giải phẫu

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 90

Cấu trúc xương cơ phần thân trên và thân dưới

Hệ vận động người hay hệ thống cơ xương bao gồm các xương, sụn, cơ, gân, dây chằng và các mô
mềm. Đây là một hệ thống cơ thể người, tạo ra hình dạng, sự ổn định cũng như hỗ trợ trọng lượng
cơ thể, duy trì tư thế và giúp con người di chuyển.
Trong hệ vận động, các xương được liên kết với nhau và với các sợi cơ thông qua các mô liên kết
như gân và dây chằng. Xương mang lại sự ổn định cho cơ thể, trong khi đó cơ giúp xương ổn định
và đóng vai trò quan trọng trong chuyển động của xương. Các xương được nối với nhau bằng các
khớp và ở đầu các xương có sụn nhằm mục đích hạn chế ma sát.
Phân tích xương vai và xương cánh tay (Phần thân trên)

Cơ cánh tay thay đổi theo động tác


Xương cánh tay
Các khớp xương
Sự chuyển động của cơ cánh tay theo các động tác
Chú ý: Phần màu trắng là phần cơ bắp

Cấu trúc xương cánh tay


Cách vẽ phác cánh tay (Vẽ từ trong ra ngoài, từ xương, cơ, khối)
Hệ thống các cơ cánh tay
Cơ cánh tay và mặt cắt ở nhiều vị trí (đặc biệt mặt cắt của xương cơ và độ nở của khối)
Hình vẽ cánh tay đang cầm đồ vật (chú ý các khối của cơ và cách diễn bóng)
Cơ cánh tay và hiệu quả quy thành khối
Cách vẽ ngoại hình cánh tay (Chú ý phần cơ và cách quy khối)

Cách vẽ ngoại hình cánh tay (Qua sự biểu hiện của các khối cơ bắp)
Sự chuyển động của xương, cơ khuỷu tay

Cấu trúc của xương cánh tay


Cấu trúc xương của cánh tay thông qua sự chuyển động
Cấu trúc xương bàn tay
Cấu trúc xương bàn tay và sự quy khối
Cơ bàn tay và ngoại hình (Gân và cơ điều khiển sự chuyển động)

Cấu trúc xương các ngón tay theo cử động


Cấu trúc xương của bàn tay qua sự chuyển động

Cấu trúc xương của cẳng tay và bàn tay qua sự chuyển động
Cấu trúc xương cánh tay và bàn tay xoay chuyển theo động tác
Cấu trúc xương của các bộ phận từ cánh tay đến bàn tay
Cách giải thích về sự kết hợp giữa các khớp xương
Xương chậu và cách quy thành khối đơn giản (Phần thân dưới)
Ghi chú: Các hình nhỏ thể hiện cách dựng hình thang, luật viễn cận
Cấu trúc của xương bả vai và xương vai

Hệ thống xương lồng ngực và sự quy khối


Khả năng quy thành khối phần xương lồng ngực
(Chú ý độ nở của khối lồng ngực)
Cách nhìn đơn giản do sự quy khối phần xương thân trên
Cấu trúc xương và cơ phần lưng
Sự chuyển động của phần xương vai
Cấu trúc xương cột sống
Cấu trúc xương và một phần cơ lưng
Hệ thống xương và một phần cơ ở thân trước|
Các điểm 1, 2, 3, 4 có thể chuyển động lên xuống theo động tác.
Các điểm mốc quan trọng cần xác định khi quan sát từ bên ngoài.
Con người có thể mập hay trở nên ốm nhưng phần khung xương không thay đổi.
Cấu trúc xương phần thân
Các cơ phần cổ, cơ vai và cơ lưng

Cơ ngực và khả năng vận động


Hệ thống các cơ phía trước và sau
Xương, cơ phần thân bụng, ngực, lưng và sự chuyển động theo động tác
Cấu trúc hệ thống xương phần thân (Một phần cơ bụng)
Cấu trúc phần cơ bụng, cơ mông và hình khối phần bụng
Hệ thống cơ sau lưng
Phần cơ thân trước
Cấu trúc cơ ngực bụng và sự chuyển động
Cấu trúc khối và cơ ngực bụng
Hình vẽ tả khối thân trước
Hình vẽ tả khối phần lưng
Hình vẽ tả khối thân người và hệ thống cơ nhìn ngang
Hình vẽ phác phần thân người nữ theo các tư thế
Minh họa cách vẽ toàn thân
Cấu trúc xương cơ phần đùi
Cấu trúc xương chậu và xương chân
Cách quy khối phần xương đầu gối
Đây là cách quy khối đơn giản để giải thích về các khớp chân và sự chuyển động
Khả năng quy thành khối đơn giản xương đầu gối
Ngoại hình bên ngoài và cấu trúc xương bên trong
Hình bên ngoài đầu gối và cấu trúc cơ bên trong
Cấu trúc xương và ngoại hình của chân giúp cho sự chuyển động
Cách tô bóng gợi khối các phần mông, đùi và bàn chân
Chú ý độ căng nở của cơ bắp khi co chân
Phần cắt để so sánh độ nở của bắp chân
Chú ý trọng lực dồn trên chân nào
Chú ý sự biểu hiện của cơ bắp và xương đầu gối

Chú ý sự duỗi căng duỗi của cơ bắp chân và vị trí của mỗi bên xương mắt cá
Giải phẫu bộ xương người:

Việc giải phẫu cơ thể chính xác là kiến thức cần thiết cho mọi họa sỹ. Bộ xương người được cấu
thành bởi các xương cơ bản:
1. Xương sọ
2. Xương hàm dưới
3. Xương đòn gánh
4. Xương cánh tay
5. Xương cẳng tay
6. Xương cổ tay
7. Xương lồng ngực
8. Xương mỏ ác
9. Xương sống
10. Xương chậu
11. Xương đùi
12. Xương bánh chè
13. Xương gióng chân
14. Xương cẳng chân
15. Xương bàn chân
16. Xương bả vai
Các xương tay, chân và đùi là những xương dài, xương trán là xương dẹp, xương đầu gối, cổ tay
là xương tròn.

* Giải phẫu các khớp xương:


Khớp xương có 3 loại:
- Khớp xương cố định có chức năng giữ yên các xương như xương sọ.
- Những khớp xương bán động cho phép xương có cử động nhất định nào đó (đốt xương sống,
xương cổ chân, xương cổ tay).
- Những khớp xương hoạt động cho phép xương hoạt động tự do theo mọi hướng (xương tứ chi,
xương vai).
* Giải phẫu bộ xương người:
Đây là tập hợp những bản vẽ giải phẫu bộ xương người của danh họa Vesale được Van Calcar
phác họa lại. Những bức họa này gợi cho bạn nhiều ý tưởng khi phác họa về hình dáng của cơ thể.
Xương sống gồm nhiều đốt có thể uốn được đến một độ nào đó. Lồng ngực lại được cấu tạo bởi
những cung xương sườn gắn vào xương ức.

* Giải phẫu cơ bắp dưới da:


Bộ xương được bao phủ bởi một hệ thống các cơ bắp. Sau đây là những cơ bắp chính:
1. Cơ hàm
2. Cơ vai (cơ tam giác)
3. Cơ bắp tay (bắp thịt nhị đầu)
4. Cơ cánh tay (cơ bắp ngoại chuyển)
5. Cơ tay (cơ dẹp)
6. Cơ ngực
7. Cơ sườn (cơ khía)
8. Cơ xiên (cơ mạng sườn)
9. Cơ bụng
10. Cơ hông
11. Cơ hông
12. Cơ liên kết
13. Cơ tam đầu (cơ đùi)
14. Cơ đầu gối
15. Cơ phía sau bánh chè
16. Cơ ống chuyển
17. Cơ chân (cơ chân phía trước)
18. Cơ sinh đôi phía trong
Những cơ bắp có cấu tạo thớ hoặc có màu đỏ làm xương cử động (cơ tứ chi, cơ thân). Cơ tim và
những cơ nhẵn (cơ dạ dày và ruột) không theo sự điều khiển của ý thức (ý muốn).

* Giải phẫu cơ tay:


Phía trên là minh hoạt bắp thịt khi tay cử động. Chúng ta hãy lưu ý những bó cơ chằng chịt và
những cơ bắp nhị đầu (bắp tay) và cơ tam đầu (cơ cẳng tay) làm cho cánh tay co duỗi dễ dàng.
Lớp mỡ bao quanh phần lồi của xương và cơ bắp làm cho những phần cơ này không nổi rõ ở phụ
nữ. Cho nên tay của phụ nữ tròn trịa và mềm mại còn tay đàn ông thường gồ gề (thấy rõ bắp thịt).
* Giải phẫu cơ chân:

Trên đây là 3 vị trí của chân cho phép phân biệt rõ những cuộn cơ bắp hình thành bắp thịt đùi và
chân.
Nhìn từ phía trước chúng ta thấy bó cơ tạo thành bởi cơ liên kết, phần lồi ra của cơ bắp chân và
cuối cùng là những cơ khi co và duỗi của ngón chân.
Nhìn từ phía sau ta thấy bắp thịt hình thoi nơi đầu gối, bắp thịt đùi (tam đầu) gấp vào bắp chân
trên phần đùi, ở phần trên là bắp thịt mông. Chúng ta cũng lưu ý phần nổi phồng lên (bắp chân)
tạo thành do các cặp cơ chân.
Cuối cùng, với hướng nhìn nghiêng, chúng ta phân biệt được nét cong của xương cẳng chân và
những cơ bắp phía ngoài đùi.

* Giải phẫu cơ tay và cơ chân:


Chúng ta cần nắm rõ những tư thế và cử động của các cơ bắp, đặc biệt là chân và tay. Hãy làm
thêm nhiều bài tập để ghi nhớ kỹ.
Đây là những mẫu vẽ tay và chân với các nét phóng đại cho thấy sự liên kết của đầu gối và cử
động gập lại của nó, cũng như những đặc trưng nơi phần lồi của bắp chân, mông, cơ đầu gối và cơ
đùi.
Chúng ta hãy tiếp tục nghiên cứu về tay và chân. Hãy lưu ý đến độ dài của tay và cẳng tay khi gập
lại; những phần nổi lên của bắp thịt ở tay và vai.
Tỷ lệ phỏng chừng của phần đùi và cẳng chân như sau: số đo vòng bắp chân là khoảng 2/3 số đo
vòng đùi. Hãy lưu ý đến cả những cơ bắp đùi trong tư thế quỳ.

* Giải phẫu cơ thể người:


Những minh họa trên là kiệt tác của các danh họa.
Sự hiểu biết thấu đáo về cơ thể người giúp họ thể hiện ý tưởng một cách thoải mái. Durer, Leonardo
de Vinci, Raphael, Michelangelo (Michel-Ange), Rubens, Watteau, Delacroix và những họa sĩ tài
ba khác rất thông thạo việc nhìn người.
Những họa phẩm của Michelangelo (Michel-Ange) được giới thiệu ở đây cho thấy sự hiểu biết
hoàn hảo về giải phẫu cơ thể người.

* Giải phẫu học:


Chúng ta hãy tiếp tục những bài tập về giải phẫu qua việc xem xét các tác phẩm của Michel-Ange,
Gamelin, Vesale…
Bạn hãy so sánh hình vẽ cơ bắp của Vesale với bức vẽ ở phần giải phẫu các cơ dưới da. Hãy lưu
ý những nét vẽ chính xác của các bắp thịt, sự nổi cuộn của chúng ở tay khi co duỗi và phần thân
nở nang…
* Tạo hình khối cơ thể người:
Chúng ta hãy học vẽ từng phần của cơ thể: đầu, mình, chân, tay… bằng cách đơn giản hóa chúng
thành những dạng hình học.
Hãy tạo cho các phần ấy những tư thế khác nhau. Ở một trong những hình vẽ trên là hình của một
người tay phải đưa lên, tay trái chống hông. Phía dưới là hình một người đang nằm trên cát, tay
phải chống đầu, tay trái để trên đùi. Chúng ta hãy tạo cho các hình khối độ sáng bằng cách vạch
ngang những phần chìm trong bóng tối.
Những điều cần biết cho luyện tập vẽ giải phẫu người

1. Hãy suy nghĩ trước khi đặt bút vẽ:

Các đường nét nguệch ngoạc là dấu hiệu cho thấy bộ não
của bạn vẫn đang xử lý hình ảnh
Giải phẫu rất cụ thể và sự khác biệt giữa bản vẽ “đúng” và bản vẽ “sai” thường rất khó nhận thấy.
Nếu các bản vẽ của bạn giống như vẽ nguệch ngoạc và bạn không tuân theo một trật tự bất kỳ nào,
đó là bởi vì bộ não của bạn đang bận rộn trong việc xử lý hình ảnh, dẫn đến không nhận thấy các
lỗi giải phẫu. Nếu bạn muốn tìm hiểu hay đang học về giải phẫu, lời khuyên là bạn nên có một nền
tảng tốt trong các kỹ năng vẽ cơ bản, và sử dụng công cụ ấy thật phù hợp.

2. Bắt đầu từ những kết cấu đơn giản:

Những cử động hay điệu bộ của cơ thể luôn tăng điểm nhấn cho mọi hình vẽ. Và giải phẫu nên là
một lớp vẽ mới, như là thêm một phương pháp để thể hiện những cử chỉ, chứ không phải một sự
thay thế hoàn toàn. Các cách thức giải phẫu nên được thiết kế để theo dõi và khám phá các hình
dáng điệu bộ.

3. Ghi nhớ các hình dạng cơ bản:


Phân tích hình thành dạng đơn giản
Cơ thể con người là dạng kết cấu gồm các đường cong và những thứ trông mềm oặt. Tuy nhiên,
sẽ thật tệ nếu bản vẽ của bạn trông nhợt nhạt, kém thu hút. Dù rằng bạn có thể sao chép chính xác
những gì bạn thấy, nhưng nếu bản vẽ không có sự hiểu biết và thiếu độ chính xác thì hẳn những
lỗi sai ấy sẽ dễ dàng bị nhận ra.
Một cách tiếp cận tốt hơn là hãy học cách phân tích cơ thể thành các hình học căn bản. Đây là lý
do tại sao các bài học về khuôn mẫu đơn giản luôn cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của cơ thể. Các
khuôn mẫu cơ bản đủ để bạn có thể ghi nhớ chúng, và áp dụng bất cứ khi nào bạn cần.

4. Chú ý đến bộ xương:


Hãy tìm hiểu những gì nằm bên dưới da
Rất dễ để phát hiện ra một người vẽ không hề biết gì về bộ xương, dù chỉ là nghía qua hình vẽ đã
được đắp da đầy đủ. Đó là khi cơ bắp không được đặt đúng vị trí của kết cấu. Bộ xương vốn phức
tạp, nhưng khác với cơ bắp và mỡ, đó là nơi hiếm có sự thay đổi trong cấu trúc, hình dạng. Hiểu
và nắm rõ được cách bộ xương vận hành sẽ giúp việc xây dựng cơ thể dễ dàng hơn, ngoài ra còn
giúp bạn hiểu cách hoạt động của cơ thể và đặt các cơ đúng vị trí.
Hãy dành thời gian tìm hiểu về bộ xương, đó là điều không chỉ có lợi cho chính tác phẩm của bạn
mà còn giúp ích cho sự nghiệp tương lai.

5. Kiểm tra - sửa và sửa, sửa:


Hãy luôn đánh giá tác phẩm của bạn một cách nghiêm túc sau mỗi bản vẽ
Sau khi hoàn thành một tác phẩm, hãy quan sát một cách tỉ mỉ để xem xét phần nào bạn cần cải
thiện. Bạn có thể nhờ bạn bè, người cố vấn hoặc một nhóm cộng đồng vẽ trợ giúp. Sau đó, kiểm
tra các điểm cần chú ý và chỉnh sửa lại bản vẽ của mình. Sẽ chẳng thể nào tiến bộ nếu bạn chỉ sửa
bằng mắt, chính tay bạn phải là người cẩn thận sửa những lỗi đó. Bạn có thể áp dụng cách này cho
bài tập về nhà, hoặc thậm chí với những bài vẽ bạn tưởng đã “hoàn thiện” trong vài tháng hoặc
nhiều năm trước. Chắc chắn khi xem lại bạn sẽ thấy có nhiều điểm không ưng mắt lắm đấy. Hãy
kiên nhẫn xem lại và sửa nhé.
6. Đừng chỉ đọc về nó:

Chăm chỉ luyện tập vẽ tay là cách tốt nhất để cải thiện
Tìm hiểu về giải phẫu thông qua việc đọc tài liệu và nghe lời giảng có thể giúp bạn hiểu về mặt trí
tuệ, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn có thể vẽ nó. Với bất kỳ người nghệ sĩ nào, kiến
thức giải phẫu không thể dừng ở việc hiểu. Bạn phải học cách thực hành để tác phẩm thêm phần
thú vị và các chi tiết chính xác hơn. Cách duy nhất để cải thiện điều đó là vẽ. Vẽ thật nhiều!

7. Quên đi những khuôn mẫu “người tuyết”


Cơ thể con người không hoàn toàn là khối đối xứng
Đừng vẽ các khối tròn đối xứng ở mọi vị trí. Điều đó không chỉ làm cho bản vẽ của bạn trông thô
cứng mà còn rất nhàm chán đấy. Các đường nét có xu hướng xếp zigzag dọc cơ thể, tạo ra một
dòng chảy năng động và linh hoạt. Hơn nữa, các cơ thường hoạt động theo cặp: khi một bên gập
người thì bên kia đang nghỉ ngơi

8. Đừng ôm lấy các chi tiết:

Tìm cách đơn giản hóa những gì bạn thấy


Hãy nhớ rằng: không phải mọi xương, gân và cơ đều phải diễn nét trong mỗi bản vẽ. Bởi vì các
chi tiết giải phẫu sai điểm có thể làm cho một bản vẽ trông cứng nhắc và không thực. Chỉ nên chọn
các chi tiết hỗ trợ hình ảnh tổng thể giúp tác phẩm đạt được sự toàn diện. Tóm lại, bạn có thể chọn
các chi tiết ở cận tiêu điểm và tiếp tục phát triển cử chỉ, điệu bộ theo kết cấu.

9. Hãy kiên nhẫn:

Cơ thể con người rất phức tạp, để hiểu rõ giải phẫu học
cần phải đầu tư nhiều thời gian
Học giải phẫu là một quá trình không thể vội vã. Hãy dành thời gian của bạn trên mọi bản vẽ và
với mọi bộ phận của cơ thể. Bạn càng không thể tìm hiểu mọi thứ chỉ trong lần đầu tiên. Bạn sẽ
phải nhìn lại sản phẩm của mình để xem xét những lỗi sai và bổ sung vào kinh nghiệm, lặp đi lặp
lại việc này trong suốt khoảng thời gian làm nghề. Đừng hy vọng trở thành một bậc thầy ngay lập
tức. Điều đầu tiên chính là hãy không ngừng học hỏi.

10. Hãy định hướng mục tiêu trong việc luyện tập của bạn:
Tập trung vào việc cải thiện các góc độ khác nhau sản phẩm của bạn
Có rất nhiều điều để nghiên cứu về giải phẫu cũng như có thể nghiên cứu từ nhiều góc độ khác
nhau. Ví dụ: nếu bạn đang luyện tập cử chỉ thì giải phẫu cần có ngữ cảnh thích hợp. Định dạng
hình dáng của tư thế và sau đó tập trung vào việc phác họa giải phẫu. Nếu bạn đang nghiên cứu từ
hình dạng cơ bản, hãy sử dụng đường viền chéo và tô bóng để đo lường kích thước hình vẽ. Tập
trung vào việc xây dựng các bộ phận cơ thể bằng cách sử dụng các hình học đơn giản và tránh các
kết cấu cơ thể mà bạn chưa nắm vững. Chọn một mục tiêu và chỉ tập trung vào nó, đảm bảo bạn
sẽ tận dụng tối đa thời gian luyện tập của mình.

11. Thử sức với các bài tập đa dạng:


Tham gia các thử thách khác nhau sẽ mang đến sự đa dạng cho các nghiên cứu của bạn
Tập sao chép lại bản vẽ giải phẫu, vẽ ký họa đời thực, vẽ sao chép từ ảnh chụp, vẽ từ trí tưởng
tượng của bạn, vẽ lại từ các bản vẽ gốc, điêu khắc… Đó không chỉ là một niềm vui, mà nó còn
giúp não của bạn xử lý thông tin theo nhiều cách khác nhau và nạp thêm nhiều kiến thức có ích
khác.

12. Nắm vững thuật ngữ:


Nhớ lấy tên kỹ thuật của mọi khái niệm có thể giúp bạn linh hoạt khi nghĩ về chúng hơn
Có rất nhiều điều phải nhớ khi nghiên cứu giải phẫu, và nếu bạn là một newbie không nắm vững
lý thuyết, khả năng cao là bạn sẽ phải ngốn lượng thông tin thuật ngữ khổng lồ vào những ngày
đầu. Các thuật ngữ như medial (trong) và lateral (ngoài), abduction (dạng) và adduction (khép),
origin (gốc) và insertion (chèn), subcutaneous (dưới da) vân vân… Hãy xem xét việc tạo các
flashcards hoặc các phương pháp nghiên cứu học thuật để hỗ trợ bạn ghi nhớ các thuật ngữ phổ
biến thường dùng nhé!

Sách dạy vẽ cánh tay

Tay không chỉ thể hiện hành động mà đôi khi còn mang lại một cảm xúc nhất định cho bức tranh.
Vì thế, để vẽ được bàn tay, cánh tay phù hợp với cơ thể nhân vật hay biểu hiện được đúng hành
động, đúng cảm xúc nhân vật không phải là một điều đơn giản.

You might also like