều kiện về môi trường tự nhiên Vùng giao thoa I-II.5 có khí hậu nhiệt đới
gió mùa cận xích đạo. Trong năm không có mùa đông lạnh, mùa mưa và mua khô
rõ rệt trong năm đã tạo nên sắc thái riêng ảnh hưởng đến sàn xuất và sinh hoạt của
dân cư trong vùng với các thuận lợi như:

- Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhiệt đới, cây trồng phong phú:
cây Công Nghiệp lương thực thực phẩm có giá trị cao, phát triển rừng chăn nuôi
và nhiều ngày kinh tế khác.
12

- Nhiệt độ cao đều, độ âm lớn làm cho cây cối động vật sinh trưởng và
phát triển quanh năm, có thể tăng vụ gối vụ, xen canh ... Cho năng xuất cao và
tăng thu hoạch trên diện tích đất hạn chế.
- Mùa khô kéo dài, nhiệt độ cao thuận lợi cho việc phơi sấy và bảo quản
sản phẩm, đặc biệt trong hoàn cảnh cây Công Nghiệp chế biển của tỉnh còn hạn
chế ít phát triển.

1.3.4. Phân tích không gian đô thị:

Không gian đô thị của Vùng giao thoa I-II.5 được phân tách thành ba khu
vực chính theo hiện trạng và định hướng của đồ án Quy hoạch chung Tp. Tây
Ninh đến 2020: Khu 1 – Khu Giáo dục – Y tế; Khu 2 – Khu dân cư mật độ trung
bình hiện hữu; Khu 3 – Khu dân cư mật độ trung bình mới.

Hình 10 – Hiện trạng phân khu trong Vùng giao thoa I-II.5 định vị dựa trên định
hướng của Đồ án Quy hoạch chung Tp. Tây Ninh đến 2020 (Nguồn: Học viên)
13

Bản đồ hiện trạng phân khu dựa theo định hướng cảnh quan đô thị theo Quy
hoạch chung đến 2020 được duyệt, cho thấy cả không gian cảnh quan đô thị hiện
tại và định hướng đều mang tinh thần giữ không gian cảnh quan đô thị hiện hữu
cao nhất. Và khia thác các thế mạnh về mặt vị trí vào không gian đô thị, ví dụ như,
thế mạnh về đất cây xanh dọc theo con rạch Tây Ninh ở hướng Nam và hướng
Tây, thế mạnh về cảnh quan đất Nông nghiệp hiện hữu vẫn được giữ lại một phần.
Vì vậy bài nghiên cứu đất ở trong phạm vi Vùng giao thoa này kế thừa
những giá trị định hướng của đồ án Quy hoạch chung, đồng thời hướng đến gắn
kết đất ở - cư dân – kinh tế nông nghiệp và không gian cảnh quan đô thị hiện hữu
bằng Nông nghiệp đô thị.
Chương 2 : Cơ sở Khoa học
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. TS.Lê Văn Trưởng, Nhận dạng Nông nghiệp đô thị Việt Nam
Theo kết quả của nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra hai bảng: các loại hình
Nông nghiệp đô thị ở Việt Nam và các hệ thống sản xuất nông nghiệp đô thị ở
Việt Nam
14

Trong giai đoạn 2, nhóm 1 đã kết hợp hai bảng này và các đặc tính của từng phân
vùng để xây dựng nên Bảng mô hình nông nghiệp đô thị áp dụng vào đất ở tại Tp.
Tây Ninh:

BẢNG MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ ÁP DỤNG VÀO ĐẤT Ở TẠI TP. TÂY
NINH
LOẠI MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ
Loại hình Nông nghiệp tự cung tự cấp
1
kết hợp Hệ thống nông nghiệp gia đình
Loại hình nông nghiệp phục vụ khách sạn, nhà hàng
2
kết hợp Hệ thống vườn thương mại quy mô nhỏ
Loại hình nông nghiệp sinh thái
3
kết hợp Hệ thống trang trại đa chức năng
Loại hình nông nghiệp du lịch
4
kết hợp Hệ thống trang trại đa chức năng
Loại hình nông nghiệp nghỉ dưỡng
5
kết hợp Hệ thống trang trại đa chức năng
Loại hình nông nghiệp công nghệ cao
6
kết hợp Hệ thống vườn thương mại quy mô nhỏ
Loại hình nông nghiệp công nghệ cao
7
kết hợp Hệ thống trang trại đa chức năng
Bảng 3 – Bảng mô hình nông nghiệp đô thị áp dụng vào đất ở tại Tp. Tây Ninh
(Nguồn: Nhóm 1 – Giai đoạn 2)
Theo giai đoạn 2, Vùng I – Lõi đô thị áp dụng mô hình 1 và 6; Vùng II.5 áp
dụng mô hình 2,3,7. Như vậy, trong giai đoạn 3 này học viên xem xét tổ hợp mô
15

hình của Vùng giao thoa I-II.5 trên cơ cở kết quả của giai đoạn 2 gồm các mô
hình: 1, 2, 3, 6,7.
3.1.2. Peter Calthorpe
Theo nhà quy hoạch Peter Calthorpe thì: “tìm kiếm một mô hình (có thể) kết
hợp lý tưởng không tưởng về một cộng đồng tích hợp và đa dạng/hỗn hợp với
những hiện thực của thời đại chúng ta - các mệnh lệnh về hệ sinh thái, khả năng
chi trả, vốn, công nghệ, và tương tác không ngừng nghỉ.Công việc khẳng định
rằng... các khu dân cư của chúng ta phải được đa dạng trong sử dụng và dân số.
Và. . . rằng hình thái và bản sắc của đô thị phải tích hợp bối cảnh lịch sử, hệ sinh
thái độc đáo, và cấu trúc vùng một cách toàn diện.”
Quan điểm này khẳng định vai trò và hiệu quả của việc áp dụng các mô hình
Nông nghiệp đô thị hợp lý sẽ góp phần sử dụng đất ở hiệu quả, phát triển bền
vững theo hướng sinh thái.
3.1.3. Trương Quốc Sử, Tổ chức không gian nông nghiệp đô thị hướng
đến quy hoạch xây dựng đô thị phát triển bền vững mang bản sắc địa
phương ở đồng bằng sông Cửu Long, Luận án Tiến sĩ Quy hoạch vùng và
đô thị trường ĐH Kiến trúc Tp. HCM, năm 2019.

Bài nghiên cứu vận dụng quan điểm của luận án là: hoạt động nông nghiệp
sẽ làm thay đổi cơ bản nội dung của các đặc trưng không gian đô thị là: cấu trúc,
chức năng và hình thái. Đó là:

- Về cấu trúc không gian: mang tính linh hoạt hơn, khả năng kết hợp cao,khả
năng chống chịu cao, hạn chế thấp nhất sự rủi ro tác động từ bên ngoài.

- Về chức năng không gian: mang tính đa năng và khả năng thích ứng
cao,hợp lực cao.

- Về hình thái không gian: đa dạng, mang bản sắc địa phương, có sự thay
đổi theo mùa, một điều kiện đặc biệt lý thú là tạo sự hấp dẫn cho đô thị, vì hình
thái không gian luôn luôn mới với sự đa dạng màu sắc đặc trƣng của nông nghiệp.
16

3.2. Cơ sở pháp lý:


3.2.1. Quyết định phê duyệt Ðồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng
thị xã Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2050
Quyết định số 1591/QÐ-UBND về việc phê duyệt Ðồ án điều chỉnh quy
hoạch chung xây dựng thị xã Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2050. Theo Đồ
án này, Vùng giao thoa I-II.5 gồm hai khu vực chính: (i) Khu y tế giáo dục, (ii)
Khu dân cư mật độ trung bình và cao.

3.3. Cơ sở thực tiễn:


3.3.1. Thành phố Havana, Cuba, Chìa khóa nông nghiệp đô thị:
Xét cả về chính trị hay kinh tế, sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ theo kiểu
ở đây cung cấp một nền tảng để thiết kế nên một không gian sống ấn tượng và
phù hợp cho người Havana. Nói cách khác, vấn đề lương thực đã trở thành yếu tố
then chốt trong việc định hình thành phố này.

Hình 1: Hình mẫu Havana (Nguồn : Ashui)


Bài học ở Havana cho thấy cần có một quy hoạch cho nông nghiệp ở đô thị
để góp phần cân đối đời sống kinh tế - xã hội cho chính cư dân đại phương, đồng
thời tạo dựng cảnh quan đô thị đa dạng.
17

Hình 2: Dự án cảnh quan nông nghiệp ở thủ đô Havana (Nguồn : Ashui)


3.3.2. Trang trại trên mái nhà Brooklyn Grange, Mỹ

Hình 12 – Trang trại trên mái nhà Brooklyn Grange (Nguồn: trang báo điện tử
của Đài tiếng nói Việt Nam)
Trang trại Brooklyn Grange (Mỹ) - trang trại sân thượng lớn nhất trên
thế giới mỗi năm cung cấp hơn 200 tấn rau hữu cơ các loại cho các nhà hàng,
người dân trong vùng. Có thể nói, mục tiêu của Ben Fanner và nhóm của ông
18

đã cho thấy, nông nghiệp đô thị là một dự án góp phần tạo nên một nền kinh tế
bền vững và sức khỏe của thành phố.

Hình 12 – Trang trại trên mái nhà Brooklyn Grange (Nguồn: trang báo điện tử
của Đài tiếng nói Việt Nam)
Bài học ở Trang trại Brooklyn Grange cho thấy, ngay chính những nước
phát triển như Mỹ, mô hình nông nghiệp trong đô thị vẫn luôn có chỗ đứng
và phát huy thế mạnh khi kết hợp cùng công nghệ cao để tạo ra được sản
phẩm chất lượng, góp phần cung cấp nhu cầu thiết yếu cho khu vực. Đồng
thời được đánh giá góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí do khói bụi gây
ra, bảo vệ môi trường.

3.3.3. Làng Regen, Amsterdam,Hà Lan


Ngôi làng được thiết kế một làng mới có thể chủ động tự cung tự cấp thực
phẩm, tự tạo ra năng lượng và tự xử lý chất thải trong một vòng tròn khép kín.
19

Hình 15,16 – Làng Regen, ngoại ô Amsterdam Hà Lan (Nguồn: trang báo điện
tử của Hội Kiến trúc sư Việt Nam)

Bài học kinh nghiệm từ việc kiến tạo nên một nơi tự chủ về lương thực thực phẩm
và lấy đó làm nội lực phát triển ngay chính từ những quốc gia đã phát triển đang là xu
hướng để sự phát triển được bền vững. Vì vậy ở những khu dân cư mới trong Vùng giao
thoa I-II.5, nhất là đối với đất ở, cần xem xét để quy hoạch hợp lý các không gian và mô
hình dành cho Nông nghiệp, ưu tiên kết hợp công nghệ cao và năng lượng thay thế.
20

Chương 3 : Kết quả nghiên cứu :


3.1. Tính chất Vùng giao thoa (I-II.5):
Theo các phân tích và đánh giá bối cảnh Chương 1, kết hợp với các cơ sở
khoa học Chương 2, có thể thấy, Vùng giao thoa mang tính chất của lõi đô thị -
Vùng I nhiều hơn tính chất của Vùng II.5. Cụ thể, đất ở Vùng giao thoa I-II.5 là
đất ở hiện hữu với các khu dân cư từ những năm 1954, mang trong đó những dấu
ấn đô thị cũ.
Không gian đô thị của Vùng giao thoa I-II.5 được phân tách thành ba khu
vực chính theo hiện trạng và định hướng của đồ án Quy hoạch chung Tp. Tây
Ninh đến 2020: Khu 1 – Khu Giáo dục – Y tế; Khu 2 – Khu dân cư mật độ trung
bình hiện hữu; Khu 3 – Khu dân cư mật độ trung bình mới.

Hình 10 – Phân khu trong Vùng giao thoa I-II.5 theo Đồ án Quy hoạch chung Tp.
Tây Ninh đến 2020 (Nguồn: Học viên)

Như vậy, bài nghiên cứu áp dụng các mô hình Nông nghiệp đô thị vào đất
ở tại Vùng giao thoa I-II.5 chỉ áp dụng cho Khu vực 2 và 3. Trong hai khu vực
21

này, bị chi phối bởi khu vực đất Cây xanh bảo vệ cảnh quan, đất Nông nghiệp
hiện hữu, và các đường giao thông chính trong khu vực như Đường số 21, 31,
đường dễ dàng nhận thấy khu vực 2 - phía Tây Bắc đường Bời Lời mang tính chất
khác với Phía Đông Nam đường Bời Lời. Khu vực 3: những lô đất phía mảng
xanh có tính chất khác với những lô đất phía đường đô thị. Không những vậy, các
lô đất này còn tương tác nội tại bên trong với nhau. Vì vậy, học viên cụ thể hóa
các khu vực bằng bản đồ và tính chất bằng bảng sau:

Hình 10 – Phân khu vực trong vùng giao thoa I-II.5(Nguồn: Học viên)

Sơ đồ phân khu trên đi kèm với Bảng Phân loại mô tả tính chất của các khu vực
sau, việc lập Bảng và Sơ đồ hóa trên bản đồ được tiến hành cùng lúc.
22

BẢNG PHÂN LOẠI MÔ TẢ TÍNH CHẤT CÁC KHU VỰC TRONG


VÙNG GIAO THOA I-II.5
KHU VỰC TÍNH CHẤT
Khu vực chịu tác động và có mối liên kết với khu vực đất Cây xanh cảnh
2A
quan, khu vực đất Nông nghiệp hiện hữu, khu vực Giáo dục - Y tế

Khu vực chịu tác động và có mối liên kết với khu vực đất Nông nghiệp hiện
2B
hữu, khu vực Giáo dục - Y tế và trục đường chính đô thị

Khu vực chịu tác động và có mối liên kết với khu vực đất Nông nghiệp hiện
2C
hữu, trục đường chính đô thị và Khu dân cư mới

Khu vực chịu tác động và có mối liên kết với khu vực đất Cây xanh cảnh
2D
quan, khu vực đất Rừng đô thị và giải trí và trục đường chính đô thị

Khu vực chịu tác động và có mối liên kết với khu vực đất Cây xanh cảnh
2E
quan, khu vực đất Rừng đô thị và giải trí

Khu vực chịu tác động và có mối liên kết với khu vực đất Cây xanh cảnh
2F
quan, khu vực đất Rừng đô thị và giải trí và Khu dân cư mới

Khu vực chịu tác động và có mối liên kết với đường trục chính đô thị và
3A
Khu dân cư hiện hữu

Khu vực chịu tác động và có mối liên kết với khu vực đất Cây xanh bảo vệ
3B
cảnh quan, đất Nông nghiệp hiện hữu và Khu dân cư hiện hữu

Bảng 3 – Phân loại mô tả tính khu vực trong vùng giao thoa I-II.5
(Nguồn: Học viên)
3.2. Bảng phân loại các mô hình NNĐT áp dụng cho Vùng giao thoa (I-II.5)

Theo các phân tích và đánh giá bối cảnh Chương 1, kết hợp với các cơ sở
khoa học Chương 2 và kết quả về tính chất của Vùng giao thoa I-II.5 ở mục 3.1,
đặc trưng của Vùng giao thoa I-II.5 còn có yếu tố công viên dọc theo rạch tây
Ninh, vậy nên có thể áp dụng hệ thống công viên và loại hình nông nghiệp công
nghệ cao. Vì vậy, hình thành thêm Mô hình 8 và các mô hình Nông nghiệp đô thị
và tính chất từng mô hình được cụ thể trong bảng sau:
23

BẢNG MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ ÁP DỤNG CHO


VÙNG GIAO THOA I-II.5 VÀO ĐẤT Ở TẠI TP. TÂY NINH

LOẠI MÔ HÌNH TÍNH CHẤT VÍ DỤ MINH HỌA


NÔNG NGHIỆP
TỰ CUNG TỰ Mô hình này chủ yếu dành cho
CẤP những hộ đơn lẻ, phục vụ nhu cầu Mô hình Trồng rau
1
& HỆ THỐNG hằng ngày, hằng tuần, không hướng nuôi cá
NÔNG NGHIỆP đến mục tiêu kinh doanh
GIA ĐÌNH

NÔNG NGHIỆP
Mô hình vườn trên
CÔNG NGHỆ Mô hình này có thể áp dụng cho một
mái, vườn nhà kính.
CAO nhóm các hộ đơn lẻ, hướng đến mục
Mô hình Vườn - ao -
6 &HỆ THỐNG tiêu kinh doanh trong khu vực, và có
chuồng kết hợp xử lý
VƯỜN thể mở rộng phục vụ cho các khu
nước thải
THƯƠNG MẠI vực lân cận, chu kỳ hằng tháng
công nghệ cao.
QUY MÔ NHỎ

NÔNG NGHIỆP Mô hình này đòi hỏi phải có sự kết Mô hình kết hợp liên
CÔNG NGHỆ hợp và quản lý chặt chẽ bởi nhiều khu vực và mỗi khu
CAO nhóm hộ gia đình, hướng đến mục vực nhỏ cùng là
7 &HỆ THỐNG tiêu kinh doanh trong khu vực, và đối tác của nhau thì
TRANG TRẠI phục vụ cho các khu vực lân cận, có thể xây dựng Hệ
ĐA CHỨC đồng thời tạo ra các sản phẩm đặc thống trang trại
NĂNG trưng. Chu kỳ: phục vụ hằng năm. đa chức năng.

Mô hình này giới hạn các sản phẩm


sao cho phù hợp với cảnh quan công
NÔNG NGHIỆP viên công cộng, hướng đến lợi ích
CÔNG NGHỆ cộng đồng, có thể đáp ứng cho các
Mô hình trang trại
8 CAO KẾT HỢP nhóm hộ gia đình có phương án sử
hoa, cây cảnh
HỆ THỐNG dụng kết hợp đất ở và đất công viên
CÔNG VIÊN hợp lý, hoặc có thể cùng đầu tư
trong chiến dịch chung của thành
phố. Chu kỳ: phục vụ hằng năm.
24

3.3. Đề xuất áp dụng các mô hình NNĐT vào đất ở tại Vùng giao thoa (I-II.5)

Theo các phân tích và đánh giá bối cảnh Chương 1, kết hợp với các cơ sở
khoa học Chương 2 và kết quả về tính chất của Vùng giao thoa I-II.5 ở mục 3.1,
tính chất các khu vực trong Vùng giao thoa I-II.5 và các mô hình Nông nghiệp đô
thị có mối quan hệ như sau:

Hình 15 – Phân tích mối quan hệ giữa các mô hình NNĐT và các khu vực trong
Vùng Giao thoa I-II.5(Nguồn: Học viên)
Phân tích trên cho thấy, mô hình 1 phù hợp với tất cả các khu vực, mô hình
6 phù hợp với các khu vực có thế mạnh liên kết gần khu nông nghiệp hiện hữu
(2A, 2B, 3A); mô hình 7 phù hợp với liên kết khu vực (2A-2B) và liên kết khu
vực (2C – 2D – 2E – 2F – 3A – 3B); mô hình 8 phù hợp với các khu vực có thế
mạnh liên kết gần công viên (2A, 2D, 2E, 2F, 3B).
Như vậy kết quả áp dụng gồm nhóm bản đồ định vị và bảng mô hình áp
dụng sau.
25

Bảng 4 – Bảng áp dụng các mô hình NNĐT và các khu vực trong Vùng Giao thoa
I-II.5(Nguồn: Học viên)

Hình 16 – Bản đồ áp dụng các mô hình NNĐT và các khu vực trong Vùng Giao
thoa I-II.5(Nguồn: Học viên)
26

PHẦN 3
KẾT LUẬN
Theo các phân tích và đánh giá bối cảnh Chương 1, kết hợp với các cơ sở
khoa học Chương 2, giải quyết vấn đề ở Chương 3, bài nghiên cứu cá nhân Giai
đoạn 3 của Đồ án Quy hoạch: Áp dụng các mô hình Nông nghiệp đô thị vào đất
ở Vùng giao thoa I-II.5 – Vùng đô thị phía Tây Nam núi Bà Đen có 03 kết quả.

Kết quả thứ nhất, học viên xác định được tính chất các khu vực trong Vùng
giao thoa, và tổng hợp thành Bảng phân loại khu vực và tính chất các khu vực
trong Vùng giao thoa I-II.5.

Kết quả thứ 2, học viên xác định được các mô hình phù hợp với Vùng giao
thoa và tính chất của từng loại mô hình, tổng hợp ở Bảng phân loại mô tả tính chất
các mô hình nông nghiệp đô thị áp dụng vào đất ở cho Vùng giao thoa I-II.5.

Kết quả cuối cùng, học viên đưa ra bảng đồ phân khu áp dụng các mô hình
Nông nghiệp đô thị vào đất ở cho Vùng giao thoa I-II.5 kết hợp với Bảng áp dụng
các mô hình NNĐT và các khu vực trong Vùng Giao thoa I-II.5./.

You might also like