Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BÀI BÁO CÁO

NGHIÊN CỨU VỀ
TÔM CÀNG SÔNG (MACROBRACHIUM NIPPONENSE)

1. Phân loại
Tôm càng sông hay còn gọi là tôm chà là một loài tôm nước ngọt
trong họ Palaemonidae, chúng thuộc chi tôm càng nước ngọt, sống phổ
biến ở sông, suối, ao, hồ, ruộng,... Chúng bò dưới các bến đá, ao ngâm
hay bơi trong nước. Tôm càng ăn côn trùng dưới nước, nòng nọc hay giáp
xác nhỏ. Tôm càng đực có càng lớn hơn tôm càng cái.
Giới (regnum): Animalia (Động vật)
Ngành (phylum): Arthropoda (Chân khớp)
Lớp (class): Crustacea (Giáp xác)
Bộ (ordo): Decapoda (Mười chân)
Họ (familia): Palaemonidae (Họ tôm gai hay họ tôm càng)
Chi (genus): Macrobrachium (Chi tôm càng)
Loài (species): Macrobrachium nipponense (Loài tôm càng sông)

2. Nội dung nghiên cứu


* Mẫu vật, dụng cụ
- Mẫu vật: Tôm càng sông (Macrobrachium nipponense).
- Dụng cụ:
+ Bàn mổ.
+ Dao mổ.
+ Bao tay và áo blouse.
+ Khăn lau.
+ Thiết bị chiếu đèn flash, chụp ảnh, quay video.
+ Giấy vẽ hình, bút chì, bút màu.
+ Giấy bút ghi chép số liệu.

* Các bước tiến hành giải phẫu


- Bước 1: Quan sát và đo đạc kĩ lưỡng các bộ phận cấu tạo ngoài của
tôm càng sông.
- Bước 2: Lắp dao mổ đúng kỹ thuật.
- Bước 3: Nâng phần mặt bụng của tôm lên và dùng dao tách các phần
chân bơi, chân bò cũng như càng của tôm ra.
- Bước 4: Dùng dao tách các đốt vỏ tôm từ sau phần vỏ đầu đến trước
đốt vỏ đuôi. Khi tách cần khéo léo đặt mũi dao mổ nhẹ nhàng để tránh
làm các cơ quan tiêu hóa, cơ quan sinh dục như Petasma, trực tràng,...
cũng như một phần của tim bị đứt vỡ khiến ta không thể quan sát.
- Bước 5: Tách phần đốt vỏ đuôi và chủy đầu. Bước này phải tách cẩn
thận vì nếu gạch tôm bị vỡ sẽ không thể quan sát tim và bao tử nằm ở nơi
đầu tôm.
- Bước 6: Cắt thịt lưng tôm theo đường giữa đến đốt thứ ba thì cắt
lệch đi khoảng 0,3 cm rồi cẩn thận cắt bỏ phần thịt vừa cắt (phần thịt
lưng). Phần lược bỏ thịt lưng này phải cẩn thận vì động mạch chủ lưng có
màu trắng trong, ruột màu trắng đục đều nằm sát lớp thịt lưng.
- Bước 7: Quan sát cơ thể tôm càng sông và các hệ cơ quan cấu tạo
trong.
* Cấu tạo ngoài
Về cơ bản, giải phẫu bên trong tôm càng bao gồm các hệ thống sau:
hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và hệ sinh sản. Phân
đốt cơ thể của tôm chia làm 2 phần là đầu ngực và bụng với lớp vỏ kitin
bao bọc xung quanh. Phần lớn các cơ quan nội tạng nằm ở đầu ngực của
tôm (vùng đầu và ngực), trong khi chúng ta có thể tìm thấy hầu hết các bộ
phận như buồng trứng, động mạch chủ, petesma, bó thần kinh và một
phần của hệ thống ruột ở vùng bụng. Hai phần phân đốt cơ thể của tôm là
đầu ngực và bụng có cấu tạo như sau:
+ Phần đầu ngực gồm 13 đốt dính liền nhau, ngoại trừ phần phía
bụng thì đều có giáp bọc kín. Phía trước có chủy đầu là gai dài, nhọn và
sắc cạnh. Cạnh trên có khoảng 14 răng và cạnh dưới có từ 3 đến 5 răng.
Phía trước phần giáp đầu ngực có 2 đôi gai ở 2 bên gồm đôi gai dưới là
gai anten (tức gai râu), đôi gan trên là gai gan. Giáp đầu ngực có các rãnh
trên bề mặt để phân chia nó thành các vùng gồm vùng tim, vùng mang,
vùng vị, vùng mắt, vùng râu và vùng má.
+ Phần bụng (kể cả telson) gồm 7 đốt, mỗi đốt có một vòng vỏ, vòng
vỏ trước che lấp vòng vỏ sau. Phần telson có 2 gai động trên đầu và 2 gai
bất động trên mặt.
Tôm càng có phần phụ 2 nhánh điển hình của giáp xác. Mỗi phần phụ
có 2 đốt gốc gồm coxopodite nối với thân và basipodite nối với 2 nhánh
ngọn là nhánh ngọn ngoài (exopodite) cùng nhánh ngọn trong
(endopodite).
Tôm càng có tất thảy 19 đôi phần phụ (ngoại trừ telson không có phần
phụ) gồm:
 Râu I: phần gốc có 3 đốt.
 Râu II: phần gốc có 2 đốt.
 Hàm trên: 2 phần nằm thẳng góc với nhau để xé mồi dẹp và nghiền
nát mồi dày.
 Hàm dưới I: phần gốc 2 đốt hình lá nằm ngang, cạnh trong có lông
cứng, nhánh trong không phân đốt, đầu chẻ đôi.
 Hàm dưới II: 2 đốt, nhánh trong không phân đốt, ngắn, chen giữa
nhánh ngoài dẹt và rộng tạo thành bộ phận quạt nước.
 Chân hàm: gồm 3 phần có cấu tạo khác biệt.
 Chân bò: có 5 đôi, mỗi chân có phần gốc 2 đốt và phần ngọn 5 đốt.
Đôi chân bò nhứ nhất và thứ hai biến đổi thành càng. Càng sau lớn
hơn càng trước và càng con cái nhỏ hơn càng con đực.
 Chân bơi: có 5 đôi, có cấu tạo phần phụ 2 nhánh điển hình. Đôi chân
bơi thứ nhất và thứ hai có nhánh trong và ngoài dài ngắn khác nhau,
các đôi khác gần như nhau. Riêng đôi chân bơi thứ hai ở con đực có
phần phụ sinh dục hình que dài có lông.
 Chân đuôi: khớp sát với telson, mỗi bên có 2 nhánh xòe rộng để giữ
thăng bằng và hướng chuyển động.
* Cấu tạo trong
+ Hệ tiêu hóa:
- Ống tiêu hóa ở tôm có đặc điểm thực quản ngắn, miệng kề ngay dạ
dày.
- Miệng nằm ở mặt bụng của đầu có môi trên che kín phía trước và
thông với thực quản phía sau. Mặt trong của thức quản có 5 bó cơ sắp xếp
xung quanh dẫn đến dạ dày.
- Dạ dày thuôn về sau, có màu tối. Mổ dọc theo mặt lưng tôm có thể
thấy dạ dày gồm 2 phần thượng vị và hạ vị. Vùng thượng vị lớn và có
nhiều dải cơ, vùng hạ vị nhỏ hơn và có các gờ. Mặt bụng của dạ dày có lỗ
thông với tuyến gan với ruột ngắn, ruột dài chạy suốt phần bụng đến ruột
thẳng đổ ra hậu môn ở gốc telson.
+ Hệ tuần hoàn:
- Hệ tuần hoàn ở tôm là hệ tuần hoàn hở gồm tim, động mạch và tĩnh
mạch.
+ Hệ thần kinh:
- Hệ thần kinh gồm 2 hạch não với 2 dây nối với hạch dưới hầu tạo
thành một vòng thần kinh hầu lớn.
- Hạch não nằm ở mặt trên, phía trước thực quản. Từ hạch não có 5
đôi dây thần kinh truyền đến anten I, anten II, vùng chủy đầu, mắt và cơ
cuống mắt cùng 2 đôi dây thần kinh nối với hạch dưới hầu. Mặt lưng của
hạch dưới hầu có 4 đôi dây thần kinh đi vào các cơ quan của vùng đầu
ngực. Tiếp đến là 5 đôi hạch ngục nằm sát nhau với mỗi đôi hạch có 2
dây thần kinh đi đến 2 phần phụ ở 2 bên. Chuỗi thần kinh bụng có 6 hạch
xa nhau, có nhóm dây thần kinh điều khiển các phần phụ bụng và cơ
bụng tương ứng.
- Khối lưng hạp ngực tập trung thành chuỗi dài và tiếp theo là chuỗi
hạch thần kinh bụng.
- Hệ thần kinh đã có cấu tạo phức tạp nhưng so với động vật bậc cao
thì vẫn còn rất đơn giản.
+Hệ hô hấp:
- Cơ quan hô hấp của tôm càng là mang ở gốc các đôi phần phụ của
phần đầu ngực với xoang mang thông với ngoài về phía bụng của phần
đầu ngực.
- Các đôi phần phụ có giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa về mặt tạo nước để
cung cấp oxy tạo thuận lợi cho hô hấp.
+ Hệ bài tiết:
- Gồm 2 đôi tuyến xanh lục nằm ở gốc anten II. Ống dẫn bài tiết ngắn
và đổ ra ngoài thông qua lỗ bài tiết ở mặt bụng gốc thứ nhì của anten II.
+ Hệ sinh dục:
- Tôm càng là động vật phân tính.
- Tuyến sinh dục đực gồm tuyến tinh hình dải gập đôi, hai bên có ống
dẫn ra gốc chan bò thứ 5.
- Còn tuyến sinh dục cái gồm tuyến trứng hình 5 cạnh cùng ống dẫn
trứng ngắn đổ ra chân bò thứ 3.
- Tinh trùng có hình chiếc ô và trứng tròn chứa đầy lòng đỏ. Việc giao
phối diễn ra sau khi lột xác. Đây là thời điểm duy nhất con tôm cái đủ
mềm để rụng trứng mà không bị tổn thương.
3. Trả lời câu hỏi ôn tập
Câu 1:
* Các đặc điểm hình thái ngoài:
+ Tôm càng đực có càng lớn hơn tôm càng cái.
+ Phần đầu ngực gồm 13 đốt dính liền nhau, ngoại trừ phần phía
bụng thì đều có giáp bọc kín. Phía trước có chủy đầu là gai dài, nhọn và
sắc cạnh. Cạnh trên có khoảng 14 răng và cạnh dưới có từ 3 đến 5 răng.
Phía trước phần giáp đầu ngực có 2 đôi gai ở 2 bên gồm đôi gai dưới là
gai anten (tức gai râu), đôi gan trên là gai gan. Giáp đầu ngực có các rãnh
trên bề mặt để phân chia nó thành các vùng gồm vùng tim, vùng mang,
vùng vị, vùng mắt, vùng râu và vùng má.
+ Phần bụng (kể cả telson) gồm 7 đốt, mỗi đốt có một vòng vỏ, vòng
vỏ trước che lấp vòng vỏ sau. Phần telson có 2 gai động trên đầu và 2 gai
bất động trên mặt. Tôm càng có phần phụ 2 nhánh điển hình của giáp xác.
Mỗi phần phụ có 2 đốt gốc gồm coxopodite nối với thân và basipodite nối
với 2 nhánh ngọn là nhánh ngọn ngoài (exopodite) cùng nhánh ngọn
trong (endopodite). Tôm càng có tất thảy 19 đôi phần phụ (ngoại trừ
telson không có phần phụ).
* Chứng minh đặc điểm hình thái và cấu tạo trong của tôm thích nghi
với đời sống ở môi trường nước:
- Về đặc điểm hình thái: Tôm có cơ thể chia làm 2 phần rõ rệt là
phần đầu và phần ngực. Phần đầu là phần dò đường, đánh hơi, bắt mồi
với đôi râu rất thính và chủy đầu phù hợp với môi trường nước. Phần
bụng với đuôi như bánh lái giúp tôm di chuyển nhanh khi cần thiết. Toàn
thân tôm được bao bọc bơi lớp vỏ kitin như áo giáp bảo vệ.
- Về cấu tạo trong:
+ Hệ hô hấp: Cơ quan hô hấp của tôm là mang nằm ở gốc các đôi
phần phụ của phần đầu ngực, từ đôi chân hàm thứ nhất đến đôi chân bò
thứ năm. Sự hoạt động của các đôi phần phụ có ý nghĩa dinh dưỡng và ý
nghĩa tạo dòng nước để làm giàu oxy cho hô hấp ở tôm.
+ Hệ bài tiết: Ống dẫn bài tiết ngắn dẫn đến lỗ bài tiết ở mặt bụng
của gốc thứ hai tại anten II. Cơ quan bài tiết đơn giản phù hợp với môi
trường sống của tôm là môi trường nước.

Câu 2: Kỹ thuật nghiên cứu tôm càng:


- Mặc áo blouse hoặc áo mổ và mang bao tay, khẩu trang.
- Chuẩn bị mẫu vật tôm càng sông đã được rửa sạch và dụng cụ bàn
mổ.
- Quan sát và đo đạc kĩ lưỡng các bộ phận cấu tạo ngoài của tôm càng
sông.
- Ghi chú lại các số liệu.
- Nâng phần mặt bụng của tôm lên và dùng dao tách các phần chân
bơi, chân bò cũng như càng của tôm ra.
- Dùng dao tách các đốt vỏ tôm từ sau phần vỏ đầu đến trước đốt vỏ
đuôi. Khi tách cần khéo léo đặt mũi dao mổ nhẹ nhàng để tránh làm các
cơ quan tiêu hóa, cơ quan sinh dục như Petasma, trực tràng,... cũng như
một phần của tim bị đứt vỡ khiến ta không thể quan sát.
- Tách phần đốt vỏ đuôi và chủy đầu. Bước này phải tách cẩn thận vì
nếu gạch tôm bị vỡ sẽ không thể quan sát tim và bao tử nằm ở nơi đầu
tôm.
- Cắt thịt lưng tôm theo đường giữa đến đốt thứ ba thì cắt lệch đi
khoảng 0,3 cm rồi cẩn thận cắt bỏ phần thịt vừa cắt (phần thịt lưng). Phần
lược bỏ thịt lưng này phải cẩn thận vì động mạch chủ lưng có màu trắng
trong, ruột màu trắng đục đều nằm sát lớp thịt lưng.
- Quan sát cơ thể tôm càng sông và các hệ cơ quan cấu tạo trong.
- Chụp hình, quay video trong quá trình thực hiện.
- Vẽ lại hình thái cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của đối tượng nghiên
cứu là tôm càng sông.
- Tháo lưỡi dao mổ đúng kỹ thuật.
- Xử lý xác tôm, bao tay và vệ sinh bàn mổ, cán dao y tế.
Câu 3: Căn cứ vào hình dạng ngoài của tôm càng, tính chất phân đốt
dị hình là hình thành các phần đốt có hình thái và tính chất khác nhau trên
cơ thể. Các phân đốt dị hình ấy có chức năng khác biệt nhằm phục vụ cho
đời sống trong môi trường nước gồm:
- Phần đầu ngực gồm 13 đốt dính liền nhau, ngoại trừ phần phía bụng
thì đều có giáp bọc kín.
- Phần bụng (kể cả telson) gồm 7 đốt, mỗi đốt có một vòng vỏ, vòng
vỏ trước che lấp vòng vỏ sau.

Câu 4: Đặc điểm về cấu tạo trong của tôm càng:


+ Hệ tiêu hóa:
- Ống tiêu hóa ở tôm có đặc điểm thực quản ngắn, miệng kề ngay dạ
dày.
- Miệng nằm ở mặt bụng của đầu có môi trên che kín phía trước và
thông với thực quản phía sau. Mặt trong của thức quản có 5 bó cơ sắp xếp
xung quanh dẫn đến dạ dày.
- Dạ dày thuôn về sau, có màu tối. Mổ dọc theo mặt lưng tôm có thể
thấy dạ dày gồm 2 phần thượng vị và hạ vị. Vùng thượng vị lớn và có
nhiều dải cơ, vùng hạ vị nhỏ hơn và có các gờ. Mặt bụng của dạ dày có lỗ
thông với tuyến gan với ruột ngắn, ruột dài chạy suốt phần bụng đến ruột
thẳng đổ ra hậu môn ở gốc telson.
+ Hệ tuần hoàn:
- Hệ tuần hoàn ở tôm là hệ tuần hoàn hở gồm tim, động mạch và tĩnh
mạch.
+ Hệ thần kinh:
- Hệ thần kinh gồm 2 hạch não với 2 dây nối với hạch dưới hầu tạo
thành một vòng thần kinh hầu lớn.
- Hạch não nằm ở mặt trên, phía trước thực quản. Từ hạch não có 5
đôi dây thần kinh truyền đến anten I, anten II, vùng chủy đầu, mắt và cơ
cuống mắt cùng 2 đôi dây thần kinh nối với hạch dưới hầu. Mặt lưng của
hạch dưới hầu có 4 đôi dây thần kinh đi vào các cơ quan của vùng đầu
ngực. Tiếp đến là 5 đôi hạch ngục nằm sát nhau với mỗi đôi hạch có 2
dây thần kinh đi đến 2 phần phụ ở 2 bên. Chuỗi thần kinh bụng có 6 hạch
xa nhau, có nhóm dây thần kinh điều khiển các phần phụ bụng và cơ
bụng tương ứng.
- Khối lưng hạp ngực tập trung thành chuỗi dài và tiếp theo là chuỗi
hạch thần kinh bụng.
- Hệ thần kinh đã có cấu tạo phức tạp nhưng so với động vật bậc cao
thì vẫn còn rất đơn giản.
+Hệ hô hấp:
- Cơ quan hô hấp của tôm càng là mang ở gốc các đôi phần phụ của
phần đầu ngực với xoang mang thông với ngoài về phía bụng của phần
đầu ngực.
- Các đôi phần phụ có giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa về mặt tạo nước để
cung cấp oxy tạo thuận lợi cho hô hấp.
+ Hệ bài tiết:
- Gồm 2 đôi tuyến xanh lục nằm ở gốc anten II. Ống dẫn bài tiết ngắn
và đổ ra ngoài thông qua lỗ bài tiết ở mặt bụng gốc thứ nhì của anten II.
+ Hệ sinh dục:
- Tôm càng là động vật phân tính.
- Tuyến sinh dục đực gồm tuyến tinh hình dải gập đôi, hai bên có ống
dẫn ra gốc chan bò thứ 5.
- Còn tuyến sinh dục cái gồm tuyến trứng hình 5 cạnh cùng ống dẫn
trứng ngắn đổ ra chân bò thứ 3.
- Tinh trùng có hình chiếc ô và trứng tròn chứa đầy lòng đỏ. Việc giao
phối diễn ra sau khi lột xác. Đây là thời điểm duy nhất con tôm cái đủ
mềm để rụng trứng mà không bị tổn thương.

You might also like