Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

SỬ DỤNG ROCCIPI ĐỂ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA 1 THỰC TRẠNG TRONG

LĨNH VỰC TẠI ĐỊA PHƯƠNG DO NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ.

1. Mô hình ROCCIPI và ứng dụng của nó


ROCCCIPI được phát triển bởi Seidman để hướng tới việc xác định nguyên nhân của các
vấn đề trục trặc chính sách và từ đó sẽ đưa ra các đề xuất phù hợp. Đối tượng phân tích của
mô hình ROCCCIPI là hành vi của các chủ thể (gồm cá nhân và tổ chức) tham gia trong quá
trình xây dựng và phát triển một chính sách hay luật cụ thể, đối tượng hưởng lợi hoặc trực
tiếp nằm dưới sự điều chỉnh của chính sách hay luật đó. Tóm lại, bản chất của bộ quy tắc này
để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao một đạo luật tốt lại không có hiệu lực tốt như mong đợi cho
xã hội?”. ROCCIPI bao gồm 7 tiêu chí để đánh giá một vấn đề cụ thể:
R - Rules (Quy tắc): Tiêu chí này đánh giá hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan đến vấn đề chúng ta cần xem xét đã đầy đủ chưa, có thể áp dụng các văn bản đó tốt
vào thực tiễn hay không? Nếu chưa thì còn những hạn chế nào tồn tại ?
O - Opportunity (Cơ hội): Tiêu chỉ này để đáng giá cái gì tạo điều kiện thuận lợi cho chủ
thể thực hiện hành vi của vấn đề đang được xem xét, phân tích.
C - Capacity (Năng lực): Tiêu chí để đánh khả năng thực thi các chính sách của nhà nước
về vấn đề được xem xét. Đồng thời, cũng đánh giá xem chi phí bỏ ra để phát hiện và xử lý
có tương xứng với hậu quả xã hội của vấn đề hay không?
C - Communication (Truyền thông): Tiêu chí truyền thông đánh giá những thông tin về vấn
đề có được phổ biến rộng rãi không? Cách tiếp cận thông tin của mọi người như thế nào, có
tiếp cận được hay không?
I - Interest (Lợi ích): Tiêu chí này đánh giá những lợi ích có được đã tạo nên động lực để
thúc đẩy hành vi của chủ thể trong vấn đề mà ta đang xem xét. Và đánh giá sự chênh lệch
giữa lợi ích thu được và rủi ro sẽ xảy ra.
P - Process (Quá trình): Nó đánh giá cho việc quy trình và thủ tục để chủ thể chấp hành
một quy định nào đó có phức tạp, tốn kém so với chủ thể bỏ qua hay chấp hành quy định.
I - Ideology (Ý thức hệ): Đánh giá sự ảnh hưởng của văn hóa, các quan niệm truyền thống
hay quan điểm xã hội tới vấn đề như thế nào.
2. Dùng ROCCIPI phân tích nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong thực thi các chính sách
hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số tại Tỉnh Yên Bái
Việc hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số để tìm kiếm công việc làm sẽ tạo sự
công bằng giữa các dân tộc, rút ngắn khoảng cách với các dân tộc khác, giúp các dân tộc thiểu
số phát triển bền vững nói riêng và quốc gia nói chung. Nhận thức rõ được vai trò quan trọng
của việc đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số, Nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ
cho công tác đào tạo nghề của thanh niên dân tộc thiểu số. Theo Bộ Luật Lao động Thương
binh và Xã hội thấy rằng có nhiều chính sách để hỗ trợ cho việc đào tạo nghề trong đó có 7 loại
chính sách hỗ trợ cho thanh niên miền núi học nghề, nâng cao trình độ. Có thể kể đến những
chính sách điển hình như: Quyết định 42/2012/QĐ - TTg và 64/2015/QĐ - TTg hỗ trợ tài chính
cho dân tộc thiểu số, miền núi; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định
1956/20009/QĐ - TTg,…
Những hạn chế về nội dung và thực thi các chính sách tại tỉnh Yên Bái sẽ dùng bộ tiêu chí
ROCCIPI để phân tích:
- Về Rules (Quy tắc): Đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn, quyết định số
971/2015/QĐ-TTg đã được để sửa đổi, bổ sung cho quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng
11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020”. Đây là văn bản có vai trò quan trọng trong công tác đổi mới việc đào
tạo nghề cho lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, văn bản không xác định rõ cách thức đo lường
hiệu quả của công tác đào tạo cũng như không rõ phân bố nguồn kinh phí như thế nào. Hơn
nữa, các chính sách do Nhà nước chủ trương cho người lao động có thể học nhiều nghề khác
nhau nhưng chỉ hỗ trợ kinh phí cho một nghề, điều này cũng dẫn đến việc cơ hội tiếp cận của
người học bị hạn chế. Đối tượng được hỗ trợ đào tạo nghề được chia thành 5 nhóm đối tượng
với mỗi mức kinh phí khác nhau, điều này gây khó khăn khi áp dụng tại địa phương trong việc
phân chia vì trong lớp có nhiều đối tượng khác nhau. Đối với đào tạo chuyên nghiệp, điều kiện
đi kèm các chính sách hỗ trợ cho thanh niên dân tộc thiểu số là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các
vùng đặc biệt khó khăn. Quyết định 53/2015/QĐ - TTg cho thấy thanh niên dân tộc thiểu số
hưởng chính sách cũng không khác biệt mấy người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo,..
Qua đó, dẫn đến các thanh niên dân tộc thiểu số bị hạn chế cơ hội tiếp cận với việc đào tạo
nghề, không thực hiện được đúng chủ trương của Nhà nước về việc đào tạo nghề cho dân tộc
thiểu số.
- Về Oppurtunity (Cơ hội): Các văn bản không nói rõ việc đánh giá công tác đào tạo của các
cơ sở, kinh phí quản lý dành cho việc đào tạo chưa đủ. Các công tác kiểm tra chỉ là việc kiểm
tra các đối tượng, hồ sơ lớp, chế độ thanh toán,…Điều này làm cho các trung tâm, cơ sở đào tạo
nghề chỉ quan tâm đến số lượng người học để nhận kinh phí hỗ trợ từ Nhà nước chứ không
quan tâm đến chất lượng đào tạo.
- Về Capacity (Năng lực): Ở Yên Bái hiện có 1 Trường trung cấp nghề và 8 trung tâm dạy
nghề công lập trong đó chỉ có 4 trung tâm có xưởng thực hành, còn lại chưa được đầu tư để xây
dựng như ở huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và Yên Bình. Tính đến tháng 6/2012,
đội ngũ giáo viên có 334 giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó biên chế 116
người trong khi Đề án cho phép cái địa phương bổ sung biên chế cho các Trung tâm dạy nghề
đảm bảo ít nhất mỗi người có 1 giáo viên hữu cơ. Từ đó, ta thấy hệ thống các trường đào tạo
nghề tuy đã phát triển nhưng vẫn còn hạn chế về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên,…Danh mục
nghề chủ yếu tập trung về ngành nông - lâm nghiệp, trình độ ở mức sơ cấp, trung cấp nên kết
quả đào tạo nghề chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tiễn.
- Về Communication (Truyền thông): Người dân chưa có nhận thức đúng đắn về việc đào tạo
nghề, truyền thông giáo dục ở tỉnh chỉ làm cho có hình thức vì nhận thức của một số các bộ ở xã
cũng chưa được rõ ràng. Bên cạnh đó, một số địa phương của tỉnh cũng chưa làm tốt được công
tác tuyên truyền tới các tổ chức, người lao động dẫn đến việc người dân sẽ không được tiếp cận
được các chính sách hỗ trợ cho việc đào tạo nghề. Có lẽ, truyền thông kém cũng một phần do
nguồn kinh phí bị chế bởi chưa có chính sách hỗ trợ cho tổ chức đảm nhận công tác truyền
thông.
- Về Interest (Lợi ích): Hệ thống chính sách chưa tạo ra lợi ích phù hợp để huy động sự tham
gia của các doanh nghiệp, đối tác xã hội trong đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số. Do
tính chất của công việc, các doanh nghiệp chủ yếu tuyển dân lao động phổ thông, vì nếu tuyển
lao động có chứng chỉ nghề thì phải trả lương cao hơn 7% so với lao động phổ thông theo Nghị
định 157/2018/NĐ - CP. Bởi vì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp nên họ sẽ hạn chế
phối hợp với các cơ sở, đào tạo nghề.
- Về Process (Quá trình): Quy trình hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số còn
rườm rà, có sự chồng chéo về quản lý giữa các cấp, ngành. Các bước lập kế hoạch cho đào tạo
nghề đi từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội và
rồi đến xã. Tuy nhiên, nhiều cơ sở do Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ quản lý cũng lập kế hoạch
để đào tạo, từ đó dẫn đến việc chồng chéo, làm lãng phí nguồn nhân lực.
- Về Ideology (Ý thức hệ): Văn hóa, tư tưởng của người dân tộc thiểu số có những tác động
tiêu cực đến việc đào tạo nghề. Đặc biệt ở những vùng cao, miền núi họ vẫn có trong đầu tư
tưởng trông chờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên không quan tâm đến việc học nghề.
Một số sau khi học xong trung học phổ thông sẽ lựa chọn đi làm để có tiền sớm hơn, nhiều hơn
so với việc phải mất một khoảng thời gian để học nghề. Hơn nữa, các lao động trẻ chưa có nhận
thức rõ việc học nghề là một yếu tố đảm bảo cho bản thân mình trong tương lai.
3. Kết luận
Dựa vào ROCCIPI, có thể thấy việc thực thi các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề còn tồn tại một
số hạn chế. Muốn nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số ở tỉnh Yên
Bái nói riêng cũng như các tỉnh khác trên đất nước nói chung cần chú trọng những giải pháp
như:
- Rà soát và sửa đổi những chính sách chưa hợp lý.
- Tăng cường cơ chế giám sát ở các cấp đào tạo nghề.
- Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên ở các trung tâm
dạy nghề.
- Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp với các trung tâm, cơ sở dạy nghề để tăng sự liên
kết của đào tạo và nhu cầu thị trường.
- Các hoạt động truyền thông tích cực, phải cho nhiều người dân được tiếp cận với chính sách
hỗ trợ, đặc biệt tạo được sự hấp dẫn về việc đào tạo nghề đối với thanh niên dân tộc thiểu số.

You might also like