Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC


KHOA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC

BÀI BÁO CÁO DỰ ÁN TRỰC TUYẾN


PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN CỦA SINH VIÊN
BỘ MÔN: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH

Giảng viên: Nguyễn Văn Sĩ


Mã lớp học phần: 21C1STA50800537
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bảo Gia Hân
Hoàng Thủy Minh Mến
Trương Thị Phương Thảo
Nguyễn Cẩm Nhung
Trần Thị Hương Trà

PAGE \* MERGEFORMAT2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN:

STT MSSV Họ và tên Lớp Tỉ lệ % đóng góp


1 31211022206 Nguyễn Bảo Gia Hân 100%
2 31211024135 Trương Thị Phương Thảo 100%
3 31211024134 Nguyễn Cẩm Nhung PM001 100%
4 31211022403 Trần Thị Hương Trà 100%
5 31211026380 Hoàng Thủy Minh Mến PM002 100%

PAGE \* MERGEFORMAT2
DỰ ÁN TRỰC TUYẾN NHÓM 10

Đề tài: Phân tích các yếu tố tác động đến việc sử dụng phương tiện di chuyển của sinh
viên
LỜI TỰA:
Xã hội ngày càng phát triển, nền công nghiệp ngày càng hiện đại, kéo theo đó là những nhu
cầu cá nhân ngày càng được tăng cao. Và cùng với sự phát triển của xã hội chúng ta không thể
phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống giao thông, không chỉ riêng Việt Nam mà còn
trên toàn thế giới, hệ thống giao thông phát triển giúp thu hẹp khoảng cách và đồng thời cũng
rút ngắn được thời gian di chuyển đi lại của con người. Tất nhiên với sự phát triển đó phương
tiện giao thông sẽ trở thành vật dụng không thể thiếu của mỗi cá nhân, nhất là đối với những
người có công việc đòi hỏi sự đi lại nhiều.
Phương tiện di chuyển hay phương tiện giao thông là sự cần thiết của mỗi người trong cuộc
sống hiện tại. Xã hội phát triển thì các phương tiện giao thông cũng phải được phát triển cả về
mặt công nghệ lẫn số lượng và sự đa dạng. Mỗi phương tiện giao thông đều có một số điểm
mạnh và điểm yếu riêng và dù là phương tiện gì thì cũng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu di
chuyển đi lại của con người.
Đi lại hay di chuyển là việc không thể thiếu trong xã hội hiện đại và phục vụ công việc, có
phương tiện di chuyển giúp bạn chủ động hơn về mọi mặt kể cả thời gian hay không gian. Bạn
có thể chủ động lựa chọn cho mình một tuyến đường hợp lí đảm bảo đúng thời gian và dễ dàng
di chuyển, ít gặp các vấn đề về tai nạn hay sự cố không đáng có gây ảnh hưởng đến công việc
của bạn trên đường đi làm, đi học. Phương tiện không chỉ giúp bạn phục vụ nhu cầu cá nhân
mà nó còn thể hiện được phong cách riêng của bản thân bạn.
Ngày nay, xe cộ không chỉ kà một phương tiện di chuyển thông thường mà nó còn thể hiện
được bạn là con người như thế nào. Đối với các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ hay Nhật
Bản, Hàn Quốc hay nước kế bên chúng ta là Trung Quốc sinh viên các Trường đại học thường
sử dụng các phương tiện công cộng như xe bus, tàu tốc hành, tàu điện ngầm, xe đạp để đi học
nhằm bảo vệ môi trường và cũng để tiết kiệm cho bản thân ngoài ra thì họ còn sử dụng xe hơi
để di chuyển tiện lợi hơn vì họ sợ trễ những chuyến xe, chuyến tàu. Đặc biệt đối với những gia

PAGE \* MERGEFORMAT2
đình khá giả họ thường mua cho con mình những chiếc xe hơi đắt tiền để đi lại nhằm thể hiện
địa vị của cá nhân trong xã hội.
Không chỉ riêng sinh viên trên thế giới mà ở Việt Nam cũng vậy. Các bạn sinh viên có nhiều
lựa chọn cho sự di chuyển của mình như đi xe bus công cộng, đi xe công nghệ, xe điện, xe
máy, xe ô tô,… Và tất cả cũng chỉ để phục vụ nhu cầu di chuyển đi lại của mỗi người ở cuộc
sống hiện tại.
Như vậy chúng ta có thể thấy phương tiện di chuyển là một thứ thiết yếu và rất cần thiết đối
với mỗi người đặc biệt là đối với những người có nhu cầu đi lại thường xuyên đặc biệt là các
bạn sinh viên khi đi học di chuyển giữa các cơ sở hay đi làm thêm.

PAGE \* MERGEFORMAT2
MỤC LỤC:
DANH SÁCH THÀNH VIÊN---------------------------------------------------------------------------2
LỜI TỰA----------------------------------------------------------------------------------------------------3
DANH MỤC BẢNG BIỂU------------------------------------------------------------------------------6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1-------------------------------------------------------------------------------------------------7
GIỚI THIỆU VÀ KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI-------------------------------------------------------------7
1.1 Tóm tắt vấn đề nghiên cứu-------------------------------------------------------------------------7
1.2. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu----------------------------------------------------------------------7
1.2.1 Lý do chọn đề tài-------------------------------------------------------------------------------7

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu----------------------------------------------------------------------------7


1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu------------------------------------------------------------8
1.2.4 Các câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu-----------------------------------------------------------8

CHƯƠNG 2-------------------------------------------------------------------------------------------------9
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU---------------------------------------------------------------------9
2.1 Các thông tin cần thu thập cho việc nghiên cứu. ------------------------------------------------9
2.2 Cách tiếp cận dữ liệu. -------------------------------------------------------------------------------9
2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu. ---------------------------------------------------------------------9
2.3.1 Đối tượng và phương pháp khảo sát. ----------------------------------------------------------9
2.3.2 Xây dựng bảng câu hỏi. ------------------------------------------------------------------------10
2.3.2.1 Sơ bộ về dữ liệu câu hỏi cần thu thập. ----------------------------------------------------10
2.3.2.2 Bảng câu hỏi. ---------------------------------------------------------------------------------10

CHƯƠNG 3: ----------------------------------------------------------------------------------------------11
THẢO LUẬN VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ--------------------------------------------------------11

CHƯƠNG 4: ----------------------------------------------------------------------------------------------21
KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ----------------------------------------------------------------------------21
4.1 Kết luận----------------------------------------------------------------------------------------------21
4.2 Hạn chế nghiên cứu-------------------------------------------------------------------------------21

CHƯƠNG 5: ----------------------------------------------------------------------------------------------22
5.1 Tài liệu tham khảo----------------------------------------------------------------------------------22
5.2 Phụ lục------------------------------------------------------------------------------------------------22

PAGE \* MERGEFORMAT2
LỜI CẢM ƠN---------------------------------------------------------------------------------------------24

DANH MỤC BẢNG BIỂU:


Bảng Tên các loại biến và thang đo sử dụng trong bài báo cáo nghiên cứu
Bảng Danh sách các câu hỏi nghiên cứu
Bảng Phân tích dữ liệu các bạn sinh viên đang học trường nào
Biểu đồ Thể hiện lượng sinh viên tham gia trả lời câu hỏi
Bảng Thể hiện giới tính của các bạn sinh viên tham gia trả lời câu hỏi
Biểu đồ cơ cấu tỉ lệ giới tính các bạn sinh viên tham gia trả lời trực tuyến
Bảng Phân tích dữ liệu tuổi tác của các bạn sinh viên
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tỉ lệ tuổi tác
Bảng phân tích dữ liệu lượng các bạn sinh viên có bằng lái sử dụng xe- phương tiện di chuyển
Biểu đồ cơ cấu thể hiện tỉ lệ các bạn sinh viên có bằng lái xe
Bảng phân tích dữ liệu phương tiện các bạn sinh viên hay di chuyển
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm các loại phương tiện di chuyển của các bạn sinh viên
Bảng phân tích dữ liệu câu hỏi Khoảng cách từ nhà đến trường của các bạn sinh viên
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm khoảng cách từ nhà đến trường
Bảng phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến việc sử dụng phương tiện
Biểu đồ cơ cấu thể hiện tỉ lệ phần trăm các yếu tố gây ảnh hưởng đến việc sử dụng phương tiện
Bảng Thể hiện chi tiêu trung bình mỗi tháng cho phương tiện di chuyển
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ khoảng tiền các bạn sinh viên có thể chi ra cho phương tiện di chuyển
trong mỗi tháng
Bảng tỉ lệ các bạn sinh viên lựa chọn sử dụng phương tiện chạy bằng điện
Bảng mong muốn thay đổi xe- phương tiện di chuyển của các bạn sinh viên
Biểu cơ cấu phần trăm phương tiện muốn đổi của sinh viên tham gia bài nghiên cứu
Bảng ước lượng chi tiêu trung bình mỗi tháng cho phương tiện di chuyển
Bảng ước lượng trung bình chi tiêu dành cho phương tiện hằng tháng của các bạn sinh viên
Bảng Kiểm định nhận định: “ Độ tuổi ảnh hưởng đến việc sinh vên sử dụng phương tiện di
chuyển”

PAGE \* MERGEFORMAT2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VÀ KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI
1.1Tóm tắt vấn đề nghiên cứu:
Tên dự án: “Phân tích các yếu tố tác động đến việc sử dụng phương tiện di chuyển của sinh
viên”. Để thực hiện dự án này nhóm em đã tiến hành khảo sát trực tuyến các bạn sinh viên qua
nền tản Google form và thu nhập dữ liệu với 200 bạn sinh viên ở các trường khác nhau trong
đó có sinh viên trường đại học UEH. Từ dữ liệu trên nhóm em tiếp tục sử dụng các phương
pháp thống kê cũng như các ứng dụng hỗ trợ thống kê để phân tích và làm rõ các yếu tố tác
động đến việc sử dụng phương tiện di chuyển của các bạn sinh viên.
1.2 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu:
1.2.1 Lý do chọn đề tài:
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang đánh
dấu những thay đổi của đời sống nhân dân. Khi thời đại kinh tế đang dần phát triển cũng là lúc
nhu cầu về cuộc sống của chính người dân cũng đang được nâng cao và cải thiện từng ngày.
Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng phương tiện di chuyển ngày căng tăng cao đặc biệt đối với
sinh viên. Hiện nay các trường đại học mở ra rất nhiều cơ sở khác nhau nằm trên các quận
huyện thậm chí các địa phương khác nhau buộc sinh viên phải lựa chọn cho minh một phương
tiện để đi lại hợp lí. Các phương tiện sinh viên hiện nay thường sử dụng hiện nay như xe bus,
xe công nghệ ( Grab, Gojek, Bee,…), xe máy, xe điện, xe đạp, ô tô,… Mặc dù phương tiện đi
lại là rất quan trọng nhưng đôi khi vì một số yếu tố tác động mà sinh viên không thể sử dụng
hoặc không thể mua phương tiện để di chuyển. Nhận thấy việc sử dụng phương tiện di chuyển
của sinh viên còn gặp nhiều khó khăn nên nhóm em quyết định chọn đề tài: “Phân tích các yếu
tố tác động đến việc sử dụng phương tiện di chuyển của sinh viên”, để tìm hiểu cũng như phân
tích sâu hơn về các yếu tố này và đồng thời đề xuất ra một số giải pháp giúp sinh viên chọn lựa
phương tiện phù hợp trong bối cảnh hiện tại để phục vụ nhu cầu của mình.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu cơ bản là phân tích các tác nhân gây ảnh hưởng đến việc sử dụng phương tiện đi lại
của các bạn sinh viên hiện nay và từ đó có thể đưa ra các giải pháp, định hướng giúp các bạn có
PAGE \* MERGEFORMAT2
thể sử dụng phương tiện một cách chính xác và hiệu quả hơn.
- Khảo sát tình hình sử dụng phương tiện của các bạn sinh viên hiện nay.
- Tìm ra những nguyên nhân cụ thể tác động đến sự lựa chọn phương tiện đi lại.
- Tổng hợp lại những nhận xét, mong muốn của các bạn sinh viên về việc sử dụng phương tiện
đi học cũng như đi làm ở hiện tại và sau này.
- Vận dụng được các kiến thức của bộ môn Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
cũng như cách sử dụng các công cụ thống kê để áp dụng lên thực tiễn cuộc sống hằng ngày.
1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Sinh viên là đối tượng nhóm em hướng đến trong dự án lần này, đặc biệt là các bạn sinh viên
đang theo học tại Đại học UEH và để bài nghiên cứu được tổng quát và chính xác hơn chúng
em đã mở rộng phạm vi ra các trường đại học khác như các trường đại học thuộc Đại học Quốc
gia Tp. Hồ Chí Minh như Đại học Bách khoa (HCMUT), Đại học Khoa học tự nhiên (US), Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn (USSH), Đại học Quốc tế (IU), Đại học Kinh tế- Luật (UEL)
và một số trường cao đẳng, đại học khác.
- Thời gian khảo sát: Từ ngày 05/12/- 08/12/2021 (3 ngày)
- Hình thức khảo sát: Khảo sát trực tuyến qua Google form.
- Số mẫu khảo sát: 200
1.2.4 Các câu hỏi cho nghiên cứu
Để hiểu hơn về dự án này chúng em đã thống nhất và đưa ra cho các bạn sinh viên 10 câu hỏi
sau:
- Bạn là sinh viên trường nào?
- Bạn là giới tính nào?
- Bạn bao nhiêu tuổi?
- Bạn đã có bằng lái xe chưa?
- Phương tiện bạn hay đi lại nhiều nhất?
- Nơi ở hiện tại của bạn cách trường bao xa?
- Yếu tố nào ảnh hưởng nhất khi bạn sử dụng phương tiện?
- Trung bình mỗi tháng bạn chi bao nhiêu tiền cho phương tiện di chuyển?
- Hiện nay trên thị trường xuất hiện dòng xe chạy bằng điện thân thiện với môi trường bạn sẽ
chọn nó chứ?

PAGE \* MERGEFORMAT2
- Nếu như muốn thay thế phương tiện hiện tại bạn sử dụng bạn muốn thay đổi sang loại xe hay
phương tiện nào?

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Các thông tin cần thu thập cho việc nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu với sự tham gia của nhóm gồm 5 thành viên có ý định chọn
“Khảo sát sự quan tâm về việc sử dụng phương tiện di chuyển của sinh viên” nhằm
vừa khám phá vừa khẳng định các yếu tố tác động ý định chọn các phương tiện đồng
hành của sinh viên trong các năm đại học, cùng các biến đo lường những yếu tố này.
- Bằng cách sử dụng số liệu từ cuộc khảo sát gián tiếp (online) do nhóm thu thập được
từ các sinh viên của các khoá hai trường đại học đó chính là: Đại học UEH (Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh) và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

2.2 Cách tiếp cận dữ liệu.


- Dữ liệu sơ cấp:

STT TÊN BIẾN LOẠI THANG ĐO


1 Trường học. Định danh
2 Giới tính. Định danh
3 Độ tuổi. Thứ bậc
4 Bằng lái xe. Tỷ lệ
5 Phương tiện được sử dụng nhiều nhất. Định danh
6 Khoảng cách từ nhà đến trường học. Định danh
7 Yếu tố ảnh hưởng khi sử dụng phương tiện. Định danh
8 Chi phí mỗi tháng khi sử dụng phương tiện. Tỷ lệ
9 Thay đổi sang dòng xe thân thiện với môi trường. Định danh
10 Phương tiện muốn thay thế cho phương tiện hiện tại. Định khoảng

2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu.

2.3.1 Đối tượng và phương pháp khảo sát.


- Cuộc khảo sát dành cho các sinh viên trong trường Đại học UEH và các sinh viên
khác trong Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Dùng phương pháp định lượng với mẫu là … sinh viên thông qua những câu hỏi trên
Google Forms của những sinh viên Đại học UEH và các sinh viên trong trường Đại học
Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Dùngkphươngkphápkthốngkkê mô tả vàkthốngkkê suy diễnkđểkphânktích, tính toán
cáckkết quảkthukđược.

PAGE \* MERGEFORMAT2
- Thiếtkkếkmộtkbảng những câu hỏi trên Google Forms, sau đó đăng đường dẫn lên các
trang mạng xã hội, nhóm học tập sinh viên, … để thu thập câu trả lời của sinh viên.

2.3.2 Xây dựng bảng câu hỏi.

2.3.2.1 Sơ bộ về dữ liệu câu hỏi cần thu thập.

- Xác định những nội dung, khía cạnh, liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Liệt kê ra các đặc điểm mang tính cá nhân như: giới tính, trường học, tuổi, phương
tiện, nơi ở, các yếu tố tác động đến việc di chuyển trong tương lai.

2.3.2.2 Bảng câu hỏi.

STT Các câu hỏi đương ra cho sinh viên trả lời.
1 Bạn hiện là sinh viên trường nào ?
2 Bạn là giới tính nào ?
3 Bạn bao nhiêu tuổi?
4 Bạn đã có bằng lái xe chưa ?
5 Phương tiện bạn hay đi lại nhiều nhất ?
6 Nơi ở hiện tại của bạn cách trường bao xa ?
7 Yếu tố nào ảnh hưởng nhất khi bạn sử dụng phương tiện ?
8 Trung bình mỗi tháng tốn bao nhiêu tiền cho phương tiện di chuyển ?
Hiện nay trên thị trường suất hiện dòng xe chạy bằng điện thân thiện với
9
mọi trường bạn sẽ chọn nó chứ ?
Nếu như muốn thay thế phương tiện hiện tại bạn sử dụng bạn muốn thay
10
đổi loại xe nào?

PAGE \* MERGEFORMAT2
CHƯƠNG 3: THẢO LUẬN VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
- Kết quả và nhận xét để đưa ra quyết định:

Bảng 1: Bạn hiện là sinh viên trường nào ?

Tên trường Số lượng sinh Phần trăm số lượng


viên tham gia sinh viên tham gia
khảo sát khảo sát (%)
Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 110 55%
(UEH)
Đại học Bách Khoa 10 5%
(HCMUT)
Đại học Khoa Học Tự Nhiên (US) 20 10%
Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn 20 10%
(USSH)
Đại Học Quốc Tế 20 10%
(IU)
Đại học Kinh Tế Luật 10 5%
(UEL)
Các trường khác . 10 5%

sinh viên tham gia


UEH HCMUT US USSH
IU UEL các trường khác

5%
5%

10%

10%
55%

10%

5%

PAGE \* MERGEFORMAT2
Nhận xét: Sau khi nghiên cứu, thu thập thông tin về hành vi lựa chọn phương tiện di chuyển
của sinh viên đại học UEH và các sinh viên trường khác, nhóm đã tiến hành phân tích dữ liệu
thu được từ 200 sinh viên. Trong số đó, có tới 110 sinh viên đại học UEH (chiếm 55%), 10 sinh
viên đại học HCMUT (chiếm 5%), 20 sinh viên đại học US (chiếm 10%), 20 sinh viên đại học
USSH (chiếm 10%), 20 sinh viên đại học IU (chiếm 10%), 10 sinh viên đại học UEL (chiếm
5%) và cuối cùng có 10 sinh viên thuộc các trường đại học khác (chiếm 5%)

Bảng 2: Bạn là giới tính nào ?

Giới tính Số lượng Phần trăm(%)


Nam 110 55%
Nữ 90 45%

giới tí nh
nam nữ

45%
55%

Nhận xét: Trong 200 sinh viên tham gia khảo sát, số lượng sinh viên nam là 110 (chiếm 55%),
còn lại là 90 sinh viên nữ (chiếm 45%).

Bảng 3: Bạn bao nhiêu tuổi?

Độ tuổi Số lượng Phần Trăm(%)


18 170 85%
>18 8 4%
<18 22 11%

PAGE \* MERGEFORMAT2
độ tuổi 11%
4%

18 >18

<18
85%

Nhận xét: Nhìn vào bảng 3, ta thấy độ tuổi sinh viên dưới 18 chiếm 4%, sinh viên 18 tuổi
chiếm 85% và sinh viên trên 18 tuổi chiếm 11%

Bảng 4: Bạn đã có bằng lái xe chưa ?

Trả lời Số lượng Phần trăm(%)


Có 79 39,5%
Không 121 60,5%

bằng lái xe
Có Không

40%

61%

Nhận xét: Qua khảo sát ta thấy rằng phần trăm sinh viên đã có bằng lái xe chiếm 39,5% và
phần trăm sinh viên chưa có bằng lái xe chiếm 60,5%

PAGE \* MERGEFORMAT2
Bảng 5: Phương tiện bạn hay đi lại nhiều nhất ?
Phuơng tiện sử dụng Số lượng Phần trăm(%)
Xe máy 130 65%
Xe đạp điện ( xe máy điện) 25 12,5%
Xe ô tô 4 2%
Xe buýt 13 6,5%
Xe đạp 6 3%
Đi bộ 12 6%
Lí do khác 10 5%

phương ti ện hay sử dụng


5%
6%

3%
Xe máy Xe đạp điện ( xe máy điện)

7%

2% Xe ô tô Xe buýt

13%
Xe đạp Đi bộ

65%

Lí do khác

Nhận xét: Trong 200 sinh viên tham gia khảo sát, phần lớn sinh viên lựa chọn phương tiện xe
máy để di chuyển (chiếm 65%), phần trăm sinh viên lựa chọn xe đạp điện (xe máy điện) là
12,5%, phần trăm sinh viên lựa chọn ô tô là 2%, có 6,5% sinh viên lựa chọn xe buýt, 3% sinh
viên lựa chọn xe đạp và 6% sinh viên lựa chọn đi bộ, còn lại 5% sinh viên có lý do khác. Như
vậy có thể thấy rằng phần lớn sinh viên sử dụng xe máy nhiều hơn các loại phương tiện khác để
phục vụ cho mục đích di chuyển.

Bảng 6: Nơi ở hiện tại của bạn cách trường bao xa ?

Khoảng cách Sinh viên Phần trăm(%)

PAGE \* MERGEFORMAT2
< 1 km 28 14%
1— 3 km 13 6,5%
3—5 km 28 14%
> 5km 131 65,5%

khoảng cách từ nhà đến trường

< 1 km
1— 3 km

3—5 km
> 5km

< 1 km 1— 3 km 3—5 km > 5km

Nhận xét: Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy, số lượng sinh viên có khoảng cách từ nơi ở hiện tại
đến trường dưới 1 km là 28 người (chiếm 14%), từ 1 – 3 km có 13 sinh viên (chiếm 6,5%), từ 3
– 5 km có 28 sinh viên (chiếm 14%) và cuối cùng chiếm phần trăm lớn nhất là 65,5% của sinh
viên có khoảng cách trên 5 km.
Bảng 7: Yếu tố nào ảnh hưởng nhất khi bạn sử dụng phương tiện ?

Yếu tố ảnh hưởng Số lượng Phần trăm(%)


Giá xăng lên xuống bất thường 130 65%
Trạm điện chưa được phổ biến ở nhiều 14 7%
nơi
Một số nơi chưa có tiệm sửa xe hoặc chỗ 25 12,5%
sửa xe cách xa chỗ ở
Chi phí dử dụng phương tiện cộng công 18 9%
cao
Không có phương tiện di chuyển 7 3,5%
Lí do khác 6 3%

PAGE \* MERGEFORMAT2
Yếu tố ảnh hưởng
ChiKhông
khi
phí dửLícó
sử dụng phương tiện
phương
dụng
do khác
phươngtiện di chuyển
tiện cộng
Một số nơi
công chưa
cao
có tiệm sửa xe Giá xăng lên xuống bất thường
hoặc chỗ sửa xe
Trạm điện
cách xa chỗchưa
ở Trạm điện chưa được phổ biến ở nhiều
được phổ biến ở Giá xăng lên xuống nơi
nhiều nơi bất thường Một số nơi chưa có tiệm sửa xe hoặc
chỗ sửa xe cách xa chỗ ở
Chi phí dử dụng phương tiện cộng công
cao
Không có phương tiện di chuyển
Lí do khác

Nhận xét : Qua thống kê, ta thấy giá xăng lên xuống bất thường chiếm tý lệ cao nhất tới ảnh
hưởng khi sử dụng phương tiện của sinh viên chiếm tới 65%. Yếu tố ảnh hưởng thứ 2 chính là
một số nơi chưa có tiệm sửa xe hoặc chổ sửa xe cách xa chổ ở chiếm 12,5%. Tiếp theo chính là
do chi phí sử dụng phương tiện công cộng cao và trạm điện chưa được phổ biến ở nhiều nơi lần
lượt chiếm 9% và 7%. Yếu tố ít ảnh hưởng nhất đó là không có phương tiện di chuyển chiếm
3,5% và các lý do khác chiếm 3%. Như vậy có thể thấy rằng giá xăng lên xuống bất thường là
yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tới sinh viên đại học UEH và sinh viên các trường khác khi sử
dụng phương tiên.

Bảng 8: Trung bình mỗi tháng tốn bao nhiêu tiền cho phương tiện di chuyển ?

Số tiền chi ra Số lượng Phần trăm


< 100.000 74 35%
100.000 – 250.000 60 30%
250.000 – 500.000 53 26,5%
> 500.000 13 6,5%

PAGE \* MERGEFORMAT2
Số tiền phải chi ra mỗi tháng

> 500.000
250.000 – 500.000 < 100.000

100.000 – 250.000

< 100.000 100.000 – 250.000 250.000 – 500.000 > 500.000

Nhận xét: Mức chi tiêu dành cho phương tiện di chuyển trung bình hàng tháng của sinh viên
phần lớn trong khoảng dưới 100.000VNĐ (chiếm 35% trên tổng số 200 sinh viên tham gia
khảo sát), ngoài ra có 30% sinh viên chi từ 100.000VNĐ-250.000VNĐ cho phương tiện di
chuyển hàng tháng. Mức chi tiêu 250.000-500.000VNĐ chiếm 26,5%. Và mức chi tiêu còn lại
chiếm rất ít % trong tổng số sinh viên khảo sát là 6,5%. Qua đó ta thấy được chủ yếu sinh viên
đại học UEH và các sinh viên các trường đại học chỉ dành một số tiền vừa phải trong khoảng
100.000- 500.000VNĐ cho chi phí sử dụng phương tiện di chuyển hàng tháng. Phù hợp với
từng mức thu nhập của mỗi người.

Bảng 9: Hiện nay trên thị trường suất hiện dòng xe chạy bằng điện thân thiện với
mọi trường bạn sẽ chọn nó chứ ?

Câu trả lời Số lượng Phần trăm


Có 50 25%
Không 14 7%
Tuỳ theo xu hướng 11 5,5%
Tuỳ thuộc vào giá cả và 125 62,5%
từng loại xe

Nhận xét:Nhìn vào bảng 9 ta thấy rằng mức độ sẵn sang thay đổi phương tiện di chuyển hiện
tại bằng dòng xe chạy bằng điện thân thiện với môi trường. Có 50 sinh viên trả lời là có chiếm
25%, sinh viên trả lời là không chiếm 7%, 5,5% sinh viên chọn tùy theo xu hướng và câu trả lời
tùy thuộc vào giá cả và từng loại xe được lựa chọn nhiều nhất với 62,5%.
 Qua nhận xét trên có thể thấy giá cả và từng loại xe có ảnh hưởng đến lựa chọn của sinh
viên khi sử dụng phương tiện di chuyển, những dòng xe có mức giá rẻ sẽ là lựa chọn ưu
tiên cho tài chính của sinh viên.

PAGE \* MERGEFORMAT2
Bảng 10: Nếu như muốn thay thế phương tiện hiện tại bạn sử dụng bạn muốn thay
đổi loại xe nào?

Phương tiện Số lượng Phần trăm


Xe ô tô 95 47,5%
Xe máy 67 33,5%
Xư đạp điện/xe máy điện 15 7,5%
Xe buýt 17 8,5%
Các loại xe khác 6 3%

Phuơng tiện muốn đổi


Các loại xe khác

Xe buýt
Xư đạp điện/xe máy điện
Xe ô tô

Xe máy

Xe ô tô Xe máy Xư đạp điện/xe máy điện


Xe buýt Các loại xe khác

Nhận xét: Theo số liệu khảo sát ta thấy sinh viên muốn thay thế phương tiện di chuyển hiện tại
bằng xe ô tô với 47,5% trên tổng số 200 sinh viên. Tiếp theo là xe máy với 33,5% sinh viên lựa
chọn. Có 7,5% sinh viên lựa chọn xe đạp điện (xe máy điện) và 8,5% sinh viên lựa chọn xe
buýt. Số sinh viên còn lại lựa chọn các loại xe khác chiếm 3%. Qua đó ta thấy được xu thế hiện
nay, giới trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên thường mong muốn dùng xe ô tô, xe máy vì những
ưu thế mà chúng mang lại như dễ dàng di chuyển đến nhiều nơi (hoặc đến một thành phố khác)
mà không bị bó buộc như phương tiện công cộng hay các loại xe điện.

PAGE \* MERGEFORMAT2
- Ước lượng.

Case Processing Summary


Cases
Valaid Missing Total
Chi tiêu dành cho phương N Percent N Percent N Percent
tiện di chuyển mỗi tháng 200 100.00% 0 0.00% 200 100.00%

<Ước lượng trung bình Chi tiêu dành cho phương tiện di chuyển hàng tháng>

Mean 2.15
Standard Error 0.120115
Median 1.8
Mode 0.5
Standard Deviation 1.698684
Sample Variance 2.885528
Kurtosis 0.014363
Skewness 0.860106
Range 8
Minimum 0
Maximum 8
Sum 430
Count 200
Confidence
Level(95.0%) 0.236862

PAGE \* MERGEFORMAT2
Nhận xét: Từ số liệu phân tích, cho thấy chi phí trung bình chi tiêu cho phương tiện di chuyển hàng
tháng của một sinh viên là từ 191.000 – 238.000 đồng.

- Kiểm định.
- Kiểm định nhận định: “ Độ tuổi ảnh hưởng đến việc sinh vên sử dụng phương tiện
di chuyển”.
- Giả thuyết :
H0 : Tuổi sinh viên sử dụng phương tiện di chuyển ≥18 tuổi.
H1 : Tuổi sinh viên sử dụng phương tiên di chuyển ¿18 tuổi.
- Chỉ định mức ý nghĩa :α = 0.05.

t-Test: Two-Sample Assuming Unequal Variances

dumm
age y
Mean 20 0
4.6666666
Variance 7 0
Observations 7 2
Hypothesized Mean
Difference 18
df 6
2.4494897
t Stat 4
0.0249126
P(T<=t) one-tail 3
t Critical one-tail 3.1426684
0.0498252
P(T<=t) two-tail 6
3.7074280
t Critical two-tail 2

Với α = 0.05 . Giá trị p phù hợp được kí hiệu là P(T<=t) two-tail → p=0.04982526 ≤ α =0,05
=>> Bác bỏ H1 .
Vậy từ kết quả trên cho thấy số lượng sinh viên ≥18 sử dụng phương tiện di chuyển .

PAGE \* MERGEFORMAT2
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ
1. Kết Luận
Nhìn chung, ta thấy xe máy là loại phương tiện khá phổ biến đối với học sinh, sinh viên hiện
nay. Bởi vì xe máy thuận tiện trong việc di chuyển cho các bạn học sinh, sinh viên. Nhưng theo
khảo sát thấy có đến 60,5% các bạn đều chưa có bằng lái xe, di chuyển xe máy cũng có một vài
hạn chế cho người điều khiển như: điều kiện thời tiết, khói bụi, đặc biệt là giá xăng lên xuống
bất thường.
Theo các dữ liệu từ khảo sát, trong tương lai nếu có được loại xe điện thân thiện với môi
trường các bạn học sinh, sinh viên sẽ có thể chọn nhưng phải tùy thuộc vào giá cả và loại xe để
có thể tiết kiệm cho việc di chuyển đi lại và phải có trạm điện phổ biến ở nhiều nơi. Nhưng
cũng từ khảo sát cũng cho thấy rằng nếu được thay thế phương tiện hiện tại bằng phương tiện
khác có 47,5% các bạn học sinh, sinh viên đều muốn thay thế bằng xe ô tô và cũng có 33,5%
vẫn muốn chỉ di chuyển bằng xe máy như hiện tại. Di chuyển bằng ô tô có nhiều thuận tiện
như: không lo về điều kiện thời tiết, ít khói bụi,…Nhưng nếu di chuyển chủ yếu bằng ô tô, xe
máy hiện thì sẽ có nhiều khói bụi thải ra làm ô nhiễm không khí và sức khỏe của chúng ta cũng
sẽ bị ảnh hưởng, kẹt xe hằng ngày. Trong nước ta nay đã có những loại xe ô tô, xe máy chạy
bằng điện, ngày càng đa dạng về mẫu mã nhưng giá cả là một điều mà hầu hết mọi người còn
lo ngại. Cho nên nhà sản xuất nên có nhiều loại xe phù hợp hơn với mọi lứa tuổi để từ đó học
sinh, sinh viên nói riêng và tất cả mọi người nói chung đều có thể lựa chọn mua phù hợp với
điều kiện, nhu cầu của mình. Nếu các bạn di chuyển bằng xe điện thì môi trường của chúng ta
sẽ ít khói bụi hơn, đem lại bầu không khí trong lành cho chúng ta và sẽ giảm được tình trạng ô
nhiễm không khí rất nhiều.
2. Hạn chế nghiên cứu

PAGE \* MERGEFORMAT2
Đây là lần đầu chúng em thực hiện một dự án nên chắc sẽ có những sai sót mong thầy thông
cảm. Chúng em hi vọng sẽ được thầy góp ý và chỉnh sửa cho chúng em để chúng em có thể làm
tốt hơn ở những bài sau.
Nhóm em tự nhận thấy bài dự án nghiên cứu còn những hạn chế như sau:
- Chưa đầy đủ, da dạng về câu hỏi và câu trả lời cho đề tài nghiên cứu
- Người thực hiện khảo sát chưa đúng thực tế, nên độ chính xác chỉ tương đối
- Khảo sát chưa bao trùm hết tất cả các trường, chủ yếu có là sinh viên UEH và các trường ở
thuộc Đại học Quốc gia.
CHƯƠNG 5: LỜI CẢM ƠN
5.1 Tài liệu tham khảo
- Sách thống kê trong kinh tế và kinh doanh - Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM.
- Powerpoint bài giảng Thống kê kinh tế và kinh doanh.
- Các tài liệu tham khảo từ Internet.
5.2 Phụ lục
Phiếu khảo sát
Xin chào các anh/chị và các bạn! Chúng em/mình là nhóm sinh viên năm nhất đến từ Trường
Đại học UEH TP.HCM.
Nhóm em/mình đang thực hiện một khảo sát nhằm phục vụ cho bài thi KTHP bộ môn Thống
kê ứng dụng. Chúng em/mình hi vọng nhận được sự trợ giúp của mọi người thông qua việc
dành ít phút để hoàn thành bài khảo sát của chúng mình. Việc này giúp ích rất nhiều cho tụi
em/mình trong dự án này. Mọi thông tin của anh/chị và các bạn sẽ được giữ kín tuyệt đối và chỉ
phục vụ cho quá trình làm dự án. Chúng em/ mình chân thành cảm ơn mọi người rất nhiều vì
đã tham gia khảo sát giúp bọn mình và chúc mọi người có ngày học tập và làm việc có ý nghĩa,
vui vẻ.
1. Bạn là sinh viên trường nào ?
Sinh viên UEH
Mục khác:……………..
2. Bạn là giới tính nào ?
○ Nam
○ Nữ

PAGE \* MERGEFORMAT2
Mục khác:……………..
3. Bạn bao nhiêu tuổi ?
○ 17
○ 18
○ 19
○ 20
○ 21
○ 22
Mục khác:……………..
4. Bạn đã có bằng lái xe chưa ?
○ Chưa
○ Có rồi
5. Phương tiện hay đi lại nhiều nhất ?
○ Xe máy
○ Xe đạp điện
○ Xe ô tô
○ Xe bus
Mục khác:……………..
6. Nơi ở hiện tại của bạn cách trường bao xa ?
○ < 1 km
○ 1 - 3 km
○ 3 - 5 km
○ > 5 km
7. Yếu tố nào ảnh hưởng nhất khi bạn sử dụng phương tiện ?
○ Giá xăng lên xuống bất thường
○ Trạm điện chưa được phổ biến ở nhiều nơi
○ Ở một số nơi không có tiệm sửa xe hoặc cách xa chỗ ở
○ Chi phí sử dụng phương tiện công cộng cao
Mục khác
8. Trung bình mỗi tháng tốn bao nhiêu tiền cho phương tiện di chuyển ?

PAGE \* MERGEFORMAT2
○ < 100.000
○ 100.000 - 250.000
○ 250.000 - 500.000
○ > 500.000
9. Hiện nay trên thị trường xuất hiện dòng xe chạy bằng điện thân thiện với môi trường
bạn sẽ chọn nó chứ ?
○ Tất nhiên rồi
○ Không
○ Tùy vào xu hướng
○ Tùy thuộc vào giá cả thị trường và loại xe
10. Nếu như muốn thay thế phương tiện hiện tại sử dụng bạn muốn thay đổi loại xe nào ?
○ Xe ô tô
○ Xe máy
○ Xe đạp điện
○ Xe bus
Mục khác:……….

LỜI CẢM ƠN
Trong thời buổi dịch bệnh Covid diễn ra trong hiện nay, việc làm bài bằng hình thức tiểu luận
là điều khá mới đối với chúng em và đây là lần đầu chúng em làm một bài dự án nghiên cứu.
Tuy nhiên, qua hình thức thi tiểu luận làm về một dự án thì nhóm chúng em thấy được sự ứng
dụng của bộ môn Thống kê vào đời sống nhiều hơn, tăng tinh thần làm việc nhóm qua mạng
xã hội. Để hoàn thành được bài tiểu luận, chúng em xin cảm ơn trường Đại học UEH
TP.HCM đã đưa môn Thống kê ứng dụng vào giảng dạy, giúp chúng em hiểu rõ về phân tích
dữ liệu, đưa ra các quyết định về các vấn đề trong kinh doanh trong đời sống xã hội. Đặc biệt,
chúng em gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên dạy bộ môn TKUD - thầy Nguyễn Văn
Sỹ đã hết mực giảng dạy, cung cấp cho chúng em nền tảng kiến thức quý báu, vững chắc để
có thể vận dụng, thực hiện tốt dự án này và đã tận tình hướng dẫn chúng em về phương hướng
cũng như cách thức làm bài. Thầy luôn truyền đạt cho chúng em rất nhiều kiến thức bổ bổ ích

PAGE \* MERGEFORMAT2
bằng sự tâm huyết của một giảng viên yêu nghề. Kiến thức là vô tận nhưng mỗi người đều có
những cách tiếp nhận kiến thức nên luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Chính vì thế bài tiểu
luận này không tránh khỏi những sai sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý, nhận
xét từ thầy để nhóm em có thể rút kinh nghiệm, làm “bàn đạp” để có thể làm tốt hơn ở những
bài sau. Lời cuối, chúng em xin chúc thầy có thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui trong công
việc và trong cuộc sống.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!

PAGE \* MERGEFORMAT2

You might also like