Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

NHÓM 24:

Phan Trần Đông Duy


Lê Thị Phượng
Bùi Thị Diễm Tuyền

CÂU 1:
- Fact: Jim và Alice Barnett không biết chọn kỳ nghỉ như thế nào để tận hưởng, vì thế
họ đã tìm đến sự giúp đỡ của Jane Kass để cho họ lời khuyên.
- Issue: Gia đình Barnett thích trải nghiệm nào và Jane Kass nên đưa ra lời khuyên gì?
- Rules:
+ 3 năm trước: họ dành hai tuần tại một quán trọ nhỏ trên đảo Nantucket và yêu
thích nó ⇒ Jim và Alice Barnett thích đi du lịch trên đảo và ở những quán trọ
nhỏ.
+ 2 năm trước: họ đến thăm London trong một tuần và ở trong một khách sạn lớn
ở khu vực trung tâm thành phố. Họ thấy nó đầy hối hả và nhộn nhịp của thành
phố và quá bận rộn để có thể nghỉ ngơi ⇒ Gia đình Barnett không thích trải
nghiệm kỳ nghỉ ở trung tâm thành phố vì nơi đây vô cùng ồn ào và tấp nập.
+ 1 năm trước (năm ngoái): họ đã thực hiện chuyến du ngoạn kéo dài 4 ngày qua
Carribean trên tàu viễn dương. Mặc dù họ thích ở trên mặt nước, nhưng họ
không thích đi du lịch với đám đông trên tàu, và họ muốn ở lại lâu hơn trên một
số hòn đảo mà họ đã đến thăm. ⇒ Jim và Alice thích trải nghiệm những chuyến
đi có đảo, gió, biển và nước trong nhiều ngày; tuy nhiên, họ lại không thích du
lịch với đám đông.
- Application:
+ Chuyến đi đầu tiên chỉ ra rằng nên giới thiệu Jim và Alice Barnet trải nghiệm
trên đảo và nghỉ ngơi ở các nhà trọ
+ Chuyến đi thứ hai chỉ ra rằng không nên giới thiệu Jim và Alice trải nghiệm ở
những nơi đông người và tấp nập
+ Chuyến đi thứ ba chỉ ra rằng nên giới thiệu Jim và Alice đi đến những nơi có
biển và đảo trong nhiều ngày, nhưng không có quá đông người
- Conclusion: Jane Kass nên đưa ra lời khuyên cho gia đình Barnett rằng: Jim và Alice
nên đi du lịch trên các hòn đảo ngoài biển vài ngày nơi có không gian rộng rãi và yên
tĩnh; họ nên nghỉ ngơi ở các quán trọ nhỏ nơi không có tiếng ồn vì trọ sẽ có “không
gian yên ắng” và “giá cả hợp lý” hơn những khách sạn lớn hoặc tàu viễn dương.

CÂU 2:
*Tình huống 1:
- Fact: Jim Brown mong muốn tái hôn; tuy nhiên, tòa án đã phán quyết rằng không thể
hoàn tất việc ly hôn của ông và Georgia cho đến một năm sau khi nộp đơn xin ly hôn.
- Issue: Khi nào Jim Brown có thể tái hôn và ngày sớm nhất là?
- Rules: Theo như phán quyết của tòa, việc ly hôn sẽ hoàn tất sau khi đã nộp đơn ly
hôn 01 năm.
- Application: Vào ngày 1 tháng 6 năm 2001, đơn ly hôn đã được Jim nộp lên tòa án
nên ngày 1 tháng 6 năm 2002 (tức năm sau), đơn của ông mới được giải quyết xong.
Do đó, trước 1/6/2022, ông không được tái hôn, nếu trái với phán quyết của toà thì
Jim Brown sẽ vi phạm pháp luật.
- Conclusion: Như vậy, đám cưới tiếp theo của ông Jim Brown có thể được lên lịch
sớm nhất có thể là vào ngày 1 tháng 6 năm 2002.
*Tình huống 2:
- Fact: Skip Henley, 16 tuổi, vừa ký hợp đồng thành viên để tham gia câu lạc bộ sức
khỏe địa phương. Cha mẹ anh ấy rất buồn vì anh ấy phải trả phí thành viên hàng tháng
trong hai năm. Tuy nhiên, Các tòa án ở Arcadia đã tuyên bố rằng không ai dưới 18
tuổi có thể ký kết hợp đồng.
- Issue: Hợp đồng mà Skip Henley đã ký có hiệu lực hay không?
- Rules: Các tòa án ở Arcadia đã tuyên bố rằng không ai dưới 18 tuổi có thể ký kết
hợp đồng.
- Application: Tại thời điểm ký hợp đồng, Skip chỉ mới 16 tuổi, chưa đủ độ tuổi có thể
ký kết một hợp đồng theo như quy định của tòa án.
- Conclusion: Như vậy, Skip Henley đã ký một hợp đồng mà hợp đồng đó không thể
thực hiện được hay nói cách khác, đó là một hợp đồng vô hiệu.

CÂU 3:
*Tình huống 1:
- Fact: Một sinh viên luật đã được gọi làm nhiệm vụ bồi thẩm đoàn ở bang Arcadia.
Lệnh triệu tập bồi thẩm đoàn của cô ấy nói rằng các bồi thẩm viên tiềm năng có thể
được miễn trừ nếu việc phục vụ sẽ gây ra khó khăn quá mức. Cô yêu cầu thư ký phiên
tòa giải thích những lý do có thể bào chữa cho cô. Thư ký nói với cô ấy rằng trong
một trường hợp, một người trông trẻ tự làm chủ không thể làm việc trong khi phục vụ
trong bồi thẩm đoàn đã được miễn.
- Issue: Phân tích độ khó khăn trong trường hợp này có “quá mức" hay không?
- Rules: Việc phục vụ (nhiệm vụ bồi thẩm đoàn) có thể được miễn nếu gây ra khó
khăn quá mức
- Application: “Một người đang có nhiệm vụ trông trẻ”, đây là khó khăn về thời gian
thực hiện nhiệm vụ (thời gian thực hiện nhiệm vụ trùng với thời gian làm việc/ được
lên lịch sẵn) nếu cô ấy thực hiện dịch vụ bồi thẩm đoàn thì cô ấy sẽ không có thu nhập
do không có thời gian làm việc
- Conclusion: Như vậy, cô ấy sẽ được miễn thực hiện nhiệm vụ bồi thẩm đoàn.
*Tình huống 2:
- Fact: Một kế toán viên đã mua vé máy bay không hoàn lại tới Los Angeles cho kỳ
nghỉ của gia đình anh ấy, nhưng kỳ nghỉ đó lại được lên lịch vào ngày bắt đầu nghĩa
vụ bồi thẩm đoàn của anh ta.
- Issue: Phân tích độ khó khăn trong trường hợp này có “quá mức” hay không?
- Rules: Việc phục vụ (nhiệm vụ bồi thẩm đoàn) có thể được miễn nếu gây ra khó
khăn quá mức
- Application: “Anh kế toán đã mua vé máy bay không hoàn lại để đến Los Angeles”,
đây là khó khăn về thiệt hại tài sản (có thiệt hại thực tế, rõ ràng, được xác định cụ thể,
ở đây là tiền vé máy bay) nếu anh ấy thực hiện dịch vụ bồi thẩm đoàn thì anh ấy chắc
chắn sẽ mất tiền vé máy bay.
- Conclusion: Như vậy, anh ấy sẽ được miễn thực hiện nhiệm vụ.
*Tình huống 3:
- Fact: Một chủ ngân hàng đầu tư sợ rằng anh ta có thể mất một khách hàng quan
trọng nếu anh ta không thể tham dự cuộc họp đã lên lịch trước đó.
- Issue: Phân tích độ khó khăn trong trường hợp này có “quá mức” hay không?
- Rules: Việc phục vụ (nhiệm vụ bồi thẩm đoàn) có thể được miễn nếu gây ra khó
khăn quá mức
- Application: Việc anh ấy sẽ không thể đến gặp mặt khách hàng do đang thực hiện
nhiệm vụ bồi thẩm đoàn thì anh ta sẽ có khả năng sẽ mất đi khách hàng. Nhưng không
thể chứng minh thiệt hại chính xác gây ra với chủ đầu tư, không thể chứng minh
những khó khăn quá mức.
- Conclusion: Do đó anh ấy không được miễn thực hiện nhiệm vụ.

CÂU 4:
- Issue: Sinh viên luật có được miễn thực hiện nhiệm vụ hay không?
- Rule:
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ: thời gian thực hiện nhiệm vụ trùng với thời gian
làm việc/ được lên lịch sẵn.
+ Thiệt hại: có thiệt hại thực tế, rõ ràng, được xác định cụ thể, ở đây là tiền
lương/ tiến vé máy bay.
- Application:
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ bồi thẩm đoàn bị trùng với thời gian diễn ra
phỏng vấn với công ty luật ngoại bang. Thời gian phỏng vấn sẽ kết thúc trong
01 tuần như thời gian làm nhiệm vụ lại kéo dài 02 tuần. => Thỏa mãn yếu tố về
thời gian.
+ Thiệt hại: Khi tham gia thực hiện nhiệm vụ thì chắc chắn không thể tới phỏng
vấn với công ty luật. Tuy nhiên cô ấy lại không thể chứng minh cụ thể những
thiệt hại xảy ra, không thể chắc chắn việc tham gia phỏng vấn sẽ mang lại công
việc cho cô ấy, không có thiệt hại cụ thể về tiền và tài sản ở đây.
- Conclusion: Sinh viên luật này không thể được miễn thực hiện nhiệm vụ bồi thẩm
đoàn mặc dù thời gian thực hiện nhiệm vụ bị trùng với thời gian tham gia phỏng vấn,
nhưng do không thể chứng minh thiệt hại cụ thể nên cô ấy không đủ điều kiện để được
miễn thực hiện nghĩa vụ.

CÂU 5:
Hành vi trộm cắp trong cửa hàng là gì?
Phân tích:
Trường hợp 01:
- Hành vi: mang một thùng rác lớn bước ra khỏi cửa hàng kim khí để xác định
xem nó có vừa với ô tô của mình không.
- Mục đích: xác định xem cái thùng rác có vừa với chiếc xe của mình hay không
và không có ý định lấy mà không trả tiền.
- Địa điểm khi phát hiện hành vi: ở trong cửa hàng, anh ấy chưa rời đi.
- Phán quyết của tòa: anh ấy không vi phạm pháp luật.
Trường hợp 02:
- Hành vi: cô ấy để 06 lọ sơn móng tay trong túi xách của mình.
- Mục đích: lấy 06 lọ sơn móng tay và biện minh rằng mình quên trả tiền.
- Địa điểm phát hiện hành vi: bị bắt khi đang ở bãi đậu xe.
- Phán quyết của tòa: cô ấy vi phạm pháp luật.
Trường hợp 03:
- Hành vi: mặc cùng lúc 04 chiếc áo còn dán giá và bỏ đi.
- Mục đích: cô ta không biện minh cho hành vi của mình nhưng rõ ràng cô ta có
ý định không trả tiền.
- Địa điểm phát hiện hành vi: bãi đậu xe liền kề cửa hàng.
- Phán quyết của tòa: cô ấy vi phạm pháp luật.
=> Như vậy, hành vi trộm cắp trong cửa hàng là khi một cá nhân thực hiện hành vi
lấy, giữ, giấu hàng hóa trong cửa hàng một cách không công khai, với mục đích không
chính đáng là chiếm hữu hàng hóa đó mà không cần phải thanh toán. Lưu ý về việc
không thanh toán là tại địa điểm phát hiện hành vi lấy, giữ, giấu đồ thì người này hoàn
toàn không thể chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.
Quy luật để xác định khi nào một người phạm tội trộm cắp trong cửa hàng:
1. Chủ thể: phải có một cá nhân thực hiện hành vi.
2. Hành vi: lấy hoặc giấu đồ trong cửa hàng một cách không công khai hoặc
không có lý do chính đáng.
3. Địa điểm phát hiện hành vi: bên ngoài cửa hàng, nơi mà người lấy, giữ, giấu
hàng hóa không thể chứng minh nghĩa vụ thanh toán.
4. Mục đích: chiếm hữu hàng hóa nhưng không trả tiền.
Trường hợp của Jack Johnson:
- Issue: Anh ấy có thực hiện hành vi trộm cắp trong cửa hàng hay không?
- Rules:
1. Chủ thể: phải có một cá nhân thực hiện hành vi.
2. Hành vi: lấy hoặc giấu đồ trong cửa hàng một cách không công khai
hoặc không có lý do chính đáng.
3. Địa điểm phát hiện hành vi: bên ngoài cửa hàng, nơi mà người lấy, giữ,
giấu hàng hóa không thể chứng minh nghĩa vụ thanh toán.
4. Mục đích: chiếm hữu hàng hóa nhưng không trả tiền.
- Application:
1. Chủ thể: Jack Johnson chỉ mới 16 tuổi, không đủ độ tuổi quy định của luật.
2. Hành vi: Anh ta đã lấy hai đĩa DVD và bỏ chúng vào túi, anh ấy cũng không
đưa ra được mục đích chính đáng của hành vi này và chứng minh được mục
đích của hành vi đó.
3. Địa điểm phát hiện hành vi: anh ấy bị bảo vệ phát hiện và bắt lấy khi chưa rời
khỏi cửa hàng, nên không thể nói việc anh ấy quên thanh toán là hoàn toàn sai,
vì tại thời điểm đó, anh ấy có thể chứng minh bằng cách tiến tới quầy thu ngân
và tính tiền một cách công khai và minh bạch.
4. Mục đích: từ đó nhận thấy Jack có ý định lấy, giữ, giấu đĩa CD trong túi, nhưng
không thể chứng minh anh ấy hoàn toàn không muốn trả tiền và rời đi.
- Conclusion: Jack Johnson là một cá nhân 16 tuổi, anh ấy đã thực hiện hành vi lấy và
cất 02 đĩa CD vào trong túi, nhưng thời điểm bảo vệ phát hiện và giữ anh ấy lại là khi
anh ấy chưa rời khỏi cửa hàng, điều đó không minh chứng cho việc anh ấy sẽ không
trả tiền và rời đi, chính vì điều đó mà lý do anh ấy đưa ra là do mãi xem DVD mà
quên mất việc thanh toán. Như vậy không thể kết luật mục đích của anh ấy là không
chính đáng và muốn lấy hàng mà không trả tiền. Vì vậy, tòa không thể phán quyết
Jack Johnson phạm tội trộm cắp trong cửa hàng.

CÂU 6:

- Issue: Vinh có vi phạm Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm 1995 hay không?

- Rules: căn cứ theo Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm 1995:

1. Bất kỳ “người” nào “lái” bất kỳ “phương tiện” nào trên bất kỳ “lối đi bộ” nào đều là
vi phạm luật này;

2. Theo mục đích của luật này, các từ sau đây được định nghĩa như sau:

a. Một "người" là bất kỳ người nào trên 16 tuổi;

b. "phương tiện" là bất kỳ phương tiện vận chuyển cơ giới nào;

c. "lái" phương tiện có nghĩa là kiểm soát tốc độ phương tiện đi và hướng phương tiện
đi;

d. "lối đi bộ" là bất kỳ vỉa hè hoặc lối đi nào chủ yếu dành cho người đi bộ, không
dành cho xe cộ.

3. Hình phạt cho bất kỳ hành vi vi phạm luật này sẽ là phạt tiền $250.

- Application:

1. Vinh có phải là người không?

Anh ấy là một người bởi vì anh ấy trên 16 tuổi. Ở đây cụ thể là Vinh đã 19 tuổi.

2. Xe máy của anh Vinh có phải là 'phương tiện' không?

Nó là một 'phương tiện' vì nó là một phương tiện vận chuyển cơ giới.


Chắc chắn, xe máy là một cỗ máy, là cơ khí và là phương tiện di chuyển.

3. Vinh có 'lái' mô tô không?

Vinh không lái xe máy, bạn của anh ấy đang lái xe máy trên lối đi bên cạnh đường
chính.

4. Xe máy mà Vinh đang ngồi có đi trên lối đi bộ hay không ?

Đó là bởi vì về cơ bản, lối đi bộ là dành cho người đi bộ chứ không phải phương tiện
cơ giới.

Tương tự như vậy, luật quy định cụ thể rằng lề đường là lối đi bộ.

- Conclusion: Anh Vinh là người không điều khiển xe ở phần đường dành cho người
đi bộ nên không vi phạm Điều 18, Luật Giao thông đường bộ năm 1995. Anh ấy
không cần phải trả khoản tiền phạt $250 USD.

CÂU 7:

Issue: Việc Nhung cưỡi ngựa trên vỉa hè có vi phạm Điều 18 Luật Giao thông đường
bộ năm 1995 hay không?

Rules: Căn cứ theo Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm 1995:

1. Bất kỳ “người” nào “lái” bất kỳ “phương tiện” nào trên bất kỳ “lối đi bộ” nào đều là
vi phạm luật này;

2. Theo mục đích của luật này, các từ sau đây được định nghĩa như sau:

a. Một "người" là bất kỳ người nào trên 16 tuổi;

b. "phương tiện" là bất kỳ phương tiện vận chuyển cơ giới nào;

c. "lái" phương tiện có nghĩa là kiểm soát tốc độ phương tiện đi và hướng phương tiện
đi;
d. "lối đi bộ" là bất kỳ vỉa hè hoặc lối đi nào chủ yếu dành cho người đi bộ, không
dành cho xe cộ.

3. Hình phạt cho bất kỳ hành vi vi phạm luật này sẽ là phạt tiền $250.

Application:

- Nhung không thỏa mãn yếu tố đầu tiên về mặt chủ thể, bởi vì cô ấy chưa đủ 18
tuổi (chỉ mới 16 tuổi).
- Phương tiện mà Nhung sử dụng cũng không phải là phương tiện cơ giới, bởi vì
ta nhận thấy rõ ràng là con ngựa không phải là một phương tiện máy móc, cơ
học.
- Trong trường hợp này, Nhung là người đang điều khiển con ngựa, hành động
cưỡi ngựa cũng tương tự hành động lái xe.
- Cuối cùng, vỉa hè cạnh đường chính chắc chắn là làn đường dành cho người đi
bộ.

Conclusion: Qua những phân tích trên, Nhung cho dù đang cưỡi ngựa trên lối đi dành
cho người đi bộ nhưng thứ nhất, cô ấy vẫn chưa đủ độ tuổi thoe quy định của Điều 18
là 18 tuổi. Thứ hai, phương tiện mà Nhung điều khiển cũng không phải là phương tiện
giao thông cơ giới, mà ở đây đó là con ngựa - một sinh vật sống. Từ đó kết luận được
rằng, Nhung không vi phạm Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm 1995 và cô ấy
cũng không cần phải đóng phạt 250$.

You might also like