Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

NỘI DUNG LÝ THUYẾT KIỂM TRA HỌC KỲ I TIN 8

ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG ĐỂ HOÀN THÀNH NỘI DUNG ÔN TẬP


BÀI 1: Máy tính và chương trình máy tính?
1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
- Để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc nào đó, con người đưa cho máy tính một
hay nhiều lệnh, máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh đó.

2. Viết chương trình và ra lệnh cho máy tính làm việc


- Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán
cụ thể.
- Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
3. Chương trình và ngôn ngữ lập trình
a. Ngôn ngữ máy
- Thông tin được đưa vào máy tính phải chuyển đổi thành các dãy số 0 và 1 (dãy bit)
thì máy tính mới hiểu được.
- Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất mà máy có thể hiểu và thực hiện được.
- Một số ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay: Pascal, C/C++, C#, Python, Java,…

b. Ngôn ngữ Lập trình


- Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.
c. Các bước tạo ra chương trình máy tính
- bước 1: Viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình
- Bước 2: Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được.
BÀI 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình
1. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình
- Các thành phần của ngôn ngữ lập trình: bảng chữ cái, cú pháp và các qui tắc để viết câu
lệnh có ý nghĩa xác định, cách bố trí câu lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và
thực hiện được trên máy tính.
2. Từ khóa và tên
- Từ khóa:
+ Là những từ dành riêng, không được dùng cho bất kì mục đích nào khác ngoài mục
đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định.
+ Liệt kê một số từ khóa đã học: program, begin, end, var, uses,…
- Tên:
+ Là dãy các kí tự liên tiếp bao gồm chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới.
+ Lưu ý: tên không được bắt đầu bằng chữ số và không được trùng với từ khóa.
+ Tô đen những tên bị sai: ngôisao ; tamgiac ; 3buocthuchien ; else ; chu vi
3. Cấu trúc chương trình
+ Cấu trúc chương trình gồm: phần khai báo và phần thân.
BÀI 3: Chương trình máy tính và dữ liệu
1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu
- Liệt kê 4 kiểu dữ liệu cơ bản đã học: Kiểu số nguyên (integer), kiểu số thực (real), kiểu
kí tự (char), kiểu xâu kí tự (string)
- ax2 + bx + c trong pascal sẽ ghi là: - a*x*x + b*x + c
- Liệt kê các kí hiệu so sánh được dùng trong phần điều kiện: >,<, =, <>, >=, <=
BÀI 4: Sử dụng biến trong chương trình
1. khai báo biến
- Từ khóa khai báo biến là: Var
- Cú pháp khai báo biến: Var <Tên biến> : <Kiểu dữ liệu>;
- Từ khóa khai báo hằng: Const
- Cú pháp khai báo hằng: Const <Tên hằng> = <Giá trị hằng>;
BÀI 5: Từ bài toán đến chương trình
1. Xác định bài toán
- Xác định bài toán là xác định: các điều kiện ban đầu (thông tin vào – input) và kết quả
cần thu được (thông tin ra – output).
2. Quá trình giải toán trên máy tính:
- Quá trình giải toán trên máy tính:
+ Bước 1: Xác định bài toán (xác định input và output)
+ Bước 2: Mô tả thuật toán (các thao tác cần thực hiện)
+ Bước 3: Viết chương trình (dựa vào thuật toán)
- Thuật toán Là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để
giải bài toán.
- Mô tả thuật toán là: liệt kê các thao tác cần thực hiện.
BÀI 6: Câu lệnh điều kiện
- Câu điều kiện có 2 dạng là:
+ Điều kiện dạng thiếu
+ Điều kiện dạng đủ
- Cú pháp câu điệu kiện dạng thiếu: if <điều kiện> then <câu lệnh>;

- Cú pháp câu điệu kiện dạng đủ: if <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;

You might also like