Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 50

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

Họ Tên: ……………………………………

Lớp: …………………

ĐỀ CƯƠNG HỌC TẬP


NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 11

LƯU HÀNH NỘI BỘ


2021 – 2022
Môn Thủ công mỹ nghệ 11

Chủ đề 1: LÀM HOA


Bài 1: MỘT VÀI KIẾN THỨC CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN

I. KIẾN THỨC MỸ THUẬT


Vòng thuần sắc:
- Màu chính: đỏ, vàng, xanh dương.
- Màu bậc 1: tím, cam, xanh lá.
- Màu bậc 2: vàng cam, đỏ cam, tím hồng, xanh rêu, xanh non...
- Màu trung gian: trắng, đen. Vòng thuần sắc
II. KIẾN THỨC SINH HỌC
1. Lá
a. Các giai đoạn phát triển của lá:
Lá búp → lá non → lá bánh tẻ → lá già.
Màu sắc của lá đậm dần theo các giai đoạn phát triển.
b. Lá có 2 dạng:
- Lá đơn: lá đơn nguyên, lá chia thùy, lá phân thùy.

Lá đơn nguyên Lá đơn chia thùy Lá đơn phân thùy


- Lá kép: lá kép lông chim chẵn, lá kép lẻ (3 hoặc 5), lá kép chân vịt.

Lá kép lông chim chẵn Lá kép lẻ Lá kép chân vịt


c. Kết cấu cành của lá:
- Lá mọc cách (mọc so le): mỗi mấu mang 1 lá.
- Lá mọc đối: mỗi mấu mang 2 lá, mọc đối diện.
- Mọc đối chữ thập: đôi lá này mọc vuông góc với đôi lá kế tiếp.
- Lá mọc vòng: mỗi mấu mọc từ 3 lá trở lên.
- Lá mọc xòe.

1
Môn Thủ công mỹ nghệ 11

2. Nụ: Các giai đoạn phát triển của nụ


- Nụ non: thường được bao kín bởi đài (màu xanh lá hoăc xanh non).
- Nụ bộp (nụ sắp nở): đài bọc ngoài, để hé lộ màu hoa (màu thường đậm hơn hoa).
3. Hoa: Các giai đoạn phát triển của hoa
Hoa sơ khai → hoa hàm tiếu → hoa thịnh khai (thời kỳ đẹp nhất của hoa) → hoa tạ
khai → hoa mãn khai.
III. KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG LÀM HOA
A. KỸ THUẬT LÀM CÀNH
1. Độn cành: là làm cho cành to lên. Có nhiều cách:
- Cách 1: Cắt giấy báo hoặc giấy độn thành băng rộng khoảng 1cm, quấn quanh
cọng kẽm, vừa quấn vừa bôi keo sữa.
- Cách 2: Ghép nhiều kẽm nhỏ lại và quấn bằng băng keo sáp.
- Cách 3: kẹp thêm vào cành nan tre chẻ nhỏ.
2. Se cành
- Cách 1: Dùng giấy nhún
+ Cắt theo canh giấy ngang, độ rộng tùy vào độ lớn cành (thường cắt 0,5cm),
chiều dài tùy theo chiều dài cành.
+ Bôi keo sữa vào đầu cành và đầu giấy, quấn giấy quanh cành, giấy nghiêng
45˚so với cành. Kéo dãn giấy, quấn chặt và đều tay cho cành mịn đẹp.
- Cách 2: Dùng băng keo sáp
Đặt băng keo sáp nghiêng góc 45˚so với cành., kéo dãn băng keo và quấn chặt
cho băng keo ôm sát cành.
3. Se gân lá, gân cánh hoa, cuống nhụy
Dùng giấy nhún hoặc băng keo sáp cùng màu cánh hoa hoặc lá, độ rộng giấy 0,3cm,
dùng kẽm mảnh (kẽm số 26).
B. KỸ THUẬT LÀM NHỊ HOẶC NHỤY
1. Làm nhị (nhị đực)
- Loại 1: Nhị tua: làm từ chỉ hoặc giấy.
Hoa thường làm nhị tua: mai, đào, cúc, đồng tiền, sao nhái, hướng dương…
- Loại 2: nhị hạt: có bán sẵn, được làm từ hạt bẹt, hạt cườm, bột thạch cao.
2. Làm nhụy (nhị cái)
Dùng giấy mềm, gòn hoặc cục xốp độn bên trong, bọc giấy hoặc voan bên ngoài.

2
Môn Thủ công mỹ nghệ 11

Bài 2: LÀM HOA GIẤY CƠ BẢN

I. NGUYÊN LIỆU (Đối tượng lao động của nghề làm hoa)
1. Các loại giấy
- Giấy nhún: + Nhiều màu, dai, mềm, có độ co dãn.
+ Dùng làm nhị, cánh hoa, lá, đài, se cành.
+ Canh dọc: cùng chiều thớ (sớ) giấy, không có độ co dãn.
+ Canh ngang: vuông góc với thớ giấy, có độ co dãn.
+ Canh xéo: nghiêng góc 45˚so với thớ giấy, có độ co dãn.
- Giấy thủ công, giấy in, giấy pelure: nhiều màu, không co dãn, làm cánh hoa, nhị…
- Giấy mềm, giấy cuộn, giấy báo: để độn cành.
- Giấy bìa cứng: làm mẫu rập.
2. Các loại kẽm
- Kẽm giấy: kẽm quấn một lớp giấy bên ngoài.
- Kẽm kim tuyến (kẽm xi) được quấn một lớp giấy xi bọc bên ngoài.
→2 loại kẽm này thường dùng làm gân cánh hoa, gân lá hoặc cành nhỏ.
- Đặc tính của kẽm giấy và kẽm xi:
+ Có nhiều màu sắc và độ dày, mỏng khác nhau.
+ Kẽm có từ số 20 →30. Số lớn thì sợi kẽm mảnh và mềm.
Số nhỏ thì sợi kẽm to và cứng. Thông thường dùng kẽm số 24.
- Kẽm bọc nhựa: kẽm bọc một lớp nhựa bên ngoài, làm cành hoa, thân cây.
3. Keo dán
- Hồ dán: làm từ bột năng, bột gạo (pha 1 phần bột với 2 phần nước, đun chín làm
hồ dán). Cho thêm phèn chua hoặc nước vôi loãng để diệt khuẩn, giúp hồ lâu hư.
- Keo sữa: có chữ ATM và DYNOKOLL ngoài bao bì, khi khô không màu.
- Băng keo sáp: có nhiều màu, chỉ dính chặt khi kéo dãn trong lúc quấn.
- Keo đường (hạt PVA): đun nóng, cho hạt vào hòa tan cho đến khi dính quánh.
- Keo trong: ghi chữ SPECIAL-BUGJO, không có màu, mùi hắc.
- Băng keo 2 mặt
4. Gòn: Dùng làm nhụy hoa, nụ hoa hoặc độn đế hoa, có 3 loại: Gòn y tế, gòn công
nghiệp và gòn trái tự nhiên.
II. DỤNG CỤ (Công cụ lao động của nghề làm hoa)
1. Kềm: loại nhỏ, đầu nhọn vừa cắt vừa vặn được.
2. Kéo: để cắt giấy.
3. Bút chì (HB), bút nhũ, bút bi hết mực: vẽ rập, vẽ mẫu cánh hoa, đài, lá.
4. Kẹp giấy: kẹp mẫu rập và giấy khi cắt mẫu mà không cần vẽ lại mẫu rập.
5. Bộ khuôn hoa giấy: mẫu rập bằng giấy bìa cứng.
6. Thước kẻ, Súng bắn keo.

3
Môn Thủ công mỹ nghệ 11

III. KỸ THUẬT CƠ BẢN LÀM HOA GIẤY


1. Qui ước
Canh giấy dọc: cắt cánh hoa, lá.
Canh giấy ngang: se cành.
Canh giấy xéo: Làm lá, trong một số trường hợp có thể làm cánh hoa đối xứng.
2. Kĩ thuật nhuộm
- Nhuộm với số lượng nhiều: cho tờ giấy vào chậu màu, vớt ra kẹp 2 đầu giấy rồi phơi
khô.
- Nhuộm với số lượng ít: dùng cọ sơn loại nhỏ hoặc que tre quấn gòn phết màu lên
giấy để khô rồi tiếp tục phết mặt thứ 2.
- Nhuộm nhiều màu: phết màu nhạt trước, màu đậm sau.
- Nếu nhuộm lá thật: phải phơi lá, khô vừa phải. Nếu lá còn tươi dễ bị teo, nếu lá khô
quá dễ bị giòn.
3. Kỹ thuật làm lá: Có 3 loại
- Lá 1 lớp: Dán kẽm xanh ở mặt sau của lá.
- Lá 2 lớp: dán kẽm nằm giữa 2 lớp giấy.
- Lá 2 lớp gân đối xứng:
1 lớp giấy dọc, kẽm đặt giữa, lớp giấy thứ 2 cắt theo đường xéo hình vuông, dán sao
cho nếp nhăn giấy xéo vào nhau theo hình chữ V.
Đánh gân lá: lật mặt trái, gạch 1 đường dài ở giữa từ đầu lá đến cuối lá.
4. Kỹ thuật tạo cánh hoa
a. Ấn trũng: ấn tâm hoa (dạng xuyên tâm) hoặc từng cánh hoa (dạng rời từng
cánh): dùng đầu bút bi ấn cánh hoa đặt trên lòng bàn tay.
b. Tạo khum hoa:
+ Cách 1: đặt 2 ngón tay cái ở giữa cánh hoa, kéo dãn nhẹ.
+ Cách 2: xẻ đường chẻ đôi phía chân hoa khoảng 1/3 cánh tạo thành 2 đuôi. Sau
đó gấp chân cánh chồng lên nhau.
c. Tạo khía cánh hoa: dùng ngón tay cái vạch trên cánh hoa.
d. Vuốt mép cong: dùng que tre hoặc mép thước vuốt cong mép hoa giấy.
e. Tạo dợn sóng: dùng tay kéo dãn nhẹ cạnh của cánh hoa tạo dợn sóng.
5. Kỹ thuật làm nhị
a. Nhị tua:
- Nhị tua được làm bằng chỉ hoặc len. Thường gặp ở hoa mai, đào, cúc…
- Cách làm: dùng kẽm kẹp giữa nhiều đoạn chỉ, len rồi cột chặt chân nhị, cắt đều
đầu nhị.

4
Môn Thủ công mỹ nghệ 11

b. Nhị giấy:
- Thường gặp ở hoa Cúc, Sao nhái…
- Cách làm: Cắt giấy dài 20cm, rộng 2cm. Dùng kéo nhấp đều 2/3 chiều cao nhị rồi
kẽm bẻ móc, quấn nhị vào.
c. Nhị hạt:
- Thường gặp ở hoa Phù dung, Cẩm tú cầu…
- Cách làm: Nhào bột thạch cao (pha màu) gắn vào đầu kẽm. Bột khô, bám chặt vào
cuống là được.
d. Nhị dạng vừa tua, vừa hạt:
Thường gặp ở hoa Trạng nguyên
IV. QUY TRÌNH LÀM HOA GIẤY
Bước 1: Quan sát mẫu vật (quan sát màu sắc, hình dạng, cấu tạo của nụ, hoa, lá…).
Bước 2: Lập bảng số lượng các bộ phận.
Bước 3: Vẽ và cắt mẫu rập trên giấy bìa cứng.
Bước 4: Cắt các mẫu trên giấy làm hoa.
Bước 5: Tạo dáng nhị, cánh hoa, đài, nụ, lá.
Bước 6: Kết hoa: ráp nhị, hoa, đài thành bông hoa hoàn chỉnh.
Bước 7: Lên cành: ráp nụ, hoa, lá thành cành. Hoa búp ở trên, hoa nở dưới thấp, gắn
kết chặt chẽ.
Bước 8: Hoàn tất: chỉnh sửa nụ, hoa, lá, cành cho tự nhiên. Trang trí sản phẩm.
* Yêu cầu kỹ thuật:
- Đường cắt sắt nét, nếu dùng bút bi vẽ thì không để lại nét vẽ.
- Lá, hoa gắn kết chặt chẽ.
- Tạo dáng đúng cách, se cành mịn.
- Bố cục trên cành hài hòa.
- Trình bày đẹp và phù hợp với sản phẩm.
V. CÁCH BẢO QUẢN HOA GIẤY
- Bảo quản hoa nơi khô, ráo, tránh ẩm ướt, tránh nắng chiếu trực tiếp (hoa bị phai
màu), tránh nước (làm hư hoa).
- Bao gói bằng bao nilon hoặc để hoa trong tủ kính để tránh bụi.
- Nếu hoa lâu ngày bị bụi, dùng chổi nhỏ hoặc cọ phủi sạch bụi.
- Có thể sơn phủ 1 lớp sơn bóng để hoa đẹp và bền màu hơn.

5
Môn Thủ công mỹ nghệ 11

Bài 3: LÀM HOA VOAN CƠ BẢN

I. NGUYÊN LIỆU (Đối tượng lao động)


1. Vải voan
- Vải voan: là loại vải thun mỏng, dệt kim, có độ co dãn tốt, có nhiều màu sắc.
- Có các loại: voan màu trơn (vải có 1 màu), voan màu loang (vải có 2, 3 màu trên
cùng 1 sợi vải), voan kim tuyến (khi dệt vải có kèm thêm sợi kim tuyến).
2. Kẽm
Kẽm cành: dùng kẽm thường (dùng trong xây dựng), hoặc kẽm bọc nhựa.
Kẽm xi: có từ số 26 →20.
+ Kẽm 26: làm những hoa nhỏ (hoa mi ni, hoa mai, đào, hoa dại…).
+ Kẽm 24: thường dùng nhất.
+ Kẽm 20, 22 làm các loại hoa, lá lớn (hoa ly ly, lá lan, lá chuối,…).
3. Chỉ may: Dùng làm nhị, kết hoa, ráp hoa (thường dùng màu chỉ cùng màu vải).
4. Gòn: làm nụ, nhụy, độn đế hoa.
5. Băng keo sáp: quấn che chỗ cột chỉ, dùng ráp hoa, lên cành.
II. DỤNG CỤ (công cụ lao động)
1. Khuôn ống: là những khuôn tròn, trơn, có đường kính khác nhau.
2. Kềm: cắt, bẻ, vặn xoắn kẽm.
3. Kéo: cắt chỉ, cắt vải.
III. KỸ THUẬT CƠ BẢN
Bước 1: Quấn kẽm: quấn kẽm ôm sát khung kẽm, xoắn kẽm 2 đến 3 vòng, cắt sát 1
đầu kẽm dư, đầu kẽm còn lại chừa 3 đến 4cm.
Bước 2: Định dạng cánh hoa hoặc lá: tạo răng cưa, chia thùy, tạo gân.
Bước 3: Bao vải: bọc vải kín khung kẽm, cột chỉ chặt phần gốc, cắt chừa vải dư từ 1→3mm
IV. QUY TRÌNH LÀM HOA VOAN
Bước 1: Quan sát hoa thật Bước 4: Kết hoa
Bước 2: Lập bảng số lượng các bộ phận Bước 5: Lên cành
Bước 3: Tạo khung, định dạng, bao vải Bước 6: Hoàn tất
V. YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI LÀM HOA VOAN
- Vải voan có độ căng vừa phải. Chỉ cột chặt, không lộ chỉ ra ngoài.
- Băng keo sáp quấn sát, mỏng, mịn. Ráp cành chắc chắn, hài hòa về màu sắc và bố cục.
VI. CÁCH BẢO QUẢN HOA VOAN
- Nên để hoa nơi khô ráo, tránh nắng chiếu trực tiếp sẽ làm bạc màu hoa.
- Nên để hoa trong tủ kính.
- Khi vận chuyển nên bao gói tránh vật nhọn đâm vào làm rách cánh hoa.
- Nếu lâu ngày hoa bị bám bụi có thể giặt sạch bằng nước xà bông pha loãng và sau đó
xả lại nhiều lần với nước.
6
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Chủ đề 2: LÀM CỦ, QUẢ
Bài 1: KỸ THUẬT LÀM CỦ, QUẢ BẰNG VẢI

I. NGUYÊN LIỆU VÀ DỤNG CỤ


1. Nguyên liệu (đối tượng lao động)
- Vải:
+ Vải có độ co giãn: vải voan, thun.
+ Vải không co giãn hay co giãn rất ít
Vải dạ nỉ (felt): vải không dệt, không co giãn, có 2 loại dày và mỏng, tính
bằng yard, thường sử dụng làm hàng handmade.
Vải nhung, vải nỉ.
Vải soa, phi bóng, vải ka tê, …
- Bông gòn:
+ Gòn trái, gòn y tế, gòn công nghiệp.
+ Hạt nhựa, vỏ đậu xanh phơi khô, vải cắt vụn …
- Giấy bìa cứng: để vẽ và cắt mẫu.
- Chỉ may: chọn màu trùng màu vải.
- Phấn may: vẽ và can mẫu.
- Một số phụ kiện: móc khóa, dây ruy băng, mắt búp bê, hạt bẹt, nút làm mắt, mũi …
2. Dụng cụ (công cụ lao động)
- Kim ghim vải: cố định vải khi cắt hay may.
- Que tre hay đũa tre: dùng dồn gòn các chi tiết nhỏ và xa.
- Kéo cắt vải, kéo bấm chỉ, kim may tay
II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Bước 1: Quan sát mẫu thật
Củ, quả: dạng tròn hay thuôn dài…, lớp vỏ trơn hay có chấm…
Cành: dạng nhánh hay dây leo…
Lá: tròn hay dài, có gân hay không gân…
Bước 2: Lập bảng số lượng các bộ phận
Mẫu Tên bộ phận Số lượng Màu sắc Canh vải
1 Củ, quả
2 Thân
3 Lá
7
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Bước 3: Tạo mẫu rập
Nhìn mẫu thật vẽ phác thảo lại hình dáng của củ, quả, lá, cánh hoa muốn làm.
Có 2 dạng: dạng tròn và dạng dẹp
a. Dạng tròn giống trái thật:
- Dùng trái cây thật, bôi 1 lớp dầu ăn.
- Dùng giấy bôi hồ dán vào trái cây thật, dán 3 lớp.
- Phơi khô, cắt đôi theo chiều dọc lấy trái cây ra.
- Phần giấy cắt nhiều miếng theo chiều dọc tùy trái lớn nhỏ.
- Đặt các miếng giấy đó lên bìa cứng, vẽ lấy dấu, cắt theo nét vẽ, cắt rời các
chi tiết, ghi chú từng phần.
b. Dạng dẹp để gắn móc khóa:
- Nhìn mẫu thật vẽ lại hình dáng củ, quả cần thực hiện
- Khi vẽ chú ý 2 mặt giống nhau.
- Vẽ mẫu trên giấy bìa cứng, cắt rời các chi tiết, ghi chú từng phần.
c. In sang mẫu có sẵn:
Vẽ mẫu trên giấy bìa cứng, cắt rời các chi tiết, ghi chú từng phần.
Bước 4: Can mẫu từ giấy xuống vải
- Đặt mẫu rập lên bề trái của vải, dùng phấn may hay dùng viết chì can mẫu sang vải
- Chừa đường may 0,5cm, cắt vải.
- Đối với mẫu rập dạng dẹp thì không chừa đường may, khi cắt không để lại nét vẽ.
Bước 5: May ráp các chi tiết
- May từng phần củ, quả.
- Ráp các bộ phận lại.
Các mũi may thường sử dụng:
- Mũi may tới ( mũi đột thưa ): cố định 2 lớp vải, may rút.
- Mũi đột khít: may đường may chính.
- Mũi cành cây: thêu mắt, miệng.
- Mũi may viền ( mũi viền mép, mũi làm khuy ): may dính 2 mặt của sản phẩm,
mũi may trên bề mặt vải.
- Mũi dấu chỉ: Sau khi nhồi gòn xong, may kết thúc sản phẩm.
➢ May rút: May xung quanh một vòng bằng mũi may đột thưa, sau đó cầm
chỉ rút từ từ cho đến khi túm miệng vải.

8
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Bước 6: Nhồi bông
- Nhồi các chi tiết nhỏ, xa trước (xa chỗ chưa may, chừa để nhồi gòn), chi tiết lớn, gần sau.
- Lấy gòn từng ít khi nhồi.
- Nhồi với lượng gòn vừa phải đủ tạo độ căng phồng cho sản phẩm.
Trước khi nhồi bông lưu ý: Nhấp vải (bấm vả ): khi may lộn, ở những chỗ có độ
cong, để khi lật ra mặt phải đường may không bị dúm, tức (không nhấp phạm vào
đường chỉ may).
Bước 7: Hoàn tất: Chỉnh sửa và trang trí sản phẩm.
III. YÊU CẦU KỸ THUẬT
- Sản phẩm hoàn tất giống củ, quả thật.
- Đường may chắc, thẳng, không thấy chỉ thừa, nét vẽ.
- Dồn gòn đều, căng vừa phải.
- Trang trí đẹp, sáng tạo, màu sắc hài hòa.

Bài 2: KỸ THUẬT LÀM CỦ, QUẢ BẰNG VOAN

I. NGUYÊN LIỆU VÀ DỤNG CỤ


1. Nguyên liệu (đối tượng lao động): Vải voan, bông gòn, kẽm, keo sáp, chỉ may …
2. Dụng cụ (công cụ lao động): Kéo, kim, kềm, khuôn ống.
II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Bước 1: Quan sát mẫu vật
Bước 2: Thực hiện các chi tiết
- Củ, quả: kẽm bẻ móc cong, quấn gòn, bọc vải, dùng kim chỉ định dạng.
- Lá: quấn kẽm, định dạng, bọc vải.
- Hoa ( nếu có ) tùy loại.
Bước 3: Lên cành
Kết hoa, trái, lá … tùy loại.
Bước 4: Hoàn tất: Chỉnh sửa và trang trí sản phẩm.
III. YÊU CẦU KỸ THUẬT
- Sản phẩm căng đều, chắc chắn.
- Vải không bị sướt.
- Lên cành suông, không hở chỉ.

9
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Chủ đề 3: LÀM CON VẬT

I. NGUYÊN VẬT LIỆU - DỤNG CỤ


Giống chủ đề 2: làm củ quả bằng vải
II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Tương tự cách làm củ quả bằng vải
Bước 1: Quan sát mẫu (hoặc Thiết kế mẫu)
Bước 2: Lập bảng số lượng các bộ phận
Bước 3: Vẽ mẫu rập
Bước 4: Can mẫu từ giấy xuống vải
Bước 5: May ráp các chi tiết
Bước 6: Nhồi bông
Bước 7: Hoàn tất
* Lưu ý:
➢ Có 2 loại thú nhồi bông:
- Loại tròn:
+ Chừa đường may 0.5cm để may lộn.
+ Nhồi gòn căng, tròn.
+ Sản phẩm hoàn tất không thấy đường may.
+ Đối với những nơi có độ cong, trước khi lộn sang mặt phải cần phải nhấp vải
(bấm vải) để đường may khi lộn ra ngoài không bị dúm, rút, không bị tức.
- Loại dẹp:
+ Không chừa đường may.
+ Nhồi gòn vừa phải.
+ Mũi may trên bề mặt sản phẩm (sử dụng mũi may viền).
➢ Các mũi may thường sử dụng: giống chủ đề 2: làm củ quả
III. YÊU CẦU KỸ THUẬT
- Mẫu thú đứng vững.
- Đường may chắc chắn.
- Gòn dồn đều.
- Trang trí đẹp, sáng tạo, màu sắc hài hòa.

10
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
CHỦ ĐỂ 4: LÀM BÚP BÊ
1. NGUYÊN LIỆU VÀ DỤNG CỤ
1. Nguyên liệu (đối tượng lao động)
- Gỗ, vải, giấy nhún, chai nhựa…
- Keo dán 2 mặt, keo sữa, keo súng…
- Chỉ, len, dây giấy…
- Mắt nhựa, chỉ may
- Quả bóng bàn hay cục xốp làm đầu
- Các phụ kiện trang trí : dây ruy băng, dây kim tuyến…
2. Dụng cụ
Kéo, kim, Thước, bút chì, bút kim vẽ mặt, Súng bắn keo….
II. KỸ THUẬT CƠ BẢN
KHÁC NHAU
ĐẶC ĐIỂM GIỐNG NHAU
NGƯỜI LỚN TRẺ EM
1. Sự cân đối về Tỉ lệ thân thể con người: Chiều cao con người Chiều cao trẻ
thân Chiều cao = chiều dài từ 16 tuổi trở lên = em = 4 cái đầu.
của 2 tay dang thẳng chiều cao 7 cái đầu
2.Khuôn mặt: Mắt, mày, miệng biến Mắt nằm giữa mặt Chân mày nằm
a. Vị trí mắt tính từ hóa biểu hiện tình cảm: giữa mặt
đỉnh đầu xuống buồn, vui…
b. Các kiểu tóc Bới cao, uốn xù… Thắt bím, cột 2
bên…
c.Trang phục Phù hợp lứa tuổi.

III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN


Bước 1: Quan sát mẫu hay thiết kế mẫu Bước 4: Ráp đầu vào thân
Bước 2: Làm thân: tạo khung, mặc trang phục Bước 5: Trang trí phụ liệu đính kèm
Bước 3: Làm đầu: làm tóc, vẽ mặt Bước 6: Hoàn tất
IV.YÊU CẦU KỸ THUẬT
- Các bộ phận dính chắc, không bị sút rời
- Trang phục, màu sắc hài hòa.
- Thể hiện rõ trạng thái nhân vật
- Trình bày đẹp, phù hợp sản phẩm.
11
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Chủ đề 5: LÀM HỘP - GÓI QUÀ
Bài 1: KỸ THUẬT LÀM HỘP CƠ BẢN

I. NGUYÊN VẬT LIỆU - DỤNG CỤ


1. Nguyên liệu
Giấy bìa cứng, giấy bìa carton, nhựa trong…
Băng keo giấy, keo 2 mặt, kim bấm
2. Dụng cụ
Thước, bút chì, tẩy, kéo, dao rọc giấy, súng bắn keo, đồ bấm ghim.
II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Bước 1: Chọn mẫu hộp
Bước 2: Vẽ hình
Bước 3: Cắt theo yêu cầu
Bước 4: Xếp cạnh, dán cạnh (bấm, bắn keo)
Bước 5: Hoàn tất
*Lưu ý:
- Đối với hộp quà làm bằng giấy bìa cứng (loại mỏng):
Để có cạnh sắc nét và thẳng ta phải dùng thước bẻ cạnh, vuốt sát cạnh
- Đối với hộp quà làm bằng giấy bìa cứng (giấy bìa carton):
Để có cạnh sắc nét và thẳng ta dùng dao rọc giấy rọc đứt 1/2 phần trên tờ giấy,
phần dưới để nguyên.
- Cách làm chắc hộp: Nhỏ keo vào các góc hộp
- Nếu quà là thực phẩm hay bánh kẹo:
Nên dùng hộp nhựa hoặc hộp thiếc nhưng phải lót thêm một lớp giấy sáp, giấy
bóng kiếng hoặc giấy thiếc.
III. YÊU CẦU KỸ THUẬT
- Hộp chắc, các đường xếp cạnh thẳng
- Hình dáng phù hợp với kiểu hộp.

12
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Bài 2: KỸ THUẬT GÓI QUÀ

I. NGUYÊN VẬT LIỆU - DỤNG CỤ


1. Nguyên vật liệu:
- Giấy in hoa thường, giấy xốp loại tốt có độ mềm, mỏng, mịn. Nên chọn mẫu
giấy in hoa văn sắc nét, không mờ nhạt, không nhòe, không hoa văn quá nhiều hoặc
màu xám sẽ rất khó phối hợp trang trí. Nên chọn màu đẹp, hoa văn thưa và đồng
nhất.
- Giấy có chất sợi nhân tạo: mặt ngoài thường có một số hoa văn, trong suốt, nhẹ
nhàng, thanh nhã. Nhưng những loại giấy này sẽ khó xếp các góc cạnh, vì vậy nên
sử dụng súng bắn keo khi cần định hình. Ví dụ: Giấy nhũ, giấy vân long…
- Giấy vân long, giấy nhũ, vải, lưới: dùng để gói quà loại cao cấp.
- Keo dán 2 mặt, keo trong, keo sữa.
2. Dụng cụ
- Thước, bút chì, tẩy, kéo, súng bắn keo.
II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Bước 1: Chuẩn bị món quà
Bước 2: Chọn hộp đựng quà
Bước 3: Chọn giấy gói quà
Bước 4: Tính giấy gói quà
Bước 5: Gói quà
Bước 6: Chọn ruy băng
Bước 7: Buộc dây ruy băng vào gói quà
Bước 8: Làm nơ, đính nơ vào gói quà.
* Lưu ý:
- Chọn hộp rộng hơn món quà: 0,5cm đến 1cm
- Khi chọn giấy gói quà chú ý: giới tính, tuổi tác, sở thích người nhận quà hoặc phù
hợp với phong tục địa phương, vùng, miền.
- Bí quyết của một gói quà đẹp là cách thắt nơ và đính nơ.
III. YÊU CẦU KỸ THUẬT
- Các mặt giấy gói quà xếp sát thành hộp
- Phối hộp màu sắc, kiểu gói hài hòa.

13
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Bài 3: KỸ THUẬT LÀM NƠ CƠ BẢN

I. NGUYÊN VẬT LIỆU - DỤNG CỤ


1. Nguyên vật liệu
- Nơ: có nhiều chất liệu (giấy, nhựa, vải, lụa), nhiều màu sắc, kích thước khác nhau.
- Dây cố định nơ: dây giấy, dây bố, dây kẽm…
2. Dụng cụ: Kéo, thước, súng bắn keo.
II. NGUYÊN TẮC PHỐI MÀU GIỮA HỘP QUÀ VÀ NƠ
- Màu tương đồng
+ Là giữa gói quà và nơ sử dụng cùng tông màu nhưng độ đậm nhạt khác nhau.
+ Ví dụ: Hồng nhạt - hồng đậm ; xanh chuối - xanh rêu
- Màu tương phản:
+ Là giữa gói quà và nơ sử dụng tông màu đối nhau.
+ Ví dụ: Vàng - tím ; xanh dương - cam ; xanh lá - đỏ
III. QUY TRÌNH LÀM NƠ
Bước 1: Chọn kiểu dáng làm nơ
Bước 2: Chọn vật liệu
Bước 3: Cắt theo yêu cầu
Bước 4: Xếp, dán, cột hoặc bấm (tùy kiểu)
Bước 5: Tạo dáng
Bước 6: Hoàn tất
IV. YÊU CẦU KỸ THUẬT
- Các cánh nơ thắt chặt.
- Màu sắc kết hợp theo tông màu tương đồng hoặc tương phản.
- Kiểu dáng trang nhã, trân trọng.

14
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Chủ đề 6: LÀM VẬT TRANG TRÍ BẰNG HẠT ĐÁ, GỖ, NHỰA
Bài 1: GIỚI THIỆU NGUYÊN LIỆU VÀ DỤNG CỤ

I. NGUYÊN LIỆU
1. Làm trang sức
a. Các loại hạt:
- Cườm hạt: từ 2 li  4 li.
- Cườm ống: khúc dài, ngắn khác nhau.
- Cườm hình chóp nón: 3 li, 4 li, 4 li, 6 li, 8 li, 10 li.
- Hạt dĩa: có độ bóng thay đổi theo góc độ, màu sắc, có loại có lỗ, không có lỗ:
để dán.
- Hạt giọt nước, thoi. Một số loại hạt có hình thù không nhất định dùng làm điểm
nhấn chính của sản phẩm.
b. Móc khóa:
- Móc càng cua, Móc số 9, Móc hít, Móc vặn, Móc chữ T.
- Cườm cố định (bi chặn): bằng kim loại, xỏ vào, dùng kềm bóp dẹp giữ hạt không xê
dịch và rơi ra .
- Khoen tròn.
c. Dây xỏ:
- Dây cước: chuyên dùng xâu cườm và các loại hạt khác.
- Dây cước thun: có độ co giãn, xỏ vòng không dùng móc khóa.
- Dây cước chỉ: chuyên xỏ hạt ngọc trai.
- Dây kim loại: chắc hơn dây cước, dễ bẻ cong.
- Dây dù mềm, dây da: dùng bện, tết hay làm dây treo điện thoại di động.
2. Làm giỏ, thú, bình hoa
a. Các loại hạt:
- Hạt bẹt: 3 li đến 10 li, hình tròn
- Hạt hình tròn, giọt nước, lúa., thoi, dĩa…
b. Quai giỏ, lót giỏ, càng kim loại HẠT CƯỚC (Số)
c. Dây xỏ: 3, 5 li 3,4
5, 6 li 5
II. DỤNG CỤ
8, 10 li 6
- Kềm mũi nhọn: gắn cườm kim loại, móc khóa. Trên 10 li 8, 10…..
- Kềm, kềm bấm: cắt kim loại, bẻ cong móc.
- Dùi, tăm tre: dùi, đục lỗ, tháo dây kim loại.
- Kéo bấm, kim xỏ: cắt dây cước.
15
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Bài 2: KỸ THUẬT CƠ BẢN LÀM VẬT TRANG TRÍ
BẰNG HẠT ĐÁ, GỖ, NHỰA

I. CÁCH DÙNG KHOEN TRÒN, MÓC KHÓA, BI CHẶN


1. Vị trí ban đầu
- Xỏ khoen tròn vào dây cước.
- Nhập 2 dây lại xỏ bi chặn vào.
- Bấm dẹp bi chặn để cố định dây.
2. Vị trí kết thúc dây
- Nhập dây lại xỏ bi chặn vào.
- Xỏ dây qua lỗ tròn nhỏ trên khóa.
- Vòng dây xỏ lại bị chặn.
- Rút chặt dây, bấm dẹp bi chặn.
- Xỏ dây qua 5-6 hạt cườm (chéo qua lại cho chắc).
- Cắt bỏ phần dây dư.
II. KỸ THUẬT CƠ BẢN
1. Chéo hạt: dùng tạo bông trên sản phẩm.
- Kết thúc 1 lần xỏ tạo bông.
- Giữ cho hạt không bị rơi ra.
- Thực hiện + Dùng dây bên phải xỏ từ phải qua trái.
+ Dùng dây bên trái xỏ từ trái qua phải.
+ Rút dây.
LƯU Ý: - Chéo 1 hạt là 2 dây đi qua 1 hạt.
- Chéo 2 hạt là 2 dây đi qua 2 hạt.
2. Cách tạo bông
- Bông 3 (B3): có 3 hạt tạo 1 vòng tròn.
+ Bông 3 thứ 1 (B3-1): xỏ 2 hạt vào dây cước, chéo 1 hạt
Hay nói cách khác: xỏ 3 hạt vào dây cước, chéo dây ở hạt thứ 3
+ Bông 3 thứ 2 (B3-2): xỏ thêm 2 hạt
+ dây trái hay phải xỏ 1 hạt
+ 1 hạt nữa dùng chéo dây
- Bông 4, 5, … (B4, B5,…): có 4, 5, … hạt tạo 1 vòng tròn: Cách làm giống cách
tạo bông 3.
16
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
LƯU Ý:
- Kiểm tra số hạt xỏ vào tạo bông (B4, 5,… luôn luôn có 4, 5, … hạt).
- Từ B4-2, B5-2, …. trở đi phải chú ý dây trái và dây phải.
3. Trái tiến
Dùng dây bên trái luồn qua hạt bên trái kế liền đó.
4. Phải tiến
Dùng dây bên phải luồn qua hạt bên phải kế liền đó.
5. Nối dây: Khi chiều dài dây không đủ.
- Đặt cước mới vào vị trí đang xỏ, dây mới xỏ tiếp tục.
- Dây cũ xỏ ngược lại chỗ đã xỏ, đi zích zắc cho chắc.
6. Khóa dây
- Khi kết thúc sản phẩm.
- Cột 2 dây lại
- Phần dây dư xỏ ngược lại chỗ đã xỏ, đi zích zắc cho chắc.
7. Cố định tạm thời
- Giữ tạm thời đầu dây cước để hạt không rơi ra trong lúc thực hành.
- Dùng băng keo trong dán lại.
8. Dây cước bị cong
Ngâm dây cước hay sản phẩm vào nước nóng.
III. YÊU CẦU KỸ THUẬT
- Cước xỏ phải bện chắc, không bị lỏng.
- Mối cước dấu kín.
- Xỏ đúng kỹ thuật.
- Mẫu gắn kết chặt chẽ, không thấy dây thừa.
- Chọn hạt và dây phải phù hợp.
- Màu sắc hài hòa, sáng tạo

17
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Chủ đề 7: TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
BỘ MÔN THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở VIỆT NAM


- Có từ lâu đời.
- Nguyên liệu làm ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ được lấy từ thiên nhiên: dừa, nứa,
giấy, vải…
- Sản phẩm TCMN:
+ Làm bằng tay.
+ Thể hiện lại vật thể và hình tượng trong tự nhiên.
+ Kích thước có thay đổi nhưng vẫn giữ chính xác về hình dạng.
+ Mang tính truyền thống, kế thừa, sáng tạo, thẩm mỹ cao.
+ Ngày càng phù hợp với thị hiếu, thời đại.
- Làng nghề, phố nghề truyền thống: gốm, sơn mài, làm hoa giấy, vải, thêu tay….
II. KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
1. Vị trí
- Được yêu thích trong nước còn được ưa chuộng ngoài nước.
- Đạt yêu cầu về kỹ thuật và mĩ thuật.
- Phù hợp thị hiếu và văn hóa từng vùng, từng nước.
- Là nghề dịch vụ, làm đẹp môi trường sống.
2. Vai trò và triển vọng
- Xuất khẩu, mang lại ngoại tệ.
- Thể hiện và phát triển văn hóa dân tộc.
- Giải quyết công ăn việc làm cho người dân.
- Yêu thích học tập: trường phổ thông, cao đẳng, đại học, tư nhân, dạy nghề, tự học…
3. Mục đích lao động
Làm quà tặng ý nghĩa. Làm đẹp môi trường sống. Kiếm thêm thu nhập lúc nhàn rỗi.
4. Đối tượng lao động
Là các nguyên liệu, phụ liệu theo từng ngành nghề: giấy, vải, kẽm, chỉ, hạt nhựa, keo ….
5. Công cụ lao động
Là các dụng cụ, thiết bị theo từng ngành nghề: kéo, kìm, khuôn, bút chì, súng bắn keo….
6. Các yêu cầu đối với nghề
a. Về kiến thức
Kiến thức phổ thông từ THCS + Kiến thức chuyên môn: hội họa, sinh học….
b. Về kỹ năng, kỹ xảo
Nắm vững kỹ thuật + Sản phẩm đạt tính mĩ thuật cao, sáng tạo.
c. Về thể lực và tâm lý
- Yêu nghề, nhẫn nại. Yêu thiên nhiên, cái đẹp. Học hỏi nâng cao chuyên môn.
18
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
PHẦN THỰC HÀNH
BÀI 1: HOA CÚC NÚT
(Màu sắc: đủ màu)
1. Cánh hoa
D =3 - 4 - 5 cm, N = 20 - 30 - 40 cm
Xếp đôi giấy kéo dãn nhẹ, chừa đế 0,5 cm, bấm nhuyễn bên gấp.
2. Đài hoa (Màu xanh)
D = 7 - 9 cm, N = đường kính cuống đài
Kéo dãn hết, bấm răng cưa nhuyễn.
3. Lá hoa (Màu xanh, dạng lá nhọn)
D = 3 - 4 - 5 cm, N = 0,3 - 0,5 cm
4. Kết hoa
Kẽm xanh số 20 bẻ hình mốc câu 5cm, quấn vào cánh hoa, se tròn chặt tay, dán hồ.
Lưu ý quấn sao cho đầu cánh hoa bằng nhau.
5. Ý nghĩa: lòng trung thực, sự cương nghị và đứng đắn còn tượng trưng cho sự thuỷ
chung son sắt.
BÀI 2: HOA THẠCH THẢO
(Màu sắc: Trắng, hồng, tím hồng, tím đậm, tím nhạt...)
1. Cánh hoa
D =1,5 - 2 cm, N = 9 -10 cm
Kéo dãn nhẹ, chừa đế 0,5 cm, bấm nhuyễn.
2. Nhị hoa
D =1 cm, N = 8 -9 cm
Kéo dãn nhẹ, chừa đế 0,5 cm, bấm nhuyễn.
3. Đài hoa (Màu xanh)
D = 7,5 cm, N = 2,5 cm
Kéo dãn hết, bấm răng cưa nhuyễn.
4. Lá hoa (Màu xanh, dạng lá kim)
D = 3 cm, N = 0,3 - 0,4 cm
5. Kết hoa
B1: Kẽm xanh số 24 bẻ hình mốc câu 5cm, quấn vào nhị hoa, se tròn chặt tay, dán hồ.
 B2: se tròn cánh hoa chặt tay, dán hồ  B3: bọc kín đài hoa  B4: kết lá mọc cách
6. Ý nghĩa: trắng che chở, nhớ nhung; hồng may mắn; tím tình yêu bình dị, sâu sắc. Hoa
thạch thảo còn mang ý nghĩa của sự chín chắn, sự trưởng thành; tượng trưng cho vẻ đẹp
mỏng manh, thanh tú và tràn đầy nữ tính.

19
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
BÀI 3: HOA HỒNG
(Màu sắc: đủ màu)
1. Cánh hoa: ( Kéo dãn giấy trước khi cắt )
a. Cánh số 1: N = 3,8 cm, D = 5,2 cm (cắt chân cánh lên 0,5 cm, vuốt mịn giấy, tô
màu, tạo bụng cánh hoa rồi dán xéo)
b. Cánh số 2: N = 4 cm, D = 5,8 cm (cắt chân cánh lên 0,5 cm, vuốt mịn giấy, tô màu,
tạo bụng cánh hoa rồi dán xéo)
c. Cánh số 3: N = 4,3 cm, D = 6 cm (cắt chân cánh lên 0,5 cm, vuốt mịn giấy, tô màu,
tạo bụng cánh hoa rồi dán xéo)
d . Cánh số 4: N = 4,8 cm, D = 6,8 cm (cắt chân cánh lên 0,5 cm, vuốt mịn giấy, tô
màu, tạo bụng cánh hoa rồi dán xéo)
2. Cách ráp hoa
31 cánh (5 cánh số 1, 6 cánh số 2, 12 cánh số 3, 8 cánh số 4 )
Se tròn 10 đoạn giấy vệ sinh ( giấy an an ) tạo lỗi hoa có đường kính khoảng 2,5cm
* Lớp 1: 1 cánh, chĩa vào lõi hoa tạo hình chốp (cánh số 1, kéo dãn tạo bụng, vuốt
đầu cánh hoa cong vào)
* Lớp 2: 1 cánh, dán đối xứng, ôm lấy lớp 1 (cánh số 1, kéo dãn tạo bụng, vuốt đầu
cánh hoa cong vào)
* Lớp 3: 3 cánh (cánh số 1, vuốt đầu cánh hoa thẳng, vuốt hai mép cánh hơi cong
vào), ráp cánh hoa cao hơn một chút khoảng 1mm, dán ôm tròn, dán nửa cánh này trên
nửa cánh kia, kết thúc cánh cuối cùng phải nằm trong cánh đầu tiên.
* Lớp 4: 3 cánh (cánh số 2, vuốt đầu cánh hoa thẳng, vuốt hai mép cánh hơi cong
vào) ráp cánh hoa cao hơn một chút khoảng 1mm, dán ôm tròn, dán nửa cánh này trên
nửa cánh kia, kết thúc cánh cuối cùng phải nằm trong cánh đầu tiên.
* Lớp 5: 3 cánh (cánh số 2, vuốt đầu cánh hoa thẳng, vuốt hai mép cánh hơi cong
vào) ráp cánh là cao hơn chút khoảng 1mm, dán ôm tròn, dán nửa cánh này trên nửa
cánh kia, kết thúc cánh cuối cùng phải nằm trong cánh đầu tiên.
* Lớp 6: 3 cánh (cánh số 3, vuốt đầu cánh hoa thẳng, vuốt hai mép cánh hơi cong
vào) ráp cánh là cao hơn chút khoảng 1mm, dán ôm tròn, dán nửa cánh này trên nửa
cánh kia, kết thúc cánh cuối cùng phải nằm trong cánh đầu tiên.
* Lớp 7: 3 cánh (cánh số 3, vuốt đầu cánh hoa thẳng, vuốt hai mép cánh hơi cong
vào) ráp cánh là cao hơn chút khoảng 1mm, dán ôm tròn, dán nửa cánh này trên nửa
cánh kia, kết thúc cánh cuối cùng phải nằm trong cánh đầu tiên.
* Lớp 8: 3 cánh (cánh số 4, vuốt cong cánh hoa ra ngoài), ráp cánh hoa bằng hoặc
thấp hơn 1mm, dán ôm tròn, dán nửa cánh này trên nửa cánh kia, kết thức cánh cuối
cùng phải nằm trong cánh đầu tiên.
* Lớp 9: 5 cánh (cánh số 4, vuốt cong nhiều ra ngoài) , ráp cánh hoa hạ tầng thấp hơn
lớp 8 khoảng 5mm, dán ôm tròn, dán nửa cánh này trên nửa cánh kia, kết thức cánh
cuối cùng phải nằm trong cánh đầu tiên.
Ráp xong lớp này có thể kết thúc kết hoa. Nếu muốn hoa nở hơn nữa thì ráp tiếp hai
lớp nữa, mỗi lớp 3 cánh, dùng cánh số 3.
20
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
BÀI 4: HOA HỒNG CÀI ÁO
(Màu sắc: màu đỏ, hồng)
1. Cánh hoa: 10 cánh
K3 = 5 cánh
K4 = 5 cánh
Kẽm cùng màu voan hoặc kẽm trắng số 26 hoặc 24.
Bọc voan 2 lớp: cùng màu.
2. Lá đài
K3 = 3 cánh
Kẽm xanh số 26 hoặc 24.
Bọc voan xanh 2 lớp.
3. Kết hoa
Kết ngược: 3 lá đài – 5 cánh khuôn số 4 – 3 cánh khuôn số 4 – 2 cánh khuôn số 4 –
Bọc sáp đỏ hoặc voan đỏ ở đầu kẽm dư – tạo hình dạng hoa.

BÀI 5: HOA DẠ LAN HƯƠNG


(Màu sắc: đủ màu...)
1. Cánh hoa: 6 cánh
K=2-3-4-5
Kẽm cùng màu voan hoặc kẽm trắng số 24.
Bọc voan 2 lớp: lớp 1 voan trắng, lớp 2 voan màu hoặc 2 lớp voan cùng màu.
2. Lá hoa: 4 lá
K = 9 - hết kẽm
Kẽm xanh số 20. Bọc voan xanh 2 lớp.
3. Kết hoa
Kết 3 cánh tam giác, kết xen kẽ 3 cánh còn lại. Quấn sáp xanh. (1 cây có 20 hoa kết
cấu hình tháp). Lá kết chùm đối xứng.
4. Ý nghĩa
Dạ lan hương đại diện cho tinh yêu tuổi trẻ. Hoa dạ lan hương màu hồng phấn có thể
giúp những người đã quá mệt mỏi vì sự kiếm tìm một tình yêu chân thật đúng nghĩa
hiểu được thế nào là tình yêu chân chính.

21
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
BÀI 6: HOA MAI
(Màu sắc: vàng, trắng)
1. Cánh hoa: 5 cánh
K=1-2-3
Kẽm cùng màu voan hoặc kẽm trắng số 26, 24.
Bọc voan 2 lớp cùng màu.
2. Nhị, nhụy hoa: 10 nhị
Nhị dùng sáp vàng se thành nhị, tô màu omaxi cam ở đầu dài 1cm hoặc mua sẵn.
Nhụy dùng sáp xanh lá mạ se thành đoạn 5cm, ngang 0,2cm.
3. Lá hoa: 2 lá
K = 2- 3 - 4
Kẽm xanh số 26 hoặc 24.
Bọc voan xanh 2 lớp. Hoặc lớp 1 voan đỏ, lớp 2 voan xanh.
4. Nụ hoa
Quấn sáp vàng hoặc xanh xung quanh kẽm xanh số 24, Dọc 1cm, ngang 0,5cm.
5. Kết hoa
+ Dùng kẽm xanh số 24 quấn giữa nhị và nhụy tạo thành chùm 20 nhị.
+ 1 nhụy ở giữa.
+ Kết từng cánh hoa xung quanh rồi cột chỉ.
+ Quấn sáp xanh xung quanh thay thế đài hoa.
6. Lên cành.
Dùng keo sáp quấn tạo cành (tùy thích).
Đảm bảo nụ và hoa tạo thành chùm 3 hoặc 5.
Kết lá ngay gốc chùm hoa.
6. Ý nghĩa
Hoa Mai là biểu trưng ngày tết – báo hiệu những điều an lành, hạnh phúc, may mắn
đến cho con người. Là thời điểm gia đình sum họp, cho nhau những câu chúc bình an.

22
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Bài 7: KẾT HẠT NGÔI SAO

1. Phần nhân: 15 hạt tròn


B1: xỏ 4, ( dấu phẩy là chéo dây)
B2: T xỏ 2 – F xỏ 1, (F chéo T) → 3 lần
B3: T xỏ - F xỏ 1, ( hai dây chéo qua hạt tròn nằm giữa của bông 4 đầu tiên)
2. Phần cánh: 15 hạt dài + 5 hạt tròn
Cánh 1:
B1: Đầu lớn vô trước
T xỏ 1 hạt dài + 1 hạt tròn
F xỏ 1 hạt dài
→ F chéo T ( chéo dây qua hạt tròn)
B2: Đầu nhỏ vô trước
T xỏ 1 hạt dài
F xỏ 1 hạt dài
→ 2 dây chéo qua hạt tròn nằm giữa ở bên dưới nhân ngôi sao.
Cánh 2, 3, 4, 5 làm giống cánh 1 là hoàn thành.
* Lưu ý:
Sau khi hoàn thành 5 cánh ngôi sao thì dùng cước còn lại đi zich zắc qua các hạt dài và 5
hạt tròn phần dưới của nhân ngôi sao để đảm bảo ngôi sao được chắn chắn.

Bài 8: KẾT HẠT CON CHUỒN CHUỒN

B1: Xỏ 5 hạt tròn,


B2: T xỏ 2 (1 đen + 1 đỏ) – F xỏ 1 đen, (F chéo T)
B3: T xỏ 2 hạt tròn – F xỏ 1 hạt tròn,
B4: T xỏ 2 hạt tròn – F xỏ 2 hạt tròn
B5: chập đôi dây lại xỏ 5 hạt tròn + 1 hạt dài ( đầu nhỏ vô trước) + 1 hạt tròn.
Sau đó quay dây lại bỏ 1 hạt ngoài bìa luồn trở lại 6 hạt (1 hạt dài + 5 hạt tròn)
B6: tách dây ra
Dây T:
- Luồn qua 1 hạt ở bông 5 ban đầu
- Xỏ 1 cánh rồi luồn qua 1 hạt ở bông 5 bên dưới
- Xỏ tiếp 1 cánh rồi luồn qua 1 hạt ở bông 5 phái trên
- Tiếp tục luồn dây qua lại như vậy cho cánh được chắc chắn.
Dây F: Làm tương tự như dây trái.
23
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Bài 9: KẾT HẠT CON BƯƠM BƯỚM

Làm tương tự các bước như xỏ hạt con chuồn chuồn chỉ khác ở bước số 5: chập đôi dây
lại xỏ 1 hạt tròn + 1 hạt dài ( đầu nhỏ vô trước) + 1 hạt tròn.
Sau đó quay dây lại bỏ 1 hạt ngoài bìa luồn trở lại 2 hạt (1 hạt dài + 1 hạt tròn)

Bài 10: KẾT HẠT CON BẠCH TUỘC

Quy ước: Kết thúc một lần xỏ phải chéo hạt.


* Thân bạch tuộc
B1: Xỏ 5 hạt,
B2: Trái xỏ 4,
- Phải tiến 1 - Trái xỏ 3 .. ( 3 lần ),
- Phải tiến 2 - Trái xỏ 2,
B3: Phải tiến 1 - Trái xỏ 4,
- Phải tiến 2 - Trái xỏ 3 ... ( 3 lần ),
- Phải tiến 3 - Trái xỏ 2 .
* Xỏ đầu
B1: Phải tiến 1- Trái xỏ 3,
B2: 2. Phải tiến 2 - Trái xỏ 2 ...( 2 lần ),
B3: Phải tiến 2 – Trái xỏ 1 đen 1,
B4: Phải tiến 3 - xỏ 1 đen,
B5: Trái xỏ 3,
B6: Phải tiến 1 - Trái xỏ 2 ... ( 3 lần ),
B7: Phải tiến 2 - Trái xỏ 1,
* Xỏ tua
B1: Lấy 1 dây Xỏ 6 - 1 đen – Bỏ 1 hạt bìa - luồn trở lại 6 hạt
B2: Luồn ngang 1 hạt ở vòng 5 đầu tuộc. Xỏ 7, 1 đen – Bỏ 1 hạt bìa , luồn trở lại 7 hạt.
B3: Giống tua 1
B4: Giống tua 2
B5: Giống tua 1
Luồn zich zăc dấu mối.

24
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
BÀI 11: KẾT HẠT TRÁI TIM

Quy ước: ,: Chéo dây – CN: chéo ngược dây

B1: Bông 6,
B2: P xỏ 5, B12: P xỏ 2 – CN
B3: T tiến 1 – P xỏ 3 – CN B13: T tiến 2 xỏ 2 – CN
B4: T tiến 1 – P xỏ 1 – T xỏ 3 – CN B14: P tiến 2 – T xỏ 3 – CN
B5: P xỏ 1 – T xỏ 3 – CN B15: P tiến 1 – T xỏ 4 – CN
B6: T xỏ 4 – CN B16: P tiến 3 xỏ 1,
B7: P tiến 3 – T xỏ 2, B17: P tiến 2 – T tiến 1 xỏ 1 – CN
B8: P tiến 2 – T xỏ 3, B18: P tiến 2 – T tiến 1 – P xỏ 2 – CN
B9: P tiến 1 xỏ 3 – CN B19: T tiến 2 – P xỏ 2 – CN
B10: T tiến 1 – P xỏ 3 – CN B20: T tiến 4 xỏ 1 – CN
B11: P tiến 2 – Xoay ngược chiều lại Đi dây zích zắc để dấu dây.

BÀI 12: LÀM HỘP NẮP LIỀN HÌNH CHỮ NHẬT


Chuẩn bị: 1 tờ giấy bìa cứng A4, keo dán 2 mặt, thước, bút chì, kéo.
Chọn hộp nắp liền hình chữ nhật, cạnh đáy 9cm x 10cm, chiều cao 3cm.
Thực hiện:
- Kẻ đường ngang song song cạnh giấy, khoảng cách 3cm – 10cm – 3cm – 10cm – 3cm.
- Kẻ đường dọc song song cạnh giấy, khoảng cách 3cm – 3cm – 9cm – 3cm – 3cm.
- Cắt theo yêu cầu:
+ Cắt theo tất cả các đường kẻ ngang, độ sâu
bên phải 6cm, bên trái 6cm; cắt bỏ phần giấy thừa
không kẻ.
+ Cắt theo đường kẻ dọc ngoài cùng, độ sâu bên
phải 13cm, bên trái 13cm (cắt bo tròn đầu cạnh làm
nắp hộp).
- Dùng thước bẻ theo đường vẽ, vuốt sát cạnh.
- Dán keo 2 mặt hoặc dùng súng bắn keo.
- Hoàn tất.

25
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Chọn 1 câu trả lời đúng nhất
Chủ đề 1: LÀM HOA

Câu 1. Pha màu nào để được màu xanh lá cây? Câu 9. Khi làm hồ dán, người ta cho phèn chua
A. Đỏ + vàng + đen.B. Đỏ + xanh + vàng + trắng. hoặc nước vôi pha loãng để làm gì?
C. Xanh dương + vàng. D. Xanh dương + đỏ. A. Giúp hồ dính hơn. B. Giúp hồ lâu khô.
Câu 2. Trong bảng màu, màu nào sau đây thuộc C. Giúp khử mùi hôi. D. Giúp hồ không hư.
màu bậc 1? Câu 10. Đặc tính của băng keo sáp là gì?
A. Trắng, đen. B. Đỏ, xanh dương, vàng. A. Giữ hoa không phai màu. B. Dính khi kéo dãn.
C. Xanh lá, cam, tím. D. Trắng, đen, xám, hồng. C. Dính khi phết thêm keo dán. D. Có độ dai và chắc.
Câu 3. Em hãy chỉ cho Hằng, màu nào sau đây là 3 Câu 11. Các giai đoạn phát triển của lá là gì?
màu cơ bản? A. Lá non →lá búp →lá già.
A. Trắng, đỏ, đen. B. Vàng, xanh dương, đỏ. B. Lá búp → lá non → lá bánh tẻ → lá già
C. Nâu, xám, kem. D. Hồng, tím, xanh lá cây. C. Lá búp → lá bánh tẻ → lá già.
Câu 4. Màu nào sau đây là cặp màu tương phản? D. Lá non → lá búp → lá bánh tẻ → lá già.
A. Vàng và tím. B. Vàng và xanh dương. Câu 12. Đặc tính của vải voan dùng trong làm hoa,
C. Đỏ và hồng phấn. D. Đỏ và xanh dương. thú, búp bê voan là gì?
Câu 5. Lá hoa hồng thuộc dạng lá nào? A. Vải thun, dãn theo chiều dọc.
A. Lá kép chẵn. B. Vải thun dệt kim, không dãn theo chiều dọc, chỉ
B. Lá kép lẻ. dãn chiều ngang.
C. Lá lông chim. C. Vải voan dệt kim, mềm, mịn, chỉ dãn theo chiều ngang.
D. Lá kép chân vịt. D. Vải voan dệt kim, mịn, dễ sướt, khó tuột sợi.
Câu 13. Cách làm cánh hoa có độ dợn sóng?
Câu 6. Lá hoa cúc sau đây thuộc dạng lá nào?
A. Quấn kẽm quanh khuôn ống, dùng kềm bẻ răng cưa.
A. Lá có thùy.
B. Quấn kẽm quanh ruột bút bi, kéo dãn kẽm, quấn
B. Lá đơn nguyên.
kẽm đó quanh khuôn ống.
C. Lá kép lẻ.
C. Lấy 2 sợi kẽm xoắn vào nhau, kéo rời 2 sợi kẽm
D. Lá kép chân vịt.
trước khi quấn quanh khuôn.
Câu 7. Lá hoa cẩm chướng kết cấu cành như thế nào?
D. Dùng kềm bẻ kẽm dợn sóng rồi quấn kẽm đó quanh
A. Lá mọc xòe.
khuôn ống.
B. Lá mọc cách.
Câu 14. Nối cột tương ứng
C. Lá mọc đối.
1. Hoa mai. a. Phương pháp kết cánh.
D. Lá mọc vòng.
2. Hoa lan. b. Phương pháp quấn cánh.
3. Hoa đồng tiền. c. Phương pháp xuyên tâm.
Câu 8. Hoa cúc là loại hoa có nhiều lớp cánh, nhụy
4. Hoa loa kèn.
có dạng nào?
A. 1c, 2a, 3b, 4b. B. 1a, 2b, 3c, 4a.
A. Dạng tua. B. Dạng hạt.
C. 1b, 2c, 3c, 4b. D. 1b, 2c, 3a, 4a.
C. Dạng chùm. D. Dạng gòn.

26
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Câu 15. Hoa nào sau đây là hoa lưỡng tính (vừa có Câu 23. Màu nào sau đây là màu bậc 2?
nhị và nhụy trên cùng 1 hoa)? A. Đỏ cam, tím hồng, vàng chanh. B. Cam, tím, đỏ, trắng.
A. Hoa lan. B. Hoa hướng dương. C. Đỏ, xanh dương, trắng. D. Xanh lá, xanh lam, đen.
C. Hoa bìm bịp. D. Hoa sen. Câu 24. Để tạo răng cưa cho lá làm bằng voan, ta
Câu 16. Lá mọc đối là loại lá như thế nào? làm thế nào?
A. Mỗi mấu mang 1 lá. A. Dùng tay bẻ răng cưa cho kẽm, rồi quấn kẽm quanh khuôn.
B. Mỗi mấu mang nhiều lá. B. Dùng kềm tạo răng cưa rồi quấn kẽm.
C. Mỗi mấu mang 2 lá mọc so le nhau. C. Quấn kẽm, rồi dùng kềm tạo răng cưa.
D. Mỗi mấu mang 2 lá mọc đối xứng nhau. D. Quấn kẽm quanh khuôn hình răng cưa.
Câu 17. Canh dọc giấy nhún được quy ước như nào? Câu 25. Loại hoa nào được làm bằng phương pháp
A. Cùng chiều với nếp nhăn của giấy. quấn cánh?
B. Vuông góc với nếp nhăn của giấy. A. Hoa có cánh nhỏ, ít cánh.
C. Nghiêng góc 45˚ so với giấy. B. Hoa có nhiều cánh, cánh hoa giống nhau về hình
D. Cùng chiều với cạnh giấy. dáng và kích thước.
Câu 18. Mục đích của việc sử sụng giấy mềm, gòn C. Hoa có nhiều cánh, cánh hoa khác nhau về hình
trong làm hoa giấy, hoa voan là gì? dạng và kích thước.
A. Độn cành. B. Làm hoa. D. Hoa có hình tròn.
C. Làm lá. D. Làm nhụy hoa. Câu 26. Loại hoa nào sau đây có dạng hình ống?
Câu 19. Khi sử dụng giấy se cành để độn cho cành A. Hoa cúc. B. Hoa hồng.
to hơn, ta cần lưu ý gì? C. Hoa loa kèn. D. Hoa hướng dương.
A. Độ mịn của giấy se cành. Câu 27. Công cụ lao động của nghề làm hoa giấy?
C. Độ nghiêng của cành và giấy se cành. A. Giấy, kẽm, keo sữa, băng keo 2 mặt.
B. Độ lớn của cành cần se. B. Voan, kềm, kéo, kim may tay.
D. Độ rộng của giấy độn và độ nghiêng của giấy khi se cành. C. Vải dạ nỉ, kim may tay, gòn công nghiệp.
Câu 20. Cắm bình hoa để trang trí bàn họp, cần D. Kéo, kềm, mẫu rập, súng bắn keo.
lưu ý điều gì? Câu 28. Canh ngang của giấy nhún được quy ước
A. Màu sắc và kiểu cắm phù hợp với cuộc họp. thế nào?
B. Cắm hoa dạng thẳng đứng, màu sắc đa dạng. A. Cùng chiều nếp nhăn của giấy.
C. Hình dáng bình hoa cân đối, kiểu dáng dễ thương. B. Vuông góc với nếp nhăn của giấy.
D. Bình hoa nhìn được nhiều hướng, không cao quá C. Nghiêng góc 45˚so với nếp nhăn của giấy.
tầm nhìn người đối diện. D. Cùng chiều với biên giấy.
Câu 21. Khi làm hoa giấy, cánh hoa có thể được cắt Câu 29. Trình tự các giai đoạn thực hiện cành hoa
theo canh giấy? nhân tạo?
A. Canh dọc. B. Canh xéo. A. Quan sát mẫu → vẽ mẫu → cắt cánh hoa → ráp
C. Canh dọc hoặc canh xéo. D. Canh ngang. cánh hoa → lên cành→ hoàn tất.
Câu 22. Nhụy (nhị cái) thường làm từ nguyên liệu B. Cắt mẫu rập → vẽ mẫu → can mẫu → hoàn tất hoa.
nào? C. Tạo nhị → tạo hoa → lên cành → ráp cành → kết hoa.
A. Hạt bẹt, giấy, chỉ may. B. Đất sét, hạt bẹt. D. Quan sát mẫu → lập bảng số lượng → làm các chi
C. Gòn, giấy mềm, cục xốp. D. Gòn. tiết → lên cành→ hoàn tất.

27
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Câu 30. Nối 2 cột tương ứng Câu 37. Cách kết 2 lớp cánh hoa cúc trắng như thế nào?
1. Nụ bộp. a. Hoa mới nở. A. 2 lớp cánh hoa nằm trên nhụy.
2. Nụ non. b. Thời kì đẹp nhất của hoa. B. 2 cánh hoa nằm trùng nhau.
3. Hoa hàm tiếu. c. Có màu xanh. C. 2 lớp cánh hoa chồng lên nhau dưới nhụy.
4. Hoa thịnh khai. d. Nụ sắp nở, để lộ màu hoa. D. 2 lớp cánh hoa so le nhau dưới nhụy.
A. 1a, 2d, 3c, 4b. B. 1d, 2c, 3a, 4b. Câu 38. Góc tạo bởi sợi giấy se cành và cành là bao
C. 1b, 2a, 3d, 4c. D. 1c, 2b, 3a, 4d. nhiêu độ?
Câu 31. Trình tự các bước thực hiện một cánh hoa A. 30o B. 60o C. 90o D. 45o
voan có gân giữa? Câu 39. Bình hoa giấy đặt trang trí gần cửa sổ, được
A. Quấn kẽm → bao vải→ tạo dáng cánh hoa. vài ngày thì màu cánh bị nhạt dần, nguyên nhân và
B. Quấn kẽm →định dạng cánh hoa →bao vải. cách khắc phục là gì?
C. Định dạng cánh hoa → bao vải → quấn kẽm. A. Do không khí ẩm ướt nên giấy bị bạc. Để không bị
D. Quan sát mẫu → tạo cánh hoa → bao vải. nhạt màu thì để bình hoa chỗ khác.
Câu 32. Yêu cầu kỹ thuật khi bao vải? B. Do bụi bám vào làm màu trông bạc đi, chỉ cần phủi
A. Vải bao phải thật căng cho đẹp. sạch bụi thì sẽ như mới.
B. Vải bao hơi chùng 1 chút để khôn bị rách. C. Giấy bị bạc màu do bị gió, để bình hoa nơi tránh gió.
C. Vải bao vừa phải, cột chỉ lỏng tay, đúng vị trí xoắn D. Hoa bị bạc màu do ánh nắng mặt trời chiếu trực
kẽm. tiếp vào. Để hạn chế phai màu, phun xịt một lớp sơn
D. Vải bao vừa phải, cột chỉ chặt, đúng vị trí. bóng lên hoa sau khi hoàn tất.
Câu 33. Lá nào sau đây là lá đơn phân thùy? Câu 40. Hoa nào sau đây không phải là hoa lưỡng tính?
A. Hoa sen. B. Hoa râm bụt.
C. Hoa ly ly. D. Hoa cúc.
Câu 41. Làm như thế nào để tạo độ trũng cho cánh
hoa voan?
A. Tạo gân cánh hoa. B. Tạo khía cho cánh hoa.
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4
C. Ấn trũng cánh hoa. D. Bao vải hơi chùng.
A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 1, 4. D. Hình 3.
Câu 42. Khi muốn làm hoa voan tặng cô giáo nhân
Câu 34. Kẽm thường dùng làm khung cánh hoa là
ngày 20/11, bạn sẽ thực hiện theo qui trình nào?
kẽm số bao nhiêu?
A. Quan sát hoa →lập bảng số lượng → vẽ và cắt mẫu
A. Kẽm 20. B. Kẽm 26. C. Kẽm 24. D. Kẽm 30.
rập → làm hoa→lên cành.
Câu 35. My nên trộn bột theo công thức nào sau
B. Quan sát mẫu →lập bảng số liệu →tạo khung
đây để làm keo dán?
→làm hoa → lên cành → hoàn tất.
A. 1 phần bột với 2 phần nước, đun chín để làm hồ dán.
C. Chuẩn bị nguyên liệu →tạo khung cánh hoa, lá →
B. 2 phần bột và 1 phần nước đun sôi.
làm hoa, lá →kết hoa → lên cành.
C. 1 phần bột và 1 phần nước đun sôi, để nguội để làm
D. Quan sát mẫu → lập bảng số liệu →tạo khung, bao
hồ dán.
vải → kết hoa → lên cành.
D. 2 phần bột và 2 phần nước đun chín để làm hồ dán.
Câu 43. Hoa nào sau đây có dạng ống?
Câu 36. Giấy se cành thường được cắt theo canh
A. Hoa hồng. B. Hoa mai.
giấy nào?
C. Hoa rau muống. D. Hoa hướng dương.
A. Canh dọc. B. Canh xéo.
C. Canh xéo và canh dọc. D. Canh ngang.

28
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Câu 44. Cặp màu nào sau đây là màu “tone sur tone”? Câu 54. Có những loại hồ và keo dán nào có thể
A. Vàng - xanh dương. B. Cam – tím. dùng làm hoa giấy?
C. Vàng đậm, vàng chanh. D. Xanh lá – đỏ. A. Keo sữa, keo sáp, keo hai mặt, keo trong, keo đường.
Câu 45. Hoa nào có nhị dạng tua? B. Hồ dán, keo sữa, keo trong.
A. Phượng, lan, li li. B. Râm bụt, diên vĩ, bìm bìm. C. Băng keo sáp, băng keo hai mặt, băng keo trong.
C. Hồng, loa kèn, mai. D. Cúc, sao nhái, đồng tiền. D. Keo hạt, hồ dán, keo sữa.
Câu 46. Muốn tạo độ trũng cho cánh hoa bằng giấy Câu 55. Lá mọc cách là lá mọc như thế nào?
nhún, ta làm như thế nào? A. Mỗi mấu chỉ mang 1 lá, mọc so le.
A. Dùng đầu ủi tròn, ủi tạo trũng. B. Mỗi mấu chỉ mang 1 lá, mọc đối diện.
B. Đặt cánh hoa lên bàn, dùng đầu bút bi ấn trũng. C. Mỗi mấu chỉ mang 2 lá, mọc so le.
C. Đặt cánh hoa trong lòng bàn tay, dùng đầu bút bi ấn trũng. D. Mỗi mấu chỉ mang 2 lá, mọc đối diện.
D. Dùng lưỡi kéo hoặc cạnh thước vuốt cho cong. Câu 56. Công việc tiếp theo sau khi quan sát hoa thật,
Câu 47. Hoa có đặc điểm như thế nào sẽ làm theo lập bảng số lượng các bộ phận của hoa voan là gì?
phương pháp xuyên tâm? A.Vẽ và cắt mẫu rập. làm khung, tạo dáng, bọc vải.
A. Hoa có cánh liền. B. Cánh hoa rời. B.Vẽ, cắt mẫu rập, tạo khung quấn kẽm, bọc vải.
C. Cánh hoa có cánh to. D. Cánh hoa lớn nhỏ khác nhau. C. Chọn khuôn, quấn kẽm tạo khung, định dạng, bọc vải.
Câu 48. Giấy nhún có các đặc điểm gì? D.Tạo mẫu rập, quấn kẽm tạo khung, định dạng, bọc vải.
A. Nhiều màu sắc, dai, có độ co dãn. Câu 57. Nguyên nhân cánh hoa bị mất hình dạng
B. Ít màu sắc, dai và mềm. sau khi bao vải là gì?
C. Mềm, không co dãn, dai, mềm, mịn. A. Do kẽm quá dầy, bao vải quá căng, cột chỉ không
D. Nhiều màu, cứng và dai. quá lỏng.
Câu 49. Theo em hoa hồng nên làm theo phương B. Do không định dạng cánh hoa trước khi bao vải, hoặc
pháp nào? sử dụng kẽm không đúng kích cở, bao vải quá căng.
A. Phương pháp quấn cánh. B. Phương pháp kết cánh. C. Kẽm quá mềm, cánh hoa không gân, không dịnh dạng
C. Phương pháp xuyên tâm. D. Phương pháp kết cành. trước, bao vải mạnh tay, cột chặt tay.
Câu 50. Trong các loại kẽm làm hoa voan, kẽm nào D. Do kẽm mềm, không định dạng cánh hoa trước khi
mỏng và mềm nhất? bao vải, bao vải quá căng.
A. Kẽm số 20. B. Kẽm số 24. Câu 58. Lá hoa Bìm Bìm có hình dạng gì?
C. Kẽm số 26. D. Kẽm số 30. A. Lá đơn chia thùy, hình dài hoặc hình tim.
Câu 51. Em sử dụng loại nguyên liệu nào sau đây B. Lá đơn chia thùy, hình tam giác hoặc hình tim.
để làm nhị hoa mai? C. Lá đơn chia thùy, hình tam giác hoặc hình tròn
A. Gòn. B. Nhị xốp. C. Hạt cườm. D. Nhị bột. D. Lá đơn chia thùy, hình bầu dục.
Câu 52. Đâu là đối tượng lao động của nghề làm Câu 59. Khi làm hoa, ta se se cành theo chiều nào?
hoa voan? A. Từ trên xuống, xéo 450. B. Từ dưới lên, xéo 450.
A. Kẽm, nhị, khuôn ống. C. Theo chiều ngang. D. Chiều nào cũng được.
B. Voan, kẽm, chỉ may, nhị, kim may. Câu 60. Vẽ, cắt mẫu hoa bằng giấy cần lưu ý điểm gì?
C. Mẫu rập, kềm, chỉ. A. Không cắt sát mẫu. B. Để lại nét vẽ.
D. Keo sáp, voan, chỉ may, kẽm. C. Không để lại nét vẽ. D. Tô đậm nét vẽ trên cánh hoa.
Câu 53. Hoa nào sau đây vừa có nhụy và nhị nằm Câu 61. Các cánh hoa voan được kết lại với nhau bằng gì?
trên một trục? A. Chỉ. B. Hồ dán. C. Dây đồng. D. Băng keo.
A. Râm bụt. B. Mai. C. Li li. D. Sen.
29
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Câu 62. Các hoa sau đây hoa nào có cánh hoa dợn, Câu 69. Trình tự thực hiện bông hoa bằng voan
gân đồng quy và có nhị, nhụy hợp trục? không có gân giữa?
A. Hoa Mai. B. Hoa Râm bụt. A. Quấn kẽm →bao vải →định dạng cánh hoa.
C. Hoa Tulip. D. Hoa Lily. B. Quấn kẽm → định dạng cánh hoa → bao vải.
Câu 62. Để làm cánh hoa voan dợn sóng ta dùng C. Làm theo quy trình A hoặc B đều được.
dụng cụ gì? D. Bao vải →quấn kẽm →định dạng cánh hoa.
A. Kềm mũi nhọn. B. Kim may tay. Câu 70. Hoa nào sau đây có lá bắc?
C. Ruột viết bi. D. Khuôn ống. A. Hoa cúc. B. Hoa loa kèn.
Câu 63. Yêu cầu bọc vải trên khung kẽm khi làm C. Hoa râm bụt. D. Hoa diên vĩ.
hoa voan là gì? Câu 71. Đặc điểm của khuôn rập làm hoa đất sét?
A. Căng vừa phải. B. Thật căng. A. Dùng chung khuôn cho các loại hoa.
C. Tạo độ trũng. D. Để vải hơi đùn một ít. B. Mỗi hoa có một bộ khuôn riêng.
Câu 64. Tạo dáng hoa mai, hoa đào giống nhau ở C. Có thể dùng các ống tròn có đường kính khác nhau
điểm nào? để làm khuôn.
A. Soi lỗ vô tâm, vuốt cánh cong ra. D. Không có khuôn rập, phải tự vẽ.
B. Soi lỗ tâm đài, vuốt cánh cong vô tâm. Câu 72. Kỹ thuật se cành như thế nào?
C. Soi lỗ tâm đài, vuốt cánh tùy ý. A. Dùng giấy nhún hoặc keo sáp, đặt xéo góc 450 so
D. Soi lỗ tâm hoa, vuốt cánh cong vô tâm. với cành, quấn giấy quanh cành.
Câu 65. Bộ khuôn để làm hoa giấy là gì? B. Dùng giấy nhún, canh giấy ngang, phết keo lên bề
A. Mẫu rập làm bằng giấy bìa cứng, ống nhựa. mặt giấy, quấn đều quanh cành.
B. Vật dụng có dạng hình tròn nhiều kích cỡ, ống nhựa. C. Dùng keo sáp, đặt xéo góc 450 so với cành, quay
C. Vật dụng có dạng hình tròn nhiều kích cỡ. cho giấy se chặt vào cành.
D. Mẫu rập làm bằng giấy bìa cứng. D. Dùng keo sáp kéo dãn, đặt xéo góc 450 so với cành,
Câu 66. Hải làm cách nào để cắt mẫu cánh hoa từ quấn quanh cành.
rập có sẵn mà không có nét vẽ? Câu 73. Nhị tua ở hoa mai và hoa đào nhân tạo
A. Dùng kẹp giấy kẹp chặt rập và giấy làm hoa rồi cắt. thường được làm bằng gì?
B. Dùng bút xóa vẽ mẫu và cắt cánh hoa. A. Hạt bẹt, hạt cườm. B. Gòn.
C. Dùng giấy can, can mẫu cánh hoa rồi cắt mẫu vừa can. C. Chỉ hoặc len. D. Giấy.
D. Dùng bút chì vẽ mẫu và cắt. Câu 74. Quy trình nào làm nụ hoa bằng gòn?
Câu 67. Khi độn cành thường dùng các loại giấy nào? A. Kẽm bẻ móc cong  se sáp  se gòn vào kẽm  bọc giấy.
A. Giấy nhún, giấy thủ công. B. Kẽm bẻ móc cong  se gòn vào kẽm  se sáp  bọc giấy.
B. Giấy báo, giấy nhún, giấy thủ công, giấy đánh máy. C. Kẽm bẻ móc cong  se gòn vào kẽm  bọc giấy  se sáp.
C. Giấy báo, giấy cuộn, giấy mềm. D. Se gòn vào kẽm  bọc giấy  kẽm bẻ móc cong  se sáp.
D. Giấy tập, giấy màu, giấy đánh máy. Câu 75. Vì sao khi làm hoa voan có cánh lớn phải
Câu 68. Các loại bột nào dùng để làm hồ dán khi kẹp thêm kẽm ở giữa cánh?
làm hoa giấy? A. Để vải được căng đều.
A. Bột mì, bột năng, bột nếp. B. Để cố định vải, dễ ráp hoa.
B. Bột gạo, bột nếp, bột bắp. C. Để cánh hoa không bị biến dạng.
C. Bột năng, bột nếp, bột tẻ, bột mì. D. Để cánh hoa giống hoa thật.
D. Bột tẻ, bột nếp. Câu 76. Mục đích của việc hồ vải làm hoa là gì?

30
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
A. Giữ cho hoa, lá được cứng cáp. Câu 78. Cách xử lí bụi bám vào cánh hoa giấy là gì?
B. Dễ tạo dáng cho cánh hoa. A. Nhúng nhanh cánh hoa vào nước ấm rồi phơi trong gió.
C. Dễ vẽ, cắt các mẫu cánh hoa, lá, đài. B. Búng nhẹ cánh hoa và thổi khẽ cho bụi bay đi.
D. Giữ cho cánh hoa được thẳng, dễ ủi. C. Đem hoa phơi lâu ngoài nắng cho bụi bay đi hết.
Câu 77. Cách khắc phục khi bao vải cánh hoa bị D. Dùng khăn ướt lau sạch từng cánh hoa cho hết bụi.
chùng và có một lổ thủng nhỏ ở cuối cánh là gì? Câu 79. Khi can mẫu các bộ phận hoa lên giấy làm
A. Vẫn sử dụng cánh hoa đó để kết. hoa, dùng loại bút gì để vẽ?
B. Cắt chỉ, lấy voan khác, bao vải lại. A. Bút nhũ màu. B. Bút bi xanh.
C. Bỏ, không sử dụng cánh hoa đó nữa. C. Bút bi đỏ. D. Bút chì (HB), bút nhũ, bút bi hết mực.
D. Kéo dài cánh hoa, định dạng lại.

Chủ đề 2: LÀM CỦ, QUẢ


Câu 1. Felt là tên gọi khác của loại vải nào sau đây? Câu 6. Khi may rút dùng mũi may gì?
A. Vải nỉ. B. Vải nhung. A. Mũi cành cây. B. Mũi đột khít.
C. Vải dạ nỉ. D. Vải ka – tê. C. Mũi đột thưa. D. Mũi may viền.
Câu 2. Dụng cụ để làm củ, quả nhồi bông là gì? Câu 7. Nguyên liệu nào thường được dùng khi làm
A. Vải, kéo cắt vải, kéo bấm, kim may, kim ghim, que tre. củ quả bằng voan?
B. Bông nhồi, chỉ may, phấn may, kéo, kim ghim. A. Gòn trái. B. Hạt nhựa.
C. Kéo cắt vải, kéo bấm chỉ, kim may, kim ghim vải, C. Hạt xốp. D. Gòn công nghiệp.
que tre. Câu 8. Yêu cầu kỹ thuật khi làm củ quả bằng voan là gì?
D. Kéo cắt vải, kéo bấm chỉ, kim may, kim ghim vải, A. Sản phẩm có đường may chắc chắn, không thấy
phấn may. chỉ may.
Câu 3. Oanh phải dùng bút gì để vẽ mẫu lên giấy B. Sản phẩm chắc chắn, không bị sướt, không bị thấy chỉ.
bìa khi làm củ, quả nhồi gòn? C. Sản phẩm đứng vững, đường may chắc, gòn dồn đều.
A. Bút chì. B. Bút lông dầu. D. Sản phẩm đẹp, sáng tạo, màu sắc hài hòa.
C. Bút chì màu. D. Bút chì sáp. Câu 9. Khi can mẫu xuống vải, đối với mẫu rập dạng
Câu 4. Nhồi gòn cho sản phẩm nhồi bông, cần chú dẹp ta chừa đường may như thế nào?
ý điều gì? A. Không chừa đường may. B. Chừa đường may 0.5 cm.
A. Nhồi gòn các chi tiết xa và nhỏ trước, chi tiết lớn C. Chừa đường may 0.7 cm. D. Chừa đường may 1 cm.
và gần sau. Câu 10. Khi can mẫu xuống vải, đối với mẫu dạng tròn
B. Nhồi gòn các chi tiết lớn ở gần trước, chi tiết nhỏ sau. ta chừa đường may như thế nào?
C. Nhồi gòn tự do tất cả các chi tiết trên mẫu. A. Không chừa đường may. B. Chừa đường may 0.5 cm.
D. Nhồi gòn các chi tiết gần trước, chi tiết xa sau. C. Chừa đường may 0.7 cm. D. Chừa đường may 1 cm.
Câu 5. Lúc nào cần nhấp vải? Câu 11. Dạng củ quả nào sau đây có cùng phương
A. Khi may những đường cong. pháp làm?
B. Khi may đường thẳng. A. Cà rốt, dâu tây. B. Bí đỏ, quả tắc.
C. Nhấp vải ở những đường cong trước khi lộn mặt C. Củ tỏi, bí đỏ. D. Bầu hồ lô, quả cam.
phải để nhồi gòn. Câu 12. Mẫu rập củ quả nào có dạng hình trái tim?
D. Sau khi may xong, phải nhấp vải ở tất cả các A. Táo. B. Bí đảo. C. Dâu. D. Cà rốt.
đường may trước khi lộn mặt phải.
31
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Câu 13. Công dụng của mũi may tới (mũi đột Câu 15. Khi tạo mẫu rập cho dạng củ quả tròn
thưa) là gì? giống trái thật ta dùng phương pháp gì?
A. May dính 2 sản phẩm lại với nhau. A. Dùng phương pháp bồi giấy để tạo mẫu.
B. Dùng cố định 2 lớp vải. B. Dùng phương pháp dán giấy.
C. Sau khi nhồi gòn xong, may kết thúc sản phẩm. C. Nhìn mẫu thật để vẽ lại hình dáng củ quả thật.
D. Thêu mắt, miệng. D. Chụp lại hình quả thật rồi cắt ra làm mẫu rập.
Câu 14. May củ, quả có dạng tam giác được tiến Câu 16. Khi nhồi gòn cần lưu ý điều gì?
hành như thế nào? A. Nhồi gòn chi tiết ở gần trước, càng căng càng tốt.
A. May vòng xung quanh 3 cạnh, chừa một đoạn để B. Nhồi gòn vào chính giữa với lượng vừa đủ cho
nhồi gòn. căng phòng.
B. May 2 cạnh bên chừa cạnh đáy để nhồi gòn. C. Nhồi gòn vào các chi tiết nào cũng được.
C. May 2 cạnh bên, may lược vòng xung quanh cạnh D. Nhồi gòn vào các chi tiết nhỏ trước, lượng gòn vừa
thứ 3 để nhồi gòn. phải đủ tạo độ căng phồng cho sản phẩm.
D. May 1 cạnh bên, 1 cạnh đáy chừa một cạnh bên để Câu 17. Sản phẩm may nào sau đây có áp dụng
nhồi gòn. cách may rút?
A. Túi rút, trái dâu. B. Trái dâu, củ cà rốt.
C. Túi rút, củ cà rốt, trái dâu. D. Túi rút, củ cà rốt.

Chủ đề 3: LÀM CON VẬT


Câu 1. Nguyên vật liệu nào dùng làm con vật bằng vải? Câu 6. Đặc điểm nào nhận biết dạng thú nhồi bông
A. Vải kate, vải dạ nỉ, đũa tre. loại tròn?
B. Vải kate, vải dạ nỉ, chỉ, gòn công nghiệp. A. Gòn dồn căng, không may lộn.
C. Kéo, kim, vải dạ nỉ, gòn công nghiệp. B. Dồn gòn vừa phải, mũi may trên bề mặt sản phẩm.
D. Vải, hạt nhựa, kim, gòn công nghiệp. C. May lộn, dồn gòn căng.
Câu 2. Đâu là dụng cụ dùng làm con vật bằng vải? D. May lộn, dồn gòn vừa phải.
A. Kéo, kim, đũa tre. B. Nút áo, kéo, kim. Câu 7. Thực hiện thú nhồi bông loại dẹp như thế nào?
C. Vải, kim, đũa tre. D. Vải, gòn công nghiệp, chỉ. A. Không cần chừa đường may, mũi may trên bề mặt
Câu 3. Có mấy loại thú nhồi bông? sản phẩm, gòn dồn vừa phải.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. B. Chừa đường may 0.5 cm, sản phẩm hoàn tất không
Câu 4. Đũa tre dùng để làm gì khi thực hiện thú thấy đường may, dồn gòn căng.
nhồi bông? C. Chừa đường may, mũi may trên bề mặt sản phẩm,
A. Giúp tạo độ căng, phồng. gòn dồn căng.
B. Giúp tạo hình con vật. D. Không cần chừa đường may, sản phẩm hoàn tất
C. Giúp nhồi gòn thật chặt. không thấy đường may.
D. Giúp nhồi gòn vào các chi tiết nhỏ. Câu 8. Vải dạ nỉ là loại vải gì ?
Câu 5. Thực hiện mẫu thú nhồi bông, ta có thể A. Vải không dệt (vải felt), đơn vị tính là yard.
nhồi bằng gì? B. Vải có độ co giãn ít, đơn vị tính mét.
A.Gòn công nghiệp. B. Hạt nhựa. C. Vải không dệt (vải felt), không co giãn, đơn vị tính yard.
C.Vải cắt thật vụn. D.Tất cả đều đúng. D. Có độ co giãn ít, vải dệt kim, đơn vị tính yard.

32
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Câu 9. Thực hiện một mẫu thú nhồi bông cần đạt Câu 16. Khi thực hiện thú nhồi bông dạng tròn
yêu cầu kỹ thuật gì? phải can và cắt vải như thế nào?
A. Đường may chắc chắn, màu chỉ phù hợp với màu vải. A. Vẽ lấy dấu, không cần chừa đường may.
B. Gòn dồn đều, trang trí đẹp, hài hòa. B. Vẽ lấy dấu, chừa đường may 0.5 cm.
C. Mẫu thú đứng vững. C. Vẽ lấy dấu trên vải và cắt theo nét vẽ.
D. Tất cả đều đúng. D. Vẽ lấy dấu trên vải và cắt cách nét vẽ 0.5 cm.
Câu 10. Tại sao phải nhấp vải trước khi lộn ra Câu 17. Loại vải nào thường sử dụng để làm móc
ngoài khi may thú nhồi bông? khóa, hàng handmade hiện nay?
A. Đường may đẹp hơn. D. Dễ may sản phẩm hơn. A.Vải dạ nỉ. B. Vải kate. C.Vải nỉ. D. Vải nhung.
C. Đường may không bị dúm, rút. B. Không bị cộm. Câu 18. Vải felt là loại vải không dệt, có tính chất nào?
Câu 11. Thú nhồi bông có những loại nào? A. Giãn theo canh ngang. B. Không co giãn.
A. Loại tròn và dài. B. Loại dài và ngắn. C. Giãn theo canh xéo. D. Co giãn nhẹ.
C. Loại tròn và dẹp. D. Loại dài và dẹp. Câu 19. Sau khi đã nhồi gòn, ta dùng mũi may nào
Câu 12. Khi may những đường cong mẫu thú nhồi để may lại?
bông trước khi lộn ra mặt phải vải cần làm gì? A. Mũi may tới. B. Mũi dấu chỉ.
A. Nhấp vải cách đường may 0.2 cm. C. Mũi may viền. D. Mũi đột khít.
B. Cắt bớt vải cho sát tới đường may. Câu 20. Khi may lộn, cần phải lưu ý gì?
C. Cắt chỉ may cho gọn gàng. A. Đặt mẫu rập ở mặt trái vải, vẽ lấy dấu, cắt chừa
D. Cắt bớt mép vải 0.5 cm. đường may 0.5 cm.
Câu 13. Khi nhồi gòn cần chú ý gì? B. Đặt mẫu rập ở mặt phải vải, vẽ lấy dấu, không cần
A. Nhồi các chi tiết lớn trước, nhồi từng ít một. chừa đường may.
B. Nhồi các chi tiết nhỏ và xa trước, khi nhồi cần nhồi C. Đặt mẫu rập ở mặt phải vải, vẽ lấy dấu, cắt chừa
từng ít một. đường may 0.5 cm.
C. Nhồi một lần với lượng gòn vừa đủ. D. Đặt mẫu rập ở mặt trái vải, vẽ lấy dấu, không cần
D. Nhồi gòn căng, tròn, cứng. chừa đường may.
Câu 14. Khi làm mẫu thú nhồi bông canh vải xéo Câu 21. Muốn cố định tạm thời 2 hay 3 lớp vải, ta
có tác dụng gì? có thể dùng mũi may nào?
A. Mẫu thú đứng vững. B. Nhồi gòn căng, đều. A. Mũi dấu chỉ và kim gút. B. Mũi may tới và kim gút.
C. Tạo sự co giãn và nét mềm mại. D. Dễ may. C. Chỉ cần kim gút. D. Mũi may lược và kim gút.
Câu 15. Trình tự may mẫu thú nhồi bông bằng vải là gì? Câu 22. Khi may thú nhồi bông bằng kim may tay, để
A. Quan sát mẫu  vẽ mẫu rập, tính số lượng các bộ mũi may chắc chắn, ta thường dùng mũi may nào?
phận  may ráp các chi tiết  nhồi bông  hoàn tất. A. Mũi cành cây. B. Mũi may lược.
B. Quan sát mẫu  may ráp các chi tiết  nhồi bông C. Mũi may tới. D. Mũi đột khít.
 hoàn tất. Câu 23. Khi cắt mẫu vải để may thú nhồi bông cần
C. Vẽ mẫu rập và tính số lượng các bộ phận  can và lưu ý gì?
cắt vải  Quan sát mẫu  may ráp các chi tiết  A. Đặt mẫu đúng sớ vải, để mẫu đối nhau từng đôi
nhồi bông  hoàn tất. một, can mẫu, cắt chừa đường may.
D. Quan sát mẫu  vẽ mẫu rập và tính số lượng các B. Đặt mẫu đúng sớ vải, can mẫu, cắt chừa đường may.
bộ phận  can và cắt vải  may ráp các chi tiết  C. Đặt tự do mẫu lên vải, can mẫu, cắt chừa đường may.
nhồi bông  hoàn tất. D. Đặt mẫu đúng sớ vải, can mẫu, cắt không chừa đường may.
33
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Câu 24. Để việc can mẫu lên vải được dễ dàng Câu 27. Các mũi may nào sau đây thường được sử
không bị lệch, ta cần có dụng cụ gì? dụng để may lộn?
A. Kéo cắt vải thật bén. B. Cây thước có góc. A. Mũi may tới, mũi may viền.
C. Cây bút chì 2B để vẽ nét thật rõ. D. Tấm lót. B. Mũi may tới, mũi đột khít.
Câu 25. Khi may thú hoặc may củ quả ta cần chừa C. Mũi đột khít, mũi cành cây.
một đoạn để nhồi gòn là bao nhiêu? D. Mũi dấu chỉ, mũi may tới.
A. Một đoạn dài 2cm. Câu 28. Khi thực hiện con nhím nhồi bông bằng
B. Một đoạn dài 4cm. vải nỉ, khi nhồi gòn cần chú ý gì?
C. Một đoạn dài 3cm. A. Nhồi gòn căng tròn.
D. Một đoạn tùy theo độ lớn của sản phẩm. B. Nhồi một lần nhiều gòn.
Câu 26. Những bộ phận nào của thú nhồi bông C. Nhồi gòn từng ít một, căng vừa phải.
được dùng canh xéo khi cắt vải để may? D. Nhồi gòn vừa phải, chỉnh sửa.
A. Thân. B. Đỉnh đầu, bụng. C. Tai, cánh. D. Đầu.

Chủ đề 4: LÀM BÚP BÊ


Câu 1. Tỉ lệ thân thể con người được tính như thế nào? Câu 6. Biểu hiện tình cảm trên khuôn mặt được thể
A. Chiều cao bằng chiều dài của ½ dang tay thẳng. hiện qua đâu?
B. Chiều cao bằng chiều dài của 2 tay dang thẳng. A. Miệng, mũi, mắt. B. Mũi, mày, mắt.
C. Chiều cao bằng chiều cao của trái đất. C. Mắt, mũi, miệng. D. Mắt, mày, miệng.
D. Chiều cao bằng chiều cao của 4 cái đầu. Câu 7. Búp bê người già và trẻ nhỏ khác nhau thể
Câu 2. Tỉ lệ của người trưởng thành từ 16 tuổi trở hiện ở điểm nào?
lên được tình như thế nào? A. Khuôn mặt. B. Kiểu tóc, trang phục.
A. Chiều dài cơ thể bằng chiều cao của 7 cái đầu. C. Kích thước cơ thể. D. Tất cả đều đúng.
B. Chiều cao bằng chiều dài cơ thể + chiều cao cái đầu. Câu 8. Quy trình thực hiện 1 mẫu búp bê theo
C. Chiều dài cơ thể bằng chiều cao của phần đầu + ½ trình tự nào?
chiều dài cơ thể. A. Làm thân, đầu, trang trí.
D. Chiều cao bằng chiều cao của 6 cái đầu. B. Làm đầu, thân, trang trí.
Câu 3. Chiều cao cơ thể trẻ em được tính như thế nào? C. Làm thân, đầu, ráp đầu vào thân, trang trí.
A. Chiều dài của 2 dang tay thẳng. D. Làm đầu, thân, trang trí, ráp đầu vào thân.
B. Chiều cao của 5 cái đầu. Câu 9. Đâu là quy trình thực hiện làm búp bê?
C. Bằng chiều dài cơ thể. A. Quan sát mẫu  Làm đầu  Làm thân  Trang trí
D. Bằng chiều cao của 4 cái đầu.  Ráp đầu vào thân.
Câu 4. Vị trí mắt trên khuôn mặt của búp bê người B. Làm thân  Làm đầu  Ráp đầu vào thân  Quan
lớn tính từ đỉnh đầu xuống là vị trí nào? sát mẫu  Trang trí.
A. Nằm ở 1/3 khuôn mặt. B. Nằm ở 1/2 khuôn mặt. C. Quan sát mẫu  Làm thân  Làm đầu  Ráp đầu
C. Nằm ở giữa mặt. D. Tất cả đều sai. vào thân  Trang trí.
Câu 5. Dấu hiệu nào trên khuôn mặt thể hiện búp D. Quan sát mẫu  Làm đầu  Ráp đầu vào thân 
bê trẻ em? Làm thân  Trang trí.
A. Chân mày nằm giữa mặt. C. Nét mặt.
B. Mắt nằm giữa mặt. D. Miệng cười.
34
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Câu 10. Các công việc cần thực hiện khi thực hiện Câu 14. Làm phần đầu búp bê dạ hội bằng vật liệu gì?
phần thân búp bê là gì? A. Mút xốp. B. Quả bóng bàn.
A. Tạo khung, mặc trang phục. B. Tạo khung, trang trí. C. Trái banh. D. Bất cứ vật liệu nào có dạng hình tròn.
C. Tạo khung, làm đầu. D. Trang trí, làm đầu. Câu 15. Làm thân người búp bê dạ hội gồm các
Câu 11. Uyên làm 1 bộ búp bê gia đình có búp bê công đoạn nào?
bố, mẹ, 2 con thật xinh xắn, đáng yêu. Uyên vẽ vị A. Tạo khung, đeo bao tay, mang giày.
trí mắt, chân mày như thế nào cho hợp lí nếu tính B. Tạo khung, độn thân, mặc áo lót, mặc váy lót.
từ đỉnh đầu trở xuống? C. Tạo khung, độn thân, mặc áo da, mặc áo lót, mặc váy lót.
A. Người lớn: mắt nằm 1/3 khuôn mặt – Trẻ em: chân D. Độn thân, mặc áo.
mày nằm giữa khuôn mặt Câu 16. Tại sao phải dán lớp da cho phần đầu búp
B. Người lớn: mắt nằm 1/3 khuôn mặt – Trẻ em: chân bê dạ hội bằng súng bắn keo?
mày nằm 1/3 khuôn mặt A. Giúp giữ chặt lớp giấy.
C. Người lớn: mắt nằm giữa khuôn mặt – Trẻ em: B. Không để lại màu keo dán.
chân mày nằm 1/3 khuôn mặt C. Giúp đầu búp bê giống thật hơn.
D. Người lớn: mắt nằm giữa khuôn mặt – Trẻ em: D. Tất cả đều sai.
chân mày nằm giữa khuôn mặt Câu 17. Các bước thực hiện phần đầu búp bê dạ
Câu 12. Đây là khuôn mặt của búp bê hội là gì?
đang biểu hiện tâm trạng gì? A. Dán lớp da, làm tóc, vẽ mặt.
A. Bình thường. B. Vui cười. C. Buồn. D. Ngạc nhiên. B. Dán lớp da, vẽ mặt, làm tóc.
Câu 13. Làm búp bê dạ hội, dây đồng, giấy cuộn C. Làm tóc, vẽ mặt, dán lớp da.
dùng làm gì? D. Vẽ mặt, dán lớp da, làm tóc.
A. Làm đầu, tạo khung. B. Tạo khung, độn thân. Câu 18. Đĩa CD cũ dùng làm gì khi thực hiện mẫu
C. Tạo khung, mặc áo. D. Độn thân, làm đầu. búp bê dạ hội?
A. Làm váy. B. Làm nón. C. Làm đế đứng. D. Làm dù.

CHỦ ĐỀ 5: LÀM HỘP - GÓI QUÀ


Câu 1. Đối với món quà là thực phẩm hay bánh kẹo D. Vẽ hình→Chọn mẫu hộp→Cắt theo yêu cầu→Xếp
nên dùng hộp nào? cạnh, dán cạnh→Hoàn tất.
A. Hộp nhựa trong, lót khăn giấy. Câu 3. Giấy xốp dùng để gói quà có đặc tính gì?
B. Hộp sáp, lót túi nylon. A. Tính đàn hồi nhẹ, dễ xếp các góc cạnh.
C. Hộp nhựa, lót giấy sáp. B. Tính tái sinh sau khi bỏ, có thể hoàn toàn phân giải
D. Hộp giấy, lót giấy báo. nhưng rất dễ bị thấm ướt.
Câu 2. Quy trình làm hộp nào sau đây đúng? C. Tính mềm, dễ gói nhưng khó phân giải, dễ bị thấm ướt.
A. Chọn mẫu hộp→Vẽ hình→Cắt theo yêu cầu→Xếp D. Tính mỏng, mịn, khó gói hơn giấy có chất liệu nhân tạo.
cạnh, dán cạnh→Hoàn tất. Câu 4. Khi chọn giấy gói quà nên chọn loại nào?
B. Chọn mẫu hộp→Vẽ hình→Xếp cạnh, dán cạnh→Hoàn A. Màu xám nhẹ, hoa văn thưa.
tất. B. Màu sặc sỡ, hoa văn nhiều cho vui mắt.
C. Chọn mẫu hộp→Cắt theo yêu cầu→Xếp cạnh, dán C. Màu gì cũng được.
cạnh→Hoàn tất. D. Giấy in hoa văn sắc nét, không mờ nhạt.

35
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Câu 5. Loại giấy gói quà khó xếp các góc cạnh, khi A. Chọn kiểu dáng làm nơ. B. Chọn vật liệu.
sử dụng phải dùng súng bắn keo để định hình là C. Chọn dụng cụ phù hợp. D. Cắt theo yêu cầu kiểu dáng.
giấy nào? Câu 13. Những cặp màu nào sau đây là màu tương phản?
A. Giấy xốp. B. Giấy in hoa. A. Xanh lá - Đỏ ; Đen – Nâu.
C. Giấy nhũ, giấy vân long. D. Tất cả đều đúng. B. Vàng - Tím ; Xanh dương – Cam.
Câu 6. Khi chọn hộp đựng quà, chọn hộp rộng hơn C. Hồng nhạt - Hồng đậm ; Xanh lá - Đỏ.
món quà bao nhiêu? D. Xanh chuối - Xanh rêu ; Cà phê sữa – Nâu.
A. 0.5 cm → 1 cm. B. 1 cm → 1.5 cm. Câu 14. Làm chắc hộp bằng cách nào?
C. 1.5 cm → 2 cm. D. 2 cm → 2.5 cm. A. Cắt miếng bìa cứng đặt bên trong.
Câu 7. Khi chọn giấy gói quà phải chú ý gì? B. Nhỏ keo vào các góc hộp.
A. Giới tính, tuổi tác, sở thích của người tặng quà. C. Câu A và B đều đúng.
B. Sở thích của người tặng quà. D. Câu A và B đều sai.
C. Giới tính, tuổi tác sở thích của người nhận quà. Câu 15. Hộp quà đựng thực phẩm hay bánh kẹo ta
D. Sở thích của người nhận quà. phải lót thêm gì?
Câu 8. Giấy có chất sợi nhân tạo là giấy nào? A. Một lớp giấy thiếc. B. Một lớp giấy sáp.
A. Giấy xốp. B. Giấy in hoa văn. C. Một lớp giấy bóng kiếng. D. Cả 3 câu đều đúng.
C. Giấy nhũ, giấy vân long. D. Giấy báo. Câu 16. Gói quà cao cấp người ta sử dụng nguyên
Câu 9. Màu tương đồng là màu như thế nào? liệu nào?
A. Sử dụng cùng tông màu nhưng độ đậm, nhạt khác nhau. A. Giấy in hoa văn thường, giấy xốp.
B. Màu tùy ý. B. Giấy vân long, giấy xốp.
C. Sử dụng tông màu đối nhau. C. Giấy in hoa văn thường, giấy nhũ.
D. Tất cả đều đúng. D. Giấy vân long, vải, lưới.
Câu 10. Khi gói quà, đặt quà ở mặt nào của giấy gói? Câu 17. Trong gói quà hình chữ nhật: chiều ngang
A. Mặt nào cũng được. B. Mặt phải. và chiều dài giấy gói được tính như thế nào?
C. Mặt trái. D. Tất cả đều đúng. A. Chiều ngang: chu vi hộp quà + 2 cm + xếp li (nếu
Câu 11. Quy trình gói quà nào sau đây đúng? có); chiều dài: chiều dài hộp + chiều cao hộp + 2 cm.
A. Chọn hộp quà → Chọn quà → Chọn giấy gói → B. Chiều ngang: 2 chu vi hộp quà ; chiều dài: 2 chiều
Tính giấy gói → Gói quà → chọn ruy-băng → Buộc dài hộp + chiều cao hộp.
ruy-băng vào gói quà → Làm nơ, đính nơ. C. Chiều ngang: chu vi hộp quà + 2 cm + xếp li (nếu
B. Chuẩn bị quà → Chọn hộp quà → Chọn giấy gói → có); chiều dài: chiều dài hộp + 2 chiều cao hộp.
Tính giấy gói → Gói quà → Chọn ruy-băng → Buộc D. Chiều ngang: chu vi hộp quà ; chiều dài: chiều dài
dây ruy-băng vào gói quà → Làm nơ, đính nơ. hộp + 2 cm.
C. Chuẩn bị quà → Chọn giấy gói → Chọn hộp quà → Câu 18. Đối với hộp quà làm bằng giấy bìa cứng
Tính giấy gói → Gói quà → Chọn ruy-băng → Buộc (giấy bìa carton) để cạnh sắc nét và thẳng cần lưu ý
dây ruy-băng vào gói quà → Làm nơ, đính nơ. gì?
D. Chọn hộp quà → Chọn giấy gói → Chọn quà → A. Dùng dao rọc giấy rọc đứt 1/2 phần trên tờ giấy.
Tính giấy gói → Gói quà → chọn ruy-băng → Buộc B. Dùng dao rọc giấy rọc đứt 1/3 phần trên tờ giấy.
ruy-băng vào gói quà → Làm nơ, đính nơ. C. Dùng thước bẻ theo đường vẽ.
Câu 12. Bước đầu tiên của quy trình làm nơ là D. Dùng thước bẻ theo đường vẽ, vuốt sát cạnh.
bước nào?
36
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Câu 19. Nguyên liệu nào dùng để làm hộp - gói quà? C. Hồng nhạt – hồng đậm; xanh chuối – xanh rêu.
A. Giấy bìa cứng, giấy gói quà, dây nơ, keo dán. D. Đen – trắng.
B. Giấy bìa cứng, bút chì, dây nơ, keo dán. Câu 23. Trong làm hộp, sản phẩm sau khi hoàn tất phải
C. Giấy bìa cứng, kéo, dây nơ, thước. đạt yêu cầu kỹ thuật gì?
D. Kéo, giấy gói quà, dây nơ, keo dán. A. Các đường xếp cạnh thẳng. B. Hộp chắc.
Câu 20. Đâu là quy trình làm nơ đúng? C. Hình dáng phù hợp với kiểu hộp. D. Tất cả đúng.
A. Chọn vật liệu  Cắt theo yêu cầu  Xếp (dán, cột, Câu 24. Tính giấy gói quà hình vuông như thế nào?
bấm)  Tạo dáng. A. Chiều ngang: chu vi hộp quà + 2cm; Chiều dài: chiều dài
B. Chọn kiểu dáng làm nơ  Cắt theo yêu cầu  Chọn hộp + 2 lần chiều cao hộp + 1 cm.
vật liệu  Tạo dáng  Hoàn tất. B. Chiều ngang: chu vi hộp quà + 2cm; Chiều dài: chiều dài
C. Chọn kiểu dáng làm nơ  Chọn vật liệu  Cắt theo hộp + chiều cao hộp + 1 cm.
yêu cầu  Xếp (dán, cột, bấm)  Tạo dáng  Hoàn tất. C. Chiều ngang: chu vi hộp quà ; Chiều dài: chiều dài hộp +
D. Chọn vật liệu  Chọn kiểu dáng làm nơ  Cắt theo chiều cao hộp + 1 cm.
yêu cầu  Tạo dáng  Xếp (dán, cột, bấm)  Hoàn tất. D. Chiều ngang: chu vi hộp quà + 2cm; Chiều dài: chiều dài
Câu 21. Cách nào làm cứng hộp? hộp + chiều cao hộp.
A. Cắt miếng bìa cứng đặt bên trong. Câu 25. Đối với hộp quà làm bằng giấy bìa cứng (loại
B. Nhỏ keo cho các tam giac ở mỗi góc hộp. mỏng) để cạnh sắc nét và thẳng cần lưu ý gì?
C. A và B đúng. A. Dùng dao rọc giấy rọc đứt 1/2 phần trên tờ giấy.
D. A và B sai. B. Dùng dao rọc giấy rọc đứt 1/3 phần trên tờ giấy.
Câu 22. Đâu là những cặp màu tương đồng? C. Dùng thước bẻ theo đường vẽ.
A. Hồng nhạt – hồng đậm; xanh dương – cam. D. Dùng thước bẻ theo đường vẽ, vuốt sát cạnh.
B. Xanh lá – đỏ; vàng – tím.
Chủ đề 6: LÀM VẬT TRANG TRÍ BẰNG HẠT ĐÁ, GỖ, NHỰA
Câu 1. Cườm ống (cườm gãy) là loại cườm nào sau đây? Câu 4. Dây nào dùng để làm dây treo cho điện thoại?
A. Cườm khúc, dài ngắn khác nhau. A. Dây cước thun. B. Dây kim loại.
B. Hình giọt nước, hình tam giác, .... C. Dây dù mềm. D. Dây cước chỉ.
C. Cườm hạt, từ 2  4 li. Câu 5. Nếu vòng tay chuỗi hạt (không móc khóa)
D. Cườm hình chóp nón từ 3  10 li. bị đứt dây, em sẽ chọn loại dây nào sau đây để
Câu 2. Một trong những mục đích của cườm cố hoàn thiện lại sản phẩm?
định (bi chặn) là gì? A. Dây cước. B. Dây da. C. Dây cước thun. D. Dây dù.
A. Giữ cho hạt đã xỏ không xê dịch và rơi ra. Câu 6. Trong xỏ hạt, dây cước thun được sử dụng khi nào?
B. Dùng để làm điểm nhấn chính cho sản phẩm. A. Xỏ vòng tay hay dây chuyền dùng móc khóa.
C. Giữ cho hạt đã xỏ không xê dịch và có màu sắc B. Xỏ vòng tay hay dây chuyền không dùng móc khóa.
đẹp hơn. C. Xỏ các vật trang trí: bình hoa, trái châu...
D. Giúp sản phẩm bền, đẹp và nổi bật hơn. D. Xỏ các vật trang trí: giỏ, thú...
Câu 3. Móc càng cua, móc số 9, móc hít, móc vặn, Câu 7. Dùng dây cước số mấy để kết hạt cườm 6 li
móc chữ T, ... được sử dụng cho sản phẩm kết hạt làm ví cầm tay?
nào sau đây? A. Số 3. B. Số 6. C. Số 7. D. Số 5.
A. Con bạch tuộc. B. Tách trà. Câu 8. Loại dây nào sau đây dùng để xỏ hạt Ngọc Trai?
C. Lắc tay. D. Con mèo. A. Dây cước. B. Chỉ len. C. Chỉ may. D. Cước chỉ.
37
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Câu 9. Thế nào là chéo dây trong xỏ hạt? Câu 14. Khi làm 1 lắc tay gồm những vòng 4 hạt
A. Dùng dây bên phải xỏ chéo qua hạt bên trái, 2 dây (bông 4) nối tiếp nhau, nếu dây bên trái xâu 1 hạt
ngược hướng, rút dây. thì dây bên phải xâu thêm bao nhiêu hạt?
B. Dùng dây bên phải xỏ chéo qua hạt bên trái, 2 dây A. 2 hạt. B. 1 hạt. C. 3 hạt. D. 4 hạt.
cùng hướng, rút dây. Câu 15. Sau khi xâu đủ số hạt cần thiết (tiếp theo
C. Dùng dây bên phải xỏ chéo qua hạt bên trái, 2 dây câu 14) thì ta chéo dây ở hạt nào?
ngược hướng. A. Hạt xâu thêm ở dây bên trái.
D. Dùng dây bên phải xỏ chéo qua hạt bên phải, 2 B. Hạt thứ 2 xâu thêm ở dây bên phải.
dây cùng hướng, rút dây. C. Hạt thứ 3 xâu thêm ở dây bên phải.
Câu 10. Kềm mũi nhọn được sử dụng để làm gì? D. Hạt thứ 1 xâu thêm ở dây bên phải.
A. Gắn cườm kim loại và móc khóa. Câu 16. Khi xỏ hạt châu, muốn tạo vòng 5 (bông
B. Đục lỗ hay tháo dây kim loại. 5) ta làm như thế nào?
C. Cắt kim loại và móc khóa. A. Xỏ 5 hạt châu vào dây, kết chéo dây ở hạt thứ 5.
D. Cắt kim loại và bẻ cong móc. B. Xỏ 5 hạt châu vào dây.
Câu 11. Đâu là công cụ lao động trong xỏ hạt? C. Xỏ 4 hạt, xỏ tiếp hạt thứ 5, kết chéo dây ở hạt thứ 5.
A. Hạt nón, hạt dĩa, kéo, thước. D. A và C đúng.
B. Kéo bấm, dùi, kềm, thước. Câu 17. Trong xỏ hạt, trái tiến nghĩa là gì?
C. Kéo, móc khóa, kềm, thước. A. Dùng dây bên phải xỏ qua hạt kế bên.
D. Cườm ống, cước, kéo, kềm. B. Dùng dây bên phải xỏ qua hạt bên trái.
Câu 12. Cách dùng khoen tròn, móc khóa và C. Dùng dây bên trái xỏ qua hạt kế bên.
cườm cố định như thế nào? D. Dùng dây bên trái xỏ qua hạt bên phải.
1. Xâu khoen tròn vào dây cước Câu 18. Trong xỏ hạt, phải tiến nghĩa là gì?
2. Kết hạt vào A. Dùng dây bên trái xỏ qua hạt bên phải.
3. Bấm dẹp cườm kim loại để cố định dây B. Dùng dây bên phải xỏ qua hạt bên trái.
4. Nhập 2 dây xâu qua cườm kim loại C. Dùng dây bên trái xỏ qua hạt kế bên.
A. 1 2  3  4. B. 4  1  2  3. D. Dùng dây bên phải xỏ qua hạt kế bên.
C. 2  1  4  3. D. 1  4  3  2. Câu 19. Khi chọn hạt và dây cước nên chọn như thế nào?
Câu 13. Trong khi xỏ hạt, Lan hết dây cước giữa A. Dây cước và hạt tỉ lệ thuận với nhau.
chừng. Muốn nối dây làm tiếp sản phẩm, Lan phải B. Dây cước và hạt tỉ lệ nghịch với nhau.
thực hiện như thế nào cho đúng nhất? C. Nên chọn dây cước số nhỏ nhất để dễ xỏ.
A. Xỏ dây mới rồi tiếp tục làm. D. Dây cước nào cũng được.
B. Dùng dây cũ xỏ ngược lại vào tất cả những chỗ đã Câu 20. Vai trò của chéo dây trong xỏ hạt là gì?
xỏ, cho dây mới vào vị trí dây cũ và tiếp tục xỏ. A. Cố định vòng đó có mấy hạt, giúp cho hạt không
C. Dùng dây cũ xỏ ngược lại những chỗ đã xỏ, đi bị rớt ra.
zích zắc cho sản phẩm được chắc, cho dây mới vào vị B. Làm đẹp sản phẩm, giúp cho hạt không bị rớt ra.
trí dây cũ và tiếp tục xỏ. C. Cố định vòng đó có mấy hạt, làm đẹp sản phẩm.
D. Cho dây mới vào vị trí dây cũ sau khi cột nối dây D. Giúp cho hạt không bị rớt ra.
cho chắc rồi tiếp tục xỏ.

38
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Câu 21. Khi muốn cố định tạm thời một đầu dây Câu 27. Đâu là đối tượng lao động trong xỏ hạt?
cước, ta làm cách nào? A. Hạt cườm, hạt bẹt, dây cước, kéo.
A. Cột gúc dây cước. B. Hạt bẹt, dây cước, kềm, móc khóa.
B. Dùng băng keo quấn cố định một đầu dây. C. Kéo bấm, móc khóa, hạt bẹt, hạt dĩa.
C. Dùng bi kim loại chặn một đầu dây. D. Hạt cườm, dây cước, móc khóa, hạt bẹt.
D. Gắn móc khóa vào một đầu dây. Câu 28. Khi đang xỏ sản phẩm kết cườm, nếu hết
Câu 22. Khi hoàn tất sản phẩm vòng đeo tay bị dây ta nối dây như thế nào?
cong. Bạn xử lý như thế nào? A. Cột nối thêm dây mới vào.
A. Đem sản phẩm ngâm vào nước lạnh. B. Xỏ lại sản phẩm bằng dây dài hơn.
B. Đem sản phẩm ngâm vào nước phèn chua. C. Làm lại sản phẩm khác.
C. Đem sản phẩm ngâm vào nước nóng. D. Xỏ dây mới vào vị trí đang xỏ, dây cũ luồn ngược
D. Đem sản phẩm ngâm vào nước muối loãng. trở lại những chỗ đã xỏ.
Câu 23. Yêu cầu kỹ thuật trong xỏ hạt là gì? Câu 29. Ngôi sao, con chuồn chuồn, con bạch tuộc,
A. Cước xỏ phải bện chắc, không bị lỏng. con heo... xỏ dạng nào?
B. Xỏ đúng kích thước, đúng bông, đúng vị trí. A. Dạng khối.
C. Mẫu gắn kết chặt chẽ, không thấy dây cước thừa. B. Dạng phẳng.
D. Cả 3 câu trên đều đúng. C. Câu A và B đúng.
Câu 24. Sau khi hoàn thành vòng tay bằng hạt D. Câu A và B sai.
pha – lê trong giờ thi học kỳ II, Hoa phát hiện xỏ Câu 30. Loại dây nào dùng để chuyên xỏ hạt cườm?
dư 1 hạt. Hoa phải xử lý như thế nào cho kịp giờ A. Dây cước, cước thun.
nộp bài kiểm tra? B. Dây cước, cước chỉ.
A. Dùng kềm bóp bể hạt dư ra. C. Dây cước bằng kim loại.
B. Tháo hết ra xỏ lại từ đầu. D. Dây dù mềm, dây da loại nhỏ.
C. Để nguyên không sửa. Câu 31. Loại móc khóa nào sau đây cần phải có
D. Cắt dây chỗ thừa lấy hạt dư ra. “Bi chặn”?
Câu 25. Khi kết thúc các sản phẩm kết cườm, ta A. Khóa chữ T.
khóa dây bằng cách nào? B. Khóa vặn.
A. Quấn băng keo. C. Khóa móc.
B. Xỏ ngược dây cước vào trở lại những chỗ đã xỏ theo D. Khóa chữ U.
hướng zích zắc. Câu 32. Muốn xỏ một vòng đeo tay có tính kỹ
C. Cột gúc rồi cắt dây. thuật và thẩm mỹ, cần phải làm gì?
D. Dùng bi chặn kim loại. A. Chọn mẫu và nguyên liệu phù hợp với lứa tuổi,
Câu 26. Vòng đeo tay xỏ dạng nào? xâu đúng qui trình.
A. Dạng khối. B. Không cần chọn nguyên liệu, miễn sao phối hợp
B. Dạng phẳng. tạo kiểu dáng đẹp.
C. Câu A và B đúng. C. Tùy ý chọn lựa nguyên liệu, kiểu xâu tự do, không
D. Câu A và B sai. cần đúng qui trình.
D. Chọn mẫu hoặc thiết kế mẫu đẹp, hài hòa.

39
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Chủ đề 7: TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BỘ MÔN
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
Câu 1. Các đặc điểm của sản phẩm thủ công mỹ Câu 6. Làng hoa giấy Thanh Tiên ở đâu?
nghệ là gì? A. Tỉnh thừa Thiên Huế. B. Tp. Hà Nội.
A. Thể hiện tính mỹ thuật, đa dạng, phong phú, dân C. Tp. Đà Nẵng. D. Tp. Hồ Chí Minh.
tộc, thủ công. Câu 7. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ
B. Thể hiện tính mỹ thuật, đồng bộ, phong phú, quốc được người dân trong nước ưa chuộng mà khách
tế, thủ công. du lịch đến Việt Nam còn mua về làm quà bởi các
C. Thể hiện tính văn hóa, mỹ thuật, đơn chiếc, đa sản phẩm có ....................... Nội dung nào sau đây
dạng, thủ công. thích hợp với chỗ trống?
D. Thể hiện tính văn hóa, đồng bộ, quốc tế, đa dạng, A. Giá thành rẻ. B. Tính nghệ thuật cao.
thủ công. C. Độ bền cao. D. Màu sắc đẹp.
Câu 2. Làng gốm mỹ nghệ Bát Tràng ở đâu? Câu 8. Người thợ thủ công mỹ nghệ cần một số
A. Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội. yêu cầu nào?
B. Huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội. A. Về tay nghề, kiến thức, đạo đức, ngoại ngữ.
C. Huyện Gia Lâm, Tp. Đà Nẵng. B. Về kỹ năng, ngoại ngữ.
D. Quận Cầu Giấy, Tp. Đà Nẵng. C. Về tay nghề, kiến thức, ngoại ngữ.
Câu 3. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thể hiện D. Về kiến thức, tay nghề.
điều gì? Câu 9. Nghề Thủ công mỹ nghệ là nghề nào?
A. Đặc điểm văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đặc A. Nghề gốm, sơn mài. B. Kỹ thuật máy tính.
trưng của từng địa phương. C. Kỹ sư cơ khí. D. Nghề xây dựng.
B. Tính mỹ thuật cao, thể hiện sự khéo léo của người Câu 10. Để có thể dễ dàng xâm nhập thị trường
thợ thủ công. trong và ngoài nước, các sản phẩm thủ công mỹ
C. Sản phẩm thủ công đa dạng. nghệ phải đạt yêu cầu gì?
D. Tất cả đều đúng. A. Kỹ thuật, thị hiếu, văn hóa.
Câu 4. Đặc điểm nổi bật nhất của hàng thủ công B. Mỹ thuật, thị hiếu, văn hóa.
mỹ nghệ là gì? C. Phù hợp với thị hiếu và văn hóa của từng vùng,
A. Sự đa dạng. từng nước.
C. Sự đơn chiếc, đặc trưng của từng địa phương, D. Kỹ thuật, mỹ thuật, thị hiếu, văn hóa.
vùng, quốc gia. Câu 11. Làng nghề Việt Nam là một thuật ngữ
B. Tính mỹ thuật. dùng để chỉ gì?
D. Nét văn hóa đặc trưng. A. Cộng đồng cư dân ở các vùng lân cận thành phố
Câu 5. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngoài tính làm ngành sản xuất kinh doanh.
truyền thống, kế thừa, phù hợp văn hóa dân tộc, còn cần B. Cộng đồng cư dân, chủ yếu ở trung tâm thành phố
gì để sản phẩm có thể tiêu thụ được trên thị trường? có làm nghề thủ công.
A. Phù hợp với xã hội, quốc gia. C. Cộng đồng cư dân, chủ yếu ở các vùng ngoại ô
B. Phù hợp với thị hiếu của từng quốc gia. thành phố có làm nghề thủ công.
C. Phù hợp với thị hiếu, thời đại. D. Cộng đồng cư dân sống tập trung làm nghề thủ công,
D. Phải hiện đại để phù hợp với xã hội. không phân biệt thành phố hay ngoại ô thành phố.

40
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Câu 12. Đối tượng lao động là gì? Câu 18. Nghề Thủ công mỹ nghệ bao gồm những
A. Những dụng cụ, thiết bị hỗ trợ tạo nên sản phẩm. công việc nào?
B. Sản phẩm hoàn chỉnh. A. Làm bằng tay với những nguyên vật liệu nhân tạo.
C. Những nguyên vật liệu tùy theo từng chủ đề. B. Làm bằng tay với nguyên vật liệu từ thiên nhiên.
D. Người thợ làm nghề thủ công mỹ nghệ. C. Làm bằng máy với nguyên vật liệu nhân tạo.
Câu 13. Công cụ lao động là gì? D. Làm bằng máy với nguyên vật liệu từ thiên nhiên.
A. Sản phẩm hoàn chỉnh. Câu 19. Đâu là nghề thủ công mỹ nghệ truyền
B. Những dụng cụ, thiết bị hỗ trợ tạo nên sản phẩm. thống ở nước ta?
C. Những nguyên vật liệu tùy theo từng chủ đề. A. Làm giấy, thêu tay, thêu máy, làm hoa.
D. Người thợ làm nghề thủ công mỹ nghệ. B. Làm nón lá, làm gốm, thêu tay, làm hoa.
Câu 14. Yêu cầu về kỹ năng, kỹ xảo khi làm thủ C. Điêu khắc, sơn mài, thêu máy, làm chổi.
công mỹ nghệ là gì? D. Làm nón lá, đan mây tre, hoa nhựa, làm chổi.
A. Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Câu 20. Nghề thủ công mỹ nghệ có vai trò gì?
B. Nắm vững kỹ thuật tạo dáng, kết cấu sản phẩm. A. Góp phần thể hiện và phát triển văn hóa dân tộc.
C. Góp phần thể hiện và phát triển văn hóa dân tộc. B. Tham gia thị trường xuất khẩu, mang lại ngoại tệ
D. Tất cả đều đúng. cho nền kinh tế.
Câu 15. Văn hóa Việt Nam thể hiện qua hàng thủ C. Giải quyết việc làm.
công mỹ nghệ ở điểm nào? D. Cả 3 câu đều đúng.
A. Thể hiện phong tục tập quán qua hình ảnh trên sản phẩm. Câu 21. Những yêu cầu nào sau đây thuộc về kỹ năng?
B. Thể hiện nét đặc thù của dân tộc Việt Nam. A. Thực hiện thành thạo, đúng qui cách.
C. Thể hiện tính thẩm mỹ của sản phẩm. B. Có kiến thức hội họa, sinh học.
D. Thể hiện được tính cần cù, nhẫn nại của con người C. Yêu nghề, sáng tạo trong nghệ thuật tạo hình.
Việt Nam. D. Sáng tạo trong lĩnh vực tạo hình.
Câu 16. Yêu cầu về năng lực và phẩm chất tâm lý Câu 22. Những yêu cầu nào sau đây thuộc về tâm lý?
của người làm nghề thủ công mỹ nghệ là gì? A. Yêu cầu về kiến thức phổ thông.
A. Có lòng yêu nghề. B. Kiến thức về sinh học.
B. Có tính kiên trì, óc thẩm mỹ và khả năng sáng tạo. C. Kiến thức về hội họa.
C. Luôn học hỏi, nghiên cứu, nâng cao trình độ D. Biết cảm thụ vẻ đẹp, óc thẩm mỹ, sáng tạo trong
chuyên môn. nghệ thuật tạo hình.
D. Cả 3 đều đúng. Câu 23. Hàng thủ công – mỹ nghệ giữ vị trí nào
Câu 17. Sản phẩm Thủ công mỹ nghệ có đặc điểm gì? trong xã hội?
A. Thể hiện óc sáng tạo, thẩm mĩ cao, kích thước không A. Được khách hàng ưa chuộng vì có tính thẩm mỹ
thay đổi, giữ chính xác hình dạng. cao, có thể dùng làm quà.
B. Thể hiện óc sáng tạo, thẩm mĩ cao, kích thước thay đổi B. Làm bằng chất liệu cao cấp vì vậy làm quà rất có
nhưng vẫn giữ chính xác hình dạng. giá trị.
C. Mang tính thẩm mĩ cao, kích thước thay đổi nhưng C. Tất cả hàng thủ công- mỹ nghệ ở Việt Nam dễ
vẫn giữ chính xác hình dạng. dàng thâm nhập thị trường các nước.
D. Thể hiện óc sáng tạo, thẩm mĩ cao, kích thước, D. Người nước ngoài không làm được.
hình dạng có thể thay đổi.

41
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
NỘI QUY THÍ SINH DỰ THI NGHỀ PHỔ THÔNG
1. Thí sinh phải có mặt tại Hội đồng thu 30 phút trước giờ thi, chấp hành mọi hiệu
lệnh điều động của Chủ tịch Hội đồng coi thi. Thí sinh đến phòng thi muộn sau khi phát
đề thi không được dự thi.
2. Khi được gọi tên vào phòng thi, thí sinh phải xuất trình Phiếu báo thi có dán
ảnh cho Giám thị, vào phòng thí ngồi đúng chỗ được chỉ định.
3. Dự thi:
3.1. Thí sinh được phép mang vào phòng thi các dụng cụ học tập như: bút chì, bút
mực, thước kẻ, com - pa... để làm bài thi. Bài thi phải dùng cùng một loại bút, cùng màu
mực, không dùng bút đỏ để làm bài thi.
3.2. Không được trao đổi, không nhìn bài của bạn, không để bạn nhìn và chép bài
của mình. Nghiêm cấm thí sinh mang tài liệu, sách vở vào phòng thi sử dụng hoặc chưa
sử dụng các loại tài liệu đều bị đình chỉ không cho dự thi, hủy bài thi.
3.3. Không được rời khỏi phòng thi nếu chưa được phép của Giám thị coi thi.
Nghiêm cấm việc rời khỏi phòng thi để xem tài liệu, tiếp xúc với người khác.
3.4. Khi được báo kết thúc giờ thi, thí sinh ngừng làm bài thu dọn dụng cụ, nộp
bài cho Giám thị. Không làm được bài cũng phải nộp giấy làm bài thi cho Giám thị coi
thi.

42
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
KỲ THI NGHỀ PHỔ THÔNG
KHÓA THI NGÀY 12/05/2018 - MÃ ĐỀ 947
Môn thi: THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
Thời gian: 60 phút ( Không kể thời gian phát đề )
Câu 1. Đặc điểm nhận dạng thú nhồi bông loại dẹp? Câu 6. Mục đích của việc chéo dây trong xỏ hạt?
A. Chừa đường may, mũi may trên bề trái sản phẩm, A. Cố định số hạt trong vòng dây.
dồn gòn căng cứng, phồng tròn. B. Kết thúc việc xỏ hạt.
B. Chừa đường may, mũi may trên bề mặt sản phẩm, C. Tránh hư hỏng dây và hạt.
dồn gòn căng cứng, phồng tròn. D. Sản phẩm đẹp và chắc chắn.
C. Chừa đường may, không thấy đường may, gòn dồn Câu 7. Thế nào là chéo dây trong xỏ hạt?
vừa phải. A. Dùng dây bên phải xỏ chéo qua hạt bên trái, 2 dây
D. Không cần chừa đường may, mũi may trên bề mặt cùng hướng, rút dây.
sản phẩm, gòn dồn vừa phải. B. Dùng dây bên phải xỏ chéo qua hạt bên trái, 2 dây
Câu 2. Nếu hết dây khi đang xỏ hạt, ta kết thúc đầu ngược hướng, rút dây.
dây, khóa mũi lại bằng cách nào? C. Dùng dây bên phải xỏ chéo qua hạt bên trái, 2 dây
A. Luồn ngược dây vào các phần hạt đã xỏ, khóa mũi ngược hướng.
lại cho chắc. D. Dùng dây bên phải xỏ chéo qua hạt bên phải, 2 dây
B. Gút thật kỹ rồi cắt sát chỗ gút. cùng hướng, rút dây.
C. Cột 2 đầu dây còn lại thật chặt với nhau. Câu 8. Trong nghệ thuật xỏ hạt, dây cước thun
D. Dùng băng keo trong keo dán chặt rồi cắt sát. được sử dụng khi nào?
Câu 3. Yêu cầu kỹ thuật khi làm củ quả bằng voan? A. Xỏ các vật trang trí như giỏ xách, con thú, ...
A. Sản phẩm chắc chắn, không bị sướt, không bị thấy chỉ. B. Xỏ vòng tay hay dây chuyền dùng móc khóa.
B. Sản phẩm có đường may chắc chắn, không thấy C. Xỏ vòng tay hay dây chuyền không dùng móc khóa.
chỉ may. D. Xỏ các vật trang trí như bình hoa, trái châu, ...
C. Sản phẩm đẹp, sáng tạo, màu sắc hài hòa. Câu 9. Đặc điểm nhận dạng thú nhồi bông loại tròn?
D. Sản phẩm đứng vững, đường may chắc, gòn dồn đều. A. Gòn dồn căng, không may lộn sản phẩm.
Câu 4. Vì sao giấy nhún thường được sử dụng làm B. Dồn gòn vừa phải, mũi may trên bề mặt sản phẩm.
hoa giấy? C. Gòn dồn căng, may lộn sản phẩm.
A. Giấy nhún dai, màu sắc đẹp, co giãn nhiều chiều. D. Dồn gòn vừa phải, mũi may ở bề trải sản phẩm.
B. Giấy nhún dễ tìm, màu sắc đẹp, co giãn tốt. Câu 10. Đặc tính của keo sáp?
C. Giấy nhún mềm, dai, nhiều màu sắc, có độ co dãn tốt. A. Chỉ dính khi phát thêm hồ dán.
D. Giấy nhún dễ định dạng cánh, dễ kéo dãn theo ý muốn. B. Chỉ dính chặt khi kéo dãn.
Câu 5. Nhồi gòn cho các sản phẩm nhồi bông cần C. Dính chặt khi phết thêm keo sữa.
chú ý điều gì? D. Chỉ dính khi cột chỉ.
A. Nhồi gòn các chi tiết lớn ở gần trước, chi tiết nhỏ sau. Câu 11. ........ thường được sử dụng làm cánh hoa giấy?
B. Nhồi gòn các chi tiết gần trước, xa sau. A. Canh giấy ngang.
C. Nhồi gòn tự do các chi tiết trên mẫu. B. Canh giấy tự do.
D. Nhồi gòn các chi tiết xa và nhỏ trước, chi tiết lớn C. Canh giấy xuôi (canh thẳng, canh dọc).
và gần sau. D. Canh giấy xéo 45 độ.
43
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Câu 12. Dấu hiệu nào sau đây trên khuôn mặt thể Câu 18. Yêu cầu kỹ thuật khi bao vải làm hoa voan?
hiện đó là búp - bê trẻ em? A. Vai bao vừa phải, cột chỉ chặt, đúng vị trí xoắn kẽm.
A. Mắt nằm giữa mặt. B. Chân này nằm giữa mặt. B. Vài bao hơi chúng để không bị rách.
C. Nét mặt D. Miệng cười. C. Vài bao vừa phải, cột chi lỏng tay, đúng vị trí xoắn kẽm.
Câu 13. Dung môi nào sau đây đùng để hòa tan D. Vài bao phải thật căng cho đẹp.
màu Acrylic khi vẽ? Câu 19. Nối 2 cột tương ứng để chỉ ra phương
A. Dầu. B. Nước. C. Giấm. D. Xăng. pháp làm các loại hoa giấy sau:
Câu 14. Màu sắc, hoa văn nào sau đây, thường được 1. Hoa mai a. Phương pháp kết cảnh
chọn làm giấy gói quà cho người lớn tuổi? 2. Hoa lan b. Phương pháp quấn cánh
A. Hoa văn sắc nét, không nhòe, màu sắc trang nhã. 3. Hoa đồng tiền c. Phương pháp xuyên tâm
B. Màu xám đen, hoa văn nổi bật. A. lb, 2c, 3a B. 1c, 2a, 3b
C. Màu gì cũng được. C. la, 2b, 3c D. 1b, 2c, 3c
D. Màu sắc sặc sỡ, hoa văn càng nhiều càng tốt cho Câu 20. Kết cấu cành của lá hoa cẩm chướng?
vui mắt. A. Lá mọc vòng.
Câu 15. Vật liệu, dụng cụ nào sau đây dùng để làm B. Lá mọc đối.
thú nhồi bông bằng vải? C. Lá mọc cách.
A. Kéo, kim, vải dạ nỉ, gòn công nghiệp. D. Lá mọc xòe.
B. Vải kate, vải dạ nỉ, chỉ, gòn công nghiệp.
C. Vải kate, vải dạ nỉ, đũa tre. Câu 21. Vải dạ nỉ thường sử dụng để làm móc
D. Vải, hạt nhựa, kim, gòn công nghiệp. khóa, hàng handmade hiện nay là loại nào?
Câu 16. Làng nghề Việt Nam là một thuật ngữ A. Vải có độ co giãn ít, vải dệt kim, đơn vị tính yard.
dùng để chỉ ... B. Vải có độ co giãn ít, đơn vị tính mét.
A. Cộng đồng cư dân, chủ yếu ở các vùng ngoại ô C. Vải không dệt (vải felt), đơn vị tính là yard.
thành phố có làm nghề thủ công. D. Vải không dệt (vải felt), không co giãn, đơn vị tỉnh yard.
B. Cộng đồng cư dân, chủ yếu ở trung tâm thành phố Câu 22. Quan sát nụ hoa thật. Nụ bộp khác với nụ
có làm nghề thủ công. non ở điểm nào?
C. Cộng đồng cư dân sống tập trung làm nghề thủ công, A. Đài nụ bọc bên ngoài, hé nở cánh hoa.
không phân biệt thành phố hay ngoại ô. B. Đài nụ bọc bên ngoài, để hé màu hoa.
D. Cộng đồng cư dân ở các vùng lân cận thành phố C. Đài nụ bọc bên ngoài có màu xanh non.
làm ngành sản xuất kinh doanh. D. Đài bọc bên ngoài, cánh hoa bung ra ngoài vài cánh.
Câu 17. Chiều cao cơ thể trẻ em được tính tương Câu 23. Trình tự các bước thực hiện cánh hoa
đối như thế nào? voan có gần giữa?
A. Chiều cao cơ thể bằng tổng chiều cao của 4 cái đầu A. Quấn kēm  Định dạng cánh hoa  Tạo gân 
B. Chiều cao cơ thể bằng chiều dài của cánh tay đang Bao vải.
thẳng. B. Định dạng cánh hoa  Bao vải  Quấn kẽm 
C. Chiều cao cơ thể bằng chiều dài của 2 cảnh dang Tạo gân.
tay thẳng. C. Quấn kẽm  Tạo gân Bao vải  Tạo dáng cánh hoa.
D. Chiều cao cơ thể bằng tổng chiều cao của 5 cái đầu. D. Quan sát mẫu  Tạo cánh hoa  Tạo gân  Bao vải.

44
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Câu 24. Để có thể vào thị trường các nước, sản phẩm Câu 29. Trình tự may mẫu thú nhồi bông bằng vải?
thủ công mỹ nghệ phải đạt yêu cầu nào? A. Quan sát mẫu  Vẽ mẫu rập và tính số lượng các
A. Đạt yêu cầu thẩm mỹ, màu sắc đẹp, sắc sảo. bộ phận  Can và cắt vài  May ráp các chi tiết 
B. Đạt chất lượng cao về màu sắc, đa dạng, sản phẩm Nhồi bông  Hoàn tất.
phù hợp với thị hiếu. B. Quan sát mẫu  May ráp các chi tiết  Nhồi bông
C. Đạt yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật phù hợp với thị  Hoàn tất.
hiếu và văn hóa của từng vùng, từng nước. C. Quan sát mẫu  Vẽ mẫu rập và tính số lượng các bộ
D. Đạt yêu cầu độ bền, chất lượng, đẹp, phù hợp với phận  May ráp các chi tiết Nhồi bông  Hoàn tất.
thị hiếu. D. Vẽ mẫu rập và tính số lượng các bộ phận  Can
Câu 25. Quy trình thực hiện một mẫu búp bê? và cắt vải  Quan sát mẫu  May ráp các chi tiết 
A. Làm đầu, thân, vẽ trang trí. Hoàn tất.
B. Làm thân, đầu, ráp đầu vào thân, trang trí. Câu 30. Quy trình thực hiện làm hoa voan?
C. Làm đầu, thân, trang trí. A. Quan sát hoa  Lập bảng số lượng  Vẽ và cắt
D. Làm thân, đầu. mẫu rập  Làm hoa  Lên cành.
Câu 26. Trình tự các giai đoạn thực hiện làm hộp B. Chuẩn bị nguyên liệu  Tạo khung cánh hoa, lá 
gói quà? Làm hoa, lá  Kết hoa  Lên cành.
A. Vẽ hình  Cắt theo yêu cầu  Chọn mẫu hộp  C. Quan sát mẫu  Lập bảng số liệu  Tạo khung 
Xếp cạnh, dán cạnh  Hoàn tất. Làm hoa  Lên cành  Hoàn tất.
B. Cắt theo yêu cầu  Chọn mẫu hộp  Vẽ hình  D. Quan sát mẫu  Lập bảng số liệu  Tạo khung,
Xếp cạnh, dán cạnh  Hoàn tất. bao vải  Kết hoa  Lên cành.
C. Chọn mẫu hộp  Vẽ hình  Xếp cạnh, dán cạnh Câu 31. Trong xỏ hạt, tỉ lệ giữa hạt và dây cước
 Cắt theo yêu cầu  Hoàn tất. như thế nào là phù hợp?
D. Chọn mẫu hộp  Vẽ hình  Cắt theo yêu cầu  A. Dây cước cỡ nào dùng cũng được.
Xếp cạnh, dán cạnh  Hoàn tất. B. Dây cước và hạt tỉ lệ nghịch với nhau.
Câu 27. Khi kết hoa, ta cần thực hiện theo trình tự C. Nên chọn dây cước cỡ nhỏ để dùng cho tất cả các
nào? loại hạt.
A. Nhụy hoa  Cánh hoa  Đài hoa. D. Dây cước và hạt ti lệ thuận với nhau.
B. Cánh hoa  Nhụy hoa  Nụ hoa. Câu 32. Để sản phẩm may thú nhồi bông được
C. Cánh hoa  Lá  Nhụy hoa. chắc chắn, ta dùng mũi may nào sau đây?
D. Nụ hoa  Cánh hoa  Đài. A. Mũi cành cây. B. Mũi may tới.
Câu 28. Thông thường các sản phẩm thủ công mỹ C. Mũi đột khít. D. Mũi may lược.
nghệ thể hiện lại các vật thể và hình tượng trong Câu 33. Cách tạo dợn sóng cho cánh hoa voan?
tự nhiên ở mức độ nào? A. Quấn lò xo quanh khuôn ống.
A. Giữ lại chính xác hình dạng và kích thước của các B. Quấn lò xo quanh ruột viết bi, kéo dãn tạo dợn sóng.
vật thể . C. Dùng kềm bẻ cong dợn sóng.
B. Cho phép sáng tạo xa rời tự nhiên. D. Dùng tay bẻ cong gợn sóng.
C. Giữ lại chính xác hình dạng nhưng thay đổi kích
thước của các vật thể.
D. Tôn trọng dáng vẻ của tự nhiên nhưng đẹp hơn.

45
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
Câu 34. Sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ thể hiện Câu 37. Nguyên liệu nào sau đây dùng để làm hộp,
.......... gói quà?
A. Tính cần cù, nhẫn nại của con người. A. Đồ bấm ghim, dây ruy - băng, giấy bìa cứng.
B. Phong tục tập quán qua hình ảnh trên sản phẩm. B. Giấy bìa cứng, dây nơ, kéo, giấy gói quà.
C. Tính thẩm mỹ của sản phẩm. C. Giấy bìa cứng, giấy gói quà, dây nơ, keo dán.
D. Nét đặc trưng riêng, độc đáo, phong phú, đa dạng, D. Giấy bìa cứng, bút chì, giấy gói quà, keo dán.
... trong từng sản phẩm. Câu 38. May những đường cong mẫu thú nhồi bông,
Câu 35. Quy trình làm nơ? trước khi lộn ra bề mặt phải vải, ta cần .....
A. Chọn vật liệu  Cắt theo yêu cầu  Xếp (dán, A. Cắt chỉ sát, gọn gàng.
cột, bấm)  Tạo dáng. B. Cắt sát đường may.
B. Chọn kiểu dáng làm nơ  Chọn vật liệu  Cắt C. Nhấp vải cách đường may 0.2 cm.
theo yêu cầu  Xếp (dán, cột, bấm)  Tạo dáng  D. Cắt bớt mép vải.
Hoàn tất. Câu 39. Các công việc cần làm khi thực hiện phần
C. Chọn kiểu dáng làm nơ  Cắt theo yêu cầu  thân của búp bê?
Chọn vật liệu  Tạo dáng  Hoàn tất. A. Tạo khung trang trí.
D. Chọn vật liệu  Cắt theo yêu cầu  Tạo dáng  B. Tạo khung, mặc trang phục.
Xếp (dán, cột, bấm)  Hoàn tất. C. Tạo khung, làm đầu.
Câu 36. Cần phải chú ý điều gì khi may lộn sản D. Trang trí, làm đầu.
phẩm? Câu 40. Để các cạnh của hộp quà làm bằng giấy bìa
A. Đặt mẫu rập ở mặt trái vải, vẽ lấy dấu, không cần cứng được sắc nét và thẳng, ta nên làm gì?
chứa đường may. A. Dùng thước bẻ theo đường vẽ.
B. Đặt mẫu rập ở mặt phải vải, vẽ lấy dấu, không cần B. Dùng dao rọc giấy cắt đứt 1/2, phần trên tờ giấy.
chừa đường may. C. Dùng thước bẻ theo đường vẽ, vuốt sát đều các
C. Đặt mẫu rập ở mặt phải vài, vẽ lấy dấu, cắt chừa cạnh.
đường may 0,5cm. D. Dùng dao rọc giấy cắt đứt 1/3, phần trên tờ giấy.
D. Đặt mẫu rập ở mặt trái vải, vẽ lấy dấu, cắt chừa
đường may 0,5cm.

46
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

47
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

48
Môn Thủ công mỹ nghệ 11
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

49

You might also like