Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

KHOA DƯỢC HỌC - BỘ MÔN QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

BÁO CÁO BÀI THỰC TẬP SỐ 6 + 7

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TRONG HOẠT
ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC CHO CÔNG TY DƯỢC PHẨM
PHARMACITY

Sinh viên : Nhóm 2 - Tổ 1


Lớp : Dược k9A
Thành viên nhóm :
Nguyễn Thị Thu Hằng
Hoàng Thị Thúy Hiền
Nguyễn Đình Hiếu
Nguyễn Thúy Hường
Đoàn Thị Mai Lan
Đỗ Phương Linh

Hải Phòng , 2023


MỤC LỤC
A. Giới thiệu chung
B. Các bước hoạch định hoạt động cung ứng thuốc cho công ty Dược phẩm Pharmacity
Sơ đồ các bước hoạch định
I. Xác định sứ mệnh, thực trạng và mục tiêu của công ty trong tương lai
II. Phân tích đe dọa, cơ hội thị trường, điểm mạnh điểm yếu của công ty
III. Xây dựng kế hoạch chiến lược cho hoạt động cung ứng
IV. Triển khai kế hoạch chiến lược, kế hoạch tác nghiệp
V. Kiểm tra đánh giá kết quả
VI. Lặp lại quá trình hoạch định
C. Kết luận
A. GIỚI THIỆU CHUNG
Được thành lập vào năm 2011, Pharmacity là một trong những chuỗi bán lẻ dược phẩm đầu
tiên tại Việt Nam. Đến nay, Pharmacity sở hữu mạng lưới hơn 1.100 nhà thuốc đạt chuẩn
GPP trên toàn quốc cùng đội ngũ hơn 3.500 dược sĩ đáng tin cậy, cung cấp các sản phẩm
thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe hàng đầu với giá thành cạnh tranh nhất.
Trong thập kỷ kể từ ngày thành lập, Pharmacity đã đạt được mục tiêu ban đầu là trở thành
chuỗi nhà thuốc tiện lợi. Tính đến cuối năm 2022, Pharmacity đã có 1.017 cửa hàng trên toàn
quốc. Ngày 21.03.2022, Pharmacity chính thức chốt đơn khai trương nhà thuốc tiện lợi thứ
1000 tại địa chỉ: số 2-4 đường Raymondienne, Khu Star Hill (Lô C15B), Phường Tân Phú,
Quận 7, TPHCM
Là chuỗi nhà thuốc bán lẻ có quy mô hàng đầu tại Việt Nam, Pharmacity đang tiến những
bước dài trên hành trình chinh phục thị trường dược phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất
Châu Á hiện nay.
Hiện nay Pharmacity đã có hệ thống nhà thuốc rải khắp các quận huyện tại TP.HCM và nhiều
tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang…
Bán lẻ dược phẩm theo mô hình chuỗi giúp việc vận hành các nhà thuốc theo chuẩn mực
đồng nhất, dễ dàng quản lý các quy trình cũng như chất lượng của sản phẩm. Đây cũng là
một trong những định hướng mà Chính phủ Việt Nam đang hướng tới.

B. CÁC BƯỚC HOẠCH ĐỊNH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC CHO CÔNG TY DƯỢC
PHẨM PHARMACITY

B2: Phân tích đe


dọa, cơ hội thị
B1: Xác định trường
sứ mệnh,
thực trạng, B4: Xây dựng kế hoạch
mục tiêu chiến lược

B3: Đánh giá


điểm mạnh, điểm
yếu
B5: Triển khai kế hoạch
chiến lược

B6: Triển khai kế hoạch


tác nghiệp

B8: Lặp lại quá


B7: Kiểm tra đánh
trình hoạch
giá kết quả
định

Sơ đồ các bước hoạch hoạt động cung ứng thuốc


I. Bước 1: Xác định sứ mệnh,thực trạng và mục tiêu của công ty trong tương lai
1. Sứ mệnh
Ông Chris Blank - CEO của Pharmacity chia sẻ: “Lấy khách hàng làm trọng tâm là kim chỉ
nam cho mọi chiến lược, hoạt động kinh doanh của Pharmacity”
Sứ mệnh ban đầu của Pharmacity là giúp nâng tầm sức khỏe Việt, tầm nhìn của chúng tôi là
chuỗi nhà thuốc tiện lợi nhất, nơi mọi người dân trao trọn niềm tin và sức khỏe. Từ cách vận
hành chuỗi, phục vụ khách hàng, chiến lược có những yếu tố nhất quán được chúng tôi luôn
đề cao đó là: sự tiện lợi; hướng đến phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân; đặt
yếu tố con người làm trọng tâm và cam kết lâu dài với cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động.
2. Thực trạng và tầm nhìn trong tương lai
a) Thực trạng
Trong bối cảnh có những diễn biến khó lường của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2022
- 2023, cuộc đua mở chuỗi nhà thuốc phần nào đã có những thay đổi đáng kể
Mô hình kinh doanh kết hợp việc “ mua thuốc với đồ tạp hóa” mà Pharmacity hướng đến
chưa được đón nhận tích cực tại Việt Nam (chuỗi bán lẻ dược phẩm nhưng cơ cấu tỷ lệ sản
phẩm không phải thuốc của Pharmacity đang chiếm tới 70%) cùng với đó là sự phát triển
vượt bậc của chuỗi nhà thuốc Long Châu, An Khang. Pharmacity buộc phải "đổi mới toàn
diện". Trong đó, bước đầu là thu hẹp quy mô.
Từ giữa năm 2022 đến nay, Pharmacity đã đóng cửa gần 200 nhà thuốc, từ 1.118 cửa hàng
xuống còn 936 cửa hàng ở thời điểm hiện tại để đảm bảo các nhà thuốc của mình đã, đang
và sẽ được đặt ở các vị trí thực sự "chiến lược" để chuỗi có thể phục vụ tốt nhất cho khách
hàng.
Chuỗi nhà thuốc này kì vọng vào việc tập trung cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp và tối ưu hoá
chi phí hoạt động, nhằm đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn trong năm 2023.
b) Tầm nhìn
Mở rộng đến 5.000 nhà thuốc tại 63 tỉnh thành với 35.000 nhân viên vào năm 2025, giúp 50%
dân số Việt Nam có thể tiếp cận nhà thuốc của Pharmacity chỉ trong vòng 10 phút lái xe.
Nếu hoàn thành tất cả các mục tiêu kể trên, dự kiến sẽ giúp Pharmacity đạt doanh thu hơn 3
tỷ USD và tạo được việc làm cho hơn 35.000 người.
Chuyển đổi số hóa cũng là một trong những ưu tiên trong những năm qua, công ty đã triển
khai mua hàng trên website, trang thương mại điện tử, ứng dụng Pharmacity. Theo kế hoạch
5 năm, Công ty sẽ đầu tư khoảng 100 triệu USD trong vài năm tới để kết nối 7 triệu khách
hàng thân thiết của chúng tôi với các bác sĩ, phòng khám, bệnh viện, các công ty bảo hiểm…
mang đến cho khách hàng phương pháp kết nối dễ dàng nhất với những dịch vụ chăm sóc
sức khỏe số thông qua Ứng dụng Pharmacity (Pharmacity App).
Ngày 27/3, thỏa thuận hợp tác giữa Pharmacity và Mega We Care được ký kết với trọng tâm
tăng cường tổ chức đào tạo, nâng cao nhận thức phòng ngừa điều trị cho người bệnh, đảm
bảo nguồn cung thuốc. Bà Trần Tuệ Tri, cho biết Pharmacity tin tưởng chất lượng đội ngũ
dược sĩ giàu chuyên môn, cũng như các sản phẩm chất lượng do Mega We Care Vietnam
cung ứng. "Hy vọng 2 bên sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trên hành trình chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe cộng đồng", bà Tri nói.
II. Bước 2+3: Phân tích đe dọa, cơ hội thị trường, điểm mạnh điểm yếu của công ty
Phân tích SWOT
S ( Strengths) : Điểm mạnh
1. Được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, nên Pharmacity có khả năng huy động
nguồn vốn cao và linh hoạt, không giới hạn cổ đông góp vốn nên nguồn vốn công ty luôn
được đảm bảo.
2. Chuỗi nhà thuốc tiện lợi Pharmacity là sự kết hợp giữa mô hình nhà thuốc truyền thống với
các cửa hàng mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp hiện đại.
3. Cam kết chất lượng trong từng nhà thuốc cũng như trong toàn hệ thống, đảm bảo rõ ràng
nguồn sản phẩm được mua từ các nhà phân phối hợp pháp, bảo quản đúng cách, đạt đủ
điều kiện môi trường và được theo dõi liên tục.
4. Bình ổn về giá: Pharmacity trực tiếp mua thuốc từ nhà sản xuất do vậy giá thuốc tại chuỗi
nhà thuốc luôn có giá bình ổn và hợp lý. Bên cạnh đó thường xuyên có các chương trình
khuyến mãi, giảm giá - đây là điều mà các cửa hàng thuốc truyền thống khó cạnh tranh được.
5. Đẩy mạnh các hoạt động trực tuyến như: Đặt hàng qua website, hotline, tất cả các nhà
thuốc đều có nhóm chat riêng để xử lý lượng yêu cầu tại từng khu vực, địa phương.
6. Đội ngũ cán bộ, nhân viên đông đảo, dược sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh
nghiệm,tận tâm với khách hàng.
7. Mở cửa từ lúc 6h và đóng cửa vào lúc 23h30 giúp khách hàng thuận tiện trong công việc
tìm mua thuốc
W ( Weaknesses): Điểm yếu
1. Pharmacity hiện tại chỉ đang tập trung cho thị trường bán lẻ dược phẩm nội địa tại Việt
Nam. Cụ thể, trong thị trường nội địa Việt Nam, Pharmacity tập trung chủ yếu ở khu vực
thành thị là chủ yếu. Trong khi đó, một bộ phận lớn người tiêu dùng sống ở vùng nông thôn
hay những khu vực khác khó tiếp cận với những dịch vụ sản phẩm.
2. Việc hệ thống cửa hàng trải dài trên cả nước, đòi hỏi công ty phải có chính sách phát triển
riêng cho từng vùng, phù hợp với văn hóa xã hội của từng địa phương.
3. Trong giai đoạn dịch bệnh covid 19, nhiều cửa hàng của hệ thống xảy ra tình trạng thiếu
thuốc và các thiết bị y tế.
O ( Opportunities) : Cơ hội
1. Dân số Việt Nam được dự báo tăng lên 104 triệu người vào năm 2030 (VnExpress, 2019).
Cùng với đỏ, sự già hoá dân số, trình độ dân trí và mức sống người dân ngày càng được
tăng cao sẽ thúc đẩy ngành bán lẻ dược phẩm bán lẻ tăng trưởng mạnh.
2. Chính sách của nhà nước thúc đẩy phát triển phát triển thị trường dược phẩm, đảm bảo
nhu cầu chăm sóc và tiếp cận các dịch vụ tốt nhất cho người dân.
3. Thời đại công nghệ thông tin phát triển có thể tiếp thị, quảng cáo giới thiệu sản phẩm trên
các nền tảng mạng xã hội
T ( Threats) : Thách thức
1. Đối thủ cạnh tranh
- Nhiều nhà thuốc nhỏ lẻ, tự phát, làm lũng đoạn thị trường, cạnh tranh về giá cả và chất
lượng sản phẩm.
- Ngày càng nhiều “ông lớn” nhảy vào tranh giành “miếng bánh béo bở” của thị trường bán lẻ
dược phẩm, phải kể đến như : VinFa, nhà thuốc An Khang, nhà thuốc Long Châu, ....
2. Thói quen tiêu dùng của khách hàng: người tiêu dùng, đặc biệt là người trẻ có xu hướng
ưa thích mua đồ online, kể cả thuốc. Vì vậy, việc phát triển mảng tư vấn sử dụng thuốc trực
tuyến cũng gặp không ít thách thức, đòi hỏi người dược sĩ vừa phải có trình độ chuyên môn,
vừa phải thành thạo kỹ năng tin học,...
3. Trên thị trường có rất nhiều thuốc giả, thuốc kém chất lượng trực tiếp ảnh hưởng đến uy
tín của công ty.
4. Sự biến động của thị trường dược phẩm trong và ngoài nước đòi hỏi công ty luôn phải cập
nhật sản phẩm, cạnh tranh về giá cả và thị trường
III. Bước 4: Xây dựng kế hoạch chiến lược cho hoạt động cung ứng
1. 4 chiến lược theo phân tích SWOT
- Chiến lược SO
+ S5, S6 + O3: Ứng dụng công nghệ, tin học phục vụ cho sản xuất, phục vụ mua sắm online,
quảng cáo hình ảnh công ty, tối ưu hóa vận chuyển hàng hóa
+ S3 + O2 : Lựa chọn thuốc tốt nhất, đảm bảo chất lượng cho người dân
+ S2 + O1: Thúc đẩy tăng cường mở rộng chuỗi nhà thuốc bán lẻ
+ S2 + O2: Tận dụng ngân sách nhà nước để mở rộng kho lưu trữ
- Chiến lược ST
+ S4 + T1 : Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo sản phẩm phù hợp về giá cả nhằm xây dựng
niềm tin và lòng trung thành của khách hàng
+ S2,3 + T1 : Hợp tác chặt chẽ, tạo mối quan hệ uy tín với các nhà phân phối thuốc. Đa dạng
hóa chủng loại, giá cả cho mỗi loại thuốc.
=> Thúc đẩy hợp tác với các công ty sản xuất: United International Pharma; Merck; Bayer;
Mega We Care; Novartis; Dược Hậu Giang; Boehringer Ingelheim…
+ S5 + T2 : Tuyển dụng nhân viên có trình độ cao về tin học, chuyên môn để sử dụng tốt ứng
dụng công nghệ thông tin
+ S1 + T4 : Lựa chọn các phương thức mua bán, cung ứng, đấu thầu hợp lý đảm bảo sản
phẩm luôn được cập nhật

- Chiến lược WO
+ W1, W2 + O2 : Tận dụng ngân sách nhà nước để mở rộng các cửa hàng , phát triển thị
trường ở từng vùng
+ W1 + O1: Tận dụng khả năng am hiểu thị trường, tầm nhìn chiến lược dài hạn, thay đổi thị
hiếu và tầm nhìn của khách hàng,
+ W3 + O3 : Ứng dụng công nghệ thông tin như đặt hàng online để mua sắm các thiết bị y tế,
thuốc đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu người dân
=> Triển khai mua hàng trên website, trang thương mại điện tử, ứng dụng Pharmacity.
- Chiến lược WT
+ W1, W2 + T1 : Tăng cường mở rộng các cửa hàng thuốc phủ rộng toàn quốc, củng cố và
giữ gìn vị thế
+ W3 + T4: Hợp tác, liên doanh với các trung tâm nghiên cứu, công ty sản xuất
2. Dự đoán về thị trường bán lẻ dược phẩm trong thời gian sắp tới
- Theo Hãng nghiên cứu thị trường BMI, doanh số thị trường này sẽ tăng từ 7,7 tỷ USD vào
năm 2021 lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026. Tốc độ tăng trưởng kép lên tới 11%, tính theo tiền
đồng Việt Nam (BMI Research, 2018).
- Tương tự, IJERPH (International Journal of Environmental Research and Public Health –
MDPI) cũng dự báo, mức chỉ tiêu của người Việt cho việc mua thuốc sẽ tăng từ 44
USD/người năm 2015 lên gấp đôi 85 USD/người vào năm 2020 và tiếp tục tăng lên gấp 4
vào năm 2025 với 163 USD/người.
3. Định giá sản phẩm
- Giá cả bình ổn, hợp lý do mua thuốc trực tiếp từ công ty sản xuất. Cung cấp các sản phẩm
độc quyền, chất lượng
4. Quản lý tồn kho
- "Thất bại một năm trở lại đây của Pharmacity là số lượng hàng hóa cung cấp ra thị trường
không đủ, khách hàng phàn nàn nhiều. Một trong những nguyên nhân chính là kho dự trữ
quả nhỏ và luôn quá tải” ( CEO Pharmacity Chris Blank, 2020)
- Năm 2020, Pharmacity đã đi đến thỏa thuận hợp tác cùng Công ty DH Logistics Property
Việt Nam (thuộc Tập đoàn Daiwa House, Nhật Bản) về việc mở mới Trung tâm phân phối
hàng hóa tại Khu công nghiệp Lộc An (Đồng Nai). Tổng đầu tư cho nhà kho này khoản 3 triệu
USD, với diện tích thuê 10.635m2 trong 20 cùng với việc đáp ứng các tiêu chuẩn GSP &
GDP (các tiêu chuẩn về lưu trữ, phân phối thuốc đến tay người tiêu dùng).Tại đây,
Pharmacity áp dụng quy trình quản lý và vận hành với hệ thống WMS (Warehouse
Management System). Phần mềm quản lý kho này hỗ trợ việc lập kế hoạch hàng ngày, kiểm
tra nhanh chóng hàng hóa trong kho, nhập hàng, xuất hàng tồn kho cũng như truy xuất vị trí
của sản phẩm hay thông tin về sản phẩm chi tiết và dễ dàng, đồng thời nâng cao hiệu suất
làm việc của nhân viên.
- Năm 2022, hợp tác cùng RELEX Solutions, nhà cung cấp hàng đầu về giải pháp lập kế
hoạch bán lẻ và chuỗi cung ứng, Pharmacity đã có những cải thiện đáng kể trong việc quản
lý hàng tồn kho, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc
và kênh bán hàng trực tuyến.Pharmacity đã đầu tư đáng kể vào các giải pháp bổ sung hàng
tồn kho và dự báo nhu cầu của RELEX trên toàn bộ hơn 1.000 nhà thuốc và hai trung tâm
phân phối của Pharmacity. Chỉ trong 4 tuần, giá trị hàng tồn kho giảm đáng kể, tính sẵn có
của hàng hoá và doanh số bán hàng đã tăng ở mức hai con số tại các nhà thuốc thử nghiệm
so với mức trung bình của chuỗi. Tính sẵn có của thuốc trên kệ tăng cao hơn so với các loại
thực phẩm chức năng và danh mục hàng tiêu dùng nhanh mới được tung ra gần đây.Ông
David Young, Phó Tổng Giám đốc Pharmacity cho biết: “Hợp tác với RELEX Solutions cho
phép chúng tôi dự đoán nhu cầu sản phẩm và tối ưu hóa hàng tồn kho để đảm bảo rằng,
khách hàng của chúng tôi luôn có thể tiếp cận các sản phẩm thiết yếu bất cứ khi nào và ở
đâu. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào các sáng kiến như RELEX để mang đến cho khách
hàng những dịch vụ tốt nhất.”
IV. Bước 5+6: Triển khai kế hoạch chiến lược, kế hoạch tác nghiệp
1. Tổ nghiên cứu thị trường

2. Tổ tiếp thị,bán hàng

3. Tổ kế hoạch kinh doanh

4. Tổ công nghệ thông tin

5. Tổ phân phối hàng

6. Tổ tài chính kế toán

7. Tổ nhân sự

V. Bước 7: Kiểm tra đánh giá kết quả


1. Tiêu chí kiểm tra
- Kế hoạch năm: Doanh thu, lợi nhuận sau thuế, mức độ tăng trưởng
- Hiệu suất làm việc
2. Hình thức kiểm tra
- Kiểm trathường xuyên: chất lượng sản phẩm, phản hồi khách hàng
- Kiểm tra định kì: báo cáo tài chính, báo cáo ngân quỹ
- Kiểm tra đột xuất: kiểm nghiệm sản phẩm, hoạt động nhà máy
3. Kiểm tra đánh giá
- Kiểm tra xem chiến lược hoạt động đã hợp lý chưa
- Tìm nguyên nhân khắc phục, điều chỉnh, phát triển theo hướng mới
VI. Bước 8: Lặp lại quá trình hoạch định
Lặp lại quá trình để sẵn sàng đổi mới, điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với thị trường
C. KẾT LUẬN
Trong môi trường kinh doanh luôn luôn thay đổi, hoạch định có vai trò hết sức quan trọng
trong sự tồn tại và phát triển của mỗi công ty. Hoạch định hỗ trợ các nhà quản trị một cách
hữu hiệu trong việc đề ra những kế hoạch để giảm bớt hậu quả của những biến động, giảm
thiểu những lãng phí lặp lại và đặt ra tiêu chuẩn kiểm soát dễ dàng. Nhìn chung, trong tình
trạng những cơ hội phát triển ngày càng hạn chế và mức độ cạnh tranh ngày càng tăng thì
hoạch định được coi là chức năng quản trị chính yếu giữ vai trò mở đường giúp cho nhà
quản trị cấp cao đưa ra nhữung định hướng mới.

You might also like