Tailieuxanh Nhap Mon CNKT Oto Pxu 865

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 104

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ XUÂN

NGUYỄN QUÂN

GIÁO TRÌNH
NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
(Lưu hành nội bộ)

Dùng cho hệ đào tạo: Đại học


Ngành: Công nghệ kỹ thuật Ô tô

Huế, tháng 6 năm 2021


Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

LỜI NÓI ĐẦU


Học phần Nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô được thiết kế để giúp sinh viên
năm thứ nhất làm quen với môi trường mới; trang bị cho sinh viên về định hướng nghề
nghiệp, các kỹ năng mềm cũng như nền tảng đạo đức nghề nghiệp.
Giáo trình sẽ cung cấp cho sinh viên những nội dung chính sau đây:
- Trang bị các kiến thức cơ bản liên quan đến ngành công nghệ kỹ thuật ô tô,
kiến thức tổng quan về ô tô;
- Hiểu biết về đạo đức nghề nghiệp, đạo đức học tập, đạo đức khoa học;
- Trang bị các kỹ năng về tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin và số liệu. Các kỹ
năng mềm cần thiết: cách thức thuyết trình, viết và trình bày văn bản; kỹ năng học tập
tích cực, làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, một số thuật ngữ Anh văn chuyên
ngành căn bản …;
- Định hướng nghề nghiệp, giúp cho sinh viên hiểu biết về công việc sẽ làm sau
khi tốt nghiệp nhằm nâng cao lòng yêu nghề và tinh thần học tập tích cực.
Sinh viên sử dụng giáo trình này để tự học chuẩn bị bài trước khi lên lớp và ôn
tập nội dung cốt lõi theo ngân hàng câu hỏi thi kết thúc học phần.

1
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................1
BẢNG VIẾT TẮT ...........................................................................................................4
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG
NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ .............................................................................................. 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT: ..........................................................................5
1.2.VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ TRONG NỀN
KINH TẾ QUỐC DÂN: ............................................................................................... 7
1.3. GIỚI THIỆU CÁC CHUẨN ĐẦU RA CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ
THUẬT Ô TÔ: ...........................................................................................................10
1.3.1. Chuẩn đầu ra của Trường Đại học Phú Xuân: ..............................................10
1.3.2. Chuẩn đầu ra của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM: .................11
1.3.3. Chuẩn đầu ra của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái
Nguyên: ...................................................................................................................12
1.3.4. Chuẩn đầu ra của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng:...............13
1.4. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHỆ
KỸ THUẬT Ô TÔ: ....................................................................................................14
1.4.1. Chương trình khung của Trường Đại học Phú Xuân: ..................................14
1.4.2. Chương trình khung của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng: ..........14
1.4.3. Chương trình khung của Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam: ..................19
1.5. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ
THUẬT Ô TÔ: ...........................................................................................................21
1.6. VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ CÁC NHIỆM VỤ CỦA KỸ SƯ Ô TÔ: ........................23
1.6.1. Làm công việc thiết kế:.................................................................................23
1.6.2. Làm công việc phân tích: ..............................................................................23
1.6.3. Làm công việc quản lý chuyên ngành: .........................................................23
1.7. KỸ THUẬT VÀ VAI TRÒ CỦA KỸ THUẬT TRONG XÃ HỘI: ...................24
1.8. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN Ô TÔ: .........................................................................27
CHƯƠNG 2. KIẾN THỨC TỔNG QUÁT VỀ Ô TÔ ..................................................32
2.1. PHÂN LOẠI Ô TÔ THEO NGUỒN ĐỘNG LỰC: ...........................................32
2.1.1. Động cơ xăng: ............................................................................................... 32
2.1.2. Động cơ dầu Diesel: .....................................................................................33
2.1.3. Động cơ điện:................................................................................................ 33
2.1.4. Động cơ lai (hybrid): ....................................................................................34
2.1.5. Động cơ pin nhiên liệu (Fuel Cell): .............................................................. 36
2.2. PHÂN LOẠI Ô TÔ THEO KIỂU DÁNG: .........................................................37
2.2.1. Kiểu Sedan: ...................................................................................................37
2.2.2. Kiểu Hatchback: ...........................................................................................37
2.2.3. Kiểu SUV (Sport Utility Vehicle - Xe thể thao đa dụng):............................ 38
2.2.4. Kiểu Crossover (hoặc CUV - Crossover utilities vehicle): ..........................38
2.2.5. Kiểu Minivan hoặc MPV (Multi-Purpose Vehicle - Xe đa dụng): ..............39
2.2.6. Kiểu Coupe: ..................................................................................................39
2.2.7. Kiểu bán tải (Pick-up):..................................................................................40
2.2.8. Kiểu Convertible:..........................................................................................40
2.2.9. Kiểu Limousine: ...........................................................................................41
2.2.10. Kiểu Van: ....................................................................................................42
2.2.11. Kiểu xe tải (Truck): ....................................................................................42

2
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

2.3. PHÂN LOẠI Ô TÔ THEO KIỂU TRUYỀN ĐỘNG: ........................................43


2.3.1. Kiểu cầu trước chủ động: ..............................................................................43
2.3.2. Kiểu cầu sau chủ động: .................................................................................44
2.3.3. Kiểu hai cầu chủ động hoặc 4WD (4 Wheel Driver): ..................................44
2.3.4. Kiểu truyền động xe lai (hybrid): .................................................................45
2.4. CÁC THÔNG SỐ CHÍNH CỦA Ô TÔ: ............................................................. 45
2.2.1. Dung tích xi lanh của động cơ: .....................................................................45
2.2.2. Số lượng xi lanh của động cơ: ......................................................................46
2.2.3. Mô men cực đại của động cơ: .......................................................................47
2.2.4. Công suất cực đại của động cơ: ....................................................................47
2.2.5. Các thông số về hình dáng của ô tô: ............................................................. 47
2.5. GIỚI THIỆU CÁC CÔNG TY Ô TÔ NỔI TIẾNG: ...........................................48
2.5.1. Toyota: ..........................................................................................................48
2.5.2. Hyundai:........................................................................................................50
2.5.3. VinFast: .........................................................................................................53
2.5.4. Tổng hợp thông tin chung về các hãng ô tô trên thế giới: ............................ 55
2.6. GIỚI THIỆU NHÀ MÁY KỸ THUẬT SỐ (DIGITAL FACTORY): ...............57
2.7. AN TOÀN LAO ĐỘNG: ....................................................................................60
2.7.1. Vai trò của an toàn lao động trong sản xuất: ................................................60
2.7.2. An toàn lao động trong xưởng sửa chữa ô tô: ..............................................63
CHƯƠNG 3. CẤU TẠO TỔNG QUÁT Ô TÔ............................................................ 68
3.1. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ: ...................................................68
3.1.1. Động cơ truyền thống sử dụng trên ô tô: .....................................................68
3.1.2. Các hệ thống cơ bản trên động cơ ô tô: ........................................................70
3.1.3. Các chi tiết của động cơ:...............................................................................75
3.1.4. Các thông số cơ bản của động cơ: ................................................................ 78
3.2. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ Ô TÔ: ............................................................ 79
3.2.1. Kiến thức tổng quan về hộp số: ....................................................................79
3.2.2. Kiến thức tổng quan về cầu xe: ....................................................................81
3.2.3. Kiến thức tổng quan về phanh: .....................................................................81
3.2.4. Kiến thức tổng quan về lái và treo: ............................................................... 83
3.3. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ: ...................85
3.4. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE: ...................87
3.4.1. Các bộ phận truyền dẫn và bảo vệ: ............................................................... 87
3.4.2. Hệ thống chiếu sáng: ....................................................................................89
3.4.3. Hệ thống chỉ báo (táp lô): .............................................................................90
3.4.4. Gạt nước và rửa kính: ...................................................................................90
3.4.5. Hệ thống điều hoà không khí: .......................................................................91
3.4.6. Hệ thống mã khoá động cơ: ..........................................................................92
3.4.7. Hệ thống túi khí: ...........................................................................................93
CHƯƠNG 4. XU HƯỚNG PHÁT TRIỀN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ .............94
4.1. NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ CỦA THẾ GIỚI: ...........................................94
4.2. NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ CỦA VIỆT NAM: .........................................96
4.3. NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE MÁY CỦA VIỆT NAM..................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................103

3
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

BẢNG VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nội dung


Engineering Council for Professional Development - Hội đồng kỹ sư
ECPD
phát triển chuyên nghiệp.
Accreditation Board for Engineering and Technology - Tổ chức phi
ABET chính phủ chuyên về đánh giá tiêu chuẩn của một số chương trình giáo
dục như "khoa học ứng dụng, máy tính, kỹ sư, công nghệ".

TCN Trước Công nguyên (các năm trước mốc thứ tự 0 của năm dương lịch).

GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc dân.

Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh.

GDANQP Giáo dục an ninh quốc phòng.

OJT On the job training - Đào tạo thông qua công việc thực tế.

TC, HK, HT Tín chỉ, Học kỳ, Hệ thống.

TT, TH, TN Thực tập, Thực hành, Thí nghiệm.

VIP Very Important Person - Người rất quan trọng.

R&D Research and Development - Nghiên cứu và Phát triển.

4
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH


CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
1.1. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT:

Kỹ thuật (tiếng Anh: engineering), có khi còn gọi là ngành kỹ sư, là việc ứng
dụng kiến thức khoa học để mang lại giá trị thực tiễn như việc thiết kế, chế tạo, vận
hành những công trình, máy móc, quy trình, và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế
nhất. Ngành kỹ thuật vô cùng rộng, nó bao gồm một loạt các lĩnh vực kỹ thuật đặc thù
hơn, mỗi lĩnh vực nhấn mạnh đến những lĩnh vực công nghệ và những kiểu ứng dụng
riêng. Những người hành nghề kỹ thuật được gọi là kỹ sư.
Tổ chức ECPD (tiền thân của tổ chức ABET) của các kỹ sư Hoa Kỳ định nghĩa
"kỹ thuật" là việc ứng dụng một cách sáng tạo những nguyên lý khoa học vào việc
thiết kế hay phát triển các cấu trúc, máy móc, công cụ, hay quy trình chế tạo, hay
những công trình sử dụng chúng một cách riêng lẻ hay kết hợp với nhau; hay vào việc
xây dựng hay vận hành những đối tượng vừa kể với sự ý thức đầy đủ về thiết kế của
chúng; hay để dự báo đặc tính hoạt động của chúng khi được vận hành trong những
điều kiện nhất định; tất cả những việc này đều hướng đến một tính năng mong muốn,
tính kinh tế khi vận hành, và sự an toàn đối với con người và của cải.
Trong tiếng Việt, các từ "khoa học", "kỹ thuật", và "công nghệ" đôi khi được
dùng với nghĩa tương tự nhau hay được ghép lại với nhau (chẳng hạn "khoa học kỹ
thuật", "kỹ thuật công nghệ"). Tuy vậy, kỹ thuật khác với khoa học và công nghệ.
Khoa học là hệ thống kiến thức về những định luật, cấu trúc, và cách vận hành của thế
giới tự nhiên, được đúc kết thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm, phát
triển lý thuyết bằng các phương pháp khoa học. Công nghệ là sự ứng dụng những phát
minh khoa học vào những mục tiêu hoặc sản phẩm thực tiễn và cụ thể phục vụ đời
sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại.

Xe kéo tay được phát minh từ thế kỷ thứ 3 Máy hơi nước được phát minh năm 1784

Hình 1-1: Những phát minh điển hình về kỹ thuật

Ngành kỹ thuật đã tồn tại từ thời cổ đại, khi nhân loại nghĩ ra những phát minh
đầu tiên như cái nêm, đòn bẩy, bánh xe, ròng rọc. Thuật ngữ "kỹ thuật" (engineering)
và "kỹ sư" (engineer) có nguồn gốc từ thế kỷ 14, từ thuật ngữ engineer nhằm nói về
"những người chế tạo vũ khí quân sự", còn engine được dùng để nói về các thiết bị
dùng làm vũ khí công thành như máy bắn đá, máy lăng đá.

5
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Sau đó, khi việc thiết kế công trình dân sự, như nhà ở hoặc cầu, dần phát triển
trở thành một ngành kỹ thuật, thuật ngữ "kỹ thuật xây dựng dân dụng" (civil
engineering) bắt đầu chính thức được dùng để phân biệt những kỹ sư có chuyên môn
về công trình phi quân sự và những kỹ sư về quân sự.
Các loại máy cơ đơn giản được nghiên cứu và đề cập đến đầu tiên bởi nhà khoa
học người Hy Lạp, Archimedes vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, khi ông viết hai
tác phẩm "Về sự cân bằng của các hành tinh" (On the Equilibrium of Planes) và "Về
các vật thể nổi" (On Floating Bodies). Tuy nhiên, việc phát minh ra các loại máy cơ
đơn giản đã có từ rất lâu trước đó. Cái nêm và đòn bẩy được biết đến từ thời Đồ
Đá. Bánh xe cùng với hệ cơ học "trục và bánh xe" được phát minh ở vùng Lưỡng
Hà (Iraq ngày nay) vào khoảng thiên niên kỷ thứ 5 TCN. Đòn bẩy chính thức được
ứng dụng làm công cụ lần đầu tiên vào khoảng 5.000 năm trước ở vùng Cận Đông, khi
đó được người Ai Cập cổ đại sử dụng để làm cân và di chuyển những vật nặng. Đòn
bẩy còn được ứng dụng làm cần kéo nước, loại cần cẩu đầu tiên của nhân loại ở vùng
Lưỡng Hà vào khoảng 3.000 năm TCN và ở Ai Cập khoảng 2.000 năm TCN. Bằng
chứng sớm nhất về việc sử dụng ròng rọc được tìm thấy ở vùng Lưỡng Hà từ khoảng
2.000 năm TCN và ở Ai Cập cổ đại vào thời Vương triều thứ Mười Hai, giai đoạn từ
1991-1802 TCN.
Thời kỳ hiện đại, Động cơ hơi nước ra đời đã sử dụng than cốc để thay thế
cho than củi trong quá trình luyện gang thép, giúp giảm giá thành vật liệu và cung cấp
nhiều loại vật liệu mới dùng cho việc xây dựng cầu, sau đó sắt rèn được thay thế bởi ít
gãy giòn hơn.
Lĩnh vực cơ học cổ điển, hay còn gọi là cơ học Newton, được xem là nền tảng
của những ngành kỹ thuật hiện đại. Nhờ vào sự phát triển mạnh khi công việc kỹ sư
dần trở thành những nghề nghiệp có chuyên môn cao vào thế kỷ 18, thuật ngữ "kỹ
thuật" được dùng cho những lĩnh vực có ứng dụng đến toán học và khoa học. Tương
tự, những lĩnh vực thuộc nhóm ngành kỹ nghệ cơ học thời Trung cổ (mechanic arts)
như nông nghiệp, quân sự, xây dựng, luyện kim . . ., dần được tập hợp chung thành
nhóm các ngành "kỹ thuật".
Kỹ thuật là một ngành rộng và thường được chia thành nhiều ngành con. Những
ngành này liên quan đến những lĩnh vực công việc kỹ thuật khác nhau. Mặc dù ban
đầu người kỹ sư có thể được đào tạo trong một ngành cụ thể, nhưng trong suốt sự
nghiệp của mình người này có thể làm việc liên quan đến nhiều ngành và trong những
lĩnh vực công việc khác nhau. Kỹ thuật thường được xem là có bốn ngành chính: kỹ
thuật cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật hóa học và kỹ thuật xây dựng.
Kỹ thuật cơ khí là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo những hệ thống cơ
học dựa trên những hiểu biết về những lĩnh vực cơ bản như động học, tĩnh học, nhiệt
động lực học, cơ học lưu chất, truyền nhiệt, và cơ tính vật liệu. Kỹ thuật cơ khí có bốn
phân nhánh quan trọng: thiết bị máy móc dùng để sản xuất hàng hóa, sản xuất năng
lượng, thiết bị quân sự, và kiểm soát môi trường. Những ứng dụng của kỹ thuật cơ khí
bao gồm hệ thống cung cấp điện và năng lượng, sản phẩm hàng không và không
gian, hệ thống vũ khí, phương tiện vận tải, động cơ đốt trong, tàu điện, chuỗi
động (kinematic chain), công nghệ chân không, thiết bị cách ly rung
động, robot, tuabin, thiết bị âm thanh, hệ thống sản xuất công nghiệp, kỹ thuật nhiệt,
và cơ điện tử.

6
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Kỹ thuật điện là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo những hệ thống điện
và điện tử. Những lĩnh vực chuyên ngành của kỹ thuật điện bao gồm: hệ thống năng
lượng (như hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện), kỹ thuật điện
tử (mạch điện tử và các linh kiện như điện trở, tụ điện, diode bán dẫn, transistor), kỹ
thuật điều khiển, tự động hóa (như bộ xử lý tín hiệu số DSP, vi điều khiển, PLC, dụng
cụ đo), vi mạch điện tử (như vi mạch tích hợp, công nghệ vi chế tạo, công nghệ
micro, công nghệ nano), hệ thống viễn thông (như cáp đồng trục, cáp quang), hệ thống
máy tính (như máy tính cá nhân hay hệ thống điều khiển trung tâm). Thông thường,
hai phân ngành kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính được tách riêng thành hai lĩnh
vực độc lập với kỹ thuật điện.
Kỹ thuật hóa học là lĩnh vực thực hiện sự biến đổi vật chất dựa trên những
nguyên lý cơ bản về hóa học, vật lý, và toán học. Những khái niệm đặc trưng của
ngành kỹ thuật hóa học bao gồm: tính toán, thiết kế và vận hành nhà máy, thiết kế quá
trình hóa học (như sấy, lọc, trích ly, bay hơi) và hiện tượng vận chuyển (như truyền
khối, truyền nhiệt, cơ lưu chất). Những kỹ sư hóa học tham gia nghiên cứu, thiết kế và
vận hành những quá trình hóa học ở quy mô công nghiệp như sản xuất hóa chất cơ
bản, lọc hóa dầu, dược phẩm, polyme (như nhựa, sợi tổng hợp), giấy, năng lượng hạt
nhân, luyện kim, nhiên liệu . . .
Kỹ thuật xây dựng là lĩnh vực thiết kế, xây dựng, và bảo trì những công trình
công cộng, tư nhân, như hạ tầng cơ sở (sân bay, cảng, đường bộ, đường sắt, hệ thống
cấp nước và hệ thống xử lý nước, v.v . . .), cầu, đập nước, và các tòa nhà. Kỹ thuật xây
dựng được chia thành nhiều chuyên ngành như kỹ thuật kết cấu, kỹ thuật môi
trường, kỹ thuật khảo sát xây dựng. Về mặt lịch sử, ngành kỹ thuật xây dựng được
tách ra từ ngành kỹ thuật quân sự.
Kỹ thuật liên ngành là những lĩnh vực ứng dụng nhiều chuyên ngành kỹ thuật
cơ bản khác nhau. Trong quá khứ, ngành kỹ thuật hàng hải và kỹ thuật khai
khoáng từng là những phân ngành kỹ thuật chính. Những lĩnh vực kỹ thuật liên ngành
khác bao gồm: Kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật ăn mòn, kỹ thuật điều
khiển tự động, kỹ thuật không gian, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật thông
tin, kỹ thuật dầu khí, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật hệ thống, kỹ thuật thu âm, kỹ thuật
kiến trúc, kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật hệ sinh học, kỹ thuật sinh học dược, kỹ thuật
địa chất, kỹ thuật dệt, kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật vật liệu và kỹ thuật hạt
nhân. Những chuyên ngành kỹ thuật này thuộc 36 viện thành viên thuộc Hội đồng Kỹ
thuật Anh quốc.

1.2.VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ


TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN:
Ngành giao thông vận tải nói chung và xe ô tô nói riêng là công cụ cung cấp
dịch vụ để di chuyển người hoặc hàng hóa, cũng như cơ sở hạ tầng giao thông. Về mặt
kỹ thuật, giao thông vận tải là một nhóm nhỏ của ngành công nghiệp, bao gồm vận tải
hàng không, hàng hải, đường bộ, đường sắt và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
Đặc điểm của ngành giao thông vận tải:
- Hiệu suất của các công ty trong ngành vận tải rất nhạy cảm với sự biến động
thu nhập của công ty và giá dịch vụ vận tải. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến thu nhập

7
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

của công ty bao gồm chi phí nhiên liệu, chi phí lao động, nhu cầu dịch vụ, sự kiện địa
chính trị và qui định của chính phủ.
- Nhiều trong số các yếu tố trên được kết nối với nhau. Ví dụ: nếu chính phủ
thông qua các qui định khiến việc kiếm bằng lái xe thương mại trở nên khó khăn hơn,
thì điều này sẽ làm giảm việc cung cấp tài xế, tăng chi phí thuê lái xe.
- Giá dầu là một yếu tố chính trong lĩnh vực vận chuyển, vì giá hàng hóa nói
chung bị ảnh hưởng bởi chi phí vận chuyển. Giá xăng và nhiên liệu tăng sẽ làm tăng
chi phí cho một công ty vận tải, ăn vào lợi nhuận và có khả năng làm giảm giá cổ
phiếu của công ty đó.
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của người tiêu dùng ngày càng gia tăng
trên toàn thế giới theo xu hướng toàn cầu hóa và sự giàu có. Trong thập niên qua, hàng
ngàn sản phẩm đã được sản xuất và hiện đang được bán và phân phối cho người tiêu
dùng khắp nơi trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường được mở rộng nhưng
cũng đầy thách thức và việc tăng nhanh những sản phẩm và dịch vụ mới, nhiều hãng
kinh doanh đã tăng quy mô và mức độ phức hợp của hãng mình. Vận hành nhiều nhà
máy đang thay cho việc chỉ vận hành một nhà máy. Việc phân phối sản phẩm từ điểm
xuất xứ đến điểm tiêu dùng đang trở thành một yếu tố cấu thành quan trọng trong tổng
sản phẩm quốc dân (GDP) của nhiều quốc gia công nghiệp. Ví dụ ở Mỹ, 9,9% GDP là
do ngành công nghiệp vận chuyển (logistics) đóng góp. Đầu tư cho phương tiện vận tải
và phân phối, không kể các nguồn công cộng, ước tính hàng trăm tỷ USD. Công
nghiệp vận tải nói chung và vai trò của chiếc ô tô nói riêng đã hỗ trợ cho nhiều hoạt
động và chuỗi giao dịch kinh tế. Nếu hàng hóa không được vận chuyển và phân phối
đúng địa điểm hoặc hàng không ở trong tình trạng tốt thì không thể bán được hàng và
như vậy toàn bộ hoạt động kinh tế trong chuỗi cung ứng sẽ bị ảnh hưởng. Là một mắc
xích trong chuổi cung ứng toàn cầu, năng lực vận chuyển hàng hóa của ô tô góp phần
chuyên môn hóa năng lực sản xuất những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của từng
vùng miền khác nhau trên toàn thế giới, sau đó phân phối đến tay người tiêu dùng ở
bất kỳ điểm điểm nào trên trái đất. Ngoài ra với vai trò vận chuyển hành khách, ô tô
còn giúp nâng cao đời sống tinh thần và đảm bảo sức khỏe của con người.

Ô tô được sáng chế năm 1885 Ô tô được sản xuất năm 1927
Hình 1-2: Những chiếc xe ô tô điển hình trong quá khứ

Ô tô cũng chính là một sản phẩm phục vụ người tiêu dùng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh trên toàn cầu. Ô tô không chỉ đơn thuần là một công cụ cơ khí được

8
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

hoàn thiện. Kể từ những năm 1920 gần như tất cả ô tô đã được sản xuất hàng loạt để
đáp ứng nhu cầu thị trường. Do vậy các dự án tiếp thị và sản xuất đáp ứng thị trường
thường thống lĩnh việc thiết kế xe hơi. Các hãng sản xuất ô tô đã đưa ra ý tưởng nhiều
kiểu xe được sản xuất bởi một hãng để người mua có thể có nhiều lựa chọn theo nhu
cầu sử dụng, thị hiếu và năng lực tài chính của mình. Những kiểu khác nhau này dùng
chung một số linh kiện do vậy số lượng sản xuất nhiều sẽ làm giảm giá thành cho từng
mệnh giá khác nhau. Ví dụ, vào năm 1950, Chevrolet dùng chung phần trước xe, mái
xe và của sổ với Pontiac. LaSalle của những năm 1930, bán ra bởi Cadillac, sử dụng
những linh kiện cơ khí rẻ hơn được sản xuất bởi phân xưởng của Oldsmobile.
Việt Nam là quốc gia có trên 96 triệu dân, kinh tế phát triển, đời sống ngày càng
nâng cao do đó nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng nhiều, đủ để các doanh nghiệp ô tô
đầu tư sản xuất với quy mô lớn. Tuy nhiên, hiện nay dung lượng thị trường trong nước
chưa phát triển so với tiềm năng, do ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chưa đủ các
điều kiện về thị trường cũng như các yếu tố khác để phát triển như các quốc gia trong
khu vực. Hiện nay, Việt Nam chỉ có hơn 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô,
với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 680.000 xe/năm. Trong số 350 doanh
nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45
doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh
kiện, phụ tùng ô tô . . . với sản lượng sản xuất lắp ráp trong nước đáp ứng khoảng 70%
nhu cầu xe dưới 9 chỗ ngồi trong nước. Theo tổng hợp số liệu ngành công nghiệp ô tô
của Việt Nam tại thời điểm năm 2020, tỷ lệ giá trị sản xuất đối với ô tô đến 9 chỗ ngồi
là 30-40% và dự kiến đạt khoảng 40-45% vào năm 2025; tương tự ô tô từ 10 chỗ ngồi
trở lên đạt 35-45% và 50-60% vào năm 2025; Đối với ô tô tải, tỷ lệ này phải đạt 30-
40% và 45-55% năm 2025. Nhưng sau gần 20 năm phát triển, tính đến năm 2020, tỷ lệ
nội địa hóa của xe ô tô sản xuất tại Việt Nam còn rất thấp, đa số chưa đạt mục tiêu đề
ra và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của các nước trong khu vực. Cụ thể, xe tải
dưới 7 tấn đạt tỷ lệ nội địa hóa trung bình trên 20%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên,
xe chuyên dụng đạt tỷ lệ 45- 55%. Riêng đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi, tỷ lệ nội
địa hóa bình quân mới đạt 7-10% (trừ dòng xe Innova của Toyota đạt 37% và các dòng
xe Lux của hãng VinFast đạt trên 40%). Ngoài ra, các sản phẩm đã được nội địa hóa
mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây
điện, ắc quy, sản phẩm nhựa … và chưa làm chủ được các các công nghệ cốt lõi như:
động cơ, hệ thống điều khiển, truyền động, . . . (trừ hãng xe VinFast).
Về hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tuy đạt được những kết quả nhất
định song vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, phần lớn mới
chỉ ở mức độ lắp ráp đơn giản; chưa tạo được sự hợp tác liên kết và chuyên môn hóa
giữa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và sản xuất phụ tùng, linh kiện; chưa hình
thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô
lớn. Để làm ra được một chiếc ô tô phải cần từ 30.000 - 40.000 chi tiết, linh kiện khác
nhau. Vì vậy, ngành công nghiệp ô tô cần sự hợp tác của rất nhiều ngành công nghiệp
khác như: ngành cơ khí chế tạo, ngành điện tử, ngành công nghiệp hoá chất… Song
việc liên kết giữa các ngành sản xuất còn lỏng lẻo, chưa có sự kết hợp chặt chẽ nên
hiệu quả chưa cao. Đến nay chỉ có số ít nhà cung cấp trong nước có thể tham gia vào
chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. So với Thái Lan, quốc
gia này có gần 700 nhà cung cấp cấp 1 thì Việt Nam chỉ có chưa đến 100 nhà cung
cấp. Thái Lan có khoảng 1.700 nhà cung cấp cấp 2 và 3 thì Việt Nam chỉ có chưa đến
150 nhà cung cấp.

9
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô, chính phủ cần sớm có các chính
sách thúc đẩy thị trường ô tô tăng trưởng ổn định và dài hạn. Ngoài các yếu tố về
chính sách là thuế ưu đãi để tạo ra sức cạnh tranh cho ngành sản xuất ô tô trong nước;
cần có cơ chế tổng thể kiểm tra, giám sát, định hướng hoạt động của các liên doanh
theo đúng cam kết, phát triển nội địa hoá theo đúng tiến độ quy định, hạn chế những
liên doanh chỉ khai thác thị trường, lợi dụng các chính sách ưu đãi ban đầu; cần xây
dựng danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô, từ đó, giúp cho các nhà hoạch
định chính sách, các công ty có sự nhìn nhận rõ ràng về công nghiệp hỗ trợ ô tô. Bên
cạnh đó, việc xây dựng danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ bao gồm cả việc đánh
giá mức độ công nghệ, hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm là cần thiết, để từ đó có thể
định vị Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu đối với quá trình sản xuất ô tô.
1.3. GIỚI THIỆU CÁC CHUẨN ĐẦU RA CỦA CÁC NGÀNH CÔNG
NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ:
1.3.1. Chuẩn đầu ra của Trường Đại học Phú Xuân:
Sau khi học xong chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại
trường Đại học Phú Xuân, sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp "Cử nhân ngành Kỹ
thuật Ô tô". Cụ thể chuẩn đầu ra như sau:
1.3.1.1. Kiến thức:
- Có hiểu biết về nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có các kiến thức cơ bản
trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; có sức khoẻ tốt, đáp ứng được yêu cầu
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
- Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên để tiếp thu tốt các kiến
thức cơ sở và chuyên ngành cũng như có khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
- Biết và có thể sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh trong công việc;
- Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học thông dụng;
- Có kiến thức chuyên sâu về ô tô, về quản lý kinh doanh dịch vụ ngành ô tô.
1.3.1.2. Kỹ năng:
- Có khả năng chẩn đoán và sửa chữa mọi hư hỏng trên ô tô; biết thiết kế cải tạo
các chi tiết hoặc các cụm chi tiết của ô tô thông dụng;
- Có khả năng quản lý và kinh doanh dịch vụ liên quan ngành công nghệ kỹ
thuật ô tô;
- Có kỹ năng sử dụng, vận hành các thiết bị kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng ô tô;
- Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học ứng dụng trong lĩnh vực ô tô;
- Kỹ năng cộng tác trong các nhóm đa ngành;
- Kỹ năng nhận biết, xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật;
- Kỹ năng giao tiếp kỹ thuật.
1.3.1.3. Thái độ:
- Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;
có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

10
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

- Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo.


1.3.1.4. Vị trí và khả năng công tác:
- Nhân viên kỹ thuật vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp
ô tô, máy động lực tại các nhà máy sản xuất, cơ sở sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng ô tô;
- Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô;
- Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực,
phụ tùng ô tô;
Ngoài ra, "Cử nhân ngành Kỹ thuật Ô tô" có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu
tại các cơ sở đào tạo, trường học, trung tâm, viện nghiên cứu về công nghệ kỹ thuật ô
tô sau khi được bồi dưỡng thêm các nghiệp vụ hỗ trợ liên quan.
1.3.2. Chuẩn đầu ra của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM:
1.3.2.1. Những kiến thức cần đạt được khi tốt nghiệp:
- Các kiến thức về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối Cách mạng của đảng Cộng Sản Việt Nam,
Tư tưởng HCM, CNXH khoa học, kinh tế chính trị, môi trường, tiếng Việt, ngọai ngữ.
- Các kiến thức về lĩnh vực khoa học tự nhiên như Tóan cao cấp, Lý, Hóa.
- Có kiến thức về cơ sở ngành tốt.
- Có kiến thức chuyên ngành tốt và phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động
trong lĩnh vực Cơ khí động lực.
1.3.2.2. Những kỹ năng cần đạt khi tốt nghiệp:
- Các kỹ năng về giao tiếp: khả năng trình bày vấn đề trước đám đông, khả năng
viết báo cáo kỹ thuật.
- Kỹ năng về ngọai ngữ: kỹ năng giao tiếp cơ bản, đọc thành thạo và hiểu các
tài liệu kỹ thuật tiếng Anh chuyên ngành Cơ khí động lực.
- Các kỹ năng về máy tính (thành thạo các phần mềm kỹ thuật liên quan đến ô
tô hoăc máy động lực, phần mềm thiết kế, vi tính văn phòng…).
- Kỹ năng thiết kế và đề ra các giải pháp công nghệ.
- Các kỹ năng về quản lý và kinh doanh dịch vụ liên quan ngành Cơ khí động
lực: Bảo dưỡng sửa chữa ô tô hoăc máy động lực, lắp ráp ô tô hoăc máy động lực,
đăng kiểm, mua bán xe và phụ tùng …
- Kỹ năng về thử nghiệm, chẩn đoán, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và cải tiến
các hệ thống của ô tô hoăc máy động lực và các lĩnh vực liên quan.
- Kỹ năng lái xe cơ bản.
- Kỹ năng quản lý và hoạt động nhóm.
- Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng tự đào tạo và tổ chức đào tạo.
- Kỹ năng nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu và tư duy kỹ thuật.
1.3.2.3. Về đạo đức nghề nghiệp:

11
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt.


- Nhận thức được tầm quan trọng của ngành Cơ khí động lực. Có lòng tự hào
nghề và yêu nghề.
- Có tác phong công nghiệp.
1.3.2.4. Vị trí và khả năng công tác:
- Các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô hoăc máy động lực.
- Các cơ sở sửa chữa ô tô hoặc máy động lực.
- Các trạm đăng kiểm ô tô hoặc máy động lực.
- Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ô tô, máy động lực.
- Các đơn vị hành chánh quản lý về kỹ thuật ô tô hoặc máy động lực.
- Các trường học hoặc cơ sở dạy nghề.
- Các cơ sở kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng . . .
- Có khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: có khả năng học
đại học văn bằng hai hoặc tiếp tục học ở trình độ sau đại học.
1.3.3. Chuẩn đầu ra của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học
Thái Nguyên:
1.3.2.1. Kiến thức:
- Có hiểu biết về nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có các kiến thức cơ bản
trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; có sức khoẻ tốt, đáp ứng được yêu cầu
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
- Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên để tiếp thu tốt các kiến
thức cơ sở và chuyên ngành cũng như có khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
- Biết và có thể sử dụng ngoại ngữ trong công việc như Anh, Pháp, Nga, Trung.
- Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học và tin học ứng dụng trong thiết
kế như CAD, CAE.
- Có kiến thức sâu về ô tô và máy động lực; về quản lý, sử dụng, kinh doanh
dịch vụ, kiểm định ô tô và máy động lực.
1.3.2.2. Kỹ năng:
- Biết thiết kế cải tạo, thiết kế mới các chi tiết, các cụm chi tiết của ô tô đạt tiêu
chuẩn;
- Có khả năng quản lý và kinh doanh dịch vụ liên quan ngành công nghệ kỹ
thuật ô tô;
- Có kỹ năng sử dụng, vận hành, thử nghiệm, chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa
cũng như nghiên cứu, cải tiến các hệ thống của ô tô và máy động lực để nâng cao hiệu
quả sử dụng;
- Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học ứng dụng trong lĩnh vực ô tô và
máy động lực;
- Kỹ năng cộng tác trong các nhóm đa ngành;

12
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

- Kỹ năng nhận biết, xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật;
- Kỹ năng giao tiếp kỹ thuật.
1.3.2.3. Thái độ:
- Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;
có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;
- Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo.
1.3.2.4. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:
Là kỹ sư trực tiếp làm kỹ thuật hoặc quản lý tại:
- Các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp ô tô và máy động lực. Các
cơ sở khai thác, sửa chữa ô tô, máy động lực. Các doanh nghiệp kinh doanh, vận tải ô
tô, máy động lực, phụ tùng, . . . đặc biệt là các Công ty liên doanh ô tô như Toyota,
Honda, Ford, Nissan,…
- Các trạm đăng kiểm ô tô, máy động lực;
- Các cơ sở xản xuất và phục vụ liên quan đến ngành ô tô, máy động lực trong
các lĩnh vực An ninh, Quốc phòng và một số lĩnh vực khác;
- Làm việc tại các cơ sở đào tạo có chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô cũng
như các chuyên ngành liên quan, như các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp; Các
Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ô tô, máy động lực.
1.3.2.5. Trình độ ngoại ngữ và tin học:
- Có trình độ tiếng Anh tương đương 400 điểm TOEIC. Sử dụng được các ngoại
ngữ khác như Tiếng Nhật, Nga, Trung,….;
- Có trình độ tinh học tương đương trình độ B. Sử dụng thành thạo các phần
mềm ứng dụng như CAD, CAE, Matlab.
1.3.2.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu và tiếp thu nhanh các công nghệ mới.
- Có khả năng tiếp tục học tập nghiên cứu ở trình độ sau đại học.
1.3.4. Chuẩn đầu ra của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng:
Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật ô tô
của trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6
theo khung trình độ quốc gia Việt Nam:
- Có khả năng vận dụng được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học
tự nhiên để có được nhận thức và hành động đúng trong cuộc sống, trong học tập và
nghiên cứu.
- Có kiến thức cơ sở kỹ thuật và cơ sở ngành đáp ứng yêu cầu tiếp cận và
nghiên cứu ngành kỹ thuật ô tô.
- Có kiến thức toàn diện về ngành kỹ thuật ô tô để thực hành phân tích, đánh giá
và nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật ô tô.
- Có kỹ năng vận dụng kiến thức ngành để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong
thực tiễn sản xuất thuộc lĩnh vực kỹ thuật ô tô.

13
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

- Có khả năng quản lý, có khả năng tư duy phản biện, tư duy khởi nghiệp, ứng
xử chuyên nghiệp để giải quyết vấn đề kỹ thuật ô tô; có đạo đức, trách nhiệm nghề
nghiệp đối với ngành.
- Có khả năng giao tiếp và làm việc theo nhóm hiệu quả trong môi trường đa
ngành, đa văn hóa.
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo quy định hiện
hành); có trình độ tiếng Anh tối thiểu TOEIC 450 hoặc tương đương.
- Có năng lực tư duy thiết kế sáng tạo, nghiên cứu và phát triển sản phẩm thuộc
lĩnh vực kỹ thuật ô tô phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp, xã hội trong xu hướng toàn
cầu hóa.

1.4. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CỦA CÁC NGÀNH


CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ:
1.4.1. Chương trình khung của Trường Đại học Phú Xuân:

TT MÔ TẢ THỜI GIAN GHI CHÚ

0 Học kỳ quân đội - GDANQP 3-4 tuần

1 Nhập môn nghề nghiệp và cơ sở chuyên ngành 16 tuần

2 Tri thức cơ sở và kỹ năng nghề nghiệp 48 tuần

3 Hoàn thiện và định hướng chuyên sâu 48 tuần

4 Học trong môi trường doanh nghiệp (OJT) 16 tuần

5 Đồ án/ khóa luận tốt nghiệp 16 tuần

Tổng thời gian đào tạo 3 năm 9HK (3HK/năm)

Ghi chú: Nội dung chi tiết xem ở "Sổ tay sinh viên" của nhà trường.

1.4.2. Chương trình khung của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng:

Số tín chỉ (TC)


Mã học
TT Tên học phần LT- TH- Th. Số TC
phần
BT TN tập
I. Kiến thức Giáo dục Đại cương:
1. Các học phần bắt buộc:

1 5209001 Đường lối CM của ĐCSVN 3 0 0 3

14
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

2 5319002 Giải tích I 3 0 0 3

3 5319003 Giải tích II 2 0 0 2

4 5505042 Kỹ thuật lập trình C 2 0 0 2

5 5413002 Ngoại Ngữ I 3 0 0 3

6 5413003 Ngoại Ngữ II 2 0 0 2

7 5413004 Ngoại ngữ III 2 0 0 2

8 5209002 NLCB của CNMLN I 2 0 0 2

9 5209003 NLCB của CNMLN II 3 0 0 3

10 5211005 Pháp luật đại cương 2 0 0 2

11 5319004 Phương pháp tính 2 0 0 2

12 5209004 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 0 0 2

13 5305002 Vật lý Cơ - Nhiệt 2 0 0 2

14 5305004 Vật Lý Điện - Từ 2 0 0 2

15 5319005 Xác suất Thống kê 2 0 0 2

Tổng số tín chỉ phải tích lũy bắt buộc HP đại cương 34

2. Các học phần tự chọn 1:

1 5319001 Đại số tuyến tính 2 0 0 2

2 5507015 Hóa đại cương 2 0 0 2

3 5505097 Tin học đại cương 2 0 0 2

4 5305001 Vật Lý Cơ - Điện 2 0 0 2

5 5305003 Vật lý Cơ - Quang 2 0 0 2

6 5305005 Vật Lý Quang - Nguyên tử 2 0 0 2

Tổng số tín chỉ tích lũy tự chọn 1 HP đại cương 4

3. Các học phần tự chọn 2:

1 5413001 Ngoại Ngữ cơ bản 3 0 0 3

2 5413005 Ngoại Ngữ IV 2 0 0 2

15
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

3 5413006 Ngoại Ngữ V 2 0 0 2

4 5505080 TH Tin học đại cương 0 1 0 1

5 5505082 TH Tin học văn phòng 0 1 0 1

6 5505098 Tin học văn phòng 2 0 0 2

Tổng số tín chỉ phải tích lũy học phần giáo dục đại cương 38

Các học phần tích lũy Chứng chỉ thể chất và Chứng chỉ quốc phòng:

1 5502001 Giáo dục quốc phòng 0 0 4 4

2 5013001 Giáo dục thể chất I 0 1 0 1

3 5013002 Giáo dục thể chất II 0 1 0 1

4 5013003 Giáo dục thể chất III 0 1 0 1

5 5013004 Giáo dục thể chất IV 0 1 0 1

Các học phần kiến thức kỹ năng mềm, bắt buộc tích lũy 3 tín chỉ:

1 5504113 Dự án khởi nghiệp ĐL 0 0 1 1

2 5507014 Giáo dục Môi trường 1 0 0 1

3 5502002 Khởi nghiệp - việc làm 1 0 0 1

4 5502003 Kỹ năng giao tiếp 1 0 0 1

5 5502004 Kỹ năng làm việc nhóm 1 0 0 1

6 5502008 Kỹ năng lãnh đạo 1 0 0 1

7 5502005 Phát triển dự án 2 0 0 2

8 5502006 Phương pháp học tập NCKH 2 0 0 2


II. Kiến thức Giáo dục Chuyên nghiệp:
1. Các học phần cơ sở bắt buộc:

1 5504004 Chi tiết máy 2 0 0 2

2 5504008 Cơ học lý thuyết 3 0 0 3

3 5504022 Dung sai đo lường 2 0 0 2

4 5504026 Hình họa - Vẽ kỹ thuật 3 0 0 3

16
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

5 5505039 Kỹ thuật điện-điên tử 2 0 0 2

6 5504031 Kỹ Thuật Nhiệt 2 0 0 2

7 5504037 Nguyên lý máy 2 0 0 2

8 5504040 Sức bền vật liệu 3 0 0 3

9 5505070 TH Kỹ thuật lập trình C 0 1 0 1

10 5504043 TH Nguội Gò Hàn 0 1 0 1

11 5504049 Thủy khí 2 0 0 2

12 5504054 TN kỹ thuật đo 0 1 0 1

13 5504055 TN Sức bền và Kim loại học 0 1 0 1

14 5504084 Vật liệu kỹ thuật 2 0 0 2

Tổng số tín chỉ phải tích lũy các học phần cơ sở 27

2. Các học phần chuyên ngành bắt buộc

1 5504010 Công nghệ chẩn đoán và sửa chữa ô tô 2 0 0 2

2 5504158 Đồ án động cơ và ô tô 0 2 0 2

3 5504020 Đồ án tốt nghiệp 0 0 10 10

4 5504024 Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô 2 0 0 2

5 5504023 Hệ thống điện và điện tử trên ô tô 3 0 0 3

6 5504028 Học kỳ doanh nghiệp 0 0 5 5

7 5504032 Lý thuyết động cơ đốt trong 3 0 0 3

8 5504033 Lý thuyết ô tô 3 0 0 3

9 5504035 Máy thủy lực và khí nén 2 0 0 2

10 5504038 Nhập môn ngành ô tô 1 1 0 2

11 5504047 Thiết kế ô tô 2 1 0 3

12 5504051 Tiếng Anh chuyên ngành ô tô 2 0 0 2

13 5504053 Tính toán động cơ đốt trong 2 1 0 3

14 5504059 TT Động cơ đốt trong 0 2 0 2

17
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

15 5504062 TT HT điều khiển và chuyển động ô tô 0 2 0 2

16 5504060 TT Hệ thống điện và điện tử trên ô tô 0 2 0 2

17 5504061 TT Hệ thống điều khiển động cơ 0 2 0 2

18 5504063 TT Hệ thống truyền lực ô tô 0 2 0 2

19 5504159 TT Nhiên liệu 0 2 0 2

Tổng số tín chỉ tích lũy bắt buộc học phần chuyên ngành 54

3. Các học phần chuyên nghiệp tự chọn 3

1 5504013 Công nghệ tạo phôi 2 0 0 2

2 5504058 TT Chế tạo máy 0 0 1 1

3 5505113 TT Điện tử 0 0 1 1

4 5504025 Hệ thống thông minh trên ô tô 2 0 0 2

5 5504036 Năng lượng mới trên ô tô 2 0 0 2

6 5504041 TH Điều khiển tự động trên ô tô 0 2 0 2

7 5504042 TH Lập trình điều khiển ô tô 0 2 0 2

8 5504057 TT Chẩn đoán trên ô tô 0 2 0 2

9 5504064 TT Máy thủy lực và khí nén 0 2 0 2

10 5504065 TT Thân vỏ ô tô 0 2 0 2

11 5504081 Kỹ thuật đo lường và điều khiển ô tô 1 1 0 2

Ứng dụng máy tính trong thiết kế, mô


12 5504082 1 2 0 3
phỏng động cơ và ô tô

Tổng số tín chỉ tích lũy tự chọn 3 học phần chuyên nghiệp 12

Tổng số tín chỉ phải tích lũy phần giáo dục chuyên nghiệp 93

Tổng số 131

18
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

1.4.3. Chương trình khung của Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam:

HỌC KỲ I (12 TC) HỌC KỲ II (17 TC)

I. Bắt buộc: 12 TC I. Bắt buộc: 11 TC

1. Giải tích (18102-4 TC) 1. Đại số (18101-3 TC)

2. Nguyên lý cơ bản 1 (19106-2 TC) 2. Nguyên lý cơ bản 2 (19109-3 TC)

3. Vật lý 1 (18201-3 TC) 3. Hình họa (18301-2 TC)

4. Tin học văn phòng (17102-3 TC) 4. Hóa kỹ thuật (26206-3 TC)

II. Tự chọn: 0TC II. Tự chọn: 6/17 TC

Tự chọn Khoa học TN&XH: 6/17TC

1. Anh văn cơ bản 1 (25101-3 TC)

2. Vật lý 2 (18202-3 TC)

3. Môi trường & bảo vệ MT (12501-2 TC)

4. Pháp luật đại cương (15721-2 TC)

5. Kỹ năng mềm (29101-2 TC)

6. Phương pháp tính (18114 – 2 TC)

7. Quản trị doanh nghiệp (15402 – 3 TC)

HỌC KỲ III (16 TC) HỌC KỲ IV (17 TC)

I. Bắt buộc: 16 TC I. Bắt buộc: 17 TC

1. Anh văn cơ bản 2 (25102-3 TC) 1. Anh văn cơ bản 3 (25103-3 TC)

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh (19201-2 TC) 2. Đường lối cách mạng của Đảng
(19301-3 TC)
3. Cơ lý thuyết 1 (18401-3 TC)
3. Sức bền vật liệu 1 (18502-3 TC)
4. Vẽ kỹ thuật 1 (18303-2 TC)
4. Nguyên lý máy 1 (22411-2 TC)
5. Kỹ thuật điện (13116-3 TC)
5. Kỹ thuật nhiệt (22201-3 TC)
6. Vật liệu kỹ thuật (22501-3 TC)
6. Kỹ thuật gia công cơ khí (22502- 3 TC)
II. Tự chọn: 0 TC
II. Tự chọn: 0TC

19
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

HỌC KỲ V (23 TC) HỌC KỲ VI (21 TC)

I. Bắt buộc: 18 TC I. Bắt buộc: 19 TC

1. Cơ sở thiết kế máy (22403-5 TC) 1. Kỹ thuật điều khiển tự động (22702-


3TC)
2. Dung sai - kỹ thuật đo (22603-2 TC)
2. Kết cấu động cơ đốt trong (22123-3TC)
3. Lý thuyết động cơ đốt trong (22122-3TC)
3. Tính toán thiết kế ô tô 1 (22113-3TC)
4. Lý thuyết ô tô (22112-4TC)
4. Kết cấu ô tô (22116-4TC)
5. Kỹ thuật điện tử (13252-2 TC)
5. Quản lý vận tải (22105-3TC)
6. Thực tập cơ khí (20101-2 TC)
6. Hệ thống điều hòa không khí ô tô
II. Tự chọn Cơ sở nhóm ngành: 5/10 TC (22240-3TC)
1. Điện tử số (13302-3TC)

2. Sức bền vật liệu 2 (22303-2TC) II. Tự chọn Cơ sở ngành: 2/4 TC


3. Kiểm định và chẩn đoán ô tô (22106-2TC) 1. Xe hai bánh và ba bánh (22107-2TC)
4. Công nghệ tạo hình ô tô (22108-3TC) 2. Nhiên liệu và dầu mỡ (22110-2TC)

HỌC KỲ VII (19 TC) HỌC KỲ VIII (22 TC)

I. Bắt buộc: 16 TC I. Bắt buộc: 17 TC

1. Tính toán thiết kế ô tô 2 (22114-4TC) 1. An toàn công nghiệp (22332-2 TC)

2. Công nghệ chế tạo phụ tùng ô tô 2. Sửa chữa và bảo dưỡng ô tô (22118-
(22117-4TC) 5TC)

3. Truyền động thuỷ khí (22305-3TC) 3. Xe chuyên dụng (22115-3TC)

4. Công nghệ sơn phủ ô tô (22104-3TC) 4. Trang bị điện ô tô (13158-4TC)

5. Thực tập chuyên ngành (22311-2TC) 5. Công nghệ lắp ráp ô tô (22119-3TC)

II. Tự chọn Cơ sở chuyên ngành: 3/6 TC II. Tự chọn Chuyên ngành: 5/8 TC

1. Hệ thống điều khiển và giám sát ô tô 1. Quản lý và đánh giá chất lượng sản
(22120 -3TC) phẩm (22509-2TC)

2. Tiếng Anh chuyên ngành KT cơ khí 2. Máy công trình (22121-3TC)


(25414-3TC)
3. Logistics và vận tải đa phương thức
(15305-3TC)

20
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

HỌC KỲ IX (9 TC)

I. Bắt buộc: 3 TC

1. Thực tập tốt nghiệp (22125-3 TC)

II. Tự chọn: 6/12 TC

1. Đồ án tốt nghiệp (22126-6 TC)

2. Hệ thống truyền lực ô tô (22127-2TC)

3. Thiết kế kết cấu ô tô (22128-2TC)

4. Chế tạo, lắp ráp, sửa chữa và bảo


dưỡng ô tô (22129-2TC)

1.5. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGÀNH CÔNG


NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ:
Đào tạo kỹ sư hoặc cử nhân kỹ thuật ô tô có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề
nghiệp, sức khỏe tốt; có kiến thức khoa học cơ bản, kỹ thuật cơ sở, chuyên môn vững
chắc, kỹ năng nghề nghiệp để giải quyết các vấn đề liên quan đến tính toán, thiết kế,
chế tạo, lắp ráp, đăng kiểm và các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ ô tô; có
khả năng tự học, tự nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới ngành công nghệ ô tô; có
trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có khả năng làm việc
độc lập, làm việc nhóm, thích ứng cao trong thời kỳ hội nhập nhằm tạo ra sản phẩm
phục vụ, phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô được định hướng thiết kế
tích hợp nhiều lĩnh vực như cơ khí tự động hóa, điện điện tử, công nghệ chế tạo máy.
Với thời gian đào tạo 3-4 năm học, sinh viên sẽ có cơ hội được học tập và
nghiên cứu tại các phòng thực hành đạt tiêu chuẩn chuyên các máy móc, thiết bị hiện
đại, các mô hình học tập sát với thực tế, trang bị kiến thức vững vàng, rèn luyện
chuyên môn cho người học.
Sinh viên sau khi ra trường sẽ có thể đảm nhận các công việc như kỹ sư hoặc cử
nhân kỹ thuật vận hành giám sát phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô tại các nhà máy sản
xuất phụ tùng, các cơ sở bảo trì, bảo dưỡng ô tô, kiểm định viên tại các trạm đăng
kiểm ô tô, nhân viên kinh doanh, cố vấn kỹ thuật, cố vấn dịch vụ tại các đại lý kinh
doanh dịch vụ ô tô hoặc các xưởng sửa chữa chuyên nghiệp dành cho ô tô.
Bố cục chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô có các phần chính
như sau:
- Về kiến thức: Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức cơ sở kỹ thuật vững chắc và
kiến thức chuyên môn sâu, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, đủ năng lực thiết kế,
chế tạo trong lĩnh vực sản xuất ô tô, máy động lực, xe chuyên dụng thế hệ mới như ô

21
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

tô điện, hybrid điện - động cơ đốt trong, pin nhiên liệu và ô tô thông minh; Có năng
lực hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành các hệ thống trong doanh
nghiệp và xã hội.
- Về kỹ năng: Sinh viên được trang bị kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng cá nhân,
có khả năng học tập ở trình độ cao hơn, khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển
không ngừng của khoa học và công nghệ và có khả năng học tập suốt đời; Có kỹ năng
giao tiếp, ngoại ngữ và làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường liên ngành, đa
văn hóa, đa quốc gia.
- Về Ngoại ngữ: Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong giao tiếp và công việc, đạt
điểm TOEIC 650 trở lên. Đạt trình độ ngoại ngữ tốt đáp ứng yêu cầu làm việc trong
môi trường liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia.
- Về thời gian đào tạo: hệ Cử nhân là 4 năm và hệ Kỹ sư là 5 năm.
- Về khối lượng kiến thức và kỹ năng được tổng hợp như ở bảng sau:

NHÓM HỌC PHẦN KHỐI LƯỢNG (TC)

Lý luận chính trị + Pháp luật đại cương 12

Giáo dục thể chất 5

Giáo dục Quốc phòng - An ninh (165 tiết)

Tiếng Anh 8-10

Toán và khoa học cơ bản 70-75

Cơ sở và cốt lõi ngành 70-75

Kiến thức bổ trợ xã hội 7-9

Cơ sở và cốt lõi ngành 40-46

Chuyên ngành 15-18

Thực tập kỹ thuật và Đồ án tốt nghiệp 8-10

22
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

1.6. VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ CÁC NHIỆM VỤ CỦA KỸ SƯ Ô TÔ:


1.6.1. Làm công việc thiết kế:
Kỹ sư phát triển các giải pháp công nghệ mới. Trong các kỹ sư thiết kế, trách
nhiệm của kỹ sư có thể bao gồm xác định các vấn đề, tiến hành và thu hẹp nghiên cứu,
phân tích các tiêu chí, tìm kiếm và phân tích các giải pháp, và đưa ra các quyết định.
Nhiều của một kỹ sư, thời gian là dành cho nghiên cứuđịnh vị, xin và chuyển thông
tin. Thật vậy, nghiên cứu cho thấy các kỹ sư chi tiêu 56% thời gian của họ tham gia
vào các hành vi thông tin khác nhau, bao gồm 14% chủ động tìm kiếm thông tin.
Các kỹ sư phải cân nhắc các lựa chọn thiết kế khác nhau về thành tích của họ và
lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với yêu cầu và yêu cầu. Nhiệm vụ quan trọng và độc
nhất của chúng là xác định, hiểu và giải thích các ràng buộc trên một thiết kế để tạo ra
kết quả thành công.
1.6.2. Làm công việc phân tích:
Các kỹ sư áp dụng kỹ thuật của phân tích kỹ thuật trong thử nghiệm, sản xuất,
hoặc bảo trì. Phân tích kỹ sư có thể giám sát trong nhà máy sản xuất và những nơi
khác, xác định nguyên nhân của một quá trình thất bại, và kiểm tra ra để duy trì chất
lượng. Họ cũng có thể ước tính thời gian và chi phí cần thiết để hoàn thành dự án.Kỹ
sư giám sát chịu trách nhiệm về các thành phần chính hoặc toàn bộ dự án. Phân tích kỹ
thuật bao gồm việc áp dụng các nguyên tắc và quy trình phân tích khoa học để tiết lộ
các đặc tính và trạng thái của hệ thống, thiết bị hoặc cơ chế đang nghiên cứu. Phân tích
kỹ thuật tiến hành bằng cách tách thiết kế kỹ thuật thành các cơ chế hoạt động hoặc
thất bại, phân tích hoặc ước lượng từng thành phần của cơ chế hoạt động hoặc thất bại
trong cách ly và kết hợp các thành phần. Họ có thể phân tích rủi ro.
Nhiều kỹ sư sử dụng máy tính để sản xuất và phân tích thiết kế, để mô phỏng và
thử nghiệm làm thế nào một máy, cấu trúc, hoặc hệ thống hoạt động, để tạo ra các chi
tiết kỹ thuật cho các bộ phận, giám sát chất lượng sản phẩm, và để kiểm soát hiệu quả
của quá trình.
1.6.3. Làm công việc quản lý chuyên ngành:
Hầu hết các kỹ sư chuyên trong một hoặc nhiều ngành kỹ thuật. Nhiều chuyên
ngành được công nhận bởi các hiệp hội chuyên nghiệp, và mỗi ngành chính của kỹ
thuật có rất nhiều phân khu. Kỹ thuật dân dụng, ví dụ, bao gồm kỹ thuật kết cấu và
giao thông vận tải và kỹ thuật vật liệu bao gồm kỹ thuật gốm, luyện kim, và polyme.
Kỹ thuật cơ khí cắt ngang qua chỉ là về mọi kỷ luật kể từ lõi của nó bản chất là áp
dụng vật lý. Các kỹ sư cũng có thể chuyên môn trong một ngành công nghiệp, chẳng
hạn như xe có động cơ, hoặc trong một loại công nghệ, chẳng hạn như tuabin hoặc vật
liệu bán dẫn.
Một số nghiên cứu gần đây đã nghiên cứu cách các kỹ sư dành thời gian của họ;
đó là các nhiệm vụ công việc họ thực hiện và thời gian của họ được phân phối như thế
nào trong số này. Nghiên cứu cho thấy có một số chủ đề quan trọng trong công việc
của kỹ sư: (1) kỹ thuật (tức là, ứng dụng khoa học vào phát triển sản phẩm); (2) công
tác xã hội (tức là giao tiếp tương tác giữa người với); (3) công việc trên máy tính; (4)
thông tin hành vi. Giữa các chi tiết hơn phát hiện gần đây làm việc lấy mẫu nghiên
cứu thấy rằng các kỹ sư dành 62,92% thời gian làm công tác kỹ thuật, 40,37% làm
việc xã hội, và 49,66% làm việc trên máy tính. Hơn nữa, có sự chồng chéo đáng kể
giữa các loại công việc khác nhau, với kỹ sư chi tiêu 24,96% thời gian làm công việc

23
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

kỹ thuật và xã hội, 37,97% về kỹ thuật và phi xã hội, 15,42% về phi kỹ thuật và xã hội
và 21,66% phi kỹ thuật và phi xã hội.
Kỹ thuật cũng là một lĩnh vực đòi hỏi nhiều thông tin, với các nghiên cứu cho
thấy rằng các kỹ sư chi tiêu 55,8% thời gian của họ tham gia vào các hành vi thông tin
khác nhau, hành vi bao gồm cả 14.2% tích cực tìm kiếm thông tin từ những người
khác (là 7,8%) và kho thông tin như tài liệu và cơ sở dữ liệu (6.4%).
Đối với các kỹ sư, thời gian dành tham gia trong các hoạt động như vậy cũng
được phản ánh trong các năng lực cần thiết trong vai trò kỹ sư. Ngoài năng lực kỹ
thuật cốt lõi của kỹ sư, nghiên cứu cũng đã chứng minh bản chất quan trọng của các
thuộc tính cá nhân của họ, kỹ năng quản lý dự án, khả năng nhận thức và phối hợp làm
việc đối với tập thể nghiên cứu.
Hiện nay ở Việt Nam nói riêng cũng như một số nước đang phát triển nói
chung, nhu cầu sử dụng lao động đối với kỹ sư cho công việc thiết kế hoặc phân tích là
không nhiều. Phần lớn những công việc này chỉ tồn tại trong những doanh nghiệp lớn
với quy mô toàn cầu, có trụ sở chính ở những nước phát triển. Ngược lại, xã hội lại có
nhu cầu lớn hơn về chức năng, nhiệm vụ của một người lao động kỹ thuật có mức độ
thấp hơn kỹ sư, đó là "kỹ sư thực hành" hay "cử nhân kỹ thuật". Những chức danh
công việc này chủ yếu được đào tạo thiên về nội dung nguyên lý và ứng dụng hơn là
thiết kế chế tạo hoặc sáng tạo mới. Ưu điểm của chuẩn đào tạo này là thời gian sinh
viên học ở các trường ngắn hơn và tỷ lệ thời lượng môn học dành cho thực hành, thực
tập cao hơn. Năng lực làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp rất phù hợp với nhu cầu sử
dụng lao động của xã hội. Phần 1.3 của Chương này đã mô tả một số công việc chính
của kỹ sư ô tô và cử nhân kỹ thuật ô tô đang phổ biến hiện nay.

1.7. KỸ THUẬT VÀ VAI TRÒ CỦA KỸ THUẬT TRONG XÃ HỘI:


Là một bộ phận không thể tách rời khỏi sự phát triển của xã hội và con người,
khoa học kỹ thuật đã đem lại sự thay đổi to lớn mang tính bước ngoặt trong sự phát
triển của xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật đã tạo ra những bước
nhảy vọt chưa từng thấy trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất
lao động, làm xuất hiện nhiều ngành sản xuất mới (công nghiệp tên lửa, điện tử, vi
sinh . . .) và thay đổi hoàn toàn cơ cấu các ngành kinh tế ở nhiều khu vực. Ngoài ra, tất
cả những thay đổi to lớn trong công nghệ và sản xuất đã tạo ra những thiết bị sinh
hoạt, hàng tiêu dùng mới làm thay đổi hoàn toàn lối sống của con người trong xã hội.
Bên cạnh những tác động tích cực mà cuộc cách mạng khoa học đem lại thì nó cũng
đặt ra những thách thức không nhỏ đối với loài người như tình trạng ô nhiễm môi
trường, hiện tượng trái đất nóng dần lên, những tai nạn giao thông, tai nạn lao động,
các loại bệnh dịch mới, nhất là chế tạo nhiều vũ khí hiện đại có thể hủy diệt nhiều lần
sự sống trên hành tinh . . . Vai trò và tiến trình phát triển của kỹ thuật trên thế giới có
thể tổng hợp cụ thể bằng 4 cuộc cách mạng dưới đây:
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
Bắt đầu vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc
cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt
phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự
bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ.

24
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Hình 1-3: Tiến trình 4 cuộc cách mạng công nghiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch
sử nhân loại là "kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa". Cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông
nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công),
sức nước, sức gió và sức kéo động vật. Bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn
động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và
than đá. Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình
thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá độ từ
nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học. Tiền đề kinh
tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ
cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi
Thế Chiến I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng
năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện,
vận tải, hóa học, sản xuất thép, và đặc biệt là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc
để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa.
Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các
lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của
khoa học trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển
sang sản xuất trên cơ sở điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản
xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một
ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được

25
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa thậm chí còn
lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân và thâm nhập sâu vào nước
Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I. Cuộc cách mạng này đã tạo ra
những tiền đề thắng lợi của mô hình "chủ nghĩa xã hội" ở quy mô thế giới.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra
đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự
động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính
hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy
tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).
Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và
các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để
tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ
cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông,
lâm và thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã
hội. Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ ba đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư
bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay gọi tắt là "Công nghiệp 4.0" được xuất
phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013.
“Industrie 4.0” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự
hội tụ kỹ thuật số giữa: công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.

Hình 1-4: Mô tả nội dung Công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba,
nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và
sinh học. Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, “Industrie 4.0”
đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó
đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và chiều sâu
của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản
lý và quản trị. Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp 4.0
sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn
(Big Data). Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, "công nghiệp 4.0" tập trung vào nghiên
cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực

26
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh
vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene,
skyrmions…) và công nghệ nano. Hiện tại, cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại
các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới,
cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.
Mặt trái của "Công nghiệp 4.0" là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể
phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh
tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới
có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi
giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải.
Trải qua hơn hai thế kỷ, bốn cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã mang lại
những tiến bộ phi thường, tạo nên một bước "đại nhảy vọt" cho phát triển xã hội và
nhân loại. Có thể khái quát bằng những lĩnh vực sau đây:
Một là, trong lĩnh vực khoa học cơ bản đã đạt được những phát minh to lớn
trong toán học, vật lý, hóa học và sinh học. Dựa vào những phát minh to lớn của các
ngành khoa học cơ bản, con người đã ứng dụng vào kỹ thuật và sản xuất để phục vụ
cuộc sống của mình.
Hai là, những phát minh to lớn về những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý
nghĩa quan trọng bậc nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống
máy tự động.
Ba là, trong tình trạng các nguồn năng lượng thiên nhiên đang ngày càng cạn
kiệt, con người đã tìm ra được những nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên
tử, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, . . . trong đó năng lượng nguyên tử ngày càng
được phổ biến và được sử dụng rộng rãi.
Bốn là, sáng chế ra những vật liệu mới trong tình hình các vật liệu tự nhiên
đang cạn dần trong thiên nhiên. Chất polyme đang giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong
đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp.
Năm là, cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã giải quyết được rất nhiều
vấn nạn về lương thực, đói ăn kéo dài từ bao đời nay.
Sáu là, những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên
lạc với những loại máy bay siêu âm khổng lồ, những tảu hỏa tốc độ cao, . . .và những
phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến hết sức hiện đại qua hệ thống vệ tinh
nhân tạo (hệ thống định vị toàn cầu GPS).

1.8. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN Ô TÔ:


Trang sử ngành ô tô thế giới bắt đầu vào ngày 29/01/1886 khi Karl Benz (người
Đức) nhận bằng sáng chế số DRP 37435 cho chiếc xe ba bánh gắn máy của ông. Tuy
nhiên trước đó, chiếc xe có thể gọi là chiếc ô tô đầu tiên là chiếc Fardier của Bộ
Trưởng Bộ Quốc Phòng Pháp, do Nicolas Joesph Cugnot phát minh vào năm 1771.
Đây là một chiếc xe ba bánh, trang bị động cơ hơi nước tốc độ 2,3 dăm/giờ. Cỗ máy
kồng kềnh này chưa bao giờ được sản xuất bởi nó quá chậm chạp và nặng nề so với
một chiếc xe ngựa.
Một người Pháp khác là Amedee Bollee cũng đã cho ra đời một chiếc xe 12 chỗ
với động cơ có cải tiến hơn nhưng một lần nữa loại động cơ này chứng tỏ vẫn chưa

27
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

phải là đối thủ của chiếc xe ngựa kéo. Tính khả thi của ô tô chỉ có được cho đến khi
động cơ đốt trong ra đời.

Hình 1-5: Xe 3 bánh động cơ hơi nước Cugnot Fardier

Năm 1889 đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử ngành ô tô thế giới khi
chiếc xe do Gottlied Daimler và Wilhelm Mayback phát minh được sản xuất tại Đức.
Chiếc xe này được trang bị động cơ xăng 1,5 sức ngựa, hai xi lanh hộp số 4 tốc độ, và
tốc độ tối đa 10 dặm một giờ. Cùng năm đó, người ta cũng chứng kiến sự ra đời của
động cơ xăng cũng do một người Đức, Karl Benz phát minh. Ô tô với động cơ xăng do
mới được sản xuất với số lượng rất ít tại Châu Âu và Châu Mỹ.

Hình 1-6: Xe "Velo" của Carl Benz chế tạo năm 1894.

28
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Tuy không phải là đất nước phát minh ra ô tô nhưng Mỹ lại là miền đất cho sự
phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô khi mà ở những năm cuối của thế kỷ
19 đầu thế kỷ 20 đã có đến 30 hãng sản xuất ô tô ở đất nước này, với nhiều thương
hiệu nổi tiếng như: Ford, Chevrolet, Chresler, Cadillac, Dogde, . . .
Cùng với châu Âu và châu Mỹ, tại châu Á cũng có một đất nước nổi lên là Nhật
Bản. Chiếc xe đầu tiên của Nhật Bản có tên Takkuri, do Uchiyama Komanosuke, kỹ
sư ô tô đầu tiên của xứ mặt trời mọc sản xuất vào năm 1907. Tuy nhiên, số lượng ít,
giá thành cao khiến xe Nhật Bản không thể cạnh tranh được với xe nhập khẩu từ Mỹ.
Trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật chỉ sản xuất ô tô phục vụ cho
chiến tranh. Từ năm 1952, sự phát triển mới bắt đầu trở lại. Nhật Bản vươn lên mạnh
mẽ với các hãng xe hàng đầu thế giới như Toyota, Honda, Nissan xuất khẩu. Sở dĩ xe
Nhật được ưa chuộng rộng khắp bởi nhỏ gọn, ít tốn nhiên liệu, giá cả hợp lý và đặc
biệt bền, ít trục trặc. Đến thời điểm hiện nay, châu Á vẫn là nơi sản xuất nhiều ô tô
trên thế giới nhất với sự nổi lên của Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan . . .
Xu hướng hiện nay, ngoài vấn đề tiết kiệm, chất lượng tốt thì người tiêu dùng
còn hướng tới yếu tố thiết kế ấn tượng và tính tiện dụng cao. Vì thế sự cạnh tranh về
mức giá dần mất ý nghĩa, thay vào đó là thỏa mãn và gợi mở nhu cầu khách hàng. Sau
hơn 200 năm phát triển, những chiếc ô tô hiện đại đang dần trở nên thông minh hơn
bao giờ hết. Chúng không chỉ được hoàn thiện về kiểu dáng mà còn được trang bị
những tính năng thông minh nhất, giúp chiếc xe được an toàn hơn, trải nghiệm lái thú
vị hơn và mang đến những tiện ích thiết thực phục vụ cho cuộc sống hiện đại của con
người. Những chiếc ô tô hiện đại ngày nay có thể tự động giảm tốc độ nếu chúng nhận
thấy tình hình giao thông có vấn đề, thậm chí sở hữu nhiều yếu tố tinh tế hơn như tính
năng cảnh báo chệch làn đường, cảnh báo khi người lái xe có dấu hiệu mất tập trung
hay dựa vào bản đồ để tự động giới hạn tốc độ tối đa theo từng cung đường.

Hình 1-7: Chiếc Toyota đầu tiên ra đời năm 1936.


Song song với những cải tiến về chất lượng xe và kỹ thuật an toàn ngày càng
nâng cao, yếu tố tiện nghi và giải trí cũng được các nhà sản xuất xe ô tô đầu tư lắp đặt
trên xe để phục vụ khách hàng. Một số công nghệ mới được trang bị trên xe ô tô hiện
nay có thể kể đến là:

29
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

- Xe ô tô tự động lái: Trên thực tế, những tính năng liên quan đến công nghệ tự
lái đã được trang bị trên khá nhiều mẫu xe hạng sang tới từ các nhà sản xuất hàng đầu
về công nghệ an toàn trên xe hơi hiện nay như Audi, BMW hay Volvo. Tuy nhiên,
việc tự mình điều khiển thay vì phó mặc cho xe tự lái là điều người sử dụng thích thú
hơn. Vì thế, công nghệ tự lái chỉ nên được tích hợp như một tính năng tùy chọn để góp
phần hỗ trợ con người.
- Phanh thông minh: Hệ thống này cho phép chiếc xe tự động nhấn chân phanh
khi hình ảnh thu được từ camera và cảm biến phía trước cho thấy đó là một tình huống
không an toàn.
- Tự đưa xe vào nơi đỗ hay “lùi chuồng tự động” cũng là một tính năng rất hữu
ích trong nhiều tình huống đòi hỏi kỹ năng lái xe giàu kinh nghiệm.
- Những tính năng thông minh phục vụ giải trí như Apple CarPlay và Google
Android Auto đã giúp chiếc xe không chỉ là phương tiện đi lại, mà còn đóng vai trò
như một người giúp việc mẫn cán. Một chiếc xe hơi có thể biến thành văn phòng làm
việc hoặc giải trí. Những tính năng thông minh có thể giúp bạn theo dõi hiệu suất và
lên kế hoạch bảo trì cho chiếc xe, trong khi vẫn cập nhật cho bạn về các sự kiện cũng
như lịch trình sắp tới…

Hình 1-8: Xe ô tô VinFast được sản xuất tại Việt Nam

Hình 1-9: Bên trong buồng lái xe ô tô VinFast LuxSA 2.0

30
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Hiện nay tất cả các nhà nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và sản xuất ô tô đang tập
trung phát triển công nghệ theo ba xu hướng chính và sẽ gắn kết với nhau để tạo thành
một khối cùng phát triển trong tương lai không xa. Đó là công nghệ thiết kế, chế tạo và
sản xuất phần cứng hợp với thời đại; công nghệ phần mềm điều khiển thông minh và
sử dụng trí tuệ nhân tạo; công nghệ kết nối và giao tiếp. Cả ba hướng phát triển trên
đều phục vụ cho một mục đích duy nhất là biến một chiếc xe từ phương tiện chuyên
chở đơn thuần thành một “người bạn” thông minh có khả năng giao tiếp, kết nối với
vạn vật xung quanh thông qua việc tích hợp trí thông minh nhân tạo để chiếc xe trở
nên thông minh và an toàn hơn, hữu ích hơn với con người.

31
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

CHƯƠNG 2. KIẾN THỨC TỔNG QUÁT VỀ Ô TÔ


2.1. PHÂN LOẠI Ô TÔ THEO NGUỒN ĐỘNG LỰC:
2.1.1. Động cơ xăng:
Động cơ xăng là động cơ dùng tia lửa điện của bugi để đốt cháy hỗn hợp xăng
với không khí được nạp vào trong xi lanh động cơ để sinh ra sự giãn nở nhiệt tạo công
suất vận hành cho động cơ. Loại động cơ này phổ biến trên các dòng xe cỡ nhỏ, xe
dùng đi lại trong đô thị hay xe thể thao. Ưu nhược điểm của xe dùng động cơ xăng là:
- Vận hành mượt và êm hơn, xe chạy không ồn như là xe máy dầu (diesel).
- Khả năng tăng tốc tốt giúp đạt tốc độ cực đại nhanh hơn so với ô tô máy dầu.
- Khả năng tiết kiệm nhiên liệu kém hơn máy dầu và giá nhiên liệu đắt hơn.
- Dễ bốc cháy gây hỏa hoạn hơn khi xảy ra va chạm.

Động cơ xăng Ô tô dùng động cơ xăng


Hình 2-1: Ô tô dùng động cơ xăng

Hình 2-2: Mô tả hoạt động của động cơ xăng

32
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

2.1.2. Động cơ dầu Diesel:


Động cơ Diesel sinh công suất từ việc nén hỗn hợp không khí và dầu diesel
dưới áp suất cao làm tự đốt cháy hỗn hợp hoà khí đẩy pison đi xuống. Động cơ Diesel
sử dụng chủ yếu cho các dòng xe cần mô men xoắn lớn, chịu tải cao như xe bán tải, xe
thể thao đa dụng (SUV) hoặc xe tải chở hàng hóa. Ưu nhược điểm của động cơ diesel:
- Tiết kiệm nhiên liệu nhờ hiệu suất cao và giá dầu ở Việt Nam rẻ hơn xăng.
- An toàn hơn về sự cố cháy nổ nếu có xãy ra va chạm giao thông.
- Khả năng chịu quá tải của động cơ diesel tốt hơn động cơ xăng.
- Cấu tạo của động cơ diesel nặng hơn so với động cơ xăng khi cùng công suất.
- Chi phí sửa chữa cao hơn do các chi tiết, bộ phận của hệ thống nhiên liệu
diesel có thiết kế rất tinh vi và đòi hỏi độ chính xác rất cao.
- Động cơ diesel xả nhiều khói bụi và mùi khó chịu gây ô nhiểm môi trường.

Xe KIA SEDONA sử dụng động cơ diesel Động cơ diesel

Hình 2-3: Xe đa dụng SUV sử dụng động cơ diesel

2.1.3. Động cơ điện:


Ô tô điện đang dần trở thành lựa chọn của nhân loại nói chung, thay thế cho các
loại ô tô sử dụng nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Động cơ điện không sử dụng
nhiên liệu đốt (xăng, dầu và khí đốt), thay vào đó sẽ sử dụng điện được lưu trữ ở các
bộ ắc quy (pin). Xe ô tô sử dụng động cơ điện có các ưu nhược điểm như sau:
- Không có sự cháy nhiên liệu khi xe chạy nên không xả thải khí cháy gây ô
nhiễm môi trường.
- Hoạt động không gây ra tiếng ồn như động cơ sử dụng nhiên liệu đốt cháy.
- Khả năng đáp ứng mô men kéo nhanh và chính xác theo điều khiển của lái xe;
dễ ứng dụng các công nghệ tự động hóa trong điều khiển và bảo vệ an toàn giao thông.
- Xe điện có giá thành sản phẩm đắt đỏ hơn xe truyền thống là do công nghệ
chế tạo pin (ắc quy chuyên dụng) phức tạp và đồng thời do quy mô của thị trường
chưa đủ lớn để nhà máy chế tạo tăng năng suất giúp giảm giá thành sản phẩm.
- Thời gian chờ sạc đầy bộ pin khá lâu (hơn 3 giờ) và các trạm sạc pin dành cho
ô tô điện chưa được phổ biến bằng trạm bán xăng dầu.

33
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Trạm nạp điện của hãng xe VinFast Bộ nguồn pin của xe ô tô điện
Hình 2-4: Xe ô tô điện và bộ nguồn pin

bánh xe rơ le nguồn chân ga


nguồn pin IC điều khiển

ắc quy 12V động cơ điện


Hình 2-5: Sơ đồ cấu tạo của xe ô tô điện

2.1.4. Động cơ lai (hybrid):


Hybrid là dòng xe sử dụng kết hợp động cơ đốt trong truyền thống và một hay
nhiều động cơ điện để tạo ra lực kéo. Hai loại động cơ này trên xe hybrid kết hợp
nhằm đạt những tiêu chí khác nhau, tùy vào mục đích của nhà sản xuất nhưng có ba
mục đích chính là tiết kiệm nhiên liệu, tạo ra sức kéo lớn và giảm lượng khí thải gây ô
nhiễm môi trường. Ưu nhược điểm của xe ô tô dùng động cơ lai (hybrid) là:
- Thông qua phần điều khiển động cơ điện để thu hồi cơ năng khi giảm tốc hoặc
xuống dốc (phanh tái sinh) giúp tiết kiệm nhiên liệu khi chạy xe.
- Phối hợp tối ưu việc phân phối công suất giữa 2 động cơ (điện và xăng) giúp
xe tăng tốc nhanh hơn hoặc tắt luôn động cơ xăng để giảm thải khí gây ô nhiễm môi.
- Khi xe đi đường xa thì nạp xăng để chạy còn khi xe đi đường gần hay nội đô
thì nạp điện để chạy. Điều này tạo ra sự thuận tiện rất lớn cho người dùng.

34
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

- Do cấu tạo cùng lúc có 2 động cơ nên khối lượng tự trọng của xe là lớn.
- Với cấu tạo càng nhiều bộ phận và hệ thống thì rủi ro hư hỏng càng cao.
Ngoài ra do cấu tạo phức tạp nên chi phí bảo dưỡng và thay thế phụ tùng hư hỏng của
xe hybrid cũng tăng theo.

(Ắc quy - Pin)

(Bộ điều khiển xe chạy)

(Động cơ xăng)

(Bộ nạp điện)

(Động cơ điện)

Hình 2-6: Cấu tạo của xe ô tô lai (hybrid)

Thùng xăng Động cơ xăng Hệ thống truyền lực Bánh xe

Ắc quy Bộ điều khiển điện


Bộ sạc điện Dây sạc điện ngoài Động cơ điện

Hình 2-7: Sơ đồ mô tả cấu tạo các hệ thống trên ô tô lai (hybrid)

35
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

2.1.5. Động cơ pin nhiên liệu (Fuel Cell):


Xe ô tô pin nhiên liệu, còn gọi là xe chạy hydro, là một biến thể của xe chạy
điện truyền thống. Theo đó, xe ô tô pin nhiên liệu sử dụng điện sinh ra trực tiếp từ
phản ứng hóa học giữa khí hydro (H2) đã nạp trong bình chứa với khí ô xy (O2) có
trong không khí và được xúc tác thông qua một thiết bị chuyên dụng. Trong quá trình
xe chạy, bình chứa khí hydro sẽ cạn dần và chất thải sinh ra chính là nước tinh khiết
(H2O) nên không gây ô nhiễm môi trường. Pin nhiên liệu hydro sở hữu một số các ưu,
nhược điểm như sau:
- Không phát thải ra khí gây ô nhiễm môi trường như xe chạy xăng dầu.
- Vận hành yên tĩnh nhờ phản ứng hóa học sinh ra điện năng nhằm vận hành xe
diễn ra một cách yên lặng và không gây ồn như động cơ đốt trong.
- Xe có cấu tạo ít các bộ phận hơn những mẫu xe truyền thống nên chi phí bảo
dưỡng và sửa chữa thấp hơn.
- Chi phí chế tạo của bộ pin nhiên liệu (fuel cell) và chính giá nhiên liệu hydro
(H2) vẫn còn cao nên gây tốn kém hơn cho người sử dụng.
- Số lượng trạm nạp nhiên liệu hydro (H2) vẫn còn hạn chế.

Hình 2-8: Nạp nhiên liệu hydro cho xe pin nhiên liệu (fuel cell)

Động cơ
điện
Cửa nạp H2

Thùng chứa H2
Thiết bị xúc tác
phản ứng hóa
Ắc quy - Pin học tạo ra điện

Hình 2-9: Cấu tạo của xe chạy pin nhiên liệu (fuel cell)

36
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

2.2. PHÂN LOẠI Ô TÔ THEO KIỂU DÁNG:


2.2.1. Kiểu Sedan:
Sedan là dòng xe phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Về tổng thể, xe được cấu
tạo bố trí với 3 hộp riêng biệt, bao gồm khoang động cơ, khoang hành khách và
khoang hành lí (cốp xe). Kiểu Sedan được định nghĩa là một dòng xe có 4 hoặc 5 chỗ
ngồi, mui kín, gầm thấp dưới 20cm, gồm đầu xe, đuôi xe, thân xe, khoang hành lý
(cốp) riêng biệt, trong đó, nắp capô và nắp cốp thấp hơn nóc của khoang hành khách.
Đây là dòng xe được sử dụng cho mục đích chính là đi lại và không đặc biệt
phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa do không gian hạn chế. Bên cạnh đó, nhờ lợi
thế có cabin riêng biệt nên xe thường có khả năng cách âm tốt hơn, tạo cảm giác thoải
mái hơn các loại xe khác.
Đặc biệt, dòng Sedan rất đa dạng kích cỡ và đẳng cấp, dẫn đến việc phân loại
rộng, bao gồm về kích thước trung bình, kích thước đầy đủ, cách điều hành, độ sang
trọng và các dòng Sedan thể thao. Sedan là một trong những loại xe phổ biến nhất trên
toàn thế giới. Một số ví dụ điển hành cho dòng Sedan ở Việt Nam có thể kể đến:
VinFast Lux A2.0, Toyota Camry, Toyota Altis, Toyota Vios, Honda Civic, Honda
City, Marda 3, Marda 6, Mercedes class C, Mercedes class E, Mercedes class S, . . .

Hình 2-10: Xe ô tô kiểu Sedan (VinFast Lux A2.0)

2.2.2. Kiểu Hatchback:


Hatchback là dòng xe cỡ nhỏ hoặc cỡ trung, có phần đuôi xe không kéo dài như
Sedan mà được thiết kế tạo thành một cửa mới. Kiểu Hatchback là một sự kết hợp
hoàn hảo giữa dòng xe chở người và chở hàng hóa với thiết kế 3 hoặc 5 cửa, với cửa
thứ 3 hoặc 5 theo kiểu mở lên trên, nối liền khoang hành khách và khoang hành lí, tạo
không gian rộng rãi cho việc vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt, các loại xe hatchhack
thường được trang bị động cơ tiết kiệm nhiên liệu.
Đây là loại xe phổ biến nhất ở châu Âu, nơi có không gian đỗ xe rất hạn chế, và
giá nhiên liệu rất cao. Ngoài ra, xe hatchback rất thiết thực vì ghế ngồi hàng ghế thứ
hai có thể xếp xuống, tạo ra một không gian để hàng hóa vững chắc với lối vào tiện lợi
thông qua cửa sau. Điển hình của loại xe này như ở thị trường Việt Nam như: Hyundai
Grand i10, Ford Fiesta, Toyota Yaris, Mazda 2, KIA Morning, VinFast Fadil, . . .

37
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Hình 2-11: Xe ô tô kiểu Hatchback (VinFast Fadil)

2.2.3. Kiểu SUV (Sport Utility Vehicle - Xe thể thao đa dụng):


Thông thường người ta rất dễ nhầm lẫn giữa SUV và Crossover do thân xe có
nhiều điểm chung như khoảng sáng gầm xe cao, bánh xe lớn, thiết kế ngoại thất mạnh
mẽ, nam tính. Tuy nhiên, kiểu SUV có khả năng chạy đường dài, off-road tốt hơn nhờ
được xây dựng trên khung gầm chắc chắn (tương tự như xe tải hạng nhẹ) với 4 bánh
lái dẫn động đồng thời, khỏe khoắn. Xe gồm 5 cửa với khoang hành lí nối liền khoang
hành khách. Các dòng xe SUV phổ biến ở Việt Nam hiện nay như: Chevrolet
Captiva, Kia Spotage, Range Rover, Ford Escape, VinFast Lux SA2.0, . . .

Hình 2-12: Xe ô tô kiểu SUV (VinFast Lux SA2.0)

2.2.4. Kiểu Crossover (hoặc CUV - Crossover utilities vehicle):


Ưu điểm và phổ biến của dòng xe Crossover là sự kết hợp tuyệt vời giữa dòng
SUV và Hatchback. Crossover sử dụng kết cấu thân xe liền khung thay vì thân rời như
SUV cho nên trọng lượng nhẹ trong khi không gian vẫn rộng rãi. Kiểu Crossover còn
có những đặc tính vượt trội hơn SUV là mức tiêu hao nhiên liệu và khí thải thấp hơn,

38
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

khả năng vận hành êm ái cùng độ linh hoạt trong thiết kế, không còn quá thô cứng so
với SUV. Tuy nhiên, động cơ dòng xe này không được trang bị mạnh mẽ như SUV.
Các mẫu Crossover phổ biến ở Việt Nam hiện nay như: Mazda CX-5, Honda
CR-V, Nissan X-Trail và Mitsubishi Outlander, . . .

Hình 2-13: Xe ô tô kiểu Crossover (Mitsubishi Outlander)

2.2.5. Kiểu Minivan hoặc MPV (Multi-Purpose Vehicle - Xe đa dụng):


Đây là dòng xe được thiết kế chuyên chở khách hoặc dành cho những gia đình
có nhu cầu chở người và hàng hóa cao. Đặc điểm nổi bật của dòng xe này là phần đầu
khá ngắn; phần thân thuôn dài, to ra và cao hơn giúp tận dụng khí động học khi di
chuyển; gầm xe cao hơn Sedan và Hatchback nhưng thấp hơn SUV hoặc Crossover.
Xe được thiết kế nhằm tạo ra sự an toàn và thoải mái cho hành khách, động cơ tiết
kiệm nhiên liệu và hàng ghế có thể gập lên xuống thuận lợi cho việc chở hàng hóa.
Các mẫu Minivan phổ biến nhất hiện nay: Honda Odyssey Touring, Toyota Sienna
XLE, Mazda 5, Hyundai Entourage Limited, Mitsubishi Xpander, . . .

Hình 2-14: Xe ô tô kiểu Minivan (Mitsubishi Xpander)

2.2.6. Kiểu Coupe:


Một chiếc coupe cổ điển được định nghĩa là một chiếc xe có hai cửa, 2 ghế ngồi
(hoặc cộng thêm 2 ghế phụ phía sau), mui kín có phần mái kéo dài xuống tận đuôi và
đuôi xe ngắn. Xe được thiết kế với động cơ công suất lớn, không có trụ B (trụ đỡ nóc

39
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

nằm ở vị trí giữa cửa trước và cửa sau của xe). Theo thời gian, có sự biến hóa đa dạng
giữa các nhà sản xuất, đánh dấu sự ra đời của dòng xe biến thể Coupe 4 cửa, như Audi
A5 Sportback, Mercedes-Benz CLS, BMW Series 4 Coupe, Hyundai Elentra, . . . Kiểu
ô tô Coupe 2 cửa có Hyundai Genesis, Lexus LC 500, Honda Civic EX, . . .

Coupe 2 cửa (Hyundai Genesis) Coupe 4 cửa (Hyundai Elentra)


Hình 2-15: Xe ô tô kiểu Coupe của hãng Hyundai
2.2.7. Kiểu bán tải (Pick-up):
Dòng xe có khoang chở hàng hóa lộ thiên phía sau, vừa cho phép chở người
vừa vận chuyển hàng hóa (tải trọng từ 700-1000kg). Ưu điểm của dòng xe này là
thường được thiết kế với động cơ diesel mạnh mẽ hiện đại; hệ thống truyền động tốt
cùng gầm cao giúp tăng khả năng vượt địa hình; hệ thống treo sau thường dạng lá nhíp
giúp chịu tải tốt hơn; mức tiêu thụ nhiên liệu dễ chịu, tiện ích đầy đủ. Nhược điểm của
xe Pick-up là khá cồng kềnh khi di chuyển trên đường đô thị, hàng ghế sau cố định tạo
cảm giác không thoải mái khi di chuyển đường dài; sàn của thùng chứa đồ khá cao đôi
khi gây khó khăn cho việc lấy hàng hoá bên trong. Các dòng xe bán tải phổ biến nhất ở
Việt Nam bao gồm: Ford Ranger, Mazda BT-50, Toyota Hilux, Mitsubishi
Triton, Chevrolet Colorado, . . .

Hình 2-16: Xe ô tô kiểu Pick-up (Ford Ranger)

2.2.8. Kiểu Convertible:


Dòng xe mui trần thể thao Convertible được thiết kế sang trọng, đẳng cấp với
hần mui xe có thể đóng mở linh hoạt, kéo theo giá thành đắt đỏ. Đây là phiên bản
coupe được thiết kế dành riêng cho những khách hàng yêu thích sự lãng mạn, phóng
khoáng bên cạnh đam mê tốc độ. Xe mui trần có 2 loại: xe mui cứng và mui mềm. Mui
cứng thường được thiết kế cho các dòng siêu xe hiện đại; tạo cảm giác cứng cáp, mạnh

40
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

mẽ trong vận hành; độ an toàn, cách âm và chống trộm tốt nhưng thường nặng nề và
chiếm chỗ lớn khi mở mui (chỗ cất dấu mui bên trong khoang xe); chi phí sửa chữa
cao. Xe mui mềm thường dành cho các dòng xe thể thao du lịch hoặc lai sedan; không
gian rộng, trọng lượng nhẹ; tốc độ đóng mở mui nhanh hơn và giá thành “mềm” hơn;
nhưng độ an toàn cũng như chống trộm kém hơn. Một số dòng xe Convertible có mặt
tại thị trường Việt Nam là: Porsche 718 Boxster, Range Rover Evoque, Mini Cooper
Roadster, BMW 4-Series, Mercedes C200 Cabriolet, . . .

Xe mui cứng (Range Rover Evoque) Xe mui mềm (Mini Cooper Roadster)

Hình 2-17: Xe ô tô kiểu Convertible

2.2.9. Kiểu Limousine:


Xe Limousine là một dòng xe hạng sang cao cấp được sử dụng nhằm mục đích
phục vụ đưa đón những nhân vật quan trọng, nhân viên "VIP" hoặc những người nổi
tiếng. Xe được thiết kế với nhiều tiện nghi dành riêng cho giới thượng lưu. Xe
Limousine thường có khoang tài xế riêng biệt. Dòng xe này cung cấp những tiện nghi
tuyệt vời cho cả những người có nhu cầu sử dụng riêng lẫn những đơn vị kinh doanh
dịch vụ vận tải hành khách. Một số mẫu xe Limousine có mặt ở thị trường Việt Nam
là: Lincoln Town Car Limousine, Hyundai Equus Limousine, . . .

Hình 2-18: Xe ô tô kiểu Limousine (Lincoln Town)

41
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

2.2.10. Kiểu Van:


Dòng xe Van thực chất là loại xe tải đa dụng, nó có thể giúp người sử dụng
chuyển đổi từ nhu cầu chở người sang dịch vụ vận chuyển hàng hóa một cách dễ dàng
với hàng ghế sau được thiết kế như một khoang chở hàng rộng rãi tiện nghi. Với mức
giá bán thấp tại thị trường Việt Nam hiện nay mẫu xe này cũng đang dần dần thu hút
sự quan tâm của người tiêu dùng khi có nhu cầu kinh doanh vận chuyển hàng hóa.
Hiện nay, xe Van chủ yếu được sử dụng trong các lĩnh vực vận tải kinh doanh
được dùng nhiều tại các bệnh viện lớn, hay tham gia chuyên chở hàng hóa trong khách
sạn, dịch vụ bưu chính, . . . Một số mẫu xe Van thông dụng tại Việt Nam là: Toyota
Hiace LWB, Suzuki Blind Van, Ford Transit Van, . . .

Hình 2-19: Xe ô tô kiểu Van (Toyota Hiace LWB)

2.2.11. Kiểu xe tải (Truck):


Xe tải là phương tiện được dùng để vận chuyển hàng hóa với mức trọng lượng
từ 0,5-450 tấn. Xe tải thường được thiết kế khoang lái (cabin) tách biệt với khoang chở
hàng hóa. Khoang lái có từ 2 đến 5 chỗ ngồi để chở người và pháp luật Việt Nam cấm
chở người trên thùng xe tải, trừ xe chuyên dụng được cấp phép. Động cơ sử dụng trên
xe tải phần lớn là động cơ diesel với ưu điểm là cung cấp sức kéo lớn và tiết kiệm
nhiên liệu.

Hình 2-20: Xe ô tô tải (Hyundai Mighty)

42
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

2.3. PHÂN LOẠI Ô TÔ THEO KIỂU TRUYỀN ĐỘNG:


Ô tô di chuyển được là nhờ sức kéo của động cơ cung cấp cho bánh xe. Khi
động cơ hoạt động nó sẽ sản sinh ra lực tồn tại dưới dạng mô men xoắn. Để truyền mô
men xoắn từ động cơ đốt trong xuống tận bánh xe thì phải có các bộ phận trung gian
như: ly hợp, hộp số, trục các đăng, bộ vi sai và hai bán trục ở hai bên cầu xe. Các bộ
phận trung gian kể trên tập hợp lại thành một hệ thống và được gọi là hệ thống truyền
động hay hệ thống truyền động. Bộ phận gắn kết từng cặp bánh xe ở phía trước hoặc
phía sau xe ô tô được gọi là cầu xe. Cầu xe có 2 loại là chủ động và phụ thuộc. Cầu
chủ động có lắp bộ vi sai và bán trục để truyền mô men từ trục các đăng ra bánh xe
chủ động. Hình 2-21 mô tả cấu tạo của một hệ thống truyền động điển hình trên ô tô.

Ly hợp và Bánh xe chủ động


Động cơ Trục các đăng Bộ vi sai
hộp số
Bán trục

Hình 2-21: Sơ đồ cấu tạo của hệ thống truyền động ô tô


Phân loại ô tô theo hệ thống truyền động là chỉ ra cầu chủ động được bố trí ở
cầu trước, cầu sau hay cả hai cầu đều chủ động. Trên một số loại ô tô còn có kiểu
truyền động với động cơ được bố trí ở phía sau xe và cầu sau chủ động như xe khách
50 chỗ ngồi, ô tô du lịch được sản xuất ở thế kỷ 19 hoặc ô tô thể thao phục vụ các giải
đua xe. Ngoài ra, còn có kiểu truyền động hybrid là kiểu kết hợp giữa động cơ đốt
trong và động cơ điện.
2.3.1. Kiểu cầu trước chủ động:

Động cơ Bán trục phải


Ly hợp
Hộp số

Bộ vi sai
Bánh trước Bán trục trái
chủ động

Hình 2-22: Hệ thống truyền động ô tô có cầu trước chủ động

43
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Trên xe với động cơ đặt trước và cầu trước chủ động thì động cơ, ly hợp, hộp
số, cầu chủ động tạo nên một khối chung. Mô men động cơ không truyền xa đến bánh
sau, mà đưa trực tiếp đến các bánh trước. Bánh trước dẫn động sẽ có lợi hơn khi xe
quay vòng hoặc chạy trên đường trơn. Do không có trục các đăng nên gầm xe thấp hơn
giúp hạ được trọng tâm của xe, làm cho xe ổn định khi di chuyển. Cầu trước chủ động
cũng có lợi thế hơn khi xe cần vượt các vật cản thường gặp như bị lọt ổ gà hoặc đưa xe
lên lề đường để dừng đỗ. Hình 2-22 mô tả hệ thống truyền động ô tô kiểu cầu trước
chủ động.
2.3.2. Kiểu cầu sau chủ động:
Kiểu truyền động này có cấu tạo phức tạp hơn nhưng giúp xe bám đường tốt
hơn khi chạy lên dốc. Ngoài ra do cầu trước là kiểu phụ thuộc (không truyền sức kéo)
nên tay lái sẽ nhẹ nhàng hơn. Có hai biến thể bố trí động cơ là động cơ được lắp ở
khoang trước ghế lái và động cơ lắp ở khoang giữa ngay bên dưới ghế lái. Kiểu động
cơ đặt trước sẽ giúp động cơ được làm mát tốt hơn, công việc sửa chữa, bảo dưỡng
được thuận tiện hơn, nhiệt sinh ra và sự rung động ít ảnh hưởng đến hành khách nhưng
hệ số sử dụng chiều dài xe sẽ giảm xuống (nghĩa là mặc dù chiều dài thân xe lớn
nhưng thể tích chứa hàng hóa và hành khách giảm xuống). Nếu động cơ được lắp đặt
bên dưới ghế lái thì ưu nhược điểm sẽ ngược lại với kiểu ở trên. Ô tô có cầu sau chủ
động sẽ có hạn chế là bên trong xe không được thoáng rộng do ở trung tâm dọc theo
xe phải dành chỗ cho hộp số và trục các đăng của hệ thống truyền động. Hình 2-21 mô
tả cấu tạo của hệ thống truyền động ô tô có cầu sau chủ động.
2.3.3. Kiểu hai cầu chủ động hoặc 4WD (4 Wheel Driver):
Kiểu hai cầu chủ động được thiết kế cho xe cần hoạt động ở tất cả các loại địa
hình và điều kiện chuyển động khó khăn nên yêu cầu đặt ra là phải tận dụng được sức
bám mặt đường của tất cả các bánh xe. Do đó xe được trang bị với 4 bánh chủ động và
dẫn động thông qua hộp số phụ. Các xe 4WD hiện nay được chia thành hai loại chính
là 4WD thường xuyên và 4WD gián đoạn. Khác với xe 2WD, điểm đặc trưng của xe
4WD là có các bộ vi sai phía trước và phía sau. Mục đích là để triệt tiêu sự chệnh lệch
của các bánh xe khi đi vào đường vòng.

Hộp số chính
Các đăng sau

Hộp số phụ
Bánh trước Các đăng trước
chủ động
Bánh sau
chủ động

Hình 2-23: Hệ thống truyền động hai cầu chủ động (4WD)

44
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Đối với loại 4WD thường xuyên, người ta bố trí thêm một bộ vi sai trung tâm ở
giữa bộ vi sai trước và bộ vi sai sau để triệt tiêu sự chênh lệch tốc độ quay của các
bánh xe trước và sau. Có 3 bộ vi sai khác nhau làm cho xe chạy được êm do đảm bảo
việc truyền công suất đều nhau đến cả bốn bánh xe, kể cả khi quay vòng. Đây là ưu
điểm chủ yếu của loại 4WD thường xuyên, nó có thể sử dụng trên đường xá bình
thường, đường gồ ghề hay đường có độ ma sát thấp. Tuy nhiên, để tránh cho bộ sai
trung tâm phải liên tục làm việc, các lốp trước và sau phải có đường kính giống nhau,
kể cả các bánh bên trái và bên phải.
Đối với loại hai cầu chủ động nhưng làm việc bán thời gian (4WD gián đoạn)
thì cầu trước có thể không cần truyền mô men khi xe chạy trên đường tốt. Do vậy,
trong hộp số phụ có cần gạt để ngắt và gài khớp nối truyền mô men đến cầu trước.
Nhược điểm của hệ thống truyền động 4WD là cấu tạo phức tạp hơn và có tổn
thất năng lượng trong chuyển động của cầu trước. Hình 2-23 mô tả cấu tạo của hệ
thống truyền động hai cầu chủ động (4WD).
2.3.4. Kiểu truyền động xe lai (hybrid):
Ô tô lai (hybrid) là dòng ô tô sử dụng động cơ tổ hợp. Động cơ hybrid là sự kết
hợp giữa động cơ đốt trong thông thường với một động cơ điện dùng năng lượng ắc
quy. Bộ điều khiển điện tử sẽ quyết định khi nào thì dùng động cơ điện, khi nào thì
dùng động cơ đốt trong, khi nào dùng vận hành đồng bộ và khi nào nạp điện vào ắc
quy để sử dụng về sau. Ưu điểm lớn nhất của xe hybrid là khả năng tăng tốc tốt hơn và
tối ưu hóa phân phối công suất giúp giảm ô nhiễm môi trường, một vấn đề quan trọng
mà thế giới rất quan tâm hiện nay.

Động cơ xăng IC điều khiển Bộ nguồn pin Động cơ xăng Động cơ điện
Hộp số hybrid

Bánh xe trước chủ động Máy phát điện Hộp số hybrid

Hình 2-24: Hệ thống truyền động lai (hybrid) trên ô tô

2.4. CÁC THÔNG SỐ CHÍNH CỦA Ô TÔ:


2.2.1. Dung tích xi lanh của động cơ:
Dung tích xi lanh, hay từ thông dụng được dùng khi trao đổi thông tin xe là
"số chấm” của động cơ (như: 1.0; 1.5; 2.0; . . .) là phần thể tích xi lanh quét bởi pit
tông khi đi từ điểm chết trên đến điểm chết dưới của động cơ. Dung tích xi lanh được
quy ước là không bao gồm phần thể tích phía trên điểm chết trên (thể tích buồng đốt).
Hình 2-25 mô tả cách tính dung tích xi lanh của động cơ. Động cơ có nhiều xi lanh thì
dung tích toàn bộ bằng tổng các dung tích xi lanh thành phần.

45
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Đơn vị dung tích ô tô là lít (l), xe máy thường là (cc) hay phân khối (cm3),
1l=1000cc. Thông thường dung tích xi lanh cho ta biết về độ lớn của động cơ. Dung
tích xi lanh càng lớn thì xi lanh càng nạp được nhiều hỗn hợp không khí, năng lượng
sinh ra trong quá trình cháy càng lớn, công sinh ra càng cao, động cơ càng khỏe và tất
nhiên cũng sẽ tốn nhiều nguyên liệu hơn.
Hiện nay, thông qua áp dụng các công nghệ điều khiển hiện đại, sức mạnh của
một động cơ còn phụ thuộc vào turbo tăng áp, phun nhiên liệu trực tiếp, hệ thống điều
khiển cam thông minh, . . . Do đó mối quan hệ tỷ lệ giữa dung tích xi lanh và công
suât động cơ không còn là chính yếu nữa. Để giới thiệu một động cơ, ngoài "số chấm"
ra người ta còn phải giới thiệu các công nghệ tiên tiến đang áp dụng cho động cơ.

V = π.H.D2/4

H D

Pít tông
ở điểm
chết dưới

Pít tông
Pít tông ở ở điểm
điểm chết dưới chết trên

Hình 2-25: Cách tính thể tích 1 xi lanh của động cơ


2.2.2. Số lượng xi lanh của động cơ:
Kết cấu phổ biến nhất với các xi lanh được xếp song song thành một hàng dọc
bên trục khuỷu. Thông dụng nhất là loại I4 (4 xi lanh thẳng hàng hình chữ I), ngoài ra
còn có I6, I8. Để giảm chiều dài của động cơ, các xi lanh có thể được bố trí xếp
thành 2 hàng hình chữ V, thông dụng có V6, V8, V10, . . . Hình 2-26 thể hiện cách bố
trí xi lanh của động cơ I4 và V6.

Hình 2-26: Cấu tạo thân máy của động cơ I4 và V6

46
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

2.2.3. Mô men cực đại của động cơ:


Trong động cơ ô tô, mô men xoắn được tạo ra từ quá trình đốt cháy hỗn hợp
không khí và nhiên liệu làm quay trục khuỷu. Mô men xoắn có đơn vị thường dùng
là "Nm". Về cơ bản, mô men xoắn chính là lực xoay của trục khuỷu, và nếu liên tưởng
xa hơn đó chính là lực xoay của bánh xe. Vì thế, một chiếc xe có mô men xoắn càng
lớn thì lực quay của bánh xe càng mạnh, xe càng có khả năng kéo hay chở vật nặng tốt
hơn. Động cơ đốt trong thường chỉ sinh ra mô men xoắn cực đai trong khoảng vòng
tua máy nhất định 2.500-3.500 vòng/phút. Mô men xoắn cực đại tương ứng với số
vòng quay của động cơ luôn được nhà sản xuất công bố trong tài liệu kỹ thuật.
2.2.4. Công suất cực đại của động cơ:
Công suất là công được thực hiện trọng một đơn vị thời gian. Trong động cơ
đốt trong, công suất tượng trưng cho khả năng đạt tốc độ nhanh hay chậm của một
động cơ (tốc độ sinh công của động cơ). Công suất động cơ và mô men xoắn có mối
liên hệ tỷ lệ thuận nhưng không trùng nhau ở điểm cực đại theo số vòng quay động cơ.
Đơn vị thường dùng cho công suất của các động cơ là "mã lực" (HP) hoặc "KW".
Công suất cực đại của động cơ thường nằm ở dải tốc độ từ 3.500-4.500 vòng/phút.
Công suất cực đại của động cơ không thể thiếu trong tài liệu kỹ thuật được công bố.
2.2.5. Các thông số về hình dáng của ô tô:

- A: Chiều dài tổng thể (Overall length, total length).


- B: Chiều rộng xe (Vehicle width).
- C: Chiều cao xe (Vehicle height).
- D: Phần nhô phía trước tính từ tâm bánh xe trước (Front overhang).
- E: Chiều dài cơ sở, khoảng cách giữa hai cầu xe (Wheel Base)
- F: Phần nhô ra phía sau tính từ tâm bánh xe sau (Rear overhang).
- G: Khoảng cách từ mặt đất đến sàn xe (Ground clearance).
- H, I: Chiều rộng cơ sở, khoảng cách giữa hai bánh xe chung cầu xe (Track,
tread, track width, tread width, wheel track, wheel tread).
- H: Chiều rộng cơ sở hai bánh phía trước (Front track, Track front).
- I: Chiều rộng cơ sở hai bánh phía sau (Rear track, Track rear).
- J: Góc tiến (Approach angle, Angle of incidence).
- K: Góc phần nhô ra ở phía sau (Departure angle, Rear overhang angle).
- L: Chiều cao có tải (Loading height).

47
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

- M: Chiều dài của thùng xe (Chassis frame length).


- N: Chiều cao của thùng chở hàng hoá (Cargo body height).
- O: Chiều rộng bên trong thùng chở hàng hoá (Interior cargo body width).
- P: Chiều rộng thùng chở hàng hoá (Cargo body width).
- R: Chiều dài bên trong thùng chở hàng hoá (Interior cargo body length).

2.5. GIỚI THIỆU CÁC CÔNG TY Ô TÔ NỔI TIẾNG:


2.5.1. Toyota:
Toyota (Toyota Motor Corporation) là một nhà sản xuất ô tô đa quốc gia của Nhật Bản
có trụ sở tại Aichi, Nhật Bản. Trong năm 2017, cơ cấu doanh nghiệp của Toyota bao
gồm 364.445 nhân viên trên toàn thế giới. Tính đến tháng 9 năm 2018, đây là công ty
lớn thứ sáu trên thế giới tính theo doanh thu. Tính đến năm 2017, Toyota là nhà sản
xuất ô tô lớn nhất thế giới theo sản lượng. Toyota là nhà sản xuất ô tô đầu tiên trên thế
giới sản xuất hơn 10 triệu xe mỗi năm mà họ đã thực hiện kể từ năm 2012, khi đó họ
cũng báo cáo việc sản xuất chiếc xe thứ 200 triệu của mình. Tính đến tháng 7 năm
2014, Toyota là công ty niêm yết lớn nhất tại Nhật Bản theo vốn hóa thị trường (trị giá
hơn gấp đôi so với SoftBank xếp thứ 2) và theo doanh thu.
Toyota là công ty dẫn đầu thị trường thế giới về doanh số bán xe điện hybrid và là một
trong những công ty lớn nhất khuyến khích áp dụng thị trường xe hybrid trên toàn cầu.
Toyota cũng là công ty dẫn đầu thị trường về xe chạy bằng pin nhiên liệu hydro.
Doanh số toàn cầu tích lũy của các mẫu xe chở khách hybrid của Toyota và
Lexus (công ty con của Toyota tại Mỹ) đạt mốc 10 triệu vào tháng 1/2017. Họ xe Prius
của công ty là dòng xe lai bán chạy nhất thế giới với hơn 6 triệu xe đã được bán trên
toàn thế giới tính đến tháng 1 năm 2017.
Công ty được thành lập bởi Toyoda Kiichiro vào năm 1937, là công ty con của Tổng
công ty Toyota Industries của cha mình và được giao nhiệm vụ sản xuất ô tô. Ba năm
trước, vào năm 1934, trong khi vẫn là một bộ phận của Toyota Industries, họ đã tạo ra
sản phẩm đầu tiên của mình, động cơ "Toyota Type A" và vào năm 1936, chiếc xe chở
khách đầu tiên "Toyota AA" ra đời. Tập đoàn ô tô Toyota sản xuất xe dưới năm
thương hiệu, bao gồm thương hiệu Toyota, Hino, Lexus, Ranz và Daihatsu. Nó cũng
nắm giữ 16,66% cổ phần của Subaru Corporation, 5,9% cổ phần của Isuzu, 5,5% cổ
phần của Mazda. Ngoài ra còn có liên doanh với một số nước khác như: hai công ty ở
Trung Quốc là GAC Toyota và FAW Toyota Motor, ở Ấn Độ là Toyota Kirloskar,
ở Cộng hòa Séc là Toyota Peugeot Citroën Automobile, . . . , cùng với một số công ty
"không phải ô tô". Đối với quốc nội, Toyota Motor Corporation là một trong những
tập đoàn lớn nhất tại Nhật Bản.
Phương tiện đầu tiên của hãng là xe du lịch A1 và xe tải G1 vào năm 1935.
Công ty ô tô Toyota được thành lập như một công ty độc lập vào năm 1937. Ban đầu
xe được bán dưới tên "Toyoda", từ họ của người sáng lập công ty. Vào tháng 4 năm
1936, chiếc xe chở khách đầu tiên của Toyoda, Model AA, được hoàn thành. Từ tháng
9 năm 1947, các loại xe cỡ nhỏ của Toyota được bán với tên "Toyopet". Loại xe đầu
tiên được bán dưới cái tên này là Toyopet SA, nhưng nó cũng bao gồm các loại xe như
xe tải hạng nhẹ Toyopet SB, xe tải hạng nhẹ Toyopet Stout, Toyopet Crown, Toyopet
Master và Toyopet Corona. Từ "Toyopet" là biệt danh được đặt cho Toyota SA do
kích thước nhỏ của nó, là kết quả của cuộc thi đặt tên do công ty Toyota tổ chức vào
năm 1947.

48
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Toyoda Standard Sedan AA 1936 Logo Toyota


Hình 2-27: Dòng xe đời đầu và lô gô của hãng Toyota
Vào những năm 1980, Toyota Corolla là một trong những chiếc xe phổ biến
nhất và bán chạy nhất trên thế giới. Giai đoạn này Toyota cũng đã nhận được Giải
thưởng Kiểm soát Chất lượng Nhật Bản và bắt đầu tham gia vào một loạt các môn đua
xe thể thao. Vào những năm 1990, Toyota mở rộng sản xuất chủ yếu là xe nhỏ gọn và
đồng thời bổ sung nhiều loại xe lớn hơn và sang trọng hơn vào dòng sản phẩm của
mình, bao gồm một chiếc bán tải cỡ lớn, T100 (và sau đó là Tundra), một số dòng xe
SUV, một phiên bản thể thao của Camry được gọi là Camry Solara.

Năm 2002, Toyota bắt đầu chương trình phát triển và trình diễn để thử nghiệm
Toyota FCHV (Fuel Cell Hybrid Vehicle), một loại xe chạy pin nhiên liệu hydro lai
dựa trên mẫu SUV sản xuất Toyota Highlander. Toyota cũng chế tạo xe buýt FCHV
dựa trên xe buýt sàn thấp Hino Blue Ribbon City. Vào năm 2007, Toyota đã xây dựng
hai nhà máy mới, một để chế tạo RAV4 chạy điện ở Canada (Woodstock, Ontario) và
một để chế tạo Toyota Prius (hybrid) ở Mỹ (Blue Springs, Mississippi). Cũng vào năm
này, tập đoàn Toyota đã chế tạo thêm mẫu xe Toyota Yaris nhỏ gọn tại các nhà máy
sản xuất ô tô đã thành lập trước đây. Tính đến năm 2009, Toyota chính thức liệt kê
khoảng 70 mẫu xe khác nhau được bán dưới thương hiệu cùng tên của mình, bao gồm:
sedan (Corolla, Camry, Vios, . . .), coupe (Solara, Sports 800, Supra, . . .), hatchback
(Aygo, Yaris, Wigo, . . .), SUV (Land Cruiser, Fortuner, Highlander, . . .), pickup
(Hilux, Tundra, . . .), minivan (Alphard, Innova, . . .), van (Hiace, Probox, . . .) và
hybrid (Prius, Camry Hybrid, . . .). Ngoài ra còn nhiều mẫu xe tải và buýt khác nữa.
Ngoài năng lực dẫn đầu về sản lượng xe ô tô thông thường, Toyota Motor
Corporation cũng rất thành công trong kinh doanh dòng xe du lịch hybrid mang
thương hiệu Toyota và Lexus. Tính đến năm 2020, hãng này đã bán ra thị trường toàn
cầu với 44 mẫu xe và doanh số đạt hơn 15 triệu chiếc, tại hơn 90 quốc gia và khu vực
trên thế giới. Prius Liftback là chiếc xe hybrid "xăng-điện" bán chạy nhất thế.
Tại triển lãm Tokyo Motor Show 2019, hãng xe Nhật Toyota ra mắt mẫu xe
điện siêu nhỏ với thiết kế ấn tượng. Mẫu xe điện siêu nhỏ này có tên Toyota Ultra
Compact BEV(Battery Electric Vehicle), chỉ vừa hai chỗ ngồi sẽ đáp ứng được nhu
cầu đi lại hàng ngày của người dùng ở các lứa tuổi như người già, người mới lấy bằng
lái hoặc các doanh nhân muốn đi gặp khách hàng, đối tác trong khoảng cách gần.
Xe được trang bị động cơ điện, có phạm vi hoạt động 100 km và vận tốc tối đa 60
km/h, bán kính góc cua rất nhỏ giúp xe có khả năng di chuyển linh hoạt trên những
con đường nhỏ hẹp trong nội đô. Ngoài ra, dự kiến cuối năm 2021, hãng này sẽ cho ra
mắt dòng xe chạy điện Toyota bZ4X BEV 5 chỗ ngồi nhằm phục vụ khách hàng trên
toàn thế giới theo xu hướng chung của thời đại.

49
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Hình 2-28: Dòng xe CAMRY bán chạy nhất thế giới của Toyoya

Hình 2-29: Dòng xe VIOS bán chạy nhất ở Việt Nam của Toyoya
2.5.2. Hyundai:
Được thành lập vào ngày 29 tháng 12 năm 1967, Công ty ô tô Hyundai (tên
tiếng Anh là Hyundai Motor Company) hiện nay là hãng sản xuất ô tô, tàu biển, máy
móc, phương tiện, thiết bị công nghiệp, quốc phòng, chuyên dụng của Hàn Quốc.
Hyundai đã liên doanh sản xuất ô tô với nhiều nhà máy ở nước ngoài và trở
thành công ty đa quốc gia có giá trị thương hiệu lớn thứ 3 châu Á, hạng 5 toàn
cầu trong năm 2020. Công ty đặt trụ sở chính ở Yangjae-dong, Seocho-gu, Seoul.
Trong tiếng Hàn, tên gọi "Hyundai" có nghĩa là "Hiện đại". Câu khẩu hiệu (Slogan)
của Hyundai được sử dụng trên toàn cầu là: "New Thinking - New Possibilities" (Tư
duy mới - Tiềm năng mới).
Năm 1999, Hyundai mua lại cổ phần của công ty sản xuất ô tô khác tại Hàn
Quốc là Kia Motors (33.88%) để tiến hành quá trình tái cơ cấu toàn diện và thành lập
ra một liên minh sản xuất xe hơi mới mang tên gọi "Tập đoàn công nghiệp ô tô
Hyundai - Kia" (Hyundai - Kia Automotive Group). Sang đến năm 2004, Hyundai bắt
đầu quá trình phát triển và cho ra mắt mẫu xe hơi hạng sang đầu tiên của mình mang
tên "Hyundai Genesis" - hay còn được biết đến với tên gọi "Hyundai Equus" - theo

50
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

cách gọi riêng tại thị trường Hàn Quốc. Sau 11 năm ra đời, nghiên cứu và phát triển,
Genesis đã chính thức được công bố là một thương hiệu độc lập hoàn toàn với tên gọi
"Genesis Motor, LLC", tách ra khỏi thương hiệu mẹ vào ngày 4 tháng 11 năm 2015.
Nhà sáng lập Công ty Hyundai là Chung Ju-Yung, với tên gọi là Công ty Kỹ
thuật và Xây dựng Hyundai vào năm 1947. Công ty Ô tô Hyundai sau đó được thành
lập vào năm 1967. Sản phẩm đầu tiên của công ty là liên doanh lắp ráp dòng xe
Cortina với Công ty Ô tô Ford (Mỹ) vào năm 1968. Vào tháng 2 năm 1974, Hyundai
đã thuê George Turnbull, cựu Giám đốc điều hành của British Leyland Motor
Corporation (nước Anh) để nghiên cứu phát triển chiếc xe của riêng mình. Hyundai
Pony là chiếc xe đầu tiên của hãng được chế tạo với kiểu dáng ItalDesign (Italia) thiết
kế và công nghệ truyền động được cung cấp bởi Mitsubishi Motors của Nhật
Bản. Năm 1975, mẫu xe này được xuất khẩu sang Ecuador và ngay sau đó sang
các nước Tây Âu. Hyundai gia nhập thị trường Anh vào năm 1982, bán được 2993 xe
trong năm đầu tiên ở đó.

Hyundai Pony 1982 Logo Hyundai

Hình 2-30: Dòng xe đời đầu và lô gô của hãng Hyundai


Năm 1984, Hyundai bắt đầu xuất khẩu Pony sang Canada, nhưng chưa thâm
nhập được thị trường Hoa Kỳ, vì Pony sẽ không vượt qua các tiêu chuẩn khí thải ở
đó. Doanh số bán hàng Hyundai Pony tại Canada vượt quá mong đợi và có lúc nó là
chiếc xe bán chạy nhất trên thị trường Canada. Năm 1985, chiếc xe Hyundai thứ một
triệu chiếc đã được chế tạo. Năm 1986, hãng đã giới thiệu mẫu xe cỡ lớn
Hyundai Grandeur ra thị trường Hàn Quốc, đây là mẫu xe liên doanh lắp ráp với hãng
Ford của Hoa Kỳ (Ford Granada). Việc nhập khẩu các bộ linh kiện và phụ tùng mỗi
chiếc Granada đã được miễn thuế nếu Hyundai xuất khẩu được 5 chiếc xe này.
Năm 1986, Hyundai bắt đầu bán xe hơi tại Hoa Kỳ và mẫu xe Hyundai Excel
được tạp chí Fortune đề cử là "Tốp 10 sản phẩm tốt nhất". Từ năm 1988, công ty bắt
đầu sản xuất các mẫu xe với công nghệ riêng độc lập và Hyundai Sonata cỡ trung đã ra
đời. Vào mùa xuân năm 1990, tổng sản lượng ô tô Hyundai đạt mốc bốn triệu chiếc.
Năm 1991, công ty đã thành công trong việc phát triển động cơ xăng độc quyền đầu
tiên của mình, Alpha Engine với bốn xi lanh kết hợp với hộp số riêng của nó. Đây
chính là bước mở đường cho sự độc lập về công nghệ của hãng.
Năm 1996, Hyundai Motor India Limited được thành lập với một nhà máy sản
xuất tại Irungattukottai gần Chennai, Ấn Độ. Năm 1998, Hyundai bắt đầu quan tâm
xây dựng hình ảnh của mình trong nỗ lực khẳng định mình là một thương hiệu đẳng
cấp thế giới. Chung Ju-Yung đã chuyển giao quyền lãnh đạo của Hyundai Motor cho
con trai ông là Chung Mong-Koo vào năm 1999, từ đây Tập đoàn Hyundai (công ty
mẹ) của Hyundai Motor Group đã đầu tư rất nhiều vào chất lượng thiết kế, sản xuất và

51
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

nghiên cứu dài hạn về xe của mình. Công ty đã mạnh dạng nâng thời gian bảo hành
các dòng xe lên 10 năm hoặc 100.000 dặm (160.000 km) khi bán ở Hoa Kỳ và phát
động một chiến dịch tiếp thị tích cực.
Năm 2004, Hyundai được xếp hạng thứ hai về "chất lượng chăm sóc xe ban
đầu" trong một cuộc khảo sát của J.D. Power and Associates ở Bắc Mỹ. Hyundai đạt
tốp 100 thương hiệu có giá trị nhất trên toàn thế giới. Kể từ năm 2002, Hyundai cũng
là một trong những nhà tài trợ chính thức trên toàn thế giới của Giải vô địch bóng đá
thế giới (FIFA World Cup).
Năm 2014, Hyundai bắt đầu tập trung vào việc sáng kiến cải thiện động cơ
trong xe của mình và thuê Albert Biermann, cựu Phó Chủ tịch Kỹ thuật của tập đoàn
BMW Motorsport GmbH để chỉ đạo phát triển khung gầm cho xe Hyundai; với tuyên
bố "Công ty hướng đến là đơn vị đứng đầu kỹ thuật trong việc vận hành và điều khiển
lái xe; những chiếc xe được sản xuất sẽ là phương tiện dẫn đầu về công nghệ hỗ trợ lái
xe trong cùng phân khúc".
Vào ngày 14 tháng 10 năm 2020, Chung Eui-Sun được bổ nhiệm là chủ tịch
mới của Tập đoàn ô tô Hyundai. Cha của ông, Chung Mong-Koo, đã được bầu làm
Chủ tịch danh dự. Vào tháng 4 năm 2021, công ty cho biết lợi nhuận của mình đã tăng
187%, mức tăng cao nhất trong bốn năm. Công ty ghi nhận lợi nhuận 1,16 tỷ USD từ
đầu năm đến tháng 3 năm 2021.

Hình 2-31: Dòng xe SONATA đạt tốp 10 bán chạy nhất thế giới của Hyundai
Đầu tháng 8 năm 2020, Hyundai đã tiết lộ về kế hoạch ra mắt xe điện mới. Bên
cạnh đó, hãng cũng đặt ra mục tiêu chiếm 10% thị phần xe điện trong vòng 5 năm tới.
Hyundai dự kiến trình làng 3 mẫu xe điện thương hiệu Ioniq trong giai đoạn từ 2021 -
2024 và đặt mục tiêu bán được 1 triệu chiếc xe này vào năm 2025.
Đầu năm 2021, Hyundai đã thành lập một trung tâm sáng tạo tại Singapore
nhằm phục vụ cho mục đích phát triển và thử nghiệm công nghệ trên toàn bộ chuỗi
cung ứng ô tô, trong đó có cả thử nghiệm quy trình sản xuất xe điện. Hyundai khẳng
định các mẫu xe điện của hãng không những có khả năng chạy nhanh mà còn sở hữu
phạm vi chạy xa sau mỗi lần sạc đầy. Ngoài ra các công nghệ tiên tiến để phục vụ giải
trí và hỗ trợ lái xe cũng được áp dụng lên xe.

52
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Hình 2-32: Mẫu xe điện Hyundai Ioniq


2.5.3. VinFast:
VinFast là Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh ô tô và xe máy
điện của Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2017, có trụ sở đặt tại thành
phố Hải Phòng, do ông James Benjamin DeLuca (cựu Phó Chủ tịch của Tập đoàn
General Motors) cùng ông Lê Thanh Hải làm Giám đốc điều hành. Công ty này là
một thành viên của tập đoàn Vingroup, được ông Phạm Nhật Vượng sáng lập.
Tại Triển lãm xe hơi Paris năm 2018 ở Pháp, VinFast đã giới thiệu hai mẫu xe thể thao
đa dụng (SUV) và sedan đầu tay của mình. Những mẫu xe này đã được bán ra thị
trường Việt Nam lần đầu vào ngày 28 tháng 7 năm 2019 với tên sản phẩm là Lux
SA2.0 Turbo (SUV) và Lux A2.0 Turbo (sedan). Ngoài ra, VinFast đồng thời còn bán
ra thị trường dòng xe Fadil (hatchback) là sản phẩm lắp ráp theo nhượng quyền của
GM Motor. Song song với sản phẩm xe hơi, VinFast cũng đã sản xuất và bán ra thị
trường các dòng xe máy điện. Ngày 7 tháng 9 năm 2020 VinFast, chính thức cung cấp
ra thị trường dòng xe President, là chiếc xe thể thao đa dụng (SUV) cỡ lớn hạng sang
với với động cơ 6.2(V8), tốc độ tối đa lên đến gần 300 km/h, là một trong những chiếc
SUV nhanh nhất Việt Nam. Đầu năm 2021 VinFast bán ra thị trường 2 dòng xe máy
điện là Feliz mã V5 (tốc độ tối đa 60km/h, chạy hết pin xa 90km) và Theon mã V9
(tốc độ tối đa 90km/h, chạy hết pin xa 100km). Theo kế hoạch, cuối năm 2021,
VinFast sẽ tung ra thị trường dòng xe điện VF-e34 5 chỗ ngồi (hatchback) và sẽ tiếp
tục sản xuất thêm hai mẫu ô tô điện khác trong năm 2022.

Hình 2-33: Mẫu xe President và lô gô của hãng VinFast

53
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

VinFast có một nhà máy lắp ráp, sản xuất chính đặt tại thành phố Hải
Phòng, miền Bắc Việt Nam. Nhà máy có diện tích 335 hecta với tổng số vốn đầu tư
đạt 3,5 tỷ USD. VinFast đã đăng ký với Phòng đăng ký kinh doanh Frankfurt để thành
lập một văn phòng đại diện mang tên gọi "VinFast GmbH" tại Đức, cùng với những
văn phòng đại diện khác tại các thành phố Melbourne (Úc), Thượng Hải (Trung Quốc)
và Seoul (Hàn Quốc). Mục tiêu trong tương lai của VinFast là tăng dần tỷ lệ nội địa
hóa linh kiện, tiến tới tự chủ công nghệ, kỹ thuật, bên cạnh đó, công ty tiếp tục đầu tư
vào phát triển mở rộng thị phần trong nước và đồng thời tiến ra các thị trường quốc.
Với phương châm, VinFast trở thành hãng xe tiên phong trên thị trường ô tô
điện tại Việt Nam và xe "xanh" kết hợp công nghệ tự lái là tương lai của ngành công
nghiệp ô tô toàn cầu, hãng đã xây dựng chiến lược kinh doanh táo bạo nhằm thu hút
người tiêu dùng hướng đến sản phẩm xe máy điện và ô tô điện. Ngoài đầu tư thiết kế 5
mẫu xe máy điện và 3 mẫu ô tô điện, VinFast đã triển khai lắp đặt cơ sở hạ tầng phục
vụ hậu mãi cho xe điện phủ khắp 63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam, với 40.000 cổng sạc
cho ô tô điện được sử dụng trong năm 2021. Những trạm sạc này được phân bố khắp
hầu hết các đường cao tốc hoặc quốc lộ huyết mạch và tại các trung tâm thương mại,
khu chung cư, văn phòng, cửa hàng xăng dầu… để khách hàng thuận tiện sử dụng.
Thiết bị sạc đa dạng và hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, đáp ứng hành trình thuận
tiện và an tâm cho khách hàng. Bên cạnh đó, các dòng xe điện luôn được trang bị đi
kèm bộ sạc cá nhân (adapter) tương thích với mạng lưới điện dân dụng để người sử
dụng có thể sạc được xe tại bất cứ nơi đâu.
VinFast hướng tới tương lai là một doanh nghiệp Việt Nam với tầm nhìn toàn
cầu, tự hào cho ra mắt những mẫu xe hiện đại trong bộ sưu ô tô toàn cầu và sẽ tạo ra
một thương hiệu ô tô mà người Việt Nam có thể tự hào.

Hình 2-34: Hai mẫu ô tô điện và trạm nạp điện của VinFast

54
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

2.5.4. Tổng hợp thông tin chung về các hãng ô tô trên thế giới:
- Tập đoàn Stellantis gồm có các công ty con là Fiat, Chrysler và Peugeot. Các
thương hiệu ô tô được sản xuất là: Ram, Jeep, Dodge, Chrysler, Fiat, Alfa Romeo,
Maserati, Abarth, Lancia, Peugeot, Citroen, Opel, Vauxhall và DS.
- Tập đoàn Volkswagen Group có các thương hiệu như: Volkswagen, Audi,
SEAT, ŠKODA, Bentley, Bugatti, Lamborghini, Porsche, Ducati, Scania, MAN và
Volkswagen Commercial Vehicles.
- Tập đoàn BMW có các thương hiệu như: BMW, Mini và Rolls-Royce.
- Tập đoàn Daimler AG có các thương hiệu là Mercedes-Benz, AMG và Smart.
- Tập đoàn Ford có các thương hiệu như: Ford, Lincoln, Troller, Mercury (dòng
này đã bị ngừng sản xuất xe mới) và Rivian Automotive.
- Tập đoàn General Motors có các thương hiệu như: Buick, Cadillac, Chevrolet,
GMC, Hummer, Nikola và 4 dòng xe bị ngừng sản xuất mới là: Holden, Pontiac,
Saturn và Saab.
- Liên minh Renault - Nissan - Mitsubishi có các thương hiệu như: Renault,
Infiniti, Mitsubishi, Nissan, Alphine, Dacia, Datsun và Lada (thuộc hãng AvtoVAZ
của Nga).
- Tập đoàn Tata Motors với các thương hiệu là Tata Daewoo, Jaguar và Land
Rover.
- Tập đoàn Toyota có các thương hiệu như: Lexus, Toyota, Daihatsu, Hino và
Scion (dòng này đã ngừng sản xuất xe mới).
- Tập đoàn Hyundai có các thương hiệu như: Hyundai, Genesis và Kia.
- Tập đoàn Suzuki có các thương hiệu là Suzuki và Maruti.
- Tập đoàn Honda Motor có các thương hiệu là Honda và Acura.
- Tập đoàn Zhejiang Geely Holding Group có các thương hiệu như: Geely,
Lotus, Proton, Polestar, Volvo, LEVC, LYNK&CO, Yuan Cheng, Geometry,
Terrafugia và Zeekr (xe điện phân khúc cao cấp).
- Tập đoàn CNH Industrial (thuộc FIAT Industrial) có các thương hiệu như:
Iveco, Naveco, Magirus, Astra và Heuliez Bus.
- Tập đoàn Mahindra có các thương hiệu là Mahindra, SsangYong và
Pininfarina.
- Liên minh SAIC, General Motors và Wuling có các thương hiệu như: Wuling
Motors, SAIC Motor, Nanjing Automobile, Sunwin Bus, Chang Da, Marque Baojun,
Maxus, Roewe (xuất khẩu là MG) và Yuejin.
- Tập đoàn Dongfeng Motor Corporation có các thương hiệu: Dongfeng và Yulon.
- Tập đoàn FAW Group Corporation chỉ có 1 thương hiệu sẩn phẩm là FAW.
- Tập đoàn Changan Automobile Group có các thương hiệu là Changan và
Oshan.
- Tập đoàn Brilliance Auto Group có các thương hiệu như: Brilliance Auto,
Jinbei, Zhonghua Automotive và Huasong.

55
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

- Tập đoàn Beijing Automotive Industry Holding (BAIC Group) có các thương
hiệu như: BAIC Motor, BAW, Foton Motor, Beiqi Motor, Kenbo, Jiangxi Changhe
Automobile (Changhe) và BJEV (xe điện).
- Tập đoàn Guangzhou Automobile Industry Group (GAIG) có các thương hiệu
như: Changfeng Motor, GAC, Denway Motors, Trumpchi và Gonow.
- Công ty Great Wall Motors có các thương hiệu như: Great Wall Motors,
Ora (xe điện), Wey và Haval.
- Tập đoàn Chery Automobile Co. Ltd có các thương hiệu như: Chery
Automobile, C&C Trucks, Jetour và Kary Auto.
- Công ty JAC Motors có các thương hiệu là JAC Motors, JAC-Navistar Diesel
và Sehol.
- Tập đoàn Zotye Holding Group có các thương hiệu là Zotye và Traum.
- Liên doanh Alibaba, SAIC, Shanghai Zhangjiang Hi và Tech Park Development
có 1 sản phẩm xe điện là Zhiji Motor.
- Công ty Xpeng Motors có các thương hiệu là Xpeng (xe điện) và Xiaopeng.
- Công ty Li Auto Inc có các thương hiệu là Li Auto (xe điện) và Beijing.
- Tập đoàn Tan Chong Motor (TCMH Group) có 1 thương hiệu là Tan Chong.
- Tập đoàn Tesla có sản phẩm là xe ô tô điện cao cấp Tesla.
- Tập đoàn Subaru chỉ có một thương hiệu là Subaru.
- Tập đoàn Mazda chỉ có một thương hiệu là Mazda.
- Tập đoàn Mclaren chỉ có một thương hiệu là McLaren.
- Tập đoàn VinGroup chỉ có một thương hiệu là VinFast.
- Tập đoàn THACO có Thaco Truck và Thaco Bus; liên doanh lắp ráp xe ô tô
với các hãng khác như: KIA, Mazda, Peugeot, BMW, Foton, Mitsubishi, . . .
- Tập đoàn UMW Holdings Berhad chỉ có một thương hiệu là Perodua.
- Công ty BYD Co. Ltd có 1 sản phẩm là BYD Automobile.
- Tập đoàn NIO NextEV Limited có 1 sản phẩm xe điện là NIO.
- Tập đoàn GAZ Group chỉ có 1 thương hiệu là GAZ.
- Công ty OJSC AMO ZIL chỉ có 1 thương hiệu là Amo Zil.
- Công ty Sollers JSC chỉ có 1 sản phẩm là UAZ.
- Liên doanh công ty NAMI và LiAZ có sản phẩm: Aurus Senat (siêu xe Nga).

Audi

Honda Mercedes BMW Mazda Ford Volkswagen


Hình 2-35: Lô gô của một số thương hiệu ô tô nổi tiếng

56
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

- Một số thương hiệu ô tô còn sử dụng trên thị trường nhưng hãng sản xuất đã
phá sản, như đối với dòng xe du lịch có: SsangYong, Daewoo và Isuzu; như đối với
dòng xe tải có: Vinaxuki và IFA. Ngoài ra có rất nhiều nhà máy liên doanh lắp ráp xe
ô tô nhưng không có thương hiệu riêng cũng không được nêu ra ở đây.

2.6. GIỚI THIỆU NHÀ MÁY KỸ THUẬT SỐ (DIGITAL FACTORY):


Cuối năm 2020, Mercedes-Benz (Tập đoàn Daimler) chính thức mở cửa Nhà
máy 56 (Factory 56) trị giá 730 triệu USD, kết nối hoàn toàn bằng 5G. Nhà máy được
coi là hình mẫu của cách mạng công nghiệp 4.0, thiết lập các tiêu chuẩn mới về số hóa,
tự động hóa và hiệu quả trong quản lý khí thải bảo vệ môi trường. Tập đoàn Ericsson,
đối tác cung cấp hạ tầng mạng 5G cho nhà máy, khẳng định các doanh nghiệp với chi
phí thấp hơn vẫn có thể ứng dụng 5G kết hợp với robot để xây dựng các nhà máy
thông minh.

Hình 2-36: Nhà máy 56 của Mercedes-Benz tại Stuttgart, Đức


Nhà máy 56 mất hai năm rưỡi xây dựng, diện tích 220.000 mét vuông, đặt ở trụ
sở chính của Mercedes-Benz tại Đức. Đây là nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên trên thế
giới áp dụng 5G ở thời điểm khởi công, với sự tham gia của nhà mạng Telefónica
(Đức) và Ericsson.
Nhờ số hoá toàn bộ, nhà máy tăng hiệu suất lên 25% so với dây chuyền lắp ráp
dòng xe S-Class cũ tại địa điểm này, đồng thời đạt được mức không khí thải carbon.
Nhà máy cũng chỉ cần mất vài ngày để chuyển đổi dây chuyền sản xuất giữa các dòng
xe khác nhau: xe thông dụng, xe lai (hybrid) hoặc xe điện.
Nhà máy sử dụng mạng 5G riêng, mạng WLAN, công nghệ phân tích dựa trên
trí tuệ nhân tạo, cùng hệ sinh thái kỹ thuật số do chính Mercedes-Benz phát triển. Hơn
400 phương tiện dẫn đường tự động (AGV) hoạt động tại nhà máy, được kết nối bằng
5G. Kính VR, AR kết nối 5G phục vụ cho sản xuất cũng được đưa vào sử dụng.
Nhà máy 56 được xem như bản thiết kế mẫu để Mercedes-Benz áp dụng vào
các nhà máy sản xuất của hãng trên toàn thế giới trong thời gian tới. Telefónica với tư
cách là đối tác dự án và Ericsson là nhà cung cấp mạng đã xây dựng hạ tầng 5G cho
nhà máy của hãng xe Đức.

57
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Ericsson giúp sắp xếp tối ưu các ăng-ten 5G trong nhà, đảm bảo vùng phủ sóng
vô tuyến di động không bị gián đoạn trên diện tích khoảng 20.000 mét vuông của nhà
máy. Tất cả dữ liệu được xử lý trên các máy chủ nhỏ gọn và được xử lý tập trung tại
chỗ. Bằng cách này, dữ liệu và thông tin vẫn do Mercedes-Benz quản lý, tránh được
nỗi lo chia sẻ dữ liệu.

Hình 2-37: Robot tự động vận hành bên trong Nhà máy 56
Về tổng thể, có 5 quy trình dưới đây có thể tận dụng 5G và rô bốt để trở thành
nhà máy thông minh:
- Phân phối đầu vào: Khi vật liệu được đưa đến nhà máy, một robot di động sẽ
tự động thu gom, rồi di chuyển vật liệu qua khu vực sản xuất. Sau đó, robot mang vật
liệu đến máy dập theo lộ trình được tính toán sao cho hiệu quả nhất. Máy dập này có
chứa các cảm biến được kết nối không dây với toàn bộ nhà máy bằng mạng riêng, do
đó dễ dàng phát hiện ra các vấn đề gặp phải và phát ra tiếng cảnh báo nếu cần bảo trì.
Sau khi sản phẩm xử lý xong, các robot di động sẽ đến lấy và chuyển sang các dây
chuyền khác.
- Chia sẻ thông tin: Không phải khu vực nào cũng sử dụng hoàn toàn bằng
robot, có những nơi kết hợp giữa con người và máy móc. Chẳng hạn một số robot chịu
trách nhiệm khoan và lắp ráp trong khi những robot khác kiểm tra chất lượng, chúng
sẽ thông báo cho con người bất cứ khi nào một thành phần cụ thể không đạt yêu cầu.
- Giám sát chất lượng: Khi một sản phẩm đã sẵn sàng để lắp ráp, robot sẽ
chuyển nó đến đến khu vực các kỹ sư kiểm tra chất lượng. Những người này sẽ sử
dụng kính thực tế ảo tăng cường để đối chiếu, kiểm tra sản phẩm có đạt yêu cầu hay
không.
- Mô phỏng tối ưu hóa: Các cảm biến gắn trên nhiều bộ phận của dây chuyền
sản xuất giúp hệ thống máy tính xây dựng một bản sao số (digital twin), tạo thành một
nhà máy ảo. Nhà máy ảo sẽ hoạt động song song với nhà máy thực, phân tích quy trình
hoạt động để phục vụ cho việc tối ưu hoá về sau.

58
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

- Tự động phát hiện lỗi thiết bị và cảnh báo bảo trì hệ thống: Việc bảo trì, bảo
dưỡng thiết bị sản xuất là khâu quan trọng giúp ổn định năng suất và chất lượng sản
phẩm của nhà máy. Với dây chuyền sản xuất có rất nhiều thiết bị liên thông và khắc
khe về tiêu chuẩn kỹ thuật thì việc tự động hóa trong giám sát giúp phát hiện sớm các
lỗi trong dây chuyền sản xuất của nhà máy sản xuất ô tô là hạng mục được quan tâm
hàng đầu.
Nhà máy kỹ thuật số (digital factory) nói riêng và nền công nghiệp 4.0 nói
chung đã đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, thể hiện ở các mặt:
- Giảm thiểu sai sót trong quá trình sản xuất: Việc sử dụng robot hoạt động vô
cùng chính xác theo những gì được lập trình giúp sản xuất hàng loạt những sản phẩm
có chất lượng đồng đều và chính xác. Ví dụ như, nếu quy định độ dài sản phẩm là
10cm thì máy móc sẽ cắt gọt vừa đủ 10cm, không dư cũng không thiếu một li nào.
Tính chính xác của máy móc cũng giúp nhà sản xuất kiểm soát mọi chi tiết của sản
phẩm. Bạn sẽ không sợ một công nhân nào đó sơ ý làm sản phẩm thiếu hụt hoặc dư
thừa các chi tiết, tạo ra những sản phẩm sai lỗi và không thể sử dụng được. Không
dừng lại ở đó, nhà sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh chi tiết sản phẩm cho phù hợp
với nhu cầu của từng khách hàng chỉ với vài thao tác thiết lập đơn giản.
- Tối ưu hóa vận hành nhà máy: Một ứng dụng khác của công nghiệp 4.0 cũng
đem lại nhiều hiệu quả cho vận hành doanh nghiệp sản xuất là AI (Artifical
Intelligence - trí thông minh nhân tạo). AI có khả năng phản ứng, xử lý thông tin rất
nhanh chóng. Nếu lỗi xảy ra trong dây chuyền sản xuất được phát hiện sớm thì các
phương án sửa chửa, thay thế sẽ ngay lập tức được kích hoạt. Trong trường hợp sự cố
nghiêm trọng, hệ thống thông minh có thể phát ra cảnh báo để ngay lập tức dừng cả hệ
thống, đảm bảo ít tổn thất và sai sót nhất có thể. Không những vậy, thông qua công
nghệ máy học (machine learning), AI có thể quan sát và học tập cách làm việc và xử lý
vấn đề của con người, từ đó nâng cao hiệu quả của hệ thống sản xuất.
- Cải thiện khả năng quản lý: Với các công ty, doanh nghiệp, họ có thể ứng
dụng các công nghệ số hiện đại để cải thiện hiệu suất làm việc và quản lý. Ví như việc
liên lạc giữa các phòng ban với nhau khi xưa chỉ bằng cách nói chuyện trực tiếp hoặc
điện đàm, thì ngày nay có thể thông qua các phần mềm chat nhóm. Hoặc có thể sử
dụng các công nghệ quản lý khác để thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên.
- Giảm chi phí, tăng lợi nhuận: Khi thay thế nguồn lực con người bằng máy
móc và công nghệ, về lâu dài, nhà sản xuất có thể giảm được nhiều chi phí vận hành,
cũng như làm giảm giá thành sản phẩm. Một robot có thể làm được khối lượng công
việc của nhiều người cộng lại và làm việc với công suất cao. Máy móc hiển nhiên có
sức bền cao hơn con người. Các robot và máy tính có thể hoạt động hàng giờ liên tục
không ngừng nghỉ, có thể làm việc trong lúc con người đi ngủ. Và robot cũng mắc ít
sai lầm hơn, giảm thiểu tổn thất trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, bạn cũng không
cần trả các khoản phí bảo hiểm lao động, tiền thường hoặc tiền bồi dưỡng lao động.
Bạn chỉ cần phí duy trì, bảo trì máy móc mà thôi.
- Cải thiện môi trường làm việc, tăng cường sức khỏe người lao động: Các công
việc nặng nhọc, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe đều được máy móc và công nghệ
đảm nhiệm thay cho con người. Máy móc có thể làm việc trong các điều kiện khắc
nghiệt như nhiệt độ cao hay áp suất thấp, hoặc địa hình hiểm trở. Trên thực tế, hiện
nay, công việc dọn dẹp các khu hóa chất độc hại hay những nơi nhiễm phóng xạ đã
được giao toàn bộ cho robot điều khiển từ xa để đảm bảo an toàn cho con người.

59
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

2.7. AN TOÀN LAO ĐỘNG:


2.7.1. Vai trò của an toàn lao động trong sản xuất:
An toàn lao động là biện pháp ngăn ngừa tai nạn xảy ra trong quá trình lao
động, những sự cố hình thành từ ngoại lực cơ học, điện giật, nhiệt độ, . . . , làm chết
người hay gây tổn thương, hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ
phận nào đó của cơ thể. Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe tốt cho người lao động, yếu tố
nhiễm độc hay bệnh nghề nghiệp cũng cần được xem xét để phòng tránh. Vấn đề an
toàn lao động hay còn được gọi theo cách khác là bảo hộ lao động được xem xét dưới
những góc độ sau:
- Tính khoa học kỹ thuật: Vì mọi hoạt động của nó đều xuất phát từ những cơ
sở khoa học và các biện pháp khoa học kỹ thuật.
- Tính pháp lý: Thể hiện trong luật lao động, quy định rõ trách nhiệm và quyền
lợi của người lao động.
- Tính chất quần chúng: Người lao động là một số đông trong xã hội, ngoài
những biện pháp khoa học kỹ thuật, biện pháp hành chính, việc giác ngộ ý thức cho
người lao động hiểu rõ và thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là cần thiết.
Môi trường xung quanh ảnh hưởng đến điều kiện lao động và do đó ảnh hưởng
đến con người, dụng cụ, máy móc, trang thiết bị. Ảnh hưởng này còn có khả năng lan
truyền trong một phạm vi nhất định. Sự chịu đựng quá mức đối với sức khỏe con
người sẽ dẫn đến khả năng sinh ra bệnh nghề nghiệp. Để phòng ngừa bệnh nghề
nghiệp cũng như tạo điều kiện tối ưu cho sức khoẻ và tình trạng lành mạnh cho lao
động chính là mục đích của vệ sinh lao động (bảo vệ sức khoẻ). Nghiên cứu các quy
luật biến đổi cơ học, điện học, nhiệt học và sinh học trong lao động sản xuất là nhằm
tìm ra giải pháp tối ưu để ngăn ngừa tai nạn xãy ra và đó chính là yếu tố khoa học kỹ
thuật của lĩnh vực an toàn lao động.
Yếu tố pháp lý trong an toàn lao động được thể hiện qua quyền và nghĩa vụ của
người lao động trong giờ làm việc, đó là:
- Yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh,
cải thiện điều kiện lao động, cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện ,
thực hiện biện pháp an toàn lao động.
- Từ chối làm công việc hay từ bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai
nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng sức khoẻ của mình, và phải báo cáo
ngay với người có phụ trách trực tiếp, từ chối làm việc nơi nói trên nếu những nguy
cơ đó chưa được khắc phục.
- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng
lao động vi phạm các qui định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết
về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoã ước lao động.
- Người lao động phải chấp hành các qui định, nội quy về an toàn lao động có
liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
- Phải sử dụng, bảo quản các phương tiện cá nhân được trang cấp, các thiết bị
an toàn nơi làm việc. Nếu làm mất mát hư hỏng phải bồi thường.
- Định kỳ hàng năm phải tham gia tập huấn về an toàn lao động và phòng chống
cháy nổ theo kế hoạch của đơn vị.

60
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm. Tham gia cứu người
và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

Hình 2-38: Nội quy an toàn lao động


An toàn lao động nhìn chung có 4 nội dung chính được nghiên cứu, đó là: đảm
bảo môi trường sống tối ưu cho người lao động (vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, bụi,
ánh sáng . . .); an toàn điện; an toàn cơ khí và phòng chống cháy nổ.
Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong một khoảng không gian thu
hẹp gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động không khí.
Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và
khí hậu địa phương. Về mặt vệ sinh, vi khí hậu có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ, bệnh tật
của công nhân. Làm việc trong điều kiện vi khí hậu lạnh, ẩm có thể mắc thấp khớp,
viêm đường hô hấp trên, viêm phổi và làm cho bệnh lao nặng thêm. Vi khí hậu lạnh và
khô làm cho rối loạn vận mạch thêm trầm trọng, làm giảm niêm dịch đường hô hấp,
gây khô niêm mạc, nứt nẻ da. Vi khí hậu nóng ẩm làm giảm khả năng bay hơi mồ hôi,
gây ra rối loạn thăng bằng nhiệt, làm cho mệt mỏi xuất hiện sớm, nó còn tạo điều kiện
cho vi sinh vật phát triển, gây các bệnh ngoài da.
Tiếng ồn và rung động ở nơi sản xuất cũng là yếu tố tác động bất lợi đến sức
khỏe của người lao động. Tiếng ồn trước hết tác động đến hệ thần kinh trung ương,
sau đó lên hệ thống tim mạch và nhiều cơ quan khác, cuối cùng đến cơ quan thính
giác. Tác hại của tiếng ồn chủ yếu phụ thuộc vào mức ồn. Tuy nhiên tần số lặp lại của
tiếng ồn, đặc điểm của nó cũng ảnh hưởng lớn. Tiếng ồn phổ biến liên tục gây tác
dụng khó chịu ít hơn tiếng ồn gián đoạn. Tiếng ồn có các thành phần tần số cao khó
chịu hơn tiếng ồn có thành phần tần số thấp. Khó chịu nhất là tiếng ồn thay đổi cả về
tần số và cường độ. Anh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể phụ thuộc vào hướng của
năng lượng âm tới, vào thời gian tác dụng của nó trong ngày làm việc, vào quá trình
lâu dài của công nhân làm việc trong phân xưởng, vào độ nhạy cảm riêng của từng
người cũng như vào lứa tuổi, nam hay nữ và trạng thái cơ thể của công nhân.
Bụi phát sinh trong tự nhiên do gió bão, động đất, núi lửa, nhưng quan trọng là
trong sinh hoạt và trong sản xuất của con người trong nền công nghiệp, nông nghiệp

61
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

hiện đại, bụi phát sinh từ các quá trình gia công chế biến các nguyên liệu rắn như các
khoáng sản hoặc kim loại bị nghiền, đập, sàng, cưa, khoan. Bụi còn phát sinh khi vận
chuyển nguyên vật liệu hoặc các sản phẩm dạng bột, gia công các sản phẩm dạng bột,
gia công các sản phẩm bông, vải, lông thú, gỗ… Bụi là tập hợp nhiều hạt có kích
thước lớn nhỏ khác nhau tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các
hệ khí rung nhiều pha nằm lơ lửng trong không khí (hơi khói, mù), khi những hạt bụi,
khi chúng đọng lại trên bề mặt vật thể nào đó. Bụi gây tác hại với con người và trước
hết là bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh trên đường tiêu hoá, bệnh về mắt . . .

1. Mũ; 2. Chụp tai; 3. Găng tay cao su; 4. Găng tay vải; 5. Giày;
6. Mặt nạ che mặt; 7. Áo quần; 8. Mặt nạ lọc khí; 9. Kính;
Hình 2-39: Trang bị bảo hộ lao động
Về an toàn điện: Dòng điện đi qua cơ thể con người gay nên phản ứng sinh lý
phức tạp như làm huỷ hoại bộ phận thần kinh điều khiển các giác quan bên trong của
con người, làm tê liệt cơ thịt, sưng màng phổi, huỷ hoại cơ quan hô hấp và tuần hoàn
máu. Tác động của dòng điện còn tăng lên đối với những người uống rượu. Nghiên
cứu tác hại của dòng điện đối với cơ thể cho đén nay vẫn chưa có một thuyết nào có
thể giải thích một cách hoàn chỉnh về tác động của dòng điện đối vơi cơ thể con người.
Dòng điện có thể tác động vào cơ thể người qua một mạch điện kín hay bằng tác động
bên ngoài như phóng điện hồ quang. Tác hại của dòng điện gây nên và hậu quả của nó
phụ thuộc vào độ lớn và loại dòng điện qua cơ thể con người, thời gian tác dụng và
tình trạng sức khoẻ của con người. Đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về trị số
dòng điện có thể gây nguy hiểm chết người. Chúng ta cần chú ý tới thời gian tác dụng
của dòng điện. Thời gian tác dụng càng lâu thì càng nguy hiểm cho nạn nhân.
Mối nguy hiểm trong cơ khí là nơi và nguồn phát sinh nguy hiểm do hình dạng,
kích thước, chuyển động của các phương tiện làm việc, phương tiện trợ giúp, phương
tiện vận chuyển cũng như các chi tiết bị tổn thương trong quá trình lao động, như kẹp
chặt, cắt xuyên thủng, va đập … gây ra tổn thương ở các mức độ khác nhau. Thiết bị
chịu áp lực là các thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học, hoá học, sinh học,
cũng như để bảo quản và vận chuyển các môi chất ở trạng thái có áp suất như khí nén,
khí hoá lỏng và các chất lỏng khác. Thiết bị chịu áp lực gồm nhiều loại khác nhau và
có tên gọi riêng (ví dụ: nồi hơi, máy nén khí, máy lạnh, chai, bình sinh khí axêtylen,

62
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

thùng chứa, bình hấp…). Khi gặp sự cố về rò khí hoặc nổ áp suất cao sẽ gây sát
thương đến người lao động. Thiết bị nâng là thiết bị có mức nguy hiểm cao, do đó việc
quản lí phải chặt chẽ ngay từ khi chế tạo cho đến quá trình sử dụng và sữa chữa. Các
thiết bị nâng như: các loại máy trục có trọng tải từ một tấn trở lên, xe tời chạy ray ở
trên cao, có buồng điều khiển có buồng điều khiển và có tải trọng từ một tấn trở lên,
trước khi đưa vào sử dụng hoặc sau khi sửa chữa lớn phải được ban thanh tra an toàn
lao động cấp tỉnh cấp đăng ký giấy phép sử dụng.
Cháy là hiện tượng vât lý xãy ra khi hội tụ đủ 3 yếu tố: chất cháy, ô xy (không
khí) và nhiệt độ đủ lớn. Có rất nhiều nguyên nhân gây cháy như do chập điện, do thời
tiết, cũng có trường hợp tiềm ẩn không rõ nguyên nhân. Nói chung, vào bất kỳ thời
điểm nào và tại đâu cũng đều có nguy cơ xảy ra cháy nổ. Vì vậy, tất cả chúng ta đều
phải trang bị các kiến thức cơ bản nhất về PCCC để dùng khi cần thiết. Phòng cháy
chữa cháy (PCCC) được hiểu một cách tổng quan là toàn bộ những thiết bị phòng
cháy, chữa cháy. Những hoạt động chữa cháy và những hoạt động đảm bảo, hạn chế
thấp nhất nguy cơ cháy nổ xảy ra. Đó là trách nhiệm của toàn bộ mọi người, của mọi
công dân. Bất kể ai không đảm bảo được an toàn cháy nổ tại nơi mình đang làm việc,
sinh sống đều phải chịu tránh nhiệm. Việc duy trì tình trạng an toàn không để xảy ra
cháy, xét về thực chất đó là sự tác động tích cực của con người nhằm phòng cháy tại
cơ sở, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả nếu có cháy xảy ra và tạo điều kiện thuận
lợi cho việc cứu người, cứu tài sản.
2.7.2. An toàn lao động trong xưởng sửa chữa ô tô:
Một số tai nạn thường xảy ra trong công tác sửa chữa ô tô và các biện pháp đề
phòng tai nạn đó như sau:
2.7.2.1. Cháy, bỏng da:
- Đặc biệt đề phòng bị bỏng khi tháo nắp két nước ô tô lúc nước đang nóng.
Trước khi mở nắp két nước nóng phải mang găng tay bảo hộ, không được đưa mặt tới
gần miệng két nước.
- Nếu bàn tay bị vấy axit của ắc quy thì phải rửa sạch với nước lã ngay.
- Không nên sờ mó vào ống thoát, ống góp thoát hơi và các bộ phận nóng của
động cơ khi đang nổ hoặc vừa mới tắt máy.

Sập cầu nâng Nổ bình nén khí


Hình 2-40: Một số tai nạn nguy hiểm tại xưởng sửa chữa ô tô
2.7.2.2. Đề phòng vật nặng rơi:
- Khi nâng các vật nặng như bloc máy, hộp số ô tô, phải biết chắc dây xích pa
lăng tốt, được khoá cứng để đảm bảo an toàn và không bị quá tải.

63
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

- Không nên tin tưởng vào con đội hay pa lăng lúc đang treo lơ lửng vật nặng,
phải dùng khối gỗ lớn hay con đội cố định an toàn kê thêm phía dưới vật nặng.
- Không nên chui vào gầm xe lúc đang đội xe lên.
- Nếu đã nâng hai bánh xe trước ô tô lên khỏi mặt nền xưởng thì phải dùng khối
gỗ tam giác chêm chặn hai bánh xe sau đề phòng xe di chuyển.
- Nếu phải nằm dưới gầm xe sửa chữa, cần chú ý bàn chân và cẳng chân có thể
bị xe khác chạy ngang qua cán phải.
2.7.2.3. Phòng cháy, chữa cháy trong phân xưởng ô tô:
- Bộ chề hoà khí, bơm xăng bị rò xăng sẽ bùng lửa rất nhạy trên động cơ nóng.
Không nên cho động cơ vận hành với mức ga trên mức cầm chừng trong lúc nắp
buồng phao của bộ chế hoà khí đang mở.
- Phải trang bị đủ phương tiện PCCC trong xưởng thực hành ô tô.
- Không dự trữ nhiều xăng trong phân xưởng.
- Chỉ đựng xăng trong các can chuyên dùng an toàn.
- Phải ghi rõ từng loại nhiên liệu trên các thùng chứa, đề phòng nhầm lẫn gây
tai nạn cháy.
- Không được dùng xăng rửa dụng cụ và các chi tiết máy hoặc tẩy rửa dầu mỡ
trên quần áo. Nên dùng dầu lửa hoặc dầu chuyên dụng RP7 để rửa.
- Cấm không được dùng xăng rửa tay.
- Nếu quàn áo bị vấy xăng thì phải thay, vì xăng làm hại da.
- Phải vứt bỏ giẻ lau máy đã ngấm (vấy) xăng trong những thùng rác có nắp đậy
kín an toàn.
- Khi rót xăng từ thùng chứa này sang can chứa kia, phải đảm bảo có lỗ thông
hơi cần thiết.
- Bố trí các bình chữa cháy vào những nơi thích hợp tiện lợi nhất trong xưởng
để dễ xử dụng khi cần thiết. Chữa cháy xăng dầu chỉ được phép dùng bọt carbon
dioxide, nghiêm cấm dùng nước trong trường hợp này.
- Nếu phải cho động cơ vận hành thử nghiệm trong phân xưởng, cần phải nối
dài ống góp thoát cho xả hết khí thải ra ngoài tránh nhiễm khí độc CO.

Hình 2-41: Thiệt hại lớn do sự cố cháy xưởng

64
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

2.7.2.4. Đề phòng điện giật:


- Khi phải sửa chữa ngay trên xe lúc động cơ không vận hành, nên tháo dây cọc
ắc quy và cách điện đầu dây.
- Phải đảm bảo cách điện tốt các dây nối điện 220V dùng cho máy hàn, bóng
đèn soi sáng, nhất là những khu vực rửa xe, nền xưởng ẩm ướt, khung vỏ xe, . . .
- Các dụng cụ chuyên dùng điện như máy khoan, máy mài cầm tay phải được
nối thêm dây mát đất trướckhi sử dụng.
- Không chạm tay vào bugi hoặc dây cao áp của hệ thống đánh lửa khi động cơ
đang vận hành.
2.7.2.5. Đề phòng bị sây sước, đứt tay và vất ngã:
- Để tránh bị đứt tay khi tháo ráp bóng đèn và kính hôi tụ đèn pha ô tô phải cẩn
thận tối đa, nên dùng đúng dụng cụ cần thiết để tránh tai nạn và hư hỏng.
- Phải cẩn thận khi đóng các của kính ô tô.
- Cẩn thận tối đa khi tháo gỡ hay thay kính ô tô vỡ.
- Nền xưởng vấy bẩn dầu mỡ phải được lau chùi sạch hoặc đặt biển cảnh báo
cấm đi vào. Mọi dụng cụ, thiết bị và phụ tùng khi tháo lắp sửa chữa phải sắp xếp gọn
gàng và không được nằm trong vùng dành cho lối đi.
2.7.2.6. Nâng, bê vật nặng:
Trong trường hợp phải nâng bê vật nặng cồng kềnh, nên chịu đựng sức nặng
băng hai chân, không nên dùng lưng để tránh thương tích cột sống. Nếu được, nên
dùng cần trục, pa lăng hay con đội. Vật quá nặng phải nhờ người giúp sức.
2.7.2.7. Sữa chữa trên các bộ phận đang di động:
- Nếu được nên sửa chữa trên ô tô trong lúc động cơ đang ngừng.
- Không được tiến hành bôi trơn, châm nhớt trong lúc động cơ đang vận hành.
- Không được lau chùi các bộ phận đang quay với giẻ lau máy.
- Không nên đặt bàn tay nơi bản lề cửa ô tô lúc lau chùi cửa kính xe hoặc làm
các việc khác tương tự.
2.7.2.8. Hàn điện, hàn gió đá trong xưởng ô tô:
- Nghiêm cấm tiến hành hàn điện hay gió đá ngay trong phân xưởng sơn xe. Bụi
sơn có thể bén lửa trong khoảng cách ngắn.
- Không được vứt bừa bãi các chi tiết kim loại nóng trên mặt nền xưởng.
- Bắt buộc mang kính bảo hộ khi tiến hành công tác hàn.
2.7.2.9. An toàn trong phòng sơn xe:
- Phải trang bị quạt thông gió đúng kỹ thuật cho phòng sơn xe. Nên bao che các
bóng đèn điện đề phòng bụi sơn bén lửa.
- Không được dùng nguồn nhiệt sai quy định để sưởi mau khô sơn.
- Phải cho máy hút bụi hoạt động khi tiến hành sơn xe. Không khí có lẫn bụi
sơn rất nguy hại đối với hệ thống hô hấp.

65
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

- Phải đeo mặt nạ lọc khí chuyên dụng khi sơn xe vì dung môi của sơn là chất
khí gây hại sức khỏe.
2.7.2.10. Lưu ý khi nâng, trục và đội xe:
- Phải nắm rõ quy trình vận hành thiết bị trước khi sử dụng. Kiểm tra đảm bảo
cơ cấu khóa hãm của thiết bị hoạt động tốt để đề phòng vật nặng rơi xuống đột xuất.
- Trước khi nâng đội xe lên phải đảm bảo hộp số xe đang ở vị trí N (số 0) hoặc
P (đối với số tự động), khoá công tắc đã ngắt điện, phanh tay được kéo đúng vị trí.
- Kiểm tra việc hãm cứng các bánh xe khi nâng xe lên.
- Tránh xa vùng gầm xe lúc đang nâng xe lên hay đang hạ xe xuống.
- Những xe nằm chờ phụ tùng (để qua đêm) trên cầu nâng cần phải được hạ
thấp vừa chạm nền xưởng.

Hình 2-42: Kê kích xe ô tô phải dùng đúng dụng cụ chuyên dụng


2.7.2.11. An toàn cho thiết bị bôi trơn và máy nén gió:
- Thường xuyên chăm sóc, quan sát các ống dẫn khí nén. Thay mới các ống dẫn
khí cũ bị khuyết tật đề phòng bị nổ tung dưới áp suất cao.
- Nghiêm cấm việc đùa giỡn vô ý thức với các ống dẫn khí nén hoặc với thiết bị
bôi trơn cao áp. Dùng ống nén khí để thổi sạch bụi dơ trên quần áo, trên đầu tóc là việc
làm vô cùng nguy hiểm.
- Nghiêm cấm đùa nghịch bằng cách chĩa thẳng vòi phun dầu mỡ vào người
khác. Áp suất cao của thiết bị bôi trơn có thể gây thương tích cho mặt và cơ thể.
2.7.2.12. Bơm hơi bánh xe ô tô:
- Thường xuyên kiểm tra áp kế của máy bơm hơi khí nén đảm bảo hoạt động
đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Không được đứng, ngồi gần kề bánh xe ô tô lúc đang bơm hơi bánh xe sau khi
vá hoặc thay lốp, bánh xe có thể bị nổ tung rất nguy hiểm.
2.7.2.13. Dụng cụ an toàn:
- Phải loại bỏ sửa chữa các dụng cụ thiếu an toàn như cán búa sắp gãy, đầu đục
bị toét, cãn dũa nứt, . . .
- Khi đục sắt thép cũng như khi mài đá lửa phải luôn mang kính bảo hộ.
- Không dùng dụng cụ sai với chức năng của nó, như: dùng tua vít để đục, dùng
cán búa để làm đòn bẩy, dùng kìm để tháo lắp bu lông, . . .

66
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

2.7.2.14. An toàn khi di chuyển xe:


- Chỉ những người có bằng lái xe ô tô phù hợp mới được điều khiển xe di
chuyển trong xưởng.
- Khi lái xe vào vị trí cầu nâng hoặc thang máy cần có người hoa tiêu trợ giúp.
- Những xe dừng đỗ lâu ngày trong xưởng, trước khi lái xe di chuyển phải kiểm
tra an toàn kỹ thuật và an toàn không gian đường chạy.

Hình 2-43: Chú ý an toàn khi bơm lốp xe

67
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

CHƯƠNG 3. CẤU TẠO TỔNG QUÁT Ô TÔ


3.1. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ:
Động cơ ô tô được ví như linh hồn của một chiếc ô tô vì nó là nhân tố quyết
định xe có hoạt động tốt hay không. Nói một cách trực quan và dễ hiểu thì động cơ ô
tô là một hệ thống linh kiện (phụ tùng) nằm dưới nắp ca-pô (nắp đậy khoang chứa
động cơ, thường bố trí ở phía đầu xe) và làm nhiệm vụ kết hợp với nhau để chuyển
hóa nhiên liệu (xăng, dầu diesel, LPG, . . . ) thành cơ năng cho ô tô chạy được trên
đường. Hiện nay, có rất nhiều kiểu động cơ đã được thiết kế lắp đặt trên những ô tô
khác nhau. Bao gồm động cơ đốt trong chạy bằng xăng, dầu diesel, khí propan hoặc
khí tự nhiên. Bên cạnh động cơ đốt trong truyền thống còn có những động cơ kiểu mới
như động cơ lai (hybrid), động cơ pin nhiên liệu (fuel cell) và động cơ điện.

ống dẫn nhiên liệu


trục cam

xu páp

dây xi lanh
đai pít tông

trục khuỷu
thanh truyền
Mô hình cắt bổ động cơ 4 xi lanh Động cơ ô tô kiểu 4 xi lanh

Hình 3-1: Động cơ ô tô kiểu 4 xi lanh

3.1.1. Động cơ truyền thống sử dụng trên ô tô:


3.1.1.1. Động cơ 4 kỳ:
Loại động cơ này được sử dụng phổ biến ở các loại xe du lịch và xe gắn máy.
Để thực hiện một chu kỳ chuyển đổi nhiệt năng từ nhiên liệu thành cơ năng thì pít tông
phải thực hiện bốn hành trình và trục khuỷu quay 2 vòng.
khí xả
xupáp nạp xupáp xả bugi

khí nạp pít tông


trục xy lanh
thanh
khuỷu truyền

kỳ 1: Hút kỳ 2: Nén kỳ 3: Nổ kỳ 4: Xả
Hình 3-2: Mô tả hoạt động của động cơ 4 kỳ

68
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

3.1.1.2. Động cơ 2 kỳ:


Thường gặp loại động cơ này ở các xe thương mại, xe tải vì nó mang lại công
suất cao hơn động cơ 4 kỳ khi cùng kích thước. Để thực hiện một chu kỳ thì pít tông
phải thực hiện hai hành trình và cốt máy sẽ quay một vòng.

bugi
đường
khí xả xả
đường khí nạp
xả đường
thổi đường
đường nạp
nạp
trục
pít khuỷu
tông thanh
truyền
Hình 3-3: Mô tả động cơ 2 kỳ 1 xi lanh

3.1.1.3. Động cơ xăng:


Động cơ xăng được sử dụng hầu hết trên xe máy và ô tô cỡ nhỏ. Ở loại động cơ
xăng, hoà khí sẽ được hình thành bên ngoài buồng cháy và sau đó được nạp vào xi
lanh. Hoà khí này sẽ được nén lại vào cuối hành trình của pít tông làm tăng áp suất và
nhiệt độ nhưng chưa đủ tự cháy. Quá trình cháy xãy ra phải nhờ mồi lửa từ bugi.
3.1.1.3. Động cơ diesel:
Nhiên liệu sử dụng là dầu diesel, hỗn hợp không khí được hình thành ngay
trong buồng cháy, sau khi được phun vào cuối hành trình nén của pít tông, nhiên liệu
diesel tự bốc cháy và sinh công (kỳ nổ).

vòi phun
nhiên liệu
bơm
nhiên
liệu xi lanh
pít tông

Mô hình cắt bổ động cơ diesel Động cơ diesel 1 xi lanh

Hình 3-4: Mô tả động cơ diesel 1 xi lanh

69
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

3.1.2. Các hệ thống cơ bản trên động cơ ô tô:


3.1.2.1. Hệ thống nạp:
Hệ thống nạp cung cấp một lượng không khí sạch cần thiết cho động cơ.

1: lọc khí; 2: cổ họng gió; 3: đường ống nạp


Hình 3-5: Hệ thống nạp
Hệ thống nạp càng tốt thì động cơ càng khỏe. Để tăng lượng khí nạp, động cơ
được trang bị tua bin tăng áp.

A: tua bin tăng áp; B: máy nén tăng áp; 1: cánh tua bin ; 2: cánh nén
Hình 3-6: Tua bin tăng áp
Tua bin tăng áp là một thiết bị dùng để nén khí nạp lại bằng năng lượng của khí
xả và chuyển hỗn hợp có mật độ cao đó đến buồng cháy nhằm tăng công suất phát ra.
Khi cánh tua bin quay bằng năng lượng của khí xả, cánh nén nối với trục ở phía đối
diện chuyển khí nạp đã nén lại đến động cơ.

70
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Bộ lọc khí: Lọc khí có chứa các phần tử lọc để loại bụi và các tạp chất khác ra
khỏi không khí. Phần tử lọc phải được làm sạch và thay thế định kì.

1: loại giấy, loại này được sử dụng rộng rãi trên ô tô.
2: loại vải, loại này gồm các phần tử bằng vải sợi có thể rửa được.
3: loại cốc dầu, là loại ướt có chứa một cốc dầu.
Hình 3-7: Phần tử lọc khí

Bầu lọc ướt (chứa dầu) Bầu lọc khô xoáy ly tâm

Hình 3-8: Hai kiểu bầu lọc thông dụng


Đường ống nạp: bao gồm một hoặc vài ống dùng để cung cấp không khí đến
từng xi lanh.

Hình 3-9: Đường ống nạp

71
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

3.1.2.2. Hệ thống nhiên liệu:


Hệ thống nhiên liệu cung cấp nhiên liệu đến từng xi lanh cho động cơ. Ngoài ra
nó còn có chức năng lọc chất bẩn và điều chỉnh lượng cung cấp nhiên liệu theo từng
chế độ công tác của động cơ.

1: bình nhiên liệu; 2: bơm nhiên liệu; 3: lọc nhiên liệu;


4: bộ điều áp nhiên liệu; 5: kim phun; 6: nắp bình nhiên liệu
Hình 3-10: Hệ thống nhiên liệu
Bơm nhiên liệu có nhiệm vụ chuyển nhiên liệu từ thùng chứa đến bộ chế hòa
khí hoặc dầm chứa trên động cơ phun xăng; hoặc đến bơm cao áp nếu là động cơ
diesel. Có loại bơm nhiên liệu được đặt ngay trong thùng chứa nhiên liệu và có loại
bơm nhiên liệu được đặt ngay giữa đường ống dẫn (bên ngoài thùng chứa nhiên liệu).

1: mô tơ; 2: cánh bơm loại ly tâm mô hình cắt bổ bộ chế hòa khí
Hình 3-11: Bơm nhiên liệu và bộ chế hóa khí
3.1.2.3. Hệ thống bôi trơn:
Hệ thống bôi trơn dùng một bơm dầu để liên tục cung cấp dầu động cơ đến
khắp các bộ phận bên trong động cơ. Chức năng của hệ thống này là làm giảm ma sát
giữa các bộ phận bằng màng dầu. Tác dụng khác nữa của dầu bôi trơn là làm sạch, làm
mát và làm kín các mối lắp ghép giữa pít tông, xéc măng và xi lanh động cơ.

72
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

1: các te dầu; 2: lưới lọc dầu; 3: bơm dầu; 4: que thăm dầu;
5: công tắc áp suất dầu; 6: lọc dầu
Hình 3-12: Hệ thống bôi trơn
Bơm dầu bao gồm một rô to chủ động và một rô to bị động có trục lệch nhau.
Chuyển động của quay của cặp rô to này làm cho khe hở giữa các rô to thay đổi, kết
quả là tạo tác dụng bơm. Rô to chủ động được dẫn động bằng trục khuỷu. Một van an
toàn được lắp trong bơm để tránh cho áp suất dầu không vượt quá mức cho phép.

1: rô to chủ động; 2: rô to bị động 1: bánh răng chủ động;


3: van an toàn 2: bánh răng bị động; 3: vành khuyết
Hình 3-13: Hai kiểu bơm dầu thông dụng
3.1.2.4. Hệ thống làm mát:
Khi động cơ hoạt động sẽ nóng lên do nhiệt sinh ra trong quá trình cháy của
nhiên liệu và do ma sát di trượt giữa một số chi tiết, bộ phận. Để giúp động cơ không
quá nóng hơn nhiệt độ cho phép cần có hệ thống làm mát hiệu quả. Hệ thống này bao
gồm bộ tản nhiệt là két nước, bơm nước, quạt gió và cảm biến nhiệt độ. Nước giải
nhiệt trong động cơ sẽ được luân chuyển đi tới két nước và một quạt gió thổi qua két
nước giúp giảm nhiệt độ nước bên trong. Cảm biến nhiệt độ giúp hệ thống điểu khiển
phù hợp để giữ ổn định nhiệt độ động cơ từ 60 đến 950C.

73
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Bơm nước có nhiệm vụ đẩy luân chuyển nước trong mạch làm mát. Một đai dẫn
động được sử dụng để truyền chuyển động quay của trục khuỷu làm dẫn động quay
bơm nước. Bơm nước thường sử dụng là kiẻu bơm ly tâm.
Két nước làm nguội nước làm mát có nhiệt độ cao. Nước làm mát trong két nước
sẽ trở nên nguội đi khi các ống và cánh tản nhiệt của nó tiếp xúc với dòng không khí
do quạt tạo ra và dòng khí do sự chuyển động của xe.
Quạt làm mát được dẫn động từ trục khuỷu thông qua dây đai (chung với bơm
nước) và tạo ra lượng không khí lớn hướng đến két nước nhằm nâng cao hiệu quả làm
mát, nhất là lúc xe dừng hoặc chạy ở tốc độ thấp.

Hình 3-14: Hệ thống làm mát


.3.1.2.5. Hệ thống thải:

1: đường xả; 2: bộ lọc khí (TWC); 3: ống xả; 4: ống giảm thanh
Hình 3-15: Hệ thống thải

74
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Hệ thống thải sẽ thải hỗn hợp khí cháy của động cơ vào không khí. Hệ thống
thải có chức năng sau: thải khí đã cháy ra khỏi động cơ, giảm tiếng ồn của kỳ nổ và xử
lý thanh lọc khí độc hoặc muội than sinh ra khi nhiên liệu cháy để giảm phát thải chất
có hại gây ô nhiễm môi trường.

Bộ lọc khí 3 thành phần (TWC) Bộ giảm thanh


Hình 3-16: Bộ lọc khí và bộ giảm thanh

3.1.3. Các chi tiết của động cơ:


Động cơ là một bộ phận quan trọng nhất trong các chi tiết làm cho ô tô chuyển
động. Do vậy mỗi bộ phận của động cơ đều được chế tạo với độ chính xác cao.
3.1.3.1. Nắp qui lát (nắp máy) và thân máy:
Nắp qui lát là các chi tiết cùng với pít tông tạo thành buồng cháy ở phần lõm
phía bên dưới qui lát. Thân máy là các chi tiết tạo nên kết cấu cơ bản của động cơ.
Roăng là chi tiết dùng để tạo độ kín giữa nắp qui lát và thân máy.

1. nắp máy; 2. roăng; 3. thân máy 1. kiểu thẳng hàng; 2. kiểu V; 3. kiểu đối đỉnh
Hình 3-17: Nắp qui lát và thân máy
3.1.3.2. Pít tông, trục khuỷu, bánh đà:
Pít tông chuyển động tịnh tiến bên trong xi lanh, chuyển động này do áp suất
của hỗn hợp khí cháy tạo ra kết hợp với quán tính của bánh đà. Trục khuỷu biến
chuyển động tịnh tiến của pittông thành chuyển động quay tròn nhờ thông qua thanh

75
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

truyền. Bánh đà được chế tạo ở dạng đĩa tròn, tích trữ năng lượng ở kỳ sinh công và
biến năng lượng tích luỹ đó thành chuyển động quay động cơ ở các kỳ còn lại.

1: pít tông; 2: chốt pít tông; 3: thanh truyền; 4: trục khuỷu; 5: bánh đà
Hình 3-18: Pít tông, trục khuỷu, thanh truyền và bánh đà
3.1.3.3. Đai dẫn động:
Đai dẫn động truyền năng lượng chuyển động quay của trục khuỷu đến bơm
nước, quạt gió, bơm trợ lực lái, máy phát và máy nén điều hoà thông qua các puly.
Thông thường mỗi ô tô có từ 2-3 dây đai.

1: puly trục khuỷu; 2: puly bơm trợ lực lái; 3: puly máy phát;
4: puly bơm nước; 5: puly máy nén điều hoà
Hình 3-19: Đai dẫn động
3.1.3.4. Các te dầu:
Các te là nơi chứa dầu bôi trơn, thường làm bằng thép hay nhôm với hình dạng
khay hộp. Các te dầu có những hốc sâu và tấm ngăn để sao cho dù xe bị nghiêng vẫn
có đủ dầu để bơm hút đẩy đi bôi trơn trong toàn động cơ.

76
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Hình 3-20: Các te


3.1.3.5. Cơ cấu phân phối khí:
Cơ cấu phân phối khí là một nhóm các bộ phận đóng vai trò mở và đóng các xu
pap nạp và các xu pap thải tại các thời điểm thích hợp.

1: trục khuỷu; 2: đĩa xích cam; 3: xích cam; 4: trục cam nạp;
5: xu páp nạp; 6: trục cam thải; 7: xu páp thải
Hình 3-21: Cơ cấu phân phối khí
3.1.3.6. Xích cam hoặc đai cam:

1. dây đai cam


2. pu ly trục cam
3. pu ly trục khuỷu

Hình 3-22: Đai cam

77
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Xích cam hoặc đai cam dùng để truyền chuyển động quay của trục khuỷu đến
các trục cam. Xích cam được chế tạo như ở hành 3-21 và dây đai cam như ở hình 3-22.
Dây đai cam phải kết hợp với các bánh răng để truyền chuyển động quay theo đúng tỷ
lệ 2-1. Dây đai được chế tạo từ vật liệu gốc cao su. Dây đai phải được kiểm tra độ căng
và thay thế định kì.

3.1.4. Các thông số cơ bản của động cơ:


3.1.4.1. Dung tích xi lanh:
Dung tích xi lanh là tổng dung tích chiếm chỗ của pít tông trong xi lanh khi pít
tông chuyển động từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới. Nếu động cơ có nhiều xi
lanh thì dung tích xi lanh được tính tổng cộng dung tích của các xi lanh. Đơn vị dung
tích xi lanh thường dùng là "lít" (đối với ô tô) hoặc "cc" (đối với xe máy). Về quy đổi
thì 1(lít) = 1(dm3) và 1(cc) = 1(cm3). Ngoài ra, từ phổ thông quen gọi của mọi người
đối với dung tích động cơ ô tô là "chấm" và động cơ xe máy là "phân khối".
Tổng cộng dung tích của các xi lanh có thể tính bằng công thức:
V = ¼.( π.D2.L.N )
Trong đó:
- V: dung tích tổng cộng các xi lanh.
- D: đường kính xi lanh.
- L: hành trình pít tông.
- N: số xi lanh động cơ.
3.1.4.2. Tỷ số nén:
Tỉ số nén được thể hiện trong quá trình nạp. Giá trị tỉ số nén được tính:
ε = V a / Vc
- Va: thể tích buồng cháy, là thể tích được tạo bởi xi lanh, đỉnh pít tông và nắp
máy khi pít tông nằm ở điểm chết trên.
- Vc: thể tích toàn phần, là thể tích được tạo bởi xi lanh, đỉnh pít tông và nắp
máy khi pít tông nằm ở điểm chết dưới (Vc = Va + V).
Động cơ có tỉ số nén cao sẽ tạo ra áp suất cao trong buồng đốt và sẽ cho ra công
suất động cơ lớn và hiệu suất nhiệt cũng sẽ cao hơn. Thông thường tỉ số nén đối với
động cơ xăng từ 8/1 cho đến 11/1 , còn động cơ diesel từ 16/1 đến 20/1.

Va

ĐCT
V
Vc=Va+V

ĐCD

Hình 3-23: Mô tả cách tính tỷ số nén của động cơ

78
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

3.1.4.3. Mô men xoắn động cơ:


Mô men xoắn động cơ là giá trị được chỉ ra trong quá trình quay hoặc lực xoắn
của trục khuỷu động cơ. Đơn vị của mô men xoắn là Nm. Công thức tính:
T = N.R
- T: mô men xoắn.
- N: lực xoắn.
- R: bán kính xoắn.
3.1.4.4. Công suất động cơ:
Công suất phát ra của động cơ được đánh giá sự làm việc của nó trong một
khoảng thời gian nào đó. Đơn vị đo công suất là kiloWatt (kW), ngoài ra công suất còn
được tính bằng một vai đơn vị khác như: HP (horse power) và PS (german horse
power). 1 PS = 0,7355 kW và 1 HP = 0,7457 kW.

3.2. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ Ô TÔ:


3.2.1. Kiến thức tổng quan về hộp số:
Mục đích chính của hộp số là truyền lực xoắn (mô men xoắn) từ động cơ ra các
bánh xe chủ động sao cho phù hợp với các chế độ tải cụ thể của ô tô. Có 2 loại hộp số
chính được lắp đặt trên ô tô là loại thường (số sàn) và loại tự động (số tự động).
3.2.1.1. Hộp số thường:
Hộp số thường có nhiệm vụ nối và ngắt đường truyền công suất bằng cách thay
đổi sự kết hợp giữa các bánh răng ăn khớp với nhau. Kết quả là nó có thể thay đổi
được lực truyền động, tốc độ quay và chiều quay. Hộp số thường có cấu tạo đơn giản,
tuổi thọ và hiệu suất cao nhưng khi sử dụng đòi hỏi lái xe phải có kỹ năng nhất định.

1: động cơ; 2: ly hợp; 3: trục sơ cấp; 4: ống đồng tốc; 5: cần số;
6: trục thứ cấp; 7: vi sai; 8: bán trục; 9: bánh xe
Hình 3-24: Sơ đồ cấu tạo hộp số thường

79
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

3.2.1.2. Hộp số tự động:


Một hộp số tự động bao gồm một biến mô, một bộ bánh răng hành tinh và hệ
thống điều khiển thuỷ lực. Nó dùng áp suất thuỷ lực để tự động chuyển số cho phù hợp
với tốc độ xe, góc mở bướm ga. Do vậy không cần chuyển số như hộp số thường. Việc
điều khiển chuyển số do hệ thống điều khiển tự động thông qua hộp ECU thực hiện.

1: biến mô; 2: bơm dầu; 3: bộ bánh răng hành tinh; 4: cảm biến tốc độ xe; 5: cảm
biến tốc độ bánh răng trung gian; 6: cảm biến tốc độ đầu vào; 7: tín hiệu chân ga; 8:
bộ điều khiển điện tử của động cơ kết hợp hộp số tự động (ECU); 9: van điều tiết áp
suất dầu thủy lực; 10: bộ điều khiển thuỷ lực. 11: cần chuyển số
Hình 3-25: Mô tả cấu tạo hộp số tự động
3.2.1.3. Hộp số ly hợp kép:
Hộp số ly hợp kép hay còn gọi là số sàn tự động, có kết cấu như số sàn nhưng
điều khiển lại theo kiểu số tự động. Hộp số có nhiệm vụ đơn giản là truyền mô men từ
động cơ xuống các bánh. Có nhiều phương pháp khác nhau đã sử dụng kể từ khi phát
minh ra ô tô: truyền động xích, truyền động đai, hoặc truyền động thủy lực. Hộp số
trên ô tô hiện chia làm ba nhóm: số sàn, số tự động và CVT (truyền động vô cấp). Vài
năm gần đây, một loại hộp số khác đang thu hút sự chú ý là số sàn tự động. Tiên
phong sử dụng hộp số kiểu này là hãng xe thể thao danh tiếng Porsche của Đức nên
còn được gọi là hộp số PDK (Porsche Doppelkupplungsgetriebe).

Hình 3-26: Cấu tạo của hộp số PDK.

80
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Về cơ cấu, PDK có 7 cấp số với hai ly hợp, không có biến mô thủy lực như số
tự động và cũng không bàn đạp côn như số sàn bình thường. Thay vào đó, một máy
tính điều khiển mọi thứ tự động. Với tài xế, việc chọn chế độ ở PDK giống như số tự
động kiểu biến mô thủy lực và bánh răng hành tinh. Ưu điểm của hộp số PDK là giảm
khối lượng và tăng hiệu suất bởi việc thiết kế bánh răng kiểu số sàn đã giảm lực cản
đáng kể cũng như trọng lượng của dầu nhớt như đối với biến mô thủy lực.
3.2.2. Kiến thức tổng quan về cầu xe:
Cầu xe dùng để đỡ toàn bộ trọng lượng phần được treo (động cơ, ly hợp, hộp
số, khung, thân xe, hệ thống treo, thùng chở hàng, buồng láí . . .). Ngoài ra cầu còn có
chức năng bảo vệ các chi tiết bên trong (truyền lực chính, vi sai, các bán trục…).
Có thể phân loại cầu xe như sau:
- Cầu không dẫn hướng, không chủ động (cầu sau phụ thuộc).
- Cầu dẫn hướng, không chủ động (cầu trước phụ thuộc).
- Cầu không dẫn hướng, chủ động (cầu sau chủ động).
- Cầu dẫn hướng và chủ động (cầu trước chủ động).
Cầu chủ động của xe ô tô là cụm chi tiết làm nhiệm vụ truyền công suất từ
trục chủ động đến các bánh xe chủ động. Cầu chủ động của xe ô tô còn tạo ra sự
giảm tốc cuối cùng giữa trục truyền động và bánh xe thông qua các bánh răng truyền
động cuối cùng. Cầu chủ động của xe ô tô giúp chia tổng mô men xoắn tới các bánh
xe chủ động, cho phép sai lệch tốc độ giữa bánh xe trái và bánh xe phải trong lúc
quay vòng thông qua bộ vi sai.

Cầu dẫn hướng chủ động Cấu tạo bộ vi sai

Hình 3-27: Cấu tạo cầu chủ động


3.2.3. Kiến thức tổng quan về phanh:
Hệ thống phanh có chức năng giảm tốc độ hay dừng xe hoặc ngăn cho xe không
bị trôi. Có 2 loại là phanh chính (phanh chân) và phanh đỗ (phanh tay). Phanh chân
dùng để điều khiển tốc độ xe và dừng xe. Thông thường trên cầu trước sử dụng phanh
đĩa, còn trên cầu sau có thể sử dụng phanh đĩa hoặc phanh tang trống.
Bàn đạp phanh là bộ phận được điều khiển bằng lực đạp chân của lái xe. Lực
này được chuyển hoá thành áp suất thuỷ lực tác dụng lên hệ thống phanh. Khi lái xe
đạp lên bàn đạp, lập tức áp suất được truyền đến các đĩa phanh (trống phanh) nhằm
hãm sự quay của các bánh xe. Để giảm mệt mỏi cho lái xe, thông thường hệ thống

81
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

phanh được thiết kế thêm bầu trợ lực chân không hoặc khí nén. Trợ lực phanh là thiết
bị tăng lực tác dụng lên xi lanh phanh chính theo độ lớn lực phanh do lái xe tạo ra. Lực
tăng thêm của bầu trợ lực do sức hút chân không của động cơ (xe con) hoặc khí nén
trong bình chứa (xe tải).
Xi lanh phanh chính là bộ phận biến đổi lực đạp của lái xe thành áp suất thuỷ
lực. Áp suất thuỷ lực này sau đó được cấp đến các càng phanh đĩa của các bánh trước
và đến các xi lanh bánh xe của phanh trống. Phía trên xi lanh phanh chính có bình
chứa dùng để chứa dầu phanh.

1: bàn đạp phanh; 2: bầu trợ lực phanh; 3: xi lanh phanh chính;
4: van điều hoà lực phanh; 5: đĩa phanh; 6: trống phanh;
Hình 3-28: Hệ thống phanh chân

A: chân phanh; B: bầu trợ lực; C: xi lanh chính; E/G: đường chân không;
1: bình chứa dầu; 2: lò xo hồi vị; 3: dầu đến phanh trước; 4: dầu đến phanh sau
Hình 3-29: Bầu phanh chính
Phanh tay thường được sử dụng khi đỗ xe, lúc này lực phanh được sinh ra bởi
cần kéo tay kết hợp dây cáp tác động lên trống phanh ở các bánh xe sau.
Để tận dụng tối đa lực bám của các bánh xe khi phanh (chống trượt trơn), hệ
thống phanh ABS được thiết kế với sự điều khiển tự động thông qua hộp điện tử. Hệ
thống này theo dõi tốc độ quay của 4 bánh xe. Khi một bánh xe sắp bị bó cứng, hệ

82
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

thống ngay lập tức nhả bớt lực phanh của bánh xe đó để nó không bị hãm cứng và
trượt trơn. Khi nhả bớt lực phanh, bánh xe bắt đầu quay trở lại thì dầu phanh được
bơm vào tự động và lại hãm phanh bánh xe. Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần
trong một giây để phát huy tối đa tính năng của hệ thống phanh và đảm bảo tính ổn
định của xe khi phanh (không bị trượt trơn để tận dụng tối đa lực bám mặt đường).

1: cần phanh tay; 2: dây cáp phanh tay; 3: má phanh sau


Hình 3-30: Phanh tay

1: bộ điều khiển điện tử (ECU); 2: bộ chấp hành; 3: các cảm biến;


Hình 3-31: Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh ABS
3.2.4. Kiến thức tổng quan về lái và treo:
3.2.4.1. Hệ thống treo:
Hệ thống treo nối các bánh xe với thân xe hay khung xe để đỡ lấy xe, đỡ các
các bộ phận được treo và có tác dụng làm êm dịu chuyển động. Yêu cầu kỹ thuật đối
với hệ thống treo là:
- Nâng cao tính êm dịu bằngviệc giảm chấn động từ mặt đường truyền qua lốp.
- Đảm bảo tính ổn định chuyển động của ô tô.
Có 2 loại hệ thống treo thường dùng trên ô tô là hệ thống treo độc lập và hệ
thống treo phụ thuộc. Ở hệ thống treo phụ thuộc, cả 2 bánh xe đều được nối cứng với

83
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

cùng một cầu. Khi một bánh xe lăn qua chỗ cao thì chiều rộng cơ sở của xe sẽ thay đổi
dẫn tới khả năng ổn định của xe sẽ kém. Đối với hệ thống treo độc lập thì mỗi bánh xe
trên một cầu được liên kết độc lập với khung xe và sẽ chuyển động đàn hồi một cách
độc lập vơi nhau, do vậy tính ổn định của ô tô sẽ cao hơn ở hệ thống treo phụ thuộc.

A: hệ thống treo trước; B: hệ thống treo sau


Hình 3-32: Hệ thống treo

A: hệ thống treo cầu trước (độc lập); B: hệ thống treo cầu sau (phụ thuộc);
1: lò xo; 2: phuộc giảm chấn; 3: thanh liên kết; 4: khớp cầu;
Hình 3-33: Chi tiết hệ thống treo
3.2.4.1. Hệ thống lái:
Hệ thống lái có chức năng thay đổi hướng chuyển động của ô tô bằng cách điều
khiển xoay hướng chuyển động sang trái hoặc sang phải của hai bánh xe cầu trước. Về
cấu tạo thông dụng có hai loại là kiểu trục vít thanh răng và kiểu bi tuần hoàn. Vành lái
(vô lăng) là bộ phận mà lái xe tác động điều khiển xoay tròn để đánh lái, thông qua cơ
cấu trục vít thanh răng để thay đổi hướng chuyển động của các bánh xe dẫn hướng.

84
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

kiểu trục vít thanh răng kiểu bi tuần hoàn


Hình 3-34: Hệ thống lái

3.3. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ:


Có nhiều thiết bị cần thiết cho việc khởi động động cơ và vận hành nó một
cách ổn định.

1: ắc quy; 2: máy khởi động; 3: Máy phát điện; 4: cuộn đánh lửa;
5: khoá điện; 6: đồng hồ táp lô; 7: các cảm biến;
Hình 3-35: Cấu tạo hệ thống điện động cơ
Ắc quy là thiết bị có khả năng nạp điện khi động cơ hoạt động (nhận điện từ
máy phát) và nó đóng vai trò là nguồn cung cấp điện cho các thiết bị điện khi động cơ
không hoạt động.
Hệ thống khởi động giúp động cơ nổ được bằng lực quay ban đầu của động cơ
điện (máy khởi động) lấy nguồn từ ắc quy thông qua điều khiển của ổ khóa.
Hệ thống nạp sản xuất ra điện năng để cung cấp nguồn cần thiết cho các thiết bị
điện đang phục vụ trên ô tô và phần còn lại dùng để nạp ắc quy. Khi động cơ hoạt
động, dây đai dẫn động sẽ làm cho pu ly của máy phát quay để phát ra điện. Máy phát
có chức năng chỉnh lưu, tiết chế điện áp và phát điện 12V hoặc 24V. Trên bảng đồng
hồ táp lô có đèn báo nạp và sẽ sáng khi máy phát điện không thể phát điện (hư hỏng).

85
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

1:ắc quy; 2: khoá điện; 3: máy khởi động;


Hình 3-36: Hệ thống khởi động

1: máy phát; 2: ắc quy; 3: đèn báo nạp; 4: khoá điện;


Hình 3-37: Hệ thống nạp điện
Hệ thống đánh lửa tạo ra tia lửa ở điện áp cao và đốt cháy hỗn hợp không khí
nhiên liệu đã được nén ở kỳ nổ. Thời điểm đánh lửa được điều khiển bởi ECU.

1: khoá điện; 2: ắc quy; 3: cuộn dây đánh lửa; 4: bô bin;


5: ECU; 6: cảm biến vị trí trục cam; 7: cảm biến vị trí trục khuỷu;
Hình 3-38: Hệ thống đánh lửa

86
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Bugi là bộ phận nhận điện cao áp do cuộn dây đánh lửa tạo ra và tạo ra tia lửa
điện để đốt cháy hỗn hợp không khí - nhiên liệu.

1: điện cực giữa; 2: điện cực bìa; 3: rãnh chữ V; 4: rãnh chữ U;
5: sự khác nhau về độ cao của điện cực giữa;
Hình 3-39: Các loại bugi

3.4. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE:


3.4.1. Các bộ phận truyền dẫn và bảo vệ:
Ngày nay ô tô càng trở nên hiện đại hơn với đầy đủ tiện nghi do vậy việc cung
cấp điện cho các thiết bị điện sẽ rất phức tạp. Các nhà thiết kế đã sử dụng thân xe làm
một dây dẫn và nhờ đó số lượng dây dẫn giảm đi một nửa. Lúc này cực âm ắc quy và
cực âm của tất cả các thiết bị điện đều được nối với thân xe. Chỗ nối của các cực âm
vào thân xe được gọi là “mát” (mass).

Hình 3-40: "Mát" thân xe

87
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Dây điện và cáp: Có 3 loại dây điện và cáp chính được sử dụng trên ô tô.

Hình 3-41: Dây điện và cáp


Hộp nối là một chi tiết mà ở đo các giắc nối của các mạch điện được nhóm lại
với nhau. Thường nó bao gồm các chi tiết sau: bảng mạch in, cầu chì, rờ le và các thiết
bị khác. Ngoài ra còn có hộp rơ le, dù rất giống hộp nối nhưng hộp rờ le không có các
bảng mạch in cũng như không có chức năng trung tâm kết nối.

Hình 4.68: Hộp rờ le


1: hộp rơ le; 2: rơ le; 3: cầu chì và thanh cầu chì;
Hình 3-42: Hộp rơ le và cầu chì
Giắc nối có chức năng là tạo ra các liên kết điện. Có 2 loại giắc nối: dây điện
với dây điện và dây điện với các bộ phận. Các giắc nối được chia thành giắc đực hoặc
giắc cái, tuỳ thuộc vào hình dạng và các cực của chúng. Giắc nối cũng có nhiều màu

88
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

khác nhau. Cầu chì được lắp giữa thiết bị điện và nguồn điện. Nếu dòng điện quá lớn
chạy qua thì cầu chì sẽ chảy ra (ngắt mạch) để bảo vệ dây điện. Có 2 loại cầu chì được
sử dụng: loại thanh nối và loại hộp.

Hình 3-43: Các giắc nối

Hình 3-44: Các loại cầu chì


3.4.2. Hệ thống chiếu sáng:
Hệ thống chiếu sáng được lắp đặt để lái ô tô được an toàn hơn. Đèn pha chiếu
các tia sáng về phía trước nhằm đảm bảo tầm nhìn cho lái xe vào ban đêm. Chúng có
thể chuyển từ chiếu xa (chế độ pha) sang chiếu gần (chế độ cốt).
Ngoài đèn pha trên ô tô còn được trang bị thêm các loại đèn nữa như: đèn hậu,
đèn phanh, đèn xi nhan, đèn báo nguy hiểm, đèn lùi, đèn kích thước, đèn biển số, đèn
sương mù dùng để chiếu sáng bên ngoài.
Để chiếu sáng và trang trí, bên trong xe còn có các loại đèn như: đèn chiếu sáng
bảng táp lô, đèn trần xe, đèn trên các cửa, . . .

89
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Hình 3-45: Hệ thống chiếu sáng trong xe và ngoài xe


3.4.3. Hệ thống chỉ báo (táp lô):
- Đồng hồ báo tốc độ động cơ: báo số vòng quay của động cơ trong một phút.
- Đồng hồ báo tốc độ xe: báo tốc độ hiện tại của xe chạy km/h hoặc mph.
- Đồng hồ nhiệt độ nước: báo nhiệt độ nước làm mát của động cơ.
- Đồng hồ báo nhiên liệu: báo lượng nhiên liệu của ô tô.
Ngoài ra ở một số xe còn có trang bị một số đồng hồ đo như: đồng hồ báo áp
suất dầu bôi trơn và vôn kế (báo hiệu điện thế do máy phát phát ra).

Hình 3-46: Đồng hồ táp lô và đèn báo táp lô


3.4.4. Gạt nước và rửa kính:

1. công tắc, 2. mô tơ gạt nước, 3. thanh nối, 1. bơm nước, 2. giắc điện, 3. ống dẫn,
4. cần gạt, 5. lưỡi gạt cao su 4. vòi phun, 5. bình chứa dung dịch
Hình 3-47: Hệ thống gạt nước và rửa kính

90
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Gạt nuớc đảm bảo tầm nhìn cho lái xe bằng cách gạt nước mưa hay bụi bẩn trên
kính trước hay kính hậu. Hệ thống gạt nước bao gồm công tắc gạt nước, mô tơ gạt
nuớc, thanh nối gạt nước, tay gạt nước và lưỡi gạt nước.
Hệ thống rửa kính bao gồm một bình chứa nước rửa kính, mô tơ rửa kính, ống
dẫn, vòi phun và nước rửa kính. Hệ thống rửa kính khi hoạt động sẽ phun dung dịch
rửa kính (có trong bình chứa) lên kính trước hoặc kính sau giúp rửa sạch bui bẩn khi
trời không mưa (dùng kết hợp với gạt nước).
3.4.5. Hệ thống điều hoà không khí:
Điều hoà không khí điều khiển nhiệt độ bên trong xe ô tô. Nó đóng vai trò là bộ
hút ẩm, điều khiển nhiệt độ sưởi ấm và làm mát. Điều hoà không khí cũng giúp làm
tan băng, tuyết và sương đọng bên trên và bên ngoài cửa sổ.

Hình 3-48: Điều hòa không khí trên ô tô


Chức năng sưởi của hệ thống điều hòa là dùng một két sưởi làm bộ trao đổi
nhiệt để sưởi ấm không khí. Nước làm mát được đun nóng bằng động cơ sẽ đi vào két
sưởi, nó sẽ sưởi ấm không khí thổi ra từ quạt gió.

Hình 3-49: Chức năng sưởi ấm

91
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Chức năng làm mát là dùng một giàn lạnh làm bộ trao đổi nhiệt để làm lạnh
không khí. Khi điều hoà không khí bật ON máy nén sẽ ăn khớp pu ly được kéo từ trục
khuỷu động cơ và nén môi chất chất dạng hơi lên áp suất cao và đưa đến giàn nóng.
Tại đây lạnh chất được làm mát để hóa lỏng, qua lọc ga để hút ẩm rồi đến giàn lạnh.
Tại dàn lạnh, môi chất sẽ bốc hơi để hấp thụ nhiệt từ không khí xung quanh và làm
mát chúng.

Hình 3-50: Chức năng làm lạnh


3.4.6. Hệ thống mã khoá động cơ:
Trong hệ thống này, ECU động cơ trên xe sẽ kiểm tra mã nhận dạng ID của một
chip được gắn bên trong chìa khoá. Nếu mã chip trên chìa khóa không trùng với mã
đăng ký trong bộ nhớ của ECU thì không thể khởi động được động cơ. Đây là chức
năng chống trộm của xe ô tô.

1: khoá điện; 2: chíp phát sóng; 3: cuộn dây nhận sóng; 4: ống khoá;
5: bộ khuyếch đại; 6: ECU; 7: bugi; 8: vòi phun xăng; 9: bơm xăng;
Hình 3-51: Hệ thống mã khóa động cơ

92
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

3.4.7. Hệ thống túi khí:


Cùng với dây đai an toàn, túi khí hấp thụ chấn động tác dụng lên mặt và đầu của
hành khách khi xảy ra tai nạn. Ngay khi cảm biến phát hiện xe bị đâm phía trước hay
bên sườn, cụm cảm biến túi khí trung tâm sẽ kích nổ chất tạo khí để bơm túi khí ngay
lập tức.

1: túi khí cho lái xe; 2: túi khí cho hành khách; 3 và 4: túi khí bên;
Hình 3-52: Hệ thống túi khí

93
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

CHƯƠNG 4. XU HƯỚNG PHÁT TRIỀN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ


4.1. NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ CỦA THẾ GIỚI:
Tính đến thời điểm năm 2020, trên thế giới có hơn 700 nhãn hiệu xe ô tô, trong
đó có khoảng 10 tập đoàn lớn chuyên sản xuất xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi với sản
lượng năm 2020 ướt tính hơn 55 triệu chiếc. Sau một thập kỷ tương đối êm
đềm, ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua một giai đoạn biến động lớn. Kinh
tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại. Nhu cầu sắm xe hơi của hàng trăm triệu
người dân thuộc tầng lớp trung lưu của nước này cũng có dấu hiệu giảm nhanh. Chi
tiêu ở Ấn Độ cũng không mấy khả quan. Trong khi đó, châu Âu tiếp tục cho thấy sự
bất ổn tại các thị trường chính. Thực tiễn cho thấy, năm 2019 vẫn là năm xe hơi có
doanh số khả quan nhất, nhưng tất cả đều lao dốc trong năm 2020.
Thách thức của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu hiện nay chủ yếu là:
- Đại dịch Covid-19 xuất hiện khiến lợi nhuận của các nhà sản xuất xe hơi toàn
cầu sụt giảm. Các giám đốc điều hành nỗ lực chuẩn bị cho những kịch bản trong tương
lai với những thách thức như doanh số bán hàng chậm lại, sự bấp bênh của thương mại
toàn cầu. Đặc biệt, chi phí R&D (nghiên cứu và phát triển) có xu hướng tăng nhanh do
các thị trường lớn ngày càng áp đặt quy định khí thải chặt chẽ hơn, thậm chí là vạch ra
lộ trình từ bỏ động cơ đốt trong.
- Các chuyên gia ô tô nhân định xu hướng số một trong ngành hiện nay là điện
hóa, đặc biệt là nhu cầu chuyển đổi mạnh mẽ hơn đối với xe điện (EV). Thậm chí, các
hãng xe danh tiếng đã có những màn đặt cược táo bạo vào tương lai. Tại Mỹ, Trung
Quốc và châu Âu, hàng tỷ USD được đổ vào việc phát triển các loại xe chạy điện với
giá cả phải chăng, cũng như các loại xe hybrid nhẹ (xe lai sạc điện). Một số nhà sản
xuất đã ngừng phát triển các khung gầm dành cho xe sử dụng động cơ đốt trong (ICE).
Các nhà hoạch định chính sách cũng như các chuyên gia đầu ngành đều khẳng
định, ô tô điện là sản phẩm tương lai của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Cuộc cách
mạng xe điện đang diễn ra chậm hơn so với dự đoán ban đầu. Tại Mỹ, doanh số xe
hybrid và xe điện chỉ chiếm ít hơn 5% tổng doanh số xe mới bán ra trong năm 2019.
Thị trường trở nên giới hạn khi nhóm khách hàng chính của dòng xe này là những
người muốn “sống xanh”. Vì vậy, ngành công nghiệp ô tô cần phải tìm cách mở rộng
đối tượng khách hàng cho xe điện và xe hybrid, trong đó cần cân nhắc tới các chính
sách hậu mãi tốt nhất và giảm giá thành sản phẩm.

Ô tô điện Tesla Ô tô điện KIA

Hình 4-1: Các dòng xe điện đang có nhiều dư địa phát triển

94
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Tại "Triển lãm ô tô Los Angeles" (Hoa Kỳ) năm 2019, những mẫu xe điện mới
chỉ tập trung vào hiệu suất và thiết kế, mục tiêu hướng tới những khách hàng cao cấp,
những người không sợ giá cao và chỉ cần công nghệ, sự sang trọng và sức mạnh trên
xe. Và các nhà sản xuất xe hơi đang cho rằng, việc bán xe điện như một sản phẩm
“phong cách sống”, sự thể hiện "đẳng cấp", chứ chưa phải là con đường kinh doanh
lâu dài. Trong tương lai, khi sự trợ giá ưu đãi của các chính phủ với xe điện giảm dần,
các hãng xe sẽ cần một cách tiếp cận khác để thu hút khách hàng đến với xe điện và
cần tạo được lợi thế cạnh tranh nhất định với ô tô truyền thống.
Trong năm 2020, một báo cáo từ tổ chức "Ernst & Young" (EY) cho biết quyền
tối cao của xe điện toàn cầu sẽ đến vào năm 2033, nhanh hơn năm năm so với dự kiến
ban đầu, khi mà nhu cầu về xe Tesla và các sản phẩm xe ô tô điện khác tăng vọt. Hai
năm trước, "EY" cũng đã thực hiện cuộc khảo sát về “tương lai của nhiên liệu” cho
thấy người tiêu dùng khi được hỏi vẫn đang lo lắng về chi phí vận hành, quãng đường
hoạt động sau mỗi lần sạc đầy và cơ sở hạ tầng trạm sạc khi muốn sở hữu một chiếc xe
điện. Về mặt chi phí, tin tốt là giá thành pin lithium-ion đang giảm nhanh chóng. Về
phạm vi hoạt động của xe điện sau mỗi lần sạc là bài toán khó. Mặt dùng các nghiên
cứu đều xác định phần lớn tài xế chỉ lái xe 70 km mỗi ngày, số lượng đủ cho tầm hoạt
động của một mẫu xe điện bình thường hiện nay. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng là một câu
hỏi lớn mà các hãng xe điện không thể tự đưa ra câu trả lời. Dù vậy, việc có nhiều xe
điện chạy trên đường hơn chắc chắn sẽ làm giảm chi phí phát triển các trạm sạc. Cách
tốt nhất đối với các hãng sản xuất xe điện là hãy tung ra thị trường những chiếc xe mà
mọi người thực sự muốn sở hữu, việc nó chạy điện chỉ là yếu tố thứ yếu và không
quan trọng nữa.
Có hai bài toán về công nghệ được các hãng chế tạo ô tô trên thế giới quan tâm
hiện nay là: giải pháp phát triển xe điện trong tương lai và vai trò của "blockchain"
trong ngành công nghiệp ô tô.
- Về công nghệ sản xuất xe điện: Hầu hết xe điện hiện nay là xe sedan hoặc
hatchback. Theo các chuyên gia, việc phát triển các dòng SUV, CUV và xe bán tải
chạy điện, nếu được thực hiện đúng cách, có thể làm thay đổi nhận thức toàn cầu về xe
điện, từ những chiếc xe sang trọng đắt tiền và mỏng manh dành cho người giàu đi lại
trong phố sang một phương tiện hữu ích, đáng tin cậy và có thể sử dụng hàng ngày. Từ
cơ sở này, các hãng sản xuất xe điện cần đưa ra nhiều giải pháp mang đến sự lựa chọn
phong phú hơn cho người tiêu dùng.
Nhóm giải pháp phát triển xe điện trong tương lai còn bao gồm việc tái chế và
xử lý pin khi hết vòng đời hoạt động. Sẽ thật tồi tệ khi thay thế một sản phẩm gây ô
nhiễm bằng một sản phẩm gây ô nhiễm khác, vì vậy các hãng xe cần phải trả lời câu
hỏi này trước khi quá muộn.

Hình 4-2: Các khối pin lithium-ion trên xe điện và xe hybrid

95
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Sau khoảng vài nghìn chu kỳ sạc, hiệu suất hoạt động của pin lithium-ion sẽ
không đủ để cung cấp năng lượng cho xe nữa. Có rất nhiều tùy chọn để xử lý pin đã
qua sử dụng, nhưng không phải tất cả tùy chọn này đều phù hợp để bảo vệ môi trường.
Đây là bài toán đau đầu về mặt sinh thái, có thể biến thành một thảm họa tuyên truyền
với xe điện. Nhiều năm qua, xe điện được quảng cáo là phương tiện sạch, không khí
thải và hoàn toàn “xanh”. Hàng triệu người đã mua xe điện tin rằng họ đang tham gia
vào nỗ lực toàn cầu để giảm khí thải nhà kính. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có 5% pin
lithium-ion được tái chế.
Khoảng 262.000 tấn pin lithium-ion cho xe điện sẽ cần được tái chế vào năm
2022. Nếu tất cả xe mới bán ra vào năm 2040 đều là xe điện, như tầm nhìn của một số
quốc gia, thì chúng ta sẽ phải đối mặt với 2,5 triệu bộ pin đã qua sử dụng trong năm
đó. Điều này đặt ra vấn đề cần sản xuất pin với tuổi thọ cao, và tìm ra cách thay thế
hoặc tái chế thân thiện với với môi trường.
Nhiều công ty đã nhận ra sự cần thiết của việc tái chế và đã thử nghiệm chương
trình tân trang pin xe điện. Điều này đòi hỏi pin cần được tiêu chuẩn hóa. Một chuỗi
cung ứng bền vững thật sự sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, nhà sản xuất và cả
môi trường, cũng như đảm bảo tương lai lâu dài cho xe điện.
- Về công nghệ "blockchain": Việc nắm công nghệ blockchain sẽ là cơ hội để
các doanh nghiệp thay đổi cách giao dịch kinh doanh nhằm hiệu quả, liền mạch và an
toàn hơn. Blockchain sẽ cho phép ngành công nghiệp ô tô triển khai các khái niệm như
quyền sở hữu chung hay theo tỷ lệ với các đội xe, phương tiện và phụ tùng theo cách
có thể thay đổi hoàn toàn khái niệm của chúng ta về quyền sở hữu phương tiện.
Tương lai sẽ hứa hẹn kịch bản mỗi thành phố sẽ có một đội xe được sở hữu
từng phần bởi người dân và sau đó cho người khác thuê lại sử dụng, tạo ra lợi nhuận
cho các cá nhân. Tất cả sẽ được quản lý và duy trì bằng cách sử dụng công nghệ
blockchain. Nó giúp các doanh nghiệp và lĩnh vực cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng,
cung cấp các giao dịch tài chính và cho thuê một cách an toàn hơn.
Việc triển khai blockchain sẽ là thách thức đối với ngành công nghiệp ô tô. Các
giám đốc trong ngành đều hiểu rõ blockchain là gì và có thể làm gì, nhưng cụ thể nó sẽ
làm gì vào hôm nay để ngày mai sẽ mang lại lợi thế cho doanh nghiệp thì vẫn là bài
toán khó. Giống như rất nhiều lĩnh vực khác trong ngành công nghiệp 4.0 vào lúc này,
có một nguy cơ tiềm tàng rằng các doanh nghiệp sẽ bị bỏ lại phía sau nếu không thích
ứng kịp thời.
4.2. NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ CỦA VIỆT NAM:
Theo số liệu từ Bộ Công thương, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được bắt
đầu vào năm 1991 với sự xuất hiện của 2 công ty ô tô có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) là Mekong và VMC. Hiện nay Việt Nam có 451 nhà máy liên quan đến ô
tô, bao gồm các nhà máy sản xuất phụ tùng hoặc lắp ráp ô tô và được phân bổ rải rác ở
cả ba miền. Trong đó, khoảng 61% dây chuyền sản xuất nằm ở miền Bắc, còn lại 39%
nằm ở miền Nam và miền Trung.
Điều đáng nói là hầu hết các dây chuyền lắp ráp và dây chuyền sản xuất được
đặt rải rác ở nhiều nơi, không được tổ chức tốt hoặc qui hoạch thành các khu, tổ hợp
công nghiệp chuyên dùng cho ngành ô tô. Bên cạnh sự phân bổ rời rạc đó, tỷ lệ nội địa
hóa sản xuất ô tô tại Việt Nam còn rất thấp, phần lớn phải nhập từ nước ngoài về lắp
ráp. Điều này đẩy chi phí sản xuất lên cao kéo giá thành tăng theo, khó cạnh tranh.

96
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Nền tảng của các doanh nghiệp ô tô trong nước là những doanh nghiệp cơ khí
lớn trước kia làm công việc sửa chữa đại tu xe, nay được bổ sung, nâng cao năng lực
sản xuất. Các doanh nghiệp này hầu hết được tổ chức theo hướng chuyên môn hoá một
số chủng loại xe (xe tải, xe khách, xe du lich, . . .) với dây chuyền sản xuất đơn giản là
gò, hàn, sơn, lắp ráp, . . . thiếu sự hợp tác lẫn nhau. Trang thiết bị phần lớn lạc hậu.
Trừ một vài doanh nghiệp có đầu tư lớn như: VinFast, Trường Hải (Thaco) và
Hyundai Thành Công (HTC).
Với các doanh nghiệp FDI ô tô, trừ Công ty Hino sản xuất xe tải nặng, còn lại
đều có thể tổ chức sản xuất bất kỳ sản phẩm nào. Các doanh nghiệp này đại diện cho
những nhà sản xuất lớn với bí quyết công nghệ khác nhau nên hầu như ít phối hợp, mà
cạnh tranh lộn xộn. Hầu hết các liên doanh chỉ mới thực hiện phương thức lắp ráp với
dây chuyền công nghệ gần giống nhau như hàn lắp khung xe, tẩy rửa sơn... Tỷ lệ nội
địa hoá của các liên doanh cao nhất không quá 40% (mẫu xe Toyota Innova ra mắt vào
năm 2006 có tỷ lệ nội địa hoá cao nhất đạt 37%) và thấp nhất là 2%. Việc đào tạo nhân
lực và chuyển giao công nghệ cũng mới chỉ đáp ứng cho công đoạn lắp ráp ô tô.
Theo các chuyên gia, có 3 điều kiện để có được ngành công nghiệp ô tô phát
triển nhanh là thị trường, con người và kỹ thuật. Trong 3 điều kiện đó Việt Nam có 2
là thị trường và con người. Theo tính toán thị trường ô tô rất tiềm năng với mức tiêu
thụ có thể đạt 1 triệu xe/năm. Con người người Việt Nam được cho là khéo tay có đầu
óc sáng tạo. Chúng ta thiếu vấn đề kỹ thuật, nếu có chính sách đúng về khuyến khích
đầu tư, chuyển giao công nghệ thì sẽ thành công.
Thực tiễn cho thấy, có rất ít các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản
xuất linh kiện cũng như chuyển giao công nghệ ô tô vào Việt Nam. Tập đoàn Ford
trong năm 2004 đã tìm địa điểm để đầu tư 1 nhà máy sản xuất động cơ ô tô tại khu vực
đông Nam Á với số vốn là 400 triệu USD họ đã khảo sát tại nhiều nước trong đó có
Việt Nam nhưng sau đó lại quyết định đầu tư tại Philipines. Bên cạnh đó, tập đoàn này
cũng đã đầu tư 500 triệu USD để sản xuất xe cỡ nhỏ tại Thái Lan. Tại Việt Nam, họ
chỉ có 1 dây chuyền lắp ráp công suất khoảng 10.000 xe/năm, họ không chọn ưu tiên
đầu tư lớn ở nước ta là vì không hội đủ những điều kiện cần thiết, khó thu lợi nhuận
cao hơn so với đầu tư ở một số nước khác trong khu vực.
Việt Nam là quốc gia có gần 97 triệu dân, kinh tế phát triển, đời sống ngày càng
nâng cao do đó nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng nhiều, đủ để các doanh nghiệp ô tô
đầu tư sản xuất với quy mô lớn. Tuy nhiên, hiện nay dung lượng thị trường trong nước
chưa phát triển so với tiềm năng, do ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chưa đủ các
điều kiện về thị trường cũng như các yếu tố khác để phát triển như các quốc gia trong
khu vực. Việt Nam hiện nay với 451 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, với
tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 680.000 xe/năm. Trong đó có hơn 40 doanh
nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; khoảng 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe,
thùng xe; và số doanh nghiệp còn lại là sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô với sản lượng
sản xuất lắp ráp trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ ngồi trong
nước. Theo kế hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam, đến năm 2020,
tỷ lệ giá trị sản xuất đối với ô tô đến 9 chỗ ngồi là 30-40% và khoảng 40-45% vào năm
2025; tương tự ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên đạt 35-45% và 50-60% vào năm 2025; Đối
với ô tô tải, tỷ lệ này phải đạt 30-40% và 45-55% năm 2025. Nhưng sau gần 30 năm
phát triển, tỷ lệ nội địa hóa của xe ô tô sản xuất tại Việt Nam còn rất thấp, đa số chưa
đạt mục tiêu đề ra và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của các nước trong khu
vực. Cụ thể, xe tải dưới 7 tấn đạt tỷ lệ nội địa hóa trung bình trên 20%; xe khách từ 10

97
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đạt tỷ lệ 45- 55%. Riêng đối với xe cá nhân đến 9
chỗ ngồi, tỷ lệ nội địa hóa bình quân mới đạt 10% (trừ dòng xe VinFast đạt nội địa hóa
trên 40%). Ngoài ra, các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất
thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa . . .
và chưa làm chủ được các các công nghệ cốt lõi như: động cơ, hệ thống điều khiển,
truyển động, . . . (trừ hãng VinFast).
Theo thống kê của Bộ Tài chính, đầu năm 2020, Việt Nam có hơn 173 doanh
nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô. Trong đó, 56 doanh nghiệp sản xuất xe từ linh kiện rời,
117 doanh nghiệp sản xuất xe từ cơ sở. Nhiều doanh nghiệp xe lớn như Toyota,
Hyundai, Kia, Mazda, Honda, GM, Chevrolet, Ford, Mitsubishi, Nissan, Suzuki,
Isuzu, Mercedes - Benz, Hino đã đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ ngồi của
người dân. Tổng công suất lắp ráp xe thiết kế đến nay khoảng 755.000 chiếc mỗi năm,
trong đó khu vực đầu tư nước ngoài là 35%, trong nước là 65%.
Về vốn đầu tư, quá trình thực hiện với lợi thế so sánh Việt Nam đã kéo được
một số liên doanh quay trở lại lắp ráp các mẫu có hiệu suất cao, doanh số tốt. Đồng
thời, ngành này cũng thu hút được số lượng doanh nghiệp lớn mở rộng quy mô sản
xuất, kinh doanh, trong đó đơn cử như Ford tăng vốn đầu tư từ 102 triệu USD lên 184
triệu USD để mở rộng quy mô sản xuất, lắp ráp; Trường Hải - Thaco mở rộng đầu tư
nhà máy mới với 4.000 tỷ đồng. Honda và Mitsubishi cũng đưa dây chuyền sản xuất
mới vào vận hành từ quý II năm 2020. Tập đoàn Thành Công cũng đầu tư thêm một
nhà máy tại Ninh Bình, công suất hơn 100.000 xe/năm vào hoạt động. Đặc biệt,
VinFast đầu tư hơn 3,5 tỷ USD để xây dựng nhà máy, sản xuất lắp ráp xe rộng hơn
335 ha tại Hải Phòng để sản xuất mẫu xe mang thương hiệu Việt.
Về tỷ lệ nội địa hóa, Bộ Tài chính đánh giá các doanh nghiệp Việt gia tăng tỷ lệ
nội địa hóa với hàm lượng sản xuất trong nước tăng lên nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh. Đơn cử như mẫu xe buýt của Trường Hải - Thaco có tỷ lệ nội địa hóa 60%, xe
tải có tỷ lệ nội địa hóa 35-40%; xe con có tỷ lệ nội địa hóa bình quân 25% và một số
mẫu đạt hơn 40%.
Doanh nghiệp ô tô Việt Nam còn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, xuất khẩu
xe sang ASEAN và ra thế giới. Đơn cử như năm 2020 Thaco xuất khẩu hơn 1.400 xe
các loại ra các nước, Công ty TMT nâng tỷ lệ nội địa hóa xe của hãng này lên từ
18,25% năm 2020 lên 22,6% năm 2021 và năm 2022 có thể tăng lên hơn 40%.

Hình 4-3: Ô tô của nhà máy THACO chuẩn bị xuất khẩu

98
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Nhìn chung, hiện nay ngành công nghiệp ô tô trong nước tuy đạt được những
kết quả nhất định song vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự,
phần lớn mới chỉ ở mức độ lắp ráp đơn giản; chưa tạo được sự hợp tác liên kết và
chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và sản xuất phụ tùng, linh
kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh
kiện quy mô lớn. Để làm ra được một chiếc ô tô phải cần từ 30.000 - 40.000 chi tiết,
linh kiện khác nhau. Vì vậy, ngành công nghiệp ô tô cần sự hợp tác của rất nhiều
ngành công nghiệp khác như: ngành cơ khí chế tạo, ngành điện tử, ngành công nghiệp
hoá chất. Tuy nhiên, việc liên kết giữa các ngành sản xuất còn lỏng lẻo, chưa có sự kết
hợp chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao. Đến nay chỉ có số ít nhà cung cấp trong nước có
thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. So
với Thái Lan, quốc gia này có gần 700 nhà cung cấp cấp 1, thì Việt Nam chỉ có chưa
đến 100 nhà cung cấp. Thái Lan có khoảng 1.700 nhà cung cấp cấp 2 và 3 thì Việt
Nam chỉ có chưa đến 150 nhà cung cấp.
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã thực sự khởi sắc kể từ khi dự án Tổ hợp
nhà máy ô tô VinFast tại Hải Phòng đưa vào sản xuất chính thức từ tháng 6/2019 với
quy mô sử dụng diện tích 335 ha. Ngay lập tức dự án đã thu hút các tập đoàn lớn của
nước ngoài như Bumper, Aapico, Lear, ZF đầu tư các nhà máy quy mô lớn để sản
xuất, lắp ráp động cơ, cụm trục trước, trục sau, sản xuất, lắp ráp ghế ô tô, sản xuất cản
trước, cản sau ô tô, dập và hàn chi tiết khung, lắp ráp các loại pin dành cho ô tô và xe
máy điện. Theo nhận định của các chuyên gia, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang
chuẩn bị bước vào giai đoạn "vàng", giai đoạn tăng tốc phát triển. Mục tiêu hiện nay là
phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước bằng các chính sách khuyến khích tăng
tỷ lệ sản xuất linh kiện, lắp ráp ô tô trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá. Đây là một
cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp khi xây dựng hạ tầng các khu
công nghiệp ô tô lớn cũng như khai thác nhu cầu mở rộng sản xuất và nhu cầu kinh
doanh của các hãng xe.

Hình 4-4: Chiếc ô tô "Made in Vietnam" của hãng VinFast

99
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

Việc tăng tỷ lệ nội địa hóa của một chiếc ô tô luôn đi kèm với việc phát triển
ngành công nghiệp phụ trợ cho nó. Chính phủ Việt Nam đã có chính sách ưu đãi
nhưng nhà đầu tư bất động sản công nghiệp mới là người thực hiện việc liên kết các
hoạt động sản xuất và cung ứng dưới hình thức các khu liên hợp sản xuất ô tô chuyên
dụng. Thực tế đã chứng minh, từ khu công nghiệp ô tô Chu Lai, Tập đoàn Trường Hải
khởi đầu với diện tích 38ha để xây dựng nhà máy ô tô tải và buýt vào năm 2003. Đến
năm 2010, tổng diện tích tăng lên hơn 126 ha, trong đó riêng cụm các nhà máy công
nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô có diện tích 85 ha. Từ năm 2018, khu
công nghiệp Cơ khí và ô tô Thaco Chu Lai đã mở rông diện tích trên 210 ha, hiện
được xem là trung tâm sản xuất ô tô và công nghiệp hỗ trợ lớn nhất Việt Nam. Tại đây
có 32 công ty, đơn vị trực thuộc, bao gồm các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, các nhà
máy linh kiện phụ tùng và tổ hợp cơ khí. Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT
Trường Hải cho biết: "Chúng tôi đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai với định hướng
tham gia chuỗi giá trị toàn cầu với các thương hiệu ô tô quốc tế sản xuất, xuất khẩu
sang các nước khu vực ASEAN. Hướng tới xuất khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô, tham
gia chuỗi giá trị cung ứng phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô thế giới".
Trong năm 2020, một sự kiện đáng chú ý nữa là Tập đoàn Thành Công đã khởi
công xây dựng Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Hưng tại Quảng Ninh, cho thấy
Việt Nam đang bắt đầu hình thành những khu công nghiệp lớn để phục vụ việc cho ra
đời một chiếc ô tô. Ông Đào Phong Trúc Đại, Tổng giám đốc Công ty CP phát triển
khu công nghiệp Việt Hưng cho biết, Tổ hợp được xây dựng trên tổng diện tích 340 ha
và đây sẽ là nơi thu hút và quy tụ nhiều doanh nghiệp trong ngành phụ trợ ô tô, sản
xuất linh kiện và phụ tùng. Đây có thể xem là yếu tố để tạo sự hợp tác, liên kết và
chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp trong ngành ô tô. Hy vọng trong tương lai Tổ
hợp này sẽ trở thành trung tâm sản xuất lắp ráp và công nghiệp phụ trợ của ngành ô tô,
đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và có như
thế mới đảm bảo tăng tỉ lệ nội địa hoá sản xuất ô tô tương đương như các nước trong
khu vực Asean.
Đồng hành cùng thời gian này, cũng tại Quảng Ninh, Công ty Cổ phần Đầu tư
khu công nghiệp Vinhomes, thuộc Tập đoàn Vingroup, đang lên kế hoạch đầu tư Tổ
hợp sản xuất công nghiệp phía Nam sông Lục Lầm, thành phố Móng Cái. Với dự án
này, Vingroup muốn xây dựng một tổ hợp công nghiệp sản xuất phụ tùng, bộ phận phụ
trợ cho ô tô và các loại xe có động cơ khác cung cấp cho các nhà máy lắp ráp ô tô của
VinFast cũng như các doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu. Như vậy, với việc
Quảng Ninh đang hình thành nên hai tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô lớn thì trong
tương lai không xa Việt Nam sẽ có 4 tổ hợp sản xuất công nghiệp phụ trợ, sản xuất và
lắp ráp ô tô lớn. Chủ trương phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam đã có từ
lâu nhưng không thành công vì chưa có nhà đầu tư quy mô, đặc biệt là thiếu tập trung,
manh mún. Việc đang hình thành các tổ hợp công nghiệp ô tô tập trung là tín hiệu
đáng mừng cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam.
Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô thời gian tới, Việt Nam cần thực
hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Một là: chính phủ cần sớm có các chính sách thúc đẩy thị trường ô tô tăng
trưởng ổn định và dài hạn. Cốt yếu vẫn là chính sách thuế ưu đãi, thuế tiêu thụ đặc biệt
để tạo ra sức cạnh tranh cho ngành sản xuất ô tô trong nước; cần có cơ chế tổng thể
kiểm tra, giám sát, định hướng hoạt động của các liên doanh theo đúng cam kết, phát

100
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

triển nội địa hoá theo đúng tiến độ quy định, hạn chế những liên doanh chỉ khai thác
thị trường, lợi dụng các chính sách ưu đãi ban đầu...
- Hai là: nghiên cứu, rà soát, cải cách các chính sách thuế, phí (thuế nhập khẩu
xe nguyên chiếc và linh, phụ kiện; thuế tiêu thụ đặc biệt...) bảo đảm khả thi và ổn định
lâu đài, phù hợp với các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập. Hoàn thiện đồng bộ
các cơ chế, chính sách liên quan nhằm đạt những mục tiêu phát triển của công nghiệp
ô tô, đặc biệt đối với những dự án đầu tư sản xuất xe thân thiện môi trường.
- Ba là: tiếp tục thực hiện, cụ thể hóa một số nội dung của Chiến lược phát triển
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Nghiên cứu
thiết lập các điều kiện kinh doanh cần thiết đối với ô tô nhập khẩu; đồng thời hoàn
thiện, bổ sung tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu đối với ô tô sản xuất trong nước để bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Bốn là: điều chỉnh các chính sách về thuế và phí để giúp các DN giảm chi phí,
dẫn đến giảm giá xe, người dân có nhiều cơ hội để sở hữu ô tô. Song song với chính
sách mở rộng phát triển cần có những chính sách bảo vệ thị trường trước sự phát triển
nhanh chóng của xe nhập khẩu. Cần kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc quản lý xe
nhập khẩu, nhất là hạn chế gian lận thương mại.
- Năm là: cần xây dựng danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô, từ đó,
giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các công ty có sự nhìn nhận rõ ràng về công
nghiệp hỗ trợ ô tô. Bên cạnh đó, việc xây dựng danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
bao gồm cả việc đánh giá mức độ công nghệ, hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm là
cần thiết, để từ đó có thể định vị Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu đối với quá
trình sản xuất ô tô.
- Sáu là: tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô có các dự
án chuyển giao công nghệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt
Nam. Hỗ trợ chi phí mua bản quyền cho các doanh nghiệp trong nước để phát triển
ngành hỗ trợ công nghiệp ô tô. Khuyến khích các công ty trong và ngoài nước thiết lập
các quy trình quản lý chất lượng, bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn quốc tế.
- Bảy là: các công ty phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ những
kiến thức cơ bản đến những kiến thức chuyên ngành. Chú trọng đào tạo các kỹ sư,
công nhân có trình độ tay nghề vững vàng, tạo điều kiện cho các cán bộ chủ chốt đi
đào tạo ở các nước chính hãng theo định kỳ để không ngừng cập nhật nâng cao kiến
thức chuyên ngành.

Hình 4-5: Mẫu xe ô tô điện đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam

101
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

4.3. NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE MÁY CỦA VIỆT NAM:

102
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đỗ Văn Dũng, Giáo trình nhập môn Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, Đại học Sư
Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh, năm 2012.
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Kỹ_thuật.
3. https://www.vinfastauto.com.
4. https://vi.wikipedia.org/wiki/Phân-loại-ô-tô.
5. https://tinbanxe.vn/logo-cac-hang-xe-o-to.

103
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân

You might also like