Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG

HỌC PHẦN
HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
GIẢNG VIÊN

PGS. TS. NGUYỄN VĂN YẾN

20/09/2022 1
MÁNG CHUYỂN, VÍT CHUYỂN

1- Máng chuyển không có dẫn động


a) Máng phẳng
- Được dùng nhiều trong sản xuất, vì máng có kết cấu đơn giản, giá thành thấp, không tiêu tốn
năng lượng để vận chuyển vật liệu.
- Máng phẳng thường dùng kết hợp với các thiết bị khác trong hệ thống vận chuyển vật liệu.
MÁNG CHUYỂN, VÍT CHUYỂN
MÁNG CHUYỂN, VÍT CHUYỂN

- Máng phẳng có kết cấu như trên Hình vẽ. Đây là loại máy chuyển đơn giản nhất.
Góc nghiêng  của máng có thể chọn trong khoảng 150  200
Nguyên tắc vận chuyển rất đơn giản: Dựa vào trọng lượng bản thân của vật, khi góc
nghiêng lớn hơn góc ma sát, vật tự trượt xuống.
- Nguyên tắc vận chuyển của máng phẳng: Vật tự trượt xuống dưới do trọng lượng bản
thân của vật; trọng lượng G được chia thành hai phần, phần Ft song song với mặt máng,
sẽ kéo vật trượt xuống; phần Fn vuông góc với mặt máng sẽ tạo nên lực Fms cản trở
chuyển động trượt của vật.


MÁNG CHUYỂN, VÍT CHUYỂN

- Điều kiện để vật tự trượt xuống là: Góc nghiêng của máng phải lớn hơn góc ma sát giữa
vật liệu với mặt máng.
- Máng phẳng có ưu điểm: Kết cấu đơn giản, giá thành rất rẻ, dễ dàng chế tạo, lắp đặt,
không tốn năng lượng để di chuyển vật liệu. Máng phẳng có nhược điểm: Vật phải có độ
cao nhất định so với điểm tập kết. Do đó quãng đường vận chuyển vật liệu không thể lớn.
Máng phẳng thường dùng để vận chuyển hàng hóa từ các phương tiện vận chuyển (ô tô,
tầu hỏa, …) xuống mặt đất. Máng phẳng có thể vận chuyển được vật liệu rời vụn và vật
dạng khối.
MÁNG CHUYỂN, VÍT CHUYỂN

b) Máng con lăn


- Máng con lăn có ma sát lăn sẽ nhỏ hơn ma sát trượt rất nhiều. Góc nghiêng  có thể lấy bằng 5  70
đối với vật có đáy cứng, và lấy 12  170 đối vật có đáy mềm.
MÁNG CHUYỂN, VÍT CHUYỂN

- Máng con lăn có kết cấu như hình vẽ. Máng gồm nhiều con lăn có đường kính như nhau, được
lắp ghép với nhau, sao cho đường tâm của các con lăn nằm trong cùng một mặt phẳng
- Nguyên tắc vận chuyển vật trên máng con lăn cũng tương tự như trên máng phẳng; dựa vào
trọng lượng bản thân của vật, vật tự di chuyển xuống dưới. Do ma sát lăn nhỏ hơn nhiều so với
ma sát trượt, nên góc nghiêng β của máng con lăn nhỏ nhiều so với máng phẳng.
- Chiều dài vật phải lớn hơn 3 lần bước con lăn.

- Máng con lăn chỉ dùng để vận chuyển vật dạng khối, tốt nhất là đáy cứng; nếu vật liệu rời vụn phải
chứa trong các thùng có đáy cứng.
- So với máng phẳng, máng con lăn có ưu điểm: Với cùng một độ cao sẵn có, quãng đường vận
chuyển vật của máng con lăn dài hơn so với máng phẳng. Có nhược điểm là: Kết cấu phức tạp, đắt
tiền hơn so với máng phẳng.
MÁNG CHUYỂN, VÍT CHUYỂN

8- Máng chuyển có con lăn dẫn động


- Máng cũng gồm nhiều con lăn có đường kính như nhau, được lắp ghép với nhau, sao cho đường
tâm của các con lăn nằm trong cùng một mặt phẳng. Điểm khác là trong số các con lăn của máng có
một số nhóm con lăn được dẫn động bằng động cơ. Hoặc toàn bộ con lăn được dẫn động.
MÁNG CHUYỂN, VÍT CHUYỂN
MÁNG CHUYỂN, VÍT CHUYỂN

- Kết cấu của máng có con lăn dẫn động như trên hình vẽ.
Thông thường mỗi nhóm con lăn được dẫn động gồm có 03 con lăn nằm cạnh nhau.
Khoảng cách giữa các nhóm con lăn được dẫn động được xác định bằng thực nghiệm. Máng chuyển
con lăn dẫn động có thể đặt nằm ngang (β = 00), và quãng đường vận chuyển vật của máng không bị
hạn chế.
- Máng chuyển có con lăn dẫn động chỉ vận chuyển được vật dạng khối, đảm bảo kích thước chiều
dài b ≥ 3.tc.
MÁNG CHUYỂN, VÍT CHUYỂN

- Nguyên tắc vận chuyển vật của máng con lăn dẫn động như sau: Những vật nằm trên các con lăn
được dẫn động, nhận được lực đẩy từ con lăn con lăn. Lực đẩy đủ lớn để đẩy vật di chuyển về
phía trước. Các vật nằm trên những con lăn không được dẫn động, di chuyển nhờ lực đẩy từ các
vật nằm trên con lăn được dẫn động. Số lượng vật nằm ở phía trước mỗi nhóm con lăn được dẫn
động tùy thuộc vào lực cản chuyển động của vật và lực đẩy của các con lăn được dẫn động.

- Tính lực đẩy Fđ của một nhóm con lăn được dẫn động:
+ Trọng lượng của vật nằm trên ba con lăn được dẫn động Gv, N, được tính theo công thức:
𝑄𝑣 . 𝑔. 2. 𝑡𝑐
𝐺𝑣 =
𝑏
Với Qv là khối lượng của một vật, kg.
+ Lực đẩy của các con lăn được dẫn động chính bằng lực ma sát giữa con lăn và vật:
Fđ = Fms = Gv.f
Với f là hệ số ma sát của bề mặt tiếp xúc giữa con lăn và vật.
MÁNG CHUYỂN, VÍT CHUYỂN

- Tính công suất cần thiết trên trục động cơ Pđc dẫn động cho một nhóm con lăn:
𝐾. 𝐹đ . 𝑣𝑑𝑐
𝑃đ𝑐 =
𝑐𝑙 . 0
Trong đó:
K là hệ số tải trọng tính, kể đến tải trọng động và mức độ chính xác khi tính tải trọng;
vdc là vận tốc di chuyển vật của máng chuyển, m/s;
cl là hiệu suất của nhóm con lăn được dẫn động, kể đến tổn thất công suất do ma sát
trong ổ đỡ các con lăn;
0 là hiệu suất của hệ thống dẫn động từ động cơ đến nhóm con lăn được dẫn động.
- Tính năng suất vận chuyển Qt, T/h, của máng có con lăn dẫn động:
𝑄𝑣 . 𝑣𝑑𝑐 . 3600
𝑄𝑡 =
1000. 𝑏
MÁNG CHUYỂN, VÍT CHUYỂN

-
Máy chuyển quán tính
Máy chuyển quán tính có hai loại; Máng rung và máng lắc. Hai loại này khác nhau ở tần số và biên độ
dao động của máng, nguyên lý vận chuyển vật liệu cũng khác nhau.
a) Máng rung có kết cấu như trên Hình 7.4.
Các bộ phận của máng rung:
1 - Khâu đàn hồi; để máng có thể dao động
2 - Bộ phận nạp liệu; đưa vật liệu máng
3 - Máng; dùng chứa liệu và vận chuyển vật liệu
4 - Bộ phận tháo liệu; đưa vật liệu đến nơi tập kết
5 - Bộ phận gây rung: gồm động cơ làm quay bánh lệch tâm; tạo dao động cho máng theo phương
nghiêng so với phương nằm ngang
Thông số chủ yếu của máng rung:
- Biên độ dao động (A), thường dùng: 0,5 đến 1,5 mm
- Số lần dao động, thường dùng 1400 đến 3000 dđ/ph
- Năng suất vận chuyển, có thể đạt đến 600 tấn/h
- Chiều dài vận chuyển L.
MÁNG CHUYỂN, VÍT CHUYỂN

-
Cách vận chuyển vật liệu của máng rung:
- Máng dao động qua lại theo phương nghiêng; vật liệu tiến về phía trước (sang bên phải)
- Khi máng đi sang bên phải, tác dụng một lực vào hạt vât liệu, làm hạt vật liệu bắn lên. Khi hạt vật
liệu tách rời khỏi máng, máng lùi về bên trái. Lúc hạt vật liệu rơi xuống, gặp máng đi sang phải, máng
lại tác dụng lực làm hạt vật liệu bắn lên. Hạt vật liệu di chuyển về phía trước theo kiểu cóc nhảy.
Ưu nhược điểm của máng rung:
- Năng lượng để vận chuyển nhỏ hơn máng lắc
- Máng ít bị mòn
- Năng suất vận chuyển thường đạt cao hơn máng lắc
- Nguyên tắc vận chuyển phức tạp, rất khó điều chỉnh biên độ và tần số để đạt năng suất vận chuyển
tốt nhất.

2
3

5 4
MÁNG CHUYỂN, VÍT CHUYỂN

-
b) Máng lắc có áp suất thay đổi (Hình 7.5).
Khi máng di chuyển sang trái, đồng thời hạ xuống, áp suất của dòng vật liệu lên máng giảm. Khi máng
di chuyển sang phải, đồng thời nâng lên, áp suát của vật liệu lên máng tăng lên. Nguyên lý chuyển
vật liệu: Khi máng di chuyển sang phải, vật liệu di chuyển cùng máng do lực ma sát lớn hơn lực quán
tính. Khi máng di chuyển sang trái, vật liệu đứng lại, có sự trượt giữa vật liệu và máng do lực ma sát
nhỏ hơn lực quán tính (Lực quán tính không đổi, lực ma sát thay đổi). Biên độ dao động thường
dùng 10 đến 20 mm. Số lần dao động trong một phút là 300 đến 400 lần.

Hình 7.5: Máng lắc có áp suất thay đổi


MÁNG CHUYỂN, VÍT CHUYỂN

-
c) Máng lắc có áp suất không đổi (Hình 7.6).
Các bộ phận của máng lắc:
1 - Con lăn; để giảm ma sát khi máng dao động
2 - Bộ phận nạp liệu; đưa vật liệu máng
3 - Máng; dùng chứa liệu và vận chuyển vật liệu
4 - Bộ phận tháo liệu; đưa vật liệu đến nơi tập kết
5 - Bộ phận tạo dao động: Cơ cấu 6 khâu bản lề, tạo dao động theo phương ngang cho máng, với đặc
điểm: Đi sang bên phải chậm (gia tốc chuyển động sang phải aph nhỏ), đi về bên trái nhanh (gia tốc
chuyển động về trái atr lớn).

5 3

1
5
4
MÁNG CHUYỂN, VÍT CHUYỂN

-
Thông số chủ yếu của máng lắc:
- Biên độ dao động (A), thường dùng: 50 đến 150 mm
- Số lần dao động, thường dùng 40 đến 85 dđ/ph
- Năng suất vận chuyển, tấn/h
- Chiều dài vận chuyển L, m.
Cách vận chuyển vật liệu của mánh lắc:
- Máng dao động qua lại theo phương ngang; vật liệu tiến về phía trước (sang bên phải)
- Khi máng đi sang bên phải, vật liệu đi cùng máng. Khi máng về bên trái vật liệu dừng lại, vật liệu
trượt trên máng.
- Điều kiện vận chuyển: Sang phải Fmsph > Fqtph; về trái Fmstr < Fqttr
- Fmsph = Fmstr = m.g.f; Fqtph = m.aph < Fqttr = m.atr; do atr > aph. Có thể đạt được điều kiện vận chuyển.
Ưu nhược điểm của máng lắc:
- Máng có kết cấu chắc chắn, ít bị hỏng
- Nguyên tắc vận chuyển đơn giản, dễ dàng điều chỉnh biên độ và tần số để đạt năng suất vận chuyển
tốt nhất.
- Máng bị mòn nhanh hơn máng rung, do vật liệu trượt trên máng với áp suất lớn hơn nhiều so với
máng rung.
THIẾT BỊ PHANH HÃM SỬ
DỤNG TRONG MÁY NÂNG

3- Vít chuyển, ống chuyển


Vít chuyển
- Vít chuyển, còn được gọi là vít tải, có
lược đồ kết cấu như trên Hình vẽ.
- Các bộ phận chủ yếu của vít chuyển
gồm có:
+ Trục vít xoắn (1): Trục có mặt xoắn vít,
đóng vai trò vít trong bộ truyền vít - đai ốc.
Vít xoắn làm nhiệm vụ đẩy vật liệu về phía trước;
+ Bộ phận nạp liệu (2): Đưa vật liệu vào ống chứa liệu;
+ Ống chứa liệu (3): Ống dùng để chứa vật liệu và
che kín không cho bụi, hơi độc bay ra môi trường;
+ Bộ phận tháo liệu (4): Để dẫn vật liệu ra khỏi máng.
- Thông số chủ yếu của vít chuyển:
+ Đường kính ngoài của mặt xoắn vít Dx, mm; để vật liệu không bị kẹt trong rãnh xoắn, phải lấy Dx lớn
hơn 4 lần kích thước hạt vật liệu (đối với loại vật liệu đã phân cấp lấy Dx > 12 lần kích thước hạt); nên
chọn giá trị của Dx theo dãy số tiêu chuẩn: 100, 125, 160, 200, 250, 320, 400, 500, 630 mm;
THIẾT BỊ PHANH HÃM SỬ
DỤNG TRONG MÁY NÂNG

+ Đường kính trục db, mm, đường kính trục để lắp mặt xoắn vít phải lấy đủ lớn để chịu tải, nhưng lấy
lớn quá sẽ làm giảm không gian vận chuyển vật liệu; theo kinh nghiệm nên lấy db = 0,1.Dx + 35 mm;
+ Bước xoắn vít px, mm, (cũng là bước λ của đường xoắn vít) bước vít ảnh hưởng đến năng suất vận
chuyển; theo kinh nghiệm, nên lấy px bẳng 0,8 đến 1,0 lần Dx;
+ Số vòng quay của trục vít, n, v/ph; lấy số vòng quay nhỏ sẽ ảnh hưởng đến năng suất vận chuyển;
nếu lấy lớn quá vật liệu sẽ quay cùng vít. Thường dùng số vòng quay n = 50  150 v/ph;
+ Vận tốc di chuyển của dòng vật liệu vdc, m/s;
+ Khe hở giữa mặt xoắn vít với thành ống e, mm; khe hở được chọn hợp lý để hạt vật liệu chèn vào
khe hở gây nên kẹt tắc; theo kinh nghiệm nên lấy e lớn hơn 2 lần kích thước hạt (đối với hạt nhỏ),
hoặc nhỏ hơn một phần hai kích thước hạt (đối với hạt lớn);
+ Chiều dài trục vít xoắn lx, m; nếu chiều dài trục lớn hơn 3 mét nên làm ổ treo ở giữa để tăng độ
cứng vững cho trục; khoảng cách giữa các ổ treo tối đa là 3 mét;
+ Chiều dài vận chuyển theo phương nằm ngang L, m;
+ Góc nghiêng đặt máy so với phương nằm ngang β, độ; thường dùng β ≤ 200; trường hợp đặc biệt
có thể đến 900.
+ Năng suất vận chuyển Qt, T/h;
+ Công suất cần thiết trên trục động cơ dẫn động Pđc, kW.
+ Mô men xoắn trên trục vít xoắn T, Nmm;
+ Lực tác dụng dọc trục vít xoắn Fa, N.
THIẾT BỊ PHANH HÃM SỬ
DỤNG TRONG MÁY NÂNG

- Cách vận chuyển vật liệu của vít chuyển: Trục vít xoắn đóng vai trò vít, vật liệu trong ống đóng vai
trò đai ốc trong bộ truyền vít - đai ốc; khi chọn số vòng quay hợp lý, vật liệu không quay cùng vít; vít
quay đai ốc tịnh tiến; có nghĩa là vật liệu bị cánh vít đẩy về phía trước; mỗi vòng quay của trục vít
xoắn, vật liệu tiến về phía trước một đoạn bằng bước xoắn của vít.
- Nhận xét về vít chuyển:
+ So với máng chuyển, vít chuyển tiêu tốn năng lượng để vận chuyển một tấn vật liệu nhiều hơn;
+ Vận chuyển bằng vít chuyển, vật liệu không tung bụi, bốc hơi nóng, hơi độc ra môi trường;
+ So với ống chuyển, vít chuyển có kết cấu đơn giản hơn, làm việc chắc chắn hơn; nhưng có nhược
điểm là dễ bị kẹt do hạt vật liệu chèn vào khe hở giữa mặt xoắn vít và ống, có thể nghiền nát hạt vật
liệu;
+ Vít chuyển được sử dụng rộng rãi để vận chuyển các vật liệu có bụi, nóng, hơi độc; vít chuyển có
thể chất tải và dỡ tải ở các trạm trung gian.
THIẾT BỊ PHANH HÃM SỬ
DỤNG TRONG MÁY NÂNG

Ống chuyển
- Các bộ phận chủ yếu của ống chuyển:
+ Ống có ren trong (1), đóng vai trò đai ốc trong bộ truyền vít - đai ốc. Ống làm nhiệm vụ chứa liệu
và vận chuyển vật liệu;
+ Bộ phận nạp liệu (2): để đưa vật liệu vào ống;
+ Bộ phận tháo liệu (3): để dẫn vật liệu ra ngoài;
+ Cơ cấu quay ống (4): dùng bộ truyền bánh
răng thường; bánh răng lớn lắp cố định với ống,
có tâm quay là tâm ống; bánh răng nhỏ được dẫn
động bằng động cơ, qua hộp giảm tốc;
+ Bộ phận tựa quay (5): gồm các con lăn đặt phía
dưới ống, giữ cho ống quay tại chỗ; góc α tạo bởi
α
hai con lăn, thường dùng từ 900 đến 1200.
THIẾT BỊ PHANH HÃM SỬ
DỤNG TRONG MÁY NÂNG

- Thông số chủ yếu của ống chuyển:


+ Đường kính trong của ống D, mm; đường kính D phải lấy lớn hơn 4 lần kích thước hạt, để tránh kẹt
vật liệu trong rãnh xoắn;
+ Bước xoắn của mặt xoắn vít px, mm; bước xoắn vít thường dùng bằng một nửa đường kính D;
+ Chiều cao của cánh vít h, mm; chiều cao h thường dùng: h = (0,2  0,3).D;
+ Chiều dài vận chuyển theo phương nằm ngang L, mm;
+ Góc nghiêng đặt máy so với phương ngang β, độ; thường dùng β < 100;
+ Số vòng quay của ống n, v/ph; số vòng quay thường dùng từ 30 đến 60 v/ph;
+ Vận tốc di chuyển của dòng vật liệu vdc, m/s.
+ Năng suất vận chuyển
+ Công suất động cơ
+ Hiệu suất vận chuyển
THIẾT BỊ PHANH HÃM SỬ
DỤNG TRONG MÁY NÂNG

- Năng suất được xác định theo công thức sau:


𝐴. 𝑣𝑑𝑐 . 3600. 𝛾
𝑄𝑡 =
1000000
Trong đó:
A là diện tích của mặt cắt ngang của dòng vật liệu, mm2:
. 𝐷2 . 𝜑
𝐴=
4
Với φ là hệ số điền đầy tiết diện ống, giá trị của φ phụ thuộc vào loại vật liệu, dạng hạt, độ lớn của
hạt và góc nghiêng đặt máy, có thể lấy β theo Bảng 7-2.
vdc là vận tốc di chuyển của dòng vật liệu, m/s;
γ là khối lượng của một mét khối vật liệu, T/m3;
- Công suất động cơ tính theo công thức:
𝐾. 𝑄𝑡 . 𝐿. 𝑡𝑎𝑛𝛽 𝐾. 𝑄𝑡 . 𝐿. 𝐶0
𝑃đ𝑐 = +
360. 0 360. 0
Với: K là hệ số kể đến tải trọng động và mức độ tính chính xác tải trọng, có thể lấy giá trị K = 1,2÷1,5;
0 là hiệu suất của hệ dẫn động từ trục động cơ đến ống;
C0 là hệ số cản chuyển động của máng, giá trị của C0 phụ thuộc vào ma sát giữa vật liệu với cánh
vít xoắn, giữa hạt vật liệu với nhau và ma sát trong các con lăn tựa quay.
THIẾT BỊ PHANH HÃM SỬ
DỤNG TRONG MÁY NÂNG

- Cách vận chuyển vật liệu của ống chuyển:


+ Khi chọn số vòng quay hợp lý, vật liệu sẽ không quay cùng ống;
+ Vật liệu trong ống đóng vai trò vít trong bộ truyền vít - đai ốc;
+ Ống có mặt xoắn vít trong đóng vai trò đai ốc trong bộ truyền vít - đai ốc;
+ Đai ốc quay, vít tịnh tiến về phía trước. Mỗi vòng quay của ống, vật liệu được tiến về phía trước
một đoạn bằng bước xoắn px.
- Nhận xét về ống chuyển:
+ Ống chuyển khó chế tạo và lắp ghép hơn so với vít chuyển;
+ Khả năng xáo trộn vật liệu của ống chuyển cao hơn so với vít chuyển;
+ Năng suất vận chuyển của ống chuyển thấp hơn vít chuyển có cùng kích thước;
+ Tiêu tốn năng lượng để vận chuyển một tấn vật liệu của ống chuyển cao hơn so với vít chuyển;
+ Nếu chỉ để vận chuyển vật liệu, dùng ống chuyển có hiệu quả thấp. Ống chuyển thường dùng trong
dây chuyền sản xuất, kết hợp vận chuyển vật liệu với nguyên công sấy, phối trộn hỗn hợp vật liệu.
Hẹn gặp lại
See you again!

20/09/2022 25

You might also like