cptpp phần1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.

Nội dung cam kết chính của CPTPP về thương mại hàng hóa:

1.1 Cam kết về thuế:

Về cơ bản, các cam kết về xóa bỏ và cắt giảm thuế quan nhập khẩu trong CPTPP
được chia làm ba nhóm chính:

- Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay: Thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ ngay
khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.
- Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình: Thuế nhập khẩu sẽ được đưa về
0% sau một khoảng thời gian nhất định (lộ trình). Trong CPTPP, phần lớn là
lộ trình 3-7 năm, tuy nhiên trong một số trường hợp, lộ trình có thể là trên 10
năm. Cá biệt, có một số rất ít dòng thuế có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu
trên 20 năm.
- Nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ): Đối với nhóm hàng hóa này,
thuế nhập khẩu chỉ xóa bỏ hoặc cắt giảm với một khối lượng hàng hóa nhất
định (gọi là xóa bỏ/giảm thuế trong hạn ngạch). Với khối lượng nhập khẩu
vượt quá lượng hạn ngạch trong biểu cam kết, mức thuế nhập khẩu áp dụng
sẽ cao hơn, hoặc không được hưởng ưu đãi.

Các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập
khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, tùy theo cam kết của từng nước.
Gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP khác sẽ
được xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ
trình.
Việt Nam cam kết một biểu thuế chung cho tất cả các nước CPTPP. Theo đó, Việt
Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 66% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có
hiệu lực và 86,5% số dòng thuế sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Các
mặt hàng còn lại có lộ trình giảm thuế chủ yếu từ 5 đến 10 năm. Nhìn chung, mức
độ cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của ta là thấp hơn nhiều so với mức các
nước cam kết mở cửa cho ta.

1.2 Cam kết xuất xứ hàng hóa:


Hiệp định CPTPP quy định 3 phương pháp để xác định xuất xứ của một hàng hóa,
một sản phẩm hàng hóa sẽ được coi là đáp ứng yêu cầu về xuất xứ và được hưởng
ưu đãi nếu thuộc một trong ba trường hợp sau đây:

- Trường hợp 1: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là hàng hóa được trồng, thu
hoạch hoặc đánh bắt ở trong khu vực các nước đối tác CPTPP. Ví dụ: Cây
trồng, hoa màu như lúa gạo, tiêu, cà phê…; động vật sống như lợn, gà, bò,
cừu, tôm, cá…
- Trường hợp 2: Sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu trong khu vực các nước
CPTPP.

Một sản phẩm hàng hoá có thể được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc
khác nhau. Quy tắc cộng gộp trong Hiệp định CPTPP cho phép các nước CPTPP
được coi nguyên liệu của một nước CPTPP như là nguyên liệu của nước mình khi
sử dụng nguyên liệu đó để sản xuất ra một hàng hóa có xuất xứ CPTPP.
Ví dụ: Tivi được sản xuất tại Việt Nam từ linh kiện điện tử ở Việt Nam, màn hình ở
Ma-lai-xi-a, thiết bị điều khiển ở Nhật Bản (Nhật Bản, Việt Nam và Ma-lai-xi-a
đều là các nước tham gia CPTPP) nên Tivi được coi là có xuất xứ CPTPP.

- Trường hợp 3: Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng (PSR). Đây là trường hợp
phổ biến nhất hiện nay vì có rất nhiều sản phẩm được cấu thành từ nhiều loại
nguyên liệu khác nhau, và các nguyên liệu đó được sản xuất ở các chuỗi
cung ứng toàn cầu tại nhiều quốc gia khác nhau để nâng cao năng suất và
tiết kiệm chi phí.

Theo Hiệp định CPTPP, hàng hóa được sản xuất tại các nước CPTPP không sử
dụng nguyên liệu có xuất xứ hoàn toàn từ các nước CPTPP nhưng đáp ứng được
quy tắc quy định trong Phụ lục 3-D của Chương 3 về Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt
hàng (PSR) thì vẫn được coi là hàng hoá có xuất xứ CPTPP và được hưởng ưu đãi.

(Phụ lục 3-D dài 175 trang ai có nhu cầu đọc hết thì gửi link :)))))
https://vntr.moit.gov.vn/storage/agreement/cptpp/annex-3-and-4-rules-of-origin-
and-textiles/vietnamese/1-03-chuong-roo-phu-luc-3d-psr-vie.pdf)

1.3 Hàng dệt may:


Hiệp định CPTPP có chương riêng về dệt may. Ngoài việc áp dụng quy định chung
như các hàng hóa khác, hàng dệt may có những quy định riêng mang tính đặc thù.

Đối với hàng dệt may, quy tắc xuất xứ được áp dụng là “từ sợi trở đi” hay được gọi
quy tắc “3 công đoạn”, nghĩa là toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất
và may quần áo phải được thực hiện trong nội khối CPTPP. Quy tắc này khuyến
khích phát triển chuỗi cung ứng ngành công nghiệp dệt may theo ngành dọc,
khuyến khích đầu tư phát triển ngành sợi, vải, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt
Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng trong nội khối CPTPP.

So với các FTA trước đây mà Việt Nam đã ký kết, đây là quy tắc đưa ra yêu cầu ở
mức cao. Tuy nhiên, các thành viên cũng thống nhất một số trường hợp có quy tắc
xuất xứ mang tính linh hoạt hơn như:
- 3 nhóm hàng may mặc được áp dụng quy tắc xuất xứ 1 công đoạn, cắt và may,
gồm vali, túi xách, áo ngực phụ nữ, quần áo trẻ em bằng sợi tổng hợp;
- Danh mục nguồn cung thiếu hụt gồm 194 loại sợi, vải được phép sử dụng từ
ngoài khu vực CPTPP, trong đó 186 mặt hàng sẽ được áp dụng vĩnh viễn và 8 mặt
hàng chỉ được áp dụng cơ chế này trong vòng 5 năm.

1.4 Phòng vệ thương mại:

Phòng vệ thương mại (PVTM) gồm 2 phần chính: các quy định về biện pháp tự vệ
và các quy định về chống bán phá giá và chống trợ cấp.

1.4.1 Tự vệ thương mại:

Theo CPTPP, các nước có thể duy trì 02 nhóm biện pháp tự vệ, bao gồm tự vệ toàn
cầu (tự vệ theo WTO như trước nay vẫn áp dụng, cộng với ngoại lệ riêng của
CPTPP) và tự vệ trong thời gian chuyển đổi (tự vệ riêng của CPTPP) như dưới
đây:

- Tự vệ toàn cầu: Do đó, biện pháp này còn gọi là “tự vệ toàn cầu”. Với cam
kết CPTPP, một nước CPTPP khi áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu có thể
loại trừ các sản phẩm có xuất xứ CPTPP được nhập khẩu theo diện áp dụng
hạn ngạch thuế quan mà nước thành viên CPTPP đã cam kết trong Phụ lục A
thuộc Phụ lục 2-D của nước đó trong CPTPP. Điều kiện để thực hiện loại trừ
là việc nhập khẩu các hàng hoá này không phải là nguyên nhân gây ra thiệt
hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của nước đó.
Như vậy, CPTPP tạo ra ngoại lệ về phạm vi áp dụng đối với các biện pháp tự
vệ toàn cầu theo WTO.

- Tự vệ trong thời gian chuyển đổi: Một nước thành viên được phép tiến hành
điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ chỉ đối với hàng hoá của một hoặc nhiều
nước thành viên CPTPP khác trong thời gian chuyển đổi (là khoảng thời
gian 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực hoặc dài hơn tuỳ thuộc vào lộ
trình cắt giảm thuế của hàng hoá bị áp dụng), nếu việc cắt giảm thuế quan
trong CPTPP đối với hàng hoá đó dẫn đến lượng nhập khẩu gia tăng đột biến
và gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa của nước
nhập khẩu. Các biện pháp tự vệ có thể áp dụng bao gồm: i) Ngừng cắt giảm
thuế quan theo lộ trình cắt giảm thuế quan đối với sản phẩm bị áp dụng,
hoặc ii) Tăng thuế quan của sản phẩm bị áp dụng lên mức thuế MFN; Thời
gian áp dụng biện pháp tự vệ này là không quá 02 năm, có thể được gia hạn
thêm 01 năm trong trường hợp cần thiết; Thông báo và tham vấn: Trong quá
trình điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ theo dạng này, nước điều tra phải
thông báo bằng văn bản cho nước bị điều tra về việc khởi xướng điều tra,
đưa ra quyết định về thiệt hại, quyết định áp dụng hoặc gia hạn biện pháp tự
vệ, quyết định sửa đổi biện pháp tự vệ.

- Đền bù: Nước áp dụng biện pháp tự vệ theo dạng này phải đền bù cho các
nước bị áp dụng cho những thiệt hại từ việc bị áp dụng biện pháp tự vệ đó.
Hai Bên sẽ thống nhất với nhau về mức đền bù; nếu không thống nhất được
thì Bên bị áp dụng biện pháp tự vệ có thể chủ động đình chỉ việc thực hiện
một số cam kết CPTPP dành cho Bên kia ở mức lợi ích tương đương.

1.4.2 Chống bán phá giá, chống trợ cấp:

Đối với các quy định về chống bán phá giá và chống trợ cấp, các nước thành viên
CPTPP phải tuân thủ các quy định nêu trong Hiệp định chống bán phá giá và Hiệp
định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO. Ngoài ra, CPTPP bổ sung
một số cam kết mới về hợp tác, ghi nhận một số thông lệ tốt về minh bạch và quy
trình điều tra, áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp. Các thông
lệ này mang tính khuyến nghị và nếu nước nào không tuân thủ thì các nước khác
cũng không thể kiện theo Cơ chế giải quyết tranh chấp cấp Nhà nước của CPTPP.

Nội dung đáng chú ý nhất về vấn đề này trong CPTPP với Việt Nam là Việt Nam
đã nhận được Thư của Canada và Mexico (văn kiện bên ngoài, không nằm trong
Chương 6 của CPTPP) công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong các vụ
điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp. Đây là một điều kiện thuận lợi để hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam có điều kiện cạnh tranh bình đẳng trên thị trường của
hai nước này; đồng thời, cũng là tín hiệu đáng vui mừng cho những đánh giá của
các nước trên thế giới về nỗ lực thực hiện chuyển đổi mô hình kinh tế thị trường
của Việt Nam.

You might also like