Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1. Khái niệm ERP là gì?

ERP (Enterprise Resource Planning) là hệ thống phần mềm tổng thể quản lý tài
nguyên doanh nghiệp, cung cấp các chức năng quản lý theo chuỗi giá trị từ tài nguyên
nhân sự, mua hàng, sản xuất, bán hàng, dịch vụ, kế toán và quản lý tổng thể cho các
doanh nghiệp. ERP giúp tối ưu hóa và tích hợp các hoạt động kinh doanh bên trong
doanh nghiệp, đồng thời giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, đưa ra những quyết định
chiến lược và quản lý tài chính hiệu quả hơn.

2. Nguồn gốc của ERP:

Vào đầu những năm 1900, các doanh nghiệp bắt đầu tìm kiếm những giải pháp để
quản lý một khối lượng lớn thông tin trong doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp
đã gặp không ít những rắc rối liên quan đến việc kết nối hệ thống và kiểm soát thông
tin hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong tổ chức. Các rắc rối này đến từ việc
mỗi bộ phận trong doanh nghiệp, sử dụng những phần mềm khác nhau và không liên
kết được do sự khác biệt về thiết kế hệ thống. Vấn đề này gây cản trở các doanh
nghiệp, khiến họ khó nắm rõ các thông tin dữ liệu hoạt động trong tổ chức.

Lúc này, các doanh nghiệp đã đưa ra những cách thức và mô hình nhằm quản lý hóa
dữ liệu nhằm tạo sự liên kết, dễ dàng chia sẻ các thông tin hoạt động của tổ chức giữa
những bộ phận với nhau trong doanh nghiệp. Hệ thống ERP đã bắt đầu xuất hiện nhằm
giải quyết các vấn đề quản lý mà rất nhiều doanh nghiệp lúc bấy giờ đang mắc phải.
ERP đã được phát triển và cải thiện dần qua các giai đoạn để tạo ra những phiên bản
phù hợp và tốt nhất đối với từng doanh nghiệp khác nhau.

Từ năm 1990 đến nay, nó đã trở thành một hệ thống mà rất nhiều doanh nghiệp đã đưa
vào sử dụng để thuận tiện trong việc quản lý và vận hành tổ chức. Sự ra đời và phát
triển của hệ thống ERP đã giúp cho nhiều doanh nghiệp giải quyết được các khó khăn
trong việc quản lý và liên kết chặt chẽ với dòng thông tin doanh nghiệp một cách
nhanh chóng và hiệu quả nhất.

3. Lịch sử hình thành:

Vinamilk được thành lập vào ngày 20 tháng 8 năm 1976 với ba nhà máy sữa cũ (nhà
máy sữa Thống Nhất, nhà máy sữa Trường Thọ, nhà máy sữa bột Dielac) nhưng hiện
nay, Vinamilk sở hữu 3 chi nhánh, 15 nhà máy, 2 kho vận và 3 công ty con với hệ
thống nhận diện thương hiệu Vinamilk đã in sâu vào tâm trí người dân Việt Nam.

Những cột mốc quan trọng của công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk):
- 1976: Tiền thân là công ty sữa, cà phê Miền Nam, trực thuộc tổng cục công
nghiệp thực phẩm, với 6 đơn vị là nhà máy sữa Thống Nhất, nhà máy sữa
Trường Thọ, nhà máy sữa Dielac, nhà máy cà phê Biên Hòa, nhà máy bột Bích
Chi và Lubico.

- 1978: Công ty được chuyển cho bộ Công Nghiệp Thực Phẩm quản lý và đổi tên
thành Xí Nghiệp liên hiệp sữa cà phê và bánh kẹo I.

- 1992: Liên hiệp với công ty cổ phần Đông Lanh Quy Nhơn thành lập xí nghiệp
liên doanh sữa Bình Định.

- 2003: Chính thức chuyển đổi thành công ty Cổ Phần vào tháng 11/2003 đổi tên
thành công ty Cổ Phần sữa Việt Nam.

- 2004: Mua công ty Cổ Phần sữa Sài Gòn tăng vốn điều lệ lên 1.590 tỷ đồng.

- 2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong công ty Cổ Phần sữa
Bình Định. Khánh thành nhà máy sữa Nghệ An vào ngày 30/06/2005. Liên
doanh với công ty SABmiller Asian B.V để thành lập công ty TNHH liên doanh
SAB Việt Nam vào tháng 8/2005. Sản phẩm đầu tiên của công ty Liên doanh
mang thương hiệu Zorok tung ra thị trường vào năm 2007.

- 2006: Niêm yết trên thị trường chứng khoán TP Hồ Chí Minh vào ngày
19/01/2006.

- 2007: Mua 55% cổ phần của công ty Sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007 trụ sở
đặt tại khu công nghiệp Lễ Môn Thanh Hóa.

4. Tầm nhìn - Sứ mệnh - giá trị cốt lõi của Công ty Cổ Phần sữa Việt Nam
(Vinamilk):

- Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng, niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm
dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cho cuộc sống con người
- Sứ mệnh: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng
tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của
mình với cuộc sống con người và xã hội

- Năm giá trị cốt lõi của Vinamilk hướng đến cộng đồng:
+ Chính trực: Liêm chính, trung trực trong ứng xử và trong tất cả giao dịch
+ Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty,
tôn trọng hợp tác. Hợp tác trong sự tôn trọng.
+ Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các
bên liên quan.
+ Đạo đức: Tôn trọng các tiểu chuẩn đã được thiết lập và hành động một
cách có đạo đức

You might also like