Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

IV TỔNG HỢP THỐNG KÊ

1. Định nghĩa.

Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa học
các thông tin thu thập được nhằm bước đầu chuyển một số đặc điểm riêng của các đơn
vị điều tra thành đặc điểm chung của tổng thể nghiên cứu.

2.Tổng hợp thống kê.

Câu 1: Số tiết học bạn có mặt trên giảng đường.

Số ca/ tuần 3-5 5-7


Số sinh viên 6 1

Câu 2: Tỷ lệ số tiết học bạn không có mặt trên giảng đường.

Tỷ lệ <10% 10% - 30% 30% - 50%


Số sinh viên 3 3 1

Câu 3: Thời gian tự học trung bình trong 1 ngày (tiếng/ ngày)

Thời gian
<0,5 1-2 3-4
(tiếng/ ngày)
Số sinh viên 2 4 1

Câu 4: Phương pháp học tập mà bạn cảm thấy phù hợp, hiệu quả.

Phương pháp Làm theo cá nhân Làm việc nhóm Kết hợp cả 2
Số sinh viên 1 2 4
Câu 5: Bạn thường xuyên sử dụng nguồn nào cho việc học.

Internet,
Hỏi thầy Kết hợp các
phương tiện
Nguồn Sách vở cô, bạn nguồn trên
truyền thông

Số sinh viên 6 0 0 1

Câu 6: Bạn đang học thêm gì?

Tin học, chứng


chỉ nghề
Không học gì Ngoại ngữ Khác
nghề nghiệp
3 2 3 0

Câu 7: Việc làm thêm có ảnh hưởng đến điểm số của bạn không?

Chỉ tiêu Có Không


Số sinh viên 5 2

Câu 8: Việc làm thêm có ảnh hưởng đến điểm số của bạn không và thời gian làm thêm của
bạn trong tuần?

Có Không
Thi thoảng (2-3 ngày) Khá thường xuyên (3-4) Thường xuyên (1
tuần)
1 1 1 4
Câu 9 : Mức độ ưa thích

Không thích Bình thường Thích Rất thích


Tiêu chí Mức độ
(0) (1) (2) (3)

Hình thức đào tạo tín chỉ 0 6 1 0

Câu 10: Mong muốn của bạn trong quá trình học tập ở trường?

Tài liệu học tập (bổ sung)

Cơ sở vật chất (cần hoàn Sự quan tâm của giáo viên


thiện hơn)
2 2 3

TỔNG HỢP THỐNG KÊ VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

I. LÝ THUYẾT VÀ VẬN DỤNG

1.Bảng thống kê

a. Khái niệm:

Là bảng trình bày thông tin thống kê một cách có hệ thống, hợp lý, rõ ràng nhằm nêu lên những
đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.

b.Ứng dụng:

- Mỗi câu hỏi đều được thống kê thành bảng riêng như : Bảng thống kê thời gian học tập trên lớp ;
thời gian tự học của sinh viên ; bảng thống kê phương pháp học tập của sinh viên.v.v....Từ đó
giúp việc vẽ biểu đồ và phân tích.
- Bảng tổng hợp kết quả, xếp theo từng giá trị khảo sát : lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình để có
thể đánh giá một cách hiệu quả, tổng quát kết cấu mỗi chỉ tiêu cũng như độ co giãn, biên độ của
mỗi chỉ tiêu mà ta đang xem xét và thống kê.

2. Đồ thị thống kê

a. Khái niệm:

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các
tài liệu thống kê. Sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ , đường nét màu sắc để trình bày và
phân tích các đặc điểm số lượng của hiện tượng.

b. Ứng dụng:

- Biểu đồ diện tích (tròn) : giúp người xem nhìn nhận và đánh giá 1 cách nhanh chóng thông
tin thu thập được

- Biểu đồ cột : giúp người xem không bị rối mắt bởi những con số, so sánh trực tiếp giữa các
phương án lựa chọn.

3. Các tham số phân tích thống kê

3.1 Số bình quân:

a. Khái niệm:

Số bình quân trong thống kê là mức độ biểu hiện trị số đại biểu theo một tiêu thức nào đó của một
tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.

Số bình quân có 2 loại là : số bình quân cộng và số bình quân nhân.

b. Vận dụng:

- Số bình quân được ứng dụng tính trong một số chỉ tiêu như: Tính thời gian trung bình mà các
bạn sinh viên dành cho việc học trên trường hoặc tự học …

3.2 Mốt

- Đối với dãy số không có khoảng cách tổ: Mốt là lượng biến hoặc biểu hiện được gặp nhiều nhất
trong dãy số phân phối
- Đối với dãy số có khoảng cách tổ (Chỉ có ở dãy số lượng biến): Mốt là lượng biến trên đó chứa
mật độ phân phối lớn nhất, tức là xung quanh lượng biến đó tập trung tần số nhiều nhất.

b. Vận dụng.

- Xác định được lượng thời gian mà có nhiều bạn sinh viên nhất dành cho việc học trên lớp và tự
học.

3.3 Trung vị

a. Khái niệm

Trung vị là lượng biến của đơn vị đứng vị trí chính giữa trong dãy số lượng biến, chia đơn vị
thành trong dãy số thành 2 phần bằng nhau.

b.Vận dụng

- Xác định được giá trị của đơn vị đứng vị trí chính giữa trong dãy số lượng biến ở các
chỉ tiêu như: thời gian học trên lớp, thời gian tự học, điểm trung bình chung tích lũy,
điểm đánh giá về mức độ ưa thích của các bạn sinh viên đối với các hình thức kiểm tra.

4.Ứng dụng phương pháp hồi quy và tương quan trong phân tích thống kê.
Xác định mối liên hệ giữa thời gian tự học và điểm chung bình chung tích lũy của các
bạn sinh viên. Thực tế chúng ta thấy rằng tự học ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập của
mình, thông thường nếu bạn dành thời gian để tự học ở nhà một cách hợp lý kết quả học
tập của bạn sẽ cao, ngược lại nếu bạn không dành thời gian hoặc ít thời gian để nghiên
cứu, học ở nhà kết quả học tập sẽ thấp. Từ đó chúng em đã nhận thấy rằng:
- Thời gian tự học, điểm chung bình trung tích lũy (kết quả học tập) có mối liên
hệ với nhau.
- Thời gian tự học là tiêu thức nguyên nhân; còn điểm chung bình chung tích lũy
là tiêu thức kết quả.
- Mối liên hệ giữa thời gian tự học, và điểm trung bình chung tích lũy là mối liên
hệ thuận và có tính chất tuyến tính.
II. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
1. Quá trình học tập
1.1 Thời lượng học tập
a. Thời gian học tập trên lớp.
Hiện nay, hình thức học tín chỉ đòi hỏi tinh thần tự học cao của sinh viên.
Cũng chính bởi hình thức học đổi mới này nên thời gian học trên lớp của các
bạn sinh viên trong cùng một khóa cũng khác nhau. So sánh thời gian học
trên lớp và thời gian tự học là một điều cần thiết để thấy được sự phân bổ
thời gian học tập của sinh viên ngành Kế toán Học viện công nghệ bưu chính
viễn thông.

Số ca/ tuần 3-5 5-7


Số sinh viên 6 1

b.Thời gian không có mặt trên giảng đường.

Tỷ lệ <10% 10% - 30% 30% - 50%


Số sinh viên 3 3 1

c. Thời gian tự học


Thời gian tự học trung bình trong 1 ngày (tiếng/ ngày)

Thời gian
<0,5 1-2 3-4
(tiếng/ ngày)
Số sinh viên 2 4 1

*Nhận xét:

 Phần lớn sinh viên có thời gian học ở lớp từ (3-5ca/ tuần) (chiếm tới 85,27%) và số sinh viên
có thời gian học từ 5-7ca/tuần chỉ chiếm 14,28%. Trung bình thời gian học ở trường là (3,99
ca/tuần) và mốt là (4,02).
 Bên cạnh đó ta thấy được thời gian tự học tập trung nhiều nhất từ (1-2 tiếng/ngày) (57,14%)
tiếp đó là 30 phút/ngày (28,57%) và cuối cùng lượng sinh viên có thời gian tự học từ (3-4
tiếng/ ngày) là 14,28%. Thời gian tự học trung bình là 1,82 tiếng/ ngày
 Thời gian trung bình học trên lớp (3,99 ca/tuần) tức (13,6 tiếng/tuần) lớn hơn thời gian tự học
ở nhà (12,74 tiếng/tuần) ở phần lớn sinh viên

 Qua đó ta nhận thấy việc phân bổ thời gian giữa học trên lớp và tự học còn chưa hợp , thời
gian tự học còn ít hơn so với thời gian học trên lớp.
 Thời gian của các bạn sinh viên có sự chênh lệch vì sự khác nhau về thời gian học tập trên
trường: Một số bạn thì muốn học nhiều tín chỉ để rút ngắn thời gian học. Các bạn sinh viên nên
nâng cao tinh thần tụ học của mình, ít nhất là 20 tiếng/tuần để có thể ôn tập kiến thức được học
ở trường đồng thời tìm hiểu thêm kiến thức tham khảo. Phân bổ hợp lí giữa thời gian học ở
trường và tự học là điều rất cần thiết đối với tất cả các bạn.

1.2 Hình thức đào tạo

Mức độ ưa thích

Không thích Bình thường Thích Rất thích


Tiêu chí Mức độ
(0) (1) (2) (3)

Hình thức đào tạo tín chỉ 0 6 1 0

*Nhận xét:

Hiện nay, nhiều trường đại học trên cả nước đang dần dần chuyển sang
đào tạo theo quy chế tín chỉ. Hình thức tín chỉ đã được áp dụng ở trường Học
viện công nghệ bưu chính viễn thông từ 2021 đến nay. Hầu hết sinh viên đều đã
thích nghi với phương pháp học tập này bởi vì sinh viên có thể chủ động sắp xếp
ca học, môn học phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, một số sinh viên vẫn quen
với cách học cũ và cảm thấy phương thức đào tạo này vẫn có 1 số điểm chưa
thực sự phù hợp.
1.3 Phương pháp học tập:

Phương pháp Làm theo cá nhân Làm việc nhóm Kết hợp cả 2
Số sinh viên 1 2 4

*Nhận xét :

 Hầu hết các sinh viên đã chủ động hơn trong việc học. Ngoài việc tự học, họ còn phối hợp linh
hoạt với làm việc nhóm để tạo ra sự hiệu quả hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức và vận
dụng kiến thức vào thực tế.
 Làm việc nhóm có rất nhiều lợi ích cho sinh viên, nhưng nó chỉ thật sự hiệu quả khi tất cả các
thành viên trong nhóm tích cực tham gia đóng góp. Với 57.14% sinh viên ưa thích, chúng em
nhận thấy phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả nhất đối với sinh viên hiện nay là kết hợp
giữa làm việc cá nhân và làm việc nhóm.

1.4 Nguồn học tập và các hình thức bổ trợ cho việc học tập

a. Nguồn bổ trợ cho việc học.

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển ,những sinh viên được học tập
trong môi trường với những phương tiện học tập, trang thiết bị hiện đại. Để hiểu
rõ hơn về những phương tiện hỗ trợ học tập của sinh viên, nhóm chúng em đã
điều tra và thu được kết quả như sau:

Nguồn Sốsinh viên Tỷ lệ (%)

Internet,phương tiện truyền thông 6 85.71

Sách vở 0 0

Kết hợp các nguồn trên 1 14,28

Tổng sinh viên 7 100

*Nhận xét:

Trong mẫu điều tra gồm 7 sinh viên, số sinh viên chỉ sử dụng phương tiện học tập
thông qua việc hỏi thầy cô, bạn bè và qua sách vở chiếm 0%, sử dụng kết hợp tất
cả các phương tiện học tập trên là 14,28%. . Số lượng sinh viên sử dụng qua
internet và phương tiện truyền thông là lớn nhất 6 sinh viên( chiếm 85.71%).

b.Tình hình học thêm (ngoại ngữ, tin học và các môn học khác)

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa; hội nhập vào
dòng chảy chung của nền kinh tế thế giới. Thế hệ sinh viên Việt Nam cần
nâng cao trình độ chuyên môn cũng như những kĩ năng, hiểu biết về công nghệ
thông tin và ngoại ngữ để góp phần vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước.
Nắm bắt được tình hình đó, sinh viên đã không ngừng phấn đấu để trang bị đầy
đủ kiến thức cho mình. Đặc biệt ở đây, đối tượng được đề cập đến là sinh viên
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông. Ngoài thời gian học tập trên lớp theo
lịch của nhà trường và thời gian tự học ở nhà, các bạn sinh viên còn dành quỹ
thời gian của mình để tham gia các lớp học thêm bên ngoài nhằm nâng cao kiến
thức cho bản thân. Để hiểu rõ hơn về tình hình học thêm của sinh viên, nhóm em
đã điều tra 7 bạn và thu được kết quả như sau:

Nội dung học Số sinh viên Tỷ lệ (%)

Ngoại ngữ 3 42,86

Tin học và chứng chỉ nghề nghiệp 2 28,57

Môn học khác 0 0

Không học gì 2 28,57

*Nhận xét:

 Từ những số liệu thu thập được, có thể thấy tỷ lệ các bạn sinh viên
có tham gia các lớp học thêm ngoài là tương đối lớn (chiếm 71.43%) , còn lại là
những bạn chưa có nhu cầu hoặc chưa có điều kiện học thêm (chiếm 28.57%).
Tỷ lệ các bạn tham gia học thêm chiếm phần lớn này chứng tỏ sinh viên rất có ý
thức nâng cao, bổ trợ kiến thức cho bản thân; không chỉ tiếp thu những kiến
thức của thầy cô ở trên lớp mà còn bổ sung những kiến thức, hoàn thiện những
kĩ năng còn thiếu.
 Trong số những bạn có tham gia học thêm (5 bạn) thì có tới 3 bạn
học thêm ngoại ngữ (chiếm 60% tổng số sinh viên có đi học thêm) và chiếm
42.86% tổng số sinh viên được điều tra. Điều này chứng tỏ sinh viên đề cao vai
trò của ngoại ngữ. Với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, các bạn
sinh viên hiểu rằng ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh đặc biệt là một phương tiện
không thể thiếu để có thể thành công. Đó là lí do mà sinh viên Học viện rất chú
trọng trau dồi ngoại ngữ.
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HIỆN TƯỢNG

Qua 7 phiếu điều tra sinh viên Học viện công nghệ bưu chính viễn thông,
chúng em rút ra một số kết quả về kết quả học tập của sinh viên như sau :

- Thời gian học tập trên lớp chủ yếu từ 3-5 ca/ tuần chiếm 85,71%.

- Các bạn tham gia các buổi học trên lớp khá đầy đủ.

- Thời gian tự học trung bình/ ngày trên 1h, chiếm 57,14%.

- 100% số sinh viên cảm thấy hài lòng với hình thức đào tạo tín chỉ.
- 57,14% số sinh viên cho rằng kết hợp cả làm việc cá nhân và làm
nhóm sẽ tạo được hiệu quả nhất cho việc học.
- 85,71% số sinh viên lựa chọn việc kết hợp các nguồn như : Internet
và các phương tiện truyền thông để bổ trợ cho việc học.
- 42,86% sinh viên được hỏi đều đi học thêm ngoại ngữ để nâng
cao trình độ.
II. NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI TRONG QUÁ TRÌNH
NGHIÊN CỨU
1. Thuận lợi
- Đối tượng nghiên cứu là những sinh viên ngành Kế toán Học viện công nghệ
bưu chính viễn thông nên dễ dàng và nhanh chóng trong việc thu thập và xử lý
phiếu điều tra từ đó tổng hợp và phân tích thống kê nhanh chóng và hiệu quả
- Các thành viên tích cực, chủ động, có ý thức trách nhiệm cao, kĩ năng làm việc
nhóm tốt, đồng thời nhóm có phân công nhiệm vụ rõ ràng.
2. Khó khăn
- Trong quá trình trả lời phiếu điều tra, một số bạn chưa ghi thông tin
“thực” hoặc ghi sai sót các thông tin nên phải loại ra vì không thể xử lý
được.
- Số lượng phiếu điều tra ít vì vậy kết quả thống kê vẫn chưa phản
ánh được đầy đủ, toàn diện kết quả học tập năm nhất của sinh viên
ngành Kế toán Học viện công nghệ bưu chính viễn thông.

II. ĐỀ XUẤT CỦA NHÓM VỀ CÁCH HỌC TẬP HIỆU


QUẢ
Qua nghiên cứu thống kê, chúng em có thể đưa ra được một vài con số
mang tính chất tham khảo, đặc biệt giúp các bạn sinh viên ngành Kế
toán Học viện công nghệ bưu chính viễn định hướng được mục tiêu và
phương pháp học tập của mình để thành công trong học tập những năm
tiếp theo.
- Thời gian tự học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập, tuy
nhiên, không phải cứ dành nhiều thời gian cho việc học là mang lại kết
quả cao nhất. Do đó, các bạn sinh viên nên tìm cho mình một phương
pháp học tập hiệu quả, tiết kiệm thời gian, tập trung khi học,...
- Việc sử dụng các nguồn bổ trợ như các phương tiện thông thông tin
đại chúng, Interrnet, sách vở,... đã hỗ trợ khá hiệu quả cho việc học tập
của sinh viên. Vì vậy cần kết hợp hiệu quả hơn nữa giữa các kiến thức
trong sách giáo trình, bài giảng của thầy cô và những nguồn thông tin
hữu ích khác.
- Ngoài ra bên cạnh việc học tập, các bạn sinh viên có thể dành thời
gian tham gia các hoạt động văn hóa, các câu lạc bộ (ITMC, BMA,
Kết nối, 37 độ sinh viên...), các hội thảo thường xuyên được tổ chức tại
trường, các hoạt động tình nguyện nhằm nâng cao kĩ năng, tích lũy
kinh nghiệm. Đó cũng một trong những cách học tập mang lại hiệu
quả.

You might also like