Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG

HỌC PHẦN
HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
GIẢNG VIÊN

PGS. TS. NGUYỄN VĂN YẾN

09/06/2021 1
BĂNG TẢI

1- Giới thiệu băng tải


- Băng tải (Còn được gọi là băng chuyền) là máy vận chuyển vật liệu theo phương ngang là chính,
bằng cách cho vật liệu nằm trên một mặt băng chuyển động. Vật liệu cần chuyển được đặt lên một
đầu băng và sẽ được băng tải mang đến đầu kia. Trong nhiều trường hợp cần phải tháo liệu giữa
chừng có thể dùng các tấm gạt hoặc xe tháo di động.
BĂNG TẢI

- Băng tải có các đặc điểm như sau:


+ Không làm hư hỏng vật liệu, do vật liệu không có chuyển động tương đối với mặt băng.
+ Có thể áp vận chuyển nhiều loại sản phẩm khác nhau như các loại vật liệu rời, vật liệu dạng khối
hoặc các loại vật liệu không đồng nhất.
+ Có khả năng vận chuyển tương đối xa.
+ Chiếm nhiều diện tích và không gian lắp đặt.
+ Tiêu tốn năng lượng trên một đơn vị khối lượng vận chuyển tương đối cao
BĂNG TẢI

- Ngày nay, băng tải được sử dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp.
+ Tại các bến bãi, dùng để vận chuyển vận chuyển khai thác tài nguyên, vật liệu vật liệu đến nơi tập
kết cảu cơ sở sản xuất.
+ Trong phân xưởng sản xuất, vận chuyển vật liệu, bán sản phẩm, sản phẩm đến các vị trí làm việc
trong dây chuyền sản xuất, đến nơi đóng gói sản phẩm (Hình 2-2).
BĂNG TẢI

+ Vận chuyển sản phẩm từ nới sản xuất đến kho lưu trữ.
+ Trong kho lưu trữ, đưa sản phẩm vào các vị trí nhập kho, chuyển sản phẩm từ kho ra ngoài, xuất
khocho khách hàng.
+ Sử dụng tại ga hàng không, nhận và trả hành lý cho khách hàng
+ Sử dụng tại các siêu thị, vận chuyển hàng hóa.
+ Sưu dùng tai một số thư viện, vận chuyển sách, ấn phẩm.
BĂNG TẢI

2- Kết cấu băng tải


- Băng tải có bộ phận kéo là bộ truyển đai. Máy dùng mặt dây đai (còn gọi là băng) làm
bộ phận mang vật. Vật liệu rời vụn, hoặc dạng khối được đặt trực tiếp trên mặt băng.
- Các bộ phận chủ yếu của bằng tải gồm có:
+ Bánh đai (1), còn được gọi là tang, gồm có bánh đai dẫn và bánh đai bị dẫn. Bánh đai
dẫn thường đặt ở phía cuối hướng chuyển động của dòng vật liệu;
+ Dây đai (2), cùng với bánh đai tạo thành bộ truyền đai, kéo vật liệu chuyển động;
H

L1
L
BĂNG TẢI

+ Con lăn đỡ (3), dùng để đỡ dòng vật liệu, giữ cho băng không bị võng xuống;
+ Con lăn chuyển hướng (4), dùng để chuyển hướng chuyển động của dòng vật liệu;
+ Bộ phận nạp liệu (5), để đưa vật liệu lên mặt băng;
BĂNG TẢI

+ Kết cấu kim loại (6), dùng để gá đặt các bộ phận của máy;
+ Bộ phận tháo liệu (7), dùng để dẫn vật liệu về nơi tập kết. Bộ phận tháo liệu thường đặt
ở cuối hành trình, cũng có thể đặt ở giữa hành trình chuyển động;
+ Thiết bị phanh hãm, để dừng máy khi cần thiết, ngăn ngừa các sự cố nguy hiểm có thể
xảy ra;
+ Bộ phận căng đai, để tạo lực căng ban đầu trong dây đai, tạo lực ma sát giữa dây đai và
bánh đai;
+ Bộ phận làm sạch mặt băng;
+ Trạm dẫn động, để dẫn động cho băng tải hoạt động. Trạm dẫn động gồm có động cơ,
hộp giảm tốc.
BĂNG TẢI

3- Các thông số hình học chủ yếu của băng tải:


- Chiều dầy của tấm băng, ký hiệu là h, đơn vị đo là mm. Giá trị của h được xác định qua số lớp vải (z)
trong lõi của tấm băng.
- Chiều rộng tấm băng B, mm. Giá trị của B được lấy theo chiều dày h, hoặc số lớp vải lõi của tấm
băng.
- Đường kính bánh đai (tang) D, mm. Giá trị của D được lấy theo chiều dày của băng,
D = (30  40).h; hoặc lấy theo số lớp vải trong lõi, D = K.Z. Với K là hệ số tính toán. Giá trị của K được
chọn tùy thuộc vào tính chất lớp vải lõi, hay khả năng chịu tải của lớp vải lõi.
- Chiều dài của tang l, mm. Lấy l = B + (100÷200) mm.
- Đường kính con lăn đổi hướng dđh, mm; có thể lấy dđh = (0,5  0,7).D;
- Đường kính của con lăn đỡ dcl, mm; có thể lấy dcl = (0,3  0,5).D, và chọn theo dãy số tiêu chuẩn:
89, 108, 133, 159, 194 mm.
- Bước đặt con lăn trên nhánh băng mang vật liệu t, mm; có thể lấy t = 1,0  1,5 m; bước đặt con lăn
trên nhánh băng không mang vật liệu, t’ = 2.t . Bước con lăn được chọn để đảm bảo độ võng của
băng không vượt quá 0,025.t.
BĂNG TẢI

- Chiều dài vận chuyển vật liệu của băng tải L, mm.
- Chiều cao vận chuyển vật liệu của băng tải H, mm.
- Chiều dài đoạn đặt băng theo phương nghiêng, L1, mm.
- Góc nghiêng đặt băng, β, độ. Có tanβ = H/L1. Khi chọn góc nghiêng quá lớn, vật liệu sẽ bị
trượt trên mặt băng. Góc nghiêng giới hạn của một số loại vật liệu, khi vận chuyển trên
băng vải cao su phẳng có thể lấy theo Bảng 6-7.
- Kết cấu khung băng chuyền, tải trọng an toàn.
- Chất liệu dây băng – thường là PVC, PU với chiều dày an toàn.
- Biến tần băng chuyền – điều khiển tốc độ an toàn và đảm bảo thời gian thao tác,
thường từ 10 – 60 m/ phút.
- Hệ thống đèn chiếu sáng không gây mỏi mắt, tiết kiệm điện.
BĂNG TẢI

4- Các thông số động lực học của băng tải


- Vận tốc di chuyển của dòng vật liệu, vdc, m/s. Vận tốc di chuyển của băng được chọn
tùy thuộc vào tính chất của vật liệu vận chuyển và chiều rộng của băng, để đạt năng
suất cao và vật liệu không bị bay, không bị trượt, không bị rơi khỏi mặt băng. Vận
chuyển vật liệu dạng khối, hoặc bao bì, chọn vận tốc di chuyển trong khoảng 0,3÷1,0
m/s.
- Năng suất vận chuyển, Qt, T/h hoặc m3/h.
Năng suất vận chuyển được tính theo công thức:
Q t = 3600. A. vdc . γ. k β , (t/h)
Q t = 3600. A. vdc . k β , (m3/h)
Trong đó:
γ là khối lượng của một m3 vật liệu, T/m3; có thể lấy γ = ρ.φ; với ρ là khối lượng riêng của
vật liệu; giá trị ρ của một số vật liệu lấy theo Bảng 6-7; φ là hệ số chứa đầy tiết diện; có
thể lấy giá trị của φ theo Bảng 6-8.
vdc là vận tốc di chuyển của dòng vật liệu, m/s;
kβ là hệ số giảm năng suất do nghiêng dốc, kβ được chọn theo Bảng 6-6.
A là diện tích mặt cắt ngang của dòng vật liệu, m2 ;
BĂNG TẢI

- Công suất động cơ, Pđc, kW. Công suất động cơ lấy theo dãy số tiêu chuẩn, và đảm bảo
điều kiện Pđc ≥ Pct. Trong đó Pct là công suất cần thiết trên trục động cơ, Pct được tính
theo công thức:
Qt
Pct = . H + L. C0
360. 0
Trong đó: 0 là hiệu suất của hệ thống dẫn động;
C0 là hệ số cản. Giá trị của hệ số cản C0 phụ thuộc vào loại máy, đặc điểm
tuyến đường vận chuyển, chất lượng lắp ráp băng chuyền. Hệ số C0 được xác định bằng
thực nghiệm, hoặc được tính toán theo các hệ số cản thành phần.
- Lực căng trên nhánh đai có vật liệu, Fv, N. Lực căng trên nhánh đai không chứa vật liệu,
Fkh, N. Lực Fv và Fkh được tính như sau:
Fv = F0 + Fk/2; Fkh = F0 – Fk/2
Trong đó F0 là lực căng ban đầu trong dây đai. Có thể lấy:
F0 = (1,15÷1,25)×Fk
Lực căng Fv dùng để tính toán chọn tiết diện ngang của đai, hoặc kiểm tra độ bền của dây
đai.
BĂNG TẢI

5- Tính hệ số lực cản C0 theo các lực cản thành phần


- Trong công thức tính công suất cần thiết trên trục động cơ gồm có hai phần: Công suất để nâng
dòng vật liệu lên độ cao H (PctH) và công suất để di chuyển dòng vật liệu theo phương ngang (PctL).
- Thành phần công suất để di chuyển theo phương ngang PctL được tính theo công thức:
FkL . vdc Qt
PctL = = . L. C0
1000. 0 360. 0
Trong đó FkL là lực kéo dòng vật liệu di chuyển theo phương ngang. FkL bằng lực cản chuyển động của
băng tải theo phương ngang (Fc). Do đó ta có:
360. Fc . vdc
C0 =
Qt . L. 1000
+ Tính lực cản chuyển động ngang của băng tải FC:
Fc = Fcl + Ftg +Fđc + Fct + Fdt + Fls
BĂNG TẢI

Trong đó:
Fcl là lực cản chuyển động do ma sát trong ổ của các con lăn đỡ;
Ftg là lực cản chuyển động do ma sát trong ổ của tang dẫn, tang bị dẫn và tang đổi hướng;
Fđc là lực cản chuyển động khắc phục độ cứng của băng khi vòng qua tang;
Fct là lực cản tại bộ phận chất tải;
Fdt là lực cản tại bộ phận dỡ tải;
Fls là lực cản tại bộ phận làm sạch mặt băng.
+ Lực cản Fcl trên đoạn băng có chiều dài l, được tính theo công thức:
Fcl = Gcl + q. g. l . C (2 − 7)
Trong đó:
Gcl là tổng trọng lượng của các con lăn trên đoạn băng có chiều dài l, N;
q là khối lượng một mét chiều dài băng và vật liệu trên băng, kg/m;
g là gia tốc trọng trường, m/s2. Có thể lấy gần đúng g = 10m/s2;
C là hệ số cản chuyển động do ma sát trong ổ đỡ các con lăn.
BĂNG TẢI

+ Lực cản chuyển động do ma sát trong ổ của tang Ftg được tính theo công thức:
Ftg = (Fv + Fr + Gtg).
Trong đó: Fv là lực kéo của nhánh đai đi vào tang; Fr là lực kéo của nhánh đai đi ra khỏi tang;  là hệ
số tính toán.
+ Lực cản chuyển động khắc phục độ cứng của băng khi vòng qua tang, Fđc, được tính theo công
thức:
Fđc = K.B.Z
Trong đó: K là hệ số tính toán; B là chiều rộng của băng, mm; Z là số lớp vải trong lõi băng.
Giá trị của K phụ thuộc vào đường kính tang (Dtg).
+ Lực cản tại bộ phận chất tải Fct được tính theo công thức:
Q
Fct = t . φ. vdc
3,6
Với φ là hệ số tính toán, kể đến ma sát của vật liệu với thành phễu;
BĂNG TẢI

+ Lực cản tại bộ phận dỡ tải Fdt được tính theo công thức:
Fdt = (27÷36).q.g.B
Nếu dỡ tải bằng cách cho rơi tự do ở cuối hành trình, thì lấy Fdt = 0.
+ Lực cản tại bộ phận làm sạch mặt băng Fls được tính theo công thức:
Fls = fls.B
Với fls là lực cản làm sạch trên một mét chiều rộng băng.
Hẹn gặp lại
See you again!

09/06/2021 17

You might also like