Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.

Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học được hiểu là:
A. Chủ nghĩa Mác – Lênin, luận giải từ các giác độ triết học và kinh tế học chính trị
về sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản
B. Chủ nghĩa Mác – Lênin, luận giải từ các giác độ kinh tế học chính trị và chính trị
- xã hội về sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa
cộng sản
C. Chủ nghĩa Mác – Lênin, luận giải từ các giác độ triết học và chính trị - xã hội về
sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
D. Chủ nghĩa Mác – Lênin, luận giải từ các giác độ triết học, kinh tế học chính trị và
chính trị - xã hội về sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
2. Chọn ý đúng về những tiền đề khoa học tự nhiên vào cuối thế kỷ XVIII, đầu
thế kỷ XIX - là cơ sở phương pháp luận cho các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa
học nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị - xã hội đương thời:
A. Định luật Bernoulli, Thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton và Thuyết nhật tâm của
Copernicus.
B. Học thuyết tiến hóa của Darwin, Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
của Mayer và Học thuyết tế bào của Schleiden & Schwam
C. Thuyết di truyền của Mendel, Định đề Euclide và Học thuyết tiến hóa của
Darwin
D. Thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton, Định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng
của Mayer và Định luật Bernoulli.
3. Ba đại biểu của chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán – tiền đề tư tưởng lý
luận của chủ nghĩa xã hội khoa học là:
A. Saint Simon (1760 - 1825), Charles Fourier (1772 - 1837) và Robert Owen (1771
- 1858)
B. Hegel (1770 – 1831), Feuerbach (1804-1872) và Kant (1724-1804)
C. Adam Smith (1723 – 1790), David Ricardo (1772-1823) và William Petty (1623-
1687)
D. Thomas More (1478- 1535), Tommaso Campanella (1568 -1639), Gerade
Wilstanley (1609 – 1652)
4. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
A. Sự ra đời chính Đảng của giai cấp công nhân
B. Sự phát triển lớn mạnh của phương thức sản xuất tư bản và sự lớn mạnh của giai
cấp công nhân
C. Sự ủng hộ của tầng lớp nông dân và đội ngũ trí thức đối với giai cấp công nhân
D. Giai cấp công nhân đã thực sự giác ngộ về sứ mệnh của giai cấp mình
5. Với phát kiến vĩ đại nào, C.Mác và Ph. Ăngghen đã luận giải khoa học về sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
A. Tính hai mặt của lao động và Thuyết vạn vật hấp dẫn
B. Thuyết tiến hóa các loài và Thuyết vạn vật hấp dẫn
C. Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Học thuyết giá trị thặng dư
D. Phép biện chứng và Thuyết di truyền
6. Tiền đề kinh tế cho sự hình thành tư tưởng xã hội chủ nghĩa là:
A. Sự xuất hiện chế độ tư hữu
B. Sự xuất hiện nhà nước
C. Sự xuất hiện giai cấp thống trị
D. Sự xuất hiện tình trạng người bóc lột người
7. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở hình thái kinh tế - xã hội
nào?
A. Tư bản chủ nghĩa
B. Công xã nguyên thủy
C. Phong kiến
D. Chiếm hữu nô lệ
8. Công lao của Lênin trong việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa
học trong điều kiện mới là:
A. Đề xuất tư tưởng về đập tan bộ máy nhà nước tư sản, thiết lập chuyên chính vô
sản
B. Phát triển chủ nghĩa xã hội không tưởng thành chủ nghĩa xã hội khoa học
C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực
D. Thừa nhận Công xã Pari là một hình thái nhà nước của giai cấp công nhân
9. Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là:
A. Là những quy luật hình thành và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội
B. Là những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình
thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
C. Là những quy luật và tính quy luật chính trị- xã hội của quá trình phát sinh, hình
thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa
D. Là những quy luật và tính quy luật của tự nhiên và tư duy
10. Tác phẩm nào đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
B. Hệ tư tưởng Đức
C. Gia đình thần thánh
D. Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh
11. Tác phẩm nào đã nêu và phân tích một cách có hệ thống lịch sử và logic
hoàn chỉnh về những vấn đề cơ bản nhất, đầy đủ, súc tích và chặt chẽ nhất những
luận điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. Tư bản
B. Tuyên ngôn Đảng cộng sản
C. Ba nguồn gốc và ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác
D. Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và Nhà nước
12. Phát kiến nào của C. Mác và Ăngghen là sự khẳng định về mặt triết học sự
sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đều tất yếu như
nhau?
A. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
B. Học thuyết về giá trị thặng dư
C. Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
D. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
13. Phát kiến nào của C. Mác và Ăngghen là sự khẳng định về mặt kinh tế sự
diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa
xã hội?
A. Học thuyết về giá trị thặng dư
B. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
C. Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
D. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
14. Phát kiến nào của C. Mác và Ăngghen đã khắc phục một cách triệt để
những hạn chế có tính lịch sử của chủ nghĩa xã hội – không tưởng?
A. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
B. Học thuyết về giá trị thặng dư
C. Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
D. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
15. Sự kiện nào đánh dấu sự chuyển biến từ chủ nghĩa xã hội khoa học thành
chủ nghĩa xã hội hiện thực?
A. Tác phẩm Tuyên ngôn Đảng cộng sản được xuất bản lần đầu tiên, 1848
B. Sự ra đời của Nhà nước Xô Viết, 1917
C. Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I) được thành lập, 1864
D. Sự thành lập của Quốc tế Cộng sản III, 1919
16. Ba phát kiến vĩ đại của C. Mác và Ph. Ăngghen là:
A. Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Học thuyết về giá trị thặng dư và Học thuyết về sứ
mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Học thuyết về giá trị - lao động và Học thuyết về
sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
C. Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Học thuyết về chủ nghĩa đế quốc – giai đoạn tột cùng
của chủ nghĩa tư bản và Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công
nhân
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Học thuyết về chủ nghĩa đế quốc – giai đoạn tột
cùng của chủ nghĩa tư bản và Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp
công nhân
17. Sự kiện nào lần đầu tiên đã chứng minh tính hiện thực của chủ nghĩa Mác -
Lênin trong lịch sử?
A. Công xã Pa-ri
B. Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917
C. Cách mạng tháng tám 1945 ở Việt Nam
D. Chiến tranh thế giới lần thứ II
18. Ai là người đưa ra khẩu hiệu: Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp
bức, đoàn kết lại!
A. Hồ Chí Minh
B. Các Mác
C. Ph. Ăngghen
D. V.I.Lênin
19. “Phân tích những tư liệu thực tiễn của lịch sử để rút ra những nhận định,
những khái quát về lý luận có kết cấu chặt chẽ, khoa học” là nội dung của phương
pháp nghiên cứu nào trong môn Chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. Phương pháp so sánh
B. Phương pháp khảo sát và phân tích chính trị - xã hội
C. Phương pháp kết hợp lịch sử và logic
D. Phương pháp điều tra xã hội học
20. Trong chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn về mặt kinh tế đã biểu hiện ra thành
mâu thuẫn chính trị giữa:
A. Giai cấp tư sản với giai cấp nông dân
B. Giai cấp tư sản với giai cấp tiểu tư sản
C. Giai cấp tư sản với giai cấp công nhân
D. Giai cấp tư sản với giai cấp địa chủ

You might also like