Tiểu Luận QTKDQT Đăng Thu Trang

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC


---------***---------

TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TWITTER

Họ và tên: Đăng Thu Trang


Mã học viên: 822300
Lớp: Quản trị Kinh doanh
Khóa: 29B
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Thái Thanh Hà

Hà Nội, tháng 03 năm 2023


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư Tiến
Sĩ Thái Thanh Hà, giảng viên môn Quản trị Kinh doanh Quốc tế, đã hướng dẫn, hỗ trợ và
định hướng cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu, đánh giá thực tiễn và thực hiện bài
tiểu luận này.
Thầy đã luôn sẵn lòng chỉ bảo, giải đáp những thắc mắc, khó khăn và hướng dẫn học
viên với kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp và đó chính là
những lời khuyên, những bài học và tri thức vô cùng quý báu đối với em. Nhờ đó em có
thể nắm bắt được vấn đề một cách rõ ràng hơn và hoàn thiện hơn bài tiểu luận này.
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, thời gian và khả năng tiếp cận thông tin của
doanh nghiệp nên có lẽ nội dung bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và phê bình của thầy để nội dung nghiên cứu
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

2
LỜI CAM ĐOAN
Em tên là Đăng Thu Trang, mã học viên 822300, em xin cam đoan rằng, toàn bộ nội
dung trong bài tiểu luận này là kết quả của quá trình nghiên cứu độc lập, phân tích, đánh
giá của chính em.
Em hiểu rằng vi phạm cam kết này chính là vi phạm về bản quyền và đạo đức trong
nghiên cứu học thuật do đó, em đã nỗ lực trích dẫn nguồn một cách đầy đủ và chính xác
các lý thuyết, thông tin và ý kiến được đưa ra.
Em cũng cam đoan rằng bài tiểu luận này chưa từng được nộp làm bài thi, dự án hoặc
công bố ở bất kỳ nơi nào khác.
Học viên
Đăng Thu Trang

3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục Bảng:

Bảng 1. Chi phí hoạt động của Twitter năm 2020-2021.....................................................19


Bảng 2. Chỉ số ROA (Return on Assets) và ROE (Return on Equity)................................21

Danh mục Biểu đồ:

Biểu đồ 1. Số người dùng Internet trên toàn cầu theo từng năm...........................................8
Biểu đồ 2. Lý do sử dụng Internet phổ biến..........................................................................9
Biểu đồ 3. Tăng trưởng số lượng người sử dụng mạng xã hội qua thời gian......................10
Biểu đồ 4. Xếp hạng các nền tảng mạng xã hội theo số lượng người dùng hoạt động trên
toàn cầu...............................................................................................................................10
Biểu đồ 5. Chi phí quảng cáo trên mạng xã hội trên toàn thế giới từ năm 2017 – 2026.....11
Biểu đồ 6. Chi tiêu quảng cáo mạng xã hội theo các nền tảng 2015 – 2018.......................13
Biểu đồ 7. Tăng trưởng doanh thu qua các năm.................................................................17
Biểu đồ 8. Doanh thu của Twitter theo các lĩnh vực 2015 – 2021......................................18
Biểu đồ 9. Lợi nhuận của Twitter qua các năm..................................................................20

4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................4
MỤC LỤC.......................................................................................................................5
LỜI GIỚI THIỆU..........................................................................................................6
I. GIỚI THIỆU VỀ TWITTER..............................................................................7
II. BỐI CẢNH KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA NGÀNH...................................8
1. Sự bùng nổ của Internet......................................................................................8
2. Thói quen người tiêu dùng..................................................................................9
3. Chi tiêu cho quảng cáo mạng xã hội ngày càng tăng......................................11
4. Chính sách và quy định pháp luật....................................................................11
III. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ.....................................................13
1. Áp lực chi phí thấp:...........................................................................................13
2. Áp lực thích nghi với địa phương:....................................................................14
3. Chiến lược kinh doanh quốc tế áp dụng..........................................................14
IV. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY..........16
1. Doanh thu...........................................................................................................16
2. Chi phí.................................................................................................................18
3. Lợi nhuận............................................................................................................19
4. Chỉ số ROA (Return on Assets) và ROE (Return on Equity)........................20
5. Chỉ số nợ trên tổng vốn chủ sở hữu (dept-to-equiry ratio).............................21
V. TRIỂN VỌNG VỚI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM...........................................22
VI. KẾT LUẬN.........................................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................24

5
LỜI GIỚI THIỆU
Công nghệ thông tin và truyền thông đã đồng hành cùng nhân loại trong những thập
kỷ qua, từng bước thay đổi diện mạo của thế giới. Trong những năm gần đây, với sự bùng
nổ của công nghệ số, những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này, trong đó nổi bật lên là
Twitter, đã có những đóng góp không nhỏ vào sự tiến bộ của xã hội loài người.
Câu chuyện khởi nghiệp của Twitter bắt đầu vào năm 2006, khi Jack Dorsey, Biz
Stone và Evan Williams thành lập công ty. Twitter ban đầu được tạo ra như một dự án nội
bộ tại công ty Odeo, trước khi phát triển thành một sản phẩm độc lập.
Quá trình mở rộng của Twitter bắt đầu từ việc tạo ra các phiên bản dịch vụ tiếng Anh
cho các thị trường quốc tế, sau đó mở rộng sang các thị trường nước ngoài. Twitter đã tiến
hành việc hợp tác và mua lại các công ty khác để mở rộng phạm vi hoạt động và cung cấp
các dịch vụ mới.
Twitter nhanh chóng thu hút được sự quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Trong những
năm tiếp theo, công ty đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể về người dùng và trở thành một
trong những nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất trên toàn cầu.
Vào ngày 27 tháng 10 với Elon Musk trả 44 tỷ đô la để mua lại mạng xã hội này.
Ngay lập tức sau khi nắm quyền, Musk đã đề ra một loạt kế hoạch cắt giảm nhân sự của
Twitter và đưa ra các chính sách mang tính bước ngoặt đối với doanh nghiệp này. Hiện tại,
vẫn khó để đưa ra đánh giá sự thành công hay thất bại của thương vụ này.
Do đó, trong bài tiểu luận này, em sẽ giới hạn phân tích hoạt động của Twitter trong
giai đoạn trước năm 2022 để có được cái nhìn khách quan hơn khi đánh giá hoạt động kinh
doanh quốc tế của doanh nghiệp mà không bị tác động bởi các chính sách tái cơ cấu tổ
chức.
Bài tiểu luận này nhằm phân tích cách Twitter đưa ra các chiến lược kinh doanh của
họ trong bối cảnh kinh doanh quốc tế hiện nay, mà trong đó có sự tăng trưởng mạnh mẽ
của công nghệ số, sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng và những thách thức từ
phía cạnh tranh, chính sách và pháp luật. Từ đó đưa ra một vài nhận xét, đánh giá về tiềm
năng mở rộng hoạt động ở Việt Nam.
Hy vọng rằng bài tiểu luận này sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc về cách Twitter quản trị
kinh doanh quốc tế và đóng góp ý kiến cho những nghiên cứu sau này về đề tài này.

6
I. GIỚI THIỆU VỀ TWITTER
Twitter là mạng xã hội (Social Network) thuộc Twitter Inc, là một công ty truyền
thông xã hội có trụ sở chính tại San Francisco, California, Mỹ.
Về bản chất, Twitter hoạt động giống như một microblog, nơi người dùng có thể giao
tiếp với nhau thông qua những đoạn nội dung ngắn bằng văn bản (Text).
Năm 2006, Jack Dorsey, người đồng sáng lập của Twitter, đã có một ý tưởng rằng –
ông sẽ tạo ra một nền tảng giao tiếp dựa trên tin nhắn SMS (SMS-based communications
platform), trong đó bạn bè có thể theo dõi nhau bằng cách cập nhật trạng thái (Status).
Ngày 21 tháng 3 năm 2006, Founder Jack Dorsey gửi tweet đầu tiên có nội dung – “just
setting up my twitter” (Tài khoản Twitter của tôi vừa được thiết lập).
Ban đầu, Twitter khá giống với các nền tảng nhắn tin truyền thống. Twitter bắt đầu là
một nền tảng giao tiếp dựa trên SMS, với giới hạn 140 ký tự, chính là giới hạn mà các nhà
cung cấp dịch vụ di động thời điểm đó áp dụng với các đơn vị sử dụng dịch vụ (không
phải do Twitter đưa ra).
Tuy nhiên, sau nhiều lần nghiên cứu cùng với người đồng sáng lập Evan Williams,
Twitter đã hoàn toàn thay đổi. Khi Twitter dần phát triển và trở thành một nền tảng web
(web platforms), họ vẫn giữ giới hạn này vì đơn giản là nó phù hợp với định vị thương
hiệu của Twitter – Twitter định vị mình là một nền tảng giúp người dùng tạo ra những nội
dung ngắn, những thứ có thể đọc lướt qua nhưng vẫn cập nhật được mọi thứ.
Vào năm 2007, tại hội nghị South By Southwest Interactive (SXSWi), khi có đến hơn
60.000 tweet đã được gửi đi, Twitter bắt đầu chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, nền tảng
đã tận dụng lợi thế này để bắt đầu phát triển lượng người dùng của mình.
Trải qua hơn 16 năm hình thành và phát triển, hiện mạng xã hội Twitter có hơn 300
triệu người dùng toàn cầu, từ những người có ảnh hưởng, đến các doanh nhân (như Elon
Musk) và chính trị gia, Twitter là lựa chọn của nhiều người dùng chuyên nghiệp.
Quảng cáo là nguồn thu chính của Twitter. Các doanh nghiệp và nhãn hiệu có thể đặt
quảng cáo trên nền tảng Twitter để tiếp cận và tương tác với người dùng. Twitter cung cấp
nhiều hình thức quảng cáo như tweet quảng cáo, quảng cáo video, quảng cáo theo chủ đề
và quảng cáo bên ngoài nền tảng.
Ngoài ra, Twitter cung cấp dịch vụ dữ liệu cho các doanh nghiệp và tổ chức để phân
tích và nghiên cứu hoạt động trên mạng xã hội, dịch vụ đối tác bao gồm đối tác nền tảng
tiếp thị, công cụ phân tích và giám sát mạng xã hội. Twitter cũng có thể thu được doanh
thu từ các khoản phí đăng ký hoặc sử dụng các dịch vụ cụ thể như Twitter Blue, một phiên
bản trả phí của nền tảng.

7
Twitter cũng đã mở rộng sang các lĩnh vực đổi mới khác như short-video với Vine
hoặc live-video với Periscope, nhưng cả hai đều đã bị hủy bỏ bởi Twitter. Một số người đã
cho rằng Twitter đã quản lý sai cả hai dự án này, vì Vine ra mắt trước Music.ly và TikTok,
nhưng không thể chiếm lĩnh thị trường.
Vào ngày 27 tháng 10 với Elon Musk trả 44 tỷ đô la để mua lại mạng xã hội này.
Ngay lập tức sau khi nắm quyền, Musk đã đề ra một loạt kế hoạch cắt giảm nhân sự của
Twitter và đưa ra các chính sách mang tính bước ngoặt đối với doanh nghiệp này.
II. BỐI CẢNH KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA NGÀNH
Ngành công nghệ thông tin (Information Technology - IT) là một ngành năng động,
không ngừng thay đổi và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nền kinh tế toàn
cầu. Kể từ khi Internet trở nên phổ biến và bùng nổ của công nghệ số, ngành công nghệ
thông tin đã nhanh chóng trở thành một lĩnh vực kinh doanh quốc tế quan trọng.
1. Sự bùng nổ của Internet
Kể từ khi website đầu tiên trên thế giới được ra mắt vào ngày 6/8/1991 tới nay, với
sự bùng nổ của Internet và các công nghệ số, số lượng người dùng Internet trên toàn cầu
đang tăng lên mỗi ngày, mở ra một thị trường tiềm năng lớn.
Biểu đồ 1. Số người dùng Internet trên toàn cầu theo từng năm
Đơn vị: triệu người
6000

5158
5060
4962
4627
5000
4335
3977
3679

4000
3424
3004
2800
2534

3000
2355
2130
1908
1644
1460

2000
1286
1116
1004
899
761
668

1000
499
396
272
180
116
38.7
20.1
9.8
6.8
4.2
2.6

72

0
90 92 94 96 98 00 02 04 06 08 10 12 14 16 18 20 22
19 19 19 19 19 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20

Nguồn: Datareportal (2023) 'Digital 2023 Global Overview Report', Available at:
https://datareportal.com/reports/digital-2023-global-overview-report (Accessed:
16/6/2023)

8
2. Thói quen người tiêu dùng
Bên cạnh đó, ngày nay người dùng trên toàn cầu đang ngày càng tìm kiếm sự tương
tác trực tuyến. Họ muốn nhận thông tin nhanh chóng, mở rộng mạng lưới xã hội của mình
và chia sẻ suy nghĩ và ý kiến của mình. Đó là tiềm năng phát triển của mạng xã hội và
Twitter đã tận dụng điều này để phát triển.
Biểu đồ 2. Lý do sử dụng Internet phổ biến
Đơn vị: % người trả lời khảo sát

Tìm kiếm thông tin 57.8

Giữ liên lạc với bạn bè và gia đình 53.7

Cập nhật tin tức và sự kiện 50.9

Xem video, chương trình truyền hình, phim ảnh 49.7

Nghiên cứu cách làm việc 47.6

Tìm kiếm ý tưởng và cảm hứng 44.3

Nghiên cứu về sản phẩm và thương hiệu 43.4

Nghe nhạc 43.2

Sử dụng trình duyệt web chung trong thời gian rảnh 41

Mục đích liên quan đến giáo dục và học tập 38.3

Tìm hiểu về địa điểm, kỳ nghỉ và du lịch 36.4

Nghiên cứu về sức khỏe và sản phẩm chăm sóc sức khỏe 34.7

Quản lý tài chính và tiết kiệm 33.7

Chơi game 30.5

Gặp gỡ người mới và tạo kết nối mới 29

Nghiên cứu liên quan đến kinh doanh 28.9

Nguồn: Datareportal (2023) 'Digital 2023 Global Overview Report', Available at:
https://datareportal.com/reports/digital-2023-global-overview-report (Accessed:
16/6/2023)

9
Biểu đồ 3. Tăng trưởng số lượng người sử dụng mạng xã hội qua thời gian
5000 4760 25
4500 4199
4000 20.9 3709 20
3461 3623
3500 3196
3000 2789 15
14.6
2500 2307 13.2
2078
11.9
1857 11 10.1
2000 10
1500 7.9 8.3
7.2
1000 5
500 3
0 0
2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023

Số lượng người dùng (triệu người) Tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước (%)

Nguồn: Datareportal (2023) 'Digital 2023 Global Overview Report', Available at:
https://datareportal.com/reports/digital-2023-global-overview-report (Accessed:
16/6/2023)

Ngành công nghệ thông tin và truyền thông đầy đặc chế và cạnh tranh. Twitter không
chỉ phải đối mặt với các đối thủ trực tiếp như Facebook và Instagram, mà còn phải cạnh
tranh với nhiều nền tảng mới nổi khác.
Biểu đồ 4. Xếp hạng các nền tảng mạng xã hội theo số lượng người dùng hoạt
động trên toàn cầu
Đơn vị: triệu người
FACEBOOK 2958
2514
WHATSAPP 2000
2000
WECHAT 1309
1051
FB MESSENGER 931
715
TELEGRAM 700
635
KUAISHOU 626
584
QC 574
556
PINTEREST 445
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

Nguồn: Datareportal (2023) 'Digital 2023 Global Overview Report', Available at:
https://datareportal.com/reports/digital-2023-global-overview-report (Accessed:
16/6/2023)

10
3. Chi tiêu cho quảng cáo mạng xã hội ngày càng tăng
Các con số dự báo cho thấy sự tăng trưởng trong ngành quảng cáo mạng xã hội, và
Twitter có thể tận dụng tiềm năng này để phát triển. Mạng xã hội ngày càng trở thành một
nền tảng quảng cáo hấp dẫn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc tiếp cận và tương
tác với khách hàng tiềm năng.
Biểu đồ 5. Chi phí quảng cáo trên mạng xã hội trên toàn thế giới từ năm 2017 – 2026
Đơn vị: tỷ USD

350

300.8
300
275.8
248.9
250
220.5

200 186.5

145.8
150

103.4
100
73.84
54.21 54.1 56.01 57.12
43.06 49.18
50 35.92 35.39
19.62 22.23 27.01
15.4
0
2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2026

Quảng cáo trên máy tính Quảng cáo trên điện thoại

Nguồn: Statista (2023) 'Social media advertising revenue 2010-2020, by device', Available
at: https://www.statista.com/statistics/456785/social-media-advertising-revenue-device-
digital-market-outlook-worldwide/ (Accessed: 17/6/2023).

4. Chính sách và quy định pháp luật


Một số luật và quy định của chính phủ Mỹ liên bang và các bang, cũng như luật và
quy định của các quốc gia nước ngoài liên quan trực tiếp đến các vấn đề trọng tâm của
hoạt động kinh doanh của Twitter như là liên quan đến quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu, an
ninh mạng, quyền công khai, quy định nội dung, địa phương hóa dữ liệu, sở hữu trí tuệ,
cạnh tranh, bảo vệ trẻ em, bảo vệ người tiêu dùng, xử lý thẻ tín dụng, thuế,…
Nhiều luật và quy định ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Twitter vẫn đang
được đề xuất, tiếp tục phát triển hoặc đang được kiểm tra tại các tòa án và có thể được diễn

11
giải và áp dụng theo cách không nhất quán giữa các quốc gia và không nhất quán với các
chính sách do đó có nguy cơ gây thiệt hại đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng, Twitter phải tuân thủ nhiều
luật và quy định liên quan của chính phủ liên bang, các bang và quốc gia nước ngoài. Ví
dụ, Đạo luật Bảo vệ Quyền riêng tư Tiêu dùng California (CCPA) yêu cầu các công ty
phải thông báo cho người tiêu dùng California và xin phép người tiêu dùng trong việc sử
dụng thông tin cá nhân. Các đề xuất tương tự đã được đưa ra hoặc được ban hành ở các
tiểu bang khác. Ngoài ra, Đạo luật Quyền riêng tư California (CPRA) đã tạo ra các nghĩa
vụ liên quan đến dữ liệu của người tiêu dùng bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2022. Một số
khía cạnh của CCPA, CPRA và các luật và quy định tiểu bang khác, cũng như cách diễn
giải và thực thi của chúng, vẫn còn mơ hồ, và Twitter có thể phải thay đổi thực tiễn của
mình để tuân thủ các quy định này. Luật và quy định về bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư, an
ninh mạng, bảo vệ người tiêu dùng, quy định nội dung và các luật và quy định khác của
các quốc gia nước ngoài thường có tính hạn chế hoặc gây áp lực nhiều hơn so với ở Hoa
Kỳ. Ví dụ, Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) đặt yêu cầu hoạt động nghiêm ngặt
đối với các thực thể xử lý thông tin cá nhân và mức phạt nặng cho việc không tuân thủ.
Vào tháng 3 năm 2011, để giải quyết cuộc điều tra về các sự cố khác nhau, Twitter đã
ký kết thỏa thuận giải quyết với Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), trong đó yêu cầu
Twitter thiết lập chương trình bảo mật thông tin nhằm bảo vệ thông tin người tiêu dùng
không công khai và yêu cầu Twitter tiến hành đánh giá bảo mật độc lập hai năm một lần.
Tuy nhiên, vào ngày 28 tháng 7 năm 2020, Twitter đã nhận được bản kê khai nháp từ FTC
cáo buộc vi phạm quyết định và Đạo luật Thương mại FTC (FTC Act). Các cáo buộc liên
quan đến việc sử dụng số điện thoại và/hoặc địa chỉ email được cung cấp cho mục đích an
toàn và bảo mật cho quảng cáo có mục tiêu trong các khoảng thời gian từ 2013 đến 2019.
Cho đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết.
Một số quốc gia có thể hạn chế người dùng truy cập Twitter như tại Trung Quốc hay
đã từng bị chặn định kỳ ở Thổ Nhĩ Kỳ trong quá khứ. Có thể rằng các chính phủ khác cũng
có thể cố gắng hạn chế truy cập hoặc chặn trang web hoặc ứng dụng di động của Twitter.
Việc kiểm duyệt nội dung có sẵn thông qua các sản phẩm của Twitter hoặc áp đặt các hạn
chế khác có thể ảnh hưởng đến tính khả dụng hoặc khả năng sử dụng Twitter trong một
khoảng thời gian kéo dài hoặc vô thời hạn.

12
III. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
Với bối cảnh kinh doanh quốc tế đã trình bày ở trên, có thể nhận thấy Twitter đang
đối mặt với áp lực cả về chi phí thấp và áp lực thích nghi với địa phương.
1. Áp lực chi phí thấp:
Như các công ty công nghệ khác, Twitter cũng đang phải đối mặt với áp lực giảm chi
phí để tăng cường hiệu quả tài chính và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Trong đó, cuộc canh tranh giữa các mạng xã hội đang đưa Twitter vào trạng thái bất
lợi hơn so với đối thủ cạnh tranh là Facebook. Tại Mỹ, đến gần 80% chi tiêu cho quảng
cáo trên mạng xã hội được đổ vào Facebook. Bên cạnh đó thị phần của Twitter thì ngày
càng thu hẹp.
Cạnh tranh ngày càng gay gắt khi có thêm sự xuất hiện và bùng nổ của Tiktok đe dọa
trực tiếp đến nguồn thu của Twitter.

Biểu đồ 6. Chi tiêu quảng cáo mạng xã hội theo các nền tảng 2015 – 2018
Đơn vị: % tổng chi tiêu quảng cáo trên mạng xã hội
90

77.7 78.7 79.2


80
73.9
70

60

50

40

30

20
14.3 13.6 14 14.5
11.8
10 8.7 7.3 6.3

0
2015 2016 2017 2018

Facebook Twitter Khác

Nguồn: Social Media Examiner (2023) 'Social Ad Spend Surpasses Television: New
Research', Available at: https://www.socialmediaexaminer.com/social-ad-spend-surpasses-
television-new-research/ (Accessed: 17/6/2023)

13
2. Áp lực thích nghi với địa phương:
Twitter là một nền tảng mạng xã hội toàn cầu, nhưng cũng phải đối mặt với các yêu
cầu và quy định địa phương tại từng quốc gia mà nó hoạt động. Điều này đòi hỏi Twitter
phải tuân thủ các quy định về bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư và nội dung đối với từng thị
trường cụ thể.
Áp lực này có thể đến từ sự đòi hỏi của chính phủ và cơ quan quản lý địa phương,
như yêu cầu xóa bỏ nội dung vi phạm pháp luật hoặc cung cấp thông tin người dùng liên
quan đến các cuộc điều tra tội phạm như đã trình bày ở phần trên.
Có thể thấy Twitter đang phải đối mặt với áp lực cả về chi phí thấp và áp lực thích
nghi với địa phương. Điều này yêu cầu công ty phải tìm cách cải thiện hiệu suất tài chính,
tối ưu hóa hoạt động và tuân thủ quy định địa phương để duy trì và phát triển trên thị
trường toàn cầu.

3. Chiến lược kinh doanh quốc tế áp dụng


Twitter chọn mô hình chiến lược xuyên quốc gia, trong đó công ty tập trung vào việc
mở rộng và phát triển trên các thị trường toàn cầu. Twitter có mặt và hoạt động trên nhiều
quốc gia trên thế giới và cung cấp dịch vụ cho người dùng đa quốc gia. Công ty tập trung
vào tích hợp đa ngôn ngữ và tùy chỉnh nội dung địa phương để tạo ra trải nghiệm cá nhân
hóa cho người dùng trên khắp thế giới.
Hơn nữa, Twitter thiết lập các đối tác địa phương và tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên
các thị trường mới. Điều này cho phép Twitter thích ứng với đặc thù và yêu cầu của từng
quốc gia và mở rộng sự hiện diện của mình trên phạm vi toàn cầu.
Twitter đã tạo ra quan hệ đối tác chiến lược với các công ty và thương hiệu lớn trên
khắp thế giới. Điều này giúp công ty tiếp cận đến một lượng khách hàng rộng hơn, tăng
cường sự hiện diện quốc tế và tận dụng các cơ hội hợp tác mới.
(1) Google: Twitter và Google đã hợp tác trong việc tích hợp nội dung và dữ liệu
từ Twitter vào kết quả tìm kiếm của Google. Điều này cho phép người dùng
truy cập vào các tweet và thông tin liên quan trực tiếp từ trang kết quả tìm
kiếm của Google.
(2) Apple: Twitter đã tích hợp với hệ điều hành iOS của Apple, cho phép người
dùng chia sẻ nhanh chóng các tweet và tương tác với Twitter từ các thiết bị
iPhone và iPad.
(3) Salesforce: Twitter đã hợp tác với Salesforce, một công ty công nghệ và dịch
vụ khách hàng hàng đầu, để cung cấp các giải pháp quảng cáo và phân tích
14
dựa trên dữ liệu từ Twitter cho các khách hàng của Salesforce.
(4) Tencent: Twitter đã ký kết một thỏa thuận hợp tác với Tencent, một công ty
công nghệ hàng đầu tại Trung Quốc. Thỏa thuận này cho phép Twitter hiển
thị các tweet và nội dung trên mạng xã hội của Tencent, bao gồm WeChat và
QQ.
(5) Bloomberg: Twitter đã hợp tác với Bloomberg, một tập đoàn truyền thông và
tài chính hàng đầu, để cung cấp nội dung và dữ liệu từ Twitter cho Bloomberg
Terminal, một nền tảng phân tích và giao dịch tài chính chuyên nghiệp.
Ngoài ra, Twitter cũng đã thiết lập các đối tác chiến lược với các công ty truyền
thông, nhãn hiệu, nhà quảng cáo và nghệ sĩ nổi tiếng để tạo ra nội dung độc đáo và thu hút
người dùng trên nền tảng của mình
Một vài điểm nhấn mà chiến lược Twitter đã đề ra trong thời gian vừa qua:
 Tạo ra nền tảng linh hoạt và tùy chỉnh
Twitter đã phát triển một nền tảng mở và linh hoạt cho người dùng, cho phép họ tạo
nội dung, tương tác và chia sẻ thông tin theo cách riêng của họ. Công ty đã liên tục nâng
cấp và cải tiến nền tảng để đáp ứng nhu cầu và sở thích của người dùng trên toàn cầu.
 Tăng cường sự hiện diện trên các thị trường mới nổi
Twitter đã tìm kiếm và mở rộng sự hiện diện của mình trên các thị trường mới nổi,
đặc biệt là trong các nền kinh tế phát triển nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia
Đông Nam Á. Điều này giúp công ty khai thác tiềm năng người dùng mới và mở rộng cơ
hội kinh doanh.
 Tận dụng xu hướng di động
Với sự phát triển mạnh mẽ của thiết bị di động, Twitter đã tận dụng xu hướng này
bằng cách tăng cường ứng dụng di động của mình và cung cấp trải nghiệm tốt nhất trên
các nền tảng di động. Điều này giúp công ty tiếp cận đến đại chúng rộng lớn của người
dùng di động trên toàn cầu.
 Đổi mới trong hình thức quảng cáo và thu hút đối tác
Twitter đã liên tục đổi mới trong hình thức quảng cáo và tạo ra các dịch vụ và công
cụ quảng cáo mới để thu hút doanh nghiệp và đối tác quảng cáo. Điều này giúp công ty
tăng doanh thu và đáp ứng nhu cầu quảng cáo của các nhà quảng cáo trên toàn cầu.
Có thể thấy, mục tiêu của Chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty Twitter tập
trung vào việc mở rộng sự hiện diện, tận dụng xu hướng di động và tạo ra mối quan hệ đối
tác chiến lược để đạt được tăng trưởng và thành công trên các thị trường toàn cầu.

15
IV. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY
"Thành tích ấn tượng của Twitter trong năm 2021 đặt Twitter trong vị trí tốt để cải
thiện thực hiện và đạt được mục tiêu năm 2023," CEO của Twitter, Parag Agrawal, cho
biết. "Twitter đang tập trung hơn và tổ chức tốt hơn để cung cấp sự cá nhân hóa và lựa
chọn tốt hơn cho khán giả, đối tác và nhà quảng cáo của Twitter."
"Twitter đã có một quý 4 đáng chú ý để kết thúc năm 2021, với hơn 5 tỷ đô la doanh
thu hàng năm, tăng 37% so với cả năm," Giám đốc tài chính của Twitter, Ned Segal, cho
biết. "Không có thay đổi đối với mục tiêu của Twitter là 315 triệu mDAU trung bình trong
quý 4 năm 2023 và doanh thu 7,5 tỷ đô la hoặc hơn trong năm 2023. Sự tập trung gia tăng
của Twitter vào quảng cáo hiệu suất và cơ hội SMB sau việc bán MoPub đặt Twitter trong
vị trí tốt hơn cho năm 2022 và xa hơn."

1. Doanh thu
Nhìn chung, doanh thu của Twitter có xu hướng tăng dần qua các năm trong giai
đoạn từ 2018-2021.
So sánh năm 2021 với năm 2020. Doanh thu năm 2021 tăng 1,36 tỷ đô la, tương
đương 37% so với năm 2020. Năm 2021, doanh thu quảng cáo tăng 1,3 tỷ đô la, tương
đương 40% so với năm 2020. Sự tăng trưởng tổng thể trong doanh thu quảng cáo phản ánh
sự tăng cầu của nhà quảng cáo do cải tiến sản phẩm doanh thu, thực hiện bán hàng mạnh
mẽ và sự tăng cầu của nhà quảng cáo nói chung. Sự tăng trưởng trong doanh thu quảng
cáo có nguyên nhân từ việc tăng 7% số lần tương tác quảng cáo trong năm 2021 và tăng
32% chi phí trên mỗi lần tương tác quảng cáo so với năm 2020. Sự tăng số lần tương tác
quảng cáo là do sự tăng trưởng của khán giả và nhu cầu quảng cáo tăng lên so với cùng kỳ
năm trước, được bù lại một phần bằng việc chuyển đổi tỷ lệ sử dụng các định dạng quảng
cáo ở phần cuối và xem video 15 giây, mặc dù chi phí trên mỗi lần tương tác quảng cáo
cao hơn, nhưng tỷ lệ tương tác thường thấp hơn. Sự tăng giá trên mỗi lần tương tác quảng
cáo chủ yếu do ảnh hưởng của đại dịch COVID năm ngoái và sự chuyển đổi tỷ lệ sử dụng
các định dạng quảng cáo ở phần cuối và xem video 15 giây. Năm 2021, doanh thu từ việc
cấp phép dữ liệu và các nguồn thu khác tăng 62,8 triệu đô la, tương đương 12% so với
năm 2020. Sự tăng trưởng này được ghi nhận từ MoPub và Twitter Development Platform
(trước đây được gọi là Developer and Enterprise Solutions) nhờ các hợp đồng gia hạn với
mức phí cao hơn. Vào tháng 12 năm 2021, Twitter hoàn tất việc dừng hoạt động của
MoPub Acquire (trước đây được biết đến là CrossInstall) và vào ngày 1 tháng 1 năm 2022,
Twitter đã hoàn tất việc bán MoPub. MoPub và MoPub Acquire tạo ra khoảng 217,9 triệu
đô la doanh thu trong năm 2021, hầu hết trong số đó được phản ánh trong doanh thu "Cấp

16
phép dữ liệu và các nguồn thu khác". Để phản ánh tốt hơn các cơ hội kinh doanh của
Twitter, bao gồm việc bán MoPub và ra mắt Twitter Blue vào năm 2022, Twitter sẽ cập
nhật tên "Doanh thu từ việc cấp phép dữ liệu và các nguồn thu khác" thành "Doanh thu từ
đăng ký và các nguồn thu khác" bắt đầu từ quý đầu tiên của năm 2022. Dòng doanh thu
này sẽ bao gồm doanh thu từ đăng ký của Twitter Development Platform, Twitter Blue và
các sản phẩm liên quan đến đăng ký khác.
Biểu đồ 7. Tăng trưởng doanh thu qua các năm
Đơn vị: tỷ USD
6

5
5

4 3.7
3.4
3
3
2.5 2.4
2.2
2
1.4

1
0.6
0.3
0
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Doanh thu (tỷ USD)

Nguồn: Business of Apps (2023) 'Twitter Statistics', Available at:


https://www.businessofapps.com/data/twitter-statistics/ (Accessed: 16/6/2023).

Phần lớn, doanh thu của Twitter đến từ việc cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng các sản
phẩm quảng cáo bao gồm:
Quảng cáo được thúc đẩy và Twitter Amplify: Quảng cáo được thúc đẩy (trước đây
được đặt tên là Tweets được thúc đẩy), được ghi nhận là "được thúc đẩy," xuất hiện trong
dòng thời gian, kết quả tìm kiếm, trang hồ sơ và cuộc trò chuyện trên Twitter. Sử dụng
thuật toán chủ động và hiểu được những nội dung phù hợp với mỗi tài khoản, Twitter có
thể cung cấp Quảng cáo được thúc đẩy nhằm đạt được mục tiêu của người quảng cáo.
Quảng cáo Người theo dõi: Quảng cáo Người theo dõi (trước đây được đặt tên là Tài
khoản được thúc đẩy), được ghi nhận là "được thúc đẩy," cung cấp một cách để người

17
quảng cáo xây dựng và phát triển một tập khán giả quan tâm đến doanh nghiệp, sản phẩm
hoặc dịch vụ của họ. Quảng cáo Người theo dõi của Twitter là hình thức quảng cáo trả phí
dựa trên hiệu quả thông qua một cuộc đấu giá.
Twitter Takeover: Twitter Takeover (trước đây được đặt tên là Xu hướng được thúc
đẩy), được ghi nhận là "được thúc đẩy," xuất hiện ở đầu danh sách các chủ đề đang hot
hoặc trong dòng thời gian trong một ngày cụ thể ở một quốc gia. Twitter bán Twitter
Takeover theo cơ sở phí cố định mỗi ngày.
Ngoài ra, doanh thu còn đến từ việc cấp phép dữ liệu và các nguồn thu khác bằng
cách cung cấp sản phẩm giữ liệu và giấy phép cho các đối tác dữ liệu của Twitter thu tập.
Biểu đồ 8. Doanh thu của Twitter theo các lĩnh vực 2015 – 2021
Đơn vị: tỷ USD
5
4.5
4.5

3.5
3.2
3 2.9
2.6
2.5
2.2 2.1
2 1.9

1.5

1
0.4 0.4 0.5 0.5
0.5 0.3
0.2 0.2
0
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Quảng cáo Cấp phép dữ liệu & khác

Nguồn: Business of Apps (2023) 'Twitter Statistics', Available at:


https://www.businessofapps.com/data/twitter-statistics/ (Accessed: 16/6/2023).

2. Chi phí
So với năm 2020, chi phí doanh thu năm 2021 tăng thêm 431,1 triệu đô la. Sự tăng
này chủ yếu đến từ sự tăng thêm 264,7 triệu đô la, chủ yếu từ chi phí chia sẻ doanh thu và
chi phí liên quan đến nhân sự do sự tăng trưởng về số lượng nhân viên, và tăng thêm 166,4
triệu đô la cho chi phí cơ sở hạ tầng.

18
Bảng 1. Chi phí hoạt động của Twitter năm 2020-2021
Đơn vị: USD

Year Ended December 31,

2021 2020 $ change % change

Cost of revenue 1,797,510 1,366,388 431,122 32%

Cost of revenue as a percentage of revenue 35% 37%

Nguồn: Twitter, Inc. (2021) 'Annual Report', Available at:


https://www.annualreports.com/HostedData/AnnualReports/PDF/NYSE_TWTR_2021.pdf
(Accessed: 16/6/2023)

Twitter dự định tiếp tục mở rộng khả năng và nâng cao khả năng và đáng tin cậy của
cơ sở hạ tầng để hỗ trợ sự tăng trưởng về mDAU và hoạt động tăng lên trên nền tảng của
Twitter. Twitter dự kiến chi phí doanh thu sẽ tiếp tục tăng theo số tiền tuyệt đối và biến
đổi theo tỷ lệ so với doanh thu trong thời gian tới.

3. Lợi nhuận
Twitter vẫn không có lãi trong năm thứ hai liên tiếp vào năm 2021.
Chi phí tăng cao: Twitter có chi phí lớn liên quan đến cơ sở hạ tầng, quảng cáo,
nghiên cứu và phát triển, tiếp thị và quảng bá, và nhân sự. Việc tăng cao các chi phí này có
thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Sự tăng trưởng chậm: Mặc dù Twitter đã ghi nhận sự tăng trưởng trong doanh thu,
nhưng tốc độ tăng trưởng có thể chưa đủ để đảm bảo lãi suất lợi nhuận. Sự tăng trưởng
chậm có thể do cạnh tranh gay gắt trong ngành công nghệ thông tin và mạng xã hội.
Chiến lược kinh doanh: Twitter có thể đang đầu tư vào các chiến lược kinh doanh dài
hạn như phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường, dẫn đến việc chưa đạt được lợi nhuận
trong giai đoạn này. Công ty có thể đang chấp nhận các khoản lỗ tạm thời để đảm bảo tăng
trưởng bền vững trong tương lai.
Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19: Đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến
nền kinh tế toàn cầu và ngành quảng cáo. Các doanh nghiệp có thể cắt giảm ngân sách
quảng cáo hoặc thay đổi ưu tiên đầu tư, ảnh hưởng đến doanh thu của Twitter.

19
Mặc dù Twitter đã giảm 80% khoản lỗ so với năm trước, việc công ty vẫn chưa có lãi
năm thứ hai liên tiếp có thể chỉ ra rằng Twitter đang tiếp tục đối mặt với thách thức trong
việc tạo ra lợi nhuận ổn định và bền vững.
Biểu đồ 9. Lợi nhuận của Twitter qua các năm
Đơn vị: triệu USD
2000

1500 1466
1206
1000

500

0
-79 -108
-221
-500 -521 -456
-645 -577

-1000
-1136

-1500
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Nguồn: Business of Apps (2023) 'Twitter Statistics', Available at:


https://www.businessofapps.com/data/twitter-statistics/ (Accessed: 16/6/2023).

4. Chỉ số ROA (Return on Assets) và ROE (Return on Equity)


Tình hình tài chính của Twitter qua các chỉ số RoE và RoA trong năm 2021 cho thấy
công ty vẫn có mức lợi nhuận và hiệu quả sử dụng tài sản khá tốt. Tuy nhiên, có sự giảm
giá trị so với năm trước, có thể do các yếu tố tác động từ môi trường kinh doanh và các
quyết định chiến lược của công ty.

20
Bảng 2. Chỉ số ROA (Return on Assets) và ROE (Return on Equity)

Năm RoE RoA

2021 20.27% 11.20%

2020 23.63% 12.90%

2019 18.64% 10.80%

2018 9.92% 6.60%

2017 -0.79% -0.70%

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

5. Chỉ số nợ trên tổng vốn chủ sở hữu (dept-to-equiry ratio)


Theo tính toán, chỉ số nợ trên tổng vốn chủ sở hữu của Twitter (debt-to-equity ratio)
trong 5 năm từ 2017 đến 2021 là:
2021: 0.88
2020: 0.73
2019: 0.63
2018: 0.56
2017: 0.45
Trong 5 năm từ 2017 đến 2021, tỷ lệ này của Twitter đã tăng từ 0.45 lên 0.88. Điều
này cho thấy công ty đã sử dụng mức độ nợ vay tương đối cao hơn để hỗ trợ hoạt động
kinh doanh và tài trợ các dự án. Điều này có thể có những ưu điểm và rủi ro. Mặc dù nợ
vay có thể giúp công ty đầu tư và mở rộng hoạt động, nhưng cũng gắn kết với rủi ro tài
chính, chẳng hạn như khả năng thanh toán lãi và trả nợ. Do đó, công ty cần có một kế
hoạch quản lý nợ vay hiệu quả để đảm bảo tài trợ ổn định và sức khỏe tài chính.
V. TRIỂN VỌNG VỚI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

21
Thị trường Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường phát triển nhanh
chóng và tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông xã hội.
Việt Nam có một lượng người dùng truy cập mạng xã hội lớn và ngày càng tăng.
Twitter có cơ hội tăng cường hiện diện và tương tác với người dùng Việt Nam thông qua
việc cung cấp nội dung hấp dẫn và tương tác tích cực.
Việt Nam là một thị trường quảng cáo đang phát triển mạnh mẽ. Twitter có thể tận
dụng cơ hội này bằng cách phát triển các dịch vụ quảng cáo địa phương và hợp tác với các
doanh nghiệp Việt Nam để tăng cường hiệu quả tiếp cận đối tượng khách hàng.
Việt Nam có một số lượng người dùng di động đông đảo và sử dụng mạng xã hội
một cách tích cực. Twitter có thể khai thác xu hướng này bằng cách tăng cường trải
nghiệm trên nền tảng di động và cung cấp nội dung phù hợp với người dùng di động tại
Việt Nam.
Để thu hút và giữ chân người dùng tại Việt Nam, Twitter có thể tạo ra nội dung đa
dạng và phù hợp với nhu cầu và sở thích của người dùng địa phương. Điều này bao gồm
cung cấp thông tin về các sự kiện, xu hướng và nội dung giải trí phù hợp với văn hóa và
quan tâm của người dùng Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng có những thách thức và cạnh tranh trong thị trường Việt Nam mà
công ty Twitter phải đối mặt. Các nền tảng truyền thông xã hội địa phương và quốc tế khác
như Facebook, Instagram và Zalo đã có sự hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, những vấn nạn về tin giả, lừa đảo trên mạng xã hội vẫn là những nguy
hiểm rình rập người dùng trên nền tảng không gian mạng.
Sau những sự cố xảy ra, Twitter cam kết sẽ giúp tăng cường sức khỏe cộng đồng, sự
cởi mở và văn minh của cuộc những trò chuyện công khai, nỗ lực minh bạch hóa các hoạt
động của mình. Với nỗ lực đó, Twitter có thể có những lợi thế cạnh tranh riêng cho mình
tại thị trường Việt Nam bùng nổ thông tin ngày nay.

22
VI. KẾT LUẬN
Thông qua những chiến lược kinh doanh quốc tế của Twitter, em nhận thấy rằng
công ty đã áp dụng mô hình chiến lược toàn cầu trong hoạt động của mình và đạt hiệu quả
về mặt tài chính nhất định. Mặc dù Twitter vẫn chưa có lãi trong năm thứ hai liên tiếp vào
năm 2021, nhưng khoản lỗ đã giảm 80% so với năm trước.
Tỷ phú Mỹ Elon Musk đã phát biểu trong một hội thảo ở Paris hôm 16/6, khẳng định
Twitter đã cải thiện đáng kể sau khi ông nắm quyền điều hành hồi tháng 10/2022. Người
dùng thường xuyên có thể thấy trải nghiệm tốt hơn nhiều. Twitter đã loại bỏ 90% bot và
tài khoản lừa đảo, cũng như 95% nội dung lợi dụng trẻ em - điều gây sốc và đã diễn ra
suốt 10 năm qua.
Dựa trên triển vọng kinh tế và xu hướng sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, cùng với
sự chuyển mình của Twitter thì rất có thể Việt Nam sẽ là thịt trường tiềm năng mà Twitter
có thể cân nhắc mở rộng sự hiện diện của mình tại đây. Tuy nhiên không thể tránh khỏi
những rủi ro và khó khăn đối với một công ty quốc tế.
Với vai trò giả định là một nhà quản trị, em đánh giá rằng nếu có thể hiểu rõ và đưa
ra những chính sách thích hợp thì rất có thể sẽ đem lại thành công lớn cho Twitter trong
tương lai.

23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Twitter (2023) 'Home page', Available at: https://twitter.com/ (Accessed: 15/6/2023)
2) Datareportal (2023) 'Digital 2023 Global Overview Report', Available at:
https://datareportal.com/reports/digital-2023-global-overview-report (Accessed:
16/6/2023
3) Statista (2023) 'Social media advertising revenue 2010-2020, by device', Available at:
https://www.statista.com/statistics/456785/social-media-advertising-revenue-device-
digital-market-outlook-worldwide/ (Accessed: 17/6/2023)
4) Social Media Examiner (2023) 'Social Ad Spend Surpasses Television: New Research',
Available at: https://www.socialmediaexaminer.com/social-ad-spend-surpasses-
television-new-research/ (Accessed: 17/6/2023)
5) Business of Apps (2023) 'Twitter Statistics', Available at:
https://www.businessofapps.com/data/twitter-statistics/ (Accessed: 16/6/2023).
6) Twitter, Inc. (2021) 'Annual Report', Available at:
https://www.annualreports.com/HostedData/AnnualReports/PDF/NYSE_TWTR_2021.
pdf (Accessed: 16/6/2023)

24

You might also like