Nhóm1.Baocaodean - Cần Chỉnh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 126

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ

NỘI KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN

BÁO CÁO ĐỀ ÁN MÔN HỌC


Đề tài nghiên cứu:
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại
Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT
Cán bộ hướng dẫn: T.S Đặng Thị Hồng Hà

Nhóm sinh viên thực hiện:


Nhóm 1

Lớp : 2022AA6006.16
STT Họ và tên Lớp MSV
1 Phạm Thị Bình 2022AA6006.16 2020607165
2 Đặng Thị Hạnh 2022AA6006.16 2020601213
3 Vũ Thị Thu Huyền 2022AA6006.16 2020607979
4 Nguyễn Bích Ngọc 2022AA6006.16 2020602565
5 Phạm Hồng Ngọc 2022AA6006.16 2020602528

Hà Nội, 2023
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM

1. Thông tin chung

1.1. Tên lớp: AA6006.16 Khóa:15


1.2. Tên nhóm: Nhóm 1
1.3. Họ và tên thành viên trong nhóm: nhóm 1

- Phạm Thị Bình - Nguyễn Bích Ngọc


- Đặng Thị Hạnh - Phạm Hồng Ngọc
- Vũ Thị Thu Huyền
2. Nội dung học tập
2.1. Tên chủ đề: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công
ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT”

2.2. Hoạt động của sinh viên


-Hoạt động/ nội dung 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
-Hoạt động/nội dung 2: Cơ sở lý luận về bán hàng và xác định kết quả bán hàng
-Hoạt động/nội dung 3: Kết quả nghiên cứu kế toán bán hàng và xác định kết
quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT

-Hoạt động/nội dung 4: Kết luận


3. Sản phẩm nghiên cứu: Bài tập lớn Đề án môn học

3. Nhiệm vụ học tập

1. Hoàn thành từ ngày 28/03/2023 đến ngày 12/06/2023

2. Báo cáo sản phẩm nghiên cứu theo chủ đề được giao trước giảng viên và những
sinh viên khác
4. Học liệu thực hiện

- Trương Thanh Hằng (2020), Giáo trình kế toán tài chính 1&2, Trường Đại học
Công nghiệp Hà Nội, NXB Thống Kê;
-Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp (ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC)

Bên nhận Bên giao
Vũ Thị Thu Huyền
Phạm Hồng Ngọc
Đặng Thị Hạnh
Nguyễn Bích Ngọc
Phạm Thị Bình Đặng Thị Hồng Hà
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN MÔN HỌC

Tên lớp: 2022AA6006.16 Khóa: 15

Tên nhóm: Nhóm 1

Họ và tên thành viên trong nhóm:

STT Họ và tên Mã sinh viên


1 Vũ Thị Thu Huyền 2020607979
2 Phạm Hồng Ngọc 2020602528
3 Đặng Thị Hạnh 2020601213
4 Nguyễn Bích Ngọc 2020602565
5 Phạm Thị Bình 2020607165

Tên chủ đề: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT”
Tuần Người thực hiện Nội dung công việc Phương pháp thực hiện
- Lập nhóm, xác định đề tài nghiên cứu, xây
dựng khung nghiên cứu đề tài
- Trao đổi, thảo luận, ra
- Lập kế hoạch tổng hợp
28/3- 3/4 Nhóm 1 quyết định và thuyết
- Lập kế hoạch chi tiết cho tuần từ 4- 10/4
trình
( nộp cho giáo viên chậm nhất là ngày 9/4)

- Hoạt động nhóm để hoàn thành kế hoạch chi Trao đổi, thảo luận, ra quyết
4-10/4 Nhóm 1
tiết đã lập vào ngày 9/4 định, viết báo cáo
- Nghe giáo viên hướng dẫn, thảo luận, thuyết Trao đổi, thảo luận, ra quyết
trình, trình bày kết quả công việc đã thực hiện định và thuyết trình
ở tuần trước (4- 10/4).
11-17/4 Nhóm 1 - Chỉnh sửa, hoàn thiện công việc đã làm
- Hoạt động nhóm, lập kế hoạch chi tiết từ 18-
24/4 (nộp cho giáo viên chậm nhất vào ngày
17/4)
- Thống nhất hoàn thiện báo cáo Trao đổi, thảo luận, ra quyết
- Hoạt động nhóm để hoàn thành kế hoạch chi định, viết báo cáo
18- 24/4 Nhóm 1
tiết đã lập vào ngày 17/4
- Nghe giáo viên hướng dẫn, thảo luận, thuyết Trao đổi, thảo luận, ra quyết
trình, trình bày kết quả công việc đã thực hiện định và thuyết trình
ở tuần trước (18- 24/4)
25/4- 1/5 Nhóm 1 - Chỉnh sửa, hoàn thiện công việc đã làm
- Hoạt động nhóm, lập kế hoạch chi tiết từ 2-
8/5 (nộp cho giáo viên chậm nhất vào ngày
7/5)
- Thống nhất hoàn thiện báo cáo Trao đổi, thảo luận, ra quyết
2- 8/5 Nhóm 1 - Hoạt động nhóm để hoàn thành kế hoạch chi định, viết báo cáo
tiết đã lập vào ngày 8/4
- Nghe giáo viên hướng dẫn, thảo luận, thuyết Trao đổi, thảo luận, ra quyết
trình, trình bày kết quả công việc đã thực hiện định và thuyết trình
ở tuần trước (2- 8/5)
9/5- 15/5 Nhóm 1 - Chỉnh sửa, hoàn thiện công việc đã làm
- Hoạt động nhóm, lập kế hoạch chi tiết từ 16-
22/5 (nộp cho giáo viên chậm nhất vào ngày
15/5)
- Thống nhất hoàn thiện báo cáo Trao đổi, thảo luận, ra quyết
- Hoạt động nhóm để hoàn thành kế hoạch chi định, viết báo cáo
16/5- 22/5 Nhóm 1
tiết đã lập vào ngày 15/5
- Nghe giáo viên hướng dẫn, thảo luận, thuyết Trao đổi, thảo luận, ra quyết
trình, trình bày kết quả công việc đã thực hiện định và thuyết trình
ở tuần trước (16/5- 22/5)
23/5- 29/5 Nhóm 1 - Chỉnh sửa, hoàn thiện công việc đã làm
- Hoạt động nhóm, lập kế hoạch chi tiết từ
30/5- 5/6 (nộp cho giáo viên chậm nhất vào
ngày 2/6
- Hoạt động nhóm và hoàn thành kế hoạch Trao đổi, thảo luận, ra quyết
30/5- 5/6 Nhóm 1
ngày 2/6 và tổng hợp viết báo cáo định và viết báo cáo

Ngày 10 tháng 6 năm 2023


XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)

Đặng Thị Hồng Hà


MỤC LỤC

1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Các ký hiệu, các chữ viết tắt Tên đầy đủ

1 CTCP Công ty Cổ phần

2 CP Cổ phần

3 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

4 TK Tài khoản

5 GTGT Giá trị gia tăng

6 TSCĐ Tài sản cố định

7 BP Bộ phận

8 BHXH Bảo hiểm xã hội

2
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

3
DANH MỤC HÌNH ẢNH

4
5
PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam ngày càng được mở cửa với thị trường thế giới,
điều này tạo ra hàng loạt các cơ hội hội nhập và phát triển kinh tế để có thể sánh vai
cùng các cường quốc trên thế giới. Việc mở cửa nền kinh tế cũng tạo ra rất nhiều thách
thức cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, yêu cầu doanh nghiệp
cần phải cải thiện và nâng cao rất nhiều vấn đề từ sản xuất kinh doanh cho đến quản lý
doanh nghiệp. Trong đó, cần chú trọng đến việc bán hàng của doanh nghiệp do việc
mua sắm trở nên dễ dàng thông qua các tiện ích từ phía nhà cung ứng. Các rào cản
thuế quan đối với các hoạt động giao dịch buôn bán giữa các quốc gia dần được xóa đi
và hòa nhập vào thị trường chung rộng lớn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch
và chất lượng hoạch định của mỗi doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh
doanh.
Trong các doanh nghiệp thương mại, bán hàng là khâu cuối cùng của trong quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp còn xác định kết quả bán hàng là căn cứ quan trọng
để đơn vị quyết định tiêu thụ hàng hoá nữa hay không. Do đó có thể nói giữa bán hàng
và xác định kết quả bán hàng có mối quan hệ mật thiết. Kết quả bán hàng là mục đích
cuối cùng của doanh nghiệp còn bán hàng là phương tiện trực tiếp để đạt được mục đích
đó.
Với bất kỳ doanh nghiệp nào, bán hàng và xác định kết quả bán hàng có vai trò vô
cùng quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. Đối với bản thân doanh nghiệp có bán được hàng thì mới có thu nhập để bù
đắp những chi phí bỏ ra, có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao đời
sống của người lao động, tạo nguồn tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân. Việc xác định
chính xác kết quả bán hàng là cơ sở xác định chính xác hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp đối với nhà nước thông qua việc nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà
nước, xác định cơ cấu chi phí hợp lý và sử dụng có hiệu quả cao số lợi nhuận thu được
giải quyết hài hoà giữa các lợi ích kinh tế: Nhà nước, tập thể và các cá nhân người lao
động.
Trong những năm vừa qua, công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng tại Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT đã không ngừng được hoàn thiện về
6
nhiều mặt, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: Cơ sở vật chất, kỹ
thuật phục vụ cho việc kế toán còn thiếu, khó khăn; chưa đa dạng hóa các phương thức
bán hàng; chưa theo dõi riêng được giữa giá mua của hàng hoá với chi phí thu mua
hàng hoá; ...
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán
hàng, vận dụng những kiến thức đã được học và nghiên cứu tại trường nhóm chúng em
đã quyết định lựa chọn đề tài: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại
Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT” để nghiên cứu.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


- Tìm hiểu cơ sở lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
trong doanh nghiệp
- Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng tại Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT.
- Đề xuất một số kiến nghị giúp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và
xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu


- Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong
doanh nghiệp?
- Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần Bán lẻ
Kỹ Thuật số FPT được thực hiện như thế nào?
- Công ty cổ phần bán lẻ Kỹ thuật số FPT cần áp dụng những giải pháp nào
để hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng?

1.4. Đối tượng nghiên cứu


Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ
thuật số FPT.

1.5. Phạm vi nghiên cứu


Về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng trên góc độ báo cáo tài chính.
Về mặt không gian: Tại Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT.
Về mặt thời gian: Nghiên cứu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hệ thống chứng từ
7
sổ sách kế toán, các báo cáo, ... chủ yếu phát sinh trong tháng 12/2022.

1.6. Phương pháp nghiên cứu


Qua quá trình nghiên cứu lý thuyết tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và
thực tế tìm hiểu tại Công ty cổ phần bán Bán lẻ Kỹ Thuật số FPT. Bằng phương pháp
thu thập tài liệu, xử lý số liệu, phân tích đánh giá những ưu điểm, nhược điểm và kết
hợp với tham khảo một số sách chuyên ngành kế toán, một số văn bản quy định về chế
độ tài chính hiện hành để tổng hợp phân tích đánh giá và viết đề tài này.
Một số phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp thu thập tài liệu :
+ Tài liệu lý thuyết: Các quy định trong luật Doanh nghiệp, giáo trình phân tích
hoạt động kinh tế, các công trình nghiên cứu trước liên quan đến phân tích kế toán bán
hàng và xác định kết quả bán hàng tại các doanh nghiệp thương mại.
+ Tài liệu thu thập từ đơn vị: Giấy phép đăng ký dinh doanh, Các báo cáo tài
chính, các sổ kế toán, một số chứng từ nội bộ từ công ty Digicity Việt Nam
Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát là một phương pháp định tính.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách quan sát các hóa đơn hàng hóa bán ra từng
kì, xem cách thức kế toán ghi nhận các nghiệp vụ nhằm thu thập dữ liệu đặc trưng cho
quá trình phân tích và sử lý số liệu tại công ty Digicity.
Phương pháp phỏng vấn : Phỏng vấn quản lý của công ty và tham khảo ý kiến
của kế toán trưởng và kế toán bán hàng về các chứng từ, phương pháp hoạch toán và
cách thức làm việc của kế toán bán hàng, các tài liệu cần thiết khác tại công ty Phương
pháp xử lí dữ liệu: tính toán kết quả bán hàng, phân tích các chiến lược phát triển, khắc
phục những khó khăn còn tồn đọng để từ đó đưa ra những chính sách phát triển phù
hợp tại doanh nghiệp.

1.7. Kết cấu của bài báo cáo


Phần 1: Lời mở đầu
Phần 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Phần 3: Kết quả nghiên cứu kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công
ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT
Phần 4: Nhận xét và khuyến nghị về kế toán bán hàng tại cty

8
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG
2.1. Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng

2.1.1. Khái niệm bán hàng và xác định kết quả bán hàng

 Khái niệm về bán hàng

Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Bán hàng là khâu cuối cùng của quá
trình hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại. Đây là quá trình
chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa người mua và doanh nghiệp thu tiền về hoặc được
quyền thu tiền.”

Quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại
nói riêng có những đặc điểm chính sau đây:

- Có sự trao đổi thỏa thuận giữa người mua và người bán, người bán đồng ý
bán, người mua đồng ý mua, họ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.

- Có sự thay đổi quyền sở hữu về hàng hóa: người bán mất quyền sở hữu,
người mua có quyền sở hữu về hàng hóa đã mua bán. Trong quá trình tiêu
thụ hàng hóa, các doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng một khối lượng
hàng hóa và nhận lại của khách hàng một khoản gọi là doanh thu bán hàng.
Số doanh thu này là cơ sở để doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh của
mình.

 Khái niệm về xác định kết quả bán hàng

Xác định kết quả bán hàng là việc so sánh giữa chi phí kinh doanh đã bỏ ra và thu
nhập kinh doanh đã thu về trong kỳ. Nếu thu nhập lớn hơn chi phí thì kết quả bán hàng là
lãi, thu nhập nhỏ hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lỗ. Việc xác định kết quả bán hàng
thường được tiến hành vào cuối kỳ kinh doanh thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm,
tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.

 Mối quan hệ về bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp còn xác định
kết quả kinh doanh là căn cứ quan trọng để đơn vị quyết định tiêu thụ hàng hoá nữa

9
hay không. Do đó có thể nói giữa bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có mối
0 cuối cùng của doanh nghiệp còn bán
quan hệ mật thiết. Kết quả bán hàng là mục đích
hàng la phương tiện trực tiếp để đạt được mục đích đó.
2.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng

 Vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Đối với một doanh nghiệp nói chung và một doanh nghiệp thương mại nói riêng,
tổ chức công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng có vai trò quan trọng, từng
bước hạn chế được sự thất thoát hàng hoá, phát hiện được những hàng hoá chậm luân
chuyển để có biện pháp xử lý thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình tuần hoàn vốn. Các số
liệu mà kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cung cấp cho doanh nghiệp
giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình kinh doanh, xác định được kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp từ đó tìm ra những hạn chế, thiếu sót, mất cân đối giữa khâu
mua - khâu dự trữ và khâu bán để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Từ các số liệu trên báo cáo tài chính mà kế toán bán hàng và xác định kết quả
bán hàng cung cấp, nhà nước nắm được tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của
doanh nghiệp, từ đó thực hiện chức năng quản lý kiểm soát vĩ mô nền kinh tế, đồng
thời nhà nước có thể kiểm tra việc chấp hành về kinh tế tài chính và thực hiện nghĩa vụ
đối với nhà nước.
Ngoài ra thông qua số liệu mà kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
cung cấp, các nhà đầu tư biết được khả năng mua-dự trữ-bán các mặt hàng của doanh
nghiệp để từ đó có quyết định đầu tư, cho vay vốn hoặc có quan hệ làm ăn với doanh
nghiệp.

 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trực tiếp thu nhận, xử lý và cung
cấp thông tin về quá trình bán hàng của doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ:
Ghi chép đầy đủ, kịp thời khối lượng hàng hóa bán ra và tiêu thụ nội bộ, tính toán
đúng đắn giá trị vốn hàng đã bán, chi phí bán hàng và các chi phí khác nhằm xác định
kết quả bán hàng của doanh nghiệp.
Cung cấp thông tin kịp thời về tình hình bán hàng phục vụ cho lãnh đạo điều

10
hành hoạt động kinh doanh thương mại.
Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế 1hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận, xác
định kết quả bán hàng phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp.
Sau khi có kết quả bán hàng, kế toán sẽ phân tích, đánh giá kết quả bán hàng của
doanh nghiệp nói chung và của từng mặt hàng, từng bộ phận nói riêng; xác định và
tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới kết quả bán hàng. Từ đó, đề
xuất các biện pháp nhằm nâng cao kết quả bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ tới.

2.2. Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp

2.2.1. Phương thức bán buôn


“Bán buôn hàng hóa là hình thức bán hàng theo lô hoặc bán với số lượng lớn,
thực chất người mua hàng hóa là những nhà cung cấp trung gian, hàng hóa sau khi bán
buôn chưa đến tay người tiêu dùng trực tiếp. Bán buôn hàng hóa có thể theo phương
thức bán buôn qua kho hoặc bán buôn vận chuyển thẳng.” (Theo quy định tại Khoản
6, 7 Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ)

 Phương thức bán buôn qua kho


Phương thức bán buôn qua kho là phương thức bán mà trong đó, hàng mua về được
nhập kho, sau đó được xuất từ kho của doanh nghiệp cho người mua buôn dưới hai hình
thức:
Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo phương
thức này, bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp để nhận hàng. Doanh nghiệp
xuất kho hàng hoá giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau khi đại diện bên mua nhận
đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ.
Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này,
căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp xuất kho
hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng đến
kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy định trong hợp đồng. Hàng
hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi nào hàng hóa đã được
bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển giao
mới được coi là tiêu thụ, người bán mất quyền sở hữu về số hàng đã giao.

 Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng


11
Theo phương thức này, doanh nghiệp sau khi mua hàng, không đưa về nhập kho
mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Phương 2thức này có thể thực hiện theo hai hình
thức:
Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (còn gọi là
hình thức giao tay ba): Theo hình thức này, doanh nghiệp sau khi mua hàng, giao trực
tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán. Sau khi đại diện bên mua ký nhận đủ
hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác nhận là tiêu
thụ.
Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Theo hình
thức này, doanh nghiệp sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải
của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được
thoả thuận. Hàng hoá chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp. Khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua
đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hoá chuyển đi mới được xác định
là tiêu thụ.

2.2.2. Phương thức bán lẻ


Theo quy định tại Khoản 6, 7 Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP của Chính
phủ: “Bán lẻ hàng hóa là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ
chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ.
Hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị
sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện. Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc bán với số
lượng nhỏ, giá bán thường ổn định.”

 Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung


Bán lẻ thu tiền tập trung là hình thức bán hàng mà trong đó tách rời nghiệp vụ thu
tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua. Mỗi quầy hàng có một nhân
viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết hoá đơn hoặc tích kê cho khách để
khách đến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao. Hết ca (hoặc hết ngày)
bán hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào hoá đơn và tích kê giao hàng cho khách hoặc
kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ngày, trong ca và lập
báo cáo bán hàng. Nhân viên thu tiền làm giấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ

12
quỹ.
3
 Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp
Theo hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng
cho khách. Hết ca, hết ngày bán hàng, nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp
tiền cho thủ quỹ. Đồng thời, kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lƣợng hàng đã
bán trong ca, trong ngày và lập báo cáo bán hàng.

 Hình thức bán lẻ tự phục vụ (tự chọn)


Theo hình thức này, khách hàng tự chọn lấy hàng hoá, mang đến bán tình tiền để
tính tiền và thanh toán tiền hàng. Nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền, lập hoá đơn
bán hàng và thu tiền của khách hàng. Nhân viên bán hàng có trách nhiệm hướng dẫn
khách hàng và bảo quản hàng hoá ở quầy (kệ) do mình phụ trách. Hình thức này được
áp dụng phổ biến ở các siêu thị.

 Hình thức bán trả góp


Người mua được trả tiền mua hàng nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại, ngoài
số tiền thu theo giá bán thông thường còn thu thêm ở người mua một khoản lãi do trả
chậm. Đối với hình thức này, về thực chất, người bán chỉ mất quyền sở hữu khi người
mua thanh toán hết tiền hàng. Tuy nhiên, về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người
mua, hàng hoá bán trả góp được coi là tiêu thụ, bên bán ghi nhận doanh thu.

 Bán hàng tự động


Các doanh nghiệp thương mại sử dụng các máy bán hàng tự động chuyên dùng
cho một hoặc một vài loại hàng hoá nào đó đặt ở các nơi công cộng. Khách hàng sau
khi bỏ tiền vào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua.

 Gửi đại lý bán hay ký gửi hàng hoá


Doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để các cơ sở này
trực tiếp bán hàng. Bên nhận làm đại lý, ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền
hàng và được hưởng hoa hồng đại lý. Số hàng chyển giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi
vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại cho đến khi doanh nghiệp
thương mại được cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán hoặc
thông báo về số hàng đã bán được, doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu về số hàng
này.
13
2.2.3. Một số phương thức thanh toán
4
 Phương thức thanh toán tiền mặt
Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất: thanh toán bằng tiền mặt. Tuy
nhiên phương thức này chỉ áp dụng giữa các bên có khoảng cách địa lý gần nhau và
giá trị thanh toán hạn chế (< 20 triệu VNĐ). Khoản thanh toán > 20 triệu trở lên bằng
tiền mặt không được coi là chi phí hợp lệ của doanh nghiệp. (Theo Điều 9 Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13)

 Phương thức thanh toán chuyển tiền


Chuyển tiền là phương thức thanh toán mà bên mua sẽ yêu cầu ngân hàng phục vụ
mình thực hiện chuyển tiền cho người bán ở một thời điểm nhất định. Ở phương thức
này, có thể có 4 bên tham gia là bên trả tiền, bên thụ hưởng, ngân hàng chuyển tiền
(ngân hàng phục vụ bên trả tiền) và ngân hàng trả tiền (ngân hàng phục vụ bên thụ
hưởng). Theo đó, việc chuyển tiền có thể thực hiện thông qua các hình thức chuyển tiền
như:

Chuyển tiền bằng thư (gọi là thư hối - Mail Transfer): Là hình thức chuyển tiền,
trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được chuyển bằng thư cho ngân
hàng trả tiền.
Chuyển tiền bằng điện (gọi là điện hối - Telegraphic Transfer): Là hình thức
chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong
nội dung một bức điện gửi cho ngân hàng trả tiền bằng telex hay mạng swift.

 Thanh toán nhờ thu


Phương thức thanh toán nhờ thu (hay còn gọi là ủy nhiệm thu) được điều chỉnh
tại Quy tắc thống nhất về nhờ thu – URC 522, và Thông tư 46/2014/TT-NHNN. Theo
đó, nhờ thu là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng thu hộ một số
tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để chuyển cho bên thụ hưởng
trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ
hưởng. Theo đó, các điều kiện để thực hiện thanh toán nhờ thu là:
Các bên phải thỏa thuận bằng văn bản về việc thu hộ giữa bên bán và bên mua
Bên bán sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, sẽ yêu cầu ngân hàng thực
hiện thu hộ một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên mua
14
 Phương thức tín dụng chứng từ
5 thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự
(ngân hàng mở thư tín dụng) đáp ứng những nhu cầu của khách hàng (người xin mở
thư tín dụng) cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp thuận những yêu
cầu của người hưởng lợi khi những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín
dụng được thực hiện đúng và đầy đủ.
Một công cụ không thể thiếu trong phương thức tín dụng là thư tín dụng vì điều
kiện ràng buộc để xác lập được phương thức thanh toán này là phải mở được thư tín
dụng. Thư tín dụng (Letter of Credit) gọi tắt là L/C, là văn bản pháp lý trong đó một
ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng
một số tiền nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy
định đã nêu trong văn bản đó.
Qua khái niệm của phương thức tín dụng chứng từ, chúng ta thấy các bên tham
gia cơ bản gồm có:
Người xin mở L/C (Applicant): Thông thường là người mua hay là tổ chức nhập khẩu.
Người hưởng lợi (Beneficiary): Là người bán hay là người xuất khẩu hàng hóa.
Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng (The issuing bank): Là
ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
Ngân hàng thông báo thư tín dụng (The advising bank): là ngân hàng phục vụ
người xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng đã mở.

2.3. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong
doanh nghiệp

2.3.1. Kế toán giá vốn hàng bán

 Khái niệm giá vốn hàng bán


Giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí để tạo ra một sản phẩm. Nó liên quan đến
quá trình bán hàng bao gồm giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp. Sự hình thành giá vốn hàng bán được phân biệt ở các giai đoạn khác
nhau trong quá trình sản xuất như:
Giá vốn hàng tại điểm mua hàng hóa hay còn gọi là giá trị mua thực tế.
Đối với các công ty thương mại, giá vốn hàng bán là tổng các chi phí để hàng có

15
mặt tại kho gồm giá mua từ nhà cung cấp, bảo hiểm, VAT, phí vận chuyển,…
Đối với các công ty sản xuất, tổng chi phí 6sẽ nhiều hơn vì đầu vào chỉ là nguyên liệu
tạo thành phẩm.
Giá vốn hàng bán còn thay đổi phụ thuộc vào các quy định theo hợp đồng với
bên cung cấp. Do một số nhà cung cấp sẽ cộng các khoản phí như vận chuyển, thuế,
bảo hiểm, … vào giá bán hàng.

• Phương pháp xác định giá vốn hàng bán


Theo thông tư 200 của Bộ Tài chính có 3 phương pháp xác định trị giá hàng xuất
kho để tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ:
Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền
Phương pháp thực tế đích danh
 Phương pháp tính theo giá đích danh
Phương pháp này được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng loại hàng hoá
mua vào, từng loại sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít
mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.

 Phương pháp bình quân gia quyền


- Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ: Theo phương pháp này, hàng hóa xuất
kho chưa ghi sổ, cuối tháng căn cứ vào số tồn đầu kỳ và số nhập trong kỳ kế toán tính
được giá bình quân của hàng hóa .

- Phương pháp bình quân liên hoàn:

Về cơ bản phương pháp này giống phương pháp trên nhưng đơn giá bình quân được
xác định trên cơ sở trị giá mua thực tế hàng tồn đầu kỳ và đơn giá từng lần nhập hàng
trong kỳ. Cứ sau mỗi lần nhập kho hàng thì tính giá trị thực tế bình quân sau mỗi lần
nhập, xuất đó và từ đó xác định trị giá hàng xuất sau mỗi lần nhập đó.

Trị giá thực tế Số lượng hàng Đơn giá thực tế bình


= x
hàng xuất kho xuất kho quân trước khi xuất

 Phương pháp nhập trước xuất trước


Theo phương pháp này, giả định rằng hàng hóa nào nhập trước sẽ được xuất
trước và trị giá mua thực tế hàng hóa xuất kho được tính theo đơn giá thực tế của số
16
hàng thuộc các lần nhập trước nhân với số lượng hàng hóa xuất kho tương ứng. Kế
toán phải mở sổ chi tiết cho từng loại hàng về7 số lượng, đơn giá và thành tiền về từng
lần nhập xuất hàng hoá

• Chứng từ kế toán sử dụng


Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý.
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn; Bảng phân bổ giá vốn.
• Tài khoản sử dụng

Tài khoản sử dụng: TK 632 _ “Giá vốn hàng bán” - dùng để phản ánh trị giá
vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, … bán trong kỳ. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng
một số TK khác có liên quan như: 111, 112, 131, 155, 157, 331, 333, 338(7), …

• Phương pháp kế toán

- Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường Xuyên
(Nguồn: Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)

(1a)- Thành phẩm sản xuất xong không nhập kho, bán trực tiếp
(1b)- Thành phẩm sản xuất xong không nhập kho, gửi bán ngay
(1c)- Nhập kho thành phẩm hoàn thành
(2a)- Xuất kho thành phẩm gửi bán
(2b)- Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp
17
(3)- Thành phẩm gửi bán đã được xác định là tiêu thụ
(4)- Nhập kho hàng bán bị trả lại 8

- Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
(Theo: Thông tư 200/2014/TT-BTC)

(1)- Kết chuyển trị giá thực tế thành phẩm tồn kho đầu kỳ.
(2)- Giá thành của sản phẩm hoàn thành nhập kho
(3)- Căn cứ vào kết quả kiểm kê thành phẩm tồn kho, kết chuyển trị giá thành phẩm
tồn kho cuối kỳ.

2.3.2. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu

• Một số vấn đề về doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh
thu

 Khái niệm doanh thu bán hàng


“Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ hạch toán,
phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần
làm tăng vố chủ sở hữu” 1. Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế
doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được.

Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh
nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý
của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương
mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
18
Theo chuẩn mực kế toán số 14 thì theo nội dung, doanh thu được phân loại gồm:
9 vụ, doanh thu bán hàng nội bộ, doanh
doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch
thu hoạt động tài chính.

 Nội dung kế toán doanh thu bán hàng


- Điều kiện ghi nhận doanh thu:
Theo chuẩn mực số 14: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa
mãn cả 5 điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:


+ Doanh thu chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện ghi nhận cho doanh
thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và
lợi nhuận được chia được quy định tại Chuẩn mực sồ 14 “Doanh thu và thu nhập
khác”, nếu không thỏa mãn các điều kiện thì không hạch toán vào doanh thu.

+ Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch thì phải được ghi nhận
đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và theo năm tài chính.

+ Trường hợp hàng hóa trao đổi lấy hàng hóa tương tự về bản chất thì không
được ghi nhận là doanh thu.

+ Phải theo dõi chi tiết từng loại doanh thu, doanh thu từng mặt hàng, ngành
hàng, theo dõi chi tiết từng khoản giảm trừ doanh thu, để xác định doanh thu thuần của
từng loại doanh thu, chi tiết từng mặt hàng để phục vụ cho cung cấp thông tin kế toán
để quản trị doanh nghiệp và lập Báo cáo tài chính.

+ Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng bằng ngoại tệ thì phải quy
đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình

19
quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công
bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. 0

 Các khoản giảm trừ doanh thu:


Các khoản giảm trừ doanh thu là cơ sở để tính doanh thu thuần và kết quả kinh
doanh trong kỳ kế toán. Các khoản giảm trừ doanh thu phải được phản ánh, theo dõi
chi tiết, riêng biệt trên những tài khoản kế toán phù hợp, nhằm cung cấp thông tin kế
toán để lập báo cáo tài chính (báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài
chính)
- Chiết khấu thương mại
Chiết khấu thương mại là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêm yết
doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do việc người mua mua với số lượng
lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp dồng kinh tế mau bán
hoặc cam kết mua, bán hàng.

Theo thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008: Hàng hóa, dịch vụ có giảm


giá ghi trên hoá đơn phải ghi rõ tỷ lệ % hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có thuế
GTGT (giá bán đã giảm giá), thuế GTGT tính theo giá bán đã giảm giá, tổng giá thanh
toán có thuế GTGT.
- Doanh thu hàng bán bị trả lại
Doanh thu hàng đã bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác
định là đã tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các
điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành như:
Hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.

Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 quy định:


Trường hợp người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng nhưng sau đó
người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ
hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, bên mua phải lập hóa
đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất
lượng, tiền thuế GTGT. Hóa đơn này là căn cứ để bên bán điều chỉnh doanh số bán, số
thuế GTGT đầu ra; bên mua điều chỉnh doanh số mua, số thuế GTGT đầu vào.

Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên
20
mua và bên bán phải lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hóa,
1 thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa
số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có
đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng kèm theo hóa đơn
gửi cho bên bán. Biên bản này được lưu giữ cùng với hóa đơn bán hàng để làm căn cứ
điều chỉnh kê khai doanh số bán, thuế GTGT của bên bán.

Trường hợp người bán đã xuất hàng và lập hóa đơn, người mua chưa nhận hàng
nhưng phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hàng
hóa hoặc một phần hàng hóa, khi trả lại hàng bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi
rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị chưa có thuế GTGT, tiền thuế GTGT, lý do trả theo
hóa đơn bán hàng (số, ký hiệu, ngày tháng của hóa đơn) đồng thời kèm theo hóa đơn
gửi trả lại cho bên bán để bên bán lập lại hóa đơn GTGT cho số lượng hàng hóa đã
nhận và làm căn cứ bêb bán điều chỉnh doanh số và thuế GTGT đầu ra.

 Giảm giá hàng bán


Giảm giá hàng bán là khoản tiền doanh nghiệp giảm trừ cho bên mua hàng trong
trường hợp đặc biệt vì hàng bán kém phẩm chất, không đúng quy cách, thời hạn… ghi
trong hợp đồng. Trường hợp đơn vị bán đã xuất bán hàng hóa và đã lập hóa đơn nhưng
do hàng hóa không đảm bảo chất lượng, quy cách…phải điều chỉnh giảm giá bán thì
bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ số
lượng, quy cách hàng hóa, mức giá giảm theo hóa đơn bán hàng (số, ký hiệu, ngày,
tháng, thời gian), lý do giảm, đồng thời bên bán lập hóa đơn để điều chỉnh mức giá
được điều chỉnh. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh giá cho hàng hóa tại hóa đơn, số, ký
hiệu…Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

• Chứng từ kế toán sử dụng


Hóa đơn GTGT
Hóa đơn bán hàng thông thường
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Bảng kê bán lẻ hàng hóa
Hóa đơn cước phí vận chuyển
Hóa đơn thuê kho, bến bãi, thuê bốc dỡ hàng hóa trong quá trình bán hàng….
• Tài khoản sử dụng

21
a) Tài khoản sử dụng
2 dịch vụ
TK 511 _ Doanh thu bán hàng và cung cấp
TK 3331 _ Thuế GTGT phải nộp Một số TK khác có liên quan như:
TK 157 – Hàng gửi đi bán
TK 632 – Giá vốn hàng bán
- TK 111, 112, 131

b) Chi tiết tài khoản sử dụng


- Doanh thu
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, tài khoản 511 có 6 tài khoản cấp 2 bao gồm:
Tài khoản 5111 _ Doanh thu bán hàng hoá
Tài khoản 5112 _ Doanh thu bán các thành phẩm
Tài khoản 5113 _ Doanh thu cung cấp dịch vụ
Tài khoản 5114 _ Doanh thu trợ cấp, trợ giá
Tài khoản 5117 _ Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
Tài khoản 5118 _ Doanh thu khác
- Các khoản giảm trừ doanh thu
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, để hạch toán khoản giảm trừ doanh thu, tài
khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2 bao gồm:
TK 5211 – Chiết khấu thương mại.
TK 5212 – Hàng bán bị trả lại.
TK 5213 – Giảm giá hàng bán.

22
Sơ đồ tài khoản 521
3
• Phương pháp kế toán

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
(Theo: Thông tư 200/2014/TT-BTC)

2.3.3. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh

• Kế toán chi phí bán hàng


- Khái niệm
“Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ. Chi phí bán hàng được theo dõi chi tiết theo từng nội dung chi phí
như: Chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ, bảo hành,
dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Tùy theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu
quản lý theo từng ngành, từng doanh nghiệp, chi phí bán hàng có thể theo dõi chi tiết
thêm một số nội dung chi phí”.2
- Chứng từ sử dụng
Hóa đơn có liên quan
Giấy đề nghị thanh toán
Phiếu chi, Ủy nhiệm chi, Giấy báo nợ

23
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 91 thông tư 200/2014/TT-BTC

2
4
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 91 thông tư 200/2014/TT-BTC

- Sổ chi tiết, Sổ nhật ký chung của các tài khoản

- Tài khoản sử dụng


Tài khoản sử dụng: TK 641_Chi phí bán hàng, gồm 7 tài khoản cấp 2:
TK 6411: Chi phí nhân viên
TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì
TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng
TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6415: Chi phí bảo hành
TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6418: Chi phí bằng tiền khác

24
 Phương pháp kế toán 5

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí bán hàng


(Theo:Thông tư 200/2014/TT-BTC)
• Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
- Khái niệm
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC: “Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi
phí liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lí hành chính và
một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp”.
- Chứng từ sử dụng
Phiếu chi.
Bảng tính lương và các khoản trích theo lương.
Hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại.
Giấy thông báo nộp thuế.
Một số chứng từ có liên quan khác.
- Tài khoản sử dụng

25
Tài khoản sử dụng: TK 642 _ Chi phí quản lý doanh nghiệp, gồm 8 tài khoản cấp 2:
TK 6421 _ Chi phí nhân viên quản lý 6
TK 6422 _ Chi phí vật liệu quản lý
TK 6423 _ Chi phí đồ dùng văn phòng
TK 6424 _ Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6425 _ Thuế, phí và lệ phí
TK 6426 _ Chi phí dự phòng
TK 6427 _ Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6428 _ Chi phí bằng tiền khác

26
 Phương pháp kế toán 7

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

27
2.3.4. Kế toán xác định kết quả bán
8 hàng
Kết quả bán hàng là kết quả cuối cùng của hoạt động bán hàng trong 1 thời kỳ
nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.

Việc xác định kết quả bán hàng thường được tiến hành vào cuối kỳ kinh doanh,
thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm, tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu
cầu quản lý của từng doanh nghiệp.
Cách xác định:
Kết quả bán hàng được xác định bằng công thức sau:

Kết quả từ hoạt Tổng doanh thu Chi phí quản


Giá vốn của
động bán hàng = thuần về bán hàng - - lý kinh
hàng bán
và cung cấp dịch và cung cấp dịch vụ doanh
vụ

Doanh thu thuần về bán Tổng doanh thu bán hàng Các khoản giảm
= –
hàng và cung cấp dịch vụ và cung cấp dịch vụ trừ doanh thu

2.3.5. Các hình thức ghi sổ kế toán


Theo điều 122 Thông tư 200 có 5 hình thức ghi sổ kế toán:
- Hình thức kế toán Nhật ký chung;
- Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái;
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
- Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ;
- Hình thức kế toán trên máy vi tính.
• Hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung.

Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm
là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định
khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái
theo từng nghiệp vụ phát sinh

28
9

Sơ đồ 2.6: Quy trình ghi sổ Nhật ký chung


Quy trình ghi sổ:
- Hằng ngày:
Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi
nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung. Sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật
ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán đã phát sinh được ghi trên sổ
NKC. Trong kỷ bạn đã sử dụng bao nhiêu tài khoản thì sẽ có bấy nhiêu sổ cái tương
ứng cho các TK đó.
Nếu công ty có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký
chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các số, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thi hàng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc
biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỷ khối lượng nghiệp vụ
phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật kỷ đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù
hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời
vào nhiều số Nhật ký đặc biệt (nếu có).
29
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát
sinh. 0
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng
hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Bảo cáo tài
chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối
số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên số Nhật ký
chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng
lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
-Ưu điểm :
+ Mẫu sổ đơn giản, dễ thực hiện. Thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán
+ Được dùng phổ biến, thuận tiện cho việc ứng dụng tin học và sử dụng máy vi tính
trong công tác kế toán.
+ Có thể tiến hành kiểm tra đối chiếu ở mọi thời điểm trên sổ nhật ký chung
- Nhược điểm :
+ Lượng ghi chép nhiều
• Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh
tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ
Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.

30
1

Sơ đồ 2.7: Quy trình ghi sổ Nhật ký – Sổ cái

Quy trình ghi sổ:


Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác
định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của
mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một
dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập
cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập, …) phát
sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng
tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để
ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng
vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu
của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần
Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các
tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối
31
tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán
2 khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.
tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài
Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái
phải đảm bảo các yêu cầu sau:

“Tổng số tiền của cột Phát sinh ở Sổ Nhật ký = Tổng số phát sinh Nợ của
tất cả các tài khoản = Tổng số phát Có của tất cả các tài khoản”

“Tổng số dư Nợ của các Tài khoản = Tổng số dư Có của các tài khoản”

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số
phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá
sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên
“Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số
dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái.
Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ
được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
- Ưu điểm
+ Số lượng sổ ít, mẫu sổ đơn giản dễ ghi chép.
+ Việc ktra đối chiếu số liệu có thể thực hiện thường xuyên trên sổ Tổng hợp
Nhật ký – sổ cái
- Nhược điểm
+ Khó thực hiện việc phân công lao động kế toán (chỉ có duy nhất 1 sổ tổng hợp
Nhật ký sổ cái)
+ Khó thực hiện đối với DN có quy mô vừa và lớn, phát sinh nhiều Tài khoản.

• Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ


Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi
sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở
từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội
dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm
(theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm,
32
phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
3

Sơ đồ 2.8: Quy trình ghi sổ Chứng từ ghi sổ


Quy trình ghi sổ
Hàng ngày hoặc định kỳ: Căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán
lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi
sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập
Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng:
+ Phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số
phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng
Cân đối số phát sinh.

+ Sau khi đối chiếu khớp đúng Số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ
33
đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của
4 sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số
tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát
tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của
các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài
khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng
trên Bảng tổng hợp chi tiết.
- Ưu điểm
+ Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán
- Nhược điểm
+ Số lượng ghi chép nhiều, thường xuyên xảy ra hiện tượng trùng lặp.
+ Việc kiểm tra đối chiếu số liệu thường được thực hiện vào cuối tháng, vì vậy cung
cấp thông tin thường chậm.

• Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ (chỉ áp dụng với TT200)


Đặc trưng cơ bản: Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các ngiệp vụ kinh tế đó theo các
tài khoản đối ứng Nợ. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các ngiệp vụ kinh tế phát sinh
theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các ngiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo
tài khoản). Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng
một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các
quan hệ đối chứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính
(các hình thức ghi sổ kế toán).

34
Sơ đồ 2.9: Quy trình ghi sổ Nhật ký – Chứng từ
Quy trình ghi sổ 5
Hàng ngày:
Căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra để lấy số liệu ghi trực tiếp vào
các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các loại chi phí
sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, đầu tiên, kế
toán tập hợp và phân loại các chứng từ gốc trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu
kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký – Chứng từ có liên quan.
Đối với các Nhật ký – Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì kế
toán cần căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số
liệu vào Nhật ký – Chứng từ.
Cuối tháng:
Khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên
các Nhật ký – Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên
quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái. Đối
với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán ghi trực tiếp vào
các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào
sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối
chiếu với Sổ Cái. Kế toán căn cứ vào số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi
tiết trong Nhật ký – Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài
chính.
- Ưu điểm: Giảm nhẹ khối lượng ghi sổ kế toán. Viềc kiểm tra đối chiếu được thực
hiện thường xuyên. Cung cấp thông tin kịp thời
- Nhược điểm: Mẫu sổ kế toán phức tạp. Yêu cầu trình độ cao với mỗi kế toán viên.
Không thuận tiện cho việc ứng dụng tin học vào ghi sổ kế toán

• Hình thức ghi sổ kế toán trên máy tính


Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Công việc kế toán được
thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế
toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp
các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy
trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo
35
quy định. Phền mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có loại sổ của
6
hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

36
7

Sơ đồ 2.10: Quy trình ghi sổ trên máy vi tính


Quy trình ghi sổ:
Hàng ngày:
Căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã
được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi
Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần
mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập
vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết
liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào):
Thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu
giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính
xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm
tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực
hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế
toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các
thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
- Ưu điểm:
+ Tốc độ nhập và xử lý dữ liệu vào máy tính thực hiện ổn định và nhanh
+ Thông tin dữ liệu khi cần thiết kế toán có thể tra cứu ngay lập tức và có thể gửi
đi cho nhiều người cùng lúc.
+ Nhờ tính năng dự báo dòng tiền, lập các báo cáo tự động và cảnh báo thông
minh trên phần mềm mà các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp được sử dụng hiệu
37
quả hơn. Dòng tiền sẽ được cải thiện thông qua thu nợ tốt hơn và hàng tồn kho cũng
được kiểm soát một cách dễ dàng. 8
+ Hình thức kế toán trên máy vi tính không chỉ giảm thời gian nhân viên thực
hiện nghiệp vụ mà còn giảm chi phí kiểm toán như hồ sơ gọn gàng, lên nhật và chính
xác.
- Nhược điểm:
+ Chỉ đáp ứng về mặt sổ sách thông thường, khó đáp ứng được các phân tích
thống kê mang tính quản trị.
+ Chỉ làm một người trên một file tại một thời điểm.
+ Chi phí vận hành cho hệ thống tương đối lớn. Bởi các phần mềm luôn liên tục
cập nhật định kỳ, doanh nghiệp sẽ phải trả thêm chi phí bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp
ngoài chi phí mua ban đầu.
+ Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có những đặc thù
nhất định trong công tác kế toán nên có thể sẽ cần phải thiết kế thêm các tính năng
riêng để phục vụ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

38
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU9 KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ
XÁC ĐỊNH KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CTCP BÁN LẺ
KỸ THUẬT SỐ FPT

3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT

3.1.1. Sự hình thành của công ty CTCP bán lẻ kỹ thuật số FPT

Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT được thành lập từ năm 2012 tại Việt Nam,
là một thành viên của Tập đoàn FPT, sở hữu 2 chuỗi bán lẻ là FPT Shop và F.Studio By
FPT với tổng số cửa hàng là 500 trên khắp 63 tỉnh thành (tính đến tháng 4/2018).

TÊN GỌI HIỆN TẠI Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT

FPT DIGITAL RETAIL JOINT STOCK


TÊN GIAO DỊCH QUỐC TẾ
COMPANY

TÊN VIẾT TẮT FRT JSC

TRỤ SỞ CHÍNH 261 – 263 Khánh Hội, P5, Q4, TP. Hồ Chí Minh

ĐIỆN THOẠI 02873023456

WEBSITE https://frt.vn

EMAIL investor@frt.vn

VỐN ĐIỀU LỆ 680.000.000.000 (sáu trăm tám mươi tỷ đồng)

Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm


NGÀNH NGHỀ BÁN HÀNG
và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên
CHÍNH
doanh

39
 Giấy phép kinh doanh
0

Hình 3.1: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT

40
3.1.2. Khái quát về sự phát triển của công ty
1
Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ Phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT được thành lập từ tháng 03 năm 2012
tại Việt Nam dưới hình thức là một công ty con của Công ty Cổ phần FPT. Đến tháng
12/2017, Công ty Cổ phần FPT chính thức điều chỉnh tỷ lệ góp vốn tại FPT Retail
xuống còn 47%.

Những cột mốc phát triển quan trọng

Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT, gọi tắt là FPT Retail


(hay FRT) được thành lập vào tháng 03/2012 là một trong 07 công ty
Năm 2012 trực thuộc Công ty Cổ phần FPT.

Mở cửa hàng FPT Shop thứ 21 tại 261 Khánh Hội, Quận 4, TP
HCM.

Năm 2013 Tháng 12/2013, FPT Shop chính thức đạt mốc 100 cửa hàng.

FPT Shop đạt mốc 200 cửa hàng trên khắp 63 tỉnh thành.
Năm 2014
Trở thành nhà nhập khẩu trực tiếp của IPhone chính hãng.

FPT Shop đạt được mức tăng trưởng nhanh nhất so với các công ty
Năm 2015 trực thuộc cùng Công ty Cổ phần FPT với doanh thu tăng 50% so
với năm 2014, lợi nhuận trước thuế tăng 335%.

FPT Shop đạt mốc 400 cửa hàng trên khắp 63 tỉnh thành.

Năm 2016 Doanh thu online tăng gấp đôi, đạt hơn 1.000 tỷ đồng.

Khai trương 80 khu trải nghiệm Apple corner trên toàn quốc

Tháng 07/2017, Công ty đạt được các giải thưởng uy tín trong ngành
Năm 2017 bán lẻ như sau:

-Top 4 nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam (Bộ Công Thương, 2017)

41
- Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương (Retail
Asia) (Euromonitor, 2017)2

Trở thành công ty đại chúng từ tháng 06/2017

Tại 31/12/2017, Công ty có 473 cửa hàng trên toàn quốc (bao gồm
cả FPT Shop và F.Studio)

Tính đến cuối tháng 01/2018, công ty có 482 cửa hàng trên toàn
Năm 2018
quốc.

Top 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất do Công ty cổ phần
Năm 2019 Báo cáo đánh giá VN (Vietnam Report) và báo điện tử Vietnamnet
tiến hành khảo sát.

Năm 2020 Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (Vietnam Report)

Top 3 Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR được nhà đầu tư
Năm 2021
yêu thích nhất năm 2021

Các thành tựu công ty đạt được


- Top 100 giải thưởng “Sản phẩm, dịch vụ uy tín chất lượng” do người tiêu dùng
bình chọn (Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức);

- Thương hiệu mạnh Việt Nam liên tiếp trong 3 năm 2013, 2014, 2015 do Thời
báo Kinh tế Việt Nam tổ chức;

- Nhà bán lẻ được yêu thích nhất 2016 do Thời báo Kinh tế VN bình chọn;
- Top 04 nhà bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam do Bộ Công Thương bình chọn năm 2017;

- Top 5 nhà bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam. Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á-

42
Thái Bình Dương (Retail Asia) năm 2018;
3
- Top 3 Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR được nhà đầu tư yêu thích
nhất năm 2021.
3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

3.2.1. Sơ đồ khối về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và mối


quan hệ giữa các bộ phận

Sơ đồ 3.1:Sơ đồ khối bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT
Mối quan hệ giữa các bộ phận
Các bộ phận quản lý có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau, cùng song song
tương tác qua lại đảm bảo cho quá trình mua bán và tiêu thụ sản phẩm được hợp lý, tăng
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Hội đồng thành viên có quan hệ tham mưu,
định hướng phê duyệt các chủ trương, đường lối hoạt động ở đơn vị. Ban giám đốc xây
dựng các kế hoạch theo định hướng đã đề ra. Các phòng ban chức năng cùng cấp có mối
quan hệ phối hợp với nhau theo chiều ngang. Các bộ phận cấp trên được quyền ra quyết
định và kiểm soát những hoạt động chuyên môn nhất định của bộ phận cấp dưới và
ngược lại, đơn vị cấp dưới báo cáo cho đơn vị cấp trên về các hoạt động thuộc chuyên
môn.
Những phòng ban kết hợp chặt chẽ với nhau sẽ làm cho tốc độ lưu chuyển hàng
hoá nhanh hơn, điều tiết hàng hoá từ nơi thừa đến nơi thiếu, nhu cầu của người tiêu

43
dùng luôn được đáp ứng và thoả mãn, kích thích sản xuất phát triển, thúc đẩy sản
4 dân.
phẩm phát triển và nâng cao đời sống của nhân

44
3.2.2. Chức năng của từng bộ
5 phận trong bộ máy
 Bộ phận Truyền thông – Phát triển kinh doanh
- Lên kế hoạch các hoạt động PR và lập ngân sách theo chiến lược ngắn hạn
và dài hạn của Công ty.
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, triển khai và giám sát các hoạt động PR và
Marketing phục vụ việc xây dựng, quảng bá và phát triển hình ảnh, sản
phẩm Công ty ra thị trường.
- Nghiên cứu thị trường, tìm các sáng kiến tiếp thị, quảng cáo mới và hiệu quả.
- Đề xuất các ý tưởng Marketing nhạy bén, sáng tạo.
- Lập và thực hiện chiến lược marketing, chương trình truyền thông như:
PR, Event, khuyến mại, quảng cáo, tài trợ, … chịu trách nhiệm tiếp thị,
chương trình quảng bá hình ảnh sản phẩm của Công ty trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
- Thiết lập, duy trì và thường xuyên tạo dựng các mối quan hệ với cơ quan
báo chí, truyền thông, viết bài và đánh giá hiệu quả truyền thông. Đại diện
cho Công ty gặp gỡ với cơ quan báo chí, truyền thông,
- Quản lý định hướng nội dung, hình ảnh thực hiện các bản tin, brochure,
website…của Công ty
- Chịu trách nhiệm thực hiện và cung cấp các hoạt động cho các cổng gửi bài
qua email tiếp thị, email quảng cáo, các ấn phẩm trực tuyến, tin nhắn tiếp thị.
- Liên kết thương hiệu.
Bộ phận Hỗ trợ kỹ thuật
- Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên Hỗ trợ kỹ thuật Cửa hàng về
chuyên môn nghiệp vụ.
- Phát triển ứng dụng cài đặt công nghệ thông tin đối với điện thoại và máy
tính. Thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của Ban Tổng Giám đốc
Bộ phận Chăm sóc khách hàng
- Thực hiện thăm dò và chăm sóc khách hàng theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Hỗ trợ các đơn vị kinh doanh trong việc nâng cao chất lượng phục vụ và
giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của Khách hàng.
45
- Giám sát và kiểm tra chất lượng phục vụ liên quan đến Khách hàng toàn
hệ thống. 6

Bộ phận Tài chính – Kế toán


- Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc thực hiện chức năng quản lý về
tài chính kế toán.
- Lập kế hoạch tài chính ngắn, trung, dài hạn. Tổ chức triển khai, theo dõi
thực hiện kế hoạch tài chính được phê duyệt.
- Thu thập, phân tích, đánh giá, đề xuất các biện pháp điều chỉnh nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và báo cáo Tổng Giám đốc.
- Cung ứng đầy đủ, kịp thời nguồn vốn hoạt động cho các đơn vị trực thuộc
theo quyết định của Tổng Giám đốc.
- Kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính kế toán tại Công ty. Phát hiện
và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

Bộ phận Nhân sự
- Lập kế hoạch và chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn nhân lực theo sự phát
triển của Công ty.
- Đảm bảo nguồn nhân lực được đáp ứng kịp thời, phù hợp, được đào tạo
đầy đủ và có chất lượng.
- Xây dựng chính sách phù hợp nhằm duy trì nguồn lực ổn định.
- Xây dựng hệ thống đánh giá chỉ tiêu, balance score card, …
- Tư vấn cho Ban Tổng Giám đốc hoàn thiện sơ đồ tổ chức, sử dụng nguồn
lực hiệu quả.
- Xây dựng văn hóa cộng đồng, chia sẻ, tinh thần đồng đội trong Công ty.
3.3. Đặc điểm tổ chức bán hàng của công ty
Hiện nay, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT là công ty bán lẻ đứng đầu về
thị phần máy tính xách tay tại Việt Nam, đứng thứ hai về thị phần điện thoại và là
công ty bán lẻ sản phẩm Apple chính hãng hàng đầu tại Việt Nam.

Quy trình hoạt động bán hàng chủ yếu của doanh nghiệp:

46
7

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ mô tả quy trình hoạt động bán hàng chủ yếu của công ty

Chuẩn bị: Chuẩn bị các thông tin cần thiết về sản phẩm để cung cấp cho khách
hàng; chuẩn bị bảng báo giá, chính sách, ưu đãi, bảo hành của sản phẩm,…
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Người mua hàng luôn là mục tiêu chính cần xây
dựng, doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua các
phương tiện truyền thông như website, báo chí hay mạng xã hội,…
Tiếp cận khách hàng: Cần tìm hiểu trước các thông tin của khách hàng, qua
nhiều kênh như báo chí, internet, bạn bè, người thân,… Sau khi thành công tiếp cận
khách hàng ta sẽ biết được nhu cầu chính xác của khách hàng và đưa ra được đánh giá
cần thiết và chính xác.
Giới thiệu và trình bày sản phẩm hoặc dịch vụ: Trình bày, giới thiệu sản phẩm
tại cửa hàng, lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu khách hàng để đưa ra những giải pháp tốt
nhất trong mọi trường hợp.
Báo giá và thuyết phục khách hàng: Khi cuộc nói chuyện với khách hàng thành
công và nhận được đề nghị báo giá từ khách hàng, khi đó nhân viên sẽ tập trung vào
những điều mà khách hàng mong muốn và thích thú về sản phẩm, điều đó giúp cho
khách hàng có tâm trạng tốt hơn để mua hàng.
Thống nhất và chốt đơn hàng hoặc hợp đồng: Đây là một trong những bước quan
trọng của quy trình bán hàng tại công ty. Quá trình này giúp cho khách hàng đưa ra
47
quyết định nên hay không nên mua hàng.
8 hoạt động tri ân, chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng: Công ty có những
để tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Đây là điều cần thiết để giữ chân khách
hàng và tạo dựng những mối quan hệ gắn kết giữa doanh nghiệp và khách hàng.

48
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 55 Khoa Kế toán - Kiểm toán

3.4. Tình hình hoạt động của công ty qua 3 năm gần nhất
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch
STT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
2020/2019 % 2021/2020 %
1 Tài sản 5.167.669 5.387.577 10.786.068 219.908 4,26 5.398.491 100
2 - TSNH 4.815.269 4.959.999 10.221.931 144.730 3,01 5.261.932 106
3 - TSDH 352.400 427.578 564.137 75.178 21,33 136.559 32
4 Nguồn vốn 5.167.669 5.387.576 10.786.068 219.908 4,26 5.398.491 100
5 - VCSH 1.158.767 1.225.130 1.679.274 66.363 5,73 454.144 37
6 - NPT 4.008.902 4.162.447 9.106.794 153.545 3,83 4.944.347 119
7 Doanh thu thuần 16.633.959 14.661.417 22.494.961 -1.972.542 -11,86 7.833.544 53
8 Chi Phí 1.916.283 2.097.431 -2.802.897 181.148 9,45 -4.900.328 -234
9 - CP tài chính 147.964 133.811 -146.245 -14.153 -9,57 -280.056 -209
10 - CP bán hàng 1.419.309 1.565.736 -2.071.124 146.427 10,32 -3.636.860 -232
11 - CP QLDN 349.010 397.884 -585.528 48.874 14,00 -983.412 -247
12 Thuế phải trả ngân sách 67.875 27.474 -108.125 -40.401 -59,52 -135.599 -494
13 Lợi nhuận sau thuế 203.847 10.216 443.898 -193.631 -94,99 433.682 4.245
14 Số lượng lao động 7.234 7.524 8.800 290 4,01 1.276 17
15 Thu nhập bình quân 9 9,3 11 0,3 3,333 1,7 18,28
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế về tình hình hoạt động của công ty
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


Dựa vào bảng số liệu ta thấy: 0
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm từ 2019 đến
2021 có nhiều biến động. Cụ thể như sau:

- Về tổng tài sản của doanh nghiệp tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2020
tăng 219.908 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4,26% so với năm 2019 đến năm
2021 tăng 5.398.491 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 100% so với năm 2020. Sự
tăng lên của tổng tài sản chủ yếu là do sự tăng lên của cả tài sản ngắn hạn và tài sản
dài hạn nhưng tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhanh hơn, tăng 106% so với năm
2020.

- Về nguồn vốn đều tăng qua các năm, cụ thể nguồn vốn năm 2020 tăng
219.908 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4,26%. Năm 2021 tăng 5.398.491 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 100%.

- Doanh thu của Công ty năm 2020 so với năm 2019 giảm 1.972.542 triệu
đồng tương ứng với mức độ giảm 11,86%, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 dẫn đến
sức mua của thị trường giảm mạnh. Sang đến năm 2021 doanh thu thuần của công ty
đã tăng lên một con số khá lớn 7.833.544 triệu đồng tương ứng với mức độ tăng là
53%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp bán sản phẩm với số lượng nhiều hoặc giá bán
tăng làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng lên.

- Về chi phí của doanh nghiệp từ năm 2019 đến năm 2021 của doanh nghiệp có
sự biến động. Cụ thể năm 2020 tăng 181.148 triệu đồng tương ứng với mức độ tăng lên
9,45% so với năm 2019. Sự tăng lên của chi phí có thể là do doanh nghiệp đã xúc tiến
cho quảng cáo để tăng số lượng sản phẩm bán ra do đó làm tăng chi phí. Đến năm 2021
giảm 4.900.328 triệu đồng tương ứng với mức độ giảm 234% so với năm 2020. Mức
giảm rất mạnh làm cho doanh thu trong năm 2021 tăng đáng kể.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của doanh nghiệp năm 2020 giảm so
với năm 2019 là 40.401 triệu đồng tương ứng với mức giảm là 59,52%. Thuế TNDN
giảm có thể do chính sách miễn giảm thuế của chính phủ trong thời kỳ dịch Covid 19
diễn ra để giảm bớt gánh nặng đối với các doanh nghiệp. Năm 2021 so với năm 2020
thuế TNDN đã tăng lên 135.599 triệu đồng tương ứng với 494%.

Nhóm 1 Đề án môn học


- Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp biến động lên xuống từ 2019 – 2020.
1 so với năm 2019, cũng như doanh
LNST năm 2020 giảm mạnh 193.631 triệu đồng
thu, lợi nhuận sau thuế giảm cũng do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. LNST năm
2021 tăng trưởng cực mạnh 433.682 triệu đồng so với năm 2020 tương ứng với
4.245%.

- Số lượng lao động của doanh nghiệp cũng tăng dần từ năm 2019 đến năm
2021 cụ thể năm 2020 tăng 290 lao động so với năm 2019, tương ứng với mức độ tăng
4,01%, năm 2021 tăng 1.276 lao động so với năm 2020 tương ứng với mức độ tăng
17%, doanh nghiệp đã tạo nên công ăn việc làm cho các nhân viên, quy mô của doanh
nghiệp ngày càng rộng.

- Thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng lên, năm 2020 tăng 0,3
triệu đồng so với năm 2019 tương ứng với mức tăng 3,33%, năm 2021 tăng 1,7 triệu
đồng so với năm 2020 tương ứng với mức độ tăng 18,28% chứng tỏ mức lương bình
quân của doanh nghiệp tương đối cao.

Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Chênh lệch Chênh lệch


(2020-2019) (2021-2019)
ROE 0,176 0,008 0,264 -0,168 0,088
ROA 0,039 0,002 0,041 -0,037 0,002
ROS 0,012 0,001 0,020 -0,011 0,008
Hệ số nợ 0,776 0,773 0,844 -0,003 0,068
Hệ số tự tài 0,224 0,227 0,156 0,003 -0,068
trợ
Bảng 3.2: Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty
Hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp biến động từ năm 2019 đến năm 2021 nhưng
không đáng kể cụ thể: năm 2019 là 0,224, năm 2020 là 0.227, năm 2021 là 0,156 cho
thấy mức độ tự chủ về mặt tài chính và khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu
thấp, do đó rủi ro kinh doanh của DN cao
Hệ số nợ của doanh nghiêp ở mức khá cao từ năm 2019 đến năm 2021 hệ số nợ
đều trên 75%, năm 2019 có 77,6%, năm 2020 có 77,3%, năm 2021 84,4% tài sản của
doanh nghiệp được tài trợ bởi các khoản nợ. Hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ
Nhóm 1 Đề án môn học
lớn, có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán.
Hệ số ROE của doanh nghiệp giảm từ năm2 2019 đến năm 2020 (từ 0,176 xuống
0,008) cho thấy doanh nghiệp chưa sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu, nhà quản lý
doanh nghiệp cần điều tra nguyên nhân khiến cho ROE của công ty thấp như vậy là gì
và từ đó xây dựng biện pháp giải quyết phù hợp. ROE năm 2021 là 0,264, tăng lên so
với năm 2020.
Hệ số ROA của doanh nghiệp giảm từ năm 2019 đến năm 2020 (từ 0,039 xuống
0,002) cho thấy doanh nghiệp chưa khai thác các tài sản của mình một cách hiệu quả,
hoặc tần suất sử dụng tài sản quá thấp, không tương xứng với tiềm năng sinh lợi của
các tài sản mà doanh nghiệp hiện có. ROA năm 2021 là 0,041, tăng lên so với năm
2020, tăng lên xấp xỉ trở lại ROA năm 2019.
Hệ số ROS của doanh nghiệp giảm từ năm 2019 đến năm 2020 (từ 0,012 xuống 0,001)
cho thấy khả năng quản lý chi phí của công ty là chưa tốt bằng những công ty khác cùng
ngành và điều này đang ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
ROS năm 2021 là 0,020, tăng lên so với năm 2020, chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt
động tốt hơn, khả năng sinh lời cao hơn so với năm 2020, tuy nhiên mức tăng còn khá
thấp.

3.5. Những vấn đề chung về công tác kế toán của công ty

3.5.1. Các chính sách kế toán chung


Hiện nay, Công ty Cổ phấn Bán lẻ Kỹ thuật số FPT đang áp dụng chế độ kế toán
doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành 22/12/2014.
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm
Kỳ kế toán: Tháng
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng (VNĐ)
Phương pháp kê khai và nộp thuế GTGT: Khấu trừ
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Theo giá thực tế đích danh
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc
Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: Đường thẳng
Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chung

Nhóm 1 Đề án môn học


3

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán của Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT
(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)
Chứng từ gốc kế toán sử dụng gồm: Phiếu Nhập kho; Phiếu Xuất kho; Hóa đơn
GTGT; Hợp đồng mua bán; Biên bản bàn giao hàng hóa; Phiếu thu; Phiếu chi; Giấy
báo Nợ; Giấy báo Có; Biên bản xác định công nợ; Biên bản bàn giao hàng hóa.
Sổ, thẻ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết doanh thu bán hàng, sổ chi tiết giá vốn hàng
bán, Sổ chi tiết chi phí bán hàng, sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bảng tổng hợp chi tiết: Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng, bảng tổng hợp Nhập
- Xuất - Tồn
- Sổ cái: TK 511, TK 632, TK 641, TK 642
3.5.2. Hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán của Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT đang áp
dụng theo thông tư 200/2014/TT-BTC gồm 5 loại chứng từ kế toán (Bảng 3.3)

Nhóm 1 Đề án môn học


DANH MỤC VÀ BIỂU MẪU
4 CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN

STT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU


I. Lao động tiền lương
1 Bảng chấm công 01a- LĐTL
2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL
3 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL
4 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL
5 Giấy đi đường 04-LĐTL
6 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 05-LĐTL
7 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL
8 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 07-LĐTL
9 Hợp đồng giao khoán 08-LĐTL
10 Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán 09-LĐTL
11 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL
12 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL
II. Hàng tồn kho
1 Phiếu nhập kho 01-VT
2 Phiếu xuất kho 02-VT
3 Biên bản kiểm nghiệp vật tư. công cụ. sản phẩm. hàng 03-VT
hóa
4 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 04-VT
5 Biên bản kiểm kê vật tư. công cụ. sản phẩm. hàng hóa 05-VT
6 Bảng kê mua hàng 06-VT
7 Bảng phân bổ nguyên liệu. vật liệu. công cụ. dụng cụ 07-VT
III. Bán hàng
1 Bảng thanh toán hàng đại lý. ký giửi 01-BH
2 Thẻ quầy hàng 02-BH
IV. Tiền tệ
1 Phiếu thu 01-TT
2 Phiếu chi 02-TT
Nhóm 1 Đề án môn học
3 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT
4 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 5 04-TT
5 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT
6 Biên lai thu tiền 06-TT
7 Bảng kê vàng tiền tệ 07-TT
8 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VNĐ) 08a-TT
9 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng tiền tệ) 08b-TT
10 Bảng kê chi tiền 09-TT
V. Tài sản cố định
1 Biên bản giao nhận tài sản cố định 01-TSCĐ
2 Biên bản thanh lý tài sản cố định 02-TSCĐ
3 Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành 03-TSCĐ
4 Biên bản đánh giá lại tài sản cố định 04-TSCĐ
5 Biên bản kiểm kê tài sản cố định 05-TSCĐ
6 Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định 06-TSCĐ

Bảng 3.3: Danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán

3.5.3. Hệ thống sổ sách kế toán

 Hình thức sổ kế toán


Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Việc áp dụng hình thức này đã
mang lại cho công ty những kết quả khả quan.

 Các sổ kế toán sử dụng


Sổ kế toán tổng hợp gồm:
+ Sổ nhật ký: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong
từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng
các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ nhật ký phản ánh tổng số
phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở công ty.
Sổ nhật ký phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
Ngày, tháng ghi sổ.
Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
Nhóm 1 Đề án môn học
Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
+ Sổ cái: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ6kinh tế, tài chính phát sinh trong từng
kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán áp dụng cho công ty. Số
liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và
kết quả hoạt đông sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Sổ kế toán chi tiết gồm:
Sổ, thẻ kế toán chi tiết: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý.
Số liệu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng
loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật Ký và Sổ Cái.

3.5.4. Bộ máy kế toán

3.5.4.1. Sơ đồ khối về tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 3.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT
3.5.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
kế toán
Kế toán trưởng: là người tổ chức chỉ đạo chung toàn bộ công tác kế toán, phân
công nhiệm vụ và chỉ đạo công tác hạch toán kế toán, xét duyệt báo cáo tài chính của
công ty.
Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ hỗ trợ cùng kế toán trưởng để thực hiện nhiệm vụ
chung của phòng mà giám đốc giao và chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của phòng
Nhóm 1 Đề án môn học
khi được kế toán trưởng uỷ quyền; tổng hợp số liệu kế toán, lập báo cáo tài chính, thực
7 phân nhiệm cho các bộ phận kế toán
hiện các phần hành kế toán còn lại chưa phân công,
trên.
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: hạch toán, theo dõi các khoản thu chi bằng tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng. Đánh giá chênh lệch tỉ giá cuối kỳ, kết chuyển lỗ lãi ngoại tệ.
Kế toán tiền lương: kiểm tra bảng chấm công, xếp loại lao động... tính lương và
các khoản trích theo lương của người lao động, lập quyết toán thu chi kinh phí công
đoàn từ các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong công ty...
Kế toán công nợ: theo dõi tiến độ thực hiện công nợ với khách hàng và nhà cung
cấp từ đó phản ánh lên sổ cái tài khoản 131, 331. Căn cứ vào các khoản phải thu thực
tế tiến hành đề xuất mức dự phòng phải thu nhằm đảm bảo khoản thu hồi của khách
hàng.
Kế toán thuế: theo dõi tình hình thanh toán, nghĩa vụ kê khai và nộp các khoản
thuế với Nhà nước, theo dõi, phản ánh lên sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 133, 333.
Kế toán chi phí: theo dõi, phân loại, tập hợp, phân bổ chi phí cho từng bộ phận
trên cơ sở các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua các chứng từ, hoá đơn.
Kế toán hàng hoá và doanh thu: chịu trách nhiệm theo dõi tình hình lưu chuyển hàng
hoá, xuất nhập tồn hàng hoá. Xử lý các chứng từ, hoá đơn ghi nhận doanh thu, giá vốn
hàng bán thực tế phát sinh, theo dõi là sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 156, 511, 632...
Thủ quỹ: đảm nhiệm việc nhập, xuất tiền mặt trên cơ sở các phiếu thu, phiếu chỉ
hợp lệ, hợp pháp, định kỳ đối chiếu số dư ở sổ quỹ với lượng tiền mặt thực có ở quỹ.
3.6. Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng tại Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT

3.6.1. Đặc điểm hoạt động bán hàng của công ty

Danh mục hàng bán


Hiện nay, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT đã và đang không ngừng
phát triển, là một trong những công ty có uy tín lớn trong lĩnh vực kinh doanh tin học
điện tử, thiết bị giáo dục, thiết bị dạy nghề và giải pháp ứng dụng CNTT (phần
cứng và phần mềm).

THÔNG SỐ GHI
STT TÊN MÁY MÓC ĐVT
Nhóm 1 Đề án môn học
KỸ THUẬT CHÚ
8
1 Máy vi tính thiết kế Chiếc Intel AMD

2 Máy vi tính xách tay Chiếc Intel AMD

2 Máy điện thoại các loại Chiếc Intel Core

3 Máy In Chiếc Canon, HP

4 Máy Fax Chiếc Panasonic

5 Điện thoại tổng đài Chiếc Panasonic

… … … … …

Bảng 3.4: Danh mục sản phẩm chính của công ty


Phương thức bán hàng
Hàng hóa, sản phẩm của Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT được bán ra
theo phương thức bán buôn và bán lẻ trực tiếp qua kho. Công ty có thị trường tiêu thụ
tương đối rộng, phân bố ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như Hà Nội, TP. Hồ
Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh,… Nhưng hiện nay phương
thức bán hàng chủ yếu của công ty vẫn là bán buôn qua kho. Khách hàng chủ yếu vẫn
là các tổ chức, doanh nghiệp lớn, doanh thu của phương thức này chiếm khoảng 65%
70% trong tổng doanh thu bán hàng, còn bộ phận khách lẻ khoảng 30%.
Ngoài ra, công ty cũng đã và đang áp dụng một số phương thức bán hàng khác
như: giới thiệu sản phẩm qua mạng, bán lẻ cho khách hàng tại trụ sở chính,… song tỷ
trọng của các phương thức này còn rất ít.

Phương thức thanh toán


Đối tượng khách hàng chính của công ty chủ yếu là khách quen và khách hàng
do phòng kinh doanh khai thác trên thị trường.
Đối với khách hàng quen thì công ty có thể cho phép thanh toán chậm (thường là
từ 5 đến 10 ngày kể từ ngày giao hàng).
Đối với khách hàng do phòng kinh doanh khai thác trên thị trường thì công ty
cũng áp dụng phương thức thanh toán chậm. Với hình thức này có đặc trưng cơ bản

Nhóm 1 Đề án môn học


khác với khách hàng quen là từ khi giao hàng tới khi thanh toán tiền có một khoảng
9 hợp đồng kinh tế.
thời gian nhất định do hai bên đã thỏa thuận trong
Đối với khách hàng mua lẻ không thường xuyên thì công ty tiến hành thanh toán
ngay bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản.

3.6.2. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh
thu
Doanh thu bán hàng của công ty được ghi nhận khi quá trình vận chuyển, lắp đặt
chạy thử hàng hóa được hoàn thành và được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Công ty ghi nhận doanh thu theo tháng, cuối tháng kế toán bán hàng tiến hành
tập hợp và đối chiếu bảng kê vận chuyển với khách hàng, tiến hành xuất hóa đơn và
ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của tháng đó.
Các khoản giảm trừ doanh thu là cơ sở để tính doanh thu thuần và kết quả kinh
doanh trong kỳ kế toán.
- Chứng từ sử dụng
Khi phát sinh nghiệp vụ, Kế toán bán hàng sử dụng các chứng từ và sổ sách sau:
Hợp đồng kinh tế giữa công ty và khách hàng
Hóa đơn GTGT
Chứng từ thanh toán: Phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng.
Biên bản giao hàng
Sổ chi tiết bán hàng
Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng
Sổ cái TK 511
- Thủ tục kế toán
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế được ký kết hoặc nhu cầu của khách hàng mua lẻ,
kế toán lập hóa đơn GTGT, ghi đầy đủ 3 chỉ tiêu: giá bán chưa thuế GTGT, thuế suất
thuế GTGT và tổng tiền thanh toán. Hóa đơn GTGT có thể được lập bằng tay hoặc
bằng máy, viết một lần và in sang các liên có nội dung giống nhau. Không được lập
cách quyển, cách số thứ tự hóa đơn, ghi đầy đủ các chỉ tiêu in sẵn trên hóa đơn; những
dòng không dùng đến phải gạch chéo từ trái sang phải.

Sau khi hóa đơn được lập xong, hóa đơn được chuyển cho Giám đốc hoặc Kế toán
trưởng ký tên, đóng dấu, hoặc lấy chữ ký của người bán (nếu được sự ủy quyền của Giám
Nhóm 1 Đề án môn học
đốc) và đóng dấu treo vào góc trên bên trái hóa đơn, sau đó tiến hành giao cho khách hàng
0
 Quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng:

Sơ đồ 3.5: Quy trình luân chuyển chứng từ


Mô tả quy trình luân chuyển chứng từ:
Khách hàng gửi đặt hàng
(1) Nhân viên bán hàng tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng tiến hành kiểm tra kho
và tín dụng khách hàng
(2) Trưởng phòng kinh doanh phê duyệt đơn đặt hàng (khách hàng nợ quá nhiều
thì Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh phê duyệt)
(3a) Nếu đơn đặt hàng không được duyệt, nhân viên bán hàng thông báo cho
khách hàng biết lý do hủy đơn hàng
(3b) Nếu đơn đặt hàng được duyệt, nhân viên bán hàng tiến hành lập hóa đơn
( 4) Hóa đơn GTGT được nhân viên bán hàng chuyển xuống kho để thông báo
xuất hàng giao cho khách hàng
(5a) Trường hợp khách hàng nhận hàng tại kho

(5b) Nhân viên vận chuyển giao hàng tại địa chỉ khách hàng

Nhóm 1 Đề án môn học


Một số dẫn chứng nghiệp vụ trong tháng 12/2022
1 phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT có bán
Nghiệp vụ 1: Ngày 01/12/2022, Công ty Cổ
cho Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư Hòa Sơn 15 máy in HP (Mã XM 011) với đơn
giá bán chưa có thuế GTGT 10% là 1.200.000đ/chiếc, đơn giá vốn xuất kho là
855.000đ/chiếc. Tổng giá bán của đơn hàng bao gồm 10% thuế GTGT là 19.800.000đ
(Hóa đơn GTGT số 0036801). Chi nhánh công ty CP Đầu tư và Xây dựng Hòa Sơn đã
thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán công ty đã lập phiếu thu số 25.
Kế toán hạch toán như sau:
Phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111 19.800.000
Có TK 5111 18.000.000
Có TK 3331 1.800.000
Phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632 12.825.000
Có TK 156 -XM 011 12.825.000
Chứng từ đi kèm nghiệp vụ:
Ngày 01/12/2022, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT và Công ty Cổ phần
Đầu tư Hòa Sơn ký hợp đồng mua bán 15 máy in HP trị giá 18.000.000đ (chưa gồm
thuế GTGT 10%).

Nhóm 1 Đề án môn học


2

Hình 3.2: Hợp đồng mua bán hàng hóa của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT với
CTCP Đầu tư Hòa Sơn
(Nguồn: Phòng Kế toán )

Nhóm 1 Đề án môn học


3

Hình 3.3: Hợp đồng mua bán hàng hóa của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT với
CTCP Đầu tư Hòa Sơn
(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số
FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


Căn cứ vào hợp đồng mua bán giữa hai công 4 ty đã được đại diện hai bên giám
đốc kí và phê duyệt (Hình 3.2; 3.3), kế toán xuất hóa đơn GTGT, phiếu thu, đồng thời
xuất kho bàn giao cho nhân viên kĩ thuật gửi tới khách hàng.

Hình 3.4: Hóa đơn GTGT số 0036801


(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số
FPT)
Nhóm 1 Đề án môn học
Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT lập phiếu thu tiền số 25:
5

Hình 3.5: Phiếu thu tiền số 25


(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số
FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


Sau khi nhận được hóa, nhân viên kĩ thuật Nguyễn Đức Anh bàn giao hàng hóa và hóa đơn
GTGT cho Công ty Cổ phần Đầu tư Hòa Sơn.
6

Hình 3.6: Biên bản giao nhận hàng hóa của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT với
CTCP Đầu tư Hòa Sơn
(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


Nghiệp vụ 2: Ngày 03/12/2022, Công ty CP Thái Phúc có gửi mail cho công ty
7 toán: 60% trả ngay sau khi nhận
đặt hàng 40 chiếc máy in HP với hình thức thanh
được hàng và 40% sẽ được hoàn trả trong vòng 10 ngày sau khi hàng hóa đã về kho.
Biết đơn giá bán chưa thuế GTGT 10% là 1.200.000đ/chiếc, đơn giá vốn xuất kho là
855.000đ/chiếc.
Ngoài ra, Công ty CP Thái Phúc mua hàng trong đợt công ty tổ chức chương
trình chiết khấu thương mại 12,5% cho đơn hàng trên 40.000.000đ. Do đó, đơn hàng
của Công ty CP Thái Phúc đủ điều kiện và được hưởng 12,5% chiết khấu thương mại
trên giá bán chưa thuế GTGT.
Sau khi xem xét lượng hàng hóa tồn kho công ty tiến hành ký hợp đồng mua bán
với Công ty CP Thái Phúc, đồng thời làm thủ tục để xuất bán lô hàng trên. Theo như
đơn đặt hàng ngày 03/12 Công ty CP Thái Phúc đã chuyển 60% giá trị thanh toán vào
tài khoản của công ty, công ty đã nhận được giấy báo Có của Ngân hàng gửi tới.
Chứng từ đi kèm nghiệp vụ:
Hợp đồng mua bán 40 chiếc máy in HP giữa Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số
FPT và Công ty CP Thái Phúc.

Nhóm 1 Đề án môn học


8

Hình 3.7: Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT và
CTCP Thái Phúc
(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


9

Hình 3.8: Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT và
CTCP Thái Phúc
(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


Căn cứ vào hợp đồng mua bán giữa hai công ty đã được đại diện hai bên giám
0
đốc kí và phê duyệt (Hình 3.7; 3.8), kế toán xuất hóa đơn GTGT, đồng thời xuất kho
bàn giao cho nhân viên kĩ thuật gửi tới khách hàng.

Hình 3.9: Hóa đơn GTGT số 0036803


(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


Công ty nhận được giấy báo Có của Ngân hàng Agribank
1

Hình 3.10: Giấy báo Có số 31608


(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


Sau khi nhận được hóa, nhân viên kĩ thuật Đào Nam Hải bàn giao hàng hóa và
2
hóa đơn GTGT cho Công ty CP Thái Phúc.

Hình 3.11: Biên bản giao nhận hàng hóa của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT với
CTCP Thái Phúc
(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


Kế toán tiến hành ghi sổ
3

Hình 3.12: Trích sổ chi tiết công nợ cho đối tượng CTCP Thái Phúc
(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


Trường Đại học Công nghiệp Khoa Kế toán - Kiểm toán
Hà Nội 4

Hình 3.13: Trích sổ chi tiết bán hàng của mặt hàng máy in HP (Mã: XM011)

Nhóm 1 Đề án môn học


Trường Đại học Công nghiệp Khoa Kế toán - Kiểm toán
Hà Nội 5

Hình 3.14: Trích sổ tổng hợp doanh thu các loại sản phẩm tại công ty

Nhóm 1 Đề án môn học


Trường Đại học Công nghiệp Khoa Kế toán - Kiểm toán
Hà Nội 6

Hình 3.15: Trích sổ nhật ký chung

Nhóm 1 Đề án môn học


Trường Đại học Công nghiệp Khoa Kế toán - Kiểm toán
Hà Nội 7

Hình 3.16: Trích sổ nhật ký chung

Nhóm 1 Đề án môn học


Trường Đại học Công nghiệp Khoa Kế toán - Kiểm toán
Hà Nội 8

Hình 3.17: Trích sổ nhật ký chung

Nhóm 1 Đề án môn học


Trường Đại học Công nghiệp Khoa Kế toán - Kiểm toán
Hà Nội 9

Hình 3.18: Trích sổ cái TK 511_Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nhóm 1 Đề án môn học


Với phương châm phục vụ tốt nhất cho khách hàng, trong tháng 12 năm 2022
0 bị trả lại. Trước khi sản phẩm, hàng
công ty không phát sinh các nghiệp vụ hàng bán
hóa đến tay khách hàng thì luôn có phòng kỹ thuật đảm nhiệm việc kiểm tra chất
lượng sản phẩm, hàng hóa từ khâu thu mua đến bảo quản cho nên luôn đảm bảo cung
cấp sản phẩm, hàng hóa với chất lượng tốt nhất. Khách hàng mua hàng tại công ty sẽ
được đảm bảo bảo hành trong thời gian sử dụng.

3.6.3. Kế toán giá vốn hàng bán

3.6.3.1. Chứng từ, sổ và thủ tục kế toán

 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng


Hợp đồng mua bán hàng hóa
Phiếu xuất kho; Phiếu nhập kho
Hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa mua vào;
Hóa đơn vận chuyển hàng hóa
Các chứng từ liên quan khác như: Giấy biên nhận, phiếu chi, giấy báo Nợ …
Sổ nhật ký chung
Sổ chi tiết TK 632
Sổ cái TK 632
Sổ chi tiết, sổ cái của một số TK liên quan khác
 Thủ tục kế toán
- Thủ tục nhập kho:
Đối với hoạt động kinh doanh thương mại, khối lượng hàng hóa nhập kho chủ
yếu là mua ngoài. Và mua hàng là khâu đầu tiên trong chu trình kinh doanh của doanh
nghiệp thương mại, muốn cho công tác tiêu thụ hàng hóa nhanh chóng và đạt được
hiệu quả kinh doanh tối đa thì phải tổ chức và thực hiện tốt khâu thu mua hàng hoá.
Do đó, tại Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT đặt ra yêu cầu cho công tác thu
mua hàng hóa là phải tìm được nguồn cung cấp đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, vận
chuyển an toàn với mức chi phí thấp nhất.
Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhập mua hàng hoá từ các doanh
nghiệp đầu mối chuyên sản xuất và phân phối hàng hoá. Vì vậy, chất lượng hàng hoá
luôn được đảm bảo như cam kết, đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng.

Nhóm 1 Đề án môn học


Căn cứ vào tình hình kinh doanh của công ty mà phòng Kinh doanh gửi yêu cầu
hay đề xuất mua hàng đến Ban giám đốc. Sau 1khi Ban giám đốc xem xét và ký duyệt
thì phòng Kinh doanh có trách nhiệm đi mua hàng. Sau khi hàng về đến kho công ty
thì được phòng Kỹ thuật kiểm tra, nếu không có vấn đề gì về chất lượng thì kế toán sẽ
tiến hành lập phiếu nhập kho hàng hóa mua về. Thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra số lượng
nhập, ghi số lượng nhập và ký xác nhận. Phiếu nhập kho gồm 3 liên, trong đó:
+ Liên 1: Phòng kinh doanh lưu;
+ Liên 2: Phòng kế toán lưu;
+ Liên 3: Thủ kho lưu.
Thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra số lượng nhập, ghi số lượng nhập và ký xác nhận.
- Thủ tục xuất kho:
Tại kho hàng hóa của công ty, Thủ kho hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế
toán phát sinh nhập kho, xuất kho ghi hàng hóa thực nhập, thực xuất để tính ra số tồn
từng các loại hàng hóa vào thẻ kho. Cuối tháng, thủ kho và kế toán tiến hành đối chiếu
để ký xác nhận hàng hóa tồn trong kho.
Căn cứ vào hóa đơn GTGT, thủ kho ghi đầy đủ thông tin về số thứ tự phiếu xuất
kho, số lượng bán, các đặc tính kỹ thuật của hàng bán vào phiếu xuất kho. Phiếu xuất
kho được lập thành 3 liên (đặt giấy than ghi 1 lần):
+ Liên 1: Lưu tại quyển và Thủ kho giữ để ghi thẻ kho;
+ Liên 2: Chuyển cho kế toán bán hàng ghi vào cột đơn giá, thành tiền trên phiếu
xuất kho để tiến hành ghi sổ kế toán;
+ Liên 3: Giao cho khách hàng.
- Phương pháp tính giá hàng hóa:
+ Tính giá hàng hóa nhập kho:
Tại Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhập hàng hóa chủ yếu từ nguồn
mua ngoài. Công ty sử dụng nhiều loại hàng hóa khác nhau nên việc nhập, xuất hàng
hóa hàng ngày diễn ra thường xuyên, kế toán sử dụng giá trị thực tế để ghi sổ và giá
thực tế của hàng hóa nhập kho được xác định trên cơ sở hoá đơn giá trị gia tăng của
đơn vị bán hàng, cộng với chi phí thu mua, hao hụt trong định mức trong quá trình vận
chuyển. Ghi trên phiếu nhập kho hàng hóa của công ty là giá nhập thực tế. Vì công ty
áp dụng việc tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên giá trị thực tế của hàng
hóa nhập kho là giá chưa có thuế giá trị gia tăng.
Nhóm 1 Đề án môn học
+ Tính giá hàng hóa xuất kho:
2 số FPT đang áp dụng phương pháp
Hiện tại, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật
xuất kho là nhập trước, xuất trước. Việc đặt mã hàng cho tất cả các mặt hàng, tài
khoản doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, tài khoản hàng hoá và mã kho chỉ cần
đặt 1 lần khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế đầu tiên, các lần sau đã có sẵn các mã đó rồi
chỉ việc sử dụng nó nhờ điều này nên công tác kế toán bán hàng cũng trở nên đơn giản
hơn rất nhiều. Kế toán bán hàng chỉ việc nhập vào máy phiếu nhập kho và phiếu xuất
kho theo đúng mã hàng, đơn giá mua và đơn giá bán tương ứng thì máy tính sẽ tự động
tính giá vốn của hàng xuất bán theo phương pháp đã chọn là nhập trước, xuất trước.

3.6.4. Kế toán giá vốn hàng bán

Hiện tại, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT áp dụng phương pháp thẻ
song song để hạch toán chi tiết hàng tồn kho nên mỗi khi có nghiệp vụ xuất bán hàng
hóa, cả thủ kho lẫn kế toán đều thực hiện ghi sổ kế toán.

Thủ kho ghi chép biến động nhập - xuất - tồn kho về hiện vật trên Thẻ kho. Mỗi
sản phẩm được theo dõi trên 1 thẻ kho. Thẻ kho được mở trên cơ sở danh mục hàng
hóa, sản phẩm đã được mã hóa. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi số
lượnghàng xuất bán vào hàng hóa, sản phẩm liên quan, thủ kho phải thường xuyên đối
chiếu số tồn trên thẻ kho với số liệu tồn kho thực tế.

Ở phòng Kế toán, kế toán bán hàng và kế toán mua hàng ghi chép sự biến động
nhập, xuất, tồn kho sản phẩm, hàng hóa cả về hiện vật lẫn giá trị của hàng hóa. Mỗi
hàng hóa được ghi trên một trang sổ chi tiết, sổ chi tiết cũng được mở theo danh mục
hàng hóa, sản phẩm.

Hàng ngày, sau khi nhận được phiếu xuất kho do thủ kho chuyển đến, kế toán
bán hàng xác nhận trên thẻ kho về số lượng hàng xuất bán, ghi cột đơn giá, thành tiền
trên phiếu xuất và tiến hành nhập thông tin về phiếu xuất vào máy tính. Căn cứ vào
phiếu xuất kho, kế toán bán hàng nhập thông tin về số phiếu xuất kho, ngày, mã hàng
hóa…để phần mềm kế toán ghi sổ chi tiết hàng hóa. Mỗi dòng trên sổ chi tiết ứng với
giá vốn của một loại hàng trên phiếu xuất kho.

Cuối tháng, kế toán bán hàng thực hiện lệnh cộng sổ và in ra sổ chi tiết giá vốn
hàng bán. Song song với việc ghi sổ chi tiết giá vốn hàng bán, kế toán bán hàng cũng
Nhóm 1 Đề án môn học
ghi sổ chi tiết hàng hóa.
3
Một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12/2022
Nghiệp vụ 1: Ngày 01/12/2022, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT mua
60 chiếc máy in HP (Mã XM 011) của Công ty TNHH Thương mại Gia Linh, đơn giá
mua chưa thuế GTGT 10% là 855.000đ/chiếc, công ty đã thanh toán bằng TGNH.
Chứng từ đi kèm nghiệp vụ:
Ngày 01/12/2022, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT kí hợp đồng mua
60 chiếc máy in HP của Công ty TNHH Thương mại Gia Linh, trị giá 51.300.000đ,
chưa bao gồm thuế GTGT 10%.

Nhóm 1 Đề án môn học


4

Hình 3.19: Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa CT TNHH Thương Mại Gia Linh và CTCP
Bán lẻ Kỹ thuật số FPT

Nhóm 1 Đề án môn học


5

Hình 3.20: Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa CT TNHH Thương Mại Gia Linh và CTCP
Bán lẻ Kỹ thuật số FPT

Nhóm 1 Đề án môn học


Hóa đơn GTGT nhận được từ Công ty TNHH Thương mại Gia Linh
6

Hình 3.21: Hóa đơn GTGT số 0000747

Nhóm 1 Đề án môn học


Đồng thời, thủ kho ghi chép biến động nhập - xuất - tồn kho của hàng hóa trên Thẻ kho.
7
Hình 3.23: Thẻ kho của mặt hàng máy in HP (XM011)

Nghiệp vụ 2: Ngày 02/12/2022, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT có


bán cho Đại lý Thoa Lâm 25 chiếc máy in HP (XM 011), đơn giá bán chưa thuế
GTGT 10% là 1.200.000đ/chiếc, đơn giá xuất kho là 855.000đ/chiếc, công ty đã
nhận được giấy báo Có của ngân hàng.

Nhóm 1 Đề án môn học


Kế toán tiến hành lập Phiếu Xuất kho
8

Hình 3.24: Phiếu Xuất kho

Nhóm 1 Đề án môn học


3.6.5. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
9
3.6.5.1. Kế toán chi phí bán hàng

 Chứng từ sử dụng và sổ kế toán sử dụng


Chứng từ kế toán sử dụng:
Phiếu chi
Giấy báo Nợ
Hóa đơn GTGT
Bảng chấm công
Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Các chứng từ liên quan khác…
Sổ kế toán sử dụng:
Sổ chi tiết TK 641
Sổ nhật ký chung
Sổ cái TK 641
 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12
Nghiệp vụ 1: Ngày 31/12/2022, căn cứ vào Bảng chấm công, kế toán tính toán và
lập Bảng thanh toán tiền lương cho công nhân viên bộ phận bán hàng. Sau đó, căn cứ
vào Bảng thanh toán tiền lương kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.

Nhóm 1 Đề án môn học


Chứng từ đi kèm: 0

Hình 3.29: Bảng chấm công của bộ phận bán hàng


(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


1

Hình 3.30: Bảng thanh toán tiền lương của bộ phận bán hàng
(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


2

Hình 3.31: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH của bộ phận bán hàng
(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


Nghiệp vụ 2: Ngày 20/12/2022, công ty xuất kho 01 hộp mực in chuyên dụng
3
Laserjet HP 125 (Mã CB541A) cho bộ phận bán hàng, đơn giá xuất kho là
110.000đ/hộp.
Chứng từ đi kèm:

Hình 3.32: Phiếu xuất vật tư số BB300


(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


Nghiệp vụ 3: Ngày 30/12/2022, công ty thanh toán tiền dịch vụ cước điện thoại ở
4
bộ phận bán hàng cho Công ty Viễn thông Viettel là 1.308.450đ đã bao gồm thuế
GTGT 10%, công ty đã thanh toán bằng tiền mặt.
Chứng từ đi kèm:

Hình 3.33: Phiếu chi số 191


(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nghiệp vụ 4: Ngày 30/12/2022, công ty chi tiền công tác phí cho nhân viên
Trần Trọng Nghĩa ở bộ phận bán hàng bằng tiền mặt, số tiền là 1.388.250đ.

Nhóm 1 Đề án môn học


Chứng từ đi kèm:
5

Hình 3.34: Phiếu chi số 127


(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


Kế toán tiến hành ghi sổ:
6

Hình 3.35: Trích sổ chi tiết TK 6411_Chi phí nhân viên


(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số
FPT)

Hình 3.36: Trích sổ chi tiết TK 6413_ Chi phí dụng cụ, đồ dùng

Nhóm 1 Đề án môn học


7

Hình 3.37: Trích sổ cái TK 641_Chi phí bán hàng


(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)
3.6.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

3.6.6.1. Chứng từ kế và sổ kế toán sử dụng


 Bảng chấm công
 Bảng thanh toán tiền lương
 Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Nhóm 1 Đề án môn học
 Phiếu xuất vật tư
 Phiếu chi 8
 Giấy báo Nợ
 Các chứng từ liên quan khác
 Sổ chi tiết TK 642
 Sổ cái TK 642

 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12/2022

Nghiệp vụ 1: Ngày 31/12/2022, căn cứ vào Bảng chấm công, kế toán tính
toán và lập Bảng thanh toán tiền lương cho công nhân viên bộ phận quản lý doanh
nghiệp. Sau đó, căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương kế toán lập Bảng phân bổ
tiền lương và bảo hiểm xã hội.

Nhóm 1 Đề án môn học


Chứng từ đi kèm:
9

Hình 3.38: Bảng chấm công của bộ phận quản lý doanh nghiệp
(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


00

Hình 3.39: Bảng thanh toán tiền lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp
Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


01

Hình 3.40: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH của bộ phận quản lý doanh nghiệp
(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


Nghiệp vụ 2: Ngày 20/12/2022, công ty xuất kho 01 thùng 5 ram giấy
A4 Double A 70gsm (Mã GB5) cho phòng nhân sự, đơn giá xuất kho là
463.750đ/thùng.
Chứng từ đi kèm:

Hình 3.41: Phiếu xuất vật tư số XVT20


(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


Nghiệp vụ 3: Ngày 30/12/2022, công ty thanh toán tiền dịch vụ vệ sinh công
ty cho Công ty Cleanhouse Việt Nam là 436.150đ đã bao gồm thuế GTGT 10%,
công ty đã thanh toán bằng tiền mặt.

Chứng từ đi kèm:

Hình 3.42: Phiếu chi số 119


(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nghiệp vụ 4: Ngày 30/12/2022, công ty chi tiền phí tiếp khách cho Phó giám
đốc Võ Viết Cường bằng tiền mặt, số tiền là 462.750đ.

Nhóm 1 Đề án môn học


Chứng từ đi kèm:

Hình 3.43: Phiếu chi số 120


(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Nhóm 1 Đề án môn học


Kế toán tiến hành ghi sổ

Hình 3.44: Trích sổ chi tiết TK 6421_Chi phí nhân viên


(Nguồn: Phòng Kế toán CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

Hình 3.45: Trích sổ chi tiết TK 6428_Chi phí khác

Nhóm 1 Đề án môn học


Hình 3.46: Trích sổ cái TK 642_ Chi phí quản lý doanh nghiệp

3.7. Kế toán xác định kế quả bán hàng

Kết quả bán hàng là kết quả cuối cùng của hoạt động bán hàng trong 1 thời
kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Cuối kỳ, kế toán bán hàng sẽ tập
hợp doanh thu, chi phí để xác định kết quả bán hàng của từng loại mặt hàng. Nhờ
đó rất tiện lợi cho việc báo cáo với Ban giám đốc về kết quả kinh doanh cũng như
đưa ra các kiến nghị giúp Ban giám đốc và cổ đông đưa ra những quyết định đúng
đắn trong kinh doanh trong tương lai.
Nhóm 1 Đề án môn học
Công thức xác định kết quả bán hàng:

Kết quả Doanh thu Chi phí quản


Giá vốn Chi phí
bán = thuần bán ¯
hàng bán
¯
bán hàng
¯ lý doanh
hàng hàng nghiệp
Trong đó:

Doanh thu thuần Doanh thu Các khoản giảm trừ


= -
bán hàng bán hàng doanh thu

Tài khoản kế toán sử dụng: TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh và một số tài
khoản khác như: TK 511, TK 632, TK 641, TK 642.
Hệ thống sổ kế toán sử dụng:
+ Sổ nhật ký Chung
+ Sổ chi tiết TK 911
+ Sổ cái TK 911
Kết cấu tài khoản 911
Tài khoản 911
Bên Nợ Bên Có
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng
động sản đầu tư và dịch vụ đã bán. hóa , bất động sản đầu tư và dịch vụ đã
- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán trong kỳ.
thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí - Doanh thu hoạt động tài chính, các
khác. khoản thu nhập khác và khaonr kết
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý chuyển giảm chi phí thuế thu nhập doanh
doanh nghiệp. nghiệp.
- Kết chuyển lãi - Kết chuyển lỗ.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ

Quy trình ghi sổ


Ngày 31/12/2022, kế toán kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí
quản lí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp sang tài khoản 911 để xác định kết quả
bán hàng:
Nhóm 1 Đề án môn học
Tổng doanh thu bán hàng tháng 12: 1.542.560.000
Giá vốn hàng bán tháng 12: 1.122.780.000
Chi phí bán hàng tháng 12: 148.063.500
Chi phí quản lí doanh nghiệp tháng 12: 49.354.500
Kết chuyển doanh thu:
Nợ TK 5111 1.542.560.000
Có TK 911 1.542.560.000
Kết chuyển chi phí:
Nợ TK 911 1.320.198.000
Có TK 632 1.122.780.000
Có TK 641 148.063.500
Có TK 642 49.354.500
Kế toán xác định kết quả bán hàng trong tháng 12:
1.542.560.000 - 1.122.780.000 - 148.063.500 - 49.354.500 = 222.362.000 (lãi)
Kết chuyển lãi:
Nợ TK 911 222.362.000
Có TK 421 222.362.000
Phần 4. Nhận xét và khuyến nghị về kế toán bán hàng và xác định kết quả
bán hàng tại Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT

4.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả
bán hàng tại Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT
Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT trong thời gian qua đã và đang dần từng
bước phát triển và có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường sản phẩm, hàng hoá
phục vụ công tác văn phòng. Công ty đã chủ động tăng vốn tự có đầu tư vào hoạt động
kinh doanh, nâng cao khả năng tự chủ về tài chính, cơ sở vật chất không ngừng được
đầu tư nâng cấp, mở rộng, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và trình độ chuyên
môn nghiệp vụ ngày càng được hoàn thiện. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
không ngừng tăng lên qua các năm. Do đó, công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp
thuế với Ngân sách Nhà nước và nâng cao thu nhập cho cán bộ, công nhân viên.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập cho đến nay, công tác kế toán luôn là một
bộ phận đắc lực trợ giúp Ban lãnh đạo công ty trong việc kiểm tra, giám sát tình hình

Nhóm 1 Đề án môn học


hoạt động kinh doanh, tình hình quản lý và sử dụng tài sản, vật tư, nguồn vốn. Cùng
với Ban lãnh đạo công ty đưa ra các chính sách, biện pháp tích cực trong công tác
quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh, hoàn thành mọi nhiệm vụ, mục tiêu,
kế hoạch đề ra và không ngừng gia tăng về doanh số, từng bước nâng cao đời sống vật
chất lẫn tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Phòng Tài chính –
Kế toán của Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT đã thực hiện tốt chức năng quản
lý tài chính, phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế - tài chính
phát sinh tại công ty. Cùng với sự phát triển của Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số
FPT, tổ chức bộ máy và công tác kế toán của công ty ngày càng hoàn thiện và đóng
vai trò đặc biệt quan trọng trong những kết quả mà công ty đã đạt được trong thời gian
qua. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại như Công ty Cổ phần
Bán lẻ Kỹ thuật số FPT, hoạt động bán hàng là chủ yếu và có vai trò quyết định đối
với sự tồn tại và phát triển của công ty. Chính vì vậy, kế toán bán hàng là một phần
hành kế toán trọng yếu đã được Ban giám đốc công ty chú trọng hoàn thiện. Sau quá
trình tìm hiểu về Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT, nhóm nghiên cứu có một
số đánh giá về công tác kế toán của công ty nói chung và kế toán bán hàng nói riêng
như sau:

4.1.1. Ưu điểm

 Về tổ chức bộ máy kế toán


Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT được thiết
kế phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh.
Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty gọn nhẹ, hợp lý và hiệu quả. Phân công việc
làm phù hợp với năng lực của từng người, không bị trùng lặp, chồng chéo nhau. Kế
toán trưởng là người có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tế. Kế toán
viên tại công ty đều được đào tạo chính qui, bài bản nên có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ vững vàng và có tinh thần làm việc nghiêm túc.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung tạo điều kiện
cho kế toán trưởng kiểm tra, kiểm soát chỉ đạo nghiệp vụ tập trung thống nhất, đảm
bảo sự lãnh đạo của Ban giám đốc công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh và công tác kế toán. Đồng thời tạo ra sự chuyên môn hoá trong công việc, công
việc được bố trí hợp lý, có sự đối chiếu, kiểm soát chéo giữa các kế toán viên giúp
Nhóm 1 Đề án môn học
nâng cao hiệu quả làm việc và tính chính xác, khách quan trong công việc.

 Về chứng từ sổ sách
Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT đã áp dụng các chế độ, chính sách kế
toán thống nhất, phù hợp với điều kiện thực tế về loại hình hoạt động và quy mô của
mình, thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức hạch toán kế toán. Đây chính là yếu tố tiên
quyết để tạo điều kiện gia tăng tính pháp lý, tính hữu ích của các thông tin kế toán đối
với các cơ quan hữu quan cũng như đối với các nhà quản trị doanh nghiệp.
Với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh nhiều và cần được theo dõi thường xuyên, liên tục, theo trình tự thời gian nên việc
áp dụng hình thức Nhật ký chung trong công tác kế toán là phù hợp. Hình thức sổ kế
toán Nhật ký chung giúp Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT hạn chế được số
lượng sổ sách kế toán nhiều, phức tạp từ đó làm cho việc tổng hợp số liệu cuối kì đầy
đủ, chính xác và kịp thời.
Công ty hiện đang áp dụng hệ thống chứng từ theo mẫu mà Bộ Tài chính ban
hành. Trình tự luân chuyển chứng từ được tiến hành chính xác, trung thực, khách quan
từ khâu lập chứng từ, luân chuyển, kiểm tra, lưu trữ, bảo quản chứng từ theo đúng quy
định của Bộ Tài chính. Tất cả các chứng từ cũng như các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
tại Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT đều được Ban lãnh đạo các phòng ban, bộ
phận có liên quan cùng với phòng Tài chính - Kế toán kiểm soát chặt chẽ theo đúng
chức năng, nhiệm vụ của mình.

 Về kế toán bán hàng


Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT hiện đang áp dụng phương pháp Nhập
trước – Xuất trước làm phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho. Do đó có thể tính
được giá vốn hàng xuất bán ngay chứ không cần đợi đến cuối tháng, cuối quý như các
phương pháp tính giá bình quân gia quyền hay bình quân sau mỗi lần nhập. Vì thế, nên
việc thực hiện cung cấp thông tin được thực hiện khá kịp thời, chính xác, công việc kế
toán không bị dồn vào cuối tháng hay cuối quý.
Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT thực hiện việc mã hóa chứng từ, mã
hóa tài khoản, mã hóa kho, khách hàng, hàng hóa, dịch vụ... một cách chi tiết, đảm bảo
đáp ứng được yêu cầu chung khi ứng dụng công nghệ tự động vào công tác kế toán,
giúp cho người sử dụng có thể nhận diện, tra cứu một cách nhanh chóng, chính xác và
Nhóm 1 Đề án môn học
có thể tiết kiệm bộ nhớ cho máy tính.
Bộ chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ bán hàng đã đầy đủ những yếu tố bắt
buộc theo quy định. Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT đã chủ động in hoá đơn
nên tạo điều kiện cho công tác lập chứng từ một cách đơn giản và tiết kiệm thời gian
khi phải lập chứng từ với một số lượng lớn.
Là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại có nhiều mặt hàng với nhiều chủng
loại, quy cách khác nhau và số lượng khách hàng khá lớn nên công việc của các kế
toán đảm nhiệm phần hành này là tương đối phức tạp. Tuy vậy, bộ phận kế toán bán
hàng đã thực hiện khá tốt việc theo dõi chi tiết tình hình nhập – xuất – tồn kho hàng
hóa cũng như doanh thu, lãi lỗ của từng mặt hàng. Bên cạnh đó, tình hình công nợ với
từng khách hàng cũng được theo dõi cụ thể. Từ đó cho thấy sự phân công khoa học,
hợp lý của bộ máy kế toán và nỗ lực không ngừng của cá nhân kế toán bán hàng là rất
lớn.

4.1.2. Nhược điểm


Bên cạnh những ưu điểm nổi bật nói trên, công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng
và xác định kết quả bán hàng còn tồn tại một số hạn chế đòi hỏi phải đưa ra những
biện pháp cụ thể có tính thực thi cao nhằm khắc phục và hoàn thiện tốt hơn nữa. Do
vậy sẽ giúp kế toán thực hiện tốt hơn chức năng và nhiệm vụ vốn có của mình, phục
vụ cho yêu cầu quản lý trong điều kiện hiện nay.

 Về phương thức bán hàng


Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT đang áp dụng bán hàng theo ba phương
thức phương thức bán buôn hàng hóa qua kho, phương thức bán buôn hàng hóa vận
chuyển thẳng và phương thức bán lẻ thông qua việc duy trì việc bán hàng với những
khách hàng truyền thống là chủ yếu. Mặt khác, số lượng khách hàng cũng bị hạn chế
do số lượng đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực tại địa bàn tương đối nhiều. Một
kênh truyền thông khá hiệu quả là trang web công ty đã có, tuy nhiên vẫn chưa đẩy
mạnh khâu quảng cáo, đăng bài thường xuyên trên trang, do vậy mà nguồn khách hàng
mới của công ty còn hạn chế.

 Về công tác kế toán quản trị


Hiện nay, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT chưa chú trọng vào công tác

Nhóm 1 Đề án môn học


kế toán quản trị, nhân viên kế toán chưa đủ kỹ năng và kinh nghiệm để lập, phân tích
các báo cáo quản trị. Điều này làm cho kế hoạch phát triển của công ty bị ảnh hưởng.

 Về hệ thống sổ sách sử dụng


Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT hiện đang áp dụng hình thức kế toán
Nhật ký chung, nhưng công ty không sử dụng sổ Nhật ký đặc biệt nên khối lượng ghi
chép trên sổ Nhật ký chung là rất nhiều. Mặt khác, trong doanh nghiệp thương mại, kế
toán thanh toán là một phần hành quan trọng, một trong những yêu cầu của kế toán
thanh toán là phải theo dõi được thời hạn của các khoản phải thu khách hàng, phải trả
người bán theo từng đối tượng cụ thể nhưng trên thực tế công tác kế toán của công ty
chưa đáp ứng được yêu cầu này. Trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi tiết công nợ của
công ty chưa có mục phản ánh thời hạn thanh toán của các khoản phải thu, phải trả
theo từng đối tượng cụ thể để kế toán có thể tiện tính toán và theo dõi được thời hạn
thanh toán của các khoản công nợ này.

4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công
ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT
Tuy bên cạnh những mặt tích cực mà công ty đã đặt được, kế toán bán hàng vẫn
không tránh khỏi những mặt còn tồn tại chưa hợp lý và chưa tối ưu. Trên cơ sở nghiên
cứu lý luận và quá trình tìm hiểu công ty, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số biện
pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa:
- Kiến nghị 1: Hoàn thiện phương thức bán hàng
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các phương thức bán hàng ngày
càng đa dạng hơn, có các phương thức bán hàng hiện đại hơn trong đó phương thức
mới, đã và đang phát triển mạnh mẽ là phương thức bán hàng online trên Internet. Có
thể thấy trong những năm qua các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada,
Tiki… đang ngày một phát triển tại Việt Nam được người tiêu dùng tin tưởng và lựa
chọn. Do vậy, công ty nên mở rộng đầu tư phát triển phương thức bán hàng online,
chú trọng hình ảnh của mình trên website, đẩy mạnh quảng cáo giúp mở rộng hơn các
đối tượng khách hàng ở các khu vực khác.
Lợi ích mà phương thức bán hàng online sẽ đem lại
Kinh doanh 24/24, không bị gián đoạn bởi thời gian và không gian
Người mua có thể xem hàng và đặt mua hàng vào tất cả các thời điểm trong ngày
Nhóm 1 Đề án môn học
hoặc do khoảng cách quá xa không đến được cửa hàng.

Nhóm 1 Đề án môn học


Đa dạng các chủng loại hàng hóa, thông tin sản phẩm được cập nhật thường
xuyên trên Website hay trên các gian hàng online có nhiều chức năng dành cho lựa
chọn cửa hàng và sản phẩm, chọn được sản phẩm ưa thích và điều kiện giao hàng
thuận lợi cho khách hàng.
Tiếp nhận phản hồi và dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Khi công ty tiến hành bán hàng online, nhân viên chăm sóc khách hàng có thể
ngay lập tức nhận được phản hồi từ phía khách hàng. Điều đó góp phần giúp doanh
nghiệp nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, tăng cường môi trường tương tác
doanh nghiệp và khách hàng và có các dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn,
nhanh chóng hơn.
Chi phí cho quảng cáo thấp hơn, truyền thông và Marketing hiệu quả
Sự phản hồi tốt từ phía khách hàng trên các sàn thương mại điện tử chính là một
hình thức Marketing hiệu quả nhất cho sản phẩm của công ty, từ đó thu hút khách
hàng tiềm năng.
Ngoài ra, phương thức bán hàng online còn giúp cập nhật các thông tin khuyến
mại, sale – off một cách nhanh chóng. Đây chính là cơ hội giúp tăng doanh thu kinh
doanh thông qua các chương trình tri ân khách hàng.
- Kiến nghị 2: Đào tạo đội ngũ nhân viên kế toán trong công tác kế toán quản trị
Điều này sẽ góp phần giúp cho công ty lập, triển khai kế hoạch, chiến lược phát
triển trong cả ngắn hạn và dài hạn một cách hiệu quả cũng như kiểm tra và khắc phục
kịp thời những thiếu sót, khuyết điểm.
- Kiến nghị 3: Hoàn thiện chứng từ, sổ sách kế toán
Công ty hiện đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung nhưng lại
không sử dụng các sổ Nhật ký đặc biệt. Với đặc thù của doanh nghiệp thương mại là
các nghiệp vụ mua hàng, bán hàng hoá diễn ra thường xuyên, liên tục vì thế công ty
nên sử dụng Nhật ký đặc biệt như Nhật ký bán hàng, Nhật ký thu tiền để giảm bớt số
lượng nghiệp vụ ghi chép vào sổ Nhật ký chung, giảm bớt sự dày đặc, khó theo dõi
của Nhật ký chung. Ngoài ra các đối tượng quan tâm dễ dàng thấy được doanh thu bán
hàng, cung cấp dịch vụ trong ngày của công ty trên sổ Nhật kí bán hàng.

Nhóm 1 Đề án môn học


Mẫu sổ Nhật ký bán hàng như sau:

Hình 3.47: Mẫu sổ Nhật ký bán hàng


Bên cạnh đó, để theo dõi tình hình công nợ của khách hàng một cách chi tiết,
chính xác hơn, công ty nên sử dụng Nhật ký thu tiền, đồng thời với sổ chi tiết và sổ
Tổng hợp chi tiết công nợ với khách hàng và với các nhà cung cấp nên có khoản mục
phản ánh thời hạn thanh toán của các khoản phải thu, phải trả theo từng khách hàng,
từng nhà cung cấp để kế toán tiện tính toán và theo dõi được thời hạn thanh toán của
các khoản công nợ này.

Nhóm 1 Đề án môn học


Sau đây là mẫu sổ Nhật ký thu tiền:

Hình 3.48: Mẫu sổ Nhật ký thu tiền


- Kiến nghị 4: Xây dựng chính sách ưu đãi, chiết khấu
Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nên có nhiều chính sách ưu đãi, chiết
khấu hơn nữa đối với những khách hàng quen biết lâu năm hoặc những khách hàng
mua hàng với khối lượng lớn. Chẳng hạn giảm trị giá hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm
nào đó nếu họ ký kết với công ty một hợp đồng có giá trị lớn hoặc thanh toán nhanh.
Vào cuối quý, công ty nên tính tổng giá trị các hợp đồng của những khách hàng đó để
xác định xem khách hàng nào là lớn nhất, để có một hình thức ưu đãi phù hợp hoặc đối
với một hợp đồng lớn thì có thể thưởng cho người ký hợp đồng hay người giới thiệu
một tỷ lệ hoa hồng nào đó tuỳ theo giá trị bản hợp đồng.

Nhóm 1 Đề án môn học


Tùy thuộc vào đối tượng và thời hạn thanh toán mà công ty có thể đưa ra những
tỷ lệ phần trăm (%) chiết khấu phù hợp. Khi thực hiện chính sách chiết khấu thương
mại, giảm giá hàng bán công ty cần đảm bảo hai nguyên tắc: Lợi ích của Công ty
không bị xâm phạm, không đánh mất bạn hàng.
- Kiến nghị 5: Xây dựng các chính sách khuyến khích đội ngũ nhân viên bán hàng
Công ty nên xây dựng một số chính sách khen thưởng, phúc lợi nhằm khuyến
khích đội ngũ nhân viên bán hàng như:
Chính sách hoa hồng:
+ Doanh số trên 100 triệu VNĐ/tháng: thưởng 4% doanh số
+ Doanh số từ 50 triệu đến 100 triệu/tháng: thưởng 3% doanh số
+ Doanh số từ 20 triệu đến dưới 100 triệu/tháng: thưởng 2% doanh số
+ Doanh số dưới 20 triệu/tháng: thưởng 1% doanh số
Chế độ lương, thưởng:
+ Tùy theo tình hình mà công ty nên có thêm chế độ thưởng các dịp ngày lễ, tết,
ngày kỉ niệm.
+ Thưởng cho nhân viên đào tạo: Những nhân viên phụ trách đào tạo, hướng
dẫn nhân viên bán hàng mới nên được hưởng thêm lương đào tạo.
- Chế độ tài chính khác:
+ Đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên
+ Với nhân viên thử việc nên hỗ trợ một phần tài chính dựa trên tinh thần làm việc.
+ Hỗ trợ các trường hợp khó khăn, thai sản, tai nạn, …
4.3. Kiến nghị
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, thị trường ngày càng phát triển, cùng với sự hội
nhập nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp thường có nhiều thuận lợi, bên cạnh đó
cũng có nhiều thách thức lớn. Một trong những thách thức đó là sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế. Đứng trước tình hình đó mỗi doanh nghiệp
phải có những bước đi vững chắc và hướng đi rõ ràng để tồn tại và phát triển.
Đối với một doanh nghiệp thương mại, bán hàng là khâu quan trọng nhất của
hoạt động kinh doanh. Vì vậy, tổ chức tốt hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết
quả bán hàng luôn giữ vai trò quan trọng trong công tác hạch toán kế toán. Trong thời
gian qua, bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT đã thực sự trở t

Nhóm 1 Đề án môn học


hành một công cụ đắc lực, cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính kịp thời, chính xác
cho ban giám đốc công ty. Đặc biệt trong kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng, quá trình lập các chứng từ, ghi sổ kế toán, khóa sổ lập các báo cáo đến việc lưu
trữ các chứng từ, sổ và báo cáo cũng được các nhân viên kế toán tổ chức và thực hiện
theo đúng quy định, phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Bên cạnh những kết
quả đạt được, phòng kế toán cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn
thiện công tác kế toán của công ty để phù hợp với chính sách của nhà nước và đặc
điểm hoạt động của công ty.
Trong quá trình làm bài báo, nhóm đã tìm hiểu về công tác kế toán của công ty,
đặc biệt là kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Đây là cơ hội vô cùng quý
báu giúp nhóm có thể vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế và nghiên cứu. Nhóm hy
vọng rằng những kiến nghị của mình có thể góp một phần vào việc hoàn thiện và phát
triển hệ thống kế toán của công ty. Tuy nhiên, do kiến thức tích lũy còn hạn chế, thời
gian tìm hiểu không nhiều nên khó thể tránh khỏi những sai sót. Nhóm rất mong nhận
được sự góp ý của các thầy, cô để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, nhóm xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn T.S Đặng Thị
Hồng Hà đã truyền đạt kiến thức, tận tình hướng dẫn, giúp nhóm hoàn thành đề tài
này.
Nhóm 1 xin chân thành cảm ơn!

Nhóm 1 Đề án môn học


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Hướng dẫn đề án môn học, Đại học
Công nghiệp Hà Nội, NXB Thống kê.

[2]. Trương Thanh Hằng (2020), Giáo trình kế toán tài chính 1&2 – Trường Đại
học Công nghiệp Hà Nội, NXB Thống kê.

[3]. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Bài luận tốt nghiệp các khóa khoa Kế
toán- Kiểm toán, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

[4]. Bộ Tài chính (2014), Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp (ban hành
theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).

[5]. Bộ tài chính (2001-2006), Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB
tài chính 2008 và các thông tư hướng dẫn.

[6]. Chế độ chứng từ kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà
Nội.

Nhóm 1 Đề án môn học

You might also like