Báo Cáo Cá Nhân

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

BÁO CÁO CÁ NHÂN

DOANH NHÂN ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ - ÔNG VUA CÀ


PHÊ VIỆT NAM

I. Giới thiệu về doanh nhân

Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971) là một doanh nhân nổi tiếng
tại Việt Nam. Ông là nhà sáng lập, đồng thời là chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc của Tập
đoàn Trung Nguyên, Việt Nam. Ông là người được National Geographic Traveller và
Forbes Asia vinh danh là “Vua Cà phê Việt Nam”.

Theo giới doanh nhân phương Tây, tài sản cá nhân của ông có thể lên tới 100 triệu
USD . Khi được Forbes vinh danh “ Vua cafe Việt “ ông cùng với chủ tịch Vinamilk
Kiều Liên , là một trong số những doanh nhân Việt được Forbes ca ngợi.

Khởi nghiệp bằng con đường cà phê, ông Vũ không chỉ làm sáng thương hiệu kinh
doanh của mình. Ông còn nâng tầm ý nghĩa kinh doanh, là người khai sáng triết lý cà
phê Trung Nguyên hình thành đạo cà phê với Học thuyết cà phê, “cà phê triết đạo
nhân sinh” thể hiện sự đóng góp của cà phê đối với nhân loại. Ông cũng là người đưa
nước Việt trở thành “thánh địa cà phê” toàn cầu.

Tuy nhiên, khi Trung Nguyên đang ở đỉnh cao thì ông lại gặp phải cuộc “nội
chiến” sóng gió với chính người vợ của mình. Việc tranh chấp khối tài sản khổng lồ
giữa ông và bà Lê Hoàng Diệp Thảo cùng những phát ngôn trong quá trình phân xử đã
khiến dư luận trong và ngoài nước xôn xao.

II. Năng lực doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ

2.1. Luôn là người tiên phong

Tiên phong chính là yếu tố nổi bật nhất trong phong cách lãnh đạo cũng như quản
lý của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Bản thân là người khát khao vươn lên, mang trong
mình đầy hoài bão và tâm huyết trong việc kinh doanh, ông đã chủ động bỏ giữa
chừng việc học y khoa của mình để đến với niềm đam mê cà phê.

Thậm chí, ông còn có thể dành hàng tiếng đồng hồ chỉ để nói về nó, về thứ “vàng,
đen” mà ông cả đời nguyện sống chết, cùng nỗi trăn trở về một “Việt Nam hùng
cường, vĩ đại và có tầm ảnh hưởng…”. Những tâm sự đó cho ta thấy sự tâm huyết mà
ông Vũ dành cho cà phê lớn đến mức nào.

2.2. Tư duy và góc nhìn mới lạ, độc đáo

Là một người lãnh đạo, khả năng sáng tạo là hết sức quan trọng. Đặng Lê Nguyên
Vũ đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố này.

Ông coi cà phê như là một công cụ tuyệt hảo mang lại cho ông nguồn cảm hứng
mới. Trong những giây phút căng thẳng hoặc thất bại, nó cũng giúp ông lấy lại cảm
hứng cho riêng mình như chính slogan của Cà phê Trung Nguyên: “Khơi nguồn sáng
tạo”. Ô ng Vũ luô n chú trọ ng phá t triển và bả o vệ thương hiệu củ a mình, cố gắ ng
đưa Trung Nguyên đến gầ n hơn vớ i mọ i đố i tượ ng. Khá ch hà ng củ a Trung Nguyên
có mặ t ở hầ u hết mọ i lứ a tuổ i và đẳ ng cấ p khá c nhau.

Công ty luôn quan tâm, chú trọng nhu cầu, thị hiếu của người dùng, lấy đó làm tôn
chỉ cho mọi chiến lược kinh doanh. Đây chính là điểm mới lạ trong tư duy và phong
cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ rất đáng để các doanh nghiệp học hỏi: Lấy
người tiêu dùng làm trung tâm.

2.3. Đề cao chữ Tín

Bên cạnh khách hàng, ông Vũ cũng luôn chú trọng quan tâm, xây dựng uy tín và
hình tượng của bản thân và thương hiệu cà phê Trung Nguyên đối với các đối tác.
Theo đó, Trung Nguyên luôn nhất quán xây dựng mối quan hệ làm ăn trên tinh thần
bền vững, tôn trọng, uy tín và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.

Không những thế, với quan niệm sự bền vững của công ty gắn liền lợi ích chung
của toàn xã hội, ông còn rất chú trọng việc xây dựng cộng đồng. Ông mong muốn
thực hiện nhiều công tác thiện nguyện để góp phần xây dựng một Việt Nam ấm no
hơn.

2.4. Củng cố tinh thần đoàn kết nội bộ

Trung Nguyên được hình thành và phát triển với sứ mệnh cao cả là kết nối và phát
triển những người có cùng đam mê cà phê. Khát khao này không chỉ giới hạn ở riêng
Việt Nam mà còn mở rộng ra phạm vi toàn thế giới.

Muốn làm được điều đó, ngay trong chính nội bộ của Trung Nguyên, tinh thần
đoàn kết và kết nối giữa các thành viên là điều cần được chú trọng hơn cả.

2.5. Coi trọng công tác quản trị rủi ro

Như đã đề cập ở trên, ông Vũ có tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung
Nguyên ra những châu lục khác. Chính vì vậy, ông đã từng bước tiến ra thế giới bằng
con đường nhượng quyền thương mại. Với đặc thù hoạt động này, ông Đặng Lê
Nguyên Vũ cũng chủ động kiểm soát, đề phòng và quản trị tốt những rủi ro có thể xảy
ra.

2.6. Là một nhà lãnh đạo có “tâm”, có “tầm”

Đặng Lê Nguyên Vũ còn thể hiện mình là một nhà lãnh đạo có tâm, có tầm:

 Ông có “tâm” ở việc luôn quan tâm tới tầng lớp thanh niên trẻ và khơi dậy sự
sáng tạo trong họ. Đồng thời, ông còn tích cực tham gia vào các hoạt động từ
thiện….

 Cái “tầm” của ông thể hiện ở việc lên tiếng bảo vệ thương hiệu Việt khi
Starbuck nhảy vào thị trường Việt Nam. Hơn nữa, ông cũng đã có bước đi
chiến lược tại thị trường Mỹ, giúp Trung Nguyên không bị mất đi thương hiệu.
Điều này đã cho thấy được tầm nhìn sâu rộng của ông trong lĩnh vực kinh
doanh.

III. Tố chất doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ

3.1. Tích lũy kinh nghiệm, không ngừng sáng tạo và có tầm nhìn xa
Đặng Lê Nguyên Vũ là người có kiến thức tổng quát sâu rộng cùng niềm đam mê
cà phê mãnh liệt nên ông có thể xác định được đầu tư vào đâu, lĩnh vực nào, khi nào
là thuận lợi, hiệu quả nhất.... Đi lên từ những thất bại, đặc biệt là sự thất bại ê chề của
kế hoạch hợp tác tại Long Xuyên của Trung nguyên đã giúp Đặng Lê Nguyên Vũ học
hỏi cũng như tích lũy đựơc khá nhiều kinh nghiệm trong vấn đề chọn đối tác.

Để tổ chức quá trình kinh doanh có hiệu quả, ngoài việc không ngừng học hỏi tích
lũy kinh nghiệm, người lãnh đạo cần phải tháo vát, có óc sáng tạo, có khả năng nhìn
xa trông rộng, cùng khả năng phân tích tình huống để có những bước đi đúng đắn
trong tương lai cho tập đoàn. Và Đặng Lê Nguyên Vũ có thừa những yếu tố này thông
qua những chiến lược của ông trong quá trình hình thành và phát triển Trung Nguyên
từ hai bàn tay trắng.

Cụ thể là chương trình uống cà phê miễn phí 10 ngày khi mới khai trương quán tại
TP.HCM nhằm quảng bá thương hiệu đến người dùng. Dùng cà phê hòa tan G7 để
cạnh tranh trực tiếp và đánh bại đối thủ lớn hơn mình rất nhiều. Đặc biệt, ông Vũ còn
mạnh dạn áp dụng độc chiêu nhượng quyền thương hiệu lần đầu tiên tại một doanh
nghiệp Việt Nam. Kết quả mang lại thành công ngoài mong đơi, thương hiệu Trung
Nguyên đã phủ sóng hơn 60 tỉnh thành trên cả nước và vươn xa ra thế giới.

3.2. Tự tin vào bản thân

Tự tin là tính cách cần thiết để cho cấp dưới tin tưởng, tôn trọng và lắng nghe.

Sự tự tin của Đặng Lê Nguyên Vũ thể hiện ở cá tính và những phát ngôn của ông.
Ví dụ như phát ngôn đả kích thương hiệu cà phê nổi tiếng Starbucks: "Starbucks
không bán cà phê, mà đang bán nước có mùi cà phê pha với đường” hay tự tin khẳng
định “ tôi từng thắng đối thủ mạnh hơn Starbucks” và thể hiện quyết tâm của bản thân
“Người khác làm được thì ta làm được. Nước khác làm được thì nước ta làm được. Ta
nhất định làm được”…

IV. Đạo đức doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ

4.1. Trên mọi phương diện, cái vốn phải là “chữ tín”.
Chia sẻ với báo chí, ông Vũ nói rằng : Khi bĩ cực nhất, ông đã phải đi vay vốn
bằng “chữ tín”, vậy “chữ tín” đó lấy từ đâu, xem ra có vẻ xa xỉ bởi thời đó, khi mà
ông quyết định “xoay” nghề, mọi người đều cho ông là “điên hạng nặng” với ý tưởng
khát khao làm giàu một cách “không tưởng” như vậy.

Để có thể dùng “chữ tín” để vay vốn thì trước tiên mình phải tạo được niềm tin cho
người ta, mình phải tự tin là làm được thì mới làm cho người khác tin vào mình và
quan trọng là phải tìm đúng đối tượng có thể giúp được mình.

Ông Vũ cho rằng : “Niềm tin và chữ tín của mình với người khác là cái vốn lớn
nhất”. Quan điểm này đã được ông xây dựng nên một thương hiệu Trung Nguyên như
ngày nay và nó sẽ tiếp tục tăng trưởng cùng chữ “tín”. Ông nói : “Thương hiệu Trung
Nguyên của chúng tôi được xác định trên các giá trị lớn, đó là giá trị cốt lõi và giá trị
niềm tin. Giá trị cốt lõi của chúng tôi bao gồm : Khát vọng lớn; tinh thần quốc gia;
tinh thần quốc tế; Không ngừng sáng tạo, đột phá; Thực thi tốt; Tạo giá trị & phát
triển bền vững. Giá trị niềm tin đó là: Cà phê đem lại sáng tạo; Cà phê là năng lượng
của nền kinh tế tri thức; Cà phê làm thế giới tốt đẹp hơn…”

Đặng Lê Nguyên Vũ luôn luôn tự tin vào khả năng của mình, luôn tin rằng Trung
Nguyên có thể đánh bại các đối thủ lớn hơn tại thị trường Việt Nam và cả nước ngoài.

4.2. Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội

Ông Vũ không xây dựng công ty của mình theo những nguyên tắc kinh tế thuần
túy mà coi văn hóa và các giá trị cộng thêm như là chìa khóa cho sự tăng trưởng. Ông
cho rằng : “Ở trong lĩnh vực kinh doanh, động lực trách nhiệm xã hội song hành với
động lực kinh tế tài chính chính là biểu hiện căn bản cho quá trình hài hòa hóa nói
trên, thậm chí, có nơi chốn và thời điểm động lực trách nhiệm xã hội có thể và cần
thiết trở thành động lực mang tính dẫn dắt. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như
là một động lực chính cho thành công lâu dài của doanh nghiệp.”

Thực tế hơn 21 năm ra đời và phát triển, Trung Nguyên chưa một lần bị tai tiếng
về chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ khách hàng, trách nhiệm với
người lao động, ý thức với môi trường, ý thức với xã hội, nghĩa vụ với nhà nước…
Ông Vũ quan niệm: “Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta cần ý thức được giới hạn của cuộc
sống để lựa chọn một lối sống. Theo tôi, có hai cách sống: một là sống theo ý mình,
sống hưởng thụ; hai là sống có trách nhiệm. Tôi đã chọn cách thứ hai”.

4.3. Doanh nhân yêu nước

Qua những phát biểu và trải nghiệm của ông Vũ với Trung Nguyên ta có thể thấy
ông là một doanh nhân giàu lòng yêu nước.

Năm 2000, khi lần đầu tiên ông đi ra nước ngoài là đến Singapore, ông thật sự bị
sốc và ấn tượng mạnh với một quốc đảo nhỏ bé, rất trẻ với sự phát triển mạnh mẽ và
dường như cả một thế giới khác hoàn toàn mở ra trước mắt ông. Tại thời điểm đó,
trong suy nghĩ của nhiều người dân ở các nước ông đến là hình ảnh một Việt Nam
trong chiến tranh, một Việt Nam nghèo nàn lạc hậu. Điều này đã làm cho ông rất tự ái,
cảm tháy mình mang một mỗi nhục của sự tụt hậu, sự thua kém về nhiều thứ trước
nhiều cơ hội và thách thức mở ra của đất nước trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, hội
nhập. Ông cảm thấy mình phải có một phần trách nhiệm chuyển tải được những giá trị
văn hóa Việt, chuyển tải những hình ảnh tích cực hơn về Việt Nam, về một quốc gia
không chỉ anh hùng trong chiến đấu mà còn mạnh mẽ, kiên cường từng bước vươn lên
bằng nội lực của cả một dân tộc để nhanh chóng bắt kịp và hội nhập vào nền kinh tế
khu vực.

Ông nói, ông không phải là người bán cà phê đơn thuần: “ Chúng tôi có mục tiêu
xây dựng một hình ảnh quốc gia thông qua thương hiệu Việt. Trong mỗi sản phẩm
Trung Nguyên, chúngtôi gửi đi một thông điệp: hãy dùng hàng Việt Nam. Tất nhiên,
nếu chất lượng hàng đó xứng đáng.”; “ chúng tôi là những chiến sĩ thời hòa bình ra
trận với hành trang của lòng tự tôn dân tộc…”

Bên cạnh đó, những phát biểu của ông chứa đầy những hoài bão và lòng yêu nước:

"Tôi muốn làm lãnh đạo cà phê thế giới

“Người Việt phải biết ước mơ xa.”


“Cuộc hành trình của tôi, những con người tâm huyết Trung Nguyên, dù dưới hình
thức nào cũng đều nhằm mục tiêu gửi đi thông điệp: hãy xây dựng thương hiệu nông
sản Việt Nam, người Việt ủng hộ hàng Việt. Và luôn trăn trở để làm thế nào cùng
chung sức xây dựng thương hiệu hình ảnh quốc gia, xác lập niềm tự hào dân tộc bằng
những thương hiệu Việt vươn tầm Quốc tế”…

Khi nhận xét về tâm lý “sính ngoại” của người Việt nhân sự kiện gã khổng lồ
Starbucks khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, ông Vũ cho rằng :

“ Dù sao thì đây cũng là đất của mình, quê hương của mình, đồng bào của mình,
nói một lần không được sẽ nói nhiều lần, nếu nói nhiều lần không được thì nói ngàn
lần chắc cũng phải tỉnh ra… Ai thích giống Tây, giống Mỹ thì tìm tới Starbucks còn ai
muốn uống cốc cà phê tuyệt hảo, muốn khơi nguồn sáng tạo, muốn yêu nước thì tìm
tới Trung Nguyên

Ở Việt Nam , triết lý cà phê mới manh nha. Để có được triết lý ấy cần phải dựa
trên quan điểm của địa phương , dân tộc và thế giới về quan điểm này . Nó sẽ được bù
đắp bởi những người uống và đam mê cà phê theo thời gian , ngay một lúc không thế
hoàn tất được .

Trung Nguyên đã nhìn nhận đây là vấn đề nghiêm túc và phải có công trình nghiên
cứu cẩn thận . Cà phê là mẫu số chung để qui tụ 2 triệu tín đồ uống cà phê ở nhiều
quốc gia , sắc tộc , màu da , quan điểm chính trị và tôn giáo khác nhau . Do đó cần
phải nghiên cứu nó với tư cách là một công trình khoa học . Nếu có được triết lý ấy ,
Việt Nam sẽ có cơ hội quá lớn . Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nhà tư tưởng , có thể
xuất khẩu và qui tụ những người khác nhau trên thế giới

Cuộc đời , sự nghiệp cùng triết lý kinh doanh của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ
đã trở thành người dẫn đầu cho sự sáng tạo và thành công của cà phê Trung Nguyên
nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng . Với bộ óc sáng tạo – làm việc không ngừng
và đội ngũ tuyệt với của minh , Trung Nguyên đã và đang ngày càng lớn mạnh , trở
thành đầu tàu , tạo mối liên hệ mật thiết giữa Việt Nam và các nước trên thế giới .
Trung Nguyên đang nỗ lực hết mình xây dựng một thương hiệu cà phê Việt nam
ngon nhất trên thế giới về chất lượng , nâng nó trở thành triết lý sống , là ngôn ngữ thứ
2 trên thế giới .

V. Phong cách doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ

5.1. Xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ

Đặng Lê Nguyên Vũ luôn đề cao và gây dựng tình đoàn kết trong nội bộ công ty
một cách chặt chẽ. Đội ngũ quản lý và nhân viên của Tập đoàn Trung Nguyên phần
lớn là những bạn trẻ, được đào tạo bài bản về chuyên môn.

Bên cạnh đó, họ còn được tư vấn từ những chuyên gia có kinh nghiệm làm việc
trong các tập đoàn nước ngoài. Vì thế sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong nội bộ là
yếu tố quan trọng để đội ngũ nhân viên của tập đoàn có điều kiện học hỏi và phát huy
hết khả năng của mình.

5.2. Khuyến khích sự sáng tạo, tìm tòi cái mới

Đặng Lê Nguyên Vũ luôn khuyến khích các bạn trẻ hiện nay phải luôn luôn sáng
tạo, không ngừng học hỏi để có cái nhìn xa hơn, vì “có sáng tạo mới có thành công”.
Bản thân ông là một người tháo vát, có tầm nhìn xa, có khả năng phân tích tình huống
tốt cho những bước đi trong tương lai của mình.

Tiêu biểu là cà phê Chồn (Weasel) của Trung Nguyên đã được bộ ngoại giao làm
quà tặng cho các Nguyên Thủ Quốc Gia và chọn làm đại sứ ngoại giao văn hóa. Sự
thành công mỹ mãn trong chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản cũng là minh
chứng sự thông minh, sáng tạo tuyệt đỉnh của Đặng Lê Nguyên Vũ.

5.3. Nói phải đi đôi với làm

Đặng Lê Nguyên Vũ là mẫu người đã nói là làm, không chấp nhận với sự manh
mún, hay hô khẩu hiệu suông. Ông luôn là người đi tiên phong dẫn lối cho sự phát
triển của cà phê Trung Nguyên khi tự mình xuống đường để giới thiệu sản phẩm của
công ty đến với người tiêu dùng và nhiều chiến lược khác.
Ông luôn cổ động cho một hoài bão và ba tinh thần đặc trưng học tập từ người dân
Israel. Cụ thể, một hoài bão là “Việt Nam trở thành một quốc gia đi đầu, có tầm ảnh
hưởng”; Còn ba tinh thần là “Chiến binh, Doanh nhân và Sáng tạo”.

VI. Bài học rút ra

Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng người Việt hội tụ đủ các yếu tố để thành công, để
vươn ra thế giới nhưng điêm yếu đó là tính tự ti, tự mãn. Tự ti khiến người Việt luôn
cảm thấy mình thua kém, không giám cạnh trạnh, cọ xát với thế giới. Tự mãn tức là
luôn hài lòng với những gì mình có, không có động lực để phấn đấu. Và để phát triển,
để hùng mạnh thì con người Việt, đất nước Việt phải dẹp bỏ được hai điều đó.

Đặng Lê Nguyên Vũ đã làm được điều đó. Điều này, không chỉ giúp ông đưa
thương hiệu Trung Nguyên đến người với người Việt mà còn vươn ra thế giới. Đến
nay Trung Nguyên đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và mang theo cả văn hóa Việt giới
thiệu đến bạn bè thế giới. Chưa có doanh nhân nào bán hàng kiểu Đặng Lê Nguyên
Vũ. Bởi ông Vũ bán hàng mới mục đích xa hơn, sâu hơn. Đó là muốn văn hóa Việt
Nam tìm được chỗ đúng ở các nước khác, có ảnh hưởng đến những vùng đất xa hơn
ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Có quyết tâm và dũng cảm đi theo một hướng mới: Trong thập niên 90, khi mà
Việt Nam còn là một nước đang phát triển, thu nhập bình quân thấp thì Trung Nuyên
đã mạnh dạn đầu tư phát triển theo hướng cao cấp để tìm cho mình một hướng đi mới
và tạo tiền đề để xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Không chỉ đợi đến lúc này, mà sự
dũng cảm, dám dấn thân của Đặng Lê Nguyên Vũ đã được thể hiện từ trước khi ông
dám vào Sài Gòn mở rộng thị trường từ khi Trung Nguyên mới chập chững ra đời.

Nhưng câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Trung Nguyên có thể chinh phục được
người tiêu dùng. Đầu tiên, phải thuyết phục được khách hàng nội địa thì mới mong có
thể vươn ra thế giới. Và bước đi của Đặng Lê Nguyên Vũ là xây dụng một hệ thống
quán cà phê gần giống với Starbucks để vừa giới thiệu vừa bán cà phê cho khách.
Định vị Trung Nguyên cũng khác biệt so với các thương hiệu khác đó là gắn liền
với truyền thống văn hóa Việt. Chính sự mạo hiểm, dám dấn thân đã giúp Trung
Nguyên có được ngày hôm nay.

Chọn đối thủ lớn để cạnh tranh :Đây là bài học từ Đặng Lê Nguyên Vũ rất đáng
để các bạn trẻ học hỏi. Bởi rất nhiều bạn trẻ nghĩ rằng khi bắt đầu khởi nghiệp thì nên
đặt cho mình một mục tiêu nhỏ, tương xứng với khả năng. Cách làm này nghe có vẻ
rất có lý vì sẽ giúp doanh nghiệp ổn định, không gặp rủi ro lớn. Nhưng điều này sẽ
giới hạn khả năng của chính bạn và doanh nghiệp.

Chỉ có thách thức với những đối thủ lớn, cạnh tranh với hết sức mình thì bạn mới
luôn phải tiến lên để vượt qua họ, phải suy nghĩ tìm ra được chiến lược tối ưu. Chính
điều này đã giúp Trung Nguyên vượt qua Nescafe và Vinacafe để hình thành thế chân
vạc trên thị trường cà phê Việt .

Sự khác biệt: Sự khác biết và lòng trung thành là những thứ giúp Trung Nguyên
khẳng định thương hiệu của mình. Bài học từ Đặng Lê Nguyên Vũ ở đây là bạn hãy
luôn tìm ra được sự riêng biệt cho mình. Trung Nguyên không chỉ là cà phê mà là giá
trị quốc gia, văn hóa quốc gia. Không đi theo chiến lược cảm xúc cá nhân như các
thương hiệu khác, cảm xúc của Trung Nguyên mang đến là trách nhiệm xã hội, trách
nhiệm với quốc gia. Chính vì thế, thông tin về Trung Nguyên luôn được khách hàng
chú ý. Sự khác biệt còn đến từ chính người lãnh đạo, Đặng Lê Nguyên Vũ luôn biết
cách làm mình trở nên đặc biệt, nổi bật.

You might also like