Tự soạn - đề cương chị Yến

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Câu 1: Những đặc điểm chung về điều kiện hình thành và thành tựu của
các nền văn minh phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa.
Bài làm:
Nói đến lịch sử văn minh nhân loại, ta không thể không nhắc đến một nền
văn minh hết sức rực rỡ, được hình thành và phát triển ngay từ rất sớm – nền
văn minh phương Đông, mà đại diện là: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung
Hoa.
Điểm chung đầu tiên về điều kiện hình thành của các nền văn minh này
mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đó chính là các nền văn minh phương
Đông thường xuất hiện gắn liền với các dòng sông lớn – nơi con người có thể
“bám” vào đó để sinh tồn. Cũng chính vì lý do này mà nền văn minh phương
Đông còn được biết đến với cái tên “văn minh của các dòng sông”. Có thể kể
đến như văn minh Ai Cập gắn liền với dòng sông Nile, văn minh Lưỡng Hà
được hình thành gắn liền với hai con sông Euphrates ở phía Đông và Tigris ở
phía Tây, Ấn Độ có sông Ấn và sông Hằng, đặc biệt tên gọi của nước Ấn Độ còn
được đặt theo dòng sông Ấn – nơi khởi nguồn của nền văn minh này. Nền văn
minh Trung Hoa đã được hình thành trên lưu vực sông Hoàng Hà và sông
Trường Giang (hay Dương Tử).
Các nền văn minh đều hình thành bên các dòng sông vì đó là gần nguồn nước,
tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Những con sông này đã đem
lại một lượng khổng lồ phù sa màu mỡ cho đất đai, cung cấp lượng nước dồi dào
cho nông nghiệp, mang lại những nguyên liệu cần thiết cho sự sống và con
đường đi lại, giao thương cho cư dân của bốn nền văn minh. Nhờ có nền nông
nghiệp phát triển mặc cho công cụ vẫn còn thô sơ, đời sống kinh tế cũng dần
phát triển theo, đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển rực rỡ của bốn nền
văn minh kể trên. Các nền văn minh phương Đông đều ra đời từ rất sớm, có khi
là từ thời đồ đá hoặc đồ đồng – thời mà nông cụ vẫn còn thô sơ, thế nhưng nhờ
có điều kiện canh tác vô cùng thuận lợi nên đây là nơi tập trung rất nhiều cư dân
và để dẫn tới sự ra đời của các nền văn minh.
Ngoài ra, đối với nền văn minh Ai Cập, dòng sông còn là tuyến đường giao
thông bởi dòng sông Nile chảy từ thượng Ai Cập về hạ Ai Cập nên còn được gọi
là trục đường chính. Bên cạnh đó, dòng sông còn là nơi cung cấp nguyên vật
liệu cho các ngành thủ công nghiệp. Như ở Trung Quốc, đất sét để làm gốm
hoặc đất đai phù hợp để trồng dâu nuôi tằm dùng để dệt lụa. Ở Lưỡng Hà cũng
là một nơi mà tài nguyên thiên nhiên rất hiếm, không có đá lẫn khoáng sản hay
kim loại nên hai dòng sông trở thành nơi cung cấp nguyên liệu làm gạch phục vụ
cho xây dựng. Và ở nơi đây họ cũng dùng đất sét để làm giấy hay dùng để xây
quan tài cho người đã khuất. Quanh các dòng sông còn là nơi ở của một hệ sinh
thực vật vô cùng phong phú. Như ở Ai Cập có nguồn thủy sản dồi dào, tạo điều
kiện cho nghề đánh bắt cá và một loại cây sinh sôi nảy nở quanh năm ở vùng
đầm lầy sông Nile mang tên Papyrus – nguyên vật liệu đã làm ra loại giấy sớm
nhất trong lịch sử loài người.
Đi đôi với những lợi ích mà các dòng sông mang lại là những thách thức như trị
thủy, mà đây lại là công việc một người không thể làm được mà cần đến sự góp
sức của cả một tập thể, để làm được điều đó thì cần có sự chỉ huy tốt, có tính tổ
chức và từ đó dẫn tới sự hình thành của một cơ quan chuyên phụ trách. Dần dần,
do tính chất thường xuyên của việc trị thủy thì cơ quan này cũng hoạt động
thường xuyên, tách ra khỏi hoạt động sản xuất và đó chính là cách ra đời của
nhà nước. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất cho sự xuất hiện của một nền văn
minh.
Cả 4 nền văn minh trên còn có một đặc điểm chung nữa là đều bị ngăn cách với
thế giới bên ngoài bởi núi non hoặc các dãy núi, Ai Cập và Lưỡng Hà là các sa
mạc rộng lớn, Ấn Độ là dãy Himalaya, còn Trung Hoa là do diện tích quá mức
rộng lớn. Bị ngăn cách như vậy nên trong thời gian đầu, các nền văn minh này
đã tồn tại và phát triển biệt lập trong một khoảng thời gian dài.
Điểm chung thứ hai của các nền văn minh kể trên chính là nền kinh tế có
nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, đều hình thành trên nền nông nghiệp lúa
nước. Với Ai Cập, ngay từ thời kỳ sơ khai nền nông nghiệp đã bắt đầu xuất
hiện, theo các văn tự cổ, từ thời Cổ vương quốc đã có những loại lúa mì đặc biệt
ở Thượng và Hạ Ai Cập. Ở Lưỡng Hà, ngay từ đầu, nền kinh tế nông nghiệp
cũng khá phát triển. Do được phù sa bù đắp từ hai con sông Tigris và Euphrates,
đất đai ở khu vực này rất màu mỡ, dày đặt thích hợp cho việc gieo trồng lúa
mạch lúa mì. Đối với Ấn Độ, ngay từ thời tiền sử, với nền văn hóa sông Ấn, cư
dân Ấn Độ đã tiến hành làm kinh tế nông nghiệp. Với điều kiện thuận lợi do
sông Ấn và sông Hằng mang lại, kinh tế nông nghiệp ở Ấn Độ từng bước phát
triển qua các thời kỳ lịch sử. Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia có được
nền văn minh lúa nước. Nền kinh tế nông nghiệp lúa nước được phát triển rất
mạnh mẽ trong suốt chiều dài lịch sử của Trung Quốc.
Các nền văn minh có nền nông nghiệp phát triển là do sở hữu những điều kiện
vô cùng thuận lợi, đó là: thuỷ lượng cao, khí hậu ấm áp, đất đai màu mỡ, dễ
canh tác, nguồn nước dồi dào do các con sông lớn cung cấp. Cho nên, ngay từ
rất sớm, cư dân phương Đông đã bước vào nền văn minh nông nghiệp, chủ yếu
là kinh tế nông nghiệp lúa nước. Biểu hiện rõ nhất của các điều kiện này là sự có
mặt của những con sông lớn: Sông Nile ở Bắc Phi, sông Tigris và sông
Euphrates ở Tây Á, sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà, sông Dương
Tử (Trường Giang) ở Trung Quốc, sông Mêcông ở bán đảo Trung – Ấn, .... Lưu
vực các con sông này tạo ra những đồng bằng rộng lớn, vựa lúa của phương
Đông và thế giới. Và cũng chính từ các dòng sông ấy đã xuất hiện các nhà nước
cổ đại – các nền văn hoá – văn minh phương Đông. Rõ ràng không phải ngẫu
nhiên mà các nhà nghiên cứu lại đưa ra các cụm từ như “văn minh sông Hồng”,
“văn minh sông Mã”, “văn minh sông Ấn – sông Hằng”, ... Có thể nói, ngay từ
đầu, văn minh phương Đông đã là văn minh nông nghiệp. Và đặc điểm này “đeo
đuổi” văn hoá phương Đông cho đến tận ngày nay.
Không chỉ trong lịch sử xa xưa, ngày nay nông nghiệp vẫn phổ biến ở nhiều
quốc gia phương Đông. Các nhà khoa học cho biết rằng hiện nay 90% diện tích
trồng lúa trên thế giới nằm ở châu Á và sản lượng lúa gạo tại châu Á bằng 92%
tổng sản lượng của thế giới. Như vậy rõ ràng là sản xuất nông nghiệp gắn chặt
với các quốc gia phương Đông, và đó là cơ sở tạo ra loại hình văn hoá gốc nông
nghiệp, tạo ra bản sắc nông nghiệp – nông thôn của văn minh phương Đông.
Tính chất nông nghiệp – nông thôn được thể hiện ở rất nhiều bình diện văn hoá
và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển của các nền văn hoá phương
Đông.
Điểm chung thứ ba là về nhà nước hay còn gọi là mặt xã hội đó là: nhà
nước của bốn nền văn minh này đều ra đời do nhu cầu trị thủy và chấm dứt
các cuộc chiến tranh kéo dài liên miên từ giặc ngoại xâm.
Ta thấy, bên cạnh hoạt động nông nghiệp phát triển, cư dân phương Đông còn
thể hiện trình độ văn minh của mình thông qua công cuộc chinh phục tự nhiên,
đặc biệt là công tác trị thủy và làm thủy lợi – công việc đòi hỏi sự góp sức của
cả một tập thể, đòi hỏi một tổ chức đứng ra để điều hành và xử lý, và để làm
được điều đó thì cần có sự chỉ huy tốt, có tính tổ chức và từ đó dẫn tới sự hình
thành của một cơ quan chuyên phụ trách. Dần dần, do tính chất thường xuyên
của việc trị thủy thì cơ quan này cũng hoạt động thường xuyên, tách ra khỏi hoạt
động sản xuất và đó chính là cách ra đời của nhà nước. Đây chính là yếu tố quan
trọng nhất cho sự xuất hiện của một nền văn minh. Bên cạnh đó, do nghề nông
và chăn nuôi phát triển, lương thực được tích trữ và ổn định, nhân khẩu gia tăng.
Chẳng bao lâu sau chiến tranh và phân hóa giai cấp xảy ra, sinh ra các quốc gia
có người cai trị đứng ra chỉ đạo mọi người, nền văn minh cũng từ đó được nảy
sinh.
Điểm chung tiếp theo là cả bốn nền văn minh này đều đã bước vào xã hội nhà
nước đầu tiên là chiếm hữu nô lệ với chế độ nô lệ gia trưởng. Ở chế độ này thì
nô lệ chủ yếu là những người nô bộc phục vụ cho các gia đình quan lại, quý tộc.
Họ không phải là lực lượng lao động chính, không phải là người trực tiếp nuôi
sống xã hội. Ngoài ra, bên cạnh chế độ chiếm hữu nô lệ thì ở các quốc gia này
có sự tồn tại của hình thức tổ chức nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương
tập quyền. Đây là chế độ mà quyền lực chỉ nằm trong tay một người là nhà vua,
và bên dưới là một hệ thống quan lại cồng kềnh để giúp đỡ nhà vua cai trị đất
nước. Như ở Trung Hoa thì nhà vua được coi là Thiên Tử - nghĩa là con trời – và
mọi đất đai lẫn thần dân thì đều thuộc về nhà vua với quan niệm “Ý vua là ý
trời”. Cũng giống như vậy, người cai trị bên Ai Cập được gọi là Pharaon – vừa
được coi là vua vừa được coi là thần sống – nắm giữ trong tay quyền lực tối cao.
Nguyên nhân là do yêu cầu thống nhất để quản lý công tác thủy lợi với quy mô
ngày một rộng lớn, nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông còn phải tiến hành
các cuộc chiến tranh để mở rộng bờ cõi hoặc bảo vệ lãnh thổ của mình, do đó
cũng cần phải tập trung quyền lực vào tay trung ương để huy động lực lượng vật
chất và tinh thần..
Về mặt thành tựu, điểm chung của bốn nền văn minh này chính là đều có
nhiều thành công rực rỡ trên nhiều khía cạnh như: thiên văn học, chữ viết,
kiến trúc, toán học,… góp phần nhiều vào sự phát triển của nền văn minh nhân
loại.
Thứ nhất, phải kể đến thành tựu về Lịch pháp và Thiên văn học của các nền
văn minh phương Đông. Ở Ai Cập, ngay từ xa xưa người ta đã biết làm lịch dựa
trên chu kỳ vận động của Mặt trời. Với người Lưỡng Hà cũng đã biết gần đúng
quỹ đạo của các hành tinh, tính lịch theo mặt trăng, đoán giờ dựa vào mặt trời và
nước chảy. Người Ấn Độ đã biết đến hạ chí, đông chí, xuân thu và phân thu, quả
đất mặt trăng đều là hình cầu. Còn người Trung Hoa cổ đại đã biết ghi chép về
nhật thực, nguyệt thực, các hiện tượng thiên văn.
Tại những quốc gia cổ đại phương Đông, những tri thức của con người về Thiên
văn học và Lịch pháp học có thể nói là ra đời sớm nhất, vì Thiên văn học và
Lịch pháp học có sự gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của những người
dân. Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời cũng chính là cơ sở để giúp người
dân có thể tính ra được chu kỳ của thời gian và mùa. Cụ thể, thời gian được họ
chia theo ngày, tuần, tháng, năm. Một năm được chia ra làm hai mùa cụ thể đó là
mùa mưa là mùa nước lên, mua khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi.
Dần dần, con người cũng biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời, và từ đó thì
cũng đã tính được mỗi ngày sẽ có 24 giờ.
Điểm chung về thành tựu chữ viết, các chủ thể là những cư dân phương Đông
cũng chính là người đầu tiên phát minh ra chữ viết, vào khoảng thiên niên kỷ IV
Trước công nguyên. Lúc đầu, chữ viết của những cư dân phương Đông chỉ là
các hình vẽ của những gì mà họ muốn nói, và sau đó những cư dân phương
Đông đã sáng tạo thêm những ký hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Đây được
gọi là chữ tượng hình. Sau này, những cư dân phương Đông đã cách điệu hóa
chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để nhằm mục đích có thể
phản ánh ý chí của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Loại
chữ tượng ý này không được tách riêng với chữ tượng hình mà chữ tượng ý luôn
được ghép với một thanh để nhằm mục đích có thể phản ánh tiếng nói, tiếng gọi
có âm sắc, thanh điệu của con người. Người Trung Hoa có chữ giáp cốt (chữ
khắc trên mai rùa, xương thú), kim văn (chữ khắc trên đồ đồng). Người Ấn Độ
có chữ Kha -rốt, chữ Bra-mi, và đã ghi âm tiếng Phạn, ảnh hưởng đến các quốc
gia Đông Nam Á. Người lưỡng Hà dùng loại chữ tượng hình để ghi lại tình hình
sinh hoạt kinh tế, xã hội cũng như những diễn biến chính trị thời đó, đây chính
là nguồn tư liệu lớn, có giá trị. Còn người Ai Cập cổ đại dùng chữ viết để ghi
chép các nghi lễ, cách thức sinh hoạt của Pharaon và các tầng lớp cận thần
Điểm chung về thành tựu toán học, Toán học phát triển ở các quốc gia cổ đại
phương Đông là bởi vì do nhu cầu của người dân ở nơi đây. Với điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, nên những người dân ở các
quốc gia cổ đại phương Đông đều quanh năm với ruộng đồng, từ đó họ cũng có
nhu cầu cho việc tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi bị ngập nước, hay tính
toán trong xây dựng. Cũng chính bởi vì vậy, Toán học xuất hiện rất sớm ở
phương Đông. Cũng bởi chính những kiến thức nền tảng này cũng đã đặt nền
móng to lớn cho sự phát triển về toán học cho những thế hệ sau này.
Điểm chung về thành tựu kiến trúc, trong nền văn minh cổ đại phương Đông,
nghệ thuật kiến trúc hạ tầng phát triển rất phong phú và đa dạng. Nhiều di tích
kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu giữ và có những giá trị to lớn
như: kim tự tháp Ai Cập, vạn lý trường thành, vườn treo Babylon, …Những
công trình kiến trúc cổ xưa ở các quốc gia cổ đại phương Đông là minh chứng
quan trọng để chứng minh cho sự đóng góp lớn lao về sức lao động và tài năng
sáng tạo phi thường của con người.
Điểm chung tiếp theo về khía cạnh thành tựu là cả bốn nền văn minh trên
trong quá trình hình thành thì đều cho ra đời nhiều tôn giáo và chịu nhiều ảnh
hưởng của tín ngưỡng và tôn giáo. Nói đến phương Đông, khi nhắc đến những
nền văn minh nổi tiếng như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa, không thể
không nhắc đến Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Hinđu giáo và hàng loạt tín
ngưỡng bản địa mang màu sắc phương Đông. Xứ sở của các tôn giáo, nổi bật
nhất là Phật giáo và Hindu giáo. Và tôn giáo và tín ngưỡng ở các nền văn minh
này đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống. Trong số các loại tín ngưỡng tồn
tại ở phương Đông, phổ biến nhất là tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Điều này
hoàn toàn có cơ sở bởi sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ở thời kì sơ
khai khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển, gần như tất cả đều phụ thuộc vào
thiên nhiên, vào ý Trời. Vì vậy, ở khắp nơi, từ Đông Bắc Phi – Tây Á đến đất
nước mặt trời mọc, các quần đảo Đông Á, từ Bắc Á rồi lưu vực sông Hoàng Hà
rộng lớn cho đến các đảo cực nam Indonesia, v.v. đâu đâu người ta cũng thờ
cúng các vị Thần liên quan đến sản xuất nông nghiệp như Thần Mặt trời, Thần
Đất, Thần Nước, Thần Lúa, Thần Gió, Thần Sông…
. Không chỉ gắn liền với những yếu tố văn hoá mang “tính vật chất” phục vụ
trực tiếp đời sống thường nhật của con người, tính chất nông nghiệp – nông thôn
của văn minh phương Đông còn được biểu hiện ở các tín ngưỡng - tôn giáo và
sinh hoạt văn hoá dân gian rất độc đáo của khu vực.
Cuối cùng, ở phương Đông, ngay từ rất sớm đã xuất hiện sự “giao thoa”
giữa các nền văn minh lớn. Dễ dàng nhận thấy rằng mặc dù thời gian hình
thành nên xã hội có giai cấp và nhà nước khác nhau, nhưng ngay từ rất sớm, các
quốc gia cổ đại phương Đông đã có sự giao lưu với nhau trên nhiều lĩnh vực như
kinh tế - văn hóa. Xuất phát từ đặc điểm riêng vô cùng thuận lợi về vị trí địa lý
và điều kiện tự nhiên của phương Đông, các quốc gia cổ đại phương Đông đã
bắt đầu có ý thức về việc mở rộng giao lưu buôn bán với nhau, thông qua cả
đường thủy lẫn đường bộ. Qua việc giao lưu kinh tế, sự “giao thoa” về văn hóa
cũng bắt đầu xuất hiện, những cái hay cái đẹp đều được truyền bá cho nhau và
rất nhanh chóng, chúng được tiếp nhận và phổ biến ra các khu vực khác. Chẳng
phải Phật Giáo xuất phát ở Ấn Độ nhưng nó vẫn có mặt ở Trung Quốc, Xrilanka
hay khu vực Đông Nam Á đó sao? Hay những phát minh vĩ đại trong toán học
của người Ấn Độ đã được người Ả Rập học tập rồi truyền bá sang Châu Âu.
Cũng giống như sự chuyển tải bốn phát minh quan trọng về kỹ thuật của người
Trung Quốc sau này. Nho giáo không chỉ có mặt ở Trung Quốc mà nó còn có vai
trò to lớn đối với Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên…Trong sự phát triển rực rỡ
của văn minh phương Đông cổ đại chắc chắn không chỉ là sự tự thân phát triển
của mỗi quốc gia, mà còn bắt nguồn từ sự “giao thoa” giữa các trung tâm văn
minh lớn của nhân loại.
Nhìn chung, nền văn minh phương Đông tồn tại những điểm tương đồng
về điều kiện hình thành và thành tựu xuyên suốt quá trình hình thành và phát
triển, qua mọi thời kỳ thăng trầm của lịch sử, nền văn hoá phương Đông vẫn toả
sáng. Những “chiếc nôi” văn hoá cổ đại phương Đông vẫn có sức lan toả mạnh
mẽ ra các khu vực xung quanh. Bức tranh văn hoá phương Đông từ đây càng
ngày càng rực rỡ sắc màu. Trong giai đoạn hiện nay, những giá trị của văn minh
phương Đông vẫn còn đang lan tỏa rộng khắp. Những giá trị ấy như một liều
thuốc tinh thần để con người phương Đông quay về với cội nguồn, quay về tìm
hiểu quá khứ rực rỡ của ông cha, cũng như làm cơ sở cho việc tiếp thu những
giá trị mới của nền văn minh nhân loại.
Câu 2: Phật giáo: bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản của thuyết Tứ diệu đế và
những ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam
Bài làm:
Năm, người sáng lập, hoàn cảnh lúc đó
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ (nay thuộc Nepan) vào giữa thế kỉ I TCN do thái tử
Xitđacta Gootama, hiệu là Thích Ca Mâu Ni khởi xướng, một hoàng tử thuộc
đẳng cấp thứ hai, người đã xuất gia đi tu để tìm kiếm con đường cứu vớt những
nỗi khổ của loài người. Phật giáo ra đời do sự bất bình đẳng trong xã hội mà
Balamon lúc đó đang thống trị và do sự đồng cảm với nỗi khổ của con người
sinh lão bệnh tử. Phật giáo ra đời thừa hưởng rất nhiều tư tưởng từ Balamon
giáo như về kiếp, vòng luân hồi, nghiệp báo,.... Kinh điển của Phật giáo chính là
kinh Tam tạng.
Sau khi ra đời, Phật giáo đã được đông đảo dân chúng đón nhận. Vào thế kỉ III
TCN, hoàng đế Asoka đặc biệt đề cao Phật giáo và chính bản thân ông cũng trở
thành một tín đồ của tôn giáo này. Đây có thể coi là thời kỳ mà đạo Phật bước
vào thời kỳ phát triển vô cùng cực thịnh. Đến thế kỉ I TCN, Đạo Phật chia thành
hai phái là Tiểu Thừa và Đại Thừa. Đến nửa sau thế kỉ VII, Phật giáo lâm vào
tình trạng suy yếu, bắt nguồn từ những nguyên nhân nội tại cùng nguyên nhân
bên ngoài và suy sụp hẳn. Nhưng tôn giáo này lại được truyền bá và phát triển
mạnh ở nhiều nước khác như Mianma, Thái Lan, Campuchia, các quốc gia
Trung Á, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,...
Nội dung cơ bản của Tứ diệu đế: là gì, nội dung diễn đạt ra sao?
Nội dung chủ yếu của học thuyết Phật giáo là chân lý về nỗi đau khổ và sự giải
thoát khỏi nỗi đau khổ được thể hiện trong thuyết “tứ thánh đế” hoặc còn gọi “tứ
diệu đế”, “tứ chân đế”, “tứ đế”, nghĩa là bốn chân lí thánh. Tứ theo nghĩa Hán
Việt là Bốn, Diệu ở đây chỉ sự kỳ diệu, phép màu nhiệm vô cùng cao quý và Đế
chính là các chân lý, sự thật hiển nhiên. Ghép lại ý nghĩa của câu Tứ Diệu Đế có
nghĩa là Bốn chân lý, sự thật hiển nhiên và màu nhiệm. Tứ Diệu Đế bao gồm các
phần cơ bản đó là: khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế.
Khổ đế ý chỉ về sự thật của những đau khổ, như sở cầu bất đắc khổ, ái biệt ly
khổ. Theo Phật, con người có tám nỗi khổ (bát khổ): sinh, lão, bệnh, tử, gần kẻ
mình không ưa, xa người mình yêu, cầu mà không được, giữ lấy 5 uẩn (thủ ngũ
uẩn).
Tập đế là chân lí về nguyên nhân của các nỗi khổ. Nguyên nhân chủ yếu là
luân hồi, mà nguyên nhân của luân hồi là nghiệp, sở dĩ có nghiệp là do lòng
ham muốn như ham sống, ham lạc thú, ham giàu sang... Ham muốn không dứt
thì nghiệp không dứt, nghiệp không dứt thì luân hồi mãi mãi
Diệt đế là chân lí về sự chấm dứt các nỗi khổ. Nguyên nhân của khổ đau là
luân hồi, vì vậy muốn diệt khổ thì phải chấm dứt luân hồi. Muốn chấm dứt
luân hồi thì phải chấm dứt nghiệp. Đó là một món nợ truyền từ kiếp này sang
kiếp khác do lòng ham muốn tạo nên, do đó nói vắn tắt muốn chấm dứt luân
hồi thì phải trừ bỏ hết mọi ham muốn.
Đạo đế là chân lí về con đường diệt khổ tức là phương pháp thực hiện việc
diệt khổ. Con đường đó gọi là "bát chính đạo" (8 con đường đúng đắn), gồm:
chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tịnh
tiến, chính niệm, chính định
Những nội dung của Tứ diệu đế có điểm tích cực và hạn chế gì?
Tóm lại, triết lý Tứ Diệu Đế bao quát toàn bộ tư tưởng triết học Phật giáo và
nhất quán với bản thể luận và nhận thức luận, thế giới quan và nhân sinh quan
của triết học Phật giáo. Trong đó, Khổ đế và Tập đế nói lên cuộc sống của con
người về bản chất là khổ đau và nguyên nhân sinh ra khổ đau. Diệt đế và Đạo đế
phản ánh mặt thanh tịnh của cuộc sống. Nếu như con người biết sống, chính
cuộc sống này cũng cho ta cuộc sống hạnh phúc và an lạc, ở ngay cuộc đời này.
Từ ý nghĩa này có thể thấy Phật giáo không phải là một tôn giáo tiêu cực mà là
một tôn giáo tích cực, không phải là tôn giáo bi quan mà là một tôn giáo lạc
quan, không phải là một tôn giáo chỉ đề cập đến xuất thế mà còn đề cập đến tinh
thần nhập thế.Tứ diệu đế không chỉ là tư duy lý luận triết học đơn thuần mà con
là triết học hành động, triết học thực tiễn, chỉ ra cho con người những chân lý
tối thượng. Đó là bản chất con người khi sinh ra đã là khổ, các nỗi khổ và cách
thức diệt khổ để đạt tới sự giải thoát. Cách thức để đạt tới sự giải thoát mà triết
học Phật giáo đưa ra thông qua Tứ Diệu đế hoàn toàn khác xa so với các trường
phái triết học vào thời đó. Phật giáo không đồng tình với cách tu khổ hạnh, ép
xác để đạt tới sự thanh tịnh của tâm hồn mà hòa nhập vào bản thể tuyệt đối, Phật
giáo cũng không chủ trương chấp nhận cuộc sống hiện thực với tất cả những
niềm vui và nỗi khổ của cuộc sống. Thông qua Tứ Diệu Đế cho thấy Phật giáo
đề cao con đường, cách thức tu luyện đời sống và tu luyện trí tuệ thiền định. Để
đạt tới trạng thái giải thoát, trong “đế thứ tư: Đạo Đế”, Phật giáo đề ra chủ
trương giải thoát dần dần, qua từng giai đoạn; Từ giai đoạn tu hành, học tập
trong cuộc sống thời niên thiếu, đến giai đoạn trưởng thành, rồi đến giai đoạn
sống như một tu sĩ ẩn dật, và cuối cùng là giai đoạn thực sự thoát tục, giác ngộ,
minh triết tiến tới cõi Niết bàn.
Không những vậy, có thể nói tư tưởng triết học Phật giáo trong “Tứ Diệu Đế”
khi đã thâm nhập đến tư tưởng của các nhà lãnh tụ Ấn Độ, họ tiếp thu, kế thừa,
phát triển và vận dụng vào cuộc sống sinh động, biến sự giải thoát chỉ đơn thuần
về mặt tinh thần sự giải thoát thật sự bằng phương pháp đấu tranh tiến hành cách
mạng dựa vào sức mạnh truyền thống “bất bạo động“, “không sát sanh“, “ từ bi
hỷ xả“, lấy giá trị đạo đức, nhân ái cao cả để cảm hóa và thu phục đối phương.
Áp dụng
Thực trạng xã hội cũng cho thấy, trước sự hấp dẫn lôi cuốn của vật chất, con
người càng trở nên có thái độ đề cao vật chất khi ứng xử và thẩm định các giá trị
khác. Lãng quên giá trị quý báu của nếp sống tâm linh màu nhiệm, không biết
tìm về suối nguồn của hạnh phúc vô tận nơi chính mình, theo đuổi những khoái
lạc cảm giác và việc tích lũy của cải đã trở thành mục tiêu chính của cuộc sống
con người hiện nay. Tất cả những hiện tượng xấu ấy của xã hội sẽ chấm dứt khi
lòng tham ái, chấp thủ của con người được diệt trừ. Vì vậy mà các tệ nạn xã hội
xuất hiện và phát triển. Như tham nhũng, hối lộ, sự cạnh tranh về quyền lợi và
địa vị… là động cơ cho những cuộc chiến tranh tàn phá môi trường sống quanh
mình. Họ đã quên mất rằng mình là một bộ phận không thể tách rời khỏi thiên
nhiên cho nên hậu quả là họ phải đối mặt với khủng hoảng môi trường trầm
trọng. Và đây chính là sự hiện hữu của Khổ Đế. Giáo lý Tứ Diệu Đế phân tích
tất cả những hiện tượng không tốt đẹp ấy đều là biến tướng của sự tham ái, chấp
thủ. Do tham ái, chấp thủ mà con người ta có thể làm bất cứ điều gì để đạt được
những mưu toan vị kỷ của mình, bất chấp sự đau thương của người khác, sẵn
sàng đưa họ vào ngõ cụt. Như vậy tham ái, chấp thủ chính là hiện hữu của Tập
Đế. Tất cả những hiện tượng xấu ấy của xã hội sẽ chấm dứt khi lòng tham ái,
chấp thủ của con người được diệt trừ. Chỉ khi con người giải thoát khỏi tham ái,
biết sống một cuộc sống vô ngã vị tha, yêu thương cộng đồng, sẵn sàng chia sẻ
ngọt bùi cho nhau thì mới có thể xây dựng được một xã hội an vui hạnh phúc.
Đây cũng chính là ý nghĩa của Diệt Đế. Sống trong xã hội loài người thì ai cũng
phải cạnh tranh để sống, do cạnh tranh để mưu cầu cuộc sống tốt đẹp cho mình
nên dễ phát sinh nhiều hiện tượng xấu. Sự ham muốn về vật chất đưa đẩy con
người ngày mỗi đi xa hơn vào khổ đau. Với nếp sống “Thiểu dục tri túc”, sự hài
lòng với những nhu cầu cơ bản, giảm thiếu tối đa những đòi hỏi phục vụ bản
thân, biết xây dựng cho mình một phương pháp kìm chế tâm tham muốn, không
để chúng làm lũng đoạn tâm trí dục vọng cá nhân, thiểu dục tri túc chính là con
đường đưa đến hạnh phúc an lạc. Đây chính là ý nghĩa của Đạo Đế. Sống trong
xã hội loài người thì ai cũng phải cạnh tranh để sống, do cạnh tranh để mưu cầu
cuộc sống tốt đẹp cho mình nên dễ phát sinh nhiều hiện tượng xấu. Để diệt trừ
được những điều này và xây dựng một cuộc sống thực tại an lạc thì chúng ta
phải biết áp dụng triệt để giáo lý Tứ Diệu Đế vào cuộc sống xã hội.

Phật giáo và ảnh hưởng trong đời sống văn hóa – xã hội ở Việt Nam
Đầu tiên thì Phật giáo đã đến với Việt Nam vào khoảng thế kỉ I trước Công
nguyên, vào thời kì nhà Lý và phát triển cực thịnh vào thời Lý Trần, bằng đường
biển đầu tiên là phái Tiểu Thừa và sau đó là đường bộ thông qua Trung Quốc với
phái Đại thừa. Vì đều đến bằng con đường hòa bình nên nó đã ảnh hưởng rất sâu
rộng trong quần chúng nhân dân.
Phật giáo đề cao giá trị con người, hướng thiện và xây dựng xã hội bình an. Tôn
giáo này luôn đề cao khả năng tư duy độc lập ở mỗi con người nhằm giúp họ
biết tự chọn cho mình phương châm hành động đúng đắn, biết phân biệt cái
thiện cái ác, biết mình cần phải làm gì trong cuộc sống vốn đầy biến động này
đề có thể xây dựng một xã hội an bình.
Phật giáo còn giúp ta duy trì, phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc và hòa
đồng với cộng đồng xung quanh ta. Dù bây giờ đã là thế kỉ 21 nhưng việc xung
đột sắc tộc, tôn giáo vẫn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Vậy nên ở Việt Nam ta
vô cùng may mắc khi triết lý và thực hành mô hình cộng đồng sống hòa hợp,
đoàn kết của Phật giáo được coi là điển hình. Đất nước ta giữ được điều đó một
phần là vì mong muốn và hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp, yêu thương,
gắn bó, chung sống hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Cuối cùng là sự
ảnh hưởng của Phật giáo tới giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước. Đất
nước ta hưng thịnh thì Phật giáo cũng đồng thời phát triển, tích cực góp phần
cùng toàn dân tham gia xây dựng cuộc sống thông qua giáo dục các tín đồ về
truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc dân tộc. Ngoài ra Phật giáo còn đóng
góp rất nhiều công trình kiến trúc ở nước ta như Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh),
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Cần Thơ), Đại tượng Phật (Nam Định), ...
Câu 3: Thành tựu kiến trúc Hi Lạp và La Mã cổ đại
Đặc điểm của kiến trúc Hi Lạp và La Mã
Có thể tách thành 2 nội dung: Hi Lạp và La Mã
Đánh giá, nhận xét về thành tựu này
Bài làm:
Nhắc tới kiến trúc cổ đại trên thế giới, có lẽ không thể nào không nhắc tới kiến
trúc Hy Lạp và kiến trúc La Mã. Đây được coi là 2 nền kiến trúc “ vĩ đại” của
thế giới thời xưa và cũng là nền kiến trúc ảnh hưởng tới rất nhiều tới kiến trúc
ngày nay. Kiến trúc của Hy Lạp và La Mã cổ đại được mệnh danh là quê hương
của kiến trúc phương Tây.
Về kiến trúc Hy Lạp:
Nhắc đến Hy Lạp là nhắc đến nền nghệ thuật sáng chói, có ảnh hưởng sâu sắc
đến từ các nền nghệ thuật của nhiều quốc gia từ cổ đại cho đến ngày nay. Vẻ đẹp
lộng lẫy, thần thánh và nguy nga của các công trình đó không chỉ ở thời cổ đại
mà ngay đến tận bây giờ vẫn không ngừng được công nhận và ngưỡng mộ. Ở
kiến trúc Hy Lạp, các công trình được tạo dựng thành những quần thể, đó có thể
là các thánh địa, đền đài nằm trên những khu đồi cao. Hoặc đôi khi, nó cũng là
tập hợp các công trình dân dụng, quảng trường.
Đặc điểm của kiến trúc Hy Lạp chính là những cây cột cao lớn được xây dựng
tại những đền đài. Những loại cột sẽ có những kiểu thiết kế khác nhau để phân
biệt giữa những loại đền đài. Điểm đặc trưng này tạo nên những công trình kiến
trúc tiêu biểu và giá trị cao. Hình thức trang trí cột ở nơi đây cũng vô cùng
phong phú và đa dạng: kiểu Doric đơn giản, kiểu Ionic với hai vòng cuốn xoắn
ốc, kiểu Corinthian với cột hoa mỹ nhất,... Bên cạnh đó những công trình dân
dụng cũng mang tính tiêu biểu cho phong cách xây dựng ở những thời kỳ này,
tạo nên điểm đặc trưng riêng biệt cho kiến trúc Hy Lạp cổ đại ở những thời kỳ
đầu phát triển.
Trong các thành bang Hy Lạp, Aten là nơi có nhiều công trình kiến trúc tiêu
biểu: đền miếu, rạp hát, sân vận động... Trong các công trình ấy tiêu biểu nhất,
đẹp nhất là đền Páctênông xây dựng vào thời Pêriclét (thế kỉ VI CN) dưới sự chỉ
đạo kĩ thuật của kiến trúc sư Ichtinút và nhà điêu khắc Phiđiát. Ngoài Aten, ở
các nơi khác cũng có những công trình kiến trúc đẹp như đền thần Dớt ở
Ôlempi, các đền thờ ở một số thành phố Hy Lạp trên đảo Xixin.
Công trình tiêu biểu cho kiến trúc Hy Lạp cổ đại: Lịch sử đã trải qua hàng nghìn
năm nhưng giá trị về mặt nghệ thuật của kiến trúc Hy Lạp cổ đại vẫn còn
nguyên vẹn. Dù hiện nay tất cả các công trình đều đã hư hại nhưng nó vẫn giúp
ta thấy được về một thời đại lịch sử, có sức ảnh hưởng lớn đến văn minh nhân
loại.
1, Đền Parthenon
Đền Parthenon được xây dựng từ thế kỷ thứ V trước công nguyên và là đại diện
tiêu biểu cho sự kết thúc của Hy Lạp cổ đại cũng như nền dân chủ Athena. Đây
là một trong những công trình vĩ đại bậc nhất thế giới mà con người từng tạo
nên. Đền Parthenon sử dụng thức cột Doric, phần mái lợp bằng những tấm đá
cẩm thạch. Tượng thần Athena được chế tác từ vàng và ngà voi được đặt bên
trong khám thần, khu nội điện. Đây là tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ đến từ đôi
bàn tay tài hoa của nhà điêu khắc vĩ đại Phidias. Bao quanh nội điện là hành
lang với 46 cây cột lớn, 8 cây phía trước, 17 cây mé bên.Về bố cục, Đền
Parthenon được chia thành 4 khu vực chính: Tiền sảnh (Pronaos), Gian thờ, nơi
đặt tượng nữ thần Athena (Naos), Khu vực để châu báu (Parthenon), Hậu sảnh
(Opisthodomos). Mái diềm của đền tập trung vào việc khắc họa cuộc đời của
nữa thần Athena: cuộc chiến của Athena với Poseidon trong việc giành quyền
bảo hộ Athen, cuộc hành hương của dân chúng Athen để dâng lên nữ thần chiếc
cẩm ý và vành lá vàng… Tất cả các hình ảnh đều được khắc họa rõ nét và vô
cùng sống động trên nền đá: đàn cừu, xe bò, thiếu nữ… Đền Parthenon trước kia
vốn có màu sắc tươi đẹp, trang nhã nhưng những năm gần đây, Athens khói mù
xâm lấn, du khách như sóng triều áo tới khiến đá cẩm thạch bị tổn hại nghiệm
trọng. Năm 1867 quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dùng đền làm kho đạn dược, sau đó bị
quân đội Venice vây đánh, phá hủy. Thế kỷ XIX, kế hoạch trung tu đền phải bỏ
dở giữa chừng bởi sự cản trở. Ngày nay, tuy không còn nguyên vẹn nhưng đền
Parthenon vẫn là một cảnh quan tuyệt mỹ làm rung động lòng người.
Tiếp đến về kiến trúc La Mã, kiến trúc La Mã cổ đại được hình thành từ những
ảnh hưởng của lối kiến trúc Hy Lạp. Tuy nhiên với sự phát triển phồn thịnh,
quốc gia cổ đại này đã phát minh và xây dựng nên những công trình kiến trúc
độc đáo cho riêng mình. Nền kiến trúc La Mã mang những nét đặc trưng riêng
biệt cho phong cách của một thời đại huy hoàng, sự văn minh và tiên tiến trong
phong cách xây dựng ở thời kỳ xa xưa để tạo nên những công trình đồ sộ, đặc
sắc trong lối thiết kế.
Nói về những điểm đặc trưng của lối kiến trúc La Mã cổ đại không thể không
nhắc đến những thiết kế mái vòm rộng lớn. Thay vì việc sử dụng những hòn đá
nặng khó vận động và di chuyển để thực thi thiết kế xây dựng những khu công
trình đồ sộ thì người La Mã đã tạo ra kiến trúc mái vòm khi triển khai thiết kế,
kiến thiết xây dựng. Nhìn vẻ hình thức bề ngoài của phong cách thiết kế mái
vòm, tất cả chúng ta vẫn thấy được nét thẩm mỹ và nghệ thuật riêng của nó. Về
vòm, có 3 loại vòm chính: vòm bán trụ dạng ống có dạng bán nguyệt, vòm giao
thoa và vòm chữ thập.
Thứ hai, sử dụng bê tông. Nhiều người thường thắc mắc về những kiến trúc cổ
xưa bằng cách nào có thể tạo nên những công trình kiến trúc đồ sộ, có độ bền
cao khi mà các loại vật liệu kết dính chưa xuất hiện. Câu trả lời chính là bê tông
được sáng tạo riêng biệt của người La Mã. Với các vật liệu từ cao su, tro bụi, vôi
sống, cát từ núi lửa họ đã tạo nên vật liệu bê tông vững chắc để xây dựng nên
những công trình kiên cố và vững chắc. Điều này có thể thấy với những công
trình kiến trúc hàng ngàn năm trước đây nhưng vẫn bền bỉ cho đến ngày nay.
Thứ ba, hệ thống cống rãnh trong xây dựng. Đây không chỉ đơn thuần là mạng
lưới hệ thống thoát nước thông thường mà người La Mã hoàn toàn có thể sử
dụng chúng làm đường mật đạo thoát hiểm vô cùng chắc như đinh. Với tuổi đời
hơn 2000 năm, đủ chứng tỏ độ bền vững và kiên cố trong phong cách thiết kế và
thiết kế xây dựng của khu công trình này.
Thứ tư, thiết kế hệ thống sưởi trong nhà. Hệ thống sưởi thường là những phát
minh tiên tiến trong thời đại ngày nay, tuy nhiên ít ai biết được vào thời kỳ này
hệ thống này đã được phát minh và xây dựng dưới những nền nhà để sưởi ấm
vào những ngày đông lạnh giá. Hệ thống được xây dựng sử dụng bể nước dưới
sàn nhà hoặc những cột bằng đất sét để đun sôi nước, giúp tỏa hơi ấm khắp
không gian nhà. Đây là một trong những tiến bộ về mặt xây dựng ở những thời
kỳ cổ đại và từ những phát minh này ngày nay phát triển thành các hệ thống
sưởi tiên tiến.
Ngoài ra, nơi đây sở hữu số lượng kiến trúc vô cùng lớn như: đền miến thờ thần,
Basilica (nơi xử án và sinh hoạt công cộng) hay các công trình hành chính:
Curia – Viện nguyên lão, lưu trữ, thư viện, quảng trường, nhà tắm công cộng,
Hý trường, kịch trường, đấu trường, khải hoàn môn, cầu dẫn nước, cầu cống,
đường xá. Với quy mô đồ sộ, oai nghiêm, hoành tráng như vậy càng làm nổi bật
nên sức mạnh và quyền lực của đế quốc La Mã. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng
của cuộc sống nên tổ hợp không gian ở đây khá là phức tạp. Nhưng các công
trình đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật theo thời gian, và nổi bật nhất chính là tìm ra
bê tông thiên nhiên như đã nêu trên. Cùng với đó là hai loại thức cột mới Toscan
(một phiên bản khác của Doric) và kiểu Composite (là sự kết hợp của Ionic và
Corinthian). Thành tựu về kiến trúc của La Mã lại càng rực rỡ. Về mặt này,
người La Mã đã có rất nhiều sáng tạo. Các công trình kiến trúc của La Mã bao
gồm tường thành, đền miếu, cung điện, rạp hát, khải hoàn môn, cột kỉ niệm, cầu
đường, ống dẫn nước,... Những công trình này từ thời cộng hòa đã có, nhưng
đặc biệt phát triển từ thời Ôctaviút.
Đấu trường Colosseum
Kiến trúc ở thời kì này chúng ta không thể không nhắc đến Đấu trường
Colosseum – biểu tượng của đế chế La Mã. Đây là một đấu trường tròn, chính
giữa là quảng trường với khán đài dạng bậc thang xung quanh. Móng của đấu
trường được làm bằng bê tông, nhìn vào đó chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được
kĩ thuật vượt trội của thời bấy giờ. Phần còn lại của công trình chủ yếu được xây
dựng bằng đá. Phía ngoài là những cây cột với kiểu dáng phong phú đứng xếp
thành hàng cùng với những bức tượng mô phỏng các vị thần và những bậc anh
hùng của La Mã được dựng thành dãy. Trần của đấu trường được chăng các tấm
vải phủ bằng lụa để tránh nắng. Nơi đây có sức chứa đến 50 nghìn người với 80
lối thoát xung quanh. Ngạc nhiên hơn cả là công trình đồ sộ này được xây dựng
trong một khoảng thời gian rất ngắn, chỉ mất vỏn vẹn có năm năm. Vậy lý do
người ta xây dựng công trình này là gì nhỉ? Ở thời đại chúng ta những nơi rộng
lớn như vậy thường để tổ chức các giải đấu thể thao hoặc các buổi hòa nhạc sôi
động, còn thời cổ đại thì nơi đây được dùng để tổ chức các trận đấu sinh tử. Các
trận đấu thường xuyên được diễn ra, có thể là giữa con người với con người,
giữa con người với mãnh thú. Các đấu sĩ sẽ được trang bị vũ khí như giáo hoặc
kiếm cùng với khiên để giao chiến, và trận đấu sẽ không dừng lại cho đến khi
một bên bỏ mạng. Người chiến thắng sẽ được nhận rất nhiều bổng lộc đủ để
sống sung túc đến cuối đời, và họ có thể trở thành người huấn luyện các đấu sĩ
khác trong tương lai. Vì số lượng người bỏ mạng ở đây nhiều đến mức không
đếm xuể, nên Đấu trường La Mã còn trở thành biểu tượng của các hoạt động
phản đối tử hình.
Sự khác nhau giữa kiến trúc Hy Lạp và kiến trúc La Mã cổ đại
Nói về sự ra đời thì kiến trúc La Mã ra đời sau kiến trúc Hy Lạp, tuy nhiên 2 nền
kiến trúc này đều có sự tương đồng do sự giao thoa giữa 2 nền văn minh. Nền
văn minh La Mã được xây dựng và phát triển dựa trên nền móng của Hy Lạp cổ
đại. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự giống và khác nhau giữa hai nền kiến trúc
ngay sau đây:
Sự khác biệt về kiến trúc cột: Người Hy Lạp cổ đại sử dụng kiến trúc cột như là
cách để thể hiện vẻ đẹp lý tưởng, tinh tế, khỏe khoắn. Người Hy Lạp chủ yếu sử
dụng 3 kiến trúc cột đó là: Cột Lonic; cột Doric và cột Corinth. Với mỗi loại cột
này đều có những đặc trưng khác nhau và thể hiện tầm quan trọng khác nhau
trong mỗi công trình. Còn đối với kiến trúc La Mã cổ đại thì đã phát triển thêm
các kiểu cột mới Tuscan (Là thiết kế đơn giản hơn của cột Doric) và cột
Composte ( là loại cột với hoạt tiết tổng hợp nhiều hoa văn hơn cột Corinthian).

Về quy mô: Kiến trúc La Mã cổ đại có quy mô lớn với rất nhiều những công
trình kiến trúc đồ sộ thể hiện quyền lực và sự bền vững. Còn với những công
trình kiến trúc HY Lạp cổ đại lại thể hiện sự hài hòa giữa kiến trúc và hình thức.
Về tổ hợp không gian: Kiến trúc La Mã cổ đại có vẻ đẹp thu hút hơn ấn tượng
hơn và phức tạp hơn. Những công trình đáp ứng được nhiều nhu cầu đa dạng
hơn trong cuộc sống. Kiến trúc La Mã được đánh giá cao hơn về mặt tiến bộ của
kỹ thuật xây dựng qua đó mang lại những không gian lớn hơn, hiệu quả hơn.

You might also like