Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

CHỦ ĐỀ 6: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG- Ô HEN-RI

I. Đôi nét về tác giả Ô Hen-ri


- Ô Hen-ri sinh năm 1862, mất năm 1910, tên thật của ông là William Sydney
Porter
- Quê quán: là nhà văn người Mĩ
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Ông sinh ra trong một gia đình có cha là thầy thuốc, mẹ ông qua đời khi ông
mới lên ba tuổi
+ Ông bỏ dở việc học tập năm 15 tuổi do gia cảnh nghèo khó. Ông đi nhiều nơi
và làm nhiều nghề khác nhau: nhân viên, kế toán, thủ quỹ ngân hàng…
+ Sau này, khi bắt đầu với sự nghiệp văn chương, ông trở thành một nhà văn
chuyên viết truyện ngắn
+ Nhiều truyện của ông đã để lại dư âm trong lòng bạn đọc như: Căn gác xép,
Tên cảnh sát và gã lang thang, Qùa tặng của các đạo sĩ…
- Phong cách sáng tác:
+ Những sáng tác của ông nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả
II. Đôi nét về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Chiếc lá cuối cùng là một trong số 600 truyện ngắn của nhà văn Ô Hen-ri. Đoạn
trích này nằm ở phần cuối truyện
2 Giá trị nội dung
- Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình
yêu thương giữa những con người với nhau. Qua đó nhà văn mang tới một bức
thông điệp: Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao hi vọng hãy luôn yeu
thương, mang nghệ thuật phục vụ con người, nghệ thuật châ
n chính lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người và vì con người.
3. Giá trị nghệ thuật
- Truyện với nhiều tình huống hấp dẫn, cách sắp xếp chặt chẽ, đặc biệt là đảo
ngược tình huống lần lần tạo sự hứng thú cho người đọc.
4. Phân tích tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Ô Hen-ri.
a. Mở bài
Cách đây 112 năm, trên bầu trời văn học nước Mĩ, một ngôi sao sáng đã lặn. Ngôi
sao ấy là O - Hen-ri. Sự ra đi của ông quả thật, đã để lại cho nhân dân nước Mĩ
nhiều tiếc nuối. Thế nhưng, đúng như có người đã nói: "Văn học nằm ngoài những
định luật của băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết". Mặc dù ngôi sáng
ấy lặn khá lâu rồi song dư quang của nó vẫn lấp lánh tỏa sáng trên những trang văn
mà ông O. Hen-ri để lại cho đời. Sự nghiệp sáng tác của ông không đồ sộ như
M.Gorđki, L.Tônxlôi nhưng hầu hết các tác phẩm mà nhà văn viết ra đều có giá trị
lớn lao. "Chiếc lá cuối cùng" của ông là một trong những tác phẩm như thế.
b. Thân bài
*. Nhân vật Giôn-xi
- Giôn-xi là một họa sĩ nghèo mắc bệnh sưng phổi
- Khi bị bệnh, cô đã vô cùng tuyệt vọng:
+ Mở to cặp mắt thẫn thờ và thều thào ra lệnh => Những từ láy tượng hình tượng
thanh thể hiện sự yếu ớt, cạn kiệt của Giôn-xi
+ Suy nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng thì cô sẽ chết
⇒ Tinh thần suy sụp, mất hết niềm tin, nghị lực, tâm trạng buông xuôi, tuyệt vọng
- Thái độ của Giôn-xi khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng không rụng:
+ Tự thấy mình là hư
+ Muốn ăn cháo, uống nước, muốn soi gương và muốn vẽ
> Tâm trạng hoàn toàn thay đổi, cô thoát khỏi cái chết, có tình yêu cuộc sống, yêu
nghệ thuật. Sự dai dẳng của chiếc lá chính là nguồn gốc hồi sinh tâm trạng của
Giôn-xi
⇒ Con người cần phải có niềm tin, nghị lực để chiến thắng bệnh tật và vượt lên
chính mình
* Nhân vật Xiu
- Xiu là một cô gái có tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh, có sự đồng cảm sâu sắc và
yêu thương bạn như người thân ruột thịt:
+ Khi Giôn-xi bị bệnh: Lo lắng, luôn động viên, chăm sóc Giôn-xi => Tình cảm
chân thành của Xiu với cô bạn yếu đuối trọ cùng
+ Xiu sợ khi chỉ còn 1 chiếc là thường xuân cuối cùng còn bám lại trên tường. Khi
Giôn-xi bảo kéo màn,” cô làm theo cô làm theo một cách chán nản”
- Xiu kể về cái chết của cụ Bơ-men bằng một giọng cảm động và chân thành còn có
cả sự biết ơn khôn xiết
⇒ Thể hiện sự kính trọng, thương nhớ, khâm phục cụ Bơ-men
*. Nhân vật cụ Bơ-men
- Là một họa sĩ già, nghèo, chưa có thành đạt trên con đường nghệ thuật, mơ ước vẽ
được kiệt tác
- Quan tâm, yêu quí các đồng nghiệp trẻ
- Là người có đức hi sinh thầm lặng cao cả, quên mình vì người khác
- Tạo ra kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu lấy Giôn-xi: Khi biết tâm trạng chán nản
của Giôn-xi, cụ lẳng lặng vẽ cltxcc trên tường trong đêm gió tuyết để nhen lên
niềm tin, niềm hi vọng và nghị lực sống cho Giôn-xi
⇒ Chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ men được tạo ra từ nghệ thuật chân chính, hướng
đến con người và vì con người.
* Khái quát những giá trị tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật làm nên thành công
của tác phẩm:
- Lời nói kết lại tác phẩm là sự khẳng định cho ý nghĩa cao cả của sự sống. Là ca
ngợi và kính trọng trước nhân cách cao đẹp của người nghệ sĩ dám hy sinh vì đồng
loại.
- Nghệ thuật dựng truyện đặc sắc, cách tạo tình huống bất ngờ giúp người đọc cảm
nhận sâu sắc hơn ý nghĩa câu chuyện.
c. Kết bài
“Chiếc lá cuối cùng” là câu chuyện đời thường giản dị mà xiết bao cảm động. Tình
thương yêu giữa người với người đã đem lại giá trị lâu dài cho tác phẩm và vinh
quang cho tôn tuổi nhà văn O.Hen-ri. Ngoài ra, tác phẩm còn chứa đựng một quan
điểm đúng đắn về mục đích của sáng tạo nghệ thuật: Nghệ thuật đích thực trước hết
phải phục vụ con người và cuộc sống.
I. Tác giả
Cách đây gần một thế kỷ, trên bầu trời văn học nước Mĩ, một ngôi sao sáng đã lặn.
Ngôi sao ấy là O. Hen-ri. Sự ra đi của ông quả thật, đã để lại cho nhân dân nước Mĩ
nhiều tiếc nuối. Thế nhưng, đúng như có người đã nói: “Văn học nằm ngoài những
định luật của băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”.
Henry là nhà văn của những số kiếp lay lắt trong xã hội Hoa Kỳ đương thời. Ông
không dùng ngòi bút để tô hồng hay đánh bóng hiện thực mà đi vào góc tối số phận
để kiếm tìm cảm hứng sáng tác.
II. Tác phẩm
Mặc dù ngôi sáng ấy lặn khá lâu rồi song dư quang của nó vẫn lấp lánh tỏa sáng
trên những trang văn mà ông O. Hen-ri để lại cho đời. Sự nghiệp sáng tác của ông
không đồ sộ như M.Gorđki, L.Tônxlôi nhưng hầu hết các tác phẩm mà nhà văn viết
ra đều có giá trị lớn. “Chiếc lá cuối cùng” là một trong những tác phẩm như thế.
Bầu không khí trong tác phẩm mang sắc thái ảm đạm, thậm chí có phần u ám bởi
những trớ trêu của số phận. Thế nhưng, nhà văn không đơn thuần là thuật lại sự
nghiệt ngã ấy, ông còn muốn khơi dậy sự thương cảm và nỗi xót xa nơi độc giả.
Với tư cách người nghệ sĩ chân chính, O. Henry đã mang đến cho tác phẩm luồng
sáng mới, xua tan đi bóng đêm phủ kín từng nhân vật. Luồng sáng ấy không chỉ là
bước ngoặt trong câu chuyện, nó còn là hiện thân của tình yêu thương con người.
III. Phân tích tác phẩm
A. Giá trị hiện thực
Nhưng, để tránh hiểu lầm, có lẽ cũng cần phải nói thêm: nhà văn phản ánh hiện
thực không chỉ để phản ánh, để phơi bày hiện thực mà cái chính là qua bức ảnh
chụp đó, tác giả muốn bày tỏ thái độ đối với con người. Dù chỉ là một góc phố nhỏ
thôi – nhà văn cũng lách ngọn bút vào để tìm tòi khám phá. Những tâm tư, tình cảm
của Bơ-men, Xiu, Giôn-xi đều được nhà văn chăm chú lắng nghe để rồi khơi lên
trong lòng độc giả những tia nước nguồn thương. Nguồn thương của tác giả rung
lên khi nhân vật gặp tình huống éo le. Ông tỏ ra rất quan tâm tới số phận của những
con người này. Ông thương cảm cho Giôn-xi, một “phụ nữ nhỏ bé”, thiếu máu vì
những cơn gió hiu hiu, bị mắc chứng bệnh viêm phổi. Ông đồng tình với ước mơ
chính đáng của bác Bơ-men: muốn có một kiệt tác để lại cho đời. Với Bơ-men, tác
giả thấy con người này thật đáng thương. Ông đã “ngoài sáu mươi ”, đã “múa cây
bút vẽ bốn mươi năm” mà vẫn không “với tới được gấu áo vị nữ thần của mình”.
Nói chung, cuộc đời cơ cực nào cũng chiếm được trái tim nhân đạo của nhà văn.
Ông đã viết về họ như viết về chính mình, cho nên dễ hiểu, dễ đọc, dễ làm xúc
động lòng người. Cái dễ làm xúc động lòng người ấy không phải ngẫu nhiên mà có.
Ta thấy trong thực tế, cuộc đời của tác giả cũng gặp nhiều nỗi gieo neo. Ông đã
từng trải nghiệm qua rất nhiều nghề để kiếm sống, cảnh đời thật đã cho ông yêu
sống phong phú. Khi viết truyện, ông đặt cái tâm nóng hồi của mình lên trang giấy.
Từ bác Bơ-mcn đến Giôn-xi, Xiu, hầu hết đều có sự hoá thân của tác giả…
B. Giá trị nhân đạo
Thật kì lạ, khi ngôn từ cũng có tâm hồn riêng của nó. Những con chữ nằm im lìm
trên trang giấy, lại có khả năng khơi gợi ra cả một kiếp người. O. Henry, một cuộc
đời giống như một truyện ngắn, truân chuyên và đầy vất vả. Không quá khi cho
rằng mọi bất hạnh trên cuộc đời ông đều đã trải qua. Lớn lên không sự yêu thương
của cha mẹ, ông phải làm đủ nghề kiếm sống, áp lực khiến ông tìm đến rượu để vơi
đi nỗi buồn. Cuộc đời đó một lần nữa xuất hiện trong Chiếc Lá Cuối Cùng, giống
như hình ảnh thứ hai của nhà văn. Những người họa sĩ nghèo- Xiu, Giôn-Xi, Bơ-
men đã gặp gỡ nhau nhờ sợi dây của số phận, họ cùng trải qua một cuộc sống nhàm
chán, u tối. Đau đớn thay khi những lo toan về vật chất vắt kiệt sức sáng tạo nghệ
thuật. Xót xa thay khi khát vọng lớn lao lại phải nhường chỗ cho những suy nghĩ
bình thường. Họ cần phải sống trước khi có thể vẽ, là một người hoạt động nghệ
thuật, O. Henry càng hiểu rõ quy luật nghiệt ngã đó.
1. Cảm
Truyện ngắn kể về những người họa sĩ nghèo ở cùng một khu nhà trọ tồi tàn, trong
đó có cụ Bơ Men một ông họa sĩ già luôn muốn tạo ra những tác phẩm để đời có
giá trị nghệ thuật, nhưng cuộc đời ông lại bị trói buộc trong một mớ bòng bong của
cuộc sống mưu sinh thường nhật. Ông thường xuyên phải làm người mẫu cho lớp
họa sĩ trẻ kiếm vài đô la để mua bánh mì và trả tiền thuê nhà trọ.
Cuộc sống mưu sinh vất vả khiến cho ông ngày càng bị đẩy xa khỏi ước mơ nghệ
thuật chân chính của mình, ước mơ về một tác phẩm để đời một kiệt tác vang danh
tạo nên tên tuổi của ông ngay cả sau khi ông đã chết. Còn có cả Xiu và Giôn Xi,
những họa sĩ trẻ còn tràn ngập sức sống nhưng lại bị bó hẹp trong ngôi nhà tồi tàn
và bệnh tật. Những người họa sĩ nghèo- Xiu, Giôn-Xi, Bơ-men đã gặp gỡ nhau nhờ
sợi dây của số phận, họ cùng trải qua một cuộc sống nhàm chán, u tối. Đau đớn
thay khi những lo toan về vật chất vắt kiệt sức sáng tạo nghệ thuật. Xót xa thay khi
khát vọng lớn lao lại phải nhường chỗ cho những suy nghĩ bình thường. Xuân Diệu
đã từng có những câu thơ:
Cơm áo không đùa với khách thơ
Nghệ thuật có thiên hướng lãng mạn, tâm hồn con người phải sảng khoái , bình yên
không lo nghĩ. Nhưng thực tế cho ta thấy rằng những người làm nghệ thuật bị chi
phối rất nhiều bởi yếu tố vật chất, không gian nhỏ hẹp tù túng không chứa nổi đôi
cánh luôn muốn tung bay trên bầu trời nghệ thuật của họ.
2. Ca
a. Tình bạn: Xiu- Giôn xi
bày tỏ thái độ ca ngợi về nét đẹp trung trinh của Xiu và Giôn-xi. Với ông, ở họ có
một tình hạn rất đẹp đẽ, trong sáng và rất đáng trân trọng. Cuộc sống nghèo khổ, sở
thích tương đồng, tình cờ đã giúp họ xích lại gần nhau. Khi Giôn-xi bị bệnh, Xiu
thương đứa em vô cùng. cô săn sóc và hết lòng chạy chữa cho em. Xiu làm việc
nhiều hơn để kiếm thêm tiền mua thuốc và thức ăn cho Giôn-xi.
Xiu đã tận tình săn sóc em, lúc thì khuấy nước súp gà, lúc thì pha sữa với rượu
Boóc-đô, lúc thì đặt thêm gối, lúc thì mời bác sĩ, lúc thì cầu cứu bác Bơ- men. Xiu
đã giành giật với tử thần để chạy chữa cho đứa em bé bỏng tội nghiệp.
Xiu là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn vị tha, là một con người giàu đức hi sinh thầm
lặng, có một trái tim nhân hậu mênh mông. Xiu là một nhân vật rất đẹp làm ta xúc
động và ngưỡng mộ về một tình bạn, tình chị em thủy chung, cao quý.
Tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi thật là gắn bó, thật là cảm động. Nghe bác sĩ
nói bệnh tình của Giôn-xi “mười phần chỉ còn hi vọng được một” thì Xiu đã vào
phòng làm việc và “khóc đến ướt đẫm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản”. Giọt
nước mắt ấy là giọt nước mắt của tình thương. Trái tim cô không hề “chai sạn” mà
luôn rung lên những nhịp đập đớn đau khi nghĩ đến cảnh: chỉ vài ngày nữa thôi cô
bé sẽ mất đi một người bạn yêu quý.
Thương thì thương vậy đấy, thế nhưng cô vẫn muốn kìm nén nỗi đau, cố chạy trên
thực tại phũ phàng (“thản nhiên”) để Giôn-xi yên tâm. Rồi cô tỏ ra thực sự “lo
lắng” khi phải chứng kiến ý nghĩ “kỳ quái” của bạn mình. Xiu luôn muốn được ở
“bên cạnh” bạn để săn sóc, luôn tìm cách động viên an ủi Giôn-xi: “Ông bác sĩ đã
nói với chị là em sẽ chóng hình phục thôi (…) khả năng khỏe là mười phần chắc
chín”.
Thực ra, đây là một lời nói dối. Nhưng sự nói dối của Xiu, trong hoàn cảnh này
không hề có tội. Sự nói dối của cô chẳng qua chỉ là sự bất đắc dĩ, xuất phát từ tình
yêu thương bạn, muốn giúp bạn bớt lo lắng và có niềm tin, niềm hi vọng vào cuộc
sống.
Cô dồn tâm sức để vẽ nhiều tranh ảnh để kiếm tiền chăm sóc cho Giôn-xi. Tình
cảm của Xiu là tình cảm chân thành. Tình cảm ây làm ta rưng rưng cảm động.
Trong thâm tâm Xiu, Giôn-xi là một người em ruột. Cô đã chăm bẵm bạn theo cấp
độ tình cảm máu thịt, chân tình ấy.
b. Tình yêu thương con người: cụ Bơ Men-Giôn xi
Hình ảnh cô gái trẻ Giôn xi vì bệnh tật mà cự tuyệt tất cả, phó mặc cho số phận, nói
đúng hơn là phó mặc cho những chiếc lá vô tri vô giác ở ngoài kia. Cô đã để cho
tuổi trẻ, để cho ước mơ và khát vọng của mình không còn một con đường nào để đi
nữa. Cô khiến người đọc trở nên xung đột với mình, cô có đáng trách không, hay
cô đáng thương. Thực ra cô là cô gái có khát vọng nhưng vì hiện thực khắc nghiệt
nên mới rơi vào tình trạng này. Cô vẫn luôn có ước mơ “được vẽ vịnh Na-Plo”.
O.Hen-ri khiến người đọc hồi hộp, chờ đợi tình huống truyện tiếp theo xảy ra như
thế nào. Trên dây thường xuân chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng, chiếc lá ấy chính
là niềm hi vọng cũng là sự tuyệt vọng của Giôn xi. Gion xi thất vọng “hôm nay nó
sẽ rụng thôi và cùng lúc đó em sẽ chết”. Nhưng có một tình huống bất ngờ xảy ra
như một phép nhiệm màu. Đêm hôm ấy gió mưa tràn về nhưng kỳ lạ thay “chiếc lá
vẫn còn đó”, bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết. Giôn xi cảm thấy rất khó hiểu
nhưng cũng tràn đầy niềm tin. Hóa ra sau tất cả sự khắc nghiệt và khó khăn thì
chiếc lá ấy vẫn còn.
Tình huống truyện đảo ngược ở cuối truyện thực sự đã khiến trái tim của một cô
gái tuyệt vòng trở nên có niềm tin hơn. Nhưng sự thật tì chiếc lá cuối cùng bám lại
trên tường ấy chính là kiệt tác của cụ Bơ men, cụ đã bất chấp thời tiết nắng mưa ấy
làm một việc vô cùng nhân văn, tạo niềm tin và nghị lực cho chính cô gái trẻ.
Cụ già Bơ-men, một hoạ sĩ già là một con người giàu đức hi sinh như vậy. Năm ấy,
cụ Bơ-men đã 60 tuổi, khắc khổ, đã 40 năm cầm bút vẽ mà vẫn không với tới được
gấu áo vị nữ thần của nghệ thuật. Tuy vậy, cụ đã nói với cô Xiu: Một ngày kia tôi
sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất…. Ông không ngồi làm mẫu nữa, mà đã đứng trong
cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng, pha lẫn tuyết đang để xuống, chỉ mặc một cái áo sơ-mi
cũ màu xanh, đứng suốt đêm âm tầm sáng tạo nên Chiếc lá cuối cùng, chiếc lá dũng
cảm. Gió bấc dữ dội, nhưng chiếc lá thường xuân đơn độc ấy vẫn bám chắc lấy
cành. Giày và áo quần cụ họa sĩ đã ướt sũng và lạnh buốt, Cụ Bơ-men đã chết vì
sưng phổi.
Chiếc lá cuối cùng do cụ vẽ nên đã đánh lui thần chết, cứu sống cô Giôn-xi. Quên
mình để cứu người là một hành động cao cả. Cái chết của cụ già Bơ- men đẹp hơn
mọi bài ca. Nếu Chúa bị đóng đinh chịu nạn vì hạnh phúc của con người, thì cụ Bơ-
men cao đẹp thay đã xả thân vì sự sống của Giôn-xi. Cụ đã vĩnh viễn ra đi, nhưng
chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác, cụ để lại cho đời, vì sự sống và hạnh phúc của
con người. Giôn-xi khỏi bệnh, cô lặng ngắm tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men, và
cô xúc động khi nghĩ tới lời Xiu nói: Cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối
cùng đã rụng với tất cả tình thương và lòng biết ơn vô hạn. Hơn một thế kỉ này
hàng triệu độc giả trên hành tinh đã cúi đầu nghiêng mình trước nghĩa cử và cái
chết của họa sĩ già Bơ-men
Chắc chắn khi dầm mình trong mưa tuyết để vẽ chiếc lá, bác không phải không
cảm thấy giá buốt, không phải không cảm thấy nguy hiểm cho tính mạng mình.
Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để cứu sống cô
đã thúc đẩy bác vượt lên trên giá buốt, hiểm nguy để vẽ chiếc lá cuối cùng. Đó là
một kiệt tác thực sự vì nó chứa đựng tất cả tâm hồn, tài năng của một nghệ sĩ chân
chính, vì nó được tạo nên bằng cả cuộc đời của một con người và vì nó đem lại
cuộc sống cho những người nghèo khổ và lương thiện.
Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được, nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng,
bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu lòng nhân ái. bác Bơ-
men đã nhận ra chiếc chìa khóa mở cánh cửa đưa Giôn-xi trở lại với cuộc sống.
Bằng tài năng, bác đã vẽ nên bức kiệt tác của mình - cũng chính là bức tranh cuối
cùng - để mang lại cho Giôn-xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Nhưng thông qua bức
vẽ cuối cùng gắn liền với sự hi sinh thầm lặng của Bơ-men, tác giả còn muốn nói
tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật, ý nghĩa cao quý của nghệ thuật. Suốt
bốn mươi năm lao động, bác Bơ-men luôn thất bại, chưa bao giờ ngòi bút của tác
giả chạm tới tà áo của nàng nghệ thuật. Nhưng đến phút cuối cùng, khi không định
làm nghệ thuật, nhưng vì mục đích giành lại sự sống cho một người, bác đã hoàn
thành kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh khác thường: đêm đông, gió lạnh,
tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Tác phẩm
của bác trở nên bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người và biết đâu,
sự sống của một tài năng.
Chi tiết “chiếc lá cuối cùng” chính là chi tiết đắt giá, đậm chất nhân văn cũng như
giàu tính nghệ thuật, mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ. Đây chính là bức
tranh cuối cùng, là kiệt tác trong cả một đời làm họa sĩ của cụ Bơ men. Không bất
kỳ ai biết được sự thật đó, chỉ sau khi cụ Bơ men ra đi thì mọi người mới bừng tỉnh.
Suốt cả cuộc đời nghệ sĩ của mình thực sự cụ Bơ men đã có được kiệt tác để đời.
Một kiệt tác không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn thấm đẫm tình người.
c. Chiếc lá cuối cùng
Rốt cuộc điều gì làm nên một kiệt tác? Nghệ thuật đặc sắc hay ngôn từ đẹp đẽ?
Không! Kiệt tác nằm ở giá trị của một tác phẩm, chỉ khi nào nó có ích và sẽ có ích
cho một ai đó, tác phẩm lập tức sẽ trở thành kiệt tác, bất chấp vẻ bề ngoài bình
thường của nó. Thử hỏi liệu có mấy tác phẩm nghệ thuật trên đời này có khả năng
cứu sống được tính mạng của một con người? Vậy mà bức tranh vẽ chiếc lá thường
xuân của cụ Bơ-men lại làm được điều phi thường đó.
Giôn-xi vào những năm tháng bệnh trở nặng, đã mang cả sinh mệnh của mình đặt
vào những lá thường xuân, vào giây phút chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng
xuống, cô sẽ tự buông bỏ cuộc sống của mình. Thật may mắn khi vào giây phút
định mệnh đó, chiếc lá của cụ Bơ-men đã thế chỗ, chiếc là kiệt tác cả đời cụ vẫn
hằng mong muốn vẽ được. Bởi nó đã được đánh đổi bằng cả tính mạng của cụ. Độc
giả sẽ không thể nào quên hình ảnh của một ông cụ già yếu chân đứng không vững
vượt mình trong bão táp để mà vẽ nên chiếc lá thường xuân. Cũng không thể nào
quên giây phút con người ấy ngã xuống, mãi mãi đi về nơi vĩnh hằng để gieo mầm
sự sống cho một người khác. Đau lòng thay, song cũng khâm phục thay!
Chiếc lá cuối cùng không chỉ mang đến cho người đọc những thông điệp nhân văn
sâu sắc về cuộc đời, sự vượt qua nghịch cảnh để vươn đến một cuộc sống tốt đẹp
mà nó còn là lời nhắc nhở, bản tuyên ngôn về nghệ thuật thuật chân chính.
Bàn về mục đích thật sự của nghệ thuật, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Đã có thời,
người ta cho rằng nghệ thuật chỉ là một phương tiện mua vui cho con người.
Thế nhưng với O. Henry, nghệ thuật không được định nghĩa một cách đơn giản và
hời hợt như thế. Nghệ thuật phải là một thứ cao cả, giàu ý nghĩa và sâu sắc hơn.
Sự ra đi của bác chỉ là sự ra đi của xác thịt, còn tâm hồn của bác thì chắc chắn sẽ
còn kết tủa lại mãi với thời gian. Kiệt tác ấy chính là kết quả của sự tích lũy tổng
hòa hơn 40 năm cầm cọ, là sự dồn tụ cao độ của cái tâm và tài trong đời nghệ sĩ. Cụ
Bơ-men cuối cùng cũng đã hoàn thành tâm nguyện tạo ra được một kiệt tác. Tác
phẩm để đời ấy của cụ, không phải vẽ về những thứ hào nhoáng, bóng bẩy mà chỉ
là chiếc lá thường xuân bình thường.
Thế nhưng, sự bình thường đó lại chứa đựng một sức mạnh cứu rỗi lớn lao. Điều
đó đã cho thấy, nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống mà đâm chồi nảy nở.
Nếu như người nghệ sĩ thoát ly khỏi thực tại, dửng dưng trước nỗi khổ của con
người trong thời đại thì tác phẩm khi thai nghén ra sẽ chỉ là thứ nghệ thuật giải trí
đơn thuần. Trải qua quy luật đào thải của thời gian, chúng sẽ dần bị lãng quên và
biến mất.
Nghệ thuật bắt đầu từ đời sống nhưng không vì thế mà người cầm bút cho phép
“đứa con” của mình trở thành một cỗ máy sao chép hiện thực. Nghệ thuật, về bản
chất, chính là sự gạn lọc có ý nghĩa của cuộc đời.
Bác Bơ-men đã chết, nhưng tác phẩm kiệt xuất của bác vẫn sống mãi với hai cô gái
nghèo, vẫn sống mãi trong lòng các thế hệ bạn đọc. Bởi vì tác phẩm đó đã biểu hiện
tất cả phẩm chất cao đẹp của bác: nghèo nhưng vô cùng nhân hậu, thất bại nhưng
vẫn ước mơ, sẵn sàng xả thân vì người khác.
*Thông điệp dành cho người làm nghệ thuật trong tác phẩm
Nếu như cụ Bơ-men nhận ra rằng, chỉ chiếc lá kia mới giúp Giôn-xi tìm lại sự thiết
tha với cuộc sống thì người làm nghệ thuật cũng phải biết kiếm tìm và chắt chiu
những “giọt mật” tinh túy nhất để đưa vào tác phẩm.
Nghệ thuật sẽ không là gì nếu thiếu vắng bóng hình của cuộc sống. Thế nhưng, sự
hiện diện của hiện thực trong tác phẩm phải có ý nghĩa, chứa đựng những bài học
nhân văn sâu sắc.
Hơn thế nữa, nghệ thuật đích thực, phải là thứ nghệ thuật vị nhân sinh, kiến tạo nên
một thế giới mới, tốt đẹp và bác ái hơn.
Nghệ thuật, cũng giống như bức tranh của cụ Bơ-men, phải sinh ra vì con người và
vì hạnh phúc con người. Nó phải thúc đẩy con người hướng tới những điều tốt đẹp,
thêm nâng niu và trân trọng cuộc sống này hơn.
3. Phê
Nhân vật trong truyện và đặc biệt là cái chết u buồn của người hoạ sĩ chân chính đã
làm nổi bật lên xã hội lúc bấy giờ, vô cùng tàn ác, nơi mà đồng tiền lên nắm hết
quền hành, nơi mà những bộ óc sáng tạo của người nghệ sĩ bị chèn ép, và cái họ
phải đặt lên hàng đầu là, vật chất, cơm ăn manh áo, đâu còn chỗ cho những ý tưởng
sáng tạo. những mảnh đời nghèo đói, bất hạnh dù tài năng đến đâu cúng chẳng thể
có cơ hôin toả sáng. Sông 1 cuộc đừi không chỉ thiếu thốn thiệt thòi mà đớn đau
hơn cả là không bao giời chan=mj đến ước mơ cao đẹp mà mình hằng mong muốn.

You might also like