Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA QUẢN LÝ DỰ ÁN

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIM TRONG PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG
CÁC THÔNG SỐ XÂY DỰNG ĐẾN NĂNG LƯỢNG VÀ CHI PHÍ TÒA
NHÀ

GVHD: TS. NGÔ NGỌC TRI


Thành viên nhóm nghiên cứu:
1. Ngô Đình Khoa Lâm – 17KX1
2. Bùi Minh Hiếu – 17KX1
3. Nguyễn Thị Thu Hằng – 17KX1
4. Tăng Thu Hà– 17KX1
5. Phan Thị Hoài Thoa – 19KXCLC1

Đà Nẵng, 12/2020.
Tóm tắt
Giải pháp năng lượng tiêu thụ trong các tòa nhà tại Việt Nam là mối quan tâm lớn về phát
triển bền vững hiện nay. Tuy nhiên, khả năng tương tác giữa BIM và các công cụ phân tích
năng lượng vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu này sử dụng mô hình thông tin công trình (BIM)
cùng với các công cụ Insight và Green Building Studio (GBS) để mô phỏng sơ bộ năng lượng
tiêu thụ ảnh hưởng đến chi phí. Nghiên cứu chỉ ra những tác động của lớp vỏ công trình và
vật liệu của các cấu kiện được sử dụng đáp ứng xu thế công trình xanh, thể hiện bằng chi phí
và mức độ hiệu quả thay đổi qua các giải pháp thiết kế tường, cửa sổ, hướng tòa nhà, chiếu
sáng, sự thấm.
Từ khóa: BIM; chi phí; năng lượng bền vững; công trình xanh; mô phỏng năng lượng.
Abstract
Energy - saving solutions in buildings in Vietnam are a great concern for sustainable
development nowadays. However, interoperability between BIM and energy analysis tools is
still limited. This study uses Building Information Modeling (BIM) along with Insight and
Green Building Studio (GBS) tools to preliminary simulate energy consumption and affecting
on the cost. The research shows the effects of the building envelope and materials of
components on the trend of green buildings. It represented by the cost and effectiveness
through design solutions of the building walls, windows, building orientation, lighting,
infiltration.
Keywords: Building Information Modeling; cost; sustainable energy; green building;
energy simulation
1. Lời giới thiệu
1.1 Tình hình sử dụng năng lượng, phát thải ngành xây dựng và xu thế công trình xanh
Trong vài năm gần đây, mô hình thông tin công trình BIM (Building Information
Modeling) đã và đang được ứng dụng rộng rãi cho ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Đề án áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng và quản lý
công trình trong Quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016. Để đáp ứng xu thế của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0, BIM dần trở thành một công cụ dẫn đầu trong thiết kế và phân
tích vòng đời dự án. Phương pháp thiết kế tham số và quản lý dữ liệu của các thuộc tính trong
công trình sẽ giúp mô phỏng, hình dung và phân tích các phương án chính xác hơn.
Thị trường quốc tế cho các dự án công trình xanh đã phát triển đáng kể trong 10 năm qua
và nhu cầu về hoạt động xây dựng xanh đã sẵn sàng tăng trưởng trong thời gian tới. Hiện nay
tại Việt Nam, các dự án công trình xanh chỉ chiếm 13% nhưng dự báo sẽ tăng gấp đôi vào
năm 2021. Việt Nam có tỷ lệ phát triển công trình xanh chung cư vào năm 2021 cao nhất thế
giới, chiếm đến 61% so với mức trung bình thế giới là 30% và Singapore là 25% (Theo Báo
cáo khảo sát xu hướng phát triển Công trình Xanh 2018). Sự kết hợp công nghệ BIM trong
phân tích thông số đầu vào đáp ứng xu thế công trình xanh sẽ là bước đột phá mới của ngành
xây dựng Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
1.2 Sự cần thiết của nghiên cứu
Một trong những mục tiêu thiết kế tòa nhà bền vững quan trọng nhất là hiệu suất năng
lượng và chi phí trong suốt vòng đời của tòa nhà. Nghiên cứu này tập trung đến việc phân tích
sự thay đổi của các thông số công trình ảnh hưởng đến năng lượng, cụ thể là phân tích ảnh
hưởng của chi phí ảnh hưởng đến các yếu tố như tường, cửa sổ, mái và hiệu quả chiếu sáng,
hướng công trình.
Trong bài nghiên cứu này, nhóm sẽ sử dụng phần mềm thiết kế Autodesk Revit, một trong
những công cụ thiết kế xây dựng chuyên nghiệp nhất hiện nay. Phần mềm Revit sẽ hỗ trợ tạo
ra các mô hình kiến trúc công trình bền vững với việc tích hợp các công cụ mô phỏng năng
lượng và phân tích đám mây hiệu quả đến từ Autodesk, bao gồm Insight và Green Building
Studio. Nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích chuyên sâu những ảnh hưởng của chi phí đến
lớp vỏ công trình và khả năng tiết kiệm năng lượng công trình.
1.3 Đóng góp của nghiên cứu
Thông qua các biểu đồ và hình ảnh minh họa về những vật liệu trong công trình, nghiên
cứu chỉ ra được sự ảnh hưởng trực tiếp của các thông số liên quan đến chi phí xây dựng.
Nhằm tối ưu chi phí và hiệu suất năng lượng của tòa nhà, để giúp chủ đầu tư có được giải
pháp phù hợp cho công trình trong tương lai. Đồng thời, nghiên cứu này góp phần thúc đẩy
ngành xây dựng ứng dụng mô hình BIM trong phân tích và quản lý thông tin công trình.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1 Các công cụ được sử dụng trong phân tích: Revit, Insight, Green Building Studio.
Autodesk Revit là phần mềm hỗ trợ đắc lực cho các Kiến trúc sư - Kỹ sư, được xây dựng
dựa theo hướng mô hình công trình gán thông tin BIM (Building Information Modeling), cho
phép các chuyên gia thiết kế những ý tưởng từ cách tiếp cận trên mô hình phối hợp nhất quán.
Revit trình bày thông minh các thiết kế dưới dạng một loạt vật thể và những vật thể này đều có
tham số. Thông tin này được lưu trữ trong một mô hình duy nhất và bạn có thể trích xuất
không hạn chế số lượng góc nhìn từ những dữ liệu đã có sẵn của mô hình này.

Hình 1. Autodesk Insight Hình 2. Green Building Studio


Autodesk Insight là một công cụ phần mềm hiệu quả và gắn kết hơn để cải thiện
hiệu suất năng lượng và môi trường trong suốt vòng đời của tòa nhà. Insight tích hợp
phần mềm phân tích ánh sáng, phân tích năng lượng mặt trời và phân tích năng lượng
để cung cấp cách tiếp cận toàn diện cho hiệu suất của tòa nhà. tiến và dữ liệu phân tích
hiệu suất tòa nhà được tích hợp trong Revit Autodesk Green Building Studio
(GBS) là giải pháp phần mềm Energy Management Software với chức năng và chi phí
phù hợp cho các doanh nghiệp từ nhỏ và vừa (SMEs) tới các doanh nghiệp lớn. GBS là
một dịch vụ dựa trên đám mây linh hoạt cho phép bạn chạy mô phỏng hiệu suất của tòa
nhà để tối ưu hóa hiệu quả năng lượng trong quá trình thiết kế. GBS sẽ giúp bạn mở
rộng khả năng thiết kế các tòa nhà hiệu suất cao với một phần nhỏ thời gian và chi phí
so với các phương pháp thông thường.
2.2. Sơ đồ phân tích năng lượng

Hình 3: Quy trình phân tích năng lượng với Revit, Insight và Green Building Studio.
Hình 3 là quy trình phân tích năng lượng bằng cách thiết lập các thông số đầu vào
trong Revit như ánh sáng mặt trời, địa điểm, hướng công trình, dữ liệu của mô hình,
hệ thống HVAC và các yếu tố liên quan khác, tiến hành xuất thông tin sang đám
mây Insight trên nền tảng Green Building Studio để chạy ra các biểu đồ mô phỏng
về ảnh hưởng của chi phí và năng lượng, từ đó ta có giải pháp tốt nhất cho việc lựa
chọn vật liệu trong thi công và thiết kế công trình.
2.3. Case study
Địa điểm công trình: Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Loại công trình: Văn phòng. Diện tích sàn: 582 m2.
Hình 4: Mô hình kiến trúc công trình
Thông số chi tiết: Văn phòng có chiều dài tổng thể 27,432m, rộng 15,240m, cao
7,925m, gồm 2 tầng với chiều cao mỗi tầng 3,962m. Sàn tầng 1 cấu tạo bê tông có
chiều dày 160 mm kết hợp sàn kim loại có chiều dày 50mm với diện tích 424.590m2,
sàn tầng 2 cấu tạo BTCT với chiều dày 200mm, diện tích 190m2. Tường gạch thường
152.4mm, cửa sổ kính dày 12mm, mái thép cách nhiệt dày 515mm với cấu tạo 4 lớp:
tấm lợp Standing Seam dày 50mm, tấm cách nhiệt cứng dày 220mm, mái tôn kim loại
dày 20mm và hệ giàn giáo chống dày 225mm.
2.4. Dữ liệu đầu vào
Từ mô hình kết cấu đã được thiết kế, chúng ta tạo ra mô hình năng lượng trong BIM,
với thiết lập ban đầu như sau: ánh sáng mặt trời, hướng công trình, lịch hoạt động của
công trình, dữ liệu về phòng và sức chứa, hệ thống HVAC mặc định phù hợp với mục
đích sử dụng cho văn phòng; đặc tính nhiệt của vật liệu và kết cấu trong BIM để phục
vụ cho quá trình mô phỏng năng lượng.
Sau quá trình chạy mô phỏng, Insight sẽ xuất ra các biểu đồ về chi phí (USD/m2/
năm) đối với các loại vật liệu khác nhau cho các công tác như xây tường, mái, sàn hay
cửa sổ và các thông số xây dựng liên quan. Các phương án thay thế này được sắp xếp
theo thứ tự chi phí giảm dần.
Kết quả phân tích được từ Insight sẽ là thông tin đầu vào cho Green Bulding Studio.
GBS sẽ tiếp tục xuất ra các thông số chi tiết hơn về các loại vật liệu sử dụng cho ra chi
phí tối ưu và đảm bảo tiết kiệm năng lượng nhất.
3. Các kết quả phân tích:
3.1. Kết quả phân tích năng lượng

1.Wall Construction:
Sử dụng những vật liệu có khả năng dẫn
2.Roof Construction:
nhiệt kém trong việc xây tường để giảm sự
Tương tự như xây tường thì phần mái cũng
tăng nhiệt và chống lại sự thất thoát năng
nên sử dụng những vật liệu có khả năng dẫn
lượng. Chẳng hạn như sử dụng các tấm lưới
nhiệt kém để giảm sự tăng nhiệt và chống
kim loại R10, R11, R13 2.0-3.0mm. Những
lại sự thất thoát năng lượng. Chẳng hạn như
tấm lưới kim loại này có tính chống nóng,
sử dụng các tấm SIP có cấu trúc cách nhiệt
không dẫn điện, giảm áp lực tác dụng lên
cấu tạo gồm: 1 lớp xốp cách nhiệt kẹp giữa
nền móng, có khả năng tái sử dụng, và đặc
2 miếng ván ép bằng gỗ hoặc bằng xi măng
biệt chi phí tương đối thấp.
giúp tiết kiệm 50% chi phí năng lượng.
Một số ứng dụng của tấm lưới kim loại này:
Hoặc có thể sử dụng các tấm lưới kim loại
R13+R10 như ở trên.

4.Lighting Efficiency:
Thiết lập độ chiếu sáng hiệu quả trong tòa
nhà giúp giảm thiểu mức tăng nhiệt và mức
tiêu thụ điện năng.
Mức tiêu thụ điện năng của đèn điện chiếu
sáng trên 1 đơn vị diện tích sàn được thiết
Hình 5: Dùng2 làm tường ngăn
lập: BIM-7.53 W/m .
Sử dụng các loại đèn LED giúp tiết kiệm
tối đa chi phí điện năng.
Hình 6: Dùng làm tường ngoài
Sử dụng các loại cảm biến ánh sáng ở
những khu vực Hình
không có ánh
7. Tấm SIP sáng mặt trời Hình 8. Thi công tấm SIP cho
chiếu tới. mái nhà
3.Infiltration:
6. Plug Load Efficiency Sự thẩm thấu dẫn đến rò rỉ của không
Các tải cắm
8. Window Shades được xem như một phần của khí hoặc nước của các khoảng trống tòa
việc sử dụng
Bóng râm có thể làmnăng lượng tổng thể
giảm việcAir của tòa
sử dụng nhà tạo ra khi thi công không đảm bảo
10.HVAC-Heating,
nhà. Trong Ventilating,
năng lượngcác
Conditioning HVAC.tòa nhà Nóvăn phụ phòng
thuộctuân vàothủ các dẫn đến thất thoát năng lượng như điện,

12.
yếu tối thiểu,
PV-Panel
tốvào khác lượng
Efficiency
nhau phích
như thước cắm
kích của có thể
thước chiếm
cửa sổ nhiệt, …
Dựa
tới 25%,
Tấmđặc panel vị
hoặc trí

cóthu và thểkích
tácnhiệt chiếm
dụngmặt đến
chetrời. 50% tòa
phủ thay thế nhà
tổng ta
hoặc
bố trí hệ tính
thống HVAC sao cho hiệu quả về
mức
vật
Có tiêudẫn
liệu
thể thụdụng
sử năngcấu
nhiệt lượng
cao vì ưu
kiện trong
Ô điểm
Văngcáccủatòa
hoặcnó nhàlà
rèm
mặt

cách năng
hiệu suất
nhiệt, lượng.
cao.
cách âm Năngtốt, lượng
chống được
cháy sử hiệu dụng
che
Hệ cửa
thống sổ để
HVACkiểm soát
có vai năng
trò lượng.
sưởi ấm, thông
không
quả,
Ứng đảm bao
dụng gồm
bảo tính
vào ánh sáng,
thẩm
công mỹ,
trìnhthiết
tính
mẫu bịứng
sưởi,
thì dụng
ta hoặc
thiết
gió,
làm
rộng điều
mát.
rãi vàhòađặc vàbiệtcảilàthiện
tiết chất lượng
kiệm chi phí không
đầu
kế
khí được
thông tỉ qua
Hình lệ10.của
Không
các Ôđường
văng
gian đượchoặc
ống rèm
bố trí
dẫn ánhcửa
lớnsángđối
bao
Hình 11. So sánh đèn hallogen và đèn

tư.
với vậy
cửa cần
hài là
sổ phải
hòa2/3. lắp đặt các tải cắm theo led
phủ
công rộng,
suất
Solution:
Theo nhưTrong
5.Daylighting mật
trung
công độ
bình dày

quá trình
trình
& Occupancy nên
10.76W/m
mẫuthi trong
công
thìControls
2 quá trình
để tối
cần phải
tấm Panel đa
lắp
hóa
làm đặt
giámhiệu cần
quả
sát chặt
giảm tuần
việc thủ
chẽ việc
từ 16-20.4% nghiêm
sử dụng kết
năng nốingặt
năng các
lượng các
lượng.
cấu
mặt nguyên
kiện
trời
tắc Ứng
truyền dụng BIM
nhiệt, cơđể quản
học, lý thông tin
với nhau
cung cấp tránh
vào tòa tạonhà ra kẻ
nhằmhở. bảo vệ cho hệ để
động lực học
về sức bị
tránh chứa hưcủa hỏng tòa dẫnnhà,đến từ đó thấtthiết lập năng
thoát
14. PV-Payback limit: giới hạn hoàn vốn
Dựa vào thời gian hoàn vốn của công trình,
ta có thể chọn những loại vật liệu cũng như
cấu kiện có tuổi thọ tương ứng để giảm
thiểu tối đa chi phí bảo trì cũng như sửa
chữa, thay mới.
Tuy nhiên, các vật liệu chói hoặc hướng
mặt trời kém có thể bị loại trừ.
Thời gian hoàn vốn không nên quá ½ thời
gian tuổi thọ công trình.

3.2. Các kết quả phân tích chi phí:


Để đánh giá hiệu quả của một dự án thì chi phí cũng là một yếu tố quan trọng để mang lại
lợi ích tốt nhất cho chủ đầu tư và các bên liên quan. Nghiên cứu này không chỉ đưa ra những
giải pháp sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng mà còn phân tích cụ thể chi phí ứng với từng
loại vật liệu khác nhau đem lại hiệu quả về mặt tài chính.
Insight và GBS xuất được các biểu đồ chi phí theo các vật liệu đã thiết lập:

Từ biểu đồ trên, ta nhận thấy việc sử dụng


tấm lưới kim loại R13+R10 là tối ưu nhất. Chi phí giữa các phương án thay thế không chênh
lệch quá nhiều, dao động từ 0,1 ~ 0,44 USD/m 2/năm. Chi phí cho việc sử dụng tấm lưới
R13+R10 cao hơn so với các loại khác tuy nhiên sử dụng vật liệu này lại tiết kiệm năng
lượng nhất. Lưới kim loại đục lỗ không gỉ được sử dụng rộng rãi trong những rào cản kiểm
soát tiếng ồn môi trường đô thị, xây dựng các bức tường hút âm thanh. Ngoài ra, vật liệu có
tính chống nóng, không dẫn điện, làm chuyển hướng ánh nắng tác động lên công trình. Ánh
sáng tự nhiên và gió trời có thể thâm nhập vào nhà thông qua các lỗ nhỏ li ti để thắp sáng và
làm mát không gian bên trong, từ đó giảm lượng điện tiêu thụ và tiết kiệm chi phí năng
lượng đáng kể cho tòa nhà.
Đối với mái công trình thì ngoài sử dụng tấm kim loại R60 thì có thể dùng các loại
R15, R38, R10 hoặc vật liệu SIP theo như biểu đồ. Nếu sử dụng vật liệu không cách điện thì
sẽ gây thất thoát năng lượng dẫn đến tăng chi phí.

Theo biểu đồ thì khi sử dụng các tải cắm có công


suất lớn hơn 14W/m2 thì chi phí sẽ tốn kém. Còn nếu sử dụng tải cắm có công suất nhỏ hơn
thì không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Hình 26: Biểu đồ chi phí khi thiết kế bóng râm

Theo hướng công trình thì tỉ lệ ô văng hoặc rèm cửa là 2/3 so với diện tích cửa sổ là lý tưởng
để đạt chi phí tối ưu. Trong đó, cửa sổ là phần quan trọng của bộ phận vỏ bao che công trình,
vừa liên quan đến vấn đề tầm nhìn, ánh sáng lẫn hiệu quả sử dụng năng lượng. Thiết kế cửa
sổ đảm bảo che nắng cần thỏa mãn 2 điều kiện:
 Có hình thức thiết bị che nắng thích hợp với mặt nhà và công trình cụ thể.
 Có kích thước, mật độ, vị trí hợp lý.
Thiết kế che nắng, bao che công trình tốt sẽ tạo được bóng râm trên mặt cửa sổ, giảm đáng
kể nhiệt bức xạ vào công trình, từ đó giảm yêu cầu tải lạnh, tiết kiệm năng lượng.
Bảng dưới đây sẽ cho thấy ảnh hưởng của kết cấu che nắng và năng lượng tiêu thụ để làm
mát.

Hình 27: Ảnh hưởng của kết cấu che nắng

Giải pháp che nắng công trình gồm 2 loại là che nắng bên ngoài cửa và che nắng bên trong
cửa. Trong đó, thiết bị che nắng bên ngoài cửa có thể ngăn chặn bức xạ mặt trời hiệu quả,
giảm lượng bức xạ xuyên qua cửa kính vào nhà. Ngoài ra, giải pháp che nắng bên ngoài công
trình đảm bảo tầm nhìn tốt và tiết kiệm diện tích không gian bên trong. Vì thế, che nắng bên
ngoài cửa sổ có hiệu quả tốt hơn, được ưu tiên
thiết kế hơn.

Hình 28: Biểu đồ chi phí của hệ thống HVAC

Dùng High Eff. Heat Pump cho hệ thống HVAC để tối ưu hóa chi phí. Ngoài ra, thiết bị
Power Logger PW3360-21 của Hioki là công cụ hết sức hữu ích cho việc xác định thiết lập
nhiệt độ tốt nhất để tiết kiệm năng lượng tiêu thụ của hệ thống HVAC. Mức năng lượng tiêu
thụ và chi phí hàng năm ước tính (Hình 28) đạt mức thấp nhất khi nhiệt độ thiết lập ở 22°C.
Đây là con số đáng kinh ngạc khi thấp hơn 42% so với mức nhiệt độ thiết lập 20°C và 65%
so với mức nhiệt độ thiết lập 24°C.
Hình 29: Mức năng lượng tiêu thụ và chi phí hàng năm ước tính theo mốc nhiệt độ thiết lập

4. Kết luận
Nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ BIM trong phân tích các thông số xây dựng ảnh
hưởng đến năng lượng và chi phí tòa nhà là một nhân tố qua trọng. Bài nghiên cứu đã thành
công trong việc tìm ra giải pháp tối ưu cho việc sử dụng các vật liệu giúp tiết kiệm năng
lượng tiêu thụ trong tòa nhà cũng như chi phí hằng năm. Kết quả của nghiên cứu này cho
thấy tiềm năng ứng dụng của BIM trong mô phỏng và đánh giá tác động của vật liệu đến chi
phí và năng lượng của tòa nhà, làm cơ sở để xây dựng các giải pháp thiết kế và vận hành
công trình một cách phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng.
Chúng ta không chỉ đơn thuần thiết kế công trình đáp ứng chỉ tiêu về mặt kết cấu, kiến
trúc xây dựng, mà còn thiết kế mang tính bền vững, đáp ứng được tiêu chí tiết kiệm tối ưu
năng lượng và chi phí. Nghiên cứu cho thấy sự phát triển của mô hình BIM và xu thế công
trình Xanh ở Việt Nam đang hướng đến sự đổi mới của ngành công nghiệp xây dựng.
Kết quả của bài nghiên cứu này sẽ rất hữu dụng đối với kỹ sư, kiến trúc sư cũng như các
chủ đầu tư, nhà thầu trong việc tư vấn và thiết kế, đánh giá mức năng lượng và chi phí cho
công trình. Chống thấm và hệ thống điều hòa không khí là hai yếu tố mà giải pháp đưa ra đòi
hỏi trình độ chuyên môn cao mới thực hiện được. Đó cũng chính là hạn chế của bài nghiên
cứu này.
Tài liệu tham khảo
[1] ThS.KTS. Trần Thành Vũ, Năng lượng trong công trình xây dựng - Nghịch lý thị trường
và tia sáng cuối đường.Trang thông tin Điện tử Ashui.
[2] Báo cáo khảo sát xu hướng phát triển Công trình Xanh 2018, Vietnam Construction,
2018.
[3] Thiết kế tích hợp – Quy trình tối ưu hóa hiệu năng và chi phí đầu tư trong Công trình
xanh, vgbc.com/thiet-ke-tich-hop/.
[4] Kiến trúc hiệu quả năng lượng (Kỳ 4), Kiến tạo giải pháp xanh, lowe.viglacera.vn
[5] Ứng dụng thiết bị Data Logger và Power Pogger của Hioki trong tiết kiệm năng lượng
tiêu thụ của hệ thống HVAC, Hioki.com.vn
[6] Đánh giá và triển vọng ứng dụng Bim tích hợp đánh giá công trình xanh, ScienceDirect.
[7] Tích hợp phân tích chi phí vòng đời và mô phỏng năng lượng để xây dựng đánh giá
chiến lược tiết kiệm năng lượng, ScienceDirect

You might also like