2023-Signed-152 - QD de An TCC

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 152/QĐ-UBND An Giang, ngày 14 tháng 02 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025,
định hướng đến năm 2030 tỉnh An Giang"

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG


Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính
sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta
trở thành nước phát triển có thu nhập cao;
Căn cứ Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới;
Căn cứ Quyết định 324/QĐ-TTg ngày 02/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi
khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 Phê duyệt Chương trình phát
triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn
2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045;
Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045;
Căn cứ Quyết định 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050;
Căn cứ Quyết định 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050;

1
Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ
về Phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ
về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021-2025;
Căn cứ Quyết định 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về
Phê duyệt quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn
đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia
về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn
2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định 858/QĐ-TTg ngày 20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm
thủy sản đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3444/QĐ-BNN-KH, ngày 12/9/2022 của Bộ Nông nghiêp
và PTNT về phê duyệt Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 29/6/2021 của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh về Phát triển Hợp tác xã, Tổ hợp tác gắn với tổ chức sản xuất
nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực tỉnh An Giang giai đoạn 2021-
2025;
Căn cứ Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 13/8/2021 của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
của Đảng, trong đó có nhiệm vụ “Xây dựng và thực hiện Đề án Cơ cấu lại Nông
nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 2989/QĐ-UBND ngày 23/12/2020 của Ủy ban nhân dân
tỉnh An Giang về việc ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 –
2025 tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 122/QĐ-UBND, ngày 21/01/2021 của Ủy ban nhân dân
tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang tạo đột phá,
hướng đến phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 28/10/2021 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản giai
đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tỉnh An Giang;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình
số 08/TTr-SNNPTNT ngày 16/01/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025,
định hướng đến năm 2030 tỉnh An Giang" (sau đây gọi tắt là Đề án), với các nội dung
chủ yếu sau:

2
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm
- Xác định nông nghiệp là nền tảng, là “lõi kinh tế” của tỉnh. Phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững, tuần hoàn, cảnh quan và có trách nhiệm trong mối liên
kết chặt chẽ với các cụm ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ phụ trợ, du lịch sinh
thái, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và phát triển bền
vững.
- Phát triển nông nghiệp phải gắn chặt với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy sự
khát vọng vươn lên làm giàu của nông dân từ nội lực của chính mình, giải quyết được
việc làm cho lao động nông thôn, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người
dân, giảm thiểu bất bình đẳng và đảm bảo mọi người dân đều được hưởng lợi từ quá
trình phát triển và tăng trưởng.
- Nông dân là chủ thể quan trọng trong quá trình thực hiện cơ cấu lại nông
nghiệp. Thu hút đầu tư của doanh nghiệp (DN) vào chuỗi liên kết phát triển sản xuất
– chế biến – tiêu thụ là yếu tố then chốt để đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, công nghệ, nông nghiệp chính xác, nông nghiệp 4.0, nông nghiệp thông minh,
chuyển đổi số nông nghiệp.
- Cơ cấu lại ngành nông nghiệp một cách linh hoạt dựa trên lợi thế cạnh tranh
của các sản phẩm nông sản chủ lực tỉnh, nhu cầu của thị trường, thế mạnh của tỉnh
trong liên kết vùng và tiểu vùng.
- Việc thực hiện Đề án phải dựa trên cơ sở lồng ghép và tận dụng mọi nguồn
lực, phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế cho phát triển ngành, nhất là trong
lĩnh vực tăng trưởng xanh, hướng đến “hệ thống lương thực xanh - các bon thấp”,
hình thành văn hóa sản xuất xanh, tiêu dùng xanh và lối sống xanh trong toàn ngành.
- Cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên cơ sở có sự phối hợp đồng bộ, thông suốt
giữa các bộ, ngành Trung ương, cấp vùng, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các hội, hiệp
hội ngành hàng, địa phương, cả hệ thống chính trị và doanh nghiệp cùng tham gia.
Nhà nước tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và người dân phát triển sản xuất
và hoạt động kinh doanh kinh tế nông nghiệp, nông thôn thông qua sự hỗ trợ bằng
các cơ chế, chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Mục tiêu, chỉ tiêu:
2.1. Mục tiêu chung
- Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh theo hướng giảm diện tích đất lúa hợp lý,
đẩy mạnh phát triển rau màu, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi tập trung,
theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững.

3
- Thực hiện mục tiêu chuyển đổi từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế
nông nghiệp” thông qua việc phát huy nội lực của cộng đồng người dân, tích hợp đa
giá trị vào sản phẩm. Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế
số, các sản phẩm nông sản tham gia rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử. Phát
triển mạnh các loại hình kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo chuỗi liên kết Người
dân – Hợp tác xã – Doanh nghiệp. Tập trung nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm
nông nghiệp, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích đất, cải thiện mức sống và tăng thu
nhập của nông dân, gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới.
- Từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới
hóa, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn thị trường quốc tế, cấp mã số vùng
trồng, truy xuất nguồn gốc đảm bảo tính trách nhiệm minh bạch và chất lượng sản
phẩm.
- Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực, tập trung ba nhóm
sản phẩm là gạo – nếp, thủy sản và cây ăn quả, gắn với thực hiện Chương trình “Mỗi
xã một sản phẩm” (OCOP).
- Hình thành tầng lớp nông dân chuyên nghiệp, biết phát huy hiệu quả nội lực
của chính mình và cộng đồng cùng liên kết và phát triển, có khả năng áp dụng khoa
học công nghệ (KHCN) cao trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Cơ cấu lại ngành nông nghiệp đảm bảo đáp ứng các mục tiêu của Đề án Tái cơ
cấu kinh tế tỉnh, gắn với mối liên kết trong tiểu vùng và vùng, chủ động phòng chống
thiên tai - dịch bệnh, đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm và sức khỏe người dân,
bảo vệ môi trường và thích ứng với BĐKH.
2.2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
a) Các mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn 2021-2025:
- Duy trì tăng trưởng bình quân nông nghiệp ổn định trong giai đoạn 2021-2025
đạt 2,8%/năm (giá SS 2010) thông qua nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia
tăng của sản phẩm; trong đó:
+ Nông nghiệp tăng bình quân 2,2%/năm (Trồng trọt: 1,9%; Chăn nuôi: 3%-
4%);
+ Thủy sản tăng bình quân 5,9%/năm;
+ Lâm nghiệp tăng bình quân 0,2%/năm.
- Khu vực nông – lâm nghiệp và thủy sản đến 2025 chiếm 26% trong cơ cấu
GRDP toàn tỉnh.
- Tăng thu nhập bình quân đầu người của nông dân đến năm 2025 bằng 1,5 lần
so năm 2020 (Năm 2020 thu nhập người dân nông thôn là 43 triệu đồng/người, đến
năm 2025 là 64,5 triệu đồng/năm).
- Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản đến
năm 2025 đạt 242 triệu đồng/ha.
4
- Phát triển vùng sản xuất chuyên canh, tập trung đối với các sản phẩm nông
nghiệp chủ lực. Phấn đấu đến năm 2025, vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái đạt
10.217 ha; vùng chuyên canh canh rau màu, rau màu công nghệ cao đạt 6.062 ha;
vùng xuất lúa tập trung chất lượng cao đạt khoảng 10.000 ha/năm; diện tích chuyên
canh nuôi cá tra đạt khoảng 1.500 ha.
- Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp
tác và liên kết với DN từ 30% trở lên.
- Đến năm 2025, nông nghiệp cơ bản phát triển theo hướng hiện đại, ứng dụng
khoa học công nghệ, cơ giới hóa, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật (GAP, hữu cơ,…)
và tiêu chuẩn thị trường quốc tế đối với các mặt hàng chủ lực của tỉnh An Giang. Cấp
mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc đảm bảo tính trách nhiệm minh bạch và chất
lượng sản phẩm. Tỷ lệ sản lượng sản phẩm trồng trọt, thủy sản nuôi trồng được cấp
chứng nhận sản xuất bền vững trên 20%.
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc
các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch đạt 50%.
- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản được tưới tiêu
hiện đại, thân thiện môi trường đạt trên 30%.
- Bước đầu triển khai thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp (xây dựng thí
điểm 1 - 2 mô hình chuyển đổi số) như: Xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ cấp và
quản lý mã số vùng trồng; xây dựng cơ sở dữ liệu về thức ăn chăn nuôi và cơ sở chăn
nuôi; xây dựng cơ sở dữ liệu chế biến, kinh doanh, quản lý chất lượng, an toàn thực
phẩm nông lâm thủy sản; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hợp tác xã nông nghiệp
(HTXNN), cơ sở ngành nghề nông thôn; xây dựng bản đồ số về HTXNN, vùng trồng
tập trung các sản phẩm chủ lực (cây ăn trái, đặc sản….).
a) Định hướng mục tiêu đến năm 2030:
- Tiếp tục duy trì tăng trưởng nông nghiệp ổn định, đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững. An Giang tiếp tục là một trong những tỉnh
trọng điểm của cả nước về sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đồng thời góp phần đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia. Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông
nghiệp bình quân từ 3%/năm, (trong đó, lĩnh vực trồng trọt tăng bình quân 3%/năm;
lĩnh vực chăn nuôi tăng bình quân 2-3%/năm; thủy sản tăng bình quân 3,5-
4,5%/năm). Giá trị sản xuất đất nông nghiệp bình quân là 280 triệu đồng/ha.
- Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp duy trì tỷ lệ phù hợp, tăng tỷ trọng của các
ngành hàng và sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh BĐKH và hội nhập kinh
tế quốc tế.
- Tiếp tục phát triển tầng lớp nông dân chuyên nghiệp. Thu nhập và đời sống của
nông dân đạt mức trung bình cao tại ĐBSCL, thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa sản
xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp.
- Diện tích sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh, sạch, theo tiêu chuẩn (đặc
biệt là tiêu chuẩn hữu cơ), có mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc đảm bảo tính
trách nhiệm minh bạch và chất lượng sản phẩm, liên kết chặt chẽ với thị trường tiêu
thụ chiếm tỷ trọng lớn. Đến năm 2030 có 150.000 ha lúa được sản xuất theo các tiêu
chuẩn chất lượng và kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

5
- Chuyển đổi số được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp, tăng nhanh tỷ lệ sản
phẩm nông nghiệp được sản xuất theo hướng công nghệ cao. An Giang trở thành một
trong những trung tâm về ứng dụng KHCN và chuyển đổi số trong nông nghiệp tại
ĐBSCL.
II. NỘI DUNG CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1. Các định hướng chung
Về định hướng ngành: Phát triển kinh tế nông nghiệp theo các cụm ngành, gắn
với lợi thế của địa phương về dịch vụ, du lịch, công nghiệp chế biến, thúc đẩy liên kết
vùng và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát huy hiệu quả các mô hình nông nghiệp công
nghệ cao, tăng cường quảng bá sản phẩm nông nghiệp, thực hiện trí thức hóa nông
dân thông qua các hoạt động tập huấn, đào tạo kỷ năng và tiếp cận chuyển đổi số,
chuyển đổi tư duy làm kinh tế để tăng thu nhập cho người dân. Đẩy mạnh phát triển
nông nghiệp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, thân
thiện và hài hòa với thiên nhiên. Chủ động thích ứng với BĐKH bằng các biện pháp
canh tác thích nghi, kỹ thuật thân thiện với môi trường, sử dụng nguyên liệu vi sinh
hoặc hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm đầu vào, tận dụng - chế biến rác thải nông
nghiệp, thương mại hóa tín chỉ carbon,… góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường,
giảm phát thải khí nhà kính.
Về sản phẩm: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo cụm ngành hàng như sau:
- Cụm ngành hàng chủ lực: lúa-gạo; cá tra; rau-màu; cây ăn trái.
- Cụm ngành hàng tiềm năng: chăn nuôi bò; chăn nuôi heo; cây dược liệu; nấm
ăn-nấm dược liệu; hoa, cây cảnh.
- Đẩy mạnh kinh doanh, thương mại hóa, xã hội hóa đầu tư phát triển công tác
giống cây trồng, vật nuôi nhằm đáp ứng và chủ động nhu cầu giống trong tỉnh và khu
vực.
Các cụm ngành hàng được phát triển theo hướng chuyên canh tập trung, gắn với
phát triển các dịch vụ phụ trợ và tạo vùng nguyên liệu ổn định, thuận lợi cho chế
biến, vận tải, thương mại. Tăng tỷ trọng sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn chất
lượng cao, tăng tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm giá trị gia tăng, áp công nghệ
mới trong bảo quản, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Về phương thức sản xuất:
- Sản xuất hàng hóa nông sản theo hướng “tăng giá trị, giảm đầu vào”, hạ giá
thành sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, giảm sử dụng phân bón hóa học, chuyển dần
sang các loại phân hữu cơ vi sinh, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi; đẩy
mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất và ứng dụng công
nghệ số, bám sát theo yêu cầu tiêu chuẩn mà thị trường cần, đảm bảo mục tiêu phát
triển nông nghiệp bền vững.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác (tổ hợp tác, hợp tác xã) gắn với liên kết
theo chuỗi giá trị có doanh nghiệp cùng tham gia, tập trung chuyên nghiệp hóa nông
dân gắn với triển khai thực hiên Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh về Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương (khóa XIII) ngày 16/6/2022 tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
6
Về thị trường: Cơ cấu lại thị trường theo hướng đa dạng hóa thị trường tiêu thụ,
khai thác tốt thị trường trong nước, phát triển các thị trường xuất khẩu tiềm năng có
giá trị cao, thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch, đa dạng hóa hình thức phân phối, ứng
dụng thương mại điện tử, công nghệ số, kinh tế số.
Về nguồn lực: Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư công, bao gồm các
nguồn vốn Trung ương, địa phương, vốn ODA và các nguồn dự án tài trợ khác. Các
nguồn từ thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế và người dân vào nông nghiệp,
nông thôn; đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình,
dự án hỗ trợ phát triển và các gói tín dụng cho phát triển sản xuất nông nghiệp…
2. Nội dung cơ cấu lại các cụm ngành hàng giai đoạn 2021-2025
2.1. Các cụm ngành hàng chủ lực:
a) Đối với cụm ngành lúa gạo, lúa nếp:
- Duy trì diện tích gieo trồng lúa đến năm 2025 trong khoảng 550-600 nghìn ha,
diện tích canh tác xấp xỉ 200 nghìn ha và cơ cấu diện tích sản xuất lúa hợp lý theo
từng địa phương gắn chặt với nhu cầu thị trường và sức tiêu thụ của doanh nghiệp;
quy hoạch vùng trồng lúa – nếp tập trung với quy mô lớn trong đó chú trọng các vùng
trọng điểm sản xuất lúa gạo của Tỉnh (Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành và Phú
Tân). Giảm dần diện tích gieo trồng lúa tại các khu vực có mùa vụ canh tác không
hiệu quả để chuyển đổi linh hoạt sang các mô hình sản xuất khác có giá trị kinh tế
cao hơn như nuôi trồng thủy sản, rau màu, cây ăn trái hoặc lúa luân canh với cây
trồng vật nuôi khác (lúa-tôm, lúa-cá, lúa-rau màu).
- Giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả được
chuyển đổi sang trồng rau, màu, cây ăn trái là 34.081,59 ha, trong đó: nhóm rau dưa
các loại là 7.108,3 ha; nhóm cây màu là 12.764 ha; nhóm cây ăn trái là 14.209,29 ha.
- Phát triển khoảng 100 nghìn ha chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa chất lượng
cao có liên kết với DN tại các huyện Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú,… Phục hồi
và phát triển các vùng sản xuất lúa đặc sản (lúa nếp Phú Tân 20.000 ha; lúa thơm, lúa
Jasmine tại Châu Phú 11.000 ha; lúa mùa nổi ở huyện Tri Tôn, An Phú: 200-500 ha;
lúa Nàng Nhen tại Tri Tôn và Tịnh Biên 600 ha). Ổn định vùng sản xuất lúa giống
quy mô khoảng 20.000-25.000 ha trên địa bàn các huyện, thị xã và thành phố trên địa
bàn tỉnh.
- Tăng diện tích sản xuất áp dụng các kỹ thuật canh tác cải tiến (1P5G, 3G3T)
lên 95-98% tổng diện tích lúa; tăng nhanh tỷ lệ diện tích lúa được chứng nhận các
tiêu chuẩn SRP, VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ,…theo nhu cầu thực tế của các thị
trường. Tăng diện tích sản xuất lúa-nếp có liên kết với DN thông qua các tổ hợp tác
(THT), hợp tác xã (HTX) đến năm 2025 đạt 200-250 nghìn ha.
- Hỗ trợ các chủ thể trên địa bàn tỉnh xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa
lúa gạo đặc trưng của tỉnh theo Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh
An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Đẩy mạnh việc đăng ký sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Việt Nam”; đến năm 2025 cấp mã số vùng trồng theo
tiêu chuẩn xuất khẩu cho khoảng 70-80% diện tích lúa chất lượng cao xuất khẩu.
- Hình thành Dự án “Trung tâm đầu mối sản xuất và phân phối lúa gạo cấp vùng
tại tỉnh An Giang”. Quy mô 200 ha, tổng vốn dự kiến 9.000 tỷ đồng, dự kiến tại xã

7
Vĩnh Bình (huyện Châu Thành). Dự án tiến tới thực hiện đầy đủ chức năng liên kết
sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL với vai trò dẫn dắt (về công
nghệ, đào tạo, chuyển giao giải pháp…), thúc đẩy (kiến tạo các chuỗi liên kết, thu hút
các nguồn lực) và hỗ trợ mạnh mẽ hoạt động kinh tế nông nghiệp toàn vùng (nâng
cao giá trị gia tăng, tiêu thụ, xuất khẩu…).
- Tiếp tục đẩy mạnh và phát triển xã hội hóa giống lúa, nếp nhằm phục tráng, lai,
chọn tạo các giống đặc sản địa phương, các bộ giống theo hướng năng suất cao, phẩm
chất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống chịu điều kiện thời tiết bất lợi
hạn, lũ, mặn và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch Phát triển chuỗi liên kết sản xuất và
tiêu thụ lúa gạo, lúa nếp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Cổ phần
Tập đoàn Tân Long, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu An Giang, Công ty TNHH
Angimex Kitoku, Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương, Công ty TNHH Một thành
viên Trịnh Văn Phú… từ đó tạo điều kiện xúc tiến thành lập Liên đoàn Hợp tác xã
lúa gạo vùng ĐBSCL.
- Tăng cường đổi mới sáng tạo, hình thành và phát triển kinh tế tuần hoàn trong
chuỗi lúa gạo, tiến đến giảm CO2 trong sản xuất kết hợp bán tín chỉ carbon để nâng
cao thu nhập từ trồng lúa.
b) Đối với ngành hàng cá tra:
- Phát triển ổn định diện tích nuôi cá tra tập trung đạt 1.500-1.600 ha đến năm
2025 tại các huyện Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, thành phố Long Xuyên; phát
triển các mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện môi trường,
thích ứng với BĐKH; Diện tích nuôi có áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận theo yêu
cầu của thị trường đạt 70%; 90% diện tích nuôi cá tra được cấp mã số vùng nuôi.
- Xây dựng An Giang trở thành trung tâm sản xuất giống cá tra của vùng
ĐBSCL trên cơ sở thực hiện “Đề án Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng
cao vùng ĐBSCL tại An Giang”, trong đó, nghiên cứu củng cố, nâng cấp, mở rộng
quy mô Trung tâm Giống Thủy sản để đảm bảo năng lực cung ứng giống cá tra cấp
vùng, đồng thời, chủ động nguồn giống bố mẹ, xử lý và quản lý tốt nguồn nước, điều
kiện môi trường, tăng tỷ lệ sống của cá bột đảm bảo giá thành cạnh tranh, bên cạnh
đó, phát triển các giống thủy sản tiềm năng khác có giá trị kinh tế cao như tôm càng
xanh toàn đực, lươn đồng,...
- Xúc tiến và mở rộng hơn nữa thị trường sản phẩm ngành hàng cá tra ở các thị
trường Mỹ, EU, Trung Quốc và ASEAN với thị phần chiếm từ 50%-60%. Đồng thời,
đẩy mạnh xúc tiến sản phẩm cá tra tiêu thụ thị trường nội địa, phấn đấu đến năm
2025 đạt 8%-10%.
- Tăng cường thực hiện đào tạo chuyên nghiệp hóa cho người nuôi về các kỹ
thuật tiên tiến theo tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường cần, ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật nhằm giảm giá thành, tăng chất lượng nguồn cá nguyên liệu, đồng
thời, tăng cường năng lực hỗ trợ của đội ngũ kỹ thuật viên thủy sản hướng dẫn cho
các hộ nuôi đạt các chứng nhận chất lượng theo quy định.
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch “Phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ
ngành hàng cá tra” với Công ty Cp Nam Việt Bình Phú, Công ty CP Vĩnh Hoàn,
Công ty CP Cá Tra Việt Úc, Công ty CP Thủy Sản Lộc Kim Chi,...
8
c) Đối với cây ăn trái:
- Hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung của tỉnh An Giang giai đoạn
2021 - 2025 với diện tích trên 10 nghìn ha, bao gồm xoài, chuối nuôi cấy mô, sầu
riêng, nhãn, cây có múi tập trung trên địa bàn các huyện Chợ Mới, Tri Tôn, Tịnh
Biên, An Phú,…
- Đẩy mạnh việc sản xuất theo hướng có chứng nhận, có khả năng truy xuất
nguồn gốc, trong đó diện tích trong vùng chuyên canh thực hành sản xuất theo tiêu
chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đủ điều kiện an toàn thực phẩm,… từ 4.000-5.000 ha;
cấp mới mã số vùng trồng cho vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái với diện tích
trên 4.000 ha. Áp dụng các phương thức sản xuất theo hướng công nghệ cao, ứng
dụng KHCN và chuyển đổi số, kỹ thuật sản xuất trái vụ, rải vụ cây xoài và các loại
cây ăn trái để có nhiều lợi thế trong tiêu thụ. Bên canh đó, khôi phục và phát triển các
loại cây ăn trái đặc thù của địa phương.
- Tiếp tục cơ cấu lại về tổ chức sản xuất theo hướng phát triển kinh tế tập thể,
nòng cốt là HTX, THT trong sản xuất cây ăn trái; thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị,
tỷ lệ diện tích sản xuất có liên kết tiêu thụ đạt từ 40%. Thu hút đầu tư của Doanh
nghiệp vào phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng nhà máy chế biến, bảo quản trái
cây phục vụ xuất khẩu.
- Cơ cấu lại thị trường tiêu thụ theo hướng phát triển thêm thị trường trong nước
thông qua hệ thống chợ đầu mối, phát triển kênh phân phối thông qua sàn giao dịch.
Thúc đẩy xuất khẩu trái cây chính ngạch sang thị trường Trung Quốc; mở rộng xuất
khẩu sang các thị trường tiềm năng khác như Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc.
- Đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch “Phát triển vùng sản xuất chuyên canh và
Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025” (Theo
Quyết định số 3302/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh). Từ đó, tham mưu
rà soát, hiệu chỉnh, bổ sung các hoạt động nhằm đạt mục tiêu đề ra.
d) Đối với rau màu:
- Xây dựng và phát triển vùng sản xuất chuyên canh tập trung rau màu chủ lực
của tỉnh An Giang đến năm 2025 gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với quy
mô xấp xỉ 6.000 ha, bao gồm rau an lá, rau ăn quả, rau ăn củ, bắp các loại, đậu phộng
và khoai cao tại các huyện Chợ Mới, Châu Thành, An Phú,…Cơ cấu lại sản phẩm rau
màu theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm qua chế biến và ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật.
- Nâng diện tích rau màu chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đến năm
2025 là 1.500-1.600 ha; diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và
GlobalGAP là 1.600-1.800 ha. Vùng trồng rau, màu hữu cơ đến năm 2025 diện tích
gieo trồng đạt khoảng 30 ha và tối thiểu 50ha vào năm 2030. Trong đó diện tích được
cấp mã số vùng trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu khoảng 3.000 ha.
- Nhân rộng mô hình sản xuất cây giống rau ứng dụng công nghệ cao trong nhà
màng, nhà lưới, cây giống ghép, tự động hóa trong khâu trộn giá thể, lắp giá thể vào
khay ươm, gieo hạt tự động,... tại các vùng chuyên canh rau nhằm đảm bảo cây giống
đạt tiêu chuẩn xuất vườn với giá thành thấp.

9
- Nghiên cứu phát triển công tác giống cây rau màu chủ lực của tỉnh, mở rộng
diện tích sản xuất các loại rau như ớt hiểm lai (cây rau gia vị chủ lực xuất khẩu), cà
tím, cà chua, khổ qua, mướp, dưa leo, dưa hấu…đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho
các nhà máy chế biến và đáp ứng yêu cầu tiêu thụ tươi cho thị trường trong và ngoài
nước, đặc biệt thị trường Campuchia và Trung Quốc.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị chủ lực vùng chuyên
canh của tỉnh. Phát triển các THT, HTX rau màu có cấp quyền sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận “An Giang”. Phấn đấu đến 2025 diện tích rau màu chuyên canh có liên
kết theo chuỗi giá trị đạt 10.000 -12.000 ha; tỷ lệ tiêu thụ theo hợp đồng liên kết đạt
trên 50% sản lượng. Thu hút đầu tư của DN vào phát triển vùng nguyên liệu, sơ chế,
chế biến phục vụ thị trường trong nước xuất khẩu.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số trong quảng
bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm. Chuyển dịch quản lý vùng trồng theo hướng số hóa,
áp dụng hệ thống nhật ký điện tử, kết nối với hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử.
- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm rau màu chủ lực và tiềm năng thông qua
việc tham gia các hội chợ, triển lãm sản phẩm nông sản khu vực và quốc tế.
- Đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch “Phát triển vùng sản xuất chuyên canh và
xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn
2021 – 2025” (Theo Quyết định số 3301/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND
tỉnh). Từ đó, tham mưu rà soát, hiệu chỉnh, bổ sung các hoạt động nhằm đạt mục tiêu
đề ra.
2.2. Các ngành hàng tiềm năng:
a) Đối với nấm ăn, nấm dược liệu:
- Phát triển theo phương thức trang trại, tập trung ứng dụng công nghệ hiện đại
đối với các sản phẩm nấm rơm, nấm bào ngư, nấm linh chi tại các huyện Thoại Sơn,
Châu Thành, Chợ Mới, An Phú đảm bảo sản lượng được cung ứng thường xuyên vào
các chuỗi siêu thị.
- Tăng tỷ trọng sản phẩm được sơ chế, đóng gói hút chân không, bảo quản và
qua chế biến thông qua các tổ chức kinh tế tập thể và liên kết tiêu thụ với Doanh
nghiệp.
- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch kinh tế hợp tác gắn với tổ chức sản
xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng nấm ăn, nấm dược liệu tỉnh An Giang giai đoạn
2021-2025.
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch “Phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nấm ăn tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025”.
b) Đối với chăn nuôi bò:
- Phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, chủ động ngăn ngừa và phòng chống
dịch bệnh, nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, chi phí thấp
và cạnh tranh, chú trọng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tăng cường hoạt
động kiểm soát thú y chặt chẽ việc nhập khẩu bò đảm bảo các biện pháp an toàn sinh
học khi vận chuyển.

10
- Quy hoạch các khu chăn nuôi bò sữa, bò thịt, bò vỗ béo có kiểm soát để bảo vệ
an toàn sinh học cho đàn bò, tập trung chủ yếu tại 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, trong
đó, phát triển đàn bò sữa trên địa bản tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với các dự án đầu tư
của DN, phấn đấu đến 2025 đàn bò sữa đạt quy mô từ 5.000 đến 10.000 con. Duy trì
ổn định đàn bò thịt ở quy mô trên 70.000 con trong đó bò lai đạt trên 80%. Thúc đẩy,
tạo điều kiện triển khai các dự án phát triển bò.
- Phát triển các liên kết HTX trong chăn nuôi bò thịt nông hộ tại những vùng
khó chuyển đổi sinh kế như tại Vĩnh Tường - An Phú... Liên kết theo hướng cùng lên
kế hoạch sản xuất nhằm gối thời gian giết mổ, đảm bảo cung ứng thịt quanh năm.
Liên kết HTX theo hướng giết mổ và phân phối, tiêu thụ chung sản phẩm, thị trường
tiềm năng nội tỉnh.
- Chuyển đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang phương thức chăn nuôi trang
trại đối với khoảng 25% đàn bò thịt và 70% đàn bò sữa.
- Hình thành khu chăn nuôi tập trung áp dụng những tiến bộ khoa học và công
nghệ từ việc chọn giống, quy trình kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng bệnh, vệ sinh
chuồng trại đến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; phát triển các cụm liên kết ngành chăn
nuôi gắn với sử dụng phụ phẩm từ trồng trọt tại chỗ, giết mổ, chế biến thịt, sữa và các
sản phẩm từ thịt và sữa và các sản phẩm phụ.
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch Phát triển hệ sinh thái chăn nuôi bò sữa gắn
với chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn
2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bò
thịt, phát triển mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản cung cấp con giống trên địa bàn tỉnh
An Giang giai đoạn 2022 - 2025.
c) Đối với chăn nuôi heo:
- Phát triển chăn nuôi heo với quy mô tổng đàn trên 150 nghìn con, trong đó đàn
heo nái khoảng 20 nghìn con tập trung tại hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Cơ cấu lại
nguồn giống đảm bảo tỷ trọng đàn heo có máu ngoại lên trên 85%. Phát triển chuỗi
liên kết sản xuất chăn nuôi heo cái sinh sản cung cấp heo giống Đan Mạch cho người
chăn nuôi. Phát triển chuỗi liên kết sản xuất chăn nuôi heo thịt chất lượng cao.
- Giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô hộ sang chăn nuôi gia trại, trang trại tại các
khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, gắn với truy xuất nguồn gốc, phát triển chăn
nuôi an toàn theo tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Phấn đấu trên 50% tổng đàn
heo được nuôi tại các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô nhỏ, vừa và lớn. Tổ chức
lại sản xuất đến năm 2025, giảm số lượng hộ chăn nuôi quy mô nhỏ (dưới 50 con/hộ),
tăng số trại chăn nuôi quy mô nhỏ, quy mô vừa, quy mô lớn.
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch Phát triển hệ sinh thái chăn nuôi heo gắn với
chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2022-
2025, tầm nhìn đến năm 2030.
d) Đối với cây dược liệu:
- Xây dựng dự án Quy hoạch vùng bảo tồn cây dược liệu, trong đó, bảo tồn và
phát triển những loại gen, giống cây dược liệu bản địa quý hiếm đặc trưng của vùng
“Thất Sơn”; đồng thời, ứng dụng KHCN để đánh giá chất lượng nguồn gen và chọn

11
tạo giống cây thuốc để tạo ra nhiều giống cây dược liệu mới có dược tính tốt cho sản
xuất đại trà.
- Thu hút đầu tư phát triển các vùng trồng, vùng khai thác dược liệu dưới tán
rừng theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Phát triển vùng dược liệu trồng với
quy mô hơn 1.000 ha tại huyện Tri Tôn, Tịnh Biên đối với các loài dược liệu có giá
trị kinh tế, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh như: Kim ngân hoa, Xạ đen, Chúc,
Xuyên tâm liên, Sâm đại hành, Ngãi đen, Dó bầu, Đinh lăng, Nghệ đen, Nghệ xà cừ.
Vùng trồng cây dược liệu hữu cơ đạt diện tích khoảng 20 ha năm 2025.
- Hình thành các tổ chức kinh tế tập thể (THT, HTX) trong sản xuất cây dược
liệu; thúc đẩy liên kết sản xuất giữa nông dân, THT, HTX với các DN chế biến dược
liệu.
- Chuyển đổ số và tuyên truyền công dụng cây dược liệu có giá trị kinh tế. Thực
hiện hoạt động xúc tiến thương mại. Thu hút, liên kết các nhà đầu tư (Công ty, DN)
tham gia hệ thống thu mua, chế biến, tiêu thụ dược liệu.
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch Phát triển kinh tế hợp tác gắn với tổ chức sản
xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng dược liệu tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025.
đ) Đối với ngành hàng hoa, cây cảnh
- Phát triển ngành hoa, cây cảnh tỉnh An Giang dựa trên lợi thế về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương, gắn với mục tiêu chuyển dịch cơ
cấu cây trồng hiệu quả, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông hộ, tăng thu nhập cho
người sản xuất và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
- Phát triển ngành hoa, cây cảnh tỉnh An Giang phù hợp với Chiến lược phát
triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, gắn với các mục tiêu Chương trình MTQG
xây dựng nông thôn mới và định hướng phát triển du lịch địa phương. Khuyến khích
các hình thức liên kết, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng khoa học, công
nghệ mới, công nghệ số trong sản xuất, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hoa, cây cảnh,
sơ chế, chế biến một số sản phẩm từ hoa.
- Ưu tiên hình thành và phát triển các làng nghề sản xuất hoa, cây cảnh gắn với
các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch tín ngưỡng địa phương và
xây dựng nông thôn mới.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành hoa,
cây cảnh tỉnh phù hợp xu hướng thị trường. Nhà nước tạo cơ chế, chính sách và hỗ
trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển ngành hoa, cây cảnh tỉnh An Giang
đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhóm giải pháp ưu tiên
1.1. Giải pháp về thu hút đầu tư và phát triển thị trường
- Về cơ chế, chính sách cho thu hút đầu tư:
+ Tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách khuyến khích đầu tư vào nông
nghiệp nông thôn như: Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính

12
sách khuyến khích doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị
quyết số 31/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 Ban hành quy định về cơ chế, chính
sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh An
Giang; Quyết định 17/2019/QĐ-UBND ngày 20/6/2019 Ban hành định mức hỗ trợ
từng loại dự án, hạng mục, công trình đối với DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
trên địa bàn tỉnh An Giang;
+ Tiếp tục triển khai đồng bộ có hiệu quả chính sách về liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa người dân – Hợp tác xã/Tổ hợp tác – doanh
nghiêp như: Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về Chính
sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp; Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND ngày 11 tháng 11 năm 2022 của
HĐND tỉnh An Giang về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chính sách hỗ
trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang ban
hành kèm theo Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2019 của
Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành Quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang;
+ Tăng cường triển khai, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tiếp cận chính sách hỗ
trợ như: Chính sách về việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa như: Nghị định số
62/2019/NĐ-CP ngày 17/11/2019 về Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định
35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa…;
Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XIII về “tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở
thành nước phát triển có thu nhập cao”.
+ Tiếp tục triển khai các chính sách về đất đai tạo quỹ đất sạch và xây dựng cơ
sở hạ tầng thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp và chế biến.
+ Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Trung ương để có các cơ chế ưu đãi đặc
thù về thuế, phí nhằm thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt đối với lĩnh vực
chế biến, sản xuất phân bón hữu cơ từ các phụ phẩm của chăn nuôi và thủy sản,
logistics, KHCN, kinh tế nông nghiệp tuần hoàn.
- Các hoạt động thu hút đầu tư:
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu, bản đồ số “nông hóa - thổ nhưỡng cây trồng - vật
nuôi” phục vụ Đề án cơ lại cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang, qua đó, tích hợp
vào cơ sở dữ liệu của tỉnh để có đủ thông tin sản phẩm phục vụ xúc tiến đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn (giống, thời vụ, sản lượng, diện tích, logistic,…).
+ Tập trung xúc tiến đầu tư đối với các tập đoàn, DN lớn, đang phát triển, đầu tư
mở rộng trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, thương mại, dịch vụ, công nghiệp phụ trợ
liên quan nông nghiệp. Đối với các đối tác nước ngoài, tập trung vào đối tác đã và
đang đầu tư vào Việt Nam như Israel, Nhật Bản, Úc, Mỹ, Châu Âu, Đài Loan trong
lĩnh vực công nghệ cao.
+ Xây dựng Dự án đầu tư “Trung tâm đầu mối sản xuất và phân phối lúa gạo
cấp vùng tại tỉnh An Giang, đầy đủ chức năng liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ
nông sản vùng ĐBSCL với vai trò dẫn dắt (về công nghệ, đào tạo, chuyển giao giải
pháp…), thúc đẩy (kiến tạo các chuỗi liên kết, thu hút các nguồn lực) và hỗ trợ mạnh

13
mẽ hoạt động kinh tế nông nghiệp toàn vùng (nâng cao giá trị gia tăng, tiêu thụ, xuất
khẩu…). Quy mô dự án dự kiến là 200 ha, tổng vốn dự kiến 9.000 tỷ đồng, dự kiến
tại xã Vĩnh Bình (huyện Châu Thành).
+ Xây dựng Dự án mời gọi đầu tư xã hội hóa phát triển sản xuất giống cây
trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang, qua đó, mời gọi các doanh nghiệp tham
gia đầu tư phát triển thương mại hóa công tác giống ( lúa- nếp, rau màu, cây ăn trái,
giống cá tra và thủy sản khác, giống trong chăn nuôi, cây dược liệu…vv).
+ Ưu tiên lồng ghép xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, du lịch để giới
thiệu môi trường đầu tư, liên kết hợp tác đầu tư kinh doanh phát triển sản phẩm nông
nghiệp, nông thôn.
+ Tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn quảng bá cơ hội đầu tư tại An Giang cho
các nước đối tác thông qua các tổ chức, văn phòng thương mại, sứ quán.
- Công tác hỗ trợ phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm
+ Tăng cường hỗ trợ Doanh nghiệp trong tìm kiếm thị trường, đa dạng hóa sản
phẩm nông nghiệp theo yêu cầu của thị trường và có giá trị gia tăng cao.
+ Hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, HTX, tổ hợp tác,
DN đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản
phẩm, mở rộng thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường trong nước và quốc
tế.
+ Xây dựng các Kế hoạch để thúc đẩy tiêu thụ và xuất khẩu nông sản của tỉnh
gồm: Xây dựng Kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu bền vững nông sản dựa trên Chiến lược
xuất khẩu nông sản cấp quốc gia, nâng cao khả năng tiếp cận với các thị trường cao
cấp đồng thời gắn kết các nhà đầu tư, thương mại toàn cầu với các DN, HTX của
tỉnh. Xây dựng Dự án quảng bá, xúc tiến sản phẩm chủ lực tỉnh An Giang giai đoạn
2023-2025.
+ Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại cho sản
phẩm nông sản tỉnh An Giang thông qua các hoạt động gồm: Đánh giá tiềm năng thị
trường trong nước đối với các sản phẩm nông sản chủ lực tỉnh An Giang, ưu tiên phối
hợp cùng các tỉnh ĐBSCL có các sản phẩm nông sản tương tự. Xây dựng quầy tiêu
thụ nông sản tỉnh tại các điểm du lịch lớn, cho thuê/đấu thầu (theo quy định) với mức
giá ưu để các DN trên địa bàn tỉnh quảng bá và bán các sản phẩm nông sản, đặc biệt
là các sản phẩm OCOP.
+ Thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực và tiềm năng:
Đẩy mạnh nghiên cứu về khả năng tận dụng các hiệp định thương mại tự do,
đánh giá về yêu cầu kỹ thuật và thị hiếu của người tiêu dùng tại các thị trường tiềm
năng và khả năng đáp ứng của các DN trên địa bàn tỉnh. Mở rộng xuất khẩu sang các
thị trường tiềm năng.
Hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng nông sản giới thiệu sản phẩm thông
qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm sản phẩm nông sản khu vực và quốc tế.
Chính ngạch hóa việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thông qua việc cập
nhật thông tin về thị trường, các quy định, thủ tục xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu,…

14
+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, chương trình về hội nhập và hỗ
trợ xuất khẩu như: Quyết định số 2278/QĐ-UBND ngày 28/9/2020 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch Thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) trên địa bàn
tỉnh An Giang; Kế hoạch số 749/KH-UBND ngày 27/11/2020 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc triển khai thực hiện công tác Hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2021-
2025 trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Công tác dự báo cung - cầu thị trường:
+ Giám sát chặt chẽ nguồn cung sản phẩm nông sản chủ lực và tiềm năng, đảm
bảo sản xuất đúng theo nhu cầu của thị trường, điều phối sản xuất phù hợp: Nghiên
cứu, xây dựng ban điều phối các ngành hàng chủ lực có sự tham gia của đại diện tác
nhân như: DN cung ứng đầu vào, người sản xuất, hợp tác xã, thương lái, DN chế
biến, xuất khẩu, nhà nước...Tổng hợp thông tin dự báo nhu cầu thị trường các sản
phẩm nông sản chính, từ đó đưa ra những khuyến cáo phù hợp.
+ Tích hợp thông tin cung cầu nông sản trong Website của Sở Nông nghiệp và
PTNT An Giang, cụ thể: cung cấp bản đồ chi tiết về vùng sản xuất, thông tin về diện
tích, mùa vụ, giá cả,… đối với các sản phẩm nông sản chính.
- Phát triển thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm:
+ Đầu tư xây dựng thương hiệu cho các nông sản đặc sản, sản phẩm OCOP và
các sản phẩm chủ lực, tiềm năng của tỉnh.
+ Thúc đẩy cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “An Giang” cho các sản
phẩm nông sản chủ lực thông qua việc tuyên truyền, hỗ trợ thủ tục về mặt pháp lý,…
+ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “An Giang” cho các sản phẩm nông
nghiệp chủ lực tại một số thị trường quốc tế.
+ Tăng cường công tác quản lý việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản
phẩm đã được bảo hộ.
+ Phát triển hệ thống sản xuất – kinh doanh theo tiêu chuẩn, đồng bộ theo từng
khu vực không gian, theo nhu cầu đặt hàng của DN.
1.2. Giải pháp về tổ chức lại sản xuất theo kinh tế tập thể
- Xây dựng hệ sinh thái liên kết hợp tác DN - HTX - nông dân cho các ngành
hàng chủ lực và tiềm năng thuộc Đề án gắn với triển khai thực hiên Chương trình
hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) ngày 16/6/2022 tiếp
tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
- Xây dựng và triển khai các chính sách trọng tâm hỗ trợ phát triển HTX gắn với
liên liết theo chuỗi giá trị: Tham mưu, đề xuất các chính sách hỗ trợ đặc thù cho HTX
của tỉnh, tập trung vào: xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; chính sách tín
dụng ưu đãi cho HTXNN theo chuỗi giá trị; chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng, công
nghệ mới, thiết bị cơ giới cho HTX, ưu tiên hỗ trợ các vùng sản xuất chuyên canh gắn
với DN - HTX theo chuỗi giá trị; hoàn thiện chính sách và hướng dẫn triển khai chính
sách khuyến khích hợp tác, liên kết theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP.

15
- Xây dựng và triển khai các chuỗi giá trị (Gồm 10 kế hoạch chuỗi liên kết theo
từng ngành hàng được chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo) bền vững thông qua việc thúc
đẩy THT, HTX liên kết với DN theo các ngành hàng.
- Mở rộng liên kết, phát triển HTX, thành viên HTX, Liên hiệp HTX, Liên đoàn
HTX:
+ Thành lập và phát triển các mô hình HTX, THT mới, đặc biệt là HTX trong
sản phẩm cây ăn quả, rau màu và lúa – nếp.
+ Phát triển thành viên, mở rộng quy mô của các hợp tác xã; phát triển dịch vụ
phục vụ thành viên HTX (dịch vụ đời sống, dịch vụ đầu vào, dịch vụ sản xuất, tín
dụng nội bộ, dịch vụ tiêu thụ).
+ Xây dựng và nhân rộng các mô hình “Câu lạc bộ thành viên” trong nội bộ các
HTX nông nghiệp, tạo điểm sinh hoạt thường xuyên để trao đổi kiến thức, chia sẻ
kinh nghiệm trong phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
+ Triển khai thí điểm mô hình: Thành viên góp vốn bằng đất/cho thuê đất trong
HTX để phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, trong đó, nhà nước đứng ra làm
trung gian trong việc cho góp/thuê đất.
+ Phát triển mô hình Liên hiệp HTX ngành hàng, Liên đoàn Hợp tác xã lúa gạo
vùng ĐBSCL.
- Xây dựng chuỗi giá trị bền vững thông qua việc thúc đẩy các DN tham gia vào
hoạt động của các HTX như cùng góp vốn, công nghệ, tham gia quản lý điều hành
phát triển kinh doanh trong HTX.
- Xây dựng và nâng cao vai trò của HTX trong các chuỗi giá trị ngành hàng
nông sản; phát triển cung ứng các dịch vụ khoa học kỹ thuật, công nghệ số, dịch vụ
logistics và các loại hình dịch vụ khác phục vụ sản xuất, chế biến, kinh doanh trong
HTX.
- Đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các tổ chức kinh tế tập thể:
+ Tập huấn nâng cao kỹ năng quản trị, điều hành, nghiệp vụ, cho HTX/THT
nông nghiệp (theo Chương trình đào tạo nghề giám đốc HTX tại Quyết định số
4468/QĐ-BNN-KTHT ngày 17/11/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về
Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025).
+ Thực hiện thu hút lao động trẻ có trình độ cao đẳng, đại học có chuyên môn
phù hợp về làm việc tại HTX (theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/ 11/2020,
Thông tư số 124/2021/TT-BTC ngày 30/12/2021 và Quyết định số 1700/QĐ-UBND,
ngày 22/7/2021 phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển hợp tác
xã nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025); Tham mưu, đề xuất cơ chế tài
chính hỗ trợ theo Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng
cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
+ Trong giai đoạn 2025 - 2030, phối hợp với các trường đào tạo, nâng cao trình
độ cho cán bộ quản lý HTX; đào tạo nguồn cho HTX nông nghiệp nhằm trẻ hóa và
nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của cán bộ HTX NN.

16
- Củng cố và nâng chất Tổ phản ứng nhanh trong nông nghiệp ở địa phương trở
thành Tổ khuyến nông cộng đồng tại địa phương nhằm thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ,
thúc đẩy phát triển tư duy kinh tế nông nghiêp tại địa phương.
- Nâng cao năng lực cho HTX/THT ứng dụng KHCN, chuyển đổi số vào quá
trình sản xuất kinh doanh cho các tổ chức kinh tế tập thể:
+ Hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các HTX nông nghiệp: ứng
dụng biện pháp kỹ thuật canh tác mới tập trung vào khâu giống, các biện pháp tưới
thông minh, phòng trừ dịch hại, thu hoạch; chuyển giao công nghệ bảo quản, chế
biến, phát triển triển sản phẩm đặc sản, OCOP cho HTX nông nghiệp; triển khai các
mô hình HTX nông nghiệp thích ứng với BĐKH, đặc biệt là mô hình kinh tế tuần
hoàn trong nông nghiệp nhằm gắn sản xuất, chế biến với tái sử dụng phụ phẩm làm
đầu vào sản xuất và tạo ra sản phẩm mới có giá trị cao theo Quyết định số 854/QĐ-
TTg ngày 19/7/2022.
+ Hỗ trợ các HTX ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong
sản xuất, kinh doanh: áp dụng nhật ký điện tử, truy xuất nguồn gốc điện tử; ứng dụng
các nền tảng số trong kết nối thành viên, quản lý sản xuất; quảng bá, tiêu thụ sản
phẩm thông qua áp dụng các nền tảng thương mại điện tử (theo Quyết định số
825/QĐ-UBND ngày 26/4/2022 về kế hoạch triển khai chuyển đổi số tỉnh An Giang
và Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 về Chương trình chuyển đổi số quốc
gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030).
+ Trên cơ sở Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 22/8/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy về chuyển đổi số tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thúc
đẩy các HTX và THT chuyển đổi số, trang bị kỹ năng số và các quy tắc ứng xử trên
môi trường số để có thể tham gia hoạt động học tập, lao động, sản xuất, sinh hoạt,
giao dịch thương mại điện tử, thanh toán điện tử trên môi trường số. Tổ chức hoạt
động của các hợp tác xã gắn với liên kết và tiêu thụ nông sản theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ sản
xuất-kinh doanh.
1.3. Giải pháp chuyên nghiệp hóa nông dân
- Tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn chuyên nghiệp hóa cho nông dân
và thành viên THT/HTX gắn với từng cụm ngành hàng chủ lực và tiềm năng để nâng
cao kỹ năng và hiểu biết về kỹ thuật sản xuất, tư duy kinh tế, tiếp cận thị trường, tiếp
cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức về sản xuất theo tiêu chuẩn và
bảo vệ môi trường. Đào tạo cho nông dân theo hướng đa dạng hóa phương thức và đa
dạng hóa nội dung tập trung hướng tới nhu cầu sử dụng lao động thực tế của DN và
xã hội.
+ Về nội dung, bên cạnh các khóa đào tạo về kỹ thuật sản xuất, đào tạo bổ sung
kỹ năng kinh tế, tiếp cận thị trường, ứng dụng thiết bị thông minh, công nghệ số…
+ Về phương thức, đẩy mạnh số hóa trong công tác đào tạo thông qua các diễn
đàn trực tuyến, các kênh Youtube, các trang thông tin trên mạng xã hội…; áp dụng
các phương pháp học tập theo lộ trình; hình thành các diễn đàn, câu lạc bộ cả trực
tiếp và trực tuyến để người dân có nhiều cơ hội tiếp cận, trao đổi và thảo luận học
tập.

17
- Thúc đẩy thực hiện sự khát vọng vươn lên làm giàu của nông dân từ nội lực
của chính mình và cộng đồng, sử dụng phương pháp phát triển dựa vào nội lực của
cộng đồng:
+ Đào tạo, tư vấn, chỉ dẫn giúp nông dân có sự chuyển đổi sang tư duy làm kinh
tế địa phương, kinh tế nhà vườn hay trở thành “doanh nhân nông dân”.
+ Xây dụng thí điểm trên mỗi huyện một mô hình chuyển đổi từ tư duy “sản
xuất đơn thuần” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp” bằng công cụ phát triển dựa vào
nội lực cộng đồng (công cụ ABCD).
- Tạo điều kiện cho người dân tăng quy mô và hiệu quả kinh tế, đảm bảo thu
nhập từ nông nghiệp có thể giúp hộ trang trải cuộc sống và có tích lũy, từ đó thúc đẩy
chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp.
- Tiếp tục triển khai các chương trình, dự án, đề án về giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi lao động nông thôn sang các
ngành nghề phi nông nghiệp.
- Xây dựng và thực hiện các giải pháp nhằm thực hiện chuyên nghiệp hóa nông
dân, chuyển đổi số trong hoạt động dự báo, phòng ngừa dịch bệnh, giám định sinh vật
gây hại, chuyển đổi tư duy làm kinh tế, thực hiện lồng ghép vào Chương trình hành
động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị
lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
1.4. Giải pháp về Khoa học công nghệ (KHCN), chuyển đổi số và phát triển
nguồn nhân lực
Tập trung đưa khoa học và công nghệ thực sự là động lực thúc đẩy, tạo đột phá
trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững. Tăng
cường ứng dụng khoa và công nghệ, công nghệ cao, công nghệ số vào phát triển nông
nghiệp; ưu tiên phát triển công nghiệp sinh học, công nghiệp sơ chế, chế biến nông
sản, chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn; tham gia tích cực, hiệu quả và tận dụng lợi
thế thương mại, cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để thúc đẩy cơ
cấu lại nền nông nghiệp theo hướng hiện đại. Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo
trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn kết với các ngành kinh tế khác
và liên kết chặt chẽ với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của quốc gia, và các vùng kinh
tế trọng điểm trong nước. Phát huy vai trò của doanh nghiệp giữ vai trò là trung tâm
dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, các cơ quan quản lý nhà nước có vai trò kiến
tạo môi trường chính sách thuận lợi, thúc đẩy các hoạt động liên kết, phối hợp trong
hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới sáng tạo. Nâng cao năng lực quản lý nhà
nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả mọi
nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thúc đẩy hoạt động
khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nông nghiệp, doanh
nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế về
khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Cụ thể như sau:
1.4.1. Về Khoa học công nghệ:
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, trong đó, ưu tiên cho các khu vực có vùng chuyên canh, tập trung đối với
sản phẩm chủ lực có sự tham gia của doanh nghiêp theo chuỗi liên kết.
18
- Thực hiện đổi mới cơ chế quản lý KHCN theo hướng xã hội hóa và tăng cường
liên kết công - tư trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN từ nhu
cầu của nhà đầu tư, DN và người dân.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ thúc đẩy áp dụng KHCN trong nông nghiệp:
+ Tiếp tục triển khai và thực thi các chính sách hiện có và rà soát tham mưu bổ
sung cập nhật chính sách mới cho các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp công nghệ cao và lĩnh vực KHCN liên quan.
+ Tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách về phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho các DN, các tổ chức nông dân, nông dân có hoạt
động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang
như: thực hiện công nhận DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (theo Quyết định
số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ), vùng nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao (theo Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của
Thủ tướng Chính phủ) và xác nhận các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
dự án nông nghiệp sạch (theo Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và triển khai thông báo đăng ký nhu
cầu hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh
An Giang đến cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã; triển khai Quyết định 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ,
Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 – 2020 và tầm nhìn đến năm
2030…
+ Hỗ trợ cho hộ nông dân, HTX, THT và DN tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi
để đầu tư đổi mới, ứng dụng công nghệ.
- Nghiên cứu, thí điểm và nhân rộng các công nghệ phù hợp với quy hoạch,
năng lực và tiềm năng sản xuất nông nghiệp của tỉnh, bao gồm:
+ Nghiên cứu tuyển chọn, lai tạo và phát triển các loại giống mới chất lượng
cao, thích ứng với BĐKH.
+ Công nghệ trong sản xuất như công nghệ sinh học, nông nghiệp thông minh,
nông nghiệp chính xác, ứng dụng IoT và trí tuệ nhân tạo (AI).
+ Công nghệ trong chế biến, bảo quản: công nghệ sấy, làm mát, cấp đông, cấp
đông mềm…
+ Đẩy mạnh phát trỉển công nghệ sơ chế, chế biến nhằm tăng chất lượng nông
sản; hỗ trợ nghiên cứu thực hiện các sản phẩm giá trị gia tăng, tận dụng nguồn phụ
phẩm trong nông nghiệp giúp tăng thu nhập cho nông dân.
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Khoa học,
công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An
Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

19
1.4.2. Về chuyển đổi số trong nông nghiệp
Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý để có các chính sách,
điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý
quy hoạch:
- Xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập và xử lý thông
tin về giống, diện tích, sản lượng, mùa vụ của các nông sản chủ lực, đảm bảo tính
thống nhất và khả năng truy cập dữ liệu.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về nông nghiệp trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) có
sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng. Hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu ngành
nông nghiệp, nông thôn (bao gồm đầy đủ các lĩnh vực, chuyên ngành: Chăn nuôi,
trồng trọt, thuỷ sản, kinh tế hợp tác, thú y, bảo vệ thực vật, thủy lợi và phòng chống
thiên tai…); đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu quản lý nông nghiệp, nông thôn các
cấp.
- Xây dựng bản đồ số nông nghiệp, kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở để
thực hiện dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và DN.
- Thúc đẩy, khuyến khích nông dân tham gia các hoạt động ứng dụng công nghệ
số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp. Áp dụng các chương trình,
phần mềm, thiết bị Internet vạn vật nhằm tối ưu hoá việc sử dụng tài nguyên (nước,
đất đai), kiểm soát dịch bệnh, tăng năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào điều kiện
thời tiết. Hướng đến ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và ứng dụng công nghệ
chuỗi khối (Block chain) dữ liệu lớn trong các chương trình khoa học công nghệ,
quản lý chất lượng nước, quy trình chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Áp dụng công nghệ tự động hoá trong chế biến để giảm chi phí, bảo đảm chất
lượng sản phẩm, hệ thống thông tin địa lý (GIS) để truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa
lý.
- Đẩy mạnh thông tin, truyền thông, phát triển Cổng Thông tin điện tử Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trên nền tảng trực tuyến. Tích hợp ứng dụng thương
mại điện tử.
- Kết nối dữ liệu giữa ngành nông nghiệp với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở
dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu của địa phương phục vụ công tác báo cáo, theo
dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo, kiểm tra và thanh tra của các cơ quan quản lý nông
nghiệp, nông thôn. Xây dựng băng tần truyền thông chuyên biệt cho ngành nông
nghiệp, gồm những Video Clip về sản xuất nông nghiệp, chủ trương chính sách về
Tam Nông. Xây dựng ứng dụng (App) trên hệ điều hành Smartphone.
- Phát triển công nghệ viễn thám, giải đoán ảnh; thiết lập các trạm giám sát tự
động sâu rầy, các trạm quan trắc chất lượng đất, nước, không khí,…. Xây dựng hệ
thống cảnh báo, dự báo, xác định rủi ro nhằm kịp thời đề ra các giải pháp đồng bộ,
chủ động bảo vệ sản xuất, giảm các nguy cơ về dịch bệnh, thiên tai, ô nhiễm môi
trường...
- Xây dựng các phần mềm ứng dụng (App) cho phân tích, dự báo, tìm kiếm thị
trường, thương mại điện tử, giao dịch thanh toán; quảng bá,…, Ứng dụng công nghệ
blockchain, IoT vào quy trình giám sát nguồn gốc, quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm,

20
bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, kiểm soát về nguồn gốc sản phẩm, về
an toàn và vệ sinh thực phẩm.
1.4.3. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ Cơ cấu lại ngành nông nghiệp:
- Đào tạo cán bộ nghiên cứu, chuyên gia công nghệ, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ
thuật, kỹ thuật viên về lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp có đủ tiêu chuẩn
theo quy định thuộc các tổ chức khoa học công nghệ, các DN, các địa phương tại các
trường Đại học An Giang, Đại học Cần Thơ…
- Đào tạo để hình thành mạng lưới chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành nông
nghiệp, hình thành cơ chế tư vấn, đối thoại chính sách thường xuyên, chính thức giữa
đội ngũ chuyên gia, đại diện nông dân và DN với cơ quan quản lý ngành.
- Đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực chuyên môn cấp huyện nhằm phục vụ cho các
mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã, hợp tác xã kiểu mới...
- Đào tạo đội ngũ nông dân nông nghiệp chuyên nghiêp gắn theo từng đề án, dự
án, chương trình, chuỗi giá trị, các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao... Đồng
thời, đào tạo cho những nông dân chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang phi
nông nghiệp và dịch vụ.
1.5. Giải pháp củng cố, nâng chất các đơn vị sự nghiệp để phát triển các dịch
vụ trong nông nghiệp và hỗ trợ nông dân
Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các phương án để điều chỉnh, bổ sung một số
chức năng – nhiệm vụ hoặc sáp nhập một số đơn vị sự nghiệp trong tỉnh có liên quan
đến nông nghiệp nhằm phát triển đa dạng hóa các dịch vụ trong kinh tế nông nghiệp:
- Phát triển các dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, cung cấp
các dịch vụ nông nghiệp từ khâu chọn đất, chọn giống, làm đất, kỹ thuật gieo trồng -
canh tác, quản lý - bảo vệ - chăm sóc - thu hoạch, logistic,… cho cây trồng và vật
nuôi, đồng thời, hỗ trợ, tư vấn xúc tiến đầu tư, tìm kiếm thị trường, dịch vụ mua bán
sản phẩm, thương mại và xây dựng các nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa nông sản…
- Phát triển hệ thống tư vấn, dịch vụ kỹ thuật phục vụ khách hàng đặc biệt tại các
vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Cung cấp các dịch vụ bảo vệ môi trường, dịch
vụ đào tạo và cung cấp chuyển giao công nghệ, dịch vụ kinh doanh nông sản, dịch vụ
thông tin, tư vấn, môi giới công nghệ cho DN khởi nghiệp, trang trại, hợp tác xã và
người sản xuất.
- Tư vấn pháp lý thành lập, phát triển HTX, các hợp đồng liên kết giữa người
sản xuất – HTX/THT- DN, tiếp cận chính sách, phát triển thị trường, xúc tiến thương
mại, thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục chứng nhận tiêu chuẩn sản xuất, kiểm định chất
lượng nông lâm thủy sản.
- Thực hiện chức năng phối hợp cùng các đơn vị chuyên môn khác ở Trung
ương để thực hiện giám sát cung, dự báo cầu, xuất bản bản tin thị trường định kỳ giúp
định hướng sản xuất.
- Gắn kết chặt chẽ với Văn phòng Điều phối nông nghiệp vùng ĐBSCL và
Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng
ĐBSCL thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

21
- Tham mưu cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng, góp ý, phản
biện đối với chương trình, đề án, kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh.
2. Các giải pháp bổ trợ
2.1. Giải pháp về tuyên truyền
- Tuyên truyền đến các cán bộ quản lý ngành nông nghiệp, cán bộ các
Sở/ban/ngành liên quan, cán bộ quản lý địa phương, người dân và DN nắm rõ nội
dung Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030 tỉnh An Giang để tạo sự đồng bộ thực hiện giữa các ngành, các cấp, địa phương
và cả hệ thống chính trị cùng tham gia.
- Tuyên truyền tới các hộ nông dân nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức của
nông dân từ “tư duy sản xuất nông nghiệp đơn thuần” sang “tư duy phát triển kinh tế
nông nghiệp”. Hình thức tuyền truyền bằng nhiều kênh thông tin khác nhau như hội
thảo, tập huấn, sổ tay, tờ rơi, đài truyền thanh, truyền hình, báo chí của tỉnh.
- Nghiên cứu lập chuyên mục “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp” để cung cấp các
thông tin nội dung Đề án, qua đó, nhằm thường xuyên cập nhật, bổ sung, hiệu chỉnh
cho phù hợp với điều kiện thực tế.
- Tuyên truyền thống nhất nhận thức của các cấp ủy Đảng về bản chất, vị trí, vai
trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế theo Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày
16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong
giai đoạn mới. Các điều khoản hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký
(CPTPP, EVFTA, UKFTA, RCEP…), tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp có trách
nhiệm, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái, quản lý
và khai thác hiệu quả tài nguyên, nguồn nước.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận
thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thông qua các lớp
tập huấn, phổ cập về thương mại điện tử, đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương
mại điện tử cho các DN, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh, giới thiệu, quảng bá, đưa
sản phẩm nông nghiệp chủ lực lên các sàn thương mại điện tử, đặc biệt là các sàn
thương mại chuyên dành cho đặc sản, sản phẩm nông nghiệp.
- Phát động phong trào thi đua các tổ chức, cá nhân tham gia chuyển đổi số
ngành nông nghiệp. Định kỳ đánh giá, xem xét khen thưởng các tổ chức, cá nhân
xuất sắc trong tham gia chuyển đổi số ngành nông nghiệp.
2.2. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cơ cấu lại ngành nông
nghiệp
- Tiếp tục cải thiện, nâng cấp hạ tầng giao thông nông thôn, đặc biệt hạ tầng tại
các vùng chuyên canh để tạo điều kiện cho các xe vận tải lớn vào thu mua nông sản
kết nối với các thị trường và các cửa khẩu.
- Ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kho bãi, kho lạnh/kho mát/kho tạm trữ
tại các vùng nguyên liệu lớn có chuỗi liên kết giữa người sản xuất – HTX - DN nhằm
tạo điều kiện thuận lợi trong việc trung chuyển kịp thời, đảm bảo chất lượng sản
phẩm hàng hóa, giảm giá thành, đặc biệt ở khu vực biên giới.

22
- Thí điểm đầu tư theo hình thức liên kết công tư thu hút DN đầu tư vào cơ sở hạ
tầng phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp ví dụ như Trung tâm đầu mối, Trung tâm thúc
đẩy đổi mới KHCN,...
- Đối với hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp: Xây dựng hệ thống
thủy lợi đồng bộ, hoàn chỉnh, đa mục tiêu, bao gồm các công trình tưới và tiêu chủ
động, thau chua, xổ phèn, kiểm soát xâm nhập mặn đáp ứng yêu cầu phát triển ổn
định của sản xuất nông nghiệp trong điều kiện BĐKH và tác động của các dự án xây
dựng đập thủy điện ở thượng nguồn.
- Đối với hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng: Đầu tư cải tạo, nâng cấp, sửa
sửa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo đầy đủ hệ thống vận hành và đồng bộ với hệ
thống các công trình trong tiểu vùng. Tiếp tục chuyển đổi các trạm bơm dầu sang
trạm bơm điện để nâng cao hiệu quả.
- Từng bước ứng dụng công nghệ tự động vào quản lý, vận hành; Tăng cường
nhân rộng diện tích ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, nghiên cứu thực hiện các dự án tăng
cường tích trữ nước ở vùng đồng bằng và vùng cao: đầu tư các công trình hồ trữ lũ
vùng đồng bằng, tạo vùng chứa lũ, có thể phục vụ liên vùng; xây dựng, duy tu và vận
hành hệ thống thủy lợi vùng cao (như kênh, hồ chứa nước, trạm bơm) tại Tri Tôn và
Tịnh Biên, đặc biệt phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ (hồ chưa nước phân tán chứa
nước) phục vụ sinh hoạt, sản xuất rau màu và cây ăn trái đồng thời góp phần phòng
cháy chữa cháy rừng.
2.3. Tăng cường liên kết vùng
- Quy hoạch đầu tư hệ thống giao thông đường bộ kết nối An Giang và các tỉnh,
đặc biệt, chú trọng kết nối các cảng nội địa và quốc tế trong và ngoài tỉnh, qua đó,
phát triển hệ hệ thống logistics vận chuyển nông sản một cách thông suốt, thuận lợi.
- Phát triển các cụm công nghiệp chế biến nông sản, phát triển công nghiệp và
dịch vụ hỗ trợ cho nông nghiệp để hút lao động nông thôn.
- Tăng cường hơn nữa các hoạt động trong Chương trình Mekong Connect 04
tỉnh ABCD (An Giang, Bến Tre, thành phố Cần Thơ và Đồng Tháp) để đưa các sản
phẩm chủ lực, OCOP tham gia và mở rộng thị trường.
- Khai thác lợi thế so sánh của Tỉnh trong liên kết vùng và hội nhập quốc tế.
Triển khai thực hiện hoạt động hợp tác phát triển du lịch giữa An Giang và Cụm liên
kết hợp tác, phát triển du lịch phía Tây vùng ĐBSCL; Chương trình Liên kết phát
triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu
Long; Tham gia các sự kiện do Cụm liên kết dự kiến tổ chức.
- Tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp Bộ Giao thông vận tải
triển khai dự án Tuyến nối Quốc lộ 91 và tránh thành phố Long Xuyên giai đoạn
2019 – 2023; hỗ trợ các thủ tục để triển khai thực hiện dự án Xây dựng tuyến đường
liên kết vùng, đoạn từ thị xã Tân Châu đến thành phố Châu Đốc, kết nối với tỉnh
Kiên Giang và tỉnh Đồng Tháp.
2.4. Giải pháp về phát triển nông nghiệp bền vững
- Tham mưu thực hiện lồng ghép các mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính
phù hợp với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, trong đó có chiến lược
23
về tăng trưởng xanh vào các chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển các ngành
hàng thuộc Đề án.
- Triển khai Kế hoạch 116-KH/TU ngày 13/07/2020 thực hiện Nghị quyết số 55-
NQ/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch “Kiểm kê khí nhà kính và đề xuất giải pháp giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh An Giang”… với các chủ trương phát
triển các nguồn năng lượng tái tạo cho giai đoạn 2021-2030 góp phần thực hiện COP
26.
- Nghiên cứu xây dựng và triển khai các mô hình phát triển nguồn năng lượng
tái tạo từ phụ phẩm nông nghiệp.
- Triển khai Kế hoạch số 167/KH-UBND ngày 28/3/2022 của Ủy ban nhân dân
tỉnh An Giang về Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-
2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTG, ngày
18/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nông
nghiệp và nông thôn bền vững vùng ĐBSCL, chủ động thích ứng BĐKH.
IV. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN:
4.1. Lộ trình thực hiện đề án
Quá trình tái cơ cấu được chia làm hai giai đoạn (GĐ I: 2022-2023; GĐ II:
2024-2025 và định hướng đến năm 2030):
a) Giai đoạn I từ 2022-2023: Nội dung và chỉ tiêu chính cần đạt:
- Trọng tâm thực hiện các giải pháp đột phá về phát triển thị trường - thu hút đầu
tư và giải pháp về tổ chức lại sản xuất theo kinh tế tập thể.
- Tập trung cho công tác công bố nội dung Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp
giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh An Giang, hướng dẫn các đơn
vị, địa phương xây dựng và trình phê duyệt các nội dung dự án, Kế hoạch, chương
trình, mô hình thí điểm, đề án... mới đề ra và thúc đẩy khẩn trương triển khai, triển
khai lồng ghép các Chương trình, Kế hoạch, Đề án… có liên quan đã được phê duyệt,
có chủ trương và đang triển khai.
- Thường xuyên rà soát, kiểm tra tiến độ triển khai, sơ kết một năm, giữa kỳ để
kịp thời bổ sung, hiệu chỉnh (nếu có), rút kinh nghiệm cho phù hợp với nhu cầu thực
tế.
- Các chỉ tiêu trọng tâm cần đạt được:
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp là 2,8 %.
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2023 đạt 240 triệu đồng/ha.
b) Giai đoạn II từ 2024-2025 và định hướng đến năm 2030: Nội dung và chỉ
tiêu chính cần đạt:
- Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung của giai đoạn 2022-2023. Đồng thời,
thực hiện các công tác rà soát, đánh giá rút kinh nghiệm để triển khai nhân rộng.
- Các chỉ tiêu trọng tâm cần đạt được:
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp là 3,0%.

24
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 đạt 250 triệu đồng/ha.
4.2. Các kế hoạch, dự án phục vụ Đề án, gồm:
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch chuỗi liên kết theo từng ngành, ước tổng
nguồn vốn cho giai đoạn 2022-2025 là: 231.792 triệu VNĐ, giai đoạn 2026-2030 là:
13.906 triệu VNĐ. (Ghi chú: Sau khi Đề án được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và
PTNT chủ trì, phối hợp cùng Sở, ban, ngành, các hội, hiệp hội ngành hàng, địa
phương, các doanh nghiệp liên quan rà soát, xây dựng cụ thể nội dung các Kế hoạch
này, đảm bảo phù hợp thực tế, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định).
- Dự án (13 dự án) đã bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025.
- Dự án (08 dự án) đang tiếp cận nguồn vốn ODA, vay ưu đãi.
- Dự án (15 dự án) còn lại tiếp tục đề xuất giai đoạn 2021-2030.
(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).
V. KINH PHÍ VÀ NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kinh phí:
- Kinh phí đối với các nội dung/Chương trình/dự án/đề án/Kế hoạch… đang
thực hiện, đã có chủ trương, được phê duyệt thì khẩn trương tổ chức triển khai, triển
khai lồng ghép vào nhiệm vụ của ngành, đơn vị, địa phương mình, trong đó, ưu tiên
triển khai các nội dung đã được bố trí vốn trung hạn.
- Đối với các đầu công việc, nội dung mới được giao thì đơn vị phải chủ động
chi tiết khối lượng công việc, dự toán kinh phí kèm theo, giải pháp triển khai và trình
cấp thẩm quyền thẩm định (nội dung, kinh phí, nguồn kinh phí…vv) và trình cấp
thẩm quyền phê duyệt thực hiện theo quy định.
- Ước tổng nguồn vốn thực hiện các Kế hoạch, dự án phục vụ Đề án trong giai
đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 là gần 231.792 triệu VNĐ (trong đó vốn tỉnh là:
127.854 triệu VNĐ, vốn doanh nghiêp và dân đóng góp là: 103.938 triệu VNĐ) (chủ
yếu thực hiện 10 KH liên kết chuỗi), (chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).
2. Nguồn kinh phí:
Bên cạnh nguồn vốn của tỉnh, để thực hiện các giải pháp cần huy động nhiều
nguồn lực khác như:
- Vốn từ ngân sách trung ương thực hiện các dự án liên quan đến phát triển
CSHT, nghiên cứu chọn tạo các loại giống cây trồng vật nuôi, khoa học công nghệ,
giám sát cung cầu.
- Vốn từ ngân sách trung ương thực hiện các dự án nghiên cứu phát triển, tuyên
truyền, các dự án liên quan đến các sản phẩm của Đề án Cơ cấu lại ngành nông
nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh An Giang, đối ứng các
dự án của trung ương và thúc đẩy các dự án của DN.
- Nguồn vốn của DN trong và ngoài nước, vốn xã hội hóa từ người dân, vốn từ
các tổ chức tín dụng thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, các
nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ.

25
- Ngoài ra, để thực hiện các nội dung, dự án thuộc Đề án Cơ cấu lại ngành nông
nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh An Giang, tỉnh còn cần
thực hiện các nội dung, dự án khác, đặc biệt là các dự án xây dựng, hoàn thiện cơ sở
hạ tầng, các dự án phục vụ các ngành, các địa phương, vùng nguyên liệu cụ thể.
- Bên cạnh đó, ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn xã hội hóa
còn được huy động triển khai các dự án phát sinh phục vụ nhu cầu sản xuất khác, các
nguồn vốn hỗ trợ DN đầu tư và lĩnh vực nông nghiệp, đầu tư nông nghiệp công nghệ
cao,… theo các nghị định, quyết định đang có hiệu lực như: Nghị định 98/2018/NĐ-
CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp,… Nghị Quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của
Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội
đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh An Giang theo Nghị định số
77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định hỗ
trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước,... Nghị
định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn…
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo Đề án Cơ cấu lại
ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh An Giang để
tham mưu, triển khai thực hiện đề án, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án;
đồng thời, phối hợp với Văn phòng Điều phối phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng
ĐBSCL để tham mưu, tiếp cận các nguồn lực, chính sách, chương trình dự án… có
liên quan thực hiện tại tỉnh.
- Chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các hội, hiệp hội ngành
hàng và địa phương xây dựng Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện đề án. Là đơn vị
đầu mối tổng hợp các đề xuất từ các đơn vị liên quan; nghiên cứu đề xuất các cơ chế
chính sách có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành, các huyện, thành phố rà soát, bổ sung
và lập mới các quy hoạch nông nghiệp, nông thôn; xây dựng các Đề án, Dự án, Kế
hoạch về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển giống cây trồng, vật nuôi
và xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Xác định các nông sản thực phẩm chủ
lực của tỉnh, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới để xây dựng bộ giống cây, con hàng
hóa, hướng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.
- Xây dựng và triển khai 12 kế hoạch chuỗi liên kết theo từng ngành hàng được
chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình,
Báo An Giang, hệ thống phát thanh, truyền thanh của huyện, xã tích cực tuyên truyền
các nội dung Đề án.
- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh và các Sở ngành liên quan, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá
trình thực hiện Đề án hoặc sửa đổi bổ sung Đề án nếu cần thiết.

26
- Tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện Nghị quyết “về nông nghiệp nông dân,
nông thôn” và các Chương trình, kế hoạch, Nghị quyết có liên quan đến nông nghiệp.
2. Sở Công Thương
- Nghiên cứu đề xuất các chính sách thương mại, tạo thuận lợi thúc đẩy phát
triển công nghiệp chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.
- Hỗ trợ các DN xây dựng thương hiệu cho các nông sản, thực phẩm chất lượng
cao và đặc trưng của Tỉnh. Tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; tổ chức
các hội nghị xúc tiến thương mại và liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản, thực phẩm.
- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề
xuất giải pháp đổi mới cơ chế, những chính sách đột phá về phát triển công nghiệp hỗ
trợ sản xuất nông nghiệp (sản xuất vật tư, thiết bị, máy móc đầu vào, công nghiệp chế
biến nông sản…) và dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp (kho bãi, vận tải chuyên
dụng, thương mại, logistic…) tại các vùng sản xuất chuyên canh.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành
liên quan rà soát lại các đề tài nghiên cứu khoa học, tập trung đầu tư cho nghiên cứu,
chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học hỗ trợ ngành Nông nghiệp thực hiện đề
án.
- Chủ trì hướng dẫn xây dựng nhãn hiệu nông sản, thực phẩm phù hợp theo tiêu
chuẩn, quy chuẩn đáp ứng nhu cầu của thị trường; hướng dẫn xây dựng chỉ dẫn địa lý
cho nông sản, thực phẩm đặc sản có tính đặc thù của tỉnh.
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, bổ sung một số chính sách hỗ
trợ nghiên cứu, ứng dụng KHCN phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đổi mới cơ chế, đơn giản hóa thủ tục để thu hút
đầu tư trong và ngoài nước để triển khai những chính sách đột phá về phát triển nông
nghiệp, nông thôn, đặc biệt tại các vùng sản xuất chuyên canh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, địa
phương có liên quan triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư từ
các thành phần kinh tế để phục vụ Đề án; hướng dẫn các địa phương, DN lập, thẩm
định các dự án có tính chất đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì thẩm định các nguồn vốn có tính đấu đầu tư, tham mưu bố trì vốn thực
hiện cho Đề án.
5. Sở Tài chính
- Rà soát các cơ chế chính sách theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh của ngành nông nghiệp, hỗ trợ thực hiện Đề án.
- Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh về nguồn kinh phí thực hiện Đề án trên cơ sở lồng ghép với các chương
trình, dự án và các nguồn hợp pháp khác theo quy định về phân cấp của Luật Ngân
sách nhà nước.

27
- Chủ trì thẩm định, trình Ủy ban nhân dân phê duyệt các nội dung, dự án có
tính chất nguồn vốn thường xuyên, nguồn sự nghiệp và tham mưu bố trí kinh phí thực
hiện.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương rà soát
kiểm tra chặt chẽ quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp (đặc biệt là đất lúa) và hướng dẫn các chính sách liên quan đến đất đai, tài
nguyên, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương rà soát thực trạng sử dụng đất
nông nghiệp và đề xuất các chính sách liên quan đến tập trung đất đai phục vụ thu hút
đầu tư, tổ chức sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai cho
các DN, hợp tác xã mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến
và bảo quản nông sản.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban,
ngành, các hội, hiệp hội ngành hàng, đoàn thể, địa phương triển khai các hoạt động
tuyên truyền, phổ biến và định hướng các cơ quan báo chí, hệ thống tuyên truyền trên
địa bàn tỉnh An Giang thực hiện phổ biến nội dung “Đề án cơ cấu lại ngành nông
nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025, đính hướng đến năm 2030”.
- Chỉ đạo các DN bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo hạ tầng
chuyển phát, công nghệ thông tin, Internet, duy trì ổn định chất lượng dịch vụ, an
toàn an ninh thông tin, đặc biệt tại các khu vực biên giới (xuất khẩu chính ngạch đối
với thị trường Trung Quốc và Campuchia), thương mại điện tử, tạo điều kiện thuận
lợi cho các DN xuất khẩu thực hiện giao dịch thông suốt, an toàn, tăng khả năng tiêu
thụ các mặt hàng hàng chủ lực và tiềm năng của tỉnh.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng chuyển đổi số trong trong nông nghiệp như:
quản lý, tìm kiếm, dự báo thị trường; truy suất nguồn gốc sản phẩm; giám sát sâu
bệnh; giải pháp tham gia thương mại điện tử; quản lý quy hoạch; trung tâm giám sát
điều hành nông nghiệp,….
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối xây
dựng Nông thôn mới tỉnh thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh An Giang
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh An Giang chỉ đạo hệ thống ngân
hàng trên địa bàn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các giải pháp hỗ trợ vốn
cho nông dân và DN tham gia chương trình cánh đồng lớn, các mô hình liên kết trong
sản xuất nông nghiệp.
- Phối hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục xây dựng thí điểm mô
hình tín dụng trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra trong đó ngân
hàng có vai trò điều phối vốn.

28
- Đề xất các cơ chế ưu tiên hỗ trợ các hợp tác xã, DN tham gia liên kết sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với ngành hàng chủ lực của tỉnh
theo hướng đảm bảo nguồn vốn hoạt động.
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp cận, tư vấn, hướng dẫn hoàn
chỉnh hồ sơ, thủ tục để xem xét và tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã, tổ hợp
tác được vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh theo quy định tại Nghị định số
55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày
09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đơn giản hóa thủ tục, cân đối nguồn
vốn nhằm đáp ứng cho nhu cầu vốn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tiếp
cận nguồn vốn tín dụng để đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là các dự án
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, cơ giới hóa, phát triển
nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn.
- Phát triển thị trường tài chính, tín dụng vi mô, các sản phẩm dịch vụ tài chính
mới. Tập trung đẩy mạnh phát triển ngân hàng số, ngân hàng điện tử, tăng cường ứng
dụng công nghệ hiện đại cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm phát
triển thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần xây dựng và tổ chức thực hiện các
quy hoạch, kế hoạch và các đề án lớn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh.
Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phục vụ tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, nông
thôn; đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất giữa DN và các hợp tác xã, đặc biệt phục
vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị.
- Ưu tiên mở rộng tín dụng và đẩy mạnh cho vay theo chuỗi giá trị, xây dựng
liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ logistics hỗ trợ
nông nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững, bảo đảm thực chất, đi vào
chiều sâu, hiệu quả, vì lợi ích của người dân.
- Mở rộng các loại tài sản thế chấp vay vốn, điều chỉnh cơ chế định giá theo thị
trường cho các tài sản hình thành trên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp (trang trại,
nhà kính, nhà màng, hệ thống tưới…) và các tài sản vô hình (sở hữu trí tuệ, thương
hiệu…) để bảo đảm vay vốn ngân hàng. Thực hiện cơ chế cho vay theo chuỗi giá trị
nông nghiệp, gắn tín dụng sản xuất, cho vay đầu tư, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính
khác. Áp dụng rộng và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp thuận lợi cho
người dân, DN yên tâm ứng phó với rủi ro thiên tai, dịch bệnh.
10. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và địa phương nghiên cứu
chính sách đổi mới, hoàn thiện hệ thống bộ máy quản lý ngành nông nghiệp để cải
cách thể chế, thủ tục quản lý, đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý các đơn vị sự
nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa, phân cấp cho các tổ chức nông dân, kinh tế
hợp tác và khối tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công, đổi mới hoạt động đoàn thể
xã hội.

29
11. Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang
- Chủ trì xây dựng Đề án trung tâm trưng bày giới thiệu và điều tiết cung cầu các
sản phâm nông lâm thủy sản toàn tỉnh; xây dựng các chương trình xúc tiến thương
mại và hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ theo
chuỗi giá trị tham gia quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, phát triển
thị trường và tiêu thụ sản phẩm tại các kỳ hội chợ, hội thi, triển lãm thương mại
trong và ngoài nước.
- Hàng năm xây dựng và đề xuất các hoạt động xúc tiến mời gọi các doanh
nghiệp có đủ năng lực, tiềm năng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đến đầu tư và
hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với các hợp tác xã, tổ hợp
tác trên địa bàn tỉnh.
- Đầu mối phối hợp với các tỉnh thành, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh để
giới thiệu, đưa hàng hóa của doanh nghiệp An Giang thâm nhập các siêu thị, Trung
tâm thương mại, các chợ truyền thống của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành.
- Xây dựng và triển khai sàn giao dịch thương mại điện tử cho các tổ chức kinh
tế tập thể; một số trung tâm xúc tiến thương mại (bán và giới thiệu sản phẩm); và vận
hành một số điểm giới thiệu, bán sản phẩm cho các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã
tại các địa phương. Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế tập thể, hợp tác
xã.
- Xây dựng và phát triển Trung tâm trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm
nông lâm thủy sản, thông tin, dự báo thị trường cung - cầu, điều phối cung - cầu sản
phẩm nông - thủy sản toàn tỉnh; tiến tới hình thành sàn giao dịch điện tử nông - lâm -
thủy sản của tỉnh.
- Tăng cường sự hỗ trợ từ các tác nhân trong và ngoài chuỗi giá trị; vai trò và
trách nhiệm của nhà nước, của các nhà khoa học, các cơ quan có chức năng xúc tiến
thương mại và đầu tư, các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội ngành hàng, các câu
lạc bộ nông dân trong việc liên kết, hợp tác xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông
nghiệp.
12. Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang
- Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận trong thương
mại hàng nông sản.
- Phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về công tác kinh doanh vật tư nông nghiệp.
13. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Phối hợp cùng các đơn vị liên quan để rà soát hoạt động của các hợp tác xã
hiện tại, lấy ý kiến về nhu cầu của các hợp tác xã, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng
cao năng lực của các thành viên hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ chuyển giao kỹ
thuật, hỗ trợ liên kết các hợp tác xã có các hoạt động liên quan.
- Hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã nông nghiệp, hướng dẫn các hợp tác xã nông
nghiệp xây dựng phương án sản xuất kinh doanh đảm bảo tính khả thi, phù hợp với
điều kiện, đặc điểm của từng hợp tác xã và lợi thế của địa phương, trong đó, chú
trọng thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ trong quá trình hoạt động của các hợp tác xã
nông nghiệp; chú trọng việc giúp các hợp tác xã minh bạch về tài chính.
30
- Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác đào
tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các hợp tác xã, tổ
hợp tác.
- Hỗ trợ các hợp tác xã trong thực hiện các chính sách liên kết sản xuất theo
Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh và
Quyết định số 70/2021/QĐ-UBND, ngày 31/12/2021 của ủy ban nhân dân tỉnh An
Giang.
- Tổ chức các lớp sáng lập viên cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong
quá trình chuẩn bị thành lập để các sáng lập viên và nông dân hiểu rõ hơn vê bản
chất, vai trò, vị trí của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tập huấn quy trình thành lập,
xây dựng điều lệ, lập kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh, xây dựng các quy
chế quản lý, điều hành trong hợp tác xã,...
- Hàng năm tổ chức và phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nhân sự
quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhằm nâng cao khả năng quản lý hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã về công tác kiểm soát, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân
tích thị trường, marketing, kế toán,...
- Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ nghề cho quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã như: sơ cấp nghề giám đốc, sơ cấp nghề kiểm soát, chứng chỉ kế toán trưởng,.,
nhằm từng bước hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý hợp tác xã.
- Thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, xếp loại hợp tác xã hàng năm; tư vấn,
hỗ trợ kiểm toán nội bộ định kỳ hàng năm đối với các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
nhăm nâng cao năng lực quản trị, kiêm soát và công tác tài chính - kê toán ngày càng
hoàn thiện và minh bạch.
- Phát động thi đua trong lĩnh vực hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã định kỳ hàng
năm trên toàn tỉnh.
14. Cục Thống kê
- Theo dõi, tính toán, phân tích, thống kê cập nhật kết quả thực hiện các chỉ tiêu
Đề án.
- Phối hợp cùng các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu (nếu cần) đánh giá kết quả Đề án.
15. Hội Nông dân tỉnh
- Thực hiện chức năng tư vấn, hỗ trợ, bồi dưỡng thành viên tổ hợp tác theo chức
năng, nhiệm vụ; vận động nông dân để phát triển tham gia các tổ hợp tác trong nông
nghiệp hoạt động có hiệu quả để nâng lên thành hợp tác xã nông nghiệp; phối hợp
cùng Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất các nội dung hỗ trợ, đào tạo đội ngũ nông
dân, phát triển nguồn nhân lực theo đề án; phát triển hình thành các chi tổ hội nghề
nghiệp trong hợp tác xã nông nghiệp.
- Tuyên truyền vận động nông dân, tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã tham gia
chuỗi liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu, sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; vận
động, hướng dẫn nông dân tham gia và hình thành các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác
xã.

31
- Thực hiện nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về Nghị định 77/2019/NĐ-
CP ngày 10/10/2019 của Chính phủ về tổ hợp tác, Luật Hợp tác xã năm 2012 và các
chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp. Đồng thời, tư vấn,
hỗ trợ trong quá trình hoạt động của tổ hợp tác, làm cầu nối giúp tổ hợp tác tiếp cận
và tham gia chuỗi trị ngành hàng.
- Hằng năm tổ chức phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh
giỏi, tổ hợp tác liên kết bền vững với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.
- Tập trung nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân hỗ trợ cho phát triển tổ hợp tác
tham gia liên kết với hợp tác xã, doanh nghiệp.
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch nhằm chuyên nghiệp hóa nông dân, tạo
dựng tầng lớp nông dân có tri thức, kiến thức, kỹ năng sản xuất, tư duy kinh tế, thu
hút lao động trẻ, có trình độ, có kỹ năng tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn
16. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh
- Chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ
thuật cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia chuỗi giá trị ngành hàng
chủ lực của tỉnh.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo tư vấn, phản biện các đề tài khoa học phục vụ phát
triển xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực bền vững của tỉnh.
17. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội ngành hàng
- Phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
trong triển khai và hỗ trợ các doanh nghiệp trong tiếp cận địa bàn liên kết cũng như
lưu thông và tiêu thụ các sản phẩm nông sản của các địa phương.
- Thường xuyên cung cấp thông tin nhu cầu của doanh nghiệp về liên kết sản
xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản đến các sở, ngành trên địa bàn tỉnh và
cùng tham gia xúc tiến liên kết.
18. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố
- Căn cứ nội dung Đề án, lập và triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án,
Kế hoạch chuyển đổi (về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và chuyển đổi cây
trồng, vật nuôi) phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Triển khai, rà soát điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất theo hướng tập trung,
quy mô lớn, lựa chọn các đối tượng cây trồng, vật nuôi, đối tượng nuôi thuỷ sản năng
xuất, chất lượng, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường, phù hợp với
quy hoạch phát triển của ngành, nghiên cứu, phát triển các mô hình sản xuất có hiệu
quả.
- Chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, bổ sung các quy hoạch cấp xã; tăng cường quản
lý và thực hiện đúng các quy hoạch đã được phê duyệt.
19. Các viện trường, đơn vị liên quan khác
- Thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
và Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025 trong các lĩnh vực nghiên
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; chia sẻ cơ sở dữ liệu, hiệu quả ứng dụng kết

32
quả nghiên cứu của ĐHQG-HCM ở An Giang. Hợp tác phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; tăng cường hợp tác
trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường, giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công
chức – viên chức…
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các đề tài, dự
án nghiên cứu, ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn.
20. Các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị
- Khuyến khích chủ động đề xuất, gửi yêu cầu để tham gia và liên kết với các
hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh để xây dựng các vùng nguyên liệu có quy mô
lớn, đồng nhất về tiêu chuẩn, phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng địa
phương.
- Tích cực hỗ trợ hợp tác xã, cử nhân sự tham gia điều hành, vốn góp và công
nghệ hoặc tham gia cùng các hợp tác xã, tổ hợp tác đang hoạt động xây dựng quy
trình sản xuất tiên tiến, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; tham gia cũng hợp tác xã,
tổ hợp tác để tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng chiến lược quảng bá
thương hiệu nông sản, tham gia diễn đàn, hội chợ thương mại, đưa nông sản lên sàn
giao dịch thương mại điện tử.
21. Các tổ chức chính trị xã hội tỉnh (Mặt trận tổ quốc; Ban Dân vận, Công
đoàn; Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ…vv) và các Hội/Hiệp hội ngành
hàng
- Tuyên truyền, phổ biến các nội dung Đề án; phối hợp triển khai các chính sách
hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; phối hợp với các địa phương vận động
thành lập các hình thức kinh tế tập thể, xây dựng và củng cố các hợp tác xã.
- Tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nông dân đẩy mạnh hợp
tác, liên kết, có sự tham gia của doanh nghiệp, cùng tổ chức sản xuất kinh doanh các
ngành hàng chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị.
- Tuyên truyền, vận động các Đoàn viên thanh niên, hội viên Hội phụ nữ tham
gia góp vốn, sử dụng dịch vụ của các hợp tác xã, tổ hợp tác, kết nối với doanh nghiệp
tiêu thụ nông sản.
- Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh xây dựng các tổ hợp tác, chi, tổ hội nông dân
nghề nghiệp; hướng dẫn ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong tổ chức sản xuất nông
nghiệp đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, cùng hỗ trợ nhau trong sản xuất và
chia sẻ kinh nghiệm; phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp theo chuỗi giá trị trên địa bàn toàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã
tỉnh vận động, khuyến khích các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp liên kết với các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị gắn với ngành hàng chủ lực của
tỉnh.
22. Hiệp hội Thủy sản tỉnh An Giang
- Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân tỉnh
tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn các thành viên của Hội về những quy định có liên
quan đến ngành thủy sản

33
- Tham gia xây dựng thương hiệu, thúc đẩy hoạt động sản xuất, xuất khẩu, xúc
tiến thương mại, phát triển thị trường trong lĩnh vực phụ trách.
- Tham gia hỗ trợ đánh giá, phân tích, dự báo, cung cấp thông tin thị trường cho
các tổ chức, cá nhân nuôi, chế biến, xuất khẩu thủy sản.
- Tham gia tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng và chế
biến thủy sản.
(Kèm theo Phụ lục 2- Bảng Kế hoạch/phân công nhiệm vụ cụ thể triển khai nội
dung Đề án)
Điều 2. Sau khi Đề án được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
có trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung Đề án một cách cụ thể; đồng thời,
theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ theo
quý/lần. Khi có phát sinh, phải có báo cáo bằng văn bản việc điều chỉnh gửi về Ủy
ban nhân dân tỉnh (thông qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh).
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH


- Bộ Nông nghiệp và PTNT; PHÓ CHỦ TỊCH
- TT.TU, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ban tuyên giáo Tỉnh ủy
- Sở NNPTNT, Sở KHCN, Sở CT;
- Sở KHĐT, Sở TC, Sở TNMT, Sở LĐTBXH;
- Sở TTTT, Sở VHTTDL, Sở Nội vụ;
- Trung tâm XTTTM và ĐT tỉnh;
- Đại học AG, Cục Thống kê, Cục QLTT tỉnh AG;
- Liên hiệp các Hội KHKT, NHNN chi nhánh AG;
- LM HTX tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hiệp hội DN tỉnh;
- Liên đoàn LĐ tỉnh; Hội Phụ nữ tỉnh; Tỉnh đoàn AG;
- Hiệp hội thủy sản AG;
- UBND huyện, thị xã, thành phố; Trần Anh Thư
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- P.KTN, P.HCTC.

34

You might also like