Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

1

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH


- Phạm Tiến Duật-
I. Giới thiệu chung
1.Tác giả (1941-2007), quê Phú Thọ
- Hoạt động Cách Mạng: Tham gia kháng chiến chống Mỹ, gia nhập quân đội, trực tiếp tham
gia chiến đấu trên nhiều tuyến đường TS ( Lính lái xe trong binh đoàn vận tải 559 TS huyền
thoại)
- Phong cách Phạm Tiến Duật: Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo và phong cách là nét
riêng không lặp lại. Phạm Tiến Duật đã tạo cho mình phong cách riêng với giọng điệu thơ sôi
nổi, trẻ trung, ngang tàn, đầy chất lính, một giọng thơ không dễ lẫn với ai
- Đề tài: Ông viết nhiều, viết hay về những người lính, những cô gái thanh niên xung phong.
Chính ông đã góp phần làm sống dạy hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ, từ
đó khắc hoạ hào khí của cả một dân tộc:
“ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
- Đánh giá về vị trí Phạm Tiến Duật trong nền thơ hiện đại VN
+ Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của các nhà thơ trẻ trưởng thành
trong kháng chiến chống Mỹ. Ông được ngợi ca là “ nét son lấp lánh, chói sáng nhất của
Trường Sơn thi ca”; “con chim lửa của TS huyền thoại”…
+ Thơ Phạm Tiến Duật tựa như một lời hiệu triệu ra trận, có sức mạnh hơn cả một sư đoàn.
+ Nhờ có Trường Sơn mới có hồn thơ Phạm Tiến Duật và chính Phạm Tiến Duật đã tạo nên
1 Trường Sơn huyền thoại trong thơ ca
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được viết năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ ở vào giai đoạn cam go, ác liệt
nhất. Đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối liền hậu phương lớn với tiền tuyến lớn
đồng thời cũng là chiến trường ác liệt nhất. Các đoàn xe vận tải chở vũ khí, lương thực ra chiến
trường bị thương vong rất nhiều, nên một quyết định táo bạo được đưa ra là tập hợp những
chiếc xe còn sót lại để thành một tiểu đội xe. Phạm Tiến Duật cũng có mặt trong đội xe ấy.
Chuyến ra quân đầu tiên đã thành công vang dội, xốc lại tinh thần chiến đấu của quân và dân->
Chính vì thế Phạm Tiến Duật có cảm hứng để viết nên bài thơ
- Nằm trong chùm thơ “lửa đêm” đạt giải cuộc thi thơ báo Văn nghệ
- Đưa vào tập “Vầng trăng quầng lửa”
b. Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Nội dung: Thông qua việc miêu tả những chiếc xe không kính, bài thơ đã khắc hoạ nổi bật
hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Đó là
những con người lạc quan, sôi nổi, trẻ trung, hiên ngang, dũng cảm, giàu lòng yêu nước, giàu ý
chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ tự do, ngôn từ trẻ trung, tinh nghich, đậm chất khẩu ngữ, mang hơi thở của lời nói
hàng ngày
+ Hình ảnh thơ: chân thực, giản dị khai thác chất liệu từ hiện thực sinh động của đời sống
kháng chiến ( mới lạ độc đáo: hình ảnh những chiếc xe không kính)
+ Biện pháp tu từ: liệt kê, hoán dụ, nhân hoá…

GV: Lê Thị Hải Hà - THCS Lê Quý Đôn


2

c. Nhan đề và giải thích ý nghĩa đề:


- Lí luận: người nghệ sĩ đặt tên cho đứa con tinh thần của mình bao giờ cũng nhằm một dụng ý
nghệ thuật nhất định. Phạm Tiến Duật cũng vậy
- Phạm Tiến Duật đã đặt cho bài thơ một nhan đề độc đáo, giàu ý nghĩa, khơi gợi trí tò mò của
người đọc. Đây là một nhan đề khá dài, mang dáng dấp văn xuôi, gần với khẩu ngữ, có những
chữ tưởng như thừa nhưng lại là chủ ý của nhà thơ
+ Bài thơ: được Phạm Tiến Duật thêm vào để nhấn mạnh vào cách khai thác chất thơ từ hiện
thực khốc liệt của chiến trường
+ Tiểu đội xe không kính: là hình ảnh trung tâm, xuyên suốt bài thơ, là phát hiện thú vị của
Phạm Tiến Duật qua đó phần nào tái hiện hiện thực chiến tranh và tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ
-> Nhan đề có sự kết hợp giữa lãng mạn và hiện thức; chiến sĩ và thi sĩ. Đây là cách đặt nhan
đề in đậm phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: giọng thơ tinh nghịch, ngôn ngữ gần với văn
xuôi
-> Nhan đề góp phần làm sáng rõ chủ đề của tác phẩm: Ngợi ca vẻ đẹp của những người lính
lái xe dũng cảm, can trường, giàu tình yêu tổ quốc đồng thời khẳng định chân lý của thời đại:
sức mạnh làm nên chiến thắng không ở vũ khí, công cụ mà ở con người với ý chí và tình yêu tổ
quốc.
II. Phân tích bài thơ
Theo hai hệ thống ý:
 Hình ảnh những chiếc xe không kính
 Hình ảnh người lính lái xe (1-Hiên ngang, dũng cảm, can trường/ 2-tâm hồn mơ
mộng, lãng mạn/ 3-lòng lạc quan yêu đời/ 4-tình đồng chí đồng đội/5- khát vọng
giải phóng Miền Nam và lòng yêu tổ quốc nồng nàn)
a) Mở bài
- Phạm Tiến Duật là nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong kháng
chiến chống Mỹ. Thế giới thơ của Phạm Tiến Duật là thế giới của Trường Sơn huyền thoại đầy
khốc liệt và lãng mạn. Đó là thế giới của những con đường đầy bụi, đầy mưa tuôn, đầy khói
lửa, đạn bom nhưng cũng là thế giới của vầng trăng, của tiếng cười hồn nhiên, của tiếng hát
đong đưa theo nhịp võng rừng già, là màu xanh bạt ngàn của áo lính và điệp trùng đoàn quân ra
trận cùng khí thế “xẻ dọc TRường Sơn đi cứu nước”.
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”là một trong những bài thơ tiêu biểu của thế giới thơ đặc
sắc đó. Bài thơ đã khắc hoạ sinh động hình ảnh những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật
vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn: tư thế hiên ngang, lòng dũng cảm, can trường, tâm
hồn mơ mồng lãng mạn, tình đồng chí đồng đội…
b) Thân bài
Ý 1: Giới thiệu khái quát bài thơ
- Hoàn cảnh sáng tác và chủ đề bài thơ: Bài thơ đươc viết năm 1969- giữa lúc cuộc kháng chiến
chống Mỹ đang diễn ra rất ác liệt. Để ngăn cản ý chí thống nhất đất nước của dân tộc ta, đế
quốc Mỹ quyết tâm cắt đứt chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.
Con đường mòn Trường Sơn đã trở thành mục tiêu bắn phá, huỷ diệt của máy bay Mỹ. Biết bao
người lính lái xe và những cô gái thanh niên xung phong đã đổ máu, hi sinh trên tuyến đường
này cho xe chạy. Họ trở thành hình tượng nghệ thuật trong nhiều tác phẩm như “ Mảnh trăng
cuối rừng” ( Nguyễn Minh Châu); “Khoảng trời –hố bom” (Lâm Thị Mỹ Dạ); “ Những ngôi
sao xa xôi” (Lê Minh Khuê)…

GV: Lê Thị Hải Hà - THCS Lê Quý Đôn


3

Ý 2: Hình tượng những chiếc xe không kính ( Chân dung/ sức mạnh)
* Xưa nay hình ảnh xe cộ, tàu thuyền đi vào trong thơ ca không hiếm nhưng thường được mĩ lệ
hoá. Ngay cả trong thơ Phạm Tiến Duật thì hình ảnh của những chiếc xe cũng từng mang ý
nghĩa thi vị và lãng mạn:
“Anh lên xe trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ”
Nhưng ở bài thơ về tiểu đội xe không kính thì những chiếc xe lại là một hình ảnh tả thực, thực
đến trần trụi:
“ Không có kính không phải vì xe không có kính”
Câu thơ mở đầu giản dị như một lời nói thường, hình ảnh thơ cũng rất độc đáo, mới lạ: những
chiếc xe mình đầy thương tích. Ba lần điệp từ “ không” vang lên cùng với việc đảo trật tự ngữ
đã biến ý thơ từ phủ định sang khẳng định. Hoá ra những chiếc xe không kính không phải là
một chủng loại riêng, một thiết kế đặc biệt nào của nhà sản xuất. Nó đơn giản là vì: “ bom giật
bom rung kính vỡ đi rồi” . Lời giải thích thật nhẹ nhàng, đơn giản bằng cái giọng điệu thản
nhiên đến bất ngờ mà chứa đựng nội dung hiện thực lớn lao. Điệp từ “ bom” kết hợp với các
động từ “giật”, “rung” đã tái hiện chân thực sự khốc liệt của chiến trường. Bom đạn của giặc
Mỹ điên cuồng trút xuống con đường Trường Sơn nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông nối liền
hậu phương lớn với tiền tuyến lớn. Bom từ dưới phá lên, từ trên dội xuống đã làm biến dạng
những chiếc xe khiến chúng mình đầy thương tích.
-> Đưa hình ảnh những chiếc xe không kính vào thơ là một phát hiện độc đáo của PTD.
Nhà thơ đã tìm thấy chất thơ trong hiện thực khốc liệt nhất của chiến tranh
* Hai câu đầu khổ cuối: Đoạn thơ kết của bài thơ, vẫn với bút pháp tả thực kết hợp với hình
ảnh liệt kê mang ý nghĩa tăng tiên, PTD đã cụ thể hơn về hình ảnh những chiếc xe không kính
trên tuyến đường Trường Sơn:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước”
Những chiếc xe đã trở thành nạn nhân, cũng là chứng nhân cho bom đạn khốc liệt nơi
chiến trường: không kính, không đèn, không mui, thùng xước…. Điệp từ “không” mang ý
nghĩa phủ định đã đem đến hình dung chân thực nhất về chiếc xe: mọi thiết bị cần thiết để đảm
bảo cho một hành trình an toàn không còn nữa, chiếc xe đã bị phá hoại nghiêm trọng. Trên con
đường TS có hàng ngàn, hàng vạn những chiếc xe như thế vẫn băng băng vượt làn mưa bom,
bão đạn để nối hậu phương lớn với tiền tuyến lớn. Phạm Tiến Duật không tô vẽ, không cường
điệu, lời thơ hoàn toàn là tả thực, thực đến thô nhám, trần trụi. Nhưng chính cái thực đó khiến
người đọc phải suy nghĩ về tội ác mà đế quốc Mỹ đã gieo rắc trên đất nước ta.
-> “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa” (Xuân Diệu). Có thể thấy từ chất
liệu của hiện thực, PTD đã xây dựng nên một hình tượng thơ độc đáo, đầy ý nghĩa, thể hiện sự
sáng tạo trong cách chiếm lĩnh hiện thực của nhà thơ. Vì thế đọc thơ ông, người đọc có cảm
giác như được đi thẳng vào giữa cuộc chiến tranh, đến những nơi nóng bỏng nhất, những điểm
ác liệt nhất
(2)* Điều kì diệu là mặc dù mang đầy thương tích nhưng những chiếc xe vẫn băng mình
tiến về phía trước để thực hiện nhiệm vụ. Đó là những chiếc xe anh dũng, hiên ngang, ngạo
nghễ thách thức mọi bom đạn kẻ thù bằng một lòng quả cảm tuyệt vời
“ Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”
“ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”

GV: Lê Thị Hải Hà - THCS Lê Quý Đôn


4

Vượt qua bom rơi, đạn nổ, những chiếc xe đã về đây họp thành tiểu đội, thành gia đình ấm
cúng, nghĩa tình trên con đường TS huyền thoại. Đích đến của những chiếc xe là vì miền Nam
phía trước, là miền Nam thân yêu, là chí nguyện thống nhất nước nhà . Chính vì thế sức mạnh
của đoàn xe là sức mạnh của khát vọng hoà bình, sức mạnh của lòng quyết tâm, của ý chí quyết
chiến, quyết thắng của toàn dân ta thu non sông về một mối.
"Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi
Nào có sá chi đâu ngày trở về
Ra đi bảo tồn sông núi
Ra đi thà chết chớ lui"
Chốt :
Thông qua việc khắc hoạ những chiếc xe không kính, PTD đã :
+ Phản ánh hiện thực gian khổ, khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ
+ Tố cáo tội ác của chiến tranh và kẻ thù xâm lược
+ Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm vượt qua mọi thử thách, khó khăn
+ Thể hiện phong cách thơ độc đáo của Phạm Tiến Duật
+ Là nền tảng, là cơ sở để làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của người lính lái xe
b) Hình ảnh người lính lái xe
(1) Khái quát thơ ca chống Mỹ và hình tượng người lính trong thơ
- Thơ ca chống Mỹ là bản hợp ca ca ngợi tinh thần hi sinh, cống hiến của thế hệ thanh
niên xếp bút nghiên, gác lại ước mơ hoài bão theo tiếng gọi thiêng của tổ quốc để lên đường
ra trận:
Chúng tôi đi không tiếc đời mình
(những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc (Thanh Thảo)
Thế nên thơ ca thời chống Mỹ là bức tượng đại của triệu triệu anh hùng:
“ Thời chống Mỹ là thời thi vị nhất
Toả nắng cho thơ là nắng triệu anh hùng” (Dương Hương Ly)
Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong mạch cảm xúc chung ấy, thông qua hình ảnh
những chiếc xe không kính để khắc hoạ vẻ đẹp của những người lính lái xe trẻ trung, dũng
cảm, lạc quan, bất chấp gian khổ hi sinh… Họ chính là những anh hùng của thời đại chống Mỹ
(2)* LĐ 1: Những người lính với tư thế hiên ngang, dũng cảm, can trường
Ấn tượng đầu tiên với người đọc là hình ảnh người lính lái xe với tư thế hiên
ngang, dũng cảm, can trường, bình tĩnh giữa hiểm nguy:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất,/ nhìn trời,/ nhìn thẳng
Chỉ với hai câu thơ thôi mà tác giả đã khắc hoạ được cái thần trong bức chân dung của
cả một thế hệ chiến sĩ lái xe TS trong những năm đánh Mỹ. Bằng giọng thơ chắc, khoẻ kết hợp
với nghệ thuật đảo ngữ đưa từ láy “ung dung” lên đầu câu đã đặc tả tư thế điềm tĩnh , bình thản,
tự tin, làm chủ chủ tình huống, làm chủ tuyến đường mặc hoàn cảnh xe không kính, bầu không
khí nóng bỏng của bom giật, bom rung… của những người lính lái xe. Đây chính là phong thái
của những cảm tử quân, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
- Điệp từ “nhìn” lặp lại 3 lần trong một câu thơ cùng với liệt kê “đất-trời-thẳng” khiến người
đọc có cảm giác cả con đường phía trước, cả thiên nhiên, vũ trụ hình như đều thu lại trong tầm
mắt của những người lính lái xe. “ Nhìn đất” để quan sát đường đi, “nhìn trời” để quan sát máy

GV: Lê Thị Hải Hà - THCS Lê Quý Đôn


5

bay và “ nhìn thẳng” để đối diện với khó khăn, thử thách và vượt qua. Đó là ánh nhìn quyết tử,
toát lên sự can đảm phi thường(Quang Dũng trong bài thơ “Tây Tiến” cũng đã từng có những
câu thơ “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” )
- Nhịp thơ 2/2/2 với dấu phẩy tựa như bánh xe lăn đều đặn . Bất chấp con đường gập ghềnh,
cheo leo, đầy hiểm nguy, đầy bom đạn xe vẫn tiến về phía trước thật hiên ngang.
(3) * LĐ 2: Tâm hồn mơ mộng lãng mạn (chất thơ trong tâm hồn người)
Nếu ở khổ thơ thứ nhất khắc hoạ vẻ đẹp can trường, dũng cảm của người lính lái
xe thì đến khổ thơ thứ hai PTD đã cho người đọc thấy ở các anh vẻ đẹp của tâm hồn lãng
mạn, mộng mơ:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái
Nghệ thuật nhân hoá được nhà thơ khéo léo sử dụng khiến thiên nhiên trở nên có hồn, sinh
động và gợi cảm vô cùng. Gió tựa bàn tay “xoa” mơn man, mềm mại làm dịu đi đôi mắt đắng
vì thiếu ngủ, vì bụi đường của người lính. Con đường ra tiền tuyến đầy bom rơi, đạn nổ trở
thành con đường của trái tim, hướng đến miền Nam thân yêu. Bao nhiêu khó khăn, khốc liệt,
bao nhiêu mất mát đau thương dường như tan biến đi mất, còn lại là vẻ đẹp đầy chất thơ của
con đường ra trận:
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây”
Có lẽ bởi trên con đường ra trận ấy, người lính thấy cả những vì sao xa lấp lánh qua hàng cây
kẽ lá cuối trời; thấy cánh chim nhỏ chao nghiêng ùa vào buồng lái… Những chiếc xe không
kính chắn gió trở thành cơ hội cho người lính giao hoà trực tiếp với nhiên nhiên. Câu thơ không
hề tả con đường Trường Sơn mà người đọc vẫn hình dung ra những chiếc xe đang vượt dốc,
băng đèo trên những đỉnh núi cao chất ngất chạm tới trời xanh. Căn buồng lái sơ sài bỗng chốc
trở thành không gian thơ mộng, lãng mạn. Nếu không phải là những chàng trai luôn lạc quan,
yêu đời, coi thường hiểm nguy thì làm sao có được cái chất lãng mạn để biến hiện thực đầy khó
khăn gian khổ trở thành thi vị đến thế. Bom đạn, bụi đường, gió mưa chỉ có thể làm méo mó,
biến dạng những chiếc xe nhưng không thể làm cho tâm hồn các anh chai sạn, chiến tranh dẫu
tàn khốc thế nào cũng không thể giết chết chất thơ trong tâm hồn người lính. Chiến chiến sĩ và
chất thi sĩ hoà quyện, đó là những vẻ đẹp muôn thuở của những lính VN trong cả hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
(4) LĐ3: Lòng lạc quan yêu đời của những người lính lái xe
Một nét đẹp nổi bật của người chiến sĩ lái xe ấy là tinh thần lạc quan, yêu đời, vượt qua mọi
khó khăn, thử thách của cuộc chiến. Phẩm chất này được tập trung thể hiện trong khổ 3, 4 của
bài thơ. Hai khổ thơ có kết cấu giống nhau. Hai câu đầu của mỗi khổ là gian khó, thử thách còn
hai câu sau là bức chân dung tinh thần của các anh lính khi vượt qua thử thách ấy
* Trước tiên là những khó khăn, thử thách mà người lính tiếp tục phải trải qua khi điều khiển
những chiếc xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn:
“Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già”
“Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời”

GV: Lê Thị Hải Hà - THCS Lê Quý Đôn


6

Nếu như ở khổ thơ phía trước “nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng” , mọi khó khăn gian khổ mới
chỉ được cảm nhận một cách gián tiếp, nhẹ nhàng thì đến hai khổ thơ này, khó khăn ấy được
cảm nhận một cách trực tiếp và rõ ràng hơn. Nào là bui- bụi phun; nào là mưa- mưa tuôn, mưa
xối.
+ Bụi không phải là bụi bay, bụi rơi mà mà “bụi phun”. “ Phun” là một động từ mạnh, nó gợi ra
những luồng bụi như táp vào mặt, mù mịt cả căn buồng lái. Cách miêu tả của PTD khiến người
đọc có những hình cụ thể, chân thực về con đường TS mùa khô. Những lớp bụi đã biến thành
các lớp hoá trang để những anh lính trẻ mái tóc còn xanh trở thành “ trắng như người già”, họ
không cảm thấy khó chịu mà còn vui thích. Cái nhìn khó khăn đầy tinh nghịch và trẻ trung
+ Bụi đã vậy còn mưa thì “tuôn, xối như ngoài trời”. Điệp từ “mưa” kết hợp với các động từ
“tuôn”, “xối” giàu sức gợi tả. Mưa rừng vốn đã khủng khiếp, những cơn mưa rung chuyển cả
bốn phương ngàn, mưa nối tiếp mưa dữ dội, không ngớt mà xe lại không có kính thì những làn
mưa ấy quất thẳng vào căn buồng lái như xé, như rạch, rát buốt.
* Gian khổ là thế, nhưng đối với các anh tất cả chỉ đều là chuyện nhỏ
Không có kính, ừ thì có bụi,
Không có kính, ừ thì ướt áo
Lối điệp cấu trúc với những tiếng “ừ thì” vang lên như một sự chấp nhận, thách thức khó khăn,
không do dự thậm chí là điềm tĩnh đến lạ lùng. Sau thái độ ấy là những tiếng cười đùa, những
lời hứa hẹn, quyết tâm vượt khó khăn, gian khổ:
“Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.”
“Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.”
+ Dường như những khó khăn gian khổ, hiểm nguy không mảy may ảnh hưởng đến tinh thần
người lính. Họ vẫn đùa nghịch tếu táo, nhìn nhau ngắm nghía rồi bật cười ha ha đầy sảng
khoái. Nụ cười nở trên gương mặt lấm lem vì bụi đường, tiếng cười bật ra từ những người lính
trẻ ngay giữa nơi bom đạn ác liệt là hình ảnh đẹp đến nao lòng. Tiếng cười vô tư, hồn nhiên ấy
chính là biểu hiện cho một tinh thần lạc quan, một bản lĩnh chiến đấu vững vàng, một tinh thần
thép của những người lính lái xe. (So sánh “Miệng cười buốt giá)
+ Còn mưa ư? Dẫu bộ quân phục đã ướt đẫm vì mưa nhưng các anh vẫn tiếp tục lên đường “lái
trăm cấy số nữa”. Trăm cây số có thể là con số thực, có thể chỉ là con số phiếm chỉ gợi ra tinh
thần luôn tiến về phía trước của các anh lính. Câu thơ với cách ngắt nhịp 2/2/3 dứt khoát kết
hợp với 6/7 là thanh bằng gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung, lời thơ trôi chảy như những chiếc
xe lăn bánh hun hút ra mặt trận. Đằng sau lời thơ là niềm tin vào thắng lợi của cách mạng, là sự
ý thức về quy luật “ hết mưa là nắng hửng lên thôi/ Hết khổ là vui vốn lẽ đời”
-> Chốt ý luận điểm 3: Như vậy bụi Trường Sơn có thể làm lấm lem khuôn mặt, mưa Trường
Sơn có thể làm sờn vai áo bạc nhưng không thể làm nhụt ý chí quyết tâm của những người lính,
làm nguội trái tim giàu nhiệt huyết yêu nước vì miền Nam ruột thịt của họ.
(5) LĐ 4: Tình đồng chí đồng đội cao đẹp
Những người lái xe còn được sống trong tình đồng chí, đồng đội gắn bó thiêng liêng,
một cuộc sống dã chiến tuy thiếu thốn, đạm bạc nhưng ấm áp tình người
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội

GV: Lê Thị Hải Hà - THCS Lê Quý Đôn


7

Những chiếc xe về đây tập hợp thành tiểu đội hay cũng chính là những người lính lái xe
Trường Sơn đến từ mọi miền của tổ quốc về đây trong một đơn vị để thực hiện nhiệm vụ mà
Tổ quốc giao phó. Rồi cũng chính sự khốc liệt của chiến tranh đã gắn kết họ lại với nhau như
anh em bè bạn:
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Cái “bắt tay” là biểu hiện đẹp đẽ của tấm lòng, của tình đồng chí. “Lời chưa nói mà bàn
tay đã nói”, không cần phải nhiêu khê mở cửa , cứ đưa tay qua ô cửa , chào nhau qua tiếng cười
ha ha rồi họ lại hối hả ra mặt trận. Câu thơ gợi cho người đọc liên tưởng đến cái nắm tay của
người lính trong bài thơ “Đồng chí” của CH:
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Cùng là biểu hiện của tình đồng đội, đồng chí nhưng cái nắm tay của người lính trong
đêm rừng hoang sương muối là để truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh; để chắc tay súng vượt
qua khó khăn tiếp tục chiến đấu chống kẻ thù. Còn cái “bắt tay” trên tuyến đường TS chống
Mỹ thì lại thay cho lời chào gặp mặt, thể hiện niềm vui gặp gỡ, và là lời hẹn ước ngày chiến
thắng trở về. Cùng một hình ảnh thơ nhưng mang dấu ấn khác nhau cùng từng thời đại.
* Khổ 6:
Khổ thơ tiếp tục miêu tả những gian khổ trong cuộc sống đời thường của những người
lính trên đường xe chạy, từ đó ca ngợi tình đồng chí, đồng đội của họ:
“ Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”
Chất liệu sinh động của đời sống kháng chiến một lần nữa được đưa vào thơ. Bếp Hoàng Cầm
là loại bếp dã chiến mang tên người anh hùng nuôi quân Hoàng Cầm. Hình ảnh thơ gợi ra cái
thiếu thốn, sơ sài, gian khổ của người lính trong từng bữa ăn, giấc ngủ hàng ngày. Tuy nhiên,
những người lính lại tìm thấy niềm vui trong sự đồng cam cộng khổ. Thiếu bát, thiếu đũa, họ
góp chung nhau để có được một bữa cơm của tình đồng chí đồng đội. Hai tiếng “gia đình”
được nhà thơ sử dụng rất hay vì nó ngợi ca vẻ đẹp cuả tình đồng chí, đồng đội có sự hoà trộn
của những tình cảm bình dị, ruột thịt thành thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Người lính đã được
sống trong 1 gia đình lớn lao là tổ quốc. Đất nước, non sông trở thành gia đình lớn của những
con người cùng chung mục tiêu, lý tưởng. Nhờ điểm tựa tinh thần ấy, họ tiếp tục vượt qua mọi
thử thách:
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Từ láy “chông chênh” giàu giá trị tạo hình, biểu cảm, nó không chỉ gợi ra trạng thái chênh
chao, chập chờn của những giấc ngủ không yên trên những chiếc võng mắc đu đưa trong căn
buồng lái không kính khi xe chạy ở con đường gập ghềnh khó đi mà nó còn là ranh giới mong
manh của sự sống và cái chết mà người lính phải đối mặt hàng ngày. Song những cản trở ấy
không thể ngăn nổi nhịp bước hành quân của những đoàn xe ra tiền tuyến:
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Chính tình đồng chí đồng đội đã thôi thúc, cổ vũ bước chân các anh. Cách ngắt nhịp 2/2/3 làm
cho câu thơ nhịp nhàng, phơi phới như những vòng quanh bánh xe bất tận. Người đọc hình
dung ra hình ảnh của những đoàn xe hối hả, nối đuôi nhau trên đường ra mặt trận.

GV: Lê Thị Hải Hà - THCS Lê Quý Đôn


8

Xe tiến về phía trước, bầu trời như xanh thêm và rộng ra. Bầu trời xanh ấy là ẩn dụ chỉ vẻ đẹp
của đất nước trong ngày hoà bình thống nhất, Bắc Nam một dải sạch bóng quân thù. Đó là sắc
xanh của niềm tin, hi vọng và ước mơ đang vẫy gọi những người lính.
(6) LĐ5: Tình yêu tổ quốc, khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước:
Khổ thơ cuối vẫn với một giọng điệu mộc mạc, gần với lời nói thường, như văn xuôi mà
nhạc điệu, ngôn ngữ, hình ảnh rất đẹp, rất thơ đã hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những
người lính vận tải Trường Sơn với lý tưởng sống cao đẹp, khát vọng giải phóng miền Nam và
lòng yêu tổ quốc nồng nàn:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Ba từ “không” liên tiếp với ý nghĩa phủ định đã được cân bằng bởi một từ “có” duy nhất mang
ý nghĩa khẳng định. Thêm vào đó là từ “vẫn”, “chỉ cần” khiến lời thơ vang lên thật đanh thép,
tựa như một lời thề thuỷ chung, son sắt, quyết tâm chiến đấu đến cùng vì một miền Nam ruột
thịt. Những người lính lái xe, họ hầu hết là những chàng trai học sinh, sinh viên dưới mái
trường miền Bắc XHCN, họ đã hi sinh tuổi trẻ, hi sinh hạnh phúc cá nhân, giã từ thầy cô, bè
bạn, xếp bút nghiên, xếp lại mọi dự định, ước mơ, hoài bão cùng gia nhập đoàn quân Nam tiến.
Bom đạn có thể phá huỷ vật chất nhưng không thể bẻ gãy tinh thần lớn lao của họ. Hình ảnh
hoán dụ “một trái tim” đã bật sáng chủ đề của cả bài thơ:
+ Cội nguồn sức mạnh của cả một đoàn xe, gốc rễ phẩm chất anh hùng của người cầm lái đọng
kết ở trái tim gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tính yêu tổ quốc, tình thương
đồng bào miền Nam lao khổ
+ Ẩn sâu trong hình ảnh thơ là tuyên ngôn về lẽ sống của thế hệ trẻ VN anh hùng:
Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí
Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung
Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo (Tố Hữu)
+ Câu thơ còn hướng người đọc đến chân lý của thời đại: sức mạnh quyết định chiến thắng
không phải ở vũ khí, phương tiện mà ở ý chí con người, ở trái tim yêu nước với niềm tin không
dời đổi vào sự nghiệp thống nhất non sông của dân tộc. Có lẽ chính vì thế một dân tộc bé nhỏ
như VN , phương tiện, vũ khí thô sơ thiếu thốn nhưng đã chiến đấu và chiến thắng một đế quốc
hùng mạnh với vũ khí tối tân, hiện đại.
-> Chốt ý toàn luận điểm 5: Hai câu thơ ở vị trí kết bài có ý nghĩa tổng kết toàn bộ bài thơ,
hoàn thiện bức chân dung người lính lái xe. Phẩm chất lớn lao, đẹp đẽ, thiêng liêng nhất của
người lính là tình yêu nước. Phẩm chất này đã quyết định và chi phối mọi phẩm chất khác. Sở
dĩ các anh có thể hiên ngang, dũng cảm, có thể vượt qua mọi gian khổ hiểm nguy, lại lãng mạn,
yêu đời, có tình đồng chí, đồng đội bởi hành trang mà các anh luôn mang theo ra trận là tình
yêu tổ quốc thiết tha.
C. Đánh giá khái quát (Nghệ thuật/ Nội dung)
Một tác phẩm thơ đích thực có giá trị phải đạt đến đỉnh cao cao cả nội dung lẫn
hình thức, tức là lời thơ phải đẹp, phải chứa đựng cảm xúc mãnh liệt thể hiện suy ngẫm
sâu sắc của nhà thơ trước hiện thực đời sống. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”đã đạt
đến điều ấy khi :

GV: Lê Thị Hải Hà - THCS Lê Quý Đôn


9

* Nghệ thuật: Bài thơ có nhiều đặc sắc về mặt nghệ thuật, giọng điệu thơ ngang tàn, hồn
nhiên, tinh nghịch; các biện pháp tu tư: nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ… được sử dụng thành công;
ngôn ngữ thơ mộc mạc, bình dị… tất cả đã góp phần làm nên thành công cho bài thơ
* Nội dung: Qua hình tượng những chiếc xe không kính, bài thơ đã ngợi ca vẻ đẹp của những
người lính lái xe: anh hùng, dũng cảm; lạc quan trẻ trung, lãng mạn, tràn đầy tinh thần yêu
nước và ý chí giải phóng MN thân yêu
* Phong cách và vị trí tác giả: Bài thơ là biểu cho phong cách thơ PTD. Chất giọng trẻ, chất
lính của bài thơ bắt nguồn từ tâm hồn phơi phới của thế hệ trẻ Việt Nam một thời máu lửa, hào
hùng, oanh liệt mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm
“ Thời chống Mỹ là thời thi vị nhất
Toả nắng cho thơ là nắng triệu anh hùng “ (Dương Hương Ly)
Đó cũng chính là vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng thế hệ trẻ VN thời chống Mỹ

GV: Lê Thị Hải Hà - THCS Lê Quý Đôn

You might also like