Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.

Khái niệm biện pháp bắt người đang bị truy nã


- Bắt người đang bị truy nã là bắt người có hành vi phạm tội đang trốn
tránh việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và đã bị các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ra quyết định truy nã, thông báo rộng rãi trên các
phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ
sở của chính quyền xã, phường, thị trấn và các nơi công cộng để lùng bắt.
- Người bị truy nã là người có hành vi phạm tội đã bị các cơ quan có
thẩm quyền ra quyết định truy nã, các đối tượng bị truy nã bao gồm: bị
can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu, người bị kết án trục xuất,
người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn; người bị kết án phạt tù bỏ
trốn, người bị kết án tử hình bỏ trốn; người đang chấp hành án phạt tù,
người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp
hành án phạt tù bỏ trốn.

2. Mục đích, ý nghĩa của việc quy định và áp dụng biện pháp bắt người
đang bị truy nã
- Mục đích:
+ Nhằm phát hiện và bắt giữ người đang bị truy nã bỏ trốn hoặc không
biết đang ở đâu theo quyết định tố tụng của cơ quan điều tra để tiếp tục
điều tra, xác định hành vi phạm tội của họ, truy tố, xét xử, tiếp tục thi
hành hình phạt và cải tạo giáo dục họ, đưa họ tái hòa nhập với cộng đồng
xã hội.
+ Bảo vệ an ninh xã hội và quốc gia:Mục đích này liên quan đến việc
loại bỏ khỏi xã hội những người có thể đe dọa an ninh, trật tự, và sự an
toàn của cộng đồng và quốc gia
- Ý nghĩa:
+
Có ý nghĩa trong việc bảo đảm cho các hoạt động của các cơ quan tiến
hành tố tụng được thuận lợi, góp phần quan trọng, nâng cao hiệu quả của
công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm; thể hiện sự chuyên chính
của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc đấu tranh chống tội phạm; góp
phần bảo đảm sự dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân, thể
hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa
+ Tạo lòng tin vào hệ thống pháp luật: Việc bắt người bị truy nã thể hiện
rằng hệ thống pháp luật hoạt động và có khả năng bảo vệ quyền và nghĩa
vụ của mọi người. Điều này tạo lòng tin của người dân vào công tác thi
hành pháp luật.

3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã


Để đáp ứng yêu cầu đặt ra, đảm bảo đúng pháp luật, tránh sai sót, vi
phạm quyền nhân thân..., Có thể kể đến những nguyên tắc như:
- Nguyên tắc truy nã đúng người, thông báo đúng hành vi phạm tội của
người lẩn trốn
- Nguyên tắc khi bắt người đang bị truy nã phải thận trọng, chính xác,
linh hoạt và an toàn, nếu phát hiện sai phải sửa ngay
- Nguyên tắc quyết định truy nã phải được chấp hành nghiêm chỉnh
- Nguyên tắc khi bắt được đối tượng hoặc đối tượng đã chết, đã đầu thú,
đã được thanh loại, cơ quan đó phải ra quyết định đình nã và gửi tới
những nơi đã gửi quyết định truy nã
- Nguyên tắc nghiêm cấm dùng quyết định truy nã thay lệnh bắt người
trong những trường hợp khác
- Nguyên tắc sử dụng tổng hợp sức mạnh các lực lượng, các tổ chức, các
ngành và công dân trong công tác truy nã tội phạm.

4. Đặc điểm của biện pháp bắt người đang bị truy nã


- Được tiến hành công khai, thông báo cho mọi công dân biết nhưng
trong tổ chức công tác truy nã phải sử dụng các hoạt động nghiệp vụ bí
mật;
- Chỉ tiến hành sau khi đã xác định hành vi phạm tội và những yếu tố cơ
bản về đặc điểm, nhân thân đối tượng;
- Bắt người đang bị truy nã là công việc nguy hiểm, phức tạp đòi hỏi tính
tổ chức kỷ luật cao
- Khi phát hiện chính xác đối tượng có quyết định, lệnh truy nã mọi công
dân đều có quyền bắt giữ.
5. Đối tượng của biện pháp bắt người đang bị truy nã theo quy định của
BLTTHS năm 2015
- Truy nã có thể được áp dụng với một trong các đối tượng: bị can, bị cáo,
người bị kết án trục xuất, người chấp hành án trục xuất, người bị kết án
phạt tù, người bị kết án tử hình, người đang chấp hành án phạt tù, người
được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án
bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
- Thông thường các Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ ra quyết định truy nã
khi: Có đủ căn cứ xác định đối tượng trên đã bỏ trốn hoặc không biết
đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không
có kết quả. Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối
tượng bỏ trốn.

6. Thẩm quyền bắt người đang bị truy nã theo quy định của BLTTHS
năm 2015
- Căn cứ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định đối
với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải
ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân
dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải
ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
- Việc bắt người đang bị truy nã áp dụng đối với người bị bắt đã có quyết
định truy nã của Cơ quan Điều tra có thẩm quyền. Để phát huy tính tích
cực của quần chúng trong cuộc đấu tranh chống tội phạm, kịp thời ngăn
chặn hành vi phạm tội và hành vi trốn tránh pháp luật của người phạm
tội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tính mạng, sức khỏe và các lợi ích hợp
pháp của công dân, Bộ luật tố tụng hình sự quy định bất kỳ người nào
cũng có quyền bắt người đang bị truy nã và áp giải ngay tới cơ quan
Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải
lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ
quan Điều tra có thẩm quyền. Cơ quan Điều tra có thẩm quyền ở đây là
Cơ quan Điều tra đã ra quyết định truy nã bị can. Khi bắt người đang bị
truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị
bắt.
7.Trình tự thủ tục bắt người đang bị truy nã theo quy định của
BLTTHS năm 2015
- Căn cứ khoản 2, 3 Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định
+ Việc bắt người đang bị truy nã không cần lệnh của cá nhân hoặc cơ
quan, tổ chức nào. Mọi công dân đều có quyền bắt và có quyền tước vũ khí,
hung khí của người bị bắt.
+ Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt
giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo
quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban
đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

You might also like