Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

TỔNG QUAN PHẦN MỀM HYSYS

 Môi trường làm việc.

HYSYS được thiết kế để mô phỏng hai trạng thái: mô phỏng động và mô phỏng
tĩnh.

Mô phỏng tĩnh trong HYSYS dùng để nghiên cứu và tối ưu hoá thiết kế công nghệ
cho một quá trình. Bằng việc thay đổi điều kiện ban đầu và chế độ công nghệ, ta thu
được các kết quả khác nhau để xác định yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của
từng yếu tố. So sánh kết quả này giúp lựa chọn và thiết lập điều kiện tối ưu cho một
quá trình cụ thể. Mô phỏng tĩnh cũng áp dụng để nghiên cứu và thiết kế quá trình mới,
tính toán cải tiến và mở rộng quy mô của quá trình hiện có, và so sánh các phương án
để tìm ra giải pháp tối ưu.

Mô phỏng động trong HYSYS dùng để mô phỏng quá trình hoạt động liên tục với
các thông số thay đổi theo thời gian. Nó cho phép khảo sát ảnh hưởng của các thông số
công nghệ và giúp thiết lập, khắc phục sự cố trong vận hành thực tế. Điều này quan
trọng cho đào tạo kỹ sư vận hành và hiểu biết công nghệ trước khi tham gia vào vận
hành nhà máy thực tế, đặc biệt là trong ngành hoá chất và dầu khí.

 Các chức năng chính trong phần mềm:


 Tính toán các thông số còn lại khi đã biết đủ các thông số liên quan: trong
Hysys, người ta đã lập ra nhiều mô hình nhiệt động và phương trình tính toán
các đặc trưng lý hoá của tất cả các cấu tử và hợp chất.
 Tính toán hai chiều và sử dụng thông tin một phần: chương trình chia làm nhiều
phần nhỏ (các đơn vị unit khác nhau). Mỗi unit là một thiết bị như: tháp chưng
cất, máy nén, bình tách,... có khả năng xác định xem các thông số nào đã biết
hoặc các thông số nào có thể tính toán từ các dòng nối với các unit đó.
 Truyền dữ liệu: khi Hysys được cung cấp thêm một thông tin mới, chương trình
lập tức sẽ thực hiện các tính toán có thể rồi chuyển kết quả mới này tới các thiết
bị sử dụng chúng. Trong quá trình chạy, Hysys sẽ thực hiện việc truyền dữ liệu
và các phép tính lặp để đưa ra kết quả tối ưu từ những thông số mà người mô
phỏng nhập vào.
 Tự động tính toán lại: Khi người mô phỏng loại bỏ một thông số hoặc một thiết
bị nào đó, Hysys sẽ tự động loại bỏ tất cả các thông số tính toán được từ các
thông số cũ và giả định chúng là chưa biết. Các thông số không liên quan đến
thông số bị loại bỏ vẫn được giữ lại.
 Cấu trúc cơ bản của Hysys được thể hiện qua ba điểm quan trọng sau:
1
 Unique Concepts (Những khái niệm duy nhất): Mặc định cách mà người sử
dụng xây dựng môi trường mô phỏng trên Hysys.
o Hysys Flowsheets: Fluid Packag, Flowsheet Objects, PFD, Workbook.
o Environment: Basis (cơ bản), Oil Characterization (đặc trưng về dầu), Main
Flowsheet (Flowsheet chính), Sub-Flowsheet, Column (tháp).
 Powerful Engineering Tools (Những công cụ thiết kế tối ưu): Quyết định cách
Hysys thực hiện các phép tính toán.
 Primary Interface Elements (Những yếu tố tương giao cơ sở): Được dùng để
giúp người sử dụng làm việc với Hysys.
 Các bước để thực hiện một mô phỏng.
1. Xác định cấu tử và thành phần nguyên liệu:
 Nhập các thành phần cần thiết vào mô hình.
 Lựa chọn hệ nhiệt động phù hợp cho quá trình.
2. Xây dựng lưu trình PFD (Process Flow Diagram):
 Khai báo tính chất và thành phần của dòng nguyên liệu.
 Thiết kế sơ đồ công nghệ với các thiết bị cần thiết.
 Cung cấp thông tin đầy đủ cho từng thiết bị.
3. Chạy chương trình mô phỏng:
 Thực hiện việc chạy chương trình mô phỏng.
 Đọc kết quả thu được từ quá trình mô phỏng.
 Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ trong quá trình.

Điều này giúp xây dựng một cơ sở mô phỏng chính xác và hoàn chỉnh, từ đó nghiên
cứu và đánh giá hiệu quả các thông số công nghệ trong quá trình sản xuất.

Ví dụ: Bắt đầu với mô phỏng.

Tạo một dòng mới chỉ có H2O với các điều kiện sau:

 Fluid Package : Peng-Robinson


 Flowrate : 100 kgmole/h
 Pressure : 2 atm
 Vapor/phase fraction: 1.0

Nhiệt độ của dòng này bằng bao nhiêu?

2
Thao tác:

 Vào Hysys mở Create New Case để tạo mô phỏng mới:

 Ở mục Component List chọn Add để nhập cấu tử:

3
 Trên thanh Search for ta nhập cấu tử cần chọn và nhấn Add:

 Trở lại với Fluid Packages để lựa chọn hệ nhiệt động:

Bảng 1: Danh sách một số hệ tiêu biểu và Hệ nhiệt động phù hợp
Hệ tiêu biểu Hệ nhiệt động phù hợp được đề nghị sử
dụng
Sấy khí bằng TEG PR
Nước chua PR, Sour PR

Xử lý khí nhiệt độ thấp PR, PRSV


Tách không khí PR, PRSV

Tháp chưng cất dầu thô PR, PR Options, GS

4
áp suất khí quyển
Tháp chưng cất chân PR, PR Options, GS (<10 mmHg),
không Braun K10, Esso K
Tháp Ethylene Lee Kesler Plocker
Hệ H2 áp suất cao PR, ZJ hoặc GS
Các thùng chứa Steam Package, CS hoặc GS
Ức chế tạo hydrat PR
Các hệ hoá học Activity Models, PRSV
Alkyl hoá xúc tác HF PRSV, NRTL
Sấy bằng TEG có mặt PR
các hợp chất thơm
Các hệ hydrocacbon Kabadi Danner
trong đó độ tan của nước trong
các hydrocacbon là quan trọng
Các hệ có một vài khí và MBWR
các hydrocacbon nhẹ
Trong đó: PR = Peng-Robinson; PRSV = Peng-Robinson Stryjek-Vera; GS =
GraysonStreed; ZJ = Zudkevitch Joffee; CS = Chao-Seader; NRTL = Non-Random-
Two-Liquid; MBWR = Modified Benedict Webb Rubin.

 Sau khi chọn được hệ nhiệt động ta vào môi trường mô phỏng bằng cách nhấn
vào Simulation sẽ hiện ra môi trường cùng với bảng công cụ mô phỏng Model
Palette:

5
 Ta bắt đầu khởi tạo dòng vật chất bằng cách nhấn vào mũi tên màu xanh trên
bảng công cụ và đưa vào môi trường mô phỏng:

 Tiếp tục ta nhấn vào mũi tên màu xanh ( dòng vật chất) trên môi trường mô
phỏng để khai báo các tham số cho dòng:

6
 Sau khi khai báo xong ở phần Conditions ta tiếp tục khai báo ở phần
Compositions:

7
 Lúc này ở phía dưới màn hình hiện thanh thông báo OK màu xanh thì việc khai
báo đã hoàn tất:

 Ta trở lại môi trường mô phỏng và thấy dòng vật chất đã chuyển sang màu xanh
đậm thì dòng đã cung cấp đủ thông tin và Hysys sẽ tự động cho ra kết quả cần
tìm:

8
⇒ Như vậy việc tạo dòng vật chất đã hoàn thành và ta sẽ biết được thông số muốn tìm
của dòng nếu khai báo được 4 giá trị của dòng đó.

 Kết luận:
Một dòng vật chất được khai báo bởi 4 thông số
o Thành phần dòng
o Lưu lượng
o Hai trong ba thông số còn lại: Nhiệt độ, áp suất, Thành phần pha khí
Các thông số dòng vật chất còn lại sẽ được tính theo các thông số trên.
Khi tính toán các phương trình các trạng thái cho phép xác định được thể
tích của hỗn hợp khí tại điều kiện nhiệt độ và áp suất xác định. Nếu không sử
dụng các phương trình trạng thái thì hầu như không thể thiết kế được các nhà
máy h oá chất. Bởi vì từ việc xác định thể tích này có thể tính toán được kích
thước và hơn nữa là giá thành của các nhà máy đó.
HYSYS có các phương trình trạng thái như Peng-Robinson (PR) và
Soave- Redlich- Kwong (SRK). Trong đó, phương trình Peng-Robinson được
sử dụng trong khoảng biến đổi rộng nhất của các thông số công nghệ và với các
hệ đa dạng nhất. Từ các phương trình Peng-Robinson (PR) và Soave-Redlich-
Kwong (SRK) trực tiếp tính toán ra tất cả các tính chất cân bằng và các tính
chất nhiệt động của hệ. Các phương trình PR và SRK có chứa các hệ số tương
tác bậc hai cho tất cả các cặp hydrocacbon-hydrocacbon (tập hợp các tham số
tương tác tạo liên kết và không tạo liên kết) và hầu hết các cặp bậc hai
hydrocacbon - phi hydrocacbon.

You might also like