Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

3.1.

Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Cơ chế quản lý nguồn thu
a. Tổ chức lập dự toán thu
Mỗi năm, bệnh viện lập dự toán vào tháng 7, dựa trên tình hình của năm trước, theo một số
chỉ tiêu chuyên môn như:
- Chỉ tiêu giường bệnh
- Chỉ tiêu cho chuyên môn nghiệp vụ: số lượt KCB ngọai trú; số giường bệnh nội trú; số
ngày điều trị trong nội trú; số lượng bệnh nhân phẫu thuật, thủ thuật; số lượng chụp xét nghiệm,
chẩn đoán, thăm dò chức năng; số lượt KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi;…
Bệnh viện sẽ lập dự toán thu cho các nội dung sau:
- Thu từ nguồn kinh phí do NSNN cấp, trong đó:
Kinh phí thực hiện chế độ tự chủ: gồm các khoản chi thường xuyên để đảm bảo hoạt động
thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện.
Kinh phí không giao tự chủ: mua săm, sữa chữa lớn tài sản cố định; bảo trì các thiết bị,
máy móc; kinh phí bảo vệ sức khỏe cho cán bộ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; kinh phí cho việc
KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi; kinh phí cho các nhiệm vụ đột xuất do cấp có thẩm quyền giao
- Thu từ nguồn sự nghiệp đơn vị
Thu phí, lệ phí: viện phí và Bảo Hiểm Y Tế
Thu khác: tiền cho thuê mặt bằng, từ việc bán thuốc, phục vụ ăn uống cho bệnh nhân,…
Trong năm, nếu có những phát sinh các hoạt động thì Bệnh viện được điều chỉnh dự toán cho
phù hợp, báo cáo cho Sở Y Tế để gửi lên cho Sở Tài Chính để điều chỉnh.
Nhìn chung, việc lập dự toán thu ở Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Phú Thọ hằng năm tương đối
đúng với kế hoạch mà đơn vị đã đặt ra. Tuy nhiên, dự toán thu cho các hoạt động không tự chủ
do bệnh viện lập dự toán thường không chính xác bởi vì nhu cầu của bệnh viện cao nhưng chỉ
được giao kinh phí mang tính chất phân bổ của các cơ quan cấp trên. Còn đối với nguồn thu sự
nghiệp sau khi thực hiện Nghị định 43, bệnh viện đã chủ động xây dựng phương án tự chủ tài
chính và được CQNN thông qua, do đó công tác lập dự toán có tính chính xác cao hơn.
b. Tình hình thực hiện các nguồn thu
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc nhóm tự bảo đảm một
phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Do đó, nguồn tài chính hằng năm mà bệnh viện được
nhận bao gồm:
- Nguồn kinh phí do NSNN cấp bao gồm:
+ Kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên do NSNN cấp cho hoạt động KCB
+ Kinh phí cho các dựa án đầu tư XDCB, nâng cấp hay mua sắm trang thiết bị
Bệnh viện là cơ sở y tế cung cấp dịch vụ KCB cho cộng đồng, vì thế nguồn thu sự nghiệp là
nguồn thu viện phí trực tiếp và BHYT và đây cũng là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ lệ lớn trong
nguồn thu của bệnh viện. Thu viện phí sẽ bao gồm các khoản như khám bệnh và điều trị ngoại
trú, nội trú; các dịch vụ xét nghiệm; số ca phẫu thuật,… Tương tự nguồn thu từ BHYT cũng bao
gồm các khoản thu trên dành cho đối tượng có BHYT, được tổng hợp và quyết toán với cơ quan
Bảo hiểm Xã hội. Bên cạnh các nguồn thu này, bệnh viện còn có một nguồn thu khác nhằm tạo
thêm nguồn thu cho đơn vị như: thu từ việc bán thuốc, thu từ các dịch vụ ăn uống cho bệnh nhân,
thu từ cho thuê mặt bằng căn tin, bãi giữ xe, thu KCB theo yêu cầu. Đây là nguồn thu có tính ổn
định góp vào nguồn thu của bệnh viện
3.1.2. Cơ chế quản lý các khoản chi
a. Tình hình lập dự toán chi
Phòng Kế hoạch – Tài chính là bộ phận thuộc Sở Y Tế Phú Thọ sẽ thực hiện công tác lập dự
toán cũng như quyết toán NSNN của Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Phú Thọ. Hằng năm, căn cứ vào
chức năng, nhiệm vụ được giao, các khoản thu, nhiệm vụ chi của năm trước cùng các văn bản
hướng dẫn của Sở Tài chính và Sở Y Tế Phú Thọ, bệnh viện phải lập dự toán chi gửi lên Sở Y
Tế Phú Thọ, sau đó Sở Y Tế sẽ tổng hợp lại gửi cho Sở Tài chính.
Dự toán chi hàng năm được Phòng Tài chính – Kế toán của bệnh viện sẽ phối hợp cùng các
phòng ban chức năng xây dựng, gồm các nội dung:
- Chi thường xuyên giao tự chủ bao gồm:
+ Chi hoạt động thường xuyên cho nhiệm vụ KCB được giao. Trong khoản chi này có chi
tiết các mục chi như:
 Chi tiền lương, tiền công; các khoản phụ cấp lương, các khoản đóng góp và các khoản cá
nhân
 Chi cho các dịch vụ công cộng (rác thải, wifi, điện nước,…), vật tư văn phòng, công tác
phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ, chi phí cho hội nghị
 Các khoản chi cho mua hàng hóa, vật tư chuyên môn như: thuốc, dịch truyền, hóa chất,
máu, vật tư tiêu hao
 Chi cho việc sửa chữa lớn hoặc mua sắm TSCĐ
 Các khoản trích lập các quỹ: quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, phúc
lợi, quỹ ổn định thu nhâp. Mức trích lập quỹ do Giám đốc Bệnh viện quyết định
+ Chi cho các hoạt động thu
- Chi thường xuyên không giao tự chủ
+ Chi khám sức khỏe cho người dân trên địa bàn
+ Chi cho mua sắm, sữa chữa lớn TSCĐ, các trang thiết bị chuyên môn
- Các khoản chi thường xuyên không giao tự chủ: Nâng cấp, xây dựng nhà cửa, trang thiết bị
chuyên môn thuộc các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Công tác lập dự toán chi được lập đồng thời với dự toán các khoản thu, nếu trong năm dự toán
có phát sinh đột xuất, bệnh viện phải lập dự toán điều chỉnh cho phù hợp và gửi lên Sở Y tế để
tổng hợp.
b. Tình hình thực hiện các khoản chi
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường
xuyên. Theo Nghị định 60 đối với các khoản chi thường xuyên, bệnh viện có thể quy định mức
chi cao hơn hoặc bằng Nhà nước quy định. Nhìn chung, bệnh viện vẫn đang xây dựng định mức
chi theo đúng chế độ do nhà nước quy đinh, song một số nội dung chi đã được điều chỉnh cho
phù hợp với tính chất hoạt động của đơn vị.

3.1.3. Tình hình thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ tại bệnh viện
Là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc nhóm 3, theo quy định của nhà nước Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Phú Thọ được phép xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ để làm cơ sở pháp lý cho các nội dung
chi thường xuyên. Nội dung của Quy chế chi tiêu nội bộ gồm:
a. Chi cho con người
Căn cứ vào nguồn thu hằng năm, bệnh viện sẽ xây dựng quỹ tiền lương cho cán bộ, viên chức
trong năm theo Quy định của Nhà nước. Tổng quỹ tiền lương chi trả bao gồm các khoản: lương
và các khoản phụ cấp có tính chất lương, tiền công, tiền lương tăng thêm theo Quy định của
bệnh viện.
Tiền lương cơ bản và phụ cấp lương cho cán bộ viên chức trong biên chế và hợp đồng dài hạn
theo hệ số lương và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, được bệnh viện chi trả hàng
tháng gồm:
- Lương cơ bản theo hệ số ngạch bậc
- Phục cấp chức vụ hưởng theo chức danh
- Phụ cấp ưu đãi ngành đối với bác sĩ, dược sĩ, y tá, nữ hộ sinh,… các ngạch công chức y tế
trực tiếp tiếp xúc với người bệnh
- Phụ cấp trực thanh toán theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với cán bộ, viên
chức của ngành y tế
b. Thanh toán cho các công tác phí
Căn cứ vào chế độ thanh toán công tác phí hiện hành được áp dụng theo Thông tư số
40/2017/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị
đối với CQNN và ĐVSNCL.
- Thanh toán tiền phương tiện đi công tác: người đi công tác sẽ được thanh toán tiền chi
phí đi lại gồm vé tàu, vé xe, vé máy bay, xe vận tải công cộng đến nơi công tác và chiều
ngược lại. Trường hợp, bệnh viện cử người đi công tác đến nơi đã bố trí phương tiện vận
chuyển thì người đi công tác sẽ không được thanh toán khoản chi phí này.
- Phụ cấp lưu trú: khoản hỗ trợ thêm cho người đi công tác do cơ quan, đơn vị cử người,
được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến ngày kết thúc đợt công tác, khoản này sẽ được
thanh toán bằng một trong hai hình thức sau:
+ Theo hình thức khoán:
o Đi công tác ở quận, thành phố gồm thành phố trực thuộc trung ương và thành
phố là đô thi loại I thuộc tỉnh, mức khoán 450.000/người/ngày.
o Đi công tác tại huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã,
thành phố còn lại thuộc tỉnh, mức khoán 350.000/người/ngày.
o Đi công tác ở các vùng còn lại, mức khoán 300.000/người/ngày.
+ Theo hóa đơn thực tế: trường hợp người đi công tác không nhận thanh toán theo hình
thức khoán thì sẽ được thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hóa đơn, chứng từ hợp
pháp) được đơn vị duyệt:
o Đi công tác ở quận, thành phố gồm thành phố trực thuộc trung ương và
thành phố là đô thi loại I thuộc tỉnh, được thanh toán mức giá thuê phòng
là 1.000.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
o Đi công tác ở các vùng còn lại, được thanh toán 700.000 đồng/ngày/phòng
theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
Trường hợp nếu đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ
người khác giới, thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế
nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng
đoàn (theo tiêu chuẩn 2 người/phòng).
c. Chi cho hỗ trợ đi học
Các đối tượng được cơ quan thẩm quyền cử đi học (không áp dụng cho đối tượng tự xin đi
học theo nguyện vọng cá nhân để nâng cao trình độ) được hỗ trợ theo quy định của Bộ Tài
chính vàviệc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ quy
định mức hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức cho người đi học và chính sách để thu
hút nhân sự làm việc ở bệnh viện như sau:
- Định mức hỗ trợ Bác sĩ đi học sau đại học ngoài tiền hỗ trợ theo định mức của UBND
tỉnh, sẽ được bệnh viện hỗ trợ thêm theo định mức sau:
+ Nghiên cứu sinh: hỗ trợ 3 năm đầu, mỗi tháng 5 triệu.
+ Bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa cấp II: hỗ trợ 2 năm đầu, mỗi tháng 2 triệu
- Định mức hỗ trợ để thu hút bác sĩ về làm việc ở bệnh viện cũng ngoài tiền hỗ trợ theo
định mức của UBND tỉnh cũng sẽ được bệnh viện hỗ trợ thêm theo định mức:
+ Đối với bác sĩ đa khoa hệ 6 năm tốt nghiệp, đạt loại giỏi: hỗ trợ 30 triệu
+ Đối với tiến sĩ y khoa: hỗ trợ 300 triệu
+ Đối với bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú: hỗ trợ 200 triệu

- Định mức hỗ trợ cho thạc sĩ y khoa và bác sĩ chuyên khoa cấp I của tỉnh khác về công tác
tại bệnh viện: hỗ trợ 30 triệu đồng.

d. Chế độ chi tiêu tiếp khách, tổ chức các hội nghị, hội thảo

Căn cứ theo Thông tư số 71/2018/TT-BTC của Bộ Tài Chính và Nghị quyết số 04/2019/NQ-
HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ.

- Đối với khách nước ngoài: theo chỉ đạo UBND tỉnh Phú Thọ và Sở Y tế Phú Thọ
- Đối với khách trong nước đến làm việc tại đơn vị: mọi khoản chi tiêu tiếp khách phải
theo đúng chê độ, tiêu chuẩn đối tượng quy định theo quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh
viện. Người đứng đầu đơn vị tổ chức tiếp khách phải trực tiếp chịu trách nhiệm nếu để
xảy ra việc chi tiêu sai quy định.
e. Chi cho các khoản tiện ích (điện, nước, xăng, dầu)
- Về sử dụng điện, nước:
+ Thực hiên tiết kiệm, tắt khi không sử dụng, không sử dụng điện ở Bệnh viện làm những
việc riêng.
+ Phòng Hành chính – Quản trị, xây dựng nội quy để tiết kiệm điện, nước cho các phòng
khoa
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nếu vi phạm nội quy về tiết kiệm điện nước
sẽ xử lý nghiêm khắc theo quy định được đặt ra.
+ Lắp van phao chống tràn cho các bể nước, tắt mở nước theo giờ hợp lý
- Về sử dụng xăng, dầu:
+ Phòng Hành chính – Quản trị sẽ cùng với Phòng Tài chính – Kế toán xây dựng định
mức xăng, dầu cụ thể đối với việc sử dụng ô tô, máy phát điện, đốt rác thải y tế.
+ Việc xuất – nhập kho xăng dầu phải được thực hiện bởi cả 3 bên: người sử dụng, thủ
kho hành chính quản trị và Phòng Tài chính – Kế toán.
+ Phòng Tài chính – Kế toán và Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn phải thường xuyên kiểm
tra giám sát việc sử dụng xăng dầu theo định mức quy định.
f. Sử dụng xe ô tô

Căn cứ theo Nghị định 04/2019/NĐ-CP về sử dụng xe ô tô trong CQNN, ĐVSN


Đối với cấp quản lý (Giám đốc, Phó giám đốc) đi công tác cách nơi làm việc 15km trở lên sẽ
được bố trí xe, đi ngoài tỉnh được sử dụng xe cơ quan, khi đi phải có lệnh điều xe của Phòng
Hành chính – Quản trị và Phòng Hành chính – Quản trị xây dựng định mức xăng dầu theo tình
trạng của mỗi xe, bảo dưỡng xe định kỳ từ nhà sản xuất.
Trường hợp nếu đi công tác theo đoàn, Giám đốc bệnh viện xem xét tình hình thực tế , đồng ý
điều động xe cơ quan phục vụ công tác để tiết kiệm chi phí và thuận tiện cho việc đi công tác.
g. Thanh toán cước phí điện thoại công vụ
- Máy điện thoại cố định tại phòng Giám đốc, thanh toán cước phí theo hóa đơn thực tế của
Bưu điện thành phố nhưng không được tối đa không quá 180.000/tháng/máy.

- Đối với điện thoại di động của Giám đốc, thanh toán hàng tháng không quá 400.000
đồng/tháng. Còn đối với điện thoại di động của Phó giám đốc kiêm Trưởng khoa cũng không
quá 400.000 đồng/tháng.

- Đối với điện thoại di động của các Trưởng khoa (Khoa có giường bệnh dưới 30 giường,
được thanh toán cước phí điện thoại di động 130.000 đồng/tháng), các Trưởng khoa (có trên 30
giường bệnh) và các Trưởng phòng được thanh toán cước phí điện thoại di động 180.000
đồng/tháng.

- Các máy điện thoại đặt cố định tại các phòng chức năng dùng để giao dịch công việc cơ
quan được thanh toán cước phí hàng tháng 90.000/tháng/máy.

- Máy điện thoại tại phòng Văn thư chỉ phục vụ riêng cho các hoạt động của Bệnh viện,
nghiêm cấm không cho sử dụng vào việc riêng cá nhân. Nếu có xảy ra thì phòng Văn thư phải
thanh toán tiền cước phí điện thoại.

h. Sử dụng văn phòng phẩm


Mỗi tháng, Phòng Hành chính – Quản trị dựa theo số lượng người bệnh để xây dựng định
mức văn phòng phẩm, dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng cho từng khoa, từng phòng hoạt động
đảm bảo sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả.

Về việc in ấn tài liệu, photocopy: những văn bản cần in ấn, photo phải được Ban Giám đốc
hoặc Trưởng phòng Hành chính – Quản trị duyệt số lượng, ghi vào sổ theo dõi, cuối tháng sẽ
tổng hợp thanh toán giấy mực với Phòng Tài chính – Kế Toán.

i. Thanh toán chi phí nghiệp vụ thường xuyên

Ưu tiên cho việc mua thuốc, nguyên liệu để bào chế thuốc, chăn chiếu, quần áo, vật rẻ tiền
mau hỏng, trang phục bảo hộ lao động cho NLĐ, ấn chỉ văn phòng phẩm… để phục vụ cho
công tác chuyên môn nghiệp vụ.

j. Chi mua sắm tài sản, đầu tư tăng cường cơ sở vật chất
Căn cứ vào các nhiệm vụ chuyên môn và nguồn kinh phí được giao, Giám đốc Bệnh viện
quyết định việc mua sắm, sửa chữa và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo đề nghị của
các khoa, các phòng, của Hội đồng Khoa học, của Hội đồng thuốc và điều trị để đảm bảo
cho công tác KCB. Việc mua sắm, đầu tư phải đảm tính cấp thiết, hiệu quả, ưu tiên cho các
vị trí phục vụ trực tiếp cho người bệnh và phải thực hiện đúng theo các quy định hiện hành
của Nhà nước
k. Các hoạt động dịch vụ
Trong việc tổ chức các hoạt động dịch vụ phải đảm bảo nguyên tắc: thu đủ bù chi có tích
lũy.

Đối với khoản thu phí KCB theo yêu cầu, giường bệnh nằm theo yêu cầu thì mức thu và
hạch toán độc lập theo đúng dự án đã được UBND tỉnh Phú Thọ chấp thuận.

Đối với các dịch vụ khác căn cứ vào Nghị định 43: Nghị định 60/2021/NĐ – CP, Thông tư
số 56/2022/TT-BTC, hướng dẫn thực hiện Nghị định 43.

l. Cơ chế phân phối chênh lệch thu chi


m. Trích quỹ

You might also like