Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KIỂM TRA GIỮA KỲ

HỌC KỲ I NĂM 2022 – 2023

Đề bài: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân,
do dân và vì dân? Bản thân anh (chị) cần làm gì để phát huy quyền dân chủ
của mình?

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Diệu Linh

Mã sinh viên: 20111201551

Lớp: ĐH10MK4

Tên học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Hoà

Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2022


MỞ ĐẦU

Khát vọng cháy bỏng trong cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
giành độc lập cho dân tộc, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. "Tôi chỉ có
một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc
lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành". Khát vọng và lý tưởng ấy đã thôi thúc, quán xuyến mọi suy
nghĩ, hành động trong suốt cuộc đời cách mạng của Người.

Trong Tuyên ngôn Độc lập đọc trước quốc dân đồng bào ngày 2-9-1945 tại
Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đã chỉ rõ: "Dân ta đã đánh đỗ xiềng xích thực
dân gần 100 năm để xây dựng nên Nhà nước Việt Nam độc Lập. Dân ta lại đánh
đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ cộng hòà". Bản chất
nhân dân của Nhà nước ta - Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhà
nước CHXHCN Việt Nam - do Chủ Tịch Hồ Chí Minh sáng lập là thành quả của
các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống phong kiến và ngoại xâm, là
thành quả trực tiếp của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của
Đằng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Ngay từ đầu và trong quá trình
hiện diện của mình, Nhà nước không chỉ là của riêng giai cấp công nhân, mà còn
là đại biểu ý chí, tâm nguyện và trí tuệ của cả dân tộc Việt Nam. Qua điểm
xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nhân dân là chủ thể quyền lực, nhà
nước là công cụ của nhân dân, là hình thức để tập hợp, quy tụ sức mạnh của toàn
dân tộc vào sự nghiệp chung chứ Nhà nước không phải là nơi để "thăng quan,
phát tài", chia nhau quyền lực, lợi ích và bỗng lộc. Người khẳng định: Bao nhiêu
quyền hạn đều là của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do
dân cử ra"..

1
PHẦN NỘI DUNG

I. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN,
DO DÂN VÀ VÌ DÂN
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa
và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc
ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng
lợi”.[1]

Trong hệ thống quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh có tư tưởng về xây dựng
Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Hồ Chí Minh đã tiếp thu
chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở lý luận đó những giá trị phổ biến có tính quy
luật và phương pháp luận khoa học, để vận dụng và phát triển sáng tạo. Người kế
thừa di sản truyền thống của dân tộc và với 30 năm hoạt động ở nước ngoài tiếp
cận nhiều nền văn hóa, văn minh của nhân loại, phát triển nhận thức cùng thời
đại.

Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chi Minh là kiểu nhà nước xôviết. tức nhà nước theo
học thuyết Mác - Lênin. Đã là nhà nước theo học thuyết Mác - Lênin thì đặc
điểm lớn nhất là nhà nước công nông. Nhưng xuất phát từ hoàn cảnh Việt Nam
với sự tham gia của nhân dân vào quá trình đấu tranh giành chính quyền cách
mạng. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước của dân, do dân, vì
dân. Hồ Chí Minh đã khẳng định: Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích
đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ

2
Trung ương do dân cử ra. Nhà nước của dân, do dân, vì dân có mối quan hệ mật
thiết với nhau.

1.1 Nhà nước của dân

Quan điểm nhất quán và sâu sắc nhất về Nhà nước của dân là mọi quyền lực của
Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Điều này được ghi trong Hiến
pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 và sau đó tiếp
tục được khẳng định trong Hiến pháp 1959. Điều thứ nhất Hiến pháp 1946 ghi:
“Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bình trong nước là
của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo,
tôn giáo’.

“Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra”! (Điều 20). Đây là
điều thuộc về quyền dân chủ đại diện. “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến
pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia”2 (Điều 21). Điểu 4 Hiến
pháp 1959 ghi: “ Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều
thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội
và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước
nhân dân”3. Nhân dân có quyền làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
bầu ra Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thể hiện quyền tối cao
của nhân dân.
Nhà nước của dân tức là quyền hạn trong tay dân và dân ủy quyền cho các đại
biểu của mình kể cả chức vụ Chủ tịch nước. Khi nói về chức vụ Chủ tịch nước
khi mình đang đảm nhiệm. Hồ Chí Minh cho rằng “Bây giờ phải gánh chức Chủ
tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính

3
vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì
tôi rất vui lòng lui”.

Như vậy nhà nước của dân là xác định vị thế của dân - dân là chủ và nghĩa vụ
của dân - dân làm chủ. Hồ Chí Minh thường nhắc nhở dân bầu mình ra là để làm
việc cho dân chứ không phải để cậy thế với dân, vác mặt làm quan cách mạng,
đè đầu cưỡi cổ dân. Trong nhà nước của dân địa vị cao nhất là dân, quyền lực
của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng. Giá trị lớn nhất từ thắng lợi Cách
mạng Tháng Tám là từ đây quyền lực nhà nước của toàn dân chứ không phải
trong tay một bọn ít người.

1.2 Nhà nước do dân

Điểm quan trọng nhất khi nói tới nhà nước do dân là “Chính quyền từ xã đến
Chính phủ trung ương do dân cử ra". Đồng thời nhân dân đóng góp sức người,
sức của, trí tuệ để xây dựng nhà nước. Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh: “Dễ
mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. "Dân chúng
đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng
không nên ’. “Nước lấy dân làm gốc. Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng
lợi trên nền nhân dân”.

Nhà nước do dân tức là dân xây dựng nhà nước, góp ý kiến phê bình Chính phủ
để Chính phủ phục vụ dân tốt hơn, tham gia quản lý nhà nước như bầu ra Quốc
hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước; Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước,
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ (tức Chính phủ). Hội đồng
Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất, thực hiện các nghị quyết của Quốc
hội và chấp hành pháp luật.

4
Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý, điều hành xã hội đều
thực hiện ý chí của dân thông qua Quốc hội do dân bầu ra.

1.3 Nhà nước vì dân

Quan trọng nhất của nhà nước vì dân là “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. Một nhà
nước mà lợi ích vì dân thì việc gì lợi cho dân - dù nhỏ mấy - cũng phải hết sức
làm; việc gì hại cho dân - dù nhỏ mấy- cũng phải hết sức tránh. Phải làm cho dân
có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành.
Nhà nước vì dân thì mọi chính sách, chủ trương của Nhà nước đều phải xuất phát
từ nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân. Nhà nước vì dân thì từ Chủ
tịch nước đến Bộ trưởng, Thứ trưởng và cán bộ công chức đều là đầy tớ trung
thành của nhân dân tức là phục vụ nhân dân một cách tốt nhất.

Nhà nước vì dân thì phải luôn luôn giữ cho bộ máy trong sạch, không có bất kỳ
đặc quyền, đặc lợi nào: phải chống mọi tiêu cực trong bộ máy nhà nước như
tham ô, lãng phí, quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, vô cảm, đùn đẩy trách
nhiệm trước khó khăn của dân.

II. QUYỀN DÂN CHỦ CỦA SINH VIÊN

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm dân chủ được Người giải thích một
cách ngắn gọn khi trả lời cho câu hỏi “dân chủ là như thế nào?”: “là dân làm
chủ”. Có lúc Người diễn đạt: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì
dân là chủ”. Quan niệm dân chủ của Hồ Chí Minh bao trùm trên nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội, từ chính trị trong việc tổ chức và vận hành chính quyền, cho
đến các công việc kiến thiết đất nước như xây dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục.
Dân chủ được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội,

5
trong chính trị, kinh tế, giáo dục... Do đó, dân chủ không chỉ là một giá trị chung,
một sản phẩm của văn minh nhân loại mà nó trở thành một tiêu chí, một mục
tiêu phấn đấu chung của mọi quốc gia, dân tộc, của toàn nhân loại.

Bản thân là sinh viên khi ngồi trên ghế nhà trường, mỗi sinh viên cần phát huy
bản thân bảo vệ quyền dân chủ của mình trong môi trường giáo dục và môi
trường xã hội.

Mỗi sinh viên được quyền chọn lựa và quyết định việc học của mình. Giáo dục
phải bắt đầu từ nhu cầu, sở thích của người học. Nhà trường cho phép người học
được lên kế hoạch học tập phù hợp với từng cá nhân. Cụ thể, sinh viên được
chọn môn học và chọn giáo viên. Ngoài các môn bắt buộc, sinh viên có quyền
đăng ký môn tự chọn và thời gian học theo nhu cầu, trình độ và điều kiện của
mỗi người.

Dân chủ trong giáo dục của sinh viên là được tham gia tích cực vào quá trình học
của mình. Sinh viên là nhân vật trung tâm và đóng vai trò tích cực, chủ động
trong quá trình học.

Bản thân mỗi sinh viên đi thực tế, học cách nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các
kiến thức để có thể giải quyết các vấn đề cuộc sống hằng ngày. Giáo viên là
người hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ. Việc đánh giá chủ yếu phản ánh sự nỗ
lực và tiến bộ, kỹ năng làm việc độc lập, hợp tác của sinh viên hơn là bài kiểm
tra theo chuẩn đánh giá.

Dân chủ đối với sinh viên là tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền và trách
nhiệm. Mỗi người phải được thể hiện ý kiến của bản thân. Mỗi sinh viên được
khuyến khích trình bày ý kiến của mình, có khi khác với ý kiến của giáo viên.

6
KẾT LUẬN

Có thể khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước của dân, do dân cùng
một hệ thống pháp luật tương thích vẫn còn nguyên giá trị soi đường, chỉ lối cho
cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó được Đảng ta thực hành, vận dụng và phát
triển phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế qua từng thời kỳ. Những thành tựu
đạt được là rõ ràng, không thể phủ nhận; nhưng thách thức, thậm chí có phần
khắc nghiệt hơn trước đây, còn ở phía trước. Các mục tiêu kinh tế - xã hội trực
tiếp; và cao xa hơn là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, chỉ
có thể được hiện thực hóa, duy trì và phát triển bền vững trên một nền pháp
quyền lấy gốc ở nơi dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://tcnn.vn/news/detail/48155/Tu-tuong-Ho-Chi-Minh-v
e-Nha-nuoc-cua-nhan-dan-do-nhan-dan-va-vi-nhan-dan.htm
l [tr
2. https://hatinh.dcs.vn/thong-tin-tu-tuong-so-21-thang-112014/
news/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-nha-nuoc-cua-dan-do-dan-vi-
dan-va-mot-so-van-de-dat-ra-d.html [tr
3. https://thuonline.com/sinh-vien-can-lam-gi-de-phat-huy-quy
en-dan-chu-cua-ban-than [tr

You might also like