Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 127

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Khoa: Công nghệ Hóa


---------------------------------------------

ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHƯNG LUYỆN LIÊN TỤC


LOẠI THÁP ĐĨA LỖ CÓ ỐNG CHẢY TRUYỀN ĐỂ
PHÂN TÁCH HỖN HỢP: NƯỚC- CH3COOH

Giáo Viên Hướng Dẫn : TS. Nguyễn Văn Mạnh

Sinh Viên : Nguyễn Thị Anh Thư

Lớp : 2020DHKTHH02- K15

Mã SV : 2020606249

Hà Nội, 2022
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Anh Thư


Mã sinh viên : 2020606249
Lớp : 2020DHKTHH02 Khóa: 15
Khoa : Công nghệ hóa
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Văn Mạnh

NỘI DUNG
1. Đầu đề thiết kế
Thiết kế hệ thống chưng luyện liên tục loại tháp đĩa lỗ có ống chảy
truyền để phân tách hỗn hợp: Nước- CH3COOH
Hỗn hợp đầu vào ở nhiệt độ sôi, tháp làm việc ở áp suất thường
Tháp loại: tháp đĩa lỗ có ống chảy truyền
2. Các số liệu ban đầu
- Năng suất tính theo hỗn hợp đầu: 4,75 tấn/giờ
- Nồng độ cấu tử dễ bay hơi trong:
➢ Hỗn hợp đầu aF=31,8%
➢ Hỗn hợp đỉnh aP=95,7%
➢ Hỗn hợp đáy aW=1,1%

STT Tên bản vẽ Khổ giấy Số lượng

1 Vẽ dây chuyền sản xuất A3 01

2 Vẽ hệ thống tháp chưng luyện A0 01

Page | 2
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Nhận xét của Giáo Viên Hướng Dẫn


*****
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Ngày tháng năm 2022

Giáo viên hướng dẫn


(Ký và ghi rõ họ tên)

Page | 3
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, khi mà các nước trên thế giới đã trở thành các cường quốc
kinh tế, xã hội văn minh, hiện đại cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, nhu cầu
về đồ dùng phương tiện phục vụ càng lớn thì đòi hỏi đến sản phẩm hóa học
càng nhiều. Nhận thấy rõ sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ hóa
học, nghành công nghệ đòi hỏi kỹ thuật cao, mức độ phát triển khoa học của
một đất nước, khoa Công Nghệ Hóa trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội đã
đào tạo ra những sinh viên chuyên ngành hóa. Điều đó không chỉ cung cấp cho
đất nước đội ngũ những công nhân lành nghề, những thợ kỹ thuật có tay nghề
cao mà nó còn mở ra cơ hội việc làm cho giới trẻ trong lĩnh vực mới mẻ này.
Để bước đầu làm quen với công việc của một kỹ sư hóa chất là thiết kế
một thiết bị hay hệ thống thực hiện một nhiệm vụ trong sản xuất, em nhận được
đồ án môn học Quá trình và thiết bị . Việc thực hiện đồ án này là điều rất có
ích cho mỗi sinh việc tỏng việc từng bước tiếp cận với thực tiễn sau khi đã hoàn
thành khối lượng kiến thức. Trên cơ sở lượng kiến thức đó kết hợp với kiến
thức của một số môn khoa học khác có liên quan, mỗi sinh viên sẽ tự thiết kế
một thiết bị, hệ thống thiết bị thực hiện một nhiệm vụ kỹ thuật có giới hạn trong
quá trình công nghệ. Qua quá trình làm đồ án môn học này, mỗi sinh viên phải
biết cách sử dụng tài liệu trong việc tra cứu, vận dụng đúng những kiến thức,
quy định trong tính toán và thiết kế, tự nâng cao kĩ năng trình bày bản thiết kế
theo văn bản khoa học và nhìn nhận vấn đề một cách hiệu quả.

Page | 4
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

LỜI CẢM ƠN

Quá trình thực hiện làm đồ án đã giúp em có cơ hội củng cố kiến thức,
vận dụng lý thuyết đã được học vào thực tiễn cũng như mở rộng tầm hiểu biết
và kinh nghiệm quý báu trong công tác hóa học.

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công
Nghiệp Hà Nội đã đưa môn học Đồ án quá trình và thiết bị vào trương trình
giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn -
thầy Nguyễn Văn Mạnh đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho
em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học của
thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu
quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang
để em có thể vững bước sau này.
Bộ môn Quá trình và thiết bị là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có
tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn
của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp
thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn
bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính
xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện
hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Page | 5
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 4
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 5
MỤC LỤC ......................................................................................................... 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. 9
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................. 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 11
1.1. Lý thuyết về chưng luyện .................................................................. 11
1.1.1. Phương pháp chưng luyện............................................................. 11
1.1.2. Thiết bị chưng luyện ..................................................................... 12
1.2. Giới thiệu về hỗn hợp chưng luyện................................................... 13
1.2.1. Nước ( H2O) .................................................................................. 13
1.2.2 Axit Axetic ( CH3COOH) .............................................................. 16
1.3. Vẽ và thuyết minh dây chuyền sản xuất .......................................... 19
1.3.1. Dây chuyền sản xuất ..................................................................... 19
1.3.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ ............................................. 21
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ CHÍNH ............................................. 22
2.1. Tính toán cân bằng vật liệu toàn thiết bị ......................................... 22
2.2. Tính chỉ số hồi lưu tối thiểu (Rth)...................................................... 24
2.3. Tính đường kính tháp ........................................................................ 32
2.3.1. Đường kính đoạn luyện:................................................................ 32
2.3.2.Đường kính đoạn chưng ................................................................. 38
2.4. Tính chiều cao tháp xác định theo đường cong động học .............. 43
2.4.1.Hệ số khuếch tán ............................................................................ 43
2.4.2. Hệ số cấp khối ............................................................................... 46
2.5. Tính trở lực của tháp ......................................................................... 61
2.5.1.Tính trở lực đĩa khô: ( 𝛥𝑃𝑘)........................................................... 61
2.5.2.Trở lực đĩa do sức căng bề mặt chất lỏng: (𝛥𝑃𝑠) .......................... 62
2.5.3. Trở lực của lớp chất lỏng trên đĩa ................................................. 63
2.5.4. Trở lực của tháp ............................................................................ 64
2.6. Tính cân bằng nhiệt lượng ................................................................ 65

Page | 6
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

2.6.1. Tính cân bằng nhiệt trong thiết bị gia nhệt hỗn hợp đầu: ............. 65
2.6.2. Tính cân bằng nhiệt lượng toàn tháp chưng luyện........................ 68
2.6.3. Tính cân bằng nhiệt lượng trong thiết bị ngưng tụ: ...................... 71
2.6.4. Tính cân bằng nhiệt lượng trong thiết bị làm lạnh........................ 73
CHƯƠNG 3 : TÍNH THIẾT BỊ PHỤ ............................................................. 75
3.1.Thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu ........................................................... 75
3.1.1. Hiệu số nhiệt độ trung bình ........................................................... 75
3.1.2. Lượng nhiệt trao đổi...................................................................... 76
3.1.3. Diện tích trao đổi nhiệt.................................................................. 77
3.2. Tính bơm và thùng cao vị .................................................................. 87
3.2.1 Các trở lực của quá trình cấp liệu .................................................. 89
3.2.2. Chiều cao thùng cao vị so với đĩa tiếp liệu ................................. 100
3.2.3. Tính toán bơm ............................................................................. 101
CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN CƠ KHÍ VÀ LỰA CHỌN .............................. 104
4.1. Tính toán thân tháp ......................................................................... 104
4.1.1. Áp suất trong thiết bị ................................................................... 105
4.1.2.2. Ứng suất cho phép.................................................................... 105
4.1.1.3. Đại lượng bổ sung C ................................................................ 106
4.1.1.4. Chiều dày thân tháp.................................................................. 107
4.2. Tính đường kính các ống dẫn ......................................................... 108
4.2.1. Tính đường kính ống chảy truyền ............................................... 108
4.2.2. Đường kính ống dẫn hỗn hợp đầu vào tháp ................................ 108
4.2.3. Đường kính ống dẫn sản phẩm đỉnh. .......................................... 109
4.2.4. Tính đường kính ống dẫn hồi lưu sản phẩm đỉnh ....................... 111
4.2.5. Tính đường kính ống dẫn sản phẩm đáy ..................................... 112
4.2.6. Đường kính ống dẫn hồi lưu sản phẩm đáy ................................ 113
4.3. Tính chiều dày đáy và nắp thiết bị ................................................. 113
4.3.1. Tính chiều dày đáy ...................................................................... 115
4.3.2. Tính chiều dày nắp ...................................................................... 116
4.3.3. Kết luận ....................................................................................... 117
4.4. Chọn mặt bích để nối thân tháp và nắp, đáy................................. 117
4.5. Chọn bích để nối các ống dẫn và thân............................................ 118

Page | 7
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

4.6.Tính chân đỡ và tai treo thiết bị ...................................................... 119


4.6.1. Khối lượng của toàn bộ tháp ....................................................... 120
4.6.2. Chọn giá đỡ và tai treo ................................................................ 122
KẾT LUẬN ................................................................................................... 125

Page | 8
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Thành phần cân bằng lỏng hơi của Nước – Axit Axetic ................... 26
Bảng 2. Tổng hợp kết quả vẽ số đĩa ................................................................ 31
Bảng 3. Số liệu pha lỏng đoạn chưng- luyện .................................................. 51
Bảng 4. Số liệu pha hơi đoạn chưng- luyện .................................................... 51
Bảng 5. Số liệu pha lỏng đoạn chưng- luyện .................................................. 52
Bảng 6. Bảng số liệu vẽ đường cong động học............................................... 57
Bảng 7. Bảng số liệu bảng STQTTB I _ 171 .................................................. 76

Page | 9
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Mô hình phân tử nước ..................................................................... 13


Hình 1.2. Cấu tạo phân tử axit axetic .............................................................. 17
Hình 1.3. Sơ đồ dây chuyền công nghệ chưng luyện liên tục ........................ 20
Hình 2.4. Đồ thị xác định số đĩa lý thuyết với β= 1,2, Nlt =33 ....................... 27
Hình 2.5 Đồ thị xác định số đĩa lý thuyết với β= 1,3, Nlt =32 ........................ 27
Hình 2.6. Đồ thị xác định số đĩa lý thuyết với β= 1,4, Nlt = 29 ...................... 28
Hình 2.7. Đồ thị xác định số đĩa lý thuyết với β= 1,5, Nlt = 26 ...................... 28
Hình 2.8. Đồ thị xác định số đĩa lý thuyết với β= 1,6 Nlt = 26 ....................... 29
Hình 2.9. Đồ thị xác định số đĩa lý thuyết với β= 1,8 Nlt = 23 ....................... 29
Hình 2.10. Đồ thị xác định số đĩa lý thuyết với β= 1,9 Nlt =22 ...................... 30
Hình 2.11.Đồ thị xác định số đĩa lý thuyết với β= 2,5 Nlt = 21 ...................... 30
Hình 2.12. Toán đồ (I.117).............................................................................. 47
Hình 2. 13. Đồ thị đường cong động học ........................................................ 58
Hình 3.14. Bơm ............................................................................................... 87

Page | 10
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Lý thuyết về chưng luyện

1.1.1. Phương pháp chưng luyện

Chưng luyện là một phương pháp chưng cất nhằm để phân tách một hỗn
hợp khí đã hóa lỏng dựa trên độ bay hơi tương đối khác nhau giữa các cấu tử
thành phần ở cùng một áp suất.

Phương pháp chưng luyện này là một quá trình trưng luyện trong đó hỗn
hợp được bốc hơi và ngưng tụ nhiều lần, kết quả cuối cùng ở đỉnh tháp thu được
một hỗn hợp gồm hầu hết các cấu tử dễ bay hơi và nồng độ đạt yêu cầu, phương
pháp chưng luyện cho hiệu suất phân tách cao, vì vậy nó được sử dụng nhiều
trong thực tế.

Dựa trên các phương pháp chưng luyện liên tục, người ta đưa ra nhiều thiết
bị phân tách đa dạng như tháp chóp, tháp đĩa lỗ, tháp đĩa lỗ không có ống chảy
truyền, tháp đệm… Trong đồ án này em được giao thiết kế tháp chưng luyện
liên tục dạng đĩa lỗ không có ống chảy truyền nhằm phân tách 2 cấu tử Nước –
Axit Axetic , chế độ làm việc ở áp suất thường với hỗn hợp đầu vào ở nhiệt độ
sôi.

Nước – Axit Axetic là hỗn hợp lỏng thường gặp trong thực tế. việc tách
riêng 2 cấu tử này có ý nghĩa quan trọng bởi cần Axit Axetic có nồng độ lớn
dùng làm nguyên liệu sản xuất các hợp chất và thực phẩm hiện nay.

✓ Các phương pháp chưng cất


➢ Chưng cất áp suất thấp
➢ Chưng cất áp suất thường
➢ Chưng cất áp suất cao

Page | 11
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Nguyên tắc làm việc: dựa vào nhiệt độ sôi của các cấu tử, nếu nhiệt
độ sôi của các cấu tử quá cao thì ta giảm áp suất làm việc để giảm
nhiệt độ sôi của các cấu tử
Nguyên lí làm việc: gián đoạn, liên tục

➢ Chưng cất gián đoạn: phương pháp này sử dụng trong các trường hợp
Nhiệt độ sôi của các cấu tử khác xa nhau
Không đòi hỏi sản phẩm có độ tinh khiết cao
Tách hỗn hợp lỏng ra khỏi tạp chất không bay hơi
Tách sơ bộ hỗn hợp nhiều cấu tử
➢ Chưng liên tục: là quá trình được thực hiện liên tục nghịch dòng và nhiều
đoạn

Với hệ hai cấu tử Nước – Axit axetic ta dùng phương pháp chưng luyện liên
tục ở áp suất thường.

1.1.2. Thiết bị chưng luyện

Trong sản xuất, người ta thường dùng nhiều loại thiết bị khác nhau để
tiến hành chưng luyện. Tuy nhiên, yêu cầu cơ bản chung của các thiết bị vẫn
giống nhau nghĩa là diện tích tiếp xúc pha phải lớn. Điều này phụ thuộc vào
mức độ phân tán của một lưu chất này vào lưu chất kia. Nếu pha khí phân tán
vào pha lỏng ta có các loại tháp đĩa, nếu pha lỏng phân tán vào pha khí ta có
tháp đệm. Ở đây ta khảo sát 2 loại thường dùng là tháp đĩa và tháp đệm.

❖ Tháp đĩa : thân tháp hình trụ, thẳng đứng phía trong có gắn các đĩa có
cấu tạo khác nhau, trên đó pha lỏng và pha hơi được cho tiếp xúc với
nhau. Tuỳ theo cấu tạo của đĩa, ta có các loại tháp đĩa:
▪ Tháp đĩa chóp : trên đĩa bố trí có chóp dạng tròn.
▪ Tháp đĩa lỗ : trên đĩa có nhiều lỗ hay rãnh có đường kính (2-12mm)
có 2 loại tháp đĩa lỗ
- Tháp đĩa lỗ có ổng chảy truyền

Page | 12
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

- Tháp đĩa lỗ không có ổng chảy truyền


❖ Tháp đệm : tháp hình trụ, gồm nhiều bậc nối với nhau bằng mặt bích hay
hàn. Vật đệm được cho vào tháp theo một trong hai phương pháp sau :
xếp ngẫu nhiên hay xếp thứ tự.

Tháp đĩa lỗ có ống chảy truyền có những ưu điểm khắc phục được nhiều
nhược điểm của các loại tháp khác như:

✓ Với cùng một chức năng, tổng khối lượng tháp đĩa thường nhỏ hơn tháp
đệm do tháp đĩa có bề mặt tiếp xúc pha lớn và hiệu xuất làm việc cao.
✓ Tháp đĩa thích hợp trong trường hợp có số đĩa lý thuyết hoặc số đơn vị
truyền khối lớn.
✓ Cấu tạo đơn giản, dễ vệ sinh, sửa chữa, làm sạch.
✓ Trở lực thiết bị không lớn
✓ Làm việc được với chất lỏng bãn, khi bẩn, vận tốc khí lớn

Chính nhờ những ưu điểm trên mà tháp đĩa lỗ có ống chảy truyền được sử
dụng để phân tách hỗn hợp 2 cấu tử H2O- CH3COOH trong trường hợp này.

1.2. Giới thiệu về hỗn hợp chưng luyện

1.2.1. Nước ( H2O)

Hình 1.1. Mô hình phân tử nước

Page | 13
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Phân tử nước là hợp chất được tạo bởi 2 nguyên tố là H và O. Chúng đã


hóa hợp với nhau theo tỉ lệ 2 phần khí hidro và 1 phần khí oxi. Công thức hóa
học của nước là H2O.

Cấu tạo:

Phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hidro và một nguyên tử oxy. Về
mặt hình học thì phân tử nước có góc liên kết là 104,45°. Do các cặp điện tử tự
do chiếm nhiều chỗ nên góc này sai lệch đi so với góc lý tưởng của hình tứ
diện. Chiều dài của liên kết O-H là 96,84 picomet

Tính lưỡng cực:

Oxy có độ âm điện cao hơn hidro. Việc cấu tạo thành hình ba góc và việc
tích điện từng phần khác nhau của các nguyên tử đã dẫn đến cực tính dương ở
các ngun tử hiđro và cực tính âm ở nguyên tử oxy, gây ra sự lưỡng cực. Dựa
trên hai cặp điện tử đơn độc của nguyên tử ôxy, lý thuyết VSEPR đã giải thích
sự sắp xếp thành góc của hai ngun tử hiđrơ, việc tạo thành mơ men lưỡng cực
và vì vậy mà nước có các tính chất đặc biệt. Vì phân tử nước có tích điện từng
phần khác nhau nên một số sóng điện từ nhất định như sóng cực ngắn có khả
năng làm cho các phân tử nước dao động, dẫn đến việc nước được đun nóng.
Hiện tượng này được áp dụng để chế tạo lò vi sóng.

Các phân tử nước tương tác lẫn nhau thơng qua liên kết hiđrơ và nhờ vậy
có lực hút phân tử lớn. Đây không phải là một liên kết bền vững. Liên kết của
các phân tử nước thông qua liên kết hidro chỉ tồn tại trong một phần nhỏ của
một giây, sau đó các phân tử nước tách ra khỏi liên kết này và liên kết với các
phân tử nước khác.

Đường kính nhỏ của ngun tử hidro đóng vai trò quan trọng cho việc tạo
thành các liên kết hidro, bởi vì chỉ có như vậy ngun tử hidro mới có thể đến gần
nguyên tử oxy một chừng mực đầy đủ. Các chất tương đương của nước, ví dụ

Page | 14
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

như dihidro sulfua (H2S), khơng tạo thành các liên kết tương tự vì hiệu số điện
tích quá nhỏ giữa các phần liên kết. Việc tạo chuỗi của các phân tử nước thông
qua liên kết cầu nối hidro là nguyên nhân cho nhiều tính chất đặc biệt của nước,
thí dụ như nước mặc dù có khối lượng mol nhỏ vào khoảng 18 g/mol vẫn ở thể
lỏng trong điều kiện tiêu chuẩn. Ngược lại, H2S tồn tại ở dạng khí cùng ở trong
những điều kiện này. Nước có khối lượng riêng nhỏ nhất ở 4 độ Celcius và nhờ
vào đó mà băng đá có thể nổi lên trên mặt nước; hiện tượng này được giải thích
nhờ vào liên kết cầu nối hiđro.

Sự phân hủy và tổng hợp nước:

2H2O (điện phân) → 2H2 + O2


2H2 + O2 (t°) → 2H2O
Tính chất vật lý của nước

✓ Nước là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị , sôi ở
100 °C (ở áp suất khí quyển là 760 mmHg), hóa rắn ở 0 °C.
✓ Khối lượng riêng của nước (ở 4 °C): 1 g/ml (hoặc 1 kg/lít).
✓ Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn, lỏng và khí như: đường,
muối ăn, axit, khí hidroclorua, khí amoniac…

Tính chất hóa học của nước

* Nước tác dụng với kim loại


Nước tác dụng được với một số kim loại ở nhiệt độ thường như: Li, Na, K, Ca..
tạo thành bazo và khí H2.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑
2K + 2H2O → 2KOH + H2 ↑
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 ↑
* Nước tác dụng với oxit bazo

Page | 15
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Nước tác dụng với oxit bazo tạo thành bazo tương ứng. Dung dịc bazo làm quỳ
tím hóa xanh.

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

* Nước tác dụng với oxit axit

Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm quỳ
tím hóa đỏ.
SO2 + H2O → H2SO3
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất

Nước có vai trò rất quan trong trong cuộc sống của chúng ta. Có thể kể đến
một số vai trò quan trọng của nước như:

• Hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống
• Tham gia vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể người,
động thực vật.
• Nước phục vụ cho đời sống hàng ngày, cho sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải…

- Bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm là nghĩa vụ của mỗi chúng ta.
Không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ, kênh rạch… xử lý nước thải sinh hoạt,
nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường.

1.2.2 Axit Axetic ( CH3COOH)

Page | 16
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Hình 1.2. Cấu tạo phân tử axit axetic

Tính chất vật lý


Axit axetic CH3COOH là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong
nước.
Dung dịch axit axetic nồng độ từ 2 – 5 % dùng làm giấm ăn.
Acid acetic là chất dễ cháy, ở nhiệt độ ấm hơn 39 ° C Axit axetic được coi là
một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi của các chất ơ nhiễm.
• Trọng lượng riêng: ρ =1,049 g/cm3 (l)
ρ =1,266 g/cm3 (s)
• Điểm nóng chảy:
tnc =16,5 ° C (289,6 K; 61,7 °F)
• Điểm sôi:
ts = 118,1 °C (391,2 K; 244,6 °F)
• Độ axit (pKa): 4,76 ở 25°C
• Độ nhớt:
µ =1,22 mPa·s ở 25 °C

Tính chất hóa học

Nguyên tử hidro (H) trong nhóm carboxyl (−COOH) trong các axit
cacboylic như axit axetic có thể cung cấp một ion H+ (proton), làm cho chúng
có tính chất axit. Axit axetic là một axit yếu, thuộc nhóm axit monoprotic, có
Ka = 4,75. Nó tạo ra gốc liên kết là axetat (CH3COO−). Dung dịch 1,0 M
(tương đương nồng độ giấm gia đình) có pH là 2,4 cho thấy chỉ 0,44% các
phân tử axit axetic bị phân ly.

Page | 17
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Cấu trúc tinh thể của axit axetic cho thấy các phân tử nhị trùng liên kết
bởi các liên kết hiđro. Các chất nhị trùng cũng có thể được phát hiện ở dạng
hơi ở 120°C. Chúng cũng có mặt trong pha lỏng trong các dung dịch lỏng trong
các dungmôi không có liên kết hydro, và một mức độ nhất định trong axit axetic
tinh khiết, nhưng bị phá vỡ trong các dung mơi có liên kết hydro. Enthalpy
phân ly của các chất này ước tính khoảng 65,0–66,0 kJ/mol, và entropy phân
ly khoảng 154–157 J mol−1 K−1. Cách thức nhị trùng này cũng có thể hiện ở
các axit cacboxylyc thấp hơn khác.
Axit axetic lỏng là dung môi protic dính ướt (phân tử phân cực), tương
tự như ethanol và nước. Với hằng số điện mơi trung bình khoảng 6,2, nó có thể
hòa tan không chỉ trong các hợp chất phân cực như các muối vô cơ và các loại
đường mà nó cịn có khả năng hịa tan trong các hợp chất không phân cực như
dầu, và các nguyên tố như lưu huỳnh và iốt. Nó cũng có thể hịa trộn với các
dung môi phân cực và không phân cực khác như nước, chloroform, và hexan.
Đối với các ankan cao phân tử (từ octan trở lên) axit axetic khơng có khả năng
trộn lẫn một cách hoàn toàn, và khả năng trộn lẫn tiếp tục giảm khi số n-ankan
càng lớn. Tính chất hòa tan và độ trộn lẫn của axit axetic làm cho nó được ứng
dụng rộng rãi trong công nghiệp.
a. Tính axit
• Tác dụng với bazơ :

CH3COOH + NaOH → H2O + CH3COONa

• Tác dụng với oxit bazơ:

2CH3COOH + CaO → H2O + (CH3COO)2Ca + H2O.

• Tác dụng với kim loại (trước H) giải phóng H2:

2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

• Tác dụng với muối của axit yếu hơn:

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O.

Page | 18
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

b. Tác dụng với rượu etylic tạo ra: este và nước


CH3COOH + HO-C2H5 -> CH3COOC2H5 + H2O.
c. Các phương pháp điều chế:
✓ Oxi hóa hidrocacbon no
✓ Oxi hóa anken thành hỗn hợp axit
✓ Các ancol,andehit,xeton khi bị oxi hóa tạo ra hỗn hợp axit
d. Ứng dụng:
Acid acetic: là một loại acid quan trọng nhất trong các loại acid hữu cơ. Nó rẻ
nên được ứng dụng rộng rãi và là hoá chất cơ bản để điều chế nhiều hợp chất
quan trọng. Acid acetic được ứng dụng trong các nghành :
▪ Làm dấm ăn, phẩm màu, dược phẩm, nước hoa tổng hợp.
▪ Đánh đông mủ cao su
▪ Làm chất dẻo tơ lụa xeluloza acetat .
▪ Làm phim ảnh không nhạy lửa.
▪ Làm chất kết dính polyvinyl acetat .

1.3. Vẽ và thuyết minh dây chuyền sản xuất

1.3.1. Dây chuyền sản xuất

Page | 19
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Hình 1.3. Sơ đồ dây chuyền công nghệ chưng luyện liên tục

Chú thích

1. Thùng chứa hỗn hợp đầu 7. Thiết bị làm lạnh sản phẩm đỉnh
2. Bơm 8. Thùng chứa sản phẩm đỉnh
3. Thùng cao vị 9. Thiết bị gia nhiệt đáy tháp
4. Thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu 10. Thùng chứa sản phẩm đáy
5. Tháp chưng luyện 11. Thiết bị tháo nước ngưng
6. Thiết bị ngưng tụ hồi lưu

Page | 20
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

1.3.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ

Dung dịch đầu ở thùng (1) được bơm (2) bơm liên tục lên thùng cao vị
(3), mức chất lỏng cao nhất ở thùng cao vị được khống chế nhờ ống chảy tràn,
từ thùng cao vị dung dịch được đưa vào thiết bị đun nóng (4) qua lưu lượng kế
(11), ở đây dung dịch được đun nóng đến nhiệt độ sơi bằng hơi nước bão hồ,
từ thiết bị gia nhiệt (4) dung dịch được đưa vào tháp chưng luyện (5) nhờ đĩa
tiếp liệu, trong tháp hơi đi từ dưới lên gặp chất lỏng đi từ trên xuống, nhiệt độ
và nồng độ các cấu tử thay đổi theo chiều cao của tháp.

Vì vậy hơi từ đĩa phía dưới lên đĩa phía trên, các cấu tử có nhiệt độ sôi
cao sẽ được ngưng tụ lại và cuối cùng trên đỉnh ta thu được hỗn hợp gồm hầu
hết các cấu tử dễ bay hơi. Hơi đó đi vào thiết bị ngưng tụ hồi lưu (6), ở đây nó
được ngưng tụ lại. Một phần chất lỏng đi qua thiết bị làm lạnh (7) để làm lạnh
đến nhiệt độ cần thiết rồi đi vào thùng chứa sản phẩm đỉnh (8), một phần khác
hồi lưu về tháp ở đĩa trên cùng.

Chất lỏng đi từ trên xuống gặp hơi có nhiệt độ cao hơn, một phần cấu tử
có nhiệt độ sơi thấp được bốc hơi và do đó nồng độ cấu tử khó bay hơi trong
chất lỏng ngày càng tăng và cuối cùng ở đáy tháp ta thu được hỗn hợp lỏng
gồm hầu hết là cấu tử khó bay hơi. Chất lỏng đi ra khỏi tháp được làm lạnh rồi
đi vào thùng chứa sản phẩm đáy (10). Như vậy với thiết bị làm việc liên tục thì
hỗn hợp đầu được đưa vào liên tục và sản phẩm cũng được tháo ra liên tục.

Page | 21
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ CHÍNH

2.1. Tính toán cân bằng vật liệu toàn thiết bị

Kí hiệu các đại lượng:

F : lượng nguyên liệu đầu (kmol/h)

P : lượng sản phẩm đỉnh (kmol/h)

W: lượng sản phẩm đáy (kmol/h)

xF: nồng độ phần mol của cấu tử dễ bay hơi trong hỗn hợp đầu

xP: nồng độ phần mol của cấu tử dễ bay hơi trong sản phẩm đỉnh

xW: nồng độ phần mol của cấu tử dễ bay hơi trong sản phẩm đáy.

Giả thiết:
✓ Số mol pha hơi đi từ dưới lên là bằng nhau trong tất cả mọi tiết diện
của tháp.
✓ Số mol chất lỏng không thay đổi theo chiều cao đoạn chưng và đoạn
luyện.
✓ Hỗn hợp đầu đi vào tháp ở nhiệt độ sôi.
✓ Chất lỏng ngưng tụ trong thiết bị ngưng tụ có thành phần bằng thành
phần của hơi đi ra ở đỉnh tháp.
✓ Cấp nhiệt ở đáy tháp bằng hơi đốt gián tiếp.
Yêu Cầu thiết bị:
- F: Năng suất thiết bị tính theo hỗn hợp đầu = 4750 kg/h
- Thiết bị làm việc ở áp suất thường (P = 1 at)
- Tháp chưng loại: tháp đĩa lỗ có ống chảy truyền.
Điều kiện:

aF : Nồng độ Metylic trong hỗn hợp đầu = 31,8% (phần khối lượng)

ap: Nồng độ Metylic trong sản phẩm đỉnh = 95,7% (phần khối lưọng)

Page | 22
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

aw: Nồng độ Metylic trong sản phẩm đáy = 1,1% (phần khối lượng)

MA: Khối lượng phân tử của Nước = 18 (kg/kmol)

MB: Khối lượng phân tử của Axit Axetic = 60 (kg/kmol)

Theo phương trình cân bằng vật liệu cho toàn tháp:

F= P + W (1)

Phương trình cân bằng vật liệu cho cấu tử dễ bay hơi:

F.aF = P. aP + W.a (2)

Từ (1) và (2) ta suy ra được lượng sản phẩm đỉnh là:


𝑎𝐹 − 𝑎𝑊 0,318 − 0,011
𝑃 = 𝐹. = 4750. = 1541 kg/h
𝑎𝑃 − 𝑎𝑊 0,957 − 0,011

→ 𝑊 = 𝐹 − 𝑃 = 4750 − 1541 = 3209 kg/h


Đổi từ khối lượng sang phần mol:

aF/MA 0,318/18
xF = = = 0,608(phần mol)
aF/MA+(100-aF)/MB 0,318⁄18+0,682⁄60

aP / MA 0,957⁄18
xP = = = 0,987 (phần mol)
aP / MA + (100 - aP) / MB 0,957⁄18+0,043⁄60

aW / MA 0,011/18
xW = = = 0,0357 (phần mol)
aW / MA + (100 - aW) / MB 0,011⁄18+0,989⁄60

Tính khối lượng mol trung bình:

Áp dụng công thức: M = x.MA + (1 - x).MB

Ta có :

MF= 0,608.18 + ( 1- 0,608).60= 34,464 (kg/kmol)

MP= 0,987.18 + (1- 0,987).60= 18,546 (kg/kmol)

Mw= 0,0357.18+ (1-0,0357).60= 58,5006 (kg/kmol)

Page | 23
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

➔ Lượng hỗn hợp đầu, sản phẩm đỉnh, sản phẩm đáy tính theo phần mol là:
𝐹 4750
𝐹= = = 137, 82 𝐾𝑚𝑜𝑙/ℎ =2673,266 kg/h
𝑀𝐹 34,464

𝑃 1541
𝑃= = = 83,09 𝐾𝑚𝑜𝑙/ℎ =1611,68 kg/h
𝑀𝑃 18,546

𝑊 3209
𝑊= = = 54,85 𝐾𝑚𝑜𝑙/ℎ = 1063,914 kg/h
𝑀𝑊 58,5006

2.2. Tính chỉ số hồi lưu tối thiểu (Rth)

Để đơn giản cho việc thiếp lập đường làm việc của tháp chưng luyện, ta giả
thiết:

- Dòng mol pha hơi đi từ dưới lên không đổi trên toàn bộ chiều cao của tháp.
Dòng mol pha lỏng đi từ trên xuống không đổi trong đoạn luyện và đoạn
chưng,. Tức thoa mãn điều kiện sau:

Nhiệt hóa hơi mol của các cấu tử bằng nhau theo công thức kinh
nghiệm của Trouton
𝑟 𝑘𝑐𝑎𝑙
≈ 21 ≈ 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
𝑇 𝑘𝑚𝑜𝑙°𝐾
Không có nhiệt hòa tan 𝛥𝑄 = 0
Không có nhiệt mất mát ra môi trường xung quanh
Sự sai khác về nhiệt lượng riêng của chất lỏng sôi trên các tiết diện
khác nhau của tháp được bỏ qua

- Hỗn hợp đầu vào tháp ở nhiệt độ sôi

- Chất lỏng đi ra khỏi tháp thiết bị ngưng tụ có thành phần bằng thành phần
hơi đi ra ở đỉnh tháp

- Hơi bốc lên từ đáy tháp có nồng độ bằng nồng độ sản phẩm đỉnh

- Đun sôi tháp bằng hơi đốt trực tiếp

Page | 24
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

2.2.1. Phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn luyện

Phương trình cân bằng vật liệu

D0 = L0 + P

Trong đó D0 : lượng hơi đi từ dưới lên

L0 : lượng lỏng hồi lưu đi từ trên xuống

Phương trình cân bằng vật liệu cho cáu tử dễ bay hơi là:

D0.y = L0.x+ P.xP

⇔ ( L0 + P).y = L0.x+ P.xP


𝐿0 𝑃
⇒𝑦= 𝑥+ 𝑥𝑃
𝐿0 +𝑃 𝐿0 +𝑃

𝐿0
Đặt = 𝑅 chỉ số hồi lưu
𝑃

𝑅 1
⇒𝑦= 𝑥+ 𝑥
𝑅+1 𝑅+1 𝑃

2.2.2. Phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn chưng

- Phương trình cân bằng vật liệu:

Du = Lu –w

- Phương trình cân bằng vật liệu cho cấu tử dễ bay hơi:

Du.y’ = Lu.x’ – w.xw

⇔ (Lu – w).y’ = Lu.x’ – w.xw

𝐿 = 𝐿0 + 𝐹 = 𝐿0 + 𝑃 + 𝑤
Mà { 𝑢
𝑤 =𝐹−𝑃

Thay vào ta có : (P+ L0).y’= (F+L0).x’ – (F-P).xw


𝐿0 +𝐹 𝐹−𝑃
⇒ 𝑦′ = 𝑥′ − 𝑥
𝐿0 +𝑃 𝐿0 +𝑃 𝑤

Page | 25
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝐿0 𝐹
Đặt : 𝑅 = , 𝑓=
𝑃 𝑃

𝑅+𝑓 𝑓−1
⇒ 𝑦′ = 𝑥′ − 𝑥
𝑅+1 𝑅+1 𝑤

Từ số liệu bảng IX.2a (Sổ tay QT&TBCNHC-2 trang 148) ta có thành phần
cân bằng lỏng hơi của Nước – Axit Axetic được cho theo bảng sau :

X 0 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Y 0 9,2 16,7 30,3 42,5 53 62,6 71,6 79,5 86,4 93 100

T 118,1 115,4 113,8 110,1 107,5 105,8 104,4 103,3 102,1 101,3 100,6 100

Bảng 1: Thành phần cân bằng lỏng hơi của Nước – Axit Axetic
Tính yF*: có xF= 0,608 ( phần mol)
Với giá trị xF = 0,608 ta dóng lên đường cân bằng → yF* = 0,723

Chỉ số hồi lưu tối thiểu của tháp chưng luyện Rmin :
𝑥𝑃 −𝑦𝐹∗ 0,987−0,723
Rmin = = 0,723−0,608 = 2,3
𝑦𝐹∗ −𝑥𝐹

2.2.3 Tính chỉ số hồi lưu thích hợp

Vấn đề chọn chỉ số hồi lưu thích hợp rất quan trọng, vì khi chỉ số hồi lưu bé
thì số bậc của tháp lớn hơn nhưng tiêu tốn lượng hơi đốt ít, ngược lại khi chỉ số hồi
lưu lớn thì số bậc tháp ít hơn nhưng tiêu tốn hơi đốt lớn
Rth : chỉ số hồi lưu thích hợp được tính theo tính chất thể tích tháp nhỏ nhất
Nlt : số bậc thay đổi nồng độ ( số đĩa lý thuyết )
→ Chỉ số hồi lưu thích hợp Rx = β. Rmin
β : hệ số hiệu chỉnh 𝛽 = (1,2 ÷ 2,5) Rmin

Ứng với mỗi giá trị R > Rmin, ta dựng một đường làm việc tương ứng và tìm được
một giá trị Nlt

Page | 26
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Hình 2.4. Đồ thị xác định số đĩa lý thuyết với β= 1,2, Nlt =33

Hình 2.5 Đồ thị xác định số đĩa lý thuyết với β= 1,3, Nlt =32

Page | 27
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Hình 2.6. Đồ thị xác định số đĩa lý thuyết với β= 1,4, Nlt = 29

Hình 2.7. Đồ thị xác định số đĩa lý thuyết với β= 1,5, Nlt = 26

Page | 28
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Hình 2.8. Đồ thị xác định số đĩa lý thuyết với β= 1,6 Nlt = 26

Hình 2.9. Đồ thị xác định số đĩa lý thuyết với β= 1,8 Nlt = 23

Page | 29
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Hình 2.10. Đồ thị xác định số đĩa lý thuyết với β= 1,9 Nlt =22

Hình 2.11.Đồ thị xác định số đĩa lý thuyết với β= 2,5 Nlt = 21

Page | 30
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝒙𝑷
Với 𝑩=
𝑹𝑿 +𝟏

Ta lập được bảng kết quả từ các đồ thị trên:


𝛽 RX B Nlt Nlt( RX + 1)

1,2 2,76 0,2625 33 124,08

1,3 2,99 0,2473 32 127,68

1,4 3,22 0,2338 29 122,38

1,5 3,45 0,2218 26 115,7

1,6 3,68 0,2109 26 121,68

1,7 3,91 0,2010 24 117,84

1,8 4,14 0,1920 23 118,22

1,9 4,37 0,1838 22 118,14

2,0 4,6 0,1762 22 123,2

2,1 4,83 0,1692 22 128,26

2,2 5,06 0,1628 22 133,32

2,3 5,29 0,1569 22 138,38

2,4 5,52 0,1513 22 143,44

2,5 5,75 0,1462 21 141,75

Bảng 2. Tổng hợp kết quả vẽ số đĩa

- Từ đồ thị ta thấy với RX = 3,45 thì RX(Nlt + 1) = 115,7 là bé nhất

Vậy Rth= 3,45 ( Số đĩa lý thuyết là 26 )

Phương trình đường nồng độ làm việc

- Lượng hỗn hợp đầu trên 1 đơn vị sản phẩm đỉnh là

Page | 31
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝐹 137,82
L= = = 1,6586
𝑃 83,09

a, Phương trình đường nồng độ làm việc đoạn luyện:

𝑅𝑥 𝑥𝑃
𝑦= .𝑥 + = 0,775.x + 0,221
𝑅𝑥 +1 𝑅𝑥 +1

b, Phương trình đường nồng độ làm việc với đoạn chưng:


𝑹𝒙 +𝟏 𝑳−𝟏
𝒙= .𝒚+ . 𝒙𝑾
𝑳+𝑹𝒙 𝑳+𝑹𝒙

=0,871.y – 0,0046

2.3. Tính đường kính tháp

Đường kính tháp được xác định theo công thức

𝑡𝑏 𝑔
D=0,0188.√ ,m (181-2)
(𝜌𝑦 .𝜔𝑦 )𝑡𝑏

gtb: lượng hơi đi trong tháp( lượng trung bình) Kg/h


𝜌y: khối lượng riêng trung bình Kg/m3
wy: tốc độ hơi đi trung bình trong tháp Kg/m2.s

Vì lượng hơi và lượng lỏng thay đổi theo chiều cao mỗi đoạn nên ta phải
tính lượng hơi trung bình cho từng đoạn

2.3.1. Đường kính đoạn luyện:

2.3.1.1 Lượng hơi trung bình trong đoạn luyện

Lượng hơi trung bình trong đoạn luyện gtb có thể xem gần đúng bằng
trung bình cộng lượng hơi đi ra khỏi đĩa trên cùng của tháp gd và lượng
hơi đi vào dưới cùng của đoạn luyện g1
𝒈𝒅 +𝒈𝟏
gtb= Kmol/h (181-2)
𝟐

gđ : lượng hơi đi ra khỏi đĩa trên cùng của tháp (kmol/h)

Page | 32
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

g1 : lượng hơi đi vào đĩa dưới cùng của đoạn luyện (kmol/h)

gtb : lượng hơi trung bình đi trong đoạn luyện (kmol/h)

Lượng hơi đi ra khỏi đỉnh tháp


gd= GR + GP = GP(Rx + 1) (181-2)

Với GP : Lượng sản phẩm đỉnh (P): GP = 83,09 (kmol/h) =1611,68 kg/h

GR : Lượng lỏng hồi lưu

GR = GP.R= 1611,68.3,45=5560,296 (kg/h)


Thay số ta được

gđ = GP(R+ 1) =1611,68.(3,45 + 1) = 7171,976 (kg/h)


Lượng hơi đi vào đoạn luyện : lượng hơi g1 , hàm lượng hơi y1 và
lượng lỏng G1 đối với đĩa thứ nhất của đoạn luyện , xác định theo
phương trình cân bằng vật liệu và nhiệt lượng
𝑔1 = 𝐺1 + 𝐺𝑃
{𝑔1 . 𝑦1 = 𝐺1 . 𝑥1 + 𝐺𝑃 . 𝑥𝑃
𝑔1 . 𝑟1 = 𝑔𝑑 . 𝑟𝑑

▪ G1 : Lượng lỏng đối với đĩa thứ nhất của đoạn luyện
▪ y1 : Hàm lượng hơi đi vào đĩa 1 của đoạn luyện
▪ r1 : Ẩn nhiệt hóa hơi của hỗn hợp hơi đi vào đĩa thứ nhất
▪ rđ : Ẩn nhiệt hóa hơi của hỗn hợp hơi đi ra khỏi đỉnh tháp
▪ r1 = rA.y1 + (1- y1). rB
▪ rđ = rA.yđ + (1- yđ). rB
▪ yđ = yP (phần khối lượng)
▪ rA: ẩm nhiệt hóa hơi của nước
▪ rB: ẩm nhiệt hóa hơi của axit axetic

Ta có:

x1= xF= 0,608 (phần mol)

yđ= xP= 0,987 (phần mol)

Page | 33
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

r1 = rA. y1 + (1- y1). rB

rđ = rA.yđ + (1- yđ ). rB

rA , rB : Ẩn nhiệt hóa hơi của các cấu tử nguyên chất nước và axit axetic

Tra đồ thị t-x,y

Tại xP = 0,987 (kmol/kmol) nội suy ta được t°P = 100,162°C

xF = 0,608 (kmol/kmol) nội suy ta được t°F = 103,216°C

Tra bảng nhiệt hóa hơi [I.212] ( (Sổ tay QT&TBCNHC-T1, 254-1)

Tại t°P = 100,162°C , nội suy ta được;

rA = 538,8947 (kcal/kg) = 538,162.18.4,1868 =


40557,18(KJ/Kmol)

rB = 96,9895 (kcal/kg) = 96,9895 .60.4,1868=


24364,54(KJ/Kmol)

Tại t°F = 103,216°C, nội suy ta được

rA = 536,9096 (kcal/kg) = 536,9096.18.4,1868 = 40462,80 (KJ/Kmol)

rB = 96,7909 (kcal/kg) = 96,7909.60.4,1868 = 24314,65 (KJ/Kmol)

Thay vào phương trình r1 ta được:

r1 = 40557,18 .y1 + 24364,54.( 1- y1 )

= 16192,64 .y1 + 24364,54 (KJ/Kmol)

Thay vào phương trình rđ ta được :

rđ = 40462,80.0,987 + 24314,65.(1-0,987)

= 40252,874 (Kj/Kmol)

Thay các giá trị vào hệ trên ta được :

Page | 34
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝑔1 = 𝐺1 + 𝐺𝑃
{𝑔1 . 𝑦1 = 𝐺1 . 𝑥1 + 𝐺𝑃 . 𝑥𝑃
𝑔1 . 𝑟1 = 𝑔𝑑 . 𝑟𝑑

𝑔1 = 𝐺1 + 83,09
{𝑔1 𝑦1 = 𝐺1 . 0,608 + 83,09 .0,987
𝑔1 (16192,64 . y1 + 24364,54) = 40252,874 .369,75

Giải hệ ta được kết quả sau:

𝑔1 = 1457,5
{𝐺1 = 1374,4
𝑦1 = 0,63

 r1= 16192,64 .0,63 + 24364,54 = 34565,9 ( Kj/Kmol)

Vậy lượng hơi đi trung bình trong đoạn luyện là :

𝑔đ +𝑔1 1457,5+369,75
gtb = = = 913,625( Kmol/h)
2 2

Lượng lỏng trung bình đi trong đoạn luyện:

𝐺1 +𝑅𝑡ℎ 𝐺𝑝 1374,4+3,45.83,09
GL = = =830,53 (Kmol/h)
2 2

2.3.1.2. Tính khối lượng riêng của đoạn luyện

a, Pha hơi:

Được áp dụng theo công thức sau

𝑦𝑡𝑏𝐴.𝑀𝐴 +(1−𝑦𝑡𝑏𝐴 ).𝑀𝐵


𝜌𝑦𝑡𝑏 = . 273 (IX.102 /183 – 2)
22,4(𝑡𝑦𝑡𝑏 +273)

ytbA ; (1- ytbA) : Nồng độ phần mol trung bình của hơi Nước và hơi axit
axetic trong đoạn luyện

T= tytb + 273 :nhiệt độ làm việc trung bình của tháp

y dA + y cA 𝑥𝑃 +𝑦1 0,987+0,63
⇒ ytbA = = = = 0,80 (phần mol)
2 2 2

Với

Page | 35
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

yđA : nồng độ pha hơi đầu đoạn luyện yđA = y1 =0.63 phần mol

ycA : nồng độ pha hơi cuối đoạn luyện yc = yP = xP=0,987 phần mol

Từ sổ tay tập II dùng công thức nội suy ta tìm được nhiệt độ trung bình
của pha hơi

tytb =102,042°C

⇒ Khối lượng riêng của pha hơi là:

[0,8.18+(1−0,8).60]
𝜌𝑦𝑡𝑏 = . 273 = 0,858 ( Kg/m3)
22,4.(273+104,6)

b, Pha lỏng:

Được áp dụng theo công thức sau

1 𝑎𝑡𝑏𝐴 1−𝑎𝑡𝑏𝐴
= + , Kg/m3
𝜌𝑥𝑡𝑏 𝜌𝑥𝐴 𝜌𝑥𝐵

𝜌𝑥𝑡𝑏 : Khối lượng riêng trung bình của pha lỏng , Kg/ m3
𝜌xA, 𝜌xB : Khối lượng riêng lỏng của Nước và axit axetic , Kg/m3
atbA : Phần khối lượng trung bình cấu tử Nước
𝑎𝐹 +𝑎𝑃 0,318+0,957
atbA= = = 0,6375 ( Phần khối lượng)
2 2

xtbA : Phần mol trung bình của cấu tử Nước


𝑥𝑃 +𝑥𝐹 0,987+0,608
xtbA = = = 0,7975 ( Phần mol)
2 2

Từ XtbA ta nội suy theo đồ thị x-y, t ta có toxtb = 101,2oC

𝜌𝑥𝐴 = 956,2(𝐾𝑔/𝑚3 )
t°xtb=101,2°C ⇒ { ( IX.2a – STQTTB 2)
𝜌𝑥𝐵 = 953,68(𝐾𝑔/𝑚3 )

Vậy khối lượng riêng trung bình của pha lỏng là :

1 0,6375 (1−0,6375 )
= + ⇒ 𝜌𝑥𝑡𝑏 =955,3 (Kg/m3)
𝜌𝑥𝑡𝑏 956,2 953,68

Page | 36
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

2.3.1.3.Độ nhớt trung bình

Độ nhớt của nước ở 20°C : 𝜇𝑛 = 1,005.10−3 , (N.s/m2)

Độ nhớt của pha lỏng ở txtb= 101,2°C nội suy theo bảng II.101 ( 92-1) ta
được :

𝜇𝐴 = 0,28.10−3 (𝑁. 𝑠/𝑚2 )


⇒{
𝜇𝐵 = 0,46.10−3 (𝑁. 𝑠/𝑚2 )

Độ nhớt trung bình của pha lỏng được tính theo công thức sau:

𝑙𝑔 𝜇𝑥 = 𝑥𝑡𝑏𝐴 . 𝑙𝑔 𝜇𝐴 + (1 − 𝑥𝑡𝑏𝐴 ). 𝑙𝑔 𝜇𝐵

Thay số vào ta được

𝑙𝑔 𝜇𝑥 = 0,7975.lg(0,28.10-3) + (1-0,7975).lg(0,46.10-3)

𝜇𝑥 =0,3097.10-3 (N.s/m2)

2.3.1.4.Tốc độ hơi đi trong tháp

Tốc độ hơi trong tháp đĩa được xác định theo công thức:

x
gh = 0, 05 .
y
( IX.113/186-2)
Trong đó:

ωgh: tốc độ giới hạn trên (m/s)


Tốc độ hơi trong đoạn chưng:

ρxtbC 955,3
ω ghL = 0,05 . = 0,05 √ =1,66 (m/s)
ρytbC 0,858

Để tránh tạo bọt ta lấy tốc độ làm việc khoảng (80÷90%)ωgh

Ta lấy 80% → ωy = 0,8. 1,66=1,328 (m/s)

Page | 37
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

2.3.1.5.Đường kính đọan luyện là:

Tính khối lượng trung bình:

Mytb= (ytb.MA + (1 – ytb).MB = 0.8.18 + (1 – 0,8).60=26,4

𝑔′ 𝑡𝑏 913,625.26,4
DL = 0,0188.√ = 0,0188. √ = 2,735 (m)
(𝜌𝑦 .𝑤𝑦 )𝑡𝑏 0,858.1,328

→ Ta quy chuẩn là DL = 2,7 m

Thử điều kiện

913,625.26,4
DL = 2,7= 0,0188.√
0,858.𝑤𝑙𝑣

⇒ wlv = 1,36 ( m/s)

𝑤𝑙𝑣 1,36
Ta có : = = 0,8 ( 𝑡ℎỏ𝑎 𝑚ã𝑛)
𝑤𝑦𝑡 1,66

Vậy chọn đường kính là DL = 2,7 m là chấp nhận được

2.3.2.Đường kính đoạn chưng

2.3.2.1 Xác định lượng hơi đi trong tháp

𝑔′ 𝑛 +𝑔′ 1
g’tb = ( Kg/h)
2

g’n : lượng hơi đi ra khỏi đoan chưng đi vào đoạn luyện

Vì lượng hơi đi ra khỏi đoạn chưng bằng lượng hơi đi vào đoạn luyện

Nên g’n= g’1

𝑔1 +𝑔′ 1
g’tb = , g’1 là lượng hơi đi vào đoạn chưng
2

✓ Lượng hơi đi vào đoạn chưng g’1, lượng lỏng G’1 và kàm lượng lỏng
x’1. Xác định theo phương trình cân bằng vật liệu và nhiệt lượng :

Page | 38
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝐺 ′1 = 𝑔′1 + 𝐺𝑤
{𝐺 ′1 . 𝑥 ′1 = 𝑔′1 . 𝑦𝑤 + 𝐺𝑤 . 𝑥𝑤
𝑔′1 . 𝑟 ′1 = 𝑔đ . 𝑟đ

Trong đó:

r’1 : Ẩn nhiệt hóa hơi của hỗn hợp hơi đi vào đĩa thứ nhất của đoạn
chưng , Kj/Kg
xw : Thành phần cấu tử dễ bay hơi ở đáy sản phẩm đáy( phần mol)
Gw = w = 54,85 (Kmol/h)
aw = 0,011 phần khối lượng, xw = 0,0357 phần mol
y’1 = yw = 0,065 phần mol tra bảng (IX.a: 145-2) ,

Ta có : r’1 = rA.y’1 + (1- y’1).rB

Với xw = 0,0357 phần mol tra bảng ra ta có t°w = 116,7°C

Tra bảng nhiệt hóa hơi ta được


𝑟 = 528,145(𝑘𝑐𝑎𝑙/𝑘𝑔) = 39802,274(𝐾𝑗/𝐾𝑚𝑜𝑙)
{𝐴
𝑟𝐵 = 95,914(𝑘𝑐𝑎𝑙/𝑘𝑔) = 24094,49(𝐾𝑗/𝐾𝑚𝑜𝑙)

⇒ r’1= 39802,274.y’1 + (1 – y’1).24094,49

r’1= 15707,78.y’1 + 24094,49 (Kj/Kmol)

Thay vào hệ phương trình ta được:

Ẩn nhiệt hóa hơi của hỗn hợp hơi đi vào đĩa chưng thứ nhất:

 r’1 = 39802,274. 0,065 + (1 – 0,065). 24094,49 = 25115,496


(kcal/kmol)

 𝑟1
1457,5. 34565,9
𝑔1′ = 𝑔1 𝑟1 ′ = = 2005,92
25115,496


𝐺1′ = 2005,92 + 54,85 = 2060,47

Page | 39
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

 2005,92.0,065+54,85.0,0357
𝑥1′ = = 0,064
2060,47

 Lượng hơi trung bình của đoạn Chưng :

′ 𝑔1′ +𝑔𝑛
′ 2005,92+1457,5
𝑔𝑡𝑏 = = = 1731,71 (kmol/h)
2 2

Lượng lỏng trung bình đi trong đoạn chưng:


𝐺1 +𝐹+𝐺′1 1374,4+137,82+2060,47
Gxc= = = 1809,61 (kmol/h)
2 2

2.3.2.2. Tính khối lượng riêng trung bình

a, Đối với pha hơi


𝑦𝑡𝑏𝐴 .𝑀𝐴 +(1−𝑦𝑡𝑏𝐴 ).𝑀𝐵
𝜌𝑦𝑡𝑏 = . 273
22,4(𝑡𝑦𝑡𝑏 +273)

𝑦𝑑𝐴 +𝑦𝑐𝐴
Ta có: ytbA =
2

ydA , ycA nồng độ làm việc tại 2 đầu làm việc tại 2 đầu mỗi đoạn chưng, ( phần
mol)

ydA = y’1 = yw = 0,065

ycA = y1 = 0,63
0,065+0,63
⇒ ytbA = = 0,3475 ( phần mol)
2

Lại theo bảng IX.2a (145-2) ta được t°tb = 109,15°C

Vậy khối lượng trung bình của pha hơi

0.3475.18+(1−0,3475).60
𝜌𝑦𝑡𝑏 = . 273 = 1,448 (Kg/m3)
22,4.(109,15+273)

Tính Mhh = 0,3475.18 + (1 - 0,3475).60 = 45,4 ( Kg/Kmol)

Page | 40
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

b, Đối với pha lỏng

Khối lượng riêng được tính theo công thức sau


1 𝑥𝑡𝑏𝐴 1−𝑥𝑡𝑏𝐴
= +
𝜌𝑥𝑡𝑏 𝜌𝑥𝐴 𝜌𝑥𝐵

Với phần mol trung bình là :


𝑥𝐹 +𝑥𝑤 0,608+0,0357
xtbA = = = 0,321 (phần mol)
2 2

Dùng phương pháp nội suy theo bảng IX.2a (II-145) ta được t°xtb = 107,2°C

Từ nhiệt độ có được dùng phương pháp nội suy ta được khối lượng riêng
ngoại suy theo bảng I.82 (I-53)

𝜌 = 952,6(𝐾𝑔/𝑚3 )
t°xtb = 107,2°C ⇒ { 𝑥𝐴
𝜌𝑥𝐵 = 945,04(𝐾𝑔/𝑚3 )

Khối lượng riêng của hỗn hợp là

1 0,321 1−0,321
= +  𝜌𝑥𝑡𝑏 =947,45(Kg/m3)
𝜌𝑥𝑡𝑏 952,6 945,04

2.3.2.3.Tính độ nhớt trung bình


Độ nhớt của pha lỏng được xác định theo công thức sau

𝑙𝑔 𝜇𝑥 = 𝑥𝑡𝑏𝐴 . 𝑙𝑔 𝜇𝐴 + (1 − 𝑥𝑡𝑏𝐴 ). 𝑙𝑔 𝜇𝐵

- Độ nhớt tại pha lòng ở nhiệt độ t°xtb = 107,2°C

Tra bảng I.102 (I-91) kết hợp phương pháp nội suy ta có

𝜇𝐴 = 0,265.10−3 (𝑁𝑠/𝑚2 )
t°xtb = 104,12°C ⇒ {
𝜇𝐵 = 0,39.10−3 (𝑁𝑠/𝑚2 )

Thay số vào công thức trên ta được

lg𝜇𝑥 = 0,321. 𝑙𝑔( 0,265.10−3 ) + (1 − 0,321). 𝑙𝑔( 0,39.10−3 )

⇒ 𝜇𝑥 = 3,45.10-4 (Ns/m2)

Page | 41
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

2.3.2.4.Tốc độ hơi đi trong tháp , wy

Tốc độ hơi trong tháp đĩa được xác định theo công thức:

x
gh = 0, 05 .
y
( IX.113/186-2)

Trong đó:

ωgh: tốc độ giới hạn trên (m/s)

Tốc độ hơi trong đoạn chưng:

ρxtbC 947,45
ωghC = 0,05 . = 0,05 √ =1,27 (m/s)
ρytbC 1,448

Để tránh tạo bọt ta lấy tốc độ làm việc khoảng (80÷90%)ωgh

Ta lấy 80% →ωy = 0,8. 1,27 =1,016 (m/s)

2.3.2.5. Đường kính đoạn chưng

Áp dụng công thức:

𝑔′ 𝑡𝑏 1731,71.45,4
DC = 0,0188. √ = 0,0188.√ = 1,9146 (m)
(𝜌𝑦 .𝑤𝑦 )𝑡𝑏 1,448.1,016

Ta quy chuẩn là DC = 2 (m)

Thử điều kiện làm việc :

1731,71.45,4
DC = 2=0,0188. √ ⇒ 𝑤𝑦𝑙𝑣 = 1,037 (m/s)
1,448.𝑤𝑦𝑙𝑣

ωC 1,037
= = 0,81( thỏa mãn)
ωghC 1,27

Vậy đường kính đoạn chưng D = 2 m

Page | 42
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

2.4. Tính chiều cao tháp xác định theo đường cong động học

2.4.1.Hệ số khuếch tán

2.4.1.1.Hệ số khuếch tán trong pha hơi

Từ sổ tay tập II trang 127 ta có

0,0043.10−4 .𝑇 1,5 1 1
Dy =
𝑝(𝑣𝐴 1/3 +𝑣𝐵 1/3 )2
√𝑀 + 𝑀
𝐴 𝐵

Trong đó:

D- Hệ số khuếch tán, m2/s


T – nhiệt độ trung bình của hơi , K
P - áp suất trung bình của hơi ; P =1at
A, B : Hệ số liên hợp của chất tan và dung môi (A= H2O và
B=CH3COOH)
MA,MB- Khối lượng mol của khí A và B; Kg/ ( MA = 18, MB = 60)
𝜈𝐴 , 𝜈𝐵 - Thể tích nguyên tử của khí A và B; cm3/nguyên tử

Tra bảng II-127 ta có thể tích nguyên tử của :

C = 14,8: H = 3,7; O = 12

Với công thức tổng quát: CxHyOz

vX = x.vC +y.vH +z.vO

(x,y,z là hệ số tương ứng của C,H,O trong hợp chất cần tính)

Vậy : 𝑣H2O= 𝜈𝐴 = 3,7.2 + 12 = 19,4( cm3/ nguyên tử)

𝑣CH3COOH = 𝜈𝐵 = 14,8.2 + 3,7.4 + 12.2 = 68,4 ( cm3/ nguyên tử)

➢ Trong đoạn luyện ta có


Phần trên tytb =109,15°C = 382,15 K

Page | 43
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Thay vào ta được

0,0043.10−4 .374,71,5 1 1
Dy = √ + = 1,236.10-4 m2/s
1(19,4 1/3 +68,4 1/3 ) 18 60

➢ Trong đoạn chưng ta có


Phần trên được t°xtb = 107,2°C = 380,2o K

Thay vào ta được

0,0043.10−4 .380,21,5 1 1
𝐷𝑦 𝐿 = √ + = 1,264.10-4 , m2/s
1(19,4 1/3 +68,4 1/3)2 18 60

2.4.1.2 Hệ số khuếch tán trong pha lỏng

a) Hệ số khuếch tán trong pha lỏng ở 20oC:

Hệ số khuếch tán trong pha lỏng ở 20oC theo STQTTB II _ 133

1 1
1.10−6 .√ +
𝑀𝐴 𝑀𝐵
𝐷𝑥20 = 1 1 (m2/s)
3 3 )2
𝐴.𝐵.√μ𝐵 .(𝑣𝐴 +𝑣𝐵

A, B : Hệ số liên hợp của chất tan và dung môi(A=H2O và B=


CH3COOH) Tra bảng (VIIII-7 STQTTB2-134) ta có: A = 4,7 ; B = 1

MA, MB : Khối lượng mol của H2O và CH3COOH [ kg/ kmol ]

μ𝐵: Độ nhớt của dung môi ở 20oC [ kg/ m3 ]

µCH3COOH = µB,20ºC = 1,21 cP [I - 91]

vA, vB : Thể tích mol của nước và axit acetic ( cm3/mol ).

Tra bảng II-127 ta có thể tích nguyên tử của : C = 14,8m; H = 3,7; O


=12

Với công thức tổng quát: CxHyOz

Page | 44
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

vX = x.vC +y.vH +z.vO

(x,y,z là hệ số tương ứng của C,H,O trong hợp chất cần tính)

→ 𝑣H2O =2 . 3,7 + 12 = 19,4 ( cm3/mol )

→𝑣CH3COOH = 2 . 14,8 + 4 . 3,7 + 12 . 2 = 68,4( cm3/mol )

Hệ số khuếch tán trong pha lỏng ở 20oC

1 1
1.10−6 .√ +
18 60
𝐷𝑥20 = = 1,132.10-9 (m2/s)
1.4,7.√ 1,21.(19,4 1/3 +68,41/3 )2

b) Hệ số khuếch tán ở nhiệt độ xác định t:

Được xác định theo công thức sau : Dx = D20 [1 + 𝑏(𝑡 − 20)]
0,2√𝜇𝐴
Với b = 3 ( Hệ số lấy ở 20°C )
√𝜌𝐴

Trong đó:
𝜇 : Độ 𝑛ℎớ𝑡 dung môi ở 20°C ,cP ( 10-3 N.s/m2)
ρCH3COOH,20ºC: Khối lượng riêng của dung môi của 20°C, kg/m2
Tra bảng I.2 - I_9 ta có ρCH3COOH,20ºC = 1048 kg/ m3

0,2√1,21
Vậy hằng số b= 3 = 0,021658
√1048

- Hệ số khuếch tán trong pha lỏng đoạn chưng: t = ttbC = 109,15oC

𝐷𝑥𝐶𝑡 = Dx20 . [ 1 + b.( t – 20 ) ]

= 1,132.10--9.[ 1 + 0,021658. (109,15– 20 ) ]

= 3,3045. 10-9 ( m2/s )

- Hệ số khuếch tán trong pha lỏng đoạn luyện : t = ttbL = 102,042oC

Page | 45
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝐷𝑥𝐿𝑡 = Dx20 . [ 1 + b.( t – 20 ) ]

=1,132.10--9.[ 1 + 0,021658. (102,042– 20 ) ]

= 3,1385.10-9 ( m2/s )

2.4.2. Hệ số cấp khối

2.4.2.1. Độ nhớt của hỗn hợp hơi

𝑦.𝑀1 (1−𝑦).𝑀2 −1
ADCT STQTTBI- 85: μℎℎ =𝑀ℎℎ . ( + )
𝜇1 𝜇2

Trong đó:

μℎℎ , 𝜇1 , 𝜇2 : Độ nhớt của hỗn hợp khí và các cấu tử thành


phần.
Mhh : Trọng lượng phân tử của hỗn hợp khí.
M1, M2 : Trọng lượng phân tử hỗn hợp khí thành phần
y : Nồng độ cấu tử tính bằng thể tích.

a) Đối với đoạn Chưng :

Ta có : y = ytbC = 0,3475 phần mol

Mhh = M yC = 45,4 kg/ kmol


Cách tìm Từ t = ttbC = 109,15oC và sử dụng toán đồ (I.117)
Ta có tọa độ trong toán đồ của H2O là A(8 ;16)

Ta có tọa độ trong toán đồ của CH3COOH là B(7,7 ;14,3)

Ta kẻ 1 đường thẳng d từ giá trị t = ttbC = 109,15oC đi qua điểm A (8;16), giao
điểm của đường thẳng d - A(8;16) và trục μ ở đâu. Đấy chính là giá trị μ cần
tìm H2O ở t = ttbC = 109,15oC → 𝜇H2O = 0,0125.10-3 ( Ns/m2 )

Với CH3COOH ta làm tương tự →𝜇CH3COOH = 0,0105.10-3 ( Ns/m2 )

Page | 46
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Hình 2.12. Toán đồ (I.117)

=>Vậy độ nhớt hỗn hợp hơi đoạn chưng là :

0,3475.18 (1−0,3475 ).60 −1


μℎℎ = 45,4 . ( + )
0,0125.10−3 0,0105.10−3

= 1,07.10-5 ( Ns/ m2 )

b) Đối với đoạn Luyện :

Ta có : y = ytbL = 0,8 phần mol

Mhh = M yL = 26,4 kg/ kmol

Từ t = ttbL = 102,042o C làm tương tự như trên ta có :

Page | 47
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝜇1 = 0,0125. 10−3 ( Ns/ m2 ) 𝜇2 = 0,0102. 10−3


=>Vậy độ nhớt hỗn hợp hơi đoạn luyện là :

0,8.18 (1−0,8 ).60 −1


μℎℎ = 26,4 . ( + )
0,0125.10−3 0,0102.10−3

= 1,13.10-5 ( Ns/ m2 )

2.4.2.2. Độ nhớt của hỗn hợp lỏng:

Theo STQTTB I _ I.93 _84 : lg μhh = x. lg μ 1 +(1−x).lgμ 2

Trong đó:
μhh , μ 1, μ 2: Độ nhớt động lực của hỗn hợp khí và các cấu tử
thành phần.
x : Nồng độ mol của các cấu tử trong hỗn hợp

a. Đối với đoạn Chưng:

x = xtbC = 0,321 phần mol

Ta có t = ttbC =109,15°C. Nội suy theo cho bảng I.101 STQTTB I _91
cho từng cấu tử ta có:

𝜇2 −𝜇1 𝑜
𝜇𝑥 = 𝑡2 −𝑡1
. (𝑡𝑥𝑡𝐶 − 𝑡1 ) + 𝜇1

𝜇1 = 0,2615 cP =𝜇H2O ; μ2 = 0,421 cP= 𝜇CH3COOH

→Vậy độ nhớt hỗn hợp lỏng đoạn chưng:

lgμhh = x. lgμ1 +(1−x).lgμ2

= 0,319 . lg 0,2615 + (1 – 0,319). lg 0,421 = - 0,4416

Page | 48
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

→μhh = 0,3616 cP

b. Đối với đoạn Luyện :

x = xtbL = 0,7975 phần mol

Ta có t = ttbL = 102,042°C . Nội suy theo cho bảng I.101 STQTTB I _91 cho

𝜇2 −𝜇1 𝑜
𝜇𝑥 = 𝑡2 −𝑡1
. (𝑡𝑥𝑡𝐿 − 𝑡1 ) + 𝜇1

𝜇1 = 0,2792 cP =𝜇H2O ; μ2 = 0,4507 cP= 𝜇CH3COOH

→Vậy độ nhớt hỗn hợp lỏng đoạn luyện:

lgμhh = x. lgμ1 +(1−x).lgμ2

= 0,781.lg 0,2792 + ( 1 –0,781). lg 0,4507

= -0,5085

→μhh = 0,31 cP

2.4.2.3. Chuẩn số Reynolt đối với pha hơi

ωy.h.ρy
Rey =
μy

Trong đó:

ωy : Tốc độ hơi tính cho mặt cắt tự do của tháp (m/s)


h : Kích thước dài, chấp nhận h = 1 m
ρy : Khối lượng riêng trung bình của hơi (kg/m3)
μy : Độ nhớt trung bình của hơi (Ns/m2)

a. Đối với đoạn luyện:


𝑔𝑡𝑏
𝐷𝐿 = 0,0188. √
(𝑝𝑦 .𝑤𝑦 )𝑡𝑏𝐿

Page | 49
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝑔𝑡𝑏 0,0188 2 913,25 0,0188 2


 𝑤𝑦𝐿 = .( ) = .( ) = 0,0516 (m/s)
𝑝𝑦𝐿 𝐷 0,858 2,7

=>Vậy chuẩn số Reynolt đối với pha hơi đoạn luyện là:

ωy.h.ρy 0,0516.1.0,858
Rey = = = 3917,94
μy 1,13.10−5

b. Đối với đoạn chưng


Từ công thức tính đường kính
𝑔𝑡𝑏
DC = 0,0188. √
(𝜌𝑦 .𝜔𝑦 )𝑡𝑏

𝑔𝑡𝑏 0,0188 2 1731,71 0,0188 2


 𝑤𝑦𝐶 = .( ) = .( ) = 0,66 (m/s)
𝑝𝑦𝐶 𝐷 1,448 0,8

=>Vậy chuẩn số Reynolt đối với pha hơi đoạn chưng là:
ωy.h.ρy 0,66.1.1,448
Rey = = = 89315,88
μy 1,07.10−5

2.4.2.4. Chuẩn số Prand đối với pha lỏng:

μx
Theo STQTTB II (II.165): Prx =
ρx.Dx

Trong đó:

ρx : Khối lượng riêng trung bình của lỏng (kg/m3)


Dx : Hệ số khuếch tán trung bình trong pha lỏng (m2/s)
μx : Độ nhớt trung bình của lỏng (Ns/m2)
Ta có bảng sau:

Page | 50
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Chỉ số  x ( kg/ m3 ) Dx( m2/ s )  x (N.s/m2)

Đoạn chưng 947,45 3,3045. 10-9 0,3616.10-3


Đoạn luyện 955,3 3,1385.10-9 0,31.10-3

Bảng 3. Số liệu pha lỏng đoạn chưng- luyện

Vậy: Chuẩn số Prand đối với pha lỏng đoạn luyện là:

μx 0,3616.10−3
PrxL = = = 115,513
ρx.Dx 947,45.3,304.10−9

=> Chuẩn số Prand đối với pha lỏng đoạn chưng là:

μx 0,31.10−3
PrxC = = = 103,39
ρx.Dx 955,3.1385.10−9

2.4.2.5. Hệ số cấp khối trong pha hơi:

𝐷𝑦  kmol 
β𝑦 = . (0,79. 𝑅𝑒𝑦 + 11000) m2.skmol
22,4
 kmol

Trong đó: 𝐷𝑦 ∶ Hệ số khuếch tán trung bình trong pha hơi (m2/s)

𝑅𝑒𝑦 : Chuẩn số reyolt đối với pha hơi

Ta có bảng
Chỉ số Dy( m2/ s ) Re
Đoạn chưng 1,264.10-4 89315,88

Đoạn luyện 1,236.10-4 3917,94

Bảng 4. Số liệu pha hơi đoạn chưng- luyện

Page | 51
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

=> Hệ số cấp khối pha hơi đoạn luyện là:

1,264.10−4  kmol 
βyL = .(0,79. 89315,88+ 11000) = 0,46 m2.skmol
22,4
 kmol
=> Hệ số cấp khối pha hơi đoạn chưng là:

1,236.10−4  kmol 
βyC = .(0,79. 3917,94+ 11000) = 0,077 m2.skmol
22,4
 kmol
2.4.2.6. Hệ số cấp khối trong pha lỏng:

Theo công thức tính cho đĩa lỗ có ống chảy chuyền (II-165):

38000.ρx.Dx  kmol 
βx = .Prx0,62 m2.skmol
Mx.h
 kmol
Trong đó:

ρx : Khối lượng riêng trung bình của lỏng (kg/m3)


Dx : Hệ số khuếch tán trung bình trong pha lỏng (m2/s)
Mx : Khối lượng mol trung bình của pha lỏng (kg/kmol)
h: Kích thước dài, chấp nhận bằng 1 m
Prx : Chuẩn số prand đối với pha lỏng
μx : Độ nhớt trung bình của lỏng (Ns/m2)

Ta có bảng

Chỉ số x Dx xtb Prx

Đoạn chưng 947,45 3,3045. 10-9 0,321 115,513

Đoạn luyện 955,3 3,1385.10-9 0,7975 103,39

Bảng 5. Số liệu pha lỏng đoạn chưng- luyện

Page | 52
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝑀𝑥𝐶 = 𝑥𝑡𝑏𝐶 . 𝑀𝐴 + (1 - 𝑥𝑡𝑏𝐶 ). 𝑀𝐵

= 0,321.18 + (1- 0,321).60 = 46,518 (kg/kmol)

𝑀𝑥𝐿 = 𝑥𝑡𝑏𝐿 . 𝑀𝐴 + (1 - 𝑥𝑡𝑏𝐿 ). 𝑀𝐵

= 0,7975.18 + (1- 0,7975).60 = 26,505 (kg/kmol)

=> Hệ số cấp khối trong pha lỏng đoạn luyện là

38000.955,3 .3,1385.10−9  kmol 


βxL = .103,390,62 = 0,0762 m2.skmol
26,505
 kmol
=> Hệ số cấp khối trong pha lỏng đoạn chưng là:

38000.947,45.3,3045..10−9  kmol 
βxC = . 115,513 0,62
=0,0486 m2.skmol
46,518
 kmol
2.4.2.7. Hệ số chuyển khối, đường cong động học, số đĩa thực tế:

a. Hệ số chuyển khối

1
ADCT: ky = ( IX.33-TR162-STT II)
1 m
+
βy βx

Trong đó:

ky: hệ số chuyển khối


m : Hệ số phân bố vật chất phụ thuộc vào to, áp suất, nồng độ của các
pha

ycb - y
m = tg α =
x - xcb

𝛽𝑥 , 𝛽𝑦 : Hệ số cấp khối pha lỏng và hơi

=> Hệ số chuyển khối trong đoạn chưng:

Page | 53
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

1 𝑘𝑚𝑜𝑙
𝐾𝑦𝐶 = ( )
1 𝑚𝑖 𝑚2 . 𝑠
+
0,077 0,46

=> Hệ số chuyển khối trong đoạn luyện:

1 𝑘𝑚𝑜𝑙
𝐾𝑦𝐿 = ( )
1 𝑚𝑖 𝑚2 . 𝑠
+
0,0304 0,0762

b. Tính đường kính ống chảy chuyền:

4.Gxtb
dch = (m) (sbt II - trang 122)
3600.π.ρx.ωc.z

Gxtb : Lưu lượng lỏng trung bình đi trong tháp

Đoạn chưng: 𝐺𝑥 = GtbC.𝑀𝑥 = 1809,61. 46,518 = 84179,43 (kg/h)

Đoạn luyện: 𝐺𝑥 = GtbL.𝑀𝑥 = 830,53. 26,505 = 22013,197 (kg/h)

ρxL: Khối lượng riêng trung bình pha lỏng


z : Số ống chảy chuyền phụ thuộc vào đường kính tháp, chọn z = 1
ωC : Tốc độ chất lỏng trong ống chảy truyền, chọn ωC = 0,15 (m/s)

=> Đường kính ống chảy chuyền trong đoạn luyện:

4.22013,197
𝐷𝑐𝐿 = √ = 0,233 (𝑚)
3600. 𝜋. 955,3.0,15.1

Quy chuẩn: 𝐷𝑐𝐿 = 0,23 (m)

Tính ngược lại ta được ωcL = 0,154 (m/s)

Từ 𝐷𝑐𝐿 ta suy ra diện tích mặt cắt ngang của ống chảy chuyền đoạn luyện

π.(dch)2 𝜋.0.232
fchL = = = 0,041 (m2)
4 4

=> Đường kính ống chảy truyền trong đoạn chưng:

Page | 54
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

4.84179,43
⟹ 𝐷𝑐𝐶 = √ = 0,209
3600. 𝜋. 947,45. 0,15. 1

Quy chuẩn 𝐷𝐶𝑐 = 0,21 (m)

Tính ngược lại ta được ωcC = 0,1496 (m/s)

Từ 𝐷𝐶𝑐 ta tính được suy ra diện tích mặt cắt ngang của ống chảy chuyền
đoạn chưng:

π.(dch)2 𝜋.0.2092
fchC = = = 0,0343 (m2)
4 4

a. Tính số đơn vị chuyển khối

ky.f
myT = [II_173]
gtb

gtb : Lượng hơi trung bình (kg/h)

913,625
Đoạn luyện gtbL = = 0,253 (kmol/s)
3600

1731,71
Đoạn chưng gtbC = = 0,481 (kmol/s)
3600

ky : Hệ số chuyển khối (kmol/m2s)


F : Diện tích mặt cắt ngang của tháp (m)
𝜋.0.82 𝜋.2,72
𝐹𝐿 = = 0,5 (m) 𝐹𝐶 = = 5,72 (m)
4 4
fch : Diện tích mặt cắt ngang của ống chảy chuyền
f : Diện tích làm việc của đĩa: f = F - fch.m

𝑓𝐿 =0,5−0,041.1= 0,0205 (m)

𝑓𝐶 =5,72−0,343.1= 5,377 (m)

m: Số ống chảy chuyền trên mỗi đĩa : chọn m = 1

Page | 55
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝐾𝑦𝐿.0,0205
=> Số đơn vị chuyển khối đoạn luyện: myTL = =0,081.ky
0,253

𝐾𝑦𝐶.5,377
=> Số đơn vị chuyển khối đoạn chưng: myTC = =11,17.ky
0,481

d. Đường cong động học

Xác định số đĩa thực tế bằng đường cong động học theo các bước sau:

- Vẽ đường cong cân bằng ycb = f(x) và vẽ đường làm việc của đoạn chưng,
đoạn luyện với Rth

- Dựng các đường thẳng vuông góc với Ox, các đường này cắt đường

- làm việc tại : A1; A2; A3;…; A9 và cắt đường cân bằng ycb = f(x) tại C1;
C2 ;…; C9.

- Tại mỗi giá trị của x tìm tg góc nghiêng của đường cân bằng:

ycb - y
m = tgα =
x - xcb

- Tính hệ số chuyển khối ứng với mỗi giá trị của x:

▪ Hệ số chuyển khối trong đoạn chưng:


1
𝐾𝑦𝐶 =
1 𝑚𝑖
+
0,077 0,46
▪ Hệ số chuyển khối trong đoạn luyện:

1
𝐾𝑦𝐿 =
1 𝑚𝑖
+
0,0304 0,0762

- Tính đơn vị chuyển khối:

• Số đơn vị chuyển khối đoạn luyện: myTL = 0,081.ky


• Số đơn vị chuyển khối đoạn chưng: myTC = 11,17.ky

Page | 56
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

myT
- Xác định Cy theo công thức: Cy = e cho mỗi giá trị của x

- Với mỗi giá trị của x tương ứng ta có A là điểm thuộc đường làm việc, C là
điểm thuộc đường cân bằng và B là điểm thuộc đường cong động học cần xác
AC
định: Tìm đoạn BC theo công thức: BC = ̅̅̅̅ = 𝑦𝑐𝑏 − 𝑦
, 𝐴𝐶
Cy

- Vẽ đường cong phụ đi qua các điểm Bi ( i = 1 ÷ 9)

- Vẽ số bậc nằm giữa đường cong phụ và đường làm việc, số bậc là số đĩa thực
tế của tháp

Bảng 6. Bảng số liệu vẽ đường cong động học

x xcb y 𝑦𝑐𝑏 m ky myT Cy AiCi BiCi

0,1 0.065 0.1086 0.167 1.6685 0.0221 0.7045 2.0228 0.0584 0.0288
0,2 0.1415 0.2235 0.303 1.3589 0.0258 0.8225 2.2761 0.0795 0.0349
Đoạn 0,3 0.229 0.3384 0.425 1.2197 0.0279 0.8894 2.4336 0.0866 0.0355
chưng 0,4 0.327 0.4533 0.53 1.0506 0.0309 0.985 2.6778 0.0767 0.0286
0,5 0.4398 0.5682 0.626 0.9601 0.0328 1.0456 2.8451 0.0578 0.0203
0,6 0.5613 0.6812 0.716 0.8992 0.0362 0.9412 2.563 0.0348 0.0135

Đoạn 0,7 0.6543 0.7589 0.795 0.7899 0.0382 0.9932 2.6998 0.0361 0.0133

luyện 0,8 0.7603 0.8366 0.864 0.6901 0.0403 1.0478 2.8513 0.0274 0.0096
0,9 0.8762 0.9143 0.93 0.6596 0.0409 1.0634 2.8962 0.0157 0.0054

Page | 57
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Hình 2. 13. Đồ thị đường cong động học

Qua đồ thị ta xác định được đường cong phụ: xác định số đĩa thực tế là 37 đĩa

Trong đó : Số đĩa đoạn chưng là 19 đĩa

Số đĩa đoạn luyện là 18 đĩa

2.4.2.8. Hiệu suất tháp, chiều cao tháp

- Hiệu suất tháp


NLT 𝟐𝟔
ŋ= = .100% = 70,27 %
NTT 𝟑𝟕
- Chiều cao tháp tính theo công thức:
H = NTT .(Hđ + δ) + (0,8 ÷ 1)
Trong đó:

NTT : Số đĩa thực tế của tháp

Page | 58
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Hđ : Khoảng cách giữa các đĩa (m). Nội suy theo bảng IX.4a (Sổ tay
QT&TBCNHC - T2) Ta có: DT= 0,8 m→ Hđ= 0,2m
(0,8÷ 1): khoảng cách cho phép ở đỉnh và đáy thiết bị, chọn 0,8 (m)
δ: Chiều dày đĩa (m) chọn δ = 2 mm =0,002m

- Vậy chiều cao đoạn chưng:


HC =𝑁𝑡𝑡𝐶 .(𝐻đ +δ)+ 0,8 = 19.(0,2+0,002) + 0,8
= 4,638 (m)
- Chiều cao đoạn luyện :
HL = 𝑁𝑡𝑡𝐿 .(𝐻đ +δ)+ 0,8 = 18.(0,2+0,002)+0,8
= 4,436 (m)
- Chiều cao toàn tháp: Ht = 4,638+4,436 = 9,074 (m)
Quy chuẩn chiều cao tháp là H= 9 (m)

2.4.2.9. Chọn loại đĩa

a. Cấu tạo đĩa lỗ

- Đường kính lỗ: dl= 3mm


- Tổng diện tích lỗ bằng 9,77% diện tích đĩa
Đường kính : D = 0,8 m
π.D2
Diện tích đĩa: F = =0,5 m2
4
- Khoảng cách giữa 2 tâm lỗ = 2,5 đường kính lỗ ( bố trí theo tam
giác đều) → dtâm lỗ=2,5. 3 = 7,5 mm.
- Diện tích dành cho ống chảy chuyền= 20%diện tích mâm
- Số lỗ trên 1 mâm:
0,0977. 𝑆𝑑 𝐷𝑡 2 0,8 2
𝑁= = 0,0977. ( ) = 0,0977. ( ) = 6947 𝑙ỗ
𝑆𝑙ỗ 𝑑𝑙ỗ 0,003

a. Chiều cao của lớp chất lỏng trên gờ chảy tràn

Theo phương trình Francis với gờ chảy tràn phẳng:

Page | 59
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

2
𝑞𝐿 3
ℎ𝑜𝑤 = 43,4. ( ) (𝑚𝑚 𝑐ℎấ𝑡 𝑙ỏ𝑛𝑔)
𝐿𝑊

qL: lưu lượng của chất lỏng (m3/ph)


LW: Chiều dài gờ chảy tràn, m

Đoạn luyện GtbL= 1007,136 (kg/h)


Đoạn chưng: GtbC =5833,09 (kg/h)

+ Đoạn chưng:
𝑔𝑥𝑡𝑏𝐶 5833,09 𝑚3 𝑚3
𝑉𝐶 = = = 6,75 ( ) = 0,11 ( )
𝜌𝑥𝑡𝑏𝐶 864,625 ℎ 𝑝ℎ
+Đoạn luyện:
𝑔𝑥𝑡𝑏𝐿 1007,136 𝑚3 𝑚3
𝑉𝐿 = = = 1,12 ( ) = 0,02 ( )
𝜌𝑥𝑡𝑏𝐿 901,151 ℎ 𝑝ℎ

❖ Xác định LW
Giả sử diện tích dành cho ống chảy chuyền chiếm
20% diện tích mâm. O LW
Ta có phương trình:
𝜋. 𝛽 B
− 𝑠𝑖𝑛𝛽 = 0,2. 𝜋
180
+β: góc ở tâm chắn bởi chiều dài đoạn Lw
sử dụng phép lặp ta xác định được: β= 93o12’ 22’’
𝛽 93𝑜 12′22′′
→ 𝐿𝑊 = 𝐷𝑡 . 𝑠𝑖𝑛 ( ) = 0,8. 𝑠𝑖𝑛 ( ) = 0,57 𝑚
2 2
chiều cao lớp chất lỏng trên gờ chảy tràn là:
➢ Đoạn chưng:
2
𝑞𝐿 3 0,11 2/3
ℎ𝑜𝑤𝐶 = 43,4. ( ) = 43,4. ( ) = 14,49 𝑚𝑚
𝐿𝑊 0,57
➢ Đoạn luyện:

Page | 60
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

2 2
𝑞𝐿 3 0,02 3
ℎ𝑜𝑤𝐿 = 43,4. ( ) = 43,4. ( ) = 4,65𝑚𝑚
𝐿𝑊 0,57

2.5. Tính trở lực của tháp

Tốc độ của dòng khí qua đĩa quyết định chế độ làm việc của tháp. Có
hai chế độ làm việc: chế độ đồng đều và chế độ không đồng đều. Chế độ không
đồng đều xảy ra khi tốc độ dòng hơi nhỏ, trong tháp đĩa lỗ thì dòng chất lỏng
lọt qua lỗ mà không chảy theo ống chảy truyền. Khi tăng tốc độ hơi cao hơn
một đại lượng giới hạn nhất định thì từ chế độ không đồng đều tháp chuyển sang
làm việc ở chế độ đồng đều. Tốc độ tại điểm chuyển động chế độ làm việc này
được gọi là tốc độ giới hạn dưới của chế độ đồng đều. Chế độ làm việc đồng
đều của tháp đĩa lỗ thì khí và hơi đi qua lớp chất lỏng ở tất cả các lỗ của đĩa.

Tốc độ của chất lỏng chuyển động trong ống chảy truyền không
vượt quá 0,12 m/s mới bảo đảm duy trì một lượng dự trữ nhất định của
chất lỏng trên đĩa.

Trở lực của tháp làm việc được xác định theo công thức sau:
𝛥𝑃 = 𝑁𝑡𝑡 . 𝛥𝑃đ , (N/m2) (IX.135/192-2)
Trong đó: 𝛥𝑃đ : tổng trở lực của 1 đĩa
𝑁𝑡𝑡 : số đĩa thực tế
𝛥𝑃đ : Tổng trở lực của một đĩa (N/𝑚2)
𝛥𝑃đ = 𝛥𝑃𝑘 + 𝛥𝑃𝑠 + 𝛥𝑃𝑡
𝛥𝑃𝑘 : trở lực đĩa khô
𝛥𝑃𝑠 : trở lực đĩa do sức căng bề mặt gây ra
𝛥𝑃𝑡 : trở lực của lớp chất lỏng trên đĩa

2.5.1.Tính trở lực đĩa khô: ( 𝜟𝑷𝒌 )

ρy.ωo2
∆Pk = ξ 2 (N/m2) (STQTTB T2 _ 194)

Page | 61
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Trong đó:
ξ : Hệ số trở lực, theo thông số của đĩa đã chọn, tiết diện tự do của
lỗ là ε = 12.8% => ξ = 1,45
ρy : Khối lượng riêng trung bình của pha khí (kg/m3)
ωo : Tốc độ khí qua lỗ (m/s): ωo = ωy /ε (m/s)
Đoạn luyện:

𝑤𝑜𝐿 = 𝑤𝑦𝑡⁄0 08= 1,328/0,08 = 16,6 m/s


,

Đoạn chưng:

𝑤𝑜𝐶 = 𝑤𝑦𝑡⁄0 08= 1,016/0,08 = 12,7 m/s


,

=> Trở lực đĩa khô đoạn luyện là:


0,858. 16,62
∆𝑃𝑘𝐿 = 1,45. = 171,41 𝑁/𝑚2
2
=> Trở lực đĩa khô đoạn chưng là:
1,448. 12,72
∆𝑃𝑘𝐶 = 1,45. = 169,32 𝑁/𝑚2
2

2.5.2.Trở lực đĩa do sức căng bề mặt chất lỏng: (𝜟𝑷𝒔 )

Đường kính lỗ 2.5mm (II_186). Đĩa có đường kính lớn hơn 1mm được
tính theo công thức:


∆Ps = 1,3.d + 0,08.d2 (N/m2) (IX.142 - T2 trang 194)

Trong đó:
1 1 1
σ : Sức căng bề mặt của dung dịch trên đĩa (N/m). Có: σ = σA + σB

Trong đó:
𝜎𝐴 , 𝜎𝐵 - sức căng bề mặt cấu tử thành phần

Page | 62
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Tra băng sức căng bề mặt I-242 STQTTB I_300 nội suy ta có
➢ Đối với đoạn luyện:toytb=101,845 oC
𝜎 = 58,531 (𝑁/𝑚)
{ 𝐴
𝜎𝐵 = 19, 63(𝑁/𝑚)
Thay số ta có:
1 1 1
= +
𝜎ℎℎ 58,531 19,63
𝑁
⇒ 𝜎ℎℎ = 14,7 ( )
𝑚

Đối với đoạn chưng: t0xtb = 108,616 0C


𝜎 = 57,1768 (𝑑𝑦𝑛/𝑐𝑚)
{ 𝐴
𝜎𝐵 = 19,0245 (𝑑𝑦𝑛/𝑐𝑚)
Thay số ta có:
1 1 1
= +
𝜎ℎℎ 57,1768 19,0245

⇒ 𝜎ℎℎ =14,27 (𝑁/𝑚)


d : Đường kính lỗ (m): theo thông số đã chọn d = 2.5 mm = 2,5.10-3
(m)
=> Trở lực do sức căng bề mặt đoạn luyện là:
4.14,7. 10−3
Δ𝑃𝑠𝐿 = 2
= 18,08 𝑁/𝑚2
1,3.0,0025 + 0,08. 0,0025
=> Trở lực do sức căng bề mặt đoạn chưng là:
4.14,27. 10−3
Δ𝑃𝑠𝐶 = 2
= 17,56 𝑁/𝑚2
1,3.0,0025 + 0,08. 0,0025

2.5.3. Trở lực của lớp chất lỏng trên đĩa

  Gx 2
∆Pt = 1,3. K.hC + K.m.LC .g.ρx (N/m ) (IX.143 T II _194)
3
2
 
Trong đó:
hC : chiều cao ống chảy chuyền nhô lên trên đĩa, chọn hC = 12mm

Page | 63
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

K : Tỷ số giữa khối lượng riêng của bọt và khối lượng riêng của
lỏng không bọt. Khi tính toán chấp nhận K = 0,5
m : Hệ số lưu lượng chảy qua gờ chảy tràn (m=10000)
LC: Chiều dài cửa chảy tràn, chọn L= 0,05m
ρx : Khối lượng riêng của chất lỏng, kg/ m3
𝑝𝑐 = 947,45
𝑝𝐿 = 955,3
𝐺𝑥: lưu lượng lỏng, kg/h
𝐺𝑥𝐿 = 84179,43 (kg/h)

𝐺𝑥𝐶 = 22013,197 (kg/h)

=> Trở lực thủy tĩnh của đoạn chưng là

3 84179,43 2
∆𝑃𝑡𝐿 = 1,3. [0,5.0,012 + √0,5 ( ) ] . 9,81.955,3
10000.0,05

= 663,28 𝑁/𝑚2
=> Trở lực thủy tĩnh đoạn luyện là:

3 22013,197 2
∆𝑃𝑡𝐶 = 1,3. [0,5.0,012 + √0,5 ( ) ] . 9,81.947,45
10000.0,05

= 270,5 𝑁/𝑚2

2.5.4. Trở lực của tháp

Tổng trở lực của một đĩa đoạn luyện là:


∆PdL = ∆PkL + ∆PsL + ∆PtL
= 171,41 + 18,08 + 663,28
= 849,74 (N/m2)
=> ∆PL = NTTL .∆PdL = 18. 849,74
= 15295,32 (N/m2)

Page | 64
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Tổng trở lực của một đĩa đoạn chưng là:


∆PdC = ∆PkC + ∆PsC + ∆PtC
= 169,32 + 17,56 + 270,5
= 457,38 (N/m2)
=> ∆PC = NTTC .∆PdC = 19. 457,36
= 8690,22 (N/m2)
=> Trở lực toàn tháp là:
∆P = 15295,32 + 8690,22 = 23985,54 (N/m2)

2.6. Tính cân bằng nhiệt lượng

Mục đích của việc tính toán cân bằng nhiệt lượng là để xác định lượng hơi đốt
cần thiết khi đun nóng hỗn hợp đầu, đun bốc hơi ở đáy tháp cũng như xác
định lượng nước lạnh cần thiết cho quá trình ngưng tụ làm lạnh.

Chọn nước làm chất tải nhiệt vì nó là nguồn nguyên liệu rẻ tiền, phổ biến
trong thiên nhiên và có khả năng đáp ứng yêu cầu công nghệ.

Qy

QR

QF

QD1

QD2
Qng1

Qf

Qw

2.6.1. Tính cân bằng nhiệt trong thiết bị gia nhệt hỗn hợp đầu:

Phương trình cân bằng nhiệt lượng của thiết bị đun nóng hỗn hợp đầu

Page | 65
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

QD1 + Qf = QF + Qng1 + Qxq1(J/h) (IX.149- Sổ tay QT&TBCHHC - T2-


trang 196)
Trong đó:
QD1 : Nhiệt lượng do hơi đốt mang vào (J/h)
Qf : Nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang vào (J/h)
QF : Nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang ra (J/h)
Qng1 : Nhiệt lượng do nước ngưng mang ra (J/h)
Qxq1 : Nhiệt lượng do mất mát ra môi trường xung quanh (J/h)

Chọn hơi đốt là hơi nước bão hòa ở áp suất là 2at, dựa vào
toán đồ hình I.62 STQTTB I _ 250 để xác định nhiệt độ sôi của
dung dịch.

Ta có nhiệt độ sôi ts = 119,62oC

a. Nhiệt lượng do hơi đốt mang vào:


QD1 = D1.λ1 = D1.( r1 + θ1.C1) (J/h) (IX.150 - T2- trang 196)
Trong đó:
D1 : Lượng hơi đốt (kg/h)
λ1 : Hàm nhiệt (nhiệt lượng riêng) của hơi đốt (J/h)
θ1 : Nhiệt độ nước ngưng (oC): θ1 = 119,6oC
C1 : Nhiệt dung riêng của nước ngưng (J/kg.độ)
r1 : Ẩn nhiệt hóa hơi của hơi đốt (J/kg)

Theo bảng số liệu nhiệt hóa hơi ( I_314 ) tại to = θ1 nội suy ta có r1 =
526,985 ( kcal/kg) = 2207,94.103 ( J/kg ).

b. Nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang vào:


Qf = F.Cf .tf (J/h) (IX.151- T2- trang 196)
Trong đó:
F: Lượng hỗn hợp đầu (kg/h). Theo đề bài : F = 4750kg/h)
tf : Nhiệt độ đầu của hỗn hợp (oC) thường lấy tf = 20oC
Cf : Nhiệt dung riêng của hỗn hợp đầu (J/kg.độ)

Page | 66
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Theo bảng số liệu nhiệt dung riêng STQTTB I_171, nội suy ta có: (→ CH2O =
4180 ( J/ kg.độ ) ; CCH3COOH = 1994 ( J/ kg.độ )

Nồng độ hỗn hợp đầu af=aF = 0,318


=> Cf = CA .af + CB .(1 - af)
= 4180.0,318+1994.(1-0,318)
= 2689,148 (J/kg.độ)
Vậy lượng nhiệt do hỗn hợp đầu mang vào là:
Qf = 4750. 2689,148.20 = 255469060 (J/h)

c. Nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang ra:


QF = F.CF .tF (J/h) (IX.152 - T2- trang 196)
Trong đó:
tF : Nhiệt độ của hỗn hợp đầu sau khi đun nóng (oC): tF = 103,344℃
CF : Nhiệt dung riêng của hỗn hợp đầu khi đi ra (J/kg.độ)
Nội suy theo bảng số liệu nhiệt dung riêng STQTTB I_171 ta có:

CH2O = 4237,524 ( J/ kg.độ ) ; CCH3COOH= 2447,556 ( J/ kg.độ )

Nồng độ hỗn hợp đầu aF =0,318


=> CF = CA .aF + CB .(1 - aF)
= 4237,524.0,318+2447,556.(1-0,318)
= 1516,365 (J/kg.độ)
Vậy lượng nhiệt do hỗn hợp đầu mang ra là:
QF = 4750. 1516,365. 103,344 = 745050779 (J/h)
d. Nhiệt lượng do nước ngưng mang ra:
Qng1 = Gng1.C1.θ1 = D1.C1.θ1 (J/h) (IX.153 - T2- trang 197)
Trong đó:
Gng1 : Lượng nước ngưng bằng lượng hơi đốt D1 (kg.h)
e. Nhiệt lượng mất ra môi trường xung quanh
Lượng nhiệt mất mát ra môi trường xung quanh lấy bằng 5% lượng nhiệt
tiêu tốn:

Page | 67
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Qxq1 = 0,05D1.r1 (J/h) (IX.154 - T2- trang 197)


f. Lượng hơi đốt cần thiết:
Thay các giá trị đã tính vào phương trình cân bằng nhiệt lượng ta có:
QF + Qng1 + Qxq1 - Qf QF + Qf
D1 =
λ1
=
0,95r1

745050779 + 255469060
= = 477 𝑘𝑔/ℎ
0,95.2207,94. 10 3

2.6.2. Tính cân bằng nhiệt lượng toàn tháp chưng luyện

Phương trình cân bằng nhiệt lượng của tháp chưng luyện :
QF + QD2 + QR = Qy + QW + Qxq2 + Qng2 (J/h) (IX.156 - T II - 197)
Trong đó:
QF : Nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang vào tháp (J/h)
QD2 : Nhiệt lượng do hơi đốt mang vào tháp (J/h)
QR : Nhiệt lượng do lượng lỏng hồi lưu mang vào (J/h)
Qy : Nhiệt lượng do hơi mang ra ở đỉnh tháp (J/h)
QW : Nhiệt lượng do sản phẩm đáy mang ra (J/h)
Qxq2 : Nhiệt lượng mất mát ra môi trường xung quanh (J/h)
Qng2 : Nhiệt lượng do nước ngưng mang ra (J/h)
Chọn hơi đốt là hơi nước bão hòa ở áp suất 2 at có tosôi = 119,6oC

a. Nhiệt lượng do hơi đốt mang vào tháp


QD2 = D2.λ2 = D2.(r2 + θ2.C2) (J/h) (IX.157 - Sổ tay II - 197)
Trong đó:
D2 : Lượng hơi đốt cần thiết
λ2 : Hàm nhiệt (nhiệt lượng riêng) của hơi đốt (J/kg)
θ2 : Nhiệt độ nước ngưng (oC): θ2 = 119,6oC
r2 : Ẩn nhiệt hóa hơi của hơi đốt (J/kg)
r2 = r1 = 220,94.103 (J/kg)
C2 : Nhiệt dung riêng của nước ngưng (J/kg.độ)

Page | 68
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

b. Nhiệt lượng do lượng lỏng hồi lưu mang vào:


QR = GR.CR.tR (J/h) (IX.158 - Sổ tay II - 197)
Trong đó:
GR : Lượng lỏng hồi lưu (kg/h)
GR = P.Rx = =1541 . 3,45 = 5316,45 (kg/h)
tR : Nhiệt độ của lượng lỏng hồi lưu (oC)
tR = tP =100,204oC
CR : Nhiệt dung riêng của lượng lỏng hồi lưu (J/kg.độ)
Lượng lỏng hồi lưu ( sau khi qua thiết bị ngưng tụ ) ở trạng thái sôi, có
nồng độ bằng nồng đố của hơi ở đỉnh tháp x = xp = 0,987

Theo bảng số liệu nhiệt dung riêng STQTTB I_148, nội suy ta có:
CH2O = 4230,459 ( J/ kg.độ ) ; CCH3COOH = 2431,071( J/ kg.độ )
Nồng độ lượng lỏng hồi lưu bằng nồng độ sản phẩm đỉnh: aR = aP = 0,957
 CR = CA.aR + CB.(1 - aR)
= 4230,459 .0,957+ 2431,071.(1-0,957)
= 4153,08(J/kg.độ)
Vậy nhiệt lượng do lượng lỏng hồi lưu mang vào là:
QR = 5316,45 . 4153,08. 100,204 =2212468464 (J/h)

c. Nhiệt lượng do hơi mang ra ở đỉnh tháp


Qy = P.(1 + Rx).λd (J/h) (IX.159 - Sổ tay II - 197)
Trong đó:
λd : Hàm nhiệt (nhiệt lượng riêng) của hơi ở đỉnh tháp (J/kg)
λd = λ1.a + λ2.(1 - a) (J/kg) ( T2- trang 197)
Với:
λ1, λ2 : Nhiệt lượng riêng của nước và axit axetic (J/kg)
λ1 = r1 + C1.θ1 (J/kg)

λ2 = r2 + C2.θ2 (J/kg)
θ1 = θ2 = tR =100,204 oC
r1, r2 : Nhiệt hóa hơi của etylic và nước

Page | 69
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Theo số liệu trên CH2O = 4230,459 ( J/ kg.độ ) ;


CCH3COOH = 2431,071( J/ kg.độ )
Tra bảng I.212 STQTTB I_254 nội suy và bảng I.216_260 ta được:
rH2O = r1 = 538,7348 kcal/kg = 2255,574.103 J/kg

rCH3COOH = r2 = 96,973 kcal/kg = 406,006.103 J/ kg

1kcal/kg = 4,1868 . 103J/kg [I_254]

λ1 = 2255,574 . 103 + 4230,459 . 100,204 = 2679482,914 (J/kg)


λ2 = 406,006 . 103 + 2431,071 . 100,204 = 649609,038 (J/kg)

a = aP = 0,957

λd = 2679482,914 . 0.957 + 649609,038 . (1- 0,957)


= 2592198,337 (J/kg)
Vậy Qy = 1541.(1+3,45). 2592198,337
= 1,77.1010 (J/h)

d. Nhiệt lượng do sản phẩm đáy mang ra


QW = W.CW.tW (J/h) (IX.160 - Sổ tay II - 197)
CW : Nhiệt dung riêng của sản phẩm đáy (J/kg.độ)
W: lượng sản phẩm đáy tháp, kg/h ; W = 3209

𝑡𝑤 : nhiệt độ của sản phẩm đáy,℃; tw =115,832℃

Ta nội suy theo số liệu bảng I_171 ta được:


CH2O = 4265,622 ( J/ kg.độ ) ; CCH3COOH = 2513,118
Nồng độ sản phẩm đáy: aW = 0,011
 CW = CA.aW + (1 - aW).CB
= 4265,622 . 0,011 + 2513,118 (1 – 0,011)
= 2283,6 (J/kg.độ)
Vậy: QW =3209. 2283,6. 115,832=848825282 (J/h)

Page | 70
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

e. Nhiệt lượng mất mát ra môi trường xung quanh


Lượng nhiệt mất mát ra môi trường lấy bằng 5% lượng nhiệt tiêu tốn ở
đáy tháp:
Qxq2 = 0,05.D2.r2 (J/h) (IX.162 - T2 - 198)

f. Nhiệt lượng do nước ngưng mang ra:


Qng2 = Gng2.C2.θ2 = D2.C2.θ2 (J/h)
Trong đó:
Gng2 : Lượng nước ngưng bằng lượng hơi đốt (kg/h)

g. Lượng hơi đốt cần thiết:

Qy + QW + Qng2 + Qxq2 − QF − QR Qy + QW − QF − QR
D2 = =
2 0,95.r2
𝑄𝑦 + 𝑄𝑤 − 𝑄𝐹 − 𝑄𝑅
𝐷2 =
0,95. 𝑟2
1,77. 1010 + 848825282 − 745050779 − 2212468464
=
0,95.22087,94. 103
𝑘𝑔
= 743,025 ( )

2.6.3. Tính cân bằng nhiệt lượng trong thiết bị ngưng tụ:

a. Ngưng tụ hồi lưu

[II_198]:

𝑃. R 𝑥 . 𝑟 = 𝐺𝑛𝑙 . 𝐶𝑛 (𝑡2 − 𝑡1 )

Lượng nước lạnh tiêu tốn cần thiết 𝐺𝑛𝑙 :


𝑃.𝑅𝑥 .𝑟𝑛𝑔
𝐺𝑛𝑙 =
𝐶𝑛 (𝑡2 −𝑡1 )

Trong đó:

𝐺𝑛𝑙 : 𝐿ượ𝑛𝑔 𝑛ướ𝑐 𝑙ạ𝑛ℎ 𝑐ầ𝑛 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ố𝑛 (𝑘𝑔/ℎ)

Page | 71
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝑡2 , 𝑡1 : nhiệt độ vào và ra của nước làm lạnh ( oC )


𝐶𝑛 : Nhiệt dung riêng của nước ở nhiệt độ trung bình (𝑡1 + 𝑡2)/2
(J/kg.độ)
𝑟𝑛𝑔 : Ẩn nhiệt ngưng tụ của hỗn hợp ( J/ kg )

- Nhiệt dung riêng của nước ở nhiệt độ trung bình : ttb = 0,5. (t1 + t2 )

- Chọn t2 = 40 oC suy ra ttb = 0,5. ( 40 + 20 ) = 30 oC


Tra bảng I.149 [I_168] ta được Cn = 0,99866 . 4,1868. 103 = 4181,189(J/
kg.độ)

- Ẩn nhiệt ngưng tụ của hỗn hợp: 𝑟𝑛𝑔 = 𝑎𝑝 . 𝑟𝐴 + (1 - 𝑎𝑝 ). 𝑟𝐵 với tP = 100,204


o
C tra bảng I _ 254 ta có :

r1 = 538,7348 kcal/kg = 2255,574.103 J/ kg

r2 = 96,973 kcal/kg = 406,006.103 J/ kg

- Ẩn nhiệt ngưng tụ của hỗn hợp bằng:

𝑟𝑛𝑔 = 0,957 . 2255,574 . 103 + ( 1 – 0,957) . 406,006 . 103

= 2176042,576 J/kg

Ta có:

𝑃. 𝑅𝑥 . 𝑟𝑛𝑔
𝐺𝑛𝑙 =
𝐶𝑛 (𝑡2 − 𝑡1 )
1746,041 .3,4848 .2176042,576
=
4181,189 .(40−20)

= 158365,8956 ( kg/ h )

b. Ngưng tụ hoàn toàn

P.(Rx + 1).r = Gn.Cn.(t2 - t1) (Sổ tay T2 - trang 198)


Trong đó:
r : ẩn nhiệt hóa hơi của hơi đỉnh tháp (J/kg)

Page | 72
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Nồng độ phần khối lượng của hơi ở đỉnh tháp là


Gn : Lượng nước lạnh tiêu tốn (kg/h)
t1, t2 : Nhiệt độ vào và ra của nước làm lạnh (oC)
Cn : Nhiệt dung riêng của nước ở nhiệt độ trung bình ttb (J/kg.độ)
Theo bảng I.149 (Sổ tay QT&TBCNHC - T1 trang 168) có:
 Lượng nước lạnh cần thiết là
P.(Rx + 1).r 1541 .( 3,45+1).2176042,576 𝑘𝑔
 Gn= = = 178455,8042
Cn(t2 - t1) 4180,896.(40−20) ℎ

2.6.4. Tính cân bằng nhiệt lượng trong thiết bị làm lạnh

Phương trình cân bằng nhiệt lượng của thiết bị làm lạnh:
P.CP.(t1′ - t2‘) = Gn2.Cn.(t2 - t1)
Trong đó:
Gn2 : Lượng nước lạnh tiêu tốn của cả 2 trường hợp (kg/h)
t1, t2 : Nhiệt độ vào và ra của nước làm lạnh (oC)
t1‘, t2‘ : Nhiệt độ đầu và cuối của sản phẩm đỉnh ngưng tụ (oC)
Cn : Nhiệt dung riêng của nước làm lạnh
Chọn t1 = 20 ( oC ), t2 = 40 ( oC )

Sản phẩm đỉnh sau khi ngưng tụ ở trạng thái sôi:


 Nhiệt độ vào chính bằng nhiệt độ sôi ở đỉnh tháp: t1‘ = 100,204 oC
 Nhiệt độ ra của sản phẩm lấy là : t2‘ = 25oC
 t‘tb = 62,602oC
Cp : Nhiệt dung riêng của sản phẩm đỉnh đã ngưng tụ (J/kg.độ)
Nhiệt dung riêng của sản phẩm đỉnh đã ngưng tụ theo bảng số liệu nhiệt
dung riêng – nhiệt độ I.153_171 tại ttb = 62,602 oC, nội suy ta có :
𝐶𝐴 = 4190 (J/kg. độ)

Page | 73
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝐶𝐵 = 2221,181 (J/kg. độ)


Có nồng độ sản phẩm đỉnh aP = 0,957
CP = CA.ap + CB.(1 – aP)

= 4190 . 0,957 + 2221,181 . ( 1 – 0,957 )

= 4105,34( J/ kg.độ )

(J/kg.độ)
Tra bảng I.125 (Sổ tay QT&TBCNHC- T1 trang 166) ta có
Cn = = 4181,189 (J/kg.độ)
 Lượng nước lạnh cần thiết là:
P.CP.(t1‘ - t2‘)
Gn2= = (kg/h)
Cn.(t2 - t1)
1541. 4105,34. (100,204 − 25) 𝑘𝑔
𝐺𝑛2 = = 5689,35
4181,189 × (45 − 25) ℎ

Page | 74
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

CHƯƠNG 3 : TÍNH THIẾT BỊ PHỤ

3.1.Thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu

Đối với quá trình chưng luyện, để nâng cao hiệu quả làm việc thì hỗn hợp đầu
thường được đưa vào tháp ở trạng thái lỏng sôi( xét đến ảnh hưởng của trạng
thái nhiệt động) nhằm tạo ra sự tiếp xúc tốt giữa hai pha lỏng –hơi.Điều này
thực hiện nhờ thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu. Dựa trên các tiêu chuẩn kinh tế,
kỹ thuật ta chọn thiết bị ống chùm kiểu đứng. Tác nhân đun nóng là hơi nước
bão hòa vì nó có hệ số cấp nhiệt lớn và ẩn nhiệt ngưng tụ cao.Trong thiết bị 2
lưu thể đi ngược nhau, hơi đốt đi từ trên xuống, truyền ẩn nhiệt hóa hơi cho hỗn
hợp lỏng đi từ dưới lên và ngưng tụ thành lỏng đi ra khỏi thiết bị.

Giả thiết dung dịch đầu có nhiệt độ ban đầu t = 20 oC cần đun nóng đến
nhiệt độ sôi tF = 103,344 0C . Để đun nóng hỗn hợp đầu ta dùng thiết bị gia nhiệt
loại ống chùm thẳng đứng, dùng hơi nước bão hòa để đun nóng hỗn hợp đầu

Thiết bị gia nhiệt loại ống chùm thẳng đứng với các thông số :

▪ Chiều cao ống ho = 1 m


▪ Đường kính ống d = 25 mm
▪ Chiều dày thành ống δ = 2,5 mm
→ Đường kính trong của ống do = 20 mm
▪ Dung dịch đi trong ống , hơi đốt ngoài ống.
▪ Chọn vật liệu chế tạo ống là thép không rỉ 2X13

Theo II_313, hệ số dẫn nhiệt của vật liệu là  =  ( W/ m.độ )

▪ Chọn hơi đốt là hơi nước bão hòa nên nhiệt độ không thay đổi
và là nhiệt độ sôi ở áp suất đã chọn (2 at) = 119,62 oC

3.1.1. Hiệu số nhiệt độ trung bình

- Nhiệt độ vào của dung dịch là tf = 200C

Page | 75
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

- Nhiệt độ ra của dung dịch là tF = 103,30C

- Hơi đốt là hơi nước bão hòa nên nhiệt độ không thay đổi và nhiệt
độ ở áp suất đã chọn ( 2at ) : 119,62o.

 t1 = 119,62 – 20 = 99,62 oC

 t2 = 119,62 – 103,344 = 16,276 oC

- Hiệu số nhiệt độ trung bình giữa hai lưu thể là :


∆𝑡1 −∆𝑡2
∆𝑡𝑡𝑏 = ∆𝑡
𝑙𝑛∆𝑡1
2

99,62−16,276
= 99,62
𝑙𝑛
16,276

= 46,004 oC
Nhiệt độ trung bình của hơi đốt là ttb1 = 119,62 oC

Nhiệt độ trung bình của dung dịch là

ttb2 = ttb1-  ttb = 119,62 – 46,004 = 73,616oC

3.1.2. Lượng nhiệt trao đổi

Q = m.𝐶𝑝.(𝑡𝑐 − 𝑡𝑑) ( J/ s )

Trong đó :

m : Lượng dung dịch đưa vào ( kg/ s )

=> m = F = 4750/3600 = 1,1304 kg/s

CP : Nhiệt dung riêng của dung dịch ( J / kg.độ )

td , tc : Nhiệt độ vào và ra của dung dịch ( oC )

Bảng 7. Bảng số liệu bảng STQTTB I _ 171

t t1 T t2

Page | 76
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

t 60 73,616 80

C C1 C C2

CA 4190 ? 4190

CB 2207 ? 2316

Nội suy ta được:

CA = CH2O = 4190 ( J/kg độ)

CB = CCH3COOH = 2281,207 ( J/kg độ)

→ CP = CA. aF + CB. (1 – aF ) = 4190 . 0,307 + 2281,207. ( 1 – 0,307 )

= 2867,206 ( J / kg.độ )

Q = m. CP. ( tc – td )

= 1,4583 . 2867,206 . (103,344 - 20)

= 348481,809( J/ s )

3.1.3. Diện tích trao đổi nhiệt

Page | 77
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Ký hiệu :

th : Nhiệt độ hơi đốt – hơi nướcbão hòa ở 2 at ( oC )


th = tbh1 = 119,62 oC

tT1 : Nhiệt độ mặt ngoài ống ( oC )


tT2 : Nhiệt độ mặt trong ống ( oC )
tdd : Nhiệt độ dung dịch ( oC )

 t1 : Hiệu nhiệt độ giữa hơi đốt và mặt ngoài ống ( oC )

 t2 : Hiệu nhiệt độ giữa mặt trong ống và dung dịch ( oC )

 tT : Hiệu nhiệt độ giữa mặt ngoài ống và mặt trong ống ( oC )

 t1 = th - tT1 ;  t2 = tT2 - tdd

 tT = tT1 - tT2

 : Chiều dày thành ống ( m )

tm : Nhiệt độ màng nước ngưng ( oC ) tm = 0,5. (th + tT1 )


q1 : Nhiệt tải riêng phía hơi ngưng tụ ( W/ m2 )

q2 : Nhiệt tải riêng phía dung dịch ( W/ m2 )

 1 : Hệ số cấp nhiệt phía hơi ngưng tụ ( W/ m2.độ )

 2 : Hệ số cấp nhiệt phía dung dịch ( W/ m2.độ )

3.1.3.1. Hệ số cấp nhiệt phía hơi ngưng tụ

4 𝑟
1= 2,04.A. √∆𝑡.𝐻 (II-28)

Trong đó :

Page | 78
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

A : Phụ thuộc nhiệt độ màng nước ngưng tm

t : Hiệu nhiệt độ giữa hơi đốt và mặt ngoài ống ( oC )

H : Chiều cao ống. H = ho = 1m

r : Ẩn nhiệt hóa hơi lấy theo nhiệt độ hơi bão hòa th ( J/ kg )

Theo bảng số liệu Nhiệt hóa hơi – to STQTTB I_314: r = 2207,944 .103 (J/kg)

3.1.3.2. Hệ số cấp nhiệt phía dung dịch

Phương trình chuẩn số cấp nhiệt đối lưu cưỡng bức STQTTB II-14
𝑃𝑟
Nu = 0,021.𝜀1 .R𝑒 0,8 .P𝑟 0,43 . ( ) 0,25
𝑃𝑟𝑡

Trong đó:

ℎ𝑜 1
𝜀1 : hệ số hiệu chỉnh. = = 50
𝑑0 0,02

Chọn chế độ chảy xoáy Re= 104 dựa vào bảng V.2 STQTTBII-15 ta được
𝜀1 = 1

a. Chuẩn số Nuytxen
𝛼.𝑙
Nu =
λ

𝛼: hế số cấp nhiệt phía dung dịch (W/m2.độ)  =  2

l : Kích thước hình học chủ yếu ( m ) ; l = 𝑑𝑜= 0,02 m

λ: Hệ số dẫn nhiệt của dung dịch ( W/ m.độ )

Theo công thức I.32 [I_ 123]:

3 𝜌
λ= A.Cp.𝜌. √ (W/m.độ)
𝑀

A : Hệ số phụ thuộc mức độ liên kết của dung dịch. nươc và


axit axetic là hỗn hợp lỏng liên kết A = 3,58.10-8

Page | 79
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

CP : Nhiệt dung riêng của dung dịch (J/kg.độ) CP = 2867,206 (J/kg.độ)

Khối lượng riêng của rượu metylic và rượu etylic nội suy theo ttb2 =
73,616 oC ở STQTTB I.2 trang 9 ta có:

t0 C t1 totb2 t2
T 60 73,616 80
R 1  t(tb2) 2

 nước 983  A=? 972

 axit axetic 1004  B=? 981

Sử dụng công thức nội suy ta có:


𝜌2 −𝜌1 𝑜
𝜌= (𝑡𝑡𝑏2 - 𝑡1 ) + 𝜌1
𝑡2 −𝑡1

 A = 975,511 ( kg/ m3 )
 B = 988,341 ( kg/ m3 )
Nồng độ khối lượng của dung dịch aF = 0,318

Theo IX.104a [II_183] ta có:

1 𝑎𝐹 (1−𝑎𝐹)
= +
𝜌ℎℎ 𝜌𝐴 𝜌𝐵

𝑎𝐹 (1 − 𝑎𝐹) −1
→ 𝜌ℎℎ = ( + )
𝜌𝐴 𝜌𝐵

0,318 (1−0,318 −1
=( + )
975,511 988,341

= 984,224 ( kg/ m3 )
Nồng độ phần mol của dung dịch là xF = 0,608
M = xF. MH2O+(1-xF). MCH3COOH

Page | 80
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

= 0,608 .18 + (1 – 0,608) . 60

= 34,464 (kg/kmol)

3 𝜌
→ λ = A.Cp.𝜌. √
𝑀

3 984,224
= 3,58.10-8 . 2867,206 . 984,224. √
34,464

= 0.3088 ( W/ m.độ )
b. Chuẩn số Reynolt:

Để quá trình truyền nhiệt đạt hiệu quả, dung dịch phải ở chế độ chảy xoáy.

Chọn Re = 10000

c. Chuẩn số Prand của dòng tính theo nhiệt độ dòng:


𝐶𝑃. 𝜇
Pr = [II_12]
λ

𝜇: Độ nhớt của dung dịch ( N.s/ m2 )


Theo bảng I.101 [I_91] ,với nhiệt độ dung dịch ttb2 = 73,616oC, sử
dụng công thức nội suy ta có:

 1 = 0,3927 ( N.s/ m2 ) ;  2 = 0,6046 ( N.s/ m2 )

Theo công thức I.93, ta có :

lg  = xF.lg(  1)+(1- xF). lg (  2)

= 0,596 . lg 0,3927 + (1– 0,596) . lg 0,6046

→  = 0,4674 cP = 0,4674 . 10-3 ( N.s/ m2 )

Thay số vào ta được

Page | 81
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝐶𝑃. 𝜇 2867,206 .0,4674.10−3


Pr = =
λ 0,3088

= 4,339
d. Chuẩn số Prand tính theo nhiệt độ tường:

C Pt . t t  t .M 1 / 3 
Prt = = = với CP =
t t t 4 / 3 
A. t .3 A. .3
M M

 t .M 1 / 3  t .34,81681 / 3 t
→ Prt = = = 91342712,56.
A. t 3,58.10 −8. t t 4 / 3
4/3 4/3

0 , 25
 Pr 
→ Nu = 0,021. . Re 1
0 ,8
. Pr 0 , 43
 
 Prt 

𝑃𝑟 0,25
→ 𝑁𝑢 = 0,021.1.100000,8 . 4,3390,43 . (( ) )
𝑃𝑟𝑡
𝑃𝑟 0,25
= 62,56. ( )
𝑃𝑟𝑡

e. Tổng trở nhiệt thành ống


r = r + r 1 2 +
t
(m2.độ/W)

Tra bảng V.I STQTVTB (4-2)


r1 – nhiệt trở lớp cặn bẩn bám bên ngoài thành ống: r1 = 0,116.10-3
(m2.độ/W)
r2 – nhiệt trở lớp cặn bám bên trong thành ống: r2 = 0,116.10-3
(m2.độ/W)
 - chiều dày thành ống:  = 2,5 (mm) = 2,5.10-3 (m)

T - hệ số dẫn nhiệt của thành ống: T = 22,2 (W/m.độ)



=> r = r + r 1 2 +
t

Page | 82
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

2,5
= (0,116+0,116+ ).10-3
22,2

= 0,3446.10-3 (m2.độ/W)

f. Tính tải nhiệt trung bình

Gọi t1 - nhiệt độ trênh lệch giữa thành ống và nhiệt độ trung bình của hơi
nước bão hòa
t1 =4 0C

Giả thuyết tT1 = tbh - t1 = 119,62 – 4 = 115,620C


tm = 0,5. ( 119,62 + 115,62) = 117,62 oC

Theo bảng số liệu A – tm STQTVTB (II-129)nội suy ta được A=186,93


Vậy hệ số cấp nhiệt phía hơi nước bão hòa:
4 𝑟
𝛼1 = 2,04. 𝐴 √
∆𝑡.𝐻

4 2207,944.103
= 2,04.186,93 √
4.1

= 10394,202 (W/m2.độ)
→ Nhiệt tải riêng bên hơi nước bão hòa
q1 = 1.t1 = 10394,202.4 = 41576,808 (W/ m2)
Khi đó hiệu số nhiệt độ giữa 2 bề mặt thành ống được xác định theo công
thức sau
tT = tT 1 − tT 2 = q1. r

= 41576,808.0,3446.10-3
= 14,327 0C

→ tT2 = tT1 -  tT = 115,62 –14,327 = 101,293oC

Page | 83
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

 t2 = tT2 – tdd =101,293 – 73,616 = 27,677 oC

Theo bảng I.101 STQTTB I _ 91, với nhiệt độ dung dịch 101,293 oC ta được

 1 = 0,2806 cP ;  2 = 0,4535 cP

Thay vào công thức

lg  t = xF . lg(  1) + (1– xF).lg(  2)

= 0,608 . lg 0,2806 + ( 1 – 0,608 ) . lg 0,4535

→ µt = 0,3387 cP

Khối lượng riêng của nước và axit axetic nội suy theo STQTTB I _ 9 ở tT2 =
101,293 oC

 A = 957,0302 ( kg/ m3 );  B = 955,6726 ( kg/ m3 )

Theo STQTTB II _ 183 ta có :

𝑎𝐹 1 − 𝑎𝐹 −1
𝜌𝑡 = ( + )
𝜌𝐴 𝜌𝐵
0,318 1−0,318 −1
=( + )
957,0302 955,6726

=965,103 ( kg/ m3 )

t
Thay vào Prt = 91,2108.106.
t 4 / 3
0,3387.10−3
= 91,2108.106.
965,1034/3

= 3,24
𝑃𝑟 0,25 4,339 0,25
=> Nu = 62,56. ( ) = 62,56. ( )
𝑃𝑟𝑡 3,24

= 67,3
𝑁𝑢.λ 67,3.0,3088
𝑎2 = = = 1039,112
l 0,02

𝑞2 = 𝛼2 . 𝛥𝑡2 = 1039,112. 27,677 = 28759,502 (W/m2)

Page | 84
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Kiểm tra sai số:


|𝑞1 − 𝑞2 | |41576,808 − 28759,502 |
𝜀= = . 100
𝑞1 41576,808
= 30,828 % > 5%
 Ta cần chia ngăn thiết bị ra
𝑞1+𝑞2 41576,808+28759,502
𝑞𝑡𝑏 = = = 35168,155 (W/m2)
2 2

3.1.3.3. Diện tích trao đổi nhiệt

𝑄 348481,809
𝐹= = = 9,909 (m2)
𝑞𝑡𝑏 35168,155

Số ống truyền nhiệt cần dùng là:


𝐹
𝑛0 = 𝜋.𝑑
0 .ℎ𝑜

9,909
⇒ 𝑛0 = 𝜋.0,02.1 = 157,7 (ống)

Chọn cách sắp xếp theo hình lục giác, gọi a là số ống trên một cạnh
hình lục giác a = 7

Số ống trên dường chéo lục giác b = 2. a – 1 = 13 ống

Dựa vào bảng V.11. số ống truyền nhiệt loại ống chùm STQTVTB (48-2)
Ta quy chuẩn số ống và tính đường kính trong của thiết bị trao đổi nhiệt

Tổng số ống không kể các ống trong các hình viên phân là: 127

Số ống trên đường xuyên tâm của hình sáu cạnh là: 13

Số hình sáu cạnh hay số vòng tròn là: 6

Đường kính ngoài của ống là : d = 0,025 ( m ).

Page | 85
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Chọn bước ống là t = 1,5 . 0,025=0,0375 ( m ).

Đường kính trong của thiết bị trao đổi nhiệt tính theo công thức:
D = t.(b-1) + 4.d
⇒ 𝐷 = 0,0375. (13 − 1) + 4.0,025 = 0,55(𝑚)
Ta quy chuẩn là D = 0,6 (m)
Vận tốc dung dịch trong ống
Theo giả thiết ( chế độ chảy xoáy với Re = 104)
𝑅𝑒. 𝜇 104 .0,4674 .10−3
⇒ 𝑤𝑔𝑡 = = = 0,2374 (m/s)
𝜌.𝑑 984,224.0,02

Tốc độ chảy thực tế của thiết bị gia nhiệt được xác định theo công thức
sau
𝐺
𝑤𝑡 = 𝜋.𝑑2
𝜌.𝑛. 4 .3600

Trong đó :
▪ G – khối lượng hỗn hợp đầu Kg/h G = 4750 (Kg/h)
▪ 𝜌 - khối lượng riêng trung bình của hỗn hợp đầu
▪ d – đường kính trong của ống (m)
Thay số ta có:
𝐺 4750
𝑤𝑡 = 𝜋.𝑑2
= 𝜋.0,022
= 0,0336
𝜌.𝑛. 4 .3600 984,224.127.
4
.3600
𝑤𝑔𝑡 −𝑤𝑡 0,2374−0,0336
Ta thấy : = . 100 = 85,84% > 5%
𝑤𝑔𝑡 0,2374

Vì vậy ta phải tiến hành chia ngăn ngoài thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu,
số ngăn được xác định theo công thức sau
𝑤𝑔𝑡 0,2374
= = 7,065 (ngăn)
𝑤𝑡 0,0336

→ Ta quy chuẩn thành 7 ngăn

Page | 86
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

3.2. Tính bơm và thùng cao vị

Bơm làm việc liên tục trong quá trình chưng luyện, đưa dung
dịch từ bể chứa lên thùng cao vị, mức chất lỏng trong thùng cao vị
được giữ ở mức không đổi nhờ ống chảy tràn để duy trì áp suất ổn định
cho quá trình cấp liệu.

Lưu lượng bơm GB = F = 4750 kg/h

Hình 3.14. Bơm

*Ký hiệu:

▪ Ho là chiều cao tính từ mặt thoáng bể chứa dung dịch đến


mặt thoáng thùng cao vị (m).

▪ H1 chiều cao tính từ đáy tháp đến đĩa tiếp liệu (m).

▪ H2 chiều cao tính từ nơi đặt bơm đến đáy tháp (m)

Page | 87
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

▪ Z chiều cao tính từ đĩa tiếp liệu đến mặt thoáng thùng cao
vị (m).

Trong quá trình sản xuất, muốn tính toán đưa hỗn hợp đầu lên thùng cao vị,
đảm bảo yêu cầu công nghệ cần phải tính các trở lực của các đường ống dẫn
liệu của thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu từ đó tính chiều cao của thùng cao vị so
với vị trí tiếp liệu của tháp và xác định công suất, áp suất toàn phần của bơm.

∆𝑝 = ∆𝑝đ + ∆𝑝𝑚 + ∆𝑝𝐻 + ∆𝑝𝑡 + ∆𝑝𝑘 + ∆𝑝𝑜, [I_376]

Trong đó:

∆𝑝đ : Áp suất động lực học hay áp suất cần thiết để tạo tốc độ cho dòng
chảy khi ra khỏi ống dẫn

∆𝑝đ= (p𝜔2)/2 , N/𝑚2

p : khối lượng riêng của chất lỏng hay khí, kg/𝑚3

𝜔: tốc độ lưu thể, m/s

∆𝑝𝑚 : Áp suất để khắc phục trở lực ma sát khi dòng ổn định trong ống
thẳng
𝐿 𝜌.𝑤 2
∆𝑝𝑚 = 𝜆. . , N/𝑚2
𝑑𝑡𝑑 2

𝜆: hệ số ma sát

𝐿: chiều dài ống dẫn, m

𝑑𝑡𝑑 : đường kính tương đương của ống, m

∆𝑝𝑐: Áp suất cần thiết để khắc phục trở lực cục bộ

𝜌.𝑤 2 𝐿𝑡đ 𝜌.𝑤 2


𝛥𝑃𝑐𝑏 = ∑ 𝜁 . = 𝜆. . ,
2 𝑑𝑡𝑑 2

- hệ số trở lực cục bộ toàn bộ đường ống được xác định

Page | 88
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝐿𝑡đ : chiều dài tương đương, m

∆𝑝𝐻 : Áp suất cần thiết để nâng chất lỏng lên cao hoặc để khắc
phục áp suất thủy tĩnh

∆𝑝𝐻 = pgH, N/𝑚2


H_ chiều cao nâng chất lỏng hoặc cột chất lỏng ,m

P_khối lượng riêng của chất lỏng, kg/𝑚3

∆𝑝𝑡 : Áp suất cần thiết để khắc phục trở lực trong thiết bị
∆𝑝𝑘 : Áp suất bổ sung ở cuối ống dẫn

Trong thiết bị chưng luyện tháp đĩa lỗ có ống chảy truyền thì ∆𝑝𝑡= ∆𝑝𝑘 =0

3.2.1 Các trở lực của quá trình cấp liệu

3.2.1.1 Trở lực từ đường ống từ thùng chứa dung dịch đầu đến thùng cao
vị
- Xác định tốc độ chảy từ thùng chứa đến thùng cao vị:
4.F
w=
.d 2.
- Khối lượng riêng của hỗn hợp ở nhiệt độ t=20oC
𝜌𝐴 = 998 (kg/m3) [I_9]
𝜌𝐵 = 1048(kg/m3)
1 𝑎𝐹 1−𝑎𝐹 0,318 1−0,318
= + = +
𝜌 𝜌𝐴 𝜌𝐵 998 1048

→ 𝜌ℎℎ = 1031,565
d : đường kính ống dẫn liệu, chọn d = 0,15m; l=3m
4.4750
→w= = 0,072 m/s
1031,565.0,152 .3600.𝜋

Trở lực tiêu tốn để thắng toàn bộ trở lực trên ống đẩy và hút:
𝛥𝑃
Hm =
𝜌.𝑔

Page | 89
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Trong đó:
P : Ápsuất toàn phần để thắng tất cả sức cản thủy lực trên đường ống khi
dòng chảy đẳng nhiệt
P =  Pđ +  Pm +  Pcb +  Pt +  Pk
 Pđ : Áp suất đẩy cần thiết để tạo tốc độ cho dòng chảy ra khỏi ống
dẫn

 Pm : Áp suất để khắc phục trở lực ma sát khi dòng chảy ổn định trong
ống thẳng
 Pcb : Áp suất cần thiết để khắc phục trở lực cục bộ

 Pt : Áp suất cần thiết để khắc phục trở lực trong thiết bị

 Pk : Áp suất bổ sung cuối đường ống  Pk = 0

Áp suất động học:


𝜌.𝑤 2 1031,565.0,0722
∆pđ = = = 2,673 N/𝑚2
2 2

𝑇𝑎 𝑐ó :
𝐿 𝜌.𝑤 2 𝐿
∆𝑝𝑚 = 𝜆. . = 𝜆. . ∆pđ
𝑑𝑡𝑑 2 𝑑𝑡𝑑

Với d là đường kính trong của ống truyền nhiệt d=0,02 (m)
L: chiều dài ống dẫn L=3 m
𝜆: hệ số ma sát
Nhiệt độ dung dịch trong ống t = 200. [I_91]
𝜇𝐴= 1 cP; 𝜇𝐵= 1,21 cP
Nồng độ dung dịch : xF = 0,608 = x
=> 𝑙𝑔𝜇1 = 𝑥. 𝑙𝑔𝜇𝐴 + (1 − 𝑥). 𝑙𝑔𝜇𝐵
=> lg 𝜇1 = 0,608 . lg(10−3) + (1 − 0,608). lg (1,21. 10−3)
=> 𝜇1 = 1,077. 10−3(Ns/m)
Vậy chuẩn số reynol là :

Page | 90
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝑤.𝑑.𝜌 0,072.1031,565.0,15
Re = = = 10344,38 > 104
𝜇 1,077.10−3

 Chế độ chảy xoáy [I_378]


 Xác định  theo công thức II.65 [I_380]
1 6,81 0,9 𝛥
= −2. 𝑙𝑔 [(( ) + )]
𝜆1/2 𝑅𝑒 3,7

Với loại ống thép không gỉ ta đã chọn, theo bảng II.15 [I_381]

Ta có độ nhám tuyệt đối : 𝜀 = 0,1 (mm)


𝜀 0,1
Độ nhám tương đối : ∆ = = =6,67.10-3
𝑑 0,15

0,9
1 6,81 6,67.10−3
= −2. 𝑙𝑔 [( ) + ]
𝜆1/2 10344,38 3,7

→  = 
𝐿
→ ∆𝑝𝑚 = = 𝜆. . ∆pđ = 0,04. 3 16,032 N/𝑚2
𝑑𝑡𝑑 . 2,673 =
0,02

Ta có:
𝜌.𝑤 2
 𝛥𝜌𝑐𝑏 = ∑ 𝜁 . = ∑ 𝜁. 𝛥𝜌𝑑 (N/m2)
2

∑ 𝜁 =tổng hệ số trở lực cục bộ


Các trở lực cục bộ trong ống gồm:
ξ1 hệ số trở lực của 2 khủy 90o do 3 khủy mỗi khủy 30o tạo thành

Chọn hệ số a/b=1 tra bảng II.16-394-STQTTB-I  1 = 0,3


Trở lực cửa vào từ thùng cao vị vào ống, với cạnh nhẵn 𝜉2 = 0,5
Trở lực van: Chọn van tiêu chuẩn với đường kính ống dẫn liệu d = 150
mm
Tra theo bảng II.16 (Sổ tay I - 397) có 𝜉3 = 4,4
Vậy tổng trở lực của đường ống là:
∑𝜉= 2 . 0,3 + 0,5 . 4,4 = 5,5

Page | 91
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

 ∆𝑝𝑐 = 𝜉. ∆𝑝đ = 5,5 . 2,673 =14,7015 N/𝑚2

Vậy áp suất toàn phần là:


Δ𝑝 = 2,673 + 16,032 + 14,7015= 33,4065 (N/m2)
Chiều cao cốt chất lỏng tương ứng:
𝛥𝑃 33,4065
𝐻= = = 0,0033
𝜌. 𝑔 1031,565.9,8

3.2.1.2. Trở lực trong ống dẫn từ thùng cao vị đến thiết bị gia nhiệt
∆𝑃𝑚1 = ∆𝑃𝑑 + ∆𝑃𝑚𝑠𝑙 + ∆𝑃𝑐𝑏𝑙 ( N/ m2 )

∆𝑃𝑚𝑠𝑙 : trở lực ma sát ( N/ m2 )


∆𝑃𝑐𝑏𝑙 : trở lực cục bộ ( N/ m2 )
Chọn chiều dài ống L1 = 3 m

Đường kính ống d = 0,15 m

Lưu lượng GF = 4750 ( kg/ h )

Theo phần a đã tính được áp suất động học : ∆𝑝đ= 2,673 N/𝑚2

- Trở lực ma sát :


Áp suất để thắng trở lực ma sát :
𝐿2
𝛥𝑃𝑚𝑠𝑙 = 𝜆. . 𝛥𝑃𝑤2 N/𝑚2
𝑑0

Trong đó:

 Hệ số ma sát. Nhiệt độ dung dịch trong ống là : t = 200. [I_91]


𝜇𝐴= 1 cP; 𝜇𝐵= 1,21 cP

Nồng độ dung dịch : xF = 0,608 = x


=> 𝑙𝑔𝜇1 = 𝑥. 𝑙𝑔𝜇𝐴 + (1 − 𝑥). 𝑙𝑔𝜇𝐵

Page | 92
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

=> lg 𝜇1 = 0,608 . lg(10−3) + (1 − 0,608). lg (1,21. 10−3)


=> 𝜇1 = 1,077. 10−3(Ns/m)
Vậy chuẩn số reynol là :
𝑤.𝑑.𝜌 0,072.1031,565.0,15
Re = = = 10344,38 > 104
𝜇 1,077.10−3

 Chế độ chảy xoáy [I_378]


 Xác định  theo công thức II.65 [I_380]
1 6,81 0,9 𝛥
= −2. 𝑙𝑔 [(( ) + )]
𝜆1/2 𝑅𝑒 3,7

Với loại ống thép không gỉ ta đã chọn, theo bảng II.15 [I_381]

Ta có độ nhám tuyệt đối : 𝜀 = 0,1 (mm)


𝜀 0,1
Độ nhám tương đối : ∆ = = =6,67.10-3
𝑑 0,15

0,9
1 6,81 6,67.10−3
= −2. 𝑙𝑔 [( ) + ]
𝜆1/2 10344,38 3,7

→  = 
𝐿
→ ∆𝑝𝑚 = = 𝜆. . ∆pđ = 0,04. 3 16,032 N/𝑚2
𝑑𝑡𝑑 . 2,673 =
0,02

Ta có: trở lực cục bộ


𝜌.𝑤 2
 𝛥𝜌𝑐𝑏 = ∑ 𝜁 . = ∑ 𝜁. 𝛥𝜌𝑑 (N/m2)
2

∑ 𝜁 =tổng hệ số trở lực cục bộ


Các trở lực cục bộ trong ống gồm:
+ Trở lực cửa vào từ thùng cao vị vào ống, với cạnh nhẵn  = 0,5
+ Trở lực do đột mở từ ống vào thiết bị gia nhiệt
Thiết bị có đường kính d = 0,3 m

Page | 93
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

2
𝑓1
Trở lực đột mở: 𝜁1 = (1 − )
𝑓2

Tiết diện đầu thiết bị chia 7 ngăn là:

0,785. 𝑑 2 0,785.0,32
𝑓1 = = = 0,01
7 7

Tiết diện ống:

fo = 0,785. do2 = 0,785. 0,152 = 0,0176 (m2)


2
𝑓0 0,0176 2
𝜁1 = (1 − ) = (1 – ) = 0,5776
𝑓1 0,01

+ Trở lực của van :


Số van trên đường ống dẫn 1 van, chọn van mở 50% ta có  = 2,1
+ Trở lực do ống chuyển hướng 2 lần với góc chuyển là 90oC  = 1,19
𝛥𝜌𝑐𝑏 = ∑ 𝜁. 𝛥𝜌𝑤𝑙
= (0,5 + 0,5776 + 2,1 + 1,19) = 18,309 (N/ m2 )

∆𝑃𝑚1 = ∆𝑃𝑤1 + ∆𝑃𝑚𝑠𝑙 + ∆𝑃𝑐𝑏𝑙

= 18,309 + 2,673 + 16,032 = 37,014 (N/ m2 )

Vậy áp suất để thắng trở lực cục bộ và ma sát là :


𝛥𝑃 37,014
ℎ𝑚𝑙 ′ = = = 0,00366 (m)
𝜌1 .𝑔 1031,565.9,8

3.2.1.3. Trở lực trong ống dẫn từ thiết bị gia nhiệt đến tháp:

∆𝑃𝑚2 = ∆𝑃𝑑2 + ∆𝑃𝑚𝑠2 + ∆𝑃𝑐𝑏2 ( N/ m2 )

Trong đó:

Page | 94
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

∆𝑃𝑚𝑠2 : trở lực ma sát

∆𝑃𝑐𝑏2 :trở lực cục bộ

Các số liệu

Chiều dài ống L2 = 0,5 m

Đường kính ống do = 0,15 m


Lưu lượng GF = 4750 kg/ h
Thế năng vận tốc của chất lỏng trong ống:
𝜌2.𝑤 2
∆𝑃𝑤2 =
2

𝜌2 : Khối lượng riêng dung dịch sau khi gia nhiệt ( kg/ m3 )
𝜌2 = 𝜌𝐹 ở 𝑡𝐹 = 103,344 oC sử dụng bảng khối lượng riêng tập I
trang 9 và công thức nội suy ta có:

→ 𝜌𝐻2𝑂= 955,492 ; 𝜌𝐶𝐻3𝐶𝑂𝑂𝐻 = 951,98


0,318 1−0,318 −1
=> 𝜌ℎℎ = 𝜌2 = [ + ] = 919,0183 ( kg/ m3 )
855,492 951,98

Vận tốc dung dịch trong ống (m/s)


𝐺𝐹 4750
W= = = 0,0812 (m/ s )
𝜌ℎℎ .0,785.3600.𝑑 2 919,0813.0,785.3600.0,152

𝜌2.𝑤2 919,0183.0,08122
=> ∆𝑃𝑤2 = 2
=
2
= 3,029(N/m2)

- Trở lực ma sát


𝐿2
𝛥𝑃𝑚 = 𝜆. . 𝛥𝑃𝑤2 (N/m2)
𝑑0

Trong đó:

 Hệ số ma sát. Nhiệt độ dung dịch trong ống là : t =𝑡𝐹 103,3440C


[I_91]

Page | 95
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝜇𝐴= 0,2753 cP; 𝜇𝐵= 0,44328 cP


Nồng độ dung dịch : xF = 0,608 = x
=> 𝑙𝑔𝜇1 = 𝑥. 𝑙𝑔𝜇𝐴 + (1 − 𝑥). 𝑙𝑔𝜇𝐵
=> lg 𝜇1 = 0,608 . lg(0,2753) + (1 − 0,608). lg (0,44328)
=> 𝜇1 =0,3347cP= 0,3347. 10-3 (Ns/m)
Vậy chuẩn số Reynol là :
𝑤.𝑑.𝜌 919,0183.0,0812 .0,15
Re = = = 33443, 809 > 104
𝜇 0,3347.10−3

 Chế độ chảy xoáy [I_378]


 Xác định  theo công thức II.65 [I_380]
1 6,81 0,9 𝛥
= −2. 𝑙𝑔 [(( ) + )]
𝜆1/2 𝑅𝑒 3,7

Với loại ống thép không gỉ ta đã chọn, theo bảng II.15 [I_381]

Ta có độ nhám tuyệt đối : 𝜀 = 0,1 (mm)


𝜀 0,1
Độ nhám tương đối : ∆ = = =6,67.10-3
𝑑 0,15

0,9
1 6,81 6,67.10−3
= −2. 𝑙𝑔 [( ) + ]
𝜆1/2 33443, 809 3,7

→  = 
𝐿
→ ∆𝑝𝑚s2 = = 𝜆. . ∆pđ = 0,0358. 5 3,6146 N/𝑚2
𝑑𝑡𝑑 .3,029 =
0,15

- Trở lực cục bộ


𝜌.𝑤 2
 𝛥𝜌𝑐𝑏 = ∑ 𝜁 . = ∑ 𝜁. 𝛥𝜌𝑑 (N/m2)
2

∑ 𝜁 =hệ số trở lực cục bộ


Các trở lực cục bộ trong ống gồm :
+ Trở lực do đột thu từ thiết bị gia nhiệt vào ống :

Page | 96
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝑓𝑜 0,0176
= = 1,76 nội suy theo STQTTB I _ 388  = 0
𝑓1 0,01
+ Trở lực cửa ra từ ống vào tháp  = 1

+ Trở lực do van : Coi van mở 50% thì  = 2,1

+ Trở lực do ống chuyển hướng với góc chuyển là 90oC  = 1,19

 Pcb2 = (0+ 1 + 2,1 + 1,19 ). 3,5737 = 15,3311( N/ m2 )


→  Pm2 = 3,5737+ 3,6146+ 15,3311= 22,5194 ( N/ m2 )
Vậy áp suất để thắng trở lực cục bộ và ma sát là

𝛥𝑃𝑚2 22,5194
ℎ𝑚2 = = = 0,00249 (m)
𝜌2 .𝑔 919,0183 .9,81

3.2.1.4. Trở lực trong thiết bị gia nhiệt


∆𝑃𝑚3 = ∆𝑃𝑚𝑠3 + ∆𝑃𝑐𝑏3 ( N/ m2 )

Trong đó:
 Pcb3 : Trở lực cục bộ ( N/ m2 )

 Pms3 : Trở lực ma sát ( N/ m2 )

Thế năng vận tốc của chất lỏng trong ống truyền nhiệt :
𝜌2.𝑤2
∆𝑃𝑤2 = (N/m2)
2

Trong đó :  : Khối lượng riêng dung dịch trong ống ( kg/ m3 )


 =  hh = 984,224 ( kg/ m3 )
w : Vận tốc dung dịch trong ống truyền nhiệt ( m/ s )
Thiết bị chính chia 7 ngăn w = 7 . wTT = 7 . 0,0336= 0,2352 ( m/ s )

Page | 97
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝜌2.𝑤2 984,224 .0,2352 2


∆𝑃𝑤2 = = = 27,223 (N/m2)
2 2

- Trở lực ma sát


𝐿
𝛥𝑃𝑚𝑠3 = 𝜆. . 𝛥𝑃𝑤 (N/m2)
𝑑0

Trong đó :
L : Chiều dài ống truyền nhiệt do chia 7 ngăn L = 7 . 1 = 7 m
do : Đường kính ống truyền nhiệt do = 0,02 m
 : Hệ số ma sát
Độ nhớt dung dịch trong ống  = 0,4674 cP = 0.4674.10-3 ( N/ m2 )

𝑤.do.𝜌 0,2352 .984,224.0,02


Re = = = 9905,4122 > 104
𝜇 0,4674.10−3
 Chế độ chảy xoáy [I_378]
 Xác định  theo công thức II.65 [I_380]
1 6,81 0,9 𝛥
= −2. 𝑙𝑔 [(( ) + )]
𝜆1/2 𝑅𝑒 3,7

Với loại ống thép không gỉ ta đã chọn, theo bảng II.15 [I_381]

Ta có độ nhám tuyệt đối : 𝜀 = 0,1 (mm)


𝜀 0,1
Độ nhám tương đối : ∆ = = =5.10-3
𝑑 20

0,9
1 6,81 5.10−3
= −2. 𝑙𝑔 [( ) + ]
𝜆1/2 9905,4122 3,7

→  = 
𝐿
→ ∆𝑝𝑚s3 = = 𝜆. . ∆pw = 0,0382 . 7 363,971 N/𝑚2
𝑑0 .27,223 =
0,02

- Trở lực cục bộ

 𝛥𝜌𝑐𝑏3 = ∑ 𝜁. 𝛥𝜌𝑤 (N/m2)

Page | 98
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

a b

d c

e f

h g

Trong đó :  : Hệ số trở lực cục bộ


Các trở lực cục bộ trong thiết bị gia nhiệt gồm :
Trở lực do đột thu từ đầu thiết bị vào chùm ống Thiết bị có số
ống truyền nhiệt n0 = 127 ống chia làm 7 ngăn
Tiết diện chùm ống ở 1 ngăn là :
0,758. 𝑑𝑜2 . 𝑛𝑜 0,758. 0,022 . 127
𝑓2 = =
7 7
𝑓2 0,00569
= = 0,569
𝑓1 0,01

→ nội suy theo STQTTB I_388 :  = 0,2655


Trở lực do đột mở từ chùm ống ra đầu thiết bị

𝑓
 = (1 − 𝑓2)2 = (1 − 0,569)2 = 
1

Trở lực do dòng chuyển hướng 6 lần với góc chuyển là 90oC : =
1,19

Δ𝑝𝑐𝑏3 = ( 7. 0,2655 + 7. 0,1857 + 6 . 1,19 ) . 27,223 = 280,696 ( N/ m2 )

Pm3 = 27,223 + 363,971 + 280,696 = 671,89 ( N/ m2 )

Áp suất để thắng trở lực cục bộ và ma sát trong thiết bị gia nhiệt :

Page | 99
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝛥𝑃𝑚3 671,89
ℎ𝑚3 = = = 0,00695 (m)
𝑝.𝑔 984,224 .9,81

3.2.2. Chiều cao thùng cao vị so với đĩa tiếp liệu

Viết phương trình Becnully cho hai mặt cắt 1-1 và 2-2 ( lấy 2-2 làm mặt
chuẩn )
Ta coi chất lỏng chảy hết tùng cao vị thì chất lỏng chảy được ở trong ống từ
mặt cắt 1-1
Ta có phương trình becnuli:
𝑤12 𝑃1 𝑤22 𝑃2
𝐻1 + + = 𝐻2 + + + ∑ ℎ𝑚
2.𝑔 𝜌.𝑔 2.𝑔 2.𝑔

Do đường kính của thùng rất lớn so với đường kính của ống dẫn liệu lên
coi vận tốc trên mặt thoáng của thùng là w1 = 0
P2 P w2
 H1 − H 2 = − 1 + +  hm =Z
.g .g 2.g

Trong đó:
P1, P2 : Áp suất tại mặt cắt 1 và 2
w1 : Vận tốc dung dịch tại mặt cắt 1-1. Coi w1 = 0 vì tiết
diện thùng cao vị rất lớn so với tiết diện ống.

w2 : Vận tốc dung dịch tại mặt cắt 2 ; w2 = wo2 = 0,0812 ( m/ s )


1 : Khối lượng riêng dung dịch trước khi gia nhiệt

Page | 100
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

1 = 1031,565 kg/m3
 2 : Khối lượng riêng dung dịch sau khi gia nhiệt
 2 = 919,083 kg/m3
Do môi trường làm việc là hỗn hợp lỏng – hơi nên: P = Plv + Ptt (N/ m2
Plv : Áp suất hơi làm việc N/ m2
Ptt : Áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng N/ m2
Ptt = 𝜌𝑥 . 𝑔. 𝐻
H : Chiều cao lớn nhất của cột chất lỏng (m). H = 5 m g : Gia tốc
trọng trường
 x : Khối lượng riêng của chất lỏng ( kg/ m3).
Ta có tF = 103,344 0C sử dụng bảng khối lượng riêng tập I trang 9 và công
thức nội suy ta có:
→𝜌𝐻2𝑂 = 955,492(kg/m3) ; 𝜌𝐶𝐻3𝐶𝑂𝑂𝐻 = 951,98 (kg/m3)
0,318 1−0,318 −1
𝑝 = (955,492 + ) = 953,094 (kg/m3)
951,98

∆ℎ𝑚 = ∆ℎ𝑚0 + ∆ℎ𝑚1 + ∆ℎ𝑚2 + ∆ℎ𝑚3


= 0,0033+ 0,00366 + 0,00249 + 0,00695 = 0,0164 (m)

Ptt = 𝜌𝑥 . 𝑔. 𝐻= 9,81.953,094.5= 46749,2607 N/ m2


Plv = P1 = Pa = 1 at = 0,9808. 105 N/ m2
 P= Plv + Ptt = 46749,2607 + 0,9808. 105
= 144829,2607 N/ m2

P2 P w2
 H1 − H 2 =
=> Z= − 1 + +  hm
.g .g 2.g
144829,2607 0,9808.105 0,08122
= − + + 0,0164
919,083.9,81 1031,565 .9,81 2.9,81

= 6,38 (m)

3.2.3. Tính toán bơm

Ta thiết kế bơm đặt sát mặt đất tức là hh = 0


⇒chất lỏng tự chảy vào bơm

Page | 101
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Chiều cao đẩy của bơm là Hđ (m)


Hđ = HC + (H1 – H2) + Hb + 𝛥𝐻đ
Trong đó:
• HC - chiều cao đoạn chưng
• Hb – chiều cao bệ đặt tháp ta chọn Hb = 1m
• 𝛥𝐻đ - chiều cao đáy chọn 𝛥𝐻đ = 0,5m
Vậy Hđ = HC + (H1 – H2) + Hb + 𝛥𝐻đ
=4,638+ 6,38 +1 +0,5
= 12,518 (m)
Áp suất toàn phần là: 𝐻𝑇𝑃 = 𝐻đ + 𝐻′
Trong đó
𝐻′ −tổn thất áp suất trên đường ống hút từ thùng chứa đến thùng cao vị
Theo tính toán ở phần trước thì H’ = 0,11 m
=> Vậy áp suất toàn phần là : 𝐻𝑇𝑃 = 12,518 + 0,11 = 12,628 (m)
Quy chuẩn H= 13 m
𝐻.𝑄.𝑔.𝜌
Công suất bơm : 𝑁𝑏 = (kw)
1000.𝜂

Trong đó :
Q : năng suất của bơm ( m3/s)
𝐹 4750
𝑄= = = 1,279.10−3
𝜌 3600.1031,565

𝜌 −khối lượng riêng của hỗn hợp đầu vào 𝜌 = 1028,0135


(Kg/m3)
𝐻 −áp suất toàn phần của bơm 𝐻 = 13 (m)
𝜂 −hiệu suất chung của bơm.

𝜂 = 𝜂0 . 𝜂𝑡𝑙 . 𝜂𝑐𝑘
Do yêu cầu chọ bơm phải năng suất cao và liên tục nên ta chọn bơm ly tâm.các
thông số của bơm ly tâm

Page | 102
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝜂0 - hiệu suất thể tích tính đến sự hao hụt chất lỏng từ P cao →P
thấp và chất lỏng rò rỉ qua khe hở

0 =0,85 – 0,96 ( bảng II.32 - I_439). Chọn 0 = 0,9.


𝜂𝑡𝑙 −hiệu suất thủy lực tính đến ma sát và tạo dòng xoáy trong bơm

tl =0,8 - 0,85


𝜂𝑐𝑘 −hiệu suất cơ khí tính đến ma sát cơ khí của bơm
ck =0,92 - 0,96 Chọn ck =0,95 (I.439).
  = 0 .tl .ck =0,9 . 0,85 . 0,95 = 0,7267
Vậy công suất yêu cầu trên bơm là:
1,279.10−3 .1031,565.9,81.13
N= = 0,231 (𝑘𝑤)
1000.0,7267

Công suất động cơ là


𝑁𝑏
𝑁đ𝑐 =
𝜂𝑡𝑟 .𝜂𝑑𝑘

Ta chọn 𝜂𝑡𝑟 = 1 ; 𝜂𝑑𝑘 = 0,8


𝑁𝑏 0,231
 𝑁đ𝑐 = = = 0,28875 (kW)
𝜂𝑡𝑟 .𝜂𝑑𝑘 1.0,8

Thông thường ngườ ta chọn động cơ điện có N lớn hơn so với ta tính
Ntt = 𝛽. 𝑁𝑑𝑐
𝛽: hệ số dự trữ công suất (tra bảng II.33_[I_440]) 𝛽 = 1,2 − 2
Ta chọn 𝛽 = 2
Vậy công suất hoạt động thực tế của bơm là
Ntt = 𝛽. 𝑁𝑑𝑐 =2.0,28875 = 0,5775 (kW)

Page | 103
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN CƠ KHÍ VÀ LỰA


CHỌN
4.1. Tính toán thân tháp

Chọn vật liệu làm thân tháp:

Thân hình trụ là bộ phận chủ yếu để tạo thành thiết bị hóa chất.
Tùy theo điều kiện ứng dụng và làm việc mà người ta chọn loại vật
liệu, kiểu đặt và phương pháp chế tạo. Theo điều kiện đề bài thì tháp
làm việc ở áp suất thường, nhiệt độ không cao lắm , dung dịch không
phải là loại chất ăn mòn kim loại nên có thể chọn loại vật liệu thép
X18H10T, làm thân tháp đó là một vật liệu bền chịu nhiệt, nó được
chế tạo bằng cách cuốn tấm vật liệu với kích thước đã định sau đó hàn
giáp mối hàn lại.Khi chế tạo loại này cần chú ý :

Đảm bảo đường hàn càng ngắn càng tốt.


Chỉ hàn giáp mối.
Bố trí các đường hàn dọc ( ở các đoạn thân trụ riêng biệt
lân cận ) cách nhau ít nhất là 100 mm.
Bố trí mối hàn ở vị trí dễ quan sát.
Không khoan lỗ qua mối hàn.
Quan hệ giữa chiều cao H và đường kính trong của tháp 𝐷𝑡 đối với thiết bị thẳng
𝐻
đứng theo công nghệ của sản xuất hóa chất thường là ≤ 30
𝐷𝑡

Thân hình trụ làm việc chịu áp suất trong


Chiều dày thân tháp được xác định theo công thức sau:
𝐷𝑡 .𝑃
𝑠= + 𝐶, m (XIII.8/361_2)
2.[𝜎].𝜙−𝑃

Trong đó:
Dt – đường kính trong của thân hình trụ (m)
𝜙 - hệ số bền của thành hình trụ theo phương dọc;
[𝜎] - ứng suất cho phép
C – số bổ sung do ăn mòn, bảo mòn và dung sai về chiều dày (m)

Page | 104
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

P – áp suất trong của thiết bị (N/m2)

4.1.1. Áp suất trong thiết bị

Môi trường làm việc là hỗn hợp lỏng-hơi nên áp suất làm việc bằng tổng số
áp suất hơi làm việc với áp suất thủy tính của cột chất lỏng
P = Plv + Ptt (N/m2)
Với Plv áp suất làm việc , N/m2
Ptt áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng , N/m2
Ptt = 𝜌𝑥 . 𝑔. 𝐻
Với H : chiều cao của cột chất lỏng (m)
𝜌: khối lượng riêng của cột chất lỏng (Kg/m3)
g : gia tốc trọng trường , g = 9,81 m/s2
Ta có chiều cao cột chất lỏng HL = Htháp = 9 (m)
Khối lượng riêng của chất lỏng trong tháp:
𝜌𝑡𝑏 𝐿 +𝜌𝑡𝑏 𝐶 955,3+947,45
𝜌𝑡𝑏 = = = 951,375 (Kg/m3)
2 2

Do đó: Ptt= 𝜌𝑥 . 𝑔. 𝐻 = 951,375.9,81.9=83996,89875 (N/m2)


⇒ Á𝑝 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖ế𝑡 𝑏ị :
𝑃 = 105 + 83996,89875 = 183996,8988 (N/m2)

4.1.2.2. Ứng suất cho phép

Để tính toán sức bền của thiết bị thì trước hết phải xác định ứng suất cho phép
của vật liệu là thép X18H10T
Ứng suất cho phép của thép theo giới hạn bền khi kéo và khi chảy được xác
định theo công thưc dưới đây: (XIII.1+2-II.355)

𝜎𝑘
[𝜎𝑘 ] = . 𝜂 N/m2
𝑛𝑘
𝜎𝑐
[𝜎𝑐 ] = . 𝜂 N/m2
𝑛𝑐

Trong đó:
nk. nc: là hệ số an toàn theo giới hạn bền và khi chảy

Page | 105
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

𝜂 : hệ số hiệu chỉnh, đây là thiết bị loại II không bị đốt nóng trực


tiếp 𝜂 = 1
Tra bảng XIII.3 STQTVTB (II-356) ta có nk = 2,6 ; nc = 1,5
𝜎𝑘 , 𝜎𝑐 : giới hạn bền khi kéo và khi chảy, N/m2
Tra giới hạn bền khi chảy cà khi kéo ở STQTVTB (310-2) ta có

⇒ 𝜎𝑘 = 550.106 (N/m2) 𝜎𝑐 = 220.106 (N/m2)


Do đó:
𝜎𝑘 550.106
[𝜎𝑘 ] = .𝜂 = . 1 = 211,538.106 , N/m2
𝑛𝑘 2,6

𝜎𝑐 220.106
[𝜎𝑐 ] = .𝜂 = . 1 = 146,67.106 , N/m2
𝑛𝑐 1,5

- So sánh hai kết quả ứng suất cho phép theo giới hạn bền khi kéo và giới hạn
bền khi chảy ta chọn [𝜎] theo giá trị nhỏ hơn
=> [𝜎] = 146,67.106 N/m2
- Tính 𝜙: ta thiết kế chọn hàn theo phương pháp hàn bằng tay bằng hồ quang
điện, kiểu hàng giáp mối hai bên thành có lỗ nhưng được gia cố hoàn toàn:
Khi đó: φ = φh = 0,95 STQTVTB (362-2)
[𝜎].φ 146,67.106 .0,95
- Ta lập tỉ số = = 757,276 > 50
𝑃 183996,8988

Do vậy ta có thể bỏ qua P ở dưới mẫu của công thức tính chiều dày tháp

4.1.1.3. Đại lượng bổ sung C

C = C1 + C2 + C3 C3 ( m ) [ XIII.17-II.363]
C1: bổ xung do ăn mòn, xuất phát từ điều kiện ăn mòn của vật liệu của
môi trường và thời gian làm việc của thiết bị
Đối với vật liệu đang dùng thì C1 = 1mm =10-3m đó là
loại vật liệu bền ăn mòn từ 0,05 – 0,1 mm / năm ).

C2 bổ sung do hao mòn


C2 = 0 ( vì nguyên liệu đầu là lỏng hơi không phải là rắn nên có thể bỏ
qua C2)

Page | 106
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

C3 bổ sung theo dung sai chiều dày


Chọn C3 = 0,8mm= 0,8.10-3 m/năm [XIII.9/II.364]
 C = 10-3 + 0 + 0,8.10-3 = 1,8.10-3 (m)

4.1.1.4. Chiều dày thân tháp

Dt.P 2.183996,8988
S= +C= + 1,8.10−3 = 3,12. 10−3 m=3,12 mm
2.[σ].φ 2.146,67.106 .0,95

( chọn Dt = 2 m [XIII.6 – II.359])

 Chọn S = 4mm ( dùng thép cán loại dày – bảng tiêu chuẩn chiều dày
của thép tấm – XIII .9 – 364 .)
Kiểm tra ứng suất theo áp suất thử II_365
[𝐷𝑡 +(𝑆−𝐶)].𝑃0 𝜎𝑐
𝜎= ≤ , (N/m2 )
2.(𝑆−𝐶).φh 1,2

Kiểm tra ứng suất theo tháp thử:


Áp suất thử tính toán: Po = Pth + Pl (N/m)
Trong đó:
Pth : Áp suất thủy lực (N/m2)
Theo bảng áp suất thủy lực khi thử (sổ tay T2 trang 358)

P = 183996,8988 (N/m2) ~ 0,184.106 (N/m2) [ 0,07-0,5].106 (N/m2).


 Pth = 1,5P = 1,5. 0,184.106 = 0,276.106 (N/m2)
Pl : Áp suất thủy tĩnh cột chất lỏng trong tháp (N/m2)
Pl = g.ρl.Hl= 9,81.919,083.9 = 81145,838 N/m2
Po = 0,276.106 + 81145,838 = 357145,838 (N/m2)
Thử điều kiện [II_365]
[Dt + (S - C)].Po
σ=
2.(S - C).φh
[2+(4.10−3 −1,8.10−3 )].357145,838
𝜎= = 171,07. 106
2.(4.10−3 −1,8.10−3 ).0,95

σch 220.106
σ< = = 183,33.106 (N/m2)
1,2 1,2
 Vậy chọn S = 4 mm là phù hợp.

Page | 107
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

4.2. Tính đường kính các ống dẫn

Ống dẫn thường được nối với thiết bị bằng mối ghép tháo hoặc không
tháo được. Ở đây ta chọn ống nối với thiết bị bằng mối ghép có thế tháo được
và được nối bằng bích và bulong
Đường kính các ống dẫn và cửa ra vào của thiết bị được xác định từ
phương trình lưu lượng:

4.𝑉
𝑑 = √𝜋.𝜔 (m) I.369

Trong đó:
V: lưu lượng của các chất chuyển động trong ống (m3 / s )
𝜔: Vận tốc trung bình của các chất đi trong ống ( m/s).
4.2.1. Tính đường kính ống chảy truyền

Đường kính ống chảy truyền đã tính ở trên dchL = 0,233 m, dchC = 0,209 m
Khoảng cách từ chân đĩa đến ống chảy chuyền : S = 0,25.d
Đoạn luyện: Sl = 0,25. 0,233 = 0,05825 (m)
Đoạn chưng: Sc = 0,25.0,209= 0,05225 (m)

4.2.2. Đường kính ống dẫn hỗn hợp đầu vào tháp

Lưu lượng hỗn hợp đầu đi vào tháp:


F
V=
3600.ρF

Page | 108
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Lượng hỗn hợp đầu vào tháp F = 4750kg/h


Nhiệt độ của hỗn hợp đầu tF =103,344℃
Hỗn hợp đầu vào là hỗn hợp lỏng 𝑎𝐹 = 0,318
Khối lượng riêng của nước – axit axetic (bảng I.2, sổ tay T1 tr 9) tF=103,344℃
 𝜌A = 955,492 (kg/m3) ; ρB =951,98(kg/m3) ( A: nước, B: axit axetic )
=>Khối lượng riêng của hỗn hợp đầu là:
1 𝑎𝐹 1 − 𝑎𝐹 0,318 1 − 0,318
= + = +
𝜌𝐹 𝜌𝐴 𝜌𝐵 955,492 951,98
→ 𝜌𝐹 = 953,094 𝑘𝑔/𝑚3
 Lưu lượng thể tích của hỗn hợp đầu là:
F 4750
V= = = 1,38.10-3 (m3/s)
3600.ρF 3600.953,094
Chọn tốc độ hỗn hợp đầu là ω = 0,15 (m/s)
 Đường kính ống dẫn hỗn hợp đầu là:
1,38.10−3
d= √ = 0,108 (m)
0,785.0,15

Quy chuẩn d = 0,1 (m) = 100 (mm)


Theo bảng XIII.32 (T II - 434), chiều dài đoạn ống nối là:l = 120 (mm)
 Tốc độ thực tế của hỗn hợp đầu:
V 1,38.10−3
ωTT = = = 0,175(m/s)
0,785.d2 0,785.0,12

4.2.3. Đường kính ống dẫn sản phẩm đỉnh.

Ống dẫn sản phẩm đỉnh là ống nối giữa nắp tháp và thiết bị ngưng tụ.
Hỗn hợp đi ra khỏi đỉnh tháp là hỗn hợp hơi với nồng độ cấu tử dễ bay hơi

Page | 109
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

y = aP =0,957 ( phần khối lượng )


t = 𝑡𝑜= 100,204℃
Lượng hơi ở đỉnh tháp: gđ = 7171,976 ( kg/h)
MP = 18 ,546 ( kg/kmol)
Lưu lượng thể tích hơi ở đỉnh tháp
đ g
V = 3600.𝑝
đ

𝑝đ : Khối lượng riêng của hơi ở đỉnh tháp:


MP.To 18,546 .273
𝑝đ = 22,4.T =
22,4(100,204+273)
= 0,605 (kg/m3)

=> Lưu lượng thể tích của hơi đỉnh tháp là:
gđ 7171,976
V= = 3600.0,605 = 3,29 (m3/s)
3600.𝑝đ
Tháp làm việc ở áp suất thường với hơi quá nhiệt 𝜔 = 30÷50 (m/s)
Chọn tốc độ hơi ở đỉnh tháp là ω = 30 (m/s)
 Đường kính của ống dẫn hơi đỉnh tháp là:
3,29
𝑑2 = √ = 0,3737(m)= 273,7 mm
0,785.30

Quy chuẩn: 𝑑2 = 300 (mm)


Theo bảng XIII.32 (T II - 434), chiều dài đoạn ống nối là :l = 150 (mm)
 Tốc độ thực tế của hơi đỉnh tháp:

Page | 110
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

V 3,29
ωtt = 2 =0,785.0,32 = 45,567 (m/s)
0,785.d

4.2.4. Tính đường kính ống dẫn hồi lưu sản phẩm đỉnh

Hình biểu diễn ống hồi lưu sản phẩm đỉnh.

G𝑅
V=
3600.𝑝𝑅
GR = P.R =1541 . 3,45 = 5316,45 ( kg/h); Lượng sản phẩm hồi lưu

𝑝𝑅 : khối lượng riêng của sản phẩm hồi lưu


t = tP = 100,204℃

𝑎1 = 𝑎𝑝 =0,957
Nội suy từ t = to = 100,204 ℃ tra bảng I.2 [I_9] ta có:
𝜌𝐴 = 957,847 𝑘𝑔/𝑚3; 𝜌𝐵 = 957,632𝑘𝑔/𝑚3
1 𝑎𝑃 1 − 𝑎𝑃
= +
𝜌𝑅 𝜌𝐴 𝜌𝐵
1 0,957 1−0,957
=> = + 957,632
ρR 957,847

𝜌𝑅 = 957, 837 𝑘𝑔/𝑚3

Page | 111
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

G𝑅 5316,45
=> V = = 3600.957,837 = 1,541. 10−3 𝑚3/𝑠
3600.𝑝𝑅

Chọn vận tốc lượng hồi lưu, coi chất lỏng tự chảy: 𝜔 = 0,25𝑚/𝑠

𝑉 1,541.10−3
𝑑3 = √0,785.𝜔 = √0,785.0,25 = 0,08861 m= 88,61mm

Quy chuẩn 𝑑2 = 90 mm

Chiều dài đoạn ống nối là l2 = 120 mm

4.2.5. Tính đường kính ống dẫn sản phẩm đáy

𝑊
V=
3600.𝜌𝑤

Lưu lượng sản phẩm đáy: W = 3209 kg/h


𝜌𝑤 : khối lượng riêng của sản phẩm đáy
t = tw = 115,832 ℃
a1 = aw = 0,011 phần khối lượng

Nội suy [I_9] ta có 𝜌𝐴 = 946,126 𝑘𝑔/𝑚3; 𝜌𝐵 = 929,502𝑘𝑔/𝑚3


1 𝑎𝑤 1 − 𝑎𝑤
= +
𝜌𝑤 𝜌𝐴 𝜌𝐵
1 0,011 1−0,011
 = +
𝜌𝑤 946,126 929,502

 𝜌𝑤 = 929,681 𝑘𝑔/𝑚3

Page | 112
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

3209
 V= = 9,5. 10−4
3600.929,681

Chọn vận tốc lượng hồi lưu : 𝜔 = 0,3 m/s

𝑉 9,5. 10−4
𝑑4 = √ = √ = 0,0635 𝑚 = 63,5𝑚𝑚
0,785. 𝜔 0,785.0,3

Quy chuẩn 𝑑4 = 70𝑚𝑚. 𝐶ℎ𝑖ề𝑢 𝑑à𝑖 ố𝑛𝑔 𝑛ố𝑖 𝑙à 110𝑚𝑚

4.2.6. Đường kính ống dẫn hồi lưu sản phẩm đáy

Nhiệt độ của hơi sản phẩm đáy: t= tw=115,832 oC


Lượng sản phâm đáy hồi lưu:𝑔đ =g1’= 2060,47 (kmol/h)
Khối lượng riêng của hơi ở đáy:
Mw.To 58,5006 .273
ρ= = = 1,83 (kg/m3)
22,4.T 22,4(273+115,832)
=> Lưu lượng thể tích của hơi sản phẩm đáy hồi lưu là:
g1́ 2060,47
V= = = 0,31 (m3/s)
ρR 3600.1,83

Chọn tốc độ hơi sản phẩm đáy hồi lưu là: ω = 30 (m/s)
 Đường kính của ống dẫn hơi sản phẩm đáy hồi lưu là:
0,31
d=√ = 0,114 (m)
0,785.30

Quy chuẩn : d = 0,2 (m) = 200 (mm)


Theo bảng XIII.32 (T2 - 434), chiều dài đoạn ống nối là : l = 130 (mm)
 Tốc độ thực tế của hơi sản phẩm đáy:
V 0,31
ωTT = = = 9,87( m/s)
0,785.d2 0,785.0,22

4.3. Tính chiều dày đáy và nắp thiết bị

Đáy và nắp thiết bị là bộ phận quan trọng của thiết bị và thường


được chế tạo cùng loại vật liệu với thân tháp, vì tháp làm việc ở áp

Page | 113
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

suất thường và thân trụ hàn nên ta chọn đáy và nắp thiết bị hình elip
có gờ, đối với thiết bị thẳng đứng có P > 7.104 ( N/m2)

Tính toán đáy và nắp hoàn toàn như nhau :


Chiều dày của đáy và nắp thiết bị chịu áp suất trong
Dt.P Dt
S= . + C (XIII.47 – II. 385)
3,8.[σk].k.φh - P 2.hb
Trong đó:
C: Hệ số hiệu chỉnh và có tăng thêm một chút tùy thuộc chiều dày,
C = 1,8.10-3

Thêm 2mm khi S-C < 10mm


Thêm 1mm khi 10mm < S-C <20mm
ht : Chiều cao phần lồi của đáy và nắp (m)
ℎ𝑡 = 0,25𝐷𝑡 ; (XIII.11-[II_381])
Dựa vao đường kính Dt=1200 mm Tra bảng XIII.10-II.382
ta có ht = 300 mm
h : Hệ số bền của mối hàn hướng tâm. Chọn nắp hàn từ hai
nửa tấm, hàn điện hai phía bằng tay.

Tra II.362 ta có : h =0,95.

K : Hệ số không thứ nguyên xác định


𝑑
𝐾 =1− [𝑋𝐼𝐼𝐼. 48 − 𝑇𝑅385 − 𝐼𝐼]
𝐷𝑡

Page | 114
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

d: đường kính lỗ đáy và nắp thiết bị dđáy = 80 mm ; dnắp


=300mm.

Dt : đường kính trong của tháp : Dt = 1,2 m


Do đường kính ống có ở đáy và nắp khác nhau nên ta phải tính hệ số K của
đáy và nắp

 = 146,67.106 (N / m2 ) P = 183996,8988 ( N/m2)

4.3.1. Tính chiều dày đáy

0,08
𝐾 =1− = 0,933
1,2

Ta xét ở nắp:

[𝜎]. 𝑘. 𝜑ℎ 146,67.106 . 0,933.0,95


= = 706,538 ≫ 50
𝑃 183996,8988

Có thể bỏ P ở mẫu số của công thức tính chiều dày của đáy

=> Vậy chiều dày đáy:

1,2.183996,8988 1,2
𝑆= . +𝐶
3,8.146,67.106 . 0,95.0,933 2.0,3

= C + 0,89. 10-3

S – C = 0,89 mm

Ta thấy S – C < 10mm nên phải tăng C lên 2mm


Khi đó C =3,8 mm
S = 0,89+3,8=4,69
Quy chuẩn S= 6 mm
Kiểm tra [II_365]:

[𝐷𝑡2 + 2. ℎ𝑏 . (𝑆 − 𝐶)]. 𝑃𝑜 𝜎𝑐
𝜎= ≤ , [𝑋𝐼𝐼𝐼. 49 − 𝐼𝐼. 386]
7,6. 𝐾. 𝜑ℎ . ℎ𝑏 . (𝑆 − 𝐶) 1,2

Page | 115
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

[1,22 +2.0,3.(5−2,8).10−3 ].183996,8988


= = 59,64. 106
7,6.0,933.0,95.0,3.(5−2,8).10−3

𝜎𝑐 220. 106
𝜎≤ = = 183,333. 106
1,2 1,2

Vậy chọn S = 5 mm là phù hợp

4.3.2. Tính chiều dày nắp

0,3
𝐾 =1− = 0,75
1,2

Ta xét ở nắp:

[𝜎]. 𝑘. 𝜑ℎ 146,67.106 . 0,75.0,95


= = 567,957 ≫ 50
𝑃 183996,8988

Có thể bỏ P ở mẫu số của công thức tính chiều dày của đáy

=> Vậy chiều dày của nắp:

Dt.P Dt
S= . +C
3,8.[σk].k.φh - P 2.hb
1,2.183996,8988 1,2
𝑆= . +𝐶
3,8.146,67.106 . 0,95.0,75 2.0,3

= C + 1,11. 10-3

S – C = 1,11 mm

Ta thấy S – C < 10mm nên phải tăng C lên 1mm


Khi đó C =2,8 mm
S = 1,11 +2,8=4,91
Quy chuẩn S= 5 mm
Kiểm tra [II_365]:

Page | 116
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

[𝐷𝑡2 + 2. ℎ𝑏 . (𝑆 − 𝐶)]. 𝑃𝑜 𝜎𝑐
𝜎= ≤ , [𝑋𝐼𝐼𝐼. 49 − 𝐼𝐼. 386]
7,6. 𝐾. 𝜑ℎ . ℎ𝑏 . (𝑆 − 𝐶) 1,2
[1,22 +2.0,3.(5−2,8).10−3 ].183996,8988
= = 74,2. 106
7,6.0,75.0,95.0,3.(5−2,8).10−3

𝜎𝑐 220. 106
𝜎≤ = = 183,333. 106
1,2 1,2

Vậy chọn S = 5 mm là phù hợp

4.3.3. Kết luận

Do chiều dày của cả nắp và đáy thiết bị S đều bằng 5mm nên ta có :
Chiều cao gờ h =25mm ( XIII.11-II.384)
Khối lượng 64,2 kg
Bề mặt trong F= 1,66 mm
Thể tích V.103=255𝑚3

D Chiều Chiều Chiều Bề V.10-3 (m3) Đường


(mm) dày S cao gờ cao mặt kính
(mm) (mm) phần lồi trong phôi
hb (mm) F(mm) ( mm)

1200 5 25 300 1.66 255 1458

4.4. Chọn mặt bích để nối thân tháp và nắp, đáy

Mặt bích là một bộ phận quan trọng dùng để nối các phần của
thiết bị cũng như nối các bộ phận khác với thiết bị. Vì thiết bị làm việc
ở điều kiện áp suất thường nên ta chọn kiểu mặt bích liền bằng thép
loại I để nối ( nắp, đáy…) với thân.

Để nối thân tháp và nắp, đáy ta dùng mặt bích liền bằng thép
không gỉ, với đường kính tháp : Dt = 1,2 m.

Page | 117
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Theo bảng XIII.27-II.417 ta có :

Py.106 Bu-lông
Dt D Db D1 Do h
N/m2 db Z
(mm) (cái )
0,1 1200 1340 1290 1260 1213 25 M20 28

Chọn khoảng cách giữa 2 bích liên tiếp là 2m.(IX.5-[II_170]) Sỗ đĩa giữa hai
mặt bích : 𝑛đ= 4

9
Vậy số bích để nối thân thiết bị là: n= = 4,5 bích
2

Quy chuẩn thành 5 cặp  Vậy số bích là 10 bích


4.5. Chọn bích để nối các ống dẫn và thân

Để nối ống dẫn và thiết bị ta dùng kiểu bích bằng kim loại đen.
Theo bảng XIII.26- II.409 ta có bảng bích cho các loại ống ( P = 0,25.106
N/m2)

Page | 118
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Ống Kích thước nối Kiểu bích

Py.106 Tên các ống dẫn Dy


Bu lông 1
Dn D D𝛿 Dl
db Z h

N/m2 mm cái mm

Sản phẩm đỉnh 200 219 290 255 232 M16 8 22

Hồi lưu sản phẩm 100 108 205 170 148 M16 4 20
đỉnh

Ống dẫn liệu 100 108 205 170 148 M16 4 18


0,25
Sản phẩm đáy 100 108 205 170 148 M16 4 20

200 219 290 255 232 M16 8 22


Hồi lưu sản phẩm
đáy

4.6.Tính chân đỡ và tai treo thiết bị

Thường người ta không đặt trực tiếp thiết bị lên bệ mà phải có tai treo
hay chân đỡ, muốn xác định được kích thước của tai treo và chân đỡ ta phải
xác định được toàn bộ khối lượng thiết bị.

Page | 119
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Vì vậy ta phải tính khối lượng của tháp chưng luyện. Người ta cho đầy
nước vào tháp sau đó xác định khối lượng của lượng nước cho đầy tháp và khối
lượng của tháp khi không có nước.

Mtb = M1 + M2 + M3 + M4 + M5.
G =V𝜌g,N [II_358]

4.6.1. Khối lượng của toàn bộ tháp

4.6.1.1. Xác định khối lượng của đáy và nắp


Tra bảng XIII.2- II.384
Khối lượng của nắp Mn = 64,2
Khối lượng của đáy tháp Mđ = 64,2
=> M1 = Mđ + Mn = 64,2 + 64,2 = 128,4 ( kg )
4.6.1.2. Khối lượng của thân tháp
Mth = 𝜌𝑡 . 𝑉𝑡𝑡

th : Khối lượng riêng của vật liệu làm thân tháp ( X18H10T):
th = 7900 ( kg/m3 ) [II_313]
Vtt : Thể tích của thân tháp
𝜋
Vtt = 𝐻𝑡ℎ . . (𝐷𝑛 2 − 𝐷𝑡 2 )
4

Hth: Chiều cao tháp


𝐻𝑐 = 𝐻𝐿 = 4,5m; 𝐻𝑡ℎ=9 m
Dn, Dt : Đường kính ngoài và trong của tháp
𝐷𝑐 = 2,5 ; 𝐷𝐿 = 2 , 𝑚
Dt = 1,2 m
𝜋
=> Vtt = 4,5. . ((2,52 − 1,22 ) + ((22 − 1,22 )) = 26,0477 m3
4

 Khối lượng của thân tháp


M2 = Mth = Vtt 𝜌𝑡ℎ= 26,0477 . 7900 = 205776,83 ( kg )

Page | 120
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

4.6.1.3. Khối lượng của cột chất lỏng trong tháp

𝜋.𝐷2
Mc.lỏng = . 𝜌𝑡𝑏 . 𝐻
4

Khối lượng của cột chất lỏng trong đoạn luyện : 𝜌𝑥𝑡𝑏𝐿 = 947,45 kg/𝑚3
𝜋.1,2.947,45.9
ML = = 8036,555 kg
4

Khối lượng của cột chất lỏng trong đoạn chưng : 𝜌𝑥𝑡𝑏𝑐 = 946,278 kg/𝑚3
𝜋.1,2.946,278
MC = = 8026,614 kg
4

=> Khối lượng của cột chất lỏng trong tháp


M3 =Mc.lỏng = MC + ML = 8026,614 + 8036,555
= 16063,169 kg
4.6.1.4. Khối lượng của các đĩa
Khối lượng của 1 đĩa khi không đục lỗ :
𝑚đ = 0,785 .𝐷𝑡2 .𝑆𝑑. 𝜌𝑑 = 0,785 .1,22.0,002.7900 = 17,86 kg
( Chiều dày đĩa Sđ = 0,002 m )
- Số đĩa lý thuyết theo tính toán phần trên là: 37 đĩa
- Do lỗ đĩa chiếm khoảng 10% diện tích của đĩa nên phần khối lượng
còn lại của đĩa là: M4 = (mđ - 0,1.mđ) . n với số đĩa n = 37 đĩa

 Khối lượng của 37 đĩa là :


M4 = ( 17,86 – 0,1 . 17,86) . 37 = 594,738 ( kg )
4.6.1.5. Khối lượng của toàn tháp chưng luyện là
Khối lượng thêm chi tiết phụ như bu lông, ốc vit, thanh đỡ, ông chảy truyền,
bích…
Chọn Mthêm = M5 = 500 kg

Page | 121
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Vậy khối lượng của toàn tháp là:

Mth = M1 + M2 + M3 + M4 + M5
= 128,4 + 205776,83 + 16063,169 +594,738 + 500
= 223063,137 (kg).
Trọng lượng của toàn tháp là :
P = M.g = 223063,137. 9,81 = 2188249,373( N ).

4.6.2. Chọn giá đỡ và tai treo

Vì trọng lượng của tháp rất lớn nên ta cần chọn cả chân đỡ và tai treo. Ta
sử dụng chân đỡ cho thiết bị thẳng đứng, chọn 4 chân đỡ và 4 tai treo. Chọn
vật liệu CT3

Tải trọng tác dụng lên mỗi tai treo, chân đỡ :


𝑃 2188249,373
G= = = 547061,593
4 4
-Vì trọng lượng của tháp rất lớn nên ta phải chọn cả chân đỡ và tai treo.
-Giả sử tải trọng cho phép trên 1 chân đỡ hay tai treo là:8.104N
𝑃
-Vậy số chân đỡ và tai treo cần thiết là: n = = 27,353
8.104

Vậy dựa vào tải trọng trên mỗi chân ta chọn tai treo có tải trọng cho
phép như sau ( Bảng XIII.36 – II.438 )

Page | 122
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Tải Bề Tải L B B1 H S l a d Khối


trọng mặt trọng lượng 1
cho đỡ cho tai treo
phép/ phép lên
1 bề mặt (kg)
tai treo đỡ
G.10-4 F.10-4 q.10−6
N
( m2 ) N/m2
8,0 639 1,25 27 24 24 420 14 12 25 34 21,5
0 0 0 0

Chọn tấm lót tai treo bằng thép ( XIII.37 /II – 439).

Tải trọng cho Chiều dày tối thiểu của Chiều dày tối H(mm) B SH
phép trên 1 tai thành thiết bị khi không thiểu của thành (mm) (mm)
treo có lót ( mm ) thiết bị khi có
tấm lót (mm)
8,0 24 14 500 360 6

Page | 123
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Chọn chân đỡ thép ( XIII.35 – II.437 ).

Tải trọng Bề mặt Tải trọng L B B1 B2 H h S l d D t/


cho phép đỡ cho phép A
trên 1 chân trên bề
mặt đỡ
-4 -4
G . 10 F.10 N/m2 mm
8,0 840 0,96 320 265 270 400 500 275 22 120 34

Page | 124
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

KẾT LUẬN
Tháp chưng luyện là một trong những thiết bị được ứng dụng rất rộng rãi
trong các ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp hoá học nói riêng.
Tuy nhiên, do đặc điểm của quá trình chưng luyện là hệ số phân bố thay đổi
theo chiều cao của tháp, đồng thời quá trình truyền nhiệt diễn ra song song với
quá trình truyền khối, vì vậy làm cho quá trình tính toán và thiết kế trở nên
phức tạp. Do đó nội dung tính toán và thiết kế tháp chưng luyện liên tục là một
nhiệm vụ cần thiết cho mọi kỹ sư làm việc trong ngành công nghiệp hoá học.
Thông qua việc tìm hiểu và thiết kế đồ án môn học đã giúp em có thêm
nhiều kỹ năng trong học tập và nghiên cứu. Và qua quá trình làm việc em có
rút ra một số nhận xét như sau:

Thiết kế dây chuyền có ý nghĩa thực tế, có thể ứng dụng trong sản xuất.

Việc xác định số đĩa thực tế của tháp chưng luyện thông qua chỉ số hồi lưu
thích hợp Rth là tối ưu nhất.
Các thông số tính toán và quy chuẩn một cách chính xác giúp cho tháp làm
việc có hiệu suất cao.
Một số thiết bị phụ do không có thông số để tính toàn mà chọn dựa vào
cấu tử của hệ thống nên cũng gây ra một số ảnh hưởng không tốt, …

Khi tính toán và thiết kế tháp chưng luyện luôn gặp phải khó khăn đó là
không có công thức chung cho việc tính toán các hệ số động học của quá trình
chưng luyện hoặc công thức tính toán chưa phản ánh được đầy đủ các tác dụng
động học của các hiệu ứng hóa học, lý học…mà chủ yếu là công thức thực
nghiệm và trong các công thức tính toán thì phần lớn phải tính theo các giá trị
trung bình, các thông số vật lý chủ yếu nội suy, nên rất khó khăn trong tính toán
chính xác.

Page | 125
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Với quy trình công nghệ tính toán ở trên ta thấy rằng một lượng nhiệt
đáng kể cần giải là ngưng tụ sản đỉnh, giải nhiệt sản phẩm đỉnh và giải nhiệt
cho sản phẩm đáy chưa được tận dụng để gia nhiệt cho dòng nhập liệu. Nhưng
trong quá trình tính toán để gia nhiệt cho dòng nhập liệu tới trạng thái lỏng sôi
nếu tận dụng nhiệt thì chưa đủ để gia nhiệt tới lỏng sôi trong khi đó phải tốn
thêm thiết bị, đường ống… làm tăng chi phí của phân xưởng. Vấn đề tận dụng
nhiệt là một vấn đề thực tế rất được quan tâm, nó như là một giải pháp để năng
cao hiệu quả của quá trình và tiết kiệm năng lượng.

Đồ án môn học là một môn học tổng hợp, bản đồ án này giúp em củng cố
thêm kiến thức đã được học, cũng như phát huy trình độ độc lập sáng tạo. Bản
đồ án này không chỉ để làm sáng tỏ thêm lý thuyết, nắm vững phương pháp tính
toán và nguyên lý vận hành thiết bị.

Quá trình tính toán thiết kế trên chỉ là những tính toán lý thuyết, các
kết quả tìm được đều phải quy chuẩn. Do vậy khi áp dụng vào thực tế cần
phải có sự tính toán cụ thể và rõ ràng hơn để phù hợp với thực tế sản xuất. Là
sinh viên em chưa được tiếp xúc với nhiều công nghệ, cùng với hạn chế về
kiến thức lý thuyết cũng như thực tế sản suất và đây cũng là lần đầu tiên tiếp
xúc với đồ án thiết kế một dây chuyền sản xuất nên tuy đã cố gắng tìm tài liệu
cũng như tra cứu các số liệu, cố gắng hoàn thành bản đồ án này nhưng việc
tính toán và thiết kế gặp phải nhiều khó khăn và không tránh khỏi những sai
sót. Em mong nhận được sự góp ý, sửa chữa của các thầy cô giáo trong bộ
môn và giáo viên hướng dẫn thầy Nguyễn Văn Mạnh ạ.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Anh Thư

Page | 126
Nguyễn Thị Anh Thư – 2020606249 Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Page | 127

You might also like