Daklak M I Làm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Việt Nam có thế mạnh về trồng cây cà phê do điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi:

khí hậu
nhiệt đới gió mùa, lượng mưa phân bố đều các tháng trong năm, đặc biệt là có đất đỏ bazan,
được phân rộng khắp lãnh thổ, trong đó tập trung nhiều ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ
và Tây Bắc.
Về nhân công: Do tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, trung du (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia
Lai, Kon Tum, Đắc Nông) và khu vực miền núi (Tây Bắc) nên tạo điều kiện tận dụng nguồn
nhân công giá rẻ, góp phần giảm chi phí đầu vào, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm. Nhờ đó
giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Những ngành công nghiệp bổ trợ và liên quan: Cùng với việc mở rộng diện tích trồng cà phê,
chúng ta cũng đã bắt tay vào xây dựng các xưởng chế biến mới. Một loạt dây chuyền chế biến cà
phê của hãng Pinhalense (Brazil) được đưa vào Việt Nam. Tiếp đó lại xuất hiện nhiều xưởng lắp
ráp thiết bị do cơ sở công nghiệp Việt Nam chế tạo mô phỏng công nghệ của Brazil.
Cùng với sự gia tăng về diện tích và sản lượng trồng, Quá trình đổi mới và Hội nhập quốc tế hiện
nay đã mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất, chế biến cà
phê và giới thiệu thương hiệu của mình ra thế giới.
Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 1,78 triệu tấn cà phê trị giá hơn 4,06 tỷ USD, cao nhất hơn một
thập kỷ. Tuy nhiên, do cà phê thô chiếm phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu nên giá trị gia tăng
của mặt hàng này còn khiêm tốn.
Khó khăn:
Cà phê Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức mà trước hết là sự già cỗi của hàng tram
nghìn hecta cà phê mỗi năm. Diện tích này cần phải thay thế bằng trồng mới hoặc chặt bỏ.
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế trên toàn cầu ngày càng hiện hữu sau những đợt tăng lãi suất
mạnh và liên tục của Cục Dự trữ Liên bang (FED) cùng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB)
từ đầu năm đến nay, nhu cầu tiêu thụ cà-phê khả năng cao sẽ có sự suy yếu. Sự suy giảm này đến
từ việc cà-phê là loại hàng hóa không thiết yếu và phụ thuộc nhiều vào sức khỏe nền kinh tế.
Tuy nhiên, cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng cả khách
quan lẫn chủ quan, như: biến đổi khí hậu; cạnh tranh từ các loại cây trồng khác; cần tái canh
những cây cà phê già cỗi; chi phí sản xuất đang tăng cao hơn trong khi giá cà phê thế giới đang ở
mức rất thấp.
Về yếu tố khách quan: Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với trình trạng thời tiết cực đoan
đã đặt các vùng trồng cà phê vào vị trí nguy hiểm. Theo Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc
tế (CIAT), nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi có thể khiến nước ta mất 50% diện tích sản xuất
cà phê Robusta hiện tại vào năm 2050. Hơn nữa, trong những năm tới, sản xuất cà phê Việt chủ
yếu dựa vào 3 nhóm. 50% tổng số thuộc nhóm cây từ 10 - 15 tuổi - nhóm cho năng suất cao nhất;
30% cây là từ 15 - 20 tuồi và khoảng 20% trên 20 tuổi - nhóm không thể đảm bảo năng suất. Vậy
nên, nếu không được cải tạo trong vài năm tới, cây già sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và
chất lượng cà phê của nước ta.
Về yếu tố chủ quan.: Diện tích cây cà phê mới trồng đã tăng đáng kể trong thời gian gần đây,
nhưng hầu hết lại nằm ở những khu vực không phù hợp - đất nông, dốc cao, thiếu nước tưới,...
Do đó, mặc dù diện tích trồng được cải thiện nhưng lại không đạt được hiệu quả kinh tế, do năng
suất thấp và chi phí sản xuất cao. Các biện pháp canh tác, thâm canh được áp dụng trong quá khứ
đã sử dụng quá nhiều đầu vào (phân bón, tưới tiêu,...) để đạt được năng suất tối đa. Dẫn đến cây
cà phê không chỉ nhanh chóng cạn kiệt và mất khả năng sản xuất, mà còn gây phá hủy tài nguyên
nước ngầm và ô nhiễm đất - nhiều bệnh và sâu bệnh hình thành, đặc biệt là nấm và tuyến trùng
rễ. Những hình thức sản xuất với quy mô nhỏ, phân tán và độc lập của các hộ nông dân đã dẫn
đến tình trạng sản xuất chất lượng thấp và không ổn định. Sự khác biệt của đầu tư, thu hoạch và
chế biến đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ ngành Cà phê Việt Nam.
Tình hình cf daklak số liệu năm 2020:
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-cho-nganh-ca-phe-viet-
nam-72337.htm
Diễn biến giá:
Nhìn lại cả năm 2020, giá cà phê trong nước biến động giảm trong 6 tháng đầu năm và có xu
hướng tăng nhẹ trong 6 tháng cuối năm. So với thời điểm cuối năm 2019, giá cà phê vối nhân xô
tháng 12 tại các tỉnh Tây Nguyên tăng nhẹ 500đ/kg. tuy nhiên giá lại giảm 100-200đ/kg so với
tháng 11/2020, ở mức 32.500đ/kg. giá cà phê cao nhất ở khu vực tỉnh Đak Lak và thấp nhất tại
khu vực tỉnh Lâm Đồng.
https://daklak.gov.vn/-/tong-ket-nien-vu-ca-phe-2019-2020-va-anh-gia-chuong-trinh-tai-
canh-ca-phe-nam-2014-2020
Niên vụ cà phê 2019-2020, diện tích cà phê toàn tỉnh Đắk Lắk khoảng 208.000 ha, tăng
hơn 5000 ha, tổng sản lượng ước đạt hơn 476.000 tấn giảm hơn 1.600 tấn so với niên vụ trước.
Diện tích tăng nhưng sản lượng giảm là do diện tích cà phê già cỗi chuyển đổi tái canh mới
nhiều. Cùng với đó là ảnh hưởng bất lợi của thời tiết bất lợi. Cà phê xuất khẩu thô đạt 195.000
tấn, kim ngạch đạt hơn gần 291 triệu USD, chiếm 11,9 % tổng kim ngạch của với cả nước. Đến
nay, sản phẩm cà phê Đắk Lắk đã xuất khẩu đến 58 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong
đó Nhật Bản tiếp tục là thị trường lớn nhất của cà phê của tỉnh Đắk Lắk.
Niên vụ cà phê 2020-2021 dự kiến năng suất cà phê trên địa bàn Đắk Lắk đạt bình quân
25,44 tạ/ha, tổng sản lượng phấn đấu đạt 470.000 tấn. Tỉnh Đắk Lắk xác định không tăng diện
tích cà phê ngoài quy hoạch mà tập trung chuyển đổi diện tích cà phê kém hiệu quả, không đảm
bảo nguồn nước sang các loại cây trồng khác.
Đối với chương trình tái canh cà phê, đến tháng 9-2020, toàn tỉnh tái canh được 35.408
ha, bằng 85,14%, trong đó niên vụ cà phê 2019-2020 tái canh được 4.492 ha, bằng 61%. Diện
tích tái canh chủ yếu trồng bằng giống mới, từng bước nâng cao về năng suất và chất lượng cà
phê nhân trong điều kiện biến đổi khí hậu. Sau gần 6 năm triển khai thực hiện Chương trình tái
canh trên địa bàn Đắk Lắk đã góp phần trẻ hóa vườn cây già cỗi, sâu bệnh, năng suất thấp không
còn khả năng phục hồi, đưa năng suất cà phê của tỉnh từ 20,44 tạ/ha năm 2012 tăng lên 24,99 tạ/
ha năm 2019.
Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, năm 2020 Việt Nam gia nhập các Hiệp định thương
mại tự do EVFTA, TPPPP, RCEP đã tạo nhiều cơ hội cho ngành hàng cà phê phát triển. Tuy
nhiên để năm bắt được các cơ hội này, ngành hàng cà phê Việt Nam nói chung và cà phê Đắk
Lắk nói riêng cần thật sự quan tâm đến phát triển cà phê bền vững, đăng ký bảo hộ cà phê mang
chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột, chú trọng phát triển cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản để
quảng bá, củng cố vị thế cà phê Việt Nam trên trường quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất cà phê…
Tại Hội nghị, ông Y Giang Gry Niê Knơng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Cà phê
vẫn là cây trồng chủ lực, mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh và cà phê Đắk Lắk đã khẳng định
chất lượng thông qua các Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2019. Cà phê đặc sản được đánh giá
theo từng lô hàng, từng niên vụ và phát triển cà phê đặc sản là hướng đi mới, phù hợp với nhu
cầu tiêu dùng thế giới. Do đó, niên vụ 2020- 2021 các địa phương cần tiếp tục khai thác tiềm
năng, thế mạnh vùng miền gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển cà phê
chất lượng cao, cà phê theo tiêu chuẩn đặc sản; tăng cường thu hút đầu tư vào chế biến sâu, chế
biến cà phê đặc sản; đẩy mạnh chương trình tái canh cà phê nhằm đưa các giống cà phê mới có
năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất; quan tâm xây dựng thương hiệu nhận diện đối với sản
phẩm cà phê chế biến sâu xuất khẩu ra thế giới.

You might also like