Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

Quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật


Vũ Thị Ngọc Trang
Khoa Luật Quốc tế
Nội dung
1. Quy phạm pháp luật
1.1. Khái niệm quy phạm pháp luật
1.2. Các bộ phận của quy phạm pháp luật
2. Văn bản quy phạm pháp luật
2.1. Khái niệm VB QPPL
2.2. Hệ thống văn bản QPPL Việt Nam
2.3. Hiệu lực của văn bản QPPL
Quy phạm pháp luật

Điều 3(1) Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015:

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc
chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan
nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được
Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Quy phạm pháp luật

• Là quy tắc xử sự chung

• Có hiệu lực bắt buộc chung

• Được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đồi với cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định

• Do cơ quan nhà nước, người có thầm quyền quy định

• Được Nhà nước đảm bảo thực hiện


Các bộ phận Quy phạm pháp luật

Giả định

Quy định

Chế tài
Các bộ phận Quy phạm pháp luật

• Giả định là phần xác định chủ thể tham gia quan hệ pháp luật và
những hoàn cảnh, điều kiện mà chủ thể gặp phải trong thực tiễn;

• Quy định là phần xác định chủ thể phải làm gì khi gặp phải hoàn cảnh,
điều kiện đã nêu trong phần giả định (được một quyền, phải làm một
nghĩa vụ, phải tránh các xử sự bị cấm);
Các bộ phận Quy phạm pháp luật
• Chế tài là phần nêu rõ biện pháp, hình thức xử lí của nhà nước đối với
người đã xử sự không đúng với quy định, hậu quả mà người đó phải
gánh chịu. Tuy nhiên, trong thực tiễn xây dựng pháp luật, phần lớn các
quy phạm pháp luật được xây dựng từ hai bộ phận là giả định - quy
định hoặc giả định - chế tài. Trừ một số quy phạm pháp luật đặc biệt
như quy phạm định nghĩa, quy phạm xác định nguyên tắc, còn hầu hết
các quy phạm pháp luật khác đều phải có phần giả định. Bởi nếu
không có phần giả định thì không thể xác định được quy phạm pháp
luật này áp dụng cho ai, trong trường hợp nào hoặc với điều kiện nào.
Các quy phạm pháp luật hiến pháp thông thường chỉ có phần giả định
và quy định, còn các quy phạm pháp luật phần riêng của Bộ luật hình
sự thường chỉ có phần giả định và chế tài.
1. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà
pháp luật không cấm
2. Khi việc kết hôn trái với pháp luật thì phải bị huỷ ngay lập tức
3. Trong trường hợp không có thoả thuận và pháp luật không quy định
thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán không được trái với
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
4. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
không thể tự về được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của
nạn nhân thì bị phạt từ 2-7 năm
Văn bản quy phạm pháp luật
Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được
ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật
này.Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm
quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản
quy phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật

• Văn bản có chứa quy phạm pháp luật

• Được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục
trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
Văn bản quy phạm pháp luật
• Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn
bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật
2. Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng,
ban hành văn bản quy phạm pháp luật
3. Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp
luật
Văn bản quy phạm pháp luật
4. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn
bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy
phamh pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính

5. Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở
việc thực hiện các điều ước quốc thế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên

6. Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá
nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Trình tự xây dựng, ban hành và
sửa đổi Hiến pháp
Đảng chỉ đạo (BCT, BCHTW)

Hội nghị TW
cho ý kiến
QH ra NQ về
QH lập Trong quá trình
chủ trương xây
Ban dự làm việc, Ban
dựng, ban QH họp để
hành, sửa đổi thảo dự thảo tiến
Hiến hành lấy ý kiến thông qua dự thảo HP
hay thay đổi
pháp của nhân dân
HP
Hệ thống văn bản QPPL

• Hiến pháp

• Bộ luật, luật

• Văn bản dưới luật


• Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật),
• Nghị quyết của Quốc hội.
• Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
• Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban
trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
• Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
• Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
• Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
• Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
• Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

• Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

• Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

• Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước

• Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ.
• Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây
gọi chung là cấp tỉnh).
• Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
• Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt.
• Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp
huyện).
• Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
• Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp
xã).
• Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Hiệu lực của VBQPPL
Văn bản quy phạm pháp luật của sau ít nhất 45 ngày
cơ quan nhà nước ở trung ương
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội ít nhất sau 10 ngày
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội ít nhất 7 ngày kể từ ngày thông qua
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp hoặc ký ban hành
huyện và cấp xã
Hiệu lực của VBQPPL

• Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

• Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật
mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

• Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

• Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp
luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

You might also like