Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 75

ÂAÛI HOÜC ÂAÌ NÀÔNG

TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC BAÏCH KHOA


Dæång Thoü

HÇNH HOÜC
HOÜA HÇNH
DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KIẾN TRÚC
2

BAÏCH KHOA ÂAÌ NÀÔNG — 2006


MỤC LỤC
Chương1 PHƯƠNG PHÁP HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH
A. BIỂU DIỄN ĐIỂM , ĐƯỜNG THẲNG,MẶT PHẲNG :
§1. HỆ THỐNG HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH : 03
§2. BIỂU DIỄN ĐIỂM : 04
§3. BIỂU DIỄN ĐƯỜNG THẲNG : 05
§4. SỰ LIÊN THUỘC CỦA ĐIỂM & ĐƯỜNG THẲNG: 06
§5. ĐIỂM TỤ CỦA ĐƯỜNG THẲNG : 07
§6. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG THẲNG: 08
§7. BIỂU DIỄN MẶT PHẲNG : 08
§8. ĐƯỜNG TỤ CỦA MẶT PHẲNG : 09

B. CÁC PHƯƠNG PHÁP VẼ HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH THEO HAI


HÌNH THẲNG GÓC ĐÃ CHO .
§1. VẼ HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH THEO PHƯƠNG PHÁP KIẾN TRÚC
SƯ: 12
§2. HẠ THẤP HAY NÂNG CAO MẶT BẰNG KHI VẼ HÌNH CHIẾU
PHỐI CẢNH : 15
§3. PHƯƠNG PHÁP VẾT TIA: 17
§4. PHƯƠNG PHÁP LƯỚI PHỤ TRỢ : 18
§5. VẼ HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH KHI ĐIỂM TỤ RA NGOÀI PHẠM
VI BẢN VẼ : 20
§6. MỘT SỐ ỨNG DỤNG : 22
§7. MỘT SỐ BÀI VẼ THAM KHẢO: 30

Chương hai : BÓNG TRÊN CÁC HÌNH CHIẾU.


§1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VẼ BÓNG : 34
§2. BÓNG TRÊN HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC: 37
§3. BÓNG TRÊN HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH: 48
§4. BÓNG TRÊN HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO: 54
§5. MỘT SỐ BÀI VẼ THAM KHẢO: 54

Chương3 HÌNH CHIẾU CÓ SỐ


A. BIỂU DIỄN CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC
§1. ĐIỂM 58
§2. ĐƯỜNG THẲNG 59
§3. MẶT PHẲNG 61
B. BIỂU DIỄN ĐƯỜNG - MẶT
§1. ĐA DIỆN 64
§2. ĐƯỜNG CONG - MẶT CONG 64
§3. MẶT DỐC ĐỀU 66
§4. MẶT ĐỊA HÌNH (MẶT ĐẤT TỰ NHIÊN) 67

C. CÁC BÀI TOÁN VỀ VỊ TRÍ


§1. MẶT PHẲNG CẮT MẶT PHẲNG 70
§2. MẶT PHẲNG CẮT NÓN 70
§3. MẶT PHẲNG CẮT MẶT DỐC ĐỀU 71
§4. MẶT PHẲNG CẮT MẶT ĐỊA HÌNH 72
Chương1 PHƯƠNG PHÁP HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH
A. BIỂU DIỄN ĐIỂM , ĐƯỜNG THẲNG,MẶT PHẲNG :

Trong kỹ thuật xây dựng thường phải biểu diễn những đối tượng có
kích thước lớn như nhà cửa , đê đập , cầu cống v.v…Bên cạnh các loại hình
biểu diễn đã biết, người ta còn dùng một loại hình biểu diễn khác , gọi là
hình biểu diễn phối cảnh được xây dựng trên cơ sở phép chiếu xuyên tâm.
Phương pháp hình chiếu phối cảnh ,cho ta những hình ảnh được
biểu diễn giống như hình ảnh ta quan sát trong thực tế . Vì vậy , nó được sử
dụng rộng rãi trong quá trình tìm ý thiết kế để chọn hình dáng các công trình
xây dựng .Hình biểu diễn phối cảnh là bộ phận không thể thiếu trong các bản
vẽ kiến trúc.
Có nhiều loại hình chiếu phối cảnh . Ở đây chủ yếu nghiên cứu hình
chiếu phối cảnh vẽ trên mặt tranh thẳng đứng .

§1 . HỆ THỐNG HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH :


Trong không gian lấy hai mặt phẳng vuông góc nhau .V nằm ngang
và T thẳng đứng. Một điểm M không thuộc T ứng với mắt người quan sát
(hình -1)

Hình - 1
Ta có một số định nghĩa sau:
- Mặt phẳng T , trên đó sẽ vẽ hình chiếu phối cảnh gọi là mặt tranh .
- Mặt phẳng V ,trên đó đặt các đối tượng cần biểu diễn gọi là mặt
phẳng vật thể .
- Điểm M , ứng với vị trí của mắt người quan sát gọi là điểm nhìn .
- Điểm M', hình chiếu vuông góc của M lên mặt phẳng T gọi là điểm
chính .
- Điểm M₁, hình chiếu vuông góc của M lên mặt phẳng V gọi là điểm
đứng .
- Đường thẳng đđ là giao tuyến của T và V gọi là đường đáy tranh.
- Đường thẳng tt là giao tuyến của mặt phẳng qua M và song song với
V và mặt phẳng tranh gọi là đường chân trời .
- Tia MM' gọi là tia chính ; khoảng cách MM'=k gọi là khoảng cách
chính.
- Mặt phẳng H vẽ qua M và song song với T gọi là mặt phẳng trung
gian.
- Phần không gian trước H gọi là không gian vật thể .
- Phần không gian sau H gọi là không gian khuất .

§2 . BIỂU DIỄN ĐIỂM :


Ta tiến hành biểu diễn 1 điểm A như sau : (hình 2)

Hình - 2
- Chiếu điểm A từ tâm M lên mặt phẳng T , ta được điểm A'.
- Chiếu vuông góc điểm A xuống mặt phẳng V, ta được điểmA.
- Chiếu A từ tâm M lên mặt phẳng T,ta được điểm A' .
Nhìn hình 2 , ta dễ dàng thấy rằng A', A' ,Ađ nằm trên đường dóng
vuông góc với đáy tranh đđ . Đồng thời phép biểu diễn thỏa mãn tính phản
chuyển .
Vậy : Một điểm A trong không gian được biểu diễn lên mặt tranh bằng
một cặp điểm A', A' cùng nằm trên một đường thẳng vuông góc với đáy
tranh đđ .Ngược lại , một cặp điểm A', A' bất kỳ của mặt tranh cùng nằm
trên một đường thẳng vuông góc với đáy tranh đđ , là hình biểu diễn của
một điểm A xác định trong không gian .
Ta gọi : A - Chân của điểm A.
A' - Hình chiếu chính của A.
A' - Hình chiếu thứ hai của A.
Đem đặt mặt tranh T trùng với mặt phẳng bản vẽ ta có đồ thức của
điểm (hình 3) . Nếu B là một điểm của T thì B'1 thuộc đáy tranh đđ. Nếu C là
một điểm của V thì C’ và C' trùng nhau . Mọi điểm vô tận D∞ của mặt
phẳng V đều có hình chiếu phối cảnh D' là một điểm thuộc đường chân trời
tt. Một điểm F∞ của không gian có hình chiếu thứ hai F' là một điểm thuộc
đường chân trời tt .

Hình - 3

§3 . BIỂU DIỄN ĐƯỜNG THẲNG :


Giả sử d là một đường thẳng không cắt MM và A,B là hai điểm của
nó , ta có (hình 4)

- Hình chiếu phối cảnh của điểm A là A',A'


- Hình chiếu phối cảnh của điểm B là B',B'
- Đường thẳng d'=A'B' là hình chiếu chính của AB
- Đường thẳng d' =A'B' là hình chiếu thứ hai cuả AB.
Ta thấy cả hai d'và d' đều không vuông góc với đường đáy tranh đđ.
Vậy: Một đường thẳng không cắt MM, có hình chiếu phối cảnh là
một cặp đường thẳng không vuông góc với đđ. Đảo lại : một cặp đường
thẳng d', d' của mặt tranh T mà không vuông góc với đđ đều là hình chiếu
phối cảnh của một đường thẳng xác định trong không gian .
Trường hợp đường thẳng cắt đường MM , ta gọi là đường thẳng đặc
biệt. Trên hình 5a , cho đồ thức của một đường thẳng đặc biệt AB (tương
đương đường cạnh trong hình chiếu vuông góc ) .
Trong các đường thẳng đặc biệt ta lưu ý hai loại đường thẳng sau đây:
- Đường thẳng chiếu phối cảnh CD là đường thẳng đi qua điểm nhìn M.
Đồ thức như hình 5b.
- Đường thẳng chiếu bằng EG là đường thẳng vuông góc với mặt vật
thể V (cắt MM1 tại S∞ ). Đồ thức như hình 5c .

Hình – 5 a,b,c
§4 . SỰ LIÊN THUỘC CỦA ĐIỂM & ĐƯỜNG THẲNG:
Như trong hình chiếu vuông góc ta có mệnh đề liên thuộc của một
điểm và một đường thẳng như sau :
- Điều kiện ắt có và đủ để một điểm A thuộc một đường thẳng thường d,
là các hình chiếu của A thuộc các hình chiếu cùng tên của d (hình 6a)
Đối với đường thẳng đặc biệt ta có mệnh đề :
- Điều kiện ắt có và đủ để một điểm C thuộc đường thẳng đặc biệt AB,
là tỷ số đơn của ba điểm hình chiếu chính của A , B , C bằng tỷ số đơn của
ba điểm hình chiếu thứ hai của chúng. (hình 6b)
§5 . ĐIỂM TỤ CỦA ĐƯỜNG THẲNG :
Giả sử F là điểm vô tận của đường thẳng AB . Hình chiếu phối cảnh
của F là F' và F'1 . Vì F là điểm vô tận nên F'1 là điểm vô tận nên F'1 là một
điểm thuộc đường chân trời tt .(hình 7)

Hình – 7
Hình chiếu phối cảnh của mọi đường thẳng song song với AB , tức là
có chung với AB điểm vô tận F, đều phải đi qua điểm F', F'1. Trên hình 7 ,
biểu diễn hình chiếu phối cảnh của AB song song CD. F' được gọi là điểm tụ
của đường thẳng AB (hoặc CD)
Dưới đây là điểm tụ của một vài đường thẳng hay gặp :
- Hình 8: Biểu diễn điểm tụ F của đường thẳng AB song song với mặt
tranh T .
- Hình 9: Biểu diễn điểm tụ T của đường thẳng AD song song với mặt
vật thể V .

Hình – 8 Hình – 9
- Hình 10: Biểu diễn điểm tụ T của đường thẳng EG vuông góc với mặt
tranh T.
- Hình 11: Biểu diễn điểm tụ K của đường thẳng FG song song mặt vật
thể V và nghiêng với mặt tranh một góc đúng bằng 450. Khi đó M'K'bằng
khoảng cách chính k và K' gọi là điểm cự ly .
- Hình 12: Biểu diễn điểm tụ U∞ của đường thẳng chiếu phối cảnh LN.
- Hình 13: Biểu diễn điểm tụ U∞ của đường thẳng chiếu bằng OP.

Hình – 10 Hình – 11

Hình – 12 Hình – 13
§6 VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG THẲNG:
Vì trong hình chiếu phối cảnh ,sự liên thuộc của điểm và đường thẳng
cũng được biểu diễn như trong hình chiếu vuông góc ,nên trong hình chiếu
phối cảnh vị trí tương đối của hai đường thẳng về thực chất cũng được biểu
diễn như trong hình chiếu vuông góc .Ở đây ta sẽ không nhắc lại .

§7. BIỂU DIỄN MẶT PHẲNG :


Trên hình 14 , biểu diễn hình chiếu phối cảnh của các mặt phẳng lần
lượt được xác định bởi ba điểm A,B,C;bởi một đường thẳng d và điểm A;bởi
hai đường thẳng cắt nhau tại p,q.

Hình – 14
Ngoài ra chúng ta quan tâm đến ba loại mặt phẳng đặc biệt sau đây :
-Mặt phẳng chiếu phối cảnh :là mặt phẳng đi qua tâm chiếu M .Trên
hình 15 ,biểu diễn mặt phẳng chiếu phối cảnh ABC.Ta thấy A'B'C'thẳng
hàng .
-Mặt phẳng chiếu bằng :là mặt phẳng vuông góc với mặt vật thể V.
Trên hình 16 , biểu diễn mặt phẳng chiếu bằng DEF.Ta thấy D'1E'1F'1 thẳng
hàng .

Hình – 15 Hình – 16
-Mặt phẳng cạnh :là mặt phẳng đi qua M , đồng thời vuông góc với mặt
vật thể V . Hình 17 , biểu diễn mặt phẳng cạnh GHK . Ta thấy G'H'K' và
G'1H'1 K'1 cùng nằm trên đường dóng vuông góc đđ .

Hình – 17 Hình – 18
§8 . ĐƯỜNG TỤ CỦA MẶT PHẲNG :
Giả sử v là đường thẳng vô tận của mặt phẳng F ; Hình chiếu vuông
góc của v lên V là đường thẳng vô tận của V. Do đó v'1 = tt. Để xác định v' ,
ta chỉ cần xác định hai điểm tụ của hai đường thẳng bất kì thuộc mặt phẳng
P. Trên hình 18 , mặt phẳng P cho bởi hai đường thẳng cắt nhau tại p,q . v'
được gọi là đường tụ của mặt phẳng P.
Dĩ nhiên mọi mặt song song P đều có chung đường tụ là v' . Ta sẽ kí
hiệu các đường tụ của các mặt phẳng P,Q,R … là vP , vQ , vR.
Trên hình 19 , biểu diễn
đường vQ của mặt phẳng Q
vuông góc với mặt tranh , và
đường tụ vR của mặt phẳng R
vuông góc với mặt vật thể .

MỘT SỐ BÀI TOÁN Hình – 19


Bài 1: Cho mặt phẳng ABC . Vẽ hình chiếu chính D' của D biết Dlà điểm
thuộc mặt phẳng ABC là và D'1 đã biết .
Giải: Vẽ đường thẳng AD . Hình chiếu thứ hai là A'1D'1 . Đường thẳng
AD cắt BC tại điểm E .Ta có E'1 là giao của A'1D'1 và B'1C'1 . Từ E'1 suy ra E'
, A'E' sẽ chứa D' . Hạ D'1 vuông góc với tt , đường thẳng đến cắt A'E' tại D'
cần tìm .(hình 20)

Hình – 20 Hình – 21
Bài 2 : Xác định giao điểm của đường thẳng p với mặt tranh và mặt phẳng
vật thể .(hình 21)

Giải: Ta gọi N là giao điểm của P và V . Dễ thấy N'=N'1 và chính là giao


của p' và p'1.
Ta gọi H là giao điểm của p và T . Vì H thuộc T suy ra H'1 thuộc
và H'1=p'1× đđ . H'1 ta suy ra H' thuộc p'.
Điểm H nói trên được gọi là vết tranh của p .
Điểm N được gọi là vết bằng của p .

Bài 3 : Xác định độ dài của đoạn thẳng AB nằm trong mặt vật thể V và
song song với đáy tranh .(hình 22)
Giải: Trước hết ta nhận xét , nếu ta lấy một đoạn Ao Bo thuộc đáy tranh đđ,
bằng đúng AB . Nối A'A'o và B'B'o là hình chiếu chính của hai đường thẳng
song song AAo BBo nên phải cắt nhau tại G' thuộc tt (ở đây Ao=A'ovà
Bo=B'o).
B

Từ đó ta suy ra cách dựng : Chọn một điểm G' bất kỳ thuộc tt . Nối
G'A' và G'B' sẽ cắt đđ tại hai điểm Ao và Bo , xác định độ dài của đoạn thẳng
AB .

Hình – 22 Hình – 23
Bài 4 : Xác định độ dài của đoạn thẳng AB vuông góc với mặt phẳng vật thể
V .(hình 23)
Giải: Trước hết ta nhận xét , nếu trên mặt tranh T ta lấy một đoạn thẳng
đứng AoBo cắt đđ tại O sao cho khoảng giữa ba điểm AoBoO bằng khoảng
B B

cách giữa 3 điểm tương ứng ABA1(A1= B1 ).


Nối AoA' , BoB' ,OA'1 (A'1= B'1) sẽ đồng quy tại một điểm G' (theo
Tharlès ) .G' là điểm tụ của hai đường thẳng song song AAo và BBo nên
thuộc đường chân trời t-t.

B. CÁC PHƯƠNG PHÁP VẼ HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH THEO HAI


HÌNH THẲNG GÓC ĐÃ CHO .
Hình chiếu phối cảnh được vẽ bên cạnh các hình chiếu vuông góc
trong các bản vẽ thiết kế , để tăng thêm tính trực quan của bản vẽ . Đồng
thời hình chiếu phối cảnh còn được dùng để kiểm tra , sửa đổi hình dáng ,
kích thước , tỉ lệ , tỉ xích của công trình . Vì vậy vẽ phối cảnh là một khâu
quan trọng trong quá trình thiết kế .
Công việc đầu tiên để thực hiện bản vẽ là chọn điểm nhìn . Điểm
nhìn thường phải chọn ứng với vị trí của mắt người sẽ quan sát trong thực tế.
Trường hợp có thể được chọn tuỳ ý thì phải chọn sao cho thỏa mãn đầy đủ
tính trực quan , hình vẽ cân đối , ít biến dạng .Theo kinh nghiệm , điểm nhìn
được chọn sao cho :
- Góc ở đỉnh của nón những tia nhìn chu vi thấy ngoài của công trình
khoảng 18o ÷ 530, tốt nhất là 280.(hình 24a)
- Điểm chính M' thuộc 1/3 khoảng chính giữa của hình biểu diễn .
Hình – 24a
- Ngoài ra mặt tranh tạo với mặt phẳng chính của công trình một góc
trong khoảng 200 ÷ 400 (hình 24b)
Để thực hiện dáng vươn cao của công trình ta chọn điểm nhìn có độ
cao ngang ,hay thấp hơn mặt phẳng vật thể .Trường hợp cần thể hiện một
thành phố, một khu vực ta chọn điểm nhìn tương ứng với khi quan sát từ
máy bay hay đồi cao .

Hình – 24b

§1 . VẼ HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH THEO PHƯƠNG PHÁP KIẾN


TRÚC SƯ:
Theo phương pháp này , người ta thường bắt đầu từ việc vẽ hình
chiếu phối cảnh mặt bằng của công trình . Sau đó theo những quy tắc xác
định độ cao , người ta vẽ phối cảnh những điểm khác nhau .
Vẽ hình chiếu phối cảnh của một điểm :
Xét một điểm A có đồ thức trong hình chiếu vuông góc là A1 , A2.
Điểm M có đồ thức là M1 , M2 và mặt tranh T chiếu bằng . Ta sẽ vẽ hình
chiếu phối cảnh của A theo điểm nhìn M và mặt tranh T .(hình 25a)
- Để vẽ hình chiếu phối cảnh của A1, ta xem A1 là giao điểm của hai
đường thẳng nằm trong mặt vật thể .Trên hình vẽ , đó là A11 và A12 .Vì A11
và A12 là những đường bằng nên các tụ F', G' của chúng thuộc đường chân
trời .Các giao điểm của đáy tranh đđ với những đường thẳng vẽ qua M1 và
song song với A11, A12 lần lượt là hình chiếu bằng F1 ,G1 của F, G . Sau khi
có các điểm 1,2,F1,G1 trên đáy tranh đđ ,ta đặt mặt tranh trùng mặt phẳng
bản vẽ .Thường người ta đặt đđ nằm ngang .(hình 25b)

Hình – 25a Hình – 25b


Khi đó tt nằm ngang và cách đđ một khoảng độ cao của điểm nhìn
tức là bằng đoạn M2Mx .Dóng thẳng đứng F1 ,G1 ta được các điểm tụ F'và G'
trên đường chân trời tt .Hai đường thẳng F'1và G'2 chính là hình chiếu phối
cảnh của A11 và A12 .Giao điểm của A'1của F'1và G'2 cho ta hình chiếu phối
cảnh của điểm A1 .

Hình – 26a Hình – 26b


Để dựng hình chiếu chính A' của A ,ta chú ý A',A'1nằm trên đường
dóng thẳng đứng , đồng thời A' A'1 biểu diễn độ cao của điểm A .Trên đồ
thức này là đoạn A2Ax .Vì vậy qua điểm A'1 ta vẽ đường thẳng đứng , trên đó
đặt điểm A' sao cho đoạn A' A'1có độ lớn bằng A2 Ax .Muốn thế ,trên đường
thẳng đứng vẽ qua điểm 1,ta đặt một đoạn 1A* = A2Ax và nối A* với F'. FA*
cắt đường thẳng đứng hạ từ A'1 tại điểm A' cần tìm ( xem lại bài toán 4 ).
Trên hình 26 ,các đỉnh A'1 B'1 C'1 D'1 của hình chữ nhật A1B1C1D1B

được vẽ bằng cách vẽ hình chiếu phối cảnh của các cạnh A1D1 ,B1C1 và
A1B1, D1C1.
B

Hình – 27a Hình – 27b


Trên hình 27 , mỗi đỉnh của hình vuông A1B1C1D1 , ví d ụ A1 , được
B

xác định nhờ hai đường thẳng là A1M1 và A1D1 . Đường A1M1 có hình chiếu
phối cảnh vuông góc đđ . Đường A1D1 vuông góc mặt tranh do đó hình
chiêú phối cảnh đi qua M' là điểm chính của tranh .
Trên hình 28 trình bày cách vẽ hình chiếu phối cảnh của một hình
khối có hình chiếu vuông góc cho như trên hình 28a . Điểm M (M1,M2) và
mặt tranh chứa cạnh thẳng đứng đi qua điểm D .
Các đỉnh ở hình chiếu bằng được vẽ nhờ hai chùm đường thẳng song
song A1B1 // I1J1 // C1D1 và A1D1 // B1C1. Chiều cao D'1 đúng bằng D2Dx.
B

Các cạnh D'C',A'B' và I'J' được vẽ dựa theo D' và I'.Với chú ý chúng có
chung điểm tụ F'(hình 28b).

Trong trường hợp cần vẽ nhiều điểm có độ cao khác nhau , người ta
sử dụng một mặt phẳng phụ , thẳng đứng gọi là mặt tường bên . Ví dụ cần vẽ
hình chiếu chính của A , B biết A'1,B'1 và độ cao tương ứng là a, b (hình 29).
Gọi OF là vết bằng và OZ là vết tranh của mặt phẳng phụ đặt trên OZ
các đoạn a ,b có đầu mút A*,B*.Quá trình xác định A',B' ta thấy rõ trên hình
29.

§2 . HẠ THẤP HAY NÂNG CAO MẶT BẰNG KHI VẼ HÌNH


CHIẾU PHỐI CẢNH :
Trong nhiều trường hợp phải chọn điểm nhìn với những điều kiện
nào đấy, hình chiếu phối cảnh của mặt bằng hoặc biến dạng nhiều , hoặc quá
bé không được làm rõ . Đồng thời để tránh làm rối hình chiếu chính của
công trình ,khi vẽ hình chiếu phối cảnh người ta thường hạ thấp hay nâng
cao mặt bằng một khoảng thích hợp .
Trên hình vẽ 30
,việc này được thực hiện
bằng cách hạ thấp đáy tranh
đđ một khoảng h đến vị trí
đ*đ*.Hình 30 a,b trình bày
cách vẽ hình chiếu phối cảnh
của một nhóm khối có sử
dụng mặt tường bên và hạ
mặt bằng .

Hình – 30b
§3 . PHƯƠNG PHÁP VẾT TIA:
Trong phương pháp này người ta cũng sử dụng hai hình vuông góc
của hình chiếu vuông góc của hình được biểu diễn .Mặt tranh T thường được
đặt song song hoặc trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng P2 và mặt vật thể V
trùng với mặt phẳng hình chiếu bằng P1.

Hình – 31a Hình – 31b

Trên hình 31a chỉ rõ mối quan hệ không gian khi xây dựng hình chiếu
vuông góc và hình chiếu phối cảnh của một điểm A. Ở đây T =P2. Đem đặt
T trùng với mặt phẳng bản vẽ ta có được mối quan hệ đó trên đồ thức ở
hình 31b.
∗ Ứng dụng kết quả ở trên ,ta hãy vẽ hình chiếu phối cảnh của một
nhóm khối khi đã biết hai hình chiếu vuông góc của nó (hình 32).
Trước hết ta chọn điểm nhìn M (M1, M2) và để khỏi rối hình ta chọn
mặt tranh T song song với P2 như hình vẽ .Quá trình vẽ được tiến hành như
sau :
-Ta dựng hình chiếu phối cảnh A' của điểm A (A1, A2) là đỉnh nhóm
khối bằng cách .
- Qua M1 và A1 ,ta vạch một đường thẳng . Đường thẳng đi qua 1 và
vuông góc với đáy tranh đđ ,sẽ cắt đường thẳng nối hai điểm M' và A2
tại điểm A' cần tìm .Tiếp tục thực hiện như vậy ta sẽ tiến hành vẽ được
hình chiếu phối cảnh các đỉnh còn lại của nhóm khối .
- Đối với khối vành khăn
ở giữa ,ta chọn càng nhiều
điểm để vẽ thì càng chính xác
.Trên hình có vẽ hình chiếu
phối cảnh của một điểm B bất
kỳ thuộc khối này .Nó được
tiến hành tương tự như hình
chiếu phối của điểm A nói trên
,và điểm B có hình chiếu phối
cảnh là B'.

- Nối hình chiếu phối


cảnh ,toàn bộ các điểm đặc biệt
của nhóm khối mà ta đã dựng
được sau khi đã căn cứ vào
đường bao tương ứng trên hình
chiếu vuông góc .Ta sẽ có
được toàn bộ hình chiếu phối
cảnh nhóm khối của công trình
đã cho .

Hình – 32
§4 . PHƯƠNG PHÁP LƯỚI PHỤ TRỢ :
Trong trường hợp đối tượng vẽ có nhiều đường cong , hoặc phức
tạp mà không đòi hỏi phải vẽ với độ chính xác cao .Người ta dùng một lưới
phụ trợ để dựa theo đó mà xác định vị trí các hình cần vẽ .

Hình – 33a
Ta hãy vẽ hình chiếu phối cảnh của một mặt bằng cho như hình 33a.
Trước hết phủ lên mặt bằng một mạng lưới hình vuông ABCD. Một
cạnh ta chia làm sáu phần bằng nhau .Sau đó vẽ hình chiếu phối cảnh của
lưới .Ở đây ta lưu ý ,những đường thẳng vuông góc đáy tranh sẽ có hình
chiếu đi qua điểm chính M' .Đường chéo AC nghiêng 45o với đáy tranh nên
điểm tụ là điểm cự ly L'(M'L' = k : khoảng cách chính) hình 33b.

Hình – 33b
Sau khi vẽ hình chiếu phối cảnh của lưới ABCD ,theo vị trí của các
hình đối với các mắt lưới ,ta vẽ hình chiếu phối cảnh của mặt bằng . Dùng
lưới có mắt càng dày thì kết quả thu được càng chính xác .
* Để vẽ hình chiếu phối cảnh của đường tròn tương đối chính xác ,
người ta nội tiếp nó trong một hình vuông và phủ một mạng lưới sao cho
chia đều được các điểm trên đường tròn .Trên hình vẽ 34a , giả sử ta sử dụng
mạng lưới để chia đường tròn thành 12 phần bằng nhau .
Trong trường hợp này người ta thường sử dụng một thang tỉ lệ được
kẻ sẵn ở hình 34b để sử dụng lâu dài .
Sau khi phối cảnh hình vuông đã
vẽ xong (hình 34c) ,muốn có mạng lưới
để vẽ phối cảnh vòng tròn ta tiến hành
theo trình tự :(hình 34b,c).
- Đặt mép giấy vào một cạnh của
hình phối cảnh của hình vuông (nên chọn
cạnh trong) ghi lấy điểm giữa I' và hai
đầu C',D' rồi đưa sang thang tỷ lệ sao cho
ba điểm đã ghi trùng vào ba đường chuẩn
MN,MO,ML .Đánh dấu các điểm chia
lên mép giấy rồi đem về cạnh C'D' .Kẻ từ
điểm chính M' ,những đường thẳng qua
Hình – 34a
các điểm chia,ta được hàng dọc của lưới.
- Lại đặt mép giấy vào một cạnh bên và tiến hành hoàn toàn tương tự.
Trên hình vẽ ,sử dụng cạnh bên A'D' .Ở đây chú ý ba điểm A', J', D' không
cách đều nhau ,vì vậy phải đặt lệch đi để ba điểm trùng vào ba đường chuẩn.
Ngoài ra nếu sử dụng đường chéo của hình vuông (đường có điểm tụ là
điểm cự ly) ta cũng có thể bớt một lần đặt giấy .
- Bắt đầu từ một điểm giữa nào đó của một cạnh ta chỉ nhìn các mắt
lưới kế cận để tìm điểm tiếp theo và nối lại sẽ có một ellip là hình phối cảnh
của đường tròn .Thông thường ta nên chia đường tròn khoảng 24 điểm đều
nhau thì hình vẽ càng thêm chính xác .

Hình – 34b Hình – 34c

§5 . VẼ HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH KHI ĐIỂM TỤ RA NGOÀI


PHẠM VI BẢN VẼ :
Khi vẽ hình chiếu phối cảnh ,thường xảy ra trường hợp phải vẽ
đường thẳng đi qua điểm tụ ngoài phạm vi bản vẽ .Người ta phải khắc phục
bằng các phương sau :
1. Ta xem các điểm cần vẽ hình chiếu phối cảnh như là giao điểm của
các đường thẳng vuông góc mặt tranh ,với các đường thẳng đi qua điểm tụ
gần (nằm trong phạm vi bản vẽ) .
Thí dụ dưới đây
(hình 35a) ta chỉ dùng một
điểm tụ F. Ở đây ta lưu ý
các đường thẳng vuông góc
đáy tranh đđ có điểm tụ là
M'. Đường thẳng đi qua M1
có hình chiếu vuông góc đđ
.
Để hình vẽ sáng sủa
,hình 35b được vẽ phóng
đôi kích thước lập được
trên hình 35a .
2. Trường hợp điểm tụ
nằm ngoài phạm vi bản vẽ
và có nhiều đường thẳng đi
qua ,thì người ta thường sử
dụng một thước chuyên
dùng - Ta có thể cải tiến từ
thước T như hình vẽ dưới
đây : (hình 36)
Hình – 35a

Hình – 35b
+ Thước T được gắn thêm một miếng cáctông hoặc gỗ có bờ cong
lồi. Trên hình là cung tròn MIN có tâm O .
+ Một thước phụ có bờ cong lõm sao cho cùng độ cong tương ứng
với thước T để có thể trượt quanh .
Khi vẽ ,ta tiến hành đặt cố định thước phụ ,sao cho tâm đường cong
của thước trùng với điểm tụ .Rồi trượt thước T quanh thước phụ này ,sẽ vạch
được các đường thẳng có hướng đồng quy tại O trùng với điểm tụ .

Hình – 36
3. Trường hợp số đường thẳng đi qua điểm tụ không nhiều ,ta có thể
vẽ chúng trực tiếp bằng cách dựa vào tính đồng dạng của tam giác .(hình 37)
Giả sử ta cần vẽ một đường thẳng đi qua A' và tụ về điểm tụ F'. F'
được xem là giao điểm của đường chân trời tt và một đường thẳng đi qua
điểm E' nào đó.
Ta tiến hành vẽ bằng cách lấy một điểm bất kỳ G thuộc đường tt ,và
có được tam giác E'GA' .Tiếp theo lấy một điểm Ē thuộc đường thẳng cho
trước và vẽ một tam giác ĒGĀ đồng dạng với tam giác E'GA' ,sao cho các
cặp cạnh tương ứng song song nhau và có đỉnh G thuộc tt .Nối A' với điểm
Ā vừa vẽ được ,sẽ có đường thẳng đi qua A' và tụ về F' cần dựng (ở đây ta
đã ứng dụng định lý Desargues về hai tam giác thấu xạ) .

Hình – 37
§6 . MỘT SỐ ỨNG DỤNG :
1. Chia đều một đoạn thẳng : Ở đầu một đường thẳng có hình
chiếu phối cảnh A'F' đã cho sẵn một đoạn A'1' .Yêu cầu chia trên đường đó
những đoạn nối tiếp bằng chiều dài của đoạn A1 đó .(hình 38)

Hình – 38
Ta kẻ từ A' ,một đường thẳng nằm ngang rồi lấy trên đường chân trời
tt một điểm tụ G bất kỳ và kẻ G1' đến cắt đường nằm ngang tại 1 .Chia
đường nằm ngang những đoạn 1'2 = 23 = 34 = 45…= A1 .Từ G nối với các
điểm chia 1, 2, 3, 4, 5, …v.v…. ta sẽ được các điểm chia tương ứng trên AF
là 2', 3', 4',5' , …
Phương pháp này thực tế ta sử dụng rất nhiều khi cần vẽ trực tiếp
hình chiếu phối cảnh mà không sử dụng hình chiếu vuông góc - nhất là các
giai đoạn tìm ý thiết kế .
Trên hình 38 ,cũng đã ứng dụng kết quả trên để biểu diễn một hàng
cột điện thoại cách đều nhau . Ở đây để tăng thêm chính xác ta chọn thêm
một điểm tụ G .Dĩ nhiên ứng dụng cách chia này ta cũng có thể chia đoạn
thẳng theo những tỷ lệ cho trước .(xem ứng dụng 2)
2. Dựng trực tiếp hình chiếu phối cảnh của cổng tò vò :
Hình 40 ,trình bày cách chia một dãy cổng tò vò ,dựa theo kích
thước đã cho trong sơ đồ . Ở đây có sử dụng chia đường tròn thành tám phần
bằng nhau và cách chia đoạn thẳng theo tỷ lệ cho trước .
- Ghi lại các điểm chia trên cạnh đứng và cạnh nằm ngang của mặt
tường trong sơ đồ lên hai mép băng giấy a và b rồi chuyển sang hình phối
cảnh .
- Băng giấy b đặt tuỳ ý sao cho đầu dưới trùng vào A và các điểm chia
chuyển lên cạnh AB bằng những đường song song .
- Băng giấy a đặt theo hướng nằm ngang , điểm xuất phát trùng vào A ,
điểm kết thúc được nối với C và kéo dài tới các điểm chia ở mép băng giấy
sẽ tạo trên AC các điểm chia tương ứng (ở đây ,mặt tường được chia làm
bốn nhịp ,kích thước được phóng đôi).
- Từ các điểm chia thu được trên cạnh đứng ,kẻ những đường về điểm
tụ F' và từ các điểm chia thu được trên cạnh nằm ,gióng các đường thẳng sẽ
có các giao điểm cần vẽ.

Hình – 40
3. Dựng hình chiếu phối cảnh của sàn nhà :
Sàn nhà có kiểu lát ,bố trí như hình vẽ 41.
Ở đây ,sau khi đã dựng được chu vi của sàn ta lưu ý đến các đường thẳng
nghiêng với mặt tranh một góc 450 (tức điểm tụ là điểm cự ly L' ,ta có
M'L'=k) , để tìm các điểm chéo của các đường dọc và ngang.
4. Vẽ hình chiếu phối cảnh của cầu thang :
Giả sử ta đã có hình chiếu phối cảnh mặt nghiêng của cầu thang
ABCD là A'B'C'D' ; F'G' là đường tụ của mặt phẳng ABCD. G' là điểm tụ
của đường bằng và F' là điểm tụ đường dốc nhất của mặt phẳng .Đoạn cầu
thang AB có bốn bậc .Ta vẽ các bậc của cầu thang (hình 42).

Hình – 42
Trước hết ,ta chia đoạn AB làm bốn phần bằng nhau: Qua A' vẽ A'E'
song song đường tụ G'F'. Chia A'E' ra làm bốn phần bằng nhau bởi các điểm
của B'E' với G'F' .Những đường thẳng nối K với các điểm 1 ,2 ,3 cắt A'B' tại
các điểm chia 1' ,2' ,3' .Sau đó ta vẽ đỉnh của các bậc .Ta thấy ngay đường
thẳng đứng qua A' cắt đường thẳng F1'1' tại điểm I' là điểm góc của bậc thứ
nhất .Các đỉnh khác được vẽ tương tự .
5. Vẽ hình chiếu phối cảnh của mặt tròn xoay :
Cách thường dùng để vẽ hình chiếu phối cảnh mặt tròn xoay là vẽ
hình chiếu phối cảnh các đường tròn vĩ tuyến và sau đó vẽ hình bao của
những đường cong vừa vẽ được.
Trên hình 43 trình bày cách vẽ hình chiếu phối cảnh của một lọ hoa
,trục thẳng đứng và kinh tuyến có dạng như hình vẽ .
Hình – 43
Ví dụ ta vẽ được hình chiếu phối cảnh của trục là đoạn thẳng A'B'.Dựa
vào tỷ lệ xích chiều cao và chiều rộng ta xác định được tâm của các vĩ tuyến
muốn vẽ C', D', … và độ dài của các bán kính song song với tranh tại các
tâm tương ứng .Ví dụ bán kính tại tâm A' là EA .Biết tâm và chiều dài của
bán kính song song với mặt tranh ta dễ dàng vẽ các ellip là hình chiếu phối
cảnh của những vòng tròn vĩ tuyến như phương pháp tám điểm thể hiện ngay
trên hình vẽ ,hay phương pháp lưới đã biết .Ở đây trình bày cách vẽ đối với
đáy trên .Nội tiếp vòng tròn đáy trong một hình vuông có cạnh vuông góc
với mặt tranh .Hình chiếu phối cảnh của các cạnh vuông góc mặt tranh có
điểm tụ là điểm chính M' và đi qua các điểm E'G'. Ở đây A'E'=A'G'=AE
.Một đường chéo của hình vuông có hình chiếu phối cảnh đi qua điểm cự ly
L' và cắt M'E', M'G' tại các điểm I' ,III' là hình chiếu phối cảnh của hai đỉnh
của hình vuông .Từ đó suy ra hình chiếu phối cảnh của hai đỉnh còn lại II'
,IV' .Bốn tiếp điểm của ellip trên các đường chéo của hình vuông mà cách
xác định thấy rõ trên hình vẽ .Đường bao của các ellip vẽ được cho ta hình
phối cảnh của lọ hoa .
6. Dựng hình chiếu phối cảnh thiếu điều kiện cho trước :
Có nhiều trường hợp ,điều kiện cho trước chỉ là những nét phác sơ
bộ , được xem như hướng chủ đạo của một hình trên bản nháp ,mà các yếu
tố như đường chân trời ,điểm chính ,khoảng cách v.v… hầu như chưa xác
định hoặc chưa đủ .Khi ấy phải dựa vào điều kiện đã cho để tìm các yếu tố
,rồi mới tiếp tục dựng .
Cho phối cảnh của hình chữ nhật A'B'C'D' nhưng chưa rõ vị trí của
đường chân trời ,yêu cầu tìm đường đó để tiếp tục dựng phối cảnh của một
hình hộp có đáy là A'B'C'D' và chiều cao A'E'. (hình 44)

Hình – 44
- Tìm đường chân trời : Như đã biết ,hai cạnh đối của hình chữ nhật
nếu kéo dài sẽ gặp nhau ở đường chân trời ,nhưng ở đây cách ấy khó thực
hiện vì điều kiện hạn chế của khổ giấy .Áp dụng phép chia khoảng trên
đường phối cảnh (ứng dụng 1),ta tiến hành như sau :
Kẻ hai đường chéo của hình chữ nhật để tìm điểm giữa I' của A'C'.
Kẻ qua A' một đường nằm ngang ,trên đó lấy từ A' hai đoạn bằng nhau tuỳ ý
rồi nối các điểm chia với I' và C' .Hai đường nối phải gặp nhau ở đường
chân trời .
- Vẽ phối cảnh hình hộp : Dóng các cạnh đứng từ các đỉnh A'B'C'D'
c
tới đường chân trời rồi xác định chiều cao của mỗi cạnh theo tỷ số .
a
7. Phối cảnh nội thất :
Trong phối cảnh nội thất ,người ta thường áp dụng việc chia lưới ô
vuông cả sàn và các mặt tường .Cạnh lưới thường được chọn tương ứng một
mét .Như vậy toàn bộ căn phòng xem như chứa đầy những khối lập phương.
Các vật dụng ,trang thiết bị trong phòng nếu có vẽ thì dựa vào toạ độ của
chúng trong mạng lưới không gian và ba chiều để dựng.
Hình 45a chỉ rõ cách dựng của một căn phòng có kích thước 6×6×3,
4m ,tầm nhìn 1,7m .Mặt tranh là mặt tường trước .
Hình 45b ,là hình chiếu phối cảnh hoàn thành căn phòng nói trên .Ở
đây không bố trí trang thiết bị .
Trên hình 46 ,cho ta phần sơ lược phối cảnh nội thất của một căn
phòng khác .Với mặt tranh giữ nguyên nhưng điểm nhìn thay đổi (cả góc
nhìn và tầm nhìn).
Hình – 45b
Trên hình 47 ,cho ta phối cảnh nội thất của một căn phòng học với
điểm nhìn cố định và mặt tranh thay đổi .

Hình – 46
Hình – 47

Hình – 48
§7 . MỘT SỐ BÀI VẼ THAM KHẢO:
1. Phối cảnh trên mặt tranh đứng với 2 điểm tụ
2. Phối cảnh trên mặt tranh đứng ứng dụng điểm tụ ra ngoài phạm vi bản vẽ.
3. Phối cảnh nội thất góc phòng có bậc thang.
4. Phối cảnh cầu thang xoắn ốc trụ.
Chương hai : BÓNG TRÊN CÁC HÌNH CHIẾU.
§1 . KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VẼ BÓNG :

1. MỘT VÀI ĐỊNH NGHĨA :


Khi mặt vật thể Φ trước một nguồn sáng (mặt trời ,ngọn đèn) thì trên
mặt Φ có nguồn sáng ,miền tối .Miền tối gọi là bóng bản thân của vật thể Φ .
Đường ranh giới giữa miền được chiếu sáng và miền bóng bản thân gọi là
đường bao quanh bóng bản thân .(hình 55)
Nếu hai vật thể Φ và Ψ cùng đặt trước nguồn sáng S ,trong đó mặt Φ
gần nguồn sáng hơn ,nên chắn sáng và gây nên một miền tối Ψ ,gọi là bóng
đổ của Ψ .Đường ranh giới giữa miền sáng và miền bóng đổ trên mặt Φ gọi
là đường bao quanh bóng đổ của mặt Φ lên mặt Ψ .

Hình – 55
Khi vẽ bóng người ta thường xem nguồn sáng là một điểm .Những tia
sáng xuất phát từ một nguồn sáng tiếp xúc với một mặt Φ nào đó ,sẽ lập
thành một mặt nón tia sáng .Đường tiếp xúc của mặt nón tia sáng ấy với
mặt Φ chính là đường bao quanh bóng bản thân trên mặt Φ .
Trên hình 55 , đường bao quanh bóng đổ ab của Φ lên Ψ chính là giao
tuyến của mặt Ψ với mặt nón tia sáng tiếp xúc mặt Φ .Nói khác đi ab chính là
hình chiếu của đường a từ tâm S lên mặt Ψ .Thực chất của việc vẽ bóng là
xác định đường bao quanh bóng bản thân và đường bao quanh bóng đổ
của các hình lên nhau .

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP VẼ BÓNG THƯỜNG DÙNG :


a. Phương pháp mặt phẳng tia sáng :
Giả sử nguồn sáng S , hướng tia sáng là s .Hai mặt Φ và Ψ cho như
hình 56 .Ta tiến hành việc vẽ bóng của chúng theo phương pháp mặt phẳng
tia sáng như sau :

Hình – 56
Cắt cả hai mặt phẳng đã cho bằng mặt phẳng P đi qua nguồn sáng gọi
là mặt phẳng tia sáng .Ta gọi φ ,γ lần lượt là giao tuyến giữa P với Φ và Ψ .
Dễ dàng thấy rằng các tiếp điểm A,B của các tia sáng với đường φ sẽ
thuộc đường bao quanh bóng bản thân của mặt Ψ .
Các giao điểm Ab,Bb của đường γ và các tia sáng đi qua A,B sẽ là
các điểm thuộc đường bao quanh bóng đổ ab của mặt Φ lên mặt Ψ .
Lần lượt dùng nhiều mặt phẳng tia sáng P ,ta sẽ thu được nhiều điểm
thuộc các đường bao quanh bóng bản thân của hai mặt Φ và Ψ , thu được
nhiều điểm thuộc đường bóng đổ của mặt Φ lên mặt Ψ .
b. Phương pháp tia ngược :
Giả sử có hai mặt Φ và Ψ (hình 57),ta tiến hành vẽ bóng bản thân của
từng mặt và bóng đổ ab của mặt Φ lên mặt Ψ như sau :

Hình – 57

Trước hết ,vẽ các đường bao quanh bóng đổ mb và nb của cả hai mặt
đã cho lên một mặt thứ ba P ,thường được chọn là mặt phẳng .
Từ đường bao quanh bóng đổ mb của Φ ,ta suy ra đường bao quanh
bóng bản thân m của nó bằng cách dùng những ngược chiều tia sáng ,dóng
từng điểm thuộc đường mb về mặt Φ .Trên hình ,thực hiện cách dóng một
điểm Ab bằng cách gắn vào một đường ib nào đó của trên bóng của mặt
Φ lên P để tìm A .
Đường bao quanh bóng bản thân Ψ cũng được vẽ tương tự.
Đường bao quanh bóng đổ mb trên mặt Ψ được vẽ bằng cách dùng
các tia ngược ,dóng các điểm thuộc cung IbKbJb về mặt Ψ .Trên hình 57,
điểm K được tìm bằng cách gắn vào một đường 14 của Ψ .Các điểm khác
được vẽ tương tự .
Hai điểm I,J nằm trên đường bao quanh bóng bản thân của Ψ gọi là
các điểm mất .Ta lưu ý hai điểm mất I,J đường bao quanh bóng đổ mb tiếp
xúc với các tia sáng đi qua chúng .
c. Phương pháp mặt tiếp xúc :
Phương pháp này được áp dụng để vẽ bóng của các mặt tròn xoay có
đường sinh cong .
Giả sử có hai mặt cong Σ và Φ tiếp xúc nhau theo đường a (hình
58).Gọi b và c lần lượt là bóng
bản thân của Σ và Φ .Ta nhận
thấy rằng các giao điểm A,B
của hai đường b và c là các
điểm nằm trên đường a .Do đó
để vẽ bóng bản thân của mặt
Σ ,ta dùng những mặt Φ tiếp
xúc với Σ ,sao cho Φ là mặt có
đường bao quanh bóng bản
thân dễ xác định .Giao điểm
của đường bao quanh bóng bản
thân muốn vẽ .Thông thường
các mặt Φ được chọn là các
mặt nón hay trụ tròn xoay có
chung trục với mặt tròn xoay
Hình – 58 cần vẽ bóng .

§2 . BÓNG TRÊN HAI HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC :


1. BÓNG CỦA ĐIỂM , ĐƯỜNG THẲNG ,MẶT PHẲNG TRÊN
HAI MẶT PHẲNG HÌNH CHIẾU .
Hướng tia sáng : Khi vẽ bóng trên hai hình chiếu vuông góc ,người
ta thường chọn hướng tia sáng sao cho việc vẽ bóng được đơn giản và phù
hợp với những tia sáng của mặt trời khi quan sát công trình trong thực tế
.Hướng tia sáng thường được chọn là đường chéo của một hình hộp lập
phương có các mặt bên song song với các mặt phẳng hình chiếu .(hình 59)
Góc nghiêng của tia sáng đối với các mặt phẳng hình chiếu là θ =350
15' 45".Cách dựng góc ta xem trên hình vẽ .
Bây giờ ta sử dụng hướng tia sáng đã cho ở trên để khảo sát bóng của
các yếu tố cơ bản điểm , đường thẳng ,bản phẳng đổ lên các mặt phẳng hình
chiếu .
Trên hình 60 ,vẽ bóng của điểm A đổ lên mặt phẳng hình chiếu đứng
(A2b).

Hình – 59

Ta có nhận xét nếu độ cao của A lớn hơn độ xa thì A đổ lên P2 và


nếu độ xa của A lớn hơn độ cao của nó , thì A đổ bóng lên P1 .

Hình – 60
Hình 61 ,vẽ bóng của đoạn thẳng CD lên các mặt phẳng hình chiếu
.Vì quy ước các mặt phẳng hứng bóng là đục ,nên bóng của CD trên hình
chiếu đứng chỉ lấy từ D2b đến F2b .Đoạn thẳng C1bF1b là bóng của CD trên
mặt phẳng hình chiếu bằng .
Hình 62 ,vẽ bóng của bản phẳng IKH đổ lên mặt phẳng P2.
Khi vẽ của bản phẳng ,ta phải xét mặt tối ,mặt sáng của chúng trên
hình chiếu theo hai dấu hiệu sau :
Hình – 61 Hình – 62

a. Nếu trên một mặt phẳng hình chiếu , đường bao quanh hình chiếu và
đường bao quanh bóng đổ của bản phẳng cùng chiều thì trên mặt phẳng
hình chiếu đó bản phẳng sáng .
b. Nếu góc nghiêng tia sáng lớn hơn góc nghiêng của giao tuyến của
bản phẳng và mặt phẳng chiếu chứa tia sáng , đối với mặt phẳng hình chiếu
nào đấy thì trên mặt phẳng hình chiếu đó ,bản phẳng được sáng .
Trên hình 62 ,sử dụng dấu hiệu a để xác định I2K2H2 sáng và dấu
hiệu b , để xác định I1K1H1 tối .

Hình – 63
Ta vận dụng bóng của điểm ,đường thẳng ,mặt phẳng ở trên để vẽ
bóng của đoạn thẳng AB đổ lên mặt phẳng hình chiếu và lên các bản phẳng
Φ , Φ ' (hình 63).
Ở đây mặt phẳng tia sáng chứa đoạn thẳng AB là mặt phẳng chiếu
bằng ,nên toàn bộ bóng đổ của nó ở hình chiếu bằng là đoạn thẳng A1bB1b.
Phần bóng đổ lên Φ , Φ ' là đoạn gấp khúc IJK .Hình chiếu đứng của bóng
được dựng như hình vẽ .
2. BÓNG CỦA MỘT VÀI MẶT ĐƠN GIẢN :
a. Bóng của đa diện : Giả sử cho hình tháp SABC có đáy ABC thuộc
P1 (hình 64) .Để xác định bóng bản thân ,ta vẽ bóng đổ của nó lên mặt
phẳng P1 .Ở đây A1b = A1 ,B1b = B1 nên ta chỉ cần vẽ bóng đổ của đỉnh S là
S1b. Ta nối S1b với A1 ,B1 ,C1 .Đường bao quanh bóng đổ cần tìm là A1
S1bB1 .
Theo đường bao quanh bóng đổ này ta dễ dàng suy ra mặt SAB được
chiếu sáng ,còn SAC và SBC là bóng bản thân .

Hình – 64 Hình – 65

b. Bóng của mặt nón :


Giả sử có mặt nón tròn xoay đỉnh S , đáy thuộc P1 như hình 65 .
Thực hiện tương tự như đa diện ,ta dễ dàng xác định bóng bản thân
và bóng đổ của nón xuống P1 .
Ngoài ra đối với các nón tròn xoay thẳng đứng ,người ta vẽ bóng bản
thân của nón mà không phải vẽ hình chiếu bằng của nó với các bước như
sau: (hình 66)
- Vẽ D2E2 song song S2C2
- Từ điểm E2 vẽ các đường
nghiêng với đường bằng các góc
450 ta được hai điểm 1 và 2 .
- Từ các điểm 1 và 2 vẽ các
đường thẳng đứng , được các điểm
A2 và B2 cần tìm .
Khi vẽ bóng của các mặt
tròn xoay ,ngoài các mặt nón có
góc ở đỉnh bất kỳ ,ta lưu ý các mặt
nón với góc θ = 35015'45" và α =
450 . Hình – 66
- Hình 67a ,vẽ bóng bản thân của mặt nón khi α = 450 ,các đường sinh
bao bóng bản thân là SA và SB .

Hình – 67a,b,c,d
- Hình 67b ,vẽ bóng bản thân của mặt nón khi α = 450 và đỉnh ở phía
dưới ,các đường sinh bao quang bóng bản thân là SA và SB .
- Hình 67c ,vẽ bóng bản thân của mặt nón , khi α = θ .Trong trường
hợp này ,có một tia sáng trượt dọc theo đường sinh SA .Đường sinh SA
được xem là tối .
- Hình 67d ,vẽ bóng bản thân của mặt nón khi α = θ và đỉnh ở phía
dưới.Trong trường hợp này đường sinh SA được coi là sáng ,phần còn lại
nằm trong bóng bản thân .
c. Bóng của mặt tròn xoay có trục thẳng đứng :
Các mặt tròn xoay thường gặp nhiều trong kiến trúc ,nhất là các mặt
tròn xoay có trục thẳng đứng .Để vẽ bóng của chúng ta áp dụng phương
pháp mặt tíếp xúc (xem §1,2,c) .Các mặt tiếp xúc ở đây là mặt nón ,mặt trụ
tròn xoay cùng trục với mặt tròn xoay đã cho ,và các đường sinh bao bóng
bản thân của các mặt tiếp xúc phụ trợ này ta đã biết .
Giả sử ta có mặt tròn xoay ,trục thẳng đứng Φ .(hình 68)

Hình – 68 Hình – 69
Để vẽ một cặp điểm của đường bao quanh bóng bản thân ta làm như
sau :
- Vẽ mặt nón tiếp xúc với Φ theo vĩ tuyến w .Áp dụng cách dựng hình
ở hình 66 ,ta xác định hai điểm 4 và 8 là hai điểm cần tìm .
- Tương tự ,các điểm 9,3 dựng được nhờ mặt trụ tiếp xúc (suy ra từ
hình 66,khi đỉnh nón ở vô tận) .Các điểm 2 ,10 và 7,5 nhờ các mặt nón đỉnh
450 và các điểm 1 ,6 nhờ các nón tiếp xúc có góc đỉnh là θ.
Trên hình 69 ,biểu diễn bóng của một mặt cầu trên cả hai hình chiếu
cũng nhờ phương pháp mặt tiếp xúc .
3. BÓNG CỦA MỘT SỐ HÌNH KHỐI ,CHI TIẾT KIẾN TRÚC :
a. Xác định bóng bản thân ,bóng đổ lên mặt phẳng hình chiếu và
bóng đổ lên nhau của một cột điện và một ngôi nhà đơn giản như hình 70 .
- Qua AB vẽ mặt phẳng tia sáng là mặt phẳng chiếu bằng và // 11.
- Dựng đường thẳng gấp khúc 1-2-3-4-5 ,là giao tuyến phụ của các mặt
phẳng của công trình .
- Qua A2 kẻ tia sáng 1'2 // 12 và tìm ra giao điểm với đoạn 2232 là
A2b.Dễ dàng nhận được A1b thuộc .Điểm Ab (A1b ,A2b) là bóng đổ của đỉnh
cột trên mái công trình .
- Để xác định bóng đổ và bóng bản thân của công trình ta xem phần
bóng của đa diện (§2,2,a) .Trên hình vẽ 70 đã vẽ đầy đủ phần bóng này.

Hình – 70 Hình – 71
b. Xác định bóng bản thân ,bóng đổ của hình khối tròn xoay lên mặt
đất và một mặt tường chiếu bằng σ .(hình 71)
Trên hình 71 đã hoàn chỉnh các phần bóng .Ở đây đường bao quanh
bóng bản thân của nón có thể suy ra từ phương pháp tia ngược .
c. Bóng ở các bậc thềm :
Trên hình 72 trình bày cách vẽ bóng ở bậc thềm có tường chắn tương
đối đơn giản .Ở đây các cạnh bao quanh bóng bản thân của tường chắn là
cạnh thẳng đứng AB và cạnh AC vuông góc P2 .Bóng đổ của cạnh này lên
bậc thềm là những đoạn thẳng nằm trên giao tuyến của mặt bậc thềm với mặt
phẳng tia sáng chứa từng cạnh ấy .Gọi a (a1 ,a2) là giao tuyến giữa các mặt
bậc thềm với mặt phẳng tia sáng chứa cạnh AB .Bóng Ab (A1b ,A2b) là giao
đỉêm của a và tia sáng đi qua điểm A .Trên hình chiếu đứng bóng đổ cần tìm
cạnh AB trùng với đường gãy a2 và điểm cuối là điểm A2b .Bóng đổ của AC
suy ra tương tự .Trên hình vẽ còn hoàn thành bóng của của hõm tường .

Hình – 72 Hình – 73
d. Bóng ở bệ tường :
Trên hình 73 ,biểu diễn bóng của một bệ tường và bóng đổ của một
tấm phẳng thẳng đứng F lên bệ tường .Phần bóng bản thân tương đối đơn
giản .Đường bao quanh bóng đổ của một tấm phẳng F lên bệ tường với các
mặt phẳng tia sáng chứa hai cạnh thẳng đứng a ,b của tấm phẳng đó .Các
đường a2b ,b2b là hình song song của đường 12 .
e. Bóng đổ trên các cột :
Trên các hình 74a ,b ,c trình bày cách vẽ bóng của cột có thân lần
lượt là hình lăng trụ vuông ,lăng trụ sáu cạnh đều và mặt trụ ,với đầu trụ là
các tấm hình vuông hoặc tròn có cạnh thẳng góc với mặt phẳng hình chiếu
đứng .
Cách vẽ bóng bản thân của cột ta đã biết .Ở đây chỉ xét cách vẽ bóng
đổ của đầu cột lên thân cột .
Bóng đổ của đầu cột lên thân cột được giới hạn bởi bóng đổ của hai
cạnh ở mặt dưới của đầu cột .Cạnh a thẳng góc với mặt phẳng hình chiếu
đứng và cạnh b song song với trục x hoặc cạnh b là đường tròn .

Hình – 74a,b,c

Trên hình 74a ,bóng đổ của cạnh b lên trước thân cột là đoạn thẳng
song song với nó .
Trên hình 74b ,đoạn AbBb là bóng đổ của đoạn AB đổ lên mặt bên
B

phía trái .Điểm Bb được vẽ bằng phương pháp tia ngược .Xem điểm B1 là
hình chiếu bằng của bóng đổ của điểm B thuộc cạnh b .Đường b song song
với mặt trước thân cột nên có bóng đổ lên mặt này là đường song song với
nó và đi qua điểm Bb nói trên .
- Trên hình 74c , đường cong A2bC2bD2b là bóng đổ của đường tròn b
lên thân mặt trụ ,được vẽ bằng phương pháp tia ngược .
f. Bóng trên các hõm tường :
Các hình vẽ dưới đây vẽ bóng trên hai hình chiếu của các hõm tường
thường gặp .(hình 75 a,b,c)

Hình – 75a,b,c

- Trên hình 75a ,vẽ bóng của hõm tường hình hộp .Vì các cạnh AB
,BC đều song song với mặt tường phía sau nên bóng của chúng A2bB2b
,B2bC2b song song với A2B2 ,B2C2 .
B

- Trên hình 75b ,vẽ bóng của hõm tường hình trụ có nắp ,hình chiếu
đứng của bóng đổ đường kính BC lên hõm tường hình hộp ,phía trên là nửa
đường tròn tâm O2 , đường kính BC .
- Trên hình 75c ,vẽ bóng của hõm tường hình hộp ,phía trên là dạng
vòm nửa đường tròn .Hình chiếu đứng của cung tròn AB có bóng là cung
tròn tâm O2 .

g. Bóng trên mặt chính một ngôi nhà :


Hình 76 vẽ mặt chính của một ngôi nhà với bóng đầy đủ .
h. Bóng trên mặt bằng toàn thể :
Hình 77 biểu diễn bóng trên mặt bằng toàn thể của một khu giảng
đường .
Hình – 76
Hình – 77

§3. BÓNG TRÊN HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH :

Trong hình chiếu phối cảnh, người ta thường vẽ bóng ở mặt ngoài của
công trình theo nguồn sáng là mặt trời và bóng trong nhà theo nguồn sáng là
ngọn đèn .Như quy ước chung ,hình chiếu phối cảnh của nguồn sáng là một
điểm ,của tia sáng là đường thẳng .
Khi ta ngắm công trình ,mặt trời có thể ở phía trước hay phía sau người
nhìn .Trên hình 78a biểu diễn vị trí mặt trời ở phía trước người nhìn ,và trên
hình 78b biểu diễn vị trí mặt trời ở phía sau người nhìn .Trên hình cũng vẽ
bóng đổ của một điểm A trên mặt phẳng vật thể là A'1b .
Trên hình 79 ,vẽ bóng của một đoạn thẳng , thẳng đứng AB đổ xuống
đất và đổ lên mặt phẳng thẳng đứng R .Nguồn sáng ở phía sau người nhìn.
Đoạn gãy khúc A'bC'1B'1là bóng đổ cần tìm .Nó là giao tuyến của mặt phẳng
tia sáng chứa AB với R và với mặt đất .

Hình – 78a,b Hình – 79

1. Ứng dụng 1 :
Trên hình 80 vẽ bóng đầu cột mà thân và nắp đều là hình hộp .Nguồn
sáng S (S',S'1) .Bóng Ab của A đổ lên mặt thân cột được vẽ như sau : Mặt
phóng tia sáng chiếu bằng đi qua điểm A cắt mặt dưới của nắp hộp theo
đường thẳng AĀ1 và cắt mặt thân cột theo đường thẳng Ā1Ab .
Giao điểm của đường thẳng Ā1Ab với tia sáng đi qua A cho ta điểm Ab
cần tìm .Từ điểm Ab ta suy ra bóng đổ của các cạnh a,b lên các mặt thân
cột.Vì các cạnh a ,b song song với mặt thân cột tương ứng nên ab ,bb lần
lượt đi qua điểm tụ của a và b .

Hình – 80
2. Ứng dụng 2 :
Vẽ bóng của một bức tường thẳng đứng và một ngôi nhà hình hộp.(hình
81)

Hình – 81

Trên hình vẽ cho nguồn sáng S (S' ,S'1) ở trước mắt người quan sát ,ta tiến
hành vẽ theo các bước :
- Dựng bóng của các điểm A,C,G ... đổ lên mặt đất là A'b ,C'b ,G'b ,...
chẳng hạn để tìm bóng của A ta kẻ hướng tia sáng S'1A'1 và S'A' cắt nhau tại
A'b cần tìm .Dĩ nhiên A'bG'b và C'bD'b tụ về F' .
- Sử dụng phương pháp tia ngược để tìm hai điểm mất I và K của phần
bóng tường đổ lên nhà .Trên hình vẽ nối S' lần lượt với I'b và K'b sẽ cắt G'A'
tại I"b và K"b cần tìm .Nối S'1I"b và S'1K"b ta có đường bao bóng đổ của
tường lên nhà .
- Các mặt phẳng ECD và ABG bị bóng bản thân .
3. Ứng dụng 3 : Bóng trong phối cảnh nội thất .
Khi vẽ phối cảnh nội thất ta thường gặp nguồn sáng là ngọn đèn .Trên
hình 82 trình bày cách vẽ bóng trong một gian phòng .
Ở đây các điểm F'H' là các điểm tụ của các cạnh nằm ngang của hai mặt
tường .S' là hình chiếu phối cảnh của ngọn đèn .S'1 và S'2 là hình chiếu phối
cảnh của hình chiếu thẳng góc của ngọn đèn lần lượt lên mặt đất và lên
tường bên trái (người xem) .

Hình – 82
Đường bao quanh bóng đổ của tủ ta thấy rõ trên hình vẽ .
Để vẽ bóng đổ của gương BCDF lên mặt tường bên trái ,ta chỉ cần vẽ
bóng đổ của hai điểm B,C .Gọi B2 ,C2 là hình chiếu thẳng góc của B,C lên
mặt tường ,ta có Bb =SB ×S2B2 .Theo Bb suy ra Cb biết rằng Cb thuộc S2B2
B B

và BbCb song song với chân tường .


Trong phần trên ta đã lưu ý giả thiết nguồn sáng là một điểm .Nhưng
trong thực tế khi vẽ bóng trong phòng ,để hình vẽ thật trực quan sinh động
thì nguồn sáng có thể do nhiều điểm (các ngọn đèn) ,hoặc bóng lấy nguồn
sáng là các cửa sổ mở rộng .
Hình 83 biểu diễn một vật đặt trên bàn gần cửa sổ .Tuy ở đây không có
nắng chiếu vào ,nhưng vì độ sáng ngoài trời mạnh hơn trong nhà ,khung cửa
sổ cũng được coi là nguồn sáng .Ta có nguồn sáng lớn hơn vật .Trên mặt bàn
lúc này xuất hiện hai bóng mờ chạy theo hai chiều và đường giao của chúng
tạo nên một mảng tối ,nhiều khi ta lầm tưởng rằng đây chỉ mới là bóng đổ
của vật ,hoặc là vật có hai bóng đổ khi ngoài trời chỉ có một sáng .

Hình – 83
4. Ứng dụng 4 : Hình phản chiếu trong nước ,trong gương .
Trong một số trường hợp để hình vẽ công trình hoàn toàn giống thực tế,
ngoài việc vẽ bóng ,người ta còn vẽ hình phản chiếu của nó trong nước hoặc
trong gương .Việc vẽ dựa theo quy luật ánh sáng sau đây :

Hình – 84 Hình – 85
Giả sử mặt nước được biểu diễn bằng đường thẳng MoAo(hình 84).
Với A là một điểm trong không gian và M là vị trí mắt người nhìn .Tia sáng
qua A gặp mặt nước ở điểm B và phản xạ theo tia BM sao cho các góc
α2=α1. Do đó người nhìn thấy A ở điểm Ā đối xứng với A qua mặt nước .
Vậy việc vẽ phản chiếu trong nước ,trong gương của công trình chính là
vẽ hình đối xứng qua mặt nước ,mặt gương của công trình ấy .
Trên hình vẽ 85 cho ta hình ảnh trực quan hơn khi vẽ hình chiếu phối
cảnh của nhóm khối và bóng trong mặt nước .Hình vẽ chỉ rõ cách dựng một
điểm A .
5. Ứng dụng 5 : Bóng của các vật thể có hình dáng phức tạp .
Đối với những vật thể không rõ cạnh góc và có cấu trúc phức tạp thì tốt
hơn hết là đem qui vào những hình đơn giản rồi căn cứ vào bóng của hình đó
mà tạo đường viền của bóng ,sau đấy sẽ tuỳ liệu mà sử lại đôi chỗ ,nhìn vào
thấy hợp lý là được .

Hình – 86
Trong điều kiện đổ bóng ,các hình thể không hiện rõ chi tiết và
thường cho cảm giác như những mảng dẹt nên việc quy vào những hình
phẳng cũng đến nỗi sai lệch nhiều .
Hình 86 chỉ rõ cách quy hình để vẽ đường bao quanh của bóng đổ .
§4. BÓNG TRÊN HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO :

Khi vẽ bóng trên hình chiếu trục đo ,vị trí nguồn sáng thường được
chọn sao cho phù hợp với thực tế .Tuy nhiên nếu cứ giới hạn hướng tia sáng
là đường chéo hình lập phương như trong hình chiếu vuông góc ,thì ta sẽ
quan tâm hướng tia sáng theo hình chiếu trục đo của đường chéo hình lập
phương ,theo hệ trục đo mà ta sử dụng .
Trên hình 87 ,chỉ rõ cách xác định hướng tia sáng và vẽ bóng trên hình
chiếu trục đo của một cổng vào theo hệ vuông đều .

Hình – 87
§ 5 . MỘT SỐ BÀI VẼ THAM KHẢO:
1.Bóng trên mặt bằng tổng thể.
2.Bóng trên mặt đứng công trình.

3.Bóng trên hình chiếu trục đo.


4.Bóng trên hình chiếu phối cảnh.
4.Bóng phản chiếu trên mặt nước.
Chương3 HÌNH CHIẾU CÓ SỐ
A. BIỂU DIỄN CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC
§1. ĐIỂM
Lấy một mặt phẳng hình chiếu nằm ngang π0 ,gọi là mặt phẳng
chuẩn. Mặt phẳng này có độ cao bằng 0 tương đương với độ cao của mặt
thuỷ chuẩn của quả đất. Trong không gian lấy một điểm A phía trên π0
và cách ba đơn vị ( hình 1a).
Khoảng cách của điểm đến mặt phẳng chuẩn π0 ta gọi là độ cao của
điểm. Nếu điểm ở phía trên π0 thì độ cao của điểm là độ cao dương,
thuộc π0 độ cao bằng 0 ; ở phía dưới π0 độ cao âm.
Chiếu song song song thẳng góc điểm A lên π0, ta được một hình
chiếu của điểm A kèm theo con số chỉ độ cao của nó ( hình 1b). Hình
chiếu A3, được gọi là hình chiếu có số của điểm A. Nó hoàn toàn thoả
mãn điều kiện đủ của bản vẽ.
Hình 1a,b diễn tả hình không gian và hình chiếu có số của điểm A có
độ cao (+3) ; điểm B có độ cao bằng 0 và điểm C có độ cao (-4).

Hình -1

Trong thực tế để cho đơn giản mỗi điểm có thể được biểu diễn bằng vị
trí hình chiếu của điểm trên mặt phẳng chuẩn, bên cạnh có ghi con số chỉ
độ cao của nó ( hình 1c).
Trong hình chiếu có số, ở phía dưới mỗi bản vẽ người ta thường cho
một thước tỉ lệ để tiện sử dụng ( hình 1b, c). Thước tỉ lệ này cho ta tỉ lệ
chung của bản vẽ. Đặc biệt trong xây dựng thuỷ lợi, các kích thước theo
hai chiều nằm ngang của công trình thường quá lớn so với chiều cao nên
có thể dùng 2 tỉ lệ khác nhau:
Thường chọn : Tỉ lệ trên mặt bằng từ 1 : 20 ÷ 1 : 1.000.000
Tỉ lệ theo chiều cao từ 1 : 2 ÷ 1 : 200 .
Khi đó phải ghi chú trên bản vẽ .
§2. ĐƯỜNG THẲNG
1.Biểu diễn
Hình chiếu có số của đường thẳng được xác định bằng một trong hai
cách sau:
Hình chiếu có số của 2 điểm thuộc đường thẳng đó (xem đường thẳng
AB trên hình 2a).
a. Hình chiếu có số của một điểm thuộc đường thẳng và phương của
đường thẳng đó.
b. Hình chiếu có số của một điểm thuộc đường thẳng và phương của
đương thẳng đó.
Phương của đường thẳng được diễn tả bằng mũi tên trên có ghi góc
nghiêng của đường thẳng hoặc độ dốc i của đường thẳng so với mặt
phẳng chuẩn ( hình 2b, c).

Hình -2

Chiều mũi tên chỉ hướng dốc xuống từ điểm có độ cao lớn đến điểm
có độ cao nhỏ.
Δh
Ta đã biết : i = tan gα =
L
Trong đó:
∆h- Hiệu số độ cao của 2 điểm đã cho.
L - Độ dài hình chiếu có số của đoạn thẳng Hình -3
( hình 3).
Nếu ta chọn ∆h = 1 thì độ dài hình chiếu có số tương ứng của đoạn
thẳng sẽ được gọi là khoảng cách đường thẳng (kí hiệu L).
Lúc đó ta sẽ có :
l
i=
L
l
Suy ra: L=
i
Vậy: khoảng của đường thẳng
là một đại lượng bằng giá trị
nghịch đảo của độ dốc đường
thẳng đó. Hình -4
2.Chia độ một đường thẳng
Chia độ một đường thẳng là tìm trên đường thẳng đã cho các điểm
chia liên tiếp có độ cao là các số nguyên.
Ví dụ : Chia độ đường thẳng A3,4; B6 ( hình 4).
Trước hết ta tính ∆h = hB – hA= 6 – 3,4 = 2,6.
Sau đó, từ đầu mút ta A3,4 ta vẽ một nửa đường thẳng bất kì và đặt liên
tiếp 26 đoạn nhỏ bằng nhau trên nửa đường thẳng ấy. Nối đầu mút 6’ với
điểm B6. Cuối cùng các điểm 4’, 5’ trên nửa đường thẳng phụ kẻ các
đường thẳng song song với đường thẳng 6’, B6 ta được các điểm chia
cần tìm 4 và 5 trên hình chiếu có số của đường thẳng A3,4,B6.
(Có thể sử dụng thêm mặt phẳng hình chiếu phụ để giải bài toán này.
Bạn đọc tự giải quyết).
3.Vị trí tương đối của 2 đường thẳng
a. Hai đường thẳng cắt nhau
Trong hình chiếu có số đường thẳng cắt nhau nếu tại giao điểm 2 hình
chiếu của chúng thoả mãn điều kiện sau:
Giao điểm thuộc hình chiếu của mỗi đường thẳng đều có một độ cao
như nhau. Hình 5a diễn tả 2 đường thẳng A2 B7 và C4 D6 cắt nhau tại
điểm có độ cao là 5.
b.Hai đường thẳng song song
Hai đường thẳng song song với nhau nếu chúng thoả mãn 3 điều kiện
sau:
- Hình chiếu của hai đường thẳng song song nhau.
- Khoảng cách của 2 đường thẳng bằng nhau.
- Các độ chia của 2 đường thẳng có cùng hướng tăng (hoặc cùng hướng
giảm) ( hình 5b).
c.Hai đường thẳng chéo nhau
hình 5
Hình biểu diễn của chúng không thoả mãn đồng thời các điều kiện của sự cắt
nhau hoặc sự song song ( hình 5c).
§3. MẶT PHẲNG
1. Biểu diễn
Trong hình chiếu có số, mặt phẳng được biểu diễn bằng một trong các
cách sau:
- Một đường thẳng và một điểm ở ngoài đường thẳng đó (xem hình
2a);
- Hai đường thẳng cắt nhau (hình 5a);
- Hai đường thẳng song song (hình 5b);
Và đặc biệt, trong hình chiếu có số mặt phẳng thường được biểu diễn
bằng đường tỉ lệ độ dốc.
Giả thiết cho mặt phẳng P xác định bằng ba điểm không thẳng hàng A6
B4 C9 (xem hình 6a).
B

hình 6
hình 6

Trong P vẽ các đường bằng liên tiếp có độ cao chênh nhau 1 đơn vị.
Để vẽ được các đường bằng này, trước hết phải chia độ các cạnh bên
của tam giác (xem hình 6b).
Độ dài hình chiếu của khoảng cách giữa 2 đường bằng liên tiếp có độ
cao nguyên chênh nhau một đơn vị được gọi là khoảng của mặt phẳng.
Ta ký hiệu, khoảng của mặt phẳng bằng chữ m (ngoài thực địa thường
gọi là “mái dốc” m).
Ta có: 1
m= =
1
= cot gα
Trong đó: i tgα
i - Độ dốc của mặt phẳng
α – Góc nghiêng của mặt phẳng so với mặt phẳng chuẩn π0.
Vẽ đường dốc nhất p của mặt phẳng đã cho đối với π0 .Hình chiếu pi
của đường dốc nhất này vuông góc với hình chiếu của các đường bằng
vừa vẽ 5-5, 6-6 ...(xem hình 6b) và cắt các đường bằng ở các điểm có
chia độ cao tương ứng với độ cao của các đường bằng.
Hình chiếu có chia độ của đường dốc nhất được gọi là đường tỉ lệ độ
dốc của mặt phẳng .
(Trên bản vẽ đường này được vẽ bằng hai nét mảnh song song).
2. Các tính chất :
1. Khoảng của mặt phẳng bằng khoảng của đường tỉ lệ độ dốc của mặt
phẳng đó.
2.Góc nghiêng của mặt phẳng đối với π0 cũng bằng góc nghiêng của
đường dốc nhất của mặt phẳng đó đối với π0. Hình 6c cho thấy cách sử
dụng mặt phẳng ,hình chiếu phụ để xác định độ lớn góc nghiêng của mặt
phẳng P.
3. Đường tỉ lệ độ dốc biểu diễn mặt phẳng hoàn toàn xác định vị trí của
mặt phẳng trong không gian .Thật vậy, từ đường tỷ lệ độ dốc đã cho ta
có thể xác định được góc nghiêng của mặt phẳng đối với π0, hoặc qua
một điểm chia nào đó của đường tỉ lệ độ dốc đã cho, vẽ một đường bằng
vuông góc với đường tỉ lệ độ dốc ấy, ví dụ trên hình 6c ta đã vẽ đường ở
độ cao 7. Như vậy mặt phẳng đã cho được biểu diễn bằng 2 đường thẳng
cắt nhau.
3. Sự song song và sự thẳng góc
1. Hai mặt phẳng song song
Điều kiện cần và đủ để cho 2 mặt phẳng song song với nhau là 2 đường
tỉ lệ độ dốc của chúng phải song song. Hình 7 diễn tả sự song song của 2
mặt phẳng αi và βi .
2. Đường thẳng vuông góc vói mặt phẳng
Hình 8a biểu diễn hình không gian của đường thẳng a vuông góc với mặt
phẳng Ω .Góc nghiêng của mặt phẳng
Ω với mặt phẳng chuẩn π0 là α thì góc
nghiêng của đường thẳng a so với π0
sẽ là (90˚- α).
1
Ta đã biết: mmp =
tgα

1
ldt =
tg (90° − α )
1 Hình 7
Rút ra: ldt =
mmp

Hình 8

Vậy khoảng của đường thẳng vuông góc với mặt phẳng là một đại lượng
tỉ lệ nghịch với khoảng của mặt phẳng.
Hình 8b là đồ thức của đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng Ω tại
điểm K7. Nhận thấy rằng trên đồ thức hình chiếu của đường thẳng a song
song với hình chiếu của đường tỉ lệ độ dốc của mặt phẳng Ω, khoảng của
chúng tỉ lệ nghịch với nhau và độ tăng ngược chiều.
Trên hình 8b cũng cho thấy cách tìm độ lớn khoảng của đường thẳng a
dựa vào khoảng của mặt phẳng đã biết trước (bạn đọc tự giải thích cách
làm này).
B. BIỂU DIỄN ĐƯỜNG - MẶT
§1. ĐA DIỆN
Đa diện được diễn tả bằng hình chiếu có số của các đỉnh, các cạnh và
các mặt bên của chúng. Hình 9 diễn tả tháp S.ABC, đỉnh tháp có độ cao
5, đáy tháp nằm trong mặt phẳng chuẩn và lăng trụ xiên có các đáy là 2
tam giác (D0E0F0) và (P6Q6R6).

Hình 9

§2. ĐƯỜNG CONG - MẶT CONG


1. Đường cong
Đường cong được diễn tả bằng hình chiếu có số của một tập hợp điểm
đủ xác định đường cong đó.
Hình 10 diễn tả đường cong C nhờ các
điểm 1,2,3, ...,15, 16.
2.Mặt cong
Mặt cong được diễn tả bằng hình chiếu
có số của các yếu tố xác định mặt cong và
các đường đồng mức của nó (đường đồng
mức là giao tuyến của mặt cong với mặt
phẳng bằng. Nói cách khác đó là đường mà
tất cả các điểm nằm trên đường đó đều có
Hình 10
cùng một độ cao).
Hình 11a là hình không
gian của một nón tròn xoay,
trục thẳng góc với mặt phẳng
chuẩn π0, đỉnh nón có độ
cao 3, đáy nón thuộc π0. Cắt
nón này bằng các mặt phẳng
bằng ở các độ cao khác nhau
ta được các đường đồng mức
là các đường tròn bằng. Hình
chiếu của chúng là các
đường tròn đồng tâm S3.
Nhận thấy rằng, nếu các mặt
phẳng bằng chênh nhau 1
đơn vị độ cao, thì bán kính
của các đường tròn bằng
cũng hơn kém nhau một
đoạn bằng khoảng của
đường sinh nón.
Hình 11b diễn tả hình
Hình 11
chiếu có số của nón đó và
cách vẽ các đường đồng mức
ở độ cao 1 và 2 dựa vào sự chia độ của đường sinh nón.
Hình 12 diễn tả một nón xiên và cách vẽ các đường đồng mức của nó
nhờ mặt phẳng hình chiếu phụ π’ vuông góc với π0 và song song với
trục SI của nón.
Hình 13a diễn tả trụ
chiếu bằng nhận đường
cong Ao- 1 - 2 - 3 - 4 – B7
là đường chuẩn. Hình chiếu
có số của trụ này suy biến
trùng với hình chiếu của
đường cong.
Hình 13b diễn tả trụ tròn
xoay, trục là đường bằng.
Hình vẽ cho thấy cách chia
độ nửa vòng tròn đáy để
biểu diễn các đường sinh
của trụ.
Hình 13c diễn tả một trụ
xiên đáy tròn bằng ở độ cao Hình 12
0 và 5.

Hình 13
§3.MẶT DỐC ĐỀU
Mặt dốc đều là mặt bao các nón tròn xoay, trục thẳng đứng, đỉnh chạy
trên một đường cong (C) gọi là đường chuẩn, đường sinh của các nón
tạo với mặt phẳng chuẩn những góc bằng nhau (α).
Hình 14a diễn tả hình không gian của mặt dốc đều γ, bao các nón tròn
xoay đỉnh S1, S2, S3, S4 ...nằm trên đường chuẩn C ; các nón đều có góc
đáy α bằng nhau. Đường dốc nhất của mặt dốc đều vẽ qua một điểm bất
kỳ thuộc đường chuẩn trùng với đường sinh của nón có đỉnh tại điểm ấy.
Đường sinh này cũng là đường tiếp xúc của nón đó với mặt dốc đều.
Hình 14b là hình chiếu có số của mặt đều γ. Mặt dốc đều này được
biểu diễn bằng các đường đồng mức. Cách vẽ các đường đồng mức đó
như sau:
1. Biểu diễn các nón tròn xoay đỉnh S1, S2, S3, S4 ...bằng các đường
tròn bằng cao thấp hơn nhau một đơn vị. Muốn vậy từ góc đáy α của các
nón đã cho ta tính ra khoảng l của các đường sinh nón.
Chẳng hạn cho α = 27° , ta có l = cot gα = cot g 27° ≈ 2
Dựa vào tỷ lệ xích cho trên bản vẽ, lấy S1 làm tâm quay đường tròn
bàn kính bằng 2 đơn vị, ta được nón thứ nhất đỉnh S1, đường tròn đáy
nón ở độ cao bằng 0, lại lấy S2 làm tâm vẽ 2 đường tròn bàn kính lần
lượt bằng 2 và 4 đơn vị ta được nón thứ 2, đỉnh S2, đường tròn đáy ở độ
cao 0 và đường đồng mức tròn ở độ cao 1. Cứ tiếp tục làm như vậy ta
được thêm các nón đỉnh S3, S4 ...
2. Vẽ các đường đồng mức tiếp xúc với các đường tròn bằng của các
nón ở các độ cao như nhau ta được mặt dốc đều biểu diễn bằng các
đường đồng mức ở các độ cao 0, 1, 2, 3 ...
Hình 14

Khi đường chuẩn C là đường thẳng, mặt dốc đều sẽ là mặt phẳng
nghiêng. Trường hợp này cách biểu diễn sẽ đơn giản hơn nhiều (xem
hình 15).

Hình 15

§4. MẶT ĐỊA HÌNH (MẶT ĐẤT TỰ NHIÊN)


Trong hình chiếu có số, địa hình được diễn tả gần đúng bằng một hệ
thống các đường đồng mức.
Hình 16 diễn tả một phần quả đồi nhỏ cho từ đường đồng mức 4 tới
đường đồng mức 11, đỉnh đồi có độ cao 11,4. Các đường đồng mức
được vẽ bằng nét mảnh nhưng cứ 5 đường (mỗi đường chênh nhau 1 đơn
vị) thì có 1 đường được tô đậm hơn.

Hình 16

Nhận xét:
- Những điểm nằm trên cùng một đường đồng mức có cùng một độ
cao.
- Các đường đồng mức sát nhau, mặt địa hình dốc: trùng nhau, mặt địa
hình thẳng đứng; xa nhau, mặt địa hình thoai thoải.
-Việc biểu diễn mặt địa hình bằng một hệ thống các đường đồng mức
cho thấy tương đối chính xác độ cao của từng điểm trên mặt địa hình
cũng như sự gồ ghề lồi lõm của mặt đất tự nhiên.
Trong thực tế thường phải giải quyết các bài toán sau:
1. Xác định độ cao của điểm trên mặt địa hình
- Nếu điểm nằm ngay trên đường đồng mức thì độ cao của điểm bằng
độ cao của đường đồng mức.
Nếu điểm nằm trong khoảng 2 đường đồng mức, như điểm A cho trên
hình 17 thì cách giải quyết như sau:

Hình 17
Giả thiết là khoảng mặt địa hình giữa 2 đường đồng mức 14 và 15 lân
cận điểm A là phẳng phiu coi như một mặt phẳng nghiêng như vậy ta sẽ
vẽ qua A một đường thẳng tuỳ ý cắt các đường đồng mức lân cận điểm
A tại 2 điểm B và C. Chia BC thành 10 phần bằng nhau (xem hình vẽ) từ
đó xác định được độ cao của điểm A. Trên hình 17 điểm A có độ cao là
14,7.
Từ cách làm trên có thể suy ra cách vẽ đường đồng mức phụ bổ sung
cho bản vẽ khi cần thiết. Xem cách vẽ đường đồng mức phụ ở độ cao
15,5 trên hình 17.
2. Vẽ đường có độ dốc cho trước trên mặt địa hình
Giả sử cần chọn một tuyến đường trên khu vực Z từ vị trí A đến vị trí
B (hình 18). Độ dốc tuyến đường i = 0,25 . Như vậy khoảng của con
đường sẽ là :
1 1
l= = =4
i 0,25
Theo tỉ lệ của bản vẽ, lấy A làm tâm quay cung tròn bán kính r = 4 đơn
vị. Cung tròn này cắt đường đồng mức 13 ở 2 điểm M và N. Như vậy từ
điểm xuất phát A có thể đi theo 2 hướng AM và AN. Cần chọn hướng
nào có lợi hơn. Giả thiết chọn hướng AN. Lại lấy N làm tâm quay cung
tròn bàn kính bằng 4 đơn vị ... Cứ làm như thế mãi ta sẽ có tuyến đường
cần thiết ( hình 18).

Hình 18

1
C. CÁC BÀI TOÁN VỀ VỊ TRÍ

§1. MẶT PHẲNG CẮT MẶT PHẲNG


a. Phương pháp chung tìm giao tuyến:
Để vẽ giao tuyến của 2 mặt phẳng trong hình chiếu có số, ta tìm các
giao điểm của cặp đường bằng tương ứng có cùng độ cao thuộc 2 mặt
phẳng. Nối các giao điểm tìm được bằng một đường thẳng ta có giao
tuyến.
b. Bài toán:
Tìm giao tuyến của mặt phẳng (A1B3C5) và mặt phẳng R cho bằng
B

đường tỷ lệ độ dốc Ri (hình 19).

Hình 19 Hình 20

Giải:
- Vẽ các đường bằng của 2 mặt phẳng ;
- Tìm giao điểm của 2 cặp đường bằng tương ứng có các độ cao là 2
và 4;
- Giao tuyến cần tìm là đường thẳng G2T4.
c. Ứng dụng:
Bài toán tìm giao tuyến của hai mặt phẳng được sử dụng trong việc
xác định giao của các mái kênh, mái đập, các mái đất là các mặt phẳng
nghiêng.
Hình 20 diễn tả sự giao nhau của các mái kênh, mái đập, các mái đất
của một nền đất đắp. Mặt nền hình chữ nhật có cao trình 24. Mặt đất đắp
có độ dốc i=1/2. Mặt đất tự nhiên coi như bằng phẳng ở độ cao 20.
§2. MẶT PHẲNG CẮT NÓN

2
Để tìm giao tuyến của mặt
phẳng với nón ta tìm giao điểm
của các đường bằng thuộc mặt
phẳng và các đường đồng mức
của nón có cùng một độ cao. Nối
các giao điểm với nhau bằng một
đường cong ta có giao tuyến cần
tìm.
Hình 21 diễn tả cách vẽ giao
tuyến của mái đất đắp của công
trình với phần nón cụt tròn xoay
trục thẳng đứng. Độ dốc của mặt Hình 21
phẳng nghiêng bằng độ dốc của mặt nón cụt, nên giao tuyến là 2 nhánh
của một parabôn
§3. MẶT PHẲNG CẮT MẶT DỐC ĐỀU
Để vẽ giao tuyến của mặt phẳng với mặt dốc đều, ta tìm giao điểm
của các đường bằng thuộc mặt phẳng với các đường đồng mức của mặt
dốc đều ở cùng một độ cao. Nối các giao điểm với nhau bằng một đường
cong ta được giao tuyến cần tìm.

Hình 22

Hình 22a diễn tả cách vẽ giao tuyến giữa mái đất (là mặt phẳng
nghiêng) của công trình và mái đất (là mặt dốc đều) của đoạn đường
cong đi lên công trình.

3
Hình 22b biểu diễn toàn bộ công trình sau khi đã hoàn thành. Các mái
đất được thể hiện bằng quy ước ''trải mái'' đường gạch dài xen kẽ đường
gạch ngắn.(xem một số quy định dùng trong bản vẽ thuỷ lợi phần III §2).
§4. MẶT PHẲNG CẮT MẶT ĐỊA HÌNH
a. Mặt phẳng chiếu cắt mặt địa hình:
Giả thiết, mặt địa hình được cho bởi các đường đồng mức từ độ cao
18$22 (hình 23) và mặt phẳng chiếu cho bởi nét cắt A-A (các vết cắt
được tô đậm, độ dày lấy bằng 1,5b).
Giao tuyến của mặt phẳng chiếu với mặt địa hình được gọi là Mặt cắt

Hình 23

mặt địa hình. Để vẽ được mặt cắt này ta chiếu giao tuyến lên một mặt
phẳng hình chiếu phụ vuông góc với mặt phẳng chuẩn và song song với
mặt phẳng cắt. Trên hình 23, mặt phẳng phụ này được kí hiệu bằng
đường thẳng x song song với vết cắt AA. Tiếp theo, vẽ các đường song
song với x liên tiếp cao thấp hơn nhau 1 đơn vị, rồi từ các giao điểm của
nét cắt AA với các đường đồng mức của mặt địa hình vạch các đường
dóng vuông góc với trục x. Các đường dóng này cắt các đường bằng ở
các độ cao tương ứng. Nối các điểm tìm được bằng một đường cong ta
có hình vẽ Mặt cắt địa hình ( hình 23).

4
Mặt cắt mặt địa hình có ý nghĩa rất quan trọng trong khảo sát, thiết kế
sơ bộ các công trình thuỷ lợi. Nó cho biết hình dạng mặt cắt địa hình ở vị
trí cần thiết, từ đó người kỹ sư có thể lựa chọn phương án thiết kế hoặc
thi công cho thích hợp.
Bên cạnh hình vẽ mặt cắt địa hình nếu muốn biết mốI tương giữa
phần địa hình đi qua vết cắt và phần địa hình ở xung quanh công trình
cần thiết phải vẽ.
Hình cắt mặt địa hình
Hình cắt mặt địa hình không những cho biết giao tuyến giữa mặt
phẳng cắt với mặt địa hình mà còn cho thấy hình chiếu của phần còn lại
của mặt địa hình (xem hình cắt I-I trên hình 24).

Hình 24
b. Mặt phẳng thường cắt mặt địa hình:
Để vẽ giao tuyến giữa mặt phẳng thường với mặt địa hình, cần tìm
giao điểm của các đường bằng thuộc mặt phẳng và các đường đồng mức
của mặt địa hình có cùng một độ cao rồi nối các điểm tìm được bằng một
đường cong.
Hình 25 diễn tả cách vẽ giao tuyến của mặt phẳng R cho bởi đường tỉ
lệ độ dốc Ri và mặt địa hình cho bởi
các đường đồng mức từ 1$3…
Thực chất của cách làm trên là lập
các mặt phẳng phụ trợ là mặt phẳng
bằng ở các độ cao 1, 2 và 3… Tìm
giao điểm của các giao tuyến phụ rồi
nối giao tuyến.

Hình 25

5
TAÌI LIÃÛU THAM KHAÍO:
1. C. ROUBAUDI.
Traiteï de geïomeïtrie descriptive. “ Masson et Cie ” Paris -1976
2. M. DESMARQUEST.
A.B.C de la geïomeïtrie descriptive.“ IPD Montreïal ” Montreïal-1992
3. NGUYÃÙN ÂÇNH ÂIÃÛN.
Hçnh hoüc hoüa hçnh. “ NXB Giaïo duûc “ Haì Näüi-1997
4. NGUYÃÙN TÆ ÂÄN.
Baìi giaíng Hçnh hoüc hoüa hçnh. “ ÂHBKÂN “ Âaì Nàông-1992
5. DÆÅNG THOÜ.
Giaïo trçnh Hçnh hoüc hoüa hçnh. (hãû tæì xa) “ ÂHÂN “ Âaì Nàông-2004
6. RENDOW YEE
Architectural drawing . "JOHN WILEY" INC -Newyork 1998
7. DÆÅNG THOÜ.
Veî kyî thuáût . (Hãû tæì Xa) " ÂHÂN " 2004
8. BÄÜ MÄN HÇNH HOAÛ - VEÎ KYÎ THUÁÛT.
Veî kyî thuáût . " ÂHBKÂN " 1991
9. J.M. BLEUX.
Dessin industriel . "EÏditions Nathan " - 1996

You might also like