BẠN TRẺ PHỤC VỤ BÀN THỜ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

BẠN TRẺ PHỤC VỤ BÀN THỜ

Trở thành người phục vụ


Hội Thánh gọi việc phục vụ bàn thờ là ''tác vụ”, nghĩa là một sứ
mạng được trao phó cho con để con giúp toàn thể cộng đoàn.
Truyền thống phục vụ của Hội Thánh cũng giao phó sứ mạng này
cho các bé trai hoặc các thiếu niên nam. Làm như vậy không phải là
loại trừ phái nữ vì chắc chấn họ cũng có chỗ đứng quan trọng trong
cộng đoàn phụng vụ như : đọc sách. đón tiếp, ca hát, trang trí,
dâng lễ vật... Nhưng bởi vì từ lâu đời, Hội Thánh thấy có một mối
liên hệ chặt chẽ giữa côngviệc phi thường này là phục vụ bàn thờ,
việc mà con đang thực hiện, với việc trọn vẹn phục vụ Hội Thánh,
đó là sống tận hiến phục vụ trong đời linh mục để loan báo Tin
Mừng.
Chúng ta đừng lầm tưởng tất cả các trẻ phục vụ bàn thờ sẽ trở
thành linh mục cả đâu. Dù vậy chúng ta cũng đừng sợ đề cập đến
vấn đề ơn gọi linh mục. Tại sao? Bởi vì con đã được rửa tội, đã được
thêm sức, tức là Chúa muốn dẫn con đến với Ngài để được cùng
Ngài hưởng niềm hoan lạc và hạnh phúc bất diệt.lại và. Đây cũng là
ý nghĩa của cả cuộc đời kiô hữu.
Vị trí đặc biệt của con trong cộng đoàn phụng vụ, việc con hiểu biết
Hội Thánh nhờ cầu nguyện, nhờ Lời Chúa và nhờ có điều kiện tiếp
xúc thường xuyên với các linh mục, tất cả phải giúp con trả lời về ơn
gọi của riêng con, nghĩa là đáp lại tiếng Chúa gọi con cách đặc biệt,
giống như Ngài đã từng gọi mọi người như thế.
Khi nói đến ơn gọi, chúng ta thường dùng hình ảnh Kinh Thánh để
nói rõ rằng chính Thiên Chúa luôn là nguồn gốc mọi điều thiện hảo
dành cho con người. Nhất là con đừng chờ đợi nhận được cú điện
thoại hoặc nhận được lá thư từ trời rơi xuống! Đơn giản hơn nhiều,
giống như khi xưa Chúa gọi các môn đệ: lời mời của Chúa đến với
chúng ta qua trung gian những người chúng ta gặp gỡ (Ga l,40).
Những dấu hiệu đôi khi không rõ ràng, những tình cảm, nói chung là
những gì xảy đến giúp có được những chọn lựa quan trọng mà dấn
thân vào đời. Con hãy hỏi cha mẹ con, do đâu các ngài có nghề
nghiệp hiện nay? Hãy hỏi cha linh hướng làm sao ngài trờ thành linh
mục? Nhưng cụ thể hơn, làm sao con đã trở thành chú giúp lễ? Con
thấy không,cũng vẫn là một tiến trình như nhau!
Tất nhiên ở tuổi con hãy còn quá sớm để trả lời, nhưng con đã có
thể đặt vấn đề và thưa với linh mục và ngài sẽ giúp đỡ, khuyên bảo
và hướng dẫn con. Dẫu sao thưa chuyện như vậy cũng đã giúp con
xây dựng cuộc đời kitô-hữu của con rồi. Người ta gọi vị đó là “cha
linh hướng”. Nghĩa là vị linh mục mà con gặp gở đều đặn để ngài
giúp con nhận ra hoạt động của Thánh Thần Thiên Chúa trong con.
Tuổi của con, giống như cậu bé Samuel trong Kinh Thánh, là tuổi rất
thuận lợi để bình thản suy nghĩ về một vấn đề hệ trọng như vậy.
Không hấp tấp vội vã trái lại luôn sống vui tươi, bởi vì khi Thiên
Chúa gọi ai thì Ngài ban cho kẻ ấy đủ sức mạnh mà đáp trả (xcm 1
Sm 3.3-19). Thật đáng làm, thật đáng vui đấy !
Là người đã được rửa tội, con là phần tử của dân Thiên Chúa, nghĩa
là của Nhiệm Thể Chúa Kitô giữa lòng thế giới, mang trong mình
Thần Khí của Người. Cách thức con phục vụ là một công việc giáo
dục toàn dân. Cuốn sách này giúp con chuẩn bị thật chu đáo và kỹ
lưỡng. Mục tiêu chính của cuốn sách này là biến con trở thành một
chứng nhân hạnh phúc có khả năng phụng sự Chúa của con với một
tâm hồn luôn cầu nguyện xuyên qua những cử hành đượm tính tôn
kính và tin yêu.
Ước mong con được lớn lên trong lòng biết ơn Hội Thánh, trong tình
yêu Thiên Chúa và thương mến anh em, lúc ấy con sẽ luôn khám
phá nhiều hơn nữa rằng nguồn hạnh phúc của con, đó là việc phục
vụ. (xem Ga 13,1-15;xt. QCTQ/SLRM
số62-64và 66-69)

Hội giúp lễ
a) Đổi mới:
Có một số lạm dụng xuất phát từ phim ảnh hoặc từ các kiểu trình
bày khác cho chúng ta thấy một số hình ảnh biếm họa chế giễu
những em mà người ta quen gọi là ''thiếu nhi cung Thánh''. Đây là
lúc cần phải thấm nhuần tinh thần Công đồng Vaticanô II(HCPV
tháng 12/1963) cũng như quy chế mới về phụng vụ ra tháng
12/1969: nhờ vậy, người ta có thể động viên các tin hữu tham gia
nhiều hơn nữa vào cử hành phụng vụ và làm một cách có thứ tự lớp
lang. Người ta nhận ra rằng, khi linh mục chủ sự buổi cừ hành
phụng vụ Thánh lễ, ngài không phải là một người ''độc diễn'', và
nhìn vào những việc ngài làm, ta thấy ngài không thể làm hết mọi
sự. Ngài cần có những người phụ giúp.
Vìvậy, từ giáo xứ này sang giáo xứ kia, bắt đầu tái xuất hiện những
danh xưng khác nhau để gọi các cậu bé giúp cộng đoàn và các vị
linh mục.Ta hãy vui mừng vì các sáng kiến này. Từ nhà thờ này đèn
nhà thờ kia, người ta nói đến các ''hội giúp lễ, “đoàn thiếu nhi cung
Thánh''... Từ nay. Theo đúng chiều hướng canh tân mà các bản văn
Công Đồng kêu gọi, những người lớn, các bạn trẻ, các thiếu nhi
phục vụ bàn thờ trong các buổi cử hành phụng vụ. Việc cử hành
Thánh Thể là hành vi cơ bản có tính cộng đồng. Bời vì ta ta đọc
trong Kinh Tạ ơn rằng, mỗi người được mời gọi bước theo Đức Kitô
mà ''dâng mình làm của lễ sống động tôn vinh Thiên Chúa Cha'' (x.
Kinh Tạ Ơn III). Cuộc cử hành này kêu gọi dân Chúa ''tham dự ý
thức và tích cực”.Việc phục vụ bàn thờ thực sự là phận vụ do giáo
dân đảm nhiệm trong cử hành phụng vụ. Đây là cách tham dự tích
cực nhằm phát huy ý nghĩa mình thuộc về giáo xứ, thuộc về Giáo
hội và như thế giới tăng sự gắn bó với Chúa Giêsu-Kitô.
b) Người phục vụ tốt
Giúp linh mục tại bàn thờ là một tác vụ, như vậy đây là công việc
phục vụ với tinh thần vô vị lợi và luôn luôn sẵn sàng. Khi chu toàn
nhiệm vụ đặc biệt đó, con tự chứng minh cụ thể rằng con thuộc về
Hội Thánh. Việc phục vụ của con phát xuất từ phép rửa tội. Nơi con
phục vụ là giáo xứ, là trường học, là tổ, là đội của con... Và thật ra,
chính tại cộng đoàn những người đã được rửa tội mà con là thành
viên, chính tại nơi này, con đứng ra lãnh nhận một phần việc mà
phục vụ cách khiêm tốn.
Như con biết, người tôi tớ đầu tiên chính là Thiên Chúa, tỏ mình ra
nơi Đức Giêsu-Kitô, là Đấng đã trở thành kẻ phục vụ mỗi người
chúng ta. Chính trong phụng vụ mà con tham dự và đáp trả lại
Thiên Chúa bằng cách để Chúa lôi kéo con và cùng với Chúa Giesu
mà dâng lời khen ngợi, dâng của lễ và lời tạ ơn của đời con.
Con phục vụ là phục vụ chính Đức Kitô trong Hội Thánh của con.
Thế nên, con phục vụ bằng đức tin, bằng sự cầu nguyện, và bằng
tâm hồn với phẩm chất ra sao thì cả cộng đoàn đều thấy rõ qua
điệu bộ con làm, qua vẻ nghiêm túc và cách thực hiện linh hoạt của
con. Thái độ tự nhiên vẫn là cách thế tuyệt hảo nhất để con chu
toàn phần việc của con một cách xứng hợp và đơn sơ. Con không
phải là thằng “rô bốt'”, một người máy, cũng không phải là diễn
viên sân khấu. Con là người phục vụ, con không dành chỗ của ông
Chủ.
Khi con phục vụ, háy nhớ rằng nếu điệu bộ của con không dứt
khoát, ú ớ, làm hiệu. ''lộn lùng phèo'', áo dơ bẩn, tóc rối bời: ngần
mấy thứ rất dễ làm cộng đoàn chia trí và cản trở mọi người cầu
nguyện. Vì vậy con phải chuẩn bị... Hãy sửa soạn tâm hồn và trí
khôn con về những điều mà con phải làm. Việc sửa soạn nghiêm túc
sẽ giúp con thoải mái và thong dong hơn mà có được thái độ thiêng
liêng đích thực.
c) Hội giúp lễ
Ước mong hội giúp lễ có tổ chức: vị linh mục hay vị Phó lễ của giáo
xứ đứng ra làm linh hướng và có một em lớn làm trưởng nhóm.
Chính anh trưởng nhóm này, cùng với những người có trách nhiệm
trong cử hành phụng vụ, sẽ tuyển mộ các em giúp lễ ngay từ đầu
năm học bằng cách giúp các em hiểu biết việc phục vụ này qua các
buổi học giáo lý trong nhiều năm khác nhau và giúp cho các nhóm
sinh hoạt khác cũng vậy… Trưởng nhóm cung có thể nhờ cha mẹ
phụ huynh giúp đỡ. Đây là côngviệc rất tế nhị đòi hỏi sự nhẫn nại và
kiên trì, bởi vì những việc bất ngờ xảy vì không phải là hiếm: chẳng
hạn khi một cậu bé rút lui vì lý do gia đình hay vì học đường, thì cần
phải liên lạc lại ngay và thuyết phục thế nào để vào phút chót, ta
cũng nhận được câu thả lời “vâng”. Cũng chính anh trưởng nhóm
nhất trí với cha chủ sự mà lo tổ chức tập dượt giúp là khi cần. Tập
dượt không phải là để làm các động lác trở thành xơ cứng máy móc,
nhưng làm cho tâm trí người giúp lễ được thanh thản mà cầu
nguyện. Việc tập dượt sẽ giúp loại bỏ được một số căng thẳng suốt
buổi cử hành chỉ vì sợ những ''chệch choạc''. Cũng cần đều đặn
nhóm họp ban giúp lễ để tập cho họ tinh thần sống chung và xây
dựng tình liên đới cộng đồng giữa các bạn trẻ công giáo với nhau
cho thật hạnh phúc, cùng với cha linh hướng, anh trưởng nhóm hãy
lo giúp đỡ các bạn sống sâu sắc việc tích cực tham dự các buổi cử
hành phụng vụ.
Công việc phục vụ bàn thở phải làm sao giúp tâm hồn các bạn trẻ
luôn sẵn sàng và rộng mở để tham gia vào các sinh hoạt khác trong
giáo xứ. Việc các cm góp mặt trong các lĩnh vực khác trong đời sống
Hội Thánh sẽ làm các em khám phá ra vẻ phong phú đa dạng và
giúp các em tận dụng những điều học được ở chỗ này chỗ khác.
d) Ban giúp lễ
Các buổi hội họp gặp gỡ nhau quy định cho nhóm không phải là đòi
hy sinh thêm, nhưng đây là một phần của việc phục vụ. Thật vậy,
việc hội họp có mục đích nâng đỡ tinh thần kiên tâm bền chí của các
em và cũng để khám phá ra Hội Thánh cách sâu xa, xuyên qua
phụng vụ.
Anh trưởng nhóm nên lập một chương trình cho các sinh hoạt vừa
đa dạng vừa hấp dẫn. Nhịp độ sinh hoạt bình thường của các cm
diễn ra theo nhịp độ năm học. Vìthế, lập chương trình cho từng quý
(tam cá nguyệt) rất có lợi. Dĩ nhiên cần xen kẽ việc huấn luyện kỹ
thuật, tập dượt nhận diện các đồ đùng trong phụng vụ... với việc
huấn luyện thiêng liêng (đào sâu các bài đọc ngày chúa nhật), học
hỏi Kinh Thánh, khám phá cuộc sống của giáo phận, gặp gỡ liên
nhóm, mà vẫn không bỏ qua khía cạnh vui tươi và thân hữu trong
các dịp lễ.
đ) Khi nào thì thành chú giúp lễ ?
Khó mà quy định tuổi tối thiểu. Ngần nào có thể phải để ý đến sự
chín chắn của các ứng viên giúp lễ cũng như các khả năng tùy địa
phương.Dường như có nhiều yếu tố nên để ý:
- không được coi chú giúp lễ là chỉ để làm cảnh.
- phục vụ tại cung Thánh nhà thờ, cậu bé phải trở nên dấu chỉ nói
lên việc mình đang thay mặt cộng đoàn mà cầu nguyện và dâng lời
chúc tụng Chúa. Như vậy,phải liệu sao.cho dấu chỉ ấy mang đầy ý
nghĩa.
Giúp lễ không phải là làm các động tác vào lúc quy định phải làm
(như kiểu người máy Rô bốt), nhưng giúp lễ là đi vào hoạt động
phụng vụ. Vì thế cần lo cho những ứng viên giúp lễ có được những
hiểu biết khai tâm sơ đẳng về Thánh lễ.
Tùy theo lứa tuổi trung bình của nhóm, cũng cần phải lo sao cho có
được sự nhẫn nại và lòng kiên trì về thời gian…
e) Y phục giúp lễ .
“phẩm phục chung cho tất cả các thành viên thuộc bất cứ cấp bậc
nào là áo dài trắng, có thắt dây lưng, nếu cần, trước khi mặc áo dài
trắng thì dùng khăn vai” QCTQ/SLR số218.
Áo trắng dài là thứ phẩm phục mà chú giúp lễ nên mặc nhất. Ngày
chịu phép rửa tội, linh mục đã đọc những lời này:
T.... con đã trở nên tạo vật mới và đã mặc lấy Chúa Kitô.
Chiếc áo trắng này là dấu chỉ tước vị của con.Nhờ lời chỉ bảo và
gương lành của thân nhân giúp đỡ, con hãy giữ nó tinh tuyền
( xứng với tước vị làm con cái Chúa) mãi cho đến sự sống muôn đời.
(Nghi thức rửa tội)
Rõ ràng là hôm nay, công việc con phục vụ giúp con ''giữ gìn
nguyên tuyền tước vị làm con cái Chúa''.
Phẩm phục trắng là áo phục vụ, là phẩm phục của những kẻ được
cứu rỗi (x. Kh 7,2-4).
Như vậy áo con mặc rất quan trọng, vì thế con hãy để ý xem:
Áo con mặc phải đủ dài liền từ vai đến giầy. Các thứ này phải sạch
sẽ và xứng hợp với việc con phục vụ.
Áo phải luôn luôn là để mặc chứ không phải là túm giẻ chùi... Vì vậy
con hãy chú ý sử dụng nó một cách cẩn thận và trân trọng.
g) Thái độ đạo đức thiêng liêng của chú giúp lễ
Trong Hội Thánh, phục vụ có nghĩa là noi gương Chúa Giêsu-Kitô,
Đấng đã hiến mạng sống mình vì yêu thương. Vậy phục vụ là tự
hiến mình.
“Con Người đến không phải để được phục vụ mà hiến mạng sống
mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người”
Chúa Giesu đã làm người tôi tớ trung tín của Thiên Chúa là Cha
Người. Chúng ta biết như thế để sống. Lòng trung tín của ta rất giới
hạn nhưng chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi theo gương Ngài mà
phục vụ hơn là tìm được phục vụ. Dĩ nhiên là phục vụ ở nhà thờ
nhưng cũng còn phục vụ ở gia đình, ở trường học cùng với các bạn
của con. Công việc con phục vụ trong phụng vụ được diễn tả bằng
thái độ chính như sau:
Tinh thần phục vụ
Một cách nào đó, chính Chúa Giesu đã nêu gương và bảo con như
thế khi Ngài rửa chân cho các môn đệ của Ngài (Ga 13,l-17). Ngài
mời gọi con luôn sẵn sàng phục vụ kẻ khác. Những người khác đó là
anh em của con và là chinh Thiên Chúa nữa. Đây là giới luật tình
yêu: yêu Chúa, yêu anh em. Dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu
cho thấy “người anh em tôi” đó là người con gặp trên đường (Lc
10,29-37). Như vậy,giúp lễ là chứng tỏ ý mình muốn sống tinh thần
phục vụ,
Trong chân lý
Chú giúp lễ phải cố đặt lên hàng đầu, không phải là số lượng nhưng
là chất lượng. Không phải là nghi thức (dù cần thiết) nhưng là tâm
hồn.
“Khi cầu nguyện, các con đừng lải nhải như dân ngoại:họ nghĩ rằng
hãy nói nhiều thì được Chúa nhận lời” ( Mt 6,7)
Chú giúp lễ mà cứ muốn ''nói nhiều'' thì việc đó chỉ là hình thức bên
ngoài và thiếu tinh thần...Con đến nhà thờ và con giúp lễ không
phải để được bái gối cho sâu… Con hát không nguyên chỉ để cho mọi
người thấy con có sức. Là kitô-hữu, con đến nhà thờ để tiếp xúc với
Chúa bằng cả tâm hồn con và cả thân xác con nữa. Cầu nguyện có
chất lượng là điều số một con phải có. Các động tác khác, các cử
điệu, nghi thức, là để giúp con cầu nguyện mà thôi
Với lòng khiêm tốn
“khi con cầu nguyện, con đừng làm như những người giả hình; họ
thích ngồi nơi hội đường hay đứng ở ngã ba đường để cho mọi
người” ( Mt 6,5)
Sự xuất hiện và thái độ của con biểu lộ ở gian cung Thánh phải
hướng dẫn và nâng đỡ việc cầu nguyện của công đoàn chứ không
phải làm giảm bớt hoặc làm cho họ chia trí. Như vậy cộng đoàn
muốn con có lòng khiêm tốn để đừng tìm cách tự đề cao mình
nhưng trở nên hữu ích và phục vụ bằng những cử điệu đẹp đẽ, thao
tác hẳn hoi. Phận vụ giúp lễ của con biến con thành điểm tựa của
cộng đoàn cầu nguyện hướng lòng lên cùng Thiên Chúa (x.Pr 4,10-
12).
Tư thế chú giúp lễ
Sau những gì vừa trình bày, con thấy vai trò của chú giúp lễ kéo
theo một số cung cách và tư thế con phải giữ khi phục vụ bàn thờ.
Thái độ đầu tiên phải giữ là sự chân thật, chứ không ''diễn vai, thế
người''. Mọi động tác, điệu bộ, di chuyển cần phải tự nhiên.
a) Đi rước:
Đây không phải là đi diễu binh hay là diễu hành để giới thiệu thời
trang ! Trong lư thế ngay ngắn, con để ý tiến bước đồng đều, thẳng
hàng ngang với bạn con đang đi bên cạnh và bước theo sau bạn đi
trước. Khi đi rước con không quay ngang quay ngửa như chong
chóng.
b) Bái gối:
Đây không phải là thái độ tôn kính khi đứng trước những nhân vật
quan trọng. Đó cũng không phải là lép vế hoàn toàn. Đây là cử chỉ
thờ phượng. Vì vậy con hãy nhẹ nhàng bái gối, mà vẫn giữ nguyên
phần thân thật thẳng.
c) Ngồi:
Con hãy luôn luôn chờ vị chủ tế ngồi đã, rồi con mới ngồi. Ngồi
không phải là nhoài vào ghế. Con ngồi thật thẳng, đặt hai tay trên
hai đầu gối hoặc cầm sách lễ hoặc cầm sách hát. Nhiệm vụ đặc biệt
của con không được phép cản trở con theo dõi và cùng hát với cộng
đoàn.
d) Đứng:
Con đứng cho thẳng, hai tay đặt đúng chỗ (xem tiếp). Đôi mắt dõi
diễn tiến Thánh lễ và đừng trố mắt nhìn vào cộng đoàn hoặc đảo
mắt nhìn bạn.
đ) Đôi tay:
Tư thế của đôi tay thì tùy theo thói quen của đại phương:
- Chắp tay khi đứng giống như lời kinh đang bay len trời.
- Một tay để trước ngực, khi tay kia bị bận.
- Hai tay để trên đầu gối khi ngồi.
- Vòng tay trước ngực hoặc thọc tay vào tay áo khi đứng.
- Không bao giớ đong đưa tay... Khi mặc áo giúp lễ và đứng giữa
gian cung Thánh, con không phải là thằng bù nhìn: phong cách của
con chứng tỏ việc con đangcầu nguyện.
e) Để quay trở lại:
Hãy nhớ rằng con không phải là một vũ nữ! Con hãy thao tác một
cách tự nhiên và đừng làm quá nhanh. Nếu con cùng lam với bạn thì
hãy cùng nhau làm cho thật nhịp nhàng.
h) Cúi mình:
Là dấu tỏ lòng cung kính trước bàn thờ khi ở đó không có Thánh
Thể. Đây là kiểu cúi sâu, cúi gập cả phần thân. Khi ngang qua trước
vị chủ sự để trao một đồ phụng vụ nào đó thì con chỉ cần cúi đầu.
f) Chúc bình an:
Khi không có phó tế, con đón nhận lời chúc bình an của linh mục và
rồi bạn lại cho cộng đoàn. Đây không phải là bắt tay nhau để nói lên
lời chào nhau, nhưng đây là dấu hiệu nói rằng Thiên Chúa ban bình
an của Ngài cho ta là những kẻ đang tụ tập nhân danh Ngài.
Những phận vụ khác nhau
Vinh dự là ở chỗ mình được phục vụ Chúa chứ không phải nơi vai trò
được giao phó cho mỗi người. Mọi phần vụ đều cần thiết để giúp cho
diễn tiến cử hành phụng vụ tốt đẹp. Con số người giúp được bố trí
tùy nơi, tùy chỗ. Sau đây là một số phận vụ thường thấy:
- Chưởng nghi:
Đây là người hướng dẫn toàn bộ nghi lễ, giúp linh mục và lo cho
toàn bộ diễn tiến tốt đẹp. Trong những dịp lễ lớn có thể có nhiều
chưởng nghi. Một người giúp vị chủ sự, một người giúp các vị đồng
tế, một người khác nữa giúp các chú giúp lễ, người khác thì lại lo
cho giáo dân dự lễ.
- Người cầm đèn:
Có hai người chuyên cầm đèn nến khi đi rước đầu lễ, lúc công bố Tin
Mừng và lúc kết thức Thánh lễ. Hai người này dâng cho vị linh mục
các bình rượu nước vào lúc dâng lễ.
- Người cầm hương:
Lo bình hương, đặc biệt là lo đốt than trong lễ để khói hương đích
thực nói lên kinh nguyện đang bay lên tới Chúa.
- Người cầm tầu hương:
Cầm tầu đựng hương và giúp người cầm hương.
- Người cầm Thánh giá:
Cầm Thánh giá khi đi rước
- Người cầm sách:
Cầm sách lễ và đội sách cho chủ tế đọc các lời nguyện khi ngài
không đứng ở bàn thờ.
- Người cầm nến:
Cầm nến quỳ trước bàn thờ suốt kinh tạ ơn, để tỏ lòng tôn kính
Chúa Giêsu đang hiện diện trên bàn thờ. Thường là gồm từng đôi,
và khi ấy họ vây quanh người xông hương.
- Người cầm máy vi âm:
Cầm máy vi âm cho chủ tế đọc vì không muốn để máy ấy mãi trước
mặt ngài và khỏi biến máy thành đồ phụng vụ.
- Người cầm bình nước thánh:
Cầm bình nước thánh và đưa cho chủ tế lúc lúc rảy nước Thánh.
- Người cầm mũ - gậy:
Hai người cầm phù hiệu của Giám mục là mũ và gậy.
Người ta có thể thiết lập các phần việc khác nửa nếu cần. Dù vậy
nên tránh rườm rà vô ích. Mỗi một người giúp lễ, do mặc y phục và
do vị thế ở gần cung Thánh, nhiệm vụ chính yếu của họ là: cầu
nguyện và giúp cộng đoàn.
“Cả những người giúp đọc, dẫn giải và những người thuộc ca đoàn
cũng chu toàn tác vụ phụng vụ đích thực. Vì vậy họ phải thi hành
phận vụ của mình với lòng đạo đức chân thành và trong trật tự phù
hợp với tác vụ trọng đại ấy, và là điều dân Chúa có quyền đòi hỏi
nơi họ. Vì vậy, tùy theo khả năng mỗi người họ phải nhiệt tâm thấm
nhuần tinh tinh thần phục vụ và học hỏi để hòan tất các phần việc
mình theo đúng nghi thức và có trật tự''. (HCPV số29).

You might also like