Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 205

ThS.

DƯƠNG ĐẮC QUANG HẢO (Chủ biên)

PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA,

TS. HOÀNG LA PHƯƠNG HIỀN, ThS. TRẦN THÁI HÒA

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI


(BLOCKCHAIN) NHẰM PHÁT TRIỂN
CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG NGHIỆP
(Sách chuyên khảo)

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG


3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................
CHƯƠNG 1...............................................................................
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............
1.1. Lý thuyết về công nghệ chuỗi khối (blockchain)................
1.2. Lý thuyết về chuỗi cung ứng thịt lợn................................
1.3. Lý thuyết ứng dụng blockchain vào chuỗi cung ứng
thịt lợn......................................................................................
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.......
1.5. Mô hình và thang đo nghiên.............................................
1.6 Thực trạng blockchain các chuỗi cung ứng nông
nghiệp trên thế giới..................................................................
1.7. Thực trạng blockchain ở chuỗi cung ứng nông nghiệp
tại Việt Nam.............................................................................
CHƯƠNG 2.............................................................................
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ
BLOCKCHAIN NHẰM CẢI THIỆN CHUỖI CUNG
ỨNG THỊT LỢN TẠI THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HUẾ...
2.1. Tổng quan chuỗi cung ứng thịt lợn tại thị trường thành
phố Huế....................................................................................
2.2. Tình hình các hộ chăn nuôi, trang trại..............................
2.3.Tình hình giết mổ tại các cơ sở giết mổ, lò giết mổ...........
2.4.Tình hình tiêu thụ...............................................................
2.5. Tiềm năng ứng dụng công nghệ blockchain ở chuỗi
cung ứng thịt lợn......................................................................
2.6. Đánh giá mức độ sẵn sàng việc ứng dụng công nghệ
blockchain................................................................................
2.7. Các rào cản của việc ứng dụng.......................................
CHƯƠNG 3...........................................................................
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC BÊN TRONG
CHUỖI CUNG ỨNG THỊT LỢN VỀ VIỆC ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN.............................................
3.1. Thống kê mô tả thông tin mẫu nghiên cứu.....................
3.2. Kiểm định thang đo đánh giá của các đơn vị bên trong
chuỗi cung ứng.......................................................................
3.3. Phân tích mô hình cấu trúc tuyển tính (SEM..................
3.3. Kiểm định tác động của biến điều tiết (moderation
test).........................................................................................
3.4. Phân tích đánh giá của các bên trong chuỗi cung ứng
về các nhân tố.........................................................................
(Nguồn phân tích số liệu SPSS).............................................
Đánh giá của các bên về nhóm nhân tố áp lực xã hội............
3.5. Phân tích đánh giá của người tiêu dùng về các nhân tố......
3.6. Kiểm đinh sự khác biệt trong đánh giá bên trong chuỗi
cung ứng các nhân tố..............................................................
CHƯƠNG 4...........................................................................
ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ NHẰM THÚC ĐẨY
VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
NHẰM CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG THỊT LỢN
TẠI THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HUẾ.............................
4.1. Định hướng.....................................................................
4.2. Các hàm ý quản trị đề xuất..............................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 5

LỜI MỞ ĐẦU

Nông nghiệp từ lâu đã được coi là lĩnh vực có ý nghĩa


chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 18,6 triệu lao động
(Tổng cục thống kê, 2019). Nông nghiệp tạo ra phần lớn việc
làm và thu nhập cho bà con nông dân ở nông thôn, vùng sâu,
vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, và đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động xóa đói giảm nghèo trong những năm vừa qua.
Tăng cường ứng dụng của công nghệ số, như công nghệ
Blockchain vào sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi
lợn thịt nói riêng sẽ hỗ trợ lập kế hoạch, tính toán chi phí, huy
động nguồn lực vào sản xuất, phân tích thông tin thị trường,
môi trường, đảm bảo các tác nhân trong chuỗi sản xuất tuân
theo đúng quy trình chuẩn trong sản xuất, chăn nuôi, truy xuất
nguồn gốc, thiết lập hệ sinh thái cho nhà nông, chuyên gia, nhà
phân phối và đơn vị thu mua trao đổi thông tin, tư vấn, chia sẻ
kinh nghiệm, lên kế hoạch sản xuất. Từ đó, góp phần tăng năng
suất, chất lượng sản phẩm so với phương thức truyền thống.
Trong thời gian qua hoạt động chăn nuôi nói chung và chăn
nuôi lợn nói riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế (TT Huế) đã đạt được
những thành tựu đáng kể, số lượng và sản lượng thịt liên tục
tăng lên. Nhiều doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi lợn liên kết với
các công ty như CP Việt Nam, Thái Việt Swinline… tạo nên sự
ổn định về đầu ra và lợi nhuận. Đến thời điểm này, Thừa Thiên
– Huế có khoảng 1.400 trang trại, gia trại chăn nuôi, trong đó,
khoảng 70 trang trại có doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng/năm. Các
trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô vừa và lớn đang hình thành
và phát triển. Chăn nuôi lợn đã góp phần đáng kể vào tạo việc
6 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

làm và tăng thu nhập cho người lao động; cải thiện bữa ăn và
nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.
Tuy vậy, chuỗi cung ứng thịt lợn trên địa bàn thành phố Huế
vẫn đang tồn tại rất nhiều vấn đề nan giải cần khắc phục. Thứ
nhất, thực tế đã có nhiều phương thức sản xuất và công nghệ
mới đã được áp dụng trong chuỗi cung ứng lợn thịt, tuy nhiên
hiệu quả sản xuất chưa cao, chi phí vận hành chuỗi quá lớn.
Dẫn đến, giá tiêu thụ thịt lợn tại thị trường trong nước thường
cao hơn so với các nước trong khu vực, chưa tiếp cận nhiều
được thị trường xuất khẩu. Thứ hai, yếu kém trong khâu truy
xuất nguồn gốc và chứng thực chất lượng sản phẩm trở thành
rào cản vô hình cho hoạt động tiêu thụ nội địa lẫn xuất khẩu ra
thị trường nước ngoài. Dù nhiều sản phẩm lợn thịt trên thị
trường có được các dấu chứng thực đạt tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm, VietGAP, AseanGAP, GlobalGAP, ... Nhưng
quy trình cấp các chứng nhận này còn khá lỏng lẻo, chỉ chủ yếu
kiểm soát khâu đầu và khâu cuối của chuỗi, thông tin chứng
thực được xem là rất kém tin cậy, rất dễ làm giả hoặc dễ thay
đổi thông tin người chịu trách nhiệm nếu phát sinh vấn đề. Số
liệu thống kê của cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế, 2019), bình
quân ở Việt Nam hằng năm có khoảng 172.000 vụ ngộ độc
thực phẩm với hơn 5.000 nạn nhân, 28 người tử vong. Trong
đó, đa phần các vụ ngộ độc gây ra bởi các thực phẩm không có
nguồn gốc rõ ràng, nên rất khó truy xuất được nguồn gây hại.
Thứ ba, hiện nay các đơn vị tham gia vào chuỗi cung ứng thịt
lợn ở Việt Nam hầu như không có công cụ để chia sẻ thông tin
về thịt lợn luân chuyển trong chuỗi cung ứng. Điều này làm gia
tăng tính bị động trong việc đối phó với những chuyển biến tiêu
cực đột ngột của dịch bệnh, thiên tai, hay thị trường. Gần như
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 7

trong mọi tình huống, nông dân là người chịu ảnh hưởng trực
tiếp và nghiêm trọng nhất, họ hầu như không được sự hỗ trợ
chia sẻ và nhận được các phương án phối hợp hành động từ các
bên còn lại trong chuỗi cung ứng. Ngoài ra, sự thiếu sót các
công cụ hỗ trợ chia sẻ thông tin nhằm liên kết chuỗi cũng dẫn
đến những hạn chế nghiêm trọng trong khả năng dự báo nhu
cầu, dự đoán biến động thị trường. Tất yếu dẫn đến việc làm
giảm hiệu quả kinh tế khi bán lợn xuất chuồng. Thứ tư, các cơ
quan quản lý hầu như vẫn chưa có công cụ đáng tin cậy để theo
dõi cách thức nuôi lợn, chăm sóc và ngăn ngừa dịch bệnh của
các hộ dân (hậu quả, thống kê của Sở NN&PTNT Thừa Thiên
Huế cho thấy, trong gần 3 tháng khi có dịch, có tới 4.054 con
lợn mắc bệnh).
Xuất phát từ những vấn đề trên đây, việc ứng dụng công
nghệ Blockchain nhằm cải thiện chuỗi cung ứng nông nghiệp
nói chung và chuỗi cung ứng thịt lợn nói riêng tại thị trường
thành phố Huế là điều tất yếu cần thực thi. Blockchain là công
nghệ mới, là một cuốn sổ cái ghi lại các giao dịch một cách
công khai trên một hệ thống máy tính đồng đẳng theo phương
thức mã hóa, từ đó loại bỏ các bên trung gian thứ ba và tạo ra
vô vàn ứng dụng giúp tăng cường sự tin tưởng, trách nhiệm và
minh bạch với chi phí, rào cản pháp lý và thủ tục quy trình
được giảm thiểu đáng kể. Ba lợi ích nổ bật nhất của công nghệ
này đó là: 1. Minh bạch hóa nguồn gốc của thịt lợn, cũng như
cho phép người tiêu dùng theo dõi việc di chuyển sản phẩm
trong toàn bộ chuỗi cung ứng; 2. Công nghệ blockchain cho
phép kết nối chặt chẽ thông tin giữa các bên tham gia vào chuỗi
cung ứng thịt lợn tại thị trường thành phố Huế, từ đó nâng cao
khả năng dự báo nhu cầu thị trường; 3. Công nghệ blockchain
8 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

cũng cho phép giải quyết vấn đề về khan hiếm nguồn vốn của
các hộ nông dân nghèo trên địa bàn.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu lý luận và thực tiễn về
vấn đề triển khai công nghệ blockchain nhằm phát triển chuỗi
cung ứng nông nghiệp trên diện rộng có tính khả thi, tính hiệu
quả cao kết hợp với xây dựng các mô hình ứng dụng điển hình,
các công cụ tích hợp blockchain, hay thậm chí là sàn giao dịch
lợn thịt Việt Nam dựa trên công nghệ blockchain, Nhà xuất bản
Lao động xuất bản cuốn sách “Ứng dụng công nghệ chuỗi khối
(blockchain) nhằm phát triển chuỗi cung ứng nông nghiệp”
do ThS. Dương Đắc Quang Hảo làm chủ biên.
Sách chuyên khảo “Ứng dụng công nghệ chuỗi khối
(blockchain) nhằm phát triển chuỗi cung ứng nông nghiệp”
có thể là tài liệu tham khảo bổ ích đối với các doanh nghiệp,
các cơ quan quản lý, nhà nghiên cứu và sinh viên các trường
đại học kinh tế và quản trị kinh doanh. Tác giả xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn
Thị Minh Hòa, TS. Hoàng La Phương Hiền và các nhà khoa
học của Trường Đại học Kinh tế-Đại học Huế trong quá trình
tác giả nghiên cứu và thực hiện công trình khoa học này. Mặc
dù đã cố gắng lựa chọn, biên soạn, tiếp thu các kết quả nghiên
cứu nhưng với thời gian và năng lực có hạn nên cuốn sách
không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được
những ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần xuất bản sau được
tốt hơn.
Tác giả
ThS. Dương Đắc Quang Hảo
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Lý thuyết về công nghệ chuỗi khối (blockchain)


Khái niệm liên quan đến blockchain
Blockchain hay công nghệ blockchain là một hệ thống
lưu trữ thông tin an toàn và minh bạch có sẵn cho tất cả các bên
trong một chuỗi cung ứng bao gồm: nhà sản xuất, các nhà bán
lẻ, nhà cung cấp hậu cần và các cơ quan quản lý.
Blockchain về cơ bản là một cơ sở dữ liệu được phân phối
của các bản ghi hoặc sổ cái công khai của tất cả các giao dịch
hoặc các sự kiện kỹ thuật số đã được thực hiện và chia sẻ giữa
các bên tham gia. Mỗi giao dịch trong sổ cái công khai được
xác minh bởi sự đồng thuận của đa số những người tham gia
trong hệ thống. Ngoài ra, một khi đã nhập, thông tin không bao
giờ có thể bị xóa (Crosby & cộng sự, 2015).
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2018), blockchain
là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối
thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo
thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian
khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời
gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại
việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới
chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.[6]
Blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông sản là một hệ
thống lưu trữ và bảo quản thông tin an toàn. Đây chính là công
cụ hiệu quả hứa hẹn sẽ làm thay đổi toàn bộ thị trường Việt
10 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Nam, không còn xuất hiện những sản phẩm không nhãn mác,
không có nguồn gốc xuất xứ mà thay vào đó là những thứ thực
phẩm an toàn, chất lượng, người tiêu dùng có thể biết được
toàn bộ quy trình chăm sóc, nuôi trồng hay chế biến, sản xuất
để đánh giá chất lượng thực phẩm.
Đặc điểm của công nghệ blockchain
 Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi
Blockchain: theo như lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử
mới có thể giải mã Blockchain và công nghệ Blockchain
biến mất khi không còn Internet trên toàn cầu.
 Bất biến: dữ liệu trong Blockchain không thể sửa (có
thể sửa nhưng sẽ để lại dấu vết) và sẽ lưu trữ mãi mãi.
 Bảo mật: Các thông tin, dữ liệu trong Blockchain được
phân tán và an toàn tuyệt đối.
 Minh bạch: Ai cũng có thể theo dõi dữ liệu Blockchain
đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có thể thống kê toàn bộ
lịch sử trên địa chỉ đó.
 Hợp đồng Thông minh: là hợp đồng kỹ thuật số được
nhúng vào đoạn code if-this-then-that (IFTTT), cho phép
chúng tự thực thi mà không cần bên thứ ba.
Cách thức hoạt động của blockchain
Toàn bộ quá trình từ nhà sản xuất đến khâu vận chuyển,
bán hàng đều được thu thập dữ liệu thông qua ứng dụng hệ
thống IoT (internet kết nối vạn vật). Trước khi bán ra thị
trường, những thực phẩm phải qua khâu kiểm tra xem có đạt
chất lượng hay không. Nếu đảm bảo chất lượng, sản phẩm sẽ
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 11

được các nhà phân phối đưa đến điểm bán (siêu thị, cửa hàng
thực phẩm, cửa hàng tiện lợi) để cung cấp cho người tiêu dùng.
Thông tin ở các khâu, từ trồng trọt, chăm bón đến thu
hoạch, kiểm tra chất lượng, vận chuyển, phân phối sản phẩm
đều được cập nhật lên một hệ thống sử dụng nền tảng
Blockchain (chuỗi khối). Mỗi khối liên kết với các khối trước
đó tạo thành chuỗi. Thuật ngữ “Blockchain” ra đời từ hoạt động
này. Mỗi khối thông tin mới trên Blockchain được mạng lưới
kiểm tra và thông báo cho mọi thành viên. Rất khó có thể thay
đổi khi một khối thông tin được thêm vào Blockchain. Số
lượng khối đưa vào càng nhiều, càng khó thay đổi cho đến khi
không thể thay đổi được nữa.
Công nghệ Blockchain sử dụng mã hóa public key và
hàm hash đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư của
dữ liệu; sử dụng mỗi một nút trong mạng như một client và
cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng; và áp dụng
nguyên tắc đối với các nút tham gia vào hệ thống đều phải
tuân thủ luật chơi đồng thuận (Savjee, 2017), (IBM Think
Academy, 2016). [7]
Về bản chất nó là các chuỗi khối liên kết với nhau như dạng
danh sách liên kết nhưng có thể truy xuất ngược từ khối cuối
(hiện tại) đến khối đầu tiên. Các thông tin này được tích hợp
trong một mã, khách hàng khi quét mã của sản phẩm có thể biết
được toàn bộ thông tin về “hành trình” của sản phẩm. Trong
những trường hợp nếu sản phẩm hàng hóa bị lỗi thì đơn vị cung
cấp hàng hóa có thể dễ dàng truy xuất tìm xem lỗi ở khâu nào
để có hướng xử lý phù hợp.
12 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Các lợi ích và hạn chế của công nghệ blockchain


Các lợi ích
Công nghệ Blockchain mang lại các lợi ích như sau:
Thứ nhất, Blockchain không cần máy quét hoặc bất cứ thiết
bị nào tương tự để xác thực thông tin, nó có thể tự động lưu lại
dữ liệu mọi thể loại về sản phẩm. Không còn phải lo lưu trữ tài
liệu giấy, giúp cải thiện tính minh bạch so với cách thức ghi
chép hồ sơ hiện hành trong nhiều ngành.
Thứ hai, dữ liệu không hề bị ảnh hưởng dù có vấn đề gì xảy
ra với hệ thống. Xây dựng cơ sở dữ liệu tin cậy và an toàn, tăng
cường tính minh bạch trong chuỗi cung ứng.
Thứ ba, thông tin được cập nhật và truy cập nhanh chóng,
cho phép việc truy xuất thông tin về dữ liệu nguồn gốc của sản
phẩm đến từng công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh
mà các mắt xích đã đưa lên mạng lưới dữ liệu chung. Việc truy
lại chính xác, xác định nguyên nhân mất an toàn và thu hồi sản
phẩm cũng dễ dàng hơn khi áp dụng công nghệ blockchain.
Thứ tư, các hệ thống xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ
Blockchain gia tăng niềm tin giữa các bên liên quan nhờ tăng
tính minh bạch. Loại bỏ các đơn vị trung gian liên quan, có thể
cắt bỏ những chi phí lưu trữ hành chính khổng lồ mà vẫn đảm
bảo tính xác thực cao của dữ liệu, giúp quản lý và dự đoán rủi
ro tốt hơn.
Thứ năm, dữ liệu nhập vào Blockchain sẽ không thể sửa đổi
được, do đó giúp tránh được tình trạng gian lận thông tin trong
toàn chuỗi.
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 13

Thứ sáu, công nghệ Blockchain có tiềm năng ứng dụng rỗng
rãi, tăng năng suất làm việc, đơn giản hóa việc tìm lỗi trong
chuỗi cung ứng. Hứa hẹn sẽ là một công cụ vô giá trong việc
truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi có sự có nhiễm bẩn, nhiễm
khuẩn.
Thứ bảy, công nghệ Blockchain giúp việc tạo lập các ứng
dụng dễ dàng hơn nhờ các nền tảng hiện đại mà không cần phải
đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng.
Thứ tám, các thông tin được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu có
phân cấp và theo thứ tự thời gian, việc theo dõi lỗi trở nên đơn
giản. Nó cũng giúp các nhà quản lý chuỗi cung ứng phản ứng
kịp thời với các sự cố xảy ra trong chuỗi.
Thứ chín, với khả năng nhanh chóng dò tìm nguồn gốc của
các sản phẩm thực phẩm, blockchain sẽ là một công cụ vô giá
trong các sự cố nhiễm bẩn. Với blockchain, các nhà quản lý có thể
nhanh chóng xác định nguồn gốc chất gây ô nhiễm và xác định
phạm vi của các sản phẩm bị ảnh hưởng. Một phản ứng kịp thời
hơn của các công ty thực phẩm có thể ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế
lãng phí thực phẩm, và cả thiệt hại về tài chính.
Thứ mười, các công nghệ Blockchain có thể ngăn chặn
việc tước đoạt giá và thanh toán chậm, đồng thời loại bỏ các
trung gian và giảm phí giao dịch. Điều này có thể dẫn đến giá
cả hợp lý hơn và thậm chí giúp nông dân nhỏ nắm giữ một
phần lớn hơn giá trị cây trồng của họ.
Các hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm nói trên, công nghệ Blockchain
còn tồn tại một số điểm hạn chế sau:
14 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Thứ nhất, thông tin trên nền tảng Blockchain dễ bị đánh cắp
bởi các bên liên quan nằm trong chuỗi cung ứng. Nhiều phương
thức bảo mật trong Blockchain khiến việc đồng thuận vấn đề
chung đó trở nên khó khăn hơn và có thể kém an toàn hơn so
với những phương thức hiện thời.
Thứ hai, dữ liệu không thể sửa đổi của Blockchain cũng dẫn
đến tình huống nếu dữ liệu đầu vào bị sai thì toàn bộ chuỗi coi
như vô nghĩa.
Thứ ba, đây là một trong những công nghệ còn rất mới, vì vậy
nên tính phổ biến thông tin về blockchain còn khá hạn chế. Các
bên tham gia vào chuỗi cần có đường truyền kết nối internet tin
cậy. Vấn đề này sẽ gây khó khăn cho người nông dân khi mà ở
các khu vực nông thôn điều kiện mạng lưới internet chưa được tốt.
Thứ tư, các dữ liệu đều được người nông dân thực hiện
thủ công, và thông tin cũng được nhập bằng tay nên độ minh
bạch thông tin đầu vào hoàn toàn phụ thuộc vào người nông
dân và HTX.
Thứ năm, các công nghệ Blockchain là công nghệ mới, chưa
được chứng thực và sử dụng chủ yếu trong các loại tiền ảo dẫn
tới khó chứng minh hiệu quả cao hơn các hệ thống hiện có.
Thứ sáu, hệ thống Blockchain cần lượng điện năng lớn để
vận hành. Theo ước tính, cứ 30 phút, mạng Blockchain tiêu thụ
lượng điện bằng lượng điện mà các hộ gia đình thông thường
tại Hoa Kỳ sử dụng trong trọn một năm.
Thứ bảy, sự lưu trữ mãi mãi của công nghệ tạo ra sự lãng
phí lớn về không gian lưu trữ, khi những thông tin về sản
phẩm, vận chuyển, bán hàng và những metadata khác nữa thì
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 15

hệ thống cần chuẩn bị ổ cứng dung lượng rất lớn.


Thứ tám, cách thức Blockchain hoạt động và lợi ích của
hệ thống này rất khó hiểu với nhiều người, đòi hỏi phải có sự
đồng thuận hợp tác và tích hợp rất nhiều các bên để vận hành
hệ thống hiệu quả vì đa phần các doanh nghiệp phát triển khá
manh mún, không bắt tay với nhau để nâng cao lợi thế cạnh
tranh của mình do đó họ vẫn thích các hệ thống hiện hành
hơn. Các đối tượng cần phải thành thạo sử dụng nó. Đây
cũng là một thách thức không nhỏ cho những đối tượng
không rành công nghệ.
Thứ chín, cần phải xây dựng luật định và phối hợp hệ thống
này với hệ thống hiện hành. Các hệ thống dựa trên nền tảng
Blockchain sẽ phải đối mặt với những cùng với việc tốn kém
thời gian và chi phí trong công việc.
Thứ mười, có nhiều ý kiến xoay quanh khả năng của các hệ
thống dựa trên nền tảng Blockchain. Vẫn có nhiều người chưa
hiểu rõ về blockchain và ứng dụng của nó trong các lĩnh vực
dẫn đến việc lạm dụng thuật ngữ này và sẽ tạo tâm lý nghi ngờ
cho những người muốn tiếp cận, đặc biệt là người nông dân khi
nó vẫn còn khá mơ hồ.
1.2. Lý thuyết về chuỗi cung ứng thịt lợn
Khái niệm chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là hệ thống không chỉ bao gồm các
doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối sản phẩm mà còn
bao gồm hệ thống kho vận, hệ thống bán lẻ và khách hàng của
nó. Trong quá trình vận hành của chuỗi, đòi hỏi các nhà phân
phối phải gia tăng chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, như vậy
16 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

các nhà phân phối đóng vai trò là nhân vật chủ chốt có đặc
quyền trong việc làm chủ dòng thực tế và dòng thông tin trong
chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng dần trở thành một nhân tố cốt
lõi để doanh nghiệp vận hành tốt và phát triển.
Một khái niệm khác về chuỗi cung ứng của Christopher
(1992) được phát biểu như sau: “Một mạng lưới các tổ chức có
mối quan hệ với nhau thông qua các liên kết trên (upstream) và
liên kết dưới (downstream) bao gồm các quá trình và hoạt động
khác nhau để tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ đến
tay người tiêu dùng cuối cùng”.
Dưới quan điểm của tác giả thì “Chuỗi cung ứng là một tập
hợp các hoạt động của tất cả các “mắt xích” tham gia chuỗi như
nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà kho, các công ty cung cấp dịch
vụ, và các cửa hàng bán lẻ, ... để sản phẩm được sản xuất và phân
phối đúng như mong muốn của khách hàng và tổ chức”.
Chuỗi cung ứng luôn hàm chứa tính năng động và nó liên
quan đến dòng thông tin nhất định về sản phẩm và tài chính giữa
các giai đoạn khác nhau. Mục đích then chốt của bất kỳ chuỗi
cung ứng nào là nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, trong tiến
trình tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng
bao gồm chuỗi cung ứng đầu vào và chuỗi cung ứng đầu ra:
Chuỗi cung ứng đầu vào hay còn gọi là hoạt động cung
ứng là quá trình đảm bảo NVL, máy móc thiết bị, dịch vụ…cho
hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp được tiến hành liên tục,
nhịp nhàng và có hiệu quả.
Chuỗi cung ứng đầu ra là quá trình đảm bảo sản phẩm
của tổ chức/doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng, làm người
tiêu dùng hài lòng với mức giá hợp lý và các dịch vụ đi kèm,
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 17

đảm bảo lợi nhuận cao cho tổ chức/doanh nghiệp.


Mô hình chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng điển hình như trong hình 1.1 chúng ta có
thể hình dung các doanh nghiệp nằm ở khu vực giữa như doanh
nghiệp trung tâm. Thực tế, doanh nghiệp trung tâm không chỉ là
doanh nghiệp lắp ráp sản phẩm cuối cùng, nó cũng có thể là bất
cứ doanh nghiệp nào tham gia trong chuỗi cung ứng, tùy thuộc
vào phạm vi tham chiếu và mục tiêu của nhà quản trị khi xem
xét mô hình.

Hình 1.1. Mô hình chuỗi cung ứng điển hình


(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh, 2010)
Trong một chuỗi cung ứng điển hình, NVL được mua ở
một hoặc nhiều nhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một
nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó được vận chuyển đến nhà kho
để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ và
khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục
18 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự
tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi
cung ứng cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các
NCC, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối,
và các cửa hàng bán lẻ, cũng như NVL, tồn kho trong quá trình
sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở.
Các sản phẩm sẽ đến tay người tiêu dùng theo một số
hình thức của chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng đơn giản sẽ chỉ
có ít thực thể tham gia, trong khi với các chuỗi phức tạp số các
thực thể tham gia sẽ rất lớn bao gồm các cấp trung gian khác
nhau như đại lý, kho trung tâm, siêu thị, cửa hàng bán lẻ,…Như
thế, sẽ dễ dàng nhận thấy rằng chỉ có một nguồn tạo ra lợi
nhuận duy nhất cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng. Khi
các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết
định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác
trong chuỗi, rốt cuộc dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng
sẽ rất cao, mức phục vụ của chuỗi cung ứng thấp và nhu cầu
khách hàng tiêu dùng cuối cùng có thể sẽ giảm xuống.
Cùng với các thực thể chính, có rất nhiều doanh nghiệp
khác liên quan một cách gián tiếp đến hầu hết các chuỗi cung
ứng, và họ đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối sản
phẩm cuối cùng cho khách hàng. Ðó là các NCC dịch vụ, chẳng
hạn như các công ty vận tải đường không và đường bộ, các
NCC hệ thống thông tin, các công ty kinh doanh kho bãi, các
hãng môi giới vận tải, các đại lý và các nhà tư vấn. Trong đa số
chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này đặc
biệt hữu ích đối với các doanh nghiệp trung tâm, vì nhờ thế họ
có thể mua sản phẩm ở nơi họ cần, hoặc cho phép người mua
và Đơn vị bán giao tiếp một cách hiệu quả, cho phép doanh
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 19

nghiệp phục vụ các thị trường xa xôi, giúp các doanh nghiệp
tiết kiệm chi phí vận tải nội địa và quốc tế, và nói chung cho
phép doanh nghiệp phục vụ tốt khách hàng với chi phí thấp
nhất có thể.
Mô hình chuỗi cung ứng thịt lợn
Dựa theo những lý luận về mô hình chuỗi cung ứng điển
hình, mô hình chuỗi cung ứng thịt lợn cũng bao gồm các bên liên
quan từ khâu chăn nuôi, cho đến vận chuyển, giết mổ, chế biến
và tiêu thụ với các cơ sở kinh doanh khác nhau trong một mối
liên hệ qua lại, tác động lẫn nhau.

Hình 1.2. Mô hình chuỗi cung ứng thịt lợn

Quản lý chuỗi cung ứng


Định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng
Handfield và Nichols (1999) đã phát biểu: “Quản lý
chuỗi cung ứng là sự tích hợp của tất cả các hoạt động sản xuất
một sản phẩm, được sử dụng để tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng
cách tăng cường mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi”.
Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chu
20 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals


- CSTTMP), “Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và
quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua
hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics.
Vậy quản trị chuỗi cung ứng thực chất là gì? Có thể định
nghĩa nó như sau:
Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử
dụng một cách tích hợp và hiệu quả giữa NCC, người sản xuất, hệ
thống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản
xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất lượng,
với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa
mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ.
Vì vậy quản trị chuỗi cung ứng là sự kết hợp sản xuất,
tồn kho, địa điểm và vận tải giữa các đối tượng tham gia trong
chuỗi cung ứng nhằm đạt được kết quả tốt nhất đáp ứng tính
hiệu quả và tính kịp thời trong thị trường phục vụ. Mục tiêu của
quản trị chuỗi cung ứng là “tăng thông lượng đầu vào và giảm
đồng thời hàng tồn kho và chi phí vận hành”.
Mục tiêu của Quản trị chuỗi cung ứng
Ở cấp cao. Các nhà lãnh đạo yêu cầu bộ phận cung ứng
phải đạt được mục tiêu “5 đúng”: Đúng chất lượng, Đúng nhà
cung cấp, Đúng số lượng, Đúng thời điểm, Đúng giá. Nếu làm
được điều này, doanh nghiệp sẽ thỏa mãn được nhu cầu khách
hàng và gia tăng lợi nhuận.
Ở bộ phận chiến lược quản trị cung ứng. Người ta đặt ra
8 mục tiêu với quản trị cung ứng: Đảm bảo cho hoạt động của
công ty được liên tục, ổn định, Mua được hàng với giá cạnh
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 21

tranh, Mua hàng một cách khôn ngoan, Dự trữ ở mức tối ưu,
Phát triển những nguồn cung cấp hữu hiệu và đáng tin cậy, Giữ
vững mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng hiện có, Tăng
cường hợp tác với các phòng ban khác trong công ty, Thực hiện
mua hàng một cách có hiệu quả.
Đối với toàn doanh nghiệp. Với các công ty, chuỗi cung
ứng có vai trò rất to lớn, bởi nó giải quyết vấn đề đầu vào của
doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các
nguồn nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ mà chuỗi cung ứng
có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho
doanh nghiệp, là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi cải thiện đồng thời
cả mức độ dịch vụ khách hàng và mức hiệu quả của sự điều hành
nội bộ ở các công ty trong chuỗi cung ứng. Dịch vụ khách hàng ở
mức căn bản nhất nghĩa là tỉ lệ hoàn thành đơn hàng với mức độ
cao thích hợp; tỉ lệ giao hàng đúng giờ cao; tỉ lệ khách hàng trả
lại sản phẩm thấp với bất kỳ lý do nào. Tính hiệu quả nội bộ của
các công ty trong chuỗi cung ứng đồng nghĩa với các tổ chức này
đạt tỉ lệ hoàn vốn đầu tư đối với hàng tồn kho và các tài sản khác
là cao; tìm ra nhiều giải pháp để giảm thấp hơn chi phí vận hành
và chi phí bán hàng.
1.3. Lý thuyết ứng dụng blockchain vào chuỗi cung ứng
thịt lợn
Ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng thịt lợn
Chuỗi thực phẩm cần trở nên bền vững hơn để nâng cao
lòng tin, sự trung thành của người tiêu dùng và chìa khoá để
22 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

nâng cao lòng tin là truy xuất nguồn gốc hiệu quả. Theo dõi và
xác thực thông tin trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm là
chìa khoá góp phần quản trị bền vững chuỗi thực phẩm nông
sản (Galvez và cộng sự, 2018; Olsen và Borit, 2018; Zhao và
cộng sự, 2017). Đối với thị trường Việt Nam, truy xuất nguồn
gốc của nông sản nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn tiêu thụ tại các
kênh chất lượng cao.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ internet
vạn vật (IoT) truyền thống có thể theo dõi và lưu trữ thông tin
cụ thể trong tất cả các giai đoạn sản xuất, chế biến, phân phối,
tiêu dùng thông qua các công nghệ như: Nhận dạng tần số vô
tuyến (RFID), Mạng cảm biến không dây (WSN), Mã Phản hồi
nhanh (QR Code), Giao tiếp trường gần (NFC)…
Tuy nhiên, hệ thống này chưa thực sự hiệu quả, nguyên nhân
chủ yếu là từ cơ chế tin cậy giữa những người tham gia trong
chuỗi truy xuất nguồn gốc, quản lý thông tin, dữ liệu đầu vào
an toàn và hiệu quả trong suốt vòng đời sản xuất của nông sản.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, công nghệ blockchain có thể được
áp dụng để xây dựng một cơ chế minh bạch và bảo mật thông
tin trong quá trình quản lý truy xuất nguồn gốc.
Blockchain có vai trò quan trọng đối với chuỗi cung ứng
nông sản, bao gồm tính minh bạch và trách nhiệm giải trình
(Tama và cộng sự, 2017; Kshetri, 2018), truy xuất nguồn gốc
và phòng chống gian lận (Jin và cộng sự, 2017), bảo mật và xác
thực an ninh mạng… (Galvez và cộng sự, 2018; Banerjee và
cộng sự, 2018).
Trên thế giới, một số đế chế thực phẩm và đế chế công nghệ
đã bắt tay, phát triển các nền tảng hoặc giải pháp blockchain
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 23

kết hợp với các công nghệ IoT khác nhau cho ngành công
nghiệp thực phẩm. Các hệ thống này đã hoặc đang có kế hoạch
được sử dụng ở quy mô thí điểm để mang lại sự minh bạch
trong mạng lưới chuỗi cung ứng và nâng cao sự tin tưởng của
người tiêu dùng.
Thiết kế kiến trúc hệ thống quản lý chuỗi cung ứng thịt lợn
khi ứng dụng công nghệ blockchain
Một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng chất lượng dựa trên
nền tảng IoT sử dụng cơ sở dữ liệu tập trung lưu trữ tất cả
thông tin sản phẩm liên quan đến các đặc tính chất lượng khi
bắt đầu từ nuôi trồng đến sản xuất. Tuy nhiên, do sử dụng hệ
thống cơ sở dữ liệu tập trung, IoT bộc lộ các nhược điểm là
thông tin bất cân xứng giữa các mắt xích theo chiều ngang và
các lớp theo chiều dọc của chuỗi cung ứng, do đó dữ liệu dễ bị
thao túng và trở nên thiếu minh bạch.
So với các ứng dụng chỉ sử dụng nền tảng IoT, nền tảng
blockchain cung cấp một giải pháp hiệu quả hơn để chống hàng
giả và truy xuất nguồn gốc chất lượng của các sản phẩm nông sản
(Zhao và cộng sự, 2019; Helo và Hao, 2019). Dựa trên các nghiên
cứu gần đây, tác giả đề xuất một kiến trúc quản lý chuỗi cung ứng,
nhấn mạnh vào truy xuất nguồn gốc chất lượng dựa trên
blockchain để cải thiện tính minh bạch và bảo mật của thông tin
giao dịch trong toàn bộ quy trình truy xuất nguồn gốc (Hình 2).
- Tầng kinh doanh: Bao gồm một chu trình kinh doanh của
toàn bộ chuỗi cung ứng nông sản. Có 2 loại cung ứng nông sản
thường gặp là nông sản tươi và nông sản chế biến. Một chuỗi
cung ứng nông sản tươi bao gồm các giai đoạn: Mua nguyên
liệu đầu vào (hạt giống), trồng trọt, thu hoạch, vận chuyển, bảo
24 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

quản, phân phối và cuối cùng tới người tiêu dùng. Chuỗi cung
ứng nông sản chế biến cũng tương tự, chỉ thêm quy trình chế
biến sau khi được thu mua và trước khi phân phối. Mỗi mắt
xích tham gia chuỗi cung ứng có thể kiểm soát và quản lý thông
tin truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm. Nông sản sau khi
được thu mua hoặc chế biến được đóng gói và dán nhãn nhận
diện như mã vạch, mã QR, thiết bị đọc thẻ RFID, thiết bị kết
nối NFC… và được nhập vào hệ thống dưới dạng sản phẩm
mới. Từ đây, tất cả các thông tin của sản phẩm này bắt đầu có
thể được lưu trữ thành cơ sở dữ liệu của sản phẩm.
Để có một tiêu chuẩn chung thống nhất về dữ liệu làm căn
cứ cho truy xuất nguồn gốc cũng như kiểm soát chất lượng, nên
kết hợp bám sát các bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp thông
dụng và uy tín nhất hiện nay như: GlobalGAP, VietGAP, Hệ
thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP)
hoặc Bộ tiêu chuẩn tương ứng của Việt Nam là TCVN
5603:2008, các tiêu chuẩn ISO. Trong các bộ quy tắc trên, thì
tiêu chuẩn VietGAP được nhiều doanh nghiệp áp dụng do tính
phù hợp với môi trường sản xuất và tiêu thụ trong nước, vừa
giúp doanh nghiệp cân đối giữa chi phí và lợi nhuận để mở
rộng thị trường xuất khẩu.
- Tầng truy xuất nguồn gốc IoT: Thông tin của từng quy
trình mắt xích chuỗi cung ứng có thể được truy xuất nguồn gốc,
bao gồm các loại thông tin chất lượng, thông tin hậu cần và dữ
liệu giao dịch. Sau khi nhận nông sản, đại lý chế biến/tiêu thụ có
thể đọc và nhập dữ liệu mới vào hồ sơ của sản phẩm thông qua
các công nghệ nhận dạng (mã vạch, mã QR, RFID, WSN...) có
thể thu thập và truyền tải một cách tự động và liên tục thông tin
xung quanh về thời tiết, độ ẩm, ôxi, khí CO2... Sau khi xử lý, các
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 25

thẻ/nhãn dán mới tiếp tục được gắn vào các sản phẩm đã qua xử
lý/chế biến. Các thiết bị được kết nối này có thể giao tiếp với sổ
cái trong blockchain (Imeri và Khadraoui, 2018).
Tại quy trình tiếp theo, nông sản tươi/nông sản đã chế biến sẽ
được bảo quản tại cơ sở bảo quản. Thông qua lắp đặt các thiết bị
IoT trong kho bãi, dữ liệu của các nông sản tiếp nhận có thể được
tự động trích xuất, ví dụ, với thiết bị cảm biến không dây và thiết bị
giám sát, thông tin nông sản sẽ được lưu trữ theo thời gian thực,
bao gồm số lượng, danh mục, nhiệt độ, độ ẩm và thời gian lưu trữ,
có thể được kiểm tra và cập nhật trong cả cơ sở dữ liệu số hoá và
trên nhãn dán/mã của sản phẩm.
Thông tin hàng tồn kho cũng có thể được truy vấn trực
tiếp trong hệ thống hoặc bằng đầu đọc RFID, hệ thống này
cũng có thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp về quản lý lưu
trữ động. Tiếp theo, trong bước phân phối hàng hoá, yếu tố 3T
(Thời gian, Nhiệt độ, Sai số) quyết định tới đảm bảo vệ sinh an
toàn, chất lượng của nông sản. Do đó, có thể thiết kế và lắp đặt
một hệ thống cảm biến theo dõi chất lượng của nông sản trên
phương tiện vận tải tại các vị trí khác nhau trên phương tiện
vận tải để thu thập dữ liệu thời gian thực về độ ẩm, nhiệt độ,
môi trường bảo quản nông sản và cập nhật vào cơ sở dữ liệu số
hoá hoặc mã/nhãn của hàng hoá.
- Tầng Blockchain: Các hợp đồng thông minh có thể hỗ
trợ giám sát và kiểm soát chất lượng theo thời gian thực trong
các block. Với dữ liệu logistics, các hợp đồng thông minh thậm
chí có thể tự động lập kế hoạch hậu cần (Kshetri, 2018; Saberi
và cộng sự, 2018). Khi tầng blockchain kết hợp với tầng
Internet vạn vật, các hợp đồng thông minh thậm chí sẽ còn
26 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

thông minh hơn nữa. Ứng dụng của blockchain có thể được
khai thác sâu hơn nữa trong thời đại IoT – tự động hóa thanh
toán giữa các hệ thống (như hai hệ thống được kết nối với nhau,
đàm phán giá và áp dụng giá dựa trên hiệu quả vận hành
logistics).
Hệ thống sổ cái phân tán sẽ hỗ trợ các nhà bán lẻ và người
tiêu dùng lưu trữ thông tin giao dịch và tăng độ minh bạch của
thông tin trong suốt dòng lưu chuyển của sản phẩm từ cơ sở sản
xuất đến cơ sở chế biến đến nhà phân phối, đến các siêu thị/chợ
đầu mối/cửa hàng bán lẻ... và cuối cùng là người tiêu dùng.
- Tầng ứng dụng: Tương tác giữa các tác nhân trong chuỗi
truy xuất nguồn gốc nông sản với hệ thống chuỗi block chain.
Các tác nhân tham gia vào chuỗi có thể xem lại toàn bộ dòng
chảy hàng hoá, dòng chảy thông tin và dòng tài chính thông
qua hệ thống sổ cái phân tán trên. Các dữ liệu liên quan tới
quản lý chất lượng, quản lý giá cả, quản lý tài chính, quản lý
bán hàng đều có thể được tiếp tục cập nhật vào trong chuỗi
blockchain.
Các yêu cầu để xây dựng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng
và truy xuất nguồn gốc nông sản trên ứng dụng blockchain
Để khai thác được tối đa lợi thế của blockchain, trước tiên
cần vượt qua các rào cản trong quá trình thiết lập và vận hành
một hệ thống blockchain tương đối hoàn chỉnh. Các thách thức
này chủ yếu bao gồm các yêu cầu về kỹ thuật, yêu cầu về vận
hành và yêu cầu về thể chế/pháp lý.
Về kỹ thuật
Trước khi xây dựng một hệ thống truy xuất nguồn gốc ứng
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 27

dụng công nghệ blockchain, trước tiên cần phải tự động hoá các
quy trình và xây dựng một môi trường sinh thái số hoá dữ liệu.
Đây là cơ sở ban đầu để các doanh nghiệp có thể bắt đầu áp
dụng hợp đồng thông minh, tạo nền tảng ứng dụng công nghệ
blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng nói chung và truy
xuất nguồn gốc nói riêng.
Kết cấu kỹ thuật của một hệ thống blockchain ứng dụng
trong truy xuất nguồn gốc nông sản cần đảm bảo các yếu tố kỹ
thuật cơ bản sau:
- Mạng chuỗi khối là một sổ cái kỹ thuật số được chia sẻ,
phân tán và không thể giả mạo bao gồm dữ liệu bản ghi kỹ
thuật số bất biến trong một gói được gọi là khối (Kakavand và
cộng sự, 2017).
- Mạng lưới phi tập trung và tin cậy: Blockchain bao gồm
nhiều nút để tạo thành mạng ngang hàng và không có thiết bị
và cơ chế quản lý tập trung. Việc phá hủy hoặc mất bất kỳ nút
nào sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống,
do hệ thống có độ bền rất lớn. Dữ liệu được chia sẻ giữa những
bên tham gia chuỗi (Bahga và Madisetti, 2016; Bosona và
GebreseRRet, 2013).
- Hợp đồng thông minh: Giao dịch trong blockchain có thể
được thực hiện tự động hóa thông qua các hợp đồng thông
minh. Hợp đồng thông minh là một số quy tắc kinh doanh nhất
định được triển khai trên blockchain, cho phép người tham gia
theo dõi quy trình kinh doanh và xác nhận các quy tắc liên quan
(Andoni và cộng sự, 2019; Sikorski và cộng sự, 2017).
Về cơ bản, các thành phần của hợp đồng thông minh gồm:
28 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

chủ thể hợp đồng, chữ ký điện tử, điều khoản hợp đồng, nền
tảng phân quyền. Hợp đồng thông minh cho phép thực hiện các
giao dịch tin cậy mà không cần bên thứ ba, có thể theo dõi và
không thể đảo ngược. Các hợp đồng thông minh cũng góp phần
chia sẻ dữ liệu và cải tiến quy trình liên tục giữa những người
tham gia chuỗi hỗ trợ. Ngoài ra, hợp đồng thông minh có thể
đảm bảo các bên được ngăn chặn tạo ra các bản ghi lỗi, đặc biệt
là khi kết hợp với các thiết bị IoT như mã vạch, công nghệ kết
nối không dây... Đây là chìa khoá cho ứng dụng truy xuất
nguồn gốc sản phẩm trên hệ thống blockchain.
- Các thuật toán đồng thuận: Các thuật toán đồng thuận
hoặc cơ chế đồng thuận là cách mà đa số các bên tham gia
chuỗi khối đạt được sự đồng thuận và xác định tính hợp lệ của
một bản ghi/khối mới. Điều này được thực hiện bởi một hệ
thống máy tính sử dụng bằng chứng mật mã (Tian, 2017). Cơ
chế đồng thuận giúp ngăn chặn giả mạo dữ liệu trong quá trình
truy xuất nguồn gốc. Các cơ chế đồng thuận phổ biến trong
blockchain có thể kể đến như: Bằng chứng công việc; Bằng
chứng cổ phần; Uỷ quyền bằng chứng cổ phần; Bằng chứng uỷ
nhiệm; Bằng chứng khối lượng; Đồng thuận chống gian lận
Byzantine.
Về hoạt động
- Xây dựng văn hóa hợp tác: Để có một hệ thống
blockchain có sự liên kết của nhiều bên tham gia thì một trong
những yếu tố quyết định là xây dựng văn hóa hợp tác. Trước
khi nhân rộng hệ thống trên một quy mô lớn hơn, sự hợp tác
của toàn hệ sinh thái là chìa khóa để khai thác toàn vẹn
blockchain và các bên tham gia luôn phải sẵn sàng hợp tác.
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 29

- Nâng cao kiến thức và năng lực áp dụng blockchain:


Năng lực và kiến thức cho phép doanh nghiệp xác định được
mô hình vận hành mới phù hợp cũng như nhận diện được các
giá trị mà nó mang lại. Do đó, cần đầu tư thời gian, nguồn lực
xứng đáng để nhân viên và đối tác có thể đóng góp vào sự
thành công chung của dự án. Trong hệ sinh thái blockchain,
người dùng cũng như các đối tác công nghệ, đối tác triển khai
cần tích cực và có khả năng giao tiếp đồng thuận tốt.
Về thể chế
Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang triển
khai nhiều mô hình ứng dụng nền tảng công nghệ IoT, trí tuệ
nhân tạo, blockchain để phát triển một nền kinh tế số hoá thì tại
Việt Nam vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ. Do vậy, cần sớm
ban hành quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu số đa ngành, chia
sẻ dữ liệu; đồng thời cũng phải quan tâm vấn đề về: bảo mật
thông tin; bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo đảm quyền riêng tư
của cá nhân; xác thực điện tử; chế độ báo cáo và phân quyền
giữa các cơ quan quản lý nhà nước.
Thách thức khi ứng dụng công nghệ blockchain và đề xuất giải
pháp
Công nghệ blockchain ở Việt Nam đang trong giai đoạn
thử nghiệm, do đó việc triển khai ứng dụng blockchain trong
quản trị chuỗi cung ứng nông sản vẫn tồn tại nhiều thách thức.
Qua nghiên cứu về ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng
nông nghiệp cho thấy, có 03 nhóm thách thức chính đối với
việc áp dụng công nghệ blockchain là: Kỹ thuật, vận hành, thể
chế. Cụ thể:
30 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Thách thức về kỹ thuật


- Dung lượng lưu trữ và khả năng mở rộng: Đây là hai vấn
đề được quan tâm nhiều nhất trong blockchain. Koteska và
cộng sự (2017) cho rằng, một trong những thách thức chính đối
với việc triển khai blockchain là khả năng mở rộng của hệ
thống. Cần một số lượng lớn các nút đầy đủ (một nút có thể xác
thực đầy đủ các giao dịch và khối) trong triển khai blockchain
để đảm bảo tính bảo mật của hệ thống.
Các nút trong mạng blockchain dự kiến sẽ xác thực từng
giao dịch của mỗi khối (Reyna và cộng sự, 2018). Nếu không,
việc áp dụng blockchain trong quản lý chuỗi giá trị nông sản
thực phẩm có thể dẫn đến một hệ thống ít phi tập trung hơn.
Koteska và cộng sự (2017) đề xuất rằng, khả năng mở rộng ảnh
hưởng tiêu cực đến ba chiều của blockchain, kích thước của dữ
liệu trên blockchain, tốc độ xử lý giao dịch và tốc độ truyền dữ
liệu trên blockchain.
- Thông lượng và tốc độ xử lý: Đối với chuỗi giá trị nông
sản, do hạn chế ban đầu về kích thước khối và khoảng thời gian
để tạo một khối mới, năng lực xử lý hiện tại của blokchain
không thể đáp ứng yêu cầu xử lý hàng triệu giao dịch theo thời
gian thực. Aste và cộng sự (2017) cho rằng, “một hệ thống có
thể xử lý khối lượng giao dịch lớn sẽ yêu cầu các khối lớn hoặc
một cơ chế trong đó nhiều khối được xác nhận đồng thời”.
Thực tế trên sẽ gây ra vấn đề lớn cho khách hàng khi chạy
một hệ thống dựa trên blockchain. Sau khi nghiên cứu một hệ
thống truy xuất nguồn gốc, Tian (2016) kết luận rằng, có 2 trở
ngại đối với việc áp dụng công nghệ blockchain: (1) Khả năng
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 31

xử lý của blockchain bị hạn chế ở bảy giao dịch/giây do bị hạn


chế kích thước của khối; (2) Lưu trữ và đồng bộ hóa với quy
mô ngày càng tăng của blockchain.
- Bảo mật dữ liệu/quyền riêng tư: Trong blockchain, mỗi
giao dịch có thể được truy xuất, kiểm tra; mọi người dùng có thể
được xác định bằng khóa công khai của họ hoặc mã của khối. Do
đó, công nghệ blockchain nâng cấp độ minh bạch cho chuỗi
cung ứng nông sản và giúp xây dựng lòng tin cho người tiêu
dùng. Tuy nhiên, nó cũng tác động tiêu cực đến việc bảo vệ
quyền riêng tư của người dùng (Reyna và cộng sự, 2018).
Do đó, nhiều nỗ lực để bảo vệ quyền riêng tư trong blockchain
đã được thực hiện như làm xáo trộn các mối quan hệ giao dịch để
ngăn chặn việc liên kết hoặc phân tích theo dõi, ẩn danh tính của
người gửi, người nhận thông qua các sơ đồ mật mã phức tạp và làm
mờ nội dung giao dịch trong khi vẫn giữ được khả năng xác minh và
tính toán (Feng và cộng sự, 2019).
Kosba và cộng sự (2016) đã giải quyết các vấn đề về
quyền riêng tư này theo cách khác nhau thông qua việc sử dụng
các giao dịch được mã hóa. Hawk - một hợp đồng thông minh
phi tập trung chịu trách nhiệm dịch mã chung được viết bởi các
lập trình viên thành các bản gốc mật mã như các bằng chứng
không kiến thức để duy trì quyền riêng tư trong giao dịch.
Thách thức về vận hành
- Chi phí cao, tiêu tốn năng lượng: Lin và Liao (2017) đề
xuất rằng, những bên tham gia chuỗi giá trị nông sản thực phẩm
sẽ cần nhiều tiền, thời gian để áp dụng công nghệ blockchain
vào hệ thống truy xuất nguồn gốc chuỗi giá trị nông sản thực
32 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

phẩm hiện tại. Yli-Huumo và cộng sự (2016) lưu ý, khi


blockchain trở nên phức tạp hơn sẽ đòi hỏi nhiều sức mạnh tính
toán hơn để xác nhận nhiều khối hơn, đồng thời, vấn đề năng
lượng tiêu thụ cũng cần được xem xét. Để khắc phục các vấn
đề đó, các nhà nghiên cứu đề xuất một số giải pháp như: Sử
dụng thuật toán Bằng chứng cổ phần; Sử dụng thuật toán bằng
chứng uỷ quyền cổ phần (Zheng và cộng sự, 2017).
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 33

Hình 1.3. Kiến trúc cơ bản của mô hình truy xuất nguồn
gốc nông sản trên nền tảng IOT và blockchain
(Nguồn: Lan và cộng sự 2017)

- Xây dựng văn hóa hợp tác: Để một hệ thống blockchain có


sự liên kết của nhiều bên tham gia, đặc biệt như các tổ chức chính
phủ, các doanh nghiệp, cơ quan điều phối, đối tác thì một trong
những yếu tố quyết định là xây dựng văn hóa hợp tác và xây dựng
một hệ sinh thái blockchain
Bên cạnh đó, với tốc độ số hoá nhanh của các doanh
nghiệp, nhiều hệ thống blockchain sẽ có khả năng đồng thời
cùng xuất hiện giữa các bên tham gia trong chuỗi cung ứng,
nhất là chuỗi cung ứng xuất khẩu, tạo ra thách thức về thống
nhất thông tin và tạo ra một cơ chế đồng thuận giữa các bên.
Do đó, cần xây dựng “hệ sinh thái blockchain thống nhất”,
trong đó thoả mãn 2 yếu tố là có sự tương tác đồng đều giữa
các mắt xích theo chiều ngang của chuỗi và giữa các mắt xích
theo chiều dọc của chuỗi. Khi bắt đầu thiết kế, xây dựng hệ
thống, cần xác định việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chia
sẻ thông tin trong blockchain; cần chuyên nghiệp ngay từ các
khâu đầu tiên như thiết kế, nghiên cứu, đào tạo sử dụng...
- Năng lực áp dụng: Blockchain là công nghệ mới, chỉ số
ít người có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu mới có thể sử dụng
trong quản lý chuỗi giá trị nông sản thực phẩm. Do đó, Iansiti
và Lakhani (2017) đề xuất, áp dụng công nghệ blockchain
trong chuỗi giá trị nông sản thực phẩm có thể là một quá trình
lâu dài. Đồng thời, sự thiếu hiểu biết rộng rãi về cách
blockchain hoạt động trong các lĩnh vực khác cũng tồn tại
(Banafa, 2017).
34 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Thách thức về pháp lý


Blockchain là một công nghệ mới liên quan đến nhiều
người khác nhau từ các quốc gia khác nhau nhưng hiện tại chưa
có bất kỳ luật pháp hoặc quy định nào chung. Ngoài ra, việc
thiếu vắng cơ quan quản lý trung ương và cơ quan kiểm duyệt
trong hệ thống blockchain hiện tại đã tạo ra nhiều bất ổn
(Reyna và cộng sự, 2018). Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với
cả các nhà sản xuất nông sản và nhà cung cấp dịch vụ. Do đó,
cần đưa ra các luật hoặc quy định tuân thủ mới để giám sát và
điều chỉnh các ứng dụng blockchain trong ngành nông sản thực.
Bảng 1.1. Một số hệ thống blockchain thực phẩm tiêu
biểu trên thế giới

(Nguồn: Phạm, 2018)


Tại Việt Nam, các vấn đề lớn đặt ra đối với công nghệ
blockchain hiện nay là pháp lý và quản lý. Theo Báo cáo số
70/BC-BTP ngày 23/3/2020 của Bộ Tư pháp trình Thủ tướng
Chính phủ về rà soát khuôn khổ pháp lý liên quan đến ứng
dụng, phát triển các dịch vụ, sản phẩm trên nền tảng
blockchain, đối với riêng lĩnh vực truy xuất nguồn gốc nông
sản ứng dụng blockchain, nhiều doanh nghiệp cơ bản không
gặp vướng mắc trong kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của mình,
mà vấn đề chủ yếu là “xây dựng một môi trường sinh thái thân
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 35

thiện với ứng dụng công nghệ blockchain nhằm gia tăng tính
công khai, minh bạch, chống gian lận” [1].
Để tạo được khung chính sách và môi trường thể chế
thuận lợi cho blockchain phát triển, trước tiên cần xác định đây
là mục tiêu dài hạn, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc trong dài hạn
của nhà nước. Hành lang pháp lý quy định về tự động hoá, số
hoá các quy trình thủ tục liên quan tới hoạt động của doanh
nghiệp, tiếp theo là xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp về cả hoạt động, quy trình cũng như tài chính (chính
sách cắt giảm thuế, hỗ trợ vốn vay)… đối với một nhóm các
doanh nghiệp tiên phong, từ đó tạo thành một môi trường cạnh
tranh cho các doanh nghiệp khác cũng như các chủ thể khác
của nền kinh tế tận dụng đà tăng tốc phát triển.
Bên cạnh đó, các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước cần tiên
phong trong ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ bao gồm
cả công nghệ blockchain để nâng cao hiệu quả quản trị, điều
hành, cung ứng dịch vụ công, đi đầu trong xây dựng môi
trường sinh thái blockchain. Sau khi đã tạo ra được môi trường
của một “hệ sinh thái blockchain” thì việc kết nối các bên hữu
quan cũng như phát triển thành một hệ sinh thái hoàn thiện sẽ
dễ dàng và thuận lợi hơn.
Song song với đó, cần duy trì cơ chế trao đổi, phối hợp giữa
các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, cộng
đồng cung ứng dịch vụ công nghệ cả ở trong nước và quốc tế để
phát hiện và xử lý kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong quá
trình triển khai hệ thống. Đồng thời, nâng cao năng lực sử dụng
hệ thống bằng các hoạt động truyền thông, phổ biến, đào tạo,
bồi dưỡng để nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân,
36 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về việc ứng dụng công nghệ
blockchain.
Lý luận về các điều kiện mà doanh nghiệp cần đảm bảo để
áp dụng công nghệ blockchain vào thực tế
Blockchain “không phải công nghệ xa xỉ”. Về mặt kỹ
thuật, các giải pháp, phần mềm, ứng dụng đều đã và đang được
nghiên cứu để sẵn sàng trên nền tảng điện toán đám mây nên
các doanh nghiệp muốn chuyển đổi số bằng Blockchain không
cần thiết phải trang bị hạ tầng máy chủ, vốn rất tốn kém và đòi
hỏi nhân lực về công nghệ thông tin, đây cũng là xu hướng
chung của các giải pháp SaaS (Software a as Service – Phần
mềm như là một dịch vụ), và bây giờ là BaaS (Blockchain as a
Service – Blockchain như là một dịch vụ)
Điều duy nhất các doanh nghiệp cần làm là tìm tới các nhà
cung cấp dịch vụ và trả khoản chi phí chỉ bằng 20% so với việc
tự trang bị các giải pháp quản trị doanh nghiệp hoặc chuỗi cung
ứng cồng kềnh trước đây. Thực tế, bài toán khó trong việc ứng
dụng công nghệ Blockchain hoàn toàn không nằm trên phương
diện kỹ thuật mà thiên nhiều hơn về yếu tố con người và đội
nhóm vận hành, đặc biệt là người lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị 2 việc. Thứ nhất là phải có
quy trình, quy chuẩn rõ ràng. Khi đó, việc số hóa và ứng dụng
công nghệ mới sẽ diễn ra thuận lợi. Thứ 2, cần có sự quyết tâm
rất lớn của ban lãnh đạo. Chỉ khi nhìn thấy sự chỉ đạo quyết liệt
của những người đứng đầu, cả bộ máy mới có thể vận hành
theo để ứng dụng thành công công nghệ vào hoạt động.
Để ứng dụng thành công Blockchain vào hoạt động sản
xuất, kinh doanh, những doanh nghiệp nhỏ và vừa được cho là
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 37

có lợi thế hơn hẳn so với những doanh nghiệp lớn. Sự linh hoạt
và cơ động của các doanh nghiệp này giúp việc thay đổi để phù
hợp với công nghệ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, doanh
nghiệp lớn lại có lợi thế hơn về việc áp dụng quy trình, quy
chuẩn, vốn dễ dàng giúp việc số hóa được tiến hành một cách
tự động và nhanh chóng đạt được số lượng lớn các sản phẩm
lưu hành trên thị trường được ứng dụng công nghệ mới.
Ở thời điểm hiện tại, nâng cao nhận thức của mọi người về
ứng dụng của Blockchain trong kinh doanh là điểm mấu chốt.
Khi doanh nghiệp nhận thấy những lợi ích của Blockchain, nhu
cầu tìm hiểu và ứng dụng của họ với công nghệ nói chung và
Blockchain nói riêng cũng sẽ được nâng cao.
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nhằm đảm bảo tính khoa học và kế thừa được các kết quả,
thông tin hữu ích từ các nghiên cứu đi trước, nghiên cứu đã tìm
kiếm và tham khảo một số đề tài ở trong và ngoài nước có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, Cụ thể:
Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền
thông (CNTT-TT) nói chung, chủ đề áp dụng các công cụ
CNTT trong cải thiện chuỗi cung ứng nông nghiệp, từ đó nâng
cao lòng tin của người tiêu dùng và thúc đẩy hoạt động tiêu thụ
đang ngày trở nên quan trọng, và nhận được sự quan tâm của
các học giả trên khắp thế giới (Mattila, 2016). Trong đó có 6
hướng nghiên cứu nổi bật:
Nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện xây dựng thang đo toàn
diện để đo lường các yếu tố quan trọng hình thành nên khả
38 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

năng ứng dụng công nghệ blockchain vào chuỗi cung ứng nông
nghiệp, như: sự hữu dụng, dễ sử dụng, sự tương thích, sự tự
chủ, lợi thế tương đối, Khả năng lấy thông tin gốc, khả năng
truyền tải và bảo mật thông tin (Johansen, 2018; Adams et. al.,
2018; ). Ngược lại, các nhân tố như thiếu kiến thức, kinh
nghiệm về công nghệ blockchain, rủi ro về an ninh và bảo mật
cao, chi phí cài đặt ban đầu cao, giao diện để thao tác khó hiểu,
phức tạp hay người dùng thiếu các kĩ năng cần thiết là những
nhân tố cản trở việc triển khai rộng rãi công nghệ mới
Blockchain (Johansen, 2018; Shah et. al., 2019, Foroglou và
Tsilidou, 2015).
Ngoài ra, các đặc điểm nhân khẩu học xã hội của người tiêu
dùng - như tuổi tác, trình độ học vấn, thu nhập, địa vị xã hội
cũng ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng ứng dụng công nghệ
nhằm đảm bảo tính tin cậy của các chuỗi cung ứng. Tuổi
thường gây ra tác động ngược chiều đến xu hướng ứng dụng
(Lindman et. al., 2017). Ngược lại, trình độ học vấn, thu nhập
và địa vị xã hội lại có tác động cùng chiều đến xu hướng kể
trên (Agwu et al., 2008; Petridis et al., 2018).
Các đặc điểm của sản phẩm cũng là yếu tố thường được chú
ý khi nghiên cứu và tác động của khả năng ứng dụng công nghệ
thông tin nói chung và công nghệ blockchain nói riêng (Shrier
và Pentland, 2016). Cụ thể, một số nghiên cứu thực nghiệm đã
chỉ ra rằng các sản phẩm thịt và sản phẩm tươi sống thường có
sự nghi ngờ cao hơn của khách hàng đối với nguồn gốc của sản
phẩm từ đó có khả năng ứng dụng cao hơn, trong khi đó, những
sản phẩm sấy khô, củ quả lại ít được quan tâm về nguồn gốc
xuất xứ, dẫn đến việc ít ứng dụng các công nghệ hơn (Soule et
al.,2010).
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 39

Định hướng kinh doanh của các đơn vị kinh doanh thịt lợn
cũng có khả năng ảnh hưởng đến việc ứng dụng các công nghệ
blockchain (Ali, 2012). Những doanh nghiệp muốn hạn chế
việc ứng dụng các công nghệ blockchain sẽ cố gắng đánh lạc
hướng mối quan tâm của người tiêu dùng sang các yếu tố khác
như giá, bao bì, thương hiệu, mối quan hệ cá nhân …(Pretty et.
al., 2003).
Liên quan đến mô hình nghiên cứu, có ba mô hình được sử
dụng rộng rãi để xem xét và thảo luận về vấn đề chấp nhận
công nghệ mới – Blockchain. Đó là “lý thuyết hành động hợp
lý” (TRA) được đề xuất bởi Fishbein và Azjen (1975) để giải
thích và dự đoán những yếu tố quyết định hành vi của các cá
nhân, “lý thuyết hành vi dự tính” (TPB) được phát triển bởi
Ajzen (1991) bằng cách thêm vào mô hình TRA một biến mới
là nhận thức kiểm soát hành vi và “mô hình chấp nhận công
nghệ” (TAM) được Davis (1989) đề xuất để giải quyết lý do tại
sao người dùng thông qua hoặc từ chối công nghệ thông tin.
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Chủ đề nghiên cứu về ứng dụng công nghệ chuỗi khối
(blockchain) ở Việt Nam nhìn chung còn rất mới mẻ. Đa phần
các nghiên cứu chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian từ
năm 2017 trở lại đây. Trong đó đa phần các nghiên cứu dừng ở
mức làm rõ tiềm năng ứng dụng của công nghệ blockchain vào
một số lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn:
Ứng dụng blockchain vào lĩnh vực giáo dục nhằm quản lý
chứng chỉ, cải tiến chất lượng đào tạo và hệ thống thông tin thư
viện (Minh Kiểm, 2019; Trần, 2019; Khánh, 2019); ứng dụng
vào lĩnh vực bất động sản nhằm phát triển dịch vụ hỗ trợ quản
40 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

lý chứng chỉ định giá đất (Trương, 2019); ứng dụng vào lĩnh
vực chứng khoán nhằm nâng cao tính minh bạch thị trường và
quản lý lệnh giao dịch (Thân, 2018); ứng dụng vào lĩnh vực
logistics nhằm nâng cao hiệu quả quản lý mạng lưới vận tải
(Lê, 2018); ứng dụng vào lĩnh vực ngân hàng nhằm giảm thiểu
rủi ro tín dụng và tăng tốc độ giao dịch (Minh và cộng sự,
2019); ứng dụng vào lĩnh vực tài chính nhằm phát triển các
hoạt động thanh toán di động (Sơn, 2017; Nghệ, 2019).
Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như:
Sơn D. N. (2017) trong nghiên cứu "Ứng dụng công nghệ
Blockchain trong thanh toán di động", nghiêng về phân tích
phần công nghệ tức là về lý thuyết toán học cơ bản, các kỹ
thuật chính liên quan tới công nghệ Blockchain ngôn ngữ lập
trình, quy trình,cách thức tạo ra một sản phẩm Blockchain có
ứng dụng thực triễn vào thanh toán di động. Ưu điểm của
nghiên cứu này là xây dựng một sản phẩm công nghệ
Blockchain và ứng dụng nó vào thực tiễn thanh toán di động.
Tuy nhiên, bài nghiên chỉ ứng dụng vào mảng nhỏ của một
ngành tài chính đó là mảng thanh toán.
Huyền G. T. T. (2018) nghiên cứu "Công nghệ Blockchain và
lĩnh vực ngân hàng", đã phân tích các vấn đề trong ngân hàng
được Blockchain giải quyết, và cung cấp thông tin về lợi ích và
thách thức khi muốn ứng dụng Blockchain trong ngân hàng tại
Việt Nam. Tuy nhiên, bài viết còn chưa đi sâu vào phân tích khả
năng ứng dụng và triển khai tại ngân hàng.
Đề án “Ứng dụng công nghệ Blockchain vào đề án truy xuất
nguồn gốc nâng cao giá trị chuỗi cung ứng thịt heo tại Đồng
Nai” của tác giả Nguyễn Thị Trúc Khuyên sản phẩm đạt giải
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 41

Nhì “Giải thưởng sản phẩm truyền thông Khoa học - Công
nghệ Đồng Nai năm 2017”. Mục tiêu của đề án là xây dựng
phần mềm truy xuất nguồn gốc ứng dụng công nghệ tiên tiến
(blockchain) áp dụng thí điểm cho chuỗi cung ứng thịt heo tại
Đồng Nai đến thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Mục
đích tạo giá trị gia tăng, nâng cao uy tín cho sản phẩm thịt heo
Đồng Nai, xây dựng thành ngành hàng nông sản sử dụng công
nghệ tiên tiến trên thế giới, đưa nông nghiệp tham gia cuộc
cách mạng 4.0.
Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy suất nguồn gốc
nông sản sẽ giúp kiểm soát được thông tin của sản phẩm, đồng
thời truy suất được nguồn gốc và tránh bị giả mạo thương hiệu.
Tại diễn đàn Việt Nam Blockchain Summit với chủ đề "Từ
công nghệ tới chính sách” (VBS) diễn ra vào ngày 8/6/2018,
ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và
Kinh tế số (Bộ Công Thương) khẳng định, công nghệ
Blockchain sẽ góp phần quan trọng xây dựng nền kinh tế số và
tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Vietnam
Blockchain Summit 2018 là sự kiện thường niên lớn nhất năm
tại Việt Nam về xây dựng chính sách, nghiên cứu, phát triển, đào
tạo và ứng dụng công nghệ blockchain. Ưu tiên thảo luận việc
ứng dụng blockchain trong nhiều lĩnh vực có tác động lớn tới sự
phát triển kinh tế số ở Việt Nam như logistics và hoàn tất đơn
hàng, truy xuất nguồn gốc nông sản, bảo hiểm, y tế, hợp đồng
thông minh hay dịch vụ công.
Truy xuất nguồn gốc nông sản ứng dụng công nghệ
Blockchain (2019), Hoàng Mạnh Thắng - Hoàng Thị Thu, Tạp
chí khoa học công nghệ thông tin và truyền thông với nội dung
trình bày một ứng dụng của Blockchain trong việc tăng cường
42 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

độ tin cậy của giải pháp xác thực nguồn gốc của ezcheck có thể
giúp đảm bảo các sản phẩm của doanh nghiệp khi ra thị trường
luôn được xác thực nguồn gốc rõ ràng và có kênh phân phối
trực tiếp với người tiêu dùng.
Các khoảng trống nghiên cứu
Bên cạnh những nội dung đã được thực hiện trong các
nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy còn một số khoảng trống để
tiếp tục thực hiện nghiên cứu:
Về cơ sở lý luận, cơ sở kiến thức liên quan đến công nghệ
blockchain vẫn còn nhiều khoảng trống. Có rất ít thông tin về
các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ
blockchain. Trên thực tế, công nghệ blockchain có một số tính
năng khác biệt so với các CNTT khác. Điều này chắc chắn đòi
hỏi một khuôn khổ khác để phân tích ý định áp dụng. Hơn nữa,
hầu hết các nghiên cứu về việc áp dụng công nghệ
blockchainđược thực hiện trong hai năm qua và tập trung vào
các trường hợp thực nghiệm, thiếu nghiên cứu tập trung vào việc
xây dựng một khung lý thuyết thống nhất và thang đo lường toàn
diện
Nhìn chung, đa phần các nghiên cứu ở Việt Nam chỉ dừng ở
mức đánh giá lợi ích và hạn chế của việc ứng dụng công nghệ
blockchain một cách tổng quát, chưa đi sâu vào phân tích các
nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến quá trình ứng dụng này.
Mặt khác, các nghiên cứu chủ yếu thực hiện dưới dạng nghiên
cứu định tính, chưa đề xuất được các mô hình và thang đo để
thu thập đánh giá của các bên có liên quan.
Về cơ sở thực tiễn, hầu hết các nghiên cứu về việc áp dụng
công nghệ blockchain vào các chuỗi cung ứng nông nghiệp ở
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 43

các nước phát triển, thiếu nghiên cứu thực hiện về trường hợp
của một thị trường mới nổi, chẳng hạn như Việt Nam, nơi kiểm
soát an toàn thực phẩm và cải thiện chất lượng cuộc sống của
người dân thực sự cấp bách.
Về phương pháp nghiên cứu, nhiều nghiên cứu được thực
hiện dựa chủ yếu vào nhận định chủ quan của các nhà nghiên
cứu hoặc sử dụng các phương pháp như phỏng vấn, quan sát.
Còn nhiều phương pháp nghiên cứu hiện đại, mức độ lượng hóa
cao hơn chưa được sử dụng trong nghiên cứu.
Đây là những khoảng trống nghiên cứu mà NCS có thể lựa
chọn để tiếp tục nghiên cứu, tìm ra các giá trị tri thức mới.
1.5. Mô hình và thang đo nghiên
Các mô hình nghiên cứu liên quan
 Mô hình Công nghệ - Tổ chức - Môi trường (mô hình TOE)
Có một số mô hình lý thuyết thường được sử dụng để dự
đoán và giải thích hành vi chấp nhận công nghệ. Các mô hình
đó như: Lý thuyết về hành động hợp lý (TRA) [7]; Lý thuyết về
hành vi dự định (TPB) [8]; Mô hình chấp nhận công nghệ
(TAM) [9]; Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công
nghệ (UTAUT) [10]. Mặc dù, những đóng góp của các mô hình
này đối với việc áp dụng công nghệ được đánh giá cao, El-
Gohary [11], Oliveira và Martins [12] đã cho rằng, các mô hình
trên là phù hợp để điều tra việc áp dụng công nghệ ở cấp độ cá
nhân. Trong nghiên cứu tổng hợp các mô hình áp dụng công
nghệ thông tin ở cấp độ doanh nghiệp, Oliveira và Martins [12]
lưu ý rằng Lý thuyết khuếch tán đổi mới (IDT) [13] và khung
TOE [6] mạnh mẽ hơn trong việc giải thích việc áp dụng công
nghệ từ quan điểm của tổ chức. Để khám phá các yếu tố chấp
44 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

nhận ở cấp độ tổ chức, Tornatzky và cộng sự [6] đã đề xuất mô


hình TOE, là một sự mở rộng và tích hợp của IDT và TAM.
TOE cho rằng, việc áp dụng một sự đổi mới phụ thuộc vào các
đặc điểm công nghệ, tổ chức và môi trường. Mặc dù, IDT bao
hàm tác động của cả đặc điểm công nghệ và tổ chức đối với
quyết định áp dụng công nghệ của doanh nghiệp, khung TOE
được cho là tốt hơn IDT vì nó kết hợp cả đặc điểm môi trường
như các ràng buộc bên ngoài và cơ hội trong việc gia tăng ứng
dụng công nghệ. Nghiên cứu của Brown và Russell [14],
Schmitt và cộng sự [15] đã sử dụng thành công mô hình TOE.
Trong mô hình TOE, bối cảnh công nghệ được dùng để diễn tả
các đặc tính của công nghệ đang được xem xét. Nó bao gồm
không chỉ những công nghệ đã được sử dụng trong tổ chức mà
còn liên quan đến những công nghệ đang có sẵn trên thị trường
chẳng hạn như tính hữu ích của công nghệ mang lại,... Bối cảnh
tổ chức liên quan đến các đặc điểm của tổ chức như là nguồn
lực sẵn có của tổ chức (tài chính, nhân lực, công nghệ) và sự hỗ
trợ của các nhà quản trị cấp cao. Bối cảnh môi trường nhấn
mạnh đến phạm vi hoạt động kinh doanh của tổ chức hay lĩnh
vực ngành nghề như đối thủ cạnh tranh, khách hàng... Tất cả
những nhân tố này có thể tạo nên cơ hội hoặc khó khăn nên sẽ
ảnh hưởng đến việc tiếp tục sử dụng công nghệ. Vì thế nghiên
cứu này sử dụng mô hình TOE làm nền tảng để khám phá các
yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain ban
đầu và tiếp tục của các đơn vị trong chuỗi cung ứng thịt lợn tại
thị trường thành phố Huế.
 Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý TRA
Trong bối cảnh thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ
nguồn gốc ngày càng tràn lan trên thị trường, các doanh nghiệp
đang nỗ lực không ngừng để đưa công nghệ thông tin vào các
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 45

hoạt động buôn bán, trao đổi sản phẩm – dịch vụ của mình
nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, giúp khách hàng yên tâm, tin
tưởng vào các sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp. Các nhà
nghiên cứu đã chỉ ra nhiều nhân tố khác nhau có tác động đến
việc đưa ra quyết định chấp nhận và sử dụng ứng dụng
Blockchain nhằm truy xuất nguồn gốc thịt lợn sạch. Các nhân
tố như thiếu kiến thức, kinh nghiệm về máy tính, Internet; rủi
ro về bảo mật cao; chi phí cài đặt ban đầu cao; đường truyền
Internet không ổn định; giao diện khó hiểu, khó sử dụng hay
người dùng thiếu các thiết bị công nghệ (smartphone) để truy
xuất nguồn gốc, thiếu các kĩ năng, kinh nghiệm cần thiết là
những nhân tố cản trở việc triển khai rộng rãi việc truy xuất
nguồn gốc với công nghệ mới Blockchain.
Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý TRA

Hình 1.4. Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý TRA

(Nguồn: Fishbein and Ajzen, Thoery of Reasoned Action, 1975)


46 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned


Action) được Fishbein và Ajzen xây dựng từ năm 1966 và được
hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian. Mô hình TRA (Ajzen và
Fishbein, 1975) cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán
tốt nhất về hành vi tiêu dùng. Để tìm hiểu sâu hơn về các nhân
tố ảnh hưởng đến xu hướng mua thì cần xem xét hai yếu tố là
thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng.
Trong mô hình TRA, nhận thức về các thuộc tính của sản
phẩm được thể hiện thông qua thái độ. Những thuộc tính mang lại
các lợi ích cần thiết sẽ thu hút được nhiều sự chú ý của người tiêu
dùng và mỗi thuộc tính có mức độ quan trọng khác nhau. Nếu biết
được mức độ quan trọng của các thuộc tính đó thì có thể dự đoán
gần với kết quả lựa chọn của người tiêu dùng.
Yếu tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua
những người có liên quan, tác động đến người tiêu dùng (như
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,... ); những người này thích hay
không thích họ mua. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố chuẩn chủ
quan đến xu hướng mua của người tiêu dùng phụ thuộc: (1)
mức độ ủng hộ/phản đối đối với việc mua của người tiêu dùng
và (2) động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của
những người có ảnh hưởng.
 Mô hình Lý thuyết hành vi dự tính – TPB
Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991), được phát triển
từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA; Ajzen & Fishbein, 1975), giả
định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các
xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng hành vi
được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ có ảnh hưởng đến hành
vi, và được định nghĩa như là mức độ nổ lực mà mọi người cố
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 47

gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991).

Hình 1.5. Mô hình Lý thuyết hành vi dự tính – TPB


(Nguồn: Ajzen, The Theory of Planned Behaviour)
Xu hướng hành vi bao gồm một hàm của ba nhân tố. Thứ
nhất, khái niệm thái độ được hiểu như là đánh giá tích cực hay
tiêu cực về hành vi thực hiện. Nhân tố thứ hai là ảnh hưởng xã
hội tác động đến hay đề cập đến sức ép xã hội được cảm nhận
để thực hiện hay không thực hiện hành vi đó. Cuối cùng, thuyết
hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) được
Ajzen xây dựng thông qua việc bổ sung thêm yếu tố kiểm soát
hành vi cảm nhận vào mô hình TRA. Thành phần kiểm soát
hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực
hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn
lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Ajzen đề nghị rằng nhân
tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện
hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ
kiểm soát của mình, kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi.
 Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM
48 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Mô hình chấp nhận công nghệ TAM được giới thiệu bởi
Davis (1989). Davis đã chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố: sự
cảm nhận dễ sử dụng và sự cảm nhận hữu dụng của công nghệ
lên thái độ hướng đến sử dụng công nghệ và theo đó là sử dụng
công nghệ thật sự. Legris và cộng sự (2003) mêu tả mục đích
chính của TAM là cung cấp nền tảng cho việc xác định các yếu
tố tác động của sự thay đổi bên ngoài lên sự tin tưởng, thái độ
và ý định nội tại. TAM được hình thành trên thuyết hành động
hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được mô tả bởi
Fishbien & Ajzen (1975) và thuyết hành vi dự định TPB
(Theory of Planned Behavior) được nêu ra bởi Ajzen (1991).
Đề xuất của mô hình TAM được đông đảo cộng đồng
nghiên cứu chấp nhận và đã được kiểm chứng, mở rộng hơn
nữa bởi các nhà nghiên cứu khác. Trong những năm gần đây
mô hình TAM được áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ di động.

Hình 1.6. Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM


(Nguồn: Davis, 1989)
Để áp dụng mô hình TAM cần phải xem xét các thành phần
có phù hợp với đặc điểm công nghệ được ứng dụng hay không.
Mô hình TAM nguyên thủy được đề nghị bởi Davis tập trung
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 49

vào 2 yếu tố cảm nhận về tính hữu ích (perceived usefulness)


và cảm nhận dễ dàng sử dụng (perceived ease of use). Theo
Davis thì cảm nhận về tính hữu ích là mức độ mà một người tin
vào việc sử dụng một hệ thống đặc biệt nào đó sẽ làm nâng cao
hiệu suất làm việc của mình. Ông xác định được 14 phần tử tập
trung trong 3 nhóm: hiệu quả công việc, năng suất và tiết kiệm
thời gian, tầm quan trọng của hệ thống đến công việc của một
người. Yếu tố cảm nhận dễ dàng sử dụng được Davis cho là
mức độ mà người ta tin rằng việc sử dụng hệ thống không bị
lẵng phí công sức của họ. Có 3 nhóm yếu tố trong cảm nhận về
tính năng dễ sử dụng là: công sức về mặc thể lực, công sức về
mặt tinh thần và kỳ vọng về kinh nghiệm bản thân có thể dễ
dàng sử dụng hệ thống.
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trên cơ sở tìm hiểu các nghiên cứu áp dụng mô hình Công
nghệ - Tổ chức - Môi trường TOE, nghiên cứu đề xuất mô hình
như sau (Hình 1.7):
50 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Hình 1.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Phát triển các giả thuyết nghiên cứu


Nghiên cứu này xây dựng các giả thuyết nghiên cứu thông
qua tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan từ các nghiên
cứu trước đây và tham khảo cơ sở lý thuyết cốt lõi là Công
nghệ - Tổ chức - Môi trường (TOE).
Mối quan hệ giữa nhóm nhân tố Điều kiện công nghệ
(TEC) và Ý định ứng dụng blockchain (INT)
Bối cảnh công nghệ trong mô hình TOE có nguồn gốc từ Lý
thuyết khuếch tán đổi mới (IDT), mô hình TAM và mô hình
diễn dịch về hành vi dự định (TPB) [9, 13, 16]. Theo một số
nghiên cứu, chỉ có lợi thế tương đối, tính tương thích và tính
phức tạp trong mô hình IDT được chứng minh là có tác động
đến ý định ứng dụng công nghệ [17]. Theo mô hình TAM, ý
định sử dụng công nghệ bị ảnh hưởng bởi nhận thức sự hữu ích
và tính dễ sử dụng của công nghệ. Trong nghiên cứu của Moore
và Benbasat [18], Grandon và Pearson [19] đã cho rằng, hai đặc
tính này lần lượt tương đồng với lợi thế tương đối và tính phức
tạp của công nghệ (về bản chất tính dễ sử dụng đối lập với sự
phức tạp). Taylor và Todd [16] đã mở rộng mô hình TAM và
cho ra đời mô hình diễn dịch về hành vi dự định (TPB). Mô
hình này đã chỉ ra rằng, tính tương thích là một trong những
nhân tố chính và có tầm quan trọng không kém so với nhận
thức sự hữu ích trong mô hình TAM. Dựa vào những phân tích
trên, nghiên cứu đã chỉ ra một số các nhân tố chính ảnh hưởng
đến ý định ứng dụng blockchain là nhận thức sự hữu ích (lợi
thế tương đối), mức độ phức tạp (tính dễ sử dụng) và khả năng
tương thích. Ngoài ra, nghiên cứu đề xuất bổ sung thêm hai
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 51

nhân tố có ảnh hưởng đến ý định ứng dụng blockchain là khả


năng dùng thử và khả năng nhân rộng.
Nghiên cứu của Tornatzky và cộng sự [6] đã chứng minh
mối quan hệ tích cực giữa nhận thức sự hữu ích và ý định chấp
nhận và tiếp tục sử dụng công nghệ. Nhận thức sự hữu ích đề
cập đến những lợi ích mà việc sử dụng công nghệ sẽ mang lại
[9]. Những lợi ích này có thể đo bằng các thuật ngữ kinh tế và
xã hội như hiệu suất, sự hài lòng, sự tiện lợi và danh tiếng.
Ghobakhloo và Tang [20] cho rằng, nhiều doanh nghiệp có xu
hướng chấp nhận sử dụng công nghệ blockchain vì những lợi
ích mang lại như cải thiện hiệu suất hoạt động, cải thiện độ
chính xác, nâng cao sự hài lòng khách hàng và tăng thị phần,
trong trường hợp những lợi ích lớn hơn những rủi ro. Sau một
thời gian sử dụng, nếu những lợi ích mang lại tương đồng với
những gì doanh nghiệp mong đợi, doanh nghiệp sẽ hài lòng có
khuynh hướng tiếp tục sử dụng trong tương lai. Nghiên cứu của
Leung và cộng sự [21] đã chứng minh mối quan hệ tích cực
giữa nhận thức sự hữu ích và ý định ứng dụng blockchain.
Khả năng tương thích đề cập đến mức độ nhất quán giữa các
đổi mới và các giá trị hiện có, kinh nghiệm và nhu cầu của tổ
chức (Rogers, 2010). Công nghệ chuỗi khối thường được sử
dụng trong chuỗi cung ứng quản lý để tạo và chia sẻ các bản
ghi dữ liệu duy nhất giữa các giao dịch các đối tác để tăng tính
minh bạch và khả năng hiển thị thông tin thông qua toàn bộ
chuỗi cung ứng (Casey và Wong, 2017; Babich và Hilary,
2020; Montecchi và cộng sự, 2019). Việc triển khai nó có thể
yêu cầu thay đổi các quy trình vận hành nội bộ để duy trì khả
năng truy xuất nguồn gốc nội bộ và hỗ trợ mức độ chi tiết cần
thiết trong dữ liệu (Mendling và cộng sự, 2018; Tonnissen ¨ và
52 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Teuteberg, 2020). Nó cũng đòi hỏi sự sẵn sàng và năng lực của
các thành viên chuỗi cung ứng để chia sẻ dữ liệu và hợp tác để
thiết lập các tiêu chuẩn quy trình chung, quy tắc công bố thông
tin và các mục tiêu chuỗi cung ứng liên quan.
Mức độ phức tạp cho biết mức độ đổi mới được coi là khó
hiểu và khó sử dụng (Rogers, 2010). Chuỗi khối là một công
nghệ đột phá và tương đối phức tạp (Crosby và cộng sự, 2016;
Iansiti và Lakhani, 2017), và điều này có thể ảnh hưởng đến
việc áp dụng nó.
Khả năng dùng thử là mức độ mà công nghệ mới có thể được
thử trên một giới hạn cơ sở. Khả năng áp dụng thành công tăng
lên khi tổ chức có đã có cơ hội thử nghiệm sự đổi mới trước khi
nó được thông qua. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng dùng thử
tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thành công các đổi mới,
khả năng dùng thử sẽ giúp các công ty áp dụng công nghệ ít rủi
ro hơn, điều này có thể tăng mức độ chấp nhận.
Khả năng nhân rộng khả năng nhân rộng của công nghệ
được định nghĩa là mức độ mà công nghệ blockchain có được
sử dụng kể từ lần đầu tiên xuất hiện và được sử dụng rộng rãi
trong các ngành công nghiệp, do sự phong phú về tài nguyên
của nó và hiểu biết rõ ràng. Nói chung, các hệ thống sẽ tốt hơn
nếu chúng dành ít thời gian hơn để xử lý một giao dịch và có
kích thước khối lớn hơn.
Do đó, giả thuyết được đưa ra như sau:
H1: Điều kiện công nghệ (TEC) ảnh hưởng tích cực đến ý
định ứng dụng blockchain (INT).
Mối quan hệ giữa nhóm nhân tố Điều kiện liên tổ chức
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 53

(INTER) và Ý định ứng dụng blockchain (INT)


Áp lực từ các đối tác đã được chứng minh là một yếu tố
chính trong việc áp dụng đổi mới trong nghiên cứu thực
nghiệm khác nhau [40]. Badi et al. [46] chỉ ra vai trò có lợi của
các đối tác trong việc tạo thuận lợi cho việc thông qua, thực
hiện và hoàn thành các dự án. Wamba et al. [66] đã xây dựng
một mô hình để nghiên cứu các yếu tố khác nhau ảnh hưởng
đến việc áp dụng chuỗi khối trong nguồn cung quản lý chuỗi,
chứng minh rằng áp lực đối tác thương mại ảnh hưởng đáng kể
việc áp dụng blockchain ở Ấn Độ và Hoa Kỳ. Để tạo điều kiện
hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng, các đơn vị tổ
chức sẽ tiếp tục quyết định xem có nên áp dụng công nghệ
chuỗi khối hay không, tùy thuộc vào việc blockchain có được
các đối tác thương mại sử dụng hay không.
Chia sẻ thông tin và sự tin tưởng: yếu tố này liên quan đến
mức độ sẵn sàng chia sẻ thông tin/ kiến thức của các bên liên
quan trong chuỗi cung ứng và sự tin tưởng của các bên trong
chuỗi cung ứng đối với công nghệ đối với mức độ cảm nhận về
lợi ích của việc ứng dụng công nghệ mới đối với tất cả các đơn
vị có liên quan.
Do đó, giả thuyết được đưa ra như sau:
H2: Điều kiện liên tổ chức (INTER) ảnh hưởng tích cực đến
ý định ứng dụng blockchain (INT).
Mối quan hệ giữa nhóm nhân tố Yếu tố trong tổ chức
(INTRA) và Ý định ứng dụng blockchain (INT)
Yếu tố trong tổ chức đề cập đến các đặc điểm của tổ chức
như nguồn lực sẵn có và sự hỗ trợ từ đội ngũ quản lý trong việc
54 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

chấp nhận sử dụng công nghệ [23]. Nhà quản trị cấp cao là
những người đứng đầu doanh nghiệp, có tầm nhìn và có khả
năng quyết định trong việc tạo ra môi trường tích cực, hỗ trợ
cho việc thực hiện đổi mới tại doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau thời gian sử dụng, các nhà quản
trị cấp cao sẽ đánh giá lại toàn bộ hệ thống công nghệ
blockchain và từ đó đưa ra quyết định có nên tiếp tục sử dụng
hay ngưng sử dụng những thiết bị này. Nghiên cứu của Low và
cộng sự [24] đã chứng minh được rằng, sự hỗ trợ của các nhà
quản trị có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến ý định sử dụng
công nghệ.
Theo nghiên cứu của Leung và cộng sự [21]; Thủy và cộng
sự [23], ý định ứng dụng công nghệ bị ảnh hưởng bởi sự hỗ trợ
của các nhà quản trị cấp cao và sự sẵn sàng của tổ chức. Sự sẵn
sàng của tổ chức nhấn mạnh đến sự sẵn có của các nguồn lực
công nghệ, tài chính, nhân lực cần thiết để thực hiện việc đổi
mới trong tổ chức. Trong khi nguồn lực tài chính liên quan đến
tài sản, vốn của doanh nghiệp; nguồn nhân lực liên quan đến
yếu tố con người – khả năng tiếp cận, sử dụng công nghệ và
nguồn lực công nghệ phản ánh mức độ của tổ chức trong việc
sử dụng các kiến thức, kĩ năng đổi mới [23]. Khi tổ chức thiếu
hụt về nguồn lực thì khả năng chấp nhận và tiếp tục đổi mới
cũng khó được thực hiện và ngược lại.
Nguồn lực sẵn có bao gồm nguồn lực về phương tiện hữu
hình, trang thiết bị sẵn có, đáp ứng kịp thời việc ứng dụng công
nghệ mới vào hoạt động kinh doanh của đơn vị tổ chức.
Quy mô đơn vị là một điều kiện quan trọng trong việc áp
dụng công nghệ đổi mới [55]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 55

quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực và kiểm soát quá
trình đổi mới [35, 40]. Các việc áp dụng công nghệ chuỗi khối
liên quan đến việc thay đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới và
yêu cầu một khoản đầu tư ban đầu lớn, những rủi ro và chi phí
có thể ngăn cản việc áp dụng công nghệ mới ở doanh nghiệp
quy mô nhỏ, trong khi các công ty lớn hơn thường có thể quản
lý chi phí đổi mới và cung cấp nguồn lực tài chính tốt hơn trong
việc áp dụng công nghệ. Trong khi đó, các công ty lớn hơn
cũng có các chuyên gia lành nghề hơn để đảm bảo rằng việc
thực hiện đổi mới diễn ra suôn sẻ [63].
Do đó, giả thuyết được đưa ra như sau:
H3: Yếu tố trong tổ chức (INTRA) ảnh hưởng tích cực đến ý
định ứng dụng blockchain (INT).
Mối quan hệ giữa nhóm nhân tố Điều kiện môi trường
(ENV) và Ý định ứng dụng blockchain (INT)
Theo nghiên cứu của Thủy và cộng sự [23], các áp lực từ
môi trường như áp lực cạnh tranh là nhân tố chính có ảnh
hưởng đến ý định sử dụng công nghệ. Hơn nữa, các quy định
của chính phủ tác động đáng kể đến hành vi của doanh nghiệp
cả ở việc hợp tác trong mạng lưới và định hướng thị trường
[25]. Áp lực từ khách hàng cũng là nhân tố có tác động mạnh
mẽ đến ý định ứng dụng công nghệ blockchain [21]. Trong thời
kì công nghệ 4.0, nhu cầu của khách hàng ngày càng thay đổi
nhanh chóng và đa dạng, vì vậy việc tìm hiểu và đáp ứng nhu
cầu của khách hàng ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Đây
không còn là phương án lựa chọn mà còn được xem như là điều
kiện tiên quyết để giúp doanh nghiệp tồn tại trên thị trường.
56 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Theo nghiên cứu của Thủy và cộng sự [23], áp lực từ khách


hàng không những thúc đẩy doanh nghiệp trong việc đưa ra
quyết định chấp nhận mà còn liên quan mật thiết đối với những
quyết định tiếp tục sử dụng công nghệ.
Áp lực cạnh tranh liên quan đến mức độ mà một tổ chức bị
ảnh hưởng bởi các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực [26,
27]. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp đòi hỏi các
tổ chức áp dụng đổi mới để nâng cao chất lượng, giảm chi phí,
tăng hiệu lực và hiệu quả. Khi ứng dụng blockchain, các doanh
nghiệp có thể đạt được nhiều lợi ích, duy trì được lợi thế cạnh
tranh và nổi bật hơn so với các đối thủ. Trong môi trường cạnh
tranh quá khốc liệt, theo nghiên cứu của Leung và cộng sự [21],
blockchain được xem như là một công cụ giúp doanh nghiệp có
thể giữ vững phong độ và tránh tụt hậu so với các đối thủ.
Áp lực pháp lý là ảnh hưởng do chính phủ hoặc cơ quan có
thẩm quyền cung cấp để tạo điều kiện áp dụng công nghệ đổi
mới. Các chính sách và pháp luật quy định, chẳng hạn như các
quy tắc bắt buộc hoặc tiêu chuẩn, có vai trò quan trọng trong
việc cho phép triển khai chuỗi khối. Gibbs và Kraemer nhấn
mạnh rằng hỗ trợ pháp lý có vai trò lớn hơn ở các nước đang
phát triển so với các nước phát triển.
Do đó, giả thuyết được đưa ra như sau:
H4: Điều kiện môi trường (ENV) ảnh hưởng tích cực đến ý
định ứng dụng blockchain (INT).
Thang đo nghiên cứu đề xuất
Nhân tố Thang đo nghiên cứu
Lợi thế Blockchain giúp cải thiện khả năng truy xuất nguồn
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 57

gốc thịt lợn tốt hơn so với các công nghệ hiện có
Blockchain giúp cải thiện tính minh bạch, tăng niềm
tin cho các bên trong chuỗi cung thịt lợn
Blockchain giúp nâng cao hiệu quả thanh toán nhanh
tương đối
hơn so với các phương thức hiện có
(RA)
Blockchain giúp hỗ trợ dự báo nhu cầu chính xác hơn
so với các công nghệ hiện có
Chi phí áp dụng công nghệ blockchain thấp hơn tương
đối so với các giải pháp công nghệ thông tin khác
Đặc điểm công nghệ blochcain phù hợp để chia sẻ dữ
liệu từ hệ thống các công nghệ hiện có
Khả năng Các công nghệ hiện có bổ trợ về mặt kỹ thuật đối với
tương việc ứng dụng công nghệ blockchain
thích (CA) Việc ứng dụng blockchain sẽ không gây ảnh hưởng
tiêu cực đến việc vận hành các công nghệ hiện có của
đơn vị
Việc ứng dụng blockchain đòi hỏi quá nhiều kiến thức
công nghệ mới
Việc ứng dụng blockchain đòi hỏi quá nhiều kỹ năng
Mức độ sử dụng công nghệ mới
phức tạp Việc ứng dụng blockchain đòi hỏi mức độ kết nối quá
(CX) cao về hạ tầng chia sẻ thông tin giữa các đơn vị trong
chuỗi cung ứng
Đơn vị sẽ mất nhiều thời gian và công sức để phổ biến
cách sử dụng Blockchain
Khả năng Blockchain có thể triển khai ứng dụng trong phạm vi
dùng thử nhỏ với mức đầu tư nhỏ hơn tương ứng so với trên
(TRI) phạm vi lớn
Việc ứng dụng trong phạm vi nhỏ không làm thay đổi
hiệu quả của blockchain so với trường hợp ứng dụng
trên phạm vi lớn
58 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Chi phí và thời gian để ứng dụng trong phạm vi nhỏ


của blockchain là không khác so với trường hợp ứng
dụng trên phạm vi lớn
Sau khi đã triển khai ứng dụng blockchain trên diện
rộng, đơn vị vẫn có thể dễ dàng hủy việc ứng dụng nếu
có phát sinh vấn đề
Blockchain có khả năng tiêu chuẩn hóa cao trong hoạt
động quản lý chuỗi cung ứng thịt lợn
Việc ứng dụng công nghệ blockchain có thể dễ dàng
nhân rộng nhanh chóng trong toàn bộ chuỗi cung ứng
Khả năng
nhân rộng Chi phí để đầu tư ban đầu và duy trì việc ứng dụng
(SC) blockchain là phù hợp với hầu hết các bên trong chuỗi
cung ứng
Blockchain có thể dễ dàng tùy biến cấu hình ứng dụng
khác nhau để phù hợp với đặc điểm hệ thống thông tin
hiện hữu ở mỗi đơn vị trong chuỗi cung ứng
Đơn vị sẽ ứng dụng blockchain nếu các đối tác thương
mại lớn trong chuỗi cung ứng khuyến nghị/ yêu cầu áp
dụng
Áp lực từ Đơn vị tin rằng việc ứng dụng blockchain sẽ giúp gia
đối tác tăng sự gắn kết và mối quan hệ dài hạn với các đối tác
(TPP) trong chuỗi cung ứng
Các đối tác thương mại lớn sẽ cung cấp những hỗ trợ
về tài chính và công nghệ nếu đơn vị triển khai ứng
dụng blockchain
Chia sẻ Đơn vị sẵn sàng tiết lộ tất cả thông tin về hoạt động
thông tin vận hành/ kinh doanh thịt lợn
(ID) Đặc tính thông tin không thể thay đổi của blockchain
không ảnh hưởng đến sự sẵn sàng chia sẽ thông tin của
đơn vị
Đặc tính mã hóa và truy xuất thông tin theo thời gian
thực của blockchain không ảnh hưởng đến sự sẵn sàng
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 59

chia sẽ thông tin của đơn vị


Mức độ bảo mật của công nghệ blockchain đối với các
thông tin được chia sẻ là rất cao
Anh/chị tin tưởng việc ứng dụng blockchain hoàn toàn
chỉ nhằm mục đích hỗ trợ quản trị chuỗi cung ứng tốt
Sự tin hơn
tưởng Anh/chị hoàn toàn tin tưởng đối tác sẽ không sử dụng
(TRU) thông tin được chia sẻ cho mục đích xấu
Các bên trong chuỗi cung ứng có sự tin tưởng cao vào
những cam kết của đối tác
Việc ứng dụng Blockchain phù hợp với mô hình kinh
doanh hiện tại và định hướng phát triển của đơn vị
Hỗ trợ từ Đội ngũ quản lý của đơn vị có mức độ cam kết và ủng
đội ngũ hộ cao việc ứng dụng các công nghệ mới
quản lý Đội ngũ quản lý của đơn vị có mức độ am hiểu cao về
(TMS) các công nghệ mới
Quản lý cấp cao của đơn vị có thể chấp nhận rủi ro liên
quan đến việc ứng dụng Blockchain
Đơn vị có đầy đủ phương tiện hữu hình, trang thiết bị
phù hợp để ứng dụng công nghệ Blockchain
Nguồn lực Đơn vị có các nhân sự đủ chuyên môn và kỹ năng cần
sẵn có thiết để ứng dụng Blockchain
(REA) Đơn vị có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư cho công
nghệ blockchain và duy trì ứng dụng trong thời gian
dài
Sự sẵn Văn hóa tổ chức của đơn vị khuyến khích việc ứng
sàng của dụng các công nghệ mới
tổ chức Đơn vị đã có kinh nghiệm trong việc ứng dụng các
(OR) công nghệ thông tin mới
Công nghệ blockchain có thể dễ dàng được tích hợp về
mặt tổ chức vận hành
60 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Đơn vị có khả năng thay đổi nhanh chóng để thích


nghi với các yêu cầu của công nghệ mới
Vốn của đơn vị anh/chị cao hơn các đơn vị khác trong
chuỗi cung ứng
Quy mô
Doanh thu của đơn vị anh/chị cao hơn các đơn vị khác
đơn vị
trong chuỗi cung ứng
(FS)
Đơn vị của anh/chị có nhiều nhân viên am hiểu công
nghệ hơn các đơn vị khác trong chuỗi cung ứng
Blockchain có thể xem là nền tảng cho việc phát triển
các năng lực cạnh tranh mới của đơn vị
Việc ứng dụng blockchain sẽ mang lại cho đơn vị của
Áp lực anh/chị lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn
cạnh Việc ứng dụng blockchain giúp đơn vị dễ dàng hơn
tranh (CP) trong việc thâm nhập các thị trường có yêu cầu cao về
chứng minh nguồn gốc và kiểm soát chất lượng
Đơn vị của anh/chị tin rằng các đối thủ cạnh tranh gần
đây đã bắt đầu khám phá công nghệ Blockchain
Các quy định quản lý an toàn thực phẩm mới thúc đẩy
việc ứng dụng blockchain vào chuỗi cung thịt lợn
Áp lực Các cơ quan chức năng khuyến khích ứng dụng
pháp lý blockchain trong hoạt động vận hành chuỗi cung thịt
(LP) lợn
Các hệ thống quy định quản lý trong chuỗi cung ứng
hiện tại phù hợp với việc ứng dụng blockchain
Áp lực xã Anh/chị cho rằng khách hàng sẽ quan tâm đến các lợi
hội (SP) ích của việc ứng dụng blockchain
Anh/chị cho rằng khách hàng sẽ sẵn sàng trả thêm tiền
cho các sản phẩm có ứng dụng blockchain
Các tổ chức hoạt động xã hội (bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, bảo vệ người tiêu dùng) quan tâm đến thông
tin về việc ứng dụng blockchain
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 61

Tin tức trên các mạng xã hội và các kênh truyền thông
ảnh hưởng đến nhu cầu ứng dụng blockchain của đơn
vị
Các thông tin về tiền điện tử Bitcoin (một ứng dụng
khác của blockchain) hầu như không ảnh hưởng đến
cảm nhận của anh/chị về lợi ích của blockchain đối với
quản trị chuỗi cung ứng
Đơn vị dự định sẽ ứng dụng công nghệ Blockchain
trong tương lai
Ý định
Đơn vị dự định sẽ trích lập khoản tài chính riêng để
ứng dụng
chuẩn bị cho việc ứng dụng công nghệ Blockchain
blockchai
trong tương lai
n (INT)
Đơn vị dự định sẽ khuyến khích các bên khác trong
chuỗi cung ứng tham gia ứng dụng blockchain
Đặc điểm chuỗi cung ứng thịt lợn đòi hỏi cao trong
việc đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc
Đặc điểm Đặc điểm chuỗi cung ứng thịt lợn đòi hỏi cao trong
ngành việc đảm bảo hiệu quả chia sẻ thông tin, dự báo nhu
(IC) cầu thị trường
Đặc điểm chuỗi cung ứng thịt lợn phù hợp để thúc đẩy
việc ứng dụng các công nghệ thông tin
Đơn vị sẵn sàng đầu tư tài chính lớn vào việc ứng dụng
Blockchain
Mức độ
Đơn vị sẵn sàng huy động tối đa nhân lực cho việc ứng
ứng dụng
dụng Blockchain
(AL)
Đơn vị sẵn sàng huy động tối đa các trang thiết bị,
phương tiện sẵn có cho việc ứng dụng Blockchain
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng công nghệ
mới của người tiêu dùng
62 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Trên cơ sở tìm hiểu các nghiên cứu áp dụng mô hình chấp


nhận công nghệ The Technology Acceptance Model - TAM, có
nguồn gốc từ mô hình hành động hợp lý The Theory of
Reasoned Action - TRA (Fishbein và Ajzen) (1975), tác giả đề
xuất các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng công nghệ
mới của người tiêu dùng như sau:
Nhân tố Mô tả
Đặc điểm cá nhân Khái quát thông tin chung, đặc điểm của mỗi
(CN) cá nhân
Phản ánh những tiêu chí, suy nghĩ của khách
Kinh nghiệm mua hàng khi lựa chọn sản phẩm, dựa trên kinh
hàng (KN) nghiệm từ những lần mua hàng trước và đúc
kết lại hay từ người khác truyền lại.
Rủi ro về người Phản ánh sự lo lắng, suy nghĩ khi sử dụng sản
bán (NB) phẩm do doanh nghiệp cung cấp.
Niềm tin là một trong những phương pháp hiệu
Tính tin cậy của quả làm gia tăng sự tin tưởng, độ tin cậy của
công cụ truy xuất các thông tin trên công cụ truy xuất nguồn gốc
(TC) khi mà khách hàng không thể trực tiếp kiểm
chứng được.
Lợi ích cảm nhận Sự hữu ích là những tiện ích vượt trội mà dịch
(LI) vụ này mang lại cho khách hàng.
Tính sẵn có của công Sự có sẵn các công cụ, thiết bị dùng để nhận
cụ truy xuất (SC) biết thông tin về nguồn gốc sản phẩm.
Khả năng hoàn thành công việc của một người
Sự tự chủ (TC) với kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân người
đó.
Sự dễ sử dụng cảm Khái niệm này bao gồm việc dễ dàng tìm hiểu
nhận (DSD) cũng như dễ dàng sử dụng.
Nhu cầu truy xuất Là mong muốn của khách hàng hay mức độ
nguồn gốc (NC) quan trọng liên quan đến việc truy xuất nguồn
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 63

nguồn gốc sản phẩm trước khi mua.


Nhân tố này được rút trích từ mô hình TRA do
Fishbein và Ajzen xây dựng năm 1975 cho
Ảnh hưởng xã hội
thấy một người thường hành động dựa trên
(XH)
nhận thức của họ về những gì mà những người
quan trọng với họ nghĩ rằng họ nên làm.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

1.6 Thực trạng blockchain các chuỗi cung ứng nông


nghiệp trên thế giới
Công nghệ blockchain là một công nghệ đầy hứa hẹn hướng
tới một chuỗi cung ứng minh bạch của thực phẩm. Với đặc tính
minh bạch, không thể thay đổi, Blockchain là giải pháp công
nghệ được ứng dụng thành công vào truy xuất nguồn gốc xuất
xứ hàng hóa nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa, cũng như sự
tin cậy vào chuỗi cung ứng. Công nghệ chuỗi blockchain có thể
thu thập dữ liệu một cách có hệ thống và sau đó lưu trữ dữ liệu
theo cách khó bị hack hoặc bị can thiệp. Những đặc điểm này
rất có giá trị trong một lĩnh vực đòi hỏi cần có tính minh bạch
và xuất xứ.
Để làm cho ngành công nghiệp bia bền vững hơn, các công
ty sản xuất bia châu Âu đã bắt đầu sử dụng công nghệ
blockchain. Công nghệ blockchain đang được sử dụng để theo
dõi chuỗi cung ứng các loại bia “từ người nông dân đến người
tiêu dùng cuối cùng”, Erik Novaes, Phó Chủ tịch thu mua và
phát triển bền vững của Công ty sản xuất đồ uống & bia AB
InBev, giải thích trong một sự kiện gần đây do EURACTIV tổ
chức. Theo Novaes, bằng cách tích hợp các công đoạn sản xuất
dọc theo chuỗi cung ứng vào các khối (block) có kết nối với
64 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

nhau, có thể thu thập đầy đủ thông tin về vòng đời của đồ uống.
Tại Mỹ, tập đoàn bán lẻ Walmart cùng với chín công ty hàng
đầu về thực phẩm và bán lẻ khác (Nestlé SA, Dole Food Co.,
Driscoll’s Inc., Golden State Foods, Kroger Co., McCormick
and Co., McLane Co., Tyson Foods Inc, Unilever NV) đã hợp
tác với IBM phát triển công nghệ Blockchain để theo dõi thực
phẩm trên toàn cầu thông qua chuỗi cung ứng. Với mục tiêu thu
thập thông tin về nguồn gốc, an toàn và tính xác thực của thực
phẩm, Walmart đã giảm đáng kể thời gian theo dõi thực phẩm,
tăng cường an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc xuất xứ
sản phẩm. Trên thực tế, tập đoàn này đã thử nghiệm thành công
hai dự án sử dụng công nghệ Blockchain để truy xuất nguồn
gốc của thịt heo ở Trung Quốc và xoài ở Trung Mỹ. Theo đó,
sử dụng công nghệ mới này, Walmart chỉ mất 2,2 7 giây để
cung cấp thông tin về chuỗi cung ứng cho khách hàng thông
qua mã QR code, trong khi trước đó, việc này phải mất hơn 6
ngày.
Tại Pháp, tập đoàn bán lẻ Carrefour, đã sử dụng công nghệ
Blockchain để truy xuất nguồn gốc thực phẩm châu Âu. Công
ty hiện đã mở rộng các dịch vụ ban đầu chỉ bao gồm thịt gà và
cà chua, sau đó đã đưa ứng dụng công nghệ chuỗi khối vào sản
phẩm mới nhất của công ty chính là dòng sản phẩm sữa tươi
nguyên chất tiệt trùng. Khách hàng sẽ có thể sử dụng điện thoại
di động của mình để theo dõi các sản phẩm trên toàn bộ chuỗi
cung ứng.
Tại Hà Lan, vào tháng 12/2017, Đại học Wageningen đã
công bố kết quả một thí nghiệm được thực hiện với một đối tác
tư nhân để đảm bảo nguồn gốc và chất lượng sinh học của một
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 65

loại nho Nam Phi. Một công ty khởi nghiệp ở London,


Provenance, lần đầu tiên đã thử nghiệm khả năng truy tìm
nguồn gốc của cá ngừ đánh bắt ở Indonesia trước khi mở rộng
cách tiếp cận sang các sản phẩm cá khác.
Nói đến thành công của việc ứng dụng blockchain có thể
nhắc đến AgtiDigital. AgriDigital đã thành công với một
thương vụ bán 23,46 tấn ngũ cốc trên một chuỗi khối. Từ đó,
hơn 1.300 người nhanh chóng sử dụng công nghệ blockchain
trên nền tảng đám mây này với 1,6 triệu tấn ngũ cốc trị giá
360 triệu đô la Mỹ. Cùng lúc, Louis Dreyfus Co. (LDC), một
trong những nhà buôn thực phẩm lớn nhất thế giới, cũng dựa
trên blockchain để hợp tác với các ngân hàng Hà Lan và
Pháp cho việc giao dịch hàng hóa nông nghiệp, chủ yếu là
đậu nành, từ Mỹ đến Trung Quốc. Theo LDC, bằng cách tự
động khớp dữ liệu trong thời gian thực, việc xử lý tài liệu đã
giảm xuống còn một phần năm thời gian.
Nguồn cảm hứng với blockchain nông nghiệp trở thành cao
trào và hàng trăm nền tảng công nghệ chuỗi đã ra đời cho phép
nông dân mở những tài khoản cho mình mỗi khi cần thiết, thậm
chí xây dựng thương hiệu trên chuỗi. Có thể kể đến những nền
tảng có nhiều người sử dụng như AgriChain, TE-FOOD,
Agrolot, IBM Food Trust, Bext360, AgriDigital, AgriLedger,
Etherisc, Herbalist… TE-FOOD chẳng hạn, nền tảng này giúp
các tổ chức xác định sản phẩm; thu thập, lưu trữ, xử lý và trình
bày dữ liệu. Điều này giúp gắn thẻ và giám sát hành trình các
sản phẩm thực phẩm từ đầu đến cuối. Cho đến nay đã có hơn
6.000 doanh nghiệp sử dụng TE-FOOD.
Blockchain về cơ bản sẽ góp phần thay đổi ngành nông
66 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

nghiệp toàn cầu và cải thiện đáng kể khả năng của các công
ty và cá nhân trong việc theo dõi sản xuất và chế biến các sản
phẩm nông nghiệp. Hai gã khổng lồ thế giới về bán lẻ và
công nghệ là IBM và Walmart đã hợp tác với đại học
Tsinghua ở Bắc Kinh để đưa thịt lợn Trung Quốc vào một
blockchain để tăng cường mức độ an toàn thực phẩm và khả
năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Không chỉ ở thị trường Châu Âu, mà ở Châu Á, việc ứng
dụng blockchain cũng đang được quan tâm khá nhiều. Tại Hàn
Quốc, dự án thử nghiệm truy xuất dữ liệu thịt bò trong chuỗi
cung ứng bằng công nghệ chuỗi khối được thực hiện với sự hợp
tác của Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin và Bộ Nông
nghiệp, Thực phẩm và Phát triển nông thôn Hàn Quốc. Giải
pháp mới từ công nghệ Blockchain sẽ giải quyết các bài toàn về
nạn giả mạo, tăng cường nền nông nghiệp nước này thông qua
khả năng mã hóa phức tạp, lưu trữ thông tin dựa trên cơ chế
đồng thuận chống lại việc thay đổi và làm giả dữ liệu.
Tại Aya-cho, Higashi Morokata-kun, Miyazaki Prefecture,
Nhật Bản, thử nghiệm minh họa đã được thực hiện bằng cách
sử dụng công nghệ blockchain để đảm bảo chất lượng sản
phẩm nông nghiệp hữu cơ. Dữ liệu được ghi lại bao gồm người
gieo trồng sản phẩm, tình trạng đất, tính chất của thuốc trừ sâu
và môi trường sản xuất. Công nghệ blockchain sẽ kiểm soát
chất lượng của sản phẩm.
Ngoài ra, các giải pháp blockchain nông nghiệp cũng đã bắt
đầu bén rễ vào ASEAN, một vùng nông nghiệp trên thế giới,
cho dù phần lớn doanh nghiệp chưa công bố trong thời gian
chạy thử, trong khi hầu hết nông dân nhỏ lẻ chưa được hướng
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 67

dẫn để sử dụng công nghệ nhằm bảo vệ giá trị nông sản của
mình trên thị trường.
Hiệp hội Dầu cọ Malaysia (MPOC) đã hợp tác với nền tảng
BloomBloc để triển khai công nghệ blockchain nhằm nâng cao
trách nhiệm giải trình và truy xuất nguồn gốc. Họ đã phát triển
một ứng dụng di động blockchain và giao diện web để theo dõi
dầu cọ trong suốt chuỗi cung ứng của mình. Điện thoại thông
minh giúp tạo cơ sở dữ liệu đầu cuối và được tải lên hệ thống,
nâng cao tính minh bạch, chính xác và uy tín cho các bên liên
quan cùng khách hàng.
Dự án thử nghiệm Blocrice tại Campuchia do tổ chức phi lợi
nhuận Oxfam tài trợ hồi tháng 4-2018 là một trải nghiệm ứng
dụng blockchain giữa các nhà nông nhỏ lẻ. Dự án giúp nông
dân sản xuất lúa hữu cơ quy mô nhỏ có được những hợp đồng
tốt hơn nhờ kết nối thành một mạng lưới những đối tác trong
chuỗi cung ứng, bảo đảm mọi người đều được chia sẻ công
bằng khi thực hiện giao dịch.
68 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

1.7. Thực trạng blockchain ở chuỗi cung ứng nông nghiệp


tại Việt Nam
Theo các chuyên gia, Blockchain là công nghệ lưu trữ và
truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở
rộng theo thời gian. Blockchain về cơ bản sẽ góp phần thay đổi
ngành nông nghiệp toàn cầu và cải thiện đáng kể khả năng của
các công ty và cá nhân trong việc theo dõi sản xuất và chế biến
các sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt nhiều doanh nghiệp đã và
đang ứng dụng blockchain cho sản phẩm của mình với mục
đích là truy xuất nguồn gốc của thực phẩm. Do nhu cầu khách
hàng quan tâm hơn đến sức khỏe, an toàn thực phẩm, nguồn
gốc của thực phẩm… bởi sự xuất hiện ngày càng tràn lan các
thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ nên với
blockchain, sản phẩm sẽ được đảm bảo tính minh bạch.
Với những chính sách ưu tiên phát triển công nghệ thông tin
như một ngành mũi nhọn của nhà nước và tiềm năng công nghệ
sẵn có, Việt Nam được kỳ vọng sẽ là nơi công nghệ blockchain
có nhiều điều kiện tốt để phát triển. Đây được coi là cơ hội để
các doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp có thể áp dụng công
nghệ mới này với cơ hội sáng tạo và cạnh tranh mới, đủ sức
vươn tầm ra khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, ngoài những cơ hội
thì rào cản khi áp dụng cũng là thách thức đối với các doanh
nghiệp Việt Nam khi áp dụng công nghệ Blockchain. Hiện,
công nghệ cùng với tích tụ đất đai, tuổi thọ chính sách và liên
kết giữa doanh nghiệp với nhà nông vẫn là 4 nút thắt căn bản
trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Trước đây, ứng dụng công nghệ Blockchain trong nông
nghiệp là rất mới công nghệ blockchain còn khá xa lạ và đa
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 69

phần thị trường trong nước mới chỉ biết tới một trong những
ứng dụng của công nghệ này qua tiền mã hóa hay tiền kỹ thuật
số mà chưa biết đến việc ứng dụng trong nền kinh tế. Tuy
nhiên, thời gian gần đây tại Việt Nam, việc ứng dụng công
nghệ blockchain vào nền kinh tế chung đặc biệt là áp dụng vào
nông nghiệp cũng đã bắt đầu được nhiều doanh nghiệp hay các
đơn vị kinh doanh liên quan trong ngành quan tâm và biết đến
nhiều hơn.
Bằng việc tham gia kết nối thương mại điện tử nông sản
trên Cổng blockchain chuyển đổi số, Hợp tác xã Mật ong
Cường Nga (Hà Tĩnh) cho biết, việc giao thương của Hợp tác
xã vẫn diễn ra thuận lợi trong thời gian giãn cách, thông qua
hình thức bán hàng trực tuyến, tiêu thụ được hơn 7.000 lít mật
ong, thu về hơn 3 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Đầu tư Digital Kingdom (DGK) cho
biết, hiện nay nhiều Hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ
Blockchain của Công ty để truy xuất nguồn gốc. Có 59 Chi cục
Phát triển nông thôn, 160 cán bộ địa phương và hơn 600 cán bộ
Hợp tác xã đã sử dụng công nghệ này: "Nhờ việc chuyển đổi số
này, thời gian qua, hơn 2.500 tấn sầu riêng, 100 tấn khoai lang,
80 tấn bưởi, 200 tấn xoài, chôm chôm, vải… được hỗ trợ. Tổng
giá trị đơn hàng lên tới gần 400 tỷ đồng".
Dự án “Hỗ trợ Nông sản Việt Nam xây dựng nhận diện
thương hiệu toàn cầu” với sự tài trợ của Đại sứ quán Úc tại Việt
Nam đã được triển khai thí điểm trên chuỗi thanh long xuất
khẩu sang thị trường Úc. Những lô hàng thanh long đầu tiên
được cấp phép xuất khẩu sang Úc vào tháng 9/2017 đã đánh
dấu bước tiến mới của ngành nông nghiệp Việt Nam trong việc
70 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

mở rộng thị trường tiêu thụ.


Công ty Cổ phần Lina Network, ngày 24/4/2018, đã đạt
được thỏa thuận với ChokChai, Tập đoàn chăn nuôi bò sữa lớn
nhất Đông Nam Á, Tập đoàn S.A.P Siam Food và Tập đoàn
AIM THAI, cho hợp tác ứng dụng công nghệ Lina Supply
Chain để minh bạch hóa nguồn gốc và chất lượng sản phẩm
nông nghiệp bằng công nghệ Lina Supply chain. Nền tảng Lina
được tối ưu hóa bằng thiết kế Hybrid, giúp Lina Supply chain
đảm bảo được việc theo dõi nguồn gốc một sản phẩm trong thời
gian thực, với 3 ưu điểm chính: khả năng hiển thị minh bạch,
khả năng tối ưu và truy xuất nguồn gốc.
Tháng 6 năm 2018, 500 trái xoài blockchain của Hợp tác
xã (HTX) Mỹ Xương, Đồng Tháp với tên gọi xoài Cát Chu lần
đầu được trình làng tại Vietnam Blockchain Summit 2018. Hợp
tác xã Mỹ Xương, tỉnh Đồng Tháp đã áp dụng blockchain để
quản lý và truy xuất nguồn gốc đối với giống xoài Cát Chu. Chỉ
cần quét mã QR code trên sản phẩm, người tiêu dùng có thể
biết được quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển, phân phối
hay cách sử dụng của sản phẩm. Sau khi ứng dụng công nghệ
truy xuất nguồn gốc bằng blockchain, những trái xoài Cát Chu
của Đồng Tháp trồng không xuể để bán. Những sản phẩm sản
xuất ra đều được thu mua rất tốt vì họ chứng minh được nguồn
gốc xuất xứ từ việc vận chuyển đến bảo quản trái xoài tới đâu.
Nhờ công nghệ blockchain ứng dụng trong việc truy xuất
nguồn gốc, khi cầm trên tay quả xoài của HTX Mỹ Xương –
Đồng Tháp có gắn mã QR - Code, người tiêu dùng có thể biết
được quá trình sản xuất, phân phối, cách sử dụng của sản phẩm,
thậm chí quả xoài đang chua ngọt thế nào, khi nào ăn thì vừa
vị…Với diện tích xoài khoảng 95 ha, khó khăn lớn của hợp tác
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 71

xã này là trong tiêu thụ, dù gắn tem nhưng vẫn bị làm giả và
các con tem không thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ khiến người
tiêu thụ khó phân biệt sản phẩm của đơn vị này.
Tháng 11/2022, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hội
Chăn nuôi Việt Nam đã phối hợp với Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh
Thanh Hóa, Viện An toàn Thực phẩm và Dinh Dưỡng tại
Thanh Hoá tổ chức lớp Đào tạo, tập huấn Khuyến nông năm
2022 cho các đơn vị, cá nhân, hộ nông dân. Nhằm thực hiện có
hiệu quả việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới tới nông dân;
góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển
sản xuất theo hướng bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập,
phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông
thôn mới; các học viên có cơ hội được giao lưu học hỏi, tiếp
thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp; tiếp cận, cập nhật thông tin về ứng dụng công
nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông
nghiệp vào chuỗi sản xuất.
72 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
NHẰM CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG THỊT LỢN TẠI
THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HUẾ

2.1. Tổng quan chuỗi cung ứng thịt lợn tại thị trường
thành phố Huế
Hiện nay, tại các cơ sở kinh doanh thịt lợn trên địa bàn thành
phố Huế, người tiêu dùng (NTD) vẫn khó nhận biết thịt có sử
dụng chất tạo nạc, chất tăng trọng so với thịt bảo đảm chất
lượng. Vì vậy, chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm thịt heo an
toàn trên địa bàn đang là vấn đề cần được quan tâm, nhằm đưa
sản phẩm thịt gia súc an toàn đến NTD, mở hướng tiêu thụ ổn
định cho sản phẩm chăn nuôi. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của người tiêu dùng về thực phẩm sạch và an toàn, nhiều
cửa hàng thực phẩm sạch đã ra đời.
Thành phố Huế là một trong những khu vực có ngành chăn
nuôi phát triển mạnh. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng
như điều kiện kinh tế xã hội. Với nhiều chính sách thu hút và
đầu tư vào phát triển nông nghiệp nói chung và các trang trại
chăn nuôi heo nói riêng, hiện thành phố đã thu hút được nhiều
thành phần tham gia sản xuất chăn nuôi heo theo kiểu trang
trại, ngoài các hộ gia đình còn có các hợp tác xã, các công ty cổ
phần. Một trong những giải pháp được quan tâm là triển khai
liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ trong chăn nuôi, ứng dụng khoa
học công nghệ vào truy xuất nguồn gốc heo đủ tiêu chuẩn cho
thị thường trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 73

Bảng 2.1 Danh sách các đơn vị cung ứng thịt lợn tại Huế
Đã được
Tên, địa chỉ cấp giấy
cơ sở thu xác
mua sơ chế, nhận
Tên, địa chỉ cơ Tên, địa chỉ Loại
T chế biến, chuỗi
sở sản xuất nơi bán sản sản
T giết mổ, chế cung
ban đầu phẩm phẩm
biến bảo ứng
quản, vận thực
chuyển phẩm an
toàn
- HTX Phú
- Công ty
Lương 1, địa
TNHH MTV
chỉ: Xã Phú - Cơ sở giết
Nông sản
Lương, huyện mổ gia súc
hữu cơ Quế
Phú Vang, TT Lê Quý Kệ,
lâm. Điạ
Huế. - Địa chỉ: Thịt
1 chỉ: 101 X
- HTX Phù Phường lợn
Phan Đình
Bài, địa chỉ: Thủy Dương,
Phùng,
Xã Thủy Phù, thị xã Hương
phường Vĩnh
thị xã Hương Thủy, Huế.
Ninh, thành
Thủy, TT
phố Huế.
Huế.
2 - Trang trại - Cơ sở giết - Cửa hàng Thịt X
Hữu cơ Huế mổ gia súc Thực phẩm lợn
Việt, địa chỉ: Võ Văn Hữu cơ Huế
Thôn Lại Long, Việt thuộc
Bằng, phường - Địa chỉ: Công ty
Hương Vân, thôn Bàu TNHH một
thị xã Hương Đưng, thành viên
Trà, Huế. phường Hữu cơ Huế
- Hộ Nguyễn Hương Văn, Việt.
Thị Vân, địa thị xã Hương - Điạ chỉ: 19
chỉ: phường Trà, Huế. Trường
Hương Xuân, Chinh,
thị xã Hương phường An
Trà, Huế. Cựu, thành
74 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

phố Huế,
Huế

Đối với ngành hàng thịt lợn, đây là một ngành hàng nằm
trong hệ thống các ngành hàng nông sản, có mặt ở nhiều quốc
gia trên thế giới. Xét cụ thể tại thị trường thành phố Huế, các
tác nhân chủ yếu tham gia trong chuỗi cung ứng thịt lợn bao
gồm: Hộ sản xuất (hộ chăn nuôi lợn); Hộ thu gom (thương lái);
Hộ giết mổ (cơ sở giết mổ, lò mổ); Hộ bán buôn; Hộ bán lẻ; Hộ
chế biến; Hộ tiêu dùng. Ngoài ra còn có sự tham gia của những
người bán buôn, bán lẻ các sản phẩm chế biến và các đơn vị
vận chuyển. Hộ giết mổ phần lớn đều kiêm bán buôn, bán lẻ
thịt lợn. Các tác nhân này cùng tham gia và chiếm lĩnh thị phần
trên thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt lợn như hình 2.1.

Hình 2.1. Sơ đồ mô tả chuỗi cung ứng thịt lợn


2.2. Tình hình các hộ chăn nuôi, trang trại
 Con giống
Nguồn cung giống lợn để nuôi lợn chủ yếu là tự túc con
giống chiếm 53,63% số cơ sở chăn nuôi, số lượng giống mua
ngoài chiếm 46,4%, trong đó mua từ các cơ sở chăn nuôi khác
chiếm 23,6%, mua từ trại lợn giống chiếm 7,0%, mua từ
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 75

thương lái 15,8%. Các cơ sở chăn nuôi lợn chủ động được
nguồn giống sẽ tiếp kiệm được chi phí giống so với giống lợn
mua ngoài. Đặc biệt, chất lượng giống được kiểm soát tốt, hạn
chế được dịch bệnh và môi trường sống của lợn không bị thay
đổi nên khả năng tăng trọng nhanh. Đối với giống lợn mua
ngoài chất lượng con giống khó kiểm soát hơn và nguy cơ dịch
bệnh cao hơn con giống tự túc.
Bảng 2.2. Nguồn cung giống lợn của các cơ sở điều tra
Đơn vị tính: %
Trang Gia BQ
Chỉ tiêu Hộ CN
trại trại chung
Con giống tự sản
54,5 69,6 50,2 53,6
xuất
Mua từ cơ sở chăn
18,2 14,3 25,9 23,6
nuôi khác
Mua từ trại lợn giống 27,3 12,5 4,9 7,0
Mua từ thương lái - 3,6 19,0 15,8
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2022)
 Thức ăn:
Thừa Thiên Huế là tỉnh có nguồn nguyên liệu từ ngành trồng
trọt và thủy sản dồi dào, bình quân giai đoạn 2005-2015 sản
lượng cây lương thực có hạt tăng 3,1%, trong đó lúa tăng 3,1%,
ngô tăng 2,2%; sản lượng sắn tăng 2,3%; sản lượng thủy sản
tăng 6,7% đáp ứng được một phần nhu cầu nguyên liệu cho chế
biến thức ăn gia súc trên địa bàn. Tổng sản lượng lương thực có
hạt năm 2015 đạt 325,7 nghìn tấn, tăng 85,5 nghìn tấn so với
năm 2005 và 34,5 nghìn tấn so với năm 2010. Hiện nay, tỉnh
76 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Thừa Thiên Huế chưa có nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi
gia súc. Người chăn nuôi chủ yếu mua thức ăn chăn nuôi từ các
nguồn chính: mua thông qua các đại lý cấp I của công ty là
46,1% số cơ sở chăn nuôi, mua qua đại lý cấp II do tư nhân mở
ra tại địa phương là 29,4% số cơ sở chăn nuôi.
Bảng 2.3. Nguồn cung thức ăn của các cơ sở điều tra trong
chăn nuôi lợn
Đơn vị tính: %
Trang Hộ chăn
Các chỉ tiêu Gia trại Bình quân
trại nuôi
Thức ăn tự sản
- 5,4 29,7 24,5
xuất
Mua từ đại lý
90,9 82,1 36,5 46,1
cấp 1
Mua từ đại lý
9,1 12,5 33,8 29,4
cấp 2
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2022)
Kết quả khảo sát ở các cơ sở chăn nuôi cho thấy, có 3 cách
thức chủ yếu trong sử dụng thức ăn chăn nuôi lợn, các trang trại
sử dụng 100% thức ăn công nghiệp, sử dụng thức ăn tận dụng
tập trung chủ yếu ở những hộ gia đình chăn nuôi
với quy mô nhỏ lẻ chiếm 52,5%, còn gia trại sử dụng thức ăn
kết hợp giữa cám công nghiệp và các phụ phẩm trong trồng trọt
như: rau, ngô, lạc, khoai ... để phối trộn chiếm 46,3%.
Như vậy, có thể thấy rằng CN lợn ở quy mô lớn hay chăn
nuôi theo hình thức tổ chức trang trại thường sử dụng thức ăn
công nghiệp, từ đó rút ngắn thời gian nuôi, đảm bảo chất lượng
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 77

nạc đáp ứng nhu cầu thị trường, tránh lãng phí, giảm
thiểu rủi ro, mang lại hiệu quả thiết thực cho người chăn nuôi.
 Hình thức tổ chức chăn nuôi:
Theo kết quả tổng điều tra nông nghiệp nông thôn và thủy
sản ở TT. Huế năm 2020, số hộ tham gia chăn nuôi lợn là
51.905 hộ, trong đó có 49.060 hộ chăn nuôi lợn dưới 10 con
chiếm 94,5%, 2.285 hộ chăn nuôi lợn từ 10-19 con chiếm 4,4%
và 1,1% hộ chăn nuôi lợn từ 20 đến 99 con. Trong những hộ
chăn nuôi lợn dưới 10 con thì có 44.924 hộ chăn nuôi với quy
mô dưới 6 con chiếm 86,55%. Điều này chứng tỏ chăn nuôi lợn
theo hình thức nhỏ lẻ, phân tán ở cấp nông hộ vẫn còn phổ biến
ở tỉnh TT. Huế.[2]
Trong những năm gần đây, các nông hộ có điều kiện ở trên
địa bàn tỉnh đã chuyển dần sang hướng chăn nuôi gia trại và
trang trại, trong đó gia trại là loại hình tổ chức chăn nuôi đang
được đẩy mạnh phát triển, phù hợp với năng lực sản xuất và
quy mô vốn đầu tư của các cơ sở chăn nuôi lợn thịt trong bối
cảnh hiện nay. Năm 2020, số lượng gia trại chăn nuôi lợn thịt
với quy mô từ 30 đến dưới 100 con là 464 gia trại. Các địa
phương có số lượng gia trại lợn thịt phát triển tương đối nhanh
là Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền, Hương Thuỷ [2]
Đối với loại hình trang trại có quy mô từ 100 con lợn thịt
hoặc 20 con lợn nái trở lên có xu hương tăng lên nhưng số
lượng còn ít. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn sản xuất
của người chăn nuôi còn thấp, cộng với tâm lý sợ rủi ro nên các
chủ cơ sở không mạnh dạn đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất.
Trong giai đoạn 2015-2020, tổng số trang trại, gia trại của
78 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

tỉnh TT. Huế có xu hướng tăng lên nhưng số lượng chưa nhiều
(462-533 cơ sở), hình thức chủ yếu là gia trại lợn thịt (trên
87,1%). Tuy nhiên, tỷ trọng các trang trại tăng lên rõ rệt từ
6,1% năm 2015 tăng lên 12,9% năm 2020, đặc biệt trang trại
lợn thịt tăng từ 2,4% lên 6,4%. Như vậy, cơ cấu CN lợn theo
loại hình tổ chức chăn nuôi đang có thay đổi từ chủ yếu là gia
trại lợn thịt sang các loại hình trang trại chăn nuôi tập trung quy
mô lớn hơn, phù hợp với xu thế CN lợn tập trung, năng suất và
chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường [2]
2.3.Tình hình giết mổ tại các cơ sở giết mổ, lò giết mổ
Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh TT.
Huế giai đoạn 2012-2020 nhằm quản lý tốt việc giết mổ gia
súc, gia cầm trên địa bàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
cho người tiêu dùng; phòng ngừa dịch bệnh lây lan cho gia
súc, gia cầm và từ gia súc, gia cầm sang người; hạn chế đến
mức thấp nhất ô nhiễm môi trường; nâng cao hiệu lực quản lý
của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc, gia
cầm. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 43 cơ sở giết mổ gia súc, gia
cầm tập trung, diện tích đất sử dụng là 81.720 m2; công suất
giết mổ hàng ngày 4.092 con lợn, 157 trâu bò, 13.200 gia cầm
và 30 con dê. Trong đó, xóa bỏ 51 điểm giết mổ nhỏ lẻ tại hộ
gia đình, di chuyển 11 cơ sở, xây mới 20 cơ sở (bao gồm cơ sở
phải di chuyển đến địa điểm mới), cải tạo nâng cấp 23 cơ sở.
Hàng ngày, các cơ sở giết mổ trên địa bàn toàn tỉnh giết mổ
hơn 800 con lợn thịt, cung cấp ra thị trường hơn 60 tấn thịt các
loại. Tổng nguồn vốn dự kiến khoảng 44.980 triệu đồng, trong
đó ngân sách nhà nước đầu tư là 15.160 triệu đồng [2].
2.4.Tình hình tiêu thụ
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 79

Chăn nuôi lợn của tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua chủ
yếu phục vụ nhu cầu trong tỉnh (chỉ đáp ứng được khoảng gần
70%) và số lợn xuất ra thị trường ngoài tỉnh rất ít. Hàng năm,
các cơ sở giết mổ lợn phải nhập lợn thịt ở ngoài tỉnh
như Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định,… khoảng trên 157.000
con lợn thịt/năm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Lợn
giống hàng năm nhập dưới 900 con, riêng năm 2020 số lượng
lợn giống nhập tăng đột biến do có một số trang trại CN
lợn thịt mới đưa vào hoạt động ở Hương Trà, Phong Điền,
Quảng Điền,… Số lượng lợn xuất đi ra ngoài tỉnh rất ít, bình
quân hàng năm lợn thịt xuất ra 7.689 con, riêng năm 2020 xuất
hơn 27.000 con lợn thịt và hơn 22.000 con lợn giống do chủ
yếu là ở các trang trại lớn mới liên doanh với các công ty cung
cấp đầu vào và bao tiêu đầu ra [2]
Bảng 2.4. Tình hình nhập, xuất và giết mổ lợn thịt ở Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2015- 2020
ĐVT: Con
Nhập Xuất Giết mổ
Năm Lợn Lợn Lợn Lợn Lợn Lợn Lợn
thịt giống thịt sữa giống thịt sữa
2015 115.000 896 1.950 13.325 469.694 20.407
2016 120.000 759 3.480 8.500 128 426.045 7.065
2017 127.227 670 5.219 6.365 455.699 21.262
2018 198.972 570 3.739 7.200 533.526 19.834
2019 189.632 7.212 4.356 2.870 561.420 12.901
2020 193.190 21.262 27.391 10.090 22.176 595.252 11.108
BQ/năm 157.337 5.228 7.689 8.058 3.717 506.939 15.430
80 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

(Nguồn: Chi cục Thú y tỉnh TT Huế)


Qua bảng 2.4, ta thấy sản lượng thịt lợn sản xuất bình quân
đầu người qua các năm có xu hướng giảm và ở mức thấp, trong
khi sản lượng thịt lợn tiêu d ng BQ đầu người qua các năm có xu
hướng tăng lên, điều đó chứng tỏ nhu cầu tiêu
dùng thịt lợn ở Thừa Thiên Huế ngày càng nhiều. Hệ số quan hệ
giữa tăng trưởng sản lượng thịt lợn sản xuất bình quân đầu người
với tăng trưởng sản lượng thịt lợn tiêu dùng bình quân đầu người
cho thấy, tương ứng với 1% tăng trưởng sản lượng
thịt lợn tiêu dùng trong năm 2015 thì sản lượng thịt lợn sản xuất
chỉ tăng 0,12%, năm 2020 tăng trưởng tiêu dùng giảm 1% thì sản
xuất giảm chậm hơn (giảm 0,43%), nhưng đến năm 2020 quan
hệ so sánh thay đổi khi 1% tăng trưởng tiêu dùng lại tương ứng
với 0,15% tăng trưởng sản xuất. Như vậy, trong giai đoạn 2015-
2020, sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mặc dù năm
2020 tăng trưởng sản xuất đã vượt tiêu dùng thịt lợn ở tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Xét cụ thể hơn về các kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm
lợn thịt tại thành phố Huế, trong ngành hàng lợn thịt trên địa
bàn, từ người sản xuất đến người tiêu dùng có ba kênh phân
phối chính: Từ người chăn nuôi lợn thịt đến người tiêu dùng
nông thôn (kênh 1); từ người chăn nuôi lợn thịt đến người tiêu
dùng thành phố (kênh 2) và từ người chăn nuôi lợn thịt đến cơ
sở giết mổ ngoài tỉnh. (Hình 2.2)
Kênh 1: Từ người chăn nuôi lợn thịt đến người tiêu dùng
nông thôn
Đây là kênh tiêu thụ chính của thịt lợn. Với kênh tiêu thụ
này thì sản phẩm chủ yếu qua tác nhân trung gian là người giết
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 81

mổ và người bán lẻ. Sản phẩm được chuyển qua ít tác nhân
trong chuỗi ngành hàng nên giá sản phẩm thường rẻ hơn.
Kênh 2: Từ người chăn nuôi lợn thịt đến người tiêu dùng
thành phố
Sản phẩm có nhiều con đường khác nhau để đến tay người
tiêu dùng thành phố. Con đường đến tay người tiêu dùng thành
phố ngắn nhất là từ người chăn nuôi lợn thịt được thu gom tới
cơ sở giết mổ lớn thông qua người thu gom sau đó thịt được
bán cho người bán lẻ thành thị và phân phối cho người tiêu
dùng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một lượng lớn thịt lợn được
giết mổ tại các lò mổ ở huyện sau đó được người bán buôn và
người bán lẻ đến mua và đem bán ở thành phố. Thực tế cho
thấy số lượng lợn thịt chỉ đáp ứng khoảng 70% tiêu dùng trong
tỉnh nên các cơ sở giết mổ qui mô lớn họ nhập lợn thịt từ nhiều
nguồn khác nhau để giết mổ và cung cấp cho người tiêu d ng.
Kênh 3: Từ người chăn nuôi lợn thịt đến cơ sở giết mổ ngoài tỉnh
Đối với thị trường ngoài tỉnh, người thu gom lợn thịt đóng
vai trò quan trọng. Lợn thịt bán đi các tỉnh, thành phố khác đều
qua người thu gom lợn thịt.
82 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Hình 2.2. Thị trường tiêu thụ thịt lợn tại thành phố Huế

Các cơ sở chăn nuôi với quy mô chăn nuôi khác nhau có sự


lựa chọn đối tác tiêu thụ sản phẩm và tỷ lệ bán sản phẩm cho
các đối tượng mua khác nhau. Các trang trại với khối lượng sản
phẩm lớn lựa chọn bán sản phẩm cho cơ sở giết mổ lớn và
người thu gom là chủ yếu. Các gia trại và hộ chăn nuôi chủ yếu
bán lợn thịt cho người thu gom và cho người giết mổ, các gia
trại bán sản phẩm cho các lò mổ lớn rất ít. Tỷ lệ tiêu thụ từ hộ
chăn nuôi chiếm 60% số lượng lợn thịt được trang trại bán cho
cơ sở giết mổ lớn, 40% số lượng lợn thịt bán cho bên thu gom.
Thương lái có vai trò quan trọng trong việc lưu thông sản
phẩm từ người CN đến người tiêu dùng qua tác nhân lò mổ và
người bán lẻ. Nếu thiếu họ thì sẽ bất lợi khi sản phẩm được
chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Phần lớn thương lái
thu mua lợn trong tỉnh. Thị trường đầu ra của thương lái phần
lớn là hộ giết mổ trong tỉnh (97,5%), sản lượng bán cho tác
nhân ngoài tỉnh chiếm 2,5%. Ngoài thu mua lợn từ người chăn
nuôi, những thương lái kinh doanh quy mô lớn hoặc thương lái
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 83

ngoài tỉnh còn thu mua lại của thương lái nhỏ hoặc thương lái
trong tỉnh. Hoạt động thu mua của thương lái phần lớn không
có hợp đồng và chỉ thanh toán bằng tiền mặt. Điều này cho thấy
chưa có một sự gắn kết giữa những người nuôi lợn, thương lái.
Lò giết mổ thu mua lợn từ thương lái trong tỉnh. Ngoài ra, lò
giết mổ còn thu mua trực tiếp tại hộ nuôi lợn. Phương tiện thu
mua chủ yếu bằng xe tải nhỏ có tải trọng khoảng 1 tấn hoặc xe
máy và lò giết mổ tự trang bị phương tiện để thu mua. Công
suất giết mổ trung bình mỗi ngày từ 10-20 con/lò mổ. Phần lớn
người bán lẻ lấy thịt bán theo quầy, sạp tại các chợ địa phương,
siêu thị (45%), bán trực tiếp cho người tiêu dùng (25%), cơ sở
bán buôn (30%). Lò giết mổ bán hàng và thu bằng tiền mặt,
một số trường hợp cho người mua chịu đến lần sau lấy hàng và
giấy ghi nợ.
Tùy theo khả năng bán hàng và điều kiện lao động, mà các
hộ giết mổ có khối lượng mổ khác nhau. Mỗi gia đình đều dành
ra một khu vực riêng biệt để tiến hành giết mổ lợn. Vì các hộ
chỉ giết mổ với quy mô nhỏ cho nên không có khu vực bảo
quản hay đóng gói mà sau khi giết mổ họ đem ra chợ để tiêu
thụ. Các hoạt động mua gom, giết mổ này thường do người đàn
ông trong gia đình đảm nhận, người phụ nữ chỉ phụ giúp.
Có thể nói, những người giết mổ là tác nhân rất quan trọng
trong kênh tiêu thụ thịt lợn hiện nay, khi mà hệ thống các lò
mổ, các nhà máy chế biến thực phẩm chuyên nghiệp chưa có
trên địa bàn. Người giết mổ góp phần thúc đẩy lưu thông, phân
phối các sản phẩm của ngành lợn thịt đến tay người tiêu dùng,
họ góp phần thúc đẩy CN nói chung và kênh phân phối thịt lợn
hoạt động hiệu quả hơn.
84 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Người bán buôn chủ yếu lấy đầu vào từ các hộ giết mổ, lò
mổ trong tình. Người bán buôn bán ra cho các đơn vị bán lẻ
như siêu thị, chợ, hộ kinh doanh nhỏ lẻ (70%) và thêm một
kênh khác là đưa trực tiếp đến người tiêu dùng (30%).
Các hộ bán lẻ hoạt động đều đặn tại chợ trung tâm của xã và
một số người thì bán thêm ở các chợ thuộc xã lân cận. Mỗi khu
chợ có khoảng 10 đến 20 quầy bán thịt lợn, ngoài ra còn nhiều
các quầy thịt tại các chợ cóc trong các thôn, xóm. Đầu vào của
tác nhân bán lẻ chủ yếu là hộ giết mổ, lò mổ trong tỉnh và
người bán buôn. Người bán lẻ chỉ tập trung chủ yếu bán ra cho
những người cùng thôn và cùng xã mà họ đang sinh sống
Người bán lẻ là người cuối cùng trong chuỗi giá trị thịt lợn thực
hiện việc đưa sản phẩm thịt lợn đến tay người tiêu dùng. Mặc
dù công việc của họ tuy tốn nhiều thời gian và không ít rủi ro
(do sản phẩm thịt lợn là sản phẩm tươi sống tiêu thụ trong
ngày), nhưng bù lại nhìn chung thu nhập tương đối cao. Người
bán lẻ không cần phải có nhiều vốn cũng có thể hoạt động
được, từ mối quen biết hoặc uy tín làm ăn, người bán lẻ có thể
mua chịu, hoặc chỉ thanh toán một phần tiền thịt lợn móc hàm
cho người giết mổ bán buôn, số còn lại sẽ thanh toán nốt vào
cuối ngày. Nên hầu như không có hộ bán lẻ nào phải vay vốn
để kinh doanh bán lẻ thịt lợn. Đây là một thuận lợi lớn cho
người bán lẻ. Hộ bán lẻ có cũng gặp một số khó khăn như bị
người mua nợ đọng tiền hàng, ế hàng… Nhiều hộ đã có tủ để
bảo quản thịt (tủ lạnh, tủ đá) cũng làm cho sức ép phải bán hết
hàng trong ngày của hộ bán lẻ giảm đi, do đó không cần bán
gán, bán ép thậm chí bán chịu thịt cho khách. Nên lượng tiền
hàng thuộc nợ khó đòi phát sinh thường ít.
Sản xuất chăn nuôi lợn ở Thừa thiên Huế chủ yếu là sản xuất
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 85

trên quy mô nhỏ cho nên ngành hàng CN lợn khá phức tạp và
khó kiểm soát. Nhiều người CN lợn nái và lợn thịt gặp khó
khăn trong bán và phân phối sản phẩm. Hiện nay, khâu quản lý
của nhà nước chưa thực sự chặt chẽ vì vậy việc truy xuất nguồn
gốc sản phẩm đang là vấn đề được quan tâm. Chính vì không
biết được nguồn gốc sản phẩm nên tiêu thụ đôi khi rất khó khăn
và dẫn đến chăn nuôi có hiệu quả thấp. Hiện nay ở TT. Huế có
hai loại ngành hàng lợn chính là ngành hàng lợn con và ngành
hàng lợn thịt.
Nhìn chung, thị trường giá cả đầu vào, đầu ra biến động liên
tục, không ổn định khiến người chăn nuôi gặp phải khó khăn.
Sản phẩm chăn nuôi lợn của tỉnh TT. Huế thời gian qua chủ
yếu đáp ứng nhu cầu trong tỉnh (gần 70%). Tiêu thụ sản phẩm
CN lợn ở các cơ sở chăn nuôi khá phức tạp và thông qua nhiều
tác nhân trung gian, khó kiểm soát làm hạn chế sự phát triển
ngành hàng chăn nuôi lợn.
2.5. Tiềm năng ứng dụng công nghệ blockchain ở chuỗi
cung ứng thịt lợn
Thực trạng ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng thịt
lợn
Từ vị trí của doanh nghiệp có thể thấy rằng áp dụng công
nghệ blockchain có lợi nhiều hơn là có hại. Khi mà thị trường
quá nhiều sản phẩm không chứng minh được nguồn gốc của
mình khiến người tiêu dùng lo lắng, sợ hãi thì việc doanh
nghiệp đưa ra thông tin liên quan đến thực phẩm của mình một
cách rõ ràng, minh bạch là biện pháp tốt nhất giúp doanh
nghiệp tiếp cận người tiêu dùng.
86 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Sự bùng nổ của internet và các thiết bị hỗ trợ trong hệ sinh


thái internet vạn vật như điện thoại thông minh, máy tính bảng,
máy quét mã vạch, các thiết bị điện tử khác… cho phép người
tiêu dùng tiếp cận được tất cả các thông tin về một sản phẩm
nào đó trước khi được ra quyết định mua hàng. Với xu hướng
tiêu dùng xanh ngày càng tăng, người tiêu dùng không chỉ quan
tâm đến chất lượng và an toàn của thực phẩm, mà họ còn muốn
biết nguồn gốc thực phẩm, cũng như các gia súc, gia cầm được
chăn nuôi, giết mổ và chế biến như thế nào. Chuỗi cung ứng
thực phẩm có nguồn gốc động vật (thịt, trứng…) tại thị trường
Việt Nam hiện nay vẫn mang tính chất truyền thống, không
minh bạch, hầu hết các đối tác trong chuỗi cung ứng gặp khó
khăn khi cố gắn tích hợp thông tin từ tất cả các bên lên quan.Do
đó, người tiêu dùng không thể truy xuất được đầy đủ thông tin
nguồn gốc của sản phẩm mà họ đang tiêu thụ.Công nghệ
Blockchain có thể sẽ là một giải pháp để giải bài toán trên, vì
công nghệ này cung cấp một cách thức mới trong việc ghi chép,
lưu trữ và chia sẽ dữ liệu.
Ở thành phố Huế hiện nay mới có một số doanh nghiệp đóng
trên địa bàn cung cấp dịch vụ tem QR code nhưng trước sự
bùng nổ của thời đại công nghiệp 4.0, chỉ cần một vài thao tác
trên máy tính, điện thoại thông minh người cần tem truy xuất
có thể dễ dàng tự khai báo thông tin trên các trang web của nhà
cung cấp dịch vụ tạo code, sau đó tự in tem rồi dán lên sản
phẩm. Minh chứng cho điều này là khi kiểm tra cụm từ “tự tạo
QR code” trên trang tìm kiếm Google, chỉ trong vòng 0,49
giây, người dùng có thể nhận được trên 8 triệu kết quả giới
thiệu về các dịch vụ cung ứng tem truy xuất nguồn gốc. Rõ
ràng việc phổ biến và dễ dàng trong việc cung ứng cũng như sử
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 87

dụng tem truy xuất nguồn gốc cho thấy những lổ hổng trong
quản lí dịch vụ này.
Tại một số siêu thị: Big C, Vinmart, Co.opmart… và các cửa
hàng thực phẩm sạch trên địa bàn thành phố Huế, nhiều mặt
hàng nông sản đã được dán các loại tem truy xuất nguồn gốc.
Tuy nhiên, các sản phẩm được dán tem truy suất nguồn gốc đa
số là các sản phẩm khô như: lúa gạo, ngũ cốc, các loại hạt, các
loại thực phẩm khô hay các thành phẩm từ thực phẩm và các
sản phẩm ngoại nhập như: trái cây, bánh kẹo, … Riêng các loại
thực phẩm tươi sống thì vẫn chưa được gắn tem truy suất nguồn
gốc, trong đó phải kể đến như: rau củ, thịt, cá, trái cây (đa số là
trong nước),… rất khó để người tiêu dùng tìm kiếm thông tin
về các sản phẩm này. Hầu như người tiêu dùng tìm thấy thông
tin về những sản phẩm ấy dựa trên thông tin do người bán hàng
cung cấp hay có sẵn trên kệ, quầy đựng hoặc từ chính kinh
nghiệm của bản thân người tiêu dùng.
Ngày 19 tháng 2 năm 2020, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa
Thiên Huế ban bố quyết định số 49/KH-UBND về kế hoạch
triển khai đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy
xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020”.
Căn cứ dựa trên quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01
năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án
“Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn
gốc”; Quyết định số 2979/QĐ-BKHCN ngày 14 tháng 10 năm
2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Kế
hoạch của Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai Đề án “Triển
khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc”; Kế
hoạch số 235/KH-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2019 của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai Đề án “Triển
88 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025”.
Mục tiêu của đề án nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, các
cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp về truy xuất nguồn gốc thông
qua việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào
tạo cho các bên liên quan. Nhận diện và truy xuất được nguồn
gốc các sản phẩm chủ lực của tỉnh, các đặc sản của địa phương,
qua đó kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các khâu: sản xuất, bảo quản,
vận chuyển, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, bảo vệ sức khỏe và
quyền lợi của người tiêu dùng. Đảm bảo công khai, minh bạch
các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên
thị trường, cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu về truy xuất
nguồn gốc. Truy xuất được nguồn gốc sản phẩm của 5 cơ
sở/doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh (thuộc
danh mục sản phẩm chủ lực theo Quyết định số 1162/QĐ-
UBND ngày 13/5/2019 của UBND tỉnh), các đặc sản của địa
phương dựa trên ứng dụng thông tin điện tử sử dụng mã QR và
công nghệ mã số mã vạch. [13]
Mô hình đề xuất ứng dụng công nghệ Blockchain
Mới đây, Walmart đã đăng ký một bằng sáng chế cho
thấy hãng này đang tìm cách sử dụng công nghệ Blockchain
để hoàn thiện một hệ thống theo dõi giao hàng thông minh
hơn. Trong đó, Walmart đã mô tả một “gói thông minh” bao
gồm một thiết bị ghi lại thông tin về một Blockchain liên
quan đến nội dung của gói hàng, các điều kiện môi trường, vị
trí và một số thông tin khác, thiết bị này có thể được sử dụng
song song với các công nghệ mới nổi khác bao gồm “các loại
xe tự động” như máy bay không người lái. Trong một bằng
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 89

sáng chế khác vào tháng 8 năm 2017, Walmart đã mô tả một


hệ thống theo dõi phân phối hàng không dựa trên
Blockchain, và hãng nhấn mạnh việc cần thiết phải đổi mới
quá trình quản lý bán hàng trực tuyến với các sản phẩm nông
sản, dễ hư hỏng, cần kiểm soát về nhiệt độ. Việc ứng dụng
Blockchain sẽ giúp mã hoá thông tin trong quá trình bán
hàng, để có thể kiểm soát và bảo mật thông tin trong quá
trình vận chuyển, lưu kho, và bày bán hàng hoá. Năm 2017,
Walmart cũng đã hợp tác với Kroger, Nestle và các công ty
công nghiệp thực phẩm khác trong một quan hệ đối tác với
IBM để sử dụng Blockchain cho cải thiện việc truy xuất
nguồn gốc thực phẩm. Những hành động trên cho thấy nỗ lực
của nhà bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart trong việc tìm cách
ứng dụng công nghệ Blockchain vào quá trình quản lý bán lẻ
hàng hoá, trong đó có hàng nông sản. Để làm rõ hơn quy
trình ứng dụng blockchain trong quản lý bán hàng nông sản,
nhóm tác giả xin đưa ra 2 hình minh hoạ như sau:
90 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Hình 2.3. Minh hoạ ứng dụng blockchain vào việc quản
lý thông tin trong chuỗi cung ứng thịt lợn sạch
Trong chuỗi cung ứng hàng nông sản quản lý theo phương
thức truyền thống, sản phẩm và thông tin về sản phẩm, hợp
đồng mua bán, vận chuyển… được truyền tải như hình 3, từ
nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, người nông dân, đơn vị
thu mua, đơn vị chế biến, nhà bán buôn, bán lẻ, cho tới tay
người tiêu dùng. Thông tin về sản phẩm trong chu trình này
được lưu trữ và chia sẻ giữa các bên theo các hợp đồng độc lập,
người tiêu dùng không thể tiếp cận và truy xuất nguồn gốc.
Đối với quy trình thứ hai, khi có ứng dụng blockchain trong
chuỗi cung ứng hàng nông sản, mọi thông tin về sản phẩm từ khâu
nguyên vật liệu đầu vào cho tới thành phẩm bày bán tới tay người
tiêu dùng đều được mã hoá và chia sẻ trên công nghệ blockchain.
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 91

Các bên tham gia trong chuỗi cung ứng này đều phải ứng dụng
blockchain và chia sẻ thông tin liên quan đến quá trình sản xuất,
chế biến, vận chuyển, bày bán hàng nông sản.
Ngoài ra, các bên tham gia chuỗi cung ứng hàng nông sản
có thể ứng dụng hợp đồng thông minh (smart contract) là
những bản hợp đồng số được viết bằng code trên nền tảng
blockchain, có thể vận hành tự động và cho phép các bên tham
gia trao đổi tài sản một cách minh bạch mà không cần đến
người hay dịch vụ trung gian làm chứng. Việc ứng dụng hợp
đồng thông minh và blockchain trong chuỗi cung ứng hàng
nông sản giúp tăng cường tính minh bạch, tức thì, tiết kiệm chi
phí, giảm sai sót. Đồng thời cho phép khách hàng truy xuất
nguồn gốc cho hàng nông sản một cách dễ dàng và tin cậy, từ
đó nâng cao lòng tin của khách hàng và giá trị hàng nông sản.
Thực tế hiện nay, cụm từ “nông nghiệp 4.0” có vẻ đang quá
sức đối với người nông dân. Tuy nhiên ở Việt Nam, cụ thể hơn
là ở Lâm Đồng, có thể thấy rất nhiều nông dân đã bắt nhịp được
với xu thế sản xuất hiện đại qua việc ứng dụng nhiều giải pháp
công nghệ vào nông nghiệp, ví dụ như bộ cảm biến, có thể tự
động điều chỉnh và xử lý nhiệt độ trong phòng kính trồng rau,
hoa quả. Nên việc ứng dụng blockchain vào chuỗi cung ứng tới
tay người nông dân trong tương lai hoàn toàn có thể. Hơn nữa,
việc Blockchain hứa hẹn cải thiện truy xuất nguồn gốc và minh
bạch trong chuỗi cung ứng nông nghiệp là rõ ràng. Khả năng
nhanh chóng dò tìm nguồn gốc của các sản phẩm thực phẩm sẽ
là một công cụ vô giá trong các sự cố nhiễm bẩn. Với
blockchain, các nhà quản lý có thể nhanh chóng xác định nguồn
gốc chất gây ô nhiễm và xác định phạm vi của các sản phẩm bị
ảnh hưởng. Qua đó các công ty thực phẩm có thể phản ứng kịp
92 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

thời hơn trong việc ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế lãng phí thực
phẩm, và cả thiệt hại về tài chính.
Các vấn đề liên quan đến việc quản trị chuỗi cung ứng
thịt lợn
Thông qua kết quả phỏng vấn định tính một số bên liên
quan đến chuỗi cung ứng thịt lợn tại thành phố Huế, một số vấn
đề đã được đề cập, như:
Thứ nhất, người tiêu dùng đặt trọng tâm hướng đến việc
bán sản phẩm sạch. Tuy nhiên, trong bối cảnh quá nhiều thịt
lợn sạch trôi nổi trên thị trường, đa phần đều khẳng định tuân
thủ các tiêu chuẩn về thịt lợn sạch như VietGAP, GlobalGAP ,
…. Nhưng chất lượng thực tế lại không đảm bảo, điều này đã
làm xói mòn nghiêm trọng niềm tin của người tiêu dùng. Thậm
chí một số người tiêu dùng không còn tin vào thịt lợn sạch.
Điều này đặt ra một thách thức đối với chuỗi cung ứng thịt lợn
sạch là làm sao chứng minh rõ ràng sản phẩm của họ 100%
“sạch”. Một phương án khả thi, có tính thuyết phục cao cần
được triển khai gấp, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh về
lâu dài của đơn vị.
Thứ hai, chuỗi cung ứng thịt lợn hiện nay cần một công cụ
tiên tiến hơn nhằm tăng cường lượng thông tin trao đổi trong
chuỗi, ghi nhận dữ liệu sản phẩm theo “thời gian thực”. Từ đó
giúp hỗ trợ cải tiến khâu dự báo, lên kế hoạch; nâng cao hiệu
suất hoạt động của chuỗi cung ứng thịt lợn sạch trên địa bàn.
Thứ ba, nhiều hoạt động giao dịch diễn ra trong chuỗi
cung ứng thịt lợn trên địa bàn thành phố vẫn còn khá chậm, dẫn
đến người nông dân cung ứng nguyên liệu nguồn chậm được
nhận thanh toán trong nhiều trường hợp. Để đảm bảo tính bền
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 93

vững & hiệu quả tài chính của chuỗi cần triển khai các biện phát
chẳng hạn như Smart contract. Đây là một trong các tính năng
của blockchain. Smart contract cho phép tạo dựng sự tin tưởng
trong giao dịch giữa các bên xa lạ với nhau, giúp giảm thiểu các
khâu trung gian, các thủ tục phức tạp gây tốn thời gian, công sức
và tiền bạc. Mọi giao dịch có thể diễn ra nhanh chóng và dễ dàng
với độ chính cao. Hệ thống blockchain đảm bảo gần như tuyệt
đối việc thanh toán được diễn ra mà không vi phạm hợp đồng
hay tác động của bên thứ ba nếu không được phép.
Thứ tư, chuỗi cung ứng hiện nay vẫn đang tồn tại yếu kém
trong khâu xử lý khủng hoảng liên quan đến chất lượng sản
phẩm. Cụ thể, một số trường hợp khách hàng phản hồi chất
lượng sản phẩm không tốt, siêu thị thương lựa chọn phương án
tiêu hủy toàn bộ lô thịt lợn sạch cùng loại. Dẫn đến sự hao phí
lớn trong chi phí xử lý khủng hoảng, dù ở quy mô nhở. Để giải
quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, giảm chi phí xử lý rủi ro,
cần có những giải pháp hiệu quả hơn tương tự blockchain.
Thứ năm, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ nông
nghiệp 4.0 như IoT, AI, Big Data. Cần có một công nghệ mã
hóa thông tin toàn diện hơn nhằm hỗ trợ chuỗi cung ứng thịt
lợn trên địa bàn thành phố Huế để tích hợp các ứng dụng tiên
tiến kể trên. Đặc biệt, blockchain còn có thể cho phép hình
thành nên một sàn giao dịch nông sản thương mại điện tử với
tính minh bạch cao, chi phí giao dịch cực thấp.
Các ứng dụng tiềm năng blockchain và lợi ích mang lại
Có thể nói, blockchain được tạo ra như một cuộc cách
mạng giúp các hoạt động thương mại điện tử an toàn và tiết
kiệm chi phí hơn (Lluïsa, 2018). Hệ thống này thay đổi hoàn
94 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

toàn cách nhìn nhận của con người đối với hoạt động thương
mại điện tử trên Internet. Tiềm năng lớn nhất của Blockchain là
sự kết hợp với hợp đồng thông minh, một công nghệ giúp các
giao dịch, thỏa thuận được xác nhận mà không tiết lộ thông tin
giữa các bên tham gia bất kỳ (World Energy Council, 2017).
Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp, công ty đi theo xu
hướng tạo dựng riêng một mạng lưới blockchain để phục vụ
việc giao dịch, vì thế trong tương lai blockchain sẽ phát triển và
được áp dụng rộng rãi. Sự xuất hiện của Blockchain cũng như
các cột mốc khi máy tính cá nhân hoặc Internet ra đời, hệ thống
này sẽ thay đổi cách mà chúng ta hiểu biết và nhìn nhận xã hội.
Với những chính sách ưu tiên phát triển công nghệ thông tin
như một ngành mũi nhọn của nhà nước và tiềm năng công nghệ
sẵn có, Việt Nam được kỳ vọng sẽ là nơi công nghệ blockchain
có nhiều điều kiện tốt để phát triển. Đây được coi là cơ hội để
các doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp có thể áp dụng công
nghệ mới này với cơ hội sáng tạo và cạnh tranh mới, đủ sức
vươn tầm ra khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta cũng
không thể không lưu tâm đến những rào cản, thách thức đối với
các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng công nghệ Blockchain.
 Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Blockchain giúp truy xuất nguồn gốc xuất xứ quá trình trồng
trọt, sản xuất – tiêu thụ sản phẩm theo thời gian thực trên cơ sở
dữ liệu có thể được xác thực bởi các đơn vị trong chuỗi giá trị
Nông nghiệp.
Công nghệ Blockchain giúp người nông dân quản lý môi
trường, điều kiện sinh trưởng, sức khoẻ của cây trồng thông qua
việc phân tích, giám sát các dữ liệu nông học được tự động thu
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 95

thập như nhiệt độ, độ ẩm, dịch bệnh, chất lượng, đất, nước,… Từ
đó người nông dân có cơ sở dữ liệu định lượng để có thể đưa ra
các quyết định hợp lý nhằm tăng năng suất và giảm chi phí quản
lý.
Nhờ các ứng dụng Blockchain hỗ trợ ghi nhận nhật ký sản
xuất điện tử với các trường dữ liệu được thiết lập mặc định, quá
trình trồng trọt/canh tác của người thực hiện được đơn giản hoá
và cho phép người nông dân có thể chủ động kiểm soát quá
trình làm việc của mình và của các đơn vị khác. Từ đó, đảm
bảo việc chuyển giao thông tin nhanh chóng và chính xác và
nâng cao tính trách nhiệm của mỗi đơn vị sản xuất.
 Quản trị vùng sản xuất
Với dữ liệu được lưu trữ bất biến trên nền tảng
Blockchain, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý nông
trại/trang trại từ xa và theo dõi sản phẩm từ nguồn cung đến
người dùng một cách hiệu quả mà không cần thông qua các
thương lái trung gian. Doanh nghiệp có thể tự định giá được
sản phẩm của mình, tạo lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm
khác trên thị trường. Blockchain cung cấp khả năng xác thực
dữ liệu cho người tiêu dùng, đảm bảo sản phẩm đến tay khách
hàng đạt chất lượng cao và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Từ
đó gây dựng lòng tin của khách hàng khi lựa chọn sử dụng các
sản phẩm chính hãng có tem truy xuất nguồn gốc Blockchain
được phân phối tại các hệ thống cửa hàng.
 Dự báo thị trường
Áp dụng công nghệ Blockchain là công cụ để doanh
nghiệp và người nông dân dự báo được sản lượng nông sản để
lên kế hoạch thu mua và tiêu thụ theo dự báo về nhu cầu thị
96 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

trường thông qua các dữ liệu sản lượng nông sản đã tiêu thụ
trong các mùa vụ trước đó. Đồng thời phát hiện kịp những sai
sót, định vị phạm vi ảnh hưởng và thu hồi sản phẩm kịp thời.
 Hợp đồng thông minh
Công nghệ Blockchain cung cấp các công cụ tài chính tốt để
cung cấp cho nông dân một khoản thanh toán kịp thời và đầy đủ
cho những nỗ lực của họ. Sử dụng các công nghệ này sẽ giúp
tránh rủi ro và làm cho cuộc sống của người nông dân dễ dàng
hơn. Blockchain cung cấp phương tiện cho nông dân hợp đồng
với người bán để phát triển những gì cần thiết. Thanh toán toàn bộ
hoặc một phần có thể ngay lập tức ký quỹ để bảo đảm thanh toán
cho nông dân mà không vi phạm hợp đồng và cưỡng ép bởi các
nhà tiếp thị. Việc trả lương cho lao động là một thách thức lớn
trong thế giới nông nghiệp, và Blockchain có thể giảm bớt phần
đó. Nhờ các hợp đồng nông nghiệp thông minh, nông dân có thể
được trả lương cả năm, không chỉ vào mùa hè và mùa thu. Sử
dụng một hệ thống tính toán dựa trên các hợp đồng thông minh,
an toàn hơn nhiều khi làm việc với đơn đặt hàng trước, các giỏ
đựng thực phẩm và các câu lạc bộ mua hàng.
 Giảm chi chí và thời gian giao dịch, nâng cao tính
minh bạch
Đối với hoạt động bán lẻ hàng nông sản, để người tiêu dùng
đón nhận sản phẩm nông nghiệp cần phải quan tâm tới vấn đề
minh bạch thông tin. Do người tiêu dùng chưa hiểu rõ sản phẩm,
biết rõ nguồn gốc nên mới dẫn đến thực trạng sản phẩm tốt vẫn
không thể tiêu thụ được. Khi các nhà sản xuất hợp tác với nhau
và mọi thông tin về sản phẩm được minh bạch, lòng tin của
người tiêu dùng về sản phẩm sẽ tăng lên. Việc áp dụng
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 97

blockchain vào trong quá trình sản xuất nông sản sẽ không chỉ
dừng ở việc truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm mà
ngay cả doanh nghiệp cũng hưởng lợi.
Nhận được sự ủng hộ, tin tưởng và đồng hành của các
đơn vị tham gia như: nhà sản xuất, nhà thu mua, nhà phân phối,
nhà bán lẻ, khách hàng,….
Nâng cao niềm tin của người tiêu dùng: Sản phẩm có dán
tem được người tiêu dùng quan tâm chọn lựa, xem đây là sản
phẩm đáng tin cậy và yên tâm về sản phẩm.
Trong việc xuất khẩu nông sản, thủy sản, việc ứng dụng
công nghệ Blockchain sẽ giúp sản phẩm của Việt Nam giữ
vững được thương hiệu, tránh bị giả mạo. Chẳng hạn như dừa
Bến Tre, mỗi năm xuất khẩu gần 1 triệu quả, nếu sử dụng công
nghệ Blockchain, người dùng sẽ phân biệt ngay đâu là dừa của
Việt Nam, đâu là dừa của nước ngoài.
Ứng dụng công nghệ Blockchain trong ngành nông nghiệp
sản xuất giúp doanh nghiệp có được sự minh bạch trong lịch sử
giao dịch hàng hoá, dễ dàng theo dõi các khâu trong quy trình
hoạt động, đồng thời, bảo vệ những tài sản trí tuệ quan trọng và
đơn giản hoá thủ tục bảo vệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
2.6. Đánh giá mức độ sẵn sàng việc ứng dụng công nghệ
blockchain
Đánh giá về điều kiện vĩ mô (pháp lý, môi trường xã hội,
môi trường cạnh tranh)
 Môi trường pháp lý
Blockchain là một công nghệ mới liên quan đến nhiều người
98 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

khác nhau từ các quốc gia khác nhau nhưng hiện tại chưa có bất
kỳ luật pháp hoặc quy định nào chung. Ngoài ra, việc thiếu
vắng cơ quan quản lý trung ương và cơ quan kiểm duyệt trong
hệ thống blockchain hiện tại đã tạo ra nhiều bất ổn (Reyna và
cộng sự, 2018). Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với cả các nhà
sản xuất nông sản và nhà cung cấp dịch vụ. Do đó, cần đưa ra
các luật hoặc quy định tuân thủ mới để giám sát và điều chỉnh
các ứng dụng blockchain trong ngành nông sản thực.
Tại Việt Nam, các vấn đề lớn đặt ra đối với công nghệ
blockchain hiện nay là pháp lý và quản lý. Theo Báo cáo số
70/BC-BTP ngày 23/3/2020 của Bộ Tư pháp trình Thủ tướng
Chính phủ về rà soát khuôn khổ pháp lý liên quan đến ứng
dụng, phát triển các dịch vụ, sản phẩm trên nền tảng
blockchain, đối với riêng lĩnh vực truy xuất nguồn gốc nông
sản ứng dụng blockchain, nhiều doanh nghiệp cơ bản không
gặp vướng mắc trong kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của mình,
mà vấn đề chủ yếu là “xây dựng một môi trường sinh thái thân
thiện với ứng dụng công nghệ blockchain nhằm gia tăng tính
công khai, minh bạch, chống gian lận”.
Để tạo được khung chính sách và môi trường thể chế thuận lợi
cho blockchain phát triển, trước tiên cần xác định đây là mục tiêu
dài hạn, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc trong dài hạn của nhà nước.
Hành lang pháp lý quy định về tự động hoá, số hoá các quy trình
thủ tục liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp, tiếp theo là xây
dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về cả hoạt động, quy
trình cũng như tài chính (chính sách cắt giảm thuế, hỗ trợ vốn
vay)… đối với một nhóm các doanh nghiệp tiên phong, từ đó tạo
thành một môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp khác cũng
như các chủ thể khác của nền kinh tế tận dụng đà tăng tốc phát
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 99

triển.
Qua quá trình nghiên cứu, các vướng mắc, bất cập về ứng
dụng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng công
nghệ Blockchain ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào nhóm vấn đề:
Thứ nhất, các vướng mắc pháp lý liên quan, trong đó chủ
yếu là 02 vướng mắc chính về sự chưa rõ ràng, chưa có khung
pháp lý liên quan đến việc: (1) huy động vốn qua việc phát
hành tài sản mã hóa, tiền mã hóa (như ICO, ITO hay STO.
“ICO, ITO, STO là những công cụ để gọi vốn cho các start-up
trong lĩnh vực công nghệ”) được cung cấp bởi các nền tảng
Blockchain hoặc tham gia cung cấp sản phẩm dịch vụ trong
một số lĩnh vực yêu cầu đáp ứng các quy định chặt chẽ trong
thanh toán, sàn giao dịch. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh
nghiệp cơ bản không gặp vướng mắc trong việc phát triển, kinh
doanh các sản phẩm, dịch vụ của mình như truy xuất nguồn gốc
nông sản; (2) giao dịch tài sản mã hóa, tiền mã hóa, trong đó
chủ yếu liên quan đến việc vận hành sàn giao dịch tài sản mã
hóa, tiền mã hóa.
Thứ hai, chưa có hệ sinh thái khuyến khích ứng dụng, phát
triển công nghệ Blockchain, trong đó có việc các cơ quan nhà
nước chưa thật sự tiên phong trong ứng dụng công nghệ
Blockchain trong quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công.
 Môi trường xã hội
Thịt lợn là sản phẩm dễ chế biến phù hợp với nhu cầu, thị
hiếu tiêu dùng của nhiều người. Tại Việt Nam, khoảng trên 75%
sản lượng thịt tiêu thụ là thịt lợn, mỗi năm sản xuất từ 3,5 - 3,7
triệu tấn thịt. Sự gia tăng nhu cầu thịt lợn bắt nguồn từ việc thu
100 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

nhập của người dân ngày một tăng cao và do sự thay đổi chế độ
dinh dưỡng theo hướng tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm giàu
chất đạm. Mặt khác, ngày nay chất lượng cuộc sống con người
ngày càng được cải thiện. Do vậy mọi người càng chú ý tới
chất lượng của bữa ăn nên thịt lợn sạch ngày càng được sử
dụng rộng rãi và phổ biến hơn.
Về tình trạng ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây nhiễm
từ thịt lợn, thực tế hiện nay, bệnh ngộ độc thực phẩm làm
một vấn đề đang được quan tâm tại Việt Nam trong thời gian
gần đây. Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 11 tháng năm
2022, cả nước xảy ra 46 vụ ngộ độc thực phẩm với 601
người bị ngộ độc, trong đó có 14 người tử vong. Tính riêng
trong tháng 11/2022, cả nước đã xảy ra 3 vụ ngộ độc thực
phẩm với 20 người bị ngộ độc và 3 người tử vong. Theo
thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong
7 ngày Tết Quý Mão (từ 29 Tết đến chiều mồng 6 Tết), cả
nước đã có 813 ca khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối
loạn tiêu hóa, chiếm 0,2% trong tổng số khám, cấp cứu.
Những con số này cho thấy mức độ ngộ độc thực phẩm trong
cộng đồng vẫn đang là một vấn đề cần được quan tâm hơn.
Về vấn đề an toàn thực phẩm đối với thịt lợn, theo TS Phạm
Đức Phúc - Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Y tế Công cộng
và Hệ sinh thái (CENPHER) - Trường đại học Y tế Công cộng,
khảo sát về mức độ hiểu biết của người tiêu dùng tại Việt Nam về
vấn đề an toàn thực phẩm đối với thịt lợn, kết quả khảo sát của
cho thấy, có tới 92% số người tiêu dùng được hỏi cho rằng thịt lợn
không an toàn có thể phát hiện qua quan sát bằng mắt thường;
78% số người được hỏi cho rằng hóa chất trong thực phẩm (thịt
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 101

lợn) là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư; 41% số người
được hỏi cho rằng nếu thịt lợn được nấu kỹ thì sẽ an toàn...; có
37% số người được hỏi cho rằng: Trách nhiệm đảm bảo an toàn
thực phẩm là của Chính phủ. Có 28% số người cho rằng: Các
bệnh do thực phẩm gây ra thường không nghiêm trọng.
Thực tế có thể thấy rằng, thịt lợn là loại thực phẩm có nguy
cơ mang một số mầm bệnh như E. coli, giun xoắn, gạo lợn mà
nhiều người tiêu dùng không biết, trong đó, vi khuẩn
salmonella là một trong 4 vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm/tiêu
chảy hàng đầu ở các nước phát triển và trên toàn cầu.
Các chuyên gia thông tin, phân tích các mẫu thịt lợn thu thập
từ 3 địa phương thuộc địa bàn nghiên cứu của các dự án, kết
quả cho thấy thịt lợn nhiễm vi khuẩn Salmonella ở mức cao.
Thông tin được đưa ra tại Tọa đàm báo chí “Chuyển tải thông
điệp an toàn thực phẩm tới công chúng thông qua tăng cường
hợp tác giữa nghiên cứu và báo chí - trường hợp thực phẩm có
nguồn gốc động vật” do Hội Nhà báo Việt Nam, Trường đại
học Y tế công cộng và Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế
(ILRI) phối hợp tổ chức. Kết quả khảo sát từ 2 dự án (Dự án
PigRISK-2012-2017 và Dự án SafePORK-2018-2022) phân
tích các mẫu thịt lợn thu thập từ Hưng Yên, Nghệ An và Hà
Nội, kết quả cho thấy thịt lợn nhiễm vi khuẩn Salmonella ở
mức cao, đạt 44-58%. Tuy nhiên, một số người vẫn giết mổ heo
chết đem tiêu thụ với giá rẻ được các nhà sản xuất, kinh doanh
mua vì lợi nhuận cao.
Về nhận thức và xu hướng của người tiêu dùng, để cung cấp
thực phẩm ra thị trường, thịt và các sản phẩm từ thịt phải đáp
102 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

ứng các yêu cầu theo các quy định về chăn nuôi an toàn và đảm
bảo sản xuất heo thịt xuất chuồng đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an
toàn thực phẩm, không tồn dư hóa chất độc hại và vi sinh vật
vượt ngưỡng cho phép, đồng thời đảm bảo tính minh bạch, truy
nguyên được nguồn gốc.
Hiện tại, blockchain ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực tài chính,
đặc biệt là tài sản số, tiền số. Những tiềm năng ứng dụng khác của
công nghệ blockchain như truy xuất nguồn gốc trong nông
nghiệp, logistics, y tế, giáo dục,… chưa được ứng dụng nhiều.
Tuy nhiên, ý thức của người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực
phẩm ngày càng cao. Theo đó, họ có nhu cầu truy xuất được
nguồn gốc cho thực phẩm họ muốn tiêu thụ. Vì vậy, việc các nhà
sản xuất đưa ra thông tin chi tiết về các mắt xích trong chu trình
cung ứng và xác thực cho các thông tin ấy là điều tất yếu.
Xu hướng tiêu dùng hiện đại
Kịch bản kinh tế vĩ mô suy yếu, việc làm không ổn định và
thu nhập hộ gia đình giảm sẽ khiến người tiêu dùng buộc phải
đánh giá lại các giá trị và ưu tiên của họ cũng như nắm bắt thói
quen tiêu dùng mới. Niềm tin của người tiêu dùng giảm đi cùng
với tài chính không đầy đủ, dẫn đến việc phải tiết kiệm để chi
tiêu cẩn thận hơn, dành riêng một khoản dự trù phát sinh cho
những điều không lường trước được. Có thể thấy, đại dịch đã
thúc đẩy việc mua sắm có kế hoạch, có chủ đích và chuyển
sang tiêu dùng bền vững, hợp lý.
Xu hướng chi tiêu và sở thích mua sắm
- Mặt hàng được lựa chọn hàng đầu: thực phẩm và sản phẩm
y tế Người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến thực phẩm sản
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 103

phẩm y tế vì những mặt hàng này chính là yếu tố quan trọng


trong việc bảo vệ sức khỏe và duy trì sự sống trước thực trạng
dịch bệnh đang ngày càng lan rộng với những biến thể nguy
hiểm hơn.
Theo báo cáo về chỉ số giá thực phẩm trên thế giới của Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc - FAO, chỉ số giá các
mặt hàng thực phẩm trong tháng 5/2021 cao hơn 4,8% so với
tháng 4/2021 và 39,7% so với cùng kỳ năm ngoái do giá dầu,
đường và ngũ cốc cùng với giá thịt và sữa tiếp tục tăng cao.
- Tiện lợi: Các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như giãn
cách, hạn chế tiếp xúc... khiến việc đặt hàng trên thiết bị di
động, công nghệ và giao hàng tại nơi người tiêu dùng thuận tiện
nhận hàng giúp người tiêu dùng mua sản phẩm họ cần vào thời
điểm họ muốn trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Các hoạt
động như làm việc, mua sắm, giải trí… vẫn được thực hiện mà
không cần di chuyển đến nhiều vị trí, địa điểm.
Người tiêu dùng có thể tối đa hóa thời gian, tăng tính linh
hoạt, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông qua truy cập từ
nhà. Do đó, “tiện” đã trở thành một trong những tiêu chí tiêu
dùng trong xã hội trong bối cảnh “bình thường mới” hiện nay.
- Tiêu dùng xanh, tiêu dùng có trách nhiệm Khủng hoảng
sức khỏe ảnh hưởng sâu sắc đến nhu cầu và thói quen mua sắm
của mọi người. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nặng nề
dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như suy thoái đa dạng sinh
học, suy thoái tài nguyên nước, ảnh hưởng môi trường sống của
các loài thủy hải sản hay sản xuất nông nghiệp... tác động
không nhỏ đến nguồn cung thực phẩm hàng ngày của con
104 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

người.
Không chỉ có vậy, tác động môi trường còn ảnh hưởng cả
đến giá cả hàng hóa. Chẳng hạn, các cơn bão ở Đại Tây Dương
có thể gây gián đoạn cho các chuỗi cung ứng ở các lĩnh vực
nông nghiệp, năng lượng hoặc ảnh hưởng đến cả lĩnh vực bảo
hiểm khi tình trạng tắc nghẽn tại các cảng xuất, nhập khẩu hay
trung chuyển hàng kéo dài. Các tác động thời tiết khác đến vận
tải đường bộ và vận tải mặt đất cũng có thể ảnh hưởng đến giá
nhiên liệu. Vì vậy, người tiêu dùng quan tâm hơn về môi
trường với tư duy khôi phục hệ sinh thái vừa góp phần giảm giá
hàng hóa vừa làm cho mọi người sống khỏe hơn, sống lâu hơn.
 Môi trường cạnh tranh
Trong thời gian gần đây, công nghệ Blockchain đã và đang
dần trở thành xu hướng trên toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam.
Có thể nói, ngành công nghệ này đã mang lại nhiều lợi ích to
lớn cho doanh nghiệp, từ lĩnh vực tài chính, sản xuất cho đến cả
giáo dục hoặc năng lượng. Theo nhiều chuyên gia hàng đầu
Việt Nam hiện nay, công nghệ Blockchain là cơ hội cho các
doanh nghiệp Việt, khi chúng mang lại khả năng lưu trữ hồ sơ
giao dịch nhanh chóng hơn và rẻ hơn nhiều.
Các doanh nghiệp toàn cầu đã phát triển theo thời gian và
một số yếu tố quyết định mức độ mà bất kỳ doanh nghiệp nào
hoạt động trong bất kỳ ngành cụ thể nào cạnh tranh. Trong số
các yếu tố ảnh hưởng đáng chú ý đến tăng trưởng kinh doanh là
một làn sóng tiếp cận mới để làm những việc như blockchain
được quan sát là đã bén rễ và tác động mạnh mẽ đến hoạt động
liên tục và sự tồn tại của các cơ sở kinh doanh lớn. Mặc dù hầu
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 105

hết các tổ chức đã nhận thức được công nghệ đột phá này như
blockchain, nhưng vẫn còn khó khăn trong việc triển khai công
nghệ này để giải quyết các mối quan tâm kinh doanh lớn đã nêu
ra trước đó. Những khó khăn này hầu hết không chỉ xuất phát
từ tính chất phức tạp của blockchain mà là sự hấp dẫn của
doanh nghiệp khi được đo dựa trên các số liệu kinh doanh cốt
lõi nhất định như quyền riêng tư, tốc độ giao dịch và dễ dàng
tích hợp vào hoạt động kinh doanh.
Với khả năng lưu trữ thông tin, dữ liệu minh bạch và bảo
mật cao, blockchain (công nghệ chuỗi khối) đang được xem là
‘hot trend’ công nghệ (xu hướng nóng) mà nhiều công ty,
startup đang chạy đua ứng dụng. Nhờ tính ưu việt của mình mà
blockchain đang được các nhà điều hành toàn cầu hướng tới và
coi đây là một trong những công nghệ chiến lược giúp nâng cao
sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Diễn đàn Kinh tế thế giới
(WEF) dự đoán rằng, 10% GDP toàn cầu sẽ liên quan đến
blockchain vào năm 2025. Công nghệ blockchain được dự đoán
sẽ có tác động tương tự như cách cuộc cách mạng Internet đã
tạo ra từ những năm 1990.
Bên cạnh đó, nông nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn
chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất
lượng và giá trị hàng hoá Nông nghiệp trong nước và xuất
khẩu. Cùng với sự phát triển công nghệ và chiến lược chuyển
đổi số quốc gia, chuyển đổi số áp dụng công nghệ cao kỳ vọng
sẽ giúp Nông nghiệp Việt Nam gia tăng năng suất, giảm chi phí
sản xuất và thích ứng kịp thời với biến đổi khí hậu.
Blockchain mang lại sự minh bạch tối đa trong mọi giao
106 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

dịch trong chuỗi cung ứng - từ việc thu mua nguyên liệu, sản
xuất đến phân phối và bán sản phẩm. Điều này giúp khách hàng
có thể truy xuất nguồn gốc của sản phẩm trong toàn bộ chuỗi
cung ứng, từ đó giảm thiểu rủi ro một cách tối đa, giảm được các
lừa đảo trong giao dịch. Do đó. khi sử dụng công nghệ
Blockchain, doanh nghiệp sẽ dễ dàng dành được lòng tin của
khách hàng hơn, bằng cách cho phép khách hàng kiểm tra thông
tin giao dịch kinh doanh liên quan cho mình. Do nhu cầu khách
hàng quan tâm hơn đến sức khỏe, an toàn thực phẩm, nguồn gốc
của thực phẩm… bởi sự xuất hiện ngày càng tràn lan các thực
phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ nên với
blockchain, sản phẩm sẽ được đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng.
Chính điều này cũng tạo ra một sự quan tâm nhất định của các
doanh nghiệp đối với việc ứng dụng công nghệ blockchain vào
hoạt động kinh doanh của đơn vị. Mọi doanh nghiệp đều muốn
tạo được lòng tin cho khách hàng, điều này sẽ thúc đẩy doanh
nghiệp tìm cách để thoả mãn nhu cầu khách hàng cũng như tạo
ra được lợi thế cho cạnh tranh cho doanh nghiệp trong lĩnh vực
kinh doanh của mình.
Với doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ blockchain vào sản
xuất có thể kiểm soát được toàn bộ chuỗi sản xuất, khâu nào
đang hợp lý, khâu nào có thể tiết kiệm. Từ đó, doanh nghiệp sắp
xếp lại chuỗi sản xuất hợp lý hơn và lợi nhuận trong chuỗi sẽ
tăng lên.
Mặc dù Nông nghiệp Việt Nam đã và đang có những đóng
góp quan trọng đối với nền kinh tế nhưng còn bộc lộ nhiều hạn
chế. Tăng trưởng chưa bền vững, chưa sử dụng nhiều ứng dụng
khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo, khâu chế biến, sản xuất
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 107

còn nhiều điểm yếu, thị trường chưa ổn định... đó là những hạn
chế còn tồn tại ở các doanh nghiệp.
Để thực hiện được mực tiêu xây dựng hệ thống thông tin nông
nghiệp và chuyển đổi số nhằm phát triển mô hình nông nghiệp tuần
hoàn, hướng tới sử dụng hiệu quả tài nguyên, phát triển kinh tế,
giảm ô nhiễm môi trường và góp phần thích ứng với biến đổi khí
hậu, bên cạnh sự vai trò của Chính phủ, sự tham gia của giới nghiên
cứu khoa học và cộng đồng thì không thể thiếu sự vào cuộc quyết
liệt hơn của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ là những người đặt
hàng các sản phẩm ứng dụng công nghệ nông nghiệp theo nhu cầu
thị trường; Xây dựng và triển khai các nền tảng công nghệ cho các
hệ thống thông tin nông nghiệp, các mô hình kinh doanh dịch vụ
nông nghiệp. Doanh nghiệp cần có những chương trình thúc đẩy
phát triển hệ sinh thái nông nghiệp, huy động sự tham gia của xã
hội vào chuỗi giá trị sản phẩm bằng việc ứng dụng các giải pháp
thúc đẩy mô hình công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong phát
triển nông nghiệp tuần hoàn. Đây có lẽ coi là những áp lực từ môi
trường cạnh tranh trong ngành giữa các doanh nghiệp, với mong
muốn tạo ra được môi trường kinh doanh bền vững và lợi thế cạnh
tranh vượt trội của mỗi doanh nghiệp trong thị trường tiếp cận công
nghệ ngày càng được mở rộng như hiện nay.
Thay đổi mô hình kinh doanh để thích ứng với xu hướng tiêu
dùng mới:
Covid-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc
sống cá nhân người tiêu dùng, buộc doanh nghiệp cũng phải
sáng tạo, phản ứng nhanh để thích ứng với xu hướng và cách
thức tiêu dùng mới của người dân. Theo đó, thay đổi mô hình
108 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

kinh doanh, từ sản xuất đến phân phối, vận chuyển, tiêu thụ, là
giải pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp phát triển trong tình hình
mới.
Theo thời gian, thông tin sổ cái blockchain tổng hợp có thể
tiết lộ những điểm yếu trong chuỗi cung ứng và giúp các tổ
chức liên tục tối ưu hóa hoạt động. Như vậy, thay đổi mô hình
kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại chính là giải
pháp duy trì và phát triển hữu hiệu nhất trong tình hình mới
trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, công nghệ Blockchain được ứng dụng chủ yếu
trong các lĩnh vực: dịch vụ tài chính (hơn 83%), chuỗi cung ứng
(40%), dịch vụ công cộng (30%), năng lượng (30%), giáo dục
(30%),…

Hình 2.4: Doanh thu blockchain theo các ngành, thị


trường thế giới: 2017 – 2025
Nguồn: https://erpviet.vn
Nghiên cứu về doanh thu blockchain theo ngành 2017-2025
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 109

cho thấy chỉ sau ngành tài chính, các công ty thuộc lĩnh vực sản
xuất đang có xu hướng đầu tư vào công nghệ này, đặc biệt là các
công ty sản xuất mặt hàng thực phẩm. Blockchain có thể giúp
giảm thiểu áp lực của các quy định, chính sách và yêu cầu về an
toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp này. Trong đó, truy xuất
nguồn gốc được coi là chìa khóa giải quyết những vấn đề nêu
trên.
Đánh giá về điều kiện vi mô (các điều kiện cơ bản sẵn có,
khả năng tương thích, khả năng hợp tác)
 Các điều kiện cơ bản sẵn có
Một trong những vấn đề đặt ra đầu tiên của doanh nghiệp
Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ mới blockchain đó
chính là chi phí và nhân lực.
Về chi phí, để xây dựng một app (ứng dụng) blockchain thì
chi phí rất lớn, gấp 4-5 lần bình thường. Việc tìm kiếm lực
lượng kỹ sư blockchain hay lập trình viên blockchain đang gặp
nhiều khó khăn. Hành lang pháp lý về blockchain chưa đầy đủ,
nên không ít công ty khởi nghiệp trong nước đã chọn giải pháp
đặt văn phòng đại diện tại các nước đã có nền tảng pháp lý rõ
ràng hơn để thuận tiện hoạt động, đặc biệt là gọi vốn dễ dàng
hơn… Điều này gây chảy máu chất xám, thất thoát ngoại tệ,
đồng thời tạo cơ hội cho những đối tượng lừa đảo trục lợi.
Hội thảo trực tuyến "Nâng tầm doanh nghiệp với các ứng
dụng Blockchain" do Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) vừa
tổ chức bàn về công nghệ chuỗi khối trong thực tiễn kinh doanh,
vận hành doanh nghiệp. Đối thoại cởi mở giữa các chuyên gia
công nghệ đầu ngành và người tham dự giải đáp nhiều thắc mắc
110 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

về cách các doanh nghiệp đón đầu 4.0 với công nghệ của tương
lai - Blockchain. Theo diễn giả Đỗ Văn Long- CEO của Vietnam
Blockchain Corporation, chi phí ứng dụng blockchain được tính
toán dựa vào nhu cầu và mục đích của mỗi doanh nghiệp. Theo
đó, một giải pháp blockchain toàn diện cho chuỗi cung ứng, hay
toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đến khi tiếp cận khách
hàng, cải tiến và kết nối đến các hệ thống đã có của doanh nghiệp,
sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí, yêu cầu các chức năng chuyên
biệt.
Bên cạmh đó, để có đủ điều kiện về chi phí khi ứng dụng công
nghệ blockchain, cần xét đến yếu tố thu nhập của các hộ chăn
nuôi lợn. Theo kết quả thống kê, ta thấy thu nhập bình quân hộ đạt
59,0 triệu đồng, trong đó, thu nhập từ chăn nuôi lợn chiếm đến
43,4% tương ứng 25,6 triệu đồng/hộ, 4,3 triệu đồng/nhân khẩu và
17,1 triệu đồng/lao động. Đối với các trang trại và gia trại thì thu
nhập từ chăn nuôi lợn là chủ yếu, chiếm tỷ lệ tương ứng là 86,7%
và 60,4%, còn hộ chăn nuôi thì ngược lại.
Bảng 2.5. Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các
cơ sở điều tra (Tính BQ hộ/năm)
ĐVT: Triệu đồng
Hộ chăn
Trang trại Gia trại BQ chung
nuôi
Chỉ tiêu
Giá Giá Giá Giá
% % % %
trị trị trị trị
Thu nhập 100, 100, 100, 100,
263,9 109,2 39,5 59,0
BQ hộ 0 0 0 0
Thu nhập
228,7 86,7 66,0 60,4 8,4 21,4 25,6 43,4
từ CN lợn
Thu nhập
35,2 13,3 43,2 39,6 31,0 78,6 33,4 56,6
khác
Thu nhập
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 111

BQ CN
lợn
Bình quân
39,8 - 11,6 - 1,6 - 4,3 -
nhân khẩu
Bình quân
171,9 - 37,7 - 5,9 - 17,1 -
lao động

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2022)


Nhìn chung thu nhập từ CN lợn của các hộ đóng góp một
phần quan trọng trong tổng thu nhập của hộ. Tuy nhiên việc
tổng hợp kết quả nghiên cứu này chỉ trong một năm nên kết quả
chỉ mới phản ánh một phần nào đó vai trò của ngành CN lợn
với phát triển CN lợn về mặt xã hội mà chưa thấy hết một cách
tổng thể tầm quan trọng của ngành CN lợn với phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh TT. Huế.
Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn
Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của
Chính phủ, từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có
khoảng trên 150 ngàn lượt khách hàng được vay vốn theo chính
sách trên để đầu tư vào sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ
thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển ngành nghề
nông thôn, với tổng doanh số cho vay đạt 8.651 tỷ đồng [35].
Đây có thể nói là động lực rất lớn cho phát triển nông nghiệp
nói chung và phát triển chăn nuôi lợn nói riêng. Chính sách đã
tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi đầu tư theo chiều sâu,
hướng tới chăn nuôi quy mô lớn. Mặc dù theo quy định các đối
tượng khách hàng là hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở
nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại, được xem xét cho vay
không
112 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Về nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức và năng lực áp dụng
blockchain: Năng lực và kiến thức cho phép doanh nghiệp xác
định được mô hình vận hành mới phù hợp cũng như nhận diện
được các giá trị mà nó mang lại. Do đó, cần đầu tư thời gian,
nguồn lực xứng đáng để nhân viên và đối tác có thể đóng góp
vào sự thành công chung của dự án.
Vấn đề thứ hai đến từ việc thiếu những nhà cung cấp cơ sở
hạ tầng. Các nhóm ở Việt Nam thường xuyên tập trung phát
triển ứng dụng thay vì phát triển nền tảng blockchain. Một số
doanh nghiệp không chuyên về công nghệ hoặc thiếu nhân sự
sẽ gặp khó khăn nếu muốn bước chân vào thị trường này do
không có những nền tảng sẵn có để họ tham gia xây dựng.
Vấn đề thứ ba có lẽ nằm ở mức độ sẵn sàng về kỹ năng công
nghệ thông tin của người Việt Nam nhìn chung vẫn còn hạn
chế. Tổng Thư ký Hiệp hội Blockchain nhận định, nguyên nhân
là do chưa có những hoạt động phổ cập, giáo dục nâng cao
nhận thức cho người dân và thói quen sử dụng công nghệ của
phần lớn người Việt vẫn còn tùy tiện. Ở Việt Nam vẫn còn
thiếu những chương trình phổ cập kiến thức để thay đổi thói
quen tương tác với công nghệ của người dân.
 Khả năng tương thích
Với tốc độ số hoá nhanh của các doanh nghiệp, nhiều hệ
thống blockchain sẽ có khả năng đồng thời cùng xuất hiện giữa
các bên tham gia trong chuỗi cung ứng, nhất là chuỗi cung ứng
xuất khẩu, tạo ra thách thức về thống nhất thông tin và tạo ra
một cơ chế đồng thuận giữa các bên. Do đó, cần xây dựng “hệ
sinh thái blockchain thống nhất”, trong đó thoả mãn 2 yếu tố là
có sự tương tác đồng đều giữa các mắt xích theo chiều ngang
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 113

của chuỗi và giữa các mắt xích theo chiều dọc của chuỗi. Khi
bắt đầu thiết kế, xây dựng hệ thống, cần xác định việc đáp ứng
các tiêu chuẩn quốc tế về chia sẻ thông tin trong blockchain;
cần chuyên nghiệp ngay từ các khâu đầu tiên như thiết kế,
nghiên cứu, đào tạo sử dụng...
Blockchain là công nghệ mới, chỉ số ít người có kiến thức và
kỹ năng chuyên sâu mới có thể sử dụng trong quản lý chuỗi giá
trị nông sản thực phẩm. Do đó, Iansiti và Lakhani (2017) đề
xuất, áp dụng công nghệ blockchain trong chuỗi giá trị nông
sản thực phẩm có thể là một quá trình lâu dài. Đồng thời, sự
thiếu hiểu biết rộng rãi về cách blockchain hoạt động trong các
lĩnh vực khác cũng tồn tại (Banafa, 2017).
 Khả năng hợp tác
Để có một hệ thống blockchain có sự liên kết của nhiều bên
tham gia thì một trong những yếu tố quyết định là xây dựng văn
hóa hợp tác. Trước khi nhân rộng hệ thống trên một quy mô lớn
hơn, sự hợp tác của toàn hệ sinh thái là chìa khóa để khai thác
toàn vẹn blockchain và các bên tham gia luôn phải sẵn sàng
hợp tác.
Do blockchain có tính minh bạch với tất cả mọi người nên
bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra nguồn gốc sản phẩm ở bất cứ
đâu. Bằng việc sử dụng blockchain các công ty nông nghiệp có
thể tạo ra một hệ thống ghi lại tất cả quá trình sản xuất của toàn
bộ các sản phẩm nông nghiệp. Công nghệ blockchain được biết
đến là một sổ cái số chung, trong đó, dữ liệu sẽ được lưu vào
một cách tuần tự trong các khối. Để được ghi dữ liệu vào
blockchain cần phải được sự đồng thuận của đa số các nút tham
gia hệ thống. Sự đồng thuận đó được quy định một cách rất
114 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

chặt chẽ bởi các logic được định sẵn, ví dụ như ai có quyền gì.
Dữ liệu khi đã được đưa vào blockchain sẽ không thể bị thay
đổi sai lệch với chuẩn định trước.
2.7. Các rào cản của việc ứng dụng
 Rào cản về công nghệ
Các yếu tố về đổi mới sáng tạo công nghệ và giáo dục -
chuẩn bị cho cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam đều
đang ở mức thấp. Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 90/100 về Công
nghệ và Đổi mới (Technology & Innovation); xếp thứ 92/100
về Công nghệ nền (Technology Platform); xếp thứ 77/100 về
Năng lực sáng tạo; xếp hạng 70/100 về Nguồn lực con người.
Tổng cộng, Việt Nam chỉ đạt 4,9 trên thang điểm 10 về mức độ
sẵn sàng với cách mạng 4.0 (ICTnews, 2018). Thách thức mà
cuộc cách mạng 4.0 mang đến cho nền kinh tế Việt Nam phải
kể đến các vấn đề về an ninh mạng, năng lượng, chuỗi cung
ứng và đặc biệt là nguồn nhân lực. Hơn nữa, việc “chuẩn hóa
khâu sản xuất” đang là vấn đề khó nhất đối với doanh nghiệp
Việt Nam.
Việc ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi người nông dân
phải có kiến thức sản xuất và trình độ nhất định. Trong khi đó,
hiên nay lao động trẻ có trình độ văn hóa nhất định dễ tiếp thu
các tiến bộ khoa học và công nghệ thì thường ra thành phố làm
việc, còn lại lao động nông thôn chủ yếu là người già và phụ nữ
lớn tuổi. Chính vì vậy, việc tiếp thu các kiến thức, quy trình
công nghệ mới còn hạn chế.
Thách thức thứ hai đến từ việc thiếu những nhà cung cấp
cơ sở hạ tầng. Các nhóm ở Việt Nam thường xuyên tập trung
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 115

phát triển ứng dụng thay vì phát triển nền tảng blockchain. Một
số doanh nghiệp không chuyên về công nghệ hoặc thiếu nhân
sự sẽ gặp khó khăn nếu muốn bước chân vào thị trường này do
không có những nền tảng sẵn có để họ tham gia xây dựng. Quá
trình chuyển đổi từ hệ thống tập trung sang hệ thống phi tập
trung đòi hỏi rất nhiều công đoạn, tiêu tốn thời gian, tiền bạc và
sức người. Nhưng không phải công ty nào cũng chấp nhận rủi
ro lớn như vậy.
Ý định ban đầu của việc tạo ra blockchain không nhằm
nâng cao và phát triển trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất, bởi
mục tiêu ban đầu của blockchain được thiết kế như một sổ cái
công khai, an toàn. Bởi vậy, sẽ có một số thách thức xuất hiện
với những ứng dụng ban đầu trong sản xuất, do nó chưa được
tối ưu hóa, phát triển cho các hệ thống doanh nghiệp sản xuất.
Việc thiết lập các hợp đồng thông minh, tích hợp công nghệ
blockchain trong ứng dụng dây chuyền, chuỗi cung ứng là điều
đáng mong đợi, song còn khó để thực hiện với sự hạn chế trong
ứng dụng blockchain ngày nay.
 Rào cản về nguồn nhân lực
Mức độ sẵn sàng về kỹ năng công nghệ thông tin của
người Việt Nam nhìn chung vẫn còn hạn chế. Tổng Thư ký
Hiệp hội Blockchain nhận định, nguyên nhân là do chưa có
những hoạt động phổ cập, giáo dục nâng cao nhận thức cho
người dân và thói quen sử dụng công nghệ của phần lớn người
Việt vẫn còn tùy tiện.
Trong thời đại công nghệ như hiện nay, người sản xuất NN
lại không biết nhiều về công nghệ, trong khi người làm công
nghệ thông tin lại không biết nhiều về NN. Hai bên không gặp
116 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

nhau thì không bao giờ đẩy được năng suất nông sản lên được.
Chính vậy, các nhà khoa học trong nước không chỉ tạo ra sản
phẩm công nghệ phục vụ sản xuất NN ngay tại trong nước với
giá thành rẻ, mà cần đơn giản hóa sản phẩm để người nông dân
dễ sử dụng.
 Tính phổ biến và mức độ chấp nhận
Một trong những trở ngại của blockchain là tính phổ biến
còn thấp. Việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
cũng đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó người sử dụng phải có
một hiểu biết nhất định về công nghệ. Chính vì vậy, khó khăn
lớn nhất của blockchain hiện tại là đơn giản hóa để bất cứ ai
cũng có thể sử dụng. Một thực tế tại Việt Nam cũng như một số
quốc gia đang phát triển khác là quy mô sản xuất còn khá manh
mún, nhỏ lẻ. Ứng dụng công nghệ blockchain đồng nghĩa với
việc phải đảm bảo tập trung được khối lượng nông sản lớn, ít
nhất là một công ten nơ. Việc thực hiện sẽ dễ dàng hơn đối với
những hợp tác xã hay người nông dân có quy mô sản xuất lớn.
Ngoài ra còn có nhiều trở ngại tiếp nhận mà làm giảm các lợi
ích của các giải pháp blockchain. Tất cả các bên trong một
chuỗi cung ứng phải chấp nhận tiếp nhận công nghệ trong khi
tất cả các công ty và tổ chức đều không linh hoạt. Sự tham gia
đầy đủ của tất cả người tham gia là cần thiết để tích hợp
blockchain thành công.
Việc ứng dụng blockchain vào cuộc sống không phải là điều dễ
dàng vì đòi hỏi phải có sự đồng lòng từ nhiều phía. Nếu doanh
nghiệp muốn làm nhưng người tiêu dùng không cần thì cũng khó
triển khai; hoặc sản phẩm làm ra chỉ tiêu thụ trong một giới hạn
thị trường nào đó thì doanh nghiệp chưa có nhu cầu.
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 117

 Chi phí
Công nghệ blockchain vẫn còn nhiều hạn chế về mặt chi phí,
cơ sở vật chất để có thể áp dụng vào chuỗi cung ứng hàng nông
sản vì không phải bất kỳ doanh nghiệp hay đơn vị nào cũng có
khả năng chi trả cho việc trang bị những dàn máy tính cực kỳ
hiện đại để có thể sử dụng công nghệ blockchain.
Các công ty sử dụng blockchain cần rất nhiều công sức để
tính toán, bởi vậy, cũng sẽ rất tốn kém do sử dụng lượng điện
đáng kể để vận hành. Mặc dù Blockchain có thể khả thi, chủ yếu
đối với những nhóm người tham gia ở quy mô nhỏ nhằm trao đổi
dữ liệu, chúng sẽ cần sức mạnh tính toán cao cho những giao
dịch công khai nếu được mở rộng lớn hơn. Chi phí trong sản
xuất có thể giảm, tuy nhiên, việc vận hành và ứng dụng công
nghệ blockchain trong ngành vẫn cần sự đầu tư với giá trị tương
đương hoặc có thể lớn hơn về chi phí và công suất. Để xây dựng
một app (ứng dụng) blockchain thì chi phí rất lớn, gấp 4-5 lần
bình thường. Việc tìm kiếm lực lượng kỹ sư blockchain hay lập
trình viên blockchain đang gặp nhiều khó khăn.
Ngoài các rào cản trên, hạn chế chính trong chuỗi cung
ứng nông sản Việt Nam là khâu sản xuất, vấn đề đầu vào: sử
dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khi ứng dụng
blockchain, mọi thông tin sẽ bị “phơi bày”. Điều này không
dễ để áp dụng đối với tập quán sản xuất và kinh doanh tại
Việt Nam.
 Rào cản về pháp lý
Một điểm đáng lưu ý, pháp luật hiện nay cũng chưa quy
định áp dụng blockchain là bắt buộc nên rất khó đưa vào thực
118 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

hiện. Chẳng hạn, trong chuỗi chăn nuôi heo, từ người sản xuất
đến giết mổ, chế biến, tiêu dùng, mỗi người có một sự quan tâm
riêng. Sự quan tâm của người tiêu dùng chưa chắc là sự quan
tâm của người giết mổ và khi đó thì không thể hoàn thiện được
chuỗi, tức không kiểm soát được, sẽ gặp sự phản ứng, không
muốn tham gia của một số thành phần trong chuỗi. Thực tế hiện
nay cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp Việt hoạt động trong
lĩnh vực blockchain buộc phải đăng ký tại nước ngoài.
 Những thông tin nhập vào blockchain khó thay đổi
Việc các thông tin được nhập vào blockchain không được
thay đổi (mà chỉ có thể cập nhật) là một điều tốt, nhưng cũng
có thể mang lại trở ngại nếu như lỡ nhập thông tin không
chính xác từ đầu. Một khi dữ liệu bị nhập sai, mọi quy trình
sau đó sẽ được xây trên nền tảng thông tin dữ liệu không
chính xác, khiến những quyết định không chính xác có thể
được đề đặt ra, trước khi có một ai đó phát hiện ra đã có sai
sót ngay từ ban đầu. Trong trường hợp khóa blockchain bị
đánh cắp và bị thêm các thông tin sai lệch, sẽ không có cách
nào để lấy lại quyền truy cập cũng như sửa lại dữ liệu chính
xác. Bởi vậy, các nhà sản xuất cần xem xét kỹ các dữ liệu đầu
vào, nhằm giảm thiểu khó khăn về việc cập nhật thông tin
trong những quy trình sau đó.
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 119

CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC BÊN TRONG
CHUỖI CUNG ỨNG THỊT LỢN VỀ VIỆC ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
3.1. Thống kê mô tả thông tin mẫu nghiên cứu
Bảng 3.1. Thống kê mô tả thông tin mẫu nghiên cứu
Tần Tần suất
Tiêu chí Phân loại
số (%)
Vai trò của Đơn vị chăn nuôi 119 33,4
đơn vị anh/chị Đơn vị giết mổ, chế biến thịt lợn 49 13,8
trong chuỗi Thương lái, đơn vị thu mua lợn 36 10,1
cung ứng thịt Đơn vị thương mại, buôn bán thịt lợn 127 35,7
lợn tại Huế Đơn vị vận chuyển 25 7,0
Dưới 3 năm 19 5,3
Thời gian hoạt Từ 3 năm đến 10 năm 57 16,0
động Từ 10 năm đến 20 năm 128 36,0
Trên 20 năm 152 42,7
Dưới 5 lao động 158 44,4
Quy mô lao
Từ 5 đến 20 lao động 97 27,2
động của đơn
Từ 20 đến 50 lao động 64 18,0
vị
Trên 50 lao động 37 10,4
Khả năng tiếp Rất nhanh 22 6,2
cận công nghệ Nhanh 64 18,0
mới của lao Trung lập 97 27,2
động trong đơn Chậm 101 28,4
vị Rất chậm 72 20,2
Dưới 50 triệu đồng 32 9,0
Quy mô doanh Từ 50 triệu đến 200 triệu đồng 156 43,8
thu hằng năm Từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng 95 26,7
Trên 1 tỷ đồng 73 20,5
Mức chi hằng Dưới 5 triệu đồng 95 26,7
năm cho việc Từ 5 triệu đến 20 triệu đồng 141 39,6
trang bị các Từ 20 triệu đến 100 triệu đồng 76 21,3
phương tiện
CNTT Trên 100 triệu đồng 44 12,4
120 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

(Nguồn: Xử lý dữ liệu năm 2022)


Về vai trò của đơn vị trong chuỗi cung ứng, đơn vị
chăn nuôi và đơn vị thương mại, buôn bán thịt lợn chiếm đa
số với tỷ lệ lần lượt là 33,4% và 35,7%. Đơn vị giết mổ, chế
biến thịt lợn chiếm 13,8%; thương lái, đơn vị thu mua lợn
chiếm 10,1%. Tỷ lệ thấp nhất là đơn vị vận chuyển chiếm
7%. Có thể thấy rằng đơn vị chăn nuôi và đơn vị thương mại,
buôn bán chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm cũng chính là
nhóm đơn vị đầu vào và đầu ra của chuỗi cung ứng thịt lợn,
đây chính là 2 nhóm đơn vị ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt
động quản lý chuỗi cung ứng thịt lợn trên địa bàn thành phố
Huế.
Về thời gian hoạt động của đơn vị, hầu hết các đơn vị đều
hoạt động trên 20 năm chiếm đến 42,7%; từ 10 năm đến 20 năm
chiếm 36%. Chỉ có một số ít đơn vị có thời gian hoạt động từ 3
năm đến 10 năm chiếm 16% và thấp nhất là dưới 3 năm chiếm
5,3%. Trong mẫu khảo sát, số lượng các đơn vị chăn nuôi chiếm
phần lớn, hầu như các đơn vị này đều có thời gian hoạt động từ
lâu, ban đầu là các đơn vị chăn nuôi lợn có hình thức nhỏ lẻ, phân
tán ở cấp nông hộ, về sau chuyển dần sang hình thức chăn nuôi
theo trang trại, gia trại với quy mô sản xuất lớn hơn.
Về quy mô lao động của đơn vị, đơn vị có dưới 5 lao
động chiếm tỷ lệ cao nhất là 44,4%. Tiếp đến là đơn vị có từ 5
đến 20 lao động chiếm 27,2%; từ 20 đến 50 lao động chiếm
18%. Và thấp nhất là đơn vị có trên 50 lao động chỉ chiếm
10,4%. Số đơn vị có dưới 5 lao động chủ yếu là các đơn vị
buôn bán thịt lợn nhỏ lẻ, bên cạnh đó cũng là các đơn vị vận
chuyển và một số hộ chăn nuôi nhỏ theo hình thức hộ gia đình.
Các đơn vị trung gian như giết mổ, thương lái hầu hết có số lao
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 121

động tầm từ 5 đến 50 người trong đơn vị.


122 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Về khả năng tiếp cận công nghệ mới của lao động trong
đơn vị, mức độ lao động tiếp nhận chậm và trung lập chiếm
phần lớn mẫu điều tra với tỷ lệ lần lượt là 28,4% và 27,2%. Có
19% đơn vị có lao động với khả năng tiếp nhận công nghệ mới
nhanh. Và cũng có 18,0% đơn vị có lao động với khả năng tiếp
nhận công nghệ mới rất chậm. Tỷ lệ thấp nhất là khả năng tiếp
nhận rất nhanh, chỉ chiếm 6,2%. Mặc dù công nghệ thong tin
hiện nay đã và đang từng ngày trở lên phổ biến hơn với tất cả
mọi người, ở mọi tầng lớp và độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên
hiện nay các đơn vị chăn nuôi hay các đơn vị giết mổ, chế biến
thịt lợn, các tiểu thương bán lẻ tại các chợ hay hộ kinh doanh
nhỏ chủ yếu là lao động phổ thông, khả năng tiếp cận công
nghệ mới vẫn chưa cao.
Về quy mô doanh thu hằng năm, từ 50 triệu đến 200 triệu
đồng chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,8%. Tiếp đến là từ 200 triệu
đến 1 tỷ đồng chiếm 26,7%. Đơn vị có quy mô doanh thu trên 1
tỷ đồng chiếm 20,5% và thấp nhất là dưới 50 triệu đồng chiếm
9%. Mặt hàng thịt lợn là sản phẩm quen thuộc trong bữa ăn
hằng ngày của người dân cũng như các sản phẩm từ thịt lợn
cũng rất phổ biến và dồi dào trên thị trường, mức cung cầu sản
phẩm này mỗi ngày hầu như đều đặn. Do đó, xét trên tổng quan
thì các đơn vị kinh doanh trong chuỗi cung ứng thịt lợn đều có
doanh thu tương đối từ 50 đến 200 triệu đồng mỗi năm.
Về mức chi hằng năm cho việc trang bị các phương tiện
CNTT, từ 5 triệu đến 20 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất là
39,6%. Tiếp đến là dưới 5 triệu đồng chiếm 26,7%; từ 20 triệu
đến 100 triệu đồng chiếm 21,3% và thấp nhất là trên 100 triệu
đồng chiếm 12,4%. Trên địa bàn tỉnh ta đang bắt đầu có nhiều
trang trại; hộ chăn nuôi ứng dụng công nghệ trong tổ chức sản
xuất, quản lý trang trại. Có thể thấy là phương tiện CNTT hiện
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 123

nay được áp dụng chủ yếu trong các đơn vị kinh doanh là điện
thoại và máy tính. Đây là 2 phương tiện hỗ trợ khá lớn trong
quy trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp với mức
chi phí không quá cao.

Các phương tiện thu thập, lưu trữ, chia sẻ


thông tin nội bộ (Điện thoại, hệ thống EDI, 68.6%
…)

Hệ thống camera quan sát 49.8%

Cảm biến theo dõi điều kiện chăn nuôi, bảo


quản (nhiệt độ, độ ẩm, lượng nước uống, 21.9%
lượng thức ăn, tình trạng sức khỏe vật nuôi,
…)

Công nghệ truy xuất nguồn gốc (QR code, 20.0%


RID)

Biểu đồ 3.1. Các hình thức công nghệ thông tin đang được
áp dụng
(Nguồn: Xử lý dữ liệu năm 2022)
Theo khảo sát trong mẫu điều tra các bên trong chuỗi cung
ứng thịt lợn, hình thức công nghệ thông tin đang được áp dụng
chủ yếu là các phương tiện thu thập, lưu trữ, chia sẻ thông tin
nội bộ như điện thoại, máy tính, hệ thống EDI… chiếm đến
68,6%, đây là các phương tiện thông tin cơ bản áp dụng trong
đơn vị, chủ yếu để trao đổi các thông tin cần thiết và hầu như ai
cũng có thể sử dụng để tạo kết nối, dễ dàng chia sẻ thông tin
với nhau, tạo hiệu quả và sự nhanh chóng trong công việc.
Hệ thống camera quan sát được áp dụng cũng khá nhiều,
chiếm đến 49,8%. Hiện nay công nghệ phát triển, hệ thống
camera quan sát cũng không còn quá xa lạ với mọi người hay
bất cứ đơn vị kinh doanh nào, hệ thống này giúp doanh nghiệp
124 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

dễ dàng quan sát được quá trình làm việc cũng như trao đổi
giao dịch được đảm bảo, giải quyết được các vấn đề phát sinh
trong lúc giao dịch hay an ninh tại nơi làm việc.
Các hệ thống cảm biến theo dõi điều kiện chăn nuôi, bảo
quản (nhiệt độ, độ ẩm, lượng nước uống, lượng thức ăn…) chủ
yếu được áp dụng tại các trang trại chăn nuôi hoặc các cơ sở
chế biến thịt lợn. Hình thức công nghệ này được áp dụng này
chỉ chiếm 21,9% trong tổng số mẫu điều tra.
Và thấp nhất là công nghệ truy xuất nguồn gốc (QR code,
RID) chỉ chiếm 20%. Công nghệ truy xuất nguồn gốc hầu như
còn khá lạ lẫm với người tiêu dùng cũng như các bên liên quan
trong chuỗi cung ứng. Bởi lẽ điều kiện để áp dụng công nghệ
này cần có sự kết nối mang tính toàn diện trong cả chuỗi cung
ứng từ đầu vào cho đến đầu ra, mà đây là vấn đề không phải
đơn giản để có thể áp dụng tức thì cũng như chi phí để đầu tư
cho các công nghệ này cũng không nhỏ, do đó cũng chưa có
nhiều các đơn vị kinh doanh áp dụng công nghệ này vào hoạt
động kinh doanh hiện tại.

Các công ty chuyên cung ứng công 10.2%


nghệ

Hợp tác xã, cơ quan quản lý địa 22.9%


phương

Mạng xã hội, bạn bè, người thân 88.9%

Internet, các công cụ tìm kiếm trực 31.1%


tuyến

Biểu đồ 3.2. Nguồn tìm hiểu thông tin về công nghệ thông
tin mới
(Nguồn: Xử lý dữ liệu năm 2022)
Theo kết quả khảo sát cho thấy, các đơn vị có nguồn tìm
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 125

hiểu thông tin về công nghệ thông tin mới chủ yếu qua mạng xã
hội, bạn bè và người thân, chiếm đến 88,9%. Đây là các kênh
thông tin online và offline phổ biến nhất hiện nay cho hầu như
tất cả các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh khác nhau. Bên cạnh
đó, kênh thông tin internet, các công cụ tìm kiếm trực tuyến
cũng khá phổ biến chiếm 31,1%. Trước đây, máy vi tính và
mạng internet là điều xa lạ đối với rất nhiều hộ nông dân trên
địa bàn, nhưng nay không ít gia đình đã có máy vi tính kết nối
internet, đặc biệt là một bộ phận nông dân đã thành thạo các
thao tác để truy cập mạng, tìm hiểu thông tin bổ ích phục vụ
cho sản xuất và đời sống.
Nguồn tìm hiểu thông tin từ hợp tác xã, cơ quan quản lý địa
phương chiếm 22,9% và thấp nhất là các công ty chuyên cung
ứng công nghệ chiếm 10,2%. Đối với các hộ chăn nuôi ở các
huyện thì đa số vẫn được tiếp cận nguồn thông tin từ hợp tác xã
hay cơ quan quản lý tại khu vực đó. Với mục đích giúp nông
dân tiếp cận nhanh với các nguồn thông tin về thị trường hàng
hóa, nông sản, khoa học kỹ thuật sản xuất,., nâng cao sản lượng
và chất lượng trong chăn nuôi thì các cơ quan quản lý, hội nông
dân cũng thường xuyên có những buổi trao đổi thông tin, giúp
người dân nhanh chóng tiếp cận công nghệ trong thời đại mới.
8.9%

Chưa từng

33.0% Đã từng, nhưng chưa rõ về


khả năng ứng dụng
58.1%

Đã biết rõ về khả năng ứng


dụng

Biểu đồ 3.3. Mức độ nhận biết về công nghệ blockchain


(Nguồn: Xử lý dữ liệu năm 2022)
126 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Khảo sát về mức độ nhận biết về công nghệ blockchain, có đến


58,1% đơn vị đã biết rõ về khả năng ứng dụng công nghệ
blockchain; có 33% đơn vị đã từng nghe qua nhưng chưa rõ về khả
năng ứng dụng công nghệ blockchain, và chỉ có 8,9% đơn vị chưa
từng nghe đến. Kết quả này cho thấy công nghệ blockchain hiện tại
cũng đang dần được thông tin nhiều trong chuỗi cung ứng thịt lợn
trên địa bàn thành phố Huế, đây là công nghệ mới nhưng mang lại
giá trị cao với nhiều tính năng nổi bật, cũng là sự quan tâm đáng kể
của tất cả các đơn vị kinh doanh thịt lợn. Bên cạnh đó, mức độ
truyền thông công nghệ mới này để áp dụng vào ngành nông
nghiệp của tỉnh cũng đang được nhân rộng.

3.835

Hình thành sàn giao dịch thương mại điện 3.114


từ (minh bạch cao, chi phí giao dịch thấp)

2.921

Thiết lập danh tính số cho sản phẩm 4.241

4.257

Truy xuất nguồn gốc theo thời gian thực


(nâng cao tính minh bạch, ý thức/ niềm tin 3.816
của các bên trong chuỗi cung ứng, xử lý
nhanh các vấn đề phát sinh)

Biểu đồ 3.4. Các ứng dụng có tính thiết thực của công nghệ
blockchain với chuỗi cung ứng thịt lợn tại Huế
(Nguồn: Xử lý dữ liệu năm 2022)
Khảo sát về các ứng dụng có tính thiết thực của công nghệ
blockchain, các đơn vị đánh giá cao về việc thiết lập danh tính số
cho sản phẩm và giảm chi phí, thời gian giao dịch, giảm sự tham
gia của các bên trung gian, hai ứng dụng này được đánh giá với
mức điểm trung bình lần lượt là 4,241 và 4,257. Việc hệ thống
công nghệ Blockchain sẽ giúp cắt giảm chi phí tối đa cho các tổ
chức doanh nghiệp ứng dụng công nghệ này là ứng dụng thiết
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 127

thực nhất mà mọi tổ chức, đơn vị hay cá nhân đều đánh giá cao.
Blockchain là công cụ giúp doanh nghiệp triển khai các giao dịch
hiệu quả hơn, giảm bớt các chi phí thủ công như là tổng hợp dữ
liệu, xử lý thông tin. Bên cạnh đó, Blockchain cũng giúp đơn giản
hóa các quy trình báo cáo cũng như kiểm toán trong doanh
nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho nhân sự.
Ứng dụng hỗ trợ công tác dự báo thị trường (3,835) và truy
xuất nguồn gốc theo thời gian thực (nâng cao tính minh bạch, ý
thức/ niềm tin của các bên trong chuỗi cung ứng, xử lý nhanh
các vấn đề phát sinh) (3,816) cũng được đánh giá tương đối
cao. Giá cả, mức độ cung cầu thị trường đều là những yếu tố
mà người chăn nuôi hay những thương lái, cơ sở bán buôn, bán
lẻ đều quan tâm khi kinh doanh mặt hàng thịt lợn. Do đó ứng
dụng hỗ trợ công tác dự báo thị trường của blockchain sẽ giúp
người chăn nuôi cũng như các bên liên quan có được cái nhìn
tổng quan và đưa ra được những kế hoạch đầu tư kinh doanh
kịp thời và chính xác nhất, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Việc
truy xuất được nguồn gốc sản phẩm theo thời gian thực cũng
giúp nâng cao tính minh bạch, ý thức/ niềm tin của các bên
trong chuỗi cung ứng và cả người tiêu dùng.

4.1%
14.6% Dưới 1% doanh thu năm

34.0%
Từ 1% đến 5%

Từ 5% đến 10%
47.3%

Trên 10% doanh thu năm

Biểu đồ 3.5. Mức độ sẵn sàng đầu tư


(dựa trên tỷ lệ doanh thu năm)
(Nguồn: Xử lý dữ liệu năm 2022)
128 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Theo khảo sát về mức độ sẵn sàng đầu tư, hầu hết các đơn
vị sẵn sàng đầu tư từ 1-5% tổng doanh thu năm chiếm 47,3%;
đầu tư từ 5-10% chiếm 34%; đầu tư dưới 1% chiếm 14,6% và
đầu tư trên 10% chỉ chiếm 4,1%. Các đơn vị trong chuỗi cung
ứng thịt lợn hiện nay như các thương lái, các cơ sở bán buôn,
bán lẻ… hầu như đều đã biết đến công nghệ blockchain cùng
những ứng dụng thiết thực của công nghệ mới này, việc sẵn
sàng đầu tư cho sự đổi mới này cũng là điều cần thiết trong kế
hoạch kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, yếu tố chi
phí và vận hành cũng là điều mà mỗi doanh nghiệp đều quan
tâm, bởi lẽ công nghệ này là một khối thống nhất, cần có sự
hợp tác cao giữa các bên trong chuỗi cung ứng.

14.0% Tăng dưới 5% lợi nhuận


15.9% năm

Từ 5% đến 20%
24.1%
Từ 20% đến 50%
46.0%
Tăng trên 50% lợi nhuận
năm

Biểu đồ 3.6. Mức lợi ích kỳ vọng


(dựa trên tỷ lệ lợi nhuận năm)
(Nguồn: Xử lý dữ liệu năm 2022)
Khảo sát về mức lợi ích kỳ vọng dựa trên tỷ lệ lợi nhuận
năm, khi áp dụng công nghệ blockchain, các đơn vị kì vọng có
thể tăng từ 5-20% lợi nhuận năm, chiếm 46%; kì vọng tăng từ
20-50% chiếm 24,1%; kì vọng tăng tưới 5% lợi nhuận năm
chiếm 15,9% và tăng trên 50% lợi nhuận năm chiếm 14%. Mức
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 129

kì vọng này cũng tương ứng với mức sẵn sàng đầu tư cho việc
áp dụng công nghệ mới blockchain của các đơn vị trong chuỗi
cung ứng hiện nay.
3.2. Kiểm định thang đo đánh giá của các đơn vị bên
trong chuỗi cung ứng
Dựa trên khung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
việc áp dụng công nghệ chuỗi khối vào chuỗi cung ứng thịt lợn
tại thị trường thành phố Huế, nghiên cứu tiến hành kiểm định các
thang đo dựa trên 2 nhóm kiểm định, gồm: phương pháp phân
tích nhân tố khám phá (EFA); và phương pháp phân tích nhân tố
khẳng định (CFA).
Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis -
EFA)
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để rút gọn
và tóm tắt các biến nghiên cứu thành các khái niệm. Thông qua
phân tích nhân tố nhằm xác định mối quan hệ của nhiều biến
được xác định và tìm ra nhân tố đại diện cho các biến quan sát.
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá
và phân tích nhân tố khẳng định đối với các thang đo
Hiệu Sig. Tổng phương
KMO
chỉnh Barlet's test sai trích
Phân tích nhân tố
khám phá (EFA) Lần 1 ,900 ,000 80,328
Lần 4 ,900 ,000 82,192

Phân tích nhân tố CMIN/DF TLI CFI RMSEA


khẳng định (CFA) 1.776 .920 .924 .047

(Nguồn: Xử lý dữ liệu năm 2022)


130 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Kết quả phân tích EFA lần 1 cho thấy giá trị factor loading
của các biến SP5 - Các thông tin về tiền điện tử Bitcoin (một
ứng dụng khác của blockchain) hầu như không ảnh hưởng đến
cảm nhận của anh/chị về lợi ích của blockchain đối với quản trị
chuỗi cung ứng, CP4 - Đơn vị của anh/chị tin rằng các đối thủ
cạnh tranh gần đây đã bắt đầu khám phá công nghệ Blockchain,
TMS3 - Đội ngũ quản lý của đơn vị có mức độ am hiểu cao về
các công nghệ mới, bé hơn 0,05 nên loại các biến này ra khỏi
thang đo.
Kết quả chạy lại EFA lần 4 ở bảng 2.6 cho thấy, với kết
quả kiềm định KMO là 0,900 lớn hơn 0,5 và p – value
(Sig.=0,000) của kiểm định Barlett bé hơn 0,05, tức thang đo
được kiểm định đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích
nhân tố khám phá EFA.
Kết quả phân tích EFA ở bảng 2.6 cho thấy các thang đo được
kiểm định có tổng phương sai trích lớn hơn 50% là 82,192%. Tức
mức độ giải thích cho biến thiên của các biến quan sát đưa vào
phân tích EFA của các thang đo này đảm bảo yêu cầu.
Cuối cùng, dựa vào giá trị hệ số tải nhân tố - factor loading
và giá trị Eigenvalue của các nhân tố được rút trích (phụ lục
phân tích EFA), cho thấy:
Về thang đo điều kiện công nghệ, với 20 biến quan sát
được đưa vào phân tích, đã rút trích ra được 5 nhân tố cơ bản
của mô hình nghiên cứu, gồm: Lợi thế tương đối (RA) - 5 biến;
Khả năng tương thích (CA) - 3 biến; Mức độ phức tạp (CX) - 4
biến; Khả năng dùng thử (TRI) - 4 biến; Khả năng nhân rộng
(SC) - 4 biến. Tất cả các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát
trong từng yếu tố được rút trích đều lớn hơn 0,5.
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 131

Về thang đo điều kiện liên tổ chức, với 10 biến quan sát


được đưa vào phân tích, đã rút trích ra được 3 nhân tố cơ bản
của mô hình nghiên cứu, gồm: Áp lực từ đối tác (TPP) - 3 biến;
Chia sẻ thông tin (ID) - 4 biến; Sự tin tưởng (TRU) - 3 biến.
Tất cả các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát trong từng
yếu tố được rút trích đều lớn hơn 0,5.
Về thang đo yếu tố trong tổ chức, với 13 biến quan sát
được đưa vào phân tích, đã rút trích ra được 4 nhân tố cơ bản
của mô hình nghiên cứu, gồm: Hỗ trợ từ đội ngũ quản lý (TMS)
- 3 biến; Nguồn lực sẵn có (REA) - 3 biến; Sự sẵn sàng của tổ
chức (ORG) - 4 biến; Quy mô đơn vị (FS) - 3 biến. Tất cả các
hệ số tải nhân tố của các biến quan sát trong từng yếu tố được
rút trích đều lớn hơn 0,5.
Về thang đo điều kiện môi trường, với 10 biến quan sát
được đưa vào phân tích, đã rút trích ra được 3 nhân tố cơ bản
của mô hình nghiên cứu, gồm: Áp lực cạnh tranh (CP) - 3 biến;
Áp lực pháp lý (LP) - 3 biến; Áp lực xã hội (SP) - 4 biến. Tất
cả các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát trong từng yếu tố
được rút trích đều lớn hơn 0,5.
Ba nhân tố còn lại là Mức độ ứng dụng (AL) - 3 biến; Đặc
điểm ngành (IC) - 3 biến và Ý định ứng dụng (INT) - 3 biến.
Tất cả các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát trong từng
yếu tố được rút trích đều lớn hơn 0,5.
Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Phương pháp CFA trong phân tích mô hình cấu trúc tuyến
tích được sử dụng bởi có nhiều ưu điểm hơn so với các phương
pháp truyền thống như phương pháp hệ số tương quan, phương
132 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phương pháp đa


phương pháp - đa khái niệm (MTMM),... (Bagozzi & Foxall,
1996). Cụ thể, phương pháp CFA cho phép kiểm định cấu trúc
lý thuyết của các thang đo lường, như mối quan hệ giữa một
khái niệm nghiên cứu với các khái niệm khác mà không bị
chệch do sai số đo lường (Steenkamp & Van Trijp, 1991). Hơn
nữa CFA cho phép kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt
của thang đo mà không cần dùng nhiều nghiên cứu như trong
phương pháp truyền thống MTMM.
Phân tích nhân tố khẳng định khẳng định bậc 1
(First order construct)
Trong nghiên cứu này, thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ áp dụng công nghệ chuỗi khối vào chuỗi cung ứng thịt
lợn tại thị trường thành phố Huế, sau khi đã tiến hành rút trích
ở bước phân tích EFA, được đưa vào kiểm định tính phù hợp,
độ tin cậy, độ hội tụ, tính đơn nguyên và độ phân biệt dựa trên
phương pháp phân tích CFA. Cụ thể, kết quả phân tích CFA
như sau:
Đánh giá sự phù hợp của mô hình
Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị
trường, nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu: Chi-bình phương
(yêu cầu: p > 5%)1; Chi-bình phương điều chỉnh theo bậc tự do
(CMIN/DF < 3)2; Chỉ số GFI (Goodness-of-fit index ≈ 1); chỉ
số thích hợp so sánh CFI (comparative fit index > 0.9); chỉ số
TLI (Tucker & Lewis index > 0.9) và chỉ số RMSEA (root
1
Chỉ tiêu Chi-bình phương có nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu.
2
Trong nghiên cứu thực tế CMIN/df < 5 (với mẫu n ≥ 200); hay CMIN/df < 3 (khi cỡ mẫu n ≤
200) thì mô hình được xem là phù hợp tốt (Kettinger và Lee, 1995).
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 133

mean square error approximation < 0.08), (Browne và Cudek,


1992).
Kết quả phân tích CFA lần đầu đối với thang đo ở bảng
2.6, cho thấy các chỉ số của mô hình sau hiệu chỉnh đảm bảo
điều kiện và có thể kết luận mô hình đã phù hợp (tương thích)
với dữ liệu thị trường. CMIN/DF= 1,776 (<3), TLI= 0,920 (>
0,9), CFI= 0,924 (> 0,9) và RMSEA= 0,047 (< 0,08). Do vậy,
có thể kết luận mô hình sau hiệu chỉnh đã phù hợp (tương
thích) với dữ liệu thị trường.
Đánh giá độ tin cậy thang đo
Kết quả phân tích ở bảng 2.7 dưới đây cho thấy, tất cả giá trị
độ tin cậy tổng hợp (CR) của 18 khái niệm thuộc thang đo đều
lớn hơn 0.7; các giá trị tổng phương sai rút trích (AVE) đều lớn
hơn 0.5 và hệ số CroRRach's alpha đều rất cao, lớn hơn 0,7.
Vậy có thể kết luận thang đo lường này đáng tin cậy.
Kiểm định giá trị hội tụ
Thang đo được xem là đạt giá trị hội tụ khi các trọng số
chuẩn hóa của các thang đo lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê
P–value < 0,05 (Gerbring & Anderson, 1988; Hair & cộng sự,
1992). Ngoài ra, còn một tiêu chí khác để kiểm tra giá trị hội tụ
đó là tổng phương sai rút trích (AVE) của các khái niệm. Để
khái niệm đạt giá trị hội tụ thì AVE tối thiểu phải là 0,5
(Fornell và Larcker, 1981).
Theo kết quả phân tích ở bảng 2.7 cho thấy, tất cả các hệ số
đã chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa của 62 biến quan sát, thuôc 18
khái niệm đều lớn hơn 0,5. Đồng thời, giá trị tổng phương sai
rút trích (AVE) của 10 khái niệm đều lớn hơn 0,5. Vậy nên có
134 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

thể kết luận các khái niệm thuộc thang đo đạt giá trị hội tụ.
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả phân tích và đo lường các
thang đo
Factor Độ tin cậy thang đo
Thang đo
loading Alfa CR AVE

Lợi thế tương đối (RA) 0,904 0,905 0,606


RA2 .901
RA4 .830
RA1 .724
RA5 .691
RA3 .688
Sự sẵn sàng của tổ chức (ORG) 0,901 0,905 0,705
OR2 .844
OR4 .836
OR1 .820
OR3 .807
Áp lực xã hội (SP) 0,916 0,917 0,735
SP1 .908
SP3 .829
SP4 .827
SP2 .776
Khả năng dùng thử (TRI) 0,875 0,877 0,641
TRI2 .827
TRI1 .779
TRI4 .765
TRI3 .750
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 135

Factor Độ tin cậy thang đo


Thang đo
loading Alfa CR AVE

Khả năng nhân rộng (SC) 0,889 0,890 0,669


SC4 .845
SC1 .821
SC2 .800
SC3 .712
Mức độ phức tạp (CX) 0,878 0,879 0,646
CX2 .813
CX4 .792
CX1 .778
CX3 .760
Áp lực cạnh tranh (CP) 0,858 0,857 0,784
CP2 .948
CP1 .917
CP3 .897
Chia sẻ thông tin (ID) 0,828 0,836 0,562
ID1 .789
ID4 .760
ID2 .741
ID3 .702
Hỗ trợ từ đội ngũ quản lý (TMS) 0,851 0,852 0,767
TMS2 .826
TMS1 .826
TMS4 .757
Áp lực pháp lý (LP) 0,907 0,906 0,764
136 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Factor Độ tin cậy thang đo


Thang đo
loading Alfa CR AVE

LP3 .866
LP2 .855
LP1 .829
Mức độ ứng dụng (AL) 0,837 0,838 0,734
AL2 .915
AL3 .876
AL1 .830
Nguồn lực sẵn có (REA) 0,929 0,930 0,817
REA3 .896
REA2 .891
REA1 .829
Đặc điểm ngành (IC) 0,840 0,841 0,742
IC3 .907
IC1 .892
IC2 .878
Áp lực từ đối tác (TPP) 0,881 0,883 0,716
TPP1 .913
TPP3 .823
TPP2 .774
Sự tin tưởng (TRU) 0,861 0,866 0,685
TRU3 .881
TRU2 .828
TRU1 .771
Quy mô đơn vị (FS) 0,874 0,886 0,723
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 137

Factor Độ tin cậy thang đo


Thang đo
loading Alfa CR AVE

FS1 .971
FS3 .813
FS2 .633
Khả năng tương thích (CA) 0,901 0,904 0,758
CA1 .948
CA3 .791
CA2 .762
Ý định ứng dụng (INT) 0,915 0,914 0,782
INT2 .942
INT1 .787
INT3 .785

Chú thích:
Factor loading - Trọng số chuẩn hóa của hệ số tải nhân tố
Alfa - Hệ số Cronbach's alfa
CR (Composite Reliability) - Độ tin cậy tổng hợp3
AVE (Average variance extracted) - Tổng phương sai rút trích4
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu năm 2022)
Tính đơn nghuyên
Theo Steenkamp & Van Trijp (1991), mức độ phù hợp
với mô hình với dữ liệu thị trường cho chúng ta điều kiện cần

3
CR được tính toán dựa trên công thức của Joreskeg, 1971
4
AVE được tính dựa trên công thức của Fornell & David,
1981; AVE phản ánh lượng biến thiên chung của các biến quan
sát được tính toán biến tiềm ẩn.
138 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

và đủ để cho tập biến quan sát đạt được tính đơn nguyên trừ
trường hợp sai số của các biến quan sát có tương quan với
nhau. Từ kết quả thu được, mô hình được xem là phù hợp với
dữ liệu thị trường và không có tương quan giữa các sai số đo
lường nên có thể kết luận nó đạt tính đơn nguyên.
Giá trị phân biệt
Bảng 3.4. Đánh giá giá trị phân biệt
Mối quan hệ giữa các nhân tố Hệ số (r) S,E,(*) C,R, (**) P(***)
INTER <--> TECH 0,426 0,064 22,179 0,000
ENV <--> INTRA 0,067 0,071 13,158 0,000
INTRA <--> INTER 0,101 0,071 15,572 0,000
ENV <--> TECH 0,072 0,071 13,092 0,000
INTRA <--> TECH 0,047 0,071 14,749 0,000
ENV <--> INTER 0,329 0,067 19,803 0,000
INT <--> INTER 0,212 0,069 17,451 0,000
AL <--> INTER 0,271 0,068 18,580 0,000
IC <--> INTER 0,323 0,067 19,671 0,000
IC <--> INTRA 0,077 0,071 15,200 0,000
AL <--> INTRA 0,018 0,071 14,327 0,000
INT <--> INTRA 0,094 0,071 12,805 0,000
IC <--> ENV 0,777 0,045 4,985 0,000
AL <--> ENV 0,771 0,045 5,060 0,000
INT <--> ENV 0,845 0,038 4,078 0,000
IC <--> TECH 0,719 0,049 5,689 0,000
AL <--> TECH 0,733 0,048 5,523 0,000
INT <--> TECH 0,768 0,046 5,097 0,000
INT <--> AL 0,599 0,057 7,047 0,000
IC <--> INT 0,578 0,058 7,277 0,000
IC <--> AL 0,567 0,059 7,397 0,000

Chú thích: (*) - SE=SQRT((1-r2)/(N-2))


(**) - CR=(1-r)/SE
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 139

(***) - P-value=TDIST(|CR|, n-2, 2)


(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu năm 2022)
Bảng 3.5. Tổng phương sai rút trích (AVE) của các khái
niệm và Ma trận tương quan giữa các khái niệm

TECH INTER INTRA ENV INT IC AL

TECH 0,725**

INTER 0,426 0,762

INTRA 0,047 0,101 0,754

ENV 0,072 0,329 0,067 0,732

INT 0,708 0,212 0,094 0,845 0,884

IC 0,719 0,323 0,077 0,777 0,578 0,861

AL 0,703 0,271 0,018 0,771 0,599 0,567 0,857

Chú thích: ** - tương ứng với giá trị căn bậc hai AVE của
từng khái niệm: sqrt(AVE)
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu năm 2022)
Từ kết quả ở bảng 3.5, so sánh giá trị căn bậc 2 của AVE của
từng khái niệm với các hệ số tương quan giữa các khái niệm, có
thể thấy trong thang đo được phân tích, căn bậc 2 AVE của từng
khái niệm đều lớn hơn bình phương các hệ số tương quan giữa
khái niệm đó với các khái niệm còn lại khác. Thõa mãn điều kiện
thứ hai trong phân tích giá trị phân biệt.
Tóm lại, qua việc thỏa mãn 2 điều kiện kể trên, có thể khẳng
định rằng các khái niệm hay mô hình tới hạn của thang đo đều
140 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

đã đạt yêu cầu về giá trị phân biệt.

Phân tích nhân tố khẳng định khẳng định bậc 2 (Second


order construct)
Sau khi tiến hành phân tích độ tin cậy thang đo và giá trị hội
tụ cho các nhân tố trong mô hình cấu trúc bậc 1 (first order
construct) ở trên nhằm đảm bảo rằng 18 khái niệm (biến tiềm
ẩn) của mô hình đạt được các yêu cầu về giá trị hội tụ và mức
độ phân biệt. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân
tố khẳng định bậc hai (Second Order CFA) nhằm xem xét lại
(re-examine) và khẳng định lại (re-confirm) các mô hình đo
lường ở trên vẫn bền vững dưới dạng cấu trúc bậc hai (Second
order construct). Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả phân tích và đo lường mô hình
cấu trúc bậc 2
Construct item Factor loading CR AVE
RA 0,793
CA 0,712
Điều kiện công nghệ
CX 0,704 0,846 0,556
(TECH)
TRI 0,703
SC 0,705
ID 0,752
Điều kiện liên tổ chức
TPP 0,525 0,742 0,580
(INTER)
TRU 0,548
TMS 0,752
Yếu tố trong tổ chức REA 0,777
0,840 0,569
(INTRA) ORG 0,786
FS 0,699
LP 0,643
Điều kiện môi trường
SP 0,699 0,698 0,536
(ENV)
CP 0,636
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 141

Chú thích: Factor loading - Trọng số chuẩn hóa của hệ số tải


nhân tố
CR (Composite Reliability) - Độ tin cậy tổng hợp
AVE (Average variance extracted) - Tổng phương sai rút trích
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu năm 2022)
Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy, mô hình cấu trúc bậc 2
của các khái niệm điều kiện công nghệ (TECH), điều kiện
liên tổ chức (INTER), yếu tố trong tổ chức (INTRA), điều
kiện môi trường (ENV) đều có giá trị độ tin cậy tổng hợp
(CR) > 0,7 và giá trị tổng phương sai rút trích (AVE) > 0,5,
nên có thể kết luận các thang đo lường trong từng mô hình
cấu trúc bậc 2 đều đáng tin cậy.
Hệ số đường dẫn hồi quy (Regression Path Coefficient)
Bên cạnh việc xem xét tính phù hợp của mô hình cấu
trúc bậc 2 thông qua các phân tích ở trên, kết quả phân tích
hệ số đường dẫn hồi quy ở bảng 2.9 dưới đây cũng cho thấy
mối liên hệ chặt chẽ giữa các biến giả: Điều kiện công nghệ
(TECH), điều kiện liên tổ chức (INTER), yếu tố trong tổ
chức (INTRA), điều kiện môi trường (ENV), và 15 biến
tiềm ẩn. Cụ thể, giá trị P-value của tất cả các thành phần
đều có ý nghĩa, với giá trị tương ứng đều bé hơn 0,05.
Như vậy có thể nói, mô hình cấu trúc bậc 2 bền vững
và có thể đưa vào xem xét mối liên hệ tuyến tính thông qua
mô hình SEM.
142 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Bảng 3.7. Hệ số đường dẫn hồi quy trong các mô hình cấu
trúc bậc 2
Nhâ Estimat
Path Construct S,E, C,R, P Kết quả
n tố e

**
LP <--- ENV 0,847 0,083 10,157
* Có ý nghĩa

SP <--- ENV 1 Điểm quy chiếu (Reference point)

**
CP <--- ENV 0,903 0,085 10,673
* Có ý nghĩa

**
TMS <--- INTRA 1,085 0,096 11,330
* Có ý nghĩa

REA <--- INTRA 1 Điểm quy chiếu (Reference point)

**
ORG <--- INTRA 0,98 0,090 10,934
* Có ý nghĩa

**
FS <--- INTRA 0,925 0,086 10,722
* Có ý nghĩa

**
ID <--- INTER 1,134 0,204 5,549
* Có ý nghĩa

TPP <--- INTER 1 Điểm quy chiếu (Reference point)

**
TRU <--- INTER 1,043 0,190 5,484
* Có ý nghĩa

**
RA <--- TECH 1,047 0,099 10,553
* Có ý nghĩa

CA <--- TECH 1 Điểm quy chiếu (Reference point)

**
CX <--- TECH 0,861 0,090 9,551
* Có ý nghĩa

**
TRI <--- TECH 0,879 0,088 9,958
* Có ý nghĩa

SC <--- TECH 0,941 0,094 9,991 ** Có ý nghĩa


Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 143

Chú thích: *** - tương ứng với giá trị 0,000


(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu 2022)

Như vậy, từ tất cả những kết quả trên, ta có mô hình kết


quả từ phân tích CFA đối với thang đo thuộc mô hình nghiên
cứu như sau:
144 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Hình 3.1. Mô hình phân tích nhân tố khẳng định (CFA)


của thang đo thuộc mô hình nghiên cứu

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu 2022)


3.3. Phân tích mô hình cấu trúc tuyển tính (SEM
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 145

Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)
Trong kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu, mô hình
cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling - SEM) có
lợi thế hơn các phương pháp truyền thống như hồi quy đa biến
vì nó có thể tính được sai số đo lường 5. Hơn nữa, phương pháp
này cho phép chúng ta kết hợp được các khái niệm tiềm ẩn với
đo lường của chúng, và có thể xem xét các đo lường độc lập
hay kết hợp chung với mô hình lý thuyết cùng một lúc (Hulland
& ctg, 1996).
Trong nghiên cứu này, mô hình cấu trúc tuyến tính được xây
dựng nhằm kiểm định 5 giả thiết liên quan đến đề tài gồm:
H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhóm nhân tố Điều kiện
công nghệ (TEC) và Ý định ứng dụng blockchain (INT).
H2: Có mối quan hệ ngược chiều giữa nhóm nhân tố Điều kiện
liên tổ chức (INTER) và và Ý định ứng dụng blockchain (INT).
H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhóm nhân tố Các yếu tố
trong tổ chức (INTRA) và và Ý định ứng dụng blockchain (INT).
H4: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhóm nhân tố Điều kiện môi
trường (ENV) và Ý định ứng dụng blockchain (INT).
H5: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhóm nhân tố Ý định ứng
dụng blockchain (INT) và Mức độ áp dụng (AL).
Tương tự như bước kiểm định các mô hình thang đo,

5
Những phương phân tích đa biến ở thế hệ thứ nhất thường giả
sử các biến độc lập được đo lường chính xác (không có sai số
đo lường). Nhưng giả sử này không có tính hiện thực vì trong
thực tiễn sai số luôn xuất hiện trong đo lường.
146 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

phương pháp ước lượng ML được sử dụng để ước lượng các


tham số của mô hình. Phương pháp bootstrap sẽ được sử dụng
để ước lượng lại các tham số mô hình để kiểm tra độ tin cậy
của các ước lượng.
Bảng 3.8. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính –
tác động trực tiếp đến ý định ứng dụng (INT) và mức độ ứng
dụng (AL)

Mối quan hệ tương Hệ số


Estimate S.E. C.R. P
quan giữa các nhân tố chuẩn hóa

INT <--- TECH 1.164 .307 3.787 *** .785

INT <--- INTER .310 .136 2.277 .023 .147

INT <--- INTR .200 .075 2.664 .008 .135


A
INT <--- ENV .090 .252 .357 .721 .067

AL <--- INT .633 .051 12.415 *** .631

Ghi chú: Estimate: giá trị ước lượng; S.E.: sai lệch
chuẩn; C.R.: giá trị tới hạn
*** - tương đương với giá trị 0,000
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu 2022)
Dựa trên kết quả xử lý, hầu hết các mối tương quan này đều
có hệ số P < 0.05 cho thấy sự tác động của các nhân tố này với
nhau. Riêng nhân tố Điều kiện môi trường (ENV) có hệ số P >
0.05 chứng tỏ nhân tố Điều kiện môi trường không có tác động
đối với Ý định ứng dụng blockchain (INT) nên cần phải bác bỏ
H4. Nguyên nhân là do đây đều là những nhân tố khách quan từ
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 147

đối tác, người tiêu dùng, cơ quan pháp lý tác động đến các đơn
vị trong chuỗi cung ứng, do đó sự kiểm soát và chủ động của
các đơn vị đối với nhóm nhân tố này chưa được cao.
Các hệ số chuẩn hóa tại các mối tương quan có ý nghĩa lớn
hơn 0 thì mối tương quan giữa các nhân tố đã nêu là mối tương
quan thuận chiều, còn có giá trị bé hơn 0 thì có mối quan ngược
chiều. Tất cả các nhân tố với các giả thuyết đưa vào đều có hệ
số chuẩn hoá lớn hơn 0 và đều có mối tương quan thuận chiều.
Với kết quả trên, các nhân tố đưa vào mô hình đều tác
động trực tiếp đến Ý định ứng dụng blockchain (INT). Thực tế
thấy được rằng, việc áp dụng một công nghệ mới vào sản xuất
phụ thuộc rất lớn và trước tiên đó chính là điều kiện công nghệ
hiện tại của đơn vị, đây chính là điều kiện cần để đơn vị đưa ra
những quyết định chính xác về mức độ tương thích, khả năng
ứng dụng công nghệ mới này tạo ra hiệu quả và lợi nhuận cao
cho đơn vị. Sự hỗ trợ sẵn sàng từ các yếu tố bên trong tổ chức
là điều kiện đủ để đơn vị cân nhắc việc ứng dụng công nghệ
mới này.
Ngoài ra, mối quan hệ đối tác giữa các đơn vị trong chuỗi
cung ứng, sự tin cậy và hợp tác rõ ràng, minh bạch, cùng nhau
tạo nên giá trị trong toàn chuỗi cung ứng cũng là điều kiện để
các đơn vị có thể cân nhắc ý định ứng dụng công nghệ mới vào
hoạt động kinh doanh của mình.
Ngoài ra, các điểu kiện môi trường chẳng hạn như ảnh
hưởng xã hội cũng tác động rất lớn đến ý định ứng dụng
blockchain của các đơn vị trong chuỗi cung ứng. Những tin tức
trên mạng xã hội và các kênh truyền thông đang truyền tải
những hình ảnh thực tế về thực trạng thực phẩm bẩn ngày nay
148 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

càng thúc đẩy mong muốn sử dụng thực phẩm phản ánh rõ
nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn của người tiêu dùng. Bên
cạnh đó, gia đình, người thân, bạn bè cũng tác động không kém
đến ý định mua thịt lợn sạch. Bên cạnh đó, điều kiện pháp lý,
sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương sẽ giúp cho doanh nghiệp
dễ dàng tìm hiểu và áp dụng công nghệ mới một cách minh
bạch, giải quyết các trường hợp tranh chấp nếu có tốt hơn.
Ngoài mức độ ảnh hưởng trực tiếp thì nghiên cứu cũng
phân tích cho ra được kết quả mức độ ảnh hưởng gián tiếp của
các yếu tố đến mức độ ứng dụng (AL) ở bảng 2.13 như sau:
Bảng 3.9. Ảnh hưởng gián tiếp của các nhóm yếu tố đến
mức độ ứng dụng (AL)

INTER INTRA ENV TECH INT

Total Effects 0.196 0.126 0.057 0.737 0.633


AL Standardized
0.093 0.085 0.043 0.495 0.631
Total Effects

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu 2022)


Trong các yếu tố của mô hình, hai yếu tố Điều kiện
công nghệ (TECH) và Ý định ứng dụng blockchain (INT) có
tác động lớn đến Mức độ ứng dụng (AL). Điều này cũng có thể
giải thích được là khi áp dụng một công nghệ mới thì điều kiện
công nghệ là chính điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể đo
lường được khả năng ứng dụng của doanh nghiệp mình, điều
kiện công nghệ đảm bảo kết hợp với ý định ứng dụng cao sẽ
tăng mức độ ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh
doanh của đơn vị mình, nhằm tạo ra lợi nhuận cao hơn.
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 149

Hình 3.2. Kết quả phân tích SEM nhân tố ảnh hưởng
đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào chuỗi cung ứng
thịt lợn tại Huế
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu 2022)
150 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Kiểm định ước lượng mô hình bằng boostrap


Trong các phương pháp nghiên cứu định lượng bằng
phương pháp lấy mẫu, thông thường chúng ta phải chia mẫu
ra làm 2 mẫu con. Một nửa dùng để ước lượng các tham số
mô hình và một nửa dùng để đánh giá lại. Cách khác là lặp
lại nghiên cứu bằng một mẫu khác. Hai cách trên đây
thường không thực tế vì phương pháp phân tích SEM
thường đòi hỏi mẫu lớn nên việc làm này tốn kém nhiều
thời gian và chi phí (Anderson & Gerbing 1988). Trong
những trường hợp như vậy thì Boostrap là phương pháp phù
hợp để thay thế (STThumacker & Lomax, 1996). Đây là
phương pháp lấy mẫu lặp lại có thay thế từ mẫu ban đầu,
trong đó mẫu ban đầu đóng vai trò đám đông. Kiểm định
Boostrap này dùng để kiểm tra mức độ tin cậy của các hệ số
ước lượng trong mô hình. Nghiên cứu này sử dụng phương
pháp boostrap với số lượng mẫu lặp lại là B=1000.
Giả thuyết H 0 : Bias = 0, H 1: Bias ≠ 0
Để kết luận về tính bền vững của mô hình lý thuyết,
nghiên cứu so sánh giá trị C.R với 1.96 (do 1.96 là giá trị
của phân phối chuẩn ở mức 0.9750, nghĩa là 2.5% một phía,
2 phía sẽ là 5%).
Nếu giá trị C.R này > 1.96 thì suy ra p-value < 5%, chấp
nhập H 1, kết luận độ lệch khác 0 có ý nghĩa thống kê ở mức
tin cậy 95% và ngược lại.
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 151

Bảng 3.10. Các trọng số chưa chuẩn hóa phân tích


Bootstrap

Mối quan hệ giữa các SE-


Estimate Mean Bias CR
nhân tố Bias
INT <--- TECH 0.447 1.220 0.056 0.014 0.011
INT <--- INTER 0.131 0.329 0.019 0.004 0.012
INT <--- INTRA 0.072 0.206 0.006 0.002 0.010
INT <--- ENV 0.412 0.034 -0.056 0.013 0.382
AL <--- INT 0.052 0.629 -0.004 0.002 0.003

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu 2022)


Từ kết quả ở bảng trên, có thể thấy được các trị tuyệt đối CR
đều nhỏ hơn so với giá trị kiểm định 1.96, vậy nên có thể nói là
độ chệch là rất nhỏ, không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy
95% , hay nói cách khác kết quả ước lượng B=1000 lần từ mẫu
ban đầu được tính trung bình và giá trị này có xu hướng gần với
ước lượng của tổng thể, kết quả độ chệch của ước lượng (bias)
và sai lệch chuẩn của nó có giá trị nhỏ và ổn định. Do đó, ta có
thể kết luận các ước lượng trong mô hình SEM ảnh hưởng của
các nhân tố đến việc ứng dụng công nghệ blockchain ở trên là tin
cậy được.
3.3. Kiểm định tác động của biến điều tiết (moderation
test)
Phân tích biến điều tiết (moderation test) được thực hiện
nhằm kiểm định mức độ ảnh hưởng của biến điều tiết
(moderating variable) - đặc điểm ngành (IC) và yếu tố trong tổ
chức (INTRA) đến mối quan hệ giữa các nhóm biến độc lập - ý
định ứng dụng blockchain (INT) và biến phụ thuộc – mức độ
152 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

ứng dụng blockchain (AL). Kết quả ở bảng 5 dưới đây cho
thấy, ở mô hình 1, tất cả ba giả thuyết đều có ý nghĩa, với giá
trị p-value bé hơn 0,05. Mô hình đề xuất có mức độ phù hợp rất
cao, với giá trị R2 đạt 0,649. Đáng chú ý, hệ số tác động chuẩn
hóa (standardised coefficient) của biến tương tác (INT × IC) là
0,200 (lớn hơn 0), tức mức độ tác động của biến độc lập ý định
ứng dụng blockchain (INT) đến biến phụ thuộc – mức độ ứng
dụng blockchain (AL) sẽ tăng, nếu đặc điểm chuỗi cung ứng
đòi hỏi cao hơn về khả năng truy xuất nguồn gốc và chia sẻ
thông tin.
Ở mô hình 2, cả hai giả thuyết liên quan đến tác động của
biến điều tiết yếu tố trong tổ chức (INTRA) không có ý nghĩa,
với giá trị p-value lớn hơn 0,05 (lần lượt là 0,161 và 0,307).
Điều này chỉ ra rằng, các yếu tố trong tổ chức (INTRA) không
có tác động rõ ràng đến mức độ tác động của biến độc lập ý
định ứng dụng blockchain (INT) đến biến phụ thuộc – mức độ
ứng dụng blockchain (AL).
Bảng 3.11. Kết quả phân tích biến điều tiết (Moderation
test)

Mô Biến phụ
Biến độc lập & biến điều tiết Hệ số p
hình thuộc
Ý định ứng dụng blockchain (INT) .314 ***
Mức độ ứng
dụng Đặc điểm ngành (IC) .267 ***
1
blockchain INT × IC .200 ***
(AL)
Model 1 R2 0.649
2 Mức độ ứng Ý định ứng dụng blockchain (INT) .552 ***
dụng
blockchain Yếu tố trong tổ chức (INTRA) -.065 .161
(AL) INT × INTRA -.047 .307
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 153

Model 2 R2 0.304

*** Mức ý nghĩa kiểm định thấp hơn 0.05


Kết luận về các giả thiết nghiên cứu
Kết quả ước lượng bằng ML và kiểm định ước lượng mô
hình bằng bootstrap ở trên cho thấy, trong tất cả 5 giả thiết
được kiểm định H1, H2, H3, H4, H5 chỉ có giả thuyết H4 bị
bác bỏ vì không thõa mãn điều kiện được chấp nhận (với P-
value <0.05), Cụ thể:
- Kiểm định giả thuyết H1 có giá trị P-value bằng
0,000 < 0.05, thõa mãn điều kiện nên chấp nhận H1.
- Kiểm định giả thuyết H2 có giá trị P-value bằng
0,023 < 0.05, thõa mãn điều kiện nên chấp nhận H2.
- Kiểm định giả thuyết H3 có giá trị P-value bằng
0,008 < 0.05, thõa mãn điều kiện nên chấp nhận H3.
- Kiểm định giả thuyết H4 có giá trị P-value bằng 0,721
> 0.05, không thõa mãn điều kiện nên chấp nhận H4.
- Kiểm định giả thuyết H5 có giá trị P-value bằng 0,000
< 0.05, thõa mãn điều kiện nên chấp nhận H5.
3.4. Phân tích đánh giá của các bên trong chuỗi cung ứng
về các nhân tố
Đánh giá của các bên về nhóm nhân tố điều kiện công
nghệ
Đánh giá của các bên về nhóm nhân tố lợi thế tương đối
Từ kết quả trên, ta thấy nhân tố “Blockchain giúp hỗ trợ dự báo
154 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

nhu cầu chính xác hơn so với các công nghệ hiện có” có kết quả
giá trị trung bình là 3,680, có thể nói, phần lớn các doanh nghiệp
đồng thuận với nhận định này và nhận thấy rõ tầm quan trọng của
công nghệ blockchain trong việc dự báo nhu cầu thị trường thịt
lợn tại Huế. Hai nhân tố “Blockchain giúp cải thiện tính minh
bạch, tăng niềm tin cho các bên trong chuỗi cung thịt lợn” và
“Blockchain giúp cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc thịt lợn
tốt hơn so với các công nghệ hiện có” có giá trị trung bình lần lượt
là 3,579 và 3,514, đạt mức đồng ý với những chi tiết đưa ra và tin
rằng những chi tiết đó là phù hợp.
Chi phí áp dụng công nghệ blockchain thấp hơn
tương đối so với các giải pháp công nghệ thông tin 3.202
khác

Blockchain giúp hỗ trợ dự báo nhu cầu chính xác


3.680
hơn so với các công nghệ hiện có

Blockchain giúp nâng cao hiệu quả thanh toán


3.492
nhanh hơn so với các phương thức hiện có

Blockchain giúp cải thiện tính minh bạch, tăng


3.579
niềm tin cho các bên trong chuỗi cung thịt lợn

Blockchain giúp cải thiện khả năng truy xuất


nguồn gốc thịt lợn tốt hơn so với các công nghệ 3.514
hiện có

Biểu đồ 3.7. Đánh giá về lợi thế tương đối


(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Nhân tố “Chi phí áp dụng công nghệ blockchain thấp hơn
tương đối so với các giải pháp công nghệ thông tin khác” có giá
trị trung bình thấp nhất trong nhóm, đạt 3,202. Thực tế thấy
rằng, công nghệ chuỗi khối blockchain vẫn đang có rào cản lớn
về chi phí đối với các đơn vị trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là
các hộ nông dân nhỏ lẻ, việc chấp nhận đầu tư một khoản chi
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 155

phí lớn cho một hệ thống công nghệ còn khá mới như vậy vẫn
là vấn đề còn khá băn khoăn với nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Đánh giá của các bên về nhóm nhân tố khả năng tương thích
Xét về giá trị trung bình của các nhân tố, có thể thấy
nhóm nhân tố này cũng chỉ được các bên đánh giá ở mức độ
trung bình, không quá cao. Nhân tố “Đặc điểm công nghệ
blochcain phù hợp để chia sẻ dữ liệu từ hệ thống các công
nghệ hiện có” và “Việc ứng dụng blockchain sẽ không gây
ảnh hưởng tiêu cực đến việc vận hành các công nghệ hiện có
của đơn vị” có giá trị lần lượt là 3,444 và 3,424. Kết quả này
chứng minh một điều rằng đánh giá của các bên vẫn còn
trung lập nội dung của hai nhân tố trên, khả năng tương thích
và phù hợp của hệ thống công nghệ chuỗi khối blockchain so
với các công nghệ hiện có tại doanh nghiệp vẫn còn khiến
cho họ hoài nghi, lo lắng về rủi ro và chi phí để tích hợp
cũng như nâng cao quy mô hoạt động của các công nghệ sẽ
áp dụng.

Việc ứng dụng blockchain sẽ không gây ảnh hưởng


tiêu cực đến việc vận hành các công nghệ hiện có 3.424
của đơn vị

Các công nghệ hiện có bổ trợ về mặt kỹ thuật đối


3.385
với việc ứng dụng công nghệ blockchain

Đặc điểm công nghệ blochcain phù hợp để chia sẻ


3.444
dữ liệu từ hệ thống các công nghệ hiện có

Biểu đồ 3.8. Đánh giá về khả năng tương thích


(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Nhân tố “Các công nghệ hiện có bổ trợ về mặt kỹ thuật
156 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

đối với việc ứng dụng công nghệ blockchain” có giá trị trung
bình là 3,385. Hiện nay, không phải doanh nghiệp hay hộ
kinh doanh nào cũng áp dụng hoàn toàn công nghệ số vào
hoạt động kinh doanh của đơn vị mình, vẫn có những đơn vị
nhỏ lẻ hoặc các hộ chăn nuôi, hộ giết mổ tại các địa phương,
người bán lẻ, do đó việc các công nghệ hiện có bổ trợ về mặt
kỹ thuật đối với việc ứng dụng công nghệ blockchain không
hoàn toàn đúng với toàn bộ các đơn vị trong chuỗi cung ứng,
vẫn còn nhiều hộ kinh doanh áp dụng hình thức truyền thống
vào việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đánh giá của các bên về nhóm nhân tố mức độ phức tạp
Đơn vị sẽ mất nhiều thời gian và công sức để phổ
3.236
biến cách sử dụng Blockchain

Việc ứng dụng blockchain đòi hỏi mức độ kết nối


quá cao về hạ tầng chia sẻ thông tin giữa các đơn vị 3.607
trong chuỗi cung ứng

Việc ứng dụng blockchain đòi hỏi quá nhiều kỹ


3.365
năng sử dụng công nghệ mới

Việc ứng dụng blockchain đòi hỏi quá nhiều kiến


3.452
thức công nghệ mới

Biểu đồ 3.9. Đánh giá về mức độ phức tạp


(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Kết quả phân tích cho thấy, nhân tố “Việc ứng dụng
blockchain đòi hỏi mức độ kết nối quá cao về hạ tầng chia sẻ
thông tin giữa các đơn vị trong chuỗi cung ứng” có giá trị
trung bình trong đánh giá của các bên cao nhất trong nhóm là
3,607, các bên đánh giá tương đối cao về tiêu chí này, rõ
ràng là để có thể thực hiện được việc áp dụng công nghệ
chuỗi khối blockchain vào toàn bộ các hoạt động của các đơn
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 157

vị trong chuỗi cung ứng thì việc kết nối được hạ tầng thông
tin giữa các bên là điều vô cùng quan trọng, bởi lẽ việc chia
sẻ thông tin giúp cho việc ứng dụng trở nên có ý nghĩa hơn
về tính minh bạch của nguồn gốc sản phẩm, người tiêu dùng
mới có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm từ trang trại
cho đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
Ba nhân tố “Việc ứng dụng blockchain đòi hỏi quá nhiều
kiến thức công nghệ mới”; “Việc ứng dụng blockchain đòi
hỏi quá nhiều kỹ năng sử dụng công nghệ mới” và “Đơn vị
sẽ mất nhiều thời gian và công sức để phổ biến cách sử dụng
Blockchain” có giá trị trung bình lần lượt là 3,452; 3,365 và
3,236. Đánh giá của các bên đối với hai tiêu chí này ở mức
trung bình, không quá cao. Trong thời đại công nghệ số hiện
nay, việc áp dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp cũng không còn quá xa lạ, hầu như
lãnh đạo và nhân sự, người lao động đều biết cơ bản những
công nghệ đơn giản được áp dụng hiện nay nhằm tăng hiệu
suất làm việc cho đơn vị, do đó việc ứng dụng công nghệ
mới phần nào cũng khả thi hơn.
Đánh giá của các bên về nhóm nhân tố khả năng dùng thử
158 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Sau khi đã triển khai ứng dụng blockchain trên diện


rộng, đơn vị vẫn có thể dễ dàng hủy việc ứng dụng 3.020
nếu có phát sinh vấn đề

Chi phí và thời gian để ứng dụng trong phạm vi nhỏ


của blockchain là không khác so với trường hợp 3.292
ứng dụng trên phạm vi lớn

Việc ứng dụng trong phạm vi nhỏ không làm thay


đổi hiệu quả của blockchain so với trường hợp ứng 3.275
dụng trên phạm vi lớn

Blockchain có thể triển khai ứng dụng trong phạm


vi nhỏ với mức đầu tư nhỏ hơn tương ứng so với trên 3.362
phạm vi lớn

Biể
u đồ 3.9. Đánh giá về khả năng dùng thử
(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Nhìn chung giá trị trung bình của các biến ở trên đều
không cao, cho thấy các đơn vị trong chuỗi cung ứng đánh
giá chưa cao về khả năng dùng thử của công nghệ
blockchain. Các nhân tố “Blockchain có thể triển khai ứng
dụng trong phạm vi nhỏ với mức đầu tư nhỏ hơn tương ứng
so với trên phạm vi lớn”, “Chi phí và thời gian để ứng dụng
trong phạm vi nhỏ của blockchain là không khác so với
trường hợp ứng dụng trên phạm vi lớn”; “Việc ứng dụng
trong phạm vi nhỏ không làm thay đổi hiệu quả của
blockchain so với trường hợp ứng dụng trên phạm vi lớn” có
giá trị trung bình lần lượt là 3,362; 3,292 và 3,275. Việc ứng
dụng công nghệ blockchain trên phạm vi nhỏ ảnh hưởng
nhiều đến các yếu tố như chi phí, thời gian, hiệu quả... do đó
xác định phạm vi ứng dụng là rất quan trọng đối với việc ứng
dụng công nghệ mới blockchain. Khi ứng dụng trong phạm
vi nhỏ, việc xảy ra sai sót có thể cũng được hạn chế hơn, chi
phí và thời gian thực hiện sẽ ít hơn, từ đó sẽ dễ gây ra lầm
tưởng cho người dùng khi áp dụng công nghệ mới này. Bởi
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 159

vậy, việc dùng thử công nghệ blockchain cần được thực
nghiệm dựa trên những mô hình thực tế và có tính đại diện
cao thì mới có thể xác định được tính hiệu quả để nhân rộng
mô hình trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Nhân tố “Sau khi đã triển khai ứng dụng blockchain trên
diện rộng, đơn vị vẫn có thể dễ dàng hủy việc ứng dụng nếu
có phát sinh vấn đề” có giá trị trung bình thấp nhất trong
nhóm là 3,020. Các thông tin trên các công cụ truy xuất là
không thể thay đổi, có thể có công cụ truy xuất không thể
thay đổi nhưng cũng có nhiều công cụ rất dễ dàng thay đổi
và bản thân khách hàng không thể nắm được sự thay đổi này
và cũng không có nhiều nơi giám định chính vì thế để biết
được các thông tin có thể thay đổi hay không vẫn còn khá
mơ hồ và tùy thuộc vào từng công cụ khác nhau.
160 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Đánh giá của các bên về nhóm nhân tố khả năng nhân rộng
Blockchain có thể dễ dàng tùy biến cấu hình ứng
dụng khác nhau để phù hợp với đặc điểm hệ thống
3.579
thông tin hiện hữu ở mỗi đơn vị trong chuỗi cung
ứng
Chi phí để đầu tư ban đầu và duy trì việc ứng dụng
blockchain là phù hợp với hầu hết các bên trong 3.228
chuỗi cung ứng

Việc ứng dụng công nghệ blockchain có thể dễ dàng


nhân rộng nhanh chóng trong toàn bộ chuỗi cung 3.180
ứng

Blockchain có khả năng tiêu chuẩn hóa cao trong


3.320
hoạt động quản lý chuỗi cung ứng thịt lợn

Biểu đồ 3.10. Đánh giá về khả năng nhân rộng


(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Xét về giá trị trung bình, nhân tố “Blockchain có thể dễ dàng
tùy biến cấu hình ứng dụng khác nhau để phù hợp với đặc điểm
hệ thống thông tin hiện hữu ở mỗi đơn vị trong chuỗi cung
ứng” có giá trị trung bình là 3,579, cao nhất trong các biến
trong nhóm nhân tố này, qua giá trị đó cho thấy công nghệ
blockchain khi được ứng dụng vào việc quản trị chuỗi cung ứng
đã được tích hợp những cấu hình và tính năng ứng dụng phù
hợp với mỗi đơn vị trong chuỗi cung ứng từ người chăn nuôi
cho đến các thương lái, đơn vị vận chuyển, người bán và người
tiêu dùng, do đó yếu tố này được các đơn vị đánh giá không
quá thấp.
Các nhân tố còn lại là “Blockchain có khả năng tiêu chuẩn
hóa cao trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng thịt lợn”; “Chi
phí để đầu tư ban đầu và duy trì việc ứng dụng blockchain là
phù hợp với hầu hết các bên trong chuỗi cung ứng” và “Việc
ứng dụng công nghệ blockchain có thể dễ dàng nhân rộng
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 161

nhanh chóng trong toàn bộ chuỗi cung ứng” có giá trị trung
bình lần lượt là 3,320; 3, 228 và 3,180. Các giá trị trung bình
này không cao cho thấy các đơn vị chưa thật sự đồng ý với các
tiêu chí này. Mỗi đơn vị bên trong chuỗi cung ứng hoạt động
theo các quy mô và hình thức kinh doanh khác nhau, do đó,
việc ứng dụng blockchai cũng sẽ đem lại giá trị khác nhau đối
với mỗi đơn vị trong chuỗi cung ứng. Chi phí để đầu tư và duy
trì công nghệ này tuỳ thuộc vào tiềm lực và quy mô của doanh
nghiệp. Chính vì sự đa dạng của các doanh nghiệp nên việc
nhân rộng mô hình công nghệ mới này trong toàn bộ chuỗi
cung ứng không phải là điều dễ dàng.
Đánh giá của các bên về nhóm nhân tố điều kiện liên tổ
chức
Đánh giá của các bên về nhóm nhân tố áp lực từ đối tác
3.733

3.545

3.444

Đơ n vị sẽ ứng dụng blockchain nếu các đối tác thươ ng mại lớ n trong chuỗi cung ứng khuyến nghị/ yêu cầu Đơ n vị tin rằng việc ứng dụng blockchain sẽ giúp gia tăng sự gắn kết và mối quan hệ dài hạn vớ i các đối tác Các đối tác thươ ng mại lớ n sẽ cung cấp những hỗ trợ về tài chính và công nghệ nếu đơ n vị triển khai ứng
áp dụng trong chuỗi cung ứng dụng blockchain

Biểu đồ 3.11. Đánh giá về áp lực từ đối tác


(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Dựa trên giá trị trung bình của từng nhân tố có thể thấy nhân
tố “Đơn vị tin rằng việc ứng d
ụng blockchain sẽ giúp gia tăng sự gắn kết và mối quan hệ
dài hạn với các đối tác trong chuỗi cung ứng” có mức giá trị
162 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

bằng 3,733, tức đồng ý với các chi tiết đưa ra và có giá trị cao
nhất trong nhóm nhân tố này. Qua đó cho thấy rằng, các bên
trong chuỗi cung ứng có kì vọng khá lớn về mức độ và khả
năng hợp tác với các doanh nghiệp khác để cùng tạo ra giá trị
kết nối trong toàn bộ chuỗi cung ứng thịt lợn hiện nay tại Huế.
Hai nhân tố “Các đối tác thương mại lớn sẽ cung cấp những
hỗ trợ về tài chính và công nghệ nếu đơn vị triển khai ứng dụng
blockchain” và “Đơn vị sẽ ứng dụng blockchain nếu các đối tác
thương mại lớn trong chuỗi cung ứng khuyến nghị/ yêu cầu áp
dụng” có giá trị trung bình lần lượt là 3,545 và 3,444. Các bên
đánh giá các yếu tố này ở mức tương đối, để nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh thì việc kết nối giữa các doanh nghiệp là
điều không thể không quan tâm đến. Nếu như các đơn vị quan
tâm đến việc ứng dụng blockchain sẽ tạo thành một hiệu ứng
thúc đẩy và khuyến khích toàn bộ các doanh nghiệp trong chuỗi
cung ứng cùng áp dụng, như vậy càng nâng cao hơn hiệu quả
và lợi ích của công nghệ chuỗi khối mang lại cho toàn bộ các
đơn vị trong chuỗi cung ứng thịt lợn hiện nay.
Đánh giá của các bên về nhóm nhân tố chia sẻ thông tin
3.626

3.461
3.416

3.107

Đơ n v ị s ẵn s àng tiết lộ tất c ả thông tin v ề Đặc tính thông tin k hông thể thay đổi c ủa Đặc tính mã hóa v à truy x uất thông tin Mứ c độ bảo mật c ủa c ông nghệ
hoạt động v ận hành/ k inh doanh thịt lợ n bloc k c hain k hông ảnh hư ở ng đến s ự s ẵn theo thờ i gian thự c c ủa bloc k c hain k hông bloc k c hain đối v ớ i c ác thông tin đư ợ c
s àng c hia s ẽ thông tin c ủa đơ n v ị ảnh hư ở ng đến s ự s ẵn s àng c hia s ẽ c hia s ẻ là rất c ao
thông tin c ủa đơ n v ị

Biểu đồ 3.12. Đánh giá về chia sẻ thông tin


Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 163

(Nguồn phân tích số liệu SPSS)


Kết quả cho thấy, nhân tố “Đặc tính thông tin không thể thay
đổi của blockchain không ảnh hưởng đến sự sẵn sàng chia sẽ
thông tin của đơn vị” có giá trị trung bình cao trong nhóm là
3,626. Việc sẵn sàng chia sẻ thông tin của đơn vị tuỳ thuộc vào
mỗi đơn vị và sự tin tưởng giữa các bên trong chuỗi, còn đặc
tính thông tin không thể thay đổi cơ bản là đặc điểm cố định
của công nghệ chuỗi khối blockchain, nó vừa là ưu điểm về
tính minh bạch của thông tin nhưng cũng là hạn chế khi mà
những sai sót nếu xảy ra cũng sẽ khó khăn hơn trong việc xử lý.
Hai nhân tố “Đặc tính mã hóa và truy xuất thông tin theo
thời gian thực của blockchain không ảnh hưởng đến sự sẵn
sàng chia sẽ thông tin của đơn vị” và “Mức độ bảo mật của
công nghệ blockchain đối với các thông tin được chia sẻ là rất
cao” có giá trị trung bình lần lượt là 3,416 và 3,461.
Nhân tố “Đơn vị sẵn sàng tiết lộ tất cả thông tin về hoạt
động vận hành/ kinh doanh thịt lợn” có giá trị trung bình thấp
nhất là 3,107, chứng tỏ các doanh nghiệp vẫn còn khá e dè
trong việc chia sẻ thông tin của đơn vị mình cho toàn bộ chuỗi
cung ứng, điều này cũng dễ hiểu khi mà tính bảo mật thông tin
luôn là điều mà bất cứ đơn vị nào cũng muốn giữ những thế
mạnh cho riêng mình chứ không thể tin tưởng hoàn toàn để
chia sẻ toàn bộ hoạt động vận hành/kinh doanh thịt lợn của đơn
vị mình, việc hợp tác tất nhiên sẽ tạo ra động lực để giúp tất cả
các doanh nghiệp cùng tạo ra lợi ích.
164 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Đánh giá của các bên về nhóm nhân tố sự tin tưởng


3.728

3.576

3.469

An h /ch ị tin tưởn g v iệc ứn g d ụ n g b lo ck ch ain h o àn to àn ch ỉ An h /ch ị h o àn to àn tin tưởn g đ ố i tác sẽ k h ô n g sử d ụ n g Các b ên tro n g ch u ỗ i cu n g ứn g có sự tin tưởn g cao v ào
n h ằm mụ c đ ích h ỗ trợ q u ản trị ch u ỗ i cu n g ứn g tố t h ơn th ô n g tin đ ược ch ia sẻ ch o mụ c đ ích x ấu n h ữn g cam k ết củ a đ ố i tác

Biểu đồ 3.13. Đánh giá về sự tin tưởng


(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Kết quả cho thấy, nhân tố “Các bên trong chuỗi cung ứng có
sự tin tưởng cao vào những cam kết của đối tác” có giá trị trung
bình cao trong nhóm là 3,728. Hiện nay, có những doanh
nghiệp đã hoạt động với thời gian khá lâu và cũng có những đối
tác hợp tác bền chặt và lâu dài, điều này tạo ra sự tin tưởng và
cam kết cao giữa các đối tác kinh doanh này, do đó việc ứng
dụng công nghệ blockchain cũng sẽ dễ dàng hơn.
Nhân tố “Anh/chị hoàn toàn tin tưởng đối tác sẽ không sử
dụng thông tin được chia sẻ cho mục đích xấu” có giá trị trung
bình đạt 3,576 cho thấy các bên tương đối đồng ý với tiêu chí
này. Việc ứng dụng công nghệ blockchain và các thông tin
cung cấp đều có độ tin cậy và tính minh bạch cao, do đó việc
bất cứ một đơn vị doanh nghiệp nào sử dụng thông tin cho mục
đích xấu cũng khó hơn, bên cạnh đó đây là sự hợp tác qua lại
các bên cùng có lợi, nếu doanh nghiệp dùng thông tin cho mục
đích xấu thì cũng như đang tự mình làm khó mình trên thị
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 165

trường cạnh tranh hiện nay.


Nhân tố “Anh/chị tin tưởng việc ứng dụng blockchain hoàn
toàn chỉ nhằm mục đích hỗ trợ quản trị chuỗi cung ứng tốt hơn”
có giá trị trung bình là 3,469, giá trị này cũng không quá cao.
Việc ứng dụng công nghệ blockhchain hiện nay mang lại nhiều
giá trị ở các khía cạnh khác nhau đối với mỗi doanh nghiệp.
Ngoài việc hỗ trợ quản trị chuỗi cung ứng, công nghệ
blockchain còn giúp tạo được niềm tin cho khách hàng từ đó
kích cầu tiêu dùng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bất kỳ thiết bị nào được sử dụng trong
blockchain cũng là một nguồn dễ gây tổn thương. Mật khẩu yếu
và cấu trúc mạng nghèo nàn có thể khiến toàn bộ doanh nghiệp
bị hacker tìm kiếm tiền chuộc hoặc mất năng suất. Việc áp
dụng công nghệ mới đòi hỏi phải có sự tin tưởng, những điều
có thể là khó khăn bởi sự hoài nghi của người nông dân và
những người không có truy cập internet tốc độ cao.
Đánh giá của các bên về nhóm nhân tố yếu tố trong tổ
chức
Đánh giá các bên về nhóm nhân tố hỗ trợ từ đội ngũ quản lý

Quản lý cấp cao của đơn vị có thể chấp nhận rủi ro liên quan đến việc ứng dụng Blockchain 3.090

Đội ngũ quản lý của đơn vị có mức độ cam kết và ủng hộ cao việc ứng dụng các công nghệ mới 3.562

Việc ứng dụng Blockchain phù hợp với mô hình kinh doanh hiện tại và định hướng phát triển của
đơn vị 3.663

Biểu đồ 3.14. Đánh giá về sự hỗ trợ từ đội ngũ quản lý


(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
166 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Xét về sự hỗ trợ của đội ngũ quản lý, nhân tố “Việc ứng
dụng Blockchain phù hợp với mô hình kinh doanh hiện tại và
định hướng phát triển của đơn vị” và “Đội ngũ quản lý của đơn
vị có mức độ cam kết và ủng hộ cao việc ứng dụng các công
nghệ mới” có giá trị trung bình lần lượt là 3,663 và 3,562. Hầu
như các lãnh đạo doanh nghiệp đều nhận thức rõ được tầm
quan trọng của công nghệ mới blockchain và những giá trị nó
mang lại cho hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời đại
công nghệ phát triển như ngày nay, do đó hầu như mọi doanh
nghiệp đều muốn áp dụng công nghệ mới với định hướng hội
nhập cùng phát triển trong tương lai.
Yếu tố còn lại là “Quản lý cấp cao của đơn vị có thể chấp
nhận rủi ro liên quan đến việc ứng dụng Blockchain” có giá trị
trung bình là 3,090 cho thấy rằng các đơn vị đánh giá chưa cao
đối với yếu tố này. Bất cứ lãnh đạo đơn vị nào cũng có thể chấp
nhận rủi ro khi ứng dụng công nghệ mới là điều dễ hiểu, tuy
nhiên rủi ro ở mức độ nào để có thể chấp nhận được lại là điều
đáng cân nhắc, tuỳ quy mô doanh nhiệp lớn hay nhỏ mà mức
độ chấp nhận rủi ro cũng sẽ khác nhau.
Đánh giá của các bên về nhóm nhân tố nguồn lực sẵn có

Đơn vị có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư cho công nghệ blockchain và duy trì ứng dụng
trong thời gian dài 3.110

Đơn vị có các nhân sự đủ chuyên môn và kỹ năng cần thiết để ứng dụng Blockchain 3.340

Đơn vị có đầy đủ phương tiện hữu hình, trang thiết bị phù hợp để ứng dụng công nghệ
Blockchain 3.183

Biểu đồ 3.15. Đánh giá về nguồn lực sẵn có


(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 167

Nhìn chung, các nhân tố này không được các bên đánh
giá cao khi giá trị trung bình chỉ đạt ở mức tương đối. Không
phải đơn vị nào cũng có nguồn lực sẵn có dồi dào về mọi mặt
để đáp ứng tốt điều kiện ứng dụng công nghệ blockchain vào
hoạt động kinh doanh hiện tại, đặc biệt là vấn đề chi phí và các
công nghệ hiện có để phù hợp với công nghệ mới này là điều
mà tất cả các doanh nghiệp hay hộ kinh doanh sẽ quan tâm đến.
Nhân tố “Đơn vị có các nhân sự đủ chuyên môn và kỹ
năng cần thiết để ứng dụng Blockchain” có giá trị trung bình là
3,340. Trong chuỗi cung ứng thịt lợn hiện nay, các doanh
nghiệp là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hoặc người bán lẻ nhỏ tại các
chợ thì yếu tố nhân sự là điều đáng quan tâm khi mà họ chủ yếu
là tầng lớp lao động phổ thông, khả năng tiếp cận thông tin và
công nghệ mới còn hạn chế.
Nhân tố “Đơn vị có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư
cho công nghệ blockchain và duy trì ứng dụng trong thời gian
dài” có giá trị trung bình thấp nhất trong nhóm là 3,110 cho
thấy các bên trong chuỗi cung ứng chưa đồng ý với tiêu chí này
khi mà chi phí là một trong những rào cản khá lớn đối với các
doanh nghiệp, hộ gia đình hay đơn vị buôn bán nhỏ lẻ khi áp
dụng công nghệ mới này.
Đánh giá của các bên về nhóm nhân tố sự sẵn sàng của tổ chức

Đơn vị có khả năng thay đổi nhanh chóng để thích nghi với các yêu cầu của
công nghệ mới 3.447

Công nghệ blockchain có thể dễ dàng được tích hợp về mặt tổ chức vận hành 3.334

Đơn vị đã có kinh nghiệm trong việc ứng dụng các công nghệ thông tin mới 3.247

Văn hóa tổ chức của đơn vị khuyến khích việc ứng dụng các công nghệ mới 3.511

Biểu đồ 3.16. Đánh giá về sự sẵn sàng của tổ chức


168 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

(Nguồn phân tích số liệu SPSS)


Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố “Văn hóa tổ
chức của đơn vị khuyến khích việc ứng dụng các công nghệ
mới” và “Đơn vị có khả năng thay đổi nhanh chóng để thích
nghi với các yêu cầu của công nghệ mới” có giá trị trung bình
lần lượt là 3,511 và 3,447. Trong chuỗi cung ứng thịt lợn tại
Huế, hầu như các doanh nghiệp đều mong muốn áp dụng được
công nghệ mới nhằm giảm chi phí cũng như tăng lợi nhuận
kinh doanh, phù hợp với xu thế công nghệ hoá hiện đại hoá
trong thời đại 4.0 hiện nay, do đó các đơn vị cũng sẽ cố gắng để
tiếp cận và thích nghi nhanh chóng hơn với các yêu cầu công
nghệ mới trong tương lai.
Hai nhân tố “Công nghệ blockchain có thể dễ dàng
được tích hợp về mặt tổ chức vận hành” và “Đơn vị đã có kinh
nghiệm trong việc ứng dụng các công nghệ thông tin mới” có
giá trị trung bình lần lượt là 3,334 và 3,247. Đánh giá của các
bên về hai nhân tố này không quá cao. Tuỳ vào quy mô và hình
thức vận hành của tổ chức mà việc tích hợp công nghệ
blockchain sẽ khó khăn hoặc đơn giản hơn.
Đánh giá của các bên về nhóm nhân tố quy mô đơn vị

Đơn vị của anh/chị có nhiều nhân viên am hiểu công nghệ hơn
các đơn vị khác trong chuỗi cung ứng 3.508

Doanh thu của đơn vị anh/chị cao hơn các đơn vị khác trong
chuỗi cung ứng 3.452

Vốn của đơn vị anh/chị cao hơn các đơn vị khác trong chuỗi
cung ứng 3.421

Biểu đồ 3.17. Đánh giá về quy mô đơn vị


Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 169

(Nguồn phân tích số liệu SPSS)


Nhìn chung, đánh giá của các bên về các yếu tố thuộc quy
mô đơn vị là ở mức trung bình. Các nhân tố “Đơn vị của
anh/chị có nhiều nhân viên am hiểu công nghệ hơn các đơn vị
khác trong chuỗi cung ứng”; “Doanh thu của đơn vị anh/chị cao
hơn các đơn vị khác trong chuỗi cung ứng” và “Vốn của đơn vị
anh/chị cao hơn các đơn vị khác trong chuỗi cung ứng” có giá
trị trung bình lần lượt là 3,508; 3,452 và 3,421.
Đánh giá của các bên về nhóm nhân tố điều kiện môi
trường
Đánh giá của các bên về nhóm nhân tố áp lực cạnh tranh
3.680

3.598

3.480

Blockchain có thể xem là nền tảng cho việc phát triển các năng lực cạnh tranh mới của đơn vị Việc ứng dụng blockchain s ẽ mang lại cho đơn vị của anh/chị lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn Việc ứng dụng blockchain giúp đơn vị dễ dàng hơn trong việc thâm nhập các thị trường có yêu cầu cao về chứng
minh nguồn gốc và kiểm s oát chất lượng

Biểu đồ 3.18. Đánh giá về áp lực cạnh tranh


(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Kết quả phân tích chỉ ra rằng, nhân tố “Blockchain có
thể xem là nền tảng cho việc phát triển các năng lực cạnh tranh
mới của đơn vị” có giá trị trung bình là 3,680. Nhân tố “Việc
ứng dụng blockchain giúp đơn vị dễ dàng hơn trong việc thâm
nhập các thị trường có yêu cầu cao về chứng minh nguồn gốc
và kiểm soát chất lượng” có giá trị trung bình là 3,598. Nhân tố
“Việc ứng dụng blockchain sẽ mang lại cho đơn vị của anh/chị
170 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn” có giá trị trung bình là 3,480.
Có thể nói, công nghệ Blockchain là một trong những xu hướng
công nghệ được nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác
nhau ứng dụng trong đó có nông nghiệp và quản trị chuỗi cung
ứng nông nghiệp. Khi sử dụng công nghệ Blockchain, doanh
nghiệp sẽ dễ dàng dành được lòng tin của khách hàng hơn từ đó
tạo ra được lợi thế cạnh tranh của đơn vị trên thị trường. Nhìn
xa hơn, việc ứng dụng Blockchain giúp doanh nghiệp có thể cắt
giảm một lượng lớn chi phí bằng cách loại bỏ những nhà cung
cấp trung gian và bên thứ ba, thay vào đó chỉ cần sử dụng công
nghệ Blockchain.
Đánh giá của các bên về nhóm nhân tố áp lực pháp lý

3.598

3.424

3.244

Các q u y đ ịn h q u ản lý an to àn th ực p h ẩm mới th ú c đ ẩy v iệc Các cơ q u an ch ức n ăn g k h u y ến k h ích ứn g d ụ n g b lo ck ch ain Các h ệ th ố n g q u y đ ịn h q u ản lý tro n g ch u ỗ i cu n g ứn g h iện


ứn g d ụ n g b lo ck ch ain v ào ch u ỗ i cu n g th ịt lợn tro n g h o ạt đ ộ n g v ận h àn h ch u ỗ i cu n g th ịt lợn tại p h ù h ợp v ới v iệc ứn g d ụ n g b lo ck ch ain

Biểu đồ 3.19. Đánh giá về áp lực pháp lý


(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Đối với nhóm nhân tố áp lực pháp lý, nhân tố “Các cơ
quan chức năng khuyến khích ứng dụng blockchain trong hoạt
động vận hành chuỗi cung thịt lợn” có giá trị trung bình là
3,598 cho thấy các bên trong chuỗi cung ứng tương đối đồng ý
với tiêu chí này. Các cơ quan chức năng hiện nay cũng dần
nhận rõ được lợi ích và sự cần thiết của công nghệ blockchain
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 171

trong chuỗi cung ứng thịt lợn hiện nay. Trong chăn nuôi, các
bên tham gia chuỗi cung ứng sẽ nắm được sản phẩm từ quốc
gia nào, nông trại nào, nhà nông cho động vật ăn gì và khi nào,
tiêm thuốc gì, giết mổ ở đâu, cán bộ thú y nào cho xuất trại và
cho bán thịt... Công nghệ blockchain có thể thay thế các loại
giấy tờ, không cần đóng dấu, ký tên... Do đó, các cơ quan chức
năng hiện nay tại thị trường thành phố Huế cũng đang đưa ra
những khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ
blockchain và chuỗi vận hành thịt lợn.
Nhân tố “Các quy định quản lý an toàn thực phẩm mới thúc
đẩy việc ứng dụng blockchain vào chuỗi cung thịt lợn” có giá
trị trung bình là 3,244 cho thấy các bên đánh giá chưa cao đối
với yếu tố này. Hệ thống pháp lý vẫn là một rào cản lớn đối với
các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thịt lợn khi quyết định
áp dụng công nghệ blockchain vào hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Đánh giá của các bên về nhóm nhân tố áp lực xã hội

3.691
3.649

3.556

3.413

An h /ch ị ch o rằn g k h ách h àn g sẽ q u an tâm An h /ch ị ch o rằn g k h ách h àn g sẽ sẵn sàn g trả C ác tổ ch ức h o ạt đ ộ n g x ã h ộ i (b ảo v ệ q u y ền Tin tức trên các mạn g x ã h ộ i v à các k ên h
đ ến các lợi ích củ a v iệc ứn g d ụ n g b lo ck ch ain th êm tiền ch o các sản p h ẩm có ứn g d ụ n g lợi n g ười tiêu d ù n g , b ảo v ệ n g ười tiêu d ù n g ) tru y ền th ô n g ản h h ưởn g đ ến n h u cầu ứn g
b lo ck ch ain q u an tâm đ ến th ô n g tin v ề v iệc ứn g d ụ n g d ụ n g b lo ck ch ain củ a đ ơn v ị
b lo ck ch ain

Biểu đồ 3.20. Đánh giá về áp lực xã hội


(Nguồn phân tích số liệu SPSS)
172 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Nhìn chung, các nhân tố thuộc nhóm Áp lực xã hội đều được
các bên trong chuỗi cung ứng đánh giá ở mức tương đối đồng
ý. Nhân tố “Anh/chị cho rằng khách hàng sẽ sẵn sàng trả thêm
tiền cho các sản phẩm có ứng dụng blockchain” và “Tin tức
trên các mạng xã hội và các kênh truyền thông ảnh hưởng đến
nhu cầu ứng dụng blockchain của đơn vị” có giá trị trung bình
lần lượt là 3,691 và 3,649. Ngày nay trước tình trạng thực phẩm
bẩn tràn lan trên thị trường khiến cho người tiêu dùng hoang
mang, nhu cầu tìm hiểu thông tin trước khi mua ngày càng cao
và họ sẵn sàng chi trả thêm tiền nếu những sản phẩm đó có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trong thời buổi kinh tế thị trường
như hiện nay, với sự xâm nhập của nhiều tin tức trên mạng xã
hội, các kênh truyền thông đưa tin về những vấn về bức thiết về
các vấn đề liên quan đến thực phẩm sử dụng hằng ngày. Một số
ví dụ điển hình như, các thông tin về thực phẩm bẩn, thực phẩm
không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đang tràn lan trên thị
trường làm cho sự lo lắng của khách hàng tăng cao. Đây chính
là cơ hội cho việc đẩy mạnh phát triển các công cụ truy xuất
nguồn gốc và đưa nó ngày càng phổ biến rộng rãi trong cộng
đồng.
Nhân tố “Anh/chị cho rằng khách hàng sẽ quan tâm
đến các lợi ích của việc ứng dụng blockchain” và “Các tổ
chức hoạt động xã hội (bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
bảo vệ người tiêu dùng) quan tâm đến thông tin về việc ứng
dụng blockchain” có giá trị trung bình lần lượt là 3,556 và
3,413. Các lợi ích cảm nhận được chính là những chất xúc
tác mang lại hiệu quả cao nhất để nâng cao nhu cầu truy xuất
nguồn gốc góp phần tác động đến ý định mua của khách
hàng. Do vậy, việc nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ nhiều
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 173

khách hàng khác nhau là hết sức quan trọng. Nó phần nào
nói lên được sự an tâm, những lợi ích cảm nhận, cũng như
phản ánh mức độ ghi nhận của khách hàng đối với việc truy
xuất nguồn gốc trước khi mua.
174 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

3.5. Phân tích đánh giá của người tiêu dùng về các nhân tố
Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố kinh nghiệm
mua hàng
H0: đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố kinh nghiệm
mua hàng = 4
H1: đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố kinh nghiệm
mua hàng ≠ 4
Bảng 3.12. Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm
“Kinh nghiệm mua hàng”
One Sample T-test Sig.
Mean
Kinh nghiệm mua hàng (2-tailed)
Nguồn gốc rõ ràng là một tiêu chí quan trọng
4.28 .000
khi tôi chọn mua sản phẩm
Những thực phẩm thực sự sạch thường có
4.03 .534
nguồn gốc rõ ràng
Những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng
thường chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao 4.02 .713
hơn
Tôi có thể dễ dàng nhận biết nguồn gốc dựa
3.60 .000
trên đặc điểm sản phẩm

(Nguồn phân tích số liệu SPSS)


Xét theo giá trị trung bình, nhân tố “Nguồn gốc rõ ràng là
một tiêu chí quan trọng khi tôi chọn mua sản phẩm” có kết quả
giá trị trung bình là 4.28, có thể nói, hầu như tất cả khách hàng
đều đồng thuận với nhận định này và nhận thấy rõ tầm quan
trọng của nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Hai nhân tố “Những
thực phẩm thực sự sạch thường có nguồn gốc rõ ràng” và
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 175

“Những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng thường chứa hàm


lượng chất dinh dưỡng cao hơn” có giá trị trung bình lần lượt là
4.03, 4.02, đạt mức đồng ý với những chi tiết đưa ra và tin rằng
những chi tiết đó là phù hợp. Nhân tố “Tôi có thể dễ dàng nhận
biết nguồn gốc dựa trên đặc điểm sản phẩm” có giá trị trung
bình 3.60, thấp hơn mức 4. Nguyên nhân là do việc nhận biết
nguồn gốc dựa trên đặc điểm sản phẩm không phải ai cũng có
thể làm được, thường chỉ có những người hay đi mua thực
phẩm có nhiều kinh nghiệm mới tự tin về khả năng nhận biết
nguồn gốc dựa trên đặc điểm sản phẩm nhưng đôi khi đó cũng
chỉ là những phỏng đoán không có chứng cứ xác thực. Như
vậy, qua những thông tin khảo sát được, cụ thể là thông qua
các giá trị trung bình của các chỉ tiêu đánh giá của khách
hàng đối với nhóm nhân tố Kinh nghiệm mua hàng là khá
cao. Chứng tỏ rằng, khách hàng ngày càng quan tâm nhiều
hơn đến nguồn gốc thực phẩm, có nhiều kinh nghiệm mua
hàng, kiến thức về sản phẩm và nhận thấy được những lợi ích
do thịt lợn sạch có nguồn gốc rõ ràng mang lại.
Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố rủi ro người
bán
H0 : đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố rủi ro người
bán = 4
H1: đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố rủi ro người
bán ≠ 4
Xét về giá trị trung bình của các nhân tố tham gia, có thể
thấy hai nhân tố “Người bán thịt lợn sạch cho tôi thường có
khuynh hướng không cung cấp đầy đủ những thông tin không
tốt về sản phẩm” và “Người bán thịt lợn sạch cho tôi có thể
176 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

không nắm được thông tin chi tiết về nguồn gốc sản phẩm” có
giá trị
Bảng 3.13. Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm
“Rủi ro người bán”

One sample t-test Sig.


Mean
Rủi ro người bán (2-tailed)
Người bán thịt lợn sạch cho tôi thường có
khuynh hướng không cung cấp đầy đủ những 3.01 .000
thông tin không tốt về sản phẩm
Người bán thịt lợn sạch cho tôi có thể không
nắm được thông tin chi tiết về nguồn gốc sản 3.02 .000
phẩm
Người bán thịt lợn sạch cho tôi thường không
chú trọng đầu tư vào các công cụ truy xuất 2.96 .000
nguồn gốc sản phẩm
Người bán thịt lợn sạch cho tôi thường nghĩ
đến lợi nhuận trước tiên khi cung ứng sản 2.75 .000
phẩm đến người tiêu dùng

(Nguồn phân tích số liệu SPSS)


lần lượt là 3.01, 3.02. Kết quả này chứng minh một điều rằng
khách hàng vẫn còn trung lập nội dung của hai nhân tố trên,
những người bán, người cung cấp chưa tạo được lòng tin đối
với khách hàng và khiến cho họ vẫn còn hoài nghi, lo lắng về
rủi ro người bán. Đồng thời, các nhân tố “Người bán thịt lợn
sạch cho tôi thường nghĩ đến lợi nhuận trước tiên khi cung ứng
sản phẩm đến người tiêu dùng” và “Người bán thịt lợn sạch cho
tôi thường không chú trọng đầu tư vào các công cụ truy xuất
nguồn gốc sản phẩm” có giá trị dưới mức trung bình chứng tỏ
khách hàng không đồng ý với những nhận định này và vẫn còn
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 177

cảm thấy rủi ro từ người bán, người bán chưa chú trọng đầu tư
vào các công cụ truy xuất giúp khách hàng tìm kiếm thông tin
dễ dàng hơn.
Đánh giá khách hàng về nhóm nhân tố tính tin cậy công
cụ truy xuất
H0 : đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố tính tin cậy
của công cụ truy xuất = 4
H1: đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố tính tin cậy
của công cụ truy xuất = 4
Bảng 3.14. Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm
“Tính tin cậy của công cụ truy xuất”
One sample t-test Sig.
Mean
Tính tin cậy của công cụ truy xuất (2-tailed)
Các mã vạch trên bao bì thể hiện đầy đủ thông tin về nguồn
2.97 .000
gốc của sản phẩm
Các dấu chứng nhận của các cơ quan kiểm dịch, cơ quan vệ
sinh an toàn thực phẩm trên bao bì, trên sản phẩm là đáng tin 3.98 .711
cậy
Các QR code, apps điện thoại có thể giúp STTan thông tin
4.01 .844
chi tiết về nguồn gốc sản phẩm
Các thông tin cung cấp trên các công cụ truy xuất là đầy đủ 2.81 .000
Các thông tin cung cấp trên các công cụ truy xuất là không
2.98 .000
thể thay đổi

(Nguồn phân tích số liệu SPSS)


Ba nhân tố “Các mã vạch trên bao bì thể hiện đầy đủ thông
tin về nguồn gốc của sản phẩm”, “Các thông tin cung cấp trên
các công cụ truy xuất là đầy đủ” và “Các thông tin cung cấp
trên các công cụ truy xuất là không thể thay đổi” đều có giá trị
trung bình thấp hơn mức đánh giá trung bình của khách hàng
178 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

chứng tỏ độ tin cậy của ba nhân tố này không cao do nhiều


nguyên nhân. Đầu tiên, các công cụ truy xuất này vẫn còn
nhiều hạn chế, chưa cung cấp đầy đủ thông tin liên qua đến sản
phẩm khách hàng cần. Thứ hai, các mã vạch trên bao bì chưa
chắc là thật. Cuối cùng, các thông tin trên các công cụ truy xuất
là không thể thay đổi, có thể có công cụ truy xuất không thể
thay đổi nhưng cũng có nhiều công cụ rất dễ dàng thay đổi và
bản thân khách hàng không thể nắm được sự thay đổi này.
Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố lợi ích cảm
nhận
H0 : đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố lợi ích cảm
nhận = 4
H1: đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố lợi ích cảm
nhận ≠ 4
Bảng 3.15. Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm
“Lợi ích cảm nhận”
One sample t-test Sig.
Mean
Lợi ích cảm nhận (2-tailed)
Việc truy xuất nguồn gốc giúp tôi tự tin hơn
4.18 .001
khi mua thịt lợn sạch
Biết được nguồn gốc sản phẩm giúp tôi an tâm
4.66 .000
khi tiêu dùng
Tôi có nhiều niềm tin hơn khi người bán sử
4.10 .047
dụng các công cụ truy xuất nguồn gốc

(Nguồn phân tích số liệu SPSS)


Nhìn chung giá trị trung bình của các biến ở trên đều trên 4
thể hiện mức độ đồng ý của khách hàng đối với các biến trên
rất cao, cho thấy thành quả của việc nâng cao, tuyên truyền lợi
ích cảm nhận khi truy xuất nguồn và đã gặt hái được nhiều thành
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 179

quả quan trọng. Riêng biến “Tôi có nhiều niềm tin hơn khi
người bán sử dụng các công cụ truy xuất nguồn gốc” có giá trị
trung bình là 4.10, thấp hơn hai biến còn lại. Nguyên nhân là
mặc dù người bán sử dụng các công cụ truy xuất nguồn gốc
nhưng khách hàng vẫn còn hoài nghi về những gì người bán
cung cấp, những công cụ truy xuất người bán cung cấp có mức
độ tin cậy chưa cao, hay chỉ mang tính tượng trưng chưa có
nhiều thông tin thực tế có thể khai thác được.
Đánh giá khách hàng về nhóm nhân tố tính sẵn có của
công cụ truy xuất
H0 : đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố tính có sẵn
của công cụ truy xuất = 4
H1: đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố tính sẵn có
của công cụ truy xuất ≠ 4
Bảng 3.16. Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm
“Tính có sẵn của công cụ truy xuất”
One sample t-test Sig.
Mean
Tính sẵn có của công cụ truy xuất (2-tailed)
Tôi có sử dụng điện thoại thông minh có khả năng cài
4.31 .000
đặt các ứng dụng quét QR code
Cửa hàng bán thịt lợn sạch có trang bị các máy quét
3.34 .000
thông tin sản phẩm
Các sản phẩm bày bán đều có hiển thị mã QR code,
2.99 .000
mã vạch về thông tin sản phẩm
Các sản phẩm bày bán đều có các dấu chứng nhận
3.24 .000
kiểm dịch, kiểm nghiệm

(Nguồn phân tích số liệu SPSS)


Xét về giá trị trung bình thì lại có nhiều chênh lệch khác
nhau. Biến “Tôi có sử dụng điện thoại thông minh có khả năng
cài đặt các ứng dụng quét QR code” có giá trị trung bình là
180 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

4.31, cao nhất trong các biến điều tra, qua giá trị đó cho thấy
hầu như khách hàng đều có sử dụng điện thoại thông minh có
khả năng cài đặt ứng dụng quét mã QR-code và đây là điều cốt
lõi giúp khách hàng tự tay truy xuất nguồn gốc mà không cần
phải tốn nhiều thời gian và công sức. Các nhân tố “Cửa hàng
bán thịt lợn sạch có trang bị các máy quét thông tin sản phẩm”,
“Các sản phẩm bày bán đều có hiển thị mã QR code, mã vạch
về thông tin sản phẩm” và “Các sản phẩm bày bán đều có các
dấu chứng nhận kiểm dịch, kiểm nghiệm” có giá trị trung bình
thấp hơn. Nguyên nhân là do vẫn có nhiều loại thực phẩm chưa
có chứng nhận kiểm dịch, kiểm nghiệm, nhiều loại không được
gắn các tem truy xuất nguồn. Chính việc chưa đồng bộ trong
toàn hệ thống sản phẩm dẫn đến việc khó khăn trong quá trình
tìm hiểu nguồn gốc của từng loại thực phẩm.
Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố sự tự chủ
H0 : đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố sự tự chủ = 4
H1: đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố sự tự chủ ≠ 4
Bảng 3.17. Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm
“Sự tự chủ”
One sample t-test Sig.
Mean
Sự tự chủ (2-tailed)
Tôi có thể sử dụng các ứng dụng truy xuất nguồn gốc
qua apps điện thoại nếu như đã được hướng dẫn cụ 4.13 .004
thể.
Tôi có thể truy xuất nguồn gốc bất cứ sản phẩm nào
trước khi mua qua các ứng dụng điện thoại nếu có đủ 4.03 .566
thời gian thực hiện
Tôi có thể sử dụng các ứng dụng truy xuất nguồn gốc
thường xuyên mà không cần sự giúp đỡ của người 3.80 .000
khác
Tôi có thể dễ dàng nhận biết được các công cụ truy
3.10 .000
xuất nguồn gốc
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 181

(Nguồn phân tích số liệu SPSS)


Dựa trên giá trị trung bình của từng nhân tố có thể thấy nhân
tố “Tôi có thể sử dụng các ứng dụng truy xuất nguồn gốc qua
apps điện thoại nếu như đã được hướng dẫn cụ thể” có mức giá
trị bằng 4.13, tức đồng ý với các chi tiết đưa ra và có giá trị cao
nhất trong nhóm nhân tố Sự tự chủ. Qua đó cho thấy rằng, rất
nhiều khách hàng có sẵn các ứng dụng truy xuất nguồn gốc
thông qua smartphone và có khả năng sử dụng thuận tiện các
ứng dụng này nếu được hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, nhân tố
“Tôi có thể dễ dàng nhận biết được các công cụ truy xuất
nguồn gốc” có giá trị trung bình thấp nhất với 3.10. Nguyên
nhân là do hiện nay các công cụ truy xuất nguồn gốc chưa phổ
biến và còn khá mới mẻ, ít sử dụng nên rất ít người biết hoặc
đôi lúc chưa có sự tự chủ dẫn đến việc khó có thể dễ dàng nhận
biết được các công cụ truy xuất nguồn gốc.
Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố sự dễ sử dụng
cảm nhận
H0 : đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố sự dễ sử
dụng cảm nhận = 4
H1: đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố sự dễ sử
dụng cảm nhận ≠ 4
Bảng 3.18. Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm
“Sự dễ sử dụng cảm nhận”
One Sample T-test Sig.
Mean
Sự dễ sử dụng cảm nhận (2-tailed)
Nhìn chung việc truy xuất nguồn gốc qua ứng dụng
3.76 .000
điện thoại khá dễ dàng
Nhìn chung việc truy xuất nguồn gốc qua ứng dụng
3.80 .000
điện thoại không mất nhiều thời gian
182 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Việc học hỏi cách sử dụng các ứng dụng truy xuất
nguồn gốc qua video, poster hoặc tài liệu hướng dẫn 3.32 .000
là khá đơn giản.

(Nguồn phân tích số liệu SPSS)


Giá trị trung bình của 3 biến trên đều nằm trên ngưỡng trung
bình lần lượt từ 3.76, 3.80, 3.32, chứng tỏ mức độ dễ sử dụng
cảm nhận chưa được nhiều người đồng ý. Nguyên nhân là do
chưa có nhiều khách hàng thường xuyên truy xuất nguồn gốc
trên smartphone, họ vẫn e dè, chưa dành thời gian cho công
việc này, chưa có cơ hội tiếp xúc với các công nghệ truy xuất
hiện đại. Chính vì khách hàng chưa trải nghiệm, chưa sử dụng
nhiều nên chưa cảm nhận được tính dễ dử dụng cảm nhận. Để
thu hút được ngày càng nhiều khách hàng sử dụng công cụ truy
xuất nguồn gốc và có đánh giá cao trong tiêu chí dễ sử dụng cảm
nhận, thì vấn đề cốt lõi đó là cần phải có một nền tảng công nghệ
đơn giản, dể hiểu, dễ thao tác, hoạt động hiệu quả, đáp ứng được
nhu cầu thị trường và thỏa mãn những kỳ vọng của nhóm đối
tượng khách hàng mục tiêu.
Đánh giá khách hàng về nhóm nhân tố nhu cầu truy xuất
nguồn gốc
H0 : đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố nhu cầu
truy xuất nguồn gốc = 4
H1: đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố nhu cầu
truy xuất nguồn gốc ≠ 4
Bảng 3.19. Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm
“Nhu cầu truy xuất nguồn gốc”
One sample t-test Sig.
Mean
Nhu cầu truy xuất nguồn gốc (2-tailed)
Tôi nhận thấy việc truy xuất nguồn gốc sản 4.43 .000
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 183

phẩm trước khi mua là rất cần thiết.


Tôi thấy việc các cửa hàng bổ sung các công cụ
hỗ trợ khách hàng kiểm tra nguồn gốc trước khi 4.49 .000
mua là rất quan trọng.
Tôi sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm rõ
4.35 .000
ràng về nguồn gốc

(Nguồn phân tích số liệu SPSS)


Từ kết quả trên, ta thấy cả 3 nhân tố trên đều có Sig. < 0.05 hay
mức độ đồng ý của khách hàng là khác 4, nên đủ cơ sở để bác bỏ
giả thiết H0. Cả ba nhân tố “Tôi nhận thấy việc truy xuất nguồn
gốc sản phẩm trước khi mua là rất cần thiết”, “Tôi thấy việc các
cửa hàng bổ sung các công cụ hỗ trợ khách hàng kiểm tra nguồn
gốc trước khi mua là rất quan trọng” và “Tôi sẵn sàng chi trả cao
hơn cho sản phẩm rõ ràng về nguồn gốc” có giá trị trung bình
mức độ đồng ý của khách hàng rất cao (đều trên mức 4) cho thấy
mức độ quan trọng và cần thiết của việc truy xuất nguồn gốc.
Ngày nay trước tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường
khiến cho người tiêu dùng hoang mang, nhu cầu tìm hiểu thông
tin trước khi mua ngày càng cao và họ sẵn sàng chi trả thêm tiền
nếu những sản phẩm đó có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố ảnh hưởng xã
hội
H0 : đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố ảnh hưởng xã hội = 4
H1: đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố ảnh hưởng xã hội ≠ 4
Bảng 3.20. Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm
“Ảnh hưởng xã hội”
One sample t-test Sig.
Mean
Ảnh hưởng xã hội (2-tailed)
Gia đình, bạn bè có ảnh hưởng đến nhu cầu truy xuất 3.70 .000
184 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

nguồn gốc thịt lợn sạch của tôi.


Tôi sẽ mong muốn truy xuất nguồn gốc nếu nhiều
3.86 .000
người xung quanh sử dụng.
Tôi sẽ mong muốn truy xuất nguồn gốc nếu mọi người
3.75 .000
nghĩ tôi nên sử dụng nó.
Tin tức trên các mạng xã hội và các kênh truyền thông
3.46 .000
ảnh hưởng đến nhu cầu truy xuất nguồn gốc của tôi.

(Nguồn phân tích số liệu SPSS)


Các nhân tố trên như “Gia đình, bạn bè có ảnh hưởng đến
nhu cầu truy xuất nguồn gốc thịt lợn sạch của tôi”, “Tôi sẽ mong
muốn truy xuất nguồn gốc nếu nhiều người xung quanh sử dụng”,
“Tôi sẽ mong muốn truy xuất nguồn gốc nếu mọi người nghĩ tôi
nên sử dụng nó” và “Tin tức trên các mạng xã hội và các kênh
truyền thông ảnh hưởng đến nhu cầu truy xuất nguồn gốc của tôi”
đều có giá trị trung bình trên mức trung bình với lần lượt là 3.70,
3.86, 3.75, 3.46, phản ánh ảnh hưởng của xã hội lên ý định mua
thịt lợn sạch, tuy mức độ ảnh hưởng không cao, nhưng nó vẫn tác
động phần nào đến quyết định mua của người tiêu dùng.
3.6. Kiểm đinh sự khác biệt trong đánh giá bên trong
chuỗi cung ứng các nhân tố
Kiểm định phân phối chuẩn
Nhằm xem xét phân phối dữ liệu của các nhóm nhân tố đánh
giá về mức độ ứng dụng công nghệ blockchain, nghiên cứu sử
dụng bước kiểm định kolmogorov-smirnow. Dựa trên cặp giả
thuyết:
H0: Các nhân tố có phân phối chuẩn
H1: Các nhân tố không có phân phối chuẩn
Bảng 3.21. Kiểm định Sample Kolmogorov-Smirnov
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 185

Kolmogorov- Sig. (2-


Yếu tố N
Smirnov Z tailed)
Lợi thế tương đối (RA) 356 4,441 0,000
Khả năng tương thích (CA) 356 6,049 0,000
Mức độ phức tạp (CX) 356 3,373 0,000
Khả năng dùng thử (TRI) 356 3,147 0,000
Khả năng nhân rộng (SC) 356 1,531 0,048
Áp lực từ đối tác (TPP) 356 1,996 0,004
Chia sẻ thông tin (ID) 356 2,555 0,000
Sự tin tưởng (TRU) 356 4,211 0,000
Hỗ trợ từ đội ngũ quản lý (TMS) 356 5,642 0,000
Nguồn lực sẵn có (REA) 356 3,003 0,000
Sự sẵn sàng của tổ chức (ORG) 356 3,147 0,000
Quy mô đơn vị (FS) 356 1,771 0,015
Áp lực cạnh tranh (CP) 356 2,094 0,001
Áp lực pháp lý (LP) 356 2,066 0,000
Áp lực xã hội (SP) 356 1,861 0,029

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu 2022)


Kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy, tất cả các nhân tố đều
có giá trị Sig.<0,05, tức bác bỏ H0. Do đó, dữ liệu của các nhân
tố này đều không đạt phân phối chuẩn, nên nghiên cứu sẽ sử
dụng các kiểm định phi tham số với các nhóm biến này.
Khác biệt về vai trò trong chuỗi cung ứng
Bảng 3.22. Kiểm định sự khác biệt về vai trò
trong chuỗi cung ứng
Khác biệt theo vai trò trong
chuỗi cung ứng
Tiêu chí phân nhóm
Sig. Levene’s Sig. kiểm định khác
test biệt
Lợi thế tương đối (RA) 0,215 0,092
Khả năng tương thích (CA) 0,994 0,393
186 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Khác biệt theo vai trò trong


chuỗi cung ứng
Tiêu chí phân nhóm
Sig. Levene’s Sig. kiểm định khác
test biệt
Mức độ phức tạp (CX) 0,801 0,416
Khả năng dùng thử (TRI) 0,581 0,715
Khả năng nhân rộng (SC) 0,273 0,013
Áp lực từ đối tác (TPP) 0,081 0,205
Chia sẻ thông tin (ID) 0,462 0,79
Sự tin tưởng (TRU) 0,313 0,135
Hỗ trợ từ đội ngũ quản lý (TMS) 0,149 0,735
Nguồn lực sẵn có (REA) 0,054 0,036
Sự sẵn sàng của tổ chức (ORG) 0,604 0,633
Quy mô đơn vị (FS) 0,518 0,001
Áp lực cạnh tranh (CP) 0,746 0,356
Áp lực pháp lý (LP) 0,858 0,516
Áp lực xã hội (SP) 0,227 0,027

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu 2022)


Xét về giá trị Sig. Levene’s test, các giá trị thể hiện càng
cao cho thấy sự khác biệt về vai trò của đơn vị trong chuỗi cung
ứng đối với mức độ ứng dụng công nghệ blockchain càng lớn.
Cụ thể với nhân tố Khả năng tương thích (CA) cho kết quả Sig.
Levene’s test bằng 0,994, mức cao nhất trong tổng thể các nhân
tố kiểm định, qua đó có thể thấy rằng mỗi đơn vị trong chuỗi
cung ứng từ các hộ chăn nuôi, thương lái cho đến người bán
nhỏ lẻ sẽ có mức độ tương thích khác nhau đối với việc áp
dụng công nghệ blockchain bởi lẽ tuỳ vào chức năng kinh
doanh của đơn vị tác động đến tình hình ứng dụng công nghệ
hiện tại cũng như khả năng tương thích với công nghệ mới
trong tương lai.
Tiếp theo là nhóm nhân tố Mức độ phức tạp và Áp lực
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 187

pháp lý với lần lượt có giá trị là 0,801 và 0,858, có thể nhận thấy
rằng sự khác biệt về vai trò của đơn vị trong chuỗi cung ứng tác
động lớn đến hai nhân tố này, những người nông dân, hộ chăn
nuôi địa phương sẽ đánh giá mức độ phức tạp đối với công nghệ
mới cao hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh có quy mô và
hệ thống vận hành theo quy trình đã có áp dụng công nghệ trước
đó.
Sau đó là nhóm Áp lực cạnh tranh với Sự sẵn sàng của tổ
chức với giá trị lần lượt là 0,746 và 0,604, cho thấy mức ảnh
hưởng ở mức trung bình của vai trò đơn vị trong chuỗi cung
ứng đến nhóm nhân tố này, các kết quả này là hoàn toàn phù
hợp với thực tế vì với mỗi đơn vị ở các mắc xích khác nhau
trong chuỗi cung ứng sẽ có các đối thủ cạnh tranh khác nhau,
do đó áp lực cạnh tranh tạo nên cũng sẽ không giống nhau giữa
các đơn vị.
Hai nhóm nhân tố là Áp lực từ đối tác và Nguồn lực sẵn
có với giá trị là 0,081 và 0,054, với mức giá trị thấp này có thể
thấy được sự khác biệt về vai trò của đơn vị trong chuỗi cung
ứng không làm thay đổi quá nhiều đối với các mối quan hệ hợp
tác của đơn vị cũng như các nguồn lực hiện tại mà đơn vị đang
có để sử dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khác biệt về quy mô doanh thu
Bảng 3.23. Kiểm định sự khác biệt về quy mô doanh thu
của các đơn vị khác nhau trong chuỗi cung ứng
Khác biệt theo quy mô doanh thu
Tiêu chí phân nhóm Sig. Levene’s Sig. kiểm định khác
test biệt
Lợi thế tương đối (RA) 0,431 0,005
Khả năng tương thích (CA) 0,013 0,751
188 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Mức độ phức tạp (CX) 0,050 0,027


Khả năng dùng thử (TRI) 0,021 0,934
Khả năng nhân rộng (SC) 0,008 0,792
Áp lực từ đối tác (TPP) 0,056 0,826
Chia sẻ thông tin (ID) 0,212 0,874
Sự tin tưởng (TRU) 0,841 0,016
Hỗ trợ từ đội ngũ quản lý (TMS) 0,015 0,719
Nguồn lực sẵn có (REA) 0,034 0,924
Sự sẵn sàng của tổ chức (ORG) 0,014 0,845
Quy mô đơn vị (FS) 0,039 0,886
Áp lực cạnh tranh (CP) 0,013 0,684
Áp lực pháp lý (LP) 0,035 0,847
Áp lực xã hội (SP) 0,189 0,749

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu 2022)


Xét về giá trị Sig. Levene’s test, các giá trị thể hiện càng
cao cho thấy sự khác biệt về quy mô doanh thu của đơn vị trong
chuỗi cung ứng đối với mức độ ứng dụng công nghệ blockchain
càng lớn. Cụ thể với nhân tố Sự tin tưởng (TRU) cho kết quả
Sig. Levene’s test bằng 0,841, mức cao nhất trong tổng thể các
nhân tố kiểm định, qua đó có thể thấy rằng quy mô doanh thu
tác động khá lớn đến mức độ tin tưởng của doanh nghiệp đối
với việc ứng dụng công nghệ blockchain cũng như là sự tin
tưởng lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng
thịt lợn.
Nhân tố Lợi thế tương đối (RA) có giá trị Sig. Levene’s
test bằng 0,431, cho thấy quy mô doanh thu của đơn vị có tác
động ở mức trung bình đối với lợi thế tương đối khi ứng dụng
công nghệ blockchain. Đối với lợi thế tương đối, chi phí cũng
là một yếu tố được các doanh nghiệp quan tâm khi mà việc
nhận định rằng chi phí khi ứng dụng công nghệ blockchain thấp
hơn so với ứng dụng các công nghệ thông tin khác phần nào
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 189

phụ thuộc vào doanh thu và lợi nhuận của đơn vị là rất lớn. Khi
quy mô doanh thu của đơn vị càng lớn thì việc cân nhắc đầu tư
chi phí cho một công nghệ mới sẽ cần thiết hơn cũng như dễ
dàng hơn để nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho đơn vị. Các
nhóm nhân tố còn lại hầu như có giá trị Sig. Levene’s test
không quá cao, mức tác động của quy mô doanh thu đến các
nhân tố này ở mức thấp.
190 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ NHẰM THÚC ĐẨY
VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN NHẰM
CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG THỊT LỢN TẠI
THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HUẾ
4.1. Định hướng
Định hướng chung của tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày 6/11/2019, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số
235/KH-UBND về việc triển khai Đề án “Triển khai, áp dụng
và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế đến năm 2025” [14]. Kế hoạch hướng đến mục tiêu
cụ thể đến năm 2025 là:
- Đáp ứng 100% tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
trên địa bàn tỉnh được tập huấn, đào tạo kiến thức về triển khai,
áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc.
- Truy xuất được nguồn gốc sản phẩm của 50 đến 70 cơ
sở/doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực, các đặc sản
của địa phương dựa trên ứng dụng thông tin điện tử sử dụng mã
QR và công nghệ mã số mã vạch.
- Tư vấn, hướng dẫn xây dựng 20 tiêu chuẩn cơ sở về truy
xuất nguồn gốc phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và tài liệu
hướng dẫn áp dụng tại cơ sở sản xuất cho từng nhóm sản phẩm
cụ thể.
- Tối thiểu 30% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng mã số mã vạch
tại Thừa Thiên Huế có hệ thống truy xuất nguồn gốc áp dụng
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 191

các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đảm bảo khả năng tương tác,
trao đổi dữ liệu với các hệ thống truy xuất nguồn gốc của doanh
nghiệp trong nước và quốc tế...
Theo đó, kế hoạch triển khai 06 nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về áp dụng công nghệ
truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong doanh nghiệp.
- Xây dựng, triển khai, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn
gốc thống nhất trong toàn tỉnh: Khảo sát, tư vấn, hướng dẫn xây
dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm để tham gia hệ thống truy xuất
nguồn gốc, ứng dụng mã số mã vạch tại doanh nghiệp dựa trên
ứng dụng thông tin điện tử sử dụng mã QR và công nghệ mã số
mã vạch.
- Hỗ trợ xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn cơ sở, quy
chuẩn kỹ thuật địa phương về truy xuất nguồn gốc phù hợp với
tiêu chuẩn quốc gia và tài liệu hướng dẫn áp dụng cho từng
nhóm sản phẩm cụ thể.
- Mở rộng triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn
gốc đối với một số nhóm sản phẩm, hàng hóa đặc thù trong tỉnh
như nông lâm thủy sản, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và một số
sản phẩm đặc sản của địa phương. Qua đó, thực hiện đồng bộ
từ nguyên liệu- xưởng sản xuất, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ,
phân phối sản phẩm và theo hệ thống mã hóa điện tử.
- Thiết lập, xây dựng, vận hành phần mềm truy xuất nguồn
gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh: Xây dựng phần mềm
truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tỉnh Thừa Thiên Huế
bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm để phục vụ việc cung
cấp thông tin về nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở kết
192 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

nối thông tin với hệ thống truy xuất nguồn gốc của các cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp và kết nối với Cổng thông tin truy xuất
nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
- Kết nối cơ sở dữ liệu hệ thống truy xuất nguồn gốc của đơn vị
cung cấp giải pháp công nghệ với cổng thông tin truy xuất nguồn
gốc, trang thông tin điện tử của tỉnh.
Định hướng của các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa
bàn
Trong tương lai, toàn bộ các cửa hàng thực phẩm sạch
trên địa bàn đều sẽ ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc
vào các mặt hàng thực phẩm sạch. Mở rộng triển khai, áp dụng
hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với một số nhóm sản phẩm,
hàng hóa đặc thù. Thực hiện đồng bộ từ nguyên liệu- xưởng sản
xuất, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ, phân phối sản phẩm và
theo hệ thống mã hóa điện tử.
Liên kết với các đơn vị, trang trại cung cấp thực phẩm
sạch có chất lượng và nguồn gốc cụ thể, đảm bảo nguồn cung
ổn định và kiểm soát được chất lượng, đảm bảo an toàn khi sử
dụng. Hướng dẫn cho toàn bộ chuỗi cung ứng đều sử dụng
công nghệ hỗ trợ việc truy xuất nguồn gốc.
Đi đầu trong phong trào ứng dụng công nghệ blockchain
vào quản lý thông tin chuỗi cung ứng thịt lợn trên địa bàn, cần
trang bị đầy đủ các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ áp dụng công
nghệ mới này.
Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng công
nghệ mới blockchain cho nhân viên và sẵn sàng hướng dẫn,
giới thiệu đến khách hàng.
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 193

Tạo nhiều video giới thiệu, quảng cáo, hướng dẫn sử


dụng công nghệ truy xuất và những lợi ích nó mang lại.
4.2. Các hàm ý quản trị đề xuất
Đề xuất liên quan đến Điều kiện công nghệ
- Lợi thế tương đối được đánh giá dựa trên những gì tổ
chức/cá nhân cảm nhận được từ công nghệ blockchain mang
lại. Hiện nay, lợi thế tương đối trong cảm nhận của các bên
trong chuỗi cung ứng chưa thực sự cao, một phần là do người
sử dụng thiếu những thông tin về sự hữu ích của công nghệ
blockchain. Bên cạnh đó, công nghệ Blockchain còn khá mới
mẻ và chưa được ứng dụng nhiều trong thực tế khiến người tiêu
dùng vẫn còn mơ hồ, không chắc chắn về những gì nó mang lại
và cách sử dụng vẫn còn khá phức tạp.
- Để cải thiện chỉ số lợi thế tương đối, các doanh nghiệp
cần tập trung nâng cao chất lượng, truyền tải các thông điệp
hữu ích về công cụ truy xuất nguồn gốc đến cho người sử dụng.
Mục đích nhằm tăng thêm giá trị cho các sản phẩm của doanh
nghiệp cũng như giúp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ
blockchain vào chuỗi cung ứng thịt lợn trên địa bàn.
- Cách thức thực hiện yêu cầu cần có sự phối hợp hỗ trợ
từ các Sở ban ngành liên quan. Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh
thịt lợn cần hoạt động đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền
nâng cao nhận thức của người tiêu dùng tổ chức các mini game
đối với những khách hàng tham gia sử dụng công nghệ
blockchain trong tiêu dùng. Xây dựng các video, poster quảng
cáo, tài liệu dướng dẫn giúp khách hàng tiếp cận, trải nghiệm
những công cụ hiện đại và cung cấp những thông tin hữu ích về
việc ứng dụng công nghệ blockchain trong truy xuất nguồn gốc
194 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

thực phẩm.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, ban ngành nhằm tổ
chức các Hội nghị, hội thảo giới thiệu công nghệ blockchain và
những lợi ích khi ứng dụng vào việc truy xuất nguồn.
- Doanh nghiệp khi đầu tư vào mua sắm các thiết bị công
nghệ thì cần phải hiểu biết chính xác về lợi ích của công nghệ
blochchain để tránh kỳ vọng quá cao, làm cho những lợi ích kỳ
vọng không được hiện thực hóa như mong đợi tức không được
đáp ứng như dự định, mong muốn ban đầu. Khi nhận thức về sự
hữu ích là ít, doanh nghiệp không hài lòng nên không muốn
tiếp tục sử dụng chúng.
Đề xuất liên quan đến Điều kiện liên tổ chức
- Các công cụ blockchain áp dụng truy xuất nguồn gốc
đều giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin của
sản phẩm. Tuy nhiên, nó vẫn còn một số hạn chế vì có những
thông tin được đưa lên chưa chắc đã chính xác, các mã sau khi
quét không hiển thị thông tin hay các công ty công cấp các
thông tin đó là thật hay giả cũng khó để có thể nhận biết được.
Đa số dựa vào niềm tin để mua hàng là chính.
- Các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh thịt lợn sạch
muốn thu sự tin tưởng của người tiêu dùng cần phải tiếp xúc
trực tiếp và trải nghiệm, ứng dụng công nghệ blockchain, sau
đó xin ý kiến của khách hàng giúp cải thiện các thiếu sót và
nâng cao các tiện ích.
- Cần có các chuyên gia, Nhà Nước kiểm định, kiểm
nghiệm nguồn gốc các sản phẩm và có các giấy tờ chứng nhận
liên quan chứng minh cho người tiêu dùng thấy những lợi ích
do công nghệ Blockchain cũng như việc truy xuất nguồn gốc
mang lại.
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 195

- Cần tập trung nâng cao chất lượng, xây dựng uy tín cho
công cụ truy xuất nguồn gốc dựa trên nền tẳng công nghệ
blockchain cho một vài sản phẩm nhất định từ đó xây dựng các
mã vạch mã QR-code in lên bao bì, đóng gói sản phẩm.
- Các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước cần tiên phong
trong ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ bao gồm cả
công nghệ Blockchain để nâng cao hiệu quả quản trị, điều
hành, cung ứng dịch vụ công, đi đầu trong xây dựng môi
trường sinh thái Blockchain. Sau khi đã tạo ra được môi trường
của một “hệ sinh thái Blockchain”, thì việc kết nối các bên hữu
quan, cũng như phát triển thành một hệ sinh thái hoàn thiện sẽ
dễ dàng và thuận lợi hơn. Song song với đó, cần duy trì cơ chế
trao đổi, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cộng
đồng doanh nghiệp, cộng đồng cung ứng dịch vụ công nghệ cả
ở trong nước và quốc tế để phát hiện và xử lý kịp thời các
vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai hệ thống.
Đề xuất liên quan đến Yếu tố trong tổ chức
Đối với khía cạnh tổ chức, đặc điểm của các nhà quản trị cấp
cao cũng nên được quan tâm và chú trọng. Phần lớn các doanh
nghiệp trên địa bàn có quy mô không quá lớn và thiếu các kiến
thức về quản trị cũng như công nghệ tại doanh nghiệp. Vì vậy,
cần có các chương trình liên kết giữa các doanh nghiệp và các
tổ chức trong lĩnh vực công nghệ để cung cấp thông tin, hỗ trợ
cho doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn đối với đội ngũ lãnh đạo
cũng nên được nâng cao và thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo
hướng đến thực hiện các tiêu chuẩn đó.
Cần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức
và cộng đồng về sự phát triển của công nghệ blockchain và các
196 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

lĩnh vực ứng dụng của công nghệ này. Trong nhận thức, cần
tách bạch giữa vấn đề ứng dụng công nghệ blockchain và tiền
mã hoá, tránh những sai lệch khi truyền thông đến người dùng
cũng như ảnh hưởng không tốt tới việc ứng dụng nền tảng
blockchain. Tăng cường tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo,
nhằm giúp các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có cái nhìn toàn
diện về xu thế phát triển của công nghệ blockchain hiện tại và
tương lai, tiếp cận và triển khai ứng dụng công nghệ để tối ưu
kinh doanh và vận hành tổ chức, doanh nghiệp; đồng thời giúp
các đơn vị cung cấp các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực này
tiếp cận thị trường.
Phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cho các ứng dụng
công nghệ blockchain. Việc chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng là cơ
sở để cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp bắt đầu áp dụng hợp đồng
thông minh, minh bạch hóa quá trình quản lý và bảo mật thông
tin khi sử dụng blockchain. Nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng
kết nối sẽ tăng hiệu quả công việc nhờ tốc độ xử lý được nâng
cao. Nếu cơ sở hạ tầng không đảm bảo, đồng nghĩa với thời
gian chạy dữ liệu chậm lại, dẫn đến hiệu quả sẽ ngược lại.
Nhân lực blockchain hiện đang đối diện với nhiều thách
thức, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn thậm chí buộc phải
đóng cửa vì thiếu hụt nhân sự. Do đó, cần có một kế hoạch hợp
tác giữa ba bên nhà trường, doanh nghiệp và cộng đồng, giúp
cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu được gắn kết, giải quyết
những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển. Có
chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực
công nghệ thông tin nói chung, công nghệ blockchain nói riêng.
Như vậy, công nghệ blockchain càng ngày cho thấy lợi ích
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 197

nhiều mặt của nó, thị trường blockchain Việt Nam ngày càng
trở nên sôi động, góp phần xây dựng, phát triển nền kinh tế số.
Để thị trường công nghệ blockchain phát triển đúng hướng,
lành mạnh, phát huy được tiềm năng, cần nâng cao nhận thức,
bổ sung các cơ chế, chính sách, thúc đẩy và nâng cao năng lực
của các doanh nghiệp công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, cũng
như chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, nguồn
lực con người vẫn là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự phát triển
nhanh và bền vững.
Đa số tất cả người tiêu dùng hiện nay đều sử dụng
smartphone và không khó để cài đặt các ứng dụng có khả năng
truy xuất nguồn gốc, ví dụ như: zalo, iscanner, quét mã vạch,
quét mã QR-code,… Ngoài ra các cửa hàng cần trang bị đầy đủ
các thiết bị dùng để quét thông tin sản phẩm và hệ thống hóa
các sản phẩm, phải đảm bảo các sản phẩm bày bán tất cả đều có
các mã vạch, mã QR-code hay các mã thể hiện toàn bộ thông
tin sản phẩm. Nhân rộng các mô hình công nghệ truy xuất có
hiệu quả (chẳng hạn mô hình công nghệ blockchain, công nghệ
CHECK.VN), cũng như mô hình các ứng dụng cài đặt trên điện
thoại để quét các mã vạch mã QR-code.
Doanh nghiệp cũng nên đầu tư vào đội ngũ nhân viên để có
thể có đầy đủ các kiến thức, kĩ năng trong việc sử dụng
blockchain nhằm khai thác tối đa những tính năng của hệ thống
blockchain. Khi đó, lợi ích kỳ vọng do blockchain mang lại
được đáp ứng và giúp doanh nghiệp hài lòng hơn, khả năng tiếp
tục sử dụng công nghệ sẽ cao hơn.
Đề xuất liên quan đến Điều kiện môi trường
- Phát huy vai trò của Hiệp hội Blockchain Việt Nam
198 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

trong việc góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và tham
mưu tư vấn xây dựng các hành lang pháp lý, các tiêu chuẩn,
quy chuẩn trong việc ứng dụng phát triển các sản phẩm, dịch vụ
trên nền tảng công nghệ blockchain. Tích cực chia sẻ những
kiến thức mang tính quy củ về blockchain, đồng thời đưa ra
những cảnh báo về những rủi ro, thách thức từ thực tế triển khai
của các doanh nghiệp tiên phong hoặc từ góc nhìn đa chiều của
các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước.
- Khẩn trương xây dựng khung pháp lý cho nghiên cứu
và ứng dụng công nghệ blockchain. Hiện tại Bộ Khoa học và
Công nghệ (KH&CN) đang tập trung chỉ đạo rà soát hoàn thiện
hành lang pháp lý cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ
blockchain, đồng thời, xem xét, ưu tiên nguồn lực cho các
nhiệm vụ nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ
blockchain. Bộ Tài chính bước đầu triển khai nghiên cứu về
tiền ảo, tài sản ảo, để đưa ra những đề xuất đối với vấn đề quản
lý, giám sát các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa trong
thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Theo các chuyên gia, thời gian tới, cần tiếp tục nghiên
cứu ban hành mới, sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý; nghiên
cứu, xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển ứng dụng công nghệ
blockchain cũng như nghiên cứu chính sách, quy định pháp luật
phù hợp để quản lý, thúc đẩy phát triển công nghệ blockchain
tại Việt Nam. Trước mắt, khi chưa có luật, cần ban hành nghị
định thí điểm. Ngoài ra, phải có sự quản lý để phát triển công
nghệ số và ứng dụng công nghệ blockchain theo kịp sự phát
triển hiện nay.
- Các cơ quan liên quan tăng cường các nghiên cứu sâu
về blockchain, trên cơ sở đó đề xuất với Chính phủ về cơ chế
quản lý, giám sát các hoạt động liên quan, hướng tới sự cân
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 199

bằng giữa mục tiêu sáng tạo, tăng trưởng kinh tế với mục tiêu
đảm bảo an toàn, an ninh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các nhà đầu tư cũng như các thành viên tham gia khác. Xây
dựng chế tài phù hợp nhằm giảm thiểu những rủi ro và hệ lụy
từ các sàn giao dịch tiền ảo có dấu hiệu lừa đảo, góp phần đảm
bảo an ninh trật tự và sự ổn định của thị trường tài chính.
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về cả
hoạt động, quy trình cũng như tài chính (chính sách cắt giảm
thuế, hỗ trợ vốn vay)… đối với một nhóm các doanh nghiệp
tiên phong, từ đó tạo thành một môi trường cạnh tranh cho các
doanh nghiệp khác cũng như các chủ thể khác của nền kinh tế
tận dụng đà tăng tốc phát triển.
- Nhà nước cần khuyến khích, ủng hộ doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ blockchain. Thành lập cơ sở đào tạo, cấp
chứng chỉ về blockchain để bước đầu tạo ra hệ sinh thái cho
công nghệ này. Hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ
blockchain trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong đó ưu tiên
triển khai chính sách thí điểm cho một số doanh nghiệp triển
khai dự án blockchain khả thi, mang lại lợi ích cho xã hội rõ
rệt. Các doanh nghiệp blockchain cần xây dựng nền tảng ứng
dụng công nghệ này một cách bài bản, đầu tư nghiêm túc, xác
định tạo giá trị và mang lại giá trị nhiều hơn cho người sử dụng,
giải quyết được các nhu cầu bức thiết của cuộc sống, để đạt
hiệu quả cao, thay vì chạy đua theo trào lưu hay chỉ “gắn mác”
blockchain để gọi vốn.
- Khi tiến hành các dự án, cần theo quy trình nghiêm ngặt
với các khía cạnh về nhân lực, mức độ khả thi, mô hình kinh tế,
nền tảng công nghệ, tổ chức và pháp lý, quy trình quản lý tài
sản số, tài chính kế toán, năng lực tiếp thị và bán hàng, nhằm
200 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

đảm bảo độ uy tín, tính minh bạch và cam kết thực hiện. Ngoài
ra, còn phải đồng hành và tư vấn chiến lược, hỗ trợ truyền
thông kết nối các start-up blockchain đến cộng đồng đầu tư.
Đối với các start-up blockchain, cần nghiên cứu và khảo sát
thật kỹ thị trường, chọn được xu hướng và sản phẩm muốn làm;
ứng dụng blockchain nghiêm túc và đầu tư vào công nghệ này
một cách thực chất mới có thể có kết quả.
- Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ về nhu cầu, hành
vi của khách hàng và việc ứng dụng công nghệ blockchain
trong toàn bộ tiến trình đi du lịch của họ để lựa chọn tiếp tục
ứng dụng các thiết bị công nghệ blockchain như thế nào cho
phù hợp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ đáp ứng tốt nhất yêu
cầu của họ, gia tăng khả năng tương tác với khách hàng, gia
tăng khả năng đồng sáng tạo giá trị trải nghiệm cho khách
hàng, thực hiện quản trị tốt mối quan hệ với khách hàng nhờ
vào dữ liệu được thu thập và cập nhật để nhận diện khách hàng,
cá biệt hóa khách hàng, gia tăng sự thỏa mãn và sự trung thành
của khách hàng. Cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành
nghề du lịch cũng cần chia sẻ thông tin về du khách, trang thiết
bị công nghệ của doanh nghiệp nên đầu tư trong lĩnh vực du
lịch phù hợp phục vụ đúng nhu cầu khách hàng. Một khi những
đầu tư về trang thiết bị công nghệ blockchain đưa lại hữu ích
cao, khả năng hài lòng cao, doanh nghiệp sẽ nỗ lực cao tiếp tục
sử dụng và tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững cho chuỗi cung
ứng thịt lợn trên địa bàn thành phố Huế.
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 201

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt


[1] Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2020), Danh sách
chuỗi cung ứng nông lâm thuỷ sản an toàn (cập nhật đến
22/02/2020), Hà Nội.
[2] Cục Thống kê Thừa Thiên Huế (2020), Tổng điều tra nông
nghiệp nông
thôn và thủy sản năm 2020 của Thừa Thiên Huế.
[3] Hòa, N. V., Hải, H. P., & Diễm, T. T. (2017). Xây dựng hệ
thống hỗ trợ nhật ký điện tử và truy nguồn gốc tôm càng xanh
theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Phú Thuận, Thoại Sơn (Luận án
Tiến Sỹ).
[4] Lê, X. T., Phạm, T. P. T., Đỗ, T. T., Bùi, N. B., Vũ, H. D., &
Phan, H. N. (2018). Truy xuất nguồn gốc sản phẩm: yêu cầu tất
yếu.
[5] Mai, N. N., & Phong, N. T. (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến
Quyết định mua thực phẩm sạch thực phẩm hữu cơ tại Quận
Long Biên, Hà Nội. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
2020, 18(2): 157-166.
[6] Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu
khoa học Marketing. Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính
SEM, NXB Đại học Quốc gia TPHCM.
[7] Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, (2009), Nghiên cứu
khoa học trong Quản trị kinh doanh.
[8] Nguyễn Khánh Duy (2009), Bài Giảng Thực Hành Mô Hình
Cấu Trúc Tuyến Tính (SEM) với phần mềm AMOS, Trường Đại
học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
[9] Nguyễn Thị Trúc Khuyên (2017), Ứng dụng công nghệ vào đề
án truy xuất nguồn gốc nâng cao giá trị chuỗi cung ứng thịt heo
202 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

tại Đồng Nai, Sở Khoa học - Công nghệ Đồng Nai.


[10] Phạm Đức Kỳ (2007), Cơ sở lý thuyết của mô hình mạng
(SEM), Xem ngày
1/10/2013, http://www.mba-15.com/view_news.php?id=774
[11] Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huế (2020), Danh
sách các địa điểm cung cấp thực phẩm an toàn toàn quốc và
Huế, Huế.
[12] Thắng, H. M. (2019). Truy Xuất Nguồn Gốc Nông Sản Ứng
Dụng Block-Chain. Journal of Science and Technology on
Information and Communications, 1(2), 42-46.
[13] UBND Huế (2019), Triển khai, áp dụng và quản lý hệ
thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn Huế đến năm 2025,
Huế.
[14] UBND Huế (2020), Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống
truy xuất nguồn gốc trên địa bàn Huế năm 2020, Huế.
[15] Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu
khoa học Marketing. Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính
SEM, NXB Đại học Quốc gia TPHCM.
Tài liệu tiếng Anh
[16] Agwu, A. E., Ekwueme, J. N., & Anyanwu, A. C. (2008).
Adoption of improved agricultural technologies disseminated
via radio farmer programme by farmers in Enugu State,
Nigeria. African journal of biotechnology, 7(9).
[17] Ali, J. (2012). Factors affecting the adoption of information and
communication technologies (ICTs) for farming decisions. Journal
of agricultural & food information, 13(1), 78-96.
[18] Alvarez, J., & Nuthall, P. (2006). Adoption of computer-based
information systems: the case of dairy farmers in Canterbury,
NZ, and Florida, Uruguay. Computers and Electronics in
Agriculture, 50(1), 48-60.
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 203

[19] Armstrong, L. J., Diepeveen, D. A., & Gandhi, N. (2011).


Effective ICTs in agricultural value chains to improve food
security: An international perspective. In Information and
Communication Technologies (WICT), 2011 World Congress
on (pp. 1217-1222). IEEE.
[20] Creswell, J.W., Clark, V.L.P., 2007. Designing and Conducting
Mexed Methods Research: Sage Publications, Thousand Oaks.
[21] Department of Food Safety and Hygiene (2019), Report on the
National Program on Food Hygiene and Safety in 2018 and the
2019 plan, Vietnam Ministry of Health.
[22] Petridis, N. E., Digkas, G., & Anastasakis, L. (2018). Factors
affecting innovation and imitation of ICT in the agrifood
sector. Annals of Operations Research, 1-14.
[23] Pretty, J. N., Morison, J. I., & Hine, R. E. (2003). Reducing food
poverty by increasing agricultural sustainability in developing
countries. Agriculture, ecosystems & environment, 95(1), 217-234.
[24] Soule, M. J., Tegene, A., & Wiebe, K. D. (2010). Land tenure
and the adoption of conservation practices. American journal of
agricultural economics, 82(4), 993-1005.
[25] Taragola, N. M., & Van Lierde, D. F. (2010). Factors affecting
the Internet behaviour of horticultural growers in Flanders,
Belgium. Computers and Electronics in Agriculture, 70(2), 369-
379.
[26] Jane (2018), Ngành công nghiệp Logistics: Bước tiếp theo trong
công cuộc blockchain hoá nền kinh tế thế giới,
https://www.tapchibitcoin.vn/nganh-cong-nghiep-logistics-buoc-
tiep-theo-trong-cong-cuoc-blockchain-hoa-nen-kinh-te-
gioi.html.
[27] Klaus STThwab (2017), The Fourth Industrial Revolution,
Crown Business, LLC, New York, ISBN-13: 978-1524758868.
[28] Lan Ge, Christopher Brewster, Jacco Spek, Anton Smeenk, and
204 Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp

Jan Top (2017), “Blockchain for Agriculture and Food”,


Wageningen Economic Research ISBN 978-94-6343-817-9.
[29] Luc Severeijns (2017), “What is blockchain? How is it going to
affect Business?”, Research Paper, Vrije Universiteit
Amsterdam.
[30] Maria-Lluïsa and Marsal-Llacuna (2018), “Future living
framework: Is blockchain the next enabling
network”, Technological Forecasting and Social Change,
Volume 128, March 2018, Pages 226-234.
[31] Matevž Pustišeka and Andrej Kosa (2018), “Approaches to
Front-End IoT Application Development for the Ethereum
Blockchain”, Procedia Computer STTience, 129 (2018) 410–
419.
[32] NirKshetri (2018), “Blockchain’s roles in meeting key supply
chain management”, International Journal of Information
Management, Volume 39, April 2018, Pages 80-89.
[33] Rishi Broto Chakraborty, ManjushaPandey and
SiddharthSwarup Rautaray (2018), “Managing Computation
Load on a Blockchain - based Multi - Layered Internet - of -
Things Network”, Procedia Computer STTience, 132 (2018)
469/476.
[34] Smartlog (2018), Blockchain trong chuỗi cung ứng, lợi ích chưa
nhận ra, https://gosmartlog.com/tin-tuc/blockchain-trong-
chuoi-cung-ung-loi-ich-chua-duoc-nhan-ra/.
[35] Thin Lei Win (2017), How technology could help to trace the
exact origins of your cup of tea, Retrieved from World
Economic
Forum https://www.weforum.org/agenda/2017/12/how-
technology-could-help-to-trace-the-exact-origins-of-your-cup-
of-tea.
[36] World Energy Council (2017), The Developing Role of
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối … chuỗi cung ứng nông nghiệp 205

Blockchain, https://www.pwc.se/sv/pdf-reports/energi/the-
developing-role-of-blockchain.pdf.
[37] Whitley, E., & Ball, J. (2002). Statistics review 4: sample size
calculations. Critical care, 6(4), 1-7.

You might also like