Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

SÔNG LẤP

Sông kia rày đã nên đồng,


Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

I. TIỂU DẪN
1. Tác giả
- Trần Tế Xương (1870-1907) hay còn gọi là Tú Xương: sinh sau Nguyễn Khuyến
hơn 30 năm nhưng lại mất trước Nguyễn Khuyến. Cuộc đời dương thế ngắn ngủi chỉ
kéo dài 37 năm.

+ Gương mặt nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trung đại, được biết
đến là một cây bút trào phúng nổi tiếng bậc nhất với ngòi bút sắc sảo, đả phá sâu cay
những hiện thực xã hội đen tối như nạn mua quan bán tước, cường hào áp bức dân
lành, và lối sống nửa tây nửa ta.

+ Bên cạnh một hồn thơ đầy cá tính mạnh mẽ là một Trần Tú Xương, chan
chứa tình cảm khi viết về người vợ tần tảo, thân thương đầy tha thiết, dạt dào
khi viết về quê hương, đất nước.

+ Mảnh đất Nam Định, nơi “chôn nhau cắt rốn” của nhà thơ đã rất nhiều lần
xuất hiện trong các tác phẩm thơ văn của ông, một trong số đó có thể kể đến bài thơ
“Sông lấp”.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Hẹp: Sông Vị Hoàng chảy qua thành phố Nam Định, quê hương của tác
giả. Sông bị phù sa bồi lấp, nhân dân trồng trọt và làm nhà cửa ở đó.

+ Rộng: Những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nước Việt Nam đã bị
người Pháp hầu như nắm toàn quyền cai trị. Triều đình bù nhìn nhà
Nguyễn chỉ có quyền bổ nhiệm một số chức quan “hữu danh vô thực”,
còn những chức vụ có thực quyền lèo lái guồng máy hành chính của đất
nước, đại đa số đều do người Pháp chỉ định.
→ Sống trong buổi giao thời thực dân nửa phong kiến. Mọi giá trị cốt lõi bị đổ vỡ,
Nho học suy tàn. XH xuất hiện nhiều cảnh tượng nhố nhăng, chướng tai gai mắt.

→ Đứng trước cảnh đất nước bị rơi vào tay kẻ thù, Trần Tế Xương khó tránh khỏi ngậm ngùi
đau xót. Ông đã khiến một nhà thơ trào lộng như ông phải cất lên những lời thơ trữ tình xúc
động nhất. Chi bằng bốn câu thơ lục bát mà Tú Xương đã bày tỏ nỗi băn khoăn, trăn trở xót
xa của mình khi thấy sông Vị Hoàng bị lấp.
- Thể thơ: Lục bát
→ Lục bát thuần Việt, nhưng lại chỉ có 4 câu, rất mang dáng dấp của thơ Đường (tứ tuyệt).
Có ý kiến cho rằng, TTX đã sáng tạo ra một thể thơ mới “Lục bát tứ tuyệt”
- Bố cục:
+ Hai câu đầu: Khung cảnh con sông sau khi bị lấp.
+ Hai câu sau: Tâm trạng, nỗi niềm của tác giả.
- Nhan đề: Sông lấp nghĩa là sông bị lấp.
→ Đó là sông Vị Hoàng, dòng sông gắn liền với cuộc sống của nhà thơ. Sự thay đổi
của con sông, của cảnh vật.
→ Nỗi buồn, cảm giác trống vắng, tiếc nuối, nỗi niềm hoài niệm của nhà thơ đối với
con sông bị lấp. Con sông bị lấp khiến Tú Xương liên tưởng đến cảnh thay đổi thời
thế, nhân tâm. Qua đó gián tiếp thể hiện nỗi niềm hoài niệm với quá khứ (của đất
nước, của dân tộc)

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN


1. Hai câu đầu: Khung cảnh con sông sau khi bị lấp

“Sông kia rày đã nên đồng”


→ Trực tiếp đi thẳng vào chủ đề, miêu tả khung cảnh con sông sau khi bị lấp
- Sông: vật thể của tự nhiên, (đặc biệt thân thuộc gần gũi với con người ở vùng nông
thôn đồng bằng Việt Nam)
+ Không chỉ là vật thể, một hiện tượng vô tri, vô giác của tự nhiên
+ Còn là một người bạn gắn bó mật thiết với cuộc sống.
Bởi nước ở con sông cung cấp cho con người
+ Nước tưới cho sản xuất nông nghiệp
+ Nước dùng cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
+ Con sông là nơi diễn ra mọi hoạt động của đời sống, gắn liền với ký ức của mỗi
người. (Đồng bằng)
→ Con sông có vai trò, vị trí quan trọng đối với cuộc sống cũng như tâm thức của
những người dân quê. TTX là một người sinh ra và lớn lên ở vùng quê, bên con sông
Vị Hoàng.
→ Con sông có ý nghĩa rất to lớn với tác giả. Nhưng, mục đích của Tế Xương ở đây
không phải là sự giãi bày, bộc lộ tình cảm của mình với dòng sông Vị Hoàng mà thể
hiện sự ngỡ ngàng, nuối tiếc khi dòng sông ấy không còn vẹn nguyên mà đã trở thành
những cánh đồng canh tác “Sông kia rày đã nên đồng”.

- Hiện tại: con sông không còn tồn tại ở vị trí vốn có của nó nữa → đã được đổ đầy
để trở thành những bãi, những đồng canh tác nông nghiệp (vị trí bị lấp được thay thế
bởi rất nhiều hoạt động của con người)
Con sông Vị Hoàng đã bị thực dân Pháp lấp lại thành đồng để “làm nhà cửa”, “trồng
ngô khoai”.
→ Hiện thực xã hội lúc bấy giờ: Mọi quyền hành đều do thực dân Pháp nắm giữ.
Triều đình nhà Nguyễn chỉ như bù nhìn.
+ rày: tạo âm điệu câu thơ trầm lắng trong nghẹn uất nỗi đau đời.
→ Con nước ngày nào cũng tan biến đi sau lớp phù sa đã chôn vùi quá khứ, chôn đi
kỷ niệm tuổi thơ của tác giả ở con sông Vị Hoàng này.

“Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai”

+ Dùng để canh tác “nên đồng”


+ Sinh sống “làm nhà cửa”
+ Trồng các loại lương thực, thực phẩm. “trồng ngô khoai”
→ Phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của con người.
→ Hiện thực: Thực dân Pháp muốn đẩy mạnh hoạt động sản xuất để thu lợi nhuận →
Cần nhiều đất để trồng trọt, sinh sống → Con sông bị lấp.
+ Điệp từ “chỗ” → nhấn mạnh sự hỗn tạp, đông đúc, nhà cửa mọc lên san sát
nhau
+ Nhịp thơ 4/4 → câu thơ tám tiếng như bị chẻ đôi thể hiện sự ngậm ngùi, đắng
cay → lòng trào dâng một nỗi xót xa, nuối tiếc
⇒ Trần Tế Xương đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa tả thực và trữ tình làm cho ý thơ
càng trở nên sâu lắng, xót xa về sự đổi thay của một cuộc bể dâu. Dòng sông đó đã trở
thành “đồng” và trên những vùng đất đó mọc lên những ngôi nhà san sát nhau, những
ruộng lúa nương khoai.
⇒ Những câu thơ không chỉ muốn phản ánh hiện thực trên một con sông, một vùng
quê mà nhà thơ còn qua đó phản ánh hiện thực xã hội đương thời. Dưới bàn tay đẫm
máu của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam nửa Tây, nửa ta đã bộc lộ tất cả cái lố lăng,
quái gở xấu xa, thối nát, đạo đức thì suy đối ghê gớm.
⇒ Những vần thơ trữ tình của ông thắm đượm nỗi buồn thời thế và tấm lòng nồng nàn
yêu nước.

2. Hai câu sau: Tâm trạng, nỗi niềm của tác giả

Bài thơ này được sáng tác không để thể hiện cảm xúc nhất thời, trực tiếp của tác giả
ngay khi dòng sông Vị Hoàng bị lấp
→ Mà thể hiện sự ngỡ ngàng, bối rối khi nhà thơ chợt nhận ra, chợt nhớ ra những kí
ức nhà thơ đã bỏ quên, lãng quên trong cuộc sống bộn bề tấp nập, đầy lo toan

- Kí ức được gợi về bằng một âm thanh quen thuộc:


“Vẳng nghe tiếng ếch bên tai”
+ Tiếng ếch: âm thanh của cuộc sống tự nhiên
+ Bên tai: rất gần
+ Không gian: yên tĩnh, vắng lặng, tịch mịch
→ Cuộc sống dù có thay đổi nhưng vẫn mang hương vị của cuộc sống thôn quê, vẫn
gắn bó với tự nhiên
+ vẳng: tạo cho chúng ta một cảm giác vừa thực lại vừa ảo. Đó có thể là tiếng ếch
kêu thực nhưng đó cũng có thể là hồi tưởng trong tiềm thức của nhà thơ.
+ Dị bản: “Đêm nghe tiếng ếch bên tai” → Đêm: khoảng thời gian con người
và vạn vật chìm sâu vào giấc ngủ → không gian yên tĩnh, tịch mịch.
→ Những âm thanh của tự nhiên trở nên rõ nét, đánh động vào tâm thức, cảm nhận
của con người, gợi mở ra cho con người những kí ức đã bị chôn vùi.
→ Gợi mở những cảm xúc phức tạp, từ giật mình đến bồi hồi của nhà thơ

- Nhà thơ: có thể đã ngủ/chưa ngủ → nghe thấy tiếng ếch kêu giật mình thức
giấc/giật mình nhớ lại những âm thanh quen thuộc đã bị lãng quên
→ Ký ức, những kỉ niệm xưa của nhà thơ không mất đi mà chỉ tạm quên lãng, nên
chỉ cần những tác động nhỏ “tiếng ếch kêu” cũng đủ để khơi gợi lại những ký ức ấy.
→ Thể hiện sự gắn bó thân thuộc của nhà thơ với dòng sông, những ký ức, kỉ
niệm
Nếu không nặng lòng với khúc sông, thì không thể chỉ qua tiếng ếch mà “giật mình”
nhớ về những kí ức xưa.
→ Nhấn mạnh sự ngậm ngùi xót xa, nhớ tiếc con sông gắn bó thân thiết ngày nào
của Tú Xương.

Trong thơ cụ Tú Xương còn có một dị bản: “Đêm nghe tiếng ếch bên tai”. Ở văn bản khác,
không có chữ “đêm”, nhưng ta vẫn nên hiểu, tiếng gọi đò ở đây là tiếng gọi đò đêm. Đêm
nghe tiếng gọi đò mới gợi và ấn tượng. Chứ ngày thì thường. […] “Vẳng nghe tiếng ếch bên
tai”. Gần đây, nghiên cứu về bài thơ này, có một nhà phê bình cũng lại chê cụ Tú Xương,
cho là cụ thiếu thực tế: Làm gì có ếch kêu ở sông. Ếch chỉ kêu ở ao hồ hoặc đồng ruộng.
Nhưng nhà phê bình ấy lại nhầm. Cụ Tú Xương có nói ếch kêu ở sông đâu. Ếch kêu ở con
“sông lấp”, nghĩa là con sông “đã hoá nên đồng” rồi. Nó có còn là con sông nữa đâu.
(Trần Đăng Khoa)

“Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”

- Đối tượng mà nhà thơ nhớ lại: là ký ức gắn với dòng sông - cụ thể: Tiếng gọi
đò

- Giật mình: trạng thái bất ngờ, hoang mang khi con người bị tác động bởi
nghĩa những yếu tố ngoại cảnh mà không hề có sự thông báo trước, không có
dấu hiệu nhận biết→ bị động, không có sự chuẩn bị về tâm lý. Cái “giật mình”
như một sự thức tỉnh, đưa nhà thơ trở về với quá khứ.
- Tiếng gọi đò: âm thanh quen thuộc khi con sống chưa bị lấp → kỉ
niệm về dòng sông thân quen.

- Tưởng: chứ không phải “nhớ”


→ Nhà thơ hết sức khéo léo khi dùng từ “tưởng”, tại sao nhà thơ không dùng chữ
“nhớ” mà lại là “tưởng”. Từ “nhớ” không thể hiện được nỗi niềm tâm sự của ông.
“Nhớ” thì còn có khả năng, còn cơ hội để được nghe lại tiếng gọi đò xưa nhưng còn từ
“tưởng” là nỗi nhớ trong vô vọng.

Tiếng ếch kêu ngoài đồng ngoài bãi, có thể là chẳng phải riêng cụ Tú nghe thấy. Dân quê
nhiều người cũng nghe thấy, nhưng nghe đã thành quen tai, hoặc như nó cũng bình thường
thôi, như những thanh âm khác, chẳng gợi nỗi niềm chi đáng phải quan tâm nhiều. Nhưng
với Tú Xương thì khác. Âm thanh gợi liên tưởng về âm thanh, tiếng ếch văng vẳng bên tai
như đồng vọng với tiếng gọi đò tha thiết.
Không còn sông, bởi “sông kia rày đã nên đồng”. Hình ảnh một con sông quê với
tiếng gọi đò văng vẳng trong đêm đã trôi vào quên lãng, đã chìm vào quá khứ, vậy
mà bỗng nhiên trỗi dậy trong tâm tưởng, đánh thức trái tim, khua lên xao xác những
hồi cố ngọt ngào. Thế nên mới phải “giật mình”…
Không phải là tiếng sấm, tiếng sét, tiếng súng nổ, tiếng cãi nhau to tiếng mà chỉ là “vẳng”
nghe tiếng ếch từ xa vọng lại, cũng đủ làm ông Tú “giật mình” nhớ đến một chuỗi những
hình ảnh của quá khứ xa xưa. Tâm hồn ông chắc phải thẳng căng như sợi dây đàn nên chỉ
một chạm nhẹ cũng rung lên bần bật, tạo nên “tiếng kêu khắc khoải” làm tái tê lòng biết bao
nhiêu người đọc thơ ông.

→ Sự hồi sinh của những kí ức thân quen, đó là những kí ức vốn thân quen, gắn bó
nhưng do nhịp vận động không ngừng của cuộc sống, những lo toan, bộn bề mà nhà
thơ đã có lúc lãng quên, đã dần quen với cuộc sống mới mà những gì thân thuộc bị
đẩy lùi vào dòng hồi ức.
→ Thể hiện nỗi nhớ, sự tiếc nuối, nỗi niềm hoài niệm của nhà thơ đối với con sông
Vị Hoàng, cũng là đối với quê hương, đất nước thuở thanh bình.

III. TỔNG KẾT


1. Nội dung
- Đây là bài thơ thể hiện được cảm giác trống vắng trước sự thay đổi của cảnh
vật, của xã hội, của đất nước, nỗi niềm hoài niệm về những kí ức xưa, khi dòng
sông thân thương vẫn gắn liền với cuộc sống của nhà thơ cũng như người dân
của quê hương ông.
→ Từ đó thấy được tình cảm chân thành, tha thiết, sâu sắc của nhà thơ đối với
con sông Vị Hoàng, với quê hương, với đất nước.
- Qua bài thơ này, ta thấy Tú Xương không phải chỉ là nhà thơ trào phúng mà
ông còn là một nhà thơ trữ tình kiệt xuất.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển. Nhưng chỉ có bốn câu thơ (mang dáng
dấp Đường thi)
- Ngôn từ mộc mạc gần gũi, giàu sức gợi như một lời giãi bày, tâm sự
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: điệp,...
- Bố cục mạch lạc, rõ ràng, theo dòng tâm sự của tác giả
- Hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc,..
→ Dần thoát khỏi tính quy phạm chặt chẽ của văn học trung đại.

You might also like