Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

_Hàn Mặc Tử_


I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
- Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, quê ở Quảng Bình.
- Ông sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa.
- Năm 1936, mắc bệnh phong, ông về hẳn Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy
Hòa.
- Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng tác giả là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo nhất
trong những nhà thơ mới.
- Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của nhà thơ Hàn Mặc Tử, người ta vẫn thấy rõ
một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế, thơ ông thể hiện niềm khao khát mãnh
liệt, bám xúc cuộc đời.
2. Tác phẩm
a/ Xuất xứ - hoàn cảnh sáng tác:
- “ Đây thôn Vĩ Dạ” lúc đầu có tên “ Ở đây thôn Vĩ Dạ” sáng tác năm 1938, in trong tập “Thơ
điên” về sau đổi thành “Đau thương”.
- Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ bức bưu ảnh kèm lời hỏi thăm của Hoàng
Thị Kim Cúc – một cô gái quê ở Vĩ Dạ gửi tặng – khi ông đang mắc bệnh hiểm nghèo phải xa
lánh mọi người để chữa bệnh.
b/ Chủ đề:
Bài thơ là bức tranh phong cảnh xứ Huế trữ tình, cũng là bức tranh tâm cảnh thể hiện nỗi buồn,
nỗi cô đơn của HMT trong một mối tình xa xăm vô vọng. Dù vậy, ta vẫn nhận thấy tấm lòng
thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người trần thế.
II. Đọc - hiểu tác phẩm:
1. Khổ thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và con người xứ Huế lúc bình minh (Cảnh thôn Vĩ
lúc bình minh)
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
* Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái ý nghĩa:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
- Câu thơ là lời hỏi han nhắc nhở về chốn xưa.
- Là lời trách móc nhẹ nhàng xuất phát từ tình cảm thương nhớ mong đợi.
- Câu hỏi cũng là lời mời tinh tế, dễ thương và đầy tự hào về phong cảnh quê hương.
- Nhưng thực tế, trong bức bưu ảnh, người thôn Vĩ chẳng mời, chẳng trách mà chỉ hỏi thăm
động viên. Vì vậy, ta có thể hiểu, câu hỏi mở đầu bài thơ là do nhà thơ tự hỏi, tự trách mình, là
ao ước thầm kín của người đi xa khao khát được về chơi thôn Vĩ. Hỏi cũng là một cách để con
người tự tỏ lòng mình, tự giãi bày niềm thương nỗi nhớ.
- HMT tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ. “ Về chơi” chứ không phải là về thăm. “ Thăm” nghe
có vẻ xa cách, khách sáo, xã giao. Còn “ chơi” gợi sắc thái thân mật, chân tình, tự nhiên.
-> Câu thơ 7 tiếng ( 6 thanh bằng, 1 thanh trắc) làm âm điệu câu thơ nhẹ nhàng, dịu ngọt, tha
thiết, bâng khuâng. Câu hỏi chính là duyên cớ làm sống dậy trong lòng nhà thơ những hoài
niệm về cảnh và người thôn Vĩ.
* 3 câu tiếp theo miêu tả cảnh thôn Vĩ trong buổi bình minh:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
- Vĩ Dạ là một thôn nhỏ nằm bên bờ sông Hương ngoại ô thành phố Huế. Nơi đây nổi tiếng với
những khu vườn tươi tốt, phong cảnh hữu tình. Nhà thơ Bích Khê đã từng ca ngợi nơi này:
Vĩ Dạ thôn! Vĩ Dạ thôn
Biếc xanh cần trúc không buồn mà say.
Còn với HMT, thôn Vĩ từng in dấu ấn của người thương, người để lại trong lòng nhà thơ nhiều
đau buồn khắc khoải. Vì vậy, về với Vĩ Dạ là về với chân trời cảm xúc.
- Cảnh Vĩ Dạ hiện lên qua tâm hồn mộng tưởng của nhà thơ thật đẹp và thơ mộng:
+ Từ xa là hình ảnh của những hàng cau cao vút đang vươn mình đón cái nắng mới lên. Câu
thơ không tả hàng câu mà hài hòa với vẻ đẹp của “ nắng hàng cau – nắng mới lên”. Điệp từ
nắng lặp lại hai lần trong một câu thơ gợi ấn tượng về ánh sáng tràn ngập, tươi tắn bao phủ
khắp không gian. Nắng ở đây không phải là nắng trưa gay gắt hay nắng chiều nhạt nhòa mà là
“nắng mới lên”, là nắng ban mai mang vẻ đẹp tươi nguyên, trong trẻo. Những tàu cau sau một
đêm còn ướt đẫm sương đêm như đang long lanh, tươi tắn dưới ánh nắng ban mai.
+ Vĩ Dạ còn mang vẻ đẹp riêng với những khu vườn tươi tốt, xum xuê:
. Đại từ “ai” hỏi một cách bâng quơ, duyên dáng không cụ thể là vườn anh hay vườn em mà
muốn nói vườn ai cũng xinh, cũng đẹp.
. Tính từ “mướt” vừa gợi vẻ đẹp bên ngoài vừa gợi được sức sống bên trong. Cả một khu vườn
căng tràn sức sống, cành lá xanh tươi, mỡ màng.
. Thán từ “quá” thể hiện cảm xúc ngỡ ngàng, say đắm của thi nhân. Dù chỉ là trong hoài niệm
nhưng vẻ đẹp của khu vườn thôn Vĩ cũng khiến nhà thơ phải thốt lên đầy ngỡ ngàng, thích thú
“mướt quá”.
. Hình ảnh so sánh “xanh như ngọc” vừa gợi lên sắc xanh trong mát dịu vừa khăc shoaj vẻ đẹp
vô cùng trong trẻo, đài các, quý phái của khu vườn. Chắc hẳn khu vườn phải được chăm sóc kĩ
càng cẩn thận bởi đôi bàn tay biết yêu quý, nâng niu trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống.
+ Vĩ Dạ không chỉ đẹp bởi thiên nhiên mà còn đẹp hơn bởi sự xuất hiện của con người:
. Hình ảnh lá trúc gợi vẻ đẹp thanh mảnh làm nền cho sự xuát hiện của con người.
. “Mặt chữ điền” có thể hiểu là:
* Khuôn mặt chàng trai Hàn Mặc Tử, người đang chở về thôn Vĩ trong tâm tưởng của chính
mình. Nhà thơ ngại ngùng không dám vào mà chỉ dám nhìn thôn Vĩ ẩn hiện sau vòm lá trúc.
* Có thể là khuôn mặt của cô gái Huế dịu dàng, duyên dáng, thùy mị, đoan trang, phúc hậu.
* Còn là khuôn mặt của người dân xứ Huế thật thà, chất phác.
=> Ở đây, nhà thơ không miêu tả chi tiết khuôn mặt mà chỉ cách điệu hóa. Dù hiểu theo nghĩa
nào thì khuôn mặt chữ điền ẩn hiện sau vòm lá trúc cũng gợi nên nét thanh tú, hồn hậu, diu
dàng, kín đáo của xứ Huế.
Tóm lại: với những hình ảnh thơ trong sáng, dịu dàng, HMT đã vẽ lên một bức tranh cảnh
và người thôn Vĩ, mộng và thơ. Cảnh đẹp trong sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
Phải là người thiết tha với thiên nhiên, có ân tình sâu đậm với Huế thì nhà thơ mới lưu lại
trong kí ức của mình những hình ảnh đẹp và thơ mộng đến thế.

You might also like