Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 100

Bài tập thực hành các khối cơ bản

Khối cơ bản là gì?


Những khối vuông, tròn, chóp, trụ trong mỹ thuật gọi là những khối cơ bản, vì tất cả những khối
này chính là những khối tổng quát của mọi hình phức tạp trong không gian. Đơn giản như cái chổi,
cái lọ đến những khối hình phức tạp như cơ thể con người đều bắt nguồn từ những khối cơ bản
này.

* Phương pháp dựng hình những khối cơ bản:

- Vẽ khối vuông:
Sau khi dự kiến xong, phần bố cục trên mặt giấy, ta đo từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất mà
nhìn thấy. Tiếp đến ta đưa bút chì gạch ngang những điểm mà ta vừa đo được sau đó đo phần rộng
nhất của mẫu ta lại đánh dấu 2 đầu rồi đưa nét dài khống chế chiều ngang của mẫu lại.
Để xác định các góc và các cạnh của khối vuông ta tiếp tục đo từng điểm theo thứ tự từ trên xuống
dưới từ trái sang phải. Để xác định được một điểm ta cần đo 2 lần, đo dọc rồi đo ngang, cứ xác
định được 2 điểm thì vẽ được một đường thẳng bằng cách vẽ nối 2 điểm đó lại với nhau (đường
thẳng này chính là một cạnh của khối vuông). Dựng hình xong ta kiểm tra lại nếu không còn gì sai
sót ta tẩy đi các nét thừa rồi chỉnh lại các nét vừa vẽ cho gọn.
Phương pháp dựng hình ghế liên hệ từ khối vuông

Vẽ theo luật phối cảnh:

1. Dưới tầm măt; 2. Ngang tầm mắt; 3. Trên tầm mắt


Phương pháp dựng hình và vẽ bóng hình hộp liên hệ từ khối vuông
- Vẽ khối tròn:
Phương pháp vẽ hình tròn
Đặc điểm khối tròn là các chiều rộng bằng nhau vì vậy nếu vẽ riêng khối tròn thì cần phác một
hình vuông thích hợp với khổ giấy vẽ là có thể dựng hình được. Nếu khối này đứng cạnh các khối
khác thì cần đo một chiều để so sánh với các khối đó trong cùng bài vẽ. Để vẽ được hình tròn đúng
ta kẻ chéo hình vuông theo kiểu vẽ bàn cờ rồi chia thành 4 góc hình vuông qua các ô nhỏ vừa chia
rồi vẽ đường tròn sát vào đường chéo của 4 góc đó, sau cùng ta tẩy các nét thừa và chỉnh hình tròn
lại cho gọn.

- Vẽ khối chóp:
Phương pháp vẽ khối chop

Cũng như vẽ các khối khác nhau, sau khi phác xong sơ bộ về bố cục trên giấy, ta đo chiều cao rồi
đo chiều ngang phần rộng nhất của mẫu, sau đó gấp số lần đo cho phù hợp với bố cục đã dự kiến
rồi đóng khung lại, tiếp đó ta kẻ một đường thẳng chính giữa từ trên xuống gọi là đường trục giữa.
Mục đích của đường trục này là để vẽ hình chóp không bị lệch. Phần đáy của khối chóp ta vẽ như
phần đáy của khối trụ.

- Phương pháp vẽ bóng các khối cơ bản:


Nếu nền phông phía sau đậm hơn hình khối thì ta vẽ phông trước, nếu hình khối đậm hơn phông
thì ta vẽ bóng hình khối trước nhưng phải vẽ tổng thể toàn bộ, không vẽ đâu xong đấy. Nếu bóng
đổ đậm hơn hình khối thì ta vẽ bóng đổi trước. Khi đã vẽ bóng thì đường viền xung quanh mẫu
chỉ để lại trong trường hợp thật cần thiết. Trường hợp cần thiết phải để đường viền thì đường viền
đó phải thể hiện đậm nhạt, to nhỏ khác nhau, nếu để nét viền đều sẽ cho ta cảm giác cứng và khô.

Bóng đổ đậm, vẽ bóng trước - Mầu đậm hơn nền, vẽ mẫu trước - Nền đậm hơn mẫu, vẽ nền
trước
Phương pháp vẽ bóng khối tròn

Phương pháp vẽ bóng khối trụ


Phương pháp vẽ bóng khối chóp
Phương pháp vẽ bóng đổ

- Vẽ khối trụ:
Phương pháp vẽ khối trụ

Khi dự kiến xong bố cục trên mặt giấy ta đo chiều cao rồi đo chiều ngang của khối rồi gấp số lần
lên sao cho tương ứng với bố cục mà ta định vẽ rồi đóng khung lại. Nếu hình khối nằm dưới tầm
mắt ta đo tiếp chiều cao thấp nhất mà ta nhìn thấy rồi gấp số lần lên như ban đầu, sau đó gạch
ngang nối hai cạnh chiều cao lại với nhau như vậy là ta có được bề mặt của khối trụ. Để vẽ hình
tròn bề mặt của khối trụ ta kẻ chéo theo hình bàn cờ và tiến hành vẽ như khi ta vẽ hình tròn vậy
(chỉ có điều khác là hình tròn này vẽ bẹp theo phối cảnh).
Khi vẽ đáy của khối trụ ta nên vẽ thấy cả đường khuất thì vẽ mới dễ đúng, khi vẽ xong ta lấy nét
khuất đi. Chú ý: theo luật phối cảnh thì hình tròn dưới đáy của khối trụ càng nằm dưới tầm nhìn
thì càng tròn hơn và ngược lại.
Liên hệ từ khối trụ sang vẽ tĩnh vật
* Vẽ tả chất liệu:
Chất liệu gốm, nhôm, thủy tinh
Khi vẽ các khối cơ bản bằng thạch cao chúng ta chỉ cần thể hiện bóng sáng, tối là đủ nhưng khi vẽ
các chất liệu khác nhau thì ngoài việc thể hiện sắc độ sáng tối cho nổi khối, còn phải tả được chất
liệu của mẫu nữa.
Với chất liệu nhẵn bóng như gốm, nhôm, thủy tinh ta thấy chúng giống nhau về độ nhẵn nhưng lại
khác nhau ở chỗ thủy tinh trong suốt có thể nhìn thấu qua nền, còn gốm nhôm phát sáng mạnh. Vì
vậy, khi vẽ bóng những chất liệu khác nhau trước khi vẽ cần quan sát và phân tích thật kỹ nhưng
đặc điểm của các vật đó.
Khi vẽ các đồ thủy tinh trong suốt nên chú ý đến nền (phông phía sau) nếu nền đậm thì thủy tinh
cũng đậm theo và ngược lại thông thường thì nền đậm mười thì vẽ thủy tinh đậm bẩy tám là vừa.
Trường hợp nền đậm mà vẽ thủy tinh sáng quá sẽ mất đi độ trong trẻo của thủy tinh. Một điều cần
chú ý là thủy tinh thường có những điểm sáng chói nằm ở các vị trí cao của hình, nếu vẽ thiếu
những điểm sáng này sẽ không tả được chất bóng của thủy tinh.

* Vẽ nếp vải:
Khi vẽ nếp vải cần chú ý đến cấu trúc của các nếp gấp, đặc biệt phải chú ý đến sự mềm mại của
nếp vải. Để tránh sự đơn điệu của các nếp cần quan sát kỹ để diễn đạt được sự phong phú của các
nếp, tuy nhiên phải biết giản đơn những nếp nhăn quá vụn vặt làm nát các mảng lớn và đỡ bị rối
hình.
Khi vẽ bóng nếp vải cần chú ý sự lồi lõm của nếp, cần chuyển nét bóng từ từ để nếp vải không bị
cứng. Khi vẽ phần lồi của nếp vải nên liên hệ đến độ tròn của khối trụ đã nghiên cứu. Nếu chuyển
bóng của độ tròn không tốt thì nếp vải sẽ giống nếp gấp giấy.
Nếp vải bị cứng vì giống nếp gấp của giấy
Nếp vải mềm, các nếp uốn lượn theo đường cong

* Vẽ hoa:
Vẽ hoa phức tạp vì có nhiều loại hoa khác nhau, loại nhiều cánh, loại ít cánh, loại có hình tròn,
loại có hình ống, khi xòe thì cụp v.v… Nhưng có một nguyên tắc chung là không vẽ riêng từng
cánh ngay mà phải vẽ hình tổng quát trước, sau đó mới vẽ riêng từng cánh. Vẽ hoa trong hình họa
khác với vẽ hoa trang trí ở chỗ: Vẽ hoa trang trí có thể vẽ rõ ràng từng cánh một, nhưng vẽ hoa
trong hình họa thì vẽ như vậy đôi khi không cần thiết, mà chỉ cần vẽ tổng thể rồi gợi một số cánh
rõ còn lại có thể chúng biến hóa theo sáng tối.

* Vẽ quả:
Quả có hình thù đa dạng, không những chúng chỉ khác nhau về hình dáng mà còn khác nhau về
màu sắc và cấu tạo vỏ. Có quả vẽ nhẵn bóng như quả cà, quả táo, có quả vỏ sần như quả cam, quả
có gai như quả mít, quả gấc, quả chôm chôm v.v…
Khi vẽ quả ta nên nghiên cứu dáng của quả, đặc biệt là cấu tạo vỏ ngoài của chúng. Nếu quả có vỏ
nhẵn ta lưu ý đến các điểm sáng chói nơi ánh sáng tập trung ở những chỗ cao nhất mà ta nhìn thấy.
Điểm sáng này đặt không đúng chỗ sẽ không nói lên được đặc điểm của mẫu. Nếu quả có gai, chỉ
gợi một số gai còn lại cho biến lẫn vào bóng sáng tối.

Hình khối trong vẽ truyện tranh

1. Khối cơ bản:
Thực tế đã chứng minh rằng không nhất thiết phải học hội họa truyền thống mới có thể trở thành
một họa sĩ truyện tranh giỏi. Nhưng sẽ chẳng có gì là không tốt nếu có được những kiến thức cơ
bản này vận dụng vào vẽ truyện tranh.
Không chỉ cơ thể người mà đa số sự vật trong tự nhiên mang dạng hình khối đều có khả năng phân
tích thành các khối cơ bản có hình dạng đơn giản hơn.
Những khối cơ bản thường xuất hiện

* Khối lập phương:


Khối lập phương là khối cơ bản nhất, cần được luyện tập vẽ từ nhiều góc độ.
Vẽ khối lập phương và các vật có khối lượng tương tự (ví dụ: sách, hộp…) là cách đơn giản nhất
để hiểu phối cảnh. Khối lập phương này được vẽ từ phối cảnh 2 điểm tụ.
- Các biến thể của khối lập phương:
- Phân tích theo phương pháp vẽ khối lập phương:
Đây là phương pháp quan sát và phân tích những vật thể trong thực tế về dạng tổ hợp khối cơ bản.
Ở đây ta đã có thể luyện tập nhận biết và phân tích một số vật thể thành tổ hợp của những khối lập
phương và biến thể khối lập phương. Qua mỗi phần, sau khi có đủ kiến thức về các khối cơ bản
khác nữa, ta sẽ dần hoàn thiện phương pháp tư duy này.
VÍ DỤ 1:

Bước 1: Để dễ hình dung bố cục, hãy tạo khung bao quanh vật.

Bước 2: Kẻ thêm khung bao chia rõ từng phần chi tiết của vật.
Bước 3: Từ các khung bao đã dựng được, vẽ thêm các chi tiết. Lúc này, chúng ta đã có thể hình
dung được hình dáng chung của cây đàn piano rồi đấy.

Bước 4: Làm rõ thêm các chi tiết đặc trưng của một cây đàn piano như phím đàn, bàn đạp…
VÍ DỤ 2:
Bước 1: Kẻ một khung hình chữ nhật bao quanh vật.

Bước 2: Trong phạm vi khung bao đã kẻ, ta bắt đầu dựng khung cho từng phần của ghế sofa.
Bước 3: Vát tù của góc nhọn, phác khung thêm một số chi tiết như đệm ngồi, chân ghế… và định
hình phần tựa của lưng ghế. Đến bước này hình dáng của chiếc ghế đã được xác định rõ.

Bước 4: Đi nét lại theo khung đã dựng, bo tròn các góc để tạo cảm giác mềm mại cho tấm đệm.
Tẩy phần khung phác đi. Vậy là xong.
VÍ DỤ 3:

Bước 1: Dựng khung bao xung quanh vật.


Bước 2: Từ các khung bao chung, ta tạo thêm khung để định hình chiếc xe.

Bước 3: Tạo khung cho các chi tiết của xe: cửa kính, đèn xe…

Bước 4: Vát tròn các góc của chiếc xe.

Bước 5: Thêm thắt một số chi tiết để hình vẽ đẹp hơn.


* Khối cầu:
Khối cầu trong phối cảnh không đóng vai trò quan trọng vì khối cầu như hình tròn nhìn từ mọi góc
độ. Điều quan trọng khi vẽ khối cầu là thể hiện được thể tích của khối bằng cách xác định rõ ràng
hình dạng sáng nhất.
Chú ý: Có thể vẽ hình tròn bằng cách dựng khung hình vuông. Lưu ý là bóng đổ hình elip.
Khối cầu không có nhiều biến thể như khối lập phương, ta thường chỉ bắt gặp dạng nguyên bản
của nó.

* Khối chóp nhọn:


Tương tự như khối cầu, khối chóp nhọn trong phối cảnh không nhiều ứng dụng. Khi vẽ khối chóp
nhọn, ta vẫn phải thể hiện được thể tích của khối bằng cách xác định rõ ràng hình dạng sáng nhất.
Các biến thể của khối chóp nhọn:

* Khối trụ, khối lục lăng:


Khối trụ, khối lục lăng đóng vai trò khá quan trọng trong phối cảnh. Cần lưu ý việc thể hiện góc
cạnh của khối lục lăng khi vẽ.

Các biến thể của khối trụ, lục lăng:


2. Tư duy phân tích theo phương pháp vẽ các khối cơ bản

* Phân tích các khối cơ bản tạo nên đầu tàu hỏa:
* Phân tích các khối cơ bản tạo nên robot Wall-E:

* Phân tích các khối cơ bản tạo nên robot ASIMO:

3. Hình khối của một số bộ phận cơ thể người:


Giống như mọi vật thể, cơ thể con người cũng tổ hợp từ các khối. Tài liệu sau đây cung cấp kiến
thức về các hình khối của một số bộ phận cơ thể người. Từ đó sẽ giúp ta nghiên cứu cơ thể người
ở những góc độ khác nhau như giải phẫu, xử lý ánh sáng.
Các bạn lựa chọn cho mình phong cách vẽ đơn giản vẫn nên trang bị kiến thức này, bởi đại đa số
những phong cách cách điệu đỉnh cao nhất trên thế giới đều xuất phát từ sự nghiên cứu dưới góc
độ tả thực, dẫn đến thấu hiểu và thể hiện lại một cách chuẩn xác nhưng bằng ngôn ngữ tạo hình
chọn lọc hơn.
(Nguồn: Drawing A - Complete Guide. Tác giả: Giovanni Civardi)
Bài tập Khối hình học (Phần 1)

- Hình vuông:

1. Định vị: Xác định đường biên ngoài và kết cấu bên trong của hình vuông theo trình tự ghi chú
trong hình, nhất là phải chú ý vị trí ba đường đứng.'

2. Lên hình: Hoàn thành tạo hình hình vuông theo trình tự ghi chú trong hình. Do nguyên nhân
thấu thị, mặt vốn lớn nhỏ như nhau lại trở thành "gần to xa nhỏ", đồng thời, vận dụng sự biến hóa
thực ảo của đường nét mô tả thể tích hình vuông.
3. Trước tiên bắt đầu từ đường ranh giới sáng tối hình vuông, đẩy về phần tối và phản quang, trong
quá trình đấy cần chú ý sự biến hóa quá độ sáng tối của khối hình này. Hình chiếu càng gần vật
thể càng tối và "thực". Cách xa vật thể thì "ảo", và từ từ biến mất.

4. Tận dụng cảnh nền màu đậm làm tôn thêm bề ngoài hình vuông, để khối hình học thạch cao
càng "nổi bật".
5. Tìm mối liên quan sáng tối: Kết hợp cảnh nền vẽ khối hình học, tận dụng tỷ lệ sáng tối mạnh
mẽ làm tôn thêm phần sáng và phần thực của hình vuông. Ngược lại, thu nhỏ tỷ lệ của môi trường
và phần tối khối hình học để phần tối và phần phản quang hình vuông thể hiện "ảo".

6. Trải sắc điệu lớn: Tận dụng sự biến hóa nếp nhăn vải nền và sự biến hóa sáng tối đi sâu vào mô
tả mối liên quan không gian bức tranh, để bức tranh xem ra rất "thông thoáng". Cách làm cụ thể
là: vẽ vải nền phía trước "thực" hơn và tỷ lệ mạnh hơn. Vải nền phía sau thì cố gắng giảm yếu tỷ
lệ. Đồng thời, tận dụng đường nét đơn giản thể hiện mối liên quan biến hóa sáng tối của phần sáng
khối hình học.
7. Đi sâu vào khắc họa: Khi vẽ phần sáng khối hình học thạch cao, phải "quét" đường nét biến hóa
quá độ một cách nhẹ nhàng, không được vẽ quá đậm (nếu vẽ bằng bút than, thì rất khó xóa, thậm
chí còn "tổn hại" mặt giấy).

8. Hoàn thành điều chỉnh: Nếu các bạn từng học qua khối hình học thạch cao hầu như đều vẽ qua
hình vuông, luôn luôn trang thứ nhất là vẽ hình vuông, đối với đa số người mà nói, thì không phải
một, hai lần là có thể vẽ tốt được. Nói về hình vuông trong tác phẩm này, tác giả chú ý chiều dài
mỗi đường đều không như nhau, và "góc kép" họ thể hiện trên mặt bằng cũng không như nhau.
Khi đi sâu vào khắc họa, trước sau chú ý cần xem được sự biến hóa bậc thang sáng tối của ba mặt,
cố gắng để tầng lớp các mặt được phong phú.
- Hình khối chữ nhật: Quan sát phân tích

1. Quan sát định vị: Xác định đường biên ngoài và kết cấu bên trong của hình khối chữ nhật theo
trình tự ghi chú trong hình. Khi lên hình, đường nét vẽ nhẹ hơn, để tránh đường nét vẽ sai xuất
hiện ở phần sáng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả phần sáng.
2. Lên hình: Hoàn thành tạo hình khối chữ nhật theo trình tự ghi chú trong hình. Phân tích nắm bắt
mối liên quan tỷ lệ của chiều cao, chiều rộng, chiều dày (chiều sâu dọc), tỷ lệ của họ đại khái là:
chiều dày x 2.5 = chiều rộng, chiều rộng x 2.3 = chiều cao.

3. Bắt đầu từ đường ranh giới sáng tối hình lập thể, đẩy về phần tối và phản quang, chú ý khi đường
ranh giới sáng tối phần đỉnh quá độ về phần tối sự biến hóa lớn hơn.
4. Vẽ ra bóng của hình lập thể, do hình khối chữ nhật hơi cao, cho nên bóng dài hơn. Bóng cũng
có đường biên, và bóng sẽ theo không gian xa dần và từ từ giảm yếu.

5. Xác định ánh sáng hình thể: Kết hợp cảnh nền vẽ ra mối liên quan không gian bức tranh, không
nên để vải nền và môi trường nổi bật hơn vật thể chính.
6. Trải sắc điệu: Trải sắc điệu lớn, đẩy mạnh sắc điệu xám của vải nền, chú ý vải nền cũng sẽ theo
biến hóa không gian mà hình thành biến hóa thực ảo.

7. Đi sâu vào khắc họa: Đi sâu vào mô tả thể tích khối hình học, đồng thời duy trì độ sáng phần
sáng khối hình học, để hình trụ vừa có hình thể rắn chắc vừa có bản chất thạch cao.
8. Hoàn thành điều chỉnh: Khi sắp xếp vẽ vật thực khối hình học thạch cao, phải đặt vải nền màu
đậm hơn mới có thể nổi bật bản chất khối hình học. Không những phải phong phú tầng lớp đen,
trắng, xám bức tranh, còn phải chú ý biến hóa tầng lớp đường nét, phải có đường nét nhỏ, đường
nét thô. Khi khắc họa phần sáng, chi tiết, có thể dùng đường nét nhỏ hơn; khắc họa phần tối, cảnh
nền, cũng như vật thể có bản chất thô hơn thì dùng đường nét thô hơn.

- Hình tròn: Quan sát phân tích


1. Quan sát định vị: Xác định đường biên ngoài của khối hình học theo trình tự ghi chú trong hình.
Khi lên hình, phải sắp xếp vị trí khối hình học trong bức tranh, cũng như mối liên quan tỷ lệ chiều
rộng, chiều cao của khối hình học đó.

2. Lên hình: Bằng đường ngắn dài lập đi lặp lại chia cắt hình vuông, cuối cùng hình thành bề ngoài
khối hình tròn, rồi nhẹ nhàng xóa đi đường hỗ trợ bằng gôm tẩy
3. Căn cứ theo hướng nguồn sáng và kết cấu khối hình tròn tìm hình bóng đường ranh giới sáng
tối khối hình cầu. Khi thể hiện bằng đường nét phải chú ý sự biến hóa thực ảo.

4. Bắt đầu vẽ từ mặt chính, phân biệt độ sáng mặt chính và mặt bằng, để nó có cảm giác không
gian, thông qua màu đậm của mặt chính làm tôn thêm phần sáng khối hình tròn.
5. Trải sắc điệu lớn: Kết hợp cảnh nền vẽ ra mối liên quan không gian bức tranh, tận dụng cảm
giác độ đậm trên không gian vải nền càng làm nổi bật vị trí chủ thể khối hình tròn. Sắc điệu cũng
bắt đầu được đẩy mạnh từ đường ranh giới sáng tối khối hình tròn về phần sáng.

6. Khi khắc họa khối hình tròn, quá độ của sắc điệu từ đường ranh giới sáng tối đến phần sáng nhu
hòa hơn, nhưng cũng có đường ranh giới rõ ràng hơn.
7. Đi sâu vào mô tả: Đi sâu vào khắc họa tăng cường tỷ lệ phần sáng khối hình tròn và cảnh nền,
giảm yếu phần tối khối hình tròn và cảnh nền, cũng như tỷ lệ phản quang. Vải nền mặt bằng từ xa
đến gần sáng dần, vải nền mặt chính từ trên xuống dưới đậm dần.

8. Hoàn thành điều chỉnh: Rất nhiều bạn vẽ khối hình tròn không được hình tốt. Thực ra, mấu chốt
vẽ khối hình tròn được tốt là cảm giác sáng và quá độ nhu hòa của đen, trắng, xám. Người mới bắt
đầu học không nắm bắt tốt biến hóa nặng nhẹ và biến hóa thưa khít của đường nét, tin chắc là bạn
sẽ vẽ được khối hình tròn thạch cao đẹp hơn.
- Hình trụ tròn: Quan sát phân tích

1. Quan sát định vị: Xác định vị trí hình trụ tròn có mặt vát góc theo trình tự ghi chú trong hình.
Đây là góc độ nhìn xuống lớn hơn.
2. Lên hình: Thông qua chia cắt nhiều lần bằng đường ngắn dài, cuối cùng hình thành bề ngoài
hình trụ tròn vát tóc, rồi tận dụng đường bổ trợ phân tích mô tả có chuẩn xác không.

3. Tìm đường ranh giới sáng tối hình trụ tròn vát góc, và thể hiện bằng mặt quá độ.
4. Kết hợp phản quang vẽ bóng, để bức tranh phân biệt độ sáng của bóng và phản quang nhỏ hơn.
5. Tìm mối liên quan lớn: Kết hợp cảnh nền vẽ ra mối liên quan không gian bức tranh, tận dụng
cảm giác độ đậm trên không gian vải nền càng làm nổi bật vị trí chủ thể hình tròn vát góc. Sắc
điệu cũng bắt đầu được đẩy mạnh từ đường ranh giới sáng tối hình trụ về phần sáng.

6. Trải sắc điệu lớn: Khi trải mối liên quan sắc điệu lớn, trước tiền bắt đầu từ vải nền màu đậm,
tận dụng vải nền làm tôn thêm bản chất màu trắng của khối hình học.

7. Khi đi sâu vào khắc họa phải "có thực có ảo", "có chặt có lỏng". Để bức tranh có cảm giác tiết
tấu mãnh liệt.
8. Hoàn thành điều chỉnh: Rất nhiều bạn thậm chí rất lâu sau khi học hội họa, cũng không biết là
khi vẽ nên bắt đầu từ chỗ đậm nhất, từ từ đến màu nhạt hơn, rồi đến màu xám, cuối cùng đẩy mạnh
đến phần sáng. Do trang giấy gần giống màu trắng, và hình thể chúng ta cần mô tả đều phải đậm
hơn độ sáng trang giấy, cho nên chúng ta có thể đi sâu vào từ lớp trên trang giấy có độ sáng cao
hơn.

- Hình chóp: Quan sát phân tích


1. Quan sát định vị: Xác định đường bổ trợ bên trong và đường biên ngoài của hình chóp nón theo
trình tự ghi chú trong hình, nhất là cần chú ý góc độ nghiêng của đường nghiêng.

2. Lên hình: Hoàn thành tạo hình. Do nguyên nhân thấu thị, hình bầu dục của mặt đáy đã bị ép
thành hai đường trước rộng sau hẹp.
3. Kết hợp cảnh nền làm tôn thêm đường biên ngoài của hình chóp nón.

4. Kết hợp vải nền, bóng và phản quang lại để vẽ, như vậy vừa có biến hóa thực ảo, vừa rất chỉnh
thể.
5. Tìm mối liên quan lớn: Tận dụng tỷ lệ sáng tối mãnh liệt làm tôn thêm phần thực và phần sáng
của hình chóp nón. Ngược lại, thu nhỏ tỷ lệ của môi trường và phần tối khối hình học để phần
phản quang và phần tối của hình khối được "ảo".

6. Trải sắc điệu lớn: Khi trải mối liên quan sắc điệu lớn, cố gắng duy trì độ sáng khối hình học.
7. Đường ranh giới sáng tối của hình chóp nón có biến hóa độ sáng và thực ảo rõ ràng hơn.

Cách chia cắt lên hình của chóp nón:


8. Hoàn thành điều chỉnh: Vào trạng thái vẽ, trước tiên thể hiện trong tư tưởng tập trung, tràn đầy
hứng thú, tư tưởng tích cực, kế đến là thể hiện rõ mục đích tập luyện và cách vẽ có trình tự. Mỗi
lần vẽ đều là một khởi điểm mới, mà không phải lập lại cái của ngày hôm qua. Mỗi một tác phẩm,
đều phải trở thành giáo trình tập luyện mới. Theo sự thể hiện khác nhau của đối tượng, trong quá
trình vẽ xuất hiện vấn đề khác nhau và điểm khó mới, mỗi tác phẩm được hoàn thành, cũng là một
lần tích lũy kinh nghiệm và trí thức.

- Hình chóp nón: Quan sát phân tích

1. Quan sát định vị: Xác định đường biên ngoài của khối hình chóp tròn thập tự theo trình tự ghi
chú trong hình, so sánh tỉ mỉ góc độ của đường đứng và đường nghiêng trong hình.
2. Phân giải khối hình học này là hình kết hợp bởi một hình chóp nón và một hình trụ tròn, có thể
được hiểu là một hình trụ tròn xuyên qua một hình chóp nón.

3. Lên hình: Hoàn thành tạo hình, tận dụng đường bổ trợ lập đi lập lại kiểm tra tạo hình có chuẩn
xác không. Nhất là phải vẽ đúng đường tròn mặt đáy hình chóp nón.
4. Bắt đầu từ bóng và đường ranh giới sáng tối, mô tả mối liên quan ánh sáng và kết cấu hình thể.

5. Tìm mối liên quan lớn: Kết hợp cảnh nền vẽ khối hình học, tận dụng tỷ lệ sáng tối mãnh liệt
làm tôn thêm phần thực và phần sáng của khối hình học, tiến hành đi sâu vào khắc họa toàn diện.
6. Khi đường ranh giới sáng tối trên mặt hình cung không dễ bị phát hiện, phải kết hợp tình hình
thực tế khái quát ra.

7. Đi sâu vào khắc họa: Trước sau phải nhớ rằng: không phải là chúng ta đang vẽ một, hai vật thể,
mà là đang vẽ một tác phẩm. Vì vậy, không thể cứng nhắc theo các chi tiết mà quên đi mối liên
quan không gian và mối liên quan thực ảo của chỉnh thể.
8. Hoàn thành điều chỉnh: Tác phẩm này cho người ta cảm giác chiều sâu không gian mãnh liệt,
đồng thời làm nổi bật vật thể chính, làm mạnh mối liên quan thực ảo bức tranh.

- Hình chóp bốn cạnh: Quan sát phân tích


1. Quan sát định vị: Xác định đường biên ngoài của hình chóp bốn cạnh theo trình tự ghi chú trong
hình.

2. Lên hình: Lập lại so sánh góc độ nghiêng của ba đường nghiêng, cũng như mối liên quan tỷ lệ
của chiều rộng và chiều cao hình chóp bốn cạnh.
3. Từ đường ranh giới sáng tối đẩy mạnh về hướng phản quang, khi đẩy mạnh phải chú ý đến sự
biến hóa độ sáng và sự biến hóa từ thực sang ảo của hình thể.

4. Chiều sâu và thực ảo của bóng chịu ảnh hưởng cường độ của nguồn sáng, bản chất, to nhỏ của
vật thể, đậm nhạt của vải nền, xa gần của không gian.
5. Trải sắc điệu lớn: Kết hợp với cảnh nền vẽ ra mối liên quan không gian của bức tranh, tận dụng
cảm giác chiều sâu trên không gian vải nền, càng làm nổi bật hơn vị trí chủ thể của hình chóp bốn
cạnh. Có thể thêm một phần màu ở phần sáng.

6. Đi sâu vào khắc họa: Khi đi sâu vào khắc họa, bắt đầu từ vải nền màu đậm, tận dụng vải nền để
làm tôn thêm bản chất màu trắng của khối hình học.
7. Khi đi sâu vào khắc họa, có thể chọn khắc họa đôi chút chi tiết bị hư trên bề mặt khối hình học,
sẽ làm cho bức tranh càng sinh động, thú vị hơn.

8. Hoàn thành điều chỉnh: Cảm giác sáng của tác phẩm này rất mạnh, muốn vẽ ra cảm giác sáng,
thì phải kéo ra phần sáng của vật thể và vải nền và tỷ lệ sáng tối của phần tối. Cố gắng duy trì độ
sáng của phần sáng, tăng cường độ đậm của phần tối.
Bài tập Khối hình học (Phần 2)

- Hình trụ khối chữ nhật: Quan sát phân tích

1. Quan sát định vị: Xác định vị trí khối hình học theo trình tự ghi chú trong hình. Nhất định phải
mượn đường bổ trợ thẳng đứng, so sánh tỉ mỉ góc độ cạnh nghiêng.
2. Lên hình: Khi quan sát, phải động não nhiều, nhìn thấu mối liên quan hình thể khối hình học.
Đây là sự kết hợp hình thể của một khối hình chữ nhật dài và một hình chóp bốn cạnh.

3. Tìm ra đường ranh giới sáng tối của hình trụ khối chữ nhật, và thể hiện bằng mặt quá độ.
4. Phải chú ý phân biệt độ sáng của các mặt, tuy đều là mặt bằng, nhưng bản thân mỗi một mặt
đều có sự biến hóa tầng lớp.

5. Tìm mối liên quan lớn: Kết hợp với cảnh nền vẽ ra mối liên quan không gian của bức tranh, tận
dụng cảm giác chiều sâu trên không gian vải nền, càng làm nổi bật hơn vị trí chủ thể của khối hình
học. Đường nét mượn có thể bị che phủ thông qua quá trình này (biểu thị của mũi tên trong hình
chỉ đường sai hay đường bổ trợ).
6. Trải sắc điệu lớn: Khi trải mối liên quan sắc điệu lớn, bắt đầu từ vải nền màu đậm, lập lại nhiều
lần tìm cân bằng trên khối hình học và vải nền.

7. Khắc họa chi tiết không được thoát khỏi mối liên quan sáng tối chỉnh thể.
8. Hoàn thành điều chỉnh: Khi sắp xếp phác họa, xem xét từ ngang trở lên trên, vật thể chính
khoảng chừng ở vị trí giữa, có thể làm được quy tắc phác họa "trên chặt dưới lỏng".

- Hình chóp có sáu cạnh: Quan sát phân tích


1. Quan sát định vị: Xác định mối liên quan tỷ lệ bên trong và đường biên ngoài của khối hình học
theo trình tự ghi chú trong hình, đây là "khung sườn" để vẽ khối hình học.

2. Lên hình: Tìm đúng mối liên quan tỷ lệ ngắn dài và độ nghiêng của các đường cạnh, hoàn thành
kết cấu hình thể của khối hình học.
3. Căn cứ theo hướng của nguồn sáng và kết cấu của khối hình học, tìm bóng và đường ranh giới
sáng tối của hình chóp có sáu cạnh. Có thể đồng thời vẽ một phần cảnh nền.

4. Thông qua trải sắc điệu vải nền môi trường làm tôn thêm bên ngoài của khối hình học là rất cần
thiết. Nhưng không được vẽ một lần quá đậm.
5. Kết hợp với cảnh nền vẽ ra mối liên quan không gian của bức tranh, tận dụng cảm giác chiều
sâu trên không gian vải nền, càng làm nổi bật hơn vị trí chủ thể của khối hình học.

6. Trải sắc điệu lớn: Là một quá trình khô khan hơn, nhưng không thể qua loa.
7. Đi sâu vào khắc họa: Đi sâu vào mô tả, không những là mô tả kết cấu hình thể của vật thể, mà
còn là mô tả ánh sáng, mô tả cảm giác không gian.

8. Hoàn thành điều chỉnh: Rất nhiều bạn đều cảm thấy ánh sáng nghịch không dễ nắm bắt. Thật ra,
ánh sáng nghịch chẳng qua là nhìn thấy nhiều hơn nữa phần tối và phản quang của vật thể, mà chỉ
nhìn thấy phần sáng vật thể có diện tích rất nhỏ. Vì vậy, phải mạnh dạn xử lý kết cấu "ảo" ở diện
tích lớn. Duy trì độ sáng của phản quang và phần sáng, để khối hình học trông rất "thông thoáng"
- Hình trụ thập tử: Quan sát phân tích

1. Quan sát định vị: Xác định vị trí hình trụ thập tự theo trình tự ghi chú trong hình.
2. Lên hình: Đây là hình xuyên suốt của hai hình lập thể dài lớn nhỏ như nhau.

3. Tìm đường ranh giới sáng tối của khối hình học, và thể hiện bằng mặt quá độ.
4. Đây là một mặt khuất ánh sáng quan trọng hơn, vì màu đậm diện tích của mặt này có thể làm
tôn thêm hình bóng mạnh liệt và kết cấu rắn chắc.

5. Tìm mối liên quan lớn: Kết hợp với phản quang vẽ bóng, để bức tranh trông liên tục (phân biệt
độ sáng của hình bóng và phản quang nhỏ hơn).
6. Trải sắc điệu lớn: Kéo ra tỷ lệ vải nền và phần sáng khối hình học, đồng thời giảm yếu tỷ lệ vải
nền và phần tối khối hình học, thậm chí có thể kết hợp lại để vẽ.

7. Đi sâu vào khắc họa: Đi sâu vào mô tả, làm mạnh kết cấu hình thể khối hình học.
8. Hoàn thành điều chỉnh: Điều chỉnh mối liên quan đen, trắng, xám của bức tranh, đi sâu vào khắc
họa chi tiết.

- Hình quả cầu: Quan sát phân tích


1. Quan sát định vị: Xác định đường biên ngoài của khối hình học theo trình tự ghi chú trong hình,
rồi tìm đúng vị trí "hình quả trám" bên trong.

2. Lên hình: Hoàn thành kết cấu bên trong khối hình học, với nguyên lý thấu thị kiểm tra có đúng
không.
3. Tìm sáng tối: Căn cứ theo hướng nguồn sáng, và kết cấu hình quả cầu tìm hình bóng và đường
ranh giới sáng tối của khối hình học, hình thành cảm giác hình thể sáng láng hơn.

4. Thông qua trải sắc điệu vải nền môi trường làm tôn thêm bên ngoài của khối hình học.
5. Kết hợp với cảnh nền vẽ ra mối liên quan không gian của bức tranh, tận dụng cảm giác chiều
sâu trên không gian vải nền, càng làm nổi bật hơn vị trí chủ thể của khối hình học.

6. Trải sắc điệu lớn: Có thể vẽ vài đường vân vải ở chỗ gần, làm sinh động thêm cho bức tranh.
7. Đi sâu vào khắc họa: Đi sâu vào mô tả, vẽ đường nét dài của vải nền bằng tỷ lệ đường nét ngắn
của khối hình học, thể hiện mối liên quan "bắt thả" của bức tranh.

8. Hoàn thành điều chỉnh: Thành công của bức tranh này ở chỗ tác giả không chỉ nắm bắt mối liên
quan thực ảo, của bức tranh, bản chất của khối hình học, tác giả còn độ sáng của mỗi một mặt đều
khác nhau, tăng thêm tầng lớp của bức tranh.
- Hình khối cầu đa diện: Quan sát phân tích

1. Quan sát định vị: Xác định vị trí của khối hình học theo trình tự ghi chú trong hình.
2. Lên hình: Đây là hình khối cầu đa diện cấu thành từ 12 mặt, mỗi mặt 5 cạnh bằng nhau.

3. Tìm mối liên quan sáng tối: Tìm đường ranh giới sáng tối của khối hình học, và thể hiện bằng
mặt quá độ.
4. Trải sắc điệu: Cảm giác ánh sáng bán nghịch khó vẽ hơn, nhờ tỷ lệ bối cảnh, có thể dễ dàng đạt
được mục đích.

5. Vẽ mối liên quan không gian: Muốn vẽ ra cảm giác không gian của bức tranh, thì phải làm cho
"gần thực xa ảo".
6. Đi sâu vào mô tả hình thể, kèm theo khắc họa chi tiết.

7. Đi sâu vào khắc họa: Đi sâu vào mô tả, không chỉ là mô tả kết cấu hình thể của vật thể, còn là
mô tả ánh sáng và mô tả cảm giác không gian.
8. Hoàn thành điều chỉnh: Chúng ta có thể lý giải khối hình học này thành một bề mặt hình quả
cầu bị cắt 12 nhát dao. Cho nên khi vẽ khối hình học này, phải ký giải nó thành hình quả cầu để
mô tả.

- Hình trụ tròn vát góc: Quan sát phân tích


1. Quan sát định vị: Xác định đường biên ngoài của khối hình học theo trình tự ghi chú trong hình.
Xác định cả bức tranh là hình thức phác họa cân bằng hơn.

2. Tìm đúng mối liên quan tỷ lệ dài ngắn và độ ngheieng của các đường cạnh, hoàn thành kết cấu
hình thể của khối hình học.
3. Tìm mối liên quan sáng tối: Căn cứ theo hướng nguồn sáng tìm bóng và đường ranh giới sáng
tối của khối hình học, thể hiện bằng mặt quá độ.

4. Đi sâu vào mô tả hình thể hình trụ tròn vát góc, thể hiện mặt hình cung tròn cũng phải có mối
liên quan mặt rõ ràng, mới có thể thể hiện bản chất bền chắc.
5. Kết hợp với cảnh nền vẽ ra mối liên quan không gian của bức tranh, tận dụng cảm giác chiều
sâu trên không gian vải nền, càng làm nổi bật hơn vị trí chủ thể của hình trụ lục giác. Chú ý phân
biệt độ sáng của cao mặt khối hình học.

6. Tận dụng tỷ lệ độ sáng (gần mãnh liệt, xa suy yếu) và sự biến hóa thực ảo (gần thực xa ảo) tạo
cảm giác không gian bức tranh.
7. Đi sâu vào mô tả, tăng cường cảm giác hình thể của khối hình học.

8. Hoàn thành điều chỉnh: Đây là một nhóm tĩnh vật mỗi nhóm chỉ có hai khối hình học. Hai khối
hình học tuy to nhỏ gần như nhau, nhưng một cái là tạo hình đường thẳng bền chắc, một cái là tạo
hình đường cong tròn trơn, đều cho người ta mỹ cảm về hình thức.
- Khối hình học: Quan sát phân tích

1. Quan sát định vị: Xác định vị trí của khối hình học theo trình tự ghi chú trong hình.
2. Lên hình: So sánh, chia cắt nhiều lần, vừa phải chú trọng tính chính xác của mỗi một khối hình
học, vừa phải tìm đúng mối liên quan vị trí và to nhỏ của khối hình học.

3.Tìm mối liên quan sáng tối: Tìm bóng và đường ranh giới sáng tối của khối hình học, và thể hiện
bằng mặt quá độ.
4. Không được chỉ vẽ khối hình học, cũng không được chỉ vẽ vải nền. Phải kết hợp hai cái lại, mới
có thể hình thành bức tranh đồng nhất.

5. Phân tích của khối hình tròn rất tế nhị, là trọng điểm của khắc họa.
6. Tìm không gian lớn: Tăng cường so sánh khối hình học và vải nền cảnh nền, tạo cảm giác không
gian của bức tranh.

7. Bắt đầu từ khối hình tròn đi sâu vào mô tả, tăng cường cảm giác hình thể khối hình học.
8. Hoàn thành điều chỉnh: Điều chỉnh mối liên quan so sánh sáng tối và mối liên quan không gian
của bức tranh, đi sâu vào khắc họa chi tiết. Bức tranh tốt không những có thể thu hút người xem
trên chỉnh thể, còn có chi tiết làm người ta rung động.

- Khối hình học: Quan sát phân tích


1. Quan sát định vị: Xác định vị trí của ba khối hình học, chú ý mối liên quan vị trí và tỷ lệ to nhỏ
của các khối hình học.

2. Lên hình: So sánh, chia cắt nhiều lần, hoàn thành phác họa.
3. Tìm hình bóng và đường ranh giới sáng tối của khối hình học, và thể hiện bằng mặt quá độ, kết
hợp cảnh nền làm tôn thêm hình khối tròn.

4. Phân biệt phần tối và phần sáng của hình chóp.


5. Trải sắc điệu: Khi vẽ bức tranh được hình thành bởi nhiều khối hình học phải có chọn lựa, trọng
điểm khắc họa vật thể chính và vật thể gần đó.

6. Trước sau phải nhớ một điều, trong phác họa ánh sáng, tất cả kết cấu hình thể và mối liên quan
không gian đều được hoàn thành thông qua so sánh sáng tối.
7. Đi sâu vào khắc họa: Đối với mô tả khối hình tròn là trọng điểm của tác phẩm này.

8. Hoàn thành điều chỉnh: Điều chỉnh mối liên quan so sánh sáng tối và mối liên quan không gian
của bức tranh, đi sâu vào khắc họa chi tiết. Giao nhau vào đường vân vải lên xuống của hai mảnh
vải nền đã tăng cường tiết tấu bức tranh, cũng có nhiều lợi ích đối với tạo chiều sâu không gian.

You might also like