Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

…...0O0…..

BÀI TẬP LỚN


MARKETING CĂN BẢN
Đề tài:
“Phân tích hoàn cảnh và ý nghĩa, tinh thần và yếu tố Marketing trong một
đoạn phim ngắn (5-10 phút) .”

Họ và tên những sinh viên thực hiện:


Đinh Thị Yến Chi – 11220950
Phùng Hà Nhi – 11224967
Vũ Hoài Lâm – 11223248
Bùi Quang Vinh – 11226916
Nguyễn Văn Hào - 11222179
Phạm Minh Châu - 11220922
MỤC LỤC
I. Giới thiệu chung..................................................................................1
1.1, Giới thiệu chung về “Thank you for smoking”............................1
1.2, Về đoạn trích..................................................................................1
II, Phân tích đoạn trích “Thank you for smoking”.............................2
2.1, Môi trường Marketing...................................................................2
2.1.1, Môi trường vi mô.......................................................................2
2.1.2, Môi trường vĩ mô.......................................................................3
2.2, Quan điểm Marketing bán hàng...................................................4
2.2.1, Ưu điểm.....................................................................................4
2.2.2, Nhược điểm...............................................................................5
2.3, Phân tích về sự thay đổi insight khách hàng về thuốc lá:...........6
2.3.1, Khách hàng mục tiêu và insight của khách hàng.....................6
2.3.2, Nghiên cứu Marketing.............................................................7
III. Kết luận và bài học Marketing rút ra từ “Thank you for
smoking”..................................................................................................9
I. Giới thiệu chung
1.1, Giới thiệu chung về “Thank you for smoking”
"Thank You for Smoking" là một bộ phim hài kịch châm biếm do Jason Reitman đạo
diễn và phát hành năm 2005. Bộ phim thu hút sự chú ý đến thế giới đầy hoài nghi về
những thuyết khách cho thuốc lá cùng cách họ cố gắng gây ảnh hưởng tới nhận thức của
công chúng và pháp luật. Cốt truyện xoay quanh Nick Naylor, là nhân vật chính của bộ
phim và là phát ngôn viên của Học viện Nghiên cứu Thuốc lá, đồng thời anh là một
thuyết khách thông minh và khéo léo, người mở ra một cái nhìn mới cho xã hội về ngành
công nghiệp thuốc lá. Tuy nhiên, không hề có ý nghĩa như cái tên, bộ phim “Thank you
for Smoking” không cổ xúy hay mời gọi mọi người hút thuốc lá như chúng ta vẫn lầm
tưởng khi vừa nghe tên phim, mà nó còn cho thấy sự tuột dốc không phanh của việc cố
gắng tồn tại trong một ngành công nghiệp có vấn đề về đạo đức và luân lý.

1.2, Về đoạn trích


Không khó để tìm ra hay lựa chọn một phân cảnh mang tinh thần Marketing trong
"Thank you for smoking" bởi lẽ tinh thần ấy được thể hiện khá rõ ràng và xuyên suốt
trong từng giây, từng phút của bộ phim. Từ những cuộc đàm phán, hội thảo cho đến
những cuộc tranh luận hay thậm chí là cuộc hội thoại tưởng chừng như đơn giản giữa
nhân vật Nick Naylor và con trai, cũng mang hàm ý về việc quảng bá sản phẩm và tiếp
cận insights của khách hàng. Phân cảnh được lựa chọn và phân tích là quá trình nhân vật
chính lên kế hoạch truyền thông cho thuốc lá và cách anh ta sử dụng tài ăn nói của mình
để thay đổi những định kiến của mọi người về ngành công nghiệp thuốc lá.

Qua những phân cảnh được chọn team đã tập trung vào phân tích những yếu tố
Marketing sau: thứ nhất là Môi trường Marketing, bao gồm môi trường vi mô (trung gian
Marketing, giới công chúng), môi trường vĩ mô (chính trị - pháp luật và văn hoá xã hội).
Tiếp theo là Quan điểm Marketing (quan điểm bán hàng) được thể hiện một cách rõ ràng
trong bộ phim. Bên cạnh đó, team còn đi sâu vào phân tích sự thay đổi trong suy nghĩ của
khách hàng từ đó xác định được Khách hàng mục tiêu (Target customer) cùng các bước
nghiên cứu Marketing của nhân vật Nick và công ty của anh ấy.

1
II, Phân tích đoạn trích “Thank you for smoking”
2.1, Môi trường Marketing
2.1.1, Môi trường vi mô
a. Các trung gian marketing
Các trung gian marketing giúp công ty xúc tiến, phân phối và bán sản phẩm tới
người mua cuối cùng và cũng là những mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng giá trị
cho khách hàng. Số lượng, chất lượng, thời gian cung ứng, giá cả dịch vụ cung ứng,... đều
là những yếu tố có thể tác động đến mức độ làm hài lòng khách hàng của công ty. Họ bao
gồm: những người mua để bán lại (các nhà phân phối: bán buôn, bán lẻ), các công ty
cung cấp các dịch vụ marketing và các trung gian tài chính. Trong “Thank you for
smoking”, trung gian marketing được nêu bật là các tổ chức cung ứng dịch vụ marketing,
nhất là tổ chức phương tiện truyền thông, cụ thể được thể hiện qua phim ảnh bằng việc
hợp tác với các diễn viên Hollywood để đưa những cảnh hút thuốc lên phim và thông qua
đó mang đến thông điệp “Hút thuốc là sành điệu”, từ đó khiến cho số lượng những người
hút thuốc tăng nhanh một cách chóng mặt. (Quay lại năm 1910, nước Mỹ sản xuất 10 tỷ
điếu thuốc lá mỗi năm. Đến năm 1930, con số này đã được tăng lên là 123 tỷ và một
trong những yếu tố khiến con số này tăng một cách chóng mặt đấy là do sự ra đời của
phim nói vào năm 1927 và sự xuất hiện các phân cảnh hút thuốc trên phim).

b. Môi trường khách hàng


Khách hàng là nhân tố cốt lõi của môi trường vi mô. Mọi hoạt động marketing đều
lấy khách hàng hay sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng làm trọng tâm. Mỗi sự biến đổi
về nhu cầu, về quyết định mua sắm của khách hàng đều buộc doanh nghiệp phải xem xét
lại các quyết định marketing của mình. Mục tiêu của toàn bộ mạng lưới phân phối giá trị
là thu hút khách hàng mục tiêu và tạo ra mối quan hệ bền chặt với họ. Có thể thấy trong
“Thank you for smoking”, Nick Naylor cũng như Học viện Nghiên cứu Thuốc lá đánh
vào thị trường người tiêu dùng và đối tượng sử dụng sản phẩm thuộc mọi giới tính, ngành
nghề và độ tuổi, tuy nhiên, khách hàng chính vẫn hướng đến giới trẻ, bởi ngay mở đầu
phim đã có sự xuất hiện của một cậu bé 15 tuổi bị ung thư cũng như tình huống cậu bé
quyết định bỏ thuốc vì không cho rằng hút thuốc là việc thú vị nữa. Với sự phản đối của
tổ chức chống thuốc lá, thúc đẩy việc phát triển các chính sách, chương trình hỗ trợ người
hút thuốc hay chính sách đề xuất của thượng nghị sĩ về việc in biểu tượng đầu lâu cảnh
báo độc hại lên bao bì thuốc lá dẫn đến nhận thức, nhu cầu, hành vi tiêu dùng của khách
hàng có thể bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Việc xác định thị trường vô cùng quan trọng
vì Học viện nghiên cứu thuốc lá cần có hướng đi đúng đắn và phù hợp nhằm đem lại giá
trị cho người tiêu dùng đồng thời giảm thiểu rủi ro có thể gặp phải. Tuy nhiên, việc xác
định đối tượng chính bao gồm trẻ vị thành niên là hành vi trái pháp luật. Vì thế ở phần
kết của bộ phim, Nick Naylor đã hối hận và từ bỏ công việc thuyết khách cho Học viện
nghiên cứu thuốc lá bởi anh đã nhận thức được một cách tỉnh táo là giáo dục con cái mới
là vấn đề quan trọng nhất với anh. Và chỉ sau vài tháng các công ty thuốc lá đã bị lỗ vốn
nặng đồng thời viện nghiên cứu thuốc lá cũng bị đóng cửa vĩnh viễn.

2
2.1.2, Môi trường vĩ mô

a. Môi trường nhân khẩu học :

Bộ phim chủ yếu đề cập đến thế hệ trẻ của Hoa Kỳ trong những năm 30 của thế
kỷ 19, những thanh thiếu niên này có sử dụng thuốc lá và một số ít đã mắc những
căn bệnh liên quan đến đường hô hấp do thuốc lá gây ra.

b. Môi trường chính trị-pháp luật

Ở phần đầu bộ phim, chúng ta được thấy một chiến dịch của Hiệp hội phòng
chống thuốc lá Mỹ về việc sử dụng biểu tượng hình đầu lâu và xương chéo lên mọi
bao thuốc được sản xuất ra thị trường. Đây là hành động cấp thiết của chính quyền
Mỹ nhằm giảm thiểu sự tiếp thị và tiêu thụ thuốc lá trong tình hình thế hệ trẻ của
nước Mỹ gia tăng việc sử dụng thuốc lá dẫn đến việc mắc các căn bệnh nguy hiểm
về đường hô hấp.

Biểu tượng này mang ý nghĩa rằng thuốc lá chính là thuốc độc, bởi mọi sản phẩm có
sử dụng biểu tượng đầu lâu xương chéo này đều mang một thông điệp rằng “Nếu
bạn dùng nó, bạn sẽ chết”. Cụ thể là trong phiên điều trần của Quốc hội Mỹ về việc
có quyết định in hình đầu lâu xương chéo lên các bao thuốc lá, các Thượng nghị sĩ
đã đưa ra những rủi ro về sức khoẻ của việc hút thuốc lá như ung thư phổi, mắc các
bệnh về đường hô hấp như khí thủng,… Và việc sử dụng hình tượng cảnh báo là một
lời nhắc hợp lý về sự nguy hiểm của việc hút thuốc, đây cũng là một động thái cứng
rắn của chính phủ khi số lượng người chết vì hút thuốc lên tới 475000 người/1 năm;
điều này cũng gây nên sự khó khăn cho Viện nghiên cứu thuốc lá trong việc tìm ra
phương pháp mới để thuyết phục công chúng tiếp tục sử dụng sản phẩm của mình.

3
c. Môi trường văn hoá – xã hội:

Mở đầu của bộ phim là phân cảnh buổi talkshow với sự góp mặt của một
bệnh nhân ung thư do tác hại của thuốc lá. Khi nói đến cuộc đời của Robin
Williger, chương trình đã đề cập đến một yếu tố văn hoá xã hội của người tiêu
dùng, họ khiến những người tham gia show liên tưởng đến căn bệnh ung thư và sự
huỷ hoại của nó đối với cuộc đời của một người mỗi khi nhắc đến thuốc lá.

Và trong phiên điều trần của Quốc hội Mỹ, các Thượng nghị sĩ lại tiếp tục
đưa ra các bằng chứng về các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp do thuốc lá gây
ra. Những hệ quả này lại càng chứng minh cho tác hại của thuốc lá đối với sức
khỏe con người, đặc biệt là với thế hệ trẻ của nước Mỹ. Qua đó, định kiến về thuốc
lá được lan truyền và giáo dục tới mọi đối tượng trong xã hội trong một khoảng
thời gian và thay đổi tư duy cũng như nhận thức của con người về việc hút thuốc
lá. Chính vì vậy có thể coi đây là một yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng tới hành vi
của người tiêu dùng.

2.2, Quan điểm Marketing bán hàng


2.2.1, Ưu điểm
Sự ra đời và phát triển của lý thuyết Marketing hiện đại gắn liền với quá
trình tìm kiếm các phương pháp quản trị doanh nghiệp hướng ra thị trường. Đi theo
sự phát triển của thị trường, chúng ta có 5 quan điểm Marketing bao gồm: quan
điểm tập trung vào sản phẩm, quan điểm tập trung vào sản xuất, quan điểm tập
trung vào bán hàng, quan điểm Marketing và quan điểm Marketing đạo đức- xã
hội. Có thể thấy trong đoạn phim, Nick Naylor luôn tập trung biện hộ cho sản
phẩm thuốc lá, rằng việc trẻ em hút thuốc hay không phụ thuộc vào cách giáo dục
chứ không liên quan đến công ty thuốc lá. Thậm chí, Nick muốn một thanh niên bị
ung thư được sống để cậu tiếp tục hút thuốc và để công ty không mất đi một khách
hàng. Như vậy, ta có thể thấy đây là cách thức Marketing đi theo quan điểm bán
hàng.

Quan điểm bán hàng trong Marketing cho rằng người tiêu dùng thường có
thái độ ngần ngại trong việc mua sắm hàng hóa vì vậy các doanh nghiệp cần tập
trung nguồn lực vào việc thúc đẩy tiêu thụ. Trên thực tế, trong môi trường cạnh
tranh, việc tập trung vào bán hàng có nhiều mặt tích cực. Đầu tiên, các doanh
nghiệp có thể tăng lợi nhuận từ sản phẩm. Với quan điểm tập trung vào bán hàng,
doanh nghiệp có thể bán những sản phẩm lỗi hoặc là hàng tồn kho. Bên cạnh đó,
hiệu ứng Domino cũng sẽ được hình thành và tận dụng triệt để, giúp các doanh
nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn. Điều này được thể hiện rất rõ trong đoạn
phim, khi Nick quyết định để những diễn viên nổi tiếng sử dụng thuốc lá trên các

4
bộ phim truyền hình. Lợi ích thứ hai của quan điểm đó là tạo động lực cho nhân
viên. Khi nhân viên hoàn thành hoặc vượt ngưỡng KPI bán hàng của bản thân, họ
sẽ nhận được tiền thưởng và từ đó sẽ cố gắng để bán được càng nhiều sản phẩm
càng tốt.

2.2.2, Nhược điểm


Tuy nhiên, Marketing lấy bán hàng làm trọng điểm vẫn tồn tại những
nhược điểm sau:
Thứ nhất, khi doanh nghiệp chỉ hướng đến lợi nhuận, tiếp thị và quảng bá
sản phẩm thì họ sẽ quên đi hoặc cố ý bỏ qua cái cốt lõi chính là chất lượng của sản
phẩm. Nếu doanh nghiệp chỉ hướng đến quảng bá, tiếp thị những mặt hàng không
có giá trị với người tiêu dùng hay xã hội thì trong một khoảng thời gian dù ngắn
hay dài, doanh nghiệp sẽ không thể bán thêm được bất kỳ sản phẩm nào nữa. Thứ
hai, khi các doanh nghiệp, tổ chức lấy bán hàng và lợi nhuận làm kim chỉ nam cho
các kế hoạch, quyết định Marketing của mình sẽ dẫn đến việc họ không đặt trọng
tâm vào khách hàng nữa. Khi ấy, mục đích của các công ty này là bán được những
gì mà họ làm ra chứ không phải là làm ra những gì mà thị trường mong muốn.

“Thank you for smoking” thể hiện rất rõ hai nhược điểm nêu trên của quan
điểm Marketing bán hàng. Công ty của Nick Naylor chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà
họ đạt được khi tiếp cận tất cả các đối tượng khách hàng tiềm năng mà phớt lờ đi
cái giá phải trả của việc hút thuốc là các căn bệnh nguy hiểm liên quan đến đường
hô hấp. Thậm chí, trong phân cảnh được trích dẫn khi Nick đến gặp “ông bầu” của
giới Hollywood, tất cả những gì mà công ty truyền thông, phim ảnh lớn như vậy
quan tâm là số tiền công ty thuốc lá trả cho họ để được xuất hiện trên phim ảnh
thay vì lo ngại sự hiện diện của khói thuốc trong các bộ phim nổi tiếng sẽ gây nên
ảnh hưởng tiêu cực đối với giới trẻ nói riêng và người xem nói chung. Chính vì
thuốc lá là một mối đe dọa lớn đến xã hội và cộng đồng vì nó ảnh hưởng rất nhiều
đến sức khỏe của cả người hút thuốc và người không hút nên khi áp dụng quan
điểm bán hàng này, Nick Naylor và công ty của anh không quan tâm tới lợi ích của
khách hàng. Rõ ràng nhất, ta có thể thấy ngay tại phân cảnh đầu đoạn trích, trong
một talkshow về bệnh nhân 15 tuổi mắc bệnh ung thư do hút thuốc, Nick không hề
khuyên cậu bé nên hút ít thuốc đi hoặc ngừng sử dụng để kéo dài sự sống mà thay
vào đó anh lập luận rằng khi cuộc sống chỉ còn ngắn ngủi đến vậy thì việc hút
thuốc sẽ khiến cho cậu bé được tận hưởng phần đời còn lại một cách trọn vẹn và
vui vẻ hơn.

Tuy nhiên, chính vì sự bàng quan đối với lợi ích của khách hàng, đặc biệt là sức
khỏe, mà tới cuối đoạn trích, nhân vật chính của chúng ta đã cảm thấy hối hận. Khi

5
anh nhận được câu hỏi về việc sẽ ra sao nếu con trai anh vào năm 18 tuổi cũng sử
dụng thuốc lá, mặc dù khi ấy Nick đã trả lời một cách tự tin rằng “Nếu con trai
muốn, tôi sẽ đích thân mua cho nó một bao thuốc”, nhưng khuôn mặt anh lúc ấy
hiện rõ sự căng thẳng và hối hận, có lẽ là chỉ đúng đến thời điểm đó anh mới nhận
ra quan điểm Marketing mà bấy lâu nay anh theo đuổi có thể sẽ trở thành vũ khí
giết chết con trai của mình trong tương lai. Cuối phim, Nick đã bỏ việc tại công ty
thuốc lá, nơi anh làm việc với cương vị là một phát ngôn viên, một thuyết khách
cho thứ sản phẩm độc hại ấy, và theo đuổi lĩnh vực khoa học kỹ thuật nhằm cống
hiến tài năng của mình cho xã hội.

2.3, Phân tích về sự thay đổi insight khách hàng về thuốc lá:
2.3.1, Khách hàng mục tiêu và insight của khách hàng.

Khách hàng mục tiêu là khái niệm vô cùng quan trọng đối với mọi doanh
nghiệp, công ty, tổ chức hay cá nhân làm kinh doanh, và đặc biệt là những người
làm Marketing. Đó là nhóm đối tượng khách hàng trong đoạn thị trường mục tiêu
mà doanh nghiệp bạn hướng tới. Nhóm khách hàng này phải có nhu cầu về sản
phẩm, dịch vụ của công ty. Và khả năng chi trả cho những sản phẩm, dịch vụ ấy.
Như đã được nhắc đến bên trên, đối tượng khách hàng của Nick Naylor cũng như
các tập đoàn, công ty thuốc lá đó là người tiêu dùng sản phẩm thuộc mọi giới tính,
ngành nghề, độ tuổi, ngoài ra khách hàng chính hướng đến vẫn là giới trẻ. Tuy
nhiên, qua đoạn phim ta cũng có thể thấy, phim lấy bối cảnh thời điểm xã hội nước
Mỹ đang dấy lên những hoài nghi, định kiến và rất nhiều người phản đối thuốc lá
vì tác hại của sản phẩm này đối với sức khoẻ của con người. Không vì thế mà
6
ngành công nghiệp này bị sụp đổ; bằng tài ăn nói, khả năng biện luận và các
phương pháp Marketing phức tạp của mình, Nick Naylor đã mang đến cho người
tiêu dùng một cái nhìn khác về một cái nhìn khác về thuốc lá, hoặc có thể xem như
là thay đổi insight của khách hàng về sản phẩm này.

Thuốc lá tuy là một sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho các nhà phân phối và
chiếm tỉ trọng không nhỏ trong nền GDP các nước trên thế giới nói chung và nước
Mỹ nói riêng, tuy nhiên đây cũng đồng thời là một sản phẩm vô cùng có hại đối
với sức khoẻ của con người. Với bối cảnh được đặt ra trong phim, khi mà rất nhiều
người tiêu dùng, tổ chức chống y tế hay ngay cả chính phủ phản đối thuốc lá,
ngành công nghiệp này thực sự gặp phải rất nhiều khó khăn cản trở. Ngay từ đầu
phim, tổ chức chống thuốc lá đã thực hiện một buổi tranh luận về tác hại của thuốc
lá với sự xuất hiện của một cậu bé mắc bệnh ung thư phổi dù mới chỉ 15 tuổi; hay
xuyên suốt bộ phim là những chính sách, chương trình phản đối thuốc lá, chính
sách in đầu lâu lên bao bì sản phẩm. Vậy chúng ta sẽ phải đặt ra một câu hỏi: “Làm
cách nào để người tiêu dùng mua thuốc lá hay liệu mọi người sẽ mua thuốc lá vì lý
do gì khi mà sản phẩm này lại có nhiều tác hại đến vậy?”

Việc xác định được insight của khách hàng vô cùng quan trọng bởi nó giúp
cho marketers biết được một cách sâu sắc mong muốn, nhu cầu, suy nghĩ của
khách hàng về sản phẩm và lý do mà họ đến với sản phẩm; từ đó có những chiến
dịch hiệu quả. Trong đoạn phim, insight của khách hàng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi
nhận thức của mọi người về tác hại to lớn của thuốc lá, sự phản đối thuốc lá của
phần lớn cộng đồng và chính phủ. Để đối phó với những cản trở đó, Nick Naylor
không bác bỏ, phủ nhận những tác hại của thuốc lá mà ông đưa ra những lập luận
phản biện lại chính những sự phản đối thuốc lá. Ví dụ: Trong đoạn tranh luận trên
show truyền hình đầu phim, Nick đã đưa ra một lập luận rằng các công ty thuốc lá
sẽ không muốn mất đi cậu bé bị ung thư này bởi nếu thế thì họ sẽ mất đi 1 vị
khách; ngược lại nếu cậu bé đó qua đời thì ngân sách của tổ chức chống thuốc lá sẽ
tăng lên… Bên cạnh những lập luận phản biện thì Nick Naylor cũng cũng kết hợp
với phương pháp truyền thông Marketing bằng cách lãng mạn hoá hình ảnh khói
thuốc thông qua phim ảnh, khiến cho khán giả khi xem phim sẽ thấy việc hút thuốc
thật sành điệu. Bằng những lập luận và phương pháp truyền thông ông đã gợi lên
insight trong suy nghĩ của khách hàng khiến họ vơi bớt đi những suy nghĩ tiêu cực
về thuốc lá, có thiện cảm với chúng nghĩ rằng những tác hại đó không còn quá lớn
nữa và sẽ tiêu dùng sản phẩm.

2.3.2, Nghiên cứu Marketing

Như đã nhắc đến ở phần trên, việc xác định được insight và đánh trúng nhu
cầu của khách hàng mục tiêu là vô cùng quan trọng; và để có thể hiểu được những
7
insight đó, các marketers cần phải thực hiện việc nghiên cứu Marketing. Các
nghiên cứu Marketing cơ bản bao gồm:

· Customer & Market Research: Đây là nghiên cứu cơ bản có thể giúp bạn
trả lời được câu hỏi sản phẩm của bạn cần tập trung vào đâu, nói điều gì và
nói với ai.
· Product Research: Trả lời những câu hỏi về khả năng chấp nhận sản phẩm
cạnh tranh và phương hướng của sản phẩm.
· Promotional Research: Giải đáp các vấn đề về quảng cáo, phương tiện,
nội dung… sao cho phù hợp với tâm lý tiêu dùng.
· Distribution Research: Vấn đề về tổ chức, quản lý kênh phân phối sao cho
hợp lý là mục tiêu của nghiên cứu này
· Sales Research: Nối tiếp sau kênh phân phối để hiểu được các kênh bán
hàng có hiệu quả hay không, nghiên cứu bán hàng sẽ cho biết những điều
đó.
· Market Environment Research: Nghiên cứu bên lề về kinh tế, chính trị, xã
hội… nhằm đưa ra cái nhìn toàn cảnh trong tương lai nhằm dự đoán cơ
hội, thách thức cho ngành hàng.

Thuốc lá là một sản phẩm luôn nhận lại rất nhiều tranh cãi từ cộng đồng cho
nên việc nghiên cứu Marketing lại càng là điều cần thiết. Trước tiên, Nick Naylor
đã nhìn thấy được tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp thuốc lá ở Mỹ và
đặc biệt là ở các bạn trẻ nơi đây do đó đối tượng khách hàng chính mà anh nhắm
đến là giới trẻ Mỹ. Ngoài ra, trong đoạn phim, Nick có nhắc đến: “Vào 1910, nước
Mỹ sản xuất 10 tỷ điếu thuốc lá mỗi năm. Đến 1930, đã là 123 tỷ. Có 3 điều xảy ra
vào thời điểm đó, một cuộc chiến tranh thế giới, ăn kiêng và phim ảnh.” Từ đó có
thể thấy việc sản xuất và tiêu thụ thuốc lá bị ảnh hưởng rất nhiều do phim ảnh, hiểu
rõ điều đó, Nick đã đề xuất việc đưa hình ảnh thuốc lá lên màn ảnh để lãng mạn
hoá cũng như quảng bá rộng rãi đến với khách hàng. Cuối cùng, việc nghiên cứu
môi trường kinh tế, chính trị, xã hội… đã cho Nick biết được phản ứng của xã hội,
cộng đồng hay chính phủ, từ đó đưa ra những lập luận phản biện làm xoa dịu dư
luận và sự lo lắng của người tiêu dùng về những tác hại của thuốc lá. Qua đây, ta
có thể thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu Marketing, việc đó có thể giúp cho
ta đưa ra những quyết định và chiến lược marketing hợp lý, hiệu quả, đem đến
nhiều lợi ích cho việc kinh doanh của nhãn hàng.

8
III. Kết luận và bài học Marketing rút ra từ “Thank you for smoking”

Một trong những bài học Marketing đắt giá từ bộ phim "Thank you for
smoking" là tầm quan trọng của việc nghiên cứu insights và thuyết phục khách
hàng, đặc biệt là việc biến những mong muốn của người tiêu dùng trở thành nhu
cầu thiết yếu trong cuộc sống của họ. Nick, nhân vật chính và là một phát ngôn
viên, một thuyết khách của ngành công nghiệp thuốc lá, đã sử dụng những lập luận
đầy chặt chẽ và đa dạng, những câu nói dí dỏm và những lời kêu gọi đầy cảm xúc
để gây ảnh hưởng đến khán giả của mình và khiến họ quên đi tác động tiêu cực của
việc hút thuốc.

Bài học này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kể chuyện trong tiếp thị và
cách nó có thể điều khiển cảm xúc của mọi người để hướng họ tới một sản phẩm
hoặc ý tưởng nhất định, ngay cả khi đó có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho
người tiêu dùng. Tuy nhiên việc sử dụng quan điểm Marketing bán hàng đã dẫn
đến nhiều hậu quả, điển hình là lượng tiêu thụ thuốc lá – một thứ sản phẩm có hại
đến sức khỏe khách hàng, tăng lên chóng mặt nhờ những chiêu trò, chiến dịch cùng
quyết định Marketing của Nick Naylor và công ty nơi anh làm việc.

Bên cạnh đó, bộ phim “Thank you for smoking” còn đem lại giá trị và bài học
về Marketing sâu sắc khi nó cho người xem thấy được những ngành công nghiệp
độc hại, lấy lợi nhuận làm trung tâm để rồi sớm muộn cũng sẽ sụp đổ và tuột dốc
không phanh. Từ đó, những người làm Marketing, những doanh nghiệp, nhãn hàng
không chỉ cần đặt mình vào vị trí khách hàng để tìm kiếm giá trị nhãn hàng đem lại
mà còn cần phải xác định khuynh hướng, giá trị mà xã hội cần, đặc biệt là trong
bối cảnh thị trường chuyển biến nhanh như hiện nay.

Bộ phim nói chung và phân đoạn phim được chọn nói riêng đã cho chúng em
cái nhìn “trần trụi” về những mặt tiêu cực của Marketing trọng bán hàng và thờ ơ
trước lợi ích của cộng đồng. Tuy nhiên, chính vì lẽ đó mà chúng em có thêm cái
nhìn thực tế trong việc vận dụng các yếu tố Marketing vào công việc, học tập một
cách đúng đắn, đồng thời bộ phim còn tạo cảm hứng cho chúng em bởi kĩ năng
thuyết trình khéo léo, tài tình của nhân vật chính – Nick Naylor cũng tinh thần
Marketing được thể hiện xuyên suốt cả bộ phim.

You might also like