Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 85

To Dental Anatomy

GIỚI THIỆU MÔN HỌC


GIẢI PHẪU RĂNG
• Giải phẫu răng:
Là một môn nha khoa cơ sở nghiên cứu đại thể về
hình thái, cấu tạo của từng răng, tương quan giữa các
răng trên cung răng và giữa hai cung răng.
(không dùng kính hiển vi)
PHẦN LÝ THUYẾT GIẢI PHẪU RĂNG
TIẾT NỘI DUNG
1 BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG GIẢI PHẪU RĂNG
2-3 BÀI 2: THUẬT NGỮ
3-4 BÀI 3 : RĂNG CỬA GIỮA VĨNH VIỄN TRÊN & DƯỚI
5-6 BÀI 4: RĂNG CỬA BÊN VĨNH VIỄN TRÊN & DƯỚI

7 BÀI 5: RĂNG NANH VĨNH VIỄN TRÊN & DƯỚI


8 BÀI 6: RĂNG TIỀN HÀM 1 VĨNH VIỄN TRÊN & DƯỚI
9-10 BÀI 7: RĂNG TIỀN HÀM 2 VĨNH VIỄN TRÊN& DƯỚI
11 BÀI 8 : RĂNG HÀM 1 VĨNH VIỄN TRÊN & DƯỚI
12-13 BÀI 9 : RĂNG HÀM 2 & 3 VĨNH VIỄN TRÊN& DƯỚI
14 BÀI 10 : BỘ RĂNG SỮA VÀ GIẢI PHẪU MÔ TẢ RĂNG SỮA

15 BÀI 11 : ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ HÌNH THÁI RĂNG


ĐẠI CƢƠNG VỀ GIẢI PHẪU RĂNG
(Overview of dental anatomy)

1 Tiết

Giảng viên: Th.S. BS. Hồ Thị Thành


Email: hothithanh57@gmail.com
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong, sinh viên có khả năng
Trình bày & mô tả đƣợc:
1. Các định nghĩa về giải phẫu răng, hệ thống nhai, đơn vị
răng, bộ răng.
2. Khái quát về bộ răng sữa, bộ răng vĩnh viễn; các cấu
trúc & chức năng của răng; hệ thống nhai.
3. Các quy định về cách gọi tên răng, sơ đồ răng, ký hiệu
răng, các bộ răng, nhóm răng và nha thức răng.
Nội dung bài học

I. Một số định nghĩa


II. Một số khái niệm cơ bản
III. Khái quát về cấu trúc răng
IV. Hệ thống nhai
I. Một số định nghĩa
1. Giải phẫu răng:
Là một môn nha khoa cơ sở nghiên cứu đại thể về hình
thái, cấu tạo của từng răng, tƣơng quan giữa các răng
(R.) trên cung răng và giữa hai cung răng.
(không dùng kính hiển vi)

2. Hệ thống nhai:
Là 1 tổng thể gồm: răng, mô quanh răng (mô nha chu),
xương hàm, khớp thái dương hàm, cơ hàm, hệ thống môi,
má, lưỡi, tuyến nước bọt, hệ thống mạch máu, thần kinh
nuôi dưỡng và chi phối hệ thống nhai.
I. Một số định nghĩa (tt)

3. Cơ quan răng/đơn vị răng (tooth organ):


Đơn vị răng bao gồm răng và mô nha chu (mô quanh
răng), là 1 đơn vị hình thái và chức năng của bộ răng.
- Răng: gồm men, ngà (mô cứng) và tủy (mô mềm).
- Mô nha chu: gồm men chân R. (cement), dây chằng
quanh răng, xương ổ răng và lợi (nướu).
4. Bộ răng:
Là 1 thể thống nhất thuộc hệ thống nhai, tạo thành bởi
sự sắp xếp có tổ chức của các răng.
Con người có 2 bộ răng: bộ răng sữa & bộ răng vĩnh viễn.
Răng (chẻ dọc)

Răng 2 chân Răng 1 chân

Dây thần kinh


CÁC MÔ CẤU TẠO RĂNG:

Các mô cấu tạo răng từ ngoài vào trong bao gồm:

Men R. - Men R

Ngà R.
- Ngà R

Tủy R. - Tuỷ R
MÔ NHA CHU (MÔ QUANH RĂNG)

1. Nƣớu R

4. Dây chằng nha chu 2. Men chân R

3. Xƣơng ổ R
Răng trong xƣơng hàm

X. hàm trên

Xương hàm dưới


Bộ răng vĩnh viễn
Bộ răng sữa
(& mầm răng vĩnh viễn đang mọc)
II. Một số khái niệm cơ bản

1. Bộ răng sữa:
Là bộ răng tạm thời, gồm 20 răng, bắt đầu mọc lúc 6
tháng tuổi và mọc hoàn tất đầy đủ từ 24-30 tháng.

Bộ răng sữa có 2 nhóm R: nhóm R. cửa & nhóm R. hàm

Khoảng 6 tuổi, các R. vĩnh viễn đầu tiên sẽ mọc (gọi là


R. hàm vĩnh viễn số 1/R. số 6), sau đó các R.vĩnh viễn
còn lại sẽ dần dà mọc thêm để thay thế các răng sữa.
Bộ răng sữa
Có 2 nhóm răng: R hàm 1
Răng cửa bên
R.nanh R hàm 2

Răng cửa giữa

Hình:
Các R. sữa ở ¼ hàm
(trên & dưới)
Nhóm R. cửa
Nhóm R. hàm
1 2
BỘ RĂNG SỮA

(Không có răng tiền hàm)


Vị trí sẽ mọc R. số
6/ R hàm vĩnh
viễn 1
1. Bộ răng sữa: (tt)
1.1. Đặc điểm của bộ răng sữa:
R. sữa bắt đầu mọc ở tháng thứ 6 sau khi sinh và hoàn
tất ở khoảng 2- 2,5 tuổi. Hàm răng sữa có 20 răng, gồm:
+ 8 răng cửa
(thuộc nhóm răng cửa)
+ 4 răng nanh
+ 8 răng hàm (răng cối sữa)
B Ở hệ răng sữa không có răng tiền hàm.
20 răng sữa sẽ được thay thế bằng 20 răng vĩnh viễn.
(2 răng tiền hàm vĩnh viễn sẽ thay cho 2 R. hàm sữa)
1.1. Đặc điểm của bộ răng sữa: (tt)
Giai đoạn từ 6-7 tuổi đến 11-12 tuổi, trong miệng trẻ
sẽ tồn tại cả răng sữa và R. vĩnh viễn.
Vì vậy hàm răng ở trong giai đoạn này được gọi là
hàm hổn hợp.

Mầm R.
vĩnh viễn
Hàm hổn hợp
II. Một số khái niệm cơ bản
2. Bộ răng vĩnh viễn:
Gồm 32 răng
Răng vĩnh viễn đầu tiên là R. hàm thứ nhất mọc lúc
6 tuổi (còn gọi là răng số 6).

Đến 7 tuổi các R. cửa sữa bắt đầu lung lay để R. vĩnh
viễn mọc lên thay thế.
(R. dưới thường mọc trước, R. trên mọc sau; các răng
hàm thứ 2 thường mọc lúc 12 tuổi).
Hàm răng vĩnh viễn có 3 nhóm răng: nhóm R. cửa,
nhóm răng tiền hàm và nhóm răng hàm.
Bộ răng vĩnh viễn
* Có 3 nhóm răng:
2 1
3 Tiền Nhóm
Nhóm R hàm hàm R cửa
Hàm răng vĩnh viễn
Hàm trên
Răng cửa giữa R. cửa
Răng cửa bên

Răng nanh Răng


R. tiềnhàm
tiền hàm 1

Răng tiền hàm 2


Răng hàm 1 (R. số 6)
Răng hàm 2 R. hàm
(R. số 7) Răng hàm 3 (R. khôn)
Răng hàm 3 (R. khôn)
Răng hàm 2
Răng hàm 1 (R. số 6)
Răng tiền hàm 2 Răng tiền hàm 1

Răng nanh Răng cửa bên


Răng cửa giữa

Hàm dƣới
Bộ răng vĩnh viễn (32 răng)
Mọc răng vĩnh viễn
2. Bộ răng vĩnh viễn (tt)
* Chú ý:
12 tuổi coi như hoàn tất việc thay R. sữa bằng
R.vĩnh viễn, lúc này có 28 răng, gồm:
+ 8 R. cửa
+ 4 R. nanh
+ 8 R. tiền hàm (răng cối nhỏ)
+ 8 R. hàm (răng cối lớn)
(Lúc này R. hàm thứ 3 chưa mọc)

Răng khôn (R.hàm thứ 3/R. số 8) mọc rất trễ


từ 18- 25 tuổi thường hay mọc lệch, gây tai biến.
(Như vậy có tất cả 12 răng hàm vĩnh viễn)
Răng khôn mọc lệch
2. Bộ răng vĩnh viễn (tt)

Tóm lại:
Bộ răng vĩnh viễn có 32 răng, bắt đầu mọc từ 6-7 tuổi
và hoàn tất từ 18-25 tuổi để thay thế các R. sữa.
(ngoại trừ R. số 6,7& 8 không thay cho R. sữa nào cả)
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (tt)

3. Nha thức (công thức răng):


Nha thức là 1 dãy chữ và số dùng để biểu diễn số
lượng răng của từng nhóm R. ở 1 bên hàm.
( ½ hàm trên & ½ hàm dưới, thường được dùng
trong phân loại động vật).

Như vậy sẽ có nha thức cho bộ R sữa & nha


thức cho bộ R. vĩnh viễn.
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (tt)
3. Nha thức:
Nha thức bộ răng sữa:

Cửa 2 Nanh 1 Hàm sữa 2 = 10


2 1 2
Nha thứcbộ
Nha thức bộrăng
răngvĩnh
vĩnhviễn:
viễn:

Cửa 2 1 2 3
Cửa Nanh
Nanh tiền
Tiền hàm
hàm hàm
Hàm = 16
2 1 2 3
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (tt)
3. Nha thức: (tt)

Nha thức bộ răng vĩnh viễn:

2 1 2 3
Cửa Nanh Tiền hàm Hàm = 16
2 1 2 3
Nha thức (sách tiếng Anh)

Đối với hàm


R. sữa

Đối với hàm


R. vĩnh viễn

I: Incisor, C: Canine
P: Premolar, M: Molar
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (tt)

4. Tên răng- sơ đồ răng- ký hiệu răng:


4.1 Cách gọi tên răng:
Có nhiều hệ thống gọi tên răng, 3 hệ thống
thường dùng gồm:
Hệ thống Palmer
Hệ thống FDI (Federal Dental International)
(Liên đoàn nha khoa quốc tế)

Hệ thống Universal
4. 1. Cách gọi tên răng:

CÁCH GỌI TÊN RĂNG THEO HỆ THỐNG PALMER:

* R. sữa:

* R. Vĩnh viễn:

* Ký hiệu: R số 3 vĩnh viễn trên


bên phải

R số 4 sữa dưới bên trái : D


Ký hiệu răng theo hệ thống Palmer

* Đối với răng sữa:


Ký hiệu răng theo hệ thống Palmer
* Đối với răng vĩnh viễn:
4.1. Cách gọi tên răng: (tt)
Federal Dental
CÁCH GỌI TÊN RĂNG THEO FDI: International

Trước tiên là số của phần tƣ hàm, tiếp theo là số thứ tự


của R ở ¼ hàm đó.

Đối với R vĩnh viễn: số của phần tư hàm từ 1-4

Đối với R sữa: số của phần tư hàm từ 5- 8


CÁCH GỌI TÊN RĂNG THEO FDI (tt)

* Quy ƣớc về số của ¼ hàm:(tt)


Đối với hàm răng vĩnh viễn:
1 2

4 3

Ví dụ:
¼ hàm trên bên phải (từ R. số 1đến số 8) gọi là
phần hàm 1
¼ hàm dưới bên trái (từ R. số 1đến số 8) gọi là
phần hàm 3
* Quy ước về phần hàm: (FDI)
Đối với hàm răng sữa:
5 6

8 7

1/4 phần hàm trên bên phải (từ R. số 1 đến R. số 5)


gọi là phần hàm 5

1/4 phần hàm trên bên trái (từ R. số 1 đến R. số 5)


gọi là phần hàm 6
**Quy ước về số của răng: (FDI)
Đối với răng vĩnh viễn:
Số của răng được tính đầu tiên từ răng ở sát
đường giữa 2 răng cửa giữa vào trong.

1 2
8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8

8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8
4 3
** Quy ước về số của răng: (tt) (FDI)
Đối với răng sữa:

5 6
5 4 3 2 1 1 2 3 4 5

5 4 3 2 1 1 2 3 4 5

8 7
*CÁCH GỌI TÊN RĂNG: (FDI)

Tên răng được gọi theo số của phần hàm trước,


tiếp theo là số của răng.
Răng vĩnh viễn: R. cửa giữa bên phải: R. 11

1 2
8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8

8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8

4 3
*CÁCH GỌI TÊN RĂNG: (FDI)
Tên răng:
Răng sữa: R. cửa bên bên trái : R. 62

5 6
5 4 3 2 1 1 2 3 4 5

5 4 3 2 1 1 2 3 4 5
8 7
Cách gọi tên răng theo FDI
(Răng sữa)
4. Tên răng- sơ đồ răng- ký hiệu răng: (tt) 1 2
4.2 Sơ đồ răng: 4 3

*Sơ đồ răng: là sơ đồ biểu diễn vị trí từng răng trên


các phần tư hàm của răng trên hai hàm

SƠ ĐỒ RĂNG VĨNH VIỄN

(Ghi bệnh án/ Nha bạ)


4.2 Sơ đồ răng: (tt)

SƠ ĐỒ RĂNG SỮA
Ghi bệnh án/ Nha bạ
4. Tên răng- sơ đồ răng- ký hiệu răng: (tt)

4.3. Ký hiệu răng:


1 2
Ký hiệu răng vĩnh viễn: (FDI)
4 3

- Viết: R. 11 (thay cho ký hiệu 1 (đọc răng


một một , không đọc răng mười một)
- Viết R. 34 ( thay ký hiệu 4 . Đọc răng ba bốn)

5 6
Ký hiệu răng sữa (FDI)
8 7
- Viết R. 73 (thay cho 3 , đọc răng bảy ba)
- Viết R. 65 (thay cho 5 , đọc răng sáu năm)
III. KHÁI QUÁT VỀ CẤU TRÚC RĂNG
3.1. Các phần của răng:
Mỗi R. gồm có phần thân & chân răng. Giữa thân &
chân là đường cổ răng (cổ R. giải phẫu) là 1 đường
cong, còn gọi đường nối men- cement.

Thân R.
Đường cổ R.

Chân R.
III. KHÁI QUÁT VỀ CẤU TRÚC RĂNG
3.2. Các mô cấu tạo răng:
Các mô cấu tạo răng từ ngoài vào trong bao gồm:

Men R.

Ngà R.

Tủy R.
3.2. Các mô cấu tạo răng (tt)

a• Men R: ở lớp ngoài cùng, bao bọc mặt ngoài


thân răng. Đây là mô cứng nhất của cơ thể.
b• Ngà R: nằm ngay sát dưới lớp men R. & men
chân răng, cũng là lớp mô cứng nhưng mềm
hơn men R.
c• Tủy R: ở trong cùng, ở trong một hốc rỗng chứa
thần kinh và mạch máu. a
b
c
III. KHÁI QUÁT VỀ CẤU TRÚC RĂNG
3.3. Mô nâng đỡ răng (Mô nha chu/mô quanh R.)
Gồm có:

4 Nướu răng

1 Men chân răng


2 Dây chằng
nha chu

3 Xương ổ R
ADAM
Men chân răng
(Cement)

Dây chằng
nha chu
Nướu
3.3. Mô nâng đỡ răng/mô nha chu
3.3.1. Men chân răng (hay cement răng):
Là lớp mô cứng bao phủ mặt ngoài lớp ngà chân R.

Men chân R.
.
3.3. Mô nâng đỡ răng/mô nha chu (tt)
3.3.2 Dây chằng nha chu:
Là lớp mô liên kết mỏng (khoảng 0,25 mm) nằm
giữa men chân R. & thành xương ổ răng, giữ vững R.
trong ổ răng, giúp cảm nhận cảm giác khi ăn nhai &
truyền lực để tránh tác dụng có hại của lực nhai.

Dây
chằng
nha
chu
Men chân răng
Dây chằng quanh răng (Cement)
(Periodontal ligament)
3.3. Mô nâng đỡ răng/mô nha chu (tt)
3.3.3. Xương ổ răng:
Là phần xương hàm trên & dưới bao quanh các chân R.
Xương ổ R. giúp R. được giữ vững chắc trong x. hàm.
Khi xương ổ R. bị tiêu (nhiễm trùng/bệnh viêm nha
chu) thì răng sẽ lung lay và có thể bị rụng sớm.

Xương ổ răng Xương ổ răng


Xương ổ răng Xương ổ răng

Ổ răng sau nhổ


3.3. Mô nâng đỡ răng/mô nha chu (tt)
4. Nướu răng (lợi răng):
Là phần mô mềm ôm quanh cổ R. Nướu răng gồm
có phần nướu rời và phần nướu dính.

Nướu răng
Nướu răng
Nướu răng (lợi)

Nướu rời

Nướu dính
Nướu răng (Lợi)
Nướu răng Nướu răng

Xương ổ răng
Xương ổ răng

Trên răng cắt dọc


Tóm tắt:
Các mô cấu tạo răng gồm có:
1. Men răng
2. Ngà răng
3. Tủy răng
Tóm tắt: (tt)
Các mô quanh răng (mô nha chu) gồm có:
1. Men chân răng
2. Dây chằng quanh răng (Dây chằng nha chu)
3. Xương ổ răng
4. Nướu răng
4. Chức năng của răng:

a .Ăn nhai:
Răng dùng để nhai nghiền thức ăn cần thiết cho sự
tiêu hoá.
4. Chức năng của răng (tt)

a. Ăn nhai: (tt)
Tùy theo răng có các chức năng sau:
R. cửa R. nanh R. tiền hàm R. hàm

Cắn /cắt Cắn /xé


Cắn /xé Xé /nhai Nhai nghiền
thức ăn thức ăn nghiền thức ăn
4. Chức năng của răng: (tt)
b. Phát âm:
Răng giúp cho việc phát âm được đúng và rõ ràng.

/th/ as in think
4. Chức năng của răng: (tt)
c. Thẩm mỹ:
- Hàm R. có vai trò q.trọng đối với thẩm mỹ khuôn
mặt.

3 yếu tố ở răng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm


mỹ khuôn mặt ở mỗi người:
+ Có hay mất R.
+ R. mọc đều hay không đều
+ Màu sắc của R.
Răng đẹp đời vui
Khuôn mặt xinh đẹp
Ôi răng đâu rồi?
Hàm răng xấu, mặt làm sao đẹp!
Eo ôi!
4. Chức năng của răng: (tt)

d. Giúp cho sự phát triển xương hàm:


Ngoài các chức năng trên, răng còn có chức năng
giúp kích thích sự phát triển của xương hàm (đặc biệt
chiều cao cung R.) qua hoạt động ăn nhai.
IV. HỆ THỐNG NHAI

* Nhắc lại định nghĩa:


Hệ thống nhai là 1 tổng thể gồm: răng, mô
nha chu, xương hàm, khớp thái dương hàm, cơ
hàm, hệ thống môi, má, lưỡi, tuyến nước bọt,
hệ thống mạch máu, thần kinh nuôi dưỡng và
chi phối hệ thống nhai.
IV. HỆ THỐNG NHAI (tt)

Chức năng của hệ thống nhai:

- Ăn nhai: bú, cắn, nhai, nghiền, nuốt

- Ngôn ngữ, giao tiếp: biểu đạt tư duy bằng


lời nói, thể hiện cảm xúc (biểu cảm)

- Thẩm mỹ
Xoang miệng

Thắng môi
Răng
Vòm

miệng

Lưỡi

Hạnh nhân
Lưỡi gà
Thắng môi Lợi (nướu)
Xoang miệng

Thắng/phanh môi

Thắng/phanh
Vòm khẩu cứng lưỡi

Vòm khẩu mềm Thắng/phanh môi


Lưỡi

Lưng lưỡi
Bụng lưỡi

Hông lưỡi
Answer
1. Hàm răng sữa có:
- 20 răng và 2 nhóm răng
(nhóm R. cửa & nhóm R. hàm)

2. Hàm R. vĩnh viễn có:


- 32 răng và 3 nhóm răng
(nhóm R. cửa, nhóm R. tiền hàm & nhóm R. hàm)

3. Răng vĩnh viễn mọc không thay thế cho R. sữa nào cả là
rang hàm vĩnh viễn số 6 (răng hàm 1), răng hàm 2 & 3.
Chọn câu đúng nhất
1. Bộ răng sữa gồm có
Đ A. 20 răng C. 28 răng
B. 24 răng D. 32 răng
2. Con người có các bộ răng sau:
A. Bộ răng sữa Đ C. Bộ răng sữa và bộ răng vĩnh viễn
B. Bộ răng vĩnh viễn D. Bộ răng sữa, bộ răng vĩnh viễn
và bộ răng hổn hợp
3. Đơn vị răng bao gồm:
Đ A. Răng & mô nha chu C. Răng & khớp thái dương hàm
B. Răng & xương hàm D. Răng & hệ thống môi, má, lưỡi
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VÀ THAM KHẢO

* Sách giáo khoa:


- Hoàng Tử Hùng (2008). Giải phẫu răng. Hồ Chí Minh,
Việt Nam: Nhà xuất bản y học.

* Sách và tài liệu tham khảo chính:


- Woelfel’s Dental Anatomy 8th edition (2011).
- Gumber, P., Solanki, A., Chi, H.& Fansa, Hassan S.
(slideshare)
ANY QUESTION?
Đã chú ý lắng nghe

You might also like