GDCD

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

WHO

1. Tìm hiểu chung


 WHO là tổ chức Y tế Thế giới (viết tắt TCYTTG; tiếng Anh: World Health Organization).
 WHO có trụ sở đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Người đứng đầu WHO hiện nay là Tổng giám đốc
Tedros_Adhanom.
 WHO được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948. Bao gồm 194 quốc gia thành viên. VN là thành
viên thứ 149 tham gia vào ngày 17 tháng 5 năm 1950.
2. Sơ lược hoạt động
 Từ năm 1977, Hội đồng Y tế Thế giới đề ra khẩu hiệu "Sức khoẻ cho tất cả mọi người vào năm 2000" và
coi là ưu tiên cao nhất của WHO. Để đạt được những mục tiêu này, tổ chức WHO đã đề ra bốn định
hướng chiến lược tác động qua lại lẫn nhau:
a. Giảm tỉ lệ tử vong, tỉ lệ mắc bệnh và tật nguyền cao quá mức, đặc biệt trong các nhóm
dân cư nghèo và bị thiệt thòi;
b. Cổ vũ lối sống lành mạnh và giảm các yếu tố gây nguy cơ cho sức khoẻ con người do các
nguyên nhân môi trường, kinh tế, xã hội và hành vi gây ra;
c. Xây dựng các hệ thống y tế trong đó nâng cao một cách công bằng các kết quả đầu ra về
sức khoẻ, đáp ứng các nhu cầu chính đáng của nhân dân và công bằng về tài chính;
d. Xây dựng môi trường thể chế và chính sách thuận lợi trong ngành y tế, đẩy mạnh có hiệu
quả vị thế y tế trong chính sách phát triển, môi trường, kinh tế và xã hội.
 Ngoài các định hướng chiến lược này, WHO cũng xác định các ưu tiên cụ thể như phòng chống các
bệnh sốt rét, lao phổi, sức khoẻ tâm thần, thuốc lá, các bệnh không truyền nhiễm (ung thư, tim
mạch...), mang thai an toàn hơn và sức khoẻ trẻ em, HIV/AIDS, sức khoẻ và môi trường, an toàn thực
phẩm, truyền máu an toàn, hệ thống y tế.
3. Một số thành tựu của VN khi là 1 thành viên của WHO:
 Việt Nam mở rộng được hệ thống bảo hiểm y tế. Tiến bộ trong việc giải quyết các yếu tố rủi ro đối với
các bệnh không lây nhiễm.
 Y học Việt Nam cũng dần khẳng định được vị thế của mình trong các lĩnh vực như: ghép tạng, can thiệp
tim mạch, ung bướu, nội soi phẫu thuật,hỗ trợ sinh sản, tách song sinh, nhãn khoa,…
 Khống chế thành công dịch bệnh: SARS, cúm H5N1, H7N9, H1N1, H2N3, Ebola,… Công tác phòng,
chống lao, sốt rét, HIV cũng được được bảo đảm và đạt các kết quả tích cực
 Đạt chuẩn quốc tế về vaccine vào năm 2015.
 Việt Nam là một trong 10 quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc thực hiện đúng lộ trình Các Mục tiêu
Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs)

LHQ
1. Tìm hiểu chung
 Liên hợp quốc là tổ chức liên chính phủ lớn nhất thế giới. Liên hợp quốc viết tắt là LHQ ; tên tiếng
anh là United Nations, viết tắt là UN.
 Người đứng đầu hiện nay của Liên hợp quốc là tổng thư kí LHQ Antonio Guterres.
 Trụ sở chính của LHQ được đặt tại Manhattan, thành phố New York và các chi nhánh khác nằm ở
Geneva, Nairobi, Vienna và The Hague. Tổ chức này được tài trợ bằng sự đóng góp tự nguyện từ
các quốc gia thành viên.
 Liên Hợp Quốc được thành lập vào giai đoạn cuối Thế chiến II với mục đích ngăn chặn các cuộc
xung đột quy mô toàn cầu trong tương lai và thay thế cho một tổ chức đã giải thể là Hội Quốc Liên.
 Hiện nay LHQ có 193 thành viên(và 2 quan sát viên). Việt Nam cũng là một thành viên của LHQ (gia
nhập vào ngày 20/09/1977).
2. Vai trò
 LHQ là một tổ chức liên chính phủ nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ
hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế và làm trung tâm điều hòa các nỗ lực
quốc tế hướng đến các mục tiêu chung.
3. Một số thành tựu của VN khi là 1 thành viên của LHQ
 Từ khi Việt Nam gia nhập LHQ, nhân dân đã viết nên câu chuyện về chuyển đổi, phát triển mạnh
mẽ và tràn đầy hy vọng. Từ một nước bị tàn phá bởi chiến tranh, Việt Nam vươn lên là một trong
những nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới. Sau đây là một số thành tựu mà Việt Nam
đã đạt được: Việt Nam đã đề cao vai trò của LHQ và chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy tôn trọng Hiến
chương LHQ, luật pháp quốc tế, quan hệ bình đẳng, hợp tác phát triển giữa các quốc gia và quyền
tự quyết của các dân tộc phản đối hành động áp bức, xâm lược, cấm vận đơn phương trong quan
hệ quốc tế.

You might also like