Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

NHÓM 11

Họ và tên MSSV

Khổng Hoàng Mai Đang 030837210085

Võ Thị Hoàng Yến 030837210286

Trần Thị Khánh Linh 030837210138

Phạm Quỳnh Như (nhóm trưởng) 030837210189

BÀI TẬP VỀ NHÀ BUỔI 7


A. BÀI TẬP NHÓM VỀ NHÀ BUỔI 6

1. XÁC ĐỊNH CÁC BƯỚC GIAO DỊCH Ở MỖI BỨC THƯ SAU?

Các bước giao dịch

B1: ENQUIRY

Thư số 1 là ENQUIRY
Thảo luận: Sau khi đọc bức thư số 1, nhóm chúng em đã nhận thấy chi tiết chào hàng
trong câu “We have learned your company’s name from the trade magazine “The
Business World”.

B2: OFFER

Thảo luận: Ở bức số 2, sau khi đọc xong thư, nhóm nhận thấy bên bán đã gửi các
thông tin về hàng hóa như giá cả, mức hao hụt, điều kiện thương mại,...

Đọc câu này “We have sent you 4 samples by DHL on Feb 5 th 2019” nhóm nhận thấy
bên bán còn gửi mẫu thử sản phẩm cho bên được chào hàng

Vì vậy, sau khi thảo luận nhóm suy ra ở bức thư số 2 là OFFER

Ngoài ra, ở bức thư số 2 nhóm có phát hiện chi tiết “We hope to have the hornour to
receive your order soon” nên nhóm đã nghĩ đây là một FREE OFFER - chào hàng tự
do.

B3: COUNTER-OFFER

1
Thảo luận: sau khi đọc bức số 3, nhóm có phát hiện các chi tiết về mặc cả giá bán của
bên mua hàng qua chi tiết “We wonder if you would kindly consider reducing the
price to USD 250/MT”. Nên nhóm đã chốt đây là bước số 3 - COUNTER-OFFER

B4: ACCEPTANCE

Thảo luận: nhóm đọc bức thư số 4, đã thấy xuất hiện keyword “accept”, điều đó thể
hiện bên bán đã chấp nhận với yêu cầu giảm giá của bên mua. Nhưng nhóm đã phát
hiện thêm chi tiết bên bán thương lượng về ngày giao hàng với bên mua, nhóm đã xảy
ra cuộc tranh luận là bức thư này thuộc ACCEPTANCE hay COUNTER-OFFER.

Sau khoảng thời gian tranh luận ý kiến giữa 4 thành viên thì nhóm vẫn chưa chốt được
bức thư này thuộc bước giao dịch nào, nên nhóm đã quyết định chuyển sang bức thư
số 5.

Ở bức thư số 5, nhóm thấy được bên mua đã đồng ý với thời gian giao hàng mà bên
bán đưa ra. Bên mua đã đồng ý với sự chào hàng này và tiến hành đặt đơn hàng, thông
quan bức thư số 5, nhóm nhận thấy các nội dung liên quan đến hàng hóa, vận
chuyển,...Vì thế nhóm quyết định đây là bước giao dịch ACCEPTANCE

Tiếp đến với bức số 6 nhóm nhận thấy nội dung hợp đồng có thông tin “ We are
kindly to accept your order of Feb 19 2019 for 30000 MT Rice 5 pct broken” đã thể
hiện sự chấp nhận của bên bán về đơn hàng này. Vì vậy nhóm chốt đây cũng là bước
giao dịch ACCEPTANCE.

Sau khi đọc đến bức thư số 6, nhóm quyết định quay lại với bức thư số 4 với sự thắc
mắc ban đầu là đây thuộc bước giao dịch nào, và nhóm quyết định đây là bước
COUNTER-OFFER vì có nội dung về sự thương lượng lại về ngày giao hàng, cũng
như có nội dung về sự đồng ý về thương lượng đó ở bức thư số 5 của bên mua.

B5: CONFIRMATION

Thảo luận: Khi nhóm quyết định xem xét thảo luận qua bức thư cuối cùng, nhóm em
nhận ra nội dung xác nhận đồng ý với các điều khoản nội dung đã thỏa thuận trong
hợp đồng, được thể hiện qua dòng “The undersigned Seller and Buyer have agreed to
close the following transaction according to the terms and conditions stipulated
below” cùng với chữ ký cam kết của các bên vì vậy nhóm em quyết định chọn
Confirmation.

2
2. “IRREVOCABLE OFFER” (ĐỀ NGHỊ KHÔNG HỦY NGANG) XUẤT
HIỆN Ở THƯ NÀO? DỰA VÀO CHI TIẾT NÀO TRÊN THƯ ĐỂ XÁC
ĐỊNH?

Ở bức thư số 2, nhóm đã đọc ra được chi tiết người bán gửi offer cho người mua kèm
theo thời hạn của offer là 25/02/2019 ở chi tiết.

“Validity: until 25, Feb 2019”


Qua bài giảng của cô ở trên lớp, và những thông tin được nhóm note thông qua bài
giảng của cô thì nhóm đã hiểu ra được rằng trong thời hạn của offer, thì offer là
irrevocable offer, người bán không thể hủy ngang. Ngày 15/02/2019, người mua trả
lời offer ( bức thư số 3), tức là đã chấp nhận offer của người bán và counter- offer.

3. HÃY TÌM CHI TIẾT Ở CÔNG ƯỚC VIÊN (PHẦN ii- FORMATION
OF CONTRACT) VỀ “IRREVOCABLE OFFER” VÀ DIỄN GIẢI THEO
CÁCH HIỂU CỦA NHÓM. NẾU Ở THƯ NÀY, NGƯỜI BÁN MUỐN CHÀO
GIÁ CÓ THỂ HỦY NGANG ( REVOCABLE OFFER) THÌ NHÓM SẼ
THẢO CHÀO HÀNG NHƯ THẾ NÀO?

Theo phần II- Formation of Contract từ các điều lệ 11, 13, 29 và 14 đến 24. Từ các
điều lệ nhóm có cách hiểu như sau:

Offer giao kết hợp đồng gửi tới một hoặc nhiều người cụ thể cấu thành một offer, nếu
nó đủ xác định và thể hiện ý định của bên đề nghị bị ràng buộc trong trường hợp chấp
nhận.

Offer có thể được thể hiện qua miệng, thư từ hoặc thư điện tử. Khi thông tin được giao
đến người nhận thì tức là người nhận đã nhận được offer và offer có hiệu lực (validity)

Có hai loại offer là firm offer và free offer. Trong đó nếu người mua chấp nhận offer
trong thời hạn 2 bên tiến hành đặt hàng, đồng ý với sự chào hàng thì sẽ thành lập hợp
đồng với người bán thì sẽ là firm offer, còn free offer thì người mua chấp nhận nhưng
việc thành lập hợp đồng chưa chắc xảy ra hoặc không xảy ra.

Trong thời hạn của offer thì offer là một irrevocable offer.

Người bán có thể rút lại offer nếu gửi lời thu hồi trước hoặc cùng lúc với lời offer cho
dù đó là irrevocable offer. Trong trường hợp hủy offer, người bán phải gửi lời hủy
offer trước khi người mua accept trong trường hợp đó không phải là irrevocable offer.
Mặt khác, offer sẽ mất hiệu lực khi người mua từ chối, cho dù đó là irrevocable offer.

3
Kết luận: Do đó, nếu ở thư này người bán muốn một revocable offer thì người bán có
thể chào free offer để có thể hủy ngang nếu offer không như mong muốn hoặc có sự
cố xảy ra.

4. HÃY THẢO LẠI THƯ SỐ 6 THỂ HIỆN NGƯỜI BÁN HOÀN TOÀN
CHẤP NHẬN NHƯNG CHỈ MUỐN THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC THANH
TOÁN THÀNH 50% TRẢ TRƯỚC VÀ 50% THANH TOÁN SAU KHI
NGƯỜI BÁN FAX BẢN DRAFT B/L. HÃY XÁC ĐỊNH BƯỚC GIAO DỊCH
TƯƠNG ỨNG CỦA BỨC THƯ VỪA THẢO.

Thảo luận:

Ở bức thư số 6 nhóm có thấy phương thức thanh toán ở đây là 100% L/C trả ngay
thông qua nội dung “irrevocable letter of credit at sight as per signed contract in
favour of our account No….. at VIETCOMBANK HCM City for 100pct of the
contract value.” nên khi người mua muốn thay đổi phương thức thanh toán sang 50%
trả trước và 50% thanh toán sau khi người bán fax bản draft B/L thì nội dung ở bức
thư số 6 sẽ được đổi thành “By 50% T/T in advance and 50% payment within… days
after receiving the draft B/L. Thông qua nội dung vừa rồi, nhóm đã xác định đây là
bước giao dịch COUNTER-OFFER, khi mà người bán đã thương lượng và đưa ra yêu
cầu đổi về phương thức thanh toán. Điều này sẽ dẫn tới sự thay đổi về rủi ro của 2 bên
mua - bán.

5. GIẢ SỬ NGƯỜI MUA ĐÒI HỎI ĐƯỢC BÁO GIÁ THEO NHÓM D
VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN D/P AT SIGHT. NHÓM HÃY ƯỚC
TÍNH MỨC GIÁ MỚI. TRONG VAI NGƯỜI BÁN, HÃY THẢO LUẬN VỀ
CÁC QUYỀN LỢI CỦA MÌNH CÓ THỂ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO VỚI
ĐỀ NGHỊ CỦA NGƯỜI MUA. HÃY THẢO LẠI THƯ CHÀO HÀNG MỚI
THEO KẾT QUẢ THẢO LUẬN CỦA NHÓM.

Thảo luận: D/P at sight nghĩa là thanh toán trả tiền ngay

MỘT SỐ THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG:

Điều kiện Incoterms ban đầu là FOB, khi chuyển sang điều kiện nhóm D thì người
bán phải chịu thêm chi phí và rủi ro vì:

- Ở điều kiện FOB, người bán sẽ trả chi phí cho đến khi hàng hóa “on board” và
cũng tại thời điểm này, rủi ro sẽ được chuyển giao cho người mua.
- Ở điều kiện nhóm D, người bán phải trả toàn bộ chi phí vận chuyển cho đến
khi hàng hóa được vận chuyển đến nơi người mua chỉ định tại nước của người
mua. Và ở địa điểm được chỉ định này, rủi ro mới chuyển giao cho người mua.

4
Vì vậy, người bán sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến điểm đến nội địa cụ
thể và chịu chi phí vận chuyển trong nước, thêm đó cần bảo đảm hàng hóa được giao
đến địa điểm cuối cùng đúng thời hạn và trong tình trạng tốt nhất khi chuyển từ điều
kiện FOB sang điều kiện nhóm D.

Chi phí: Nhóm D = FOB + Freight + ( Insurance)

-CƯỚC ĐƯỢC BÁO TỪ EVERGREEN: 1285 usd/ CONT 20 DC (TUYẾN TP


HCM ĐẾN LOS ANGELES)

Theo sự tìm hiểu của nhóm thì nếu gạo được chứa trong bao 50 ký thì 1 cont 20 dc có
thể chứa được 25-28 tấn gạo. Nhóm sẽ lấy số liệu là 1 cont 20 dc chứa được 25 tấn
gạo thì 30.000 MT cần 1200 cont. Từ đó suy ra, chi phí vận chuyển là 1200 x 1285=
1.542.000 USD.

- PHÍ BẢO HIỂM ĐƯỢC BÁO TỪ BẢO MINH : 0.1%. Vậy chi phí bảo hiểm là
1.542.000 x 0.1% = 1.542 USD

Vậy chi phí ước tính khi đổi sang nhóm D = FOB + Freight + Insurance

= FOB+ 1.542.000 + 1.542

= FOB + 1.543.542 ( USD)

Mặt khác, sau khi chuyển sang phương thức thanh toán D/P at sight thay vì L/C at
sight người bán cũng chịu nhiều rủi ro hơn. Trong các trường hợp bất trắc xảy ra như
thanh toán chậm, không thanh toán thì vai trò của ngân hàng trong D/P at sight là
thông báo, giữ bộ chứng từ, đòi tiền; trong khi ở L/C at sight thì ngân hàng chia sẻ rủi
ro với doanh nghiệp là ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán kể cả người mua có
không thực hiện thanh toán hay thanh toán trễ.

-> Kết luận: Khi người mua muốn chuyển sang điều kiện nhóm D và phương thức
thanh toán D/P at sight thì giá sẽ tăng thêm một khoản là 1.543.542 USD và một
khoản chi phí rủi ro vì D/P at sight rủi ro hơn L/C at sight.

B. BÀI TẬP NHÓM VỀ NHÀ BUỔI 5 ( COSTING_PRICING )

BÀI TẬP 1: Tìm điều kiện thương mại và điều kiện thanh toán trong hợp đồng
sau:

5
6
7
Thảo luận:
Đọc qua SALE CONTRACT, nhóm đã thấy dòng thông tin “theo price above
is CIF HoChiMinh post” ở mục ARTICLE 1. Suy ra được điều kiện thương
mại trong hợp đồng này là CIF. Và tiếp theo là ở ARTICLE 4: PAYMENT
có thông tin “The Buyer will open Irrevocable L/C at 60 days after Bill of
Lading date”, thông tin này thể hiện nội dung người mua sẽ mở L/C không hủy
ngang muộn nhất là sau 60 ngày phát hành vận đơn gốc. Suy ra đây là điều
kiện thanh toán của hợp đồng trên.
- Điều kiện thương mại: CIF
- Điều kiện thanh toán: Irrevocable L/C at 60 days after B/L

BÀI TẬP 2: Nhóm thảo luận và gán các điều kiện thương mại với các chi phí liên
quan

* Thảo luận:
Nhóm thấy bảng trên là xuất khẩu từ TP.HCM sang Frankfurt (Đức) thì các chi phí
liên quan sẽ là do bên người bán phải chịu, nên dựa vào các điều kiện Incoterm chúng
em đã thảo luận ở từng mục như sau:
Theo Incoterms 2020, nhóm em đã tìm hiểu các chi phí mà người bán chịu theo điều
kiện EXW thì trách nhiệm của người bán có nhắc đến là chi trả chi phí chuẩn bị hàng
hóa trước khi xuất khẩu, bao gồm: đóng gói, đánh dấu hàng hóa,... nên khi liên hệ với
bài tập nhóm em thống nhất chi phí phải chịu của người bán có liên quan đến bao bì.

Kết luận mà nhóm đưa ra:

8
- EXW: (1)
Theo Incoterms 2020, các chi phí người bán phải chịu trong nhóm F là các loại chi phí
từ nhà máy cho đến nơi người mua chỉ định ( trong nước người bán), bao gồm: bao bì,
đóng gói, vận chuyển, lệ phí xuất khẩu. Tuy nhiên, chỉ có điều kiện FOB yêu cầu
người bán phải đặt hàng hóa lên tàu (on board) và chịu chi phí này.
Kết luận mà nhóm đưa ra:
- FCA TẠI NHÀ MÁY: (1), (2), (4)
- FCA CY XYZ, CẢNG CÁT LÁI: (1), (2), (3), (4)
- FAS CATLAI PORT:(1), (2), (3), (4)
- FOB CATLAI PORT:(1), (2), (3), (4), (5)
Theo Incoterms 2020, khi dùng điều kiện nhóm C, người bán phải trả các phí từ khi
xuất xưởng cho đến khi hàng hóa trên tàu đến cảng nước người mua ( nơi dỡ hàng),
bao gồm: phí đóng gói, vận chuyển ra cảng, phí bốc hàng, phí vận chuyển trên biển,
phí xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên điều kiện CIP, CIF yêu cầu người bán phải mua
bảo hiểm cho hàng hóa, trong đó CIP là bảo hiểm loại A, CIF bảo hiểm tối thiểu là
loại C.
Kết luận mà nhóm đưa ra:
- CFR HAMBURG:(1), (2), (3), (4), (5), (6)
- CIF HAMBURG:(1), (2), (3), (4), (5), (6), (7)
Theo Incoterms 2020, nhóm em có thảo luận qua các điều kiện và chi phí người bán
phải chịu trong nhóm D thì rút ra được một số thông tin như: Chi phí vận chuyển hàng
hóa từ nơi sản xuất đến cảng xuất khẩu, chi phí đóng gói và chuẩn bị hàng hóa trước
khi vận chuyển, chi phí xuất hàng (ví dụ: phí xếp hàng, phí cổng cảng, phí dịch vụ
quản lý tàu), chi phí thông quan xuất khẩu. Người bán cũng sẽ chịu thêm bất kì các
chi phí khác cho đến thời điểm giao hàng máy bay, tàu, ô tô, hoặc nơi đặt hàng nếu
được giao hàng bằng phương tiện khác.
Từ các phân tích trên nhóm nhận thấy các điều kiện trên đều có điểm chung là người
bán phải chịu chi phí liên quan đến (1), (2), (3), (4), (5), (6).
Riêng các điều kiện như DPU HAMBURG chịu thêm chi phí dỡ hàng; Điều kiện DAP
FRANKFURT, DPU FRANKFURT và DDP XYZ ADDRESS FRANKFURT chịu
thêm chi phí vận chuyển đường sắt tới FRANKFURT chưa dỡ; Riêng DPU
FRANKFURT sẽ chịu thêm chi phí dỡ hàng ra khỏi tàu tại ga đường sắt và DDP XYZ
ADDRESS FRANKFURT sẽ chịu chi phí vận chuyển đường bộ từ ga đường sắt
FRANKFURT đến địa điểm cụ thể tại FRANKFURT.
Kết luận mà nhóm đưa ra:
- DAP HAMBURG:(1), (2), (3), (4), (5), (6)
- DPU HAMBURG:(1), (2), (3), (4), (5), (6), (8)
- DAP FRANKFURT:(1), (2), (3), (4), (5), (6), (10)
- DPU FRANKFURT:(1), (2), (3), (4), (5), (6), (10), (11)
- DDP XYZ ADDRESS FRANKFURT: (1), (2), (3), (4), (5), (6), (9), (10), (12)

9
BÀI TẬP 3: Nhóm thảo luận làm costing/ pricing tương ứng với từng điều kiện
thương mại được đề nghị

QUY ĐỔI GIÁ:

CIF = C + I + F

I=A*R

A= 110% CIF

I = 110% CIF R

CIF – I = C+F

(1-1.1R)CIF = hC+F

CIF = (C+F)/(1-1.1R)

I = R. 110%. (C+F)/(1-1.1R)

Thảo luận:
Dựa theo bảng quy đổi giá và để dễ dàng tính toán, nhóm em quyết định thống nhất
các ký hiệu như sau:
+ GT = giá thành sản xuất + lãi ước tính =1810 USD
+ CPGH = chi phí giao nhận đưa hàng tới sân bay Kuala Lumper = 287,64 USD
+ CHK = cước hàng không từ Kuala Lumper tới sân bay Tân Sơn Nhất = 256 x
1,55=396,8 USD
10
( vì volume weight > gross weight nên cước phí sẽ tính theo volume weight)
+ CPNH = phí giao nhận đưa hàng về Thủ Đức= 215 USD
+ BH = phí bảo hiểm = R. 110%. (C+F)/(1-1.1R)
= 0,15 x 110% x ( 1810 + 396,8) / ( 1-1,1 x 0,15)
= 436.0743
+ T = thuế VAT = 8%
+ NK= thuế nhập khẩu = 0%

Từ đó, theo nghĩa vụ của người bán trong Incoterms:

+ EXW = GT+T
= 1954,8 USD
+ FCA KUALA LUMPUR AIRPORT = GT+CPGH+T
= 2265,4512 USD
+ CPT TÂN SƠN NHẤT AIRPORT = GT+CPGH+CHK+T
= 2693,9952 USD
+ CIP TÂN SƠN NHẤT AIRPORT = GT+CPGH+CHK+BH+T
= 3164,9554 USD
+ DDP THỦ ĐỨC = GT+CPGH+CHK+CPNH+T+NK
=2926,1952 USD

C. BÀI TẬP NHÓM VỀ NHÀ BUỔI 4: THỰC HÀNH TÌM HIỂU


INCOTERM VÀ BỘ CHỨNG TỪ

- Tình huống 1:

1. Xác định các bên liên quan ( seller/ buyer/shipper/ consignee/carrier/ insurer)

Khi đọc các bộ chứng từ ở Tình huống 1 thì nhóm em đã tổng hợp được kết quả dưới
đây:
- Seller: WAN TEXTILE CO
- Buyer: MARU CORPORATION
- Shipper:WAN TEXTILE CO
- Consignee: GARMENT JOINT STOCK CORPORATION
- Carrier: Shipping line (B/L)
- Insurer: MITSUI SUMITOMO INSURANCE CO

2. Hãy xác định ĐKCSGH ( trade term/ incoterm).

11
Sau khi nhóm đọc qua chứng từ MARINE CARGO POLICY thì thấy được chi tiết
hàng hóa được vận chuyển từ Thái Lan về Việt Nam nên đã suy ra người bán ở Thái
Lan và chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho chuyến hàng này. Nhóm tiếp tục đọc các
chứng từ còn lại như là Bill of Lading hay Invoice có các mục thông tin có thể chỉ ra
ĐKCSGH, ví dụ như:
- Thời điểm giao hàng: Bao gồm ngày dự kiến giao hàng hoặc khoảng thời gian
giao hàng
- Địa điểm giao hàng: Bao gồm tên và địa chỉ của bên gửi hàng và bên nhận
hàng
- Phương thức giao hàng: Bao gồm các chi tiết về đơn vị vận chuyển, phương
tiện và cách thức vận chuyển hàng hóa.
- Điều kiện giao hàng: Bao gồm thông tin về bảo quản hàng hóa, điều kiện vận
chuyển
Kết hợp với chi tiết trên thì nhóm xác định ĐKCSGH là CIF HOCHIMINH,
VIETNAM

3.Thảo luận về điểm giao hàng từ bộ chứng từ. Diễn giải rõ điểm giao hàng này
theo đúng Incoterms 2020.

Từ bộ chứng từ nhóm em thảo luận thì nhận thấy hàng hóa được giao nhận theo điều
kiện CIF (Incoterms 2020), điểm giao hàng sẽ là tại HOCHIMINH, VIETNAM
Khi tìm ra điểm giao hàng trên dựa theo điều kiện CIF của Incoterms 2020, cả nhóm
rút ra được nội dung về trách nghiệm, nghĩa vụ rủi ro và chi phí giữa người bán và
người mua theo điều kiện trên, cụ thể:
Theo điều kiện CIF ( Cost, Insurance and Freight - Giá, Bảo hiểm và Cước): Người
bán hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng hóa vượt qua nửa đường đi đến điểm
đích đã thỏa thuận và chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển và bảo hiểm.

4.Tìm chi tiết trên bản gốc Incoterms 2020 về nghĩa vụ vận tải của ĐKCSGH đã
xác định ở trên.

Sau khi nhóm em tìm hiểu các ĐKCSGH theo Incoterms 2020, có thể thấy nghĩa vụ
của người bán và người mua trong điều kiện CIF được quy định rõ như sau:
- Khi xét trước các nghĩa vụ của người bán, bao gồm:
+ Vận chuyển hàng hóa đến cảng bốc hàng
+ Thông quan xuất khẩu hàng hóa
+ Giao hàng lên tàu tại cảng bốc hàng
+ Cung cấp chứng từ vận tải thường lệ
+ Trả chi phí dỡ hàng ở cảng đến nếu đã tính trong cước vận chuyển.
+ Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước

12
+ Thuê tàu theo quy định của hợp đồng mua bán
+ Mua bảo hiểm ( tối thiểu là loại C)
- Tiếp đến là nghĩa vụ của người mua, bao gồm:
+ Thông quan nhập khẩu hàng hóa
+ Nhận hàng, chịu rủi ro khi di chuyển
+ Trả các chi phí nếu chưa được tính vào tiền cước

5.Tìm chi tiết trên “bill of lading” thể hiện nghĩa vụ này.

Sau khi nhóm thống nhất tìm ra điều kiện CIF theo Incoterms đã diễn giải ở trên,
nhóm em quyết định liên hệ tiếp sang chứng từ Bill of Lading để làm rõ chi tiết thể
hiện được nghĩa vụ vận tải của điều kiện CIF theo Incoterms 2020.
Nghĩa vụ của người bán được thể hiện trên Bill of Lading:
- Vận chuyển hàng hóa đến cảng bốc hàng: Tại mục Place of receipt
(BANGKOK, THAILAND). Chi tiết này thể hiện hàng hóa vẫn còn trong khu
vực của người bán và đây cũng là trách nhiệm của bên bán đối với hàng hóa.
- Giao hàng lên tàu tại điểm bốc hàng: Tại mục Port of leading (BANGKOK,
THAILAND). Đây là địa điểm mà hàng hóa được đưa lên tàu, điều đó thể hiện
nghĩa vụ bảo quản và vận chuyển hàng hóa vẫn còn là trách nhiệm của người
bán.
- Trả các chi phí vận chuyển hàng hóa từ nguồn gốc tới điểm đích: Trên Bill of
Lading có dòng thông tin “FREIGHT PREPAID”. Nó chỉ ra rằng người bán
đã thanh toán phí vận chuyển trước khi hàng hóa được vận chuyển từ người
bán đến điểm đích.
- Tại mục Kind of packages: “shipper’s load, count & weight said to
contain….” điều này thể hiện người vận chuyển không chịu trách nhiệm về
việc đóng gói và xếp dỡ hàng hóa của người gửi. Điều này có nghĩa người bán
phải đảm bảo rằng hàng hóa được đóng gói và xếp dỡ một cách an toàn và chịu
trách nhiệm liên quan nếu hàng hóa có vấn đề trước đó.
Nghĩa vụ của người mua được thể hiện trên Bill of Lading:
- Thông quan nhập khẩu hàng hóa: Port of discharge (Ho Chi Minh,
VIETNAM). Chi tiết này thể hiện địa điểm dỡ hàng bên khu vực người mua sẽ
chịu trách nhiệm nhận hàng và rủi ro khi di chuyển.

Trên Bill of Lading còn có thông tin khác như SURRENDERED, điều này chỉ ra việc
từ bỏ quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa cho một bên thứ ba. Chẳng hạn,
khi lô hàng đã được người bán chuyển giao cho đơn vị vận chuyển là hãng tàu để
chuyển đến đích, người gửi có thể xác nhận rằng họ đã SURRENDERED (từ bỏ)
quyền kiểm soát hàng hóa cho đơn vị vận chuyển.

13
6.Thảo luận về rủi ro đối với người mua khi con tàu được người bán thuê là một
con tàu già và cước phí thấp so với mức thông thường. Trong vai người mua đề
xuất tìm phương án khắc phục và đề xuất thêm ĐKCSGH tránh được khả năng
này.

Thảo luận:
Nhóm em tìm hiểu và thấy được các rủi ro khi mà người bán thuê con tàu già và cước
phí thấp so với mức thông thường như sau:

- Rủi ro về chất lượng và tính năng của con tàu: Con tàu già có thể gặp các
vấn đề kỹ thuật hơn so với con tàu mới, như hỏng hóc thiết bị, hao mòn nhanh
chóng và khả năng không đáp ứng được yêu cầu vận tải.
- Đề xuất giải pháp: Trong trường hợp này trong vai trò người mua nhóm đề
xuất nên yêu cầu người bán cung cấp thông tin chi tiết và minh bạch về tình
trạng kỹ thuật của con tàu trước khi thực hiện giao dịch. Đồng thời, người mua
có thể đề xuất một đề điều kiện trong hợp đồng mua bán để đảm bảo rằng con
tàu phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cơ bản.

- Rủi ro về an toàn và tuân thủ quy định: Con tàu đã lâu tuổi có thể không
tuân thủ được các quy định an toàn và môi trường mới nhất.
- Đề xuất giải pháp: Lúc này nhóm nghĩ người mua nên yêu cầu người bán
cung cấp các chứng chỉ và chứng nhận an toàn cần thiết đảm bảo rằng con tàu
đáp ứng các yêu cầu về an toàn và quy định hiện hành. Một điều khoản đề xuất
có thể là yêu cầu người bán chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ các quy định và
điều kiện an toàn liên quan.

- Rủi ro về hiệu suất và khả năng vận hành: Con tàu già có khả năng có hiệu
suất vận hành thấp hơn và tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn so với con tàu mới.
- Đề xuất giải pháp: Để giảm thiểu rủi ro này, nhóm đề xuất người mua có thể
đề xuất các điều khoản trong hợp đồng mua bán liên quan đến hiệu suất và khả
năng tiết kiệm năng lượng của con tàu. Ví dụ, người mua có thể yêu cầu người
bán thực hiện các biện pháp để tăng cường hiệu suất vận hành của con tàu hoặc
tiết kiệm nhiên liệu.

Với các rủi ro trên thì nhóm cũng đã thảo luận và đề xuất thêm ĐKCSGH cho người
mua để tránh khả năng này là điều kiện CIF (Cost, Insurance and Freight) và CIP
(Carriage and Insurance Paid to). Cả hai điều kiện này đều yêu cầu người bán chịu
trách nhiệm thuê và trả cước cho tàu vận chuyển hàng hóa đến cảng đích. Trong
trường hợp này, người mua không phải chịu trách nhiệm về việc thuê tàu và không
phải lo lắng về việc người bán chọn tàu già với cước phí thấp để tiết kiệm chi phí.

14
7.Hãy thảo luận chi tiết về nghĩa vụ bảo hiểm của ĐKCSGH đã xác định ở trên
theo Incoterms 2020. Thảo luận về các chi tiết trên “Marine Cargo Policy”. Liệu
nghĩa vụ bảo hiểm theo Incoterms đã được thực hiện đúng hay chưa? Ai là người
được bồi thường khi có tổn thất hoặc mất mát do rủi ro được bảo hiểm gây ra?

Điều kiện mà nhóm tìm hiểu được là CIF, vì vậy khi xét theo Incoterms 2020 nhóm
em rút ra được kết quả về nghĩa vụ bảo hiểm giữa người bán và người mua như sau:
Nghĩa vụ của người bán:
- Mua bảo hiểm cho lợi ích của người mua
- Mức bảo hiểm phải ít nhất đạt tiêu chuẩn tối thiểu quy định trong điều khoản C
của hợp đồng căn cứ Viện pháp về bảo hiểm hàng hóa (A) hoặc bất kỳ tiêu
chuẩn bảo hiểm quốc tế tương tự nào khác.
- Cung cấp cho người mua chính sách bảo hiểm hoặc bằng chứng khác về việc
đã mua bảo hiểm
Nghĩa vụ của người mua:
- Thanh toán giá theo thỏa thuận trong hợp đồng
- Thông báo bằng văn bản cho người bán về bất kỳ rủi ro cụ thể nào cần được
bảo hiểm
- Cung cấp cho người bán bất kỳ thông tin hoặc tài liệu nào cần thiết để sắp xếp
bảo hiểm.

Khi nhóm tiếp tục thảo luận tiếp các chi tiết trên “Marine Cargo Policy” để xem xét
xem liệu nghĩa vụ bảo hiểm theo Incoterms 2020 đã thực hiện đúng hay chưa, qua quá
trình tìm hiểu nhóm tìm ra các điều khoản và điều kiện của bảo hiểm trên chứng từ
này. Cụ thể, trên chứng từ ở slide 6 có cam kết và chữ ký thỏa thuận của các bên giữa
công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm nếu có tổn thất xảy ra. Thêm nữa là nó
cũng thông báo chính xác về tình trạng hàng hóa và trách nhiệm phải chịu trong
trường hợp xấu xảy ra. Vì vậy, nghĩa vụ bảo hiểm theo Incoterms đã được thực hiện
đúng theo thỏa thuận, đảm bảo giữa các bên và có sự cam kết bồi thường theo bảo
hiểm nếu có rủi ro xảy ra.

Từ những hiểu biết về điều kiện CIF và có thời gian tìm hiểu các chứng từ liên quan,
nhóm em thảo luận tiếp về việc những tổn thất hoặc mất mát hàng hóa được bảo hiểm
gây ra thì ai sẽ được bồi thường. Có thể thấy, nếu dựa theo điều kiện CIF ( Cost,
Insurance and Freight) trong giao dịch quốc tế, người được bồi thường sẽ là người
mua hàng. Khi có một giao dịch CIF xảy ra, người bán sẽ chịu trách nhiệm mua bảo
hiểm hàng hóa với một công ty bảo hiểm hàng hóa uy tín. Nếu xảy ra rủi ro trong quá
trình vận chuyển, người mua sẽ được bồi thường theo chế độ bảo hiểm. Tuy nhiên, chi

15
tiết cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm sẽ còn phụ thuộc vào các điều khoản trong hợp
đồng mua bán cụ thể giữa người mua và người bán.

8.Tìm chi tiết trên bản gốc Incoterms 2020 thể hiện không gian được bảo hiểm
theo ĐKCSGH này và đối chiếu chi tiết này với chứng từ.

Đọc qua bản Incoterm 2020, nhóm em có thấy chi tiết nội dung không gian bảo hiểm
trong đoạn sau: “The insurance shall cover, at a minimum, the price provided in the
contract plus 10% (i.e. 110%) and shall be in the currency of the contract. The
insurance shall cover the goods from the point of delivery set out in A2 to at least the
named port of destination. The seller must provide the buyer with the insurance policy
or certificate or any other evidence of insurance cover. Moreover, the seller must
provide the buyer, at the buyer’s request, risk and cost, with information that the
buyer needs to procure any additional insurance”.

Nội dung ở đoạn này thể hiện không gian mà bảo hiểm có hiệu lực là từ địa điểm giao
hàng (giao hàng lên tàu) và kết thúc ít nhất là cảng đến mà 2 bên thỏa thuận. Bên cạnh
đó, người bán phải cung cấp cho người mua chứng thư bảo hiểm, hoặc giấy chứng
nhận bảo hiểm hoặc các bằng chứng khác về việc mua bảo hiểm, ngoài ra người bán
phải cung cấp cho người mua, trong trường hợp người mua yêu cầu và chịu chi phí
(nếu có), những thông tin người mua cần đề mua bảo hiểm bổ sung.

Sau khi tìm chi tiết trên bản gốc Incoterm 2020, nhóm có đối chiếu chi tiết này so với
chứng từ. Ở slide 6 thì bảo hiểm của đơn hàng đã được ký hậu bởi bên người bán là
TEXTILE CO.,LTD cho người mua tại Việt Nam, vì vậy khi đơn hàng gặp rủi ro,...
thì người mua tại Việt Nam sẽ nhận chi phí bảo hiểm thông qua chi tiết tại slide 4 câu
cuối cùng của slide.

Tình huống 2.

1.Xác định tất cả các ĐKCSGH trong các chứng từ

Khi thảo luận qua bộ chứng từ được gửi và đọc các các chi tiết ghi trên chứng từ thì
nhóm tìm ra được các ĐKCSGH được ghi trên tờ khai, cụ thể như sau:

1. Trên Commercial Invoice: DAP WAREHOUSE ( trong slide 13)


2. Trên Commercial Invoice: CIF ( trong slide 15)

Đây là 2 ĐKCSGH mà nhóm tìm được khi đọc chứng từ của tình huống 2

2.Trong vai công ty DK, nhóm thảo luận:

16
+ Nghĩa vụ vận tải của cty này theo từng ĐKCSGH tìm dc ở mỗi invoice

Trong vai công ty DK, nhóm tìm hiểu tiếp các ĐKCSGH đã tìm được ở mỗi Invoice
để làm rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên, kết quả mà nhóm rút ra được như sau:

- Nghĩa vụ vận tải khi theo điều kiện DAP WAREHOUSE (Delivered at Place
Warehouse) là khi người bán chịu trách nhiệm chuyển hàng hóa từ điểm xuất
phát đến kho hàng của người mua. Người bán phải chịu mọi chi phí và rủi ro
liên quan đến vận chuyển hàng hóa cho đến khi hàng hóa được giao đến kho
hàng của người mua, tại cửa kho hàng hay bến xe cuối cùng được định trước.
- Nghĩa vụ vận tải theo điều kiện CIF (Cost, Insurance, and Freight) có nghĩa là
người bán chịu trách nhiệm chuyển hàng hóa đến cảng đích hoặc nơi đích quy
định trong hợp đồng. Người bán phải thanh toán tất cả các chi phí vận chuyển
và bảo hiểm đến cảng đích, bao gồm cả phí vận chuyển, bảo hiểm và cước phí
đến cảng đích. Tuy nhiên, khi hàng hóa đã được chuyển giao trong cảng đích,
người mua chịu trách nhiệm chịu chi phí và rủi ro liên quan đến tiếp nhận hàng
hóa tại cảng đích và các hoạt động liên quan như thông quan và vận chuyển nội
địa.

+ Đề xuất các ĐKCSGH trong cả 2 hợp đồng mua và bán sao cho công ty DK có
sự chủ động về nghĩa vụ vận tải để có thể tự thuê tàu chở hàng từ UK về VN mà
không cần đưa thêm chỉ thị cho cty Brother (UK)

Khi suy xét đến tình huống này, để công ty DK có thể chủ động về nghĩa vụ vận tải
mà không cần đưa thêm chỉ thị cho công ty Brother (UK), nhóm em đề xuất một số
ĐKCSGH theo Incoterms 2020 mà công ty DK có thể áp dụng như sau:

1. FCA (Free Carrier): Bạn có thể đề xuất điều kiện này, trong đó công ty UK sẽ
giao hàng cho công ty DK hoặc một bên thứ ba do công ty DK chỉ định tại UK. Công
ty DK sẽ tự chủ động thuê tàu chở hàng để vận chuyển hàng từ UK về VN.

2. EXW (Ex Works): Điều kiện này cho phép công ty DK chủ động toàn bộ quá trình
vận chuyển hàng từ cơ sở sản xuất tại UK về VN. Công ty DK sẽ tự chủ động thuê tàu
chở hàng và đảm nhận mọi trách nhiệm, chi phí và rủi ro liên quan đến vận chuyển
hàng hóa.

3. FOB (Free on Board): Điều kiện này cho phép công ty DK tự chủ động thuê tàu
chở hàng từ UK và sắp xếp vận chuyển hàng từ UK đến VN. Trong trường hợp này,
công ty UK chỉ cần chịu trách nhiệm vận chuyển hàng lên tàu chở hàng tại cảng UK
quy định.

+ Tìm chi tiết nguyên văn trong Incoterms 2020 mở ra khả năng người bán
không nhất thiết là người trực tiếp xuất khẩu hàng hóa.

17
Đây là chi tiết về trách nhiệm xuất khẩu hàng hóa trong điều kiện EXW. Trong trường
hợp EXW, người bán không phải là người trực tiếp xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên,
người bán vẫn có trách nhiệm cung cấp chứng từ xuất khẩu cần thiết, chẳng hạn như
hóa đơn xuất khẩu, giấy tờ hải quan và các tài liệu khác cần thiết để cho phép người
mua tiếp nhận hàng hóa.

Người mua cần chuẩn bị và xử lý tất cả thủ tục hải quan và các yêu cầu xuất khẩu, bao
gồm việc đăng ký, thông quan và chịu trách nhiệm về các khoản phí, thuế và phụ phí
hải quan áp dụng trong quá trình xuất khẩu hàng hóa.Người mua sẽ là người chịu
trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu thay vì người bán.
Từ đây, nhóm rút ra được khả năng là người bán không nhất thiết là người trực tiếp
xuất khẩu hàng hóa mà có thể là một bên khác.

TỔNG HỢP DIỄN BIẾN 4 BÀI TẬP NHÓM TẠI LỚP

BUỔI 1

Thảo luận:
Sau khi nhận được đề bài nhóm đã tìm hiểu toàn bộ chứng từ cung cấp và đưa ra
hướng giải quyết như sau:
+ Từ chứng từ Commercial invoice và Packing list nhóm đã xác định được
các bên liên quan báo gồm : Singapore, Anh và Việt Nam.
+ Giải quyết, đọc hiểu chứng từ : Đầu tiên Việt Nam đã nhập khẩu hàng từ
Singapore sau đó nhận lại Packing list từ Sing để xác nhận đơn hàng .
Theo như chứng từ đã nêu toàn bộ nguồn gốc hàng hóa đều có xuất xứ
từ Anh.
+ Thông qua Seaway bill nhóm biết rằng Việt Nam là người cầm Seaway
bill để ra hải quan sau đó thực hiện khai báo hải quan nhập khẩu hàng
hoá.
Tóm lại nhóm đã đưa ra nhận định chung là :
+ Xuất khẩu: Anh
+ Nhập khẩu: Việt Nam

18
+ Vận chuyển: Notify party
Với vai trò và góc nhìn ở Việt Nam thì đây được gọi là hình thức: Tạm xuất tái nhập

BUỔI 3

Thảo luận:
Sau khi đọc đề nhóm đã chia ra 2 trường hợp để xem xét ai chịu rủi ro trong trường
hợp này. Gồm 2 trường hợp như sau:

- Không có sự can thiệp của Incoterm: trong quá trình thảo luận, nhóm đã cho
rằng Jatec sẽ phải chịu rủi ro trong trường hợp này, vì nhóm em thấy Jatec là
bên nhập khẩu hàng hóa mà Jatec còn là người chỉ định Nippon thuê tàu, khi
hàng hóa được đóng lên cont thì đã được niêm phong, kiểm tra rõ ràng. Khi
hàng hóa được đóng lên cont thì trách nhiệm của người bán là Aban đã kết thúc
tại đây, mà Nippon chỉ là bên do Jatec chỉ định thuê. Vì vậy nhóm em nghĩ là
Jatec sẽ chịu rủi ro này.

- Có sự can thiệp của Incoterm: Trong trường hợp sử dụng điều kiện thương mại
là FOB thì người chịu rủi ro sẽ là người bán Aban, vì theo FOB rủi ro sẽ được
chuyển giao khi hàng hóa được giao lên tàu do người mua chỉ định hoặc tại
cảng đã sắp xếp. Do vậy, trong trường hợp này, Aban sẽ chịu rủi ro. Còn trong

19
trường hợp sử dụng FCA, người mua sẽ chịu rủi ro, vì theo FCA điểm chuyển
giao rủi ro sẽ là lúc mà hàng hóa giao cho người chuyên chở.

BUỔI 4
(1) Trải nghiệm đọc Incoterms bản gốc và vẽ hình tổng hợp những nét chính
về điểm phân định rủi ro và chi phí của 11 điều kiện cơ sở giao hàng theo
Incoterms 2020

Thảo luận:

20
Sau khi cả nhóm đọc Incoterms bản gốc vẽ hình tổng hợp về những nét chính về điểm
phân định rủi ro và chi phí của 11 điều kiện cơ sở giao hàng theo Incoterms 2020, cả
nhóm đã thống nhất ra bản kết quả ghi chú như sau:

- (1) The seller bears all risks of lots of or damage to the good until they have
been delivered in accordance with A3
- (2) The seller bears all risks of lots of or damage to the good until they have
been delivered in accordance with A3
- (3) The buyer bears all risks of lots of or damage from the time they have been
delivered under (B3)
- (4) The seller bears all risks of lots of or damage to the good until they have
been delivered in accordance with A3
- (5) The seller bears all risks of lots of or damage to the good until they have
been delivered in accordance with A3
- (6) First, risk of lots of or damage to the goods….. to the buyer at the print…..
Secondly, the cost before…. for the account of the seller and the cost after…..
for the account of the buyer. Thirdly, the seller must contract or arrange.
- (7) First, risk of lots of or damage to the goods….. to the buyer at the print…..
Secondly, the cost before…. for the account of the seller and the cost after…..
for the account of the buyer. Thirdly, the seller must contract or arrange.

21
- (8) First, risk of lots of or damage to the goods….. to the buyer at the print…..
Secondly, the cost before…. for the account of the seller and the cost after…..
for the account of the buyer. Thirdly, the seller must contract or arrange.
- (9) as the costs and risk to that point are for the account of the seller and these
costs…
- (10) or procuring the goods so delivered
- (11) risk transfers from seller to buyer……
- (12) risk transfers from seller to buyer……
(2) Nhóm xử lý 2 tình huống kèm các trích đoạn chứng từ
1. Tình huống thảo luận cùng nhóm F

Tình huống 1:

Người bán và người mua thống nhất cách giao hàng như sau: Người mua chỉ
định FWD thu xếp việc thuê tàu, đóng hàng vào cont tại kho của người bán, kéo
cont ra CY tại cảng bốc hàng, thu xếp việc gắp cont lên tàu (on board) và lấy
chứng từ vận tải. Người bán phải chịu trách nhiệm thông quan xuất khẩu. Điều
kiện thương mại nào là phù hợp? EXW, FCA hay FOB?

Đối với tình huống 1, nhóm em cho rằng điều kiện thương mại phù hợp là FCA (Free
Carrier) hoặc FOB (Free On Board). Một số hiểu biết của nhóm em về 2 điều kiện này
được tóm tắt như sau:

- Theo FCA, người bán chịu trách nhiệm để hàng hóa được giao hoặc chuyển giao cho
người mua tại địa điểm được chỉ định thường là kho của người bán. Người mua chịu
trách nhiệm thu xếp và chi phí vận chuyển từ kho của người bán đến cảng bốc hàng,
cũng như các chi phí liên quan khác sau khi hàng hóa đã được giao cho đơn vị vận
chuyển.

- Theo FOB, người bán phải đảm bảo hàng hóa được giao đến cảng bốc hàng và chi
trả các chi phí tới cảng bốc hàng. Người mua chịu trách nhiệm thu xếp việc chuyển
hàng từ cảng bốc hàng lên tàu và chi phí vận chuyển từ cảng bốc hàng đến điểm đến.

Tình huống 2:

- Người bán giao hàng theo điều kiện FOB

- Người mua thuê tàu, tàu bị hư hỏng phải sửa chữa nên người bán không bốc
hàng lên tàu được và phải gửi hàng tại kho cảng. Người bán thông báo cho người
mua về việc này.

22
Người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay chưa? Người bán đã có thể
nhận được thanh toán theo hợp đồng hay chưa?

Khi xem xét đến trường hợp này, nhóm em đã thảo luận lại về điều kiện FOB giữa
người mua và người bán. Thông thường, điều kiện FOB yêu cầu người bán chịu trách
nhiệm giao hàng cho công vận chuyển từ cảng bốc hàng và chịu rủi ro cho đến khi
hàng hóa được xếp lên tàu. Trong trường hợp tàu bị hư hỏng và không thể bốc hàng
lên tàu, người bán có thể phải tiếp tục chịu trách nhiệm cho hàng hóa và thực hiện các
biện pháp như sửa chữa tàu hoặc tìm phương thức vận chuyển thay thế.

Về việc thanh toán, điều này cũng phụ thuộc vào điều khoản thanh toán được quy định
trong hợp đồng. Nếu hợp đồng xác định thanh toán sau hoặc dựa trên thời gian nhất
định sau khi hàng hóa đã được giao cho công vận chuyển, thì người bán có thể không
nhận được thanh toán cho đến khi hàng hóa được xếp lên tàu. Tuy nhiên, nếu người
mua và người bán có thỏa thuận khác về việc thanh toán trong trường hợp này, thì
điều này cũng có thể thay đổi.

Tình huống 3:

•Điều kiện thương mại là FOB

•Người bán đã giao hàng lên tàu trong tình trạng hoàn toàn tốt

•Khi đến nơi đến, hàng hóa có dấu hiệu bị hư hỏng

•Người mua yêu cầu bồi thường thiệt hại bởi vì quyền sở hữu hàng hóa vẫn chưa
được chuyển giao cho người mua tại thời điểm người bán giao cho người chuyên
chở

(?) Lý lẽ của người mua có phù hợp với Incoterms

(?) Nếu điều kiện thương mại là CIF, lý lẽ của người mua có phù hợp với
Incoterms?

Trong trường hợp điều kiện thương mại là FOB, điều này có nghĩa là người bán đã
hoàn tất trách nhiệm của họ khi hàng được giao cho người vận chuyển tại cảng gốc.
Tại thời điểm đó, quyền sở hữu đã được chuyển giao từ người bán cho người mua. Do
đó, nếu hàng hóa bị hư hỏng sau khi được giao cho người chuyên chở, người mua chịu
trách nhiệm và phải chủ động với người chuyên chở để giải quyết các vấn đề liên quan
đến thiệt hại.

23
Về câu hỏi thứ hai với điều kiện thương mại là CIF, lý lẽ của người mua không phù
hợp với Incoterms. Theo CIF, người bán chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển hàng
hóa đến cảng đích và phải mua bảo hiểm hàng hóa cho người mua. Khi hàng hóa được
giao cho người chuyên chở tại cảng gốc, quyền sở hữu đã được chuyển giao từ người
bán sang người mua. Do đó, nếu hàng bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, người
mua có quyền yêu cầu bồi thường từ bảo hiểm.

2. Tình huống thảo luận cùng nhóm C

Tình huống 1:

- Nhà xuất khẩu Trung Quốc xuất khẩu “white beans” sang Mỹ

- Điều kiện thương mại : CFR Portland, Oregon, USA

- Hàng được bốc lên tàu tại Cảng Hongkong

- Khi hàng đến Portland, phát hiện có tạp chất, hàng bị FDA (Mỹ) giữ lại do
không đạt tiêu chuẩn.

Ai chịu rủi ro?

Trong trường hợp này, nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ chịu trách nhiệm chính vì họ đã
xuất khẩu sản phẩm từ Trung Quốc sang Mỹ, đồng ý điều kiện thương mại CFR
Portland, tức là họ đã chịu trách nhiệm chuyển hàng tới đến cảng Portland. Họ cũng
có trách nhiệm bốc lên tàu tại Cảng Hongkong.

Tuy nhiên, trong tình huống này, vì hàng bị FDA giữ lại vì không đạt tiêu chuẩn, có
thể sẽ có sự chia sẻ rủi ro giữa nhà xuất khẩu Trung Quốc và người mua hàng ở Mỹ.
Có thể họ đã sử dụng đúng quy trình và tiêu chuẩn vệ sinh khi xuất khẩu, nhưng tại
thời điểm được kiểm tra bởi FDA, hàng đã không đạt tiêu chuẩn. Trong trường hợp
này, việc chia sẻ rủi ro và xử lý thêm với người mua hàng sẽ phụ thuộc vào điều
khoản thương mại trong hợp đồng mua bán giữa hai bên.

Tình huống 2:

- Điều kiện thương mại là CIF

24
- Nhà xuất khẩu giao hàng lên tàu , lấy chứng từ và yêu cầu người mua thanh
toán sau khi xuất trình được chứng từ

- Nhà nhập khẩu chỉ chấp nhận thanh toán sau khi hàng hóa đã được kiểm định
chất lượng tại nước nhập khẩu.

Yêu cầu của nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu phù hợp với Incoterms?

Yêu cầu của nhà xuất khẩu trong trường hợp này phù hợp với điều khoản Incoterm
CIF (Cost, Insurance and Freight). Theo CIF, nhà xuất khẩu có trách nhiệm vận
chuyển hàng hóa tới cảng đích tại nước nhập khẩu và chịu trách nhiệm chứng từ vận
chuyển và bảo hiểm hàng hóa cho đến khi hàng hóa tới cảng đích.

Yêu cầu của nhà nhập khẩu trong trường hợp này không phù hợp hoàn toàn với
Incoterm CIF. Theo CIF, nhà nhập khẩu chỉ đóng vai trò thanh toán sau khi nhận được
chứng từ vận chuyển từ nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu trong trường hợp
này chỉ chấp nhận thanh toán sau khi hàng hóa đã được kiểm định chất lượng tại nước
nhập khẩu. Điều này không nằm trong phạm vi trách nhiệm của nhà xuất khẩu theo
Incoterm CIF.

Tình huống 3:

Người bán giao hàng theo điều kiện thuộc nhóm C, hàng hóa đã bị rơi xuống
biển trong quá trình vận chuyển.

● Người bán cho rằng người mua vẫn phải thanh toán cho mình vì người
bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo Incoterms.
● Người mua cho rằng người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán vì
người mua không nhận được hàng và người mua không thể kiểm tra được
thực sự người bán có giao hàng hóa phù hợp với hợp đồng hay không.

(?) Ai chịu rủi ro

Theo Incoterms, trong trường hợp hàng hóa đã bị rơi xuống biển trong quá trình vận
chuyển, người chịu rủi ro sẽ phụ thuộc vào điều kiện thương mại được thỏa thuận giữa
người mua và người bán.

Nếu điều kiện thương mại thuộc nhóm C, như CPT (Carriage Paid To) hoặc CIP
(Carriage and Insurance Paid To), thì người bán chịu rủi ro cho đến khi hàng hàng hóa

25
được giao cho người vận chuyển tại điểm xác định. Trong trường hợp này, người bán
phải chịu trách nhiệm và sẽ không yêu cầu người mua thanh toán.

Tuy nhiên, nếu điều kiện thương mại là CFR (Cost and Freight) hoặc CIF (Cost,
Insurance, and Freight), thì người mua chịu rủi ro cho đến khi hàng hóa đã được vận
chuyển tới cảng đích. Trong trường hợp này, người mua không phải thanh toán cho
người bán nếu hàng hóa bị mất hoặc bị hư hại trong quá trình vận chuyển trước khi
đến cảng đích.

Vì vậy, trong trường hợp này, nếu điều kiện thương mại thuộc nhóm C, người bán
chịu rủi ro và không yêu cầu người mua thanh toán. Tuy nhiên, nếu điều kiện thương
mại thuộc nhóm CFR hoặc CIF, người mua không phải thanh toán do người mua chịu
rủi ro trong trường hợp hàng hóa đã bị rơi xuống biển.

BUỔI 6
Thảo luận:

26
Sau khi đọc 7 bức thư, nhóm đã đưa ra được các bước hình thành hợp đồng:
Ở bức thư số 1, qua “the trade magazine” người mua là PL TRADING.CO đã
liên hệ với người bán là HV FOOD COMPANY LDT để đề nghị chào hàng ( gửi mẫu
thử, báo giá, điều kiện thương mại, ngày giao hàng sớm nhất có thể).
-> Kết luận được đây là bước đầu tiên : ENQUIRY
Đáp lại bức thư của người mua, người bán đã gửi mẫu hàng, giá cả, ngày giao
hàng sớm nhất.
-> Đây là bước thứ hai trong quy trình : OFFER
Tuy nhiên, người mua muốn mặc cả giá cả từ 255 USD còn 250 USD, nếu
người bán chấp nhận thì sẽ mua 30000 MT.
-> Có thể đây là bước mặc cả, khi người được offer muốn thay đổi điều gì đó trong
offer : COUNTER- OFFER.
Ở bức thư số 4, người bán chấp nhận “We can accept your suggestion unit
price for 5 pct broken at USD 250/MT FOB stowed HCM port. “ và đề nghị thời hạn
giao hàng là giữa tháng 4.
Người mua chấp nhận và gửi yêu cầu được đặt hàng ở bức thư số 5.
-> ACCEPTION.
Thư số 6, người bán xác nhận đơn hàng. Hợp đồng đã được thiết lập tại bước
này.
Thư số 7 là thư người bán gửi để xác nhận lại.
-> CONFIRMATION.

27

You might also like