Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 11

Câu 1: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sinh vật tự dưỡng?
A. Nhận carbon từ CO2 của khí quyển.
B. Nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời.
C. Nhận năng lượng từ các phản ứng ôxi hoá các hợp chất vô cơ.
D. Nhận carbon từ các hợp chất hữu cơ.
Câu 2: Các giai đoạn của quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới theo thứ tự là:
A. năng lượng ánh sáng mặt trời → huy động năng lượng → phân giải → tổng hợp.
B. năng lượng ánh sáng mặt trời → huy động năng lượng → tổng hợp → phân giải.
C. năng lượng ánh sáng mặt trời → tổng hợp → huy động năng lượng → phân giải.
D. năng lượng ánh sáng mặt trời → tổng hợp → phân giải → huy động năng lượng.
Câu 3: Cho các dấu hiệu sau:
(1) Thu nhận các chất từ môi trường.
(2) Biến đổi các chất.
(3) Phân giải các chất và giải phóng năng lượng.
(4) Đào thải các chất ra môi trường.
(5) Vận chuyển các chất.
Có bao nhiêu dấu hiệu đặc trưng cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở
sinh vật.
A.2
B. 3
C. 4
D.5
Câu 4: Bộ phận hút nước chủ yếu của cây ở trên cạn là:
A. lá, thân, rễ.
B. lá, thân.
C. rễ, thân.
D. rễ.
Câu 5: Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá, chủ yếu là
A. nước.
B. ion khoáng.
C. nước và ion khoáng.
D. sucrose và axit amino acid.
Câu 6. Quá trình khử nitrate trong cây diễn ra theo sơ đồ nào sau đây?
A. NO2- → NO3- → NH4+
B. NO3- → NO2- → NH4+
C. NO3- → NO2-→ NH3
D. NO3- → NO2- → NH2
Câu 7. Nước và ion khoáng được hấp thụ vào mạch gỗ của rễ qua con đường nào?
A. Con đường qua thành tế bào và con đường không bào.
B. Con đường qua chất nguyên sinh và con đường gian bào.
C. Con đường qua không bào và con đường gian bào.
D. Con đường qua chất nguyên sinh và con đường không bào.
Câu 8. Khi làm thí nghiệm trồng cây trong chậu đất nhưng thiếu một nguyên tố khoáng thì
thấy cây có triệu chứng còi cọc, chóp lá xuất hiện màu vàng. Nguyên tố khoáng đó là:
A. Nitrogen.
B. Calcium.
C. Iron.
D. Sulfur.
Câu 9: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,5%, trong đất là 0,3%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách
nào?
A. Hấp thụ chủ động.
B. Thẩm thấu.
C. Hấp thụ thụ động.
D. Hấp phụ.
Câu 10: Lực nào dưới đây đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân?
A. Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước).
B. Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước).
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Câu 11: Chọn phát biểu sai khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng đến hoạt động trao đổi
nước và khoáng ở thực vật
A. Ánh sáng thúc đẩy khí khổng đóng.
B. Ánh sáng làm tăng tốc độ thoát hơi nước của lá.
C. Ánh sáng tạo động lực cho quá trình hấp thụ, vận chuyển nước ở rễ và thân.
D. Ánh sáng tạo động lực cho quá trình hấp thụ, vận chuyển nước ở rễ và thân.
Câu 12: Điền vào chỗ trống trong đoạn nhận định sau:
“Cân bằng nước trong cơ thể thực vật đạt được khi lượng nước cây hấp thụ vào ......
lượng nước thoát ra”
A. bằng.
B. bằng hoặc nhỏ hơn.
C. bằng hoặc lớn hơn.
D. lớn hơn hoặc nhỏ hơn.
Câu 13: Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng về một số biện pháp kĩ thuật nông học
nhằm nâng cao năng suất cây trồng?
1. Bón phân hợp lý.
2. Cung cấp nước đầy đủ cho cây trồng.
3. Giảm thời gian chiếu sáng cho cây trồng.
4. Sử dụng đèn LED chiếu sáng.
5. Gieo trồng đúng thời vụ.
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 14: Điểm bù CO2 có đặc điểm nào dưới đây?
A. Nồng độ CO2 mà tại đó lượng CO2 sử dụng cho quang hợp để quang hợp đạt mức cao
nhất.
B. Nồng độ CO2 mà tại đó lượng CO2 sử dụng cho quang hợp cao hơn với lượng CO2 tạo
ra trong quá trình hô hấp.
C. Nồng độ CO2 mà tại đó lượng CO2 sử dụng cho quang hợp thấp với lượng CO2 tạo ra
trong quá trình hô hấp.
D. Nồng độ CO2 mà tại đó lượng CO2 sử dụng cho quang hợp tương đương với lượng
CO2 tạo ra trong quá trình hô hấp.
Câu 15: Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền cho nhau theo sơ
đồ nào sau đây là đúng?
A. Diệp lục b → Carotenoid → Diệp lục a → Diệp lục a trung tâm phản ứng.
B. Carotenoid → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a trung tâm phản ứng.
C. Diệp lục a → Diệp lục b → Carotenoid → Carotenoid trung tâm phản ứng.
D. Carotenoid → Diệp lục a → Diệp lục b → Diệp lục b trung tâm phản ứng.
Câu 16: Trong phương trình tổng quát của quang hợp (1) và (2) là những chất nào?
6(1) + 12H2O + NLAS /DL ------> (2) + 6O2 + 6 H2O
A. (1) O2; (2) CO2.
B. (1) CO2 ; (2) C6H12O6.
C. (1) C6H12O6 ; (2) CO2.
D. (1) O2, (2) C6H12O6.
Câu 17: Chu trình Calvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm hay các nhóm thực
vật nào?
A. Diễn ra ở C3, C4 và CAM.
B. Diễn ra ở C4 và CAM.
C. Chỉ diễn ra ở C3.
D. Chỉ diễn ra ở CAM.
Câu 18: Nhóm thực vật nào sau đây có giai đoạn cố định CO2 diễn ra vào ban đêm
còn giai đoạn tái cố định CO2 diễn ra vào ban ngày?
A. Thực vật C3 và C4.
B. Thực vật CAM.
C. Thực vật C4.
D. Thực vật C3.
Câu 19: Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất của cây trồng?
A. Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất của cây trồng.
B. Quang hợp quyết định 80 – 85% năng suất của cây trồng.
C. Quang hợp quyết định 60 – 65% năng suất của cây trồng.
D. Quang hợp quyết định 70 – 75% năng suất của cây trồng.
Câu 20: Quá trình quang hợp không có vai trò nào sau đây?
A. Phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng.
B. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng.
C. Cung cấp thức ăn cho sinh vật.
D. Điều hòa không khí.
Câu 21: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua
A. miền lông hút.
B. miền chóp rễ.
C. miền sinh trưởng.
D. miền trưởng thành.
Câu 22: Trong các đặc điểm sau:
(1) Thành phần tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt.
(2) Thành tế bào dày.
(3) Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
(4) Áp suất thẩm thấu lớn.
Tế bào lông hút ở rễ cây có bao nhiêu đặc điểm thích nghi với chức năng hấp thụ nước ?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 23: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế
A. thẩm thấu.
B. cần tiêu tốn năng lượng.
C. nhờ các bơm ion.
D. chủ động.
Câu 24: Nếu cây không có vòng đai Caspari thì cây đó:
A. không có khả năng cố định nitơ
B. không có khả năng vận chuyển nước và các chất khoáng lên lá
C. có khả năng tạo áp suất cao ở rễ so với các cây khác
D. không có khả năng kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hấp thụ.
Câu 25: Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp
A. lớn hơn cường độ hô hấp.
B. cân bằng với cường độ hô hấp.
C. nhỏ hơn cường độ hô hấp.
D. lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp
Câu 26: Điểm bão hòa ánh sáng là:
A. cường độ ánh sáng mà cường độ quang hợp đạt cực đại
B. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
C. cường độ tối đa để cường độ quang hợp bé hơn cường độ hô hấp
D. cường độ ánh sáng để cây ngừng quang hợp
Câu 27: Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 đạt
A. tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
B. tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp.
C. tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.
D. tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
Câu 28: Nồng độ CO2 trong không khí thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp là
A. 0,01%.
B. 0,02%.
C. 0,04%.
D. 0,03%.
Câu 29: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ quang hợp. Chúng ta có
thể cho rằng điều gì đã xảy ra nhiệt độ vượt qua ngưỡng 500C?

A. Nước cung cấp cho cây đã được sử dụng hết nên quá trình quang hợp không diễn ra.
B. Các enzim cần thiết cho quang hợp đã bị biến tính.
C. Một yếu tố khác, chẳng hạn như cường độ ánh sáng, đang hạn chế tốc độ phản ứng.
D. Thiếu lượng khí Oxygen cho quá trình quang hợp.
Câu 30: Cắm một bông hoa màu trắng vào một cốc nước có pha mực xanh điều gì sẽ xảy
ra sau khoảng một ngày?
A. Bông hoa vẫn giữ nguyên màu trắng
B. Lá bông hoa chuyển màu vàng
C. Bông hoa chuyển thành màu vàng
D. Bông hoa chuyển thành màu xanh
Câu 31: Hoạt động của loại vi khuẩn nào sau đây không có lợi cho cây ?
A. Vi khuẩn amon hóa.
B. Vi khuẩn nitrat hóa.
C. Vi khuẩn phản nitrat hóa
D. Quá trình cố định đạm
Câu 32: Nhóm các nguyên tố nào sau đây là các nguyên tố vi lượng?
A. C, H, O, N
B. N, P, K, S
C. Fe, Zn, Cu, Mn
D. K, P, Ca , Fe
Câu 33: Khi thiếu Nitơ, lá cây có biểu hiện nào sau đây?
A. Lá trắng
B. Lá có màu vàng nhạt
C. Lá chuyển sang màu tía
D. Lá chuyển sang màu đỏ nâu
Câu 34: Nhóm các nguyên tố nào sau đây là các nguyên tố đa lượng?
A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.
B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.
C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.
D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
Câu 35: Hệ sắc tố quang hợp được phân bố ở bộ phận nào sau đây ?
A. Bề mặt của strôma.
B. Xoang tilacôit.
C. Trên bề mặt của đĩa tilacôit.
D. Màng trong của lục lạp.
Câu 36: Trực tiếp tham gia chuyến hoá quang năng thành hoá năng là chức năng của:
A. carôtenôit.
B. diệp lục b.
C. diệp lục a.
D. caroten
Câu 37: Quang hợp ở thực vật C4 và thực vật CAM khác nhau ở điểm cơ bản nào?
A. Thời gian và không gian diễn ra quá trình cố định CO2.
B. Các enzim tham gia vào quá trình cố định CO2.
C. Pha sáng.
D. Giai đoạn chuyển hoá quang năng thành hoá năng.
Câu 38: Thực vật CAM được gọi theo tên của
A. môi trường thực vật sống
B. đối tượng thực vật có con đường cố định CO2 này
C. sản phẩm cuối cùng
D. sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.
Câu 39: Ánh sáng có hiệu quả tốt nhất đối với quang hợp là
A. đỏ và xanh tím
B. xanh lơ và đỏ
C. vàng và xanh tím
D. da cam và đỏ
Câu 40: Trong các nhóm thực vật sau, nhóm thực vật nào là thực vật C4?
A. Gồm phần lớn thực vật phân bố rộng rãi, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới
B. Gồm một số thực vật vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
C. Gồm các thực vật sống trong môi trường ánh sáng mạnh, nồng độ CO2 cao
D. Gồm các thực vật sống ở vùng sa mạc trong điều kiện khô hạn kéo dài.
Câu 41: Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với sinh vật hóa tự dưỡng?
A. Chúng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các
hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang tổng hợp.
B. Chúng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ có sẵn.
C. Chúng chuyển hóa năng lượng hóa học trong các hợp chất vô cơ thành năng lượng hóa
học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình hóa tổng hợp.
D. Chúng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
Câu 42: Tập hợp thứ tự nào sau đây thể hiện đúng dòng năng lượng trong quá trình
chuyển hóa năng lượng ở sinh giới?
(1) Năng lượng ánh sáng
(2)ATP
(3) Các hoạt động sống
(4)Năng lượng hóa học (tích lũy trong các chất hữu cơ )
A. (1)→(2)→(4)→(3)
B. (1)→(4)→(2)→(3)
C. (2)→(1)→(3)→(4)
D. (2)→(4)→(1)→(3)
Câu 43: Khẳng định nào sau đây về vai trò của nước là không đúng?
A. Nước là thành phần cấu tạo tế bào thực vật
B. Nước là môi trường liên kết tất cả các bộ phận của cơ thể thực vật
C. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong cơ thể thực vật
D. Nước điều hòa cân bằng pH nội môi trong cơ thể thực vật
Câu 44: Một người nông dân khi thăm ruộng trồng ngô đã quan sát thấy lá của một số
cây ngô có kích thước nhỏ hơn bình thường và có màu lục đậm. Người nông dân cần bón
bổ sung loại phân bón nào sau đây cho ruộng ngô?
A. Phân bón chứa N
B. Phân bón chứa P
C. Phân bón chứa Mg
D. Phân bón chứa K
Câu 45: Sự hấp thụ nước vào dịch tế bào lông hút diễn ra trong trường hợp nào sau đây?
A. Nồng độ nước trong dịch tế bào lông hút lớn hơn trong dung dịch đất
B. Nồng độ các chất tan trong dung dịch đất lớn hơn trong dung dịch tế bào lông hút
C. Nồng độ các chất tan trong dịch tế bào lông hút cao hơn trong dung dịch đất
D. Môi trường dịch tế bào lông hút nhược trương so với dung dịch đất
Câu 46: Động lực của sự vận chuyển nước lên phía trên trong mạch gỗ của cây là :
(1) sự thoát hơi nước ở lá
(2) sự vận chuyển hướng tâm của các ion khoáng
(3) áp suất rễ
(4)lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (3) và (4)
C. (1), (2) và (4)
D. (2), (3) và (4)
Câu 47: Động lực chính của sự vận chuyển các chất trong mạch rây là:
A. năng lượng sinh ra do hoạt động hô hấp của tế bào rễ
B. thoát hơi nước ở lá
C. áp suất rễ được tạo ra do cường độ trao đổi chất ở rễ cao
D. chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan sử dụng
Câu 48: Khẳng định nào sau đây về sự vận chuyển vật chất trong cây là đúng?
A. Các chất được vận chuyển trong mạch gỗ theo cơ chế chủ động, trong mạch rây theo
cơ chế bị động
B. Mạch gỗ chỉ vận chuyển các chất vô cơ, mạch rây chỉ vận chuyển các chất hữu cơ
C. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây có thể vận chuyển các chất theo
hai chiều
D. Các ion khoáng chỉ được vận chuyển trong mạch gỗ
Câu 49: Ở cây cà chua, nhiệt độ thấp có tác động?
A. Tăng hấp thụ K+.
B. Tăng cường độ thoát hơi nước.
C. Tăng sự hấp thụ nước ở rễ.
D. Tăng hấp thụ tất cả các ion khoáng.
Câu 50: Tốc độ thoát hơi nước mạnh nhất trong ngày cần có điều kiện nào sau đây?
A. Lạnh, ẩm và có gió.
B. Nóng, ẩm và không có gió.
C. Nóng, ẩm và có gió.
D. Nóng, khô và có gió.
Câu 51: Ở đa số lo cây, tốc độ thoát hơi nước mạnh ở bộ phận nào sau đây của cây?
A. Mặt trên của lá
B. Mặt dưới của lá.
C. Bề mặt của thân
D. Lớp cutin phủ bề mặt
Câu 52: Khẳng định nào sau đây về tưới tiêu hợp lý là không đúng?
A. Tưới nước dựa vào đặc điểm di truyền của giống, loại cây.
B. Tưới nước dựa vào điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu.
C. Tưới nước dựa vào pha sinh trưởng và phát triển của giống cây, loại cây.
D. Tưới thừa nước không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Câu 53: Pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật cung cấp cho pha đồng hóa CO2
Các chất nào sau đây?
A. ATP và NADPH.
B. ATP.
C. NADPH.
D. ATP, NADPH và O2.
Câu 54: Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra trong lục lạp ở vị trí?
A. Màng ngoài.
B. Màng trong.
C. Chất nền.
D. Màng thylakoid.
Câu 55: Trong pha sáng của quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng được sắc tố
quang hợp hấp thụ và truyền đến trung tâm phản ứng theo thứ tự nào sau đây?
A. Carotenoit  Diệp lục a  Diệp lục b ở trung tâm phản ứng.
B. Carotenoit  Diệp lục a  Diệp lục b  Diệp lục b ở trung tâm phản ứng.
C. Carotenoit  Diệp lục b  Diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
D. Carotenoit  Diệp lục b  Diệp lục a  Diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
Câu 56: Diễn biến nào sau đây không có ở pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật?
A. Sự kích thích và truyền electron của phân tử diệp lục ở trung tâm phản ứng.
B. Chuyển hóa CO2 thành hợp chất hữu cơ.
C. Quang phân ly nước giải phóng O2.
D. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
Câu 57: Những cây nào sau đây thuộc thực vật C4?
A. Lúa, khoai tây, đậu.
B. Lúa, khoai, sắn.
C. Ngô, mía, cỏ gấu.
D. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
Câu 58: Trong quang hợp ở thực vật, vùng ánh sáng thường được diệp lục hấp thụ là:
A. xanh tím và xanh lục
B. xanh tím và đỏ
C. xanh lục và đỏ
D. xanh tím, xanh lục và đỏ
Câu 59: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở
thực vật?
(1) Rễ hấp thụ nước từ đất theo cơ chế thẩm thấu.
(2) Chất khoáng hoà tan trong đất khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ chất khoáng cao) vào
rễ (nơi có nồng độ chất khoáng thấp) là cơ chế hấp thụ chủ động.
(3) Chất khoáng được vận chuyển từ đất vào rễ ngược chiều gradient nồng độ, nhờ các
chất mang được hoạt hoá bằng năng lượng là cơ chế hấp thụ bị động.
(4) Dịch tế bào biểu bì lông hút của rễ có nồng độ chất tan cao hơn so với dịch trong đất
(ưu trương so với dịch trong đất), nên nước sẽ di chuyển từ đất vào tế bào lông hút.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 60: Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi nước và khoáng ở
khoáng và thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Các yếu tố có thể ảnh hưởng là: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất, độ ẩm không khí.
(2) Ánh sáng có thể làm thúc đẩy khí khổng mở, làm tăng tốc độ thoát nước ở lá, tạo
động lực cho quá trình hấp thụ, vận chuyển nước và chất khoáng ở rễ và thân.
(3) Nhiệt độ giảm làm tăng khả năng hô hấp của rễ và khuếch tán của chất khoáng vào
trong đất, dẫn đến khả năng hấp thụ khoáng của hệ rễ giảm.
(4) Độ ẩm đất phù hợp làm tăng trưởng kích thước của hệ rễ, do đó tăng lượng nước và
khoáng hấp thụ được.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 61: Sinh vật nào sau đây không phải sinh vật quang tự dưỡng?
A. Bèo hoa dâu
B. Vi khuẩn oxi hóa sắt
C. Vi khuẩn lam
D. Tảo lục
Câu 62: Phát biểu nào sau đây về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối
với sinh vật là không đúng?
A. Tất cả các cơ thể sống đều là hệ thống mở, luôn diễn ra đồng thời quá trình trao đổi
chất và năng lượng với môi trường
B. Năng lượng trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng được sử dụng toàn bộ
cho các hoạt động sống của sinh vật
C. Năng lượng trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng một phần được các
sinh vật dự trữ , một phần sử dụng cho các hoạt động sống và lượng lớn được giải phóng
trở lại môi trường dưới dạng nhiệt năng
D. Cơ thể sử dụng năng lượng ATP cho các hoạt động sống cơ bản và trả lại môi trường
một phần năng lượng dưới dạng nhiệt năng
Câu 63: Ở thực vật, triệu chứng chung gây ra bởi sự thiếu các nguyên tố khoáng N,K,Mg
và S là
A. giảm phát triển hệ mạch
B. lá hóa vàng
C. xoắn lá
D. sinh tổng hợp nhiều carotenoid
Câu 64: Khẳng định nào sau đây về nguyên tố vi lượng là đúng?
A. Có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng nhưng không thiết yếu đối với cây trồng
B. Tồn tại trong đất với một lượng rất nhỏ
C. Thực vật cần với một lượng rất nhỏ
D. Là các phân tử nhỏ thiết yếu với sự phát triển của thực vật
Câu 65: Khẳng định nào sau đây về con đường gian bào là không đúng?
A. Nước và các ion khoáng di chuyển trong khoảng trống giữa các bó sợi cellulose trong
thành tế bào.
B. Sự di chuyển của nước và các ion khoáng hướng tâm, theo chiều grediend nồng độ.
C. Sự di chuyển của nước và các ion khoáng bị chặn bởi đai Caspary.
D. Sự di chuyển của nước đòi hỏi năng lượng từ hô hấp.
Câu 66: Yếu tố nào sau đây không tác động đến tốc độ thoát hơi nước ở thực vật?
A. Ánh sáng.
B. Hàm lượng nitrogen trong không khí.
C. Nhiệt độ.
D. Gió.
Câu 67: Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng sinh lý có tác động?
A. Giảm hấp thụ nước ở rễ.
B. Tăng cường độ thoát hơi nước ở lá.
C. Giảm vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây.
D. Giảm hấp thụ khoáng ở rễ.
Câu 68: Biện pháp nào sau đây có tác dụng tăng sự hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?
A. Hạn chế bón phân vi sinh.
B. Che ánh sáng bằng lưới cắt nắng.
C. Xới đất làm tăng độ thoáng khí cho đất.
D. Hạn chế tưới nước.
Câu 69: Tác động nào sau đây của nấm ở vùng rễ không dẫn tới tăng sự hấp thụ khoáng
của cây trồng?
A. Khoáng hóa các hợp chất hữu cơ.
B. Chuyển hóa chất khoáng khó tiêu thành dễ tiêu.
C. Gây bệnh ở rễ cây.
D. Giúp cây hấp thụ nước.
Câu 70: Để tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng khoáng của rễ ở cây trồng, nhà trồng trọt
cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật hướng tới việc
A. tăng sự rửa trôi của phân bón.
B. tăng độ ẩm đất, tăng độ hòa tan của phân bón.
C. giảm độ thoáng khí trong đất.
D. hạn chế quá trình thoát hơi nước ở lá.
Câu 71: Phát biểu nào sau đây về vai trò quang hợp là không đúng?
A. Tích lũy năng lượng cho tế bào.
B. Hình thành chất hữu cơ.
C. Điều hòa không khí.
D. Giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào.
Câu 72: Chu trình Calvin diễn ra trong lục lạp ở vị trí
A. Màng ngoài.
B. Màng trong.
C. Chất nền.
D. Thylakoid.
Câu 73: Lá cây thường có màu xanh lục vì?
A. Các phân tử diệp lục không hấp thụ ánh sáng xanh lục.
B. Các phân tử diệp lục hấp thụ ánh sáng xanh lục.
C. Hệ sắc tố quang hợp trong là có chứa diệp lục lục.
D. Hệ sắc tố quang hợp hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
Câu 74 Ngưỡng nhiệt độ tối ưu của thực vật C3 là:
A. Khoảng 15-25℃
B. Khoảng 25-35℃
C. Khoảng 20-30℃
D. Khoảng 30-40℃
Câu 75: Khoảng nồng độ C02 thấp nhất để thực vật có thể quang hợp được là:
A. 0,008-0,01%
B. 0,04-0,06%
C. 0,02-0,04%
D. 0,06-0,08%
Câu 76: Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó:
A. cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp
B. cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp
C. cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
D. quá trình quang hợp không thể diễn ra
Câu 77: Khi tìm hiểu về các nguyên tố khoáng, một học sinh đã đưa ra các nhận định
dưới đây:
(1) Nhóm nguyên tố đa vi lượng chỉ có C, H, O, N.
(2) Nhóm nguyên tố vi lượng chỉ có Fe, Mn, B, Cl, Zn.
(3) Nhóm đa lượng cần hàm lượng nhiều nên cần phải có, còn nguyên tố vi lượng ít nên
có thể không cần vẫn có thể tồn tại.
(4) Nhóm nguyên tố đa lượng tham gia cấu trúc các thành phần của tế bào.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 78: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về việc bón quá ít hoặc quá nhiều phân
bón với cây trồng ?
(1) Nếu bón phân với lượng quá ít , không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây ,
cây sẽ bị thiếu chất khoáng, còi cọc và chậm lớn .
(2) Nếu bón phân quá nhiều , cây sẽ bị thừa chất và bị ngộ độc .
(3) Nếu bón phân quá nhiều , các vi khuẩn có lợi trong đất sẽ bị tiêu diệt , ô nhiễm đất và
nước .
(4) Nếu bón phân với lượng quá ít , cây sẽ còi cọc và chậm lớn dẫn đến việc giảm năng
sất cây trồng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 79: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự thoát hơi nước ở thực vật ?
(1) Hai con đường thoát hơi nước qua lá là qua bề mặt lá ( cutin ) và thoát hơi nước qua
khí khổng.
(2) Thoát hơi nước ở lá tạo lực hút kéo nước và các chất hòa tan đi theo một chiều từ rễ
lên lá.
(3) Thoát hơi nước làm khí khổng mở ra tạo điều kiện để CO2 từ môi trường khuếch tán
vào lá , cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp .
(4) Làm tăng nhiệt độ bề mặt của lá , khi nhiệt độ tăng giúp lá chống chọi được điều kiện
giá rét
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 80: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về con đường vận chuyển nước và khoáng
trong thân ?
(1) Có hai con đường là theo dòng mạch gỗ và dòng mạch rây
(2) Giúp cây có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển
(3) Dòng mạch rây là dòng vận chuyển từ rễ , qua thân rồi lên lá.
(4) Dòng mạch gỗ là dòng vận chuyển từ lá xuống rễ hoặc ngược lại tùy thuộc vào vị trí
của cơ quan nguồn và cơ quan đích.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

You might also like